Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Vấn đề tính dục trong thơ nôm của hồ xuân hương dưới góc nhìn văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
––––––––––––––––––––

ĐỖ THỊ HIÊN

VẤN ĐỀ TÍNH DỤC TRONG THƠ NÔM CỦA
HỒ XUÂN HƢƠNG DƢỚI GÓC NHÌN VĂN HOÁ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI-2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
––––––––––––––––––––

ĐỖ THỊ HIÊN

VẤN ĐỀ TÍNH DỤC TRONG THƠ NÔM CỦA
HỒ XUÂN HƢƠNG DƢỚI GÓC NHÌN VĂN HOÁ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyênngành: VănhọcViệt Nam
Mãsố: 60.22.01.21

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN NHO THÌN

HÀ NỘI-2016



Vấn đề tính dục trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn văn hoá

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả đƣợc nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi là ngƣời chịu trách nhiệm
chính đối với mọi vấn đề liên quan đến luận văn này này.

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Hiên

Đỗ Thị HiênCao học K58

2


Vấn đề tính dục trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn văn hoá

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo khoa Văn
học- Trƣờng Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, đặc biệt là PGS. TS.
Trần Nho Thìn, ngƣời đã luôn kiên nhẫn, tận tình chỉ bảo để tôi có thể hoàn
thành luận văn. Tôi
Cảm ơn các anh chị đồng nghiệp tại phòng Văn Hoá Văn NghệTrung tâm truyền hình- Báo Nhân Dân, đặc biệt là anh Đỗ Ngọc Xiêm đã
luôn tạo điều kiện cũng nhƣ hỗ trợ tôi trong các công việc tại cơ quan để tôi
có thời gian tập trung cho việc thực hiện luận văn.
Cảm ơn các bạn của tôi, đặc biệt là bạnNguyễn Trƣờng Sinh đã nhiệt
tình đọc giúp bản thảo và động viên tôi trong suốt quá trình làm luận văn.

Cảm ơn mẹ Nguyễn Thị Hoa, mẹ Nguyễn Thị Loan, bố Trần Quốc
Tuấn cùng các em đã luôn ủng hộ con đƣờng học tập và công việc của tôi.
Cảm ơn anh Trần Quốc Hà – chồng tôi – ngƣời đã luôn ở bên chia sẻ
với tôi những khó khăn trong cuộc sống cũng nhƣ trong quá trình tôi tập
trung cho luận văn.
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Hiên

Đỗ Thị HiênCao học K58

3


Vấn đề tính dục trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn văn hoá

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHQG

: Đại học Quốc gia

ĐHSP

: Đại học Sƣ phạm

ĐHKHXH&NV

: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

CTQG


: Chính trị Quốc gia

GD :

Giáo dục

H :

Hà Nội

KHXH

: Khoa học xã hội

Nxb

: Nhà xuất bản

Sđd

: Sách đã dẫn

SCN

: Sau Công nguyên

TCN

: Trƣớc Công nguyên


Tp. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

Đỗ Thị HiênCao học K58

4


Vấn đề tính dục trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn văn hoá

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Có thể nói văn học trung đại Việt Nam là nền văn học của nam

giới. Cả chủ thể và đối tƣợng của di sản văn học mƣời thế kỷ này tuyệt đại
đa số là nam giới. Từ những tác giả văn học viết đầu tiên nhƣ Đỗ Pháp
Thuận, Trần Quang Khải tới những nhà nho cuối cùngnhƣ Trần Tế Xƣơng,
Tản Đà hầu hết đều là nam nhân. Nếu có những tác giả hoặc tác phẩm của
nữ giới cũng rất hiếm hoi, chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay nhƣ: bà huyện
Thanh Quan, Hồ Xuân Hƣơng, Đoàn Thị Điểm… Nếu văn học đã chỉ đặt
đứng trên một chân, và chỉ nhằm phục vụ cho một giới (nam), thì chắc chắn
vấn đề tính dục trong văn học- một vấn đề cấm kị ở thời đại lấy tƣ tƣởng
Nho gia làm chính thống lại càng không dành cho nữ giới. Tuy nhiên, bên
cạnh những tên tuổi của các nam nhân nổi tiếng về chữ nghĩa đó lại xuất
hiện một nữ thi sĩ có phong cách nghệ thuật độc đáo, làm tốn khá nhiều bút
mực của giới nghiên cứu văn học đó là Hồ Xuân Hƣơng. Tên tuổi của Hồ

Xuân Hƣơng hiện nay đƣợc đặt cạnh đại thi hào Nguyễn Du và Nguyễn
Trãi, qua đó cũng chứng minh rằng nữ sĩ Hồ Xuân Hƣơng có vị trí đặc biệt
trong làng văn học nói riêng và trong lòng mọi ngƣời dân Việt Nam nói
chung.
Liệu có thật một bà Hồ Xuân Hƣơng sống trong thời đại thanh
giáo truyền thống phƣơng Đông, chịu sự kiềm toả chặt chẽ của các tƣ
tƣởng “tam tòng tứ đức”, của các quy tắc ứng xử dành cho ngƣời con gái
đã đƣợc dạy rõ ràng và chi tiết trong các sách Huấn ca … mà dám mạnh
bạo, chủ động trong tình yêu hôn nhân, thậm chí còn có những phát ngôn
tính dục cả gan và phóng túng nhƣ vậy hay không? Hay đó là một hiện
tƣợng văn học độc đáo nhằm giải toả ẩn ức, đối phó với cấm kị bản năng?

Đỗ Thị HiênCao học K58

5


Vấn đề tính dục trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn văn hoá

Từ những hoài nghi đó chúng tôi tìm hiểu, phân tích và đánh giá về vấn đề
tác quyền của các nhóm thơ thuộc mảng thơ Nôm truyền tụng.
Sự thú vị này càng thôi thúc chúng tôi đi sâu vào làm rõ thực hƣ
có một bà Hồ Xuân Hƣơng với những bài thơ truyền tụng đậm và dày màu
sắc tính dục, hay đó là một hiện tƣợng văn học độc đáo đối phó với cấm kị
bản năng trong bối cảnh văn hoá, văn học đƣơng thời?
Một lý do nữa khiến chúng tôi quyết định chọn đề tài Vấn đề tính
dục trong thơ Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn văn hoá chính là việc thấy
đƣợc vai trò quan trọng của phƣơng pháp nghiên cứu văn hoá học trong
văn chƣơng. Khi các trƣờng phái nhƣ Phê bình mới (New Criticism) hay
Chủ nghĩa cấu trúc (Structuralism) xuất hiện, ngƣời ta cho rằng có thể giải

quyết những vấn đề của văn học chỉ thuần túy dựa trên những yếu tố nội tại
của văn bản mà không cần đến bất kỳ một sự tham chiếu nào khác từ
những nhân tố bên ngoài. Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng: một hiện tƣợng
văn học xuất hiện không những bị chi phối bởi bối cảnh xã hội, tƣ tƣởng
thời đại mà còn bị chi phối bởi bối cảnh văn hoá, trong đó có sự chi phối
của cái nhìn giới tính của chính ngƣời viết. Để tránh những suy diễn gán
ghép cách nghĩ hiện đại, chúng tôi tiếp cận mảng thơ Nôm truyền tụng của
Hồ Xuân Hƣơng từ quan điểm dựng lại không gian văn hóa của thời trung
đại lồng ghép cùng lý thuyết về cái nhìn giới đã đƣợc sử dụng hiệu quả
trong ngành điện ảnh để thấy thực hƣ vấn đề tác quyền phức tạp này ra sao.
2.

Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Thứ nhất, trên phần lý do chọn đề tài chúng tôi đã đề cập về những

hoài nghi trong vấn đề thực - hƣ có một bà Hồ Xuân Hƣơng hay có những
“Hồ Xuân Hƣơng đực”. Lữ Hồ, Hồng Tú Hồng, Trần Thanh Mại, Mai
Quốc Liên… đã nghi ngờ vấn đề tác giả, tác quyền trong hiện tƣợng Hồ
Xuân Hƣơng.

Đỗ Thị HiênCao học K58

6


Vấn đề tính dục trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn văn hoá

Có một thực tế: trong văn học cổ - trung đại của các nƣớc thuộc
khu vực đồng văn/ Đông Á, hiện tƣợng một tác giả văn học đến nay không
rõ tiểu sử hành trạng một cách chính xác không phải là chuyện hiếm. Cho

đến nay, ngƣời ta vẫn không biết chính xác tiểu sử của Mạnh Tử - một vị Á
Thánh của Nho giáo. Hay nhà văn Thi Nại Am- tác giả của bộ Thuỷ hử nổi
tiếng cũng không rõ ràng về tiểu sử. Ở Việt Nam chỉ trong giai đoạn nửa
cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX, cũng rất nhiều tác giả không rõ về
tiểu sử, ví dụ tác giả của khúc ngâm nổi tiếng Chinh phụ ngâm - nhà Nho
Đặng Trần Côn không ai biết rõ năm sinh, năm mất mà chỉ ƣớc đoán. Hiện
tƣợng Hồ Xuân Hƣơng cũng nằm trong tình trạng trên. Nhƣng vấn đề tiểu
sử Hồ Xuân Hƣơng ẩn chứa một quy luật khác, nằm ngoài quỹ đạo của vấn
đề tiểu sử các tác giả trung đại Việt Nam. Trong sáng tác của một số nhà
Nho, ở những đề tài vƣợt ra ngoài tính quy phạm của văn chƣơng nhà Nho,
vi phạm những cấm kỵ của chế độ chuyên chế sẽ mang lại những rắc rối,
thậm chí thiếu an toàn cho danh dự, tính mạng của ngƣời sáng tác. Điều
này làm xuất hiện hiện tƣợng thác lời, kí ngụ tâm sự. Hoặc có thể cho đó là
cấm kị sẽ xuất hiện đối phó với cấm kị- đó là quy luật của văn học. Ở thơ
Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hƣơng, mức độ vi phạm cấm kỵ đã vƣợt
giới hạn có thể chấp nhận mà tác giả vẫn không chịu hậu quả gì đáng kể,
các tác phẩm thơ này vẫn tồn tại theo thời gian. Đây là một điều rất lạ lùng.
Thứ hai, cũng nhƣ phần lý do chọn đề tài chúng tôi đã đề cập: Văn
học trung đại Việt Nam là nền văn học chịu tƣ tƣởng của thanh giáo truyền
thống, coi thƣờng vấn đề bản năng của con ngƣời- vậy nên vấn đề tính dục
nhạy cảm, phạm vào những cấm kị nghiêm trọng- liệu có ngƣời phụ nữ nào
đã dám phát ngôn bằng những sáng tác văn học hay không? Chắc chắn có
một Hồ Xuân Hƣơng bằng xƣơng, bằng thịt sáng tác thơ Nôm, nhƣng liệu
bà có dám phát ngôn những vấn đề tính dục cấm kị trong bối cảnh truyền
thống văn hoá- xã hội trọng nam khinh nữ, trọng chữ khinh Nôm hay

Đỗ Thị HiênCao học K58

7



Vấn đề tính dục trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn văn hoá

không? Chúng tôi mong muốn có thể phần nào làm sáng tỏ đƣợc hiện
tƣợng văn học thú vị này.
Chính vì vậy, với luận văn này, chúng tôi muốn từ những nghi
hoặc của những tiền bối đi trƣớc; từ bối cảnh văn hoá, hệ tƣ tƣởng; bối
cảnh văn học; đặc biệt là tiếp cận trên lý thuyết cái nhìn giới tính; tiếp tục
luận giải để phần nào thấy đƣợc những nghi ngờ đó hoàn toàn có căn cứ và
nêu ra quan điểm của mình về một quy luật văn học rất thú vị. Từ đó chúng
tôi muốn phân loại ra xem đâu là thơ của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hƣơng và đâu
là những sáng tác của nam nhân mƣợn giọng Hồ Xuân Hƣơng. Tại sao có
hiện tƣợng đó? Và nó có ý nghĩa thế nào trong quy luật văn học?
3.

Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
Trong luận văn này, chúng tôi kì vọng phần nào làm rõ vấn đề tác

quyền mảng thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hƣơng. Về vấn đề văn bản,
do có nhiều ý kiến về văn bản thơ, số lƣợng các bài thơ Nôm truyền tụng,
hơn nữa mỗi bài thơ lại xuất hiện nhiều dị bản do quá trình lƣu truyền trong
dân gian nên chúng tôi không đi sâu vào vấn đề văn bản đúng - sai, bản gốc
hay dị bản mà chỉ dựa vào trên dƣới năm chục bài thơ Nôm truyền tụng của
Hồ Xuân Hƣơng để khảo sát.
Phạm vi khảo sát là 47 bài thơ Nôm truyền tụng đƣợc Lữ Huy
Nguyên tuyển chọn và giới thiệu trong cuốn Hồ Xuân Hương thơ và đời
(2008), (Nxb Văn học, Hà Nội).
Sau đây là những bài thơ mà chúng tôi dự định sẽ khảo sát:
Tranh tố nữ


Xƣớng hoạ với Chiêu Hổ I

Giếng thơi

Xƣớng hoạ với Chiêu Hổ II

Bánh trôi

Xƣớng hoạ với Chiêu Hổ III

Quả mít

Không chồng mà chửa

Ốc nhồi

Dỗ ngƣời đàn bà khóc chồng

Đồng tiền hoẻn

Bỡn bà lang khóc chồng

Đỗ Thị HiênCao học K58

8


Vấn đề tính dục trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn văn hoá

4.


Cái quạt I

Cái nợ chồng con

Cái quạt II

Lấy chồng chung

Trống thủng

Khóc Tổng Cóc

Miếng trầu

Khóc ông Phủ Vĩnh Tƣờng

Tát nƣớc

Tự tình I

Dệt cửi

Tự tình II

Thiếu nữ ngủ ngày

Tự tình III

Đánh đu


Quan thị

Lũ ngẩn ngơ

Sƣ bị ong châm

Phƣờng lòi tói

Cái kiếp tu hành

Chùa Quán Sứ

Sƣ hổ mang

Đề đền Sầm Nghi Đống

Đá Ông Chồng Bà Chồng

Động Hƣơng Tích

Đài khán xuân

Chợ trời chùa Thầy

Hang Cắc Cớ

Hang Thánh Hoá

Kẽm Trống


Cảnh thu

Quán khánh

Trăng thu

Đèo Ba Dội

Hỏi trăng

Cảnh chùa ban đêm

Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp luận chung mà chúng tôi dự định sử dụng trong luận văn

là phƣơng pháp tiếp cận văn hóa học. Do mỗi tác phẩm văn học đều đƣợc
sinh thành trong một môi trƣờng văn hóa nhất định, nên việc gắn tác phẩm
với thời đại văn hóa nó ra đời sẽ giúp ta tiệm cận gần hơn với chân lý nghệ
thuật. Trong nhiều chuyên luận của mình,phó giáo sƣ tiến sĩ Trần Nho Thìn
đã đi sâu nghiên cứu, vận dụng cách tiếp cận văn hoá học đối với tác phẩm
văn chƣơng và thấy đƣợc hiệu quả của phƣơng pháp này. Phƣơng pháp tiếp
cận văn hoá học giúp chúng ta có một cái nhìn cách đánh giá khoa học hơn,

Đỗ Thị HiênCao học K58

9


Vấn đề tính dục trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn văn hoá


chân thực, chính xác hơn đối với giá trị văn học truyền thống, mở ra một
hƣớng nghiên cứu mới vừa hợp với xu thế phát triển, vừa giữ gìn đƣợc bản
sắc truyền thống văn hoá.
Các bƣớc tiếp cận theo phƣơng pháp văn hóa học:
+ Tái hiện không gian văn hóa, những nhân tố thời đại tác động.
+ Tìm ra mối liên hệ giữa tác phẩm với văn hóa thời đại
+ Xác định cơ sở văn hóa xã hội đã hình thành nên tác phẩm: đề tài,
chủ đề, hình thức nghệ thuật, cách cảm nhận, mọi yếu tố cấu thành tác
phẩm…
Đây là phƣơng pháp giúp ích cho việc giải quyết nhiệm vụ của
luận văn. Để tránh những suy diễn gán ghép cách nghĩ hiện đại, chúng tôi
tiếp cận thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hƣơng từ quan điểm dựng lại
không gian văn hóa của thời trung đại trong đó hiện tƣợng thơ Hồ Xuân
Hƣơng đã ra đời.
- Cụ thể hơn, trong phƣơng pháp tiếp cận văn hoá học, chúng tôi chủ
yếu dựa vào lý thuyết cái nhìn giới (male gaze) trong ngành điện ảnh của
Laura Mulvey để thấy đƣợc những thú vị trong các tác phẩm thơ Nôm
truyền tụng của Hồ Xuân Hƣơng, thấy đƣợc những quy luật ngầm vẫn luôn
chảy trong văn học xƣa. Về cái nhìn giới chúng tôi cho rằng những công
trình sau đây có ý nghĩa then chốt:Khoái cảm thị giác và Điện ảnh tự sự
(Visual Pleasure and Narrative Cinema) của Laura Mulvey (1975) cung cấp
tiền đề lý thuyết về “cái nhìn đàn ông” và mở đầu cho sự ứng dụng lý
thuyết này vào nghiên cứu điện ảnh cũng nhƣ những nghệ thuật biểu hiện
khác.
- Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp bổ trợ: phân tích,
thống kê, phân loại, so sánh…Phƣơng pháp này sẽ cho chúng ta nhận biết
đƣợc số lƣợng những bài thơ tự tình, xướng hoạ và thơđề vịnh, tức sự;
đồng thời thông qua phƣơng pháp này chúng tôi sẽ tìm và phân loại ra đƣợc


Đỗ Thị HiênCao học K58

10


Vấn đề tính dục trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn văn hoá

các loại biểu tƣợng tính dục trong thơ Nôm truyền tụng để làm cứ liệu phân
tích và đánh giá.
-Phƣơng pháp phân tích sẽ đánh giá khảo sát toàn bộ những tƣ liệu
thống kê, phân tích các dẫn chứng, rút ra những kết luận.
-Luận văn cũng sử dụng thi pháp học.
5.

Kết cấu luận văn và cách trình bày
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, thì

phần chính của luận văn chia làm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan
Chƣơng này chúng tôi tập trung vào sự phức tạp của hiện tƣợng
Hồ Xuân Hƣơng và lịch sử nghiên cứu mảng thơ Nôm truyền tụng của Hồ
Xuân hƣơng.
Chƣơng 2: Diễn ngôn tính dục của ngƣời phụ nữ trong văn hoá và
văn học Việt Nam
Trong chƣơng này chúng tôi đi vào giải thích khái niệm “diễn
ngôn”, “diễn ngôn tính dục” để lấy căn cứ khảo sát các diễn ngôn tính dục
trong văn hoá và văn học.
Chúng tôi dự định khảo sát các diễn ngôn tính dục trong văn hoá,
thể hiện ở nhiều phƣơng diện: tín ngƣỡng phồn thực, lễ hội, kiến trúc hội
hoạ, huyền thoại. Trong văn học, chúng tôi khảo sát cả trong văn học dân

gian và văn học viết để thấy các diễn ngôn tính dục của ngƣời phụ nữ đƣợc
thể hiện ra sao. Từ đó có cái nhìn về các diễn ngôn tính dục trong thơ Nôm
truyền tụng của Hồ Xuân Hƣơng, lấy căn cứ đánh giá hiện tƣợng Hồ Xuân
Hƣơng.
Chƣơng 3: Phân loại thơ Nôm truyền tụng đƣợc coi là của Hồ
Xuân Hƣơng
Trong chƣơng này, chúng tôi đi vào khảo sát, phân loại các loại
biểu tƣợng tính dục xuất hiện trong mảng thơ Nôm truyền tụng của Hồ

Đỗ Thị HiênCao học K58

11


Vấn đề tính dục trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn văn hoá

Xuân Hƣơng để thấy tần suất và đặc điểm của các loại biểu tƣợng tính dục
này. Từ việc phân tích các lớp ngôn ngữ trong văn bản thơ, vận dụng
phƣơng pháp văn hoá học và lý thuyết cái nhìn giới (male gaze) để đánh
giá về điểm nhìn của các bài thơ trong từng chùm thơ: tự tình, xƣớng hoạ,
đề vịnh và tức sự. Từ đó chúng tôi đƣa ra phán đoán về tác giả của các bài
thơ. Kết luận lại và nêu ý nghĩa của hiện tƣợng văn học này.

Đỗ Thị HiênCao học K58

12


Vấn đề tính dục trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn văn hoá


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Hồ Xuân Hƣơng: Một hiện tƣợng phức tạp
Hồ Xuân Hƣơng xuất hiện trên thi đàn văn học Việt Nam đến nay
đã khoảng 200 năm. Tuy nhiên, đến tận bây giờ, vấn đề tác gia và tác phẩm
của nữ sĩ vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ. Những khoảng trống về hiện tƣợng Hồ
Xuân Hƣơng chủ yếu tập trung vào ba điểm mấu chốt đó là: tiểu sử, văn
bản và dâm tục (vấn đề tính dục). Chƣa làm sáng tỏ đƣợc ba điểm mấu chốt
này thì hiện tƣợng Hồ Xuân Hƣơng vẫn chƣa thể cũ đối với giới nghiên
cứu và phê bình văn học nƣớc ta. Mặc dù đã có hàng trăm công trình
nghiên cứu và phê bình, hàng chục khảo luận và chuyên luận, mƣời mấy
công trình luận án tiến sĩ, thạc sĩ… về cuộc đời và thơ văn của Hồ Xuân
Hƣơng nhƣng giới nghiên cứu và phê bình văn học nƣớc ta vẫn chƣa có
đƣợc tiếng nói chung xung quanh hiện tƣợng Hồ Xuân Hƣơng. Vấn đề tiểu
sử của tác giả những bài thơ Nôm truyền tụng gắn với những giả thuyết,
đoán định, tồn nghi. Xuân Hƣơng sinh năm nào, mất năm nào, và ở đâu,
không đƣợc ghi lại trong sách vở chính thống. Chúng tôi tạm đƣa ra một
“lý lịch trích ngang” của nữ sĩ họ Hồ: Là con của Hồ Sĩ Danh (1706 1783) với ngƣời thiếp họ Hà thuộc tỉnh Bắc Ninh. Hồ Xuân Hƣơng nguyên
quán thuộc xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lƣu, tỉnh Nghệ An. Hồ Sĩ Danh
đỗ cử nhân năm 1732, tuy không ra làm quan nhƣng vì có con làm quan to
nên ông đƣợc phong tặng chức Hàn lâm thừa chỉ và hàm Thái bảo. Sau
này, hai mẹ con đƣa nhau ra đất Thăng Long sinh sống. Tƣơng truyền, họ
ngụ cƣ tại phƣờng Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận gần Hồ Tây (Hà Nội bây
giờ), sau đó chuyển đến thôn Tiên Thị, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xƣơng

Đỗ Thị HiênCao học K58

13


Vấn đề tính dục trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn văn hoá


(nay là phố Lí Quốc Sƣ, Hà Nội). Theo truyền thống gia đình, nàng đƣợc đi
học nhƣng không nhiều, song tài năng làm thơ chữ Hán lẫn chữ Nôm nổi
trội. Bởi có đƣợc thiên phú thơ văn, cô gái họ Hồ có điều kiện giao lƣu với
các tao nhân mặc khách tại ngôi nhà riêng bên Hồ Tây là Cổ Nguyệt đƣờng
(chữ Cổ ghép với chữ Nguyệt thành chữ Hồ, là họ của Xuân Hƣơng). Nữ sĩ
đã gặp những nhân vật nhƣ Mai Sơn Phủ, Tốn Phong Thị, Cƣ Đình, Thạch
Đình, Chí Hiên, Thanh Hiên, Hiệp trấn Sơn Nam thƣợng Trần Ngọc Quán,
Hiệp trấn Sơn Nam hạ Trần Quang Tĩnh, Hiệp trấn Trần hầu Trần Phúc
Hiển… Họ đều in dấu ấn trong các bài thơ đối đáp, xƣớng hoạ với chủ
nhân “Cổ Nguyệt Đƣờng”. Đặc biệt phải kể đến ông Cần chánh học sĩ
Nguyễn Hầu, ngƣời Tiên Điền, (có ngƣời đoán là nhà thơ Nguyễn Du) từng
là “ngƣời xƣa” của Hồ Xuân Hƣơng. Chƣa kể Chiêu Hổ (nhƣng khó có thể
là Phạm Đình Hổ, tác giả Vũ trung tuỳ bút và Đông Dã học ngôn thi tập) là
bạn trai tri ân cùng ngƣời Cổ Nguyệt đối đáp, để lại nhiều tứ thơ rất hài
hƣớc, dí dỏm. Con đƣờng chồng con của nữ sĩ đa tài thật trắc trở, truân
chuyên. Hai lần đều lỡ dở. Lần đầu lấy Trần Phúc Hiển đã phải cảnh vợ lẽ.
Tiếp đến, bà lại làm lẽ tổng Cóc, nhƣng lại sớm lâm vào cảnh goá bụa.
Hiện nay, chƣa tìm ra tƣ liệu khả dĩ nào ghi năm mất, phần mộ của nhà thơ
ở đâu. Nhƣng một điều có thể khẳng định, Hồ Xuân Hƣơng mất trƣớc năm
1842 tƣơng đối lâu. Vì tập thơ Thương Sơn của Nguyễn Phúc Miên Thẩm
(Tùng Thiện Vƣơng) sáng tác vào năm 1842 khi ông cùng vua Thiệu Trị ra
Bắc tiếp sứ nhà Thanh, đến Hồ Tây ngắm cảnh có Long Biên trúc chi từ với
14 bài trong đó 2 bài thơ nói về nữ sĩ. Nhƣ vậy, Xuân Hƣơng thuộc vào thế
hệ các nhà thơ cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX.
Không những tồn tại những nghi ngờ về tiểu sử của Hồ Xuân
Hƣơng, giới nghiên cứu còn nhiều đồn đoán về vấn đề tác quyền của mảng
thơ Nôm truyền tụng nổi tiếng vẫn đƣợc coi là của Hồ Xuân Hƣơng. Vấn
đề văn bản thơ của Hồ Xuân Hƣơng cực kì phức tạp- đây cũng là mảng thơ
mà luận văn của chúng tôi dự kiến tập trung khảo sát. Số bài thơ còn lại

Đỗ Thị HiênCao học K58

14


Vấn đề tính dục trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn văn hoá

cho đến nay chủ yếu nhờ vào sự lƣu truyền, bảo vệ của nhân dân nên có
nhiều dị bản. Số thơ Nôm lâu nay đƣợc coi là của nữ sĩ khoảng trên dƣới
năm mƣơi bài. Ngoài ra còn có tập thơ Lưu Hương ký mang bút danh của
nữ sĩ do ông Trần Thanh Mại phát hiện vào năm 1964 gồm 24 bài thơ chữ
Hán và 28 bài thơ Nôm. Hiện có nhiều văn bản chép thơ chữ Nôm của Hồ
Xuân Hƣơng, từ các bản chép tay, đến các bản khắc ván chữ Nôm và các
bản in chữ quốc ngữ. Trong đó, phải kể tới những văn bản sau: Âm ca tập,
Bách liêu thi tập, Bảo hán châu liên, Đào Nương thi hiếu ca, Đăng Khoa
lục sưu giảng, Kỳ quan thi, Liệt truyện thi ngâm, Tạp thảo tập, Lĩnh Nam
quần hiền văn thi diễn âm tập, Nam âm thảo, Quốc âm thi tuyển, Quốc văn
tùng ký, Song thất lục bát quốc âm ca, Thi ca đối liễn tạp lục, Thi ca quốc
âm tạp lục, Thi từ ca đối sách, Liên Hương thi sao, Việt Tuý tham khảo,
Quế Sơn Tam nguyên thi tập (văn bản chép tay); Quốc âm thi tuyển, Xuân
Hương thi tập – 1921, Xuân Hương thi tập – 1992 (văn bản khắc ván chữ
Nôm); Hồ Xuân Hương thi tập (văn bản in chữ Quốc ngữ). Văn bản chép
thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng truyền tụng lên tới con số hơn 100.
Ðọc kĩ các văn bản thơ, ta thấy có một khoảng cách khá xa giữa
tập thơ Nôm của Xuân Hƣơng và Lƣu Hƣơng ký, chủ yếu là về phong cách
biểu hiện và đề tài. Trong Lƣu Hƣơng Ký có cả thơ chữ Hán lẫn thơ chữ
Nôm. Riêng phần thơ chữ Nôm trong Lƣu Hƣơng Ký nếu so sánh với thơ
lâu nay đƣợc coi là của Xuân Hƣơng thì hai bên vẫn có sự khác nhau. Thơ
chữ Nôm trong Lƣu Hƣơng Ký có rất nhiều từ Hán Việt, giọng thơ lại hiền
lành chứ không góc cạnh, gân guốc nhƣ ở Xuân Hƣơng thi tập. Từ đây, vấn

đề tiểu sử và vấn đề văn bản của thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng càng thêm phức
tạp, nhiều hoài nghi, đồn đoán thực hƣ vấn đề tác quyền trong các văn bản
thơ Nôm truyền tụng mang tên Hồ Xuân Hƣơng.
Có những giả thuyết nghi ngờ cả sự tồn tại của tác giả Hồ Xuân
Hƣơng và nghi ngờ những tác phẩm mang tên Hồ Xuân Hƣơng nhƣ giả
thuyết của Lữ Hồ, Đào Thái Tôn… Lữ Hồ viết: Có chăng một bà Hồ Xuân
Đỗ Thị HiênCao học K58

15


Vấn đề tính dục trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn văn hoá

Hương? và cho rằng thơ Hồ Xuân Hƣơng là thứ thơ do các nho sĩ giấu tên
làm ra. Cùng quan điểm với Lữ Hồ, Hồng Tú Hồng đặt vấn đề trong bài
viết Có nữ sĩ Hồ Xuân Hương hay không? Đăng trên báo Nhân loại số 2
năm 1953. Tác giả này cho rằng: "Thơ Hồ Xuân Hương không phải là của
một người làm, mà là của cả một thời đại, của cả một thế hệ. Nó là sản
phẩm chung của dân tộc. Nó là một trường phái thơ"; "Thơ Hồ Xuân
Hương có thể là của Lê Quý Đôn, là của Nguyễn Khản, là của Nguyễn Huy
Tự, là của Nguyễn Thiện, là của Nguyễn Du, là của Phạm Đình Hổ, là của
Nguyễn Hữu Chỉnh, là của Phan Huy Vịnh, có thể là của Đặng Trần Côn,
Đoàn Thị Điểm nữa. Nhưng vì lẽ họ không dám đương nhiên ký tên mình
dưới những bài thơ mà họ cho là chớt nhả là lẳng lơ, rồi của ai làm ra bất
kỳ, thơ đó đều quy vào một tên tác giả chung là Hồ Xuân Hương”.Cùng
quan điểm đó, Trần Thanh Mại cũng cho rằng thơ Nôm truyền tụng của Hồ
Xuân Hƣơng có thể của nhiều tác giả không cùng lập trƣờng chính trị, quan
điểm nghệ thuật sáng tác nên. Mai Quốc Liên lại cho rằng chắc chắn có sự
tồn tại của những “Hồ Xuân Hƣơng đực”.
Những nhà nghiên cứu trên đã đặt ra những nghi vấn rất có căn cứ,

khẳng định sự tồn tại của “nhiều Hồ Xuân Hƣơng” trong cùng một hiện
tƣợng Hồ Xuân Hƣơng. Liệu có bà Hồ Xuân Hƣơng thật hay không? Nếu
có thì có thể khẳng định tất cả những tác phẩm thơ đa phong cách kia là của
bà hay không?
Nhìn dọc chiều dài lịch sử văn học trung đại Việt Nam ta thấy các
tác phẩm văn học kể cả của nam hay nữ đều ít đề cập đến vấn đề tính dục,
mà nếu có thì các tác phẩm này có một điểm chung dễ nhận thấy đó đều
phải sử dụng các mặt nạ hoặc các cách thức khéo léo nhằm che đậy tác
quyền, lời nói của mình ví dụ: sử dụng mặt nạdân gian, sử dụng các yếu tố
kì ảo- đặt diễn ngôn tính dục vào miệng ma quỷ, yêu nữ, mƣợn cốt truyện
nƣớc ngoài, mƣợn giọng nữ giới để phát ngôn…Trong văn học viết, diễn
ngôn tính dục xuất hiện không nhiều do sự kiểm soát của tƣ tƣởng thanh
Đỗ Thị HiênCao học K58

16


Vấn đề tính dục trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn văn hoá

giáo truyền thống phƣơng Đông. Tƣ tƣởng Nho gia lấy quan niệm “văn dĩ
tải đạo, thi dĩ ngôn chí”, văn thơ là để nói lên cái chí của nhà Nho. Văn học
phải gắn bó với vận mệnh của đất nƣớc và nhân dân; văn học là phƣơng
tiện thể hiện chí, tâm, đạo của kẻ sĩ quân tử; các vấn đề bản năng của con
ngƣời bị xem nhẹ, coi thƣờng. Đặc biệt vấn đề tính dục bị coi là cấm kị
trong văn học đƣơng thời với tƣ tƣởng “vạn ác thủ vi dâm”. Phải cho đến
các nhà Nho thời hậu kì Trung đại mới lẻ tẻ xuất hiện những tác phẩm đề
cập đến vấn đề tính dục nhƣng đều sử dụng các biện pháp đối phó với cấm
kị để phát ngôn về các vấn đề này. Đề cập về các hoạt động tính giao nam
nữ Nguyễn Dữ phải sử dụng các yếu tố kì ảo, yếu tố ma quái để thể hiện,
phải đặt lời vào miệng ma quỷ, yêu nữ chứ không dám trực tiếp phát ngôn.

Những yếu tố này giúp tác giả trốn tránh cái nhìn hà khắc của xã hội Nho
giáo để có thể đề cập đến vấn đề bản năng trong tình yêu nam nữ, khát
khao dục tính trong mỗi con ngƣời cá nhân. Nguyễn Du nói tới vẻ đẹp thân
thể của ngƣời con gái, khát vọng đƣợc sống và đƣợc yêu của ngƣời kĩ nữ,
sự chủ động và mạnh bạo trong tình yêu của ngƣời con gái…ông cũng phải
sử dụng cách mƣợn cốt truyện của nƣớc ngoài để chuyển tải những nội
dung nhƣ vậy. Hai tác phẩm cung oán nổi tiếng của Nguyễn Gia Thiều và
Đặng Trần Côn cũng xuất hiện những diễn ngôn tính dục về ngƣời phụ nữ.
Chinh phụ ngâm là tiếng nói, là tâm sự của ngƣời vợ có chồng đi lính xa
nhà với những tình cảm nhớ nhung, những rạo rực khát khao bản năng,
thiếu vắng tình yêu thƣơng, sự gần gũi vợ chồng. Cung oán ngâm khúc là
tiếng lòng của ngƣời cung nữ khi bị đấng quân vƣơng “bỏ quên” trong
chốn cấm cung, tuổi thanh xuân bị chôn chặt sau cánh cửa, chỉ còn những
rạo rực, khát khao cháy bỏng thầm kín của ngƣời phụ nữ giằng xé hằng
đêm. Trong hai khúc ngâm này, những diễn ngôn tính dục của ngƣời phụ
nữ xuất hiện khá mạnh bạo bằng những hình ảnh ƣớc lệ, ẩn dụ khéo léo,
tuy nhiên để phát ngôn đƣợc hai nhà Nho phải sử dụng cách thức mƣợn
giọng, dù đã mƣợn giọng tác giả vẫn phải sử dụng các biện pháp nghệ thuật
Đỗ Thị HiênCao học K58

17


Vấn đề tính dục trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn văn hoá

ƣớc lệ, tƣợng trƣng, ẩn dụ để nói đến vấn đề tính dục. Ở phƣơng Tây thời
cổ trung đại khi xã hội còn những cấm kỵ, sáng tác bác học cũng có hiện
tƣợng thác lời, vay mƣợn cốt truyện, diễu nhại. (Chuyện mười ngày của
Bôcatxiô, nhiều sáng tác Raxin, Corney, Sechxpia...). Nhƣng đến thời cận
hiện đại hiện tƣợng này dƣờng nhƣ vắng bóng. Ở phƣơng Đông còn kéo

dài, đến thời hiện đại hiện tƣợng này vẫn còn. Lỗ Tấn ở Trung Quốc từng
ký thác tƣ tƣởng chống lễ giáo phong kiến, một thứ lễ giáo ăn thịt
người trong Nhật ký người điên. Ở Việt Nam hai khúc ngâm trên cũng là
những biểu hiện cho hiện tƣợng văn học thú vị này. Trong một truyền
thống văn hoá có xu hƣớng áp chế con ngƣời bản năng, đè nén thân xác bản
năng đến mức hình dung đó là phần tội lỗi thì muốn vƣợt qua những cấm kị
đó, nhất thiết phải có những cách đối phó- gọi là đối phó với cấm kị. Điều
này càng có ý nghĩa lớn khi đặt Hồ Xuân Hƣơng trong bối cảnh văn học,
văn hoá trung đại phƣơng Đông. Chứng tỏ hiện tƣợng Hồ Xuân Hƣơng có
ẩn chứa một quy luật nào đó trong tâm lý sáng tạo và thƣởng thức thông
thƣờng, quy luật này nằm ngoài quỹ đạo chính thƣờng của văn học nhà
Nho, của văn chƣơng chính thống.
1.2.

Lịch sử nghiên cứu mảng thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hƣơng
Từ trƣớc đến nay, thái độ và cách lí giải đối với vấn đề tục, dâm

trong thơ Hồ Xuân Hƣơng rất khác nhau, thậm chí trái ngƣợc nhau. Các
nhà nghiên cứu có nhiều cách tiếp cận Hồ Xuân Hƣơng: tiểu sử học, xã hội
học, phân tâm học, thi pháp học, hình thức học, văn hóa học…
Nhà nghiên cứu đầu tiên về Xuân Hƣơng trên giấy trắng mực đen
có lẽ là Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến trên cuốn Giai nhân di mặc, tác giả
hoàn toàn bênh vực Hồ Xuân Hƣơng và cho rằng tiếng thơ đó không phải
là tiếng thơ đĩ thoã mà là tiếng thơ của một tài nữ.Ông nhận xét về Hồ
Xuân Hƣơng nhƣ sau: “Thơ từ của Xuân Hương truyền lại cũng nhiều, xem
ra nhời nhẽ tài tình, tưởng cũng là một giọng thơ xuất tính tự nhiên, mà

Đỗ Thị HiênCao học K58

18



Vấn đề tính dục trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn văn hoá

đáng là một bậc tài nữ trong đám thi xã. Nhưng có khi chỉ nghe đọc câu
thơ, mà không hiểu hết sự tích, thì thơ từ cũng nhảm nhí; có khi nghe nói
sự tích, mà không thuộc hết bài thơ thì sự tích cũng mập mờ nên văn thơ lại
càng lẫn lộn, lắm người lại cho là giọng thơ đĩ thoã, thế chẳng oan mất
tiếng người tài nữ lắm ru!” – (Giai nhân di mặc). Tản Đà có cái nhìn khác
về ngƣời tài nữ, đó là những vần thơ ma đƣa lối quỷ dẫn đƣờng và đầy yếu
tố tục: “Thơ của Xuân Hương thật là tinh quái, những câu thơ hay đọc lên
đến ghê người. Người ta từng có câu: Thi trung hữu hoạ. Nghĩa là trong
thơ có vẽ. Như thơ Xuân Hương thì lại là: Thi trung hữu quỷ. Nghĩa là
trong thơ có ma! Song mà nhận ra thời tục!”.
Tiếp cận xã hội học có các nhà nghiên cứu: Nguyễn Lộc, Lê Đình
Kỵ, Trần Thanh Mại…Trần Thanh Mại nhận thấy yếu tố tục trong thơ nữ sĩ
và ông phê phán kịch kiệt những bài thơ gọi là dâm tục vì nó có hại cho
ngƣời đọc: “Tóm lại trong bao loại thơ lâu nay cho là của Xuân Hương,
trừ loại thơ trữ tình, hoặc thơ có tính chất đả kích châm biếm nhưng tao
nhã, nghiêm túc, là có tính tư tưởng và nghệ thuật cao còn loại tục thì ít
hoặc nhiều đã hạn chế tác dụng của thơ và loại dâm không những không
tốt mà còn có thể gieo rắc độc hại”. Nguyễn Lộc thẩm định trong một số
bài thơ nữ sĩ quả có yếu tố tục. Ý kiến của Nguyễn Lộc trái ngƣợc với Vũ
Đức Phúc, Vũ Đức Phúc cho rằng cô gái họ Hồ học tập chỗ tồi nhất của
văn học dân gian còn Nguyễn Lộc cho rằng nhà thơ cũng học văn học dân
gian nhƣng dùng cái tục làm phƣơng tiện để đả kích giai cấp thống trị, thực
ra Xuân Hƣơng không thích cái tục, “nhiều lúc bà dùng cái tục tĩu một
cách trắng trợn làm mục đích dả kích kẻ thù. Đọc những bài thơ có yếu tố
tục này sẽ thấy rõ dụng ý đả kích của bà”. Lê Trí Viễn thấy Hồ Xuân
Hƣơng ngoài việc dùng cái tục nhằm mục đích đả kích phê phán, còndùng

cái tục để gây cƣời và ông cho rằng thực chất đó không phải là cái tục, bởi
vì: “Xuân Hương nhân danh sự sống theo lẽ phải của tự nhiên, Xuân
Hương xuất phát từ sự sống gốc nguồn, sự sống là phối hợp âm dương, là
Đỗ Thị HiênCao học K58

19


Vấn đề tính dục trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn văn hoá

sự sinh sôi nẩy nở nên Xuân Hương mới trở lại hình ảnh cụ thể của sự giao
hợp ấy. Cái đó, ngày nay gọi là tục, kỳ thực không phải là như vậy”. Cách
tiếp cận xã hội học thể hiện nhiều sở trƣờng và cũng nhiều sở đoản. Trƣớc
hết các nhà nghiên cứu cho thấy cái dâm và tục là vũ khí để nhà thơ đấu
tranh chống lại tầng lớp thống trị, đồng thời phản ánh đƣợc điều kiện xã hội
thời Hồ Xuân Hƣơng đang sống. Tuy nhiên cách tiếp cận này cũng nảy
sinh nhiều sự bất cập và khiên cƣỡng trong việc lý giải hiện tƣợng Hồ
Xuân Hƣơng.
Tiếp cận phân tâm học Freud: Trƣớc cách mạng tháng Tám, nhiều
nhà nghiên cứu cho đó là ẩn ức tình dục nhƣ Trƣơng Tửu với bài Cái ám
ảnh của Hồ Xuân Hương đăng trên số 1 tờ Tiến hóa- 1936. Cũng trong
năm 1936, Nguyễn Văn Hanh cho xuất bản cuốn sách Hồ Xuân Hương: tác
phẩm thân thế và văn tài ông cũng dùng thuyết phân tâm học để lí giải hiện
tƣợng thơ Hồ Xuân Hƣơng… Nguyễn Văn Hanh thấy trong con ngƣời nữ
sĩ chỉ mang yếu tố tục và dâm: “Đọc Freud thấy sự bất mãn về tình dục lâu
ngày sẽ kết cấu ra bệnh để thay cho sự vui thích không liễu kết. Xuân
Hương không bao giờ thoã thích dục vọng nàng bị dồn ép luôn luôn. Nàng
bị thần kinh. Dục tính chiếm cả đầu óc, ám ảnh nàng mãi. Nó nhuộm thấm
cả tư tưởng của nàng. Bao nhiêu thơ của Xuân Hương đều biểu lộ sự khát
khao, sự bất mãn. Dục tính được chuyển biến của mĩ thuật thơ”. Văn Tân

coi vấn đề dâm tục là mạch nguồn và sự độc đáo trong thơ Hồ Xuân
Hƣơng: “Dâm và tục đã ăn sâu vào ý thức, tư tưởng Xuân Hương, chi phối
hầu hết thi phẩm của Xuân Hương, giúp Xuân Hương viết nên vần thơ kiệt
tác, độc đáo, làm cho Xuân Hương nhìn ra đời thấy cái gì cũng dâm và tục.
Gặp bất cứ cái gì cũng can gán cho những ý dâm và tục”.Sau cách mạng
có những công trình của Nguyễn Đức Bính và Xuân Diệu tuy nhiên cách lí
giải chuyển từ ẩn ức tình dục sang lí do ẩn ức xã hội. Nhà thơ Xuân Diệu
nhìn nhận số lớn đề tài trong thơ Hồ Xuân Hƣơng mang hai nghĩa “nghĩa
phô ra và nghĩa ngầm”: “Thơ Xuân Hương tục hay thanh? Đố ai bắt được?
Đỗ Thị HiênCao học K58

20


Vấn đề tính dục trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn văn hoá

Bảo rằng nó hoàn toàn là thanh thì cái nghĩa thứ hai của nó có giấu được
ai, mà Xuân Hương có muốn giấu đâu? Mà bảo rằng nó là nhảm nhí, là
tục, thì có gì là tục nào?”. Cũng cùng quan điểm bênh vữ bà chúa thơ Nôm
là Nguyễn Đức Bính, tác giả bài viết Người cổ nguyệtchuyện Xuân
Hươngnghĩ rằng thơ của Xuân Hƣơng không xuất hiện yếu tố dâm mà đấy
là tiếng thơ của thuở xƣa, đời còn chƣa mặc áo, khi ấy: “con người còn đi
lang thang chốn rừng sâu núi thẳm để kiếm ăn. Một hôm, có người con trai
ngồi ăn mấy quả sung chín dưới gốc cây sung, tình cờ bắt gặp người con
gái từ sau một gốc cây khác đi ra, vẻ đẹp trong sự trần truồng và đầy sức
sống đang sôi nổi dưới hai bầu vú. Hai người đã yêu nhau một cách không
mặc cả và không nghi thức. Giữa trời cao đất rộng, trong cái say sưa của
hai xác thịt, hai trái tim đã đồng nhịp rung cảm và ngân lên những tiếng
não nùng. Đó là thơ, Hồ Xuân Hương nói”.
Tiếp cận từ “nguyên lí hội hóa trang”- Canavalesque: Nhà phê

bình nƣớc ngoài N.I.Niculin lí giải hiện tƣợng Hồ Xuân Hƣơng vốn bắt
nguồn từ văn hóa cổ của nhân dân Việt Nam với lối lý tƣởng hóa những
nhân tố có tính nhục thể. Ông phân tích đa số thơ tứ tuyệt và bát cú của thơ
nữ sĩ đúng là có hai ý rõ ràng mang “tích chất biểu tƣợng hai mặt” và nhân
vật trong thơ Xuân Hƣơng là con ngƣời, thân thể con ngƣời hoà lẫn với
thiên nhiên, khi ấy: “nữ sĩ đã sáng tạo ra những bài thơ biểu tượng hai mặt
trong đó hình ảnh kì dị của thân thể con người hoà lẫn với chỗ lồi chỗ lõm
trên mặt đất”. Tƣơng tự nhƣ vậy, Đỗ Đức Hiểu với tác phẩm Thế giới thơ
Nôm Hồ Xuân Hương- Tạp chí văn học năm 1990 vƣợt qua cái nhìn xã hội
học đơn thuần, phân tích các mô típ dân gian về tính dục để chứng minh
cho triết lí tự nhiên trong thơ Hồ Xuân Hƣơng…
Tiếp cận thi pháp, hình thức: Đỗ Đức Hiểu đánh giá, lâu nay mọi
ngƣời cứ hay bàn cãi “cái thanh, cái tục”, hay “đố thanh giảng tục”, hay
“đố tục giảng thanh”, hay nữa “chuyện buồng kín”… ông đều phủ nhận rồi
khẳng định: “Hồ Xuân Hương góp tiếng thơ đầy nhạc, biểu đạt sức sống và
Đỗ Thị HiênCao học K58

21


Vấn đề tính dục trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn văn hoá

cái đẹp của cơ thể, của tấm thân và trái tim rất trẻ của người phụ nữ, trong
định mệnh đầy cay đắng”.
Đỗ Lai Thuý tập trung lí giải cái dâm cái tục trong thơ Hồ Xuân
Hƣơng dƣới góc độ tín ngƣỡng phồn thực. Nhà văn hoá học cho rằng khó
mà bóc tách nhân tố thanh và tục, bởi vì chúng gắn bó, vận động, chuyển
hoá và thống nhất với nhau: “Những biểu tượng phồn thực nói chung và
biểu tượng phồn thực của Hồ Xuân Hương nói riêng là có hai mặt, lấp
lửng, thiêng và tục, thanh và tục. Nhưng hai mặt này không chết cứng như

hai mặt của tờ giấy mà luôn luôn có sự vận động, chuyển hoá vào nhau để
tạo thành một trạng thái hoà quyện, hai mà một, tồn tại mà không tồn tại,
không tồn tại mà tồn tại, vừa tránh được lối tư duy nhị nguyên, vừa đảm
bảo hứng thú cho người đọc khi họ luôn được chuyển dịch từ thanh sang
tục, rồi từ tục sang thanh trong một biến dịch không ngừng”[72, tr. 24]
Tiếp cận theo phƣơng pháp văn hóa học: Năm 1958, Lữ Hồ đã đặt
ra một câu hỏi lớn “Có chăng một bà Hồ Xuân Hƣơng?”. Đỗ Lai Thuý lại
nghĩ đó là tín ngƣỡng phồn thực, không có dâm tục.Theo nhà nghiên cứu
Trần Nho Thìn thì thơ của Hồ Xuân Hƣơng đa số đều có hai nghĩa phô và
ngầm, với cách tiếp cận văn hóa học, ông đặt ra một nghi vấn: Đây có phải
diễn ngôn của ngƣời phụ nữ cách đây gần hai thế kỷ hay không? Gần với
những giả thuyết của Trần Nho Thìn, Đào Thái Tôn trong cuốn “Hồ Xuân
Hương từ cội nguồn vào thế tục” cũng hoài nghi về thân phận của tác giả
này. Đào Thái Tôn hệ thống hoá các văn bản chép thơ Hồ Xuân Hƣơng
bằng chữ quốc ngữ rồi chỉ ra một sự thực: từ chỗ những tập đầu chỉ có sáu
bảy chục bài thơ thì ở những tập sau lên tới 139 bài. Nhƣ vậy đã có hiện
tƣợng phần thơ chính của nhà thơ bị xâm thực bởi dòng thơ ca dân gian.
“Cả hai quá trình này - dân gian hoá văn bản và huyền thoại hoá tiểu sử cùng tồn tại song song với nhau, bổ sung cho nhau, tạo nên một hiện tượng
độc đáo trong văn học Việt Nam” [71, tr. 71-72].

Đỗ Thị HiênCao học K58

22


Vấn đề tính dục trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn văn hoá

Tóm lại, các ý kiến đều nhất trí tính chất độc đáo hai hàm nghĩa ở
thơ Hồ Xuân Hƣơng. Mảng thơNôm truyền tụng của Xuân Hƣơng hình
thành hẳn một hệ thống những hình ảnh tính dục. Nhƣng hầu nhƣ chƣa ai lí

giải vì sao thơ nữ sĩ họ Hồ lại có tính chất độc đáo hai nghĩa nhƣ vậy. Đây
chính là mảnh đất mầu mỡ cho nhiều nhà nghiên cứu khai thác. Tuy nhiên,
ý thức xã hội chính thống thời nhà thơ sống không đƣợc phép công khai
nhắc đến chuyện buồng the, chuyện gợi dục. Nếu nhƣ nói đến là vi phạm
cấm kỵ xã hội. Bao giờ cũng vậy, khi nổi loạn chống lại cấm kỵ lần đầu
tiên ngƣời ta không dám công khai một cách trực diện mà phải đối phó trá
dạng sang một hình thức khác. Đằng sau hiện tƣợng này lại đặt ra một câu
hỏi lớn về tác quyền của các bài thơ đề vịnh- tức sự đƣợc coi là của Hồ
Xuân Hƣơng và một hiện tƣợng văn học rất thú vị: giả giọng nữ giới.

Đỗ Thị HiênCao học K58

23


Vấn đề tính dục trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn văn hoá

CHƢƠNG 2: DIỄN NGÔN TÍNH DỤC VỀ NGƢỜI PHỤ NỮ
TRONG VĂN HOÁ VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Theo từ điển New Webster`s Dictionary thì diễn ngôn đƣợc định
nghĩa gồm hai nghĩa. Một là sự giao tiếp bằng tiếng nói (trò chuyện, lời
nói, bài phát biểu); hai là sự nghiên cứu tƣờng minh, có hệ thống về một đề
tài nào đó (luận án, các sản phẩm của suy luận, nghiên cứu…)
Theo nhà lý luận- phê bình Trần Đình Sử trong bài nghiên cứu
Khái niệm diễn ngôn trong nghiên cứu hôm nay cho rằng: “Đối với nhà
ngữ học diễn ngôn là khái niệm chỉ cấu trúc, liên kết của đơn vị ngôn ngữ
trên câu, cần phân tích mạch lạc, liên kết và ngữ cảnh để hiểu được ý
nghĩa, lí do của nó. Đối với nghiên cứu văn hóa là tìm hiểu các cơ chế tiềm
ẩn, những hạn chế lời nói trong thực tiễn giao tiếp, còn trong nghiên cứu
văn học, diễn ngôn là chỉ chiến lược phát ngôn nghệ thuật, thể hiện trong

các nguyên tắc cấu tứ, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ để vượt thoát
khỏi các hạn chế nhằm phát ra được tiếng nói mới, thể hiện tư tưởng mới
trong chỉnh thể sáng tác” [61].
Diễn ngôn không những chỉ bao gồm cả những giao tiếp bằng
tiếng nói, những phát ngôn, văn bản…mà diễn ngôn còn là cả ý thức hệ và
quyền lực, cả giao tiếp phi ngôn từ, nhƣ cử chỉ thân thể, sự mô phỏng động
tác…Đồng thời diễn ngôn cũng là cả một lĩnh vực rộng lớn là nghệ thuật
nhƣ hội họa, điêu khắc, múa nhảy, âm nhạc, thi ca…
Mỗi thời đại, dƣới những áp lực của các quan hệ quyền lực và các
diễn ngôn mà hình thành nên một quan niệm về cái gọi là “bản chất ngƣời”
riêng. Một trong những đặc điểm nổi bật của hầu hết những trƣờng phái,
quan điểm triết học truyền thống là sự đối lập giữa tâm và thân. Đối lập này

Đỗ Thị HiênCao học K58

24


×