Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Bước đầu nghiên cứu sự sinh trưởng của loài diệp hạ Châu(PHYLLANTHUS AMARUS l ) trồng trong điều kiện ánh sáng khác nhau tại phường xuân hoà, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 65 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
===o0o===

NGUYỄN THỊ KIM ANH

BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA LOÀI DIỆP HẠ CHÂU (PHYLLANTHUS AMARUS L.)
TRỒNG TRONG ĐIỀU KIỆN ÁNH SÁNG KHÁC NHAUTẠI
PHƢỜNG XUÂN HÒA, THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Sinh thái học

HÀ NỘI, 2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
===o0o===

NGUYỄN THỊ KIM ANH

BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA LOÀI DIỆP HẠ CHÂU (PHYLLANTHUS AMARUS L.)
TRỒNG TRONG ĐIỀU KIỆN ÁNH SÁNG KHÁC NHAUTẠI
PHƢỜNG XUÂN HÒA, THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Sinh thái học



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Đỗ Thị Lan Hƣơng

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận được hoàn thành, bên cạnh sự cố gắng học hỏi, cầu thị của bản
thân trong suốt bốn năm học vừa qua, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô
TS. Đỗ Thị Lan Hƣơng đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt cả về kiến thức, kinh
nghiệm, kỹ năng… trong quá trình nghiên cứu để em hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Sinh- KTNN cùng các
thầy cô trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ để
em được nghiên cứu, học tập và hoàn thành khoá luận.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình nghiên cứu, do thời gian còn hạn chế nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, Em kính mong nhận được sự
đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Kim Anh


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài: “Bước đầu nghiên cứu sự sinh trưởng của loài Diệp Hạ
Châu(PHYLLANTHUS AMARUS L.) trồng trong điều kiện ánh sáng

khác nhau tại phường Xuân Hoà, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”
được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Đỗ Thị Lan Hƣơng và sự cố
gắng của bản thân. Tôi xin cam đoan những kết quả trong khóa luận là kết
quả nghiên cứu của bản thân không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả
khác. Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận, tôi đã kế thừa thành
tựu của các nhà khoa học với sự trân trọng và biết ơn!.
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Sinh Viên

Nguyễn Thị Kim Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích ..................................................................................................... 2
3.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tế ........................................................ 2
4. Bố cục ......................................................................................................... 3
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về loài Diệp hạ châu.......................................................... 4
1.2. Tình hình nghiên cứu loài Diệp hạ châu ở thế giới và Việt Nam .... 5
1.2.1. Tình hình nghiên cứu loài Diệp hạ châu ở thế giới ........................ 5
1.2.2. Tình hình nghiên cứu loài Diệp hạ châu ở Việt Nam .................... 8
1.3. Tình hình sử dụng cây thuốc ở thế giới.............................................. 9
1.4. Tình hình sử dụng cây thuốc ở Việt Nam .......................................... 10
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 13
2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 13
2.2.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 13

2.2.2. Địa hình .............................................................................................. 13
2.2.3. Khí hậu ............................................................................................... 13
2.3. Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................... 14
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................... 15
2.4.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm........................................................ 15
2.4.2. Phƣơng pháp xác định tỷ lệ nảy mầm ............................................. 17
2.4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thực địa ........................................ 17
2.4.3.1. Phƣơng pháp đo tăng trƣởng chiều cao và đƣờng kính ............. 17
2.4.3.2. Xác định số lá sinh ra, số lá rụng và số lá trên cây ..................... 17
2.4.3.3. Đo diện tích lá ................................................................................. 18
2.4.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu ............................................................. 18
2.4.4. Phƣơng pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ........................ 18
2.4.4.1. Phƣơng pháp cắt mẫu .................................................................... 18
2.4.4.2. Phƣơng pháp làm tiêu bản hiển vi................................................ 18
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN


3.1. Ảnh hƣởng của chế độ che sáng khác nhau tới hình thái và cấu tạo
giải phẫu của loài Diệp hạ châu ............................................................... 20
3.1.1. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của rễ ............................. 20
3.1.1.1. Đặc điểm hình thái của rễ.............................................................. 20
3.1.1.2. Cấu tạo giải phẫu của rễ ................................................................ 20
3.1.2. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của thân ......................... 25
3.1.2.1. Đặc điểm hình thái của thân ......................................................... 25
3.1.2.2. Cấu tạo giải phẫu của thân............................................................ 25
3.1.3. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của lá.............................. 31
3.1.3.1. Đặc điểm hình thái của lá .............................................................. 31
3.1.3.2. Cấu tạo giải phẫu của lá ................................................................ 31
3.1.4. Hình thái hoa và quả ......................................................................... 34
3.1.4.1. Hình thái hoa .................................................................................. 34

3.1.4.2. Hình thái quả .................................................................................. 36
3.2. Ảnh hƣởng của việc che sáng khác nhau đến một số chỉ tiêu sinh
trƣởng của loài Diệp hạ châu ................................................................... 36
3.2.1. Chiều cao thân ................................................................................... 36
3.2.2. Đƣờng kính thân ............................................................................... 39
3.2.3. Biến động số lƣợng lá ........................................................................ 40
3.2.3.1. Số lá trên cây................................................................................... 41
3.2.3.2. Số lá rụng ........................................................................................ 43
3.2.3.3. Số lá sinh ra..................................................................................... 45
3.2.4. Diện tích lá và khối lƣợng tƣơi ........................................................ 46
3.2.5. Số chồi thân cây ................................................................................. 48
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận ...................................................................................................... 51
1.1.Hình thái, cấu tạo giải phẫu ................................................................... 51
1.2.Chỉ tiêu sinh trƣởng ................................................................................ 51
2. Đề nghị........................................................................................................ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 53


DANH LỤC CÁC ẢNH
Hình 2.1. Ô thí nghiệm I ..................................................................................... 16
Nguồn: Nguyễn Thị Kim Anh
Hình 2.2. Ô thí nghiệm II .................................................................................... 16
Nguồn: Nguyễn Thị Kim Anh
Hình 2.3. Ô thí nghiệm III ................................................................................... 16
Nguồn: Nguyễn Thị Kim Anh
Hình 2.4. Ô thí nghiệm IV .................................................................................. 16
Nguồn: Nguyễn Thị Kim Anh
Hình 2.5. Ô thí nghiệm đối chứng....................................................................... 16
Nguồn: Nguyễn Thị Kim Anh

Hình 3.1. Hình thái của rễ Diệp hạ châu ............................................................. 20
Nguồn: Nguyễn Thị Kim Anh
Hình 3.2. Một phần cấu tạo rễ sơ cấp Diệp hạ châu ........................................... 22
Nguồn: Nguyễn Thị Kim Anh
Hình 3.3. Cấu tạo rễ thứ cấp Diệp hạ châu ......................................................... 23
Nguồn: TS. Đỗ Thị Lan Hƣơng
Hình 3.4. Một phần cấu tạo trụ giữa rễ Diệp hạ châu ......................................... 24
Nguồn: Nguyễn Thị Kim Anh
Hình 3.5. Cấu tạo phần ruột rễ Diệp hạ châu ...................................................... 24
Nguồn: TS. Đỗ Thị Lan Hƣơng
Hình 3.6. Hình thái thân Diệp hạ châu ................................................................ 25
Nguồn: Nguyễn Thị Kim Anh
Hình 3.7. Cấu tạo lát cắt ngang thân Diệp hạ châu ............................................. 27
Nguồn: Nguyễn Thị Kim Anh
Hình 3.8. Một phần cấu tạo vỏ sơ cấp thân Diệp hạ châu .................................. 27
Nguồn: Nguyễn Thị Kim Anh


Hình 3.9. Một phần cấu tạo trụ giữa thân Diệp hạ châu ..................................... 27
Nguồn: Nguyễn Thị Kim Anh
Hình 3.10. Một phần cấu tạo thân cây Diệp hạ châu .......................................... 28
Nguồn: TS. Đỗ Thị Lan Hƣơng
Hình 3.11. Một phần cấu tạo thân Diệp hạ châu ................................................. 29
Nguồn: TS. Đỗ Thị Lan Hƣơng
Hình 3.12. Một phần cấu tạo tầng sinh trụ thân Diệp hạ châu............................ 30
Nguồn: TS. Đỗ Thị Lan Hƣơng
Hình 3.13. Lát cắt ngang phiến lá Diệp hạ châu ................................................. 32
Nguồn: PGS.TS. Trƣơng Thị Đẹp
Hình 3.14. Cấu tạo biểu bì trên lá Diệp hạ châu ................................................. 33
Nguồn: PGS.TS. Trƣơng Thị Đẹp

Hình 3.15. Lỗ khí kiểu song bào ......................................................................... 33
Nguồn: PGS.TS. Trƣơng Thị Đẹp
Hình 3.16. Lát cắt ngang gân chính .................................................................... 34
Nguồn: PGS.TS. Trƣơng Thị Đẹp
Hình 3.17. Cấu tạo gân chính lá Diệp hạ châu.................................................... 34
Nguồn: PGS.TS. Trƣơng Thị Đẹp
Hình 3.18. Hoa thức và hoa đồ Diệp hạ châu ..................................................... 35
Nguồn: PGS.TS. Trƣơng Thị Đẹp
Hình 3.19. Hình thái hoa Diệp hạ châu ............................................................... 35
Nguồn: Nguyễn Thị Kim Anh
Hình 3.20.Hình thái và Cấu tạo giải phẫu quả Diệp hạ châu .............................. 36
Nguồn: Nguyễn Thị Kim Anh


DANH LỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của việc che sáng khác nhau tới chiều cao thân loài
Diệp hạ châu qua các tuần .................................................................. 37
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của việc che sáng khác nhau tới đường kính thân loài
Diệp hạ châu qua các tuần .................................................................. 39
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của việc che sáng khác nhau tới số lượng lá trên cây
loài Diệp hạ châu qua các tuần ........................................................... 41
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của việc che sáng khác nhau tới số lượng lá rụng loài
Diệp hạ châu qua các tuần .................................................................. 43
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của việc che sáng khác nhau tới số lượng lá sinh ra
loài Diệp hạ châu qua các tuần ........................................................... 45
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của việc che sáng khác nhau đến diện tích lá và khối
lượng của lá Diệp hạ châu................................................................... 47
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của việc che sáng khác nhau đến số chồi thân, kích
thước và đường kính chồi của loài Diệp hạ châu ............................... 49



DANH LỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của việc che sáng khác nhau tới chiều cao thân
loài Diệp hạ châu qua các tuần ....................................................... 38
Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của việc che sáng khác nhau tới đường kính thân
loài Diệp hạ châu qua các tuần ....................................................... 40
Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của việc che sáng khác nhau tới số lá trên cây
Diệp hạ châu qua các tuần .............................................................. 42
Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của việc che sáng khác nhau tới số lá rụng của loài
Diệp hạ châu qua các tuần .............................................................. 44
Biểu đồ 3.5. Ảnh hưởng của việc che sáng khác nhau đến số lá sinh ra loài
Diệp hạ châu qua các tuần .............................................................. 46
Biểu đồ 3.6. Ảnh hưởng của việc che sáng khác nhau đến diện tích lá Diệp
hạ châu ............................................................................................ 47
Biểu đồ 3.7. Ảnh hưởng của việc che sáng khác nhau đến khối lượng lá
tươi loài Diệp hạ châu ..................................................................... 48


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ô TN:

Ô thí nghiệm

Ô TN I:

Ô thí nghiệm I che sáng 25%

Ô TN II:


Ô thí nghiệm II che sáng 50%

Ô TN III:

Ô thí nghiệm III che sáng 75%

Ô TN IV:

Ô thí nghiệm IV che sáng 100%

Ô TN ĐC:

Ô thí nghiệm đối chứng

Ô ĐC:

Ô đối chứng


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Diệp hạchâu còn có tên gọi khác là “chó đẻ răng cưa”, chúng được coi
như một loài thuốc quý, có khả năng chữa được khá nhiều bệnh như: lợi mật,
khôi phục chức năng gan, điều hòa huyết áp trong cơ thể…[5]
Diệphạ châu có tên khoa học là Phyllanthus amarus L,họ thầu dầu
Euphorbiaceae. Chúng có thân thẳng đứng, nhẵn, lá mọc sole, phần lá khá
thon, chiều dài của lá từ 5-15mm, bề rộng từ 2-5mm. Chúng là loài mọc
hoang, sinh sống ở khu vực nhiệt đới, có thể dễ dàng tìm kiếm.
Diệp hạ châu có vị ngọt kèm theo vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng sát
trùng, tiêu độc, thông huyết, điều hòa kinh nguyệt ở chị em phụ nữ, giúp sáng

mắt, hạ nhiệt. Ngoài ra các nhà khoa học còn phát hiện ra chúng có tác dụng
diệt nấm và một số loại khuẩn nhờ vào tác dụng của hoạt chất acid phenolic
và flavonnoid có trong loài cây này, hay hoạt chất coderacin lại được dùng để
chế thuốc nhỏ mắt, mỡ tra mắt, diệt một số loại vi khuẩn gây hại cho mắt [5].
Chúng còn được dùng dể chữa chứng đau yết hầu, bị viêm cổ họng,
giúp chữa trị cho người bị mụn nhọt, đinh râu, người mắc bệnh viêm da thần
kinh, trẻ em bị tưa lưỡi, có nốt chàm trên má, phụ nữ sau sinh bị sản hậu ứ
huyết. Ngoài những bệnh kể trên chúng còn được người ta dùng để trị rắn cắn,
chữa bệnh sưng đau đầu khớp [5].
Diệp hạ châu là cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng. Cây sống
được trên nhiều loại đất (đất bazan, đất pha cát, đất cát, đất phù sa,…) và pH
thích hợp từ 5,0 đến 6,5. Biên độ nhiệt thích hợp cho cây sinh trưởng là 25300C. Cây ra hoa quả nhiều, tái sinh tốt từ hạt; vòng đời kéo dài 3-5 tháng.
Cây tập trung ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam. Tại

1


Việt Nam có thể mọc khắp mọi nơi từ các vườn, bụi rậm cho đến các ven
đường đặc biệt là vùng đất ẩm.
Hiện nay, do nhu cầu sử dụng cây Diệp Hạ Châu ngày càng cao làm
cho nguồn cây Diệp hạ châu tự nhiên bị khai thác kiệt quệ nên ở một số địa
phương, người dân đã tiến hành ươm trồng theo kinh nghiệm chăm bón và
nhân giống trong dân gian. Do vậy chất lượng và năng suất thu hoạch không
được đảm bảo.
Để tận dụng khoảng đất trống dưới tán những khu rừng trồng chưa đến
tuổi thu hoạch, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Bƣớc đầu nghiên
cứu sự sinh trƣởng và phát triển của loài Diệp Hạ Châu trồng trong điều
kiện ánh sáng khác nhau tại Phƣờng Xuân Hòa, thị xã Phúc yên, tỉnh
Vĩnh Phúc”.
2.Mục đích:

- Nghiên cứu hình thái, cấu tạo giải phẫu của rễ, thân, lá của cây Diệp hạ châu.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của mẫu nghiên cứu dưới các điều kiện
che sáng khác nhau.
- Xác định tính đa dạng về hình thái và cấu tạo của Diệp hạ châu ở các
mức che sáng khác nhau.
- Đề xuất một số giải pháp để trồng cây Diệp hạ châu cho năng suất cao.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
+ Kết quả nghiên cứu đề tài góp phân bổ sung thêm thông tin, dữ liệu
khoa học về Diệp hạ châu làm tài liệu khoa học phục vụ cho nghiên cứu và
giảng dạy.

2


3.2. Ý nghĩa thực tiễn
+ Đánh giá được khả năng sinh trưởng và phát triển của cây Diệp hạ
châu ở điều kiện che sáng khác nhau.
+ Đề xuất một số giải pháp để trồng loài Diệp hạ châu trong điều kiện
thích hợp nhất.
4. Bố cục khoá luận
- Phần mở đầu: 3 trang (từ trang 1-3)
- Chương I: Tổng quan tài liệu: 9 trang (từ trang 4-12)
- Chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 6 trang (từ trang
13-18)
- Chương III: Kết quả và bàn luận: 31 trang (từ trang 20-50)
- Kết luận và đề nghị: 2 trang (từ trang 51-522)
- Tài liệu tham khảo: 2 trang (từ trang 53-54)

3



Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về cây Diệp hạ châu
Diệp hạ châu là loại thảo dược quý đến từ thiên nhiên. Dân gian truyền
tụng nhau cây chó đẻ răng cưa vì người ta thấy chó cái sau khi sinh thường ăn
cây này để chảy ít máu. Diệp hạ châu được khoa học gọi là Phyllanthus
amarus, họ Thầu dầu và thích ứng tốt với vùng khí hậu nhiệt đới. Được gọi
Diệp hạ châu (ngọc dưới lá) là do hình thái hoa mọc dưới lá. Loài cây này còn
có tên “cây tán sỏi” theo tiếng Tây Ban Nha vì có công dụng chữa sỏi thân,
sỏi bàng quang.
Diệp hạ châu đắng thuộc họ Thầu dầu, mọc hoang khắp nới tại các vùng
đất ẩm các vùng của Việt Nam và các vùng khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới.
Đây là cây thân thảo sống quanh năm, sống dai, cao khoảng 20-30 cm, cây
cao khoảng 60-70 cm. Thân cây nhẵn, có lá màu xanh. Lá hình bầu dục, mọc
so le, xếp sát nhau thành 2 dãy như 1 lá kép hình lông chim. Hoa mọc ở kẽ lá.
Quả nang, hình cầu, hơi dẹt, mọc rủ xuống dưới cuống lá.
Diệp hạ châu đắng có vị đắng nhiều, tính mát.Các thành phần có trong
Diệp hạ châu đắng là flavonoid, alkaloid phyllanthin, phyteralin,… giúp bảo
vệ gan khỏi sự phân hủy của ethanol có trong rượu, bia. Ngoài chữa xơ gan,
viêm gan thì Diệp hạ châu đắng còn có tác dụng cho vẻ đẹp tự tin của người
phụ nữ vì trị mụn nhọt, lở loét, làm mịn da. Dùng Diệp hạ châu đắng là một
sự lựa chọn tốt cho mọi người đặc biệt là những người có nguy cơ viêm gan
do bia, rượu.
Kinh nghiệm từ lâu nhân dân rất hay dùng cây chó đẻ răng cưa làm
thuốc, giã nát với muối chữa đinh râu, mụn nhọt. Còn có tác dụng chữa bệnh
gan, chữa sốt, đau mắt, rắn cắn. Ngày uống 20 -40g cây tươi, sao khô sắc đặc
mà uống. Dùng ngoài không có liều lượng[4].
4



1.2. Tình hình nghiên cứu loài Diệp hạ châu ở thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên loài Diệp hạ châu cứu ở thế giới
Nicole Maxwell, tác giả cuốn Witch Doctor’s Apprentice, được xuất bản
lần đầu tiên vào năm 1961 trên cơ sở những nghiên cứu được tiến hành từ
năm 1950 tại Peru. Ông ta nói rằng có tới 94% bệnh nhân của mình được hỏi
đều cho biết sỏi thận đã hoàn toàn loại trừ sau 1-2 tuần điều trị.Ðó chính là
cây Phyllanthus ninuri, một cây thuốc cùng họ với cây Phyllanthus amarus
mà dân ta gọi là Diệp hạ châu đắng, còn cây Diệp hạ châu ngọt được gọi với
tên Phyllanthus urinaria..., cũng đã trở nên quen thuộc với người dân Việt
Nam dưới tên gọi dân dã là chó đẻ răng cưa, hoặc mỹ miều hơn là Diệp hạ
châu (ngọc dưới lá).
Chất đắng (phyllathin, hypophyllanthin, triacontanal) trong Diệp hạ châu
đắng có nhiều tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là khả năng giải độc, khôi phục
chức năng bình thường của gan, tốt trong các trường hợp suy giảm chức năng
gan do sử dụng nhiều bia, rượu. Các chất này làm gia tăng lượng glutathione chất bảo vệ gan thường bị thiếu trầm trọng ở những người thường xuyên sử
dụng bia rượu. Năm 1995, các nhà khoa học Brazil cũng phát hiện tác dụng
giảm đau mạnh và bền vững của loài cây này. Tác dụng này được cho là do
acid gallic, có ý nghĩa trong tình trạng viêm gan, tổn thương gan do bia rượu.
Tại Pháp, Chanca Piedra còn được sử dụng điều trị sỏi thận, sỏi mật. Sản
phẩm của Chanca Piedra gọi là Pilosuryl, được bán như một thuốc lợi tiểu.
Chanca Piedra có thể sử dụng kéo dài nhằm khôi phục chức năng bình thường
của gan và giải độc cơ thể (do gan có chức năng thải độc, chống độc cho cơ
thể). Việc ăn các thức ăn có nhiều bơ, sữa, thịt, đường, thức ăn nhanh, hóa
chất sát trùng, uống nước tiệt trùng bằng Clo, nước chứa ký sinh trùng, sử
dụng thuốc tránh thai ở phụ nữ trẻ và hormone ở phụ nữ mãn kinh, điều trị
bằng các hormone steroid, hóa trị liệu điều trị ung thư, sử dụng thuốc chữa
5



bệnh tim mạch và ngăn ngừa chống loãng xương... cũng chính là những
nguyên nhân thường gặp gây tổn hại cho gan [12].
Một nghiên cứu được tiến hành tại trường Ðại học Dược Santa Catarina
(Brazil) vào năm 1984 về Chanca Piedra đã phát hiện có một alkaloid là
phyllan thoside. Alkaloid này có tác dụng chống co thắt mạnh. Phyllanthoside
có tác dụng chống co thắt cơ vân và cơ trơn, do vậy có thể giải thích được
hiệu quả chữa bệnh của nó trong điều trị sỏi thận, sỏi mật12].
Các nhà nghiên cứu Brazil cũng khám phá tác dụng giảm đau mạnh và
bền vững của vài giống Phyllanthus, bao gồm Phyllanthus niruri. Trong một
cuốn sách có tựa đề "Cats claw, cây leo chữa bệnh" của Peru, tác giả Kenneth
Jones đã dành hẳn một chương mục để nói về Chanca Piedra. Chúng ta biết
rằng, morphin là một thuốc giảm đau gây nghiện cổ điển nhất trên thế giới và
indomethacin cũng là một thuốc chống viêm, giảm đau. Thế nhưng, trong các
cuộc thử nghiệm, Phyllanthus niruri có tác dụng giảm đau mạnh hơn
indomethacin gấp 4 lần và mạnh hơn 3 lần so với morphin [12].
Tác dụng giảm đau của Phyllanthus đã được các nhà khoa học Brazil cho
là do acid gallic, ester ethyl và hỗn hợp steroid như beta sitosterol và
stigmasterol. Từ những năm 1960 đã có thông tin nói về Chanca Piedra.
Những nghiên cứu của Brazil và Ấn Ðộ trước hết được áp dụng trên những
người bản xứ. Trong một vài nghiên cứu khác đã được báo cáo, người ta
không thấy có sự khác biệt nào của Phyllanthus niruni và Phyllanthus amarus
vì các hoạt chất của 2 cây này là giống nhau. Trong thực tế, các nhà khoa học
cho rằng nó chỉ là một loại cây với hai tên gọi khác nhau mà thôi. Tác dụng
chống co thắt của Chanca Piedra trong nghiên cứu giữa năm 1980 của các nhà
khoa học Brazil đã giải thích tác dụng điều trị sỏi thận và sỏi bàng quang
trong dân gian của cây thuốc này [12].
Những Alkaloid của Phyllanthus có tác dụng làm giãn cơ, đặc biệt là đối
với cơ quan bài tiết. Các nhà nghiên cứu phỏng đoán nó có tác dụng làm mòn
6



sỏi ở đường tiết niệu (thận và bàng quang). Nghiên cứu của Nhật Bản và Ấn
Ðộ trong năm 1980 đã xác định những tác dụng điều trị của Chanca Piedra
đối với bệnh gan là do tác dụng của các hoạt chất phyllanthin, hypophyllathin
và triacontanal. Glycoside được tìm thấy trong Chanca Piedra đã ức chế men
Aldose reductase (AR), do các nhà nghiên cứu Nhật Bản kết luận thông qua
một nghiên cứu tiến hành vào những năm 1988-1989. Còn vào các năm 19941995, các nhà khoa học Brazil đã phát hiện tác dụng giảm đau của Chanca
Piedra. Trong một ghi chú đặc biệt, cuối những năm 80, Break Stone đã gây
được sự chú ý đối với toàn thế giới về tác dụng chống virus viêm gan B của
cây thuốc này[12].
Những thử nghiệm lâm sàng trên trẻ em với bệnh viêm gan truyền nhiễm
bằng một thuốc chứa Phyllanthus amarus của Ấn Ðộ đã cho kết quả hứa hẹn
trong cả Invivo và Invitro. Nghiên cứu Invitro về sự ức chế virus viêm gan B
của Break Stone được báo cáo tại Ấn Ðộ vào năm 1982. Trong nghiên cứu
trên Invivo, Break Stone cũng đã loại trừ virus gây bệnh viêm gan B ở những
động vật có vú trong 3-6 tuần.
Những nghiên cứu khác tiến hành vào những năm 1990-1995 đã cho
thấy Chanca Piedra có tác dụng chống lại virus viêm gan B.
Chúng ta cũng biết rằng virus viêm gan B không chỉ tồn tại trong giai
đoạn cấp tính mà còn tồn tại trong cơ thể và có thể tiến tới gây ung thư gan.
Các nghiên cứu cho thấy có tới 90% bệnh nhân bị ung thư gan đã từng mắc
bệnh viêm gan virus B và đây quả là một điều đáng sợ! Phyllanthus niruri và
Phyllanthus amatrus đã cho thấy các dược chất tự nhiên không độc mà nó
chứa đựng có tác dụng đối với virus viêm gan B.
Cây thuốc này còn có tác động tới cả hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi
mà AIDS trở thành đại dịch nguy hiểm trên thế giới và cho tới nay việc điều
trị vẫn còn là một thách thức đối với khoa học, thì những nghiên cứu gần đây

7



nhất của Break Stone đã phát hiện tác dụng chống virus HIV của cây thuốc
này. Vào năm 1992, các nhà khoa học Nhật Bản cũng đã khám phá tác dụng
ức chế sự phát triển HIV-1 của Phyllanthus niruri thông qua sự kìm hãm quá
trình nhân lên của virus HIV với cao lỏng của cây thuốc. Trong một nghiên
cứu khoa học được tiến hành vào năm 1996, Viện nghiên cứu Dược học
Bristol Myezs Squibb cũng đã chiết xuất được ít nhất một hoạt chất có tác
dụng này và người ta đã đặt tên nó là "Nuruside"[12].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu loài Diệp hạ châu ở Việt Nam
Theo một báo cáo tổng hợp của bác sĩ Lê Minh Khôi - Bệnh viện TW
Huế nghiên cứu thực hiện năm 2010, 40% người thường xuyên sử dụng bia,
rượu (trong nhóm được tổng hợp) mắc chứng gan nhiễm mỡ; 10% số đó tiến
triển thành ung thư gan. Khoảng một phần hai số bệnh nhân viêm gan do rượu
nặng sẽ tiến triển thành xơ gan và khoảng một phần tư tổng số bệnh nhân
viêm gan do rượu ở mức độ nhẹ có thể bị xơ gan những năm sau. Bệnh nhân
xơ gan thường tử vong do các biến chứng như bệnh não, xuất huyết tiêu hoá,
suy kiệt nặng, ung thư gan…[13].
Diệp hạ châu đắng đã được sử dụng hơn 2.000 năm nay. Theo y học cổ
truyền, loài thuốc này vị đắng hơi ngọt, tính mát, quy kinh vào can, đởm nên
có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng tiết mật. Công dụng chính là thanh can
lương huyết (mát gan, mát máu), giải độc. Trong dân gian, Diệp hạ châu đắng
được sử dụng để điều trị viêm gan vàng da, rối loạn tiêu hoá.
Nghiên cứu mới của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế cho thấy
6,67% dân số Việt Nam thường xuyên sử dụng bia, rượu kéo theo những ảnh
hưởng không tốt đến sức khỏe, gây tổn hại nặng đến gan với các bệnh như
gan nhiễm mỡ, viêm, xơ gan do rượu [14].
Năm 1961, Phòng đông y Viện vi trùng Việt Nam nghiên cứu thấy cây
chó đẻ răng cưa có một số tác dụng kháng sinh[15].
8



1.3. Tình hình sử dụng cây thuốc ở thế giới
Người ta ước lượng hiện nay có khoảng 35.000-70.000 loài trong số
250.000-300.000 loài cây cỏ được sử dụng vào mục đích chữa bệnh khắp nơi
trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc có trên 10.000 loài, Ấn Độ có khoảng
7.500 loài, Indonesia có khoảng 7.500 loài, Malaysia có khoảng 2.000 loài,
Nepal có hơn 700 loài, Srilanca có khoảng550-700 loài [16].
Theo một nghiên cứu của nhà thực vật học người Anh Alan Hamilton,
thành viên của Quỹ Thế giới Bảo vệ Thiên Nhiên (WWF), có tới 4.000 –
10.000 loài cây cỏ dùng làm thuốc có nguy cơ bị tiệt chủng. Nguyên nhân
không phải hoàn toàn do sự phát triển của Y học cổ truyền mà theo tác giả là
do thị trường dược thảo ở Châu Âu và Bắc Mỹ tăng trưởng 10% mỗi năm
trong vòng 10 năm nay. Trên quy mô toàn cầu, doanh số mua bán cây thuốc
hàng năm ước tính lên tới 16 tỷ Euro.
Ngày càng nhiều các chứng minh khoa học cho thấy các loại thuốc
dược thảo có thể dùng để chữa bệnh có hiệu quả tương đương với các loại
thuốc chính thống, nhưng lại có ít tác dụng phụ hơn. Doanh thu cuả các loại
thuốc dược thảo gia tăng đột ngột – chiếm khoảng 55% trên tổng số của toàn
nước Mỹ trong năm 1998 – hiện nay nhiều công ty dược phẩm đều chuyển
sang xu thế sản xuất và kinh doanh dược thảo [19].
Tại Trung Hoa, dược thảo được ghi nhận từ năm 168 Trước Thiên Chúa,
rất phổ thông và đang được hệ thống hóa. Năm 1977, quốc gia này đã xuất
bản một dược thư gồm trên 5000 thảo dược [20].
Thảo dượcdu nhập Nhật Bản năm 411 sau TC qua ngả Triều Tiên và nền
y học thảo dược rất phát triển và đáng tin cậy.
Ai Cập đã tìm ra tài liệu cho thấy dược thảo được dùng từ năm 2000
trước TC. La Mã - Hi Lạp đã dùng dược thảo từ thời Aristole, và sách dược
thảo cuả Dioscorides viết vào thế kỷ thứnhất sau TC có ghi trên 600 vị thuốc
cỏ cây. [20]

9


Nền y học Ayurvedic Ấn Độ cũng dùng dược thảo từ trên năm ngàn
năm để hỗ trợ việc trị bệnh và phòng bệnh do sự mất thăng bằng của tâm trí.
Ở Pháp, nhất là Đức, các bác sĩ y khoa biên toa âu dược chung với dược thảo.
Tại Đức, một ủy ban gồm nhiều bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia về chất độc đã
hoàn thànhmột tài liệu với trên 400 chuyên đề tả công dụng, tác dụng phụ,
phân lượng của nhiều thảo dược [20]’.
Tại Anh, một công trình tương tự cũng đã được hoàn tất. Tại Mỹ, dược
thảo rất thông dụng với thổ dân bản xứ. Năm 1716, nhà thám hiểm Pháp
Lafitau đã tìm ra sâm Mỹ ở vùng New World. Hiện nay sâm là tài nguyên
xuất cảng quan trọng của Hoa Kỳ. Cơ quan The American Botanical Council,
Austin-Texas, dựa vào hai công trình của Đức và Anh, đã soạn thảo một tài
liệu nói về 26 dược thảo thông dụng[20].
Với cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) thì dược thảo
được xếp hạng như thực phẩm phụ, được bầy bán không cần thử nghiệm,
nghiên cứu như âu dược, mặc dù dược thảo có tính cách trị bệnh và cũng có
tác dụng phụ. Dược thảo không được quảng cáo là có công dụng trị bệnh mà
chỉ được nói chung chung về ích lợi của sản phẩm, thí dụ thuốc làm lợi tiểu
tiện, bổ gan, tăng cường miễn nhiễm...[20].
1.4. Tình hình sử dụng cây thuốc ở Việt Nam
Ngày nay, việc tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao
để làm thuốc là một xu thế được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm. Việt
Nam là một trong những quốc gia thuộc vùng nhiệt đới, nơi có giá trị đa dạng
sinh học cao chưa được khám phá. Bên cạnh đó, cộng đồng các dân tộc ở
nước ta cũng có vốn tri thức bản địa sử dụng các loài động vật, thực vật làm
thuốc. Hai lĩnh vực này được các nhà khoa học coi là một tiềm năng, trong
việc tìm kiếm nghiên cứu tạo ra những loại thuốc mới, có hiệu lực điều trị cao
trong tương lai.

10


Theo kết quả điều tra của Viện Dược Liệu gần đây được ghi nhận được
3.948 loài thực vật và nấm lớn có công dụng làm thuốc; 52 loài tảo biển, 408
loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc ở Việt Nam[17].
Kết quả này cũng đã cho thấy nguồn dược liệu ở nước ta rất phong phú. Con
số này có thể sẽ còn tăng thêm, nếu đi sâu điều tra cụ thể hơn một số nhóm
động - thực vật tiềm năng, mà trong đó số loài Tảo, Rêu, Nấm và Côn trùng
làm thuốc mới được thống kê còn quá ít.
Trong tổng số 3.948 loài cây thuốc, gần 90 % là cây thuốc mọc tự nhiên,
tập trung chủ yếu trong các quần xã rừng, chỉ có gần 10 % là cây thuốc trồng.
Theo số liệu thống kê của ngành Y tế, mỗi năm ở Việt Nam tiêu thụ từ 30 - 50
tấn các loại dược liệu khác nhau để sử dụng trong y học cổ truyền làm nguyên
liệu cho công nghiệp Dược và xuất khẩu. Trong đó, trên 2/3 khối lượng này
được khai thác từ nguồn cây thuốc mọc tự nhiên và trồng trọt trong nước.
Riêng từ nguồn cây thuốc tự nhiên đã cung cấp tới trên 20.000 tấn mỗi năm.
Khối lượng dược liệu này trên thực tế mới chỉ bao gồm từ hơn 200 loài được
khai thác và đưa vào thương mại có tính phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó, còn
nhiều loài dược liệu khác vẫn được thu hái, sử dụng tại chỗ trong cộng đồng
và hiện chưa có những con số thống kê cụ thể [17].
Lịch sử y học dân tộc ta gắn với cây thuốc Nam. Đại danh y Tuệ Tĩnh
chính biểu tượng của trường phái thuốc Nam. Ông sống vào cuối thời Trần
với khẩu hiệu nổi tiếng: "Nam dược trị nam nhân” (Thuốc Nam Việt trị người
Nam Việt). Đương thời trong các tác phẩm của mình, ông không đưa quan
niệm “Ngũ hành” (Kim, Mộc Thủy, Hỏa, Thổ) lên hàng đầu như những trước
tác của đời trước, mà xếp các yếu tố tự nhiên như cây, cỏ lên trước tiên. Ông
là thần y không chỉ vì tài chữa bệnh mà còn ở khả năng tìm tòi, phát hiện
nhiều vị thuốc Nam quý. Trong cuốn "Hồng nghĩa giác thư y”, ông biên soạn
khoảng 500 vị thuốc Nam. Đặc biệt, các cuốn "Phú thuốc Nam” và "Nam

11


dược thần hiệu” của ông hiện vẫn được đánh giá cao và có giá trị lớn đối với
y học ngày nay[18].
Việt Nam có sự đa dạng về chủng loại cây dược liệu (trong số hơn
12.000 loài thực vật thì có gần 4.000 loài cho công dụng làm thuốc), vùng
phân bố rộng khắp cả nước, có nhiều loài dược liệu được xếp vào loài quý và
hiếm trên thế giới như: sâm ngọc linh, sâm vũ diệp, tam thất hoang…. Theo
kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của Bộ Y tế, phần thân rễ của cây sâm Ngọc
Linh Việt Nam chứa 26 hợp chất saponin có cấu trúc hóa học đã biết và 24
saponin có cấu trúc mới không có trong các loại sâm khác, trong khi sâm
Triều Tiên chỉ có khoảng 25 saponin. Như vậy, sâm Việt Nam là một trong
những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất, tương tự một số cây sâm
quý từng được nghiên cứu sử dụng từ lâu trên thế giới [18].
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 80% dân số tại các quốc gia
đang phát triển, việc chăm sóc sức khoẻ ít nhiều có liên quan đến YHCT hoặc
thuốc từ dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khoẻ. Tại Việt Nam, nhu cầu
dược liệu trong nước khoảng gần 60.000 tấn một năm, trong đó, Việt Nam mới
chỉ cung cấp được cho thị trường khoảng 15.600 tấn một năm, phần còn lại
(khoảng 70%) phải nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Singapore… [18].

12


Chƣơng2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 9/2015 – 5/2016
2.2. Địa điểm nghiên cứu

Các ô thí nghiệm được trồng tại phường Xuân Hoà, thị xã Phúc Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc nơi có các đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên như sau:
2.2.1. Vị trí địa lý
Phúc Yên là một thị xã thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Là đô thị cửa ngõ của tỉnh
Vĩnh Phúc, Phúc Yên được xác định như là một trong những đô thị vệ tinh
của Vùng thủ đô Hà Nội. Thị xã Phúc Yên nằm ở phía Đông Nam tỉnh Vĩnh
Phúc, phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thủ đô 30 km. Thị
xã Phúc Yên có chiều dài theo trục Bắc - Nam 24 km, từ phường Hùng
Vương đến đèo Nhe, xã Ngọc Thanh giáp với tỉnh Thái Nguyên
2.2.2. Địa hình
Nhìn chung, đất đai của Phúc Yên không nhiều, không giàu chất dinh
dưỡng nhưng lại nằm gần kề thủ đô Hà Nội cho nên tài nguyên đất của thị xã
đã trở thành tài nguyên có giá trị kinh tế cao.
Tài nguyên khoáng sản quý hiếm của thị xã hầu như không có gì
ngoài đá granit, nước mặt và nước ngầm phong phú đáp ứng nhu cầu phát
triển trong tương lai.
2.2.3. Khí hậu
Thị xã Phúc Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ
bình quân năm là 23oC, có nét đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè, hanh
khô và lạnh kéo dài về mùa đông. Khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp đa dạng.

13


2.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Loài Diệp hạ châu (Phyllanthus amarus L) thuộc họ Thầu Dầu
Euphorbiaceae.
Cây cỏ cao 20-40cm. Tiết diện thân tròn, màu xanh, ở gốc có màu nâu
và có những sọc dọc màu trắng. Cành dài 6,5-8,5 cm, các cành xếp khít nhau

ở phần ngọn, thưa ở phần gốc. Lá đơn, mọc so le, xếp thành 2 dãy, mỗi cành
giống như một lá kép lông chim gồm nhiều lá chét. Phiến lá hình bầu dục đầu
tròn có mũi nhọn, màu xanh lục, đậm ở mặt trên, nhạt ở mặt dưới, gốc đối
xứng, kích thước 0,6-1,2 x 0,4- 0,6 cm, bìa phiến nguyên. Gân lá hình lông
chim, gân phụ không rõ. Cuống lá rất ngắn, hình sợi màu xanh, dài 0,5
mm. Lá kèm hình tam giác, cao 0,8 mm, màu xanh nhạt [22].
Cụm hoa: ở mỗi nách lá thường có 1 hoa đực và 1 hoa cái, những lá
phía gốc cành thường chỉ có 1 hoa cái, rất ít gặp trường hợp ở nách lá có 1
hoa cái và 2 hoa đực. Hoa vô cánh, đều, đơn tính cùng gốc, mẫu 5. Hoa đực
có cuống hình trụ màu xanh lục rất ngắn 0,8 mm, ngắn hơn cuống hoa cái. Lá
đài 5, đều, rời, hình trứng, đầu nhọn, màu xanh lục ở giữa, 2 mép bên màu
trắng, kích thước 0,7 x 0,35 mm. Tiền khai 5 điểm. Nhị 3, đều, dính nhau ở
phần lớn chỉ nhị thành 1 cột mang 3 bao phấn ở đỉnh, bao phấn. Đĩa mật chia
làm 5 khối hình cầu màu vàng hình bầu dục nằm ngang, mở theo đường nứt
ngang. Hạt phấn hình bầu dục, rời, màu vàng, có rãnh dọc, kích thước 25 x
17,5 Hoa cái có cuống hình trụ màu xanh, gốc nhỏ, đỉnh phình to. Lá đài
giống lá đài của hoa đực, tồn tại, tiền khai lợp [22].
Lá noãn 3, bầu trên 3 ô, mỗi ô 2 noãn, đính noãn trung trụ. 3 vòi nhụy
hình sợi màu xanh cong ra bên ngoài, dài 0,1 mm. 3 đầu nhụy màu xanh, chia
2 thùy, dài 0,05 mm. Đĩa mật chia làm 5 thùy màu xanh. Quả nang, hình cầu
dẹt, màu xanh, có 6 rãnh, kích thước 2 x 1,1 mm, mang 5 lá đài tồn tại. Cuống
hình trụ, phình ở đỉnh, màu xanh. Quả nứt dọc thành 3 mảnh, mỗi mảnh chứa
14


×