Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

BÀI GIẢNG THƯƠNG TỔN CĂN BẢN LỚP Y SỸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.92 KB, 3 trang )

THƯƠNG TỔN CĂN BẢN

I.KHÁI NIỆM:
- Thương tổn căn bản: là thương tổn mới xuất hiện hay xuất hiện đã lâu
nhưng chưa thay đổi dưới phương pháp điều trị và chăm sóc.
- Thương tổn thứ phat là những thương tổn xuất hiện khi bệnh đang
diễn tiến hoặc do cào gãi hay do nhiễm trùng
II.THƯƠNG TỔN CĂN BẢN:
1.Dát:
Là thương tổn bằng mặt da, có giới hạn rõ hay không, màu sắc thay đổi
Kích thước nhỏ hơn hay bằng 0,5 cm, nếu > 0,5 cm gọi là mãng.
2.Sẩn:
Là thương tổn có thể khám được qua sờ nắn, thể đặc, kích thước dưới hay
bằng 0,5 cm, màu sắc thay đổi. Nhiều sẩn có thể hợp lại thành mảng
3.Mảng:
Thương tổn giới hạn rõ, sờ nắn được, thể đặc, kích thước lớn hơn 0,5 cm
đường kính, nhiều sẩn nhỏ hợp lại.
Ví dụ: Chàm, Lupus đỏ mạn tính, Vẩy phấn hồng, Vẩy nến…
4.Cục :
Thương tổn giới hạn rõ, thường hình tròn, thể đặc, kích thước lớn hơn 0,5
cm đường kính. Đối với cục lớn người ta gọi là u.
5. Vết trợt:
Vết trợt do lớp thượng bì bị tróc ở một vùng da khu trú. Vết trợt không
xuyên thấu xuống ranh giới lớp bì- thương bì, khi lành không để lại sẹo.
6.Vết loét:
Thương tổn sâu từ thượng bì xuống tới bì, nên khí lành để lại sẹo.
7.Mụn mủ:
Thương tổn giới hạn rõ, trong chứa dịch và bạch cầu, kích thước nhỏ hơn
hoặc bằng 0,5 cm.
8. Mụn nước:
Thương tổn giới hạn rõ, chứa dịch trong, kích thước dưới hay bằng 0,5 cm


đường kính.


9. Bóng nước:
Khi kích thước lớn hơn 0,5 cm đường kính, mụn nước sẽ trở thành bóng
nước, chứa dịch trong.
10. Sẩn phù:
Là sẩn hay mảng cứng, phù nề do thâm nhiễm dịch ở lớp bì, sẩn phù
thường xuât hiện thoáng qua và chỉ kéo dài trong vài giờ.
11.U sùi:
Sự tăng sinh của của mô bệnh thành một khối gồm nhú bì như sùi mào gà
12.Củ:
Thương tổn sâu dưới lớp bì, kich thước thay đổi, khi lành để lại sẹo.
II.CÁC THƯƠNG TỔN THỨ PHÁT:
1.Vẩy:
Vẩy là những phiến mỏng do những tế bào thượng bì chết phát sinh từ sự
tăng sản bất thường của lớp sừng. Các tế bào sưng này sẽ bong ra tạo thành
vẩy.
2.Mài:
Dịch chảy ra từ các mụn nước,bóng nước, có thể kết hợp với xác tế bào
chết, khi khô đi sẽ tạo thành mài
3.Vết nứt:
Thương tổn do mất lớp thượng bì và lớp bì theo đường thẳng đứng từ trên
xuống dưới
4.Teo da:
Da bị teo lõm xuống do lớp thượng bì hoặc lớp bì bị mỏng đi.
5. Sẹo:
Sự tạo thành bất thường của lớp mô liên kết dưới da theo sau một thương
tổn da. Sau khi bị thương tích hay phẩu thuật, lúc đầu sẹo dày và có màu
hồng nhưng sau đó sẽ trở nên trắng và teo.

III. CÁC LỌAI THƯƠNG TỔN ĐẶC BIỆT:
1.Vết cào xước:
Da bị trợt do cào gãi.Thường vết cào gãi có đường thẳng.
2.Cồi:
Nút sừng bao gồm lớp sừng và chất bả nhờn xuất hiện tại nang lông. Nang
lông có thể dãn ra hoặc đóng kín tùy loại cồi kín hay cồi hở.
3.Nút sừng:
Nang nhỏ, kín, chứa chất sừng ở phần trên của lớp thượng bì
4.Nang,kén:
Thương tổn khu trú có bao ngoài, trong lòng rỗng có thể chứa dịch hoặc
chất đặc


5.Đường hầm:
Đường hầm hẹp, hơi nhô cao hơn mặt da,quanh co do ký sinh trùng tạo ra.
6.Dãn mao mạch ở xa:
Các mao mạch ở phần trên của lớp thượng bì bị dãn ra
7.Điểm xuất huyết:
Vết máu ở da có đường kính dưới 0,5 cm
8.Ban xuât huyết:
Vết máu ở da có đường kính trên 0,5 cm



×