Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề cương chi tiết học phần Kế toán Mỹ (Trường đại học sư phạm kĩ thuật TP.HCM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.35 KB, 7 trang )

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
NGÀNH ĐÀO TẠO: QUẢN LÝ
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN BẮT BUỘC
1. Tên học phần: Kế toán Mỹ (AC231)
2. Số tín chỉ: 3
3. Trình độ: năm thứ 3, thuộc môn chuyên ngành
4. Phân bổ thời gian:


Tổng thời lượng: 40 tiết mỗi tiết 55 phút (tương đương 45 tiết mỗi tiết 50
phút)



Lý thuyết: 25 tiết



Bài tập: 15 tiết

5. Điều kiện tiên quyết:


Sinh viên: đã học xong môn Kế toán sản xuất 1 (AC211) và các môn cơ sở
khối ngành



Giáo viên: giảng kết hợp máy chiếu và phấn bảng

6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:


Môn học này giúp sinh viên có cái nhìn toàn cảnh về một chu trình kế toán hoàn thiện
trong một doanh nghiệp. Nội dung cung cấp từ những khái niệm cơ bản nhất đến cách lập
các Báo cáo tài chính dưới giác độ của kế toán Mỹ. Về hạch toán, môn học tập trung chủ
yếu vào các phần hành kế toán trong doanh nghiệp thương mại thuộc loại hình doanh
nghiệp một chủ. Một số nội dung chính là: kế toán mua hàng, kế toán bán hàng, kế toán
các khoản phải thu, kế toán hàng tồn kho, kế toán tài sản cố định, kế toán nợ phải trả và
tiền lương. Bên cạnh việc hiểu thêm về hệ thống kế toán Mỹ, sinh viên có thể so sánh đối
chiếu sự giống và khác nhau giữa kế toán Việt Nam với kế toán Mỹ và cả kế toán quốc tế.
Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội sử dụng và trau dồi những thuật ngữ kế toán bằng tiếng
Anh để có thể dễ dàng tiếp cận với những nguồn tài liệu gốc cũng như có cơ hội cao hơn
khi xin việc tại những công ty có yếu tố nước ngoài.
7. Nhiệm vụ của sinh viên:


Dự lớp: bắt buộc (không được vắng quá 30%)



Bài tập: bắt buộc

8. Tài liệu học tập:


Sách giáo trình chính:

Accounting Principles, Weygant Kieso Kimmel, 2005, 7th, John Wiley& Sons, Inc,


Các tài liệu khác: theo hướng dẫn của giáo viên


9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:


Dự lớp lý thuyết và bài tập



Kiểm tra giữa kỳ
1




Thi cuối kỳ

10. Thang điểm: 10
11. Mục tiêu của học phần:


Môn học giúp cho sinh viên có những kiến thức cơ bản về hệ thống kế toán
Mỹ bao gồm các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận, các thủ tục cần
tuân thủ và cách áp dụng các nguyên tắc, các thủ tục đó trong hạch toán kế
toán theo hệ thống kế toán Mỹ.

12. Nội dung chi tiết học phần (kèm theo)
KẾ TOÁN MỸ
Người soạn: Nguyễn Thu Hoài
Khối lượng môn học: 3 tín chỉ
Khối lượng lý thuyết: 25 tiết
Khối lượng bài tập: 15 tiết

1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC
Môn học giúp cho sinh viên có những kiến thức cơ bản về hệ thống kế toán Mỹ
bao gồm các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận, các thủ tục cần tuân thủ
và cách áp dụng các nguyên tắc, các thủ tục đó trong hạch toán kế toán theo hệ
thống kế toán Mỹ.
2. NỘI DUNG CHI TIẾT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN
(Lý thuyết 1 tiết, bài tập 1 tiết)
1.1. Khái niệm chung
1.1.1 Kế toán là gì
1.1.2 Người sử dụng dữ liệu kế toán
1.2 Các giả định kế toán cơ bản (Assumptions)
1.2.1 Giả định đơn vị tiền tệ (Monetary Unit Assumption)
1.2.2. Giả định về thực thể kinh tế (Economic Entity Assumption)
1.3 Phương trình kế toán cơ bản (Basic Accounting Equation)
1.3.1 Tài sản (Assets)
1.3.2. Nợ phải trả (Liabilities)
1.3.3 Vốn chủ sở hữu (owner’s equity)
1.4. Các nghiệp vụ kinh tế (transactions)
2


1.5. Báo cáo tài chính (financial statements)

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH GHI CHÉP KẾ TOÁN
(Lý thuyết 2 tiết, bài tập 1 tiết)
2.1 Tài khoản (account)
2.1.1 Khái niệm
2.1.2 Nợ và có (Debit and Credit)
2.2 Trình tự ghi sổ

2.2.1 Sổ nhật ký (Journal)
2.2.2 Ghi sổ nhật ký (Journalizing)
2.2.3 Sổ cái (Ledger)
2.2.4 Ghi sổ cái (Posting)
2.3. Lập bảng cân đối thử (Trial balance)

CHƯƠNG 3: CÁC BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH
(Lý thuyết 4 tiết, bài tập 2 tiết)
3.1 Kỳ kế toán và nhu cầu về các bút toán điều chỉnh
3.2 Cơ sở cộng dồn và cơ sở tiền mặt của kế toán
3.3 Xác định doanh thu và chi phí
3.4 Các loại bút toán điều chỉnh (Adjusting entries)
3.4.1. Các khoản trả trước (Prepayments)
3.4.2 Các khoản cộng dồn (Accruals)
3.5 Các bút toán điều chỉnh đối với các khoản trả trước
3.5.1 Chi phí trả trước (Prepaid Expenses)
3.5.2 Doanh thu chưa thực hiện (Unearned Revenue)
3.6 Các bút toán điều chỉnh đối với các khoản cộng dồn
3.6.1 Doanh thu cộng dồn (Accrued Revenues)
3.6.2 Chi phí phải trả (Accrued Expenses)
3


3.7 Bảng cân đối thử sau điều chỉnh (adjusted trial balance)
3.8 Lập các báo cáo tài chính từ bảng cân đối thử sau điều chỉnh

CHƯƠNG 4: HOÀN TẤT CHU TRÌNH KẾ TOÁN
(Lý thuyết 2 tiết, bài tập 2 tiết)
4.1 Khoá sổ
4.1.1 Các bút toán khoá sổ (Closing Entries)

4.1.2 Minh họa ghi nhật ký và sổ cái các bút toán khoá sổ
4.2 Lập bảng cân đối thử khoá sổ (post - closing trial balance)
4.3 Tóm tắt chu trình kế toán
4.4 Các bút toán sửa (correcting entries)
4.5 Cách trình bày bảng cân đối kế toán chi tiết
4.5.1 Tài sản lưu động (Current Assets)
4.5.2 Đầu tư dài hạn (Long-term Investment)
4.5.3 Bất động sản, nhà xưởng và máy móc thiết bị
4.5.4 Tài sản cố định vô hình (Intangible Assets)
4.5.5 Nợ ngắn hạn (Current Liabilities)
4.5.6 Nợ dài hạn (Long-term Liabilities)
4.5.7 Vốn chủ sở hữu (owner’s equity)
4.5.8 Minh họa bảng cân đối kế toán chi tiết

CHƯƠNG 5: KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
(Lý thuyết 5 tiết, bài tập 2 tiết)
5.1 Đo lường thu nhập trong công ty thương mại
5.2 Các phương pháp hạch toán hàng tồn kho
5.2.1 Phương pháp kê khai thường xuyên
5.2.2 Phương pháp kiểm kê định kỳ
5.3 Kế toán mua hàng
4


5.3.1 Mua hàng hoá trong kỳ (Purchases)
5.3.2 Trả lại và giảm giá hàng mua
5.3.3 Chi phí vận chuyển
5.3.4 Chiết khấu hàng mua (Purchases Discounts)
5.4 Kế toán bán hàng
5.4.1 Doanh thu bán hàng (sales revenue)

5.4.2 Trả lại và giảm giá hàng bán (Sales Returns and Allowances)
5.4.3 Chiết khấu hàng bán (Sales Discounts)
5.5 Các bút toán điều chỉnh
5.6 Báo cáo tài chính
5.6.1 Báo cáo kết quả kinh doanh nhiều bước
5.6.2 Bảng cân đối kế toán
5.7 Các bút toán khoá sổ
5.8 Tổng hợp các bút toán liên quan đến công ty thương mại

CHƯƠNG 6: HÀNG LƯU KHO
(Lý thuyết 1 tiết, bài tập 1 tiết)
6.1 Tầm quan trọng của hàng lưu kho
6.2 Xác định số lượng hàng tồn kho
6.2.1 Kiểm kê kho
6.2.2 Xác định quyền sở hữu hàng hoá
6.3 Cách tính giá hàng hoá xuất kho theo phương pháp KKTX
6.3.1 Phương pháp tính giá thực tế đích danh
6.3.2 Phương pháp tính giá giả định

CHƯƠNG 7: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU

5


(Lý thuyết 3 tiết, bài tập 2 tiết)
7.1 Phải thu khách hàng (accounts receivable)
7.1.1 Xác định khoản phải thu khách hàng
7.1.2 Đánh giá khoản phải thu khách hàng
7.1.3 Chuyển nhượng khoản phải thu khách hàng
7.2 Phiếu nợ phải thu (notes receivable)

7.2.1 Xác định ngày hết hạn
7.2.2 Tính tiền lãi
7.2.3 Kế toán đối với phiếu nợ phải thu

CHƯƠNG 8: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
(Lý thuyết 5 tiết, bài tập 2 tiết)
8.1 Tài sản cố định hữu hình
8.1.1 Khái niệm
8.1.2 Phân loại tài sản cố định hữu hình
8.1.3 Xác định nguyên giá của tài sản cố định hữu hình
8.1.4 Khấu hao tài sản cố định hữu hình
8.1.5 Thanh lý, nhượng bán và đổi tài sản cố định
8.2 Tài sản cố định vô hình
8.2.1 Khái niệm
8.2.2 Nguyên tắc kế toán đối với tài sản cố định vô hình
8.2.3 Kế toán tài sản cố định vô hình
CHƯƠNG 9: KẾ TOÁN NỢ NGẮN HẠN VÀ TIỀN LƯƠNG
(Lý thuyết 2 tiết, bài tập 2 tiết)
9.1 Nợ ngắn hạn
9.1.1 Khái niệm
9.1.2 Kế toán nợ ngắn hạn
9.2 Kế toán tiền lương
6


9.2.1 Khái niệm
9.2.2 Xác định tiền lương
9.2.3 Kế toán chi phí tiền lương
9.2.4 Kế toán chi phí thuế tiền lương
Giáo trình chính

Accounting Principles, Weygant Kieso Kimmel, 2005, 7th edition, John Wiley& Sons, Inc,
3. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Financial Accounting, Weygant Kieso Kimmel, 2005, 4th edition, John Wiley& Sons, Inc.,
Kế toán Mỹ đối chiếu kế toán Việt Nam, TS.Phan Đức Dũng, 2009, NXB Thống Kê
Financial Accounting, Dr. Larry M. Walther, 2010

7



×