Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Khai thác kết cấu, tính năng kỹ thuật các hệ thống chính trên ô tô cần trục LW80-1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 78 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………...1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CẦN TRỤC…..…………………………….………2
1.1.Giới thiệu chung…………………………………………………………………..2
1.1.1.Công dụng cần trục…………………………………………………………….5
1.1.2.Phân loại cần trục……………………………………………………………...5
1.1.3. Yêu cầu đối với xe cần trục…………………………………………………...7

1.2.Cấu tạo chung của cần trục bánh lốp LW80-1……………………………..…..8
1.2.1.Cấu tạo chung……………………………………………………………….....8
1.2.2.Các thông số kỹ thuật của cần trục bánh lốp LW80-1……………………….10
1.2.3.Các thông số về kích thước…………………………………………………..11

Chương 2: CÁC HỆ THỐNG CHÍNH TRÊN CẦN TRỤC BÁNH LỐP LW801……………………………………………………………………………………….13
2.1. Hệ thống thủy lực của thiết bị công tác cần trục bánh lốp LW80-1.....…….13
2.1.1. Sơ đồ tổng thể mạch thủy lực trên cần trục bánh lốp LW80-1……………...13
2.1.2. Các hệ thống truyền động chính trên cần trục bánh lốp LW80-1…………...16
2.1.3. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của một số bộ phận trong hệ thống thủy lực...29

2.2. Hệ thống truyền lực trên cần trục bánh lốp LW80-1…………………..…….41
2.2.1. Sơ đồ, nguyên lý của hệ thống truyền lực…………………………………...41
2.2.2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động các bộ phận trong hệ thống truyền lực ……...42
2.3. Hệ thống lái trên cần trục bánh lốp LW80-1…………………………………52
2.3.1. Sơ đồ, nguyên lý của hệ thống lái…………………………………………...52
2.3.2. Cấu tạo, nguyên lý một số bộ phận trong hệ thống lái………………………55

2.4. Hệ thống phanh trên cần trục bánh lốp LW80-1……………….…………….58
2.4.1. Sơ đồ hệ thống phanh………………………………………………………..58
2.4.2. Cấu tạo, nguyên lý một số bộ phận trong hệ thống phanh…………………..61

Chương 3: QUY TRÌNH KIỂM TRA BẢO DƯỠNG CẦN TRỤC BÁNH LỐP


LW80-1………………………………………………………………………………63
3.1. Quy trình kiểm tra và điều chỉnh…………...…………………………………63
3.1.1. Kiểm tra sự rò rỉ của nhiên liệu……………………………………………...63
3.1.2. Kiểm tra độ căng đai của máy nén và máy phát……………………………..64
3.1.3. Đo, điều chỉnh áp suất nén..............................................................................65
3.1.4. Bảng giá trị tiêu chuẩn cho động cơ................................................................67

3.2. Chương trình bảo dưỡng……………………………………………………….69
3.3. Kỹ thuật an toàn khi bảo dưỡng……………………………………………….71


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………………...73
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….….74


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1. Tổng quan càn trục bánh lốp QY12B.5………………………………..…….2
Hình 1.2. Tổng quan cần trục bánh xích Kobelco………………………….……….….3
Hình 1.3. Tổng quan cần trục bánh lốp LW80-1…………………………………….…4
Hình 1.4. Tổng quan cần trục bánh xích QUY50………………………….…………...6
Hình 1.5. Tổng quan cần trục bánh lốp Kato…………………………………………..7
Hình 1.6. Tổng quan Cần trục bánh lốp LW80-1……………………………..………..8
Hình 1.7. Tổng quan Kích thước cần trục LW80-1………………………..…….……..9
Hình 1.8. Biểu đồ sức nâng, tầm với cần trục LW80-1……………………………….12
Hình 2.1. Sơ đồ mạch thủy lực………………………………………………..………13
Hình 2.2. Tổng quan về sự nâng hạ cần trục…………………………………….……16
Hình 2.3. Sơ đồ mạch thủy lực khi nâng hạ cần trục…………………………………17
Hình 2.4. Sơ đồ truyền động thay đổi chiều dài cần chính……………………..……..20
Hình 2.5. Sơ đồ mạch thủy lực kéo dài cần chính……………………....……….……20
Hình 2.6. Sơ đồ mạch thủy lực khi quay toa………………………………………….22

Hình 2.7. Tổng quan về truyền động ra vào chân chống………………..……….……24
Hình 2.8. Sơ đồ mạch thủy lực khi ra, vào chân chống……………………...….…….25
Hình 2.9. Sơ đồ mạch thủy lực khi quay tời…………………………………………..27
Hình 2.10. Kết cấu cụm van điều khiển………………………………………..……..30
Hình 2.11. Van điều khiển ở vị trí trung gian…………………………………………31
Hình 2.12. Van điều khiển ở vị trí nâng tải…………………………………………...32
Hình 2.13. Van điều khiển ở vị tri nâng cần trục……………………………………..32
Hình 2.14. Cấu tạo van cân bằng……………………………………………………...33
Hình 2.15. Van cân bằng khi cần trục không làm việc………………………………..34
Hình 2.16. Van cân bằng khi nâng cần trục………………………………………….35
Hình 2.17. Van cân bằng khi hạ cần trục……………………………………………..35
Hình 2.18. Kết cấu van giảm áp………………………………………………………36
Hình 2.19. Phanh của bàn tời…………………………………………………………37
Hình 2.20. Sơ đồ cấu tạo cấu xilanh thủy lực…………………………………………38
Hình 2.21. Sơ đồ cấu tạo van an toàn kiểu côn……………………………………….39
Hình 2.22. Sơ đồ hệ thống truyền lực...……………………………………………….41
Hình 2.23. Cấu tạo biến mô thủy lực………………………………………………….43
Hình 2.24. Nguyên lý hoạt động của van an toàn chính………………………………44
Hình 2.25. Nguyên lý hoạt động của van an toàn biến mô…………………………...45
Hình 2.26. Sơ đồ nguyên lý của ly hợp ở vị trí ban đầu………………………………46
Hình 2.27. Đĩa ly hợp ở vị trí đóng…………………………………………………...47
Hình 2.28. Đĩa ly hợp ở vị trí mở……………………………………………………..47


Hình 2.29. Đĩa ly hợp ở vị trí mở…………….……………………………………….48
Hình 2.30. Cấp dầu cho ly hợp……………….……………………………………….49
Hình 2.31. Đĩa ly hợp ở vị trí đóng……………………………………………...……50
Hình 2.32. Động cơ lắp trên cần trục bánh lốp Komatsu LW80-1……………………51
Hình 2.33. Mạch thủy lực của hệ thống lái………………………………………..….53
Hình 2.34. Sơ đồ cấu tạo van ưu tiên………………………………………………....55

Hình 2.35. Sơ đồ cấu tạo van lái…………………………………………….………...57
Hình 2.36. Sơ đồ bố trí các cơ cấu của hệ thống phanh ……………………….……..58
Hình 2.37. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống phanh….…………………………………..59
Hình 2.38. Bộ lắng lọc và tách ẩm……………………………………………………61
Hình 2.39. Van cấp và xả phanh………………………………………………………62
Hình 3.1. Kiểm tra độ căng đai của máy phát………………………………………...64
Hình 3.2. Kiểm tra độ căng đai của máy nén………………………………………...65
Hình 3.3. Tháo dây cao áp khỏi vòi phun……………………………………………..65
Hình 3.4. Kết nối vòi phun với máy đo áp suất……………………………………….66


LỜI NÓI ĐẦU
Ngày này, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tác động đến mọi mặt đời sống
kinh tế xã hội của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vấn đề tự động hóa, cơ khí hóa
đã tham gia ngày càng nhiều trong quá trình sản xuất để thay thế cho sức lao động của
con người, làm cho năng suất lao động rất cao. Nó tạo điều kiện cho kinh tế thế giới
phát triển mạnh mẽ.
Trong xây dựng cơ bản: xây dựng dân dụng, công nghiệp, xây dựng giao thông, xây
dựng thủy lợi… Trong những năm gần đây điều quan tâm đáng kể cụ thể: Số lượng và
chủng loại máy móc tăng nhiều đặc biệt là nhóm cần trục bánh lốp với hệ dẫn động
thủy lực được nhập về từ các nước như: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc…
Do vậy việc sử dụng hệ thống truyền động thủy lực trên cần trục bánh lốp để nâng
cao năng suất là hết sức cần thiết và nhưng ưu điểm nổi bật như sau:
- Kết cấu nhỏ gọn, tải trọng nâng lớn
- Sử dụng điều kiển tự động và bán tự động, cải thiện điều kiện lao động của thợ
lái nâng cao chất lượng công tác.
Vì những lý do trên, nên em đề tài tốt nghiệp là: “Khai thác kết cấu, tính năng kỹ
thuật các hệ thống chính trên ô tô cần trục LW80-1” để tìm hiểu kỹ hơn, năm được
nguyên lý làm việc của hệ thống thủy lực lắp trên máy và cũng như biết được những
tính năng riêng biệt và hiện đại của máy.


Hưng yên, ngày 12 tháng 8 năm 2013
Trần Văn Thăng

1


Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CẦN TRỤC
1.1. Giới thiệu chung
Trong xây dựng cơ bản hiện nay chúng ta đang sử dụng một số lượng lớn máy xây
dựng, cần trục hiện đại phong phú về chủng loại do nhiều hãng nhiều nước sản xuất:
cần trục bánh lốp, cần trục bánh xích…Các loại máy trên có kết cấu tính năng hiện đại,
càng về sau càng hoàn thiện như: Sử dụng hệ thống truyền lực, truyền động điện, áp
dụng hệ điều khiển tự động, nhiều loại máy có công suất lớn, năng suất cao và làm
giảm đáng kể chi phí sử dụng.

Hình 1.1. Tổng quan cần trục bánh lốp QY12B.5
Và do các máy có kết cấu hiện đại, phức tạp, cường độ sử dụng cao, nên đòi hỏi
chất lượng xe khi khai thác kỹ thuật tức phải luôn đảm bảo cho chúng được lâu dài và
ổn định, năng suất cao và giá thành hạ.
Đối với xe chuyên dùng cần trục, nó là thiết bị được sử dụng rộng rãi, phổ biến ở
các công trình xây dựng, và trong nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp, khi làm việc
có tính ổn định cao.

2


Hình 1.2. Tổng quan cần trục bánh xích Kobelco
Do có nhiều ưu điểm và tính năng, điều kiện làm việc không thể thay thế nên xe
chuyên dùng cần trục ngày càng được sử dụng rộng rãi kèm theo những cải tiến về kết

cấu, áp dụng công nghệ hiện đại giảm được chi phí vân hành, nâng cao năng xuất làm
việc.

3


Hình 1.3. Tổng quan cần trục bánh lốp LW80-1

4


1.1.1. Công dụng cần trục
Cần trục là loại thường quay toàn vòng, có thể tự di chuyển trong phạm vi rộng và
được dùng phổ biển rộng rãi.
Do tính di động cao, cần trục được dùng nhiều trong công tác cơ giới hóa xếp dỡ
và di chuyển cự ly ngắn các vật năng trong không gian như:
- Bốc xếp hàng hóa, vật liệu tại kho bãi.
- Lắp ráp các thiết bị công nghiệp cấu kiên trong xây dựng.
- Cứu hộ các xe bị nạn…
Xe cần trục không những có năng suất, hiệu quả kinh tế cao mà còn giảm nhẹ rất
nhiều sức lao động nặng nhọc của công nhân bốc xếp.
1.1.2 Phân loại cần trục
1.1.2.1. Phân loại dựa vào hệ thống di chuyển
Phân loại dựa vào hệ thống di chuyển, cần trục được phân thành 2 loại: cần trục
bánh xích, cần trục bánh lốp.
a. Cần trục bánh xích
* Ưu điểm
- Tải trọng nâng lớn có thể lên tới 500 tấn đối với cần trục bánh xích chuyên
dùng
- Làm việc không cần các chân tựa như cần trục bánh lốp.

- Có thể di chuyển với tốc độ 0.5 đến 1 km/h theo bất kỳ hướng nào trên công
trình xây dựng.
Độ ổn định khi làm việc cao.
* Nhược điểm
- Tốc độ di chuyển chậm.
- Khó khăn khi di chuyển đường xa, khi di chuyển từ công trường này đến công
trường khác phải có thiết bị vận tải chuyên dung.
* Phạm vi sử dụng
Do có tải trong nâng lớn, khả năng di động vạn năng nên cần trục bánh xích
được sử dụng rộng rãi trên các công trường xây dựng dân dụng và công nghiệp và
hoàn toàn có thể thay thế cần trục tháp chuyên dùng trong xây dựng.

5


Hình 1.4. Tổng quan cần trục bánh xích QUY50

b. Cần trục bánh lốp
* Ưu điểm
- Tải trọng nâng lớn.
- Khoảng không gian làm việc lớn (chiều cao nâng có thể lên tới 55m, tầm với
đến 38m).
- Cơ động trong việc di chuyển, có thể di chuyển dễ dàng đến địa bàn thi công.
* Pham vi sử dụng
Nhờ những ưu điểm như trên mà cần trục bánh lốp được sử dụng rộng rãi trên
các công trường xây dựng công nghiệp.

6



Hình 1.5. Tổng quan cần trục bánh lốp KATO

1.1.2.2. Phân loại dựa vào hệ dẫn động
Phân loại dựa vào hệ dẫn động được phân thành các loại:
- Cần trục dẫn động thủy lực.
- Cần trục dẫn động cơ khí.
- Cần trục dẫn động điện.
1.1.2.3. Phân loai dựa theo cách thay đổi tầm với
Dự theo cách thay đổi tầm với được phân thành 3 loai:
- Thay đổi góc nghiêng tay cần trục.
- Tịnh tiến thụt thò tay cần trục.
- Sử dụng thêm mỏ cần phụ.
1.1.3.Yêu cầu đối với xe cần trục
-Thỏa mãn các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật đối với thiết bị nâng ( TCVN 58631995), yêu cầu về an toàn trong lắp đặt và sủ dụng ( TCVN 4244-86).
-Độ ổn định của xe cần trục: trong quá trình làm việc, các tải trọng tác dụng lên xe
cần trục có xu hướng đưa cần trục ra khỏi trạng thái ổn định bình thường và lật đổ cần
trục để ngăn ngừa hiện tượng này cần trục phải đảm bảo khỏi bi rơi đổ. Độ ổn định của
cần trục được đảm bảo bởi trọng lượng riêng (gồm tự trọng và đối trọng) mà trọng tâm
của nó có thể rơi vào trong phạm vi của đường chu vi chân đế được hình thành bởi
chân chống của xe.
7


-Thỏa mãn các yêu cầu chuyên biệt do công việc đòi hỏi như: Sức nâng, tầm với,
chiều cao nâng, tốc độ làm việc (tốc độ nâng hạ, tốc độ thay đổi tầm với, tốc độ quay
cần, tốc độ di chuyển).

1.2. Cần trục bánh lốp LW80-1
1.2.1. Cấu tạo chung
Cần trục gồm hai phần: Phần không quay và phần quay.

- Phần không quay: khung xe chuyên dùng, được chế tạo đảm bảo theo các yêu
cầu nghành giao thông quy định.
- Phần quay: bố trí các tay cần, các cơ cấu công tác như cơ cấu nâng vật, nâng
cần, đối trọng và các thiết bị điều khiển.
- Để tăng tính ổn định cho xe, phần khung trang bị thêm 4 chân chống, các chân
tựa này có khả năng nâng toàn bộ xe cần trục lên nhờ kích thủy lực các chân tựa có thể
duỗi dài ra so với vết bánh xe, khi di chuyển trên đường các chân tựa được co gập lai
để đảm bảo kích thước nhỏ gọn.
- Cần của cần trục có kết cấu dạng ống lồng có khả năng duỗi dài ra hay co ngắn
lại nhờ các xilanh thủy lực được bố trí trong hộp cần.

Hình 1.6. Tổng quan cần trục bánh lốp LW80-1

8


Hình 1.7. Tổng quan kích thước của cần trục LW80-1

9


1.2.2. Các thông số kỹ thuật của cần trục bánh lốp LW80-1
Bảng 1.1: Thông số kỹ thuật của cần trục bánh lốp LW80-1
Tên thông số
Trọng lượng vận hành
Trọng lượng toàn bộ
Loại động cơ
Số xilanh
Đường kính xilanh
Chiều dài xilanh

Dung tích xilanh
Lực kéo cực đại
Mô men xoắn
Động


Tốc độ không tải tối đa
Tốc độ không tải tối thiểu
Mô tơ khởi động
Ăc quy
Tốc độ tối đa
Khả năng bám của bánh xe
Bán kính xe quay vòng: 2 vô lăng
4 vô lăng

Đặc
tính
gia tốc
và số Hiệu suất động cơ
Khả năng leo dốc
vòng

Giá trị
11650
11705
Komatsu S6D95L-1
6
95
115
4890

110(148)/3000
435,1(44,4)/1800
3450
750
24(4,5)
12V,95E41Rx2
49
54880(5600)
7,0
3,9

Đơn vị
kg
kg
mm
mm
mm
cc
kw(HP)/rpm
Nm(kgm)/rp
m
rpm
rpm
V(kW)
km/h
N(kg)
m
m

8,0

60

t
%

1.2.3. Các thông số về kích thước
Bảng 1.2: Bảng thông số về kích thước cần trục bánh lốp LW80-1
Tên thông số
Chiều dài tổng thể
Chiều rộng tổng thể
Chiều cao tổng thể
Chiều dài cơ sở

Giá tri
6820
2000
2820
2750

Đơn vị
mm
mm
mm
mm
10


Chiều dài vỏ xe trên mặt đất
Khoảng sáng gầm máy
Chiều rộng cơ sở

Độ dài cần trục
Puli đầu cần cẩu
Tỷ số bề rộng/độ sâu: trước - sau
Trái - phải
Chiều cao nâng tối đa
Tốc độ tời của dây chính
Tốc độ tời của dây phụ
Phạm vi làm việc của cần trục
Tốc độ quay

1680
305
1350
4,5÷17,5
3,7
4670
4450
18,9
111/56
104/52
-9,5÷83
2,5

mm
mm
mm
m
m
mm
mm

m
m/min
m/min
deg
rpm

11


21 m

85°

25
75°
65°

17.7 m
14.4 m

55°

20
45°
15
35°

11.1 m
25° 10


7.8 m

15°

4.5 m

5



0
Hình 1.8. Biểu đồ sức nâng, tầm với cần trục LW80-1

12


Chương 2: CÁC HỆ THỐNG CHÍNH TRÊN CẦN TRỤC BÁNH LỐP
LW80-1
2.1. Hệ thống thủy lực và thiết bị công tác cần trục bánh lốp LW80-1
2.1.1. Sơ đồ tổng thể mạch thủy lực trên cần trục bánh lốp LW80-1
17 18

19 20

21

22

23
24

25
26

16
15
14
13

b

12

a
c

b

27

d

c

48

a

b
d


a

11

28
50

10

29
30

9
31

8
7

32

6

49

47
33

5

34


4

41
42

3
2
1

43

40 39

38

37

35
36

44

P1 P2 P3 P4

45
46

Hình 2.1. Sơ đồ mạch thủy lực
1. Bơm dầu; 2. Van điều khiển chân chống; 3. Xi lanh tăng tốc; 4. Bàn quay; 5. Van

điều khiển cần trục và kéo tời; 6. Xi lanh điều khiển cho bộ tăng tốc; 7, 9. Lọc dầu; 8.
Bình chứa; 10. Van lựa chọn; 11. Van cân bằng; 12. Cảm biến AV; 13. Xi lanh nâng,
hạ cần; 14. Tang cuộn dây; 15. Xi lanh thay đổi chiều dài cần; 16. Van cân bằng; 17.
Động cơ quay tời; 18. Xi lanh lực; 19. Khớp quay; 20. Xi lanh ly hợp; 21. Xi lanh lực;
22. Cụm van điều khiển ly hợp; 23. Xi lanh trợ lực; 24. Van vòng; 25. Bộ tản nhiệt; 26.
Động cơ làm mát dầu; 27. Van giảm áp; 28. Van kiểm tra; 29. Van điều khiển việc tích
nạp; 30. Bộ nối; 31. Van điều khiển; 32. Van cấp; 33. Cụm van điều khiển; 34. Động
cơ thủy lực; 35. Van an toàn; 36. Trụ đứng trước; 37. Trụ đứng bên phải trước; 38.
13


Trụ đứng bên phải sau; 39. Trụ đứng bên trái trước; 40. Trụ đứng bên trái sau; 41.
Trụ ngang bên phải trước; 42. Trụ ngang bên phải sau; 43. Trụ ngang bên trái trước;
44. Trụ ngang bên trái sau; 45. Bộ nối; 46. Bộ lọc; 47. Van giảm áp; 48. Van ly hợp;
49. Van điều khiển tốc độ nhanh của tời; 50. Van dỡ tải; P1. Bơm số 1; P2. Bơm số 2;
P3. Bơm số 3; P4. Bơm số 4.
* Nguyên lý làm việc của hệ thống thủy lực.
Chất lỏng từ thùng chứa dầu được chuyển đến các cụm van điều khiển thông qua dãy
bơm bánh răng 1. Cụm van điều khiển, bao gồm các van trượt có số lượng cửa thông
tùy thuộc vào mục đích sử dụng của mỗi cơ cấu. Khi một trong các van trượt này ở vị
trí làm việc, thì lúc đó các cơ cấu chấp hành của cần trục mới làm việc.
Cụm bơm bánh răng được động cơ xe dẫn động thông qua khớp nối và hộp giảm tốc.
Lúc này dầu cao áp được bơm tạo ra, đưa tới các cụm van điều khiển nhờ bàn quay 4.
Để dẫn động các cơ cấu chấp hành, mỗi mạch có lắp thêm các cụm van hỗ trợ riêng.
Từ bơm P1 chất lỏng công tác đi đến van phân phối thủy lực. Nhờ van này mà ta có
thể điều khiển sự làm việc của động cơ thủy lực 17 để thực hiện việc quay tời. Ở van
trượt dùng cho hệ thống tời, nó có khả năng điều chỉnh vô cấp vận tốc của cơ cấu chấp,
thay đổi gia tốc trong quá trình khởi động và dừng. Lúc đó dầu cao áp đến dẫn động
làm quay động cơ thủy lực. Chiều quay của động cơ tời tùy thuộc vào người vận hành
điều khiển van ở vị trí nâng, hạ vật. Để bảo đảm áp suất làm việc và tính an toàn, trên

mạch tời có lắp van cân bằng, vị trí của nó được đặt sát động cơ thủy lực. Động cơ dẫn
động hệ thống tời có khả năng đảo chiều quay của cần trục, phạm vi làm việc của hệ
thống quay theo 2 chiều là 3600. Để thực hiện quá trình nâng, hạ vật thông qua cụm van
điều khiển 5 dẫn động động cơ tời và người vận hành đưa cần điều khiển ly hợp tời ở
vị trí làm việc của nó. Quá trình nâng, hạ vật ở cần trục có hai trạng thái tốc độ: Vận
hành ở tốc độ bình thường, lúc đó dầu cao áp cung cấp cho hệ thống chỉ thông qua bơm
số 1, còn trường hợp vận hành tời ở tốc độ cao dầu có áp suất cao cung cấp cho hệ
thống bởi cả hai bơm 1 và 2. Khi hạ móc tải không mang tải ta có thể cho nó rơi tự do,
nhưng tránh trường hợp mang tải, lúc đó cần thực hiện việc hạ tải theo dẫn động.
Cần trục được nâng, hạ thông qua trụ nâng 13, dầu cao áp được bơm số 2 cung cấp đi
tới cụm van điều khiển để đưa tới trụ nâng. Để đảm bảo áp suất làm việc ổn định và
tránh trường hợp các đường ống bị nứt vỡ, trên hệ thống lắp van cân bằng 11.
Trong quá trình làm việc để thay đổi chiều dài cần trục được thực hiện bởi các xi lanh
15. Trên mỗi xi lanh thay đổi chiều dài cần có các van cân bằng nhằm bảo đảm áp suất
làm việc và tính an toàn cho hệ thống. Chiều dài cần trục được sử dụng tùy theo yêu
cầu của mỗi trạng thái làm việc, lúc đó các xi lanh được cung cấp dầu cao áp từ bơm số
2 tới thông qua van điều khiển, đi qua van lựa chọn mà xi lanh nào có thể làm việc. Khi
14


tải trọng vượt quá giá trị cho phép, lúc này van tràn mở ra nối thông dầu cao áp với
bình chứa, cần trục ngưng hoạt động.
Các trường hợp nâng, hạ và thay đổi chiều dài cần trục nó được hạn chế thông qua
cảm biến hành trình lắp trên mỗi cơ cấu thừa hành, lúc đó cảm biến sẽ truyền tín hiệu
để người điều khiển biết được trạng thái làm việc của nó.
Khi thực hiện việc quay toa, bơm 3 sẽ cung cấp dầu cao áp dẫn động động cơ thủy
lực 34, thông qua hộp giảm tốc lắp theo cùng động cơ thủy lực mà tốc độ quay của tháp
điều chỉnh được. Để thực hiện việc ngừng quay tháp khi đến vị trí làm việc yêu cầu, lúc
đó tác dụng vào van điều khiển 31 cho ngừng quay động cơ thủy lực dầu cao áp sẽ nối
thông bình chứa.

Cần trục sẽ làm việc được ổn định và tăng khả năng nâng tải khi sử dụng thiết bị
chân chống. Hệ thống này được thực hiện bởi cụm van điều khiển 2, thông qua dầu cao
áp của bơm 3 cung cấp. Trạng thái làm việc của trụ chống do van điều khiển 6 cửa 3 vị
trí, chân chống làm việc ở hai vị trí đưa ra hoàn toàn hoặc một nữa tùy thuộc vào tải
trọng nâng. Trên các trụ nâng có lắp các van kiểm tra áp suất dầu lúc làm việc, đồng
thời bảo đảm an toàn cho cần trục khi các đường ống thủy lực bị nứt vỡ.
Các hệ thống làm việc hay ngừng phụ thuộc vào thiết bị phanh hoạt động ở trạng thái
nào. Để cung cấp dầu cao áp cho nó nhờ hệ thống tích áp, được điều khiển bởi cụm van
điều khiển tích áp 29, đưa dầu cao áp tới bình tích áp. Dầu cao áp phục vụ cho việc này
nhờ bơm 4 cung cấp.
Mọi hệ thống thủy lực sau khi làm việc, chất lỏng trước khi đưa vào thùng chứa dầu
đều đuợc làm mát qua thiết bị làm mát dầu 27, nhằm bảo đảm độ nhớt cho dầu và giữ
cho dầu được tính chất của nó. Ngoài ra, làm tăng thời gian sử dụng các thiết bị thủy
lực.

15


2.1.2. Các hệ thống truyền động thủy lực chính trên cần trục bánh lốp LW80-1
2.1.2.1. Truyền động thủy lực khi nâng, hạ cần trục

Hình 2.2. Tổng quan về sự nâng hạ cần trục

16


a. Sơ đồ mạc thủy lực
9
8
7


10 11

12

6
5

4

13

3
2

P 1 P 2P 3 P 4

14
1

Hình 2.3. Sơ đồ mạch thuỷ lực khi nâng, hạ cần trục.
1. Thùng chứa dầu
8. Cảm biến AV
2. Cụm bơm
9. Trụ nâng cẩu
3. Bàn quay
10. Van tràn
4. Lọc dầu
11. Van đảo chiều
5. Đường dầu thấp áp

12. Cụm van điều khiển
6. Van điện từ điều khiển van tràn
13. Đường dầu cao áp
7. Van cân bằng
14. Lọc dầu

17


b. Nguyên lý làm việc
 Trường hợp nâng cần.
Mạch thủy lực nâng cần, nhằm thực hiện việc thay đổi góc nâng cần. Khi ta tác dụng
vào cần điều khiển để thực hiện việc thay đổi vị trí của van điều khiển 11, tùy thuộc
vào thời điểm đóng mở van mà hành trình nâng, hạ trụ nâng có vị trí xác định. Nhưng
trong quá trình nâng cần phải nằm trong khoảng xác định của góc nâng cần theo yêu
cầu, việc đó được các cảm biến 8 lắp trên cần chính thực hiện.
Khi nâng cần, người điều khiển tác dụng vào cần điều khiển của van đảo chiều 11,
cung cấp dầu cao áp từ bơm số 2 đi qua van cân bằng để dẫn tới đáy trụ nâng. Đồng
thời ở phía đầu trụ nâng, dầu được dẫn về đi qua van cân bằng nhận tín hiệu tiếp tục
cung cấp tới phía đáy pittông. Trường hợp khi áp suất dầu cao quá giá trị cho phép, lúc
đó van tràn 10 được van điện từ 6 nhận tín hiệu từ cảm biến 8 thực hiện mở van tràn
cho dầu trở về thùng chứa.
Để quá trình nâng cần vẫn tiếp tục khi đã bảo đảm áp suất làm việc, khi đó người
điều khiển vẫn để vị trí cần điều khiển ở trạng thái nâng cần. Khi thôi nâng cần, ta đưa
cần điều khiển về vị trí trung gian. Trong qua trình làm việc nếu cảm biến nhận được
tín hiệu áp suất dầu quá lớn, lúc đó cần trục sẽ được tự động ngừng ngay, mặc dù van
điều khiển đang ở vị trí làm việc.
 Trường hợp hạ cần.
Lúc đó người lái tác dụng vào van đảo chiều 11, đưa dầu cao áp từ bơm số 2 tới phía
đầu trụ nâng, còn phía đuôi trụ nâng dàu được đưa về đi qua van cân bằng để trở về

thùng chứa. Ngoài ra, khi van giảm áp trong van cân bằng nhận tín hiệu sẽ mở một
đường thông cung cấp dầu từ đáy bổ sung cho đầu trụ nâng. Các trường hợp khác nếu
xảy ra thì vẫn giống lúc nâng trụ.

18


2.1.2.2. Truyền động thủy lực khi thay đổi chiều dài cần chính

19


Hình 2.4. Sơ đồ truyền động thay đổi chiều dài cần chính
a. Sơ đồ mạch thủy lực

8

7
6

9
10
11 12

5
4

3

14


2

P1 P2 P3 P4

15

13

1

Hình 2.5. Sơ đồ mạch thuỷ lực kéo dài cần chính.
20


1. Thùng chứa dầu
8. Xi lanh thu, đẩy cần
15. Lọc dầu
2. Bàn quay
9. Xi lanh thu, đẩy cần
P1. Bơm số 1
3. Lọc dầu
10. Van kiểm tra kép
P2. Bơm số 2
4. Van điện từ điều khiển van tràn
11. Cụm van điều khiển
P3. Bơm số 3
5. Van điện từ điều khiển cần chính
12. Van giảm áp
P4. Bơm số 4.

6. Tang cuộn dây;
13. Van đảo chiều
7. Van giữ
14. Cụm bơm
b. Nguyên lý làm việc
 Trường hợp kéo dài cần chính.
Từ bơm số 2, cung cấp dầu cao áp tới cho các xi lanh đẩy cần 8, 9 thực hiện việc thay
đổi chiều dài cần. Tùy thuộc vào yêu cầu của trạng thái làm việc mà các đoạn cần
chính được vươn dài trong khoảng 4,5÷17.5m.
Khi kéo dài cần chính, người điều khiển tác dụng vào van đảo chiều 13 về vị trí cung
cấp dầu cao áp xuống phía đáy xi lanh 9, còn trên phía đỉnh dầu hồi về qua van kiểm
tra kép 10, lúc đó nếu áp suất dầu đủ làm mở van giảm áp 12 dầu sẽ luân hồi cung cấp
tiếp cho phía đáy trụ. Ngoài ra, áp suất dầu hồi sẽ làm mở van tràn thông qua van điện
từ 4 cho dầu hồi về thùng chứa dầu.
Trong quá trình thay đổi chiều dài cần chính, ban đầu ta cho ra đoạn cần thứ hai bởi
xi lanh 9. Nếu muốn tiếp tục kéo dài cần thêm, khi đó thông qua van điện từ 5 điều
khiển cung cấp dầu cao áp tiếp cho xi lanh 8. Khi làm việc nếu đường ống dẫn dầu bị
nứt vỡ, lúc đó được các van an toàn bảo vệ không cho cần chính làm việc nữa.
Để người điều khiển nhận biết được chiều dài cần chính khi làm việc, trên cần đều có
lắp cảm biến hành trình. Khi chiều dài cần đã đến giá trị xác định, cảm biến sẽ truyền
tín hiệu xuống bảng điều khiển báo mức chiều dài cần chính.
 Trường hợp thu cần chính.
Để thay đổi trạng thái làm việc hay di chuyển xe tới vị trí làm việc mới, người điều
khiển thực hiện việc thu cần chính. Quá trình được thực hiện ngược lại trường hợp kéo
dài cần chính.
Dầu cao áp từ bơm số 2 cung cấp tới đầu xi lanh 9, còn phía đáy dầu hồi về thùng
chứa hoặc luân hồi trở lại cung cấp tiếp cho phía đầu để thực hiện việc thu cần. Các
trường hợp khác đều giống khi kéo dài cần chính.
Cần chính sẽ không làm việc khi người điều khiển đưa cần điều khiển van đảo chiều
về vị trí trung gian, lúc đó dầu cao áp sẽ được hồi về thùng chứa mà không dẫn động

thiết bị chấp hành.

21


×