Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Phân tích tài chính doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.57 KB, 30 trang )

BÀI 1
Điều kiên cho vay vốn ngân hàng
- Năng lực pháp lý
- Năng lực tài chính
- Phương án kinh doanh (Phương án - cho vay ngắn hạn, dự án - cho vay dài hạn)
- Điều kiện về tài sản đảm bảo
Từ 2011 quan trọng không còn là tài sản đảm bảo nữa. Áp lực tăng trưởng tín dụng,
cho vay nhiều (2010). Cho vay tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo. Năm 2012-2013
phát mại tài sản đảm bảo. Đánh giá tài sản đảm bảo quá cao. 11-12-13 Habubank mất
rồi.
Bài toán hiệu quả Nợ xấu nhiều Chi phí đẩy lên nhiều Làm tín dụng không cẩn thận
mức độ rủi ro đối với NH là cực lớn.
Tin kiểm toán được 20%. Tin tùy thuộc vào doanh nghiệp đó là doanh nghiệp nào.
Trong 3 báo cáo, báo cáo lưu chuyển tiền tệ là quan trọng nhất. Với số liệu 3 năm liên
tiếp. Doanh nghiệp lấy nguồn đâu để trả nợ nhìn vào là ra ngay. Doanh nghiệp thu
được tiền từ các khoản phải thu để trả nợ ngân hàng.
Dựa trên lập ra doanh thu kế hoạch, xây dựng 1 loạt chi phí kế hoạch xác định đc tổng
chi phí, xác định đc lỗ lãi trong kế hoạch kinh doanh. Dựa vào đó
Hạn mức cho vay tín dụng = (Tổng chi phí - Khấu hao)/ Vòng quay dư nợ
Doanh nghiệp lãi nhiều toàn bộ số tiền đó dùng để
-

Trích quỹ khen thưởng phúc lợi (doanh nghiệp nhà nước)
Trả cổ tức cho cổ đông (cty cổ phần)
Trả nợ cho người góp vốn (cty trách hiệm hữu hạn)

Doanh nghiệp thông thường:
-

Trả cổ tức, lợi nhuận cho người góp vốn
1 phần giữ lại để tái đầu tư



Nhìn bảng cân đối kế toán của FPT


Chi phí trả lãi tiền vay --> tính vào chi phí --> lá chắn thuế
Lợi nhuận trả cho CSH lấy từ lợi nhuận sau thuế. Bị đánh thuế thu nhập doanh
nghiệp.
Dùng nợ càng nhiều mức độ rủi ro càng lớn. Lãi suất tăng lên thì rủi ro càng lớn.
Không áp lực phải trả lãi trực tiếp khi dùng vốn CSH.
Dùng lợi nhuận để tái đầu tư làm Vốn chủ sở hữu tăng lên --> Tổng tài sản tăng. Mà
tổng tài sản tăng thì quy mô tăng --> doanh thu tăng
Quy mô 2014 bằng quy mô năm 2013 thì doanh thu không tăng. Vậy khi ta giữ lại lợi
nhuân tái đầu tư không phục vụ cho việc mở rộng quy mô. Vậy tôi dùng nó để làm gì?
Trả nợ cũ (ngắn hạn hoặc dài hạn).
Vốn tự có tham gia vào hoạt động kinh doanh tăng lên, hạn mức mà ngân hàng cho
vay sẽ giảm xuống.
Trường hợp này đúng khi đem chia hết --> vốn chủ sở hữu không đổi --> Quy mô
không đổi --> Hạn mức cho vay bằng năm trc
Nếu giữ lại để tài đầu tư thì cho vay giảm.
Trường hợp 1: Nếu doanh nghiệp này đem chia sạch sành sanh lợi nhuận năm 2014 ra
thì hạn mức bằng năm 2013
Trường hơp 2: Nếu doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận tái đầu tư thì hạn mức sẽ giảm đi
bằng đúng lợi nhuận giữ lại tái đầu tư.
1. Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp

Nhìn về quá khứ hiện tại để đưa ra quyết định tương lai có nên cho vay hay không
Môn thẩm định dự án: Nhìn về tương lai để quyết định hiện tại.
Đánh giá thực trang tài chính, các rủi ro tiềm năng trong tương lai của doanh nghiệp.
Lấy hồ sơ của các doanh nghiệp đã cho vay để chỉ ra các rủi ro tiềm tàng. Ai là người
đưa ra quyết định

-

-

Người cho vay: Khả năng thanh toán, khả năng trả nợ. Nguồn lấy ở đâu để trả
nợ. Làm ăn thua lỗ, vốn chủ sợ hữu giảm, lấy nguồn đâu mà trả nợ . Đó là Rủi ro
trên mỗi nguồn vốn mà ngân hàng chúng ta cho vay
Nhà đầu tư: Mua trái phiếu của doanh nghiệp. Đánh giá trung và dài hạn


-

Cổ đông chủ sở hữu của doanh nghiệp: Đánh giá và điều chỉnh khả năng
sinh lời của doanh nghiệp

Mục tiêu của doanh nghiệp: ko phải là tối đa hóa lợi nhuận trade-off between profit
and risk.
-

Góc độ kế toán: mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, thưởng nếu đạt mục tiêu,
nhưng vì lợi nhuận cá nhân, có thể gian lận trên báo cáo tài chính.

Mục tiêu của họ là tài sản của họ tối đa. Gía cổ phiếu liên tục phải tăng --> giá trị
doanh nghiệp tăng --> chính là lợi nhuận giữ lại tái đầu tư --> doanh nghiệp phải
có lãi. Mục tiêu sau cùng tối đa hóa giá trị cổ đông.
-

Nhà quản trị doanh nghiệp: Phân tích để đánh giá đc trạng thái hiện tại và
rủi ro tiềm tàng.


Hiểu được các nhà khác phân tích như thế nào về mình.
Chúng ta đứng ở góc độ ngân hàng là người cho vay.
Doanh nghiệp có 4 loại hình:
-

Công ty cổ phần
Cty trách nhiệm hữu hạn
Cty hợp doanh
Doanh nghiệp tư nhân

Chúng ta dùng mô hình cty cổ phần để phân tích. Loại hình đầy đủ chặt chẽ nhất.
Thông tư 200/2014 áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp cổ phần và hữu hạn
cũng thế.
Phân tích tài chính doanh nghiệp là đi phân tích loại hình cty cổ phần để đánh giá
năng lực, trạng thái tài chính hiện tại, các cơ hội, rủi ro tiềm tàng trong tương lai,
xu hướng phát triển và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra
quyết định cho vay, đưa ra quyết định quản lý và điều hanh doanh nghiệp đó.
1.1 Mục tiêu phân tích: trong giáo trình
1.2 Phương pháp phân tích
-

Phương pháp so sánh: mục tiêu đánh giá cấp độ, xu hướng phát triển ra sao.
Dùng khoảng 30%. Điều kiện phải đồng nhất về đơn vị
VD: Lợi nhuân sau thuế: Qúy I/2015 đạt 40 tỷ


Qúy I/2014 đạt 20 tỷ
So sánh theo hàng ngang
1, LNSThuế quý I năm 2015 tăng 20 tỷ đồng tương ứng với 100%.
2, Hiệu quả hoạt động SXKD quý I năm 2015 tăng so với quý I năm 2014.

Kết luận 2 chưa được, chưa thể kết luận như thế này được tại vì chưa xét tới
quy mô.
So sánh theo hàng dọc
VD: Doanh thu quý I/2015 đạt 400 tỷ
Tỷ suất lợi nhuận biên (Profit Margin) = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần
= 40/400 = 10% ( Cứ 100 đồng doanh thu thì lãi được 10 đồng).
Doanh thu quý I/2014 đạt 100 tỷ
Tỷ suất lợi nhuận biên = 20/100 = 20%
 Doanh thu quý I năm 2015 giảm so với quý I năm 2014

Các ngân hàng đại đa số sử dụng phương pháp so sánh theo hàng ngang. Tuy
nhiên không so sánh theo hàng dọc thì không chỉ ra được hiệu quả.
So sánh theo hàng dọc mới đánh giá đc hiệu quả, so sánh theo hàng ngang mới
chỉ đánh giá được quy mô tăng giảm thôi.
-

-

Phương pháp thay thế liên hoàn:
Phương pháp cân đối: Gỉa thiết đi phân tích tổng doanh thu của doanh
nghiêp, bao gồm:
+ Doanh thu hoạt động Bán hàng cung cấp dịch vụ
+ Doanh thu Hoạt động Tài chính
+ Doanh thu từ hoạt động khác - Thu nhập khác
Chỉ tiêu phân tích kì này trừ đi chỉ tiêu phân tích kì trước. Doanh thu tăng chủ
yếu là từ hàng hóa và dịch vụ --> xác định tỷ trọng là ra.
Phân tích tỷ số: 70% còn lại. hệ số, tỷ số là lấy 1 chỉ tiêu chia cho 1 chỉ tiêu.
Phân tích Dupont

1.3 Quy trình phân tích: gồm 5 bước

- Xác định mục tiêu phân tích
+ Đứng từ góc độ ngân hàng: đánh giá năng lực tài chính khách hàng
+ Đứng từ góc độ nhà quản lí điều hành doanh nghiệp: để xác định xem

-

trạng thái tài chính của doanh nghiệp hiện tại như nào. Hiệu quả tài
chính của doanh nghiệp.
Nội dung:
+ Cơ cấu Tải sản, nguồn vốn
+ Khả năng thanh toán ngắn hạn, dài hạn


-

-

+ Hiệu quả Hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời
Thu thập thông tin để phân tích: Thông tin để phân tích một doanh nghiệp
đến từ báo cáo tài chính: thông tin bên ngoài và thông tin bên trong
+ Thông tin bên ngoài: kinh tế vĩ mô như là yếu tố lạm phát – cái tác
động tới giá nguyên vật liệu đầu vào đầu ra, yếu tố lãi suất thị trường –
tác động tới chi phí vốn và cơ cấu vốn, yếu tố tỉ giá cái mà tác động đến
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp vay vốn nước
ngoài.
+ Môi trường kinh tế ngành: VD phân tích doanh nghiệp thủy sản thì ta
tìm hiểu ngành thủy sản đang hoạt động như thế nào, xu hướng ra sao,
các ngành khác thế nào xu hướng ra sao. Sau đó chúng ta mới lấy
thông tin bên trong doanh nghiệp để phân tích
+ Thông tin trong doanh nghiệp: Báo cáo tài chính, báo cáo kế toán, lấy

từ một số hồ sơ kế toán chi tiết
Xử lí dữ liệu phân tích: kiểm tra xem thông tin có đúng trình tự, thủ tục, số
liệu trên đó có đúng hay không, có hợp lí và chính xác hay không.
Sau khi kiểm tra và xử lí dữ liệu rồi, chúng ta đi tổng hợp kết quả phân tích.
Phân tích và tổng hợp kết quả phân tích

Kết luận: Bước 4 quan trọng nhất. Bước 4 đã sai thì bước 5 hoàn toàn vứt hết, ko còn
ý nghĩa j nữa. Nó phản ánh không đúng hoạt động tài chính của doanh nghiệp rồi mà
chúng ta cứ đi phân tích thì kết luận của chúng ta sai hoàn toàn.
Hiện nay 1 doanh nghiệp có 5 loại báo cáo:
-

Báo cáo thuế: Báo cáo gửi cho cơ quan thuế cố gắng lãi càng ít càng tốt để đỡ
phải nộp thuế nhiều.
Báo cáo gửi ngân hàng: để vay vốn và gửi cho các nhà đầu tư, cố lãi càng
nhiều càng tốt, nếu lỗ thì giấu đi đẩy lãi lên.
Báo cáo nội bộ: Báo cáo này là báo cáo chuẩn nhất
Báo cáo dành cho các công ty kiểm toán: Trc khi kiểm toán đến, doanh
nghiệp đã xử lí rồi, lập theo đúng
Báo cáo làm cho các cổ đông: doanh nghiệp có 100 cổ đông, trong đó chỉ có 7
cổ đông tham gia quản lí. Lãi chi sạch thì mức độ rủi ro năm sau ai chịu. nếu
môi trường kinh doanh không tốt dẫn đến hiệu quả kém lúc này vốn chủ sở hữu
không tăng, sử dụng nợ để kinh doanh, mng đánh giá khả năng điều hành kém
--> gửi báo cáo cho họ lãi ít 1 chút để tránh áp lực chia cổ tức.

3 loại phố biến là 3 báo cáo đầu tiên, báo cáo chuẩn nhất là báo cáo nội bộ. Cho vay
dùng báo cáo kiểm toán


Bài 2: Dữ liệu phân tích - Các báo cáo tài chính

Doanh nghiệp đi vay có lãi thì tài sản tăng hay giảm? Tăng. Bên nguồn vốn tăng
hay giảm? Tăng. Vốn chủ sở hữu tăng, lợi nhuận chưa phân phối vào các quỹ tăng.
Nếu 1 doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, tài sản giảm, vốn chủ sở hữu sẽ giảm.
Thăng dư vốn cổ phần là phần chênh lệch giữ giá phát hành và mệnh giá cổ
phiếu. ví dụ tôi phát hành 1 cổ phiếu để tăng vốn, với giá 15,000 đồng, tôi hạch
toán vào vốn điều lệ 10,000 còn 5,000 đồng đó để vào thặng dư vốn cổ phần.
Kết quả kinh doanh = 3 anh cộng lại ra tổng lợi nhuận sau thuế.
Có 4 báo cáo tài chính:
-

-

Bảng cân đối kế toán: tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổng tài sản, nguồn
vốn tại một thời điểm. Tuy nhiên không biết được trong kì kinh doanh có lãi thế
nào
Kết quả kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Luồng tiền): Biết kết quả kinh doanh nhưng không
biết dòng tiền nó chạy đi đâu. Doanh nghiệp này lấy tiền từ đâu và sử dụng tiền
như thế nào.

Số liệu của 3 báo cáo này là 1. Xét về nội dung là khác nhau, số liệu là 1.
Tài sản: Tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn
Nợ - Nợ vay từ các tổ chức tín dụng, nợ phải trả người bán (nợ chiếm dụng - được
hình thành từ hoạt động mua bán chịu hàng hóa), nợ định kì (nợ chưa đến kì hạn
trả)
Vốn CSH - Vốn điều lệ thực góp, Thặng dư vốn cổ phần, Lợi nhuận giữ lại tái đầu
tư.
Nguyên tắc kế toán:
1. Nguyên tắc cân đối


Tài sản = Nợ + Vốn chủ sở hữu
Doanh nghiệp kinh doanh có lãi thì tài sản tăng, vốn chủ sở hữu tăng.


Doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận tái đầu tư để trả nợ thì nợ giảm, vốn chủ sở hữu tăng,
tài sản không đổi.
2. Nguyên tắc thước đo bằng tiền

Tiền là vốn hay “vốn là tiền”
Tiền là vốn khi có 3 điều kiện
+ Gía trị phải đủ lớn: 500 triêu, 1 – 2 – 3 tỷ
+ Phải được đưa vào hoạt động kinh doanh: có 10 tỷ, 5 tỷ góp vào cty là vốn, còn lại 5
tỷ là tiền
Mọi tài sản, nguồn vốn đều phải được thể hiện giá trị bằng tiền.
3. Nguyên tắc đơn vị hạch toán:

Một đơn vị doanh nghiệp là một tổ chức độc lập với doanh nghiệp khác và đặc biệt là
độc lập với chủ sở hữu.
4. Nguyên tắc giá gốc

Toàn bộ số liệu trong bảng cân đối kế toán là trình bày theo nguyên tắc giá gốc, giá
gốc là giá tại thời điểm chúng ta bỏ tiền ra mua. Tài sản của 1 doanh nghiệp thì mua ở
nhiều thời điềm khác nhau (tài sản cố định). Tháng 1 mua 1 cái máy giá 10 tỷ thì hạch
toán nguyên giá là 10 tỷ, tại thời điểm hiện tại tôi mua thêm 1 cái máy giá 10 tỷ thì
tổng tài sản lúc này của tôi là 20 tỷ. Lấy 20 tỷ này trừ đi hao mòn lũy kế ra được giá trị
còn lại được hiện thị trên bảng cân đối kế toán.
VD Bảng cân đối kế toán của tập đoàn tôn hoa sen
5. Nguyên tắc hoạt động liên tục:

Giả định nó đang hoạt động bình thường và trong tương lại vẫn đang hoạt động bình

thường.
6. Nguyên tắc cận trọng - bảo thủ:

1 tài sản nào đó mà xác định giá trị có thể giảm là đã hạch toán tạm lỗ rồi. Các khoản
dự phòng. 1 hoạt động nào đó chắc chắn xác định là có lãi mới hạch toán vào lợi
nhuận, tài sản có thể giảm là đã hạch toán tạm lỗ là qua các khoản dự phòng.


Tài sản
Tài sản ngắn hạn
-

-

Tiền và các khoản tương đương tiền: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng
không kì hạn, tiền gửi ngân hàng có kì hạn dưới 3 tháng. Các khoản chứng
khoán (cổ phiếu, trái phiếu) ngắn hạn có time đáo hạn dưới 3 tháng
Đầu tư tài chính ngắn hạn (Kinh doanh chứng khoán) (Tiền gửi ngân hàng từ
3 tháng đến 1 năm, và các loại chứng khoán có thời gian đáo hạn từ 3 tháng
đến 1 năm): Đầu tư theo thông lệ quốc tế là không chuẩn bởi đã nói đến đầu tư
là dài hạn vì vậy nhiều người nhầm đây là hoạt động tài chính chứ không phải
là hoạt động kinh doanh. tất cả các loại chứng khoán có time đáo hạn từ 3
tháng tới 1 năm thì để nó vào đây. --> Phải trích lập dự phòng cho khoản đầu tư
ngắn hạn này.
VD: 1. Đầu tư tài chính 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn

Trích lập dự phòng: Ngân hàng lấy lợi nhuận sau thuế để trích lập. Doanh nghiệp
lấy từ
Có nguồn để bù đắp (chi phí trích không bằng tiền) đưa 4 tỉ vào chi phí hoạt động
tài chính làm cho thu nhập dự kiến của doanh nghiệp giảm đi, lợi nhuận sau thuế

của doanh nghiệp giảm. Đến kì kinh doanh tiếp theo nếu lô chứng khoán này tăng
lên thành 10 tỉ thì 4 tỉ này không được đưa vào thu nhập khác, 4 tỉ này đưa vào
hoàn lập chi phí làm doanh nghiệp lãi nhiều hơn. Được lấy cái này ra được bù đắp
cho phần tồn thất. Những doanh nghiệp thua lỗ mà trích lập dự phòng sẽ bị lỗ.
trích lập dự phòng làm cho tài sản của doanh nghiệp giảm đi. Đặc biệt là các doanh
nghiệp đi vay ngân hàng (giấu lỗ đi)
-

Các khoản phải thu hình thành chủ yếu từ hoạt động bán chịu hàng hóa. Mua
chịu hàng hóa là nợ phải trợ (nợ ngắn hạn). Đây thường chiếm tỉ trọng cực lớn.
Dự phòng khoản phải thu khó đòi (khoản nợ trên 6 tháng)
Sợ doanh nghiệp trích lập dự phòng nhiều để trốn thuế. (phải thu của khách
hàng, trả trước cho người bán, phải thu khác và dự phòng các khoản phải thu)
6 tháng – 1 năm trích lập 30%
1 – 2 năm trích lập 50%
2 - 3 năm trích lập 70%
> 3 năm trích lập100%


Thông tư 89/2013. 1 tài sản nào đó xác định giá trị có thể giảm là tạm lỗ rồi. Tổng
số cổ phiếu = Vốn điều lệ/ 10,000
Tài sản giảm, vốn chủ sở hữu giảm, bất lợi cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp
kinh doanh thua lỗ mà không muốn làm giảm vốn chủ sở hữu. Để vốn chủ sở hữu
không đổi, doanh nghiệp phải khống tài sản lên, khống tài sản bằng cách khống
hàng tồn kho, tài sản cố định, các khoản phải thu khác.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho được
đưa vào giá vốn hàng bán. Dự phòng có khoản phải thu ngắn hạn khó đòi đưa vào
chi phí quản lí doanh nghiệp. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn đưa
vào chi phí tài chính.



Hàng tồn kho

Bản chất của hàng tồn kho (hàng dự trữ) là tốt. Đối với doanh nghiệp thương mại,
hàng tồn kho là hàng hóa. Doanh nghiệp sản xuất là nguyên liệu, sản phầm thành
phẩm rồi nhưng chưa kịp đem bán.
Doanh thu tăng, hàng tồn kho tăng. Muốn tăng doanh thu thì phải mở rộng quy
mô vì thế hàng tồn kho tăng
Nếu doanh thu tăng và hàng tồn kho không đổi. Điều này cho thấy doanh nghiệp
này quản lí hàng tồn kho tốt hoặc là gian lân báo cáo tài chính (khống doanh thu
lên). lí do 2 là giá bán tăng tuy nhiên hơi khó.
Nếu doanh thu tăng và hàng tồn kho giảm do doanh nghiệp thay đổi công nghệ quy
trình. Hiệu quả hàng tồn kho cực tốt. Nếu ko giải thích đc lí do tại sao thì đây là
gian lận tài chính cực nhiều.


Tài sản ngắn hạn khác (chi phí trả trước, thuế giá trị gia tăng được khấu
trừ nhưng chưa thu được tiền về, thuế và các khoản phải thu khác của nhà
nước nhưng chưa thu về)

7. Nguyên tắc trọng yếu. Nếu thông tin đó sai thì ảnh hưởng đến chất lượng của

phân tích. 1 tài sản được coi là trọng yếu nếu chúng ta bỏ qua nó thì sẽ ảnh
hưởng tới giá trị tài sản của doanh nghiệp.
8. Nguyên tắc cơ sở dồn tích (thực tế): Cty Nam cường tháng 1 năm 2014 mua

1 lô hàng trị giá 600 triệu, nợ người bán 360 triệu.


9. Nguyên tắc phù hợp: Chi phí được phân bố phù hợp với doanh thu


Doanh nghiệp bắt buộc làm báo cáo tài chính hàng năm. Doanh nghiệp niêm yết
trên thị trường chứng khoán là 6 tháng – 1 năm. 6 tháng 1 lần, 9 tháng 1 lần. Năm
tài chính ko bắt buộc là năm dương lịch. Nhưng phải báo cáo với cơ quan thuế. bắt
đầu vào mùng 1/4 kết thúc vào 31/3. Mùng 1/7 kết thúc vào ngày 30/6, số liệu ta
lấy số liệu 6 tháng đầu năm. 1/10 kết thúc 30/9 lúc này ta lấy năm tài chính là năm
kế tiếp. Của Mỹ năm tài khóa bắt đầu vào 1/4. Tôn Hoa Sen theo Nhật năm tài khóa
bắt đầu 1/10.
Định giá 1 cổ phiếu:
Số Cổ phiếu = Vốn đầu tư chủ sở hữu (vốn điều lệ thực góp)/10,000
Chưa niêm yết có thể lấy bội của 10,000, khi đã niêm yết rồi quy định là 10,000.
Lấy 210 tỷ/10,000 = 21,000,000 cổ phiếu. Mệnh giá là 10,000
Gía trị sổ sách của mỗi cổ phiếu = Vốn chủ sở hữu / số cổ phiếu = 341 tỷ/21,000,000 cổ
phiếu = 16,256 đồng
Theo thế theo thời gian, nếu vốn điều lệ mà không tăng, doanh nghiệp giữ lại càng
nhiều lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư thì vốn chủ sở hữu sẽ tăng. Vốn chủ sở hữu tăng
thì giá trị số sách của mỗi cổ phiếu sẽ tăng. Gía trị sổ sách tăng thì giá trị tiền tăng.
1 cổ phiếu có 4 loại giá: Mệnh giá 10,000, giá trị sổ sách = vốn chủ sở hữu/ số cổ phiếu
phát hành ra bên ngoài, thị giá (giá thị trường) do quan hệ cung cầu quyết định, giá
trị thực do mỗi nhà đầu tư định ra là bao nhiêu (intrisic value). Gía trị sổ sách của
30,000 đồng/cổ phiếu, giá trị thị trường 107 nghìn/cổ phiếu. Gía trị thị trường gấp 3
lần so với giá trị sổ sách trong khi đó cổ phiếu của HMC, 4 năm vừa qua ko vượt quá
10,000/cổ phiếu trong khi đó giá trị sổ sách là 16,000 đồng/cổ phiếu. Gía trị thị
trường còn nhỏ hơn giá trị sổ sách. Người ta không kì vọng vào doanh nghiệp này
trong tương lai kết quả kinh doanh sẽ đột phá. Có thể tài sản của doanh nghiệp này
không chuẩn, hàng tồn kho, các khoản phải thu số liệu này có chính xác chưa. Tin hay
ko phải xem anh nào kiểm toán, doanh nghiệp đó là doanh nghiệp nào.
Tài sản giảm, bên nguồn vốn thì vốn chủ sở hữu sẽ giảm do đó giá trị sổ sách giảm. vì
vậy hiện nay trên sàn chứng khoán, nhiều loại chứng khoán giá trị sổ thị trường thấp
hơn mệnh giá, thấp hơn giá trị sổ sách là chuyện bình thường.

Tài sản dài hạn
- Các khoản phải thu dài hạn (phải thu từ 1 năm trở lên)
- Tài sản cố định: hữu hình (nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải) –
nguyên giả và giá trị hao mòn lũy kế (nguyên giá – giá trị hao mòn lũy kế = giá
trị còn lại), Thuê tài chính (sử dụng có quyền định đoạt nhưng ko có quyền sở
hữu) (thuê tài chính đưa vào bảng cân đối kế toán còn thuê hoạt động thì


-

-

-

không), vô hình (bằng phát minh sáng chế, lợi thế thương mại chưa phân bổ
hết), chí phí xây dựng dở dang. Chúng ta vay dài hạn ngân hàng và dùng vốn
chủ sở hữu đang lắp đặt 1 dây chuyền công nghệ nào đó, đang xây dựng nhà
máy xí nghiệp chưa hoàn thành chúng ta đưa vào chi phí xây dựng dở dang. Khi
hoàn thành rồi, nghiệm thu thì chúng ta chuyển lên nguyên giá tài sản cố định
Bất động sản đầu tư: Mua được 1 lô đất nhưng ko phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh. Mua 1 mảnh đất mục đích là xây 1 nhà máy, xí nghiệp trên đó
để chúng ta sản xuất kinh doanh thì người ta gọi là tài sản cố định vô hình.
Đầu tư tài chính dài hạn: đầu tư vào công ty con (>51%), cty liên doanh liên
kết (<50%), đầu tư vào tài chính dài hạn khác (đầu tư cổ phiếu, trái phiếu), dự
phòng giảm giá đầu tư tài chính. Nếu cty con làm ăn thua lỗ, liên doanh liên kết
làm ăn thua lỗ, đầu tư chứng khoán giá trị giảm thì chúng ta phải trích lập dự
phòng. Dự phòng này đưa vào chi phí hoạt động tài chính.
Các tài sản dài hạn khác

Nguồn vốn: Nợ và Vốn chủ sở hữu

Nợ
Nợ ngắn hạn là các khoản nợ dưới 1 năm. Các khoản nợ dài hạn mà thời gian đáo
hạn dưới 1 năm thì doanh nghiệp cũng phải chuyển từ dài hạn sang ngắn hạn.
Vay và nợ ngắn hạn ở đây là nợ vay từ các tổ chức tín dụng phải trả lãi trực tiếp,
Phải trả người bán (đây là nợ chiếm dụng - nợ tự phát), nợ định kì là nợ chưa
đến kì hạn trả (Các khoản thuế phải nộp nhà nước nhưng chưa đến kì hạn nộp,
phải trả người lao động) (acrual).
Doanh nghiệp mua bán chiếm dụng càng nhiều càng tốt, khi mà anh ta chiếm dụng
nhiều thì nợ (từ các tổ chức tín dụng) giảm, thì sẽ giảm được chi phí trả lãi tiền vay
Nợ dài hạn
‾ Vay và nợ dài hạn từ các tổ chức tín dụng
‾ Phải trả dài hạn người bán (nợ chiếm dụng dài hạn)
‾ Nợ định kì.
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chia thành 3 loại
- Vốn điều lệ thực góp
- Thặng dư vốn cổ phần (đây là phần chênh lệnh giữa mệnh giá và giá phát
hành) Gỉa thiết doanh nghiệp phát hành bổ sung cổ phiếu để tăng vốn điều lệ,
mỗi cổ phiếu bán giá tôi thu về được 15,000 đồng. 10,000 đưa vào vốn điều lệ
thực góp, 5000 đưa vào thặng dư vốn cổ phần. Theo quy định hiện nay, doanh
nghiệp có thể dùng thặng dư vốn cổ phần để tăng vốn điều lệ hoặc để dùng
thặng dư vốn cổ phần để mua cổ phiếu quỹ.
- Vốn khác của chủ sở hữu: 1 tổ chức phi chính phủ nào đó biếu doanh nghiệp
này 5 tỷ đồng không lấy lại hay những khoản chưa rõ ràng về quyền về lợi ích


-

chúng ta đưa vào vốn khác của chủ sở hữu. Những doanh nghiệp thường phần
này không có nhiều. Người ta có thể chuyển Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
vào các quỹ lên vốn khác của chủ sở hữu để sau này tăng vốn điều lệ.

Cổ phiếu quỹ là gì và vì sao hạch toán cổ phiếu quỹ là âm (dấu *):
Doanh nghiệp bỏ tiền ra mua lại chính cổ phiếu của doanh nghiệp mình đang
niêm yết trên thị trường thì người ta gọi là cổ phiếu quỹ. Hoặc là doanh nghiệp
chưa niêm yết họ mua lại chính cổ phần, cổ phiếu của doanh nghiệp mình. Hình
thành từ việc mua lại cổ phiếu. Cổ phiếu quỹ mua về để làm gì?
1. Mua cổ phiếu quỹ về để xử lý số lẻ. Nhiều doanh nghiệp khi người ta phát
hành bổ xung cổ phiếu theo tỉ lệ 3/1. Cứ 3 cổ phiếu cũ thì mua được 1 cổ
phiếu mới. Bây giờ có 30 cổ phiếu thì mua được 10 cổ phiếu mới. Nếu như
tôi có 35 cổ phiếu mua đc 12.5 cổ phiếu mới. Lúc này công ty sẽ bỏ tiền ra
mua lại số cổ phiếu lẻ được hạch toán vào cổ phiếu quỹ.
2. Đầu năm tôi mua cổ phiếu về để cuối năm tôi dùng cổ phiếu này để thưởng
cho ban lãnh đạo nếu như họ thực hiện tốt. Nếu như tôi có ý định phát hành
thêm thì tôi lấy cổ phiếu phát hành thêm này để thưởng. Còn nếu ko phát
hành thêm thì lấy cổ phiếu quỹ thưởng.
3. Để đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Gỉa thiết tại thời điểm hiện
tại các nhà đầu tư đang đánh giá doanh nghiệp của mình thấp quá, giá trị
thực tế là 15000 mà hiện nay chỉ có 12000. Người ta ko biết rằng 6 tháng
nữa lúc ấy mình công bố kết quả kinh doanh, lúc ấy lợi nhuận sau thuế cực
cao. Lúc này các nhà đầu tư sẽ lao vào mua cổ phiếu của mình, lúc ấy mình
sẽ đem cổ phiếu này đi bán lại. Lúc mình mua lại là 12000, mình bán được
18000. Lãi được 6000 đưa vào thặng dư vốn cổ phần, ko đưa vào kết quả
kinh doanh. Vì bản chất đây là 1 nghiệp vụ liên quan đến thay đổi vốn chủ
sở hữu nội bộ, thay đổi về nội bộ. (nếu ko đưa vào thặng dư vốn cổ phần, mà
đưa vào lợi nhuận thì lợi nhuận sau thuế tăng lên, nếu không chia lợi tức
cho các cổ động thì bản chất vẫn tăng vốn chủ sở hữu) Vốn chủ sở hữu tăng
ko làm ảnh hưởng tới số cổ phiếu trên thị trường mà nó làm Gía trị sổ sách
tăng, giá trị thị trường cũng tăng thêm. Nó vẫn thuộc về vốn chủ sở hữu chứ
ko chạy ra ngoài.
Xét về bản chất kinh tế đấy ko phải là 1 nghiệp vụ giao dịch kinh doanh mà
nó đơn thuần chỉ là 1 giao dịch vốn nội bộ.

Vì sao hạch toán cổ phiếu quỹ là con số âm. Khi tôi chưa mua cổ phiếu quỹ,
tài sản của tôi là 100 tỷ, vốn chủ sở hữu là 100 tỷ. Tôi lấy 10 tỷ đồng để mua
cổ phiếu quỹ. Tiền để mua lấy từ lợi nhuận giữ lại tái đầu tư, thặng dư vốn
cổ phần. đây là quy định của bộ tài chính. Khi tôi giữ lại lợi nhuận tái đầu tư
thì lợi nhuận sau thuế tăng. Lợi nhuận sau thuế tăng thì tài sản tăng. Lấy 10
tỷ tài sản mua cổ phiếu quỹ thì lúc này tài sản còn 90 tỷ, lúc này nguồn vốn
cũng phải là 90. Vốn điều lệ ko giảm được tại vì nó là con số thể hiện số
lượng cổ phiếu, thặng dư vốn cổ phần ko giảm được vì đây là con số lũy kế


từ trước đến nay để biết được giá trị bằng mấy, lợi nhuận giữ lại tái đầu tư
giảm ko được vì đây là con số lũy kế để tôi biết được quy mô của doanh
nghiệp. Vì thế để cho vốn chủ sở hữu giảm, người ta mới hạch toán cổ phiếu
quỹ là con số âm. Mọi chỉ số ko thay đổi, cổ phiếu quỹ âm 10 tỷ, vốn chủ sở
hữu giảm đi 10 tỷ. Đến 1ngày nào đó tôi muốn mở rộng quy mô, tôi bán hết
10 tỷ đồng cổ phiếu quỹ thì tài sản và vốn chủ sở hữu tăng lên 10 tỷ. Nếu bán
được 20 tỷ thì tài sản tiền tăng (tăng tiền hoặc tiền gửi tiền ngân hàng), vốn
điều lệ tăng 10 tỷ, 10 tỷ còn lại hạch toán vào thặng dư vốn cổ phần.
Mua cổ phiếu quỹ, mà lấy lợi nhuận giữ lại mua ngay thì giá trị sổ sách tăng.
Khi mua cổ phiếu quỹ làm cho số cổ phiếu lưu hành giảm làm giá trị sổ sách
tăng. Gía trị sổ sách tăng thì làm giá trị thị trường tăng lúc này lợi ích của
các cổ đông sẽ tăng lên. Đây là mục tiêu thứ nhất, mua cổ phiếu quỹ để tăng
lợi ích kinh tế. Lợi nhuận ko thay đổi thì lãi trên mỗi cổ phiếu sẽ tăng. EPS
tăng. 2 mục tiêu này đều là 1 đều làm tăng lợi ích kinh tế. Mục tiêu 2: làm
tăng quyền kiểm soát của các cổ đông, tránh tình trạng bị mua lại, bị sát
nhập.
Báo cáo kết quả kinh doanh










Doanh thu về bán hàng, cung cấp hàng hóa dịch vụ: Đây là doanh thu thực có
hay là hạch toán ghi sổ kế toán? Đây là doanh thu hạch toán ghi sổ thôi bởi vì
nguyên tắc các doanh nghiệp bán được bao nhiêu thì ghi sổ, nếu 7 ngày sau người
ta trả lại thì ghi giảm trừ doanh thu đi. Bán ngày nào ghi vào ngày ấy nếu mà
khách hàng trả lại thì ghi vào các khoản giảm trừ (giảm giá hàng bán, chiết khấu
thương mại, hàng bán bị trả về, thuế - thuế xuất nhập khẩu ).
Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu.
Đối với doanh nghiệp thương mại thì đó là doanh thu bán hàng. Đối với doanh
nghiệp sản xuất thì đó là doanh thu bán hàng. Đối với ngân hàng thì đó là cung cấp
dịch vụ.
Doanh thu từ hoạt động tài chính: từ lãi gửi ngân hàng, lãi từ chênh lệch tỉ giá,
lãi từ đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn (mua chứng khoán, cổ phiếu - cổ tức nhận
được, lãi từ trái phiếu),
Chi phí hoạt động tài chính: Lỗ từ đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn, lỗ từ chênh
lệch tỉ giá hối đoái,
Tổng doanh thu: thanh lý tài sản cố định, là các khoản tiền phạt do khách hàng vi
phạm hợp đồng, vi phạm hợp đồng lao động, 1 khoản nào đó xóa nợ được rồi bây
giờ nó lại đến trả.
Chi phí:
Gía vốn hàng bán đây là chi phí trực tiếp hình thành nên hàng mình đang bán, đối
với doanh nghiệp thương mại giá vốn hàng bán ở đây là giá mua + với chi phí vận
chuyển. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì đây là nguyên vật liệu trực tiếp, nhân



cụng trc tip v chi phớ sn xut chung. Chi phớ ny thng l chi phớ bin i, nu
ko cú sn xut thỡ ko cú giỏ vn.
Chi phớ qun lớ doanh nghip: l chi phớ c nh hay bin i? l chi phớ c nh;
tr cho ban giỏm c iu hnh, trng phú phũng nhõn viờn, anh cú sn xut hay
khụng thỡ vn phi tr lng c nh nh th, cũn thng thỡ ly t li nhun sau
thu.
Chi phớ bỏn hng cú th tỏch ra lm 2 phn: va c nh, va bin i.
Chi phớ ti chớnh: L t u t ti chớnh ngn hn, di hn, l t chờnh lch t giỏ
hi oỏi,
Chi phớ khỏc:
Tng doanh thu Chi Phớ = Li nhun trc thu
Lợi nhuận trớc thuế Thuế = Lợi nhuận sau thuế
Thuế chia làm 2 phần: 1 phần phải 1 ngay, 1 phần nếu đã phát sinh trong kì khi nhiệm
vụ đó cha kết thúc thì chúng ta hoãn thuế đó sang kì tiếp theo. Hoặc là thôi ko hạch
toán lợi nhuận của nó nữa chuyển sang kì sau.
Doanh thu có đúng hay ko? Bảo doanh nghiệp VAT đầu ra. Ko có 1 doanh nghiệp nào
vừa bán hàng ko có hóa đơn, kiểu bán lẻ. Doanh thu của họ ko có hóa đơn VAT thì lúc
này cta chịu, Ta bảo họ đa ra bản kê doanh thu từng tháng hoặc từng quý.
Sau đó chúng ta quay lại bảng cân đối kế toán, doanh thu ta đối chiếu với hàng tồn
kho. Doanh thu của 1 doanh nghiệp tăng thì thờng hàng tồn kho sẽ tăng.
So sánh doanh thu với nợ của 1 doanh nghiệp. Nợ mà lớn hơn doanh thu vậy doanh
nghiệp lấy tiền đâu trả nợ.
Báo cáo luân chuyển tiền tệ
Bảng cân đối kế toán là số liệu ở 1 thời điểm hay 1 khoảng thời gian? ở 1 thời điểm.
Nguyên tắc ghi số liệu là nguyên tắc giá gốc. Sản phẩm bán đi hạch toán vào giá vốn
Vì dụ hàng tồn kho đầu kì là 10 tỷ, cuối kì còn 7 tỷ tức là số liệu hàng tồn kho giảm
đi. Trong kỳ tôi lại nhập lại bán, cuối kỳ tôi lại ra là 12 tỷ. Số hàng tồn kho nhập xuất
nhiều nh thế nào thì ta phải xem doanh thu. Doanh thu có đợc sẽ sau 1 khoảng thời
gian, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm. Hàng tồn kho cứ tăng lại giảm. Khi doanh
nghiệp mua nguyên vật liệu về, cha làm gì cả thì nó ở dạng tồn kho nguyên vật liệu.

Khi sản xuất thì nguyên vật liệu đó ở dạng sản phẩm. Tiền nhân công, chi phí, giá vốn
của các bút sẽ tăng. nhập kho cái bút với giá vốn là 300 ngàn trong đó 100 ngàn là
nguyên vật liệu.
Tiền trong kì lấy từ đâu và dùng vào việc gì. Ko cho biết tại sao 1 doanh nghiệp lãi 1,
2, 3 năm liên tiếp mà doanh nghiệp vẫn mất khả năng thanh toán. 1 doanh nghiệp có
lãi mà chẳng thấy tiền đâu?
- Lợi nhuận nằm hết ở các khoản phải thu, hàng tồn kho. Vì thế có lãi mà ko có tiền
là chuyện bình thờng.
Nhng nhiều doanh nghiệp lỗ trong kì nhng vẫn nhiều tiền, khả năng thanh toán ngắn
hạn vẫn tốt. Có thể anh ta đã bán bớt hàng hóa đi để trả nợ với 1 điều kiện số nợ đó nó
nhỏ hơn giá trị hàng hóa. Bán hàng hóa mặc dù lỗ những anh ta vẫn đủ để trả nợ.


Gỉa thiết tiền tơng đơng tiền của doanh nghiệp tăng 10 tỷ. Thì số tăng đó lấy từ đâu.
Có thể từ Lãi sau thuế, có thể từ bán bớt tài sản, có thể bán bớt hàng tồn kho, có thể
thu đợc tiền từ việc đòi nợ. Thì trên báo cáo này nó sẽ thể hiện nội dung đó.
Mục đích tổng quan chỉ ra mối quan hệ giữ lợi nhuận ròng và dòng tiền ròng.
Lợi nhuận ròng ở đây là lợi nhuận sau thuế (Net income). Dòng tiền dòng (Net cash
flow) Dòng tiền ròng lớn hơn vì lợi nhuận ròng vì nó bao gồm các khoản doanh thu
không phải bằng tiền ví dụ khấu hao tài sản cố định. Khi xác định kết quả kinh doanh,
khấu hao ta đa vào chi phí nhng Khoản khấu hao đó ko phải là chi phí bằng tiền vì thế
doanh nghiệp đc phép thu về vì thế lập dòng tiền thuần dễ thấy của doanh nghiệp hằng
năm chính bằng lợi nhuận sau thuế + vốn. Ngoài ra doanh nghiệp trích dự phòng nhiều
lên thì chi phí trích lập đa vào chi phí kinh doanh. Chi phí đó ko phải bằng tiền nên
doanh nghiệp đợc thu về. Vì thế thông thờng dòng tiền này sẽ lớn hơn lợi nhuận ròng.
Nó nhỏ hơn chỉ khi doanh nghiệp ko trích lập dự phòng nhiều hơn mà lại hoàn lập vào
chi phí thì lúc này dòng tiền ròng giảm.
Ví dụ: cty cổ phần xi măng Bỉm Sơn
Tài sản ngắn hạn 2737 là chuyển đổi ra tiền trong phạm vi 1 năm. Nợ ngắn hạn là 518
tỷ (là các khoản nợ phải trả trong phạm vi 1 năm). Hai anh này đều có tính thanh

khoản nh nhau, time đều là ngắn hạn. Nh thế mỗi 1 đồng nợ ngắn hạn đợc đảm bảo
thanh toán bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. 2,737/518 = 5,3 lần nghĩa là bán hết
tài sản ngắn hạn đi để trả nợ ngắn hạn. Đây là tỷ số hiện hành có nghĩa là 1 đồng nợ
ngắn hạn đợc đảm bảo thanh toán bằng 5,3 lần tài sản ngắn hạn. Điều này có nghĩa là
khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp là tốt.
Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn = 5.3
Kết luận khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp này cực tốt. Liệu đã tốt cha?
Có ngời nói muốn biết đợc phải nhìn lên báo cáo kết quả kinh doanh. Anh này cả năm
kết quả kinh doanh lãi đợc bao nhiêu, lãi 216 tỷ. Nh thế là kết quả kinh doanh có lãi.
Điều này càng khăng định khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiêp này là cực
tốt. Cha chắc đã tốt đâu ạ> Muốn biết đợc tốt hay không tốt mình phải nhìn vào báo
cáo lu chuyển tiền tệ. Nó chia hoạt động của doanh nghiệp ra làm 3 loại:
1. Lu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: Mua chịu hàng hóa đa vào nợ ngắn

hạn, ta đa vào hoạt động kinh doanh, nhng vay ngắn hạn ngân hàng lại là hoạt
động tài chính,
2. Lu chuyển tiền từ hoạt động đầu t: Liên quan tới toàn bộ tài sản dài hạn của
doanh nghiệp ví dụ các khoản phải thu trên 1 năm, mua tài sản cố định hữu hình,
vô hình, xây dựng cơ bản dở dang. Mua tài sản cố định là chi, bán tài sản cố dịnh
là thu. Loại 3 là bất động sản đầu t. Mua bất động sản đầu t là chi, bán bất động
sản đầu t là thu. Thứ 4 là đầu t tài chính dài hạn: góp vốn liên doanh liên kết vào
các doanh nghiệp khác đây ko phải là hoạt động tài chính đâu nhá, mà đây là hoạt
động đầu t. Mua cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp khác là hoạt động đầu
t. Tiền thu đợc từ hoạt động đầu t chính là dòng tiền vào.
3. Lu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: Mọi hoạt động cả 2 vế đều liên quan đến
tiền, bao gồm vay nợ ngắn hạn ngân hàng, vay nợ dài hạn ngân hàng, trả gốc ngắn


hạn, trả gốc dài hạn. Phát hành trái phiếu bán ra ngoài, trái phiếu lúc này là công
cụ thu tiền về trả gốc, trả lãi cho ngừoi mua nó.

Thu về là dấu dơng, chi ra là dấu âm
Lợi nhuận trớc thuế là khoản thu, thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản chi
Khấu hao tài sản cố định là khoản chi phí nhng là khoản chi phí ko phải bằng tiền do
đó doanh nghiệp đợc thu tiền về. Trong báo cáo kết quả kinh doanh nó là khoản chi,
nhng chi ko phải bằng tiền thì số tiền này tôi đợc thu về. ở đây là thu về và chi ra chứ
ko phải là chi phí.
Các khoản dự phòng là các khoản chi trong kì
Lãi chênh lệch tỉ giá hối đoái là khoản thu trong kì
Chi phí trả lãi tiền vay là khoản chi (đây là tổng số tiền phải trả lãi)
VD xi măng bỉm sơn
Tăng giảm các khoản phải thu -2131 tỉ (chi) đây là bán chịu nhiều hơn. Bán chịu gọi
là tín dụng thơng mại. Doanh nghiệp cho vay nhiều hơn. Nếu các khoản phải thu giảm
trong kì, đầu kì 10 tỷ, cuối kì còn có 5 tỷ, có nghĩa là cuối kì doanh nghiệp đã thu đợc
tiền về. Gỉam các khoản phải thu (thu), tăng các khoản phải thu (chi).
Hàng tồn kho -1499 (chi)
Điều nay có nghĩa là trong kì doanh nghiệp đã mua thêm hàng hóa, nguyên vật liệu là
1499 tỷ đồng (hàng tồn kho đầu kì - cuối kì) nh thế là cuối kì hàng tồn kho đã tăng
thêm 1499. Tăng hàng tồn kho.
Các khoản phải trả dơng là thu. Tăng các khoản phải trả (nguồn vốn). Trong kì doanh
nghiệp này chiếm dụng vốn nhiều hơn thế nên các khoản phải trả mới tăng lên.
Anh bán chịu hàng hóa là chi, còn anh đi chiếm dụng vốn thì là thu.
Lu chuyển tiền tệ thuần trong kì của Bỉm Sơn âm.
Chi phí trả lãi tiền vay đợc tính vào chi phí hoạt động kinh doanh. Trả gốc đợc tính vào
chi phí tài chính. Cũng nh khấu hao tài sản cố định. Tôi mua tài sản cố định là hoạt
động đầu t, vậy khi tôi thu khấu hao về thì phải là hoạt động đầu t chứ, nhng vì khấu
hao đợc đa vào chi phí nên nó nằm ở hoạt động kinh doanh.
Lu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh âm, thì lấy tiền đâu bù đắp cho hoạt động
kinh doanh này: lấy từ hoạt động đầu t có thể bán bớt tài sản cố định đi, hoặc là đi vay
nợ, Bỉm Sơn hoạt động đầu t âm, nguyên doanh nghiệp này đã đầu t vào tài sản cố
định hơn 900 tỷ. Tiền lấy từ đâu, bình thờng lấy từ hoạt động kinh doanh. Hoạt động

kinh doanh âm, hoạt động đầu t cũng âm, vậy 2 nguồn này lấy từ đâu. Chỉ còn lấy từ
hoạt động tài chính. Điều này cho thấy doanh nghiệp này đi vay nợ ngắn hạn để tài trợ
cho hoạt động đầu t và tài trợ cho thiếu hụt từ hoạt động kinh doanh. Con số âm 858 tỷ
cho biết điều gì? Tổng cung từ hoạt động kinh doanh trừ đi tổng chi từ hoạt động kinh
doanh thì âm mất 858 tỷ hay nói cách khác doanh nghiệp này chi cho hoạt động kinh
doanh còn lớn hơn cả thu về từ hoạt động kinh doanh thì lấy tiền đâu ra khả năng
thanh toán ngắn hạn. Chi nhiều nhất ở chi hàng tồn kho và bán chịu hàng hóa. Anh
này có bao nhiêu tiền ở hết hàng tồn kho.


1 doanh nghiệp hoạt động đầu t có thể âm là chuyện bình thờng bởi liên tục tôi đầu t
mở rộng quy mô nhà máy, năm nào tôi cũng phải mua thêm tài sản cố định. Tiền
thông thờng ngời ta sẽ lấy từ hoạt động kinh doanh, chính là lấy từ lợi nhuận sau thuế
hoặc trích khấu hao tái đầu t, hoặc thứ 2 lấy từ hoạt động tài chính. Cái này hoạt động
kinh doanh âm rồi, đi vay cả ngắn hạn dài hạn ngân hàng để tài trợ cho thiếu hụt hoạt
động kinh doanh.
Đối với doanh nghiệp mới thành lập, ngời ta xác định trong 3 năm đầu, lu chuyển tiền
tệ từ hoạt động kinh doanh đợc phép âm. Vì mới thành lập tôi phải mua nguyên vật
liệu nhiều, đang trong giai đoạn phát triển tôi phải mở rộng thị trờng. Vì vậy dòng tiền
đợc phép âm nhng âm càng ngày phải tiền dần tới 0.
Hoạt động đầu t trong 3 năm liền âm vì tôi đang trong giai đoạn tăng trởng vì thế liên
tục mua tài sản cố định, đầu t tài sản dài hạn. Anh này huy động từ vốn ngắn hạn dài
hạn hoặc là huy động từ vốn chủ sở hữu. Góp thêm vốn từ các thành viên để tài trợ cho
hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu t.
Nhng từ năm thứ 4 trở đi dòng tiền này không đợc phép âm. Dòng tiền này mà âm kết
luận luôn khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp này không tốt. Doanh
nghiệp ko đủ khả năng tài chính ngắn hạn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Trong giai đoạn phát triển doanh nghiệp vẫn tiếp tục đầu t tài sản dài hạn vì thế dòng
tiền từ hoạt động đầu t âm. Lấy tiền từ hoạt động kinh doanh để đầu t, có thể lấy 1
phần từ hoạt động tài chính nh vay nợ dài hạn để đầu t dài hạn, hoặc phát hành thêm

cổ phiếu, kêu gọi thêm vốn góp để đầu t.
Đến giai đoạn chín muồi (maturity), lu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh dơng.
Lúc này tôi ko đầu t mới nữa lúc này tôi còn đợc thu về từ thanh lý tài sản cố định
hoặc khấu hao. Lấy số tiền đó để trả lại 1 phần vốn góp hoặc trả cổ tức cho ngừoi góp
vốn
Trong giai đoạn suy thoái (sắp kết thúc một chu kì kinh doanh): âm rồi lại dơng, suy
thoái rồi lại phát triển.





Ti sn tng (chi): b tin ra mua thờm ti sn, ti sn gim (thu): bỏn bt
ti sn i, tin thu v
Ngun vn tng (i vay nhiu hn, chim dng vn nhiu hn) (thu), ngun
vn gim ngha l tụi ó dựng tin tr ht n ngn hn di hn (chi)
Ti sn tng, ngun vn gim (chi), ti sn gim, ngun vn tng (thu)
Cỏc khon phi thu gim tc l ó thu c tin v (thu)
Nhng du hiu cnh bỏo liờn quan v gian ln bỏo cỏo ti chớnh

1. Du hiu cnh bỏo sm
Gi bỏo cỏo chm: Vỡ sao gi bỏo cỏo chm, ti vỡ s liu khụng minh bch.

S liu khụng minh bch, ko rừ rng, ko lp bỏo cỏo ỳng k
Phỏt sinh vay hoc th chp ti sn cho cỏc ngõn hng khỏc: thụng qua
trung tõm tớn dng ca ngõn hng nh nc CIC.
Tng phi thu nhanh hn tng doanh thu: Doanh thu tng 10%, cỏc
khon phi thu tng 30%. iu ny cho thy doanh nghip ny bỏn chu



hàng hóa quá nhiều thì phần nợ xấu có thể phát sinh nhiều hơn. TH2 ta có
thể nghĩ đến là doanh nghiệp khống số liệu, bình thường doanh thu tăng thì
các khoản phải thu cũng tăng. Doanh nghiệp mà làm ăn ổn định thì tỉ trọng
sẽ ổn định.

Kỳ hạn các khoản phải thu dài hơn: các khoản phải thu nhiều dẫn đến
vòng quay giảm, vòng quay giảm thì dẫn đến kỳ hạn tăng.
‒ Tăng phải trả không tương xứng với doanh thu: DN này chiếm dụng vốn
hàng hóa nhiều, mua chịu hàng hóa nhiều mà doanh thu không tăng, có
nghĩa là hàng tồn kho của anh này tồn nhiều hơn.
‒ Tăng đột ngột hàng tồn kho: rất dễ dẫn đến tình trạng gian lận báo cáo
tài chính, 1 doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì tài sản giảm, tài sản giảm dẫn
đến vốn chủ sở hữu giảm. Nhưng anh ta lỗ ko muốn giảm vốn chủ sở hữu thì
anh ta phải khống tài sản lên, khống rất dễ hàng tồn kho.
‒ Phát sinh giải ngân gấp, tăng thấu chi: Nhu cầu tài chính ngắn hạn tăng,
vì sao lý do gì mà anh cần tiền gấp thế. Có thể sử dụng vốn không đúng mục
đích
‒ Thay đổi hoặc phát sinh các lý do thiếu tiền mới: trong kế hoạch,
phương án kinh doanh không có. để bù mất mát từ hoạt động kinh doanh.
2. Dấu hiệu cảnh báo chung
‾ Thấu chi được sử dụng như là 1 phương tiện thường xuyên: thường
xuyên vay mượn
‾ Lối sống không tương xứng với khả năng sinh lời của DN: 1 doanh
nghiệp báo lãi khủng khiếp mà xe đi giao dịch là 1 con xe cũ rích hoặc khống
lợi nhuận sau thuế. nếu 1 anh mà lợi nhuận sau thuế thấp mà sử dụng tài
sản hiện đại là anh ta sử dụng vốn ko đúng mục đích
‾ Khó trả lời các câu hỏi liên quan đến dựa án SXKD: có nghĩa là anh này
chỉ có khống số liệu báo cáo tài chính mà ko có 1 kế hoạch trc.
‾ Khó hay không có khả năng cung cấp các BCTC dự toán: thể hiện trình
độ kế toán rất yếu, bộ máy quản lí tài chính cũng rất yếu, ko có kế hoạch tài

chính cụ thể.
‾ Thể hiện sự không hài lòng với cách đối xử các ngân hàng khác, hoặc
các nhà kiểm toán hiện nay: Mình đến gặp họ, họ lại phàn nàn với mình về
các ngân hàng khác.
‾ Không có sẵn thông tin nội bộ hoặc thông tin nội bộ kém chất lượng:
ko cung cấp đc thông tin về các khoản phải thu, phải trả (kế toán quản trị)
‾ Thay đổi công ty kiếm toán, cán bộ điều hành cao cấp
3. Dấu hiệu cảnh báo cụ thể:
3.1 Liên quan đến Bảng cân đối kế toán
‒ Trạng thái vốn lưu động ròng âm
C1: Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn
Vốn lưu động ròng lấy từ nguồn dài hạn (nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu)


C2: Vốn lưu động ròng (vốn lưu động thường xuyên) = Nguồn dài hạn – Tài
sản dài hạn.
Vốn lưu động ròng âm có nghĩa
• Tài sản ngắn hạn còn nhỏ hơn cả nợ ngắn hạn. Doanh nghiệp này đang
dùng nợ ngắn hạn để tài trợ dài hạn. Mức độ rủi ro thanh khoản rất
lớn,
• Khả năng thanh toán ngắn hạn cực kém. Đem bán hết tài sản ngắn hạn
đi ko đủ để trả nợ ngắn hạn.
• Doanh nghiệp này đang không có nhu cầu vốn lưu động (vì tài sản ngắn
hạn hiện nay còn nhỏ hơn cả nợ ngắn hạn vậy doanh nghiệp này đi vay
nợ ngắn hạn làm gì. Tôi còn thừa cả nguồn ngắn hạn vậy tôi đi vay
nguồn ngắn hạn làm gì) Vì vậy đừng bh cho vay doanh nghiệp có vốn
lưu động ròng âm.
Ngân hàng nông nghiệp. Vốn lưu động ròng > = 10% nhu cầu vốn ngắn
hạn của doanh nghiệp.
Hệ số nợ = Nợ phải trả/ Tổng Nguồn vốn.










Hệ số nợ tăng, rủi ro tăng, nếu như khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn
vay hay khả năng sinh lời tốt thì ko sao.
Nguồn để đầu tư dài hạn, và nguồn để bù đắp cho hoạt động kinh
doanh đều đi vay nợ. Chỗ này mới là chỗ xấu nếu vay để đầu tư thì ko
sao, tình hình tài chính của doanh nghiệp này đang khó khăn hơn.
Tiền và các khoản tương đương tiền luôn duy trì ở trang thái thấp: Vào thời
điểm 31/12 chưa chia chác j mà duy trì ở mức thấp. Khó khăn trong việc thanh
toán tức thời.
Đầu tư tài chính ngắn hạn tăng đột biến trong khi doanh thu hoạt động tài
chính không tương xứng: Đầu tư tài chính ko hiệu quả hoặc anh ta khống đầu
tư tài chính lên
Tốc độ tăng các khoản phải thu lớn hơn tốc độ tăng doanh thu: Thông thường
doanh thu tăng thì các khoản phải thu tăng, hàng tồn kho tăng. Đây là dấu hiệu
khống các khoản phải thu lên.
Không cung cấp thông tin rõ ràng về các con nợ của các khoản phải thu, đặc
biệt phải thu khác.
Tài sản, nguồn vốn

1. Tài sản

Nếu doanh nghiệp có vốn lưu động ròng âm, chúng ta đưa ra kết luận: Doanh

nghiệp này sử dụng vốn sai mục đích. Lấy nguồn ngắn hạn để tài trợ dài hạn. Từ
đây dẫn đến mức độ thanh khoản của doanh nghiệp này sẽ tăng lên và khả năng
thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp này sẽ giảm đi.
Xác đinh nhu cầu vốn lưu động


Nhu cầu vốn lưu động = Tài sản kinh doanh - Nợ kinh doanh (Tài sản kinh doanh là
các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và các khoản phải thu khác - Nợ kinh
doanh là phải trả người bán và nợ ngắn hạn khác).
Vốn lưu động này này được tài trợ từ đâu? Vay và nợ ngắn hạn ngân hàng 372 tỷ
và từ nguồn dài hạn
Mục đích để đi tính nhu cầu vốn lưu động này là để chúng ta xác định được doanh
nghiệp có hay ko có nhu cầu vay nợ.
Tỷ trọng là nói tới cơ cấu.
Nhận xét tổng thể: Năm 2012 tổng tài sản của doanh nghiệp đã giảm được 160 tỷ
tương đương với 13%. Điều này cho thấy quy mô của doanh nghiệp giảm so với
năm 2011. Trong đó tài sản ngắn hạn giảm 139 tỷ tương đương với 16%. Tài sản
dài hạn giảm 21 tỷ tương đương với 7%. Cơ cấu tài sản có sự biến động đó là tài
sản ngắn hạn giảm, tài sản dài hạn giảm. Tiền tương đường tiền giảm, tương
đương với.
Mức độ biến động, kết cấu tài sản có ổn định hay ko? Đánh giá mức độ phù hợp hay
ko phù hợp tổng chỉ tiêu trên tổng tài sản. So sánh hàng ngang. Để đánh giá biến
động lớn hay nhỏ ta phải đi so sánh cái tỷ trọng. Kết cấu tài sản ổn định hay ko ổn
định, mức độ biến động về các chỉ tiêu của doanh nghiệp này là lớn , nhỏ hay vừa?
Nhỏ. Mức độ biến động rất nhỏ, mức độ biêns động thấp điều này cho thấy
kết cấu các chỉ tiêu tài sản của doanh nghiệp này của năm 2012 so với năm
2011. Nếu có chỉ tiêu nào đột biến. Tuy nhiên có chỉ tiêu hàng tồn kho, chỗ này ko
phải là -0.2% mà là dương 3, dương 4%. Quy mô của doanh nghiệp giảm thì các chỉ
tiêu cũng giảm. --> Phải tìm hiểu nguyên nhân tại sao
(Tăng giảm là quy mô, mức độ biến động là so sánh tỉ trọng)

Đánh giá sự hợp lý hay ko hợp lý của từng chỉ tiêu: 1 doanh nghiệp tiền và các
khoản tương đương tiền cuối năm duy trì ở mức độ 2.2% là hơi thấp. Vinamik,
fpt (15-20% trên tổng tài sản) chỉ số này duy trì ở mức tối thiểu là 5%. Doanh
nghiệp này luôn duy trì ở mức 2%. Điều này cho thấy DN này luôn Duy trì
lượng tiền và các khoản tương đương tiền ở mức thấp. Thấp quá nhiều khi
dẫn đến thiếu tiền và khó đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn đến hạn. Nhiếu
quá cũng ko tốt. Tốt nhất chúng ta nên so sánh với ngành. Đầu tư tài chính ngắn
hạn 0 0 1 0.4% chiếm tỷ trọng rất nhỏ và đang có chiều hướng giảm dần. Nhận xét
thêm đầu tư tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp là đầu tư vào đâu? 0.4%
tương ứng với 4 tỷ 370 triệu đồng. Về đầu tư tài chính ngắn hạn năm 2012 đã
giảm bao nhiêu tỷ tương ứng với bao nhiêu %. Nhưng xét về cơ cấu đầu tư
tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp đang có chiều hướng giảm. Nội dung
đầu tư tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp 4,370 này hoản toàn nằm dưới dạng
tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn. Tính thanh khoản của chỉ tiêu này sẽ là lỏng. Nhưng
nếu thanh tra đầu tư tài chính ngắn hạn là mua cổ phiếu mua trái phiếu. Mà trong


4tỷ 370 triệu này là mua cổ phiếu, nhận xét về giá thị trường tại thời điểm hiện tại
so với giá gốc mà doanh nghiệp mua cổ phiếu mà đang có chiều hướng giả. Điều
này cho thấy mức độ rủi ro của chỉ tiêu này của doanh nghiệp là tăng lên. Chúng ta
phải nhận xét về chất lượng. Tương tự các khoản phải thu ngắn hạn của doanh
nghiệp. Nếu 2012, sau 2011 thì chúng ta thấy không có sự biến động lớn. Năm
2012 chiếm tỷ trọng 33%, năm 2011 là 34% nhưng nếu nhìn về năm 2009, xu
hướng các của các khoản phải thu của doanh nghiệp này đang có chiều hướng
tăng lên. Các khoản phải thu tăng lên nghĩa là doanh nghiệp này đang bị chiếm
dụng vốn nhiều. Đi chi tiết, tính tới thời điểm 31/12/2012, các khoản phải thu là
342 tỷ, cụ thể từ những doanh nghiệp nào ta phải có 1 cái bảng kê, con nợ A bao
nhiêu tỷ, con nợ B. Sau đó nhận xét về chất lượng của các khoản phải thu này. Nếu
như con nợ của các doanh nghiệp vẫn đang hoạt động bình thường, chưa con nào
có nguy cơ rủi ro phá sản. Chúng ta nhận xét các khoản phải thu này là trong hạn

và có khả năng thu hồi tốt. Nếu như có 1 khoản nào đó ko tốt chúng ta phải chỉ ra
để nhìn thấy yếu tố rủi ro. Rồi cuối cùng đi so sánh mối tương đồng giữa các
khoản phải thu với các khoản phải trả. Đây là 1 doanh nghiệp thương mại anh
ta đi chiếm dụng vốn của người bán là bao nhiêu 1%, 9%, 17%, 15%. Anh này đi
chiếm dụng vốn thấp hơn rất nhiều so với bị chiếm dụng. Doanh nghiệp này đang
bị chiếm dụng vốn nhiều hơn dẫn đến nguồn ngắn hạn bị thiếu hụt. Doanh nghiệp
phải vay ngắn hạn ngân hàng rất nhiều. Vay và nợ ngắn hạn là 40% vốn. Mức độ
vay nợ ngắn hạn từ các tổ chức tín dụng đang có chiều hướng gia tăng. ở đây hiệu
quả sử dụng mõi đồng nợ vay ko tốt thì chắc chắn mức độ rủi ro cũng sẽ tăng lên.
điều này cho thấy 1 cơ cấu chưa hợp lý. Nếu chúng ta là nhà quản trị doan nghiệp
ko phải là ngân hàng khi phân tích đến đây thì chúng ta nghĩ ngay ra giải pháp đề
xuất cho lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện đấy là gì? Kì kinh doanh tiếp theo doanh
nghiệp này nên chiếm dụng vốn nhiều hơn. Chiếm dụng vốn nhiều hơn sẽ giảm đc
vay và nợ ngắn hạn ngân hàng. Tuy nhiên đứng từ góc độ ngân hàng nếu chúng ta
tư vấn như thế thì chúng ta ko đạt đc chỉ tiêu, đề xuất của chúng ta nên giảm các
khoản phải thu, bán chịu hàng hóa ít thôi, đưa ra chính sách khuyến khích doanh
nghiệp khách hàng trả tiền ngay. Giamr đc cái này sẽ tăng tiền tương đương tiền,
vậy khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp này sẽ tốt hơn. Mức độ rủi ro
giảm. Hàng tồn kho của doanh nghiệp này 43%, 37.8%, 36%, 36%. Ổn định. Quy
mô của doanh nghiệp giảm, hàng tồn kho cũng giảm. Nhưng có nhiều doanh
nghiệp quy mô giảm nhưng tỷ trọng lại tăng lên. Hàng tồn kho tăng lên điều này
cho thấy quản lí hàng tồn kho của doanh nghiệp này chưa tốt. Sau khi nhận xét về
hàng tồn kho chúng ta nhận xét về chất lượng của hàng tồn kho. Trong tài sản dài
hạn, Các khoản phải thu dài hạn ko có, Tài sản cố định 28%. 14.5%, 13%, 14.3%
tương đối ổn định trong 2 năm vừa qua. Xét về xu hướng thì đang có xu hướng
giảm dần. Điều này cho thấy doanh nghiệp này ko đầu tư mới trong những năm
vừa qua. Tài sản cố định giảm do khấu hao. Bất động sản đầu tư nếu chúng ta lấy
số liệu của 2 năm liền kề phân tích chỗ nào là 11%, chỗ này là 12% thì tăng ko
đáng kể, 3 năm cũng thấy bình thường nhưng các bạn nhìn vào 2009 nhìn thấy



bằng 0, năm 2010 anh này đầu tư bất động sản 132 tỷ. Chỗ này đứng ở góc độ là
nhà đầu tư chúng ta phải xem lại 132 tỷ đó là cái j. Xu hướng năm 2010 bất động
sản tăng giá anh nào cũng lao vào mua bất động sản. Năm 2010 anh này cũng
tham gia vào bất động sản, Chúng ta cần phải xem lô đất đấy ở đâu, giá thị trường
của nó là bao nhiêu. Nếu như giá trị thực tế giảm thì tài sản giẩm, vốn chủ sở hữu
của doanh nghiệp giảm, rủi ro biết đâu nằm ở đây. Đầu tư tài chính dài hạn 4%,
4.1%, 1%, 0.4% đang có chiều hướng giảm dần. số ko đáng kể là Tài sản dài hạn
khác.
2. Nguồn vốn
Nợ phải trả 67%, 72%, 71%, 67%, nếu như 3 năm gần đây nợ phải trả có xu
hướng giảm dần. Nợ phải trả giảm, mức độ hay khả năng tự chủ tài chính của
doanh nghiệp này sẽ tăng lên. Rủi ro hoạt động tài chính sẽ giảm đi. Chi tiết, vay và
nợ ngắn hạn thì lại đang tăng. Đây là các khoản nợ phải trả lãi trực tiếp. mặc dù
Hệ số nợ giảm, nhưng vay và nợ ngắn hạn từ các tổ chức tín dụng lại có chiều
hướng tăng điều này làm chi phí hoạt động tài chính sẽ tăng lên. Doanh nghiệp nào
mà dùng nợ ko hiệu quả thì vay càng nhiều càng chết. Phải trả người bán đang
có chiều hướng tăng nhưng so với các khoản phải thu thì thấp hơn rất nhiều, mất
cân đối. Nợ ngắn hạn khác đang có chiều hướng giảm dần như thế là tốt. Nợ của
doanh nghiệp này phải trả người bán dài hạn là ko có. Vay và nợ dài hạn tương đối
ổn định và đang có chiều hướng giảm dần 4% xuống 3%. Nợ dài hạn khác chiếm tỷ
trọng không đáng kể, nhưng cái khác là năm 2012 chiếm 2%. Chúng ta phải kiểm
tra xem cái khác là cái gì.
Vốn chủ sở hữu. Vốn điều lệ ko có gì thay đổi nhưng xét về tỉ trọng đang có chiều
hướng tăng lên. Vốn điều lệ ko đổi nhưng vì quy mô giảm nên làm tỷ trọng tăng
như thế là tốt. Thặng dư vốn cổ phần đang có chiều hướng tăng, lợi nhuận giữ lại
chưa phân phối đang có chiều hướng tăng lên. Cái này ngược với nợ phải trả. Nợ
phải trả đang giảm thì vốn chủ sở hữu sẽ tăng.
Kết luận cuối cùng từ tài sản nguồn vốn
- Xét về cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp là hợp lý, dựa trên cơ sở vốn

lưu động ròng của doanh nghiệp lớn hơn 0.
- Quy mô của doanh nghiệp đang có chiều hướng giảm nhưng về mức độ biến
động các chỉ tiêu tài sản, nguồn vốn thì rất thấp điều này cho thấy sự ổn định về
cơ cấu tài sản, nguồn vốn trong 3 năm vừa qua. Tuy nhiên tiền và tương đương
tiền luôn duy trì ở mức thấp. Các khoản phải thu đang có chiều hướng tăng dần.
Bất động sản đầu tư đang có chiều hướng tăng lên và khoản này đột biến năm
2010. Vay và nợ ngân hàng đang có chiều hướng tăng.
B¸o c¸o kÕt qu¶ kinh doanh
Doanh thu bán hàng, các dịch vụ năm 2012 giảm bao nhiêu tiền, tương ứng với
bao nhiêu %. Gía vốn hàng bán giảm bao nhiêu tương ứng với bao nhiêu %. Kết
luận lợi nhuận gộp của doanh nghiệp tăng lên hay giảm xuống số tiền bao nhiêu.


Hiu qu hot ng kinh doanh nm 2012 tng hay gim so vi nm 2011. So sánh
trên 3 con số tuyệt đối, tơng đối và tỷ trọng. Nếu so sánh theo hàng ngang thì chỉ kết
luận đợc tăng giảm, ko kết luận đc vấn đề hiệu quả.
Gía vốn 96,3% 100 đồng doanh thu thì giá vốn hàng bán chiếm 96,3 đồng, chi phí tài
chính là 1,1 đồng, chi phí hoạt động là 0.9 đồng. Và cứ 100 đồng doanh thu thu về thì
lợi nhuận sau thuế có đợc 1 đồng. 1% này ngời ta gọi là lợi nhuận biên (tỷ suất lợi
nhuận trên doanh số). Đây là chỉ tiêu cực quan trọng
Lợi nhuận biên = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần (3 loại doanh thu)
Doanh thu giảm thì chi phí giảm. Lợi nhuận sau thuế giảm 54 tỷ tơng ứng với 66.9%.
Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh giảm vì Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế
giảm nhiều hơn doanh thu. Haylà căn cứ vào chi phí tăng. Năm 2012 giá vốn hàng bán
96%, năm 2011 là 95.6%. Điều này có nghĩa là 100 đồng doanh thu năm 2012 thu đợc
thì giá vốn hàng bán tăng 0.4 đồng. Chi phí tài chính từ 1,7 lên 2.1 tăng 0.4%. 100
đồng doanh thu chi phí tài chính tăng 0.4 đồng. Chi phí bán hàng tăng 0.1 đồng. (tỷ
trọng 2012- tỷ trọng 2011).
100 đồng doanh thu thì giá vốn hàng bán tăng 0.44 đồng, chi phí tài chính tăng 0.39
đồng, ... đợc mỗi cái chi phí khác giảm 0.04 đồng nhng con số tuyệt đối ko đáng kể.

Điều này làm cho lợi nhuận sau thuế giảm 0.05 đồng. Hay nói các khác là 100 đồng
doanh thu thì lợi nhuận sau thuế đã giảm mất 0.05 đồng. Điều này cho thấy hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp năm 2012 giảm so với năm 2011.
Kết luận cuối cùng:
- Hiệu quả hoạt động kinh doanh của năm 2012 giảm so với năm 2011. Chi tiết 100
đồng doanh thu năm 2011 mang lại 1,3 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012 năm
mang lại có 0.6 đồng nh vậy đã giảm mất 0.5 đồng. Nguyên nhân do giá vốn tăng,
chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng.
- Xét về xu hớng trong 4 năm vừa qua, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp này
giảm từ 1% năm 2009 xuống còn 0.6% năm 2012 đợc mỗi 1 năm 2011 đột biến lên
1.3%. Năm 2012 hiệu quả giảm so với năm 2011 và xu hớng những năm vừa qua
giảm. 100 đồng doanh thu mang lại có 0.6 đồng lợi nhuận sau thuế, tỷ suất lợi
nhuận biên của doanh nghiệp này quá thấp. Lợi nhuận biên mà thấp nh thế này cho
thấy doanh nghiệp này quản lí chi phí cha tốt. Quản lí chi phí cha tốt, hiệu quả
kinh doanh giảm thì rủi ro của ngân hàng cho vay tăng lên.
(Vinamilk Lợi nhuận biên năm 2014 là 23%). ở việt nam hiện nay doanh nghiệp
thơng mại đạt lợi nhuận biên 3-5% ngời ta gọi là khá. 1-3% là bình thờng, còn dới
1% là thấp. Lợi nhuận biên mà 5% trở lên là tốt.
Phân tích dòng tiền báo cáo lu chuyển tiền tệ. Phân tích lu chuyển tiền từ hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu nh dòng tiền từ HĐKD mà âm thì chúng
ta kết luận khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp là cực thấp. 1 doanh
nghiệp 3 năm đầu đợc phép dòng tiền này là âm còn khi đã phát triển rồi thì nó
phải dơng. Sau 3 năm mà vẫn âm cho thấy tiềm lực, khả năng tài chính, mức độ rủi
ro của doanh nghiệp là cao, khả năng thanh toán ngắn hạn cực thấp.
Phân tích các chỉ tiêu tài chính


Có 5 nhóm. Financial ratio analysis.
- Khả năng thanh toán ngắn hạn
- Khả năng thanh toán dài hạn

- Hiệu quả quản lí tài sản
- Khả năng sinh lời
- Các tỷ số giá thị trờng
Đứng từ góc độ ngân hàng thì dùng 4 tỷ số đầu tiên.
1. Khả năng thanh toán ngắn hạn (Khả năng thanh khoản)
Xu hớng: tốt. Khả năng thanh toán nhanh >0.5 xu hớng đang tăng dần. Khả năng
thanh toán tức thời nhỏ quá.
Tỷ số hiện hành của cty năm 2012 là 1.16 lần điều này cho thấy 1 đồng nợ ngắn
hạn đợc đảm bảo thanh toán bằng 1,16 lần tài sản ngắn hạn và đã tăng so với năm
2011. Điều này cho thấy năm 2012 khả năng thanh toán hiện hành của doanh
nghiệp này tốt hơn năm 2011. Phân tích xu hớng trong 4 năm vừa qua thì tỉ số này
đang có chiều hớng tăng dần, điều này cho thấy khả năng thanh toán hiện hành của
doanh nghiệp này tốt lên.
Tỷ số thanh toán nhanh năm 2012 đạt 0.58 lần điều này cho thấy. Phân tích xu hớng 4 năm vừa qua tỷ số thanh toán nhanh đang có xu hớng tăng dần điều này cho
thấy khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp đang tốt lên. Tuy nhiên khả
năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp thấp quá. Năm 2012 lớn nhất chỉ 0.04,
3 năm vừa qua đang có xu hớng giảm dần. Điều này cho thấy khả năng thanh toán
các khoản nợ ngắn hạn đến hạn của doanh nghiệp này là cha tốt. Doanh nghiệp vẫn
có thể rơi vào tình trạng khó khăn
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay (time interest earned) = lợi nhuận trớc lãi vay và
thuế/ Chi phí trả lãi tiền vay. 1 đồng chi phí trả lãi tiền vay đợc đảm bảo thanh toán
bằng bao nhiêu đồng. Tỷ số này càng cao thì khả năng trả lãi của doanh nghiệp
này càng tốt. yêu cầu chỉ số này phải >1. =1 thì doanh nghiệp nàyvừa trả lãi xong
thì hết tiền rồi, ko có nguồn trả nợ dài hạn nếu nh phải lấy cả lợi nhuận sau thuế để
trả. Xu hớng đang giảm dần điều này cho thấy hiệu quả sử dụng mỗi đồng nợ vay
và khả năng trả lãi của DN đang có chiều hớng giảm dần.
Kết hợp với phần phân tích cơ cấu tài sản nguồn vốn chúng ta thấy Vay và nợ

ngắn hạn của DN này đang có chiều hớng tăng lên và hiệu quả mỗi đồng nợ
vay giảm dần. Nh thế mức độ rủi ro vay nợ ngân hàng của anh này đang có

chiều hớng tăng lên.
2. Khả năng thanh toán dài hạn

Chi phí trả lãi tiền vay đc tính vào chi phí hoạt động kinh doanh vì thế nó tiết kiệm
đc 1 phần thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngời ta gọi đó là lá chắn thuế hay là tax
shield.


Tỷ số tổng nợ = Tổng nợ/ Tổng nguồn. Con số 0.67. 100 đồng vốn doanh nghiệp
này đang kinh doanh thì nợ chiếm 67 đồng. Vậy thì khả năng tự tài trợ 0.33 đồng.
Tỉ số tự tài trợ = 1 tỷ số tổng nợ.
Theo thông t 13/2011 của ngân hàng nhà nớc Việt Nam quy định cho vay có tài
sản đảm bảo và cho vay ko vợt quá 70% giá trị tài sản đảm bảo. Chuẩn quốc tế tý
số tổng nợ ko đc vợt quá 0.5. 50 nợ 50 vốn chủ sở hữu nh thế là an toàn. Nợ càng
nhiều khả năng tự chủ tài chính càng giảm. đồng nghĩa với mức độ rủi ro tài chính
sẽ tăng lên và làm giảm khả năng thanh toán ngắn hạn.
Câu hỏi
Doanh nghiệp dùng nợ tốt hay ko tốt. 4 năm vừa qua DN tôi dùng nợ có hiệu quả
hay ko? Lợi nhuận sau thuế dơng để kết luận sử dụng nợ có hiệu quả. Chứng mình
doanh nghiệp khi nào nên dùng nợ, khi nào ko?
ROE năm 2012: 7.97% có nghĩa là 100 đồng vốn chủ sở hữu tôi đa vào kinh doanh
thì lãi đc 7.97 đồng. Nh thế là quá thấp. Nếu tôi là nhà đầu t tôi sẽ ko đầu t vào
doanh nghiệp này. Năm 2012 lãi của ngân hàng đã đc 9%. Đứng từ góc độ chủ sở
hữu của doanh nghiệp là cổ đông, là những ngời góp vốn thì đây là chỉ tiêu tài
chính cực quan trọng. Mục tiêu cuối cùng mà DN hớng tới là ROE. Khi thành lập
các công ty con thì anh ta đa vốn chủ sở hữu vào vậy thì mỗi đồng vốn chủ sở hữu
ấy phải tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận chứ. Vietel tính = 1.5* lãi suất tiền gửi
bình quân. Vỗn chủ sở hữu ko thể so sánh với tiền gửi đc. Tôi gửi tiền vào ngân
hàng an toàn tuyệt đối, tôi góp vốn vào kinh doanh mức độ rủi ro của tôi cao hơn
rất nhiều, thì phải cao hơn cả lãi suất ngân hàng cho vay ra nữa.

Liệu đi vay vốn ngân hàng ROE có tăng lên hay giảm đi. Tùy. Nếu nh mỗi đồng nợ
vay anh đa vào hoạt động kinh doanh mà khả năng sinh lời của nó lớn hơn lãi vay
ngân hàng. vay ngân hàng 10%/ năm. Khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn là
11%/năm. Lãi đc 1%. 1% làm tăng lợi nhuận sau thuế --> Làm tăng ROE. Sử
dụng nợ vay là luôn tốt. Tốt ở đây là tốt so với vốn chủ sở hữu vì thứ 1 chi phí nợ
vay bao giờ cũng thấp hơn vốn chủ sở hữu, tốt thứ 2 là lá chắn thuế. Tốt thứ 3 là
công cụ lập kế hoạch rất dễ vì lãi suất cố định nhng xấu vì nếu nh lãi suất ngân
hàng mà cao hơn tỷ lệ sinh lời trên mỗi đồng vốn vay thì ngời ta gọi đó là trạng
thái đòn bẩy âm. Anh vay càng nợ càng nhiều, ROE càng giảm, mức độ rủi ro tài
chính tăng lên.
Nếu lãi suất là 16% thì doanh nghiệp này hòa. Nếu lãi suất là 17% thì lãi suất giảm
nếu vay nợ 10 tỷ.
Kết luận: Nếu lãi suất ngân hàng lớn hơn 16% thì DN này vay nợ càng nhiều, ROE
càng giảm, Nếu lãi suất ngân hàng dới 16% DN vay nợ càng nhiều, ROE càng
tăng.
Tỷ suất sinh lời cơ sở (BEP-Basic Earning Power) = EBIT/Tổng nguồn vốn = 16%.
Bep > Lãi suất ngân hàng --> Doanh nghiệp này đang dùng nợ hiệu quả và ngợc lại or đòn bẩy tài chính đang trong trạng thái âm.


×