Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

TÀI LIỆU TIẾNG ANH CHO các EM mất gốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.99 KB, 9 trang )

HOÀNG ĐÌNH QUANG – SÁCH CÔNG PHÁ HOÁ HỌC

[TÀI LIỆU TIẾNG ANH CHO CÁC EM MẤT GỐC]
Để nhận được tài liệu mới nhất từ tác giả HOÀNG ĐÌNH QUANG, bạn hãy nhanh tay đăng ký mail vào biểu mẫu này!
Ngoài ra, hãy theo dõi facebook tác giả để nhận thông tin về tài liệu mới, video mới, khoá học mới
Facebook tác giả: />Số điện thoại: 01639521384
Trích đoạn cuốn sách: />Mức giá: 320.000 đồng
Số điện thoại đặt hàng: 0466860849

TÀI LIỆU HOÁ
1. Lý thuyết Hoá quan trọng: />2. Video lý thuyết hoá: />3. Phương pháp SỐ ĐẾM />4. 8 dạng đồ thị: />5. Mẹo giải hoá: />Đăng ký nhận tài liệu mới: />Chú ý: Vào 22h ngày 2/1/2016 tác giả Hoàng Đình Quang sẽ giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến môn hoá học và tuyển sinh 2016
thông qua facebook cá nhân, hãy theo dõi facebook tác giả để tham gia HỎI - ĐÁP nhé!

* Chú ý: Tiếng anh có nhiều thứ, rất phức tạp, vì nó là ngôn ngữ mà. Ngôn ngữ Việt Nam cũng vậy, biến tấu linh hoạt
chẳng theo nguyên mẫu nào. Vì vậy nếu các em nghĩ rằng cứ NHAI ĐI NHAI LẠI tiếng anh thì chắc chắn các em sẽ
khó mà học tốt ngôn ngữ này. CHẲNG CÓ TIỀNG ANH NÀO LÀ ĐỦ CHUẨN CẢ, MIỄN SAO MÌNH NÓI HỌ
HIỂU ĐƯỢC, HỌ NÓI MÌNH NGHE ĐƯỢC, VIẾT NGƯỜI KHÁC ĐỌC ĐƯỢC, ĐỌC ĐƯỢC TÀI LIỆU TIẾNG
ANH, THẾ LÀ ĐỦ.
Cái chúng ta sẽ học bao gồm:
1. Cấu trúc câu
2. Các thì: hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành, quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn, quá khứ hoàn thành,
tương lai đơn, tương lai tiếp diễn, will – be going to - Ving
3. Câu điều kiện loại 1,2,3
4. Mệnh đề tính ngữ who, what, that, whom, which
5. Câu bị động, câu chủ động
6. Used to + V (nguyên thể); Be/get used to + V-ing
7. Such, so, too
8. Many, little, a little, few, a few, much, a part of, a lot of, lots of
9. So as to, In order to, So that, then, Because, Because of, In spite of, Despite, However, But, Though, Although, So
10. So sánh hơn, so sánh hơn nhất




HOÀNG ĐÌNH QUANG – SÁCH CÔNG PHÁ HOÁ HỌC
Phần A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Ps: Nếu hiểu kĩ phần này, ta sẽ có thể đọc - hiểu đoạn văn tiếng anh rất tốt!
Tiếng việt có câu đơn, câu ghép thì tiếng anh cũng như vậy. Kiến thức cơ bản nhất của mọi loại ngôn ngữ chính là cấu
trúc của câu.
A.1 Câu đơn
Câu tiếng anh đơn giản nhất phải gồm có 2 phần chính là chủ ngữ + vị ngữ
Chủ ngữ phải là danh từ
Vị ngữ phải là động từ (có thể là động từ tobe (is, are, am) hoặc các động từ thường (run, walk, …))
Ví dụ 1: He is running (anh ấy đang chạy) Chủ ngữ là danh từ He. Vị ngữ là is running, trong đó động từ chính là Is
Ví dụ 2: I go to school (tôi tới trường) Chủ ngữ là danh từ I. Vị ngữ là go to school, trong đó động từ chính là Go
* Chú ý: Chủ ngữ phải là danh từ, tuy nhiên cũng có rất nhiều loại danh từ khác nhau, ví dụ danh từ như You, I,
Chicken. Tuy nhiên, cũng có một số loại danh từ đặc biệt, cũng có thể trở thành chủ ngữ của câu, ví dụ như danh động
từ (running, taking - về mặt bản chất, đây là dạng V-ing của động từ thường).
Ví dụ 3: Having fun is the best way to have better life ( Vui vẻ là cách tốt nhất để có một cuộc sống tốt hơn)
Ví dụ 4: Các câu sau có thể được coi là câu cơ bản
He is running
I go to school
Having fun is the best way to have better life
A.2 Câu phức tạp
Đó là câu có những thành phần khác, ví dụ như tính từ, động từ, trạng từ.
Quy tắc chung:
+ Tính từ đứng trước danh từ, bổ nghĩa cho danh từ.
Ví dụ: This hat is big (chiếc nón này lớn), danh từ chính là Hat, động từ chính là Is
Đây là câu đơn, nếu muốn bổ nghĩa cho danh từ chính (Hat), ví dụ chiếc nón đỏ hay chiếc nón xanh, ta có thể bổ sung
thêm tính từ chỉ màu sắc vào trước danh từ Hat.
Câu mới: This red hat is big (chiếc nón màu đỏ này to)
+ Trạng từ đứng sau động từ, bổ nghĩa cho động từ chính

Ví dụ: He is running (Anh ấy đang chạy). Danh từ chính là He, động từ chính là is running. Nếu muốn mô tả anh ấy
chạy nhanh hay chậm, ta có thể bổ sung thêm trạng từ vào trước hoặc sau động từ Running
Câu mới: He is running slowly (anh ấy chạy chậm rãi)
+ Tính từ có thể đứng trước tình từ để bổ nghĩa cho tính từ
+ Trạng từ thường có cấu trúc là tính từ+ đuôi ly. Nếu một từ có đuôi là ly thì thường là trạng từ
Ví dụ: slow (tính từ chậm chạp)=> slowly (trạng từ chậm chạp)
* Chú ý: Ta hãy thử phân tích cấu trúc của một số câu để hiểu rõ thêm vấn đề
Ví dụ 1: She was a powerful activist for the rights of women
Danh từ chính: She (cô ấy)
Động từ chính: was (là)
Bổ nghĩa cho động từ tobe “was” là cụm danh từ “ a powerful activist” (một nhà hoạt động tích cực). Như vậy nhờ cụm
danh từ bổ nghĩa cho “was” mà ta biết cô ấy là người như thế nào.
Nhưng ta vẫn băn khoăn, cô ấy là nhà hoạt động xã hội trong lĩnh vực nào??? Cụm danh từ phía sau “ for the rights of
women” (cho quyền của người phụ nữ) đã giúp ta trả lời câu hỏi này
Cô ấy là ai (She was …)? Cô ấy là một nhà hoạt động xã hội tích cực (She was a powerful activist). Cô ấy là nhà hoạt
động xã hội tích cực trong lĩnh vực gì? Cô ấy là một nhà hoạt động xã hội tích cực về quyền của người phụ nữ (She
was a powerful activist for the rights of women)
* Chú ý: Muốn đọc được 1 câu tiếng anh, chúng ta cần phải xác định được chính xác danh từ chính và động từ chính
của câu đó.
Ví dụ: Betty Friedan once spoke to ABC television about her support for sharing responsibility for the care of children.
Danh từ chính là Betty Friedan (tên người). Động từ chính là spoke (speak – nói, phát biểu)
Thông qua câu Betty Friden spoke => Betty đã từng nói
Once đứng trước spoke => nó là trạng từ có nghĩa “ một lần” => ta biết rằng Betty đã phát biểu một lần (Betty once
spoke)
Nhưng cô ấy phát biểu cho ai??? Cô ấy phát biểu cho chương trình truyền hình ABC television (spoke to ABC
television). Cụm từ “ to ABC television” bổ nghĩa cho động từ spoke, giúp ta biết cô ấy phát biểu cho ai)
Cô ấy phát biểu trên kênh ABC về cái gì??? Cô ấy phát biểu trên kênh ABC về sự ủng hộ của cô ấy (about her support)


HOÀNG ĐÌNH QUANG – SÁCH CÔNG PHÁ HOÁ HỌC

Cụm từ “ to ABC television” giúp xác định địa điểm cô ấy phát biểu, còn cụm từ “about her support” giúp xác định chủ
đề bài phát biểu của cô ấy.
Tuy nhiên, sự ủng hộ của cô ấy liên quan đến vấn đề gì vậy??? Sự ủng hộ liên quan đến việc chia sẻ trách nhiệm (for
sharing responsibility).
Nhưng mà chia sẻ trách nhiệm gì thế??? Chia sẻ trách nhiệm chăm sóc ( for the care)
Nhưng mà chăm sóc ai??? Chăm sóc trẻ con (the care of children)
Như vậy ta có thể hiểu rằng, Betty đã một lần phát biểu trên kênh truyền hình ABC, phát biểu về sự ủng hộ của cô ấy
đối với việc chia sẻ trách nhiệm chăm sóc những đứa trẻ con
Chính nhờ việc xác định rõ cấu trúc câu, sẽ giúp ta hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của câu, thay vì chỉ đọc phiên phiến, đọc
thì ra từ, biết hết nghĩa từ nhưng chẳng hiểu nội dung câu đó là gì cả.
Luyện tập: Hãy đọc hiểu và phân tích cấu trúc câu của từng câu trong đoạn văn sau!
Betty Friedan, 1921-2006: A Leader in the Modern Women's Rights Movement
I'm Faith Lapidus. And I'm Steve Ember with PEOPLE IN AMERICA in VOA Special English. Today we tell about
Betty Friedan. She was a powerful activist for the rights of women.
Betty Friedan is often called the mother of the modern women's liberation movement. Her famous book, "The
Feminine Mystique," changed America. Some people say it changed the world. It has been called one of the most
influential nonfiction books of the twentieth century.
Friedan re-awakened the feminist movement in the United States. That movement had helped women gain the right to
vote in the nineteen twenties. Modern feminists disagree about how to describe themselves and their movement. But
activists say men and women should have equal chances for economic, social and intellectual satisfaction in life.
Fifty years ago, life for women in the United States was very different from today. Very few parents urged their
daughters to become lawyers or doctors or professors. Female workers doing the same jobs as men earned much less
money. Women often lost their jobs when they had a baby. There were few child care centers for working parents.
Betty Friedan once spoke to ABC television about her support for sharing responsibility for the care of children:
"If child-rearing was considered the responsibility of women and men or women and men and society, then we really
could pull up our skirts and declare victory and move on."
Betty Friedan was born Betty Goldstein in nineteen twenty-one in Peoria, Illinois. Her immigrant father worked as a
jeweler. Her mother left her job with a local newspaper to stay home with her family.
Betty attended Smith College in Northhampton, Massachusetts. It was one of the country's best colleges for women.
She finished her studies in psychology in nineteen forty-two.

After college she attended the University of California at Berkeley to continue her studies. But her boyfriend at the
time did not want her to get an advanced degree in psychology. He apparently felt threatened by her success. So Betty
left California and her boyfriend. She moved to New York City and worked as a reporter and editor for labor union
newspapers.
In nineteen forty-seven, Betty Goldstein married Carl Friedan, a theater director who later became an advertising
executive. They had a child, the first of three. The Friedans were to remain married until nineteen sixty-nine.
When Betty Friedan became pregnant for the second time, she was dismissed from her job at the newspaper. After that
she worked as an independent reporter for magazines. But her editors often rejected her attempts to write about
subjects outside the traditional interests of women.
In nineteen fifty-seven, Friedan started research that was to have far-reaching results. Her class at Smith College was
to gather for the fifteenth anniversary of their graduation. Friedan prepared an opinion study for the women. She sent
questions to the women about their lives. Most who took part in the study did not work outside their homes.
Friedan was not completely satisfied with her life. She thought that her former college classmates might also be
dissatisfied. She was right. Friedan thought these intelligent women could give a lot to society if they had another
identity besides being homemakers.
Friedan completed more studies. She talked to other women across the country. She met with experts about the
questions and answers. She combined this research with observations and examples from her own life. The result was
her book, "The Feminine Mystique," published in nineteen sixty-three.
The book attacked the popular idea of the time that women could only find satisfaction through being married, having
children and taking care of their home. Friedan believed that women wanted more from life than just to please their
husbands and children.
The book said women suffered from feelings of lack of worth. Friedan said this was because the women depended on
their husbands for economic, emotional and intellectual support.


HOÀNG ĐÌNH QUANG – SÁCH CÔNG PHÁ HOÁ HỌC
"The Feminine Mystique" was a huge success. It has sold more than three million copies. It was reprinted in a number
of other languages. The book helped change the lives of women in America. More women began working outside the
home. More women also began studying traditionally male subjects like law, medicine and engineering.
Betty Friedan expressed the dissatisfaction of some American women during the middle of the twentieth century. But

she also made many men feel threatened. Later, critics said her book only dealt with the problems of white, educated,
wealthy, married women. It did not study the problems of poor white women, single women or minorities.
In nineteen sixty-six, Betty Friedan helped establish NOW, the National Organization for Women. She served as its
first president. She led campaigns to end unfair treatment of women seeking jobs.
Friedan also worked on other issues. She wanted women to have the choice to end their pregnancies. She wanted to
create child-care centers for working parents. She wanted women to take part in social and political change. Betty
Friedan once spoke about her great hopes for women in the nineteen seventies:
"Liberating ourselves, we will then become a major political force, perhaps the biggest political force for basic social
and political change in America in the seventies."
Betty Friedan led a huge demonstration in New York City for women's rights. Demonstrations were also held in other
cities. A half-million women took part in the Women's Strike for Equality on August twenty-sixth, nineteen
seventy. The day marked the fiftieth anniversary of American women gaining the right to vote.
A year after the march, Friedan helped establish the National Women's Political Caucus. She said the group got started
"to make policy, not coffee." She said America needed more women in public office if women were to gain equal
treatment.
Friedan wanted a national guarantee of that equal treatment. She worked tirelessly to get Congress and the states to
approve an amendment to the United States Constitution that would provide equal rights for women.
The House of Representatives approved this Equal Rights Amendment in nineteen seventy-one. The Senate approved it
the following year. Thirty-eight of the fifty state legislatures were required to approve the amendment. Congress set a
time limit of seven years for the states to approve it. This was extended to June thirtieth, nineteen eightytwo. However, only thirty-five states approved the amendment by the deadline so it never went into effect.
The defeat of the E.R.A. was a sad event for Betty Friedan, NOW and other activists.
In nineteen eighty-one, Betty Friedan wrote about the condition of the women's movement. Her book was called "The
Second Stage." Friedan wrote that the time for huge demonstrations and other such events had passed. She urged the
movement to try to increase its influence on American political life.
Some younger members of the movement denounced her as too conservative.
As she grew older, Friedan studied conditions for older Americans. She wrote a book called "The Fountain of Age" in
nineteen ninety-three. She wrote that society often dismisses old people as no longer important or useful. Friedan's last
book was published in two thousand. She was almost eighty years old at the time. Its title was "Life So Far."
Betty Friedan died on February fourth, two thousand six. It was her eighty-fifth birthday. Betty Friedan once told a
television reporter how she wanted to be remembered:

"She helps make it better for women to feel good about being women, and therefore she helped make it possible for
women to more freely love men."
This program was written by Jerilyn Watson. It was produced by Lawan Davis. I'm Faith Lapidus. And I'm Steve
Ember. You can download a transcript and audio of this show at voaspecialenglish.com. Join us again next week
for PEOPLE IN AMERICA in VOA Special English.


HOÀNG ĐÌNH QUANG – SÁCH CÔNG PHÁ HOÁ HỌC
Phần 1: Các thì trong tiếng anh
* Chú ý: Có rất nhiều thì trong tiếng anh, có mà chẳng quan tâm, kinh nghiệm của anh thì học 4,5 thì là quá đủ rồi!!!
Học nhiều cũng vô ích. Hãy áp dụng nguyên tắc 80/20, học ít nhưng hiệu quả cao. Ta học 4,5 thì nhưng dùng được
80% văn cảnh thì rất tiết kiệm thời gian và hiệu quả
1.1 Thì hiện tại đơn
A, Cấu trúc
S + tobe (are, am, is) (He is tall – anh ấy cao)
S+ V (đuôi s hoặc es) (He walks – anh ấy đi bộ)
Nếu muốn phủ định thì thêm not sau tobe hoặc V (s/es)
S+ tobe + not (He is not tall – anh ấy không cao)
S + do hoặc does + not +V (thường, không có s hoặc es) (He does not walk – anh ấy không đi)
B, Cách sử dụng
Được dùng khi:
- Nói về một thói quen hoặc một hiện tương lặp đi lặp lại
I get up really early – Tôi có thói quen dậy khá sớm
I use the Internet every day- Tôi có thói quen sử dụng internet mỗi ngày
- Nói về một thứ gì đó không thay đổi, quá khứ cũng thế, hiện tại cũng vậy, tương lai cũng thế
My parents own a restaurant – Bố mẹ tôi sở hữu một nhà hàng
- Nói về một điều gì đó luôn luôn đúng, là chân lý hiển nhiên
Student don’t have much money - Học sinh không có nhiều tiền (điều này khá đúng, được thừa nhận chung)
If you heat water to 100 , it boils - Nếu bạn đun nóng nước tới 100 độ C, nước sẽ sôi lên (đây là chân lý được thừa
nhận chung)

- Sự hướng dẫn, chỉ đường, mệnh lệnh ngay lúc nói.
Go down to the traffic lights, then you turn left – dùng để chỉ đường – Hãy đi xuống tới chỗ có mấy cây đèn đường, sau
đó bạn quẹo trái
To start the programme, first you click on the icon on the desktop - Để hướng dẫn ai đó khởi động chương trình máy
tính - Để khởi động chương trình máy tính, đầu tiên bạn ấn click vào biểu tượng của nó trên màn hình máy tính)
Một số trạng từ thường xuất hiện trong câu hiện tại đơn: Always (luôn luôn), Sometimes (thỉnh thoảng), Seldom
(không thường xuyên), Often (thường xuyên), Usually (thỉnh thoảng), Rarely (hiếm khi), every day (ngày nào cũng
thế), never (chưa từng), traditionally (theo truyền thống)
1.2 Thì hiện tại tiếp diễn
Ps: Được sử dụng để nói về một thứ đang diễn ra ở thời điểm nói đến
A, Cấu trúc
S+tobe (are, is, am)+Ving (He is running – anh ấy đang chạy, tức là lúc này anh ấy đang chạy)
Phủ định: S+tobe (are, is, am)+ not+ Ving (The cat is not sleeping – Con mèo đang không ngủ, tức là lúc ta nói câu này
thì con mèo đang không ngủ)
B, Cách sử dụng
- Nói về một thứ đang diễn ra ở thời điểm nói
I’m waiting for my friends - tức tại thời điểm nói, tôi đang chờ bạn của tôi
My cousin is living in Thailand at the moment - tức tại thời điểm nói, em họ tôi đang sống ở Thailand, nhưng nó chỉ ở
một thời gian thôi, sau đó nó sẽ về Việt Nam. Nếu mà em họ tôi trước đây vẫn ở thái lan, bây giờ vẫn ở thái lan, tương
lai cũng thế thì ta phải dùng hiện tại đơn, đó là My cousin always lives in Thailand.
- Nói về một xu hướng, một xu thế đang xảy ra (ví dụ, giá xăng đang tăng, việc sử dụng internet ngày càng phát triển0
The Internet is making it easier for people to stay in touch with each other.
Internet đang khiến cho việc giữ liên lạc (stay in touch) với người khác (with each other) của con người (for people) trở
nên dễ dàng hơn (making it easier)
The price of petrol is rising dramatically - Tức là xu hướng chung hiện tại, Giá dầu đang gia tăng rất nhanh chóng
- Nói về một thứ nào đó xảy ra quá nhiều lần, khiến bạn khó chịu (ví dụ có đứa nào nói chuyện nhiều lần lắm rồi, lặp đi
lặp lại, bạn tức lắm và bạn phàn nàn - thường đi cùng với các từ như always (luôn luôn), continually (tiếp diễn)
My mum’s always saying I don’t help enough! - Mẹ tôi luôn luôn nói là tôi giúp quá ít (giúp không đủ - don’t help
enough). Tức là mẹ tôi nói nhiều lần lắm, tôi khó chịu và tôi phàn nàn điều này
He’s always visiting exciting places – Anh ta lúc nào cũng được đi tới nhiều nơi thú vị (điều này lặp lại nhiều lần

khiến tối ghen tức)
Ps: Chú ý:


HOÀNG ĐÌNH QUANG – SÁCH CÔNG PHÁ HOÁ HỌC
+ Viết He always visits exciting places – Anh ta đi tới nhiều nơi thú vị (việc này diễn ra từ quá khứ đến hiện tại, tương
lai cũng thế, nó như là một thói quen lăp đi lặp lại của anh ta ở hiện tại)
+ Viết He is always visiting exciting places – Anh ta lúc nào cũng được đi nhiều nơi thú vị (việc này cũng được lặp lại
nhiều lần, nhưng nó khiến bạn ghen tỵ và bực tức, khiến bạn phàn nàn)
Ps: Một số từ thường xuất hiện trong các câu hiện tại tiếp diễn
At the moment (tại thời điểm nói thì …), now (ngay bây giờ), currently (bây giờ), this week (tuần này), …
1.3 Thì quá khứ đơn
Ps: Được sử dụng để nói về một thứ đã từng xảy ra trong quá khứ, hiện tại thì nó không còn nữa. Ví dụ như tôi đã từng
ăn phải táo bị sâu cách đây vài năm, tức là quá khứ đã từng xảy ra chuyện này, nhưng nó đã chấm dứt cách đây vài
năm, tức là hiện tại thì nó không còn nữa.
A, Cấu trúc
S + tobe (were, was)
(I, He, She+ was và You, They, We+were )
S+ V(đuôi ed – thì quá khứ)
Ví dụ: He was thin – Anh ấy đã từng gầy trong quá khứ, cơ mà bây giờ thì anh ấy không còn gầy nữa
Ví dụ: He studied in Thailand – Anh ấy từng học tại Thái Lan, bây giờ thì việc học kết thúc rồi
Phủ định:
S +tobe (were, was)+ not
S+ did +not +V (thường)
Ví dụ: He didn’t study in Thailand – Anh ấy chưa từng học tại Thái Lan trong quá khứ
B. Cách sử dụng
- Diễn tả một hành động đã xảy ra trong quá khứ, tại thời điểm nói thì nó kết thúc rồi
A few week ago a woman called to report a robbery at her house
Một vài tuần trước, một người phụ nữ đã gọi tới để báo cáo về một vụ đột nhập tại nhà cô ấy
Việc này diễn ra và kết thúc một vài tuần trước rồi, tại thời điểm nói thì nó đã chấm dứt

Tuy nhiên, nếu viết là At the moment, a woman is calling to report a robbery at her house thì có nghĩa là tại thời điểm
nói, cô ấy đang gọi điện để báo cáo, tức là lúc ta nói, việc gọi điện của cô ta đang diễn ra
Tuy nhiên nếu viết là A woman sometimes calls to report a robbery at her house thì có nghĩa là một thời phụ nữ có thói
quen thỉnh thoảng lại gọi đến để báo cáo về vụ đột nhập tại nhà cô ta, có thể do cô ta có vấn đề tâm thần hoặc có thể
nhà cô ta bị đột nhập khá nhiều. Việc gọi điện này diễn ra thành một thói quen
Ps: Nói chung, mọi thứ diễn ra tại quá khứ, kết thúc tại thời điểm trong quá khứ, hiện tại không còn thì ta dùng quá khứ
đơn
When her son got older, he often went out to visit his friends after school - Một việc diễn ra lặp đi lặp lại trong quá
khứ, bây giờ không còn nữa – Khi con trai cô ta lớn hơn, cậu ta thường xuyên đi ra ngoài để thăm bạn bè cậu ta sau giờ
học ở trường
Bill worked for the police for over 17 years – Bill đã làm cho cảnh sát được hơn 17 năm, nhưng hiện tại thì anh ta đã
nghỉ hưu, tức là 17 năm anh ta làm đã là quá khứ. Ví dụ anh ta làm từ 1990 đến 2007 là 17 năm, tại thời điểm ta nói
anh ta đã kết thúc việc này rồi
Tuy nhiên, nếu ta viết thành Bill works for the police thì có nghĩa là Bill đang làm cho công an, việc này diễn ra trong
quá khứ, hiện tại anh ta vẫn làm, tương lai cũng thế, đó là nghề nghiệp của anh ta
Tuy nhiên, nếu ta viết là Now, Bill is working for the police thì có nghĩa là tại thời điểm nói, Bill đang làm cho công
an, việc này đang diễn ra khi ta nói
Ps: Như ta thấy, 1 câu văn bất kỳ tuỳ vào việc ta dùng như thế nào thì ý nghĩa cũng sẽ trở nên khác nhau.
Các từ hay dùng trong thì quá khứ đơn: Last week (tuần trước), last summer (mùa hè năm ngoái), ago (về trước – ví dụ
ten years ago có nghĩa là 10 năm về trước), Yesterday (Ngày hôm qua), …
* Chú ý: Có loại động từ theo qui tắc, chỉ cần thêm ed vào sau là thành thì quá khứ (ví dụ study – studied). Nhưng
nhiều loại động từ lại bất qui tắc (ví dụ come –came)
Ta cần nhớ một số động từ quan trọng sau
Say – Said; Speak – Spoke; Study – Studied; Go –Went; teach (dạy dỗ) – Taught, Tell – Told, …
1.4 THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN
Ps: Được dùng khi nói về một hành động diễn ra trong quá khứ nhưng ta biết rõ thời điểm nó xảy ra
Có nghĩa là, nếu ta chỉ nhớ chung chung là nó đã xảy ra thì dùng quá khứ đơn. Ví dụ She ran – Cô ấy chạy đi, việc này
diễn ra trong quá khứ, nhưng ta không rõ thời điểm lúc nó xảy ra
Nhưng nếu ta biết rõ thời gian, thời điểm (giờ nào, ngày nào, khoảnh khắc nào) thì ta sẽ dùng quá khứ tiếp diễn. Ví dụ:



HOÀNG ĐÌNH QUANG – SÁCH CÔNG PHÁ HOÁ HỌC
She was running at 7 am yesterday – Hôm qua, lúc 7h sáng, cô ấy đang chạy bộ
Nếu ta không biết rõ giờ, chỉ nhớ là ngày hôm qua thì cũng dùng quá khứ đơn: She ran yesterday – Cô ấy chạy bộ hôm
qua
Nói nôm na là: Việc quá khứ + giờ xảy ra, khoảnh khắc xảy ra cụ thể = Quá khứ tiếp diễn
Ví dụ: She was listening the music when the cat was stolen - Tại thời điểm, khoảnh khắc con mèo bị ăn cắp, cô ấy vẫn
đang nghe nhạc. Hai sự việc này đều diễn ra và kết thúc trong quá khứ. Sự việc ngắn hơn dùng quá khứ đơn (the cat
was stolen), sự việc diễn ra dài hơn dùng quá khứ tiếp diễn (She was listening). Hoặc ví dụ, Hôm qua, tôi đang ăn cơm
thì điện thoại reo lên, rõ ràng việc ăn cơm đang diễn ra trong một khoảng thời gian dài trong quá khứ nên ta dùng quá
khứ tiếp diễn (Yesterday, I am eating the dinner), việc điện thoại reo lên chỉ diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn
(The phone rang)=> Câu hoàn chỉnh là Yesterday, when I am eating the dinner, the phone rang
A, Cấu trúc
S+ was/were +V-ing
S+was/were +not+V-ing
B, Cách sử dụng
- Nói về một việc xảy ra và kết thúc trong quá khứ nhưng ta biết được giờ nó diễn ra
Ví dụ: At 5 pm 10 years ago, I was doing my test for Toeic: Vào lúc 5 h tối 10 năm trước, tôi đang làm bài kiểm tra
Toeic của tôi
- Nói về 2 việc cùng xảy ra trong quá khứ, sự việc diễn ra dài hơn thì dùng quá khứ tiếp diễn, sự việc ngắn hơn thì
dùng quá khứ đơn
Ví dụ: He was doing his homework in his bedroom when the burglar came into the house
Anh ta đang làm bài về nhà trong phòng ngủ trong lúc tên trộm lẻn vào nhà anh ta. Hai việc này đều diễn ra trong quá
khứ, sự việc trộm vào nhà diễn ra ngắn hơn việc đang làm bài của anh ta.
Chú ý: Nếu các sự việc dài ngắn không xác đinh, diễn ra liên tục thành một chu trình trong quá khứ thì dùng quá khứ
đơn. Ví dụ: He came home, ate the dinner and went to the bed: Anh ta về nhà, ăn tối rồi đi ngủ
1.5 Thì hiện tại hoàn thành
Ps: Được sử dụng để nhấn mạnh một việc bắt đầu trong quá khứ, diễn ra ở hiện tại và có thể xảy ra trong tương lai.
Tóm lại thường được sử dụng với 2 từ là since và for
- Since + Một mốc thời gian, ví dụ năm, sự việc nào đó, … (Từ khi …)

Ví dụ: Since 2000, I have bought 5 T-shirts - Kể từ năm 2000, tôi đã mua được 5 cái áo sơ mi tính đến thời điểm hiện
tại
Ví dụ: Since the child was born, his mother has worked for this factory: Từ khi đứa trẻ được sinh ra, mẹ cậu bé đã làm
việc cho xí nghiệp này, việc làm tại xí nghiệp này xảy ra trong quá khứ, hiện tại mẹ cậu ta vẫn làm và tương lai có thể
vẫn làm công việc đó
Chú ý: Since + S+V (thì quá khứ đơn), S+ V(thì hiện tại hoàn thành)
- For + một khoảng thời gian, ví dụ là mấy năm, mấy ngày, ….
I worked for this factory for 10 years: Tôi đã làm việc cho xí nghiệp này trong vòng 10 năm, hiện tại vẫn làm, có thể
tương lai vẫn làm
Nói chung, 1 năm cụ thể hoặc 1 sự việc quá khứ thì dùng Since, còn nếu một khoảng thời gian (mấy năm , mấy ngày,
mấy tháng, ….) thì dùng For
A, Cấu trúc
S + have/has +V(phân từ 2)
(I, we, they, you +have và He, she, it +has)
Ví dụ: V thường là Say; V (ed) là Said; V (phân từ 2) là Said
S+ have/ has +not +V (phân từ 2)
B, Cách sử dụng
- Diễn tả một sự việc xảy ra trong quá khứ, vừa kết thúc ở hiện tại hoặc vẫn diễn ra ở hiện tại
Since she was dead, I have become a doctor: Kể từ khi cô ấy chết, tôi đã trở thành một bác sĩ
* Chú ý: So sánh thì quá khứ đơn và thì hiện tại hoàn thành
Quá khứ đơn
Hiện tại hoàn thành
Xảy ra và đã kết thúc trong quá khứ
Xảy ra trong quá khứ, hiện tại vẫn còn
I made quite a lot of notes
I have made quite a lot of notes
Tôi dã làm khá nhiều giấy nhớ. Việc này tôi làm trong quá Tôi làm khá nhiều giấy nhớ. Việc này tôi đã làm trong quá
khứ, hiện tại thì tôi không còn làm như vậy nữa
khứ, hiện tại tôi vẫn làm giấy nhớ.
Diễn đạt một việc nào đó xảy ra ở hiện tại mà không Diễn ra và kết thúc hoàn toàn trong quá khứ, khi sử



HOÀNG ĐÌNH QUANG – SÁCH CÔNG PHÁ HOÁ HỌC
sử dụng hiện tại đơn

dụng quá khứ đơn, tôi nhấn mạnh là nó diễn ra trong
quá khứ và đã hoàn toàn chấm dứt
Have you read the leaflet? Bạn đã đọc tờ giấy đó chưa?
I read the leaflet when I was in the library
Tôi gặp bạn, thấy bạn, tôi tới gần và tôi hỏi bạn đã đọc Tôi đã đọc tờ giấy đó khi tôi ở thư viện. Việc ở thư viện
chưa. Rõ ràng mọi thứ đều xảy ra ở hiện tại nhưng tôi và việc đọc tờ giấy diễn ra và kết thúc hoàn toàn trong quá
không dùng hiện tại đơn vì nó không phải là một thói khứ.
quen hay lặp đi lặp lại ở hiện tại.

1.6 Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn
Ps: Nếu muốn nhấn mạnh đến hành động chứ không phải nhấn mạnh đến sự hoàn thành của công việc thì ta sẽ sử dụng
thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn
A, Cấu trúc câu
S+have/has+been+Ving
B, Cách sử dụng
Giống với hiện tại hoàn thành. Nhưng hiện tại hoàn thành nhấn mạnh đến sự hoàn thành công việc nhấn mạnh đến kết
quả công việc, còn hiện tại hoàn thành tiếp diễn nhấn mạnh đến hành động chứ không nhấn mạnh đến kết quả của hành
động đó
* So sánh hiện tại hoàn thành và hiện tại hoàn thành tiếp diễn
Hiện tại hoàn thành tiếp diễn
Hiện tại hoàn thành
Nhấn mạnh khoảng thời gian diễn Nhấn mạnh đến số lần thực hiện
ra hành động
tính đến thời điểm hiện tại
I have been reading for the past two I have read three articles – Tôi đã đọc

weeks – Tôi đã đọc cuốn sách đó được 3 tờ báo, việc đọc báo diễn ra
trong suốt 2 tuần, việc này diễn ra trong quá khứ, hiện tại vẫn còn đọc,
trong quá khứ, hiện tại vẫn đang diễn nhưng tính từ quá khứ đến hiện tại tôi
ra, tôi nhấn mạnh đến khoảng thời đã đọc 3 tờ báo rồi, tôi muốn nhấn
gian tôi đọc cuốn sách đó – 2 tuần
mạnh đến số lượng tờ báo tôi đã đọc
tính đến thời điểm hiện tại – 3 tờ báo
Nhấn mạnh vào bản thân hành Nhấn mạnh vào sự hoàn thành của
động, không quan tâm hành động hành động, nhấn mạnh vào kết quả
đó đã kết thúc hay chưa
của hành động
I have been writing my essay
I have written my essay
Tôi viết bài essay, tôi đã viết nó trong Tôi viết bài essay, nó đã xong rồi, tôi
quá khứ, giờ vẫn viết, tôi nhấn mạnh nhấn mạnh là nó đã xong rồi, tôi
là tôi viết nó nhưng tôi không nhấn không nhấn mạnh hành động tôi viết
mạnh là nó đã hoàn thành hay chưa
essay
1.7 Thì quá khứ hoàn thành
A, Cấu trúc
S + had + V (phân từ 2)
S + had + not + V (phân từ 2)
B, Cách sử dụng
Sự việc A xảy ra trong quá khứ, sự việc B xảy ra trước sự việc A A dùng quá khứ đơn còn B dùng quá khứ hoàn
thành
Ví dụ: Hôm qua, tôi ăn cơm, trước lúc tôi ăn cơm thì mẹ tôi đã đi chợ. Như vậy việc tôi ăn cơm hôm qua xảy ra ở quá
khứ nên dùng quá khứ đơn (Yesterday, Before I ate). Việc mẹ tôi đi chợ xảy ra trước sự việc tôi ăn cơm nên sẽ dùng
quá khứ hoàn thành (My mother had gone to the market) Yesterday, before I ate, my mother had gone to the market



HOÀNG ĐÌNH QUANG – SÁCH CÔNG PHÁ HOÁ HỌC
* Cách lựa chọn thì để sử dụng.
Ví dụ 1: Ta hãy chọn thì phủ hợp để diễn đạt các hành động sau:
Tối hôm qua, tôi đi đến bữa tiệc của bạn tôi. Trước lúc tôi đến bữa tiệc thì mẹ tôi đã về nhà để nấu cơm. Tôi ăn bánh
sinh nhật vào lúc 10 h đêm.
Bài làm
Rõ ràng hành động số 1 diễn ra trong quá khứ Dùng quá khứ đơn: Yesterday, I went to the party of my friends
Hành động số 2 diễn ra trước hành động số 1 mà hành động 1 là quá khứ đơn Dùng quá khứ hoàn thành: Before I
went to the party, my mother had gone home to make the dinner
Hành động số 3 diễn ra vào một thời điểm rõ ràng trong quá khứ (lúc 10h đêm qua) Dùng quá khứ tiếp diễn: At 10
pm yesterday, I was eating the birthday cake.
Ví dụ 2: Bạn đến nhà một người bạn, 2 đứa nói chuyện với nhau với các đoạn hội thoại như sau:
A: “ Tao thường xuyên đi học muộn mày ạ”, tao lo quá
B: Kệ mày chứ, tao không quan tâm. “ Hôm qua, lúc tao đang nghe nhạc thì bỗng nhiên có tiếng điện thoại reo”
A: “ Tao đã đọc được 5 trang của cuốn sách CÔNG PHÁ HOÁ HỌC RỒI ĐÓ”
B: “ Tao thì đọc xong cả cuốn sách đó từ tuần trước rồi”
A: “ Tao đã đọc cuốn sách đó suốt 1 tuần đó”
B: Mày có biết là “ Nước đun lên 100 độ sẽ sôi “
A: Tao không quan tâm lắm, vì cái tao quan tâm là “ Giá xăng đang tăng chóng mặt”
B: “ Mày lúc nào cũng nói nhảm, điều đó khiến tao phát ốm”
Bài làm
Câu 1 nói đến một việc xảy ra khá thường xuyên ở hiện tại, trở thành một thói quen lặp đi lặp lại Hiện tại đơn
I often go to school very late
Câu 2 nói đến 2 sự việc diễn ra trong quá khứ, sự việc nghe nhạc dài hơn và bị sự việc ngắn hơn là tiếng điện thoại reo
cắt ngang Sự việc 1 dùng quá khứ tiếp diễn, dự việc 2 dùng quá khứ đơn
Yesterday, when I was listening the music, the phone rang
Câu 3 nói đến một sự việc, đó là đọc 5 trang sách công phá hoá, việc đọc sách diễn ra trong quá khứ, hiện tại vẫn đọc
và tương lai vẫn có thể đọc tiếp, mai kia vẫn đọc nên dùng hiện tại hoàn thành, ở đây nhấn mạnh đến kết quả của việc
đọc đó là 5 trang sách I have read 5 pages of CÔNG PHÁ HOÁ HỌC
Câu 4 nói đến việc đã đọc xong cuốn sách công phá hoá học, việc đọc xong này diễn ra trong quá khứ, hiện tại thì

không xảy ra nữa vì tôi đã đọc xong cuốn sách đó trong quá khứ rồi Dùng quá khứ đơn I read this book last week
Câu 5 nói đến việc đã đọc cuốn sách từ trong quá khứ, hiện tại vẫn đọc, mai kia vẫn đọc, và nhấn mạnh đến khoảng
thời gian diễn ra việc đọc tính từ quá khứ đến hiện tại Dùng hiện tại hoàn thành tiếp diễn I have been reading this
book for the past one week
Câu 6 nói đến một thực tế, một chân lý được thừa nhận chung, đó là nước đun sôi đến 100 độ C sẽ sôi lên Dùng hiện
tại đơn: If you heat water to 100 , water will boils
Câu 7 nói đến một thực tế đang diễn ra, một xu thế, một xu hướng đang diễn ra ở hiện tại, đó là giá xăng đang tăng lên
Sử dụng hiện tại tiếp diễn: The price of oil is rising dramatically
Câu 8 nói rằng việc đứa kia nói nhiều cái nhảm nhí, việc này lặp đi lặp lại nhiều lần khiến bạn rất khó chịu
Dùng hiện tại tiếp diễn với Always: You are always telling the valueless things, it makes me sick



×