PHỤ LỤC II
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Tháp Mười.
- Trường THCS Thạnh Lợi.
- Địa chỉ: Ấp 1 Xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
Điện thoại: 0673.952210
Email:
- Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Điệp
1
Ngày sinh: 08/03/1983
Môn: Ngữ văn.
Điện thoại: 0984962139
Email: nguyenthidiep2012.thanhloi.tm@gmail. com
PHỤ LỤC III
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI
1. Tên hồ sơ dạy học
Tích hợp liên môn giáo dục công dân, hóa học, toán, địa lý, mĩ thuật, âm nhạc
qua văn bản “Ôn dịch thuốc lá” – Học kì I Ngữ văn 8.
2. Mục tiêu dạy học
a. Kiến thức
- Giúp các em hiểu biết về mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nghiện thuốc
lá đối với sức khỏe con người và đạo đức xã hội.
- Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh
trong văn bản.
b. Kĩ năng
- Đọc - hiểu một văn bản nhật dụng đề cặp đến một vấn đề xã hội bức thiết.
- Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề
của đời sống xã hội.
- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề về sức
khỏe, đạo đức, kinh tế. Đặc biệt tuyên truyền hiểu biết về tác hại của thuốc lá đến với
mọi người.
- Kỹ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn.
- Kỹ năng khái quát nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
c. Thái độ
Quyết tâm phòng chống, bài trừ thuốc lá.
- Giáo dục học sinh biết làm chủ bản thân: “Nói không với thuốc lá”.
- Giúp học sinh biết quý trọng sức khỏe và có ý thức bảo vệ bản thân, bảo vệ
mọi người xung qanh và môi trường.
- Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học.
- Yêu thích môn Ngữ văn cũng như các môn khoa học khác như: Giáo dục công
dân, Toán học, Hóa học, Vật lý, Sinh học, Âm nhac, Mỹ thuật....
d. Tích hợp
- Tích hợp liên môn: giáo dục công dân, hóa học, toán
- Tập làm văn( thuyết minh, phân tích, quan sát, phán đoán)
3. Đối tượng dạy học của bài học
* Đối tượng dạy học là học sinh khối 8
- Số lượng học sinh: 62 em
- Số lớp thực hiện: 2 lớp
* Dự án mà tôi thực hiện là kiến thức Ngữ văn 8
- Thứ nhất: Các em học sinh ở lớp 8 ở học kì I đã được tiếp cận lam quen với
các tiếp xúc, tổ chức bài học ở bậc THCS và trong môn Ngữ văn 8 nên các em đã bớt
bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hoạt động mà giáo viên đưa ra.
2
- Thứ hai: Đối với kiến thức bài “Ôn dịch thuốc lá” các em đã được làm quen
với các kiểu văn bản nhật dụng ở lớp 7 và lên lớp 8 ở học kì I chúng ta tìm hiểu thêm
về văn thuyết minh.
Thứ ba: Đối với các môn học khác cũng vậy như môn: Giáo dục công dân, Toán,
Hóa, Âm nhạc, mĩ thuật, địa lý cùng kiến thức thực tế các em cũng có một số hiểu
biết liên quan. Vì vậy khi cần tích hợp kiến thức của một môn học nào đó để giải
quyết vấn đề trong bài các em không cảm thấy bỡ ngỡ.
4. Ý nghĩa của bài học
Qua thực tế nhiều năm tôi thấy rằng việc tích hợp kiến thức giữa các môn học
vào giải quyết vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó
không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt kiến thức
nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà phải không ngừng học hỏi, trao
dồi kiến thức của bộ môn khác để giúp các em giải quyết các tình uống, các vấn đề
đặt ra trong môn học nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Đối với việc tích hợp kiến thức các môn giáo dục công dân, địa lý, hóa học,
toán, âm nhạc, mĩ thuật vao bài dạy “Ôn dịch thuốc lá” sẽ giúp các em có cái nhìn bao
quát và cảm nhận sâu lắng của riêng bản thân mình về tác hại của thuốc lá qua những
góc nhìn khác nhau của học sinh. Đồng thời giúp các em được chủ động tìm hiểu về
tác hại của thuốc lá.
Trong thực tế chúng tôi thấy khi soạn có tích hợp với kiến thức của các môn học
khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu những vấn đề dặt ra trong
SGK. Từ đó bài học trở nên sinh động hơn, học sinh có hứng thú bài học, được tìm
tòi, khám phá nhiều khiến thức hơn đồng thời vận dụng vào thưc tế tốt hơn.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kiến thức về tác giả, tác phẩm của bài.
- Kiến thức giáo dục công dân về các phòng chống tệ nạn xã hội, về nếp sống
văn minh trong cộng đồng.
- Kiến thức về hóa học các chất kích thích trong thuốc lá.
- Kiến thức về toán học về bài toán tỉ lệ của người Việt Nam hút thuốc lá.
- Kiến thức địa lý về biểu đồ của tỉ lệ thuốc lá.
- Kiến thức về âm nhạc, hội họa qua hình ảnh về cuộc sống của những con người
rơi vào các tệ nạn xã hội.
b. Chuẩn bị của học sinh:
- Soạn bài ở nhà
- Sưu tầm tranh ảnh về tệ nạn hút thuốc lá, những căn bệnh khi mắc phải.
c. Ứng dụng công nghệ thông tin
Sử dụng phần mềm powerpoint để trình chiếu các Slide minh họa nội dung kiến
thức từng phần cần truyền đạt cho học sinh.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Đối với bài ” Ôn dịch thuốc lá” giáo viên thực hiện theo các bước sau:
3
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khỏe con
người và đạo đức xã hội.
- Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh
trong văn bản.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cặp đến một vấn đề xã hội bức thiết.
- Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề của
đời sống xã hội.
3. Thái độ : Quyết tâm phòng chống, bài trừ thuốc lá.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phân tích, tổng hợp, quan sát, trình bày 1 phút cảm nhận cá nhân, động não,
suy nghĩ độc lập, thảo luận nhóm…
- Kĩ năng sống được gio dục: ra quyết định, phán đoán, đọc-hiểu nội dung văn
bản nhật dụng …
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bảng phụ, giấy A0, video, giáo án, . . .
- Ứng dụng công nghệ thông tin: Sử dụng phần mềm soạn giảng để trình chiếu
các Slide minh hoạ nội dung kiến thức từng phần cần truyền đạt cho học sinh.
- Tranh ảnh có liên quan đến bài học.
- Video bài hát “ Vì cuộc sống vì hành tinh xanh chống thuốc lá”. Nhạc và Lời:
Nguyễn Duy Khoái
b. Chuẩn bị của học sinh:
- Học bài cũ, soạn bài, . . .
- Sưu tầm các tranh ảnh về tệ nạn hút thuốc lá và cách phòng chống tệ nạn thuốc
lá.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’) Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Văn bản ''Thông tin về ngày trái đất năm 2000'' bao bì ni lông có tác hại gì?
Theo em, có những cách nào để khắc phục tác hại của bao bì ni lông?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: 2’
Thuốc lá là một chủ đề thường xuyên được đề cập trên các phương tiện thông
tin đại chúng. Ngày càng nhiều công trình nghiên cứu phân tích tác hại ghê gớm, toàn
diện của tệ nghiện thuốc lá và khói thuốc lá đối với đời sống con người. Vậy tác hại
đó như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
4
b. Tiến trình bài dạy
5
TG
Hoạt động giáo viên
8’
Hoạt động 1: Hướng dẫn
Tìm hiểu chung
Em hãy nêu đôi nét về tác
giả và tác phẩm?
Hình ảnh BS, GS Nguyễn
Hoạt động học sinh
Khắc Viện(1913- 1997)
15’
- Văn bản thuộc thể loại - Thể loại: Văn bản
gì?
nhật dụng.
- Phương thức biểu đạt:
- Phương thức biểu đạt là thuyết minh.
gì?
- 3 h/s nối nhau đọc.
- GV nêu yêu cầu đọc: rõ
ràng, mạch lạc, chú ý
những chỗ in nghiêng.
-HS lắng nghe.
- GV nhận xét giọng đọc
- Hs hỏi đáp chú thích
- Yêu cầu h/s hỏi đáp chú 1, 2, 3, 5, 6, 9.
thích: 1, 2, 3, 5, 6, 9 ?
- Văn bản chia làm 3
- Văn bản có thể chia làm phần:
mấy phần- Nội dung của P1: Từ đầu .... “nặng
từng phần?
hơn cả AIDS”: thuốc lá
trở thành ôn dịch.
P2: Tiếp .... “sức khoẻ
cộng đồng” : Tác hại
của thuốc lá.
P3: Còn lại: Lời kêu
gọi chống hút thuốc lá.
6
Chất ni-cô-tin đóng lại
Chấ
t Hắ
c-íin dính vào phổi
trong
phổ
Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
BS.GS: Nguyễn Khắc
Viện
2. Tác phẩm
Văn bản “Ôn dịch, thuốc
lá” trích trong
“ Từ thuốc lá đến ma túybệnh nghiện”
3.Thể loại
Văn bản nhật dụng
(thuyết minh về một vấn
đề khoa học).
Phương thức biểu đạt:
thuyết minh
4. Bố cục:
- Văn bản chia làm 3 phần:
P1: Từ đầu .... “nặng hơn
cả AIDS”: thuốc lá trở
thành ôn dịch.
P2: Tiếp .... “sức khoẻ
cộng đồng” : Tác hại của
thuốc lá.
P3: Còn lại: Lời kêu gọi
chống hút thuốc lá.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Thông báo về nạn dịch
4. Củng cố (4’)
Gv củng cố cho HS bằng sơ đồ tư duy
-
Dự đoán tình huống
Tg
Học sinh
2
Theo em, giải pháp
phút nào tối ưu để chống
ôn dịch thuốc lá?
Giáo viên
Kết hợp vận động, tuyên truyền không hút thuốc
lá bằng nhiều hình thức với việc không nhập thuốc
lá ngoại, giảm sản xuất thuốc lá, không dùng thuốc
lá để tiếp khách ở các cơ quan, lễ cưới, liên hoan,
hội nghị.
Hướng dẫn về nhà (1’)
- Học thuộc ghi nhớ.
- Làm các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị: ''Câu ghép (tt)''.
7. Đánh giá kết quả học tập.
Trong hoạt động dạy học, tiếp thu kiến thức học sinh chủ động tìm hiểu, sưu
tầm kiến thức, tích hợp vào âm nhạc vào kết quả phần chuẩn bị theo nhóm, tự đánh
giá kết quả lẫn nhau qua các lần thảo luận nhóm. Các em sôi nổi tham gia vào bài học,
sưu tầm tài liệu có liên quan và hứng thú với những thông tin tích hợp được cung cấp.
Từ kết quả học tập của các em chúng tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên
môn vào môn học nào đó là hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Việc
tích hợp kiến thức liên môn giúp các em học sinh không chỉ giỏi một môn mà cần
biết kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển
7
toàn diện. Đồng thời việc thực hiện những sản phẩm này sẽ giúp người giáo viên
không ngừng trau dồi kiến thức của các môn học khác để dạy môn mình tốt hơn, đạt
hiệu quả cao hơn.
* Cách kiểm tra:
- Giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua phiếu học
tập.
- Học sinh tự đánh giá lẫn nhau.
- Đánh giá học sinh qua các hoạt động nhóm.
- Làm bài kiểm tra viết khi kết thúc tiết học.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh làm trong một tuần, sau đó giáo viên thu sản phẩm.
* Đánh giá:
- Về kiến thức: Đánh giá ở ba cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng ở mức độ
thấp và mức độ cao.
- Về kĩ năng: Đánh giá kĩ năng quan sát hình ảnh, kỹ năng phân tích, so sánh và
liên hệ thực tế của các em.
- Về thái độ: Đánh giá thái độ, ý thức tham gia học tập.
8. Các sản phẩm của học sinh
- Kết quả thảo luận của các nhóm.
- Kết quả học tập ghi trong các phiếu học tập của học sinh.
- Các kết luận được rút ra trong quá trình tìm hiểu kiến thức mới.
- Các câu trả lời của học sinh.
Nhìn chung đa số các em nắm được và làm được bài, đặc biệt với câu hỏi: Việc
tích hợp liên môn trong học tập có lợi ích gì? Đa số các em rất thích và cho rằng việc
học tập liên môn giúp các em hiểu sâu sắc hơn kiến thức của các môn học nói chung
và môn Ngữ văn nói riêng và tôi cũng nhận thấy các em có hứng thú, say mê với môn
học này hơn.
Cụ thể kết quả đạt được như sau:
Sĩ số
62
8
Loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Số lượng
15
27
20
Tỷ lệ
24,2%
43,5%
32,3%