Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.45 KB, 22 trang )

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................1
MỞ ĐẦU..............................................................................................................3
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ.........................................................4
1.3. Vị trí địa lý của cơ sở................................................................................4
1.4. Quy mô, công suất, thời gian hoạt động của cơ sở....................................5
1.4.2. Quy mô đầu tư....................................................................................5
1.4.3. Các hạng mục công trình....................................................................5
1.4.4. Nhu cầu về lao động...........................................................................6
1.5. Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng..................................................6
1.5.1.Nhu cầu nhiên liệu...............................................................................6
1.5.2. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu sử dụng của cửa hàng trong một ngày...7
1.5.3. Nhu cầu và nguồn cung cấp điện........................................................7
1.5.4. Nhu cầu và nguồn cung cấp nước......................................................7
CHƯƠNG 2. NGUỒN THẢI VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ.............................7
2.1. Nguồn thải.................................................................................................7
2.1.1. Chất thải rắn trong quá trình hoạt động của cửa hàng........................7
2.1.2. Nguồn chất thải lỏng..........................................................................8
2.1.3. Nguồn chất thải khí..........................................................................10
2.1.4. Các tác động khác.............................................................................12
Ngoài ra còn có nguy cơ về tìm ẩn về rò rỉ ở các bồn chứa xăng, doanh
nghiệp đã sử dụng bồn đúng quy chuẩn đã kiểm tra về áp lực, được bảo quản
bằng nhựa đường số 4 và vải thủy tinh đúng tiêu chuẩn.................................13
2.2. Biện pháp quản lý, xử lý..........................................................................13
2.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn trong quá trình hoạt động của cửa
hàng.............................................................................................................13
2.2.2. Biện pháp quản lý, xử lý chất thải lỏng............................................16
2.2.3. Biện pháp quản lý, xử lý chất thải khí..............................................17
2.2.4. Giảm thiểu các tác động khác...........................................................18


KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT......................................................20
1. Kết luận......................................................................................................20
2. Kiến nghị....................................................................................................20
3. Cam kết.......................................................................................................20
PHỤ LỤC...........................................................................................................22

1


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
THANH DƯƠNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Về việc xác nhận đăng ký đề án bảo vệ
môi trường đơn giản của Cửa hàng kinh
xăng dầu Thanh Dương.

Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện Krông Ana
Doanh nghiệp Tư nhân Thanh Dương do ông Võ Thanh Hà làm Giám đốc
hiện trú tại Thôn Tân Hòa Đông, xã Ea Bông, huyện Krông Ana, tỉnh ĐăkLăk,
xin gửi đến Ủy ban nhân dân huyện Krông Ana năm (05) bản đề án bảo vệ môi
trường đơn giản của Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương.
Chúng tôi cam kết rằng mọi thông tin số liệu đưa ra tại bản đề án nói trên
là hoàn toàn trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có gì
sai phạm.
Kính đề nghị Ủy ban sớm xem xét và cấp giấy xác nhận đăng ký đề án

bảo vệ môi trường đơn giản này.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng TN&MT;
- Lưu cơ sở.

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THANH DƯƠNG
GIÁM ĐỐC

Võ Thanh Hà

2


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương

MỞ ĐẦU
Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương của Doanh nghiệp Tư nhân
Thanh Dương do ông Võ Thanh Hà đại diện tại Thôn Tân Hòa Đông, xã Ea
Bông, huyện Krông Ana, tỉnh ĐăkLăk được xây dựng và đăng ký kinh doanh
năm 2004 tại Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 40.01.000.858 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư cấp ngày 03/3/2004.
Huyện Krông Ana nằm về phía Đông Nam tỉnh Đăk Lăk, cách trung tâm
thành phố Buôn Ma Thuột 32 km theo đường tỉnh lộ II, là một huyện có nền
kinh tế hàng hoá nông nghiệp tương đối phát triển, có tiềm năng lớn để phát
triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh đảm bảo việc lưu thông
hàng hóa trên địa bàn, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tương đối lớn và có xu hướng
ngày một tăng.
Dựa theo nhu cầu phát triển kinh tế của xã hội cũng như định hướng phát

triển kinh tế - xã hội của huyện và tỉnh đến năm 2020. Nhằm đáp ứng cho nhu
cầu sử dụng xăng dầu của bà con tại địa phương, Doanh nghiệp Tư nhân Thanh
Dương do ông Võ Thanh Hà làm Giám đốc, hiện trú tại thôn Tân Hòa Đông, xã
Ea Bông, huyện Krông Ana đã mở một Cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại địa
điểm trên và luôn nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn thử thách, hoàn
thành tốt nhiệm vụ kinh tế, góp phần xây dựng và phát triển KT-XH.
Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường đã được đảng và Nhà
nước coi trọng. Được sự quan tâm hướng dẫn của các cơ quan ban ngành tại địa
phương, chúng tôi nhận thấy Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương chưa
đăng ký một trong các thủ tục về môi trường như: không có giấy xác nhận đăng
ký đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đăng ký bảo vệ môi trường, văn bản
thông báo về việc chấp nhận bản đăng ký bảo vệ môi trường, giấy xác nhận
đăng ký đề án bảo vệ môi trường.
Vì vậy, để thực hiện tốt các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường
hộ gia đình chúng tôi xin xây dựng đề án bảo vệ môi trường đơn giản của Cửa
hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương; kính đề nghị các cấp xem xét xác
nhận để gia đình chúng tôi thực hiện nhiệm vụ của mình.

3


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ
1.1. Tên cơ sở : Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương.
1.2. Chủ cơ sở : Doanh nghiệp Tư nhân Thanh Dương.
- Đại diện: ông Võ Thanh Hà
- Địa chỉ liên hệ: Thôn Tân Hòa Đông, xã Ea Bông, huyện Krông Ana,
tỉnh ĐăkLăk
- Điện thoại: 0500.3650546

1.3. Vị trí địa lý của cơ sở
Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương của Doanh nghiệp Tư nhân
Thanh Dương được xây dựng tại thôn Tân Hòa Đông - xã Ea Bông - huyện
Krông Ana - tỉnh DăkLăk.
Vị trí xây dựng dự án thuộc thửa đất số 246; tờ bản đồ số 14, xã Ea Bông,
huyện Krông Ana, tỉnh ĐăkLăk, vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp

: Đường TL2;

- Phía Nam giáp

: Thửa đất số 38;

- Phía Đông giáp : Thửa đất số 245;
- Phía Tây giáp

: Thửa đất số 247.

Vị trí này rất thuận lợi với loại hình kinh doanh xăng dầu, vì nằm trên trục
đường giao thông Tỉnh lộ 2, có nhiều phương tiện giao thông đi ra thành phố
Buôn Ma Thuột và đi vào trung tâm thị trấn Buôn Trấp. Hơn nữa tại khu vực
này chưa có một cây xăng nào khác.
Mặt khác khu vực dự án cũng có hệ thống giao thông thuận lợi nên thuận
lợi cho việc cung cấp nguyên nhiên liệu cho sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của
nhân dân. Vị trí khu đất đem lại nhiều lợi thế: Cơ sở hạ tầng khu vực dự án
tương đối hoàn thiện với hệ thống đường giao thông liên thôn và liên xã, rất
thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm.
Sơ đồ bố trí mặt bằng
Đường TL2


Cửa hàng

Kho
4


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương

1.4. Quy mô, công suất, thời gian hoạt động của cơ sở
1.4.1. Vốn đầu tư: 300.000.000 đồng, trong đó:
- Vốn lưu động: 130.000.000 đồng
- Vốn xây dựng công trình 170.000.000 đồng
+ Xây dựng cơ bản: 80.000.000 đồng
+ Đầu tư trang thiết bị: 60.000.000 đồng
+ Đầu tư quản lý dự án và chi phí dự phòng: 30.000.000 đồng
1.4.2. Quy mô đầu tư
Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương của Doanh nghiệp Tư nhân
Thanh Dương được đầu tư xây dựng xăng dầu theo quy mô cửa hàng loại II
trong tiêu chuẩn TCVN 4540 - 1998 , kinh doanh các mặt hàng : xăng A 95,
xăng mogas 92, dầu Diesel , nhớt.
1.4.3. Các hạng mục công trình
1.4.3.1. Khu bể chứa
Dùng loại bể chứa 50m3. Gồm có 04 bồn thép trụ tròn nằm ngang dùng để
chứa xăng A95, xăng A92 và dầu Diezel (Do), có 04 hố van, độ cao nền bồn so
với mặt nền 0,5m.
- Kết cấu : Bồn được lắp đặt chôn ngầm và nằm trên hệ thống dầm chống
nổi bằng bê tông cốt thép, phân cách bởi lớp nệm cát dày 200mm, có các neo
thép ngầm trong dầm chống nổi, mặt bể được đổ bê tông đá (1,2*1,2m) dày
150mm trên xây gạch đặc mác 75 với vữa xi măng mác 50, cao 0,7 m làm thành

hố vanle cố nắp đậy bằng gang chuyên dụng , trát thành hố van bằng vữa xi
măng mác 75- 20, mặt trong đánh màu bằng xi măng nguyên chất.
- Hệ thống nhập: Mỗi miệng bể có gắn ống nhập 100mm. Cổ gài kín với
ống xả của xe bồn nhập nguyên liệu bằng phương pháp tự chảy từ ôt Xitec qua
các họng nhập kín vào bể chứa; mỗi loại nguyên liệu nhập một họng nhiên liệu
riêng .
- Hệ thống xuất : Ống xuất là ống mạ kẽm 40 * 49, dày 3mm, crepin được
lắp trên ống bể, toàn bộ hệ thống ống xuất dẫn từ các bồn chứa đến mỗi cột bơm
đều có ngăn chặn và được đặt ngầm trong ống có tấm đan chịu lực và chìm
trong cát sạch. Xuất bán lẻ xăng dầu bằng cột bơm chạy điện với lưu lượng xuất
Q = 451/phút ( hai cột bơm dầu diesel, hai cột bơm xăng A95 và hai cột bơm
xăng Mogas 92 ),đường ống xuất được liên kết bằng hàn hoặc bằng bít. Các bồn
chứa được lắp hệ thống chống xét độc lập nối bãi tiếp đất có R ≤ 10 Ω , đường
ống xuất , cột bơm được nối đất an tòn với R ≤ 4Ω , cửa hàng luôn trang bị đầy
đủ các thiết bị PCCC đúng quy định.
Hệ thống thoát khí : Bằng ống thép mạ kẽm 40 * 49 dẫn đến 1 van thoát
khí có bình ngăn tai lửa điện.

5


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương

Neo bể : Làm bằng thép CT3, liên kết bằng hàn dùng que hàn Ф42 hoặc
loại có cường độ tương đương , chiều cao dường hàn H h = 8mm, bu lông phải
được xiết chặt. Trước khi lắp neo bể phải được đánh sạch gỉ, quét neo bể bằng
hai lớp nhựa đường số 4 .
Dầm chống nổi: đúc bằng bê tông mác 150 , cốt thép A-1(ra =
2100kg/cm2 ), liên kết cột thép bằng buộc , dùng dây thép buộc Ф1,5mm, sau
khi lắp dầm vào vị trí đổ bê tông đá 1*2 mác 200 để liên kết dầm giăng .

1.4.3.2 . Nhà bán hàng và mái che cột bơm
Nhà bán hàng và mái che cột bơm được thiết kế hợp khối, có diện tích 85
2
m , trong đó :
a). Nhà bán hàng :
Diện tích : 20 m2
Kết cấu khung bê tông cốt thép , chịu lực tường xây gạch ống dày 200
VXM M50, trát tường trong và ngoài nhà VXM M75, mặt trước sơn trít, nền
láng xi măng , cửa sắt kính , mái lợp tôn sóng vuông , trần tôn lạnh.
b). Mái che cột bơm :
Diện tích xây dựng 65,0 m2
Kết cấu chịu lực khung thép hình kết hợp trụ, móng BTCT. Bê tông
móng ,trụ, giằng đá 1x2, mác 200; kèo thép hình; mái lợp tôn sóng vuông dày
0,42mm; xà cồ thép C125x50x2mm; trần đóng tôn lạnh, đà trần thép C100; trụ
ốp đá cẩm thạch màu đen; nền nhà đảo bơm láng granitô.
1.4.3.3. Kho chứa xăng dầu:
Diện tích 37m2
Kết cấu: mái lợp tôn, tường xây gạch 10cm, cửa sắt, nền xi măng.
1.4.3.4. Bể chứa nước, bể chứa cát:
Tổng diện tích 10m2, được xây bằng bê tông dùng để dự trữ nước và cát
đủ để dập tắt đám cháy trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.
1.4.3.5. Nhà và các công trình phù trợ, công trình xử lý chất thải.
Phần diện tích còn lại dùng để xây dựng nhà ở và các công trình phù trợ
phục vụ cho sinh hoạt cũng như các công trình xử lý chất thải (bể tự hoại xử lý
chất thải).
1.4.4. Nhu cầu về lao động
Khi đi vào hoạt động Cửa hàng có 03 lao động trực tiếp.
1.5. Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng
1.5.1.Nhu cầu nhiên liệu
Cửa hàng kinh doanh chủ yếu 3 loại xăng dầu: xăng A95, xăng A92, Dầu

Diezel và Nhớt. Nhu cầu cửa hàng cung cấp trong một tháng ước tính:
6


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương

STT
1
2
3
4

Chỉ tiêu
Dầu Diezel
Xăng A95
xăng M92
Nhớt

Đơn vị tính
Lít/tháng
Lít/tháng
Lít/tháng
Lít/tháng

Nhu cầu
5000 lít
3000 lít
6000 lít
400 lít


1.5.2. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu sử dụng của cửa hàng trong một
ngày
STT

Các loại năng lượng
nhiên liệu sử dụng

Nguồn cung
cấp

Số lượng
sử dụng

1

Điện

Điện lưới
quốc gia

10kw/ngày

2

Nước

Giếng đào

0.6m3/ngày


3

Các loại khác

Máy phát
điện

9.4 lít dầu

Ghi chú

Nếu cúp điện
ngày 1 giờ

1.5.3. Nhu cầu và nguồn cung cấp điện
Tại khu vực xây dựng dự án đã có mạng lưới điện quốc gia đi qua, do đó
nguồn điện 3 pha lấy từ điện quốc gia; trong trường hợp cúp điện thì chủ dự án
sẽ sử dụng máy phát điện cho mục đích chiếu sáng tại doanh nghiệp. Tổng nhu
cầu sử dụng điện cho dự án ước tính tối đa là 10Kw/ngày.
1.5.4. Nhu cầu và nguồn cung cấp nước
- Nước chủ yếu dùng để vệ sinh: rửa tay, chân trong quá trình làm việc,
lượng nước dùng không đáng kể nên được sử dụng chung từ nguồn nước sinh
hoạt của gia đình. Nguồn cung cấp nước sinh hoạt được lấy từ giếng khoang tại
khu vực thực hiện dự án.
- Nước thải sinh hoạt: Dự án có 03 lao động làm việc và các thành viên
trong gia đình nên mọi sinh hoạt đều thực hiện chung tại hộ gia đình. Lượng
nước thải cho sinh hoạt chủ yếu là rửa tay, chân trong quá trình làm việc, do đó
lượng nước thải sinh hoạt là không đáng kể.

CHƯƠNG 2. NGUỒN THẢI VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

2.1. Nguồn thải
2.1.1. Chất thải rắn trong quá trình hoạt động của cửa hàng
Nguồn phát sinh chất thải rắn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của cửa hàng kinh doanh xăng dầu bao gồm: Chất thải sinh hoạt, và các
loại chất thải bao bì trong quá trình kinh doanh như: vật dụng bao bì, thùng chứa
dầu, nhớt…
7


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương

2.1.1.1. Chất thải rắn sinh hoạt:
Rác thải sinh hoạt trung bình 0,5kg/người/ngày, lượng rác thải phát sinh
tại cửa hàng khoảng 0,5 x 3 người = 1.5 kg/ngày. Chất thải rắn loại này chứa
nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy nếu vì vậy nếu không được thu gom xử lý sẽ sinh
ra mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến sức khỏe và làm mất vễ mỹ quan của cửa
hàng.
2.1.1.2. Chất thải rắn trong quá trình kinh doanh
Bao gồm các loại bao bì, thùng chứa, dẻ lau bị dính các chất thải dầu
nhớt…đây là các loại chất thải nguy hại gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường
nhưng lượng thải này không đáng kể vì các loại xăng, dầu đã được chứa trong
bồn, các loại nhớt được chứa trong các thùng phuy, tuy nhiên chủ dự án sẽ có
những biện pháp để khắc phục hiệu quả nhất.
2.1.1.3. Chất thải phân hầm cầu
Phân hầm cầu chứa rất nhiều vi sinh vật gây bệnh, nhất là vi sinh vật gây
bệnh cho người, do đó việc xử lý phân hầm cầu phải có những phương pháp
riêng để tránh sự lây lan bệnh tật.
Thành phần hóa học của phân hầm cầu :
STT


Các chỉ số

Phân hầm cầu

Ghi chú

1

Lượng phân/người/ngày

100 – 400

01 – 1,3L

2

Nước

70 – 85%

93 – 96%

3

Ni tơ tỏng số

05 – 07%

15 – 19%


4

P2O5

3 – 5,4%

2,5 – 5%

5

K2O

1 – 2,5%

3 – 4,5%

6

CaO

4,5 – 5%

4,5 – 6,5 %

7

C/N

60/10


1

8

BOD

15 – 20g

10g

2.1.2. Nguồn chất thải lỏng
Trong giai đoạn hoạt động nguồn phát sinh nước thải và các chất ô nhiễm
bao gồm:
- Nước thải sinh hoạt chứa các cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các chất
hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh;
- Nước mưa chảy tràn cuốn theo bụi, rác…
2.1.2.1. Nước thải sản xuất
Trong quá trình hoạt động của cửa hàng không có sử dụng nước nên
không có nước thải sản xuất.
2.1.2.2. Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt có chứa chủ yếu các chất cặn bã, chất rắn lơ lửng
(SS), các chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh khi
thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nếu không được xử lý.
8


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương

Vì cửa hàng được xây dựng tại khu vực nhà ở của gia đình, vì vậy nước
thải sinh hoạt là nước dùng sinh hoạt của gia đình. Hiện tại gia đình chỉ có 4

người. Trong đó có 01 người chuyên trong coi cửa hàng.
Ước tính lưu lượng nước cấp cho người ở lại là 100L/người/ngày, cho
công nhân không lưu trú là 50L/người/ngày, vậy lưu lượng nước cấp sinh hoạt:
Q

=

Nxq
1000

=

3x 100
1000

=

0,3(m3/ngày)

Trong đó: q là tiêu chuẩn dùng nước; N là tổng số lao động
Lưu lượng thoát nước bằng 80% lưu lượng cấp nước vậy lượng nước thải
một ngày khoảng 0,32 m3.
Theo tính toán thống kê của nhiều quốc gia đang phát triển, tải lượng chất
ô nhiễm do con người thải vào môi trường mỗi ngày (nếu không xử lý) như sau:
Chất ô nhiễm

Khối lượng (g/người/ngày)

Nhu cầu õy sinh hóa, BOD5


45 - 54

Nhu cầu oxy hóa học, COD

72 - 102

Hàm lượng chất rắn lo lửng, SS

70 - 145

Tổng Nitơ

6 - 12

Amoniac, NH4

2.4 – 4.8

Dầu mỡ

10 - 30

Tổng Phospho

06 – 4.5
(Nguồn số liệu: Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 1993)

Từ đó tính được tải lượng và nồng độ tối đa các chất ô nhiễm trong nước
thải sinh hoạt, kết quả được liệt kê tại bảng sau:
Chất ô nhiễm


Tải lượng

Nồng độ

QCVN
14:2008/BTNMT

(kg/ngày)

(mg/ngày)

BOD5

0.162

540

50

COD

0.306

1020

-

SS


0.435

1450

100

Tổng Nitơ

0.036

120

-

NH4

0.014

46.6

10

Dầu mỡ

0.09

300

20


Tổng Phospho

0.0135

45

10

Theo nồng độ tối đa của các chất có trong nước thải sinh hoạt so với
QCVN 14:2008/BTNMT, cột B, thì hầu hết các chất ô nhiễm có trong nước thải
sinh hoạt khi chưa qua xử lý đều có nồng độ vượt quá giới hạn cho phép rất
nhiều lần. Nước thải nếu không được xử lý sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con
người và môi trường tự nhiên khi thải ra ngoài.
2.1.2.3. Nước mưa chảy tràn
9


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương

Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn sẽ cuốn theo các chất bẩn bám trên bề
mặt đất, gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt. Tuy nhiên, cửa hàng không để
xảy ra tình trạng nước mưa tiếp xúc với phân bón vì vậy ảnh hưởng này không
đáng kể do dự án đã thiết kế hệ thống thoáng nước mưa riêng.
So với nước thải khác, nước mưa thuộc loại khá sạch vì vậy chỉ cần thiết
kế hệ thống thu gom riêng mà cho thải vào môi trường sau khi qua hệ thống
song chắn rác để giữ lại rác và cặn có kích thước lớn.
2.1.3. Nguồn chất thải khí
Theo dây chuyên công nghệ của dự án và các tài liệu kỹ thuật có liên
quan, có thể xác định các nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu trong hoạt động
sản xuất của dự án chủ yếu từ các nguồn sau:

- Khí thải từ các phương tiện vận chuyển nguyên phụ liệu cho sản xuất và
vận chuyển sản phẩm như: Bụi, CO2, SO2, CO, NO2…
- Khí thải trong quá trình hoạt động của cửa hàng
2.1.3.1. Khí thải từ các phương tiện giao thông
Khí thải sinh ra từ các phương tiện giao thông vận tải có chứa các chất ô
nhiễm như: Bụi, CO2, SO2, NO2, CO, HC… và tiếng ồn. Tuy nhiên do số lượng
xe ra vào rất ít, trung bình mỗi tháng 1 lượt, lại là những xe tải nhỏ hoặc là xe
gắn máy nên khí thải do hoạt động giao thông gây hại cho môi trường sẽ không
đáng kể.
Theo thông báo “Nghiên cứu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí
giao thông đường bộ tại TP. Hồ Chí Minh” cho thấy lượng nguyên liệu tiêu thụ
trung bình tính chung cho các loại xe gắn máy 2 và 3 bánh là 0.03 lít/Km, cho
các loại ô tô chạy xăng là 0.15lít/km và các loại xe ô tô chạy dầu là 0.3lít/km.
Ước tính mỗi loại phương tiện chạy 5km/ ngày thì lượng nhiên liệu cần cung
cấp cho hoạt động giao thông được trình bày như sau:
Lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt động giao thông
Số lượt
xe

Mức tiêu thụ
(L/km)

Tổng nhiên
liệu (L/ngày)

Xe gắn máy trên 50cc

100

0.03


6.0

2

Xe tải nhẹ < 3.5 tấn (chạy xăng)

20

0.15

6.0

3

Xe tải 3.5-10 tấn (chạy xăng)

15

0.15

4.5

STT

Động cơ

1

(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu các biện pháp kiểm soát ô nhiểm không khí giao thông

đường bộ tại Tp. Hồ Chí Minh, 2006.)

Hệ số ô nhiểm do khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông theo tài
liệu đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới được trình bày trong bảng sau:
Hệ số ô nhiễm do khí thải từ hoạt động giao thông
STT

Động cơ

Hệ số ô nhiễm (kg/1000L)
Bụi

SO2

NO2

CO

VOC

10


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương

1

Xe gắn máy trên 50cc

-


20s

8

52.5

80

2

Xe tải nhẹ <3.5 tấn(xăng)

3.5

20s

12

18

2.6

3

Xe tải 3.5-10 tấn (xăng)

0.9

4.15s


14.4

2.9

0.8

(Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới(Who), 1993)
Dựa vào hệ số ô nhiễm và mức tiêu thụ nhiên liệu của phương tiện giao
thông, dự báo tải lượng ô nhiễm từ các phương tiện giao thông được trình bày
trong bảng:
STT Động cơ

Hệ số ô nhiễm (kg/ngày)
Bụi

SO2

NO2

CO

VOC

-

0.120

0.048


0.315

0.480

1

Xe gắn máy trên 50cc

2

Xe tải nhẹ <3.5 tấn(xăng)

0.021

0.120

0.072

0.108

0.016

3

Xe tải 3.5-10 tấn (xăng)

0.004

0.019


0.065

0.013

0.004

0.025

0.259

0.185

0.436

0.499

Tổng cộng

Tác động của khí thải từ các phương tiện giao thông là không nhiều và
đây là nguồn phân tán nên khó xác định nồng độ các chất ô nhiễm. Hướng phát
tán ô nhiễm không khí sẽ phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí tượng trong khu
vực, chủ yếu là hướng gió và tốc độ gió.
2.1.3.2. Khí thải phát sinh trong quá trình hoạt động của cửa hàng
Trong quá hoạt động của cửa hàng xăng dầu, có các nguồn gây ô nhiễm
không khí và các chất ô nhiễm chỉ thị bao gồm:
- Xăng dầu bay hơi ( benzen, hydrocacbua …) phát sinh trong quá trình
nhập xăng dầu.
- Khí thải từ các phương tiện giao thông, máy phát điện diezel có chứa bụi
khói, CO2, SO2, NO2 …
a). Khí thải trong quá trình nhập và xuất xăng dầu :

Quá trình nhập, bán lẻ xăng dầu sẽ phát sinh một số chất, hợp chất dễ bay
hơi vào môi trường, không khí như : benzen, hydrôcacbua, CO, SO x, NOx, bụi…
Nếu so sánh các chất gây ô nhiễm với không khí với QCVN 05; QCVN 06 (khu
dân cư) thì thấy vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, đặc biệt là hơi xăng
dầu vượt tới 4 lần. Hơi xăng dầu gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của dân cư
sống xung quanh; nhiễm độc cấp tính có thể gây nhức đầu, chống mặt, khó chịu
vì mùi; nhiễm độc lâu dài có thể dẫn tới những bệnh mãng tính, rối loạn hoạt
động cua một số cơ quan trong cơ thể …vì vậy, trong thiết kế xây dựng và hoạt
động cửa hàng kinh doanh xăng dầu sẽ áp dụng các biện pháp kỹ thuật hạn chế
thấp nhất lượng khí thải nói trên.
Hoạt động nhập, xuất xăng, dầu, nhớt của cửa hàng hàng ngày cũng phát
sinh một số lượng bụi đáng kể vào môi trường. nồng độ bụi sẽ tăng cao trong
những ngày nắng, gió. Bụi do nguyên liệu rơi vãi hoạc từ kho chứa cuốn theo
gió phát tán vào không khí nên ô nhiễm cho các khu vực xung quanh. Kết quả

11


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương

tính tải lượng trong quá trình vận cuyển, tập kết nguyên liệu, xản phẩm và hoạt
động kinh doanh như sau :
L = [ s/12 ] x [ s/48] x [W/2,7] 0,7x [w/4]0,5 x [ (365 – p)/365]
Trong đó :
- L : Tải lượng bụi ( kg/lượt xe/năm); s : Lượng đất trên đường : 8,9%;
- S : Tố độ trung bình của xe : 20 km/h;
- W: Trọng lượng có tải cua xe : 10 tấn;
- w : Số bánh xe : 0,6 bánh;
- p : Số ngày hoạt động trong năm ;
Thay số vào ta được 0,15kg/km/lượt xe/năm. Vậy tải lượng ô nhiễm bụi

do cửa hàng xăng gây ra 115kg/năm. Tải lượng ô nhiễm này là không lớn.
b). Khí thải từ máy phát điện diezel và phương tiện vận tải .
Quá trình đốt cháy dầu điện vận hành tạo ra khí thải có chứa các chất ô
nhiễm như : Khí SO2, NOX, CO2 và THC. Để đánh giá các hoạt động của khí
thải phát sinh từ máy nổ đến môi trường tiến hành tính tải lượng và nồng độ các
chất ô nhiễm không khí theo phương pháp đánh giá nhanh của tổ chức y tế thế
giới, hệ số và tải lượng ô nhiễm phát sinh từ máy nỗ.
STT

Chât ô nhiễm

Hệ số ô nhiễm (kg/tấn
nhiên liệu )

Tải lượng ô nhiễm
(kg/năm)

1

Bụi than

0,1

34

2

SO2

0,57


193,8

3

NO2

11,72

3984,8

4

CO

1,93

656,2

5

Aldehyde

0,4

136

Kết qua cho thấy tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải từ máy phát
điện là không lớn.
2.1.4. Các tác động khác

Ngoài những tác động chính nêu trên, trong quá trình kinh doanh xăng
dầu còn có một số các tác động khác như sau:
- Tiếng ồn của máy phát điện.
- Các yếu tố vi khí hậu và vật lý như : Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng …
- Các yếu tố tích cực và tiêu cực trong quá trình kinh doanh.
2.1.4.1. Tiếng ồn, độ rung
Tiếng ồn, độ rung chỉ xuất hiện khi cửa hàng sử dụng máy phát điện để
bơm sản phẩm tuy nhiên chỉ sử dụng trong trường hợp bị mất điện, nên tiếng ồn
và độ rung không đáng kể.
2.1.4.2. Chất thải nguy hại
Các yếu tố vi khí hậu gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhân viên làm
việc tại cửa hàng; độ âm cao nhất thường tập trung tại khu vực bán hàng, nhà
phụ trợ giao động từ 70 – 80%.
12


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương

2.1.4.3. Sự cố cháy nổ
Trong quá trình họat động của doanh nghiệp tư nhân thương mại xăng dầu
Hải Phương khả năng xảy ra sự cố lớn nhất là cháy nổ, doanh nghiệp đã có các
biện pháp phòng chống cháy ngay từ khi xây dựng với các biện pháp phòng
chống cháy đã được cấp có thẩm quyền là công an tỉnh Đăk Lăk cấp giấy xác
nhận thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy.
Chịu ảnh hưởng của sét khi thời tiết xấu cũng là một trong các sự cố môi
trường, doanh nghiệp cũng đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống chống sét theo
đúng quy định hiện hành.
Ngoài ra còn có nguy cơ về tìm ẩn về rò rỉ ở các bồn chứa xăng, doanh
nghiệp đã sử dụng bồn đúng quy chuẩn đã kiểm tra về áp lực, được bảo quản
bằng nhựa đường số 4 và vải thủy tinh đúng tiêu chuẩn

2.2. Biện pháp quản lý, xử lý
2.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn trong quá trình hoạt động của
cửa hàng
2.2.1.1. Giảm thiểu tác động tiêu cực của chất thải rắn sinh hoạt :
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại cửa hàng ước tính khoảng gần
2kg/ngày, cửa hàng đặt thùng rác tại các điểm: Khu bán hàng, bếp, nhà phụ trợ
… sau đó đổ tập trung vào thùng 240lít và hợp đồng với các đơn vị có chức
năng thu gom để chôn lấp đúng nơi quy định.
Một cách tổng quát, hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải rắn bao gồm các
khâu như sơ đồ bên dưới :
Nguồn phát sinh

CTR sinh
hoạt

Lưu trữ tại
nguồn

Rác thải được lưu trữ tại
các khu vục quy định

Thu gom

Tập trung vào thùng 240
lít

Chôn lấp
2.2.1.2. Chất thải rắn trong quá trình kinh doanh
Bao gồm các loại bao bì, thùng chứa, dẻ lau bị dính các chất thải dầu
nhớt…đây là các loại chất thải nguy hại gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường

nhưng lượng thải này không đáng kể vì các loại xăng, dầu đã được chứa trong
bồn, các loại nhớt được chứa trong các thùng phuy, tuy nhiên chủ dự án sẽ thu
gom riêng và xử lý riêng bằng cách đào hố và đốt…không thu gom chung vào
rác thải sinh hoạt.
13


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương

2.2.1.3. Xử lý phân hầm cầu
Lượng nước thải sinh hoạt trong ngày khoảng 0,3 m3/ngày để tiết kiệm chi
phí đầu tư xây dựng công trình xử lý, chi phí vận hành, đảm bảo Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT.
Doanh nghiệp xử lý phân hầm cầu cùng với xử lý tập trung nước thải sinh
hoạt. Sơ đồ công nghệ xử lý :
Nước
thải sinh
hoạt

Phân hầm cầu

SCR
Bể tự hoại
Giếng thấm

Mô tả công nghệ
Toàn bộ nước thải sinh hoạt và phân hầm cầu được thu gom dẫn đến trạm
xử lý, nước thải sau khi qua song chắn rác được dẫn đến bể tự hoại.
- Bể tự hoại:
Bể tự hoại là công trình xử lý nước thải bậc I đồng thời thực hiện hai chức

năng chủ yếu : lắng cặn và lên men dưới tác động của vi sinh vật yếm khí. Bể tự
hoại có dạng hình chữ nhật hoặc hình tròn trên mặt bằng, xây dựng bằng gạch,
bê tông cốt thép hoặc chế tạo bằng vật liệu composite. Bể được chi thành 2 hoặc
3 ngăn, do phần lớn cặn lắng tập trung trong ngăn thứ nhất nên dung tích ngăn
này chiếm 50 - 75% dung tích toàn bể, các ngăn thứ 2 hoặc thứ 3 của bể có dung
tích bằng 25 - 35% dung tích toàn bể. Bể sâu 1,5 – 3 m; chiều sâu lớp nước tự
hoại không bé hơn 0,75 m và không lớn hơn 1,8 m; chiều rộng của bể tối thiểu
0,9 m và chiều dài tối thiểu 1,5 m. Thể tích bể tự hoại không nhỏ hơn 2,8 m 3
trong đó thể tích phần lắng không nhỏ hơn 2 m 3. Các ngăn bể tự hoại được chia
làm 2 phần : Phần lắng nước thải (phía trên) và phần lên men cận lắng (phía
dưới). Do vận tốc trong bể bé nên phần lớn cặn lơ lửng được lắng lại, hiệu quả
lắng cặn trong bể tự hoại có thể đạt từ 40 – 60% phụ thuộc vào nhiệt độ và chế
độ quản lý, vận hành bể. Để dẫn nước thải vào và ra khỏi bể, người ta phải nối
ống bằng phụ kiện Tê với đường kính tối thiểu 100 mm với một đầu ống đặt
dưới lớp màng nổi, đầu khác được nhô lên phía trên để tiện kiểm tra, tẩy rữa và
không cho lớp cặn nổi trong bể chảy ra đường cống. Cặn trong bể tự hoại được
lấy ra định kỳ, mỗi lần lấy phải để khoảng 20% lượng cặn đã lên men để làm
giống men cho bùn cặn tưới mới lắng, tạo điều kiện cho quá trình phân huỷ cặn.
Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại : Cặn được giữ lại trong bể tự hoại từ
3 – 6 – 12 tháng phụ thuộc vào yêu cầu thiết kế.
14


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương

Theo thời gian, cặn phân huỷ một phần nổi lên trên tạo một lớp nổi và
được gọi là màng nổi, một phần cặn bị nén đến độ ẩm 84 – 90% bị thối rửa và ở
đáy xảy ra quá trình lên men.
Kết quả của quá trình này là các bọt khí nổi lên lôi kéo theo các hạt cặn và
bám dính vào màng nổi làm tăng chiều dày của màng này.

Ở đáy, nhiều loại nấm phát triển và các sợi nấm đóng vai trò làm tăng độ
bền của màng nổi. Màng này có tác dụng giữ nhiệt cho bể tự hoại và đã làm tăng
nhanh cho quá trình xử lý sinh học yếm khí.
Ở màng nổi có cả vi khuẩn hiếu khí, chúng hấp thụ oxy, kết quả là tạo một
chế độ yếm khí cho bể tự hoại.
Nước thải vận chuyển giữa màng nổi và lớp cặn sẽ bị nhiễm bẩn do các
sản phẩm thối rữa như H2S gây cho nước thải có mùi thối rữa hôi khó chịu và có
tính xâm thực, phá hoại các công trình sau chúng ….Còn nước thải mới đưa vào
bể tự hoại không được xáo trộn đều làm ảnh hưởng đến quá trình sinh hoá. Quá
trình sinh hoá dừng lại ở giai đoạn tạo nên các axit béo bay hơi, làm pH giảm
nhỏ hơn 5.
Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại được trình bày ở trên với điều kiện
khi chúng làm việc bình thường, có nghĩa là mọi chế độ và điều kiện làm việc
của chúng hoặc các hệ số tính toán đều phù hợp với các điều kiện đã ghi trong
quy phạm.
Bể tự hoại có thể đưa vào sử dụng ngay sau khi xây dựng, không cần một
yêu cầu đặt biệt nào trước khi đưa vào vận hành, tuy nhiên sự lên men bùn cặn
phải được bắt đầu sau vài ngày, bùn cặn lên men không nên hút sớm hơn 6
tháng nhưng cũng không để quá lâu 2 - 3 năm sau khi bể đưa vào hoạt động. Tại
thời điểm hút, phần bùn cặn chưa lên men nằm phía trên vì thế ống hút của máy
bơm phải đặt sâu xuống đáy bể, hỗn hợp bùn nước thường có BOD 5 khoảng
6.000 mg/L, tổng các chất rắn (TSS) khoảng 15.000 mg/L, tổng Nitơ khoảng
700 mg/L (trong đó N-NH3 là 400 mg/L), tổng Phospho khoảng 250 mg/L và
tổng dầu mỡ khoảng 8.000 mg/L.
Khi ra khỏi bể COD của nước thải giảm từ 25 – 50%, nồng độ các chất
bẩn trong dòng nước thải ra khỏi bể tự hoại nằm trong giới hạn :
STT

Chỉ tiêu


ĐVT

Nồng độ

1

Nhu cầu oxy hoá, BOD5

Mg/L

120 – 140

2

Tổng các chất rắn

Mg/L

50 – 100

3

Nitơ amôn, N-NH3

Mg/L

20 – 50

4


Nitơ nitrat, N-NO3

Mg/L

<1

5

Tổng Nitơ

Mg/L

25 – 80

6

Tổng Phospho

Mg/L

10 – 20

7

Tổng Colifrom

MNP/100 ml

103 - 106


8

Virus

PFU/ml

105 - 107

15


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương

Để đảm bảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (QCVN
14:2008/BTNMT) trước khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải được dẫn sang
công trình xử lý tiếp theo đó là giếng thấm
- Giếng thấm:
Giếng thấm là công trình trong đó nước thải xử lý bằng phương pháp lọc
qua lớp cát, sỏi oxy hoá kị khí các chất hữu cơ được hấp thụ trên lớp các sỏi đó.
Nước thải sau xử lý được thấm vào đất, do thời gian lưu nước lại trong đất lâu
nên các vi khuẩn gây bệnh bị tiêu diệt hầu hết.
Để đảm bảo cho giếng hoạt động bình thường, nước thải phải được xử lý
bằng phương pháp lắng trong bể tự hoại hoặc bể lắng hai vỏ. Giếng thấm cũng
chỉ được sử dụng khi mực nước ngầm trong đất sâu hơn 1,5 m để đảm bảo được
hiệu quả thấm lọc cũng như không gây ô nhiễm nước dưới đất, các loại đất phải
dễ thấm nước từ 34 – 208 L/m2/ngày.
Giếng thấm có dạng hình tròn trên mặt bằng, đường kính tối thiểu 1,2 m;
được xây dựng bằng gạch hoặc bêtông cốt thép, có thể được lắp đặt bằng các
ống giếng. Thành giếng bêtông dày tối thiểu 100 mm, có đổ bê tông móng vững
chắc.

Giếng thấm được lót sỏi, đá dăm… cỡ nhỏ dần từ dưới lên, lớp trên cùng
được đổ bằng cát mịn và được chống xói nước bằng tấm chắn, để tăng khả năng
thấm nước của giếng, bên ngoài giếng đổ thêm sỏi, việc thông thoáng được thực
hiện qua ống thoát nước hoặc dùng ống thông hơi riêng.
Hiệu quả xử lý lên đến 90%, nồng độ các chất bẩn thải ra ngoài môi
trường:
STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Nồng độ

QCVN 14:2008/BTNMT (cột B)

1 Nhu cầu
oxy hoá,
BOD5

Mg/L

24 – 28

50

2 Tổng các
chất rắn

Mg/L


10 – 20

100

3 Nitơ amôn,
N-NH3

Mg/L

4 – 10

10

4 Nitơ nitrat,
N-NO3

Mg/L

<1

50

5 Tổng
Phospho

Mg/L

2–4


10

6 Tổng
Colifrom

MNP/100 ml

2.102

5000

Ta nhận thấy nước thải sinh hoạt có nồng độ các chất gây ô nhiểm cao sau
khi được xử lý qua hệ thống bể tự hoại các thông số này đã đạt Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
2.2.2. Biện pháp quản lý, xử lý chất thải lỏng
2.2.2.1. Giảm thiểu tác động tiêu cực của nước thải sinh hoạt
16


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương

Toàn bộ nước thải sinh hoạt của cơ sở được thu gom bằng hệ thống ống
dẫn và được xử lý cùng phân hầm cầu.
Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong ngày khoảng 0,3m 3/ngày. Nước
thải sinh hoạt sẽ được thu gom đến hầm tự hoại và được xử lý bằng men vi sinh
theo định kỳ.
Nước thải sinh hoạt sau khi đi qua song chóng rác, được dẫn đến bể tự
hoại. Bể tự hoại là công trình xử lý thực hiện hai chức năng chủ yếu: Lắng cặn
và lên men cặn lặng dưới tác dụng của vi sinh vật yếm khí.
Sơ đồ công nghệ:

Nước thải

Phân hầm cầu

sinh hoạt
SCR
Bể tự hoại
Giếng thấm

2.2.2.2. Giảm thiểu tác động tiêu cực của nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn trên mặt bằng kéo theo đất cát, các chất thải khác,
cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường. Để giảm thiểu tác động tiêu cực đến
môi trường, doanh nghiệp thiết kế hệ thống thoát nước mưa riêng có các hố gas
lắng cặn, có song chắn rác để giữ lại các chất thải có kích thước lớn (như bao
milong, giấy …). Nhìn chung, nước mưa chảy tràn tương đối sạch nên có thể xả
thải sau khi đã tách rác và lắng cặn, sơ đồ được mô tả như sau:
Nước mưa

SCR

Hố gas

Cống thoát

2.2.3. Biện pháp quản lý, xử lý chất thải khí
2.2.3.1. Khí thải từ các phương tiện giao thông
Do lượng xe ra vào cửa hàng trung bình mỗi ngày trên 10 lượt, lại là
những xe tải nhỏ hoặc là xe gắn máy nên khí thải do hoạt động giao thông gây
hại cho môi trường sẽ không đáng kể và đây là lượng thải khó kiểm soát. Tuy
nhiên chủ dự án cũng có các biện pháp thích hợp để hạn chế tối đa nguồn ô

nhiễm bao gồm:
- Khu vực đậu đỗ xe được quy hoạch hợp lý không gây ách tắc giao
thông, không là mất cảnh quan của khu vực.
- Vệ sinh sân bãi thường xuyên, nhằm giảm lượng bụi phát sinh.
2.2.3.2. Giảm thiểu ô nhiễm khí thải trong quá trình hoạt động của
cửa hàng

17


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương

Là nguồn phân tán nên rất khó có biện pháp cụ thể giảm thiểu hơi xăng
dầu và khí thải từ phương tiện giao thông, cửa hàng sẽ áp dụng một số giải pháp
sau nhằm hạn chế mức thấp nhất các tác động đến môi trường :
- Xây dựng cửa hàng xăng dầu theo đúng tiêu chuẩn TCVN 4530 : 1998
cửa hàng xăng dầu – tiêu chuẩn thiết kế được quy định trong thông tư 14/ 1999/
TT-BTM ngày 07/07/1999 về hướng dẫn điều kiện kinh doanh xăng dầu
- Hiện đại hóa dây chuyền xuất và đo tính xăng dầu, xử dụng họng bơm
xăng đúng tiêu chuẩn
- Hệ thống nhập và có cổ gài kín với ống xả của xe bồn, hệ thống xuất từ bể
đến mỗi cột bơm đều có van chặn nhằm hạn chế quá trình bay hơi, giảm thiểu ô
nhiễm không khí;
- Lắp đặc Crepin trên nắp bồn, bể chôn ngầm
- Ống thông hơi của bể chứa được thiết kế đúng quy định của ngành xăng
dầu, các ống này hướng về phía vách tường ra sau văn phòng và được đưa lên
cao;
- Giảm thiểu áp xuất làm việc tối đa của bể chữa nhằm hạn chế xăng dầu
bay hơi trong quá trình nhập, xuất xăng dầu;
- Tòan bộ khuôn viên cửa hàng thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ, trồng

cỏ, cây xanh, cây cảnh để đảm bảo độ che râm, chắn gió, tạo không gian xanh,
sạch, đẹp tại khu vực cửa hàng;
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng vệ sinh an toàn lao động, trang phục
bảo hộ lao động;
- Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và phòng ngừa sự cố cho
nhân viên đảm bảo tạo thạo quy trình xuất nhập dầu, phòng chống sự cố.
2.2.4. Giảm thiểu các tác động khác
2.2.4.1. Giảm thiểu tiếng ồn và độ rung
Đề nghị tài xế và đơn vị nhập hàng khi nhập hàng phải tắt động cơ xe,
không gây ồn tại khu vực cửa hàng cũng như khu vực xung quanh.
Sử dụng thiết bị máy phát hiện đại, tiếng máy êm tai, kê trên thiết bị đàn
hồi chống rung, thường xuyên bảo dưỡng máy…
2.2.4.2.Cải thiện điều kiện vi khí hậu
Khu vực bán hàng, nhà phụ trợ được xây dựng cho cao ráo và có diện tích
cửa sổ lớn hơn 50% diện tích tường tận dụng thông thoáng tự nhiên, lắp đặt hệ
thống thông gió cục bộ nhằm giảm nhiệt độ, độ ẩm đảm bảo điều kiện vi khí hậu
theo tiêu chuẩn do Bộ y tế ban hành như sau :
Loại lao động

Nhiệt độ (0C )

Độ ẩm

Tốc độ gió ( m/s)

Nhẹ

24 – 28

50 – 70


0,3 – 1

Vừa

22 – 29

50 – 75

0,5 – 1

Nặng

22 – 28

50 - 75

0,7 – 1

18


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương

Trong trường hợp các yếu tố vi khí hậu không đạt tiêu chuẩn, doanh
nghiệp sẽ áp dụng các biện pháp bổ trợ khác như: Trồng cây xanh, che chắn,
tưới ẩm khu vực cửa hàng khi nhiệt độ cao…
Ánh sáng là yếu tố cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn, nhất là tại nhà bán hàng,
khu nhà phụ trợ và chiếu sáng bảo vệ, hệ thống chiếu sáng được tính theo công
thức :

Etc x K x Z x S
N

=

ØxU

Trong đó :
- Etc : độ rọi tiêu chuẩn, Etc = 200LUX
- K : Hệ số dự trữ, K = 1,3 – 2
- Z : Hộng thống khong điều, Z= 1,1
- S : Diện tích phòng chiếu sáng
- Ø : Quang thông của mỗi đền, Ø = 2850lumen
- U : Hệ số lợi dung quan thông, U = 0,44
- N : Số lượng đền trong phòng
Thường thì một mét vuôn sàn cần 0,23 bóng đền 400w ( đền huỳnh quan
dài 1,2 m ) → cần 9,2 w/ m2 sàn, khi lắp hệ thống đền cần lắp số lượng bóng cho
phù hợp.
2.2.4.3. Phòng chống cháy nổ
Cửa hàng sẽ thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt các quy định của nhà nước
về công tác đảm bảo an toàn lao động và an toàn phòng chống cháy nổ.
- Thực hiện chặt chẽ các quy định an toàn về điện
- Không sử dụng các dụng cụ, vật dụng phát ra tia lửa.
- Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động như: khẩu trang, găng tay, quần
áo bảo hộ lao động, ủng…
- Trang bị đầy đủ các phương tiện cứu hỏa như: Bình CO 2, thang, xẻng,
cát.
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của nhân viên về công tác phòng
chống cháy nổ.
- Cửa hàng sẽ phối hợp các cơ quan chức năng về phòng chống cháy nổ

và an toàn lao động để hướng dẫn, huấn luyện về các công tác này cũng như các
biện pháp áp dụng để xử lý các tình huống, ngoài ra còn thiết lập hệ thống báo
cháy, đèn hiệu và phương tiện thông tin tốt.
2.2.4.4. Phòng chống sét:
Cửa hàng tiến hành xây dựng hệ thống sét theo đúng quy định 76 VT/QĐ
ngày 02/03/1983 của bộ vật tư bao gồm: hệ thống chống sét đánh thẳng và cảm
ứng, hệ thống tiếp địa chống tĩnh điện.
19


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương

2.2.4.5. Phòng chống rò rỉ xăng dầu:
Thực hiện kiểm tra định kỳ thường xuyên để phát hiện sự cố có thể xảy ra
đảm bảo không có sự rò rỉ. Khi xảy ra rò rỉ thì nhanh chóng có biện pháp khắc
phục ngay.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. Kết luận
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của Cửa hàng kinh doanh xăng dầu
Thanh Dương của Doanh nghiệp tư nhân Thanh Dương nhìn chung đã nhận
dạng khá đầy đủ và chi tiết những tác động chính của dự án đến môi trường tự
nhiên và kinh tế - xã hội. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và
ứng phó rủi ro, sự cố môi trường mang tính khả thi cao. Trên cơ sở các nội dung
đã phân tích, bản đề án đưa ra kết luận sau:
Trong giai đoạn hoạt động của dự án
- Trong giai đoạn này, những tác động của dự án đến môi trường không
khí là không thể tránh khỏi, đặc biệt là ô nhiễm bụi, tiếng ồn và nhiệt, những tác
động này không nặng nề, có thể giảm thiểu đến mức chấp nhận được.
- Để khống chế và giảm thiểu các tác động có hại đến môi trường, Chủ dự

án sẽ áp dụng các phương pháp khống chế ô nhiễm và hạn chế các tác động có
hại như đã trình bày trong bản đề án. Khi áp dụng các biện pháp này, Chủ dự án
đảm bảo giảm được tải lượng các chất ô nhiễm môi trường, phù hợp với các tiêu
chuẩn, quy chuẩn môi trường mà Nhà nước ban hành.
2. Kiến nghị
Kính đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Krông Ana và các Cơ quan chức
năng thẩm định và cấp Giấy xác nhận đăng ký Đề án bảo vệ môi trường đơn
giản của Doang nghiệp chúng tôi.
3. Cam kết
Nhằm giảm thiểu những tác động tới môi trường do các hoạt động của Dự
án gây ra, chúng tôi cam kết:
- Cam kết Chấp hành các điều khoản quy định trong Luật Bảo vệ môi
trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và các văn bản pháp luật khác có liên
quan.
- Dự án của chúng tôi cam kết không sử dụng các loại hóa chất, chủng vi
sinh bị cấm theo quy định của Việt Nam và quy định của các công ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên.
- Cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đã nêu
trong đề án, đặc biệt là các nội dung về xử lý chất thải, xử lý các vấn đề môi
trường, kế hoạch quản lý môi trường.
- Cam kết chịu sự giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường
trong suốt quá trình hoạt động của cơ sở.
20


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương

- Cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp để
xảy ra các sự cố trong quá trình hoạt động của cơ sở.
- Cam kết thực hiện đầy đủ công tác phòng cháy chữa cháy, công tác vệ

sinh an toàn lao động tại cơ sở. Đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước thải,
khí thải, quản lý chất thải đạt các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về môi trường.
Chúng tôi cam kết thực hiện các biện pháp xử lý chất thải, khí thải đạt các
tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về môi trường; giảm thiểu tác động gây ô
nhiễm môi trường trong và xung quanh khu vực kinh doanh; cam kết thực hiện
các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định hiện hành của pháp luật
Việt Nam./.

21


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương

PHỤ LỤC

22



×