Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn đạt giải nhất huyện Bạo lực học đường một vấn nạn nóng đang được xã hội quan tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.05 KB, 12 trang )

- Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp
- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tháp Mười
- Trường THCS Thạnh Lợi
- Địa chỉ: Ấp 1, Thạnh Lợi, Tháp Mười, Đồng Tháp
- Điện thoại: 0673.952210
- Email:
- Họ và tên học sinh: Phan Thị Huỳnh Như
Ngày sinh: 05/01/2002

Lớp: 9A2


1. Tên tình huống: “Bạo lực học đường một vấn nạn nóng đang được xã
hội quan tâm”
“Tiếng trống vang lên, tiết học thứ ba kết thúc, các bạn ùa nhau ra chơi.
Nhóm chúng em cũng mau chóng ra sân chơi đá cầu. Trái cầu cứ chuyền từ chân
bạn này sang chân bạn khác đều đặn, đều đặn. Bỗng trái cầu bay lên văng ra trúng
vào Hân (bạn học lớp kề bên) đang cầm bịt nước vừa đi vừa uống. Hân ném bịt
nước, lớn tiếng: “Đứa nào dám đá trái cầu trúng Sư tỉ?”. Lúc ấy, Nhi nhanh chân
chạy đến xin lỗi Hân. Hân tát thật mạnh vào mặt Nhi, còn nói: “ Chờ xem, đi học
về tao xử đẹp mày”. Đúng như cảnh cáo, Hân cùng nhóm bạn của mình chặng
đường đánh Nhi và hâm dọa sẽ còn tiếp tục nữa. Mặc dù, đã được nhà trường và
gia đình xử lý xong vụ việc, nhưng Nhi vẫn còn sợ hãi và không tự tin khi đến
trường ảnh hưởng đến việc học của bạn ấy”.
Một thực trạng đáng buồn khi gần đây, hành vi bạo lực có thể xảy ra ở bất
cứ đâu, vào bất cứ lúc nào. Từ trong lớp học, các cô cậu học trò dù tuổi còn rất nhỏ
cũng đã giải quyết mâu thuẫn bằng cách đánh nhau, thậm chí còn dùng hung khí
đâm nhau gây ra thương tích. Ngoài đường, chỉ cần một va chạm nhẹ, người ta
cũng sẵn sàng dùng tới nắm đấm để giải quyết…Có thể thấy, tình trạng bạo lực
trong trường học đã và đang diễn ra nóng bỏng trên khắp thế giới, ở tất cả những
cấp học, lớp học khác nhau. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở học sinh nam


mà còn có cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa các em học sinh với nhau mà còn có
bạo lực giữa học sinh với giáo viên và ngược lại.
Là một thành viên trong Ban Chỉ Huy Liên Đội của trường em có trách
nhiệm cùng mọi người ngăn chặn vấn đề bạo lực học đường ngay chính ngôi
trường của mình.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
Qua câu chuyện của bạn Nhi nhằm giúp cho mọi người nhận thức và tìm
hiểu những hậu quả nghiêm trọng từ bạo lực học đường. Giúp các bạn có kỹ năng
vận dụng kiến thức các môn học để giải quyết các tình huống liên quan đến vấn đề
bạo lực học đường.
Để cho chúng ta có cái nhìn chân thực, sự đánh giá đúng đắn, nhận xét về
hành vi bạo lực học đường. Từ đó chúng ta biết được thực trạng và nguyên nhân,
để đưa ra những giải pháp, những kiến nghị đề xuất với từng cá nhân và tập thể,
đặc biệt là các bạn học sinh nhằm chấm dứt các hành vi xấu. Thực hiện cuộc tuyên
truyền rộng với mọi người xung quanh nhằm nâng cao nhận thức, lối sống văn hóa
lành mạnh, góp phần xây dựng nét thuần phong mỹ tục của dân tộc.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
- Tên người nghiên cứu : Phan Thị Huỳnh Như.
- Quá trình nghiên cứu, em dùng các phương pháp:


+ Thu thập thông tin, tìm hiểu tư liệu liên quan: Tìm hiểu thông qua sách
giáo khoa, các trang báo, mạng xã hội.
+ Thống kê: Thống kê con số thực trạng bạo lực học đường.
+ Tích hợp: Tích hợp những điều đã biết, đã học, kiến thức liên môn với
thực tế đời sống.
+ Phân tích, đánh giá: Phân tích cụ thể thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
phòng chống nạn bạo lực học đường.
- Để các bạn học sinh và mọi người có được những hiểu biết về tác hại của
bạo lực học đường, em đã vận dụng kiến thức các môn học sau: Ngữ văn, Toán,

Sinh, Giáo dục công dân, Sử, Mĩ thuật, Âm nhạc. Trên cơ sở đó, bản thân cũng đưa
ra một số giải pháp phòng chống tệ nạn bạo lực học đường.
4. Giải quyết tình huống
Qua quá trình tìm hiểu bản thân xin đề xuất một số giải pháp để giải quyết
tình huống trên như sau:
- Xây dựng kế hoạch điều tra.
- Tiến hành nghiên cứu thực tế.
- Tổng hợp các kết quả, đánh giá nghiên cứu, đề xuất kiến nghị đối với các
cá nhân đặc biệt là học sinh, các tổ chức đoàn thể, nhà trường, gia đình,...
- Áp dụng các môn học vào việc giải quyết tình huống:
+ Môn Ngữ văn: Thuyết minh, nghị luận, kĩ năng viết bài, ngôn từ,...
+ Môn Toán: Thống kê và tính tỉ lệ số người tham gia bạo lực học đường.
+ Môn Sinh: Tìm hiểu tâm sinh lý của lứa tuổi mới lớn, những yếu tố nào
làm cho học sinh tham gia bạo lực học đường.
+ Môn Giáo dục công dân: Giáo dục về đạo đức, cách giao tiếp và lối sống
lành mạnh cho lứa tuổi học sinh.
+ Môn Sử: Giúp mọi người hiểu sâu sắc hơn về truyền thống đoàn kết của
dân tộc Việt Nam ta từ ngàn xưa.
+ Môn Mĩ thuật, Âm nhạc: Tranh ảnh, các tiết mục văn nghệ tuyên truyền về
tác hại của bạo lực học đường.
+ Môn Tin học: Truy cập Iternet thu thập tư liệu, soạn thảo văn bản.


5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Bản thân xin nêu ra tiến trình thực hiện như sau:
5.1. Tiến hành nghiên cứu về mặt lý thuyết.

Bạo lực học đường trước hết là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất
chấp công lý, đạo lý, gây nên những tổn thương tinh thần cũng như thể xác cho
người khác trong phạm vi trường học. Trong phạm vi trường học ở đây không phải

là những hành vi ấy xảy ra trong trường học mà là trong phạm vi nhà trường quản
lí.
Hiện nay, bạo lực học đường đang ngày càng gia tăng, là mối đe dọa lớn
trong giáo dục, trở thành một vấn nạn nguy hại tới cộng đồng. Hành động bạo lực
học đường có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Có thể là lăng mạ, xỉ nhục, xúc
phạm danh dự, dùng những từ ngữ mang tính đe dọa làm tổn thương tinh thần của
người khác. Và nặng hơn nữa và cũng phổ biến nhất chính là đánh đập, tra tấn, làm
tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác, thậm chí là giết người. Chính vì
vậy mà nhiều người không nghĩ rằng đe dọa người khác cũng là hành vi bạo lực
học đường. Nhưng không, những lời nói cũng có khả năng sát thương cao mà bạn
không thể lường trước được.
5.2. Tiến hành nghiên cứu trong thực để giải quyết tình huống.
5.2.1. Thực trạng bạo lực học đường hiện nay.

Trong thời gian gần đây, dư luận không khỏi có những bức xúc trước những
cảnh bạo lực diễn ra trong môi trường giáo dục. Tại Việt Nam, số liệu được Bộ
Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc
xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng
5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh
(HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì
đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau. Đáng lo ngại


hơn, theo thống kê của Bộ Công An mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm
tội. Trước kia: tội phạm giết người trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng
cao nhất. Bây giờ giảm còn 34% so với 41% của độ tuổi 18 đến dưới 30 (độ tuổi từ
14 đến dưới 18 chiếm đến 17%).

5.2.2. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường của học sinh.
- Nguyên nhân về phía nhà trường:

Nhà trường cũng có nhiều tác động dẫn tới tình trạng suy thoái đạo đức của học
sinh, đầu tiên là việc phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường còn nhiều hạn chế, Chưa có biện pháp cứng rắn trong giáo dục học sinh cá
biệt, chưa kể tới nội dung tiêu chí còn chung chung .

Trong công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng đạo đức của nhà trường còn
chưa mạnh mẽ, chưa sâu sát. Chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên chủ
nhiệm với giáo viên bộ môn.Một số giáo viên trẻ thiếu kinh nghiệm, không có tính
sáng tạo trong việc đề ra các biện pháp giáo dục học sinh đôi khi còn quá coi trọng
thành tích của lớp, dẫn đến hiện tượng cứng nhắc, gò ép học sinh.

Nhà trường có vai trò quan trọng trong giáo dục đạo đức học sinh.
Còn một số giáo viên chủ nhiệm chưa thực sự có uy tín với học sinh, chưa
có năng lực làm công tác chủ nhiệm, tính thuyết phục với học sinh chưa cao, chưa
phát huy được hiệu quả của giờ sinh hoạt lớp; nội dung giờ sinh hoạt chủ yếu là


thu các khoản tiền đóng góp, thiếu quan tâm đến nguyện vọng tâm sinh lý học
sinh.
Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi học sinh rất quan trọng
tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi
này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi
bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn
mình. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức
sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch.
- Nguyên nhân về phía gia đình:
Những em có dấu hiệu vi phạm đạo đức trong thời gian qua đều do gia
đình thiếu quan tâm chăm sóc, giúp đỡ các em; một số gia đình do kinh tế khó
khăn bố mẹ đi làm ăn xa chỉ biết đóng tiền cho con; một số gia đình không biết
cách, không có phương pháp quản lý giáo dục con dẫn đến tình trạng buông lỏng.

Bản thân học sinh không có sự rèn luyện tốt.
- Nguyên nhân về phía xã hội:

Tác động của cơ chế thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ, tác
động lối sống hám cơ sở vật chất hơn tính nhân văn, xem nhẹ lời khuyên của cha
mẹ, thầy cô, dẫn đến những biểu hiện lệch lạc về chuẩn mực đạo đức.
Tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, …),
game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối
lớn tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở.
5.2.3. Hậu quả bạo lực học đường.
Với tình trạng bạo lực học đường đang ngày càng gia tăng hiện nay đã gây
ra nhiều hậu quả tương đối đáng sợ, hậu quả này không chỉ ảnh hưởng tới nạn
nhân bạo lực học đường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự hình thành và phát
triển nhân cách của con người gây ra tình trạng bạo lực học đường.

Bạo lực học đường xảy ra ở mọi nơi


- Ảnh hưởng đến bản thân học sinh:

Cả nạn nhân lẫn kẻ thực hiện hành vi bạo lực đều có hậu quả không hay.
Trong nhiều vụ bạo lực được nói tới, không ít những vụ bạo lực đã gây ra những
hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác. Nhẹ nhàng có thể là những vết bầm tím nhưng
cũng có thể là những thương tích nặng phải vào bệnh viện điều trị. Tồi tệ hơn khi
không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt
thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình.
Những bạn học sinh bị bắt nạt thường bị cô lập nên không muốn đến trường
vì bạn bè khác sẽ xa lánh do không muốn “cùng nhóm với kẻ đáng ghét” hoặc
“cùng nhóm với kẻ yếu thế” để bản thân cũng có thể trở thành nạn nhân bị bắt nạt.
Tình trạng bị bắt nạt kéo dài, ngoài ảnh hưởng xấu đến học tập, còn có tác hại rất

lớn đến sự phát triển của các bạn, cả về mặt xã hội lẫn cảm xúc . Các bạn rất dễ bị
trầm cảm và luôn có cảm giác thấp kém, những điều sẽ gây khó khăn cho cuộc
sống của các bạn ngay cả lúc đã trưởng thành.
Nghiêm trọng hơn là hậu quả của những hành vi bạo lực tình dục. Không chỉ
tổn thương về thể chất, mà tổn thương tinh thần cũng rất khó khắc phục. Khủng
hoảng tâm lý, suy sụp tinh thần, hoảng loạn, có xu hướng muốn tự tử, nhận thức
lệch lạc về giới tính, ác cảm về vấn đề tình bạn – tình yêu hay nhận thức sai lầm về
cuộc sống, muốn trả thù đời hoặc đi tìm sự quên lãng trong những tệ nạn khác là hậu
quả đặc biệt nghiêm trọng. Tổn hại từ bạo lực tình dục ảnh hưởng lâu dài, dai dẳng,
mà khi tuổi còn nhỏ, các bạn chưa hình dung được hết. Đến khi lập gia đình, trưởng
thành thì nỗi ám ảnh này vẫn đeo bám, gây bất hạnh cho cuộc sống của các bạn.
Nhưng có một nguyên nhân khá quan trọng liên quan đến đặc điểm rất dễ rối
nhiễu tâm lý lứa tuổi của các bạn. Họ đang trong giai đoạn hình thành, phát triển
tâm lý và thể chất cho nên luôn hiếu động và tìm mọi cách thể hiện cái tôi bản
thân. Và khi phải chịu nhiều áp lực căng thẳng gây nên những rắc rối trong đời
sống tâm lý, nếu không nhận được sự khuyên bảo, chỉnh đốn kịp thời, các bạn dễ
rơi vào những hành động quá khích, khó bề kiểm soát.
- Ảnh hưởng đến gia đình:
Những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ không thể làm cho các
bậc phụ huynh vừa lòng. Nếu con đánh nhau với bạn, bị nhà trường xử phạt, bị cha
mẹ nạn nhân lên tiếng thì cách xử lý phổ biến nhất được các bậc cha mẹ lựa chọn
là chửi mắng, trách móc, thậm chí là đánh đập con mình. Điều đó đồng nghĩa với
việc họ gieo thêm vào đứa con của mình nỗi bực tức và làm nảy sinh mâu thuẫn
giữa cha mẹ và con cái. Không khí gia đình sẽ trở nên căng thẳng hơn nếu như cha
mẹ cứ đổ lỗi cho nhau về việc quản lý và giáo dục con. Không ai chịu nhận lỗi về
mình, vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn với nhau chỉ vì con cái. Không những thế nếu
những hành vi bạo lực của học sinh để lại hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác thì
gia đình phải mất thêm một khoản tài chính lớn để giải quyết hậu quả. Đó là chưa
kể, gần đây có những vụ bạo lực học đường đã dẫn tới những cái chết thương tâm



của những bạn học sinh vô tội. Nỗi đau đó đối với bất cứ gia đình nào cũng không
thể bù đắp được. Trước thực trạng bạo lực học đường trở nên nghiêm trọng thì sự
lo lắng của các bậc phụ huynh càng được đẩy lên cao. Không chỉ lo lắng cho việc
học mà còn lo lắng cho sự an toàn của con cái, lo lắng cho tương lai và cả tính
mạng của con mình.
- Ảnh hưởng đến nhà trường
Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không
khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm.
Người lớn, cả thầy cô lẫn cha mẹ, có khi không hay biết, có khi xem đó như là một
phần tự nhiên của tuổi mới lớn nên để các bạn tự giải quyết (trừ khi những hành vi
này đi đến thái quá) mà không biết rằng những hành vi bạo lực được lặp đi lặp lại
nhiều lần sẽ gây ra những tổn thương thể chất hoặc tâm lý cho nạn nhân, và gây
ảnh hưởng xấu đến môi trường học tập chung vì các bạn học sinh không cảm nhận
được sự an toàn ngay trong chính ngôi trường của mình. Đã có không ít học sinh
từ chối đến trường vì sợ bị bạn bè trêu chọc, đánh đập. Điều đó cho thấy môi
trường nhà trường không còn tính lành mạnh, sự hấp dẫn và là nỗi sợ hãi của học
sinh.
Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ làm ảnh hưởng
đến thành tích thi đua của lớp, của trường và ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà
trường cũng như các thầy cô. Cũng không quên nói tới những hành vi bạo lực của
giáo viên làm cho môi trường giáo dục ở nhà trường mất đi tính quy phạm, uy tín,
danh dự người giáo viên bị hạ thấp và tất nhiên hiệu quả dạy học sẽ không thể đạt
được như mong đợi. Đó là chưa kể, những hành vi bạo lực của giáo viên có thể
làm cho học sinh có cảm giác lo lắng và sợ hãi khi đến tiết học của mình.
- Ảnh hưởng đến xã hội:
Khi đất nước chuyển hướng theo cơ chế kinh tế thị trường, cùng với đó là xu
thế toàn cầu hóa, đất nước mở cửa hội nhập thì những nét văn hóa truyền thống đã
dần thay đổi. Những chuẩn mực đạo đức quý giá ấy đã dần bị phai nhạt, thay vào
đó là những nét văn hóa hiện đại, lai căng. Sự tiếp biến văn hóa là điều không thể

tránh khỏi, thế nhưng để những nét văn hóa không phù hợp du nhập vào và làm lu
mờ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp là những điều không nên. Giờ đây, có
những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, thậm chí đánh thầy ngay trên bục giảng
đến mức ngất xỉu; bạn bè đánh đấm, đâm chém nhau xảy ra khá thường xuyên.
Chính những hành động ấy đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của
xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một
cách đáng báo động.
Cùng với những ảnh hưởng tới văn hóa truyền thống của xã hội thì hành vi
bạo lực chốn học đường cũng đã là một phần không nhỏ làm mất trật tự xã hội.
Những vụ bạo lực học đường không chỉ xảy ra trong khuôn viên nhà trường mà
phần lớn còn xảy ra ở bên ngoài nhà trường. Những vụ bạo lực học đường có thể là


giữa một học sinh với một học sinh những cũng có thể là những hành vi “đánh hội
đồng” và cả những vụ bạo lực học đường có sự tham gia của những người ngoài,
vì thế sự mất trật tự xã hội mà nó gây ra không phải là nhỏ. Một khi những vụ bạo
lực học đường diễn ra thì nó đã làm cho môi trường xã hội không còn tính lành
mạnh, nếu không có những biện pháp ngăn chặn thì sự “ô nhiễm môi trường xã
hội” này sẽ ngày càng lan rộng và ảnh hưởng đến đời sống, văn hóa xã hội của cả
một quốc gia.
Có thể thấy rằng hậu quả của hành vi bạo lực học đường đang ngày càng
hiển hiện trong đời sống tâm lý của học sinh, của gia đình, của nhà trường và xã
hội, nó là hồi chuông cảnh báo cho những ai thực sự quan tâm đến thế hệ trẻ và
tương lai của đất nước, sẽ còn tốn nhiều thời gian, công sức, của cải để chúng ta
giải quyết vấn nạn bạo lực học đường. Tuy nhiên, để làm được điều đó cần phải có
nhận thức đúng đắn về vấn đề bạo lực học đường, một quyết tâm cao độ đánh tan
vấn nạn bạo lực học đường, của toàn ngành giáo dục, của các cấp liên ngành, của
các lực lượng liên quan, của gia đình, nhà trường, của giáo viên và học sinh.
Với xã hội là sự lệch lạc của những quy chuẩn đạo đức, an ninh trật tự, an
toàn xã hội bị đe dọa. Khá nhiều lý do được các cơ quan chức năng, các chuyên gia

cùng giới báo chí mổ xẻ. Từ tác động xấu của một xã hội bên ngoài đầy nhiễu
nhương tới sự buông lỏng trong quản lý của gia đình; từ ảnh hưởng độc hại của
phim ảnh, văn hóa phẩm ngoài luồng đến thiếu hụt những kiến thức kỹ năng sống
cần thiết; từ mối liên kết, phối hợp thành thế chân kiềng gia đình - nhà trường - xã
hội còn lỏng lẻo...
5.3. Giải pháp:
Để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp giáo dục đồng bộ của cả gia
đình, nhà trường và xã hội. Đây là những lực lượng có vai trò quan trọng đối với
việc hình thành chuẩn mực đạo đức của các bạn học sinh.
- Về phía nhà trường: Đưa vào nhà trường những chương trình giáo dục
mang tính nhân văn xã hội, các hoạt động thân thiện, xây dựng văn hoá học đường,
gia tăng yếu tố dạy người trong giáo dục. Tích cực ngăn ngừa bạo lực qua các dấu
hiệu tiền bạo lực. Xác định nội dung giáo dục và đổi mới các phương pháp giáo
dục đạo đức cho phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi. Chẳng hạn, với học sinh
tiểu học, cần giáo dục cho trẻ đức tính lễ phép, thật thà, khiêm tốn. Với học sinh
bậc trung học, đây là lứa tuổi có sự thay đổi lớn về tâm sinh lý, do vậy cần tăng
cường dạy kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử.


Cần phát triển mô hình tư vấn tâm lí cho học sinh trong các nhà trường
nhằm tư vấn và tháo gỡ kịp thời những khúc mắc, mâu thuẫn nảy sinh trong quá
trình giao tiếp. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện phát huy tính
tích cực của học sinh.
Vai trò một số môn học trong việc giải quyết bạo lực học đường trong nhà
trường :
+ Môn Ngữ văn: Trong các tiết dạy chính thức giáo viên hướng dẫn học sinh
cách giao tiếp, sử dụng ngôn từ đúng chuẩn mực. Thường xuyên cho học sinh làm
bài viết xoay quanh các chủ đề về giáo dục đạo đức, cách ứng xử trong xã hội.
+ Môn Toán: Thống kê và tính tỉ lệ số người tham gia bạo lực học đường để
thực hiện nội dung các bài tuyên truyền trong nhà trường .

+ Môn Sinh: Cho học sinh hiểu được tâm sinh lý của lứa tuổi mới lớn, giáo
dục sức khỏe vị thành niên, cách sống lành mạnh cho học sinh, liên hệ thực tế cho
học sinh thấy được tác hại của bạo lực học đường.
+ Môn Giáo dục công dân: Thông qua nội dung giảng dạy giúp học sinh biết
mọi người có quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh
dự và nhân phẩm; công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em. Giáo dục học sinh
cách sống tôn trọng kĩ luật, lễ độ, tôn trọng ngừơi khác, tự chủ, tế nhị và lịch sự.
Ngoài ra giáo viên dạy môn giáo dục công dân tham gia đánh giá hạnh kiểm học
sinh trong nhà trường. Trên cơ sở đó giúp học sinh có cách sống tốt hơn, sau này là
người có ích cho xã hội.
+ Môn Sử: Giúp học sinh hiểu được các truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
qua đó giáo viên rèn luyện tính đoàn kết giúp đở thương yêu nhau trong học tập.
+ Môn Mĩ thuật, Âm nhạc: Nhà thường xuyên phát động các phong trào vẽ
tranh, các tiết mục văn nghệ tuyên truyền về tác hại của bạo lực học đường.
+ Môn Tin học: Truy cập Iternet thu thập tư liệu, soạn thảo văn bản thực
hiện các nội dung tuyên truyền về vấn nạn bạo lực học đường.
Nếu thực hiện và phối hợp tốt các môn học trong nhà trường thì có thể cải
thiện được tình hình đạo đức của học sinh. Ngoài ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ
của tất cả các thành viên trong trường. Trên cơ sở đó, có thể phòng chống và hạn
chế được vấn nạn bạo lực ở mái trường chúng ta.
- Về phía gia đình: Kinh tế thị trường ảnh hưởng lớn đến việc dạy dỗ con
em. Do vậy, các thành viên trong gia đình cần dành nhiều thời gian chăm sóc và
giáo dục con em. Gia đình phải thực sự là tổ ấm trong đời sống tinh thần và vật
chất của trẻ.


Trẻ càng lớn, học lớp càng cao thì phụ huynh càng phải trở thành những
người bạn thân thiết để chia sẻ, khuyên bảo khi chúng có biểu hiện căng thẳng, sai
lệch trong hành vi. Mọi thành viên trong gia đình phải là tấm gương đạo đức tốt về
lối sống, tác phong, tình đoàn kết gắn bó thương yêu nhau thì con em họ khó có

thể giải quyết công việc bằng bạo lực.
Các bậc phụ huynh cần có sự quan tâm tới con cái nhiều hơn, quan tâm tới
mối quan hệ bạn bè của con .Xây dựng môi trường gia đình lành mạnh, thân thiện
và phát huy tính dân chủ trong gia đình. Cha mẹ cũng chính là những tấm gương
để con học tập và noi theo nên cũng cần phải có những hành động trước con trẻ
một cách đúng đắn.
- Về phía xã hội: Tổ chức tuyên truyền giáo dục, xây dựng và hình thành
cho con em mình ý thức về nét đẹp học đường, truyền thống đạo đức dân tộc.
Triển khai và thực hiện có chất lượng cuộc vận động Xây dựng nhà trường thân
thiện, học sinh tích cực và thầy cô giáo mẫu mực. Nhanh chóng có biện pháp hạn
chế và loại bỏ những hình ảnh, trò chơi bạo lực đang phổ biến hiện nay. Tổ chức
xây dựng nhiều chương trình, sân chơi bổ ích thu hút các em tham gia một cách
tích cực, là con đường giáo dục mang lại hiệu quả nếu chúng ta biết khai thác hợp
lý.

Cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và lực lượng Công an
địa phương, các tổ Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Đội thanh niên xung kích, Đội cờ
đỏ…cần đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, nêu cao ý thức trách nhiệm, phát huy hết
vai trò của mình trong phòng ngừa tình hình bạo lực học đường. Cần chủ động sử
dụng tốt biện pháp vận động quần chúng, tăng cường công tác tuyên truyền, vận
động khu dân cư, khi phát hiện các mâu thuẫn cần kịp thời ngăn chặn, tránh gây
hậu quả xấu.


Có thể khẳng định, giải quyết vấn đề bạo lực học đường đang được nhiều
tầng lớp trong xã hội quan tâm không phải là nhiệm vụ riêng của bất cứ lực lượng
nào mà cần có sự phối hợp đồng bộ, trong đó giáo dục gia đình phải là trung tâm
của mọi sự tác động. Điều này đã được chứng minh, gia đình nào có sự chăm sóc,
giáo dục chu đáo thì con em họ sẽ đạt được sự phát triển đúng hướng theo chuẩn
mực giá trị đạo đức xã hội.

6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Qua việc tìm hiểu và kết hợp các kiến thức liên môn để giải quyết tình
huống về vấn nạn bạo lực học đường, em thấy đây là một vấn đề cần dẹp bỏ bởi nó
gây ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách của học sinh, ảnh hưởng đến tinh thần
học tập, tổn thương tình cảm, tạo làn sóng lo sợ trong xã hội. Đồng thời đây chính
là mầm mống cho những hành vi tội ác. Nó làm mất đi vẻ đẹp và sự tốt đẹp của
môi trường giáo dục.
Lời khuyên cho các bạn học sinh: cần kiềm chế bản thân, không được nóng
nảy, biết bình tĩnh xử lí các sự việc, khi cần có thể nhờ đến người lớn: thầy cô, bố
mẹ giải quyết, góp ý giúp.
Tuy nhiên, để sớm làm được điều đó, cần có nhận thức sâu sắc, đúng đắn
cũng như quyết tâm cao độ đẩy lùi bạo lực học đường của toàn ngành giáo dục,
của các cấp liên ngành, của gia đình, nhà trường, của giáo viên và chính mỗi học
sinh.



×