Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu hình thái và giải phẫu thích nghi của một số loài thực vật sống trong rừng ngập mặn hiền hào, xã xuân đán, huyện cát bà, thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 73 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

======

VŨ THỊ HUYỀN ANH

NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU
THÍCH NGHI CỦA MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT
SỐNG TRONG RỪNG NGẬP MẶN HIỀN HÀO,
XÃ XUÂN ĐÁN, HUYỆN CÁT BÀ,

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học

Người hướng dẫn khoa học
1. ThS. TRỊNH XUÂN THÀNH
2. TS. ĐỖ THỊ LAN HƯƠNG

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới quý Thầy Cô Trƣờng Đại học
Sƣ Phạm Hà Nội 2, những ngƣời đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và
kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trƣờng.
Tôi xin gửi lời cám ơn đến tất cả các Thầy Cô khoa Sinh - KTNN đặc
biệt là cô Đỗ Thị Lan Hƣơng và thầy ThS. Trịnh Xuân Thành - Viện Sinh thái
& Tài nguyên sinh vật, những ngƣời giáo đáng kính đã hết lòng dạy dỗ, giúp


đỡ, tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành kính gửi lời cám ơn đến:
Cha, mẹ và em trai đã luôn tin tƣởng ủng hộ tôi và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập.
Các bạn, các anh chị đã gắn bó cùng học tập giúp đỡ tôi trong quãng đời
sinh viên.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2016
Tác giả

Vũ Thị Huyền Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả khóa luận là kết quả của riêng tôi dƣới sự
hƣớng dẫn của thầy giáo ThS. Trịnh Xuân Thành và cô giáo - TS. Đỗ Thị Lan
Hƣơng.
Khóa luận với đề tài: “Nghiên cứu hình thái và giải phẫu thích nghi
của một số loài thực vật sống trong rừng ngập mặn Hiền Hào, xã Xuân
Đán, huyện Cát Bà, thành phố Hải Phòng” chƣa từng đƣợc công bố trong
bất kì công trình nghiên cứu nào. Nếu có gì sai phạm ngƣời viết sẽ chịu mọi
hình thức kỉ luật theo đúng quy định của việc nghiên cứu khoa học.
Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2016
Tác giả

Vũ Thị Huyền Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu. .............................................................................................. 3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .................................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................. 3
4. Bố cục của khóa luận ............................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 4
1.1. Tổng quan về rừng ngập mặn. .............................................................................. 4
1.1.1. Định nghĩa rừng ngập mặn. ............................................................................... 4
1.1.2. Các nhân tố môi trƣờng rừng ngập mặn ảnh hƣởng tới đời sống thực vật ....... 4
1.2. Tình hình nghiên cứu thực vật ngập mặn trên thế giới và Việt Nam ................... 6
1.2.1. Tình hình nghiên cứu giải phẫu thực vật ngập mặn trên thế giới ..................... 6
1.2.2. Tình hình nghiên cứu giải phẫu thực vật ngập mặn ở Việt Nam ...................... 7
1.3. Tình hình khai thác rừng ngập mặn trên thế giới và Việt Nam. ........................ 10
1.3.1. Tình hình khai thác rừng ngập mặn trên thế giới ............................................ 10
1.3.2. Tình hình khai thác rừng ngập mặn ở Việt Nam ............................................. 11
1.3.3. Vai trò của rừng ngập mặn. ............................................................................. 11
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN ........................................... 13
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 13
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................... 13


2.2. Địa điểm nghiên cứu........................................................................................... 13
2.3. Thời gian nghiên cứu .......................................................................................... 13
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 14
2.4.1. Nghiên cứu ngoài thực địa .............................................................................. 14
2.4.2. Phƣơng pháp ngâm mẫu tƣơi .......................................................................... 14
2.4.3. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ................................................................ 14
2.5. Điều kiện tự nhiên ở các khu vực nghiên cứu .................................................... 15
2.5.1. Vị trí địa lý....................................................................................................... 15

2.5.2. Khí hậu ............................................................................................................ 15
2.5.3. Đất ................................................................................................................... 16
2.5.4. Hệ thực vật....................................................................................................... 16
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN .................................... 18
3.1. Sú (Aegyceras corniculatum) ............................................................................. 18
3.1.1. Hình thái .......................................................................................................... 18
3.1.2. Giải phẫu.......................................................................................................... 19
3.1.2.1. Lá cây Sú ...................................................................................................... 19
3.1.2.2. Thân cây Sú. ................................................................................................. 22
3.1.2.3. Rễ cây Sú. ..................................................................................................... 24
3.2. Đƣớc nhọn (Rhizophora mucronat) ................................................................... 27
3.2.1. Hình thái .......................................................................................................... 27
3.2.2. Giải phẫu.......................................................................................................... 28
3.2.2.1. Lá Đƣớc nhọn ............................................................................................... 28
3.2.2.2. Thân Đƣớc nhọn. .......................................................................................... 31


3.3. Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza)........................................................................ 33
3.3.1. Hình thái .......................................................................................................... 33
3.3.2. Giải phẫu.......................................................................................................... 34
3.3.2.1. Lá Vẹt dù. ..................................................................................................... 34
3.3.2.2. Thân Vẹt dù. ................................................................................................. 37
3.4. Trang (Kandelia candel)..................................................................................... 39
3.4.1. Hình thái .......................................................................................................... 39
3.4.2. Giải phẫu.......................................................................................................... 40
3.4.2.1. Lá Trang ....................................................................................................... 40
3.4.2.2. Thân cây Trang ............................................................................................. 43
3.4.2.3. Rễ cây Trang................................................................................................. 46
3.5. Mắm ổi (Avicennia marina) ............................................................................... 48
3.5.1. Hình thái .......................................................................................................... 48

3.5.2. Giải phẫu.......................................................................................................... 50
3.5.2.1. Lá Mắm ổi. ................................................................................................... 50
3.5.2.2. Thân Mắm ổi. ............................................................................................... 52
3.5.2.3. Rễ Mắm ổi. ................................................................................................... 53
3.6. Đặc điểm thích nghi của thực vật rừng ngập mặn .............................................. 56
3.6.1. Rễ ..................................................................................................................... 56
3.6.1.1. Rễ trên mặt đất.............................................................................................. 56
3.6.1.2. Rễ dƣới mặt .................................................................................................. 56
3.6.2. Thân ................................................................................................................. 57
3.6.3. Lá ..................................................................................................................... 57


3.6.4. Sự thích nghi của cơ quan sinh sản ................................................................. 57
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................................... 58
I. Kết luận. ................................................................................................................. 58
I.1. Hình thái. ............................................................................................................. 58
I.2. Giải phẫu ............................................................................................................. 59
II. Đề nghị .................................................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 61


DANH MỤC CÁC ẢNH
Ảnh 3.1.1. Hình thái cây Sú (Aegyceras corniculatum)............................................ 18
Ảnh 3.1.2. Lát cắt ngang lá Sú .................................................................................. 19
Ảnh 3.1.3. Cấu tạo gân chính lá Sú ........................................................................... 21
Ảnh 3.1.4. Lát cắt ngang thân Sú .............................................................................. 22
Ảnh 3.1.5. Cấu tạo một phần thân Sú ........................................................................ 23
Ảnh 3.1.6. Lát cắt ngang rễ cây Sú ........................................................................... 24
Ảnh 3.1.7. Phần vỏ của rễ cây Sú .............................................................................. 25
Ảnh 3.1.8. Cấu tạo phần trụ rễ cây Sú ....................................................................... 26

Ảnh 3.2.1. Hình thái cây Đƣớc nhọn (Rhizophora mucronata) ............................... 27
Ảnh 3.2.2. Lát cắt ngang lá Đƣớc nhọn .................................................................... 28
Ảnh 3.2.3.Cấu tạo một phần lá Đƣớc nhọn ............................................................... 29
Ảnh 3.2.4. Cấu tạo gân chính lá Đƣớc nhọn ............................................................. 30
Ảnh 3.2.5. Cấu tạo một phần thân Đƣớc Nhọn ......................................................... 31
Ảnh 3.3.1. Hình thái cây Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) ...................................... 33
Ảnh 3.3.2. Gân chính lá Vẹt dù ................................................................................. 34
Ảnh 3.3.3.Cấu tạo một phần phiến lá Vẹt dù ............................................................ 35
Ảnh 3.3.4. Cấu tạo gân chính lá Vẹt dù .................................................................... 36
Ảnh 3.3.5. Cấu tạo một phần thân Vẹt dù ................................................................. 37
Ảnh 3.3.6. Cấu tạo bó dẫn thân Vẹt dù ..................................................................... 38
Ảnh 3.4.1. Hình thái cây Trang (Kandelia candel) ................................................... 39
Ảnh 3.4.2. Lát cắt ngang lá Trang ............................................................................. 40


Ảnh 3.4.3. Cấu tạo gân lá Trang................................................................................ 42
Ảnh 3.4.4. Cấu tạo một phần thân cây Trang ............................................................ 43
Ảnh 3.4.5. Cấu tạo một phần vỏ thân cây Trang ....................................................... 44
Ảnh 3.4.6. Cấu tạo bó dẫn của thân cây Trang ......................................................... 45
Ảnh 3.4.7. Cấu tạo một phần rễ cây Trang................................................................ 46
Ảnh 3.4.8. Cấu tạo một phần phần vỏ rễ Trang ........................................................ 46
Ảnh 3.4.9. Cấu tạo một phần bó mạch rễ cây Trang ................................................. 47
Ảnh 3.5.1. Hình thái cây Mắm ổi (Avicennia marina).............................................. 48
Ảnh 3.5.2. Lát cắt ngang lá Mắm ổi .......................................................................... 50
Ảnh 3.5.3. Cấu tạo gân chính lá Mắm ổi................................................................... 51
Ảnh 3.5.4. Cấu tạo một phần thân Mắm ổi ............................................................... 52
Ảnh 3.5.5. Lát cắt ngang rễ cây Mắm ổi ................................................................... 53
Ảnh 3.5.6. Cấu tạo mật phần rễ Mắm ổi ................................................................... 54
Ảnh 3.5.7. Cấu tạo phần trụ của rễ cây Mắm ổi ........................................................ 55


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Một số loài cây nghiên cứu................................................................ 13


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

RNM:

Rừng ngập mặn

CNM:

Cây ngập mặn

IUCN:

Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên
nhiên.

Cs (c.s):

Cộng sự

VQG:

Vƣờn Quốc gia

HST:


Hệ sinh thái


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt mà Việt Nam là một trong
những quốc gia đƣợc thiên nhiên ban tặng, là một hệ sinh thái chuyển tiếp
giữa môi trƣờng biển và đất liền, chiếm một phần đáng kể trong các kiểu rừng
ngập nƣớc thƣờng tồn tại ở vùng nhiệt đới. Rừng ngập mặn xuất hiện ở vùng
ven biển nhiệt đới, nơi mà nƣớc triều thƣờng xuyên xảy ra, nó thƣờng phân
bố ở các vùng bờ biển có bùn, các cửa sông lớn, các vịnh cạn và các đầm mặn
tiếp giáp với biển, là hệ sinh thái độc đáo, các loài cây trong hệ thống rừng
ngập mặn chủ động thích nghi với môi trƣờng sống khắc nghiệt, phát triển tốt
trong điều kiện đặc biệt mà ít có loại cây nào có thể sống đƣợc, hệ thống rễ có
khả năng loại bỏ muối rất hiệu quả, không ngừng bồi đắp phù sa, đó cũng là
điểm đặc trƣng của thực vật sống trong quần xã rừng ngập mặn. Rừng ngập
mặn có vai trò rất lớn đối với môi trƣờng, là lá chắn gió, bão giữ cho vùng bờ
ven biển không bị xói mòn, nơi cƣ trú của nhiều động vật. Tạo nên một hệ
sinh thái đa dạng, có giá trị về mặt kinh tế cũng nhƣ về mặt xã hội rất cao là
nguồn tài nguyên ven biển quý giá và hữu ích.
Rừng ngập mặn Cát Bà có vị trí và vai trò rất quan trọng đối với thành
phố Hải Phòng. Nằm ở vùng biển Đông Bắc Việt Nam, Quần đảo Cát Bà
thuộc thành phố Hải Phòng, cách thủ đô Hà Nội khoảng 150 km về phía Đông
Nam, cách thành phố Hạ Long 25 km về phía Nam,…
Quần đảo Cát Bà bao gồm khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, vƣờn quốc gia
Cát Bà và quần đảo Long Châu có diện tích là 33,670 ha, bao gồm 13,478 ha
đất tự nhiên và 20,192 ha mặt biển. Vùng đệm có diện tích 13,000 ha. Quần
đảo bao gồm 388 hòn đảo đá vôi, đảo Cát Bà có diện tích bề mặt rộng trên
200 km2, là đảo lớn nhất trong số đó.


1


Sinh cảnh đất ngập triều có rừng ngập mặn bao phủ có tổng diện tích
khoảng 650 ha. Rừng ngập mặn là tài nguyên quý giá của vùng ven biển nhiệt
đới, có giá trị trong việc che cho bờ biển chắn sóng, đây cũng là nơi sinh sống
của nhiều loài sinh vật biển và nơi cƣ trú của các loài chim di cƣ.
Các bãi triều xung quanh đảo bao gồm bãi triều cát, bãi triều đá và triều
bùn là môi trƣờng sống lý tƣởng cho các sinh vật vùng triều nhƣ các loài
rong, tảo biển, động vật đáy. Ở các bãi triều đá, các loài động vật bám phát
triển dày đặc, tạo thành các thảm sinh vật là một dạng quần xã độc đáo của
khu di sản.
Quần đảo Cát Bà còn là trung tâm đa dạng sinh học cao của thế giới có
giá trị toàn cầu đƣợc Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) xếp loại.
Tiêu biểu là sự có mặt của 3,860 loài thực vật và động vật trên cạn và dƣới
biển. Có tới 130 loài đƣợc xác định là các loài quý hiếm, đƣợc đƣa vào sách
đỏ Việt Nam và thế giới, trong đó có 76 loài nằm trong danh mục quý hiếm
của IUCN, 21 loài đặc hữu. Đặc biệt loài Voọc Cát Bà (Trachypithecus
poliocephalus) là loài đặc hữu, hiện nay chỉ còn một quần thể với 63 cá thể
phân bố duy nhất ở Cát Bà. Voọc Cát Bà cùng với một số loài thực vật và
động vật đƣợc IUCN xếp hạng ở cấp cực kỳ nguy cấp.
Với các giá trị to lớn về nhiều mặt nhƣ: kinh tế, xã hội, môi trƣờng,
rừng ngập mặn đã và đang thu hút sự quan tâm bảo vệ, nghiên cứu của nhiều
nhà khoa học trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam. Với nhiều nghiên cứu về
rừng ngập mặn ở các khía cạnh khác nhau: sự đa dạng loài, khai thác, phân
bố, cấu tạo giải phẫu, giá trị sử dụng, năng suất rừng ngập mặn,….
Để bổ sung thêm các dẫn liệu về sự đa dạng của thực vật sống ở khu
ngập mặn chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu hình thái và
giải phẫu thích nghi của một số loài thực vật sống trong rừng ngập mặn
Hiền Hào, xã Xuân Đán, huyện Cát Bà, thành phố Hải Phòng". Đây là tài


2


liệu tham khảo giúp cho sinh viên Khoa Sinh trong các đợt đi thực tế thiên
nhiên.
2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu hình thái và giải phẫu của một số loài thân gỗ sống trong
rừng ngập mặn.
Đánh giá khả năng thích nghi của chúng trong môi trƣờng bán thủy triều.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phân bổ sung thêm thông tin, dữ liệu
khoa học về thảm thực vật rừng ngập mặn.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nhận biết đƣợc hình thái và giải phẫu một số loài thực vật thân gỗ sống
trong rừng ngập mặn Hiền Hào.
Đóng góp thêm cho phần tài liệu tham khảo để giúp cho sinh viên khoa
sinh trong đợt thực tế thiên nhiên tại Cát Bà.
4. Bố cục của khóa luận
- Ngoài phần Mở đầu, kết luận và tham khảo. Khóa luận bao gồm 3
chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan tài liệu; Chƣơng 2. Đối tƣợng, địa điểm, thời
gian và phƣơng pháp nghiên cứu; Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu và thảo
luận.

3


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về rừng ngập mặn.

1.1.1. Định nghĩa rừng ngập mặn.
Rừng ngập mặn là sản phẩm hoạt động của các hệ cửa sông nhiệt đới mà
ở đó thƣờng xuất hiện những điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển
của tập đoàn các cây ngập mặn nhƣ các đầm lầy, các bãi bùn triều, các lòng
sông cũ, các bãi bùn ven các cồn đảo cửa sông, chịu tác động trực tiếp của
thủy triều, song ít sóng to gió lớn.
1.1.2. Các nhân tố môi trường rừng ngập mặn ảnh hưởng tới đời sống thực
vật.
Độ mặn: Đây là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng và tỉ lệ
sống của cây.
Thiếu Oxy (úng): Khi thủy triều lên đất ngập nƣớc, nƣớc đọng ứ, rễ bị
ngộp, hiện tƣợng sinh hóa bị cản trở, cây không hút đƣợc dƣỡng khí và không
thải ra đƣợc thán khí.
Ánh sáng: Vào mùa khô ánh sáng rất mạnh làm hạn chế sự sinh trƣởng
của cây do ánh sáng làm tăng nhiệt độ không khí, đất, nƣớc, nƣớc bốc hơi
nhiều khi triều xuống làm đất càng thiếu nƣớc.
Thủy triều: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng của
rừng ngập mặn, vì không những ảnh hƣởng trực tiếp lên thực vật do mức độ
và thời gian ngập, mà còn ảnh hƣởng nhiều yếu tố khác nhau nhƣ kết cấu, độ
mặn của đất, sự bốc hơi nƣớc, các sinh vật khác trong rừng.
 Nghiên cứu những đặc điểm của thủy triều liên quan đến sự phân bố và
phát triển của rừng ngập mặn Việt Nam và một số nƣớc Đông Nam Á, Phan
Nguyên Hồng (1991) có nhận xét: Khi điều kiện khí hậu và đất không có sự

4


khác nhau lớn, thì vùng có chế độ bán nhật triều cây sinh trƣởng tốt hơn vùng
có chế độ nhật triều [7].
 Biên độ triều ảnh hƣởng rõ rệt đến sự phân bố của cây ngập mặn. Các

lƣu vực sông có biên độ triều thấp nhƣ ở miền trung trung bộ và tây bắc bán
đảo Cà Mau (0.5 - 1 m) khả năng vận chuyển trầm tích và nguồn giống kém,
do đó rừng ngập mặn phân bố trong một phạm vi rất hẹp. Chỉ ở những nơi có
biên độ triều cao trung bình (2 - 3 m), địa hình phẳng thì cây ngập mặn phân
bố rộng và sâu vào đất liền.
Gió: Có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự hình thành của rừng
ngập mặn theo nhiều cách. Nghiên cứu một số tác dụng của gió đến sự hình
thành và phát triển của rừng ngập mặn nhƣ: Làm tăng lƣợng mƣa ở vùng rừng
ngập mặn (gió mùa), đƣa nƣớc triều vào sâu trong đất liền do đó mà các cây
nƣớc lợ có thể phát triển dọc bờ sông vào sâu trong đất liền trên dƣới 100 km,
gió mạnh còn làm thay đổi khí hậu địa phƣơng nhƣ gió mùa đông bắc (tháng
10 đến tháng 2) đem theo không khí lạnh và hanh khô đã làm hạn chế sự sinh
trƣởng của rừng ngập mặn [7].
Nhiệt độ có ảnh hƣởng lớn cả hai quá trình quang hợp và hô hấp. Điều
chỉnh phần lớn các quá trình trao đổi chất và năng lƣợng nội tại trong cơ thể
thực vật ở những vùng có nhiệt độ bình quân trong năm cao, biên độ nhiệt
giữa ngày và đêm, giữa các mùa thấp (đồng thời độ ẩm cao) thì rừng ngập
mặn phát triển về kích thƣớc và số loài cây ngập mặn cao, số loài cây ngập
mặn giảm hẳn khi nhiệt độ xuống quá thấp. Ngƣợc lại khi nhiệt độ lên quá
cao (trên 35o C) cũng ảnh hƣởng đến hoạt động sinh lí của cây về đốt nóng lá,
khiến cho cây thoát hơi nƣớc nhanh và nhiều, hô hấp tăng, quang hợp giảm,
năng suất sơ cấp giảm [7].

5


1.2. Tình hình nghiên cứu thực vật ngập mặn trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu giải phẫu thực vật ngập mặn trên thế giới
Có 2 công trình nổi tiếng là Mangrovevegetation của V.J. Chapman
(1975) và Thebotany of mangroves của P.B. Tomlinson (1986) đã nghiên cứu

về giải phẫu, phân loại, phân bố, sinh thái một số loài cây ngập mặn trên thế
giới.
Nghiên cứu hình thái, giải phẫu trên một số loài cây ngập mặn có
Areschoug. D (1902), Mullan.C (1931), Walter.H (1936), Metcalfe.D và
Chalk.H (1950), Chapman.V (1975), Youssef.T và cs (1996). Các tác giả đã
kết luận, trong cấu trúc giải phẫu của chúng hình thành tổ chức chứa nƣớc và
ngăn cản sự thoát hơi nƣớc nhƣ có lớp tế bào hạ bì, tầng cuticun dày.
Walter. H (1961), Jennings. D. H (1968), Joshi. G và cs (1975). Dựa vào
khả năng điều chỉnh muối trong cơ thể cây ngập lại chia thành 3 nhóm:
+ Nhóm cây cản muối (salt - excluding) gồm các loài thuộc họ
Đƣớc (Rhizophoraceae).
+ Nhóm tiết muối ra ngoài (salt - excreting) có tuyến tiết muối gồm các
loài thuộc chi Mắm (Avicennia), Ô rô (Acanthus) và Sú (Aegiceras).
+ Nhóm cây tích tụ muối (salt - accumulating) tích tụ muối ở lá sắp rụng gồm
các loài thuộc chi Bần (Sonneratia), Cóc (Lumnitzera) và Giá (Exccecaria agallocha).
M. R. Atkinson và cs (1976) cho rằng các tuyến tiết muối của cây thuộc
chi Sú (Aegiceras) đào thải chủ yếu NaCl còn các muối dinh dƣỡng cần thiết
cho sinh trƣởng ít khi bị đào thải. Những loài CNM không có tuyến tiết muối
thích ứng bằng cách pha loãng dịch tế bào, không bào có nồng độ NaCl cao;
có mô nƣớc và hạ bì rất phát triển. Sự mọng nƣớc của lá CNM là một đặc
điểm thích ứng chứng tỏ không thể loại muối bằng rễ mà muối vẫn đƣợc tích
lũy trong những mô ở lá.

6


P. Saenger (1982) nghiên cứu sinh trƣởng ở chi Đƣớc (Rhizophora) và
chi Bần (Sonneratia) ở môi trƣờng có độ mặn cao cho thấy: lớp biểu bì dày,
tầng cuticun dày ở mặt trên của lá có tác dụng làm giảm sự mất nƣớc cho cây
và lá mọng nƣớc là phản ứng thích nghi của cây với NaCl. Mọng nƣớc là đặc

điểm của lá CNM và nó cũng là đặc tính của cây chịu hạn.
Tomlinson (1986) nghiên cứu về thực vật RNM cho rằng: Các loài cây
ngập mặn có những đặc điểm thích nghi với môi trƣờng sống rất độc đáo.
Sống trong điều kiện ngập nƣớc, các loài CNM đã có một hệ rễ vững chắc
nhƣ Chi Đƣớc (Rhizophora), chi Vẹt (Bruguiera) có hệ rễ chống, chi Mắm
(Avicennia), chi Bần (Sonneratia) có hệ rễ hô hấp. Ở chi Sú (Aegiceras), chi
Ô rô (Acanthus), chi Mắm (Avicennia) có tuyến tiết muối để loại muối ra khỏi
cơ thể. Một số loài có hiện tƣợng sinh hạt nảy mầm sau khi chín và không có
thời kỳ nghỉ.
Nandy Datta, Paramita, Das, Sauren và cs (2007) nghiên cứu ảnh hƣởng
của độ mặn lên quá trình quang hợp, cấu tạo giải phẫu lá, sự tích lũy ion và
việc sử dụng nitơ tổng hợp có ảnh hƣởng đến 5 loài CNM ở Ấn Độ.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu giải phẫu thực vật ngập mặn ở Việt Nam
Việt Nam có hệ thống giới thực vật phong phú và đa dạng và nhân dân ta
từ lâu đời cũng đã có những kiến thức về thực vật khá phong phú, một số loài
cây ở Việt Nam đã đƣợc mô tả khá chi tiết trong bộ “ Vân đài loại ngữ” của
Lê Quý Đôn (thế kỉ XVI). Sau Lê Quý Đôn, Nguyễn Trứ đã đi sâu hơn về các
cây trong “Việt Nam thực vật học”.
Ở Việt Nam có một số công trình nghiên cứu những đặc điểm thích nghi
của rễ, thân, lá, trụ mầm một số loài cây sống trong môi trƣờng lầy mặn của
một số tác giả nhƣ Nguyễn Thị Chính, 1981; Trần Văn Ba, 1984; Chu Thị
Thìn, 1984; Nguyễn Khoa Lân, 1996, 1997; Nguyễn Thị Hồng Liên, 1998,
Trần Thị Phƣơng, 2002,… Các nghiên cứu cho nhận xét: lá các cây sống

7


trong môi trƣờng ngập mặn có một số đặc điểm cấu trúc tƣơng tự nhau nhƣ:
lá có tầng hạ bì, gân lá phát triển mạnh, các mạch của gân bé, thành dày, số
lƣợng nhiều, các tế bào thịt lá có kích thƣớc bé (trừ tế bào mô nƣớc), biểu bì

có vách thẳng có nhiều lỗ khí. Cấu trúc thân, rễ có các khoảng gian bào chứa
khí và có các tổ chức cơ học có tác dụng nâng đỡ cho cây [22].
Năm 1970, trong cuốn “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” gồm 6 tập do
Lê Khả Kế chủ biên, trong đó một phần nhỏ ở tập 4, 5 có đề cập một số cây
thủy sinh. Trong đó, các tác giả mới chỉ mô tả về đặc điểm về hình thái của cơ
quan sinh dƣỡng và cơ quan sinh sản.
Năm 1980, NXB Giáo dục cho xuất bản giáo trình: “ Hình thái, giải
phẫu thực vật” của nhóm tác giả Hoàng Thị Sản, Nguyên Hồng, Nguyễn Tề
Chỉnh, cùng một số giáo trình khác nhƣ: “ Hình thái, giải phẫu thực vật” của
Cao Thúy Nga, “Thực vật học” của Trần Công Khanh, “Hình thái thực vật
học” của Nguyễn Bá… Nói chung đều mô tả hình thái, giải phẫu chung của
các cơ quan sinh dƣỡng [26].
Năm 1980, trong luận văn sau đại học của Trần Văn Ba “Bước đầu
nghiên cứu hình thái, giải phẫu rễ của một số loài thực vật ngập mặn” đã mô
tả, so sánh cấu tạo của các loài rễ trên cùng một cây, từ đó chứng minh tính
thích nghi với môi trƣờng sống ở vùng ngập mặn.
Phạm Hoàng Hộ cho xuất bản cuốn “Cây cỏ Việt Nam” với 3 quyển - 6
tập mô tả một số loài thực vật thủy sinh và sự phân bố của chúng [7].
Nguyễn Thị Hồng Liên (1999) trong luận văn cao học: “Cấu tạo giải
phẫu thích nghi cơ quan sinh sản của cây Trang” đã tìm ra đặc điểm thích
nghi sinh sản của một số loài cây họ Đƣớc trong điều kiện bãi lầy ngập mặn
[21].
Phan Nguyên Hồng và cs (1998) đã nghiên cứu vai trò của RNM Việt
Nam kỹ thuật trồng và chăm sóc, kết quả nghiên cứu cho thấy các loài cây

8


RNM có những đặc điểm thích nghi với điều kiện sống. Sống ở nơi có độ mặn
cao, đất ngập nƣớc, thiếu không khí, điều kiện khí hậu nóng ẩm vùng nhiệt

đới, cây có khả năng giữ cân bằng sinh lý giữa điều tiết muối, điều tiết nƣớc
và quang hợp có hiệu quả. Cây ngập mặn có hệ rễ hô hấp hoặc rễ chống, các
tinh thể làm tăng thêm độ rắn cơ học của thân, lá, đặc biệt, ở lá của một số
loài còn có tuyến tiết muối nhờ đó mà cây có thể cân bằng muối, thích nghi và
tồn tại.
Phan Nguyên Hồng và cs (1995, 1997), Nguyễn Hoàng Trí (1999) cho
rằng: cây ngập mặn thích nghi với môi trƣờng mặn thể hiện qua hình thái, cấu
tạo giải phẫu của rễ, thân, lá, qua đặc điểm sinh lý, sinh hoá và sinh sản của
cây và chúng mang đặc điểm của cây chịu hạn.
Đỗ Thị Lan Hƣơng, Trần Văn Ba (2010), “Nghiên cứu hình thái giải phẫu
thích nghi của một số loài thân leo sống trong rừng ngập mặn vườn quốc gia Xuân
Thủy và vườn quốc gia Tam Đảo” [14].
Nguyễn Khoa Lân (1997), cho rằng để thích nghi ở môi trƣờng đất lầy
ngập mặn, ở loài Đƣớc có rễ chống với lỗ vỏ lớn. Ở Bần, Mắm có rễ thở với
mô mềm vỏ rễ có nhiều khoảng gian bào để chứa khí. Thân Sú có những tế
bào mô cứng hình vòng. Các tinh thể oxalat calxi có nhiều ở thân Đƣớc, Vẹt.
Ở thân Mắm có vòng mô cứng bao quanh phần trụ, nhiều vòng mạch gỗ nằm
xen với các sợi gỗ. Ở Bần và Cóc, mô giậu có ở cả hai mặt lá, biểu bì thƣờng
có cutin dày, ở Mắm, Sú, Ôrô lá có nhiều tuyến tiết muối [18].
Bùi Văn Toàn (2002) nghiên cứu tăng trƣởng của cây Cóc trắng (Luminitzeta racemosa) trồng trong đầm nuôi tôm bỏ hoang và tái sinh tự nhiên ở
Lâm viên Cần Giờ, trong đó có nghiên cứu về cấu tạo giải phẫu lá. Kết quả
cho thấy, lá Cóc trắng trồng ở môi trƣờng ngập nƣớc thƣờng xuyên 10 - 15
cm có độ dày của mô giậu trên ít hơn và độ dày của mô nƣớc nhiều hơn lá
Cóc trắng tái sinh ở ven rạch, nơi chỉ ngập 5 cm khi triều lên [24].

9


Quách Văn Toàn Em (2008) nghiên cứu tăng trƣởng của các loài cây
Cóc đỏ (Lumnitzetslittorea (Jack) Voigh) với các chế độ muối khác nhau ở

giai đoạn vƣờn ƣơm. Khi so sánh cấu tạo giải phẫu của lá và thân cây Cóc đỏ
non ở các độ mặn 0 %, 25 % và 100 % độ mặn nƣớc biển, tác giả kết luận
nồng độ muối cao và thấp giữa các thí nghiệm không gây sự biến đổi trong
cấu trúc giải phẫu của lá và thân cây Cóc đỏ nghiên cứu. Song nồng độ muối
cao làm thay đổi kích thƣớc của lớp tế bào chứa nƣớc [6].
Ngoài ra còn có rất nhiều luận văn sau đại học của các tác giả khác nhƣ:
Nguyễn Khoa Luân, Nguyễn Bảo Khanh, Mai Sĩ Tuấn… đã nghiên cứu cấu
tạo giải phẫu thích nghi với môi trƣờng sống của một số loài cây nƣớc ngập
mặn.
1.3. Tình hình khai thác rừng ngập mặn trên thế giới và Việt Nam.
1.3.1. Tình hình khai thác rừng ngập mặn trên thế giới
Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái rất quan trọng ở vùng
ven biển nhiệt đới và á nhiệt đới. Thế giới có khoảng 18 triệu ha, các nƣớc
Đông Nam Á chiếm 35% diện tích (Spalding, 1997). Trong đó, vùng Ấn Độ
Dƣơng có rừng ngập mặn đa dạng nhất với trên 50 loài cây.
Rừng ngập mặn đã và đang đối mặt với nhiều thách thức nhƣ diện tích
rừng ngập mặn trên thế giới liên tục suy giảm. Trong 5 năm 1990 đến 1995 đã
có 13,7 triệu ha rừng bị mất đi (FAO (1997)). Rừng mất do các yếu tố thiên
nhiên, tác động của con ngƣời (nuôi thuỷ sản, nông nghiệp, công nghiệp, du
lịch, đô thị hóa,…). Trong vài thập kỷ gần đây, rất nhiều khu vực ven biển
này đã chịu sức ép ngày càng tăng của việc phát triển đô thị và công nghiệp.
Hơn 50% diện tích rừngngập mặn đã mất đi vì những nguyên nhân do con
ngƣời gây ra. Rừng ngập mặn đã bị khai thác quá mức hoặc chuyển sang
nhiều dạng sử dụng đất khác trong đó có nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản,
làm muối, trồng rừng trên cạn, phát triển đô thị và công nghiệp. Đó là còn

10


chƣa kể hết rừng bị phá để làm đƣờng xây dựng đê mƣơng. Diện tích rừng

ngập mặn đã bị giảm từ 20% đến 75% ở nhiều nƣớc châu Á đang phát triển
và vùng biển Caribê.
Dựa vào việc tính toán trên bản đồ ảnh vệ tinh và các số liệu thu thập
đƣợc gần đây Spalding và cs (1997) đã lập bảng thống kê tổng diện tích rừng
ngập mặn các vùng trên thế giới là 181.077 km2.
Chỉ riêng khu Ấn Độ- Tây Thái Bình Dƣơng, cho dến năm 1991 đã có
1,2 triệu ha rừng ngập mặn chuyển thành ao nuôi tôm.
Ở khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng, ngƣời ta ƣớc tính tốc độ suy giảm
rừng ngập mặn khoảng 1%/năm (Ong, 1995). Trong đó nguyên nhân chủ yếu
là do việc khai thác diện tích rừng ngập mặn để phục vụ cho mục đích nuôi
tôm.
1.3.2. Tình hình khai thác rừng ngập mặn ở Việt Nam
Việt Nam có bờ biển dài 3260 km. Trong hệ đầm phá, dải rừng ngập
mặn ven biển cố một ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế và xã hội. Nó
đƣợc đánh giá nhƣ bức tƣờng xanh vững chắc bảo vệ bờ biển, đê biển, hạn
chế xói lở và các tác hại của bão lụt. Tuy nhiên dƣới sức ép của đô thị và công
nghiệp dân sinh hơn 50% diện tích rừng ngập mặn bị mất đi nguyên do vì con
ngƣời gây ra. Rừng ngập mặn bị khai thác quá mức hoặc chuyển sang đất
nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản,...nên nƣớc ta từ 400000 ha giờ chỉ còn
175000 ha rừng ngập mặn.
1.3.3. Vai trò của rừng ngập mặn.
RNM cung cấp nhiều loại nguyên vật liệu mà con ngƣời cần. Con ngƣời
ăn, đánh bắt và bán nhiều loài cá và động vật có vỏ sống trong rừng ngập
mặn.

11


RNM còn cung cấp nhiều nguyên liệu mà con ngƣời thƣờng xuyên sử
dụng nhƣ củi và than (từ những cành cây chết), dƣợc liệu, sợi, thuốc nhuộm,

mật ong.
RNM có giá trị về văn hóa đối với rất nhiều ngƣời và còn thích hợp cho
du lịch. RNM đang là nơi cung cấp sinh kế cho nhiều ngƣời trên toàn thế giới,
họ sống dựa vào việc khai khác các giá trị từ những cánh rừng ngập mặn.
Rừng ngập mặn bảo vệ con ngƣời, nhà cửa và ruộng rẫy khỏi thiên tai
nhƣ bão, ngập lụt và sóng triều. Những thân cây, cành và rễ của rừng ngập
mặn có vai trò nhƣ những rào cản giúp giảm những ảnh hƣởng của sóng, ngập
lụt và gió mạnh.
RNM có một hệ thống lớn các thân, cành và rễ giúp bảo vệ bờ biển và
đất đai khỏi xói lở và ảnh hƣởng của sóng. Rừng ngập mặn giúp lọc các chất
phú dƣỡng, trầm tích và chất ô nhiễm ra khỏi đại dƣơng và sông ngòi. Vì thế,
chúng giúp lọc sạch nƣớc cho những hệ thống sinh thái xung quanh (nhƣ hệ
sinh thái san hô, cỏ biển).
RNM cung cấp chỗ cƣ ngụ và nguồn thức ăn cho rất nhiều loại cá, động
vật có vỏ (nhƣ nghêu, sò, cua, ốc..), chim và động vật có vú. Một vài động vật
có thể đƣợc tìm thấy trong rừng ngập mặn bao gồm: nhiều loại cá, chim, cua,
sò huyết, nghêu, hàu, tôm, ốc, chuột, dơi và khỉ.
RNM còn là khu vực kiếm ăn, nơi sinh sản và nuôi dƣỡng quan trọng
của nhiều loài cá, động vật có vỏ và tôm. Lá và thân cây ngập mặn, khi bị
phân hủy sẽ cung cấp những vụn chất hữu cơ vốn là nguồn thức ăn quan trọng
cho các loài thủy sinh. Tƣơng tự nhƣ vậy, các loài sinh vật phù du sống dƣới
rễ của các cây ngập mặn là nguồn thức ăn quan trọng cho nhiều loài cá.
RNM đóng một vai trò đặc biệt trong các hệ thống lƣới thức ăn phức tạp.

12


CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Cơ quan sinh dƣỡng của một số loài cây rừng ngập mặn
Bảng 1: Một số loài cây nghiên cứu
Stt

1

2

3

4

5

Tên loài

Họ



Họ Đơn nem

(Aegyceras corniculatum)

Myrsinaceae

Đƣớc nhọn

Họ Đƣớc


(Rhizophora mucronata)

Rhizophoraceae

Vẹt dù

Họ Đƣớc

(Bruguiera gymnorrhiza).

Rhizophoraceae

Trang

Họ Đƣớc

(Kandelia candel)

Rhizophoraceae

Mắm ổi

Họ Cỏ roi ngựa

(Avicennia marina)

Verbenaceae

Cơ quan
nghiên cứu

Lá, thân, rễ

Lá, thân

Lá, thân
Lá, thân, rễ

Lá, thân, rễ

2.2. Địa điểm nghiên cứu
+ Rừng ngập mặn Hiền Hào, xã Xuân Đán, huyện Cát Bà, thành phố Hải
Phòng.
+ Phòng thí nghiệm Thực vật học trƣờng ĐHSP Hà Nội 2.
2.3. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: 8 - 2015 đến 5 - 2016

13


2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Nghiên cứu ngoài thực địa
- Cách lấy mẫu: thân cắt cách gốc khoảng 1 m; lá bánh tẻ; mẫu rễ với
các kích thƣớc khác nhau.
- Đánh số hiệu; cố định mẫu trong dung dịch đã chuẩn bị sẵn.
2.4.2. Phương pháp ngâm mẫu tươi
- Ngâm mẫu tƣơi trong hỗn hợp dung dịch: 400 ml rƣợu etylic 96%, 80
ml formol, 40 ml axit axetic 40%, 280 ml nƣớc cất (theo phƣơng pháp của
Pauseva, 1974) (dẫn theo Hoàng Thị Sản và CS., 1980). Dung dịch này giữ
cho mẫu thực vật tƣơi lâu, để giữ mẫu tƣơi lâu cần thay dung dịch 4 tháng 1
lần.

2.4.3. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
- Làm tiêu bản giải phẫu tƣơi bằng dao lam cắt tay để quan sát cấu trúc
cơ quan cần nghiên cứu.
- Làm tiêu bản cố định theo phƣơng pháp của R.M. Klein và D.T. Klein
(1979) [15], Trần Công Khánh (1981) [14].
- Lát cắt đƣợc nhuộm kép với xanh metylen và cacmin. Các bƣớc tiến
hành:
+ Mẫu vi phẫu sau khi cắt đƣợc ngâm ngay vào nƣớc Javen 15 - 30 phút
để loại hết nội chất của tế bào.
+ Rửa sạch Javen bằng nƣớc cất rồi ngâm mẫu vào nƣớc có pha axit axetic trong 5 phút để loại hết nƣớc Javen còn dính lại.
+ Rửa hết axít axetic bằng nƣớc cất.
+ Nhuộm màu trong dung dịch cacmin khoảng 30 phút.
+ Rửa lại trong nƣớc cất.
+ Nhuộm mẫu trong dung dịch xanh metylen.

14


+ Lấy vi mẫu ra, rửa sạch bằng nƣớc cất rồi đƣa lên kính quan sát với
nƣớc hoặc dung dịch glyxerin (với nƣớc sẽ quan sát mẫu tƣơi, còn với dung
dịch glyxerin quan sát tƣơi nhƣng có thể để đƣợc trong thời gian vài ngày).
- Bóc biểu bì lá để quan sát cấu tạo hiển vi: Đun mẫu lá 1 - 2 phút trong
dung dịch HNO3 loãng cho đến khi lá có màu vàng nhạt và có nhiều bọt khí
trên bề mặt lá thì dừng lại. Lấy mẫu ra rửa sạch bằng nƣớc cất, tách biểu bì
trên và biểu bì dƣới. Đặt mẫu lên lam kính rồi dùng bút lông đánh nhẹ để thịt
lá trôi đi rồi quan sát.
- Ghi lại hình ảnh quan sát đƣợc bằng máy ảnh kỹ thuật số nối với kính
hiển vi quang học OLIMPIA.
- Quan sát, đo, đếm mẫu vật qua kính hiển vi quang học. Sử dụng trắc vi
vật kính và trắc vi thị kính để xác định kích thƣớc tế bào và mẫu vật cần đo

theo phƣơng pháp của Pauseva (1974) [26].
2.5. Điều kiện tự nhiên ở các khu vực nghiên cứu
2.5.1. Vị trí địa lý
Quần đảo Cát Bà cách Hải Phòng 45 km về phía Đông, cách thành phố
Hạ Long 25 km về phía Nam và cách Hà Nội khoảng 150 km về phía Đông
Nam. Phía Bắc giáp Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp đảo Cát
Hải, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng, phía Đông vàNam là biển Đông
trong khoảng tọa độ:
o Vĩ độ Bắc: 20o42’40” - 20o52’45”.
o Kinh độ Đông: 106o54’11” – 107o07’05”.
o Tọa độ trung tâm là: 20o47’42” vĩ độ Bắc, 107o00’38” kinh độ Đông.
2.5.2. Khí hậu
Cát Bà nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hƣởng của đại
dƣơng nên các chỉ số trung bình về nhiệt độ, độ ẩm, lƣợng mƣa cũng tƣơng

15


×