Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Báo Cáo Kết Quả Nghiên Cứu Hợp Tác Nguy Cơ Lây Nhiễm Hiv Tại Biên Giới Việt – Lào Thực Trạng Và Giải Pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.67 MB, 66 trang )

BO CO KT QU NGHIấN CU HP TC
NGUY C LY NHIM HIV TI BIấN GII VIT - LO
THC TRNG V GII PHP
V Th Minh Hnh v cng s
Vin Chin lc v chớnh sỏch y t
TểM TT
õy l nghiờn cu hp tỏc u tiờn gia Vit Nam v Lo v nguy c lõy nhim HIV/AIDS khu vc biờn
gii, s dng phng phỏp nghiờn cu nh tớnh, quan sỏt im núng, vi 409 ngi cung cp thụng tin ch
cht thuc cỏc nhúm i tng khỏc nhau (cỏc nh qun lý, nhúm hnh vi nguy c cao v mt s nhúm khỏc).
Nghiờn cu Nguy c lõy nhim HIV ti biờn gii Vit Lo ó t c cỏc mc tiờu t ra: ú l cung cp
thụng tin v nguy c lõy nhim HIV qua biờn gii cỏc nhúm nguy c cao ti 6 tnh biờn gii Vit Lo; xut
gii phỏp can thip nhm gim thiu s lõy nhim HIV qua biờn gii; v nõng cao nng lc ca cỏc n v
tham gia nghiờn cu, thit lp mi quan h hp tỏc di hn trong nghiờn cu v trin khai cỏc can thip gia
cỏc bờn liờn quan.
I. Đặt vấn đề
gúp phn cung cp bng chng nhm trin khai thc hin cú hiu qu Quyt nh s 38/Q - TTg ngy
8/1/2008 ca Th tng Chớnh Ph Vit Nam v Quy nh s phi hp trong phũng, chng lõy nhim
HIV/AIDS qua ng biờn gii; Vin Chin lc v Chớnh sỏch Y t, B Y t Vit Nam ó phi hp vi Trung
tõm phũng, chng HIV/AIDS/STDs thuc Cc Y t D phũng v Mụi trng, B Y t Lo tin hnh nghiờn
cu hp tỏc Nguy c lõy nhim HIV ti mt s a phng thuc biờn gii Vit Lo: Thc trng v gii
phỏp. Kinh phớ trin khai do vn phũng iu phi d ỏn Phũng chng bnh truyn nhim khu vc tiu vựng
sụng Mờ Kụng ti tr.
II. Mục tiêu nghiên cứu
1. ỏnh giỏ nguy c lõy nhim HIV qua biờn gii cỏc nhúm nguy c cao.
2. xut gii phỏp can thip nhm thay i kin thc, thỏi , hnh vi v tng cng kh nng tip cn vi
cỏc dch v d phũng v iu tr ca cỏc nhúm nguy c cao nhm gim thiu s lõy nhim HIV qua biờn gii.
3. Nõng cao nng lc ca cỏc n v tham gia nghiờn cu v thit lp mi quan h hp tỏc di hn trong
nghiờn cu v trin khai cỏc can thip gia cỏc bờn liờn quan.
III. Đối tợng, địa bàn, phơng pháp nghiên cứu
Phng phỏp nghiờn cu: Nghiờn cu mụ t ct ngang s dng phng phỏp thu thp thụng tin nh tớnh
(phng vn sõu), thu thp phõn tớch cỏc thụng tin sn cú, quan sỏt trc tip ti cỏc im núng mi dõm v tiờm


chớch ma tỳy 2 bờn biờn gii
i tng nghiờn cu gm c ngi Lo v Vit Nam, thuc 3 nhúm gm: Nhúm lónh o qun lý ti cỏc
khu vc ng biờn: c quan phũng, chng HIV/AIDS, Cụng an, B i biờn phũng, Kim dch, Hi quan,
Chớnh quyn a phng v Y t, Nhúm nguy c cao ti khu vc ng biờn: mi dõm, khỏch mua dõm, ngi
tiờm chớch ma tuý, lỏi xe ng di, lao ng t do v cỏc nhúm cú liờn quan khỏc: ch nh tr/quỏn gii trớ,
ngi hnh ngh y t t nhõn v ngi dõn ti a phng. Tng s ó thc hin 409 cuc PVS: 90 cuc vi
nhúm qun lý, 237 cuc vi nhúm nguy c cao v 82 cuc vi cỏc nhúm liờn quan khỏc.
a bn nghiờn cu: Nghiờn cu c tin hnh 6 tnh ti 3 cp ca khu quc t thuc biờn gii Vit Lo: ca khu B Y Phự Ca ti Kon Tum (Vit Nam) v Attap (Lo), Cu Treo-Nam Phao ti H Tnh (Vit
Nam) v Bolykhamsay (Lo) v Tõy Trang- Panghok ti in Biờn (Vit Nam) v Phongsaly (Lo).
IV. Kết quả
1. Cỏc im núng trờn a bn khu vc biờn gii:

Mi dõm

Ma Tỳy

Nguy c lõy nhim HIV qua biờn gii t cỏc nhúm di bin ng ti khu vc ng biờn
31


1.1. Đặc điểm nhân khẩu xã hội của các nhóm di biến động
1.1.1.Người bán dâm
Hầu hết người bán dâm trong nghiên cứu này đều là nữ, độ tuổi từ 25-30. Gái mại dâm (GMD) người Lào trẻ
hơn so với người Việt. Trình độ học vấn của họ ở mức trung bình khá, hầu hết đều đang sống độc thân, hoặc ly
thân, ly dị. Số đông đều không phải là người địa phương, sinh trưởng trong những gia đình có hoàn cảnh đặc
biệt (nghèo, mồ côi, bố mẹ li dị, thiếu sự chăm sóc đầy đủ, bị chồng hoặc bị người yêu lừa gạt, ruồng rẫy, bị
cưỡng bức...)
1.1.2.Người tiêm chích ma túy (TCMT)
Phần đông người TCMT đều là nam giới, tuy nhiên số phụ nữ sử dụng ma túy có chiều hướng gia tăng ở một
vài khu vực. Độ tuổi trung bình của nhóm TCMT phía Lào (16 – 37 tuổi) thấp hơn phía Việt Nam (19 – 62).

Trình độ học vấn của họ đạt ở mức trung bình khá, nghề nghiệp chủ yếu là nghề nông, buôn bán nhỏ và lao
động tự do... Phần lớn họ đều đã có gia đình và hiện đang sống cùng vợ con.
1.1.3.Lái xe đường dài (LXĐD).
Hầu hết LXĐD là nam giới tuổi từ 30 – 50, trình độ học vấn phổ biến là phổ thông trung học và tiểu học.
Phần đông họ vận chuyển gỗ, hoa quả, hàng điện tử của Thái Lan; thu nhập tùy thuộc theo công việc đảm nhận
(5-8 triệu đồng/tháng). Số đông LXĐD đã có gia đình. Phần lớn họ đều có chung một số sở thích như: quan hệ
tình dục, các dịch vụ giải trí thư giãn (karaoke, gội đầu thư giãn…), chơi bài…
1.1.4.Các nhóm di biến động khác
Chủ yếu là nam giới làm công nhân xây dựng, công nhân, chủ thầu, làm thuê... trong độ tuổi từ 20 – 50, trình
độ học vấn ở mức thấp. Người đã lập gia đình chiếm số đông song do điều kiện công việc họ thường xuyên phải
sống xa vợ con và người thân. Thu nhập của nhóm này ổn định từ 4 - 5 triệu đồng/tháng. Điều kiện làm việc và
sinh hoạt tại nơi heo hút khiến họ rất dễ bị lôi kéo vào các hành vi nguy cơ.
1.2. Hành vi nguy cơ cao và khả năng tiếp cận với dịch vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS.
1.2.1.Nhóm mại dâm:
a) Quan hệ tình dục: GMD người Việt có tuổi QHTD lần đầu thấp (từ 16 - 25 tuổi) nhưng GMD người Lào
còn thấp hơn (từ 13 – 25 tuổi). Khách mua dâm thành phần rất đa dạng (người Việt, Lào, Campuchia, Thái Lan,
Trung Quốc...). Ngoài khách mua dâm, GMD còn có từ 1-3 bạn tình thường xuyên. Thâm niên hành nghề trung
bình của GMD từ 1-5 năm. Hình thức QHTD chủ yếu của GMD là qua đường âm đạo. Bình quân GMD người
Lào tiếp từ 2 - 4 khách/tuần trong khi người Việt là 2 - 3 lần/ngày và thậm chí 7 - 8 lần/ngày. Hành vi an toàn
tình dục (sử dụng bao cao su- BCS) của GMD còn thấp, nhất là với người yêu, bạn tình hoặc khách quen. Tuy
nhiên với khách mua dâm thì tỷ lệ GMD có sử dụng BCS trong QHTD lại cao (97% với GMD người Lào và
80% GMD người Việt). Mặc dù vậy, phần đông số họ chưa biết sử dụng BCS đúng cách, hiểu biết của họ về
đường lây truyền HIV và cách phòng ngừa cũng còn rất hạn chế.
b) Hành vi sử dụng ma tuý: Một số GMD và khách hàng đã sử dụng ma túy trước khi QHTD (uống
Amphetamine hoặc hít/chích heroin). Thời gian đầu, GMD Lào thường uống ma túy tổng hợp trong khi GMD
Việt thường hít hêrôin, sau đó họ chuyển sang chích. Sự cộng hưởng nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm này là
rất cao.
1.2.2.Nhóm TCMT
a) Hành vi sử dụng ma tuý: nhóm TCMT (cả Lào và Việt Nam) đều bắt đầu sử dụng ma túy từ sau năm
1990, ở độ tuổi từ 16 - 39 tuổi (số đông từ 18-25 tuổi). Hình thức sử dụng ma túy phổ biến là hút sau đó chuyển

sang chích. Địa điểm TCMT luôn thay đổi và khó xác định. Mỗi tụ điểm tiêm chích ở Lào thường tập trung từ
3- 5 người có cả nam và nữ (nữ chủ yếu là GMD). Mức độ sử dụng thấp nhất là từ 1 - 2 lần/ngày, mỗi lần
50.000 đồng, trung bình từ 3 – 5 lần/ngày và cao nhất có thể lên đến 10 lần/ngày. Tất cả người TCMT được
phỏng vấn đều đã từng dùng chung hoặc dùng lại bơm kim tiêm bẩn mà không qua công đoạn làm sạch.
b) Hành vi tình dục: Hầu hết số người sử dụng ma túy đều có tuổi QHTD thấp (dưới 20 tuổi). Bạn tình của
họ thường là bạn học, người yêu hoặc GMD. Hành vi TDAT thường rất thấp: tất cả đều không dùng BCS khi
quan hệ với vợ , rất ít sử dụng BCS khi quan hệ với GMD. Hiểu biết của họ về phòng ngừa lây nhiễm HIV
tương đối đầy đủ song chỉ số hành vi an toàn trong nhóm họ hiện vẫn còn rất thấp. Khả năng tiếp cận với các
dịch vụ chăm sóc điều trị HIV/AIDS còn nhiều hạn chế.
1.2.3.Lái xe đường dài
Lái xe đường dài ở khu vực biên giới Việt - Lào không chỉ là nhóm thường xuyên có nhiều bạn tình, đặc biệt
là GMD mà còn là nhóm có một số thành viên sử dụng ma túy. Đây là sự cộng hưởng của các hành vi nguy cơ,
tiềm ẩn các yếu tố làm gia tăng sự lây truyền HIV.
1.2.4.Các nhóm di biến động khác
Đây là nhóm có hành vi QHTD (đặc biệt là QHTD với GMD) tương tự như nhóm lái xe đường dài song tần
suất ít hơn do tính chất công việc và mức độ di chuyển thiếu ổn định.
Hành vi TCMT trong nhóm công nhân xây dựng và công nhân làm đường có tỷ lệ cao hơn so với nhóm lái xe
qua biên giới. Sự cộng hưởng hành vi nguy cơ và các yếu tố tiềm ẩn làm lây nhiễm HIV trong nhóm này cũng
32


rất đáng lưu ý.
1.3. Quỹ đạo hoạt động trong quan hệ tình dục và Tiêm chích ma tuý của các nhóm di biến động (xem
bản đồ)

Chú thích:

Nghiện chích ma túy
Gái mại dâm
Khác


1.4. Mạng lưới quan hệ xã hội và quan hệ tình dục
a) Mạng lưới quan hệ xã hội: Nhóm gái mại dâm quan hệ xã hội bó gọn trong cùng nhóm hoặc với những
nhóm có liên quan trực tiếp (chủ chứa, chủ quán, bảo kê, khách hàng,...). Nhóm TCMT phần đông chỉ quan hệ
với những người trong gia đình và bạn chích. Đáng lưu ý, quan hệ xã hội của lái xe đường dài và các nhóm di
biến động khác rất đa dạng và phức tạp (bạn cùng sở thích, bạn hàng, chủ nhà hàng, khách sạn, chủ chứa, bảo
kê, GMD...)
b) Mạng lưới QHTD: Các nhóm di biến động tại khu vực biên giới Việt – Lào thường có độ mở khá lớn
trong QHTD; GMD và lái xe đường dài cùng một số nhóm di biến động khác có mạng lưới QHTD phức tạp hơn
so với người TCMT.
1.5. Mối quan hệ tương hỗ giữa các nhóm có nguy cơ
Có thể thấy nhóm GMD và nhóm lái xe đường dài là hai nhóm có mối quan hệ mật thiết và tiềm ẩn nhiều
nguy cơ làm gia tăng sự lây nhiễm HIV.
2.Thực trạng kiểm soát lây truyền HIV qua biên giới tại địa bàn nghiên cứu.
Tại khu vực đường biên phía Việt Nam, khả năng cung cấp các dịch vụ tư vấn, xét nghiệm và điều trị
STDs, HIV/AIDS của cả 3 tỉnh còn nhiều hạn chế. Hiện vẫn chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và
chính quyền địa phương ở hai bên đường biên trong triển khai các hoạt động dự phòng cũng như phát hiện,
chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.
Tại khu vực đường biên của Lào, các tỉnh thuộc địa bàn nghiên cứu đều chưa có đủ khả năng cung cấp các
dịch vụ khám điều trị STDs cũng như sàng lọc và xét nghiệm HIV. Tại thời điểm nghiên cứu đã có một số hoạt
động can thiệp giảm tác hại trong nhóm mại dâm ở khu vực biên giới của Lào song mới dừng lại ở các hoạt
động truyền thông.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
- Các điểm nóng về tệ nạn xã hội đặc biệt là các cơ sở vui chơi giải trí trá hình đã xuất hiện ngày càng nhiều
xung quanh khu vực hai bên đường biên.
- GMD hành nghề tại khu vực biên giới Việt – Lào thường có độ tuổi cao hơn, thâm niên hành nghề lâu hơn
và đã trải qua hành nghề ở nhiều vùng khác. Đây là yếu tố tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm STDs và HIV.
- Nguy cơ lây truyền HIV qua biên giới cao nhất là ở nhóm GMD (đặc biệt là mại dâm người Việt), lái xe
đường dài, công nhân các công trình xây dựng. Người bản địa tại hai bên đường biên cũng là nhóm tiềm ẩn
nguy cơ và cũng là nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm HIV qua biên giới.

- Khả năng tiếp cận với các thông tin về phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS của các nhóm di biến động tại
khu vực biên giới Việt – Lào hiện còn hạn chế. Do vậy nhận thức của họ về các đường lây và biện pháp phòng
nhiễm HIV còn rất mơ hồ.
- Nguy cơ mắc các bệnh STIs và STDs trong nhóm GMD nhất là mại dâm người Việt hành nghề ở Lào và
mại dâm đường phố là rất cao trong khi điều kiện tiếp cận với dịch vụ khám và điều trị ở cả 2 bên đường biên.
- Khả năng tiếp cận với dịch vụ xét nghiệm và điều trị HIV/ARV của các nhóm di biến động tại đường biên
còn nhiều khó khăn cả về chi trả, khoảng cách cũng như thiếu thông tin về dịch vụ và sự kỳ thị của cộng đồng.
Hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV hiện mới bước đầu được triển khai với quy mô nhỏ lẻ tại từng địa
bàn, với một vài nhóm đối tượng cụ thể.
- Hiện chưa có sự phối hợp giữa hai nước trong kiểm soát, giám sát tình hình dịch cũng như triển khai các
hoạt động dự phòng và chăm sóc điều trị HIV/AIDS.
33


* Mt s khuyn ngh i vi cỏc nghiờn cu hp tỏc gia hai bờn giai on ti:
- Kt qu nghiờn cu cn c cụng b rng rói n vi c cỏc a phng.
- Cn nhõn rng nghiờn cu ny ra cỏc a bn khỏc thuc biờn gii Vit - Lo. Ti cỏc a bn thuc nghiờn
cu ny nờn chng trin khai lp li (2 - 3 nm) cp nht nhng din bin mi....
* Mt s gii phỏp nhm tng cng kim soỏt lõy truyn HIV qua ng biờn gii:
- u t ngun lc tng cng hot ng thụng tin giỏo dc truyn thụng v can thip gim tỏc hi cho
cỏc nhúm di bin ng d b tn thng bi HIV/AIDS c hai bờn ng biờn. u t ngun lc tng
cng cỏc hot ng truyn thụng v gim tỏc hi ngay ti cỏc im dõn c sỏt khu vc biờn gii.
- Nõng cao nng lc cho i ng cỏn b y t m nhn trin khai cỏc hot ng d phũng v iu tr
HIV/AIDS ti c hai bờn ng biờn c bit l vi nhõn viờn Y t tuyn huyn phớa Lo.
- u t trang thit b cỏc a phng vựng biờn gii cú nng lc khỏm chun oỏn v iu tr STDs.
- u t tng cng v m rng cỏc im t vn xột nghim t nguyn HIV nhm giỳp cỏc nhúm i
tng d dng c tip cn khi cú nhu cu ng thi tng cng kh nng xột nghim HIV cho cỏc tnh phớa
Vit Nam cú th h tr cỏc a phng lõn cn Lo khi cú nhu cu.
- Tng cng s phi hp gia 2 nc trong trin khai ng b cỏc gii phỏp nhm kim soỏt s lõy truyn
HIV qua biờn gii

TI LIU THAM KHO
1. B Y t, Cuc Y t d phũng v phũng chng HIV/AIDS, 2005: cỏc c tớnh v d bỏo v HIV/AIDS
2005-2010
2. ng Nguyờn Anh v Lu Nguyờn Hng, 2009. Di bin ng v tn thng vi HIV/AIDS Vit
Nam: H ly cho chng trỡnh phũng, chng HIV/AIDS trong nhúm dõn di c v di bin ng. CSEARHAP
3. Khut Thu Hng, Nguyn Th Vn, Lờ Th Phng, Khut Hi Oanh "Gỏi mi dõm phớa Bc - c
iờm xó hi v hnh vi phũng chng HIV/AIDS v STD" - nm 1997
4. Chantavanich, S 2007. Mobility and HIV/AIDS in the Greater Mekong Subregion. Asian Research
Center for Migration Institute of Asian Studies Chulalongkorn UniversityBangkok, Thailand in consortium
withWorld Vision Australia and Macfarlane Burnet Centre for Medical Research.
5. CHAS 2009. Literature review for Cross Border Lao- Vietnam on HIV/AIDS interventions. Vientian.
27 April 2009.
6. UNRTF Secretariat 2008. HIV/AIDS&Mobility in South-East Asia. UNDP Regional Centre in
Bangkok. ISBN: 978-974-10-0950-3

Đánh giá thực trạng hoạt động phòng, chống hiv/aids tại chùa
pháp vân và chùa bồ đề, hà nội
Chu Quc n
I. T VN
T tng t do tớn ngng, tụn giỏo l mt trong nhng ni dung quan trng ca H Chớ Minh v vn tụn
giỏo. T tng ú ó tr thnh nn tng xuyờn sut trong chớnh sỏch ca ng v Nh nc ta v vn tụn
giỏo; thõm nhp sõu rng vo qun chỳng nhõn dõn núi chung v cỏn b, ng viờn núi riờng. ng thi t
tng H Chớ Minh v tụn giỏo ó ch rừ phi u tranh chng li dng tớn ngng, tụn giỏo vo mc ớch
chớnh tr v hot ng mờ tớn d oan; phi bỡnh ng, on kt lng giỏo v khụng phõn bit tụn giỏo; phi
bit k tha, phỏt huy nhng giỏ tr tớch cc ca cỏc tụn giỏo.
n thỏng 12/2007, Nh nc ta ó cụng nhn 9 tụn giỏo c hot ng hp phỏp ti Vit Nam. ng thi
ang chun b cụng nhn mt s tụn giỏo khỏc trong thi gian ti. Vi 9 tụn giỏo c cụng nhn ó cú trờn 20
triu tớn , chim khong 25% dõn s c nc. Riờng Pht giỏo ó cú trờn 10 triu tớn , vi gn 32.000 nh tu
hnh v gn 15.000 ngụi chựa ang hot ng trong phm vi c nc (08). Tớn Tụn giỏo Vit Nam ch yu l
nhõn dõn lao ng, chim khong 80% trong cỏc tớn tụn giỏo, trong ú nụng dõn chim s lng ụng, l

nhng ngi vn cú lũng yờu nc, cú nim tin tụn giỏo v cú nhu cu sinh hot tụn giỏo.
Theo cỏch nhỡn ca Pht giỏo, xut phỏt t nhng ni dung giỏo lý c bn ca T diu cho thy: c
Pht ó ging gii v s au kh, vy AIDS l s au kh; ngi b nhim HIV l kh; b xa lỏnh v phõn bit
i x l kh; khụng cú thu nhp vỡ b mt vic lm l kh; tr em vụ ti khụng c n trng l kh; m au
v cht do AIDS l kh...(05).
i hc Pht giỏo Mahamakut Lanna Campus, Ching Mai, Thỏi Lan l ni u tiờn ụng Nam t
34


chức các lớp học về cách phòng, chống và chăm sóc bệnh nhân AIDS vào năm 1997. Từ đó đã lan ra các nước
khác ở khu vực Đông Nam Á. Đã có hơn 2.000 nhà sư được học cách phòng, chống HIV/AIDS và cách chăm
sóc bệnh nhân AIDS, giờ đây họ đang hoạt động tại cộng đồng, cùng cộng đồng đối phó với đại dịch AIDS.
Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt nam đã chính thức đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào
Chương trình Phật sự hàng năm của Giáo hội. Được sự phối hợp của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
nam và tổ chức UNICEF tại Việt nam, từ năm 2005, chùa Pháp Vân (Hà Nội), chùa Diệu Giác (quận 2, thành
phố Hồ Chí minh), chùa Kỳ Quang (quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh) và một số chùa khác đã triển khai
công tác phòng, chống HIV/AIDS với nhiều hoạt động phong phú, thu hút được nhiều người nhiễm HIV và gia
đình, bạn bè, người thân của họ cùng tham gia. Thông qua hoạt động của các nhà chùa đã góp phần chia sẻ cùng
cộng đồng, giảm bớt những gánh nặng xã hội do HIV/AIDS gây nên, trong đó có sự tham gia tích cực của nhà
chùa Pháp Vân và chùa Bồ Đề tại thành phố Hà Nội.
Để đánh giá thực trạng hoạt động của Phật giáo tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS, bước đầu chúng
tôi triển khai đề tài cấp cơ sở “Đánh giá thực trạng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại chùa Pháp Vân và
chùa Bồ Đề, Hà Nội”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Khảo sát đánh giá thực trạng tình hình triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại hai chùa Pháp Vân
và chùa Bồ Đề thuộc thành phố Hà Nội.
- Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động cộng đồng Phật giáo tham gia
phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng

Thực trạng tình hình hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của chùa Pháp Vân và chùa Bồ Đề tại thành phố Hà Nội.
3.2. Các nhóm khách thể
+ Nhóm thứ nhất: bao gồm những người đã hoặc đang tham gia sinh hoạt, hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS tại hai chùa Pháp Vân và Bồ Đề. 74 người đã tham gia khảo sát định lượng và 35 người đã tham gia
khảo sát định tính.
+ Nhóm thứ hai: có 56 người đã tham gia khảo sát định lượng và 27 người tham gia khảo sát định tính, bao
gồm các cán bộ chính quyền, cán bộ phòng, chống HIV/AIDS, chức sắc tôn giáo, cán bộ quản lý thuộc các cơ
quan chức năng, các ban ngành, đoàn thể có liên quan đến hoạt động tôn giáo và một số người dân thuộc
phường Hoàng Liệt, phường Bồ Đề, quận Hoàn Mai, quận Long Biên và thành phố Hà Nội.
IV. ĐỊA BÀN VÀ GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài được triển khai tại chùa Pháp Vân, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai và chùa Bồ Đề, phường Bồ
Đề, quận Long Biên Hà Nội; khu vực có ảnh hưởng của hai chùa tại phường Hoàng Liệt, phường Bồ Đề và một
số địa phương trong địa bàn thành phố Hà Nội.
4.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi các hoạt động của chùa Pháp Vân và chùa Bồ Đề đã triển khai trên
lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS, không nghiên cứu các hoạt động khác của nhà chùa và cũng không nghiên
cứu hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại các chùa khác.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp điều tra xã hội học
- Phương pháp định lượng được tiến hành thông qua các phiếu trưng cầu ý kiến của các nhóm khách thể
nghiên cứu với tổng số 130 trường hợp.
- Phương pháp định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu 42 trường hợp và toạ đàm nhóm nhỏ ở hai
chùa với 21 trường hợp. Các cuộc phỏng vấn sâu và tọa đàm nhóm nhỏ đều được ghi âm và tổng hợp, xử lý số
liệu theo từng nhóm khách thể nghiên cứu.
5.2. Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu
Được sử dụng nghiên cứu các vấn đề lý thuyết. Các văn bản, tài liệu thu thập được đã được nghiên cứu và
tổng hợp phù hợp với nội dung, yêu cầu của đề tài.
5.3. Phương pháp chuyên gia
Đề tài đã tiến hành phỏng vấn sâu, xin ý kiến các chuyên gia trên lĩnh vực tôn giáo-dân tộc, quản lý tôn giáo

và lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS đang công tác tại các địa phương, đơn vị trong địa bàn thành phố Hà Nội.
5.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Các kết quả định lượng đã được thu thập, tổng hợp và xử lý trên chương trình phần mềm định sẵn SPSS
10.0.
- Các thông tin định tính đã được tổng hợp, xử lý và phân tích trên cơ sở những kết quả thu được từ các băng
ghi âm các cuộc phỏng vấn sâu và các cuộc thảo luận nhóm.
- Các tài liệu, văn bản khai thác tại địa bàn nghiên cứu đã được tổng hợp và phân tích phục vụ cho báo cáo
35


của đề tài.
V. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
1. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ ĐỐI TƯỢNG
1.1. Những người đang sinh hoạt, hoạt động, hoặc đã có thời gian sinh hoạt, tham gia hoạt động tại
chùa Pháp Vân và chùa Bồ Đề
Tổng số có 74 người đang sinh hoạt, hoạt động hoặc đã có thời gian tham gia sinh hoạt, hoạt động (những
người đã sinh hoạt) tại hai chùa Pháp Vân và Bồ Đề. Mỗi chùa có 37 người. Chùa Pháp Vân có số người đã
tham gia nhiều hơn, tuy nhiên để tiện cho việc so sánh, chúng tôi chỉ xin ý kiến của 37 người tương đương với
số người đã xin ý kiến tại chùa Bồ Đề. Trong tổng số 74 người đã sinh hoạt, có 32 người là nam giới chiếm
43,2% và 42 người là nữ giới, chiếm 56,8%.
1.1.1. Về tuổi của những người đã sinh hoạt
Tuổi đời của những người đã sinh hoạt tập trung chủ yếu vào độ tuổi từ 21 đến 35 chiếm 63,5%. Cao nhất là
62 tuổi (chùa Pháp Vân) và thấp nhất là 15 tuổi (chùa Bồ Đề).
1.1.2. Về trình độ học vấn của những người đã tham gia sinh hoạt
Những người đã sinh hoạt nhiều nhất (33,8%) có trình độ Trung học phổ thông và ít nhất (5,4%) có trình độ
Tiểu học. Đáng chú ý có tới 28,4% (21 người) có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Trong đó có một tiến sĩ
(chùa Pháp Vân), là nam giới. Chúng tôi có tìm hiểu trường hợp không trả lời. Đây là một nữ tu sĩ tại chùa Bồ
Đề, 51 tuổi, học chữ tại nhà chùa, biết đọc biết viết nhưng chưa tốt nghiệp trường, lớp nào.
1.1.3. Về quê quán của những người đã sinh hoạt
Nhìn chung những người đã tham gia sinh hoạt tại hai chùa Pháp Vân và Bồ Đề có quê quán chủ yếu ở các

tỉnh thuộc vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ, còn lại rải rác ở nhiều tỉnh thành phố phía Bắc và một số tỉnh
miền Trung, xa nhất là Quảng Ngãi.
1.1.4. Về nơi sinh sống trước khi đến sinh hoạt, hoạt dộng tại nhà chùa
63,7% người đã sinh hoạt đã sinh sống tại Hà Nội, trong đó có 3 trường hợp là sinh viên đến từ ký túc xá và
nơi ở của sinh viên trường Đại học Công đoàn và trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Số còn lại chủ yếu sinh
sống tại 7 tỉnh thuộc đồng bằng và trung du Bắc bộ.
1.1.5. Về nghề nghiệp của những người đã sinh hoạt
Số người đã sinh hoạt nhiều nhất là học sinh, sinh viên (29,7%), thứ hai là công nhân (18,9%) và thứ ba là
lao động tự do (10,8%). Số cán bộ, công chức, viên chức cũng chiếm tỷ lệ 6,8%, tuy không cao nhưng cũng là
một con số đáng quan tâm. 17 người (23,0%) làm nghề nghiệp khác bao gồm các tu sĩ làm việc tại nhà chùa (8
người), nội trợ (3 người) và là cán bộ hưu trí, nhân viên tư vấn về luật và STD, tình nguyện viên…
1.1.6. Về tình trạng sức khỏe hiện nay
58,1% người đã sinh hoạt tự đánh giá tình trạng sức khỏe hiện nay của mình ở mức độ tốt và 36,5% tự đánh
giá mức độ trung bình. Số tự đánh giá ở mức độ yếu và rất yếu chỉ có 5,4%.
1.1.7. Tâm tư tình cảm của người đã sinh hoạt
Đối tượng được tâm sự khi có nỗi buồn chủ yếu là những người thân thích như cha mẹ, vợ hoặc chồng,
người yêu, bạn thân với tỷ lệ cao là 63,5%. Đến đình, chùa, đền thờ ở vị trí thứ hai là 52,7%. Số buồn chán
nhiều lúc không muốn bộc lộ với ai, ngồi một mình và thích yên tĩnh được sự lựa chọn ít hơn (20,3% và 9,5%).
Có 9,5% tìm đến nơi khác, như đọc sách, đi chơi cùng bạn bè, tìm đến nhóm người có HIV, tìm bạn đồng cảnh
để tâm sự, tâm sự với Thầy ở chùa.
1.2. Những người có liên quan đến hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại các nhà chùa (những người có
liên quan) như cán bộ chính quyền, đoàn thể, nhân dân địa phương quanh khu vực nhà chùa.
Tổng số có 56 người có liên quan đã trả lời các bảng câu hỏi. Bao gồm 29 Nam, chiếm 51,8% và 27 Nữ,
chiếm 48,2%. Tỷ lệ nam/nữ tham gia khảo sát tương đương tỷ lệ giới tính trong điều tra dân số tại Việt Nam.
1.2.1. Về tuổi của những người có liên quan
Tuổi của những người có liên quan chủ yếu trong khoảng từ 30 đến 59 tuổi, cao nhất là trong độ tuổi từ 40
đến 49 (39,3%). Các lứa tuổi 30 – 39 và 50 – 59 đều trên 20% (21,4% và 23,2%).
Người cao tuổi nhất là 68 tuổi và ít nhất là 26 tuổi
1.2.2. Về trình độ học vấn
Trình độ học vấn của người có liên quan cao hơn hẳn những người đã sinh hoạt. Chủ yếu có trình độ từ cao

đẳng, đại học trở lên, chiếm 73,2%, gấp 2,57 lần số người có trình độ cao đẳng, đại học của những người đã
tham gia, trong đó có 19,6% người có liên quan có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ.
Số người có liên quan có trình độ phổ thông, từ Tiểu học đến Trung học phổ thông chỉ chiếm 16,7%.
1.2.3. Nghề nghiệp của những người có liên quan
Chủ yếu những người có liên quan là cán bộ, công chức viên chức nhà nước, nếu tính gộp lại chiếm tỷ lệ
78,5%. Còn lại số người làm các công việc khác chiếm tỷ lệ thấp hơn, như chức sắc tôn giáo (7,1%); nội trợ
(5,4%); làm nông nghiệp (3,6%); cán bộ hưu trí (3,6) và tình nguyện viên phòng, chống HIV/AIDS (1,8%).
1.2.3.Về nơi làm việc, công tác
36


Nhìn chung số người có liên quan được khảo sát không tập trung tại một địa điểm trong địa bàn khảo sát.
Điều đó cũng phù hợp với mong muốn của những cán bộ điều tra khảo sát, nhằm tìm kiếm thông tin ở nhiều đối
tượng khác nhau, nhiều địa bàn khác nhau, kể cả những người dân đang sinh sống tại khu vực quanh các chùa.
2. NHẬN THỨC CỦA ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VỀ HIV/AIDS
2.1. Những người đang sinh hoạt, hoạt động, hoặc đã có thời gian sinh hoạt, tham gia hoạt động tại chùa
Pháp Vân và chùa Bồ Đề
2.1.1.Nguồn thông tin về HIV/AIDS
Các thông tin về HIV/AIDS đến với đối tượng khảo sát chủ yếu thông qua kênh các phương tiện thông tin
đại chúng và thông qua các hoạt động xã hội. Gia đình và nơi làm việc đóng vai trò thấp trong việc cung cấp
thông tin về HIV/AIDS cho họ.
2.1.2. Nhận thức của người đã sinh hoạt về mức độ nguy hiểm của HIV/AIDS
BẢNG 1: MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CỦA HIV/AIDS THEO Ý KIẾN CỦA NGƯỜI ĐÃ SINH HOẠT
STT
1
2
3
4

MỨC ĐỘ

Rất nguy hiểm
Nguy hiểm
Không nguy hiểm
Không trả lời
Cộng

SL
53
12
7
2
74

%
71,6
16,2
9,5
2,7
100

Như vậy, phần lớn người đã sinh hoạt (71,6%) có nhận thức rằng HIV/AIDS rất nguy hiểm. Nếu tính cả số
nhận thức nguy hiểm (16,2%) thì số người lựa chọn HIV/AIDS từ nguy hiểm trở lên là 87,8%. Chỉ có 9,7% cho
là HIV/AIDS không nguy hiểm và 2,7% không có ý kiến gì.
2.1.3. Một tình huống đưa ra để hỏi người đã sinh hoạt là một người trông khỏe mạnh bình thường có thể bị
nhiễm HIV hay không?
Số trả lời không chiếm tỷ lệ 6,8%, đây là một tỷ lệ thấp song vẫn cần quan tâm trong công tác thông tin,
tuyên truyền, giáo dục phòng, chống HIV/AIDS. Đồng thời cũng chú ý đến 8,1% trả lời không biết.
2.1.4. Khi được hỏi làm cách nào để biết được một người có nhiễm HIV hay không đã nhận được sự trả lời
phải xét nghiệm máu với một tỷ lệ 98,3%. Số trả lời phải đến bác sĩ khám chiếm tỷ lệ thấp 2,7%. Giả sử 2,7%
này cho rằng vịệc đến bác sĩ khám có cả việc làm xét nghiệm máu thì kết quả sẽ là 100% người đã sinh hoạt

thống nhất muốn biết một người có nhiễm HIV hay không thì phải làm xét nghiệm máu.
2.1.5. Về kiến thức, thái độ và hành vi trong phòng tránh lây nhiễm HIV của những người đã sinh hoạt
BẢNG 2: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI TRONG PHÒNG TRÁNH LÂY NHIỄM HIV CỦA
NHỮNG NGƯỜI ĐÃ SINH HOẠT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI
Không ăn, uống chung với người nhiễm HIV
Không chạm vào da người nhiễm HIV
Không dùng chung nhà vệ sinh với người nhiễm HIV
Không dùng chung dao cạo râu với người nhiễm HIV
Dùng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục
Dùng màn khi ngủ tránh muỗi hoặc côn trùng đốt
Dùng dụng cụ vô trùng khi tiêm chích qua da
Đeo khẩu trang khi nói chuyện với người nhiễm HIV
Khác (dùng dụng cụ vô trùng khi tiếp xúc với máu và dịch tiết của người bệnh)

SL (n=74)
04
04
04

65
67
09
51
03
1

%
5,4
5,4
5,4
87,8
90,5
12,2
68,9
4,1
1,4

2.2. Những người có liên quan đến hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại các nhà chùa
2.2.1. Một vấn đề được đưa ra để tìm hiểu những người có liên quan đã tham gia các hoạt động phòng,
chống HIV/AIDS hay chưa, đã nhận được kết quả có 91,1% người có liên quan cho biết là đã tham gia và 8,9%
chưa tham gia. Chủ yếu (91,1%) những người có liên quan đã tham gia trên lĩnh vực thông tin, giáo dục, truyền
thông phòng, chống HIV/AIDS và tư vấn về HIV/AIDS.
Những người tham gia trên lĩnh vực giám sát, can thiệp, chăm sóc điều trị và những người làm công tác quản
lý, chỉ đạo của các ngành các cấp, là cán bộ chuyên môn y tế và chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS ở các
cấp có tỷ lệ tương đương (29,5%). Có 3,8% trường hợp cho biết là những tình nguyện viên, cộng tác viên.
2.2.2. Nguồn cung cấp thông tin về HIV/AIDS
Cũng như người đã sinh hoạt, người có liên quan đánh giá cao vai trò của các phương tiện thông tin đại
chúng trong công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS. Tuy nhiên người có liên quan có tỷ lệ lựa chọn cao
hơn người đã sinh hoạt (vô tuyến truyền hình 96,4% so với 73,0%; báo, tạp chí 92,9% so với 77,0% và phát

thanh 87,5% so với 58,1%). Đồng thời cũng có sự khác nhau, người đã sinh hoạt lựa chọn báo, tạp chí là nguồn
cung cấp thông tin nhiều nhất; còn người có liên quan lựa chọn nhiều nhất là vô tuyến truyền hình.
37


Tờ rơi, áp phích và cán bộ y tế được người có liên quan lựa chọn với tỷ lệ cao hơn người sinh hoạt (87,5% so
với 31,1% và 82,1% so với 32,4%). Điều này cũng cho thấy sự tiếp cận với cán bộ y tế của người đã sinh hoạt
chưa nhiều. Nói cách khác cán bộ y tế chưa tiếp cận nhiều với những người sinh hoạt phòng, chống HIV/AIDS
tại các nhà chùa.
Cũng như người đã sinh hoạt, người có liên quan đã cho thấy Internet đang có một vai trò khá quan trọng
trong việc cung cấp các thông tin, trong đó có các thông tin về HIV/AIDS với tỷ lệ lựa chọn 57,1%.
2.2.3. Về mức độ nguy hiểm của HIV/AIDS
Khi được hỏi về mức độ nguy hiểm của HIV/AIDS, 64,3% người có liên quan cho biết là rất nguy hiểm và
21,4% cho biết là nguy hiểm. Nếu tính cả hai mức độ này ta có 85,7% người có liên quan đánh giá HIV/AIDS là
nguy hiểm, có 14,3% cho là HIV/AIDS không nguy hiểm.
Người có liên quan có ý kiến HUV/AIDS không nguy hiểm cao hơn người đã sinh hoạt (14,3% so với 9,5%).
2.2.4. Một người trông khỏe mạnh bình thường có thể là người nhiễm HIV hay không?
89,3% người có liên quan trả lời là có. Tỷ lệ này cũng tương đương với sự trả lời của người đã sinh hoạt
(85,1%).
Tuy nhiên cũng cần quan tâm một tỷ lệ 10,7% người có liên quan trả lời không và không biết. Điều này cho
thấy còn có người chưa có nhận thức đầy đủ về HIV/AIDS.
2.2.5. Về biện pháp khẳng định người có nhiễm HIV hay không
100% người có liên quan trả lời là phải làm xét nghiệm HIV. So với người đã tham gia tỷ lệ này ở người có
liên quan cao hơn. Tuy nhiên nếu có việc đến bác sĩ khám sẽ được tư vấn và có làm xét nghiệm HIV thì nhìn
chung các đối tượng khảo sát đều đã khẳng định với một tỷ lệ áp đảo, 100% có ý kiến muốn xác định chính xác
một người có nhiễm HIV hay không phải làm xét nghiệm HIV.
2.2.6. Về kiến thức, thái độ, hành vi trong phòng, chống HIV/AIDS của người có liên quan
BẢNG 3: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI TRONG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS CỦA NGƯỜI CÓ
LIÊN QUAN
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI
Không ăn uống chung với người nhiễm HIV
Không chạm vào da người nhiễm HIV
Không dùng chung nhà vệ sinh với người nhiễm HIV
Không dùng chung dao cạo râu với người nhiễm HIV
Dùng dụng cụ vô trùng khi tiêm chích qua da
Dùng màn khi ngủ tránh muỗi, côn trùng đốt
Dùng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục
Đeo khẩu trang khi nói cuyện với người nhiễm HIV
Khác (dùng găng tay khi tiếp xúc với máu, không dùng chung bàn chải đánh răng)

SL (n+56)
0
1
2
53
49
08
52
0

3

%
0
1,8
3,6
94,6
87,5
14,3
92,9
0
5,0

3. HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS CỦA CHÙA PHÁP VÂN VÀ CHÙA BỒ ĐỀ
3.1. Lý do người nhiễm HIV đến tham gia sinh hoạt tại nhà chùa
Lý do nhiều nhất được những người đã sinh hoạt lựa chọn là do thành tâm mà đến với nhà chùa, chiếm
58,1%. Tác động của xã hội, của bạn bè và những hoạt động phù hợp với trạng thái tâm lý, tình cảm cũng là
những yếu tố được lựa chọn cao hơn các lý do khác. 43,5% người đã tham gia cho biết người nhiễm HIV đến
sinh hoạt tại nhà chùa là do bản thân thích sinh hoạt tập thể và 36,5% là do bạn bè giới thiệu.
“Em chỉ muốn được chia sẻ nên đến chùa, để nói với nhau những điều mà không ai hiểu cho mình thì bọn
em nói với nhau, nói ở nhà thì bị kỳ thị như thế nào, vượt qua bằng cách nào, những kinh nghiệm của mình đã
trải qua, có thể sống với nó được không? Như vậy sẽ vơi đi nỗi bức xúc, không bị rơi vào trạng thái khủng
hoảng nữa” (chị Nguyễn Thị Tuyết Lan, tình nguyện viên chùa Bồ Đề).
Những khó khăn, nỗi khổ riêng tư khi đã nhiễm HIV cũng là những lý do khiến người nhiễm HIV đến với
nhà chùa đề cầu mong tai qua, nạn khỏi (20,3%); do bản thân gặp điều bất hạnh mà tìm đến nhà chùa (20,3%)
và để quên đi nỗi khổ trần ai (14,9%).
Lý do để tránh xa gia đình, bạn bè, người thân chỉ có 6,8% người được hỏi lựa chọn. Điều đó cho thấy những
người nhiễm HIV rất khát khao được sống trong tình cảm, sự đùm bọc, yêu thương của gia đình, người thân,
bạn bè, rất mong muốn được cộng đồng trở che, hỗ trợ. Không còn cách nào khác (theo suy nghĩ của họ) phải
đến nương nhờ cửa Phật để vơi đi nỗi khổ trần ai, để mong sao cho tai qua nạn khỏi, để rồi lại được về với gia

đình, bạn bè, người thân.
Để rõ hơn lý do dẫn đến người nhiễm HIV tìm đến cửa Phật, chúng tôi có tìm hiểu thêm về mục đích của
người nhiễm HIV đến các nhà chùa để làm gì với cả hai đối tượng những người đã tham gia và những người có
liên quan. Để tham gia các hoạt động từ thiện, chăm sóc người khác đều được người đã sinh hoạt và người có
liên quan lựa chọn với tỷ lệ cao (67,6% và 85,7%). Đây cũng là một nhu cầu cần thiết, một mong muốn rất nhân
văn của những người nhiễm HIV, thấu hiểu và cảm thông với hoàn cảnh, tâm trạng của những người đồng đẳng
38


nên sẵn sàng và mong muốn được chăm sóc cho những người cùng cảnh ngộ với mình. Trong thực tế những
hoạt động mà các nhóm Bạn giúp Bạn đã là những minh chứng cụ thể cho mong muốn này của những người
nhiễm HIV.
Thực tế những người nhiễm HIV tìm đến nhà chùa không phải vì mục tiêu tìm nơi ăn, chốn ở. Lựa chọn mục
tiêu này của người đã sinh hoạt và người có liên quan đều có tỷ lệ thấp nhất trong các lựa chọn (9,5% và
30,4%). Đến chùa để được chữa trị bệnh cũng không phải là mục tiêu với sự lựa chọn chỉ cao hơn mục tiêu nơi
ăn, chốn ở một chút (25,7% và 48,2%). Hoặc đến chùa vì mục tiêu giảm bớt gánh nặng cho gia đình cũng được
ít người đã sinh hoạt lựa chọn (18,9%).
Tuy nhiên mục tiêu để quên đi quá khứ, sống yên ổn hơn được người có liên quan lựa chọn với tỷ lệ cao
(80,4%). Trong khi đó chính những người đã sinh hoạt lại không lựa chọn nhiều như thế, với tỷ lệ lựa chọn dưới
50% (41,9%).
Ngược lại những người đã sinh hoạt lựa chọn mục tiêu để không còn bị những người xung quanh kỳ thị, xa
lánh với tỷ lệ cao (73,2%). Trong khi đó theo người có liên quan mục tiêu này được lựa chọn gần thấp nhất
trong các lựa chọn (44,6%). Thực tế trong các khảo sát trước đây đã được công bố về mong muốn hiện tại của
người nhiễm HIV, thì mong muốn lớn nhất, có thể nói là ước mong lớn nhất là làm sao xã hội không còn kỳ thị
phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và gia đình họ. Cũng có khả năng những người có liên quan không phải
là người trong cuộc nên sự lựa chọn mục tiêu này có thấp hơn người đã sinh hoạt, cũng như thấp hơn các lựa
chọn khác của chính người có liên quan.
3.2. Các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đã được triển khai tại chùa Pháp Vân và chùa Bồ Đề
trong thời gian qua
BẢNG 4: CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS ĐÃ ĐƯỢC TRIỂN KHAI TẠI CHÙA THEO

Ý KIẾN CỦA ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
STT

HOẠT ĐỘNG

1
2
3
4
5
6
7
8
9

Phổ biến, tuyên truyền, tư vấn về HIV/AIDS
Hướng dẫn cách chăm sóc người nhiễm HIV
Hướng dẫn cách điều trị HIV/AIDS bằng thuốc nam
Hướng dẫn ngồi Thiền
Tổ chức đến thăm hỏi bệnh nhân AIDS
Tổ chức lao động sản xuất
Tổ chức điều trị bằng thuốc Nam cho người nhiễm HIV
Tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em nhiễm HIV trẻ em mồ côi
Khác (tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, tập huấn kỹ năng phòng, chống
HIV/AIDS)

NGƯỜI ĐSH
(%/n=74)
90,5
77,0

43,2
59,5
70,3
18,9
33,8
78,4
2,7

NGƯỜI CLQ
(%/n=56)
85,7
73,2
58,9
48,2
67,9
25,0
42,9
87,5
3,6

Theo người đã sinh hoạt, các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vừa qua triển khai tại nhà chùa nhiều nhất
là phổ biến, tuyên truyền, tư vấn về HIV/AIDS (90,5%); thứ hai là tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em nhiễm
HIV, trẻ mồ côi (78,4%); thứ ba là hướng dẫn cách chăm sóc người nhiễm HIV (77,0%); thứ tư là tổ chức đến
thăm hỏi bệnh nhân AIDS (70,3%) và thứ năm là hướng dẫn ngồi Thiền (59,5%).
“Em thấy chùa Bồ Đề có nuôi dưỡng trẻ mồ côi, nhiều người đến chùa đánh giá rất cao, vì bản thân các sư
thì không có tiền, nhưng lại có tấm lòng để nuôi dưỡng nhừng người già yếu ốm đau, bệnh tật, trẻ em ốm đau,
mồ côi thì em thấy mô hình này là rất tốt” (chị Nguyễn Thị Tuyết Lan, tình nguyện viên chùa Bồ Đề)
Có hai hoạt động phổ biến, tuyên truyền, tư vấn về HIV/AIDS và tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhiễm
HIV, trẻ mồ côi là hai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại các nhà chùa được các đối tượng khảo sát lựa
chọn nhiều nhất. Tương tự, các hoạt động được người có liên quan lựa chọn thứ 3 và thứ 4 cũng như sự lựa chọn

của người đã sinh hoạt, là hướng dẫn cách chăm sóc người nhiễm HIV (73,2%) và tổ chức thăm hỏi bệnh nhân
AIDS (67,9%).
Nhìn chung các họat động phòng, chống HIV/AIDS được tổ chức vừa qua tại chùa Pháp Vân và chùa Bồ Đề
đều rất thiết thực. Thiết nghĩ các chùa trong cả nước đều tiến hành các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thì sẽ
có một lực lượng rất đông đảo tham gia vào công tác phòng, chống HIV/AIDS.
3.3. Các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đối tượng khảo sát đã tham gia tại chùa Pháp Vân và
chùa Bồ Đề
Trong số những người đã sinh hoạt có 93,2% đã tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại nhà
chùa, chủ yếu là tại chùa Pháp Vân. Có 6,8% (5 người) do mới đến sinh hoạt nên chưa có điều kiện tham các
hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và đều là những người đang ở chùa Bồ Đề.
Người được hỏi chủ yếu tham gia các hoạt động tuyên truyền, tư vấn HIV/AIDS (52,2%). Các trường hợp
khác đã tham gia các hoạt động chăm sóc người nhiễm HIV, trẻ em mồ côi hoặc trẻ nhiễm HIV, tham gia các
lớp tập huấn tổ chức tại nhà chùa và các hoạt động thăm hỏi, tặng quà... Có 4,1% tham gia dưới hình thức đóng
39


góp kinh phí cùng nhà chùa mời chuyên gia đến tư vấn, hoặc mua quà đến thăm hỏi người nhiễm HIV và bệnh
nhân AIDS.
3.4. Mức độ thiết thực của các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS được chùa Pháp Vân và chùa Bồ Đề
triển khai theo ý kiến của đối tượng khảo sát
100% người đã sinh hoạt và 96,4% người có liên quan có ý kiến hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của các
nhà chùa là thiết thực, bổ ích, cần được tiếp tục.
3.5. Sự ảnh hưởng đến sinh hoạt, hoạt động của nhà chùa khi nhà chùa tổ chức các hoạt động phòng,
chống HIV/AIDS
83,8% người đã sinh hoạt và 82,1% người có liên quan cho biết việc nhà chùa tổ chức các hoạt động phòng,
chống HIV/AIDS không ảnh hưởng gì tới các hoạt động chung của nhà chùa. Như vậy sự ủng hộ cho việc triển
khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của các nhà chùa là rất cao.
Nhìn chung, các đối tượng khảo sát đều có nhận xét là hoạt động phòng, chống HIV/AIDS do nhà chùa triển
khai không có ảnh hưởng gì đến các hoạt động, sinh hoạt bình thường của nhà chùa.
3.6. Sự ủng hộ của cộng đồng đối với việc nhà chùa tổ chức các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS

Kết quả cho thấy 100% người có liên quan nhận xét rằng chính quyền địa phương ủng hộ cho các hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS do các nhà chùa tổ chức. Còn những người đã sinh hoạt thì đánh giá sự ủng hộ của
chính quyền ở mức khiêm tốn hơn, với tỷ lệ lựa chọn 75,7%. Phải chăng vai trò, sự quan tâm, ủng hộ của chính
quyền đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS do các nhà chùa tổ chức chưa đủ để những người trong cuộc
thừa nhận 100% như những người có liên quan.
Người đã sinh hoạt và người có liên quan đều thừa nhận và đánh giá cao sự ủng hộ của các chức sắc Phật
giáo với tỷ lựa chọn là 97,3% và 94,6%. Trong đó người đã sinh hoạt có tỷ lệ lựa chọn cao hơn người có liên
quan một chút.
Phần lớn các tăng ni, phật tử, tín đồ Phật giáo đã ủng hộ việc nhà chùa tổ chức các hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS theo ý kiến của đối tượng khảo sát, với sự lựa chọn 83,9% và 89,3%. Riêng sự ủng hộ của nhân dân
xung quanh chùa được lựa chọn thấp nhất, mặc dù vẫn được hơn 50% lựa chọn (51,4% và 66,1%), xong rõ ràng
còn nhiều người dân chưa có hiểu biết về HIV/AIDS và sự kỳ thị, phân biệt đối xử còn khá nặng nề, đã dẫn đến
sự ủng hộ còn thấp.
Người có liên quan có thể do chưa có nhiều điều kiện tiếp cận trực tiếp với các hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS do nhà chùa tổ chức như những người đã sinh hoạt, nên việc đánh giá sự ủng hộ của chính quyền các
cấp và nhân dân xung quanh chùa có cao hơn, lý tưởng hơn sự đánh giá của những người trong cuộc, người đã
sinh hoạt.
3.7. Những thuận lợi và khó khăn khi nhà chùa tổ chức các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo ý
kiến đối tượng khảo sát
3.7.1. Thuận lợi theo ý kiến của những người đã sinh hoạt
Do là câu hỏi mở nên thu được nhiều ý kiến khác nhau, khá tản mạn và đã được tổng hợp tập trung một số ý
kiến như sau:
- Nhiều cá nhân, tập thể, các cộng tác viên, các cơ quan đóng trên địa bàn, các tổ chức từ thiện, UNICEF,
nhiều tổ chức quốc tế khác và đa số nhân dân đã quan tâm, hỗ trợ, tạo sự lạc quan, phấn khởi cho người nhiễm
HIV và làm giảm bớt sự kỳ thị, phân biệt đối xử với HIV/AIDS.
- Đảng, Nhà nước, cơ quan y tế, cơ quan phòng, chống HIV/AIDS, chính quyền, tổ chức mặt trận, các đoàn
thể đều có quan tâm đến thăm hỏi, hướng dẫn, động viên, chia sẻ và ủng hộ.
- Tiếng nói của nhà chùa rất có hiệu quả đối với nhân dân, mọi người đều tin tưởng vào nhà chùa. Các chức
sắc tôn giáo rất quan tâm ủng hộ, tạo điều kiện và đã tín nhiệm, sử dụng, phân công người nhiễm HIV tham gia
vào các hoạt động. Điều đó đã làm cho người nhiễm HIV và các thành viên tham gia rất phấn khởi, tự tin và tích

cực tham gia các hoạt động do nhà chùa tổ chức.
3.7.2. Thuận lợi theo ý kiến của những người có liên quan
- Được chính quyền, các ban ngành, đoàn thể ủng hộ và giúp đỡ.
- Các chức sắc Phật giáo, các tăng ni, tín đồ Phật tử và nhân dân ủng hộ.
“Theo tôi, nhà chùa là một kênh thông tin tác động đến người nhiễm HIV và tác động đến cộng đồng dân cư
trong việc phòng, chống AIDS là rất thuận lợi và rất có hiệu quả” (anh Nguyễn Văn Đăng, phòng Lao độngThương binh-Xã hội quận Long Biên)
- Nhà chùa có sẵn một số cơ sở vật chất, có khuôn viên rộng, yên tĩnh, phù hợp việc tĩnh tâm chữa bệnh.
- Nhà chùa là nơi cứu độ chúng sinh, rất quan tâm đến những người yếu thế và luôn làm các việc từ thiện.
- Phù hợp tâm lý của nhiều người, người nhiễm HIV tin vào nhà chùa. Nhà chùa có điều kiện để thu hút
người nhiễm HIV tự giác tham gia.
“Tôi thấy tuyên truyền qua nhà chùa là rất thuận lợi, có sức lan toả rất nhanh, có ảnh hưởng lớn trong cộng
đồng. Đa phần những người đến chùa là người ông, người bà, người cha, người mẹ, họ truyền đạt lại cho con
cháu rất thuận lợi. Tôi thấy cần nêu gương, động viên và khen thưởng các nhà chùa và cần phải có sự quan tâm
40


hơn nữa của các cấp, các ngành đối với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của nhà chùa” (anh Nguyễn Văn
Thắng, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường Bồ Đề)
- Gia đình và người nhiễm HIV yên tâm, tin tưởng vào nhà chùa.
- Không có kỳ thị, xa lánh, phân biệt đối xử trong nhà chùa. Hoạt động này phù hợp với giáo lý Phật giáo.
3.7.3. Khó khăn theo ý kiến của người đã sinh hoạt
- Một số người dân chưa hiểu về HIV/AIDS nên chưa ủng hộ, thậm chí còn phản đối.
- Xã hội còn kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
- Quan tâm của chính quyền chưa thường xuyên và hiệu quả thấp.
“Theo em, chính quyền phải chia sẻ gánh nặng với nhà chùa và tham gia vào các hoạt động của nhà chùa.
Ví dụ nhà chùa đi thăm hỏi và chăm sóc bệnh nhân AIDS, chính quyền nên có người cùng đi; nhà chùa thuyết
pháp về HIV/AIDS, chính quyền cũng nên đến dự và nói cho dân hiểu chính quyền đang làm gì để cho dân biết
và hiểu hơn” (chị Nguyễn Hải Yến, tình nguyện viên chùa Bồ Đề).
“Một số chùa còn e ngại vì chính quyền chưa rõ ràng, chưa ủng hộ thực tình, mới thấy người ta làm thì làm
cho có thành tích. Nếu chính quyền rõ ràng về trách nhiệm, thực tâm đến với nhà chùa thì các chùa sẽ tin tưởng

và sẽ hoạt động có hiệu quả” (chị Trần Thị Liên, tình nguyện viên chùa Bồ Đề).
- Thiếu kinh phí, cơ sở vật chất, tài liệu và phương tiện truyền thông để triển khai các hoạt động của câu lạc
bộ.
“Thực ra Thầy cũng là con người, Thầy phải bỏ rất nhiều công sức để xây dựng chùa, nuôi các sư sãi, giờ
đây lại nuôi người nhiễm HIV tại chùa thì em thấy là cũng nặng” (chị Nguyễn Thị Tuyết Lan, tình nguyện viên
chùa Bồ Đề).
“Chi phí của bọn tôi thì không đủ. Hàng ngày tôi đi từ đê La Thành đến đây, xăng xe các thứ đều phải tự
túc, không có cái gì hỗ trợ cho việc đi lại, xăng xe, sinh hoạt” (chị Đỗ Hà Phương Minh, Phó chủ nhiệm câu lạc
bộ Hương Sen).
- Có sư thầy chưa hiểu biết nhiều về HIV/AIDS.
- Những vấn đề nhạy cảm như an toàn tình dục, bao cao su, bơm kim tiêm dễ bị né tránh.
“Các Thầy trong chùa không lấy vợ, lấy chồng để đi tu, tụng kinh, nó khác ngoài đời không có chuyện trai
gái. Trong khi đó phòng, chống AIDS thì lại phải tuyên truyền về quan hệ tình dục, nó cũng khó. Khi nhắc đến
tình dục thì Thầy cũng đỏ mặt, nhưng vì công việc thiện nên Thầy vẫn làm phòng, chống AIDS” (chị Trần Thị
Liên, tình nguyện viên chùa Bồ Đề).
Một số người dân chưa hiểu về HIV/AIDS cũng đã có những lời nói, thái độ tác động đến tâm lý, tình cảm
của nhà chùa trong việc tham gia chăm sóc người nhiễm HIV. “Một số người không hiểu thì người ta đặt cho
Thầy là “Thầy Huân Si Đa”, nghe nó đau, theo cách gọi tích cực thì Thầy là người đi tiên phong trong phòng,
chống AIDS. Nhưng theo nghĩa đen thì người ta nghe rụng rời, người ta nghĩ Thầy cũng bị” (chị Đỗ Hà Phương
Minh, Phó chủ nhiệm câu lạc bộ Hương Sen).
3.7.4. Khó khăn theo ý kiến của người có liên quan
- Các nhà chùa thiếu điều kiện và kỹ năng chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV.
- Kỳ thị, phân biệt đối xử còn nhiều, dễ làm cho nhân dân ngại đến chùa, lo sợ lây nhiễm HIV. Chính quyền
một số nơi và một số tăng ni, phật tử chưa ủng hộ, thiếu quan tâm đến công tác phòng, chống HIV/AIDS của
nhà chùa.
“Tôi thấy chính quyền chưa được tiếp xúc nhiều với HIV/AIDS nên làm công việc này theo kiểu phòng trào,
lúc có lúc không, lúc lên lúc xuống, không sâu sắc và kém hiệu quả. Tôi thấy cần làm sao cho chính quyền các
cấp có thêm hiểu biết về HIV/AIDS, có việc cho họ làm trực tiếp, cho họ tham gia thường xuyên, chứ không
phải là phong trào” (anh Ong Văn Tùng, nhóm Vì ngày mai tươi sáng).
- Kinh phí của nhà chùa có nhiều hạn chế.

- Nhà chùa chưa có nhiều kinh nghiệm, kiến thức về HIV/AIDS, nhân lực thiếu, không có người được đào
tạo chuyên sâu về phòng, chống HIV/AIDS, không có chuyên môn để chăm lo cho hoạt động này.
- Khó tạo việc làm cho người nhiễm HIV tại nhà chùa.
- Có thể nhà chùa sẽ bị lợi dụng, làm ảnh hưởng không tốt đến uy tín của nhà chùa do người nhiễm HIV chủ
yếu là những người nghiện chích ma tuý.
Nhìn chung, theo ý kiến của những người được hỏi, việc nhà chùa tổ chức các hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS có nhiều thuận lợi. Thuận lợi lớn nhất là được sự quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện của Đảng, Nhà
nước, chính quyền các cấp, các chức sắc tôn giáo, các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, tổ chức từ thiện
và đa số nhân dân, các tăng ni, phật tử. Đồng thời hoạt động này cũng phù hợp với giáo lý đạo Phật. Đó là
những yếu tố cần thiết và cũng là thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của nhà
chùa.
Bên cạnh đó, việc nhà chùa, các chức sắc Phật giáo tin tưởng, phân công, bố trí cho người nhiễm HIV tham
gia vào các hoạt động chung, cũng là một yếu tố thuận lợi, giúp cho việc tiến hành các hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS có hiệu quả thiết thực hơn. Đây cũng là một biện pháp tập hợp, tạo điều kiện cho người nhiễm HIV
41


mạnh dạn bộc lộ mình, chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội.
Những khó khăn được người trả lời đưa ra chủ yếu là những khó khăn khách quan, như sự hiểu biết của
người dân về HIV/AIDS còn thấp, kỳ thị, phân biệt đối xử với HIV/AIDS trong xã hội còn nhiều và chính
quyền quan tâm chưa thường xuyên, hiệu quả thấp.
Một số khó khăn cũng cần quan tâm là nhận thức của một số sư thầy về HIV/AIDS còn thấp; những vấn đề
nhạy cảm liên quan đến quan hệ tình dục, sức khoẻ sinh sản, tiêm chích ma tuý khó trao đổi cụ thể, rõ ràng. Một
vấn đề khác được người trả lời đưa ra rất đáng quan tâm đó là việc có thể nhà chùa bị lợi dụng, làm ảnh hưởng
đến uy tín của nhà chùa.
3.8. Các hoạt động nhà chùa cần tiến hành trong thời gian tới trên lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS
BẢNG 5: CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS NHÀ CHÙA CẦN TIẾP TỤC TIẾN HÀNH
TRONG THỜI GIAN TỚI THEO Ý KIẾN CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
STT


HOẠT ĐỘNG

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

Phổ biến, tuyên truyền, tư vấn về HIV/AIDS
Hướng dẫn cách chăm sóc người nhiễm HIV
Hướng dẫn cách điều trị HIV/AIDS bằng thuốc Nam
Hướng dẫn ngồi Thiền
Tổ chức đến thăm hỏi bệnh nhân AIDS
Tổ chức cho người nhiễm HIV lao động sản xuất phù hợp
Tổ chức điều trị thuốc Nam cho người nhiễm HIV
Tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ nhiễm HIV
Tổ chức tụng kinh, cầu siêu cho người tử vong do AIDS
Khác (giảng đạo, giúp mọi người không bị kỳ thị, phân biệt đối xử
với người nhiễm HIV)

NGƯỜI ĐSH
(%/n=74)
87,8
51,4
10,8

36,5
25,7
23,0
9,5
48,7
31,1
4,1

NGƯỜI CLQ
(%/n=56)
82,1
51,8
23,2
32,1
28,6
26,8
19,6
50,0
26,8
0

- Nhìn chung, người đã sinh hoạt và người có liên quan đều có ý kiến với tỷ lệ lựa chọn gần tương đương
nhau ở các hoạt động.
- Đa số (87,8% và 82,1%) người được hỏi cho biết nhà chùa cần triển khai hoạt động phổ biến, tuyên truyền
về HIV/AIDS. Điều này cũng phù hợp với chủ trương của Giáo hội Phật giáo cần nhanh chóng khắc phục sự
“vô minh” về HIV/AIDS trong các chức sắc Phật giáo, cũng như các tăng ni, phật tử, tín đồ Phật giáo.
“Trong các hoạt động của chùa thì hoạt động tuyên truyền, thuyết pháp về phòng, chống HIV/AIDS là có
hiệu quả nhất. Trong các buổi thuyết pháp có rất nhiều người đến nghe. Tôi thấy đây là hoạt động cần nhân
rộng” (bà Nguyễn Thị Hạnh, 60 tuổi, phật tử chùa Bồ Đề).
- Hoạt động ưu tiên thứ hai là tổ chức hướng dẫn cách chăm sóc người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS, đã có

sự lựa chọn của cả hai nhóm gần tương đương nhau (51,4% và 51,8%). Thực tế những người nhiễm HIV đến
sinh hoạt tại các nhà chùa ngày một đồng, việc tổ chức hướng dẫn cách tự chăm sóc nhau khi ốm đau và tự
chăm sóc bản thân là rất cần thiết.
“Tôi thấy nhà chùa phải làm tốt tuyên truyền, đồng thời phải làm tốt chăm sóc người nhiễm HIV và bệnh
nhân AIDS. Mình chỉ chú tâm tuyên truyền, khi người ta ốm mình không đến chăm sóc thì lời nói không đi với
việc làm” (Thầy Thích Phương Trí, Tu sĩ chùa Bồ Đề).
“Tôi thấy bổ ích nhất là “Tuệ Tĩnh Đường”, hoặc khi thuyết pháp mọi người lắng nghe hiệu qủa lắm. Chùa
cũng nên tổ chức cho người nhiễm HIV đi chăm sóc bệnh nhân AIDS, vì người bệnh không muốn người bình
thường chăm sóc họ đâu” (chị Trần Thị Liên, tình nguyện viên chùa Bồ Đề).
- Hoạt động được ít người lựa chọn nhất là hoạt động tổ chức điều trị bằng thuốc Nam cho người nhiễm HIV
(9,5% và 19,6%). Thực tế hiện nay Nhà nước cũng đang triển khai rộng công tác điều trị HIV/AIDS, việc điều
trị của người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS hiện nay là khá thuận lợi. Vì vậy các tổ chức xã hội, tổ chức tôn
giáo, tổ chức trong cộng đồng... không đặt vấn đề ưu tiên cho công tác điều trị HIV/AIDS là phù hợp.
- Bên cạnh đó có một số ý kiến cần tăng cường công tác tập huấn về HIV/AIDS cho các sư trong các nhà
chùa và tổ chức giao lưu với nhưng người nhiễm HIV.
“Theo tôi, nhà chùa cần tổ chức gặp mặt, giao lưu giữa người nhiễm HIV với các ban, ngành, đoàn thể và
chính quyền địa phương, tạo sân chơi rộng cho họ và tạo điều kiện cho người nhiễm HIV hoà nhập với cuộc
sống đời thường, tránh kỳ thị, phân biệt đối xử, tạo điều kiện cho các cháu nhỏ được đến trường học và được
khám chữa bệnh miễn phí; tạo cho người nhiễm HIV thoải mái về tinh thần và thể xác. Tôi nghĩ cái gì cũng
phải nhà nước và nhân dân cùng làm” (Thầy Thích Phương Trí, Tu sĩ chùa Bồ Đề).
3.9. Một số đề xuất, mong muốn của đối tượng khảo sát nhằm tăng cường hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS của các nhà chùa
42


- Thầy Thích Đàm Lan, Trụ trì chùa Bồ Đề có ý kiến:
“Tôi thấy cần phải có sự kết hợp tốt giữa chính quyền và nhà chùa thì mới duy trì được lâu dài công việc
phòng, chống HIV/AIDS trong nhà chùa. Chùa Bồ Đề đang dự kiến làm một văn phòng tư vấn về HIV/AIDS tại
nhà chùa, để mọi người đến đây tư vấn, giao lưu, trao đổi những công việc chăm sóc người nhiễm HIV. Chúng
tôi sẽ có phân người trực hàng ngày, ai gọi điện đến thì tư vấn, hoặc nếu đến trực tiếp thì chúng tôi sẽ giúp đỡ.

Chúng tôi rất muốn các ngành, các cấp quan tâm và tạo cho chúng tôi một kỳ vọng”.
- Bà Nguyễn Thị Hạnh, 60 tuổi, tín đồ chùa Bồ Đề có ý kiến:
“Nhà nước, nhất là Mặt trận Tổ quốc nên có chỉ đạo từ trên xuống dưới đối với tất cả các nhà chùa, để họ
tham gia vào cái này”.
- Thầy Thích Quảng Hoá, Tu sĩ chùa Pháp Vân có ý kiến:
(1)“Chúng tôi rất muốn có hiểu biết sâu rộng về vấn đề này, nên rất mong được đi tập huấn nâng cao kiến
thức và kỹ năng chăm sóc người nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS. Bây giờ thì các chùa là tự nguyện, chúng tôi
muốn Nhà nước có một cái văn bản nào đó để Tu sĩ tham gia một cách đúng luật pháp”...
(2)“Chúng tôi xin đề nghị cấp cho chúng tôi một cái thẻ gì đó, như là nhà báo thì có thẻ nhà báo, để chúng
tôi đi chăm sóc bệnh nhân AIDS, hoặc những người nhiễm HIV họ ở xa xôi, hẻo lánh, nhất là các tỉnh xa thì
gặp khó khăn, không có đến được chùa. Có nơi người ta lầm tưởng mình lợi dụng cái gì đến đây, có nơi công
an còn hỏi han các vấn đề như mình là người đi lừa đảo”.
- Bà Hoàng Thị Thiệp, 66 tuổi, cán bộ hưu trí, Phật tử chùa Pháp Vân có ý kiến:
“Theo tôi Đảng và Nhà nước nên có văn bản hướng dân, có phân công cụ thể, chứ không thể chỉ dừng ở
mức độ khuyến khích, huy động chung chung. Tôn giáo gì thì cũng là ở Việt nam, đều phải gánh vác công việc
của đất nước. Muốn Tu sĩ làm việc cho tốt thì phải mở các lớp đào tạo nâng cao kiến thức về HIV/AIDS cho các
Thầy”.
- Ông Trịnh Đức Hồng, Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội có ý kiến:
“Theo tôi, chúng ta có thể ban hành những quy định riêng về việc chăm sóc bệnh nhân AIDS trong các nhà
chùa. Nếu chúng ta chỉ coi đó là nơi tích cực, hoan nghênh không thôi mà không tìm ra cái khó khăn, cái tiêu
cực của nó thì sẽ không có biện pháp đề phòng những tình huống, những hậu quả bất trắc xảy ra”.
- Bà Phạm Thị Tuyết Mai, Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội có ý kiến:
“Theo tôi, để tăng cường vai trò của Phật giáo tham gia phòng, chống HIV/AIDS, trước hết ta phải có chế
độ, chính sách, chủ trương phù hợp để tạo hành lang pháp lý thì mới làm được, mới hỗ trợ được, mới quản lý
được. Mặc dù nó là hoạt động từ thiện, nhân đạo vẫn phải có hành lang pháp lý. Thứ hai là phải tuyên truyền
huy động cộng đồng xã hội tham gia vào công tác này, lôi kéo các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước vào
để tạo thêm nguồn lực. Thứ ba là phải thường xuyên tập huấn nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng cho các
nhà chùa”.
- Ông Nguyễn Văn Ngà, Phó ban Tôn giáo, Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội có ý kiến:
“Theo tôi, tới đây chính quyền và Mặt trận Tổ quốc cần chỉ đạo, hướng dẫn và tạo điều kiện cho mỗi quận,

huyện ở Hà Nội nên tổ chức làm điểm ở 1 – 2 tôn giáo tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS, có nơi làm ở
chùa, có nơi làm ở xứ đạo để rút kinh nghiệm và nhân rộng ra ở các địa bàn khác và các tôn giáo khác. Như
vậy sẽ huy động được nhiều tôn giáo tham gia vào công ciệc này”.
- Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó chủ tịch phường Bồ Đề có ý kiến:
“Tôi thấy các cấp uỷ Đảng và chính quyền phải có nhận thức đúng về vấn đề này, phải huy động cả hệ
thống chính trị cùng tham gia vào. Tôi thấy như chùa Bồ Đề và nhóm Vì ngày mai tươi sáng trong địa bàn
chúng tôi họ đã là những tuyên truyền viên rất tốt. Đó là những bằng chứng sống hết sức thuyết phục, đóng góp
nhiều cho công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn”.
- Chị Đỗ Hà Phương Minh, Phó chủ nhiệm câu lạc bộ Hương Sen có ý kiến:
“Tôi thấy có hội của những người mắc bệnh Thận, Tiểu đường để người ta đấu tranh cho quyền lợi của họ.
Tại sao mình không lập ra cái hội để người ta có tiếng nói riêng và để người ta dám lộ diện ra trước mọi người,
cho người ta một cái niềm tin, một cái hy vọng”.
- Những người thảo luận nhóm tại chùa Pháp Vân cũng có một số ý kiến: “Em nghĩ tại sao mình không làm
một sân chơi thật đặc biệt cho người nhiễm HIV trên vô tuyến truyền hình, như là chương trình “Chúng tôi là
chiến sỹ”, để cho người ta bộc lộ trước mọi người, để người ta giữ được cái trong sạch trong cuộc sống, không
hận đời, không trả thù, không làm liều. Muốn vậy họ phải được xã hội chấp nhận cho họ có một sân chơi công
khai”.... “Theo tôi chúng ta nên tổ chức hội nghị toàn quốc của những người nhiễm HIV. Trong đó có sự tham
gia của các câu lạc bộ người nhiễm HIV toàn quốc, có cả các cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia nữa, có
truyền hình trực tiếp cho mọi nhà, mọi người cùng xem người ta nói về người ta, vừa tạo niềm tin cho người
nhiễm HIV, vừa chống được kỳ thị, phân biệt đối xử”.
VI. KẾT LUẬN
43


1.1. Hai chựa Phỏp Võn v B trong thi gian t 2004 n nay ó cú nhiu c gng trin khai c nhiu
hot ng cú hiu qu trờn lnh vc phũng, chng HIV/AIDS. Cú 3 hot ng c cỏc chc sc Pht giỏo, tng
ni, tớn Pht t, nhng ngi nhim HIV v nhng ngi thng xuyờn sinh hot, hot ng ti chựa, chớnh
quyn v nhõn dõn a phng ỏnh giỏ cao, bao gm:
- Mt l, hot ng ph bin, tuyờn truyn, thuyt phỏp v t vn v HIV/AIDS trong cỏc thnh viờn ca nh
chựa, cỏc tỡnh nguyn viờn, cng tỏc viờn v trong cỏc tớn Pht t cng nh nhng ngi dõn thng xuyờn

n cỳng l ti chựa v nhõn dõn vựng xung quanh ni chựa trỳ úng.
- Hai l, hot ng thm hi, chm súc, h tr cho ngi nhim HIV v bnh nhõn AIDS ti gia ỡnh v ti
bnh vin.
- Ba l, vic t chc nuụi dng, chm súc tr em nhim HIV, tr em m cụi do AIDS khụng ni nng ta.
1.2. Vic hai nh chựa t chc cỏc hot ng phũng, chng HIV/AIDS l phự hp vi giỏo lý ca Pht giỏo
v khụng nh hng nhiu n cỏc hot ng, sinh hot hng ngy ca nh chựa.
1.3. Cng qua vic kho sỏt thc trng hot ng phũng, chng HIV/AIDS ti chựa Phỏp Võn v chựa B
chỳng tụi nhn thy:
- Ngi nhim HIV n tham gia cỏc hot ng phũng, chng HIV/AIDS cỏc nh chựa vi mc tiờu ch
yu l khụng cũn b k th, xa lỏnh, phõn bit i x; cú thờm hiu bit v HIV/AIDS v c tham gia
chm súc bn bố, chm súc nhng ngi cựng hon cnh. Lý do ngi nhim HIV n vi nh chựa trc tiờn
v ch yu l do thnh tõm. Ngi nhim HIV rt khỏt khao c sng trong s ựm bc, thng yờu ca gia
ỡnh, bn bố v cng ng xó hi, biu hin c th s ngi n chựa vỡ lý do xa lỏnh gia ỡnh, ngi thõn,
chim mt t l rt thp (6,8%).
- S tụn trng, khụng k th, phõn bit i x, phõn cụng cụng vic c th ca nh chựa ó to mt ng lc
tinh thn ln, giỳp cho ngi nhim HIV vt qua c mc cm ban u, phn khi, hng hỏi, ch ng, tớch
cc tham gia cỏc hot ng xó hi, tip tc tham gia cỏc hot ng lao ng v hc tp.
- Cn tr ln nht khi nh chựa t chc cỏc hot ng phũng, chng HIV/AIDS chớnh l s k th, phõn bit
i x vi HIV/AIDS. ng thi trong quỏ trỡnh t chc cỏc hot ng, nh chựa cng cú nhiu khú khn v
kinh phớ, thiờỳ ti liu, trang thit b truyn thụng, thiu cỏc phng tin phc v cho hot ng ca cỏc cõu lc
b...
- Vai trũ ca chớnh quyn cp c s (xó, phng) ni cú cỏc nh chựa trỳ úng rt quan trng. Va to thun
li cho cỏc hot ng phũng, chng HIV/AIDS ca nh chựa, va gúp phn gim bt s k th, xa lỏnh i vi
HIV/AIDS.
TI LIU THAM KHO
01.
02.
03.
04.
05.

06.
07.
08.
09.
10.
11.

Cỏc Mỏc - ng Ghen ton tp, NXB Chớnh tr quc gia, H Ni, 1995.
Chm súc cho bnh nhõn HIV/AIDS, mt trin vng ca chựa chin, D ỏn Sangha Metta, Chiang
Rai, Thỏi lan, 2003.
Chm súc cho bnh nhõn HIV/AIDS, t tng ca Pht giỏo, D ỏn Sangha Metta, Chiang Rai,
Thỏi lan, 2003.
Giỏo lý Pht giỏo trong thi i cú AIDS, Abbot Smmai Punya Khamo, Watkhiew Phrao,
Maechan, Chiang Rai, Thỏi lan, 2003.
HIV/AIDS theo cỏch nhỡn ca Pht giỏo, i c Thớch Minh Tin, Vn phũng 1, Trung ng
Giỏo hi Pht giỏo Vit Nam, H Ni, 2003.
Lý lun tụn giỏo v tỡnh hỡnh tụn giỏo Vit Nam, ng Nghiờm Vn, NXB Chớnh tr quc gia, H
Ni, 2001.
Lý lun v tớn ngng v tụn giỏo, Cao Vn Thanh, NXB Chớnh tr quc gia, H Ni, 2004.
Mt trn T quc vi vic trin khai thc hin Sỏng kin lónh o Pht giỏo tham gia phũng,
chng HIV/AIDS, Ban Tụn giỏo Dõn tc, Mt trn T quc Vit Nam, H Ni, 2004.
Pht giỏo trong thi i ca nn dch AIDS, UNICEF ti Vit nam, H Ni, 2003.
T vụ lng tõm v bnh nhõn AIDS, Wacharapong Thongea-aad, D ỏn Sangha Metta, Chiang
Rai, Thỏi lan, 2003.
Vai trũ ca cỏc nh s v cỏc nh lónh o trong cng ng trong vic phũng, chng v chm súc
cỏc bnh nhõn HIV/AIDS, D ỏn Sangha Metta, Chiang Rai, Thỏi lan, 2003.

Báo cáo tóm tắt nghiên cứu khả năng tiếp cận và cải thiện
chất lợng các dịch vụ và xã hội cho phụ nữ sống chung với
44



hiv/aids” t¹i h¶i phßng vµ thµnh phè Hå chÝ minh
Lisa Messersmith¹ , Lora Sabin, Sarah Hurlburt và Katherine Semrau
Trần Lan Anh, Đào Thị Mai Hoa², Nguyễn Nguyên Như Trang ³
Trung tâm Y tế và Phát triển Quốc tế - Trường Đại học Boston ¹
Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và phát triển (TT COHED)²
Trung tâm Nâng cao chất lượng cuộc sống (Trung tâm LIFE)³
I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Ở Việt Nam, lượng người sống chung với HIV tăng gấp đôi trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2006, với số
lượng gần 300.000. Số liệu gần đây cho thấy sự gia tăng về các vấn đề liên quan đến tình dục và sự lây lan của
HIV tại một số địa phương như Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh. Phụ nữ sống chung với HIV (PNCH) tại Việt
nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng kỳ thị, bởi họ phải chịu đối mặt với những chuẩn mực văn hoá liên
quan đến hành vi về bạo lực giới và cũng là đối tượng chính bị kỳ thị do quan niệm AIDS thường liên quan đến
nghiện hút và các hành vi tình dục ngoài hôn nhân bao gồm mại dâm. Do đó phụ nữ phải đối mặt với sự phản
đối tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và các dịch vụ xã hội mà họ cần.
Năm 2007, TT nghiên cứu sức khoẻ cộng đồng và phát triển – COHED đã có đánh giá nhanh 140 phụ nữ có
H tại Hải Phòng và HCM, đã đưa ra một số kết quả: hầu hết PNCH đều rất trẻ (trên 85% dưới 37 tuổi) và không
có việc làm (60%), hầu hết nhận được sự tư vấn nhưng trong 5 người chỉ được 1 người nhận tư vấn, gần 25% có
một lần được kiểm tra sức khoẻ tổng thể và 11% chưa bao giờ được kiểm tra, 67% chưa bao giờ được nhận các
dịch vụ xã hội. Những PNCH thường đối mặt với những mặc cảm hạn chế họ tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ vì
sợ hải khi phải để lộ tình trạng bệnh, sợ hãi bị từ chối cung cấp dịch vụ từ những người cung cấp nếu họ biết
tình trạng bệnh của họ, sự quá tải trong dịch vụ nên phải chờ nhận dịch vụ trong một thời gian dài. Để hiểu rõ
hơn những nhu cầu của PNCH tại Hải Phòng và HCM, và cũng để cung cấp thông tin bổ ích nhằm nâng cao
chất lượng dịch vụ cho họ, TT sức khoẻ và phát triển quốc tế- ĐH Boston (CIHD), TT COHED, và TT Life
thực hiện một nghiên cứu trong thời gian 1 năm để tiến hành một đánh giá can thiệp nhằm cải thiện khả năng
cung cấp các dịch vụ y tế và xã hội đáp ứng nhu cầu của phụ nữ có H tại Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu này nhằm cung cấp những thông tin có ích cho các nhà hoạch định chính sách tại Hải Phòng và
TP HCM để giúp họ hiểu hơn về những nhu cầu của phụ nữ sống chung với HIV/AIDS (PNCH) và cải thiện
chất lượng dịch vụ trong khuôn khổ lồng ghép giới trong chăm sóc và hỗ trợ đáp ứng nhu cầu của PNCH .

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1, Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Thiết kế nghiên cứu trước và sau can thiệp nhằm so
sánh dữ liệu thu thập được khi tiến hành khảo sát ban đầu và đánh giá vòng 2 (sau đó 12 tháng). Một số can
thiệp đã được tiến hành: (1), Nâng cao nhận thức và năng lực cho phụ nữ nhiễm HIV, gia đình họ và các nhân
viên tiếp cận cộng đồng về HIV, giới và bạo lực giới; (2), Nâng cao năng lực cho các nhà cung cấp dịch vụ về
HIV, SKSS và dịch vụ xã hội hỗ trợ đáp ứng vấn đề giới cho PNCH; 3,Nâng cao năng lực cho 2 phòng khám
ngoại trú trọng điểm tại 2 thành phố nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ đáp ứng vấn đề giới, chú trọng sàng
lọc phát hiện những PNCH có khả năng gặp vấn đề bạo lực giới; 4,Đảm bảo chăm sóc và hỗ trợ liên tục cho
PNCH trong các dịch vụ có liên quan và không liên quan đến HIV/AIDS thông qua hệ thống chuyển gửi được
thiết lập và các hoạt động dạy nghề, vay vốn tạo thu nhập ổn định.
Công cụ đánh giá: bảng hỏi cấu trúc, thảo luận nhóm, quan sát và sử dụng bảng kiểm, vẽ bản đồ các điểm
cung cấp dịch vụ sử dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS)

PNCH được đào tạo tham gia nghiên cứu
Cỡ mẫu: Số lượng và đối tượng PV
Người cung cấp thông tin/phương pháp

Hải Phòng
Trước

TP. HCM
Sau

Trước

Sau

150

103


150

116

50

45

50

50

Phỏng vấn cơ sở dịch vụ y tế

20

20

20

20

Phỏng vấn cơ sở dịch vụ xã hội

10

10

20


20

Đánh giá cơ sở

10

10

10

10

Thảo luận nhóm

20

20

20

20

Phỏng vấn PNCH
Phỏng vấn sau khi sử dụng dịch vụ (PSIs) với phụ nữ
có HIV

45



Tổng số

270

208

270

236

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ SAU CAN THIỆP
1. Nhu cầu của PNCH liên quan đến các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và xã hội:

Nhu cầu việc làm tại Hải Phòng và HCM khảo sát lần đầu và sau can thiệp

2. Khả năng tiếp cận của các dịch vụ chăm sóc y tế và xã hội dành cho PNCH
Tiếp cận dịch vụ y tế

Biểu:
1. Bạn có phải trả tiền cho dịch vụ, xét nghiệm và các chi phí khác liên quan đến HIV (có)
2. Theo bạn, các nhân viên tại các cơ sở điều trị HIV có hiểu rõ những vấn đề liên quan đến phụ nữ có H không?
(có)
3. Kiến thức về tư vấn sức khỏe tình dục (có)
4. Kiến thức về phòng tránh thai/KHHGĐ (có)
5. Kiến thức về các dịch vụ nạo phá thai? (có)
6. Đã từng tiếp cận dịch vụ SKTDSS trong 6 tháng qua (có)
7. Đã từng tiếp cận dịch vụ nạo phá thai trong 6 tháng qua (có)

Tiếp cận các dịch vụ HIV và SKTDSS cả 2 địa bàn Hải Phòng & TP.HCM


46


Tiếp cận dịch vụ và kiến thức sinh sản, làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khỏe trẻ em

Bàn luận: Sau khi có các can thiệp nâng cao nhận thức và cung cấp thông tin về các dịch vụ tại các cơ sở y tế
hiện có tại địa bàn 2 thành phố. Đặc biệt là số PNCH đã tiếp cận với các dịch vụ nhiều hơn. Bên cạnh đó các cơ
sở cung cấp dịch vụ cũng được cải thiện để đáp ứng được những nhu cầu của PNCH.
Biểu:
1
Kiến thức liên quan đến BLGD (có)
2
Đã từng sử dụng dịch vụ liên quan đến bạo lực giới trong 6 tháng qua (có)
3
Được giới thiệu tới dịch vụ liên quan đến bạo lực giới (có)
4
Kiến thức về vấn đề cưỡng ép/bạo lực tình dục (có)
5
Được giới thiệu tới dịch vụ liên quan đến bạo lực tình dục (có)

Tiếp cận dịch vụ và kiến thức liên quan đến Bạo lực giới Hải Phòng & TPHCM

Tiếp cận dịch vụ và kiến thức về hỗ trợ pháp lý

47


Bàn luận: Không có thay đổi đáng kể ở các nguồn thông tin về dịch vụ như bạn bè, người than. Chưa có
trường hợp có nhu cầu cần hỗ trợ pháp lý tại thời điểm can thiệp của dự án.
Tiếp cận dịch vụ và kiến thức về tín dụng và tạo thu nhập

Bàn luận: nhu cầu vay tín dụng để tạo thu nhập ổn định đã một phần được đáp ứng sau khi được chuyển gửi
đến cơ sở cho vay vốn như các chương trình dự án tại địa bàn 2 thành phố.

3. Chất lượng của những dịch vụ y tế và xã hội
Những cải thiện đáng kể qua phỏng vấn PNCH sau sử dụng dịch vụ

Thông tin về tư vấn dịch vụ xã
hội cả 2 địa bàn
Biểu:
6,PNCH được chuyển gửi tới cơ
sở DV
7,…được chuyển gửi bởi: NV y tế
8,…được chuyển gửi bởi: người
quen

Thông tin về tư vấn dịch vụ y tế cả Thông tin về tư vấn dịch vụ pháp lý
2 địa bàn
cả 2 địa bàn
Biểu:
Biểu:
1,Trả lời “đủ”:Chẩn đoán/điều trị 1:Trả lời “đủ”: hỗ trợ pháp lý
BLTQĐTD
2,Trả lời “đủ”: Thương thuyết sử
dụng bao cao su với bạn tình
3,Trả lời “đủ”:Lạm dụng tình dục,
ngược đãi hay bị tổn thương trong
các mối quan hệ

Những cải thiện đáng kể ở cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội


48


4. Những cải thiện đáng kể về chất lượng dịch vụ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ
Đào tạo cán bộ cả 2 địa bàn Hải Phòng và Tp.Hồ Chí Minh

Bàn luận: Các cơ sở cung cấp dịch vụ đều có kế hoạch tập huấn trong 6 tháng tới để nâng cao chất lượng
dịch vụ với các chủ đề cụ thể như lồng ghép giới trong cung cấp dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ, kinh nghiệm sàng
lọc bạo lực giới và kỹ năng tư vấn về bạo lực giới, bạo lực gia đình, tư vấn đồng đẳng, hỗ trợ pháp lý, nhà tạm
lánh.
4. Hiệu quả của hệ thống chuyển gửi trong việc kết nối PNCH với những dịch vụ y tế và XH

Bàn luận: Nắm bắt thông tin của các cơ sở dịch vụ đã tăng sau khi hệ thông chuyển gửi được xây dựng, tuy
nhiên một cơ chế cho hệ thống chuyển gửi cần được thể chế hóa để việc chuyển gửi có hiệu quả cao.
IV. KẾT LUẬN
Một số điểm yếu
 Các dịch vụ còn yếu như hỗ trợ pháp lý, ly hôn, tư vấn về cưỡng ép/bạo lực tình dục, hỗ trợ bạo lực
giới, tư vấn về bạo lực gia đình, kỳ thị phân biệt đối xử liên quan đến nhà ở, học tập, việc làm, biện pháp tránh
thai.
 Hệ thống chuyển gửi còn yếu.
 Dịch vụ hỗ trợ dạy nghề và vay vốn theo nhóm chưa thành công vì các thành viên nhóm thiếu kiến thức
và kinh nghiệm làm việc nhóm, thiếu kỹ năng phần mềm để quản lý nhóm và xây dựng kế hoạch kinh doanh
nhóm.
Một số điểm mạnh
 Dịch vụ sẵn có: chăm sóc HIV tại nhà, cung cấp thuốc ARV, hỗ trợ tuân thủ điều trị ART , dự phòng
lây truyền mẹ con, tư vấn SKSS, làm mẹ an toàn, tư vấn dinh dưỡng, tư vấn đồng đẳng, chuẩn đoán và điều trị
nhiễm trùng cơ hội, v.v.
 Các nguồn vốn vay của các chương trình và dự án hiện đang có tại 2 thành phố, đặc biệt chương trình
tín dụng cho PNCH thông qua Hội phụ nữ của GIPA.
V. KHUYẾN NGHỊ

 Đầu tư hơn nữa vào các dịch vụ SKTDSS cho PNCH, trong đó có lồng ghép SKTDSS vào các dịch vụ
HIV.
 Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và xã hội đáp ứng vấn đề bạo lực giới.

Thiết lập các dịch vụ và mạng lưới chuyển tuyến có sự điều phối và tham gia của các cơ quan như TT
PC AIDS cấp tỉnh/TP hay Hội PC AIDS các cấp.
 Tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ tín dụng nhỏ, tạo thu nhập thông qua hỗ trợ vốn vay, giải
quyết vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử.

Thực hiện và đánh giá các mô hình vay vốn tín dụng khác nhau,

Hỗ trợ xây dựng phương án kinh doanh cho các hộ vay vốn tạo thu nhập. cho h và tập huấn quản lý tài
chính
49


TĂNG CƯờNG Sự TIếP CậN CủA NGƯờI SốNG CHUNG VớI HIV/AIDS Và
NGƯờI Có NGUY CƠ NHIễM HIV TớI CáC DịCH Vụ TàI CHíNH VI MÔ Để TạO
VIệC LàM, TĂNG THU NHậP, ổN ĐịNH CUộC SốNG
Nguyn Th Ngc Anh1, Nguyn Thu Anh1,
Ngụ Minh Trang2, Saul Helfenbein1
1
D ỏn HIV ni lm vic do USAID ti tr,
2
C quan phỏt trin Quc t Hoa Ky (USAID)
I. Đặt vấn đề
D ỏn H tr vic lm v d phũng HIV ni lm vic cho Ngi cú nguy c cao ti Vit Nam ca C quan
Hp tỏc Phỏt trin Hoa K (D ỏn HIV ni lm vic) cú thi hn l 5 nm t 2009-2013. D ỏn do Chemonics
International, Inc. thc hin trong khuụn kh Chng trỡnh cu tr khn cp v phũng chng AIDS (PEPFAR)
ca Tng thng Hoa K. Mc tiờu ca d ỏn l d phũng lõy nhim HIV trong nhúm ngi cú nguy c cao v

cung cp cỏc c hi vic lm cng nh cỏc h tr tng cng kinh t cho nhng ngi sng chung v cú nguy
`c nhim HIV, nhm gúp phn gim tỡnh trng phõn bit i x v tng tỏc ng d phũng. thc hin mc
tiờu ny, D ỏn tin hnh hot ng trờn ba hp phn ln l chớnh sỏch ti ni lm vic, dch v t vn hng
nghip v vic lm, v ti chớnh vi mụ (TCVM). D ỏn phi hp vi cỏc t chc chớnh ph, phi chớnh ph, cỏc
doanh nghip v cng ng thỳc y lng ghộp cỏc hot ng h tr vic lm v d phũng HIV cho nhúm
i tng ca d ỏn.
Nm 2010 d ỏn bt u thc hin cỏc hot ng ti chớnh vi mụ nhm giỳp nhúm i tng t to vic lm,
n nh ca cuc sng v hũa nhp vo cng ng. Qua phõn tớch v ỏnh giỏ tỡnh hỡnh chung v vic tip cn
dch v TCVM cho ngi sng chung, b nh hng v cú nguy c nhim HIV, D ỏn ó xut v c
USAID ng h thc hin thớ im chin lc lng ghộp HIV vo cỏc nh cung ng dch v TCVM chớnh thc
v chuyờn nghip Vit Nam. Chin lc ny bao gm:
* H tr Ngõn hng CSXH Vit Nam thớ im c ch cho vay nhúm i tng ny thụng qua xõy dng mụ
hỡnh hp tỏc, i tỏc gia Ngõn hng v t chc hot ng v HIV/AIDS
* H tr thớ im lng ghộp HIV vo c ch cho vay hin hnh ca T chc ti chớnh qui mụ nh trỏch
nhim hu hn Tỡnh Thng (Qu TYM) ca T Hi LHPN VN v kt ni T chc ny vi t chc hot ng
v HIV/AIDS
* Thc hin cỏc hot ng nõng cao nng lc v ti chớnh vi mụ v phỏt trin kinh doanh cho cỏc d ỏn tớn
dng nh ca cỏc t chc hot ng v HIV/AIDS v khỏch hng ca cỏc t chc ny.
II. Sự cần thiết của mô hình đối tác trong cung cấp dịch vụ tài chính vi mô
Trong nhng nm gn õy, vi nhng ci thin v iu tr v chm súc y t v xó hi, nhu cu v vic lm
cho ngi sng chung vi HIV v ngi sau cai ngy cng tr nờn cp thit. Vic cung cp cỏc dch v ti chớnh
vi mụ phự hp vi nhúm i tng ny c xỏc nh l mt trong nhng chin lc v cụng c hu hiu giỳp
cho nhúm i tng t to vic lm, c lp hn v kinh t, hũa nhp vo cng ng v gim kh nng lõy
nhim.
Hin ti, tip cn TCVM ca ngi sng chung vi HIV, b nh hng bi HIV v cú nguy c nhim HIV
cũn rt hn ch do nhiu lý do, trong ú cú c s phõn bit v k th. Theo ỏnh giỏ nhanh cỏc hot ng tng
thu nhp cho ngi sng chung vi HIV v ngi sau cai ca D ỏn HIV ni lm vic (6/2009), cú mt s t
chc hot ng trong lnh vc phũng chng HIV/AIDS cú lng ghộp hot ng cho vay vn nh cho nhúm i
tng ny. Tuy nhiờn, cỏc hot ng/d ỏn ny cũn rt l t, hn ch v qui mụ v kh nng qun lý cng nh
kh nng t vng v m rng.

Cỏc t chc/chng trỡnh ti chớnh qui mụ cho ngi nghốo v ngi cú thu nhp thp cú qui mụ ln v bn
vng thng tp trung nhiu cỏc vựng nụng thụn v cha m rng nhiu ra cỏc vựng ụ th v ni cú s lng
ln ngi sng chung HIV v ngi sau cai. Ngoi ra, nhng ngi sng chung vi HIV/AIDS v cú nguy c
nhim HIV thng c coi l nhúm cú ri ro tin dng cao, do vy khú tip cn c cỏc dch v ca cỏc t
chc/chng trỡnh ny mc dự h cú th thuc i tng ớch (ngi nghốo v ngi thu nhp thp) ca cỏc t
chc/chng trỡnh ny. NHCSXH l t chc duy nht c y thỏc gii ngõn vn vay cho cỏc doanh nghip vi
mụ cú s dng lao ng l ngi sau cai nghin ma tỳy (theo NQ 212/2007/QD-TTg), tuy nhiờn, ngun vn ny
ph thuc vo s quan tõm v kh nng ngõn sỏch ca tng a phng. Hin ti NHCSXH cha cú chng
trỡnh cho vay chuyờn bit cho i tng ny v cng cha cú s liu thng kờ t l ngi sng chung vi HIV
c vay vn.
Vic tng cng hn na hot ng ca cỏc chng trỡnh sinh k v TCVM cho ngi sng chung v nh
50


hưởng bởi HIV cũng như các đối tượng có nguy cơ cao là được đánh giá là một nhu cầu cần đáp ứng trong thời
gian tới. Ngoài ra, do hạn hẹp về nguồn vốn và yêu cầu chuyên nghiệp hóa các hoạt động TCVM, cũng như sự
thiết yếu của các hỗ trợ về y tế và xã hội đối với các đối tượng này trong quá trình sử dụng các dịch vụ tài chính
vi mô, các mô hình hợp tác, đối tác giữa các bên hoạt động về HIV/AIDS và các chương trình/tổ chức TCVM
bền vững và chuyên nghiệp nên được nghiên cứu và thực hiện thí điểm.
Chiến lược chiến lược lồng ghép HIV vào các nhà cung ứng dịch vụ TCVM chính thức và chuyên nghiệp ở
Việt Nam được đề xuất nhằm giải quyết những khó khăn hiện tại làm cản trở sự tiếp cận của người sống chung
với HIV và người sau cai tới các dịch vụ TCVM được quản lý chuyên nghiệp và bền vững, tận dụng và phát huy
được thế mạnh của các đối tác tham gia, đồng thời tăng cường thực hiện sứ mệnh xã hội và kinh tế của các tổ
chức TCVM và tổ chức HIV tham gia.
III. Giíi thiÖu v¾t t¾t vÒ c¸c can thiÖp ®Ò xuÊt vÒ tµi chÝnh vi m« cña Dù ¸n
1. Hỗ trợ Ngân hàng CSXH Việt Nam thí điểm cơ chế cho vay nhóm đối tượng này thông qua xây
dựng mô hình hợp tác, đối tác giữa Ngân hàng và tổ chức hoạt động về HIV/AIDS
Can thiệp này nhằm thí điểm lồng ghép cho vay nhóm đối tượng là những người sống chung với HIV/AIDS
và người sau cai vào các hoạt động cho vay hiện hành của công cụ cho vay chính sách của Chính phủ - Ngân
hàng CSXH Việt Nam. Mô hình thí điểm này sẽ được thực hiện thông qua sự phối hợp/đối tác giữa NHCSXH

và một tổ chức hoạt động về HIV/AIDS (tổ chức HIV/AIDs) trong đó Ngân hàng sẽ tập trung vào các dịch vụ
tín dụng, tiết kiệm và đào tạo có liên quan và tổ chức HIV/AIDS sẽ chịu trách nhiệm về xác định người vay và
có những hỗ trợ y tế, xã hội cần thiết cho người vay. Tổ chức HIV/AIDS cũng sẽ tham gia tích cực trong quá
trình giám sát và hoàn trả vốn vay cũng như phối hợp với Dự án HIV nơi làm việc để có các hỗ trợ phát triển
kinh doanh cần thiết cho người vay. Ngân hàng CSXH đã thể hiện sự quan tâm tới hỗ trợ đối tượng này và sẵn
sàng hợp tác với Dự án để thực hiện thí điểm mô hình đối tác. Hiện tại, Dự án đang tích cực làm việc với Ngân
hàng và tổ chức HIV/AIDS (dự kiến là FHI) để thiết kế chi tiết các bước đi và qui trình thực hiện mô hình. Hình
dưới đây minh hoa cho mô hình hợp tác dự kiến:
Các hoạt động dự kiến của can thiệp này bao gồm:
*Đánh giá, khảo sát tình hình để chọn địa bàn thí điểm và các đối tác có liên quan
*Kết nối và xây dựng quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan
*Đào tạo cán bộ của Ngân hàng về những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS và cách thức phục vụ nhóm đối
tượng này
*Đào tạo cán bộ của tổ chức HIV/AIDS và các bên liên quan về mô hình hợp tác, qui trình cho vay của ngân
hàng và cách thức lựa chọn đối tượng.
*Hỗ trợ Ngân hàng xem xét và điều chỉnh hệ thống quản lý vốn vay cũng như mẫu biểu cần thiết của ngân
hàng khi cho vay nhóm đối tượng này.
*Đào tạo cho người vay tiềm năng về thủ tục vay vốn, giáo dục tài chính và phát triển kinh doanh…
*Hỗ trợ kỹ thuật và theo dõi trong qua trình thực hiện mô hình
*Đánh giá, tổng kết về mô hình để làm cơ sở mở rộng ra các địa bàn khác của Ngân hàng.
2. Hỗ trợ thí điểm lồng ghép HIV vào cơ chế cho vay hiện hành của Tổ chức tài chính qui mô nhỏ
trách nhiệm hữu hạn Tình Thương (Quỹ TYM) của TƯ Hội LHPN VN và kết nối Tổ chức này với tổ
chức hoạt động về HIV/AIDS
Tương tự như can thiệp với NHCSXH, mục đích của can thiệp này là thí điểm lồng ghép HIV vào vân hành
tài chính vi mô hiện hành của Quỹ TYM. Quỹ TYM là đơn vị trực thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, được
thành lập năm 1992 với hoạt động chính là cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô cho phụ nữ nghèo. Quỹ TYM
HIV Nơi
làm
Hỗ trợ
nối và

thuậttài chính qui mô nhỏ ở
đã được Ngân hàng Nhà nước Việt NamDự
cấpánphép
chính
thức hoạt động
nhưkếtmột
tổkỹchức
việc
Việt Nam theo
Nghị
định
28/165
của
Chính
phủ.
Quỹ
TYM
đang
hoạt
động
trên
10
tỉnh/thành trong cả nước,
Hỗ trợ tài chính và kỹ thuật
thu hút sự tham gia của gần 50.000 chị em phụ nữ nghèo, với tổng dư nợ vốn là 248 tỷ đồng và dư nợ tiết kiệm
đạt 57 tỷ đồng. Quỹ TYM cũng đã thể hiện sự quan tâm và sẵn sàng hợp tác với Dự án để hỗ trợ nhóm đối
hàng
Đào tạo
cán bộ,
đối tácbởi HIV/AIDs tiếp cận

Tổ chức
tượng là Ngân
những
phụ nữ đang sống chung,
bị ảnh
hưởng
các dịch vụ hiện hành
của Quỹ
Chính sách
sử
HIV/AIDs
h
cũng như hợp
tác
với
các
tổ
chức
làm
việc
về
HIV/AIDS
để
đảm
bảo
hỗ
trợ
hiệu
quả
cho

nhóm
đối
tượng
này.
n
XH
trì
GD
á
Hiệnkiệtại,TàDự án HIV nơi làm việc đang làm việc với Ban Quản lý Quỹ TYM để cụ thể hóa qvà
u xây
dựng chi tiết
ác
m ic
ng i kh
hín dưới đây minh họa qui trình cho vay cho nhóm đối tượng này của Quỹ TYM:
o
mô hình. Hình
tr hộ
h
,d

ị ch

vụ
tín

dụ
ng


tiế

t

Người vay được chọn, thẩm51
định tham
gia vào nhóm TD-TK hiện hành của Ngân
hàng CSXH

t
sá , xã
m
ế
á t
gi y
y, trợ
a
i v hỗ
ườ ác
g
n àc
nh n v

đ
c vố
Xá ụng
d


Chi nhỏnh ca TYM


PLHIVs
Cn vn
sn xut, kinh
doanh

Cỏn b ca t
chc HIV/AIDS
Xỏc nh v gii
thiu khỏch hng
cho TYM
H tr xó hi v y
t cn thit cho i
tng

Phờ duyt vn, phỏt vn v
qun lý h thng theo dừi
vn vay

Cỏn b tớn dng ca
TYM
Thm nh v tuyn
dng, o to i tng
vo nhúm.
Thm nh vn v thc
hin qui trỡnh xột duyt
vn

PLHIVs
Nhn, s dng

vn tng
thu nhp v
hon tr vn
Cỏc nhúm TD-TK ca
TYM
H tr ln nhau trong
quỏ trỡnh s dng v
hon tr vns

Cỏc hot ng d kin ca can thip ny bao gm:
* ỏnh giỏ, la chn t chc i tỏc, kt ni v xõy dng quan h hp tỏc gia cỏc bờn liờn quan
* o to cỏn b ca Qu TYM v nhng kin thc c bn v HIV/AIDS v cỏch thc phc v nhúm i
tng ny
* o to cỏn b c s ca t chc HIV/AIDS v cỏc bờn liờn quan v mụ hỡnh hp tỏc, qui trỡnh cho vay
ca ngõn hng v cỏch thc la chn i tng.
* H tr TYM xem xột v iu chnh h thng qun lý vn vay hin hnh ca TYM cú th theo dừi v
qun lý vic cho vay nhúm i tng ny.
* o to cho ngi vay tim nng v th tc vay vn, giỏo dc ti chớnh v phỏt trin kinh doanh
* o to cho thnh viờn ca nhúm TD-TK ca TYM v HIV v chng k th
* H tr k thut v theo dừi trong qua trỡnh thc hin mụ hỡnh
* ỏnh giỏ, tng kt v mụ hỡnh lm c s m rng ra cỏc a bn khỏc ca TYM ni cú t l HIV/AIDS cao.
3. Thc hin cỏc hot ng nõng cao nng lc v ti chớnh vi mụ v phỏt trin kinh doanh cho cỏc d ỏn tớn
dng nh ca cỏc t chc hot ng v HIV/AIDS v khỏch hng ca cỏc t chc ny.
Cỏc hot ng can thip 3 trong chin lc ti chớnh vi mụ ca D ỏn l cỏc hot ng tip theo cỏc khúa
o to v qun lý ti chớnh vi mụ cho cỏn b ca cỏc t chc i tỏc ca USAID cú cỏc d ỏn cho vay nh cho
nhng ngi sng chung, b nh hng v cú nguy c nhim HIV/AIDS.
Trong thi gian ti, D ỏn s tp trung vo o to v h tr k thut theo yờu cu c th ca d ỏn/hot
ng cho vay nh cú mong mun m rng v hot ng bn vng trong lnh vc ny. Ngoi ra, D ỏn cng s
tip tc cỏc hot ng o to v t vn v cỏc k nng, kin thc cn thit trong khi s v phỏt trin kinh
doanh cho cỏc i tng vay vn ca cỏc d ỏn ny. D ỏn d kin thc hin cỏc hot ng o to cú liờn quan

n khi s v phỏt trin kinh doanh thụng qua s hp tỏc v phi hp vi mt t chc chuyờn v lnh vc ny
v d kin s s dng mng li ging viờn SIYB v Get Ahead ó c o to bi chng trỡnh ca ILOVCCI.

KHảO SáT NHU CầU VIệC LàM Và NĂNG LựC CủA NGƯờI SốNG CHUNG VớI
HIV Và NGƯờI SAU CAI TạI Hà NộI
52


Đàm Thị Thanh Hoa, Nguyễn Thu Anh, Ngô Minh Trang,
Dương Trường Thủy, Saul Helfenbein
Dự án HIV nơi làm việc do USAID tài trợ,
Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID)
GIỚI THIỆU
Từ năm 2008 đến 2013, dự án HIV nơi làm việc (HIV Workplace Project) do USAID tài trợ được thực hiện
bởi tổ chức Chemonics tập trung vào việc phát triển các chính sách HIV nơi làm việc, cung cấp các dịch vụ hỗ
trợ về sức khỏe, phúc lợi xã hội cũng như tạo cơ hội làm việc và vay vốn tín dụng phát triển kinh tế cho người
sống chung với HIV và người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV tại 7 tỉnh/thành phố nhận viện trợ của Kế Hoạch
Cứu Trợ Khẩn Cấp Của Tổng Thống Hoa Kỳ Về Phòng, Chống HIV/AIDS (PEPFAR): Hà Nội, Hải Phòng,
Quảng Ninh, Nghệ An, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và An Giang.
Để có cơ sở cho việc hỗ trợ tạo cơ hội việc làm, dự án đã tiến hành khảo sát với các mục tiêu:
- Tìm hiểu nhu cầu việc làm, năng lực làm việc và những khó khăn gặp phải trong quá trình tìm kiếm việc
làm của nhóm người sống chung với HIV và người có nguy cơ cao
- Cung cấp những dịch vụ hỗ trợ tạo cơ hội việc làm phù hợp cho nhóm đối tượng trên.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Người sống chung với HIV và người sau cai nghiện ma túy có nhu cầu việc làm tại Hà Nội.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp định tính và định lượng
- Địa bàn nghiên cứu: Hà Nội
- Thời gian: Tháng 4 và tháng 5 năm 2009

- Các bước tiến hành nghiên cứu:
Bước 1:
- Thiết kế bộ công cụ khảo sát gồm 53 câu hỏi dành cho người sống chung với HIV và người sau cai nghiện
ma túy có nhu cầu việc làm. Bộ công cụ được thử nghiệm với 10 mẫu được chọn ngẫu nhiên từ nhóm tự lực.
Bước 2:
- Đại diện của 23 trên 29 nhóm tự lực tại Hà Nội, đại diện cho 1.287 thành viên tham dự cuộc họp với nhóm
nghiên cứu. Trong số các nhóm tham gia khảo sát, có 20 nhóm tự lực của người sống chung với HIV và 3 nhóm
tự lực của người sau cai nghiện ma túy. Tuy nhiên, các nhóm tự lực HIV cũng bao gồm cả người sau cai và các
nhóm sau cai cũng bao gồm cả người sống chung với HIV.
- Bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến thành viên các nhóm tự lực thông qua đại diện của nhóm để thu thập
thông tin thứ cấp. Việc trả lời câu hỏi khảo sát là hoàn toàn tự nguyện.
- Trong số 1.287 thành viên các nhóm tự lực, 418 người trả lời các câu hỏi trong bảng khảo sát với tỉ lệ 33%.
Trong số này, 330 người cho biết có nhu cầu việc làm và hoàn thành ít nhất 25 trên 53 câu hỏi khảo sát.
Quy trình chọn mẫu khảo sát

23 nhóm tham gia
khảo sát
1.287 thành viên
330 người có nhu cầu
việc làm

29 nhóm tự lực tại Hà
Nội
6 nhóm không tham
gia khảo sát
957 người không có
nhu cầu việc làm

Bước 3:
- Mã hóa số liệu và phân tích SPSS 12.0

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả khảo sát cho thấy trong 330 người sống chung với HIV và người sau cai nghiện ma túy tham gia
khảo sát và có nhu cầu việc làm, 52% là nam giới và 48% là nữ giới. Số người sống chung với HIV không có
tiền sử sử dụng ma túy là 54%, số người sử dụng ma túy nhưng không có HIV là 12% và 34% vừa sống chung
với HIV vừa có tiền sử sử dụng ma túy. Trên 60% nhóm sống chung với HIV không sử dụng ma túy là phụ nữ
53


và 75% nhóm sống chung với HIV có sử dụng ma túy là nam giới.
Giới tính
Nam
Nữ
Tổng cộng

HIV không sử dụng ma túy
n
68
110
178

%
38
62
100

Sử dụng ma túy
không có HIV
n
%
18

46
21
54
39
100

HIV và sử dụng ma túy
n
85
28
113

%
75
25
100

Các nhóm
n
171
159
330

%
52
48
100

Hầu hết những người tham gia khảo sát ở độ tuổi lao động với 77% từ 25 đến 40 tuổi. Về trình độ văn hóa,
45% có trình độ phổ thông cơ sở, 32% phổ thông trung học, gần 9% có học tại các trường nghề và 8% có trình

độ cao đẳng, đại học.

Làm đồng đẳng viên cho các dự án về HIV/AIDS là công việc phổ biến nhất của những người được khảo sát,
chiếm gần 23%. Khoảng 9% kinh doanh buôn bán cùng gia đình, gần 5% làm thuê công nhật. Số người làm việc
tại các doanh nghiệp chỉ chiếm 5% và số thất nghiệp gần 60%.
Nghề nghiệp hiện tại

Về kỹ năng và kinh nghiệm làm việc, 22% đã và đang làm công việc bán hàng, buôn bán nhỏ, gần 15% có
nghề may và số tương tự có nghề nấu ăn. Gần 10% có nghề lái xe, 12% có nghề cơ khí, điện, điện tử. Gần một
phần tư (22%) số người được khảo sát cho biết không có nghề nghiệp gì.
Tìm việc làm qua người thân quen, bạn bè và các mối quan hệ nhân là kênh tìm kiếm việc làm chủ yếu của
những người sống chung với HIV và sau cai được khảo sát, với tỉ lệ gần 78%. Chỉ có một tỉ lệ nhỏ tìm việc qua
các kênh chính thức, cụ thể gần 15% qua trung tâm xúc tiến việc làm và 3% qua internet và báo chí.
Kinh nghiệm làm việc
Bán hàng / Buôn bán nhỏ
Thợ may
Nấu ăn
Lái xe
Thợ cơ khí
Việc liên quan đến xây dựng
Dịch vụ
Kế toán, tài chính
Điện, điện lạnh
Kinh doanh
Khác
Không có nghề nghiệp

%
22.0
15.2

14.4
9.7
7.6
6.3
5.8
3.7
3.1
1.8
8.1
22.3

Liên quan đến các công việc được mong muốn nhất, hầu như một nửa những người được khảo sát thể hiện
mong muốn của họ là mở một cửa hàng nhỏ để tự điều hành như sạp bán hoa quả, thức ăn trên phố, cắt tóc,
internet café, và có thể có được thu nhập hàng ngày, họ cũng mong muốn làm việc như một Đồng đẳng viên
54


hoc tuyờn truyn viờn. Mt phn t s khỏc thy khụng chc chn v mong i v nh hng ngh nghip ca
h. Nhiu ngi mong s cú cụng vic m thi gian lm vic bỏn thi gian v khụng gũ bú. Nhng ngi tham
gia c hi v mong mun thu nhp hng thỏng s l bao nhiờu. 52% mong t 1,200,000 n 2,499,000
VND/thỏng; 43% mun ớt nht 2,500,000 VND/thỏng.

Cỏc tr ngi khi tỡm kim vic lm i vi nhúm c kho sỏt bao gm: iu kin sc khe yu, b nh
tuyn dng v ng nghip k th v phõn bit i x, khụng cú phng tin i li, lch lm vic mõu thun vi
lch iu tr, khụng cú kinh nghim lm vic cng nh khụng cú kinh nghim tỡm vic v xin vic, thiu thụng
tin v cỏc c hi vic lm, trỡnh hc vn thp, thiu cỏc k nng ngh nghip.
KT LUN
Tỡm kim cụng vic trong cỏc c s kinh doanh chớnh thc thc s l mt thỏch thc i vi hu ht nhng
ngi sng chung vi HIV v nhng ngi sau cai do nhiu tr ngi cỏ nhõn v thiu chun b tr c khi bc
vo th trng vic lm. Kho sỏt cng cho thy s khụng tng xng trong mong i v cụng vic, thu nhp

vi trỡnh hc vn khụng ỏp ng cng vi vic thiu cỏc kinh nghim lm vic trong cỏc doanh nghip. Gn
43% nhúm kho sỏt mong mun cú lng hng thỏng nh nhng cụng nhõn lnh ngh trong khi phn ln s h
khụng cú k nng ngh nghip v cú trỡnh hc vn. Rt nhiu ngi mong cú vic lm vi thi gian lm vic
thoi mỏi trong khi cỏc doanh nghip ũi hi cụng nhõn lm vic y gi nh quy nh t 40 n 48 ting
mt tun. Thờm na nhng ngi sng chung vi HIV v nhng ngi s dng ma tỳy thng phi i mt vi
cỏc tr ngi nh s phõn bit i x hoc cỏc quan nim tiờu cc t phớa nh tuyn dng. im ny thc s y
h vo th bt li trong so sỏnh vi nhng ngi tỡm vic khỏc.
Ngi sng chung vi HIV v ngi sau cai cú nhu cu c vay vn v th hin mong mun m cỏc ca
hng nh t kinh doanh nh ca hng tp hoỏ, bỏn thc n trờn ph, ct túc, quỏn cafộ
KHUYN NGH
Dch v h tr to vic lm cn tp trung vo vic chun b cho ngi sng chung vi HIV v ngi sau cai
trc khi tham giao vo th trng lao ng bao gm cỏc bc:
1. T vn ngh nghip v h tr tõm lý xó hi
2. o to k nng sng, k nng xin vic v k nng lm vic
3. o to ngh
4. Tng cng xõy dng mng li h tr vic lm ti a húa ngun lc xó hi sn cú nh cỏc trng /
trung tõm dy ngh, trung tõm gii thiu vic lm, sn giao dch vic lm, doanh nghip v.v
Ngoi ra, ỏp ng nhu cu vay vn sn xut kinh doanh ca ngi sng chung vi HIV v ngi sau
cai, d ỏn lm vic vi Ngõn hng chớnh sỏch xó hi Vit Nam v cỏc t chc ti chớnh vi mụ trong vic thit k
chng trỡnh ti chớnh vi mụ cho nhúm i tng trờn.

ĐáNH GIá THựC TRạNG Và Đề XUấT MộT Số GIảI PHáP NHằM NÂNG CAO
NĂNG LựC TRUNG TÂM PHòNG, CHốNG HIV/AIDS TỉNH, THàNH PHố
55


×