Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tài Liệu Học Tập Chuyên Đề Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Văn Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.21 KB, 27 trang )

Tài liệu học tập chuyên đề PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
----------------------------------------------------------------------------

ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
TÀI LIỆU CẦN THAM KHẢO:
1- Giáo trình Lí luận văn học (phần IV)
2- Các tư liệu:
- Từ điển văn học bộ mới
- Từ điển thuật ngữ văn học
- Thi pháp thơ Tố Hữu ( Trần Đình Sử) ; Thi pháp văn học trung đại( Trần Đình Sử),
Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm ( Đặng Thanh Lê); Con đường đi vào thế giới
nghệ thuật ; Mấy vấn đề phương pháp luận phân tích thơ văn Hồ Chủ tịch ( Nguyễn
Đăng Mạnh)
3- Các tạp chí:
- Tạp chí Văn học nước ngoài số1- 2002( Hoặc trong sách TPVH như là một quá trình)
- , bài Những giới hạn của lịch sử văn học của Trương Đăng Dung. Số 4-2003 bài
Phương thức tồn tại của tác phẩm văn học của
ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC
PPLNCVH là bộ môn mới trong NCVH nhằm nghiên cứu một cách hệ thống các PP NCVH
nói chung và từ đó vận dụng những PP này ở các TP cụ thể.
( Ý kiến của Nguyễn Văn Dân: PPLNCVH là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các
phương pháp nghiên cứu văn học, về các nguyên tắc và những phương thức nghiên cứu văn
học, phục vụ cho lí luận , lịch sử và phê bình văn học _ Nghiên cứu văn học- Lí luận và ứng
dụng, NXBGD,1999, tr12)
* PPNCVH chung -- vận dụng triết học: CNDVBC và CNDVLS
-- Vận dụng các phương pháp chung nhất của các khoa học vào NCVH
* PPNC cụ thể:-- vận dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của VH vào các phạm vi
cụ thể của VH: TP, Nvật, ngôn ngữ,…
Tuy nhiên, PPLNCVH thường tập trung vào những vấn đề cơ bản sau đây:
- Nghiên cứu TPVH như là yếu tố trung tâm của NCVH
- Nghiên cứu về trào lưu văn học


- Nghiên cứu về tác gia văn học
- Nghiên cứu về nhân vật trong TPVH
I/PHƯƠNG PHÁP VỚI QUAN ĐIỂM VÀ KIẾN THỨC TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌ C
1- Phương pháp:
- PP là cách thức tiến hành để có hiệu quá cao ( Đại từ điển tiếng Việt)
- PP là con đường dựa vào quy luật khách quan để đưa con người tới những mục đích nhất
định trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn ( giáo trình LLVH- ĐHSP)
PP là khái niệm dùng ở nhiều phạm vi nhưng nói chung nó đều chỉ cách thức mà con
người đạt đến mục đích một cách ngắn nhất.
PP có khi dùng ở nghĩa rộng, dùng trong phạm vi giai cấp , dân tộc ( phương pháp
đấu tranh giai cấp, phương pháp cách mạng). Ở phạm vi hẹp, phương pháp để chỉ bất kì việc
làm nào.
2- Quan điểm:
Nhà văn có thể chọn chỗ đứng gần đối tượng, ở chỗ đứng này đối tượng được hiện lên một
cách cụ thể. Trong các Tp thuộc trào lưu hiện thực trong VHVN 1930-1945 các nhà văn
thường chọn chỗ đứng này, và theo đó các nhân vật hiện lên thường xấu ( môi thị Nở , mặt
Chí Phèo, Lang Rận,..) . Trong khi đó các nhà văn lãng mạn thường chọn chỗ đứng xa , đối
tượng hiện ra một cách chung chung, các nhân vật thường hiện lên rất đẹp
Nghiên cứu quan điểm tác giả ta phải trả lời câu hỏi sau:Việc nhìn nhận đánh giá
xuất phát từ đâu, ở phía nào ( tiến bộ, khoa học hay phản tiến bộ, phản khoa học). Bởi vì
Soạn theo bài giảng của TS. Nguyễn Văn Đấu

1


Tài liệu học tập chuyên đề PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
---------------------------------------------------------------------------cùng một hiện tượng đời sống, từ các điểm nhìn khác nhau, có thể có cách đánh giá rất khác
nhau. Cùng viết về ngày giành chính quyền ở Hà Nội trong CMTT nhưng giữa Trần Dần (
Tôi đứng đây không thấy phố thấy nhà . Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ) với Vũ Hoàng
Chương ( Rực rỡ sao vàng hoa vĩ đại. Năm cánh xòe trên năm cửa ô) rất khác nhau và

đương nhiên Trần Dần cũng rất khác với Võ Nguyên Giáp trong hồi kí Những năm tháng
không thể nào quên.
Cùng nói về chiến tranh chống Mĩ nhưng Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh lại
tạo ra một luồng phản ứng từ phía những người đã trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh
nhưng nhật kí Đặng Thùy Trâm lại được sự đón nhận nồng nhiệt của các thế hệ độc giả khi
chiến tranh đã bị đẩy lùi trọn 30 năm.
3- Kiến thức:Là lượng tri thức về một đối tượng nào đó hoặc nói cách khác, là mức độ
mà người ta chiếm lĩnh đối tượng. Kiến thức thường được đánh giá theo các mức độ nhiều /
ít ; rộng hẹp; sâu / nông. Thông thường kiến thức về một đối tượng liên quan chặt chẽ đến
quá trình, phương pháp tiếp xúc đối tượng.
Ba phương diện nói trên có quan hệ mật thiết, có quá trình chuyển hóa lẫn nhau. Do
vậy NCVH vừa cần có kiến thức sâu rộng vừa cần phải có một phương pháp nghiên cứu
đúng đắn và một lập trường khoa học.
II- MỐI QUAN HỆ GIỮA PHƯƠNG PHÁP VỚI QUAN ĐIỂM VÀ KIẾN THỨ C
1- Giữa phương pháp và kiến thức:
a- PP là con đường dẫn đến kiến thức do vậy nó có vai trò như chìa khóa để khám phá phát
hiện kiến thức, đặc biệt là những kiến thức mới.
VD: Với sự xuất hiện và áp dụng rộng rãi của thi pháp học mà cốt lõi là nghiên cứu hình
thức TP nhưng là hình thức mang tính nội dung , hình thức mang tính quan niệm đã góp
phần quan trọng trong việc khắc phục những ngộ nhận, lúng túng trong kiến giải các vấn đề
cụ thể trong văn học. Ví dụ chi tiết “ Sẵn thây vô chủ bên sông” không phải là chi tiết phản
ánh tình trạng xã hội loạn lạc nhiễu nhương đâu đâu cũng có xác người bị giết mà chỉ là một
chi tiết có tính chất đạo cụ để nhà văn khỏi sa đà vào việc tìm thây, tìm đàn, tìm dao, để
chuyện kể khỏi loãng ( Liên hệ: Trên hiên treo sẵn cầm trăng; Trên yên sẵn có con dao).
Vưgôtxki nói “ Nghệ thuật bắt đầu ở nơi bắt đầu có hình thức nghệ thuật”.
b- Kiến thức cũng có khả năng từ lượng biến đổi thành chất. Một khi đã tích lũy được một
vốn kiến thức sâu rộng thì người nghiên cứu có khả năng khái quát về phương pháp ở một
mức độ cao.
VD: Mệnh đề nổi tiếng của M. Gorki: Văn học là nhân học:
- Về đối tượng của văn học: Con người

- Về phương thức: hình tượng phi vật thể
- Về nhân vật
- Về nội dung: khách quan + chủ quan
2- Giữa phương pháp và quan điểm:
PP thường có giá trị quan điểm và ngược lại quan điểm thường có tiềm năng để trở thành
phương pháp. Điều này được chứng thực ở các phương pháp sáng tác. Khi nghiên cứu các
phương pháp sáng tác, người ta thường nghiên cứu:
- Cơ sở xã hội
- Cơ sở ý thức: các quan điểm triết học, chính trị. Ví dụ chủ nghĩa cổ điển có cơ sở ý
thức là chủ nghĩa duy lí của Đề cát . Văn học hiện thực XHCN có cơ sở tư tưởng là chủ
nghĩa Mác- Lênin
Ở phạm vi hẹp: sáng tác của các nhà văn hầu như đều được chi phối bởi một quan điểm,
một lập trường nhất định. Đây chính là cội nguồn để tạo nên giá trị của sáng tác
Soạn theo bài giảng của TS. Nguyễn Văn Đấu

2


Tài liệu học tập chuyên đề PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
---------------------------------------------------------------------------Thi pháp học nghiên cứu cái lí của hình thức, cái gốc rễ chi phối để trả lời vì sao nhà
văn lựa chọn hình thức này mà không lựa chọn hình thức khác. Vì sao Nam Cao hay miêu tả
các nhân vật xấu? Do đâu mà Nguyễn Huy Thiệp có cách nhìn khác đối với các nhân vật
lịch sử? Cách nhìn nhận và miêu tả nhân vật của Nguyễn Minh Châu trong giai đoạn trước
và sau thập niên 80 / XX có sự thay đổi, vì sao?
III- CÁC CẤP ĐỘ TRONG PPLNVH:
1- Cấp độ triết học: Là cấp độ cao nhất trong PPLNCVH nghiên cứu sự vận dụng những
phương pháp cơ bản của triết học Mac- Lênin. Đó là CNDVBC và CNDVLS vào nghiên
cứu văn học.
Cụ thể là khi vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử thì nghiên cứu văn học với tư cách là
nghiên cứu một hình thái ý thức đặc biệt ( đối tượng; phương thức, nội dung, chức năng)

thuộc kiến trúc thượng tầng.
Vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng vào nghiên cứu văn học ta thấy được mối
quan hệ phức tạp đa dạng với các yếu tố khác trong đời sống.
Văn học quan hệ với tồn tại xã hội: Một mặt, VH chịu sự chi phối của đời sống ( Xã
hội thế nào văn nghệ thế ấy- Hồ Chí Minh). Văn học luôn là tấm gương phản ánh đời sống
xã hội. Mặt khác, VH tác động trở lại đối với đời sống. Đôi khi sức tác động này rất lớn.
Câu nói của Paven Coocsaghin trong các trang nhật kí của chiến sĩ giải phóng quân, đặc biệt
là trong nhật kí của Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm là một minh chứng.
VH có mối quan hệ qua lại với các hình thái ý thức xã hội khác thể hiện ở chỗ
- Các hình thái ý thức xã hội khác có ảnh hưởng , chi phối văn học. mạnh mẽ .Nhất là ý thức
chính trị, triết học, quan điểm thẩm mĩ là những hình thái ý thức trực tiếp chi phối sáng tác
văn học. Ví dụ văn học 1945-1975 thấm đẫm ý thức chính trị từ các sáng tác ca dao mới
( Đóng nhanh lúa tốt, Giữa đường gặp một mảnh chai,..) , thơ thiếu nhi, đến thơ Tố Hữuđỉnh cao của thơ trữ tình chính trị Việt Nam. Văn học phong kiến thấm đượm ý thức đạo
đức . Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là một ví dụ điển hình.
Ngược lại, văn học cũng tác động đến các hình thái ý thức xã hội khác. Văn học
trong từng thời kì ít nhiều đã tạo được những chuẩn đạo đức.
Vận dụng CNDVBC vào nghiên cứu văn học ta có thể nghiên cứu văn học như là
một hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Hai yếu tố này tác động qua lại, biện chứng
với nhau. Tất cả những gì của đời sống đi vào TPVH bao giờ cũng mang đậm dấu ấn chủ
quan của nhà văn, nhà thơ. Đó là tư tưởng, quan điểm, lập trường xã hội, thị hiếu thẩm mĩ,
tâm trạng, tình cảm, cá tính của nhà văn, nhà thơ. Vì thế chân lí nghệ thuật chỉ thống nhất
chứ không đồng nhất với chân lí nghệ thuật. Nghệ thuật cho phép khả năng tưởng tượng hư
cấu đến vô tận. Nhà văn có thể sử dụng nhiều phương thức phản ánh nhưng trong đó phải
chứa đựng hạt nhân của hiện thực.
Vận dụng triết học DVBC ta có thể nghiên cứu văn học như là một khoa học mà là
một khoa học đặc biệt có quan hệ với các ngành khoa học hiện đại khác
Văn học--- thông tin thẩm mĩ ( tư tưởng, tình cảm, đổi mới sáng tạo)
--- Mô hình đời sống  cặp đối lập
 tuyến nhân vật chính diện / tuyến nhân vật phản diện
 Nhân vật / nhân vật

 các mặt trong bản thân nhân vật
2- Cấp độ chuyên ngành:
TPVH là một cấu trúc nghệ thuật hết sức phức tạp gồm nhiều yếu tố có quan hệ qua
lại , biện chứng với nhau. Có thể quy về hai phương diện cơ bản: nội dung và hình thức. nội
dung quy định hình thức; hình thức biểu hiện nội dung, tác động trở lại nội dung
Soạn theo bài giảng của TS. Nguyễn Văn Đấu

3


Tài liệu học tập chuyên đề PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
---------------------------------------------------------------------------Đặc trưng cơ bản nhất của nghiên cứu văn học là thông qua hình thức để tìm hiểu ,
khám phá nội dung. Việc nghiên cứu bao giờ cũng bắt đầu từ hình thức ( từ ngữ, hình ảnh,
các biện pháp nghệ thuật,…) để từ đó đi đến khái quát về hình tượng chứa đựng những nội
dung cơ bản của TP.
Vì TPVH là một hệ thống nên khi nghiên cứu TP phải đặt các yếu tố nằm trong hệ
thống
IV- CÁC LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC:
1- Khuynh hướng lịch sử phát sinh:
Đây là khuynh hướng nghiên cứu VH gắn liền với cội nguồn của sáng tác VH thường áp
dụng để tìm hiểu trào lưu văn học, trường phái văn học, đặc biệt là nhà văn và tác phẩm gắn
với cơ sở kinh tế- xã hội, gắn với mối quan hệ lịch sử cụ thể
*Trào lưu văn học số lượng nhà văn tương đối nhiều
 số lượng TP phong phú
 Nhà lí luận – phê bình
( Luôn gắn với một giai đoạn lịch sử cụ thể và trào lưu luôn phải là một phong trào VH rầm
rộ)
* Tác giả  tiểu sử
 quá trình học tập , sáng tác
Đi theo khuynh hướng lịch sử phát sinh tức là nghiên cứu cội nguồn xuất phát của hiện

tượng văn học.
Lưu ý: Khi vận dụng khuynh hướng này cần tránh rơi vào khuynh hướng xã hội học
dung tục ( đơn giản hóa đối tượng nghiên cứu bằng cách quy nó về phạm trù giai cấp, lấy
thành phần xuất thân của nhà văn và nhân vật để làm cơ sở đánh giá giá trị TP.
2- Khuynh hướng lịch sử chức năng:
Mỗi tác phẩm tác động đến đời sống một cách khác nhau qua các chặng đường lịch sử,
tùy thuộc vào người tiếp nhận. Có tác phẩm khi ra đời có sức tác động rất mạnh nhưng càng
về sau càng giảm đi ( Cù lao Tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn là một ví dụ). Lại có những tác
phẩm khi ra đời không được đón chào nồng nhiệt nhưng với độ lùi thời gian chúng càng
được khẳng định. Các sáng tác trước CMT8 của Nam Cao có số phận như vậy.
Cơ sở của khuynh hướng nghiên cứu này là ở chỗ người ta coi TPVH như là một sản
phẩm chịu sự chi phối của quy luật sản xuất – tiêu dùng. Những sản phẩm nào được tiêu thụ
nhiều thì sản phẩm đó càng có giá trị và ngược lại. Phương pháp thống kê điều tra xã hội
học thường được áp dụng ở đây.
Tuy nhiên ở khuynh hướng này cần lưu ý rằng ý nghĩa khách quan của TP thường không
cố định, bản thân người đọc cảm nhận về TP cũng rất khác nhau. Nguyên nhân là ở chỗ sự
cảm nhận của họ chịu sự chi phối của nhiều nhân tố ( thời đại, tuổi tác, học vấn, địa vị, tâm
lí,…) Đặc biệt trong đời sống hiện đại, họ còn bị chi phối bởi yếu tố tiếp thị , quảng cáo. Vì
vậy cần phân biệt tác động tức thời với tác động lâu dài ( hoặc giá trị thời sự và giá trị nhân
văn). Tác phẩm của Hồ Xuân Hương, Nam Cao là những tác phẩm có sức tác động lâu dài
trong lịch sử VHVN.
3- Khuynh hướng so sánh lịch sử:
Đây là khuynh hướng thiên về nghiên cứu ảnh hưởng giữa các nền văn học, sự tương
đồng và khác biệt giữa các hiện tượng văn học ở các nước khác nhau, nghiên cứu sự tiếp thu
và sáng tạo trong phạm vi một nền văn học.
Quy luật chung: nền văn học lớn ra đời trước thường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián
tiếp đến nền văn học ra đời sau với các mức độ khác nhau. Ở cấp độ chung nhất, đó là ảnh
hưởng về quan điểm tư tưởng, quan điểm thẩm mĩ. Các ví dụ điển hình là ảnh hưởng của
VH cổ Trung Quốc đối với văn học Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản; văn học Hy – La cổ
Soạn theo bài giảng của TS. Nguyễn Văn Đấu


4


Tài liệu học tập chuyên đề PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
---------------------------------------------------------------------------đại đối với văn học Châu Âu; văn học Trung Quốc, Pháp, Nga đối với văn học Việt Nam..
Ở cấp độ thể loại hoặc tác phẩm, ảnh hưởng này diễn ra hết sức phong phú:
Thơ Đường  thơ Đường luật Việt Nam
Tiểu thuyết chương hồi Minh – Thanh  Tiểu thuyết chương hồi Việt Nam
Thơ tự do phương Tây  thơ Mới Việt Nam
( Góc độ thể loại)
Mượn cốt truyện: Quỷ Dạ thoa vương ( Lĩnh Nam chích quái), Truyện Kiều, Các truyện
của Hồ Biểu Chánh giai đoạn đầu
Kiểu nhân vật:
Ngôn ngữ: Cách diễn đạt“ rất Tây“ của thơ Mới Xuân Diệu
( góc độ tác phẩm)
Tuy nhiên qua thực tế văn học Việt Nam, những cái mới tiếp nhận được từ văn học nước
ngoài phải chịu sự chi phối nhào nặn cho phù hợp với tạng thẩm mĩ của dân tộc mới có sức
sống trong lòng độc giả. Giáo sư Lê Trí Viễn, Tiến sĩ Nguyễn Phan Cảnh đều có những
nghiên cứu rất cơ bản về quy luật này.
Nguyên nhân của những ảnh hưởng nói trên là do sự gần gũi về địa lí , hoặc do sự áp
đặt văn hóa bằng chiến tranh xâm lược, hoặc do quá trình hội nhập, giao lưu quốc tế đang
ngày càng diễn ra mạnh mẽ.
4- Khuynh hướng so sánh loại hình:
Đây là một phân nhánh của khuynh hướng so sánh lịch sử , thiên về nghiên cứu sự giống và
khác nhau giữa các thể loại hoặc giữa các tác phẩm trong cùng thể loại hoặc các tác giả có
sự gần gũi trong các nền văn học khác nhau. Khuynh hướng này thường được áp dụng để
nghiên cứu các đề tài cụ thể.
+ cùng loại TP ( Nam Cao---M. Gorki, Tsê khôp; Lỗ Tấn)
+ cùng loại phong cách nhà văn

+Có sự gặp nhau ở một nội dung nào đó
VD: Các loại hình truyện ngắn trong VHVN 1930-1945
• Truyện ngắn kịch hóa: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài,..
• Truyện ngắn trữ tình hóa: Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Xuân Diệu,..
• Truyện ngắn tiểu thuyết hóa: Nam Cao,.. ( Trần thuật đa thanh: bản thân lời trần
thuật chứa đựng nhiều ý thức)
5- Khuynh hướng nghiên cứu hệ thống:
Quy luật chung: Yếu tố luôn nằm trong hệ thống. Khuynh hướng này nghiên cứu văn học
như một cấu trúc chỉnh thể phức hợp được tạo nên bởi nhiều yếu tố có quan hệ biện chứng
với nhau. Có sáu nguyên tắc cơ bản trong khi nghiên cứu theo khuynh hướng này:
a- Phải nghiên cứu văn học như là một yếu tố trong hệ thống lớn là toàn bộ đời sống xã
hội, có sự tác động qua lại với các yếu tố khác.
b- Phải nghiên cứu các chỉnh thể văn học như là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố:
• Nền văn học Thời kì, giai đoạn
 tác gia văn học
 Trào lưu văn học
 Trường phái văn học
• Tác phẩm văn học:  Đề tài
 Chủ đề
Cốt truyện
 Nhân vật
 Ngôn ngữ
• Tác giả:
 Tiểu sử
Soạn theo bài giảng của TS. Nguyễn Văn Đấu
5


Tài liệu học tập chuyên đề PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
--------------------------------------------------------------------------- Quá trình sáng tác

 Phong cách
• Trào lưu văn học: Cơ sở xã hội – ý thức
 Nhân vật trung tâm
 Hệ thống thi pháp
• Nhân vật  Ngoại hình
 Nội tâm
 Hành động
 Ngôn ngữ
c- Phải xác định mỗi yếu tố trong chỉnh thể lại là một “ tiểu hệ thống” bao gồm nhiều
yếu tố nhỏ hơn và có quan hệ mật thiết với nhau
d- Phải xác định được yếu tố hạt nhân trong hệ thống. Đây là yếu tố có vai trò chi phối
các yếu tố khác. Hạt nhân này cũng phải được xác định một cách hết sức linh hoạt.
Ví dụ: trên lí thuyết chung, hành động của nhân vật là hạt nhân trong tính cách nhân vật
nhưng đối với truyện ngắn Thạch Lam thì tình hình không hẳn là thế. Nhân vật trong tác
phẩm Thạch Lam rất ít hành động, hành động của họ không tạo ra được những bước ngoặt
gì đáng kể vì thế yếu tố hạt nhân trong đó phải là yếu tố nội tâm
e- Phải nghiên cứu các chỉnh thể văn học như là một hệ thống mở. Nó có khả năng hấp
thụ các thủ pháp nghệ thuật của các loại hình nghệ thuật khác. Do vậy về cơ bản, văn học có
khả năng tổng hợp thể loại. Do vậy trong một thể loại cụ thể bao giờ cũng có tính chất của
thể loại khác.
f- Phải nghiên cứu các chỉnh thể văn học như là một hệ thống động
- Văn học không bao giờ đứng im mà luôn luôn trong quá trình vận động. Dễ thấy nhất
là trên phạm vi nền văn học, trào lưu văn học.
- Trong tiếp nhận của người đọc các chỉnh thể văn học cũng không đứng im. Lịch sử
tiếp nhận các tác phẩm ưu tú của nhân loại và Việt Nam đã minh chứng điều đó. Ví dụ việc
tiếp nhận và đánh giá truyện Kiều

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRÀO LƯU VĂN HỌC
I- VỀ KHÁI NIỆM TRÀO LƯU VĂN HỌC:
1- Định nghĩa: Trào lưu văn học là một hiện tượng lịch sử gắn liền với sự vận động mạnh

mẽ của quá trình văn học nhằm khắc phục những mâu thuẫn nội tại để đưa văn học phát
triển sang một giai đoạn mới hoặc sang một hướng nhất định. Đó là một phong trào rầm rộ
có ý thức tự giác , biểu hiện thành một cương lĩnh cụ thể
Phân tích khái niệm:
- Hiện tượng lịch sử: Trào lưu luôn gắn với một giai đoạn lịch sử cụ thể. Trên thế giới người
ta thường nói đến trào lưu bắt đầu từ chủ nghĩa nhân văn thời Phục Hưng ( thế kỉ XV) vì
trước đó thế giới chìm đắm trong 10 thế kỉ“ đêm trường trung cổ „. Từ thế kỉ XIV, phương
Tây xuất hiện nền sản xuất tư bản, ý thức cá nhân con người trong sáng tạo nghệ thuật xuất
hiện. Từ đây con người trở thành nhân vật trung tâm trong đời sống; ý thức cá nhân tương
đối phát triển dẫn đến sự ra đời của các tác phẩm văn học ngợi ca con người, ca ngợi những
thú vui trần thế của con người. Tác phẩm văn học được nhắc đến nhiều là tiểu thuyết Mười
ngày của Bôcaxiô. Đây là một tác phẩm có kết cấu thoáng nhưng chặt chẽ nhưng nổi bật
nhất của nó là các nhân vật trong đó bộc lộ những thú vui hết sức trần thế của con người. Ở
Tây Ban Nha, Đôn Kihôtê là một kiệt tác bất hủ. Nó gián tiếp phủ nhận chế độ phong kiến ,
đề cao tư tưởng tự do. Ở Ý, có Thần khúc của Đan tê. Nổi bật nhất cho trào lưu này là các
vở kịch của Sêxpia. Đây là những bài ca ca ngợi con người, giải phóng con người khỏi
những ràng buộc phi lí nghiệt ngã.
Soạn theo bài giảng của TS. Nguyễn Văn Đấu

6


Tài liệu học tập chuyên đề PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
---------------------------------------------------------------------------Ở Việt Nam, các giáo trình thường trình bày các trào lưu văn học bắt đầu từ chủ
nghĩa cổ điển ( thế kỉ XVII) vì đến chủ nghĩa cổ điển nhà “ lập pháp „ cho nó đã xuất hiện
(Boalô). Và cũng chính vì thế CNCĐ đã có đầy đủ tư cách là một trào lưu văn học với ba
yếu tố cơ bản sau:
- Có số lượng nhà văn lớn ( tiêu biểu nhất là Coocnây; Racin, Môlie)
- Có số lượng tác phẩm lớn ( các tác phẩm bi kịch và hài kịch)
- Có nhà lí luận phê bình, có những tác phẩm lí luận có ý nghĩa như là kim chỉ nam

cho hoạt động sáng tác ( Boalô với công trình Nghệ thuật thơ ca).
2- Đặc điểm:
a- Trào lưu văn học không phải là một hiện tượng thuần nhất về phương diện tư tưởng mà
có thể chứa đựng nhiều mâu thuẫn nội tại. Ở chủ nghĩa cổ điển, tư tưởng chủ đạo là tuyệt
đối hóa vai trò của lí trí (cả trong sáng tác và thưởng thức) nhưng kết thúc của Lơ Xit hoàn
toàn không phải như thế. Với chủ nghĩa hiện thực, nguyên tắc đề cao cái khách quan, mô tả
cáí bên ngoài là nguyên tắc hàng đầu được thể hiện qua hàng loạt TP của Ngô Tất Tố ,
Nguyễn Công Hoan nhưng với Nam Cao dường như sáng tác của ông đã đi chệch sang
hướng miêu tả cái bên trong của con người. Đó là đời sống tâm lí phong phú phức tạp của
nhân vật. Nam Cao quan tâm khám phá quá trình tác động của cái bên ngoài tạo nên sự
chuyển biến, vận động trong tâm lí tính cách của nhân vật để nhiều lúc đã đạt đến“ biện
chứng pháp của tâm hồn „ như cách người ta thường nói về sáng tác của L Tônxtôi
b- Trào lưu văn học không phải là hiện tượng nhất thành bất biến mà luôn luôn vận động, có
quá trình phát sinh , phát triển và lụi tàn. Sự cáo chung của một trào lưu văn học trước luôn
luôn tạo những tiền đề cho trào lưu mới nảy sinh.
Chủ nghĩa cổ điển với tư tưởng chủ đạo là tuyệt đối hóa vai trò của lí trí đã tạo tiền
đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tình cảm mà đỉnh cao của nó là chủ nghĩa lãng mạn với tư
tưởng chủ đạo là đề cao trí tưởng tượng, tuyệt đối hóa phương diện tinh thần tình cảm của
con người“ Trái tim có những lí lẽ riêng của nó mà bộ óc không thể nào hiểu được „ . Chủ
nghĩa lãng mạn, về cơ bản, là một thái độ phủ nhận hiện thực, quay lưng với hiện thực. Chủ
nghĩa lãng mạn tiêu cực hướng về quá khứ, chủ nghĩa lãng mạn tích cực hướng về tương lai.
Tuy nhiên, chính nền tảng tư tưởng đó đã tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực
với những tuyên ngôn kiểu như“ nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại „( Ban
dăc) Giữa chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực có những mối giao hòa nhất định. V.
Huygô ở Pháp, Thạch Lam ở Việt Nam là những ví dụ.
Với quan điểm đề cao cái khách quan, chủ nghĩa hiện thực trong một phương diện
nào đó đã tạo mảnh đất cho sự ra đời của chủ nghĩa tự nhiên vào cuối thế kỉ XIX ( Ê. Dôla;
Gông cua,...).Chỗ khác nhau căn bản giữa chủ nghĩa hiện thực với chủ nghĩa tự nhiên là ở
chỗ chủ nghĩa hiện thực trong khi đề cao cái khách quan vẫn trung thành với nguyên tắc
điển hình hóa nghệ thuật nhằm xây dựng những nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển

hình để phản ánh bản chất của đời sống còn chủ nghĩa tự nhiên lại tuyệt đối hóa vai trò của
các chi tiết, đi theo nguyên tắc cuộc sống như thế nào phản ánh như thế ấy, đặc biệt là phía
bản năng.
Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ngoài nguyên tắc phản ánh của chủ nghĩa hiện
thực phê phán còn gần gũi với chủ nghĩa lãng mạn ở chỗ luôn hướng đến tương lai tích cực
với quan niệm con người một mặt là con đẻ của hoàn cảnh, còn mặt khác, bản chất hơn. Là
con người có khả năng cải tạo hoàn cảnh.
c- Trào lưu văn học không phải là một hệ thống khép kín với ý nghĩa là có thể có nhiều trào
lưu khác nhau cùng song song tồn tại trong từng giai đoạn lịch sử và chúng thường tác động
qua lại và chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 là một ví dụ
tiêu biểu. Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng phân tích rất rành rọt“ Về văn học trước CM chia
Soạn theo bài giảng của TS. Nguyễn Văn Đấu

7


Tài liệu học tập chuyên đề PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
---------------------------------------------------------------------------ra nào lãng mạn nào hiện thực phê phán nào hiện thực xã hội chủ nghĩa thì cũng đúng và
cũng nên. Nhưng chia ra để làm gì? Nếu để nói là chúng chống nhau, nam nữ thọ thọ bất
thân, nội bất đắc xuất, ngoại bất đắc nhập, thì nguy khiếp lắm. Cho dù đồng sàng dị mộng,
thì cũng có lúc gác chân gác tay lên nhau qua lại chứ! Sao không nghĩ là cùng thời với nhau,
chúng chịu ảnh hưởng lẫn nhau, có khi chống đối, có lúc bổ sung, có khi thỏa hiệp, chứ đâu
chỉ có quan hệ lườm nguýt mới là quan hệ. Ai hiện thực bằng Vũ Trọng Phụng mà lại là bạn
thân của Lưu Trọng Lư. Nguyễn Công Hoan , người thầy hiện thực thì lại mê Tản Đà lại ở
những bài mơ mộng nhất , lãng mạn nhất „. Ở châu Âu, cùng với V. Huy gô, G. Xăng,
Muytxê,...là Ban dăc, Stăngđan, Flôbe,..
II- CÁC PHƯƠNG DIỆN CƠ BẢN TRONG NGHIÊN CỨU TRÀO LƯU VĂN HỌC :
1- Cơ sở xã hội – ý thức: Đối với nghiên cứu trào lưu , đây là vấn đề đầu tiên.
- Cơ sở xã hội: + Cơ cấu kinh tế
+ Thể chế chính trị

+ Các sự kiện chính trị - xã hội có ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống xã hội như
chiến tranh, cách mạng, những thay đổi quan trọng trong đời sống chính trị - kinh tế - xã
hội.
VD:- Nghiên cứu trào lưu lãng mạn Pháp cần lưu ý: CM Pháp 1789, Công xã Pari ( 1871)
+Vai trò của CMT10 Nga đối với nền văn học hiện thực XHCN
+Vai trò của công cuộc Âu hóa đầu thế kỉ XX và CMT8 đối với VHVN.
- Cơ sở ý thức:
+ Những quan điểm triết học, mĩ học, đạo đức học, khoa học và các tư tửơng về chính trị xã hội. Tất cả các phương diện đó hợp thành thế giới quan của nhà văn, có vai trò kim chỉ
nam cho sáng tác của họ.
Khi tìm hiểu chủ nghĩa cổ điển, ta chú ý đến triết học duy lí của Đề cat (TK XVII).
Tương tự: CNHTXHCN – TH Mac- Lênin ; CN hiện đại- Các tư tưởng triết học hiện đại
như tượng trưng , siêu thực,..
2- Nghiên cứu hệ thống đề tài, chủ đề:
Văn học là một khoa học, vì vậy nhà văn bao giờ cũng phải xuất phát từ các câu hỏi:
Viết về cái gì? Viết như thế nào? Trả lời cho các câu hỏi này là đã xác định mục đích sáng
tác và thể hiện lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn. Vì vậy, khi nghiên cứu trào lưu cần tìm hiểu
hệ thống đề tài đặc trưng cũng như hệ vấn đề mà trào lưu đề cập.
CNCĐ:  Viết về tầng lớp trên của xã hội ( cái mẫu mực , cao thượng)
 Thể loại cơ bản: bi kịch
CNLM - Cái đẹp- buồn ( thường là cái đã mất)
 Thơ trữ tình
CNHTXHCN Cái mới
 Trường ca
3-Nghiên cứu hệ thống nhân vật:
Mỗi trào lưu văn học thường có một hệ thống nhân vật riêng với cách xây dựng phù
hợp với lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn và là nơi chứa đựng những vấn đề cơ bản của trào
lưu. Do vậy tìm hiểu hệ thống nhân vật cũng là cách thức để tìm hiểu những vấn đề cơ bản
của trào lưu.
Nghiên cứu nhân vật của trào lưu phải căn cứ vào các nhân vật cụ thể của từng tác
phẩm, tác giả nhưng đồng thời phải đặt nhân vật vào hệ thống của nhiều tác giả trong trào

lưu để tìm ra nét chung trong tính cách , số phận của kiểu nhân vật trong trào lưu.
Ở chủ nghĩa cổ điển, tính cách phổ quát của các nhân vật là nhân vật có lí trí, có tinh
thần nghĩa vụ mạnh mẽ. Ở chủ nghĩa hiện thực, số phận của nhân vật được quan niệm như
Soạn theo bài giảng của TS. Nguyễn Văn Đấu

8


Tài liệu học tập chuyên đề PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
---------------------------------------------------------------------------là nạn nhân của hoàn cảnh, thường có kết cục thê thảm: chết về thể xác hoặc chết về tâm
hồn.
Trong quá trình tìm hiểu nhân vật không chỉ tìm hiểu những nét chung trong tính
cách , số phận mà còn phải tìm những nét chung trong phương pháp xây dựng nhân vật. Đây
chính là cơ sở để tìm hiểu sâu hơn về nhân vật nói riêng và đặc trưng của trào lưu nói chung
vì với các trào lưu khác nhau sẽ có các phương pháp xây dựng nhân vật khác nhau. Rõ nhất
cho điều này là trào lưu lãng mạn và trào lưu hiện thực vì bản chất của hai trào lưu này vốn
đối lập nhau.
Về cơ bản trào lưu lãng mạn mô tả nhân vật theo hướng lí tưởng hóa đến tuyệt đối
hóa về phương diện tinh thần, tình cảm. Cảm hứng lãng mạn thường thiên về phía thoát li
vật chất, đối lập với vật chất.
Chủ nghĩa cổ điển sử dụng thể loại chủ lực là bi kịch. Nhà văn luôn đặt nhân vật
trong xung đột lên đến đỉnh cao buộc nhân vật phải lựa chọn giữa một bên là lí trí nghĩa vụ,
lí tưởng với bên kia là quyền lợi, khát vọng riêng tư của cá nhân. Nhân vật thiên về lựa chọn
lí trí nghĩa vụ, lí tưởng.
Ở chủ nghĩa hiện thực, giá trị nhận thức vô cùng lớn, sâu sắc của nó có được là do
TPHT mô tả nhân vật, hoàn cảnh một cách chi tiết, tỉ mỉ , toàn diện. Và đương nhiên cũng
chỉ với CNHT mới có khái niệm điển hình văn học với tư cách là nhân vật lạ mà quen theo
cách nói của Biêlinxki. Trong TPHT, có những nhân vật phụ nhưng rất sắc nét ( VD: bà cô
thị Nở)
4-Nghiên cứu hệ thống thi pháp:

Mỗi trào lưu thường có những định hướng chủ đạo trong cách thức xây dựng tác
phẩm .Tương ứng với một hệ thống đề tài , chủ đề , nhân vật ( nội dung) thì nó cũng có một
hệ thống thi pháp đặc trưng:
CNCĐ: Coi những gì của thời trước là mẫu mực để mô phỏng nên đã hình thành
nguyên tắc “ mô phỏng cổ đại”. Nguyên tắc này thể hiện rất rõ trong:
- Đề tài; lịch sử , văn học Hy – La cổ đại
- Cốt truyện: có nguồn gốc như trên
- Nhân vật:
- Thể loại: bi kịch.
Ngay cả tác phẩm lí luận ‘ Thi học” của Boa lô cũng kế thừa rất sâu sắc “Thi pháp học” của
Arisxtôt. Thơ ngụ ngôn của La Phôngten có mối quan hệ với ngụ ngôn Êdôp.,..
Chủ nghĩa lãng mạn đề cao chất trữ tình, ‘ chủ nghĩa lãng mạn là chủ nghĩa trữ tình”
- Đề tài: tình yêu , thiên nhiên , tôn giáo
- Thể loại: Dù viết theo thể loại gì, TPLM cũng đều thấm đẫm chất trữ tình vì thế đặc
biệt phát triển thể loại tự truyện.
Chủ nghĩa hiện thực đề cao tính khách quan của sự phản ánh. Nguyên tắc này chi
phối cả sáng tác và tiếp nhận ( ý kiến của Ban dăc, Xtăngđan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,..)
- Thể loại chủ lực: Truyện với hệ thống chi tiết phong phú có khả năng chứa đựng
những nội dung đời sống đa dạng
Chủ nghĩa hiện thực XHCN luôn luôn phát hiện nhìn thấy cái mới: Trong những ngày
thực hiện tiêu thổ kháng chiến ( cuối 1946 đầu 1947), Tố Hữu đã nhìn thấy: Từ trong đổ
nát hôm nay / Ngày mai đã đến từng giây từng giờ.
5- Nghiên cứu tác giả và tác phẩm tiêu biểu:
CNCĐ:  Cornây : Lơ Xít
 Raxin : Ăng đrômac
 Môlie  Tactuyp; Lão hà tiện
Soạn theo bài giảng của TS. Nguyễn Văn Đấu

9



Tài liệu học tập chuyên đề PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
---------------------------------------------------------------------------CNLM  Pháp : V, Huy gô: Những người khốn khổ, Nhà thơ Đức bà Pari
 Anh: Đông Juăng
Mỗi trào lưu ngoài các tác giả , tác phẩm sáng tác còn phải lưu ý đến tác giả , công trình lí
luận:
Với CNCĐ cần tìm hiểu Boa lô tác giả công trình “ Thi học” , được coi là người lập
pháp cho CNCĐ, người đã tổng kết những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa cổ điển, đề ra
những nguyên tắc của chủ nghĩa cổ điển. “Hãy yêu lí trí vì chỉ ở đây bạn mới tìm thấy chân
lí của nghệ thuật, chân lí của cái đẹp”. “Mô tả Agamennông phải mô tả sự kiêu hãnh; mô tả
Ênê phải mô tả cái oai phong”
Với chủ nghĩa lãng mạn phải chú ý đến lời tựa vở kịch Crômoen của V. Huygô với
các luận điểm như . “ Cái bình thường là cái giết chết nghệ thuật” . Khi phê phán chủ nghĩa
cổ điển chính ông đã dùng hình ảnh “ gọt chân cho vừa giày” . Hoặc khi tuyên bố lập trường
lãng mạn ông viết ‘ không đi giầy đỏ, không đội mũ đỏ”
MỘT SỐ GHI NHẬN VỀ TRÀO LƯU VĂN HỌC LÃNG MẠN VIỆT NAM 1930-1945
1- Về khái niệm chủ nghiã lãng mạn:
a-Văn học lãng mạn là một khuynh hướng thẩm mĩ lấy việc khẳng định cái tôi cá nhân cá
thể làm nguồn cảm hứng chủ đạo. Một cái tôi không thỏa mãn với thực tại, tìm cách tự giải
thoát khỏi thực tại bằng mộng tưởng và bằng đắm mình vào đời sống nội tâm tràn đầy tình
cảm , cảm xúc. Giải phóng trí tưởng tượng và tình cảm, cảm xúc ra khỏi sự trói buộc của lí
trí, của chủ nghĩa duy lí, là đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa lãng mạn. Nó yêu tự do , thích
sự độc đáo phi thường, có hứng thú giãi bày những cảm xúc mãnh liệt, đặc biệt là nỗi buồn
đau, lòng sầu xứ, tình yêu say đắm, sự ngưỡng mộ tạo hóa và thượng đế.
Chủ nghĩa lãng mạn rất gần gũi với tuổi trẻ vì tuổi trẻ giàu tình cảm, dễ đắm say, đặc
biệt trong tình yêu. Tuổi trẻ luôn hướng về cái mới lạ. họ thích táo bạo, độc đáo, khác
thường.
b- Những đề tài ưa thích của chủ nghĩa lãng mạn là thiên nhiên, tình yêu và tôn giáo:
- Thiên nhiên phù hợp với những tâm hồn khoáng đạt, tự do. Nó là người bạn tâm tình đáng
tin cậy của cái tôi cá nhân bất mãn với xã hội

- Có tình cảm nào thiết tha hơn, cá nhân hơn, mãnh liệt hơn và “phi lôgic” hơn tình yêu ?
Đó là hạnh phúc tột đỉnh nhưng cũng là trạng huống lo âu cay đắng, sầu não tột cùng và nó
luôn luôn là những gì đầy bí ẩn khiến người ta có thể thêu dệt nên bao mộng tưởng lãng
mạn nhất để mà sung sướng hoặc đau khổ
- Nhà văn lãng mạn đến với tôn giáo nhiều khi không phải vì sùng đạo kiểu một tín đồ
ngoan đạo mà do nhu cầu của tâm hồn lãng mạn để đắm chìm vào những ước vọng cao cả,
mơ hồ huyền bí của cõi vĩnh hằng
- Nói đến chủ nghĩa lãng mạn là nói đến cái buồn, nỗi đau. Đối với chủ nghĩa lãng mạn, đau
thương, sầu mộng thuộc phạm trù thẩm mĩ ( Hãy lịm người trong thú đau thương- Lưu trọng
Lư). Họ ca ngợi cái đẹp buồn của cảnh, của người. Ấy là những cảnh trời rộng , sông dài,
cảnh đồng hoang bãi vắng, núi cao, rừng sâu biển xa, cảnh trùng khơi mịt mùng bão táp…
Ấy là những cảnh chiều tà, thu muộn, hoặc những đêm trăng lạnh…Nói chung chúng thơ
mộng nhưng đượm buồn và dễ gợi nỗi cô đơn, sự chia li, lòng sầu xứ, sự tàn tạ và cái
chết… Tình yêu của chủ nghĩa lãng mạn là tình yêu tan vỡ, tình yêu không thỏa, là Nửa
chừng xuân , Lỡ bước sang ngang, Xa cách….
c- Về hình thức thể hiện: chủ nghĩa lãng mạn sử dụng rộng rãi các thể loại trữ tình ( thơ trữ
tình, văn trữ tình, tiểu thuyết tự truyện). nhân vật chính là cái tôi cá nhân đầy tình cảm , cảm
xúc được bộc lộ một cách đắm say sôi nổi bằng những hình ảnh và tính cách khác thường,
những ngôn từ giàu tính biểu cảm, kích thích mạnh vào các giác quan, thường sử dụng thủ
Soạn theo bài giảng của TS. Nguyễn Văn Đấu

10


Tài liệu học tập chuyên đề PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
---------------------------------------------------------------------------pháp đối lập mạnh mẽ, cực đoan giữa cái cao cả tuyệt mĩ và cái thô kệch, ghê sợ. Nó rất sợ
cái gì nhợt nhạt, đơn điệu , quen nhàm, thiếu cá tính.
Chủ nghĩa lãng mạn có công mở rộng thế giới thiên nhiên và thế giới nội tâm con
người trong văn học. Nó khám phá và thể hiện mọi cung bậc tình cảm của con người, đặc
biệt là trong tình yêu. Nó phiêu lưu trong vũ trụ, đi tìm những vùng trời đất mới lạ để thỏa

mãn trí tưởng tượng đầy thơ mộng và nội tâm đầy nỗi khát thèm những cảm giác mạnh. Nó
thích thú đặc biệt với những cái xứ lạ phương xa
2- Trào lưu văn học lãng mạn Việt Nam (1930-1945)
a- Mầm mống: Nguyễn Công Trứ, Phạm Thái, Chu Mạnh Trinh,…. -> Tản Đà
=> những cây bút Tây học đầu tiên : Hoàng Ngọc Phách , Đông Hồ , Tương Phố
=> biểu hiện hoàn chỉnh nhất là thế hệ những cây bút Tây học trẻ tuổi1930-1945
b- Một số đặc điểm của TLLMCNVN
- Hình thành và phát triển trong hoàn cảnh thuộc địa, nhà văn bị hạn chế về nhiều mặt: tự do
tư tưởng, tầm văn hóa – tri thức, điều kiện vật chất,…
- Một số nhà văn nhà thơ cũng có tuyên ngôn này, khác ( Thế Lữ, Xuân Diệu, Nhóm thơ
Bình Định, Xuân thu nhã tập, Tự lực văn đoàn,..) nhưng nói chung không lí thuyết nhiều,
không đẩy lên thành chủ nghĩa này , trường phái khác một cách cực đoan
- Thành tựu có tính kết tinh nhất và có giá trị thẩm mĩ lâu dài hơn cả là thơ trữ tình, truyện
ngắn, một số thể kí
- Nội dung tư tưởng: Chủ nghĩa lãng mạn nói chung là sự thể hiện trên lĩnh vực mĩ học thái
độ bất hòa, bất mãn với xã hội, với thực tại. Trên đất nước ta trước CMTT, đấy chủ yếu là
thái độ của người trí thức yêu nước, tiếp thu được tư tưởng và văn hóa phương Tây. Khao
khát dân chủ tự do, văn minh, tiến bộ, tỏ thái độ bất hòa bất mãn với chủ nghĩa thực dân tàn
bạo, hống hách và với những tập tục phong kiến hủ bại. Vì thế tuy chịu ảnh hưởng sâu sắc
của nền văn học Pháp- đất nước của kẻ xâm lược- VHLM VN vẫn cắm rễ rất sâu vào cội
nguồn dân tộc. Nó đã đi tiên phong và có đóng góp quan trọng vào công cuộc hiện đại hóa
văn học dân tộc trên cơ sở truyền thống văn học VN. Hoài Thanh hiểu sâu sắc tấm lòng của
những cây bút lãng mạn ấy họ yêu vô cùng tiếng mẹ đẻ. Họ viết văn, làm thơ để mong đóng
góp được chút gì trong hoàn cảnh mất nước, vào việc giữ gìn và phát triển tiếng nói và văn
chương dân tộc. Họ khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước và con người VN từ hình
thức đến tâm hồn. Họ nói dùm nỗi buồn đau của người dân Việt Nam “ Thiếu quê hương”
ngay trên mảnh đất đã sinh ra mình.
Nếu như những tâm hồn lãng mạn phương Tây, chủ yếu tỏ thái độ khinh bạc đối với
lối sống gọi là buôcgioa ( tư sản) phàm tục trên quan điểm thẩm mĩ thì những cây bút lãng
mạn VN, bên cạnh thái độ ấy, còn đối lập trên tinh thần dân tộc, đối với lối sống nô lệ, bằng

lòng, thậm chí thoả mãn đối với thực tại của xã hội thực dân.
Lòng yêu nước ấy, sau này sẽ đưa họ hầu hết đến với CM và giúp họ theo đuổi hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đến cùng
b- Các chặng đường phát triển: VHLMVN phát triển từ đầu thế kỉ XX đến 1945 qua hai
bước, phù hợp với quá trình hiện đại hóa văn học:
- Bước thứ nhất diễn ra từ đầu thế kỉ đến khoảng năm 1930
+ Thơ Tản Đà, Đoàn Như Khuê, Trần Tuấn Khải
+ Văn xuôi: Đông Hồ ( Linh Phượng kí), Tương Phố ( Giọt lệ thu), nhất là Hoàng Ngọc
Phách ( Tố Tâm)
- Bước thứ hai: diễn ra khoảng từ 1930- 1945. Thành tựu của văn học LMVN ở bước này
rất phong phú
+ Phong trào thơ Mới: mà tác giả là những cây bút rất trẻ, đầy tài năng, thấm nhuần tư
tưởng và văn hóa của phương Tây hiện đại. Họ đã sáng tạo ra các thể thơ mới, hoặc làm mới
Soạn theo bài giảng của TS. Nguyễn Văn Đấu

11


Tài liệu học tập chuyên đề PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
---------------------------------------------------------------------------các thể thơ truyền thống. Đặc biệt cái mới không ở hình xác câu thơ mà là ở tinh thần của
nó. Ấy là cái tôi cá nhân cá thể được giải phóng về tình cảm, cảm xúc và trí tưởng tượng.
Nó phá bỏ hệ thống ước lệ có tính chất phi ngã của thơ cũ để trực tiếp quan sát hoặc diễn tả
thế giới ( bao gồm cả ngoại cảnh và nội tâm) bằng con mắt tươi mới, xanh non của mình.
Nó có nhiều khám phá mới lạ, tinh tế và đầy tài hoa về thiên nhiên về tình yêu. Nó đêm đến
cho thơ một chất trẻ trung hấp dẫn không có trong thơ cổ.
Tác giả tiêu biểu: Thế Lữ, Huy Thông, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử,
Chế Lan Viên, Nguyễn Bính
Tác giả tiêu biểu nhất là Xuân Diệu
a- Các tác phẩm chính: Thơ thơ (1938); Gửi hương cho gió(1945); Trường ca ( thơ văn
xuôi- 1945)

b- Nội dung:
b1- Thơ Xuân Diệu thể hiện một lòng yêu đời , thiết tha với cuộc sống, khát khao giao
cảm với đời:
- Cảnh sắc thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu đầy sức lôi cuốn. Nhà thơ cảm nhận thiên
nhiên bằng tất cả các giác quan. Thiên nhiên thường được nhân hoá, trở nên rất “người” .
- Tình yêu trong thơ Xuân Diệu là một vườn hoa đủ mọi hương sắc, là một bản nhạc đủ
mọi thanh âm diễn tả mọi trạng thái cung bậc của tình yêu đôi lứa
- Cuộc sống trong thơ Xuân Diệu tràn đầy hoan lạc rất đáng tận hưởng
b2- Mặt khác thơ Xuân Diệu cũng nói lên qúa nhiều sự chán nản, hoài nghi; nhân vật trữ
tình hiện lên trong thơ hết sức cô đơn:
_ Nỗi ám ảnh về thời gian qua mau, tuổi trẻ qua mau dẫn đến tư tưởng sống gấp gáp,
tham lam; yêu hốt hoảng , liều lĩnh.
_ Tình yêu trong thơ XD thường là thứ tình yêu thất vọng không thể đưa đến hạnh
phúc, chỉ mang lại đau buồn.
c- Đóng góp về nghệ thuật:
Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới. Thơ Xuân Diệu đặc sắc trong
cảm hứng , thi tứ, bút pháp:
_ Cảm hứng về trạng thái cô đơn: cô đơn ngay cả khi có người, có vật, có cảnh:
_ Thi tứ tình yêu: Tình yêu trọn vẹn đắm say, hoàn toàn tháo tung hệ thống ước lệ, tượng
trưng trong cách thức thể hiện.
_ Bút pháp mới:

Từ ngữ được kết hợp rất sáng tạo, giàu tính tạo hình gợi cảm.

Câu thơ có sự đổi mới rõ rệt , nhất là hiện tượng vắt dòng , ngắt câu.
+ Về văn xuôi:
• Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn:
Nhất Linh , Khái Hưng, Hoàng Đạo với mô hình tiểu thuyết ái tình mà nhân vật lí tưởng
là đôi thanh niên nam nữ Âu hóa từ y phục đến tâm hồn. Đó là những nhân vật trí thức Tây
học thuộc những gia đình giàu có và sang trọng trong xã hội cũ. Họ đấu tranh cho hạnh

phúc cá nhân, cho luyến ái tự do và cho một phong trào Âu hóa. Những tác phẩm tiêu biểu
ủa các nhà văn này thường là những tiểu thuyết luận đề: chống lễ giáo phong kiến ( Nửa
chừng xuân. Đoạn tuyệt, Lạnh lùng,..); những cải cách xã hội có tính chất không tưởng
( Con đường sáng , Gia đình,…); sự khủng hoảng sâu sắc về tinh thần ( Đẹp, Bướm trắng,
Thanh Đức)
* Truyện ngắn: Thạch Lam, Xuân Diệu , Nguyễn Tuân, Thanh Tịnh , Hồ Dzếnh,…

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC GIẢ
Soạn theo bài giảng của TS. Nguyễn Văn Đấu

12


Tài liệu học tập chuyên đề PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
---------------------------------------------------------------------------IKHÁI NIỆM TÁC GIẢ VĂN HỌC:
1- Khái niệm:
- Về hình thức tác giả văn học là người sáng tạo ra tác phẩm văn học. Tuy nhiên để được
gọi là tác giả văn học đích thực phải là người có đóng góp một cái gì mới mẻ hoặc nói cách
khác phải là người sáng tạo ra những giá trị văn học mới.
- Tác giả văn học phải là người có ý kiến riêng về đời sống, phải phát biểu được một đặc
điểm mới, đề xuất được một cách hiểu mới về các hiện tượng đời sống vốn có thể là quen
thuộc bình thường vì bản chất của văn học là sáng tạo.
- Tác giả văn học cuối cùng phải là người xây dựng thành công các hình tượng nghệ thuật.
Đó là các hình tượng đạt đến độ vừa độc đáo vừa sâu sắc có khả năng đọng lại lâu dài trong
cảm nhận của người đọc.
- Tác giả văn học phải là người xây dựng được một ngôn ngữ nghệ thuật mới, có phong
cách , có giọng điệu riêng và có gương mặt riêng trong thể loại.
Tóm lại tác giả văn học là người có tài năng, nhân cách và có ý thức rõ ràng về nghề
nghiệp của mình.
2- Tên gọi tác giả văn học:

Người ta thường dùng các tên gọi khác nhau để gọi tác giả văn học. Mỗi tên gọi thường ứng
với một mức độ tài năng , tầm ảnh hưởng của tác giả đối với văn học và cuộc sống
a- Đại văn hào, đại thi hào: là những nhà văn là thơ mà sáng tác của họ có vai trò hết sức
lớn lao, có thể mở ra một thời đại trong văn học, có thể trở thành những mẫu mực, khuôn
thước cho các thế hệ sau, tầm ảnh hưởng của họ không chỉ bó hẹp trong phạm vi một thời
đại, một dân tộc mà còn mở rộng ra tầm nhân loại, cho nhiều thời đại.
VD: Sêxpia, V.Huygô, Bandăc, Puskin, L.Tônxtôi, Lỗ Tấn, Nguyễn Du,..
b- Nhà văn lớn , nhà thơ lớn: Đây là những tác giả văn học có ảnh hưởng ở phạm vi hẹp
hơn thường gắn với phạm vi dân tộc đất nước hoặc các giai đoạn trong văn học dân tộc
c- Nhà văn , nhà thơ, nhà viết kịch: là những tên gọi tác giả chủ yếu dựa vào thể loại. Đó là
tác giả của từng thể loại cụ thể. Trong trường hợp, tác giả sáng tác nhiều thể loại, người ta
thường gọi theo thể loại mà tác giả thành công nhất. Ví dụ nhà thơ Xuân Diệu, nhà thơ
Nguyễn Đình Thi.
Như vậy khái niệm tác giả văn học vừa gần gũi vừa khác với khái niệm nhà văn.
Khác ở chỗ khái niệm nhà văn thường chỉ những sáng tác chuyên nghiệp còn khái niệm tác
giả văn học thì bao hàm cả những chủ nhân của các sáng tác văn học dân gian.
Tham khảo ý kiến của Phan Huy Ích : “ Thành được một nhà văn là việc nhỏ, một
nhà văn mà đời nọ nối đời kia, chi này truyền chi khác, lại là một việc quý và hiếm trong
giới văn chương. Trên đời, những người rong ruổi trong rừng văn, cầm bút viết nên văn
không phải là ít, nhưng nói về việc tâm tư linh hoạt, cốt cách cao kì, hơn hẳn người thường,
tất phải ý chí như vàng ngọc, thanh diệu như nhạc ca, sóng từ kết lại , phát ra thành văn,
mới xứng là danh gia. Dù là danh gia nhưng nếu xướng lên không có người theo, đứt rồi
không có người nối, thì cũng chưa phải là thịnh…” ( Đề tựa bộ sách Ngô gia văn phái).
II- CƠ SỞ ĐỂ NGHIÊN CỨU MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC:
1- Có đầy đủ những tư liệu về tác giả:
a- Tư liệu về tiểu sử, con người tác giả: Năm sinh , năm mất, gia đình, quê hương , học vấn,
các quan hệ xã hội, quá trình hoạt động, ảnh hưởng từ sách báo hoặc những luồng tư tưởng
nào
( VD: mảnh vườn, nạn lụt trong thơ Nguyễn Khuyến, văn Nam Cao- những tác giả văn học
lớn lên từ một miền quê chiêm trũng.

Những khảo sát rất tỉ mỉ của Nguyễn Tuân về “ Thời và thơ Tú Xương )
Soạn theo bài giảng của TS. Nguyễn Văn Đấu

13


Tài liệu học tập chuyên đề PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
---------------------------------------------------------------------------Ví dụ Nguyễn Huy Thiệp có những cho văn học thời kì đổi mới ( Tướng về hưu,
Chảy đi sông ơi; Con gái thủy thần,…) Nguyên nhân nào dẫn đến Nguyễn Huy Thiệp có cái
nhìn mới và sâu?
Về chủ quan:
+Mảng đề tài miền núi: các tập quán , huyền thoại được đưa vào rất nhuyễn ( NHT
có thời kì dạy học ở miền núi)
+ Mảng lịch sử: NHT có cách nhìn mới vào các nhân vật đã quen thuộc ( NHT từng
dạy sử)
Về khách quan:
+ Công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo. NHT có thiên về việc thấy cái xấu. Giai
đoạn này nhiều tác phẩm cũng khai thác khía cạnh như thế ( VD: Cái đêm hôm ấy đêm gì
của Phùng Gia Lộc)
Nguyễn Khải có hai giai đoạn sáng tác:
- Trước 1975: NK thiên về nhìn thấy mặt xấu của tôn giáo. Cái nhìn đó là cái nhìn theo thói
quen, theo định kiến ( Xung đột)
- Sau 1975: Nguyễn Khải viết Cha và con, và.. thể hiện cái nhìn tương đối biện chứng. Có
những người trước sau vẫn chống đối cách mạng, lại có người vẫn thủy chung với dân tộc ,
cách mạng.
b - Có đầy đủ các sáng tác của tác giả: Bao gồm những Tp đã xuất bản, những TP chưa xuất
bản; những trang bản thảo có sửa chữa, những thư từ nhật kí , ghi chép của tác giả trong quá
trình sáng tác ( hình thành ý đồ.--thu thập tư liệu – lập đề cương- viết – sửa chữa) , những
phát biểu của tác giả về TP, NV…
Với các tác phẩm thuộc về quá khứ đã xa. Điều quan trọng là tìm được các văn bản

có độ chính xác cao. Ở phương diện này, ngành văn bản học cung cấp cho ta những cơ sở
đáng tin cậy. Với văn học hiện đại, cần biết được những thay đổi , những sửa chữa trong
quá trình viết hoặc trong các lần tái bản.
VD > Bài Núi đôi, ban đầu Vũ Cao định mở đầu bằng câu Núi vẫn đôi mà anh mất
em nhưng sau đó câu này được đặt vào giữa bài thơ. Sau câu thơ này trạng thái sóng đôi của
nửa đầu bài thơ không còn.
Khi viết Theo chân Bác, Tố Hữu có nghĩ đến Trường ca Lênin của Maiacôpxki và
ban đầu ông định chọn thể lục bát hoặc song thất lục bát. Nhưng sau đó ông không lựa chọn
giọng điệu như trường ca Lênin , và về thể thơ ông đã chọn thể thơ bảy chữ được bố trí theo
từng khổ 4 câu. Đây là thể thơ vừa có khả năng tự sự vừa có khả năng trữ tình, giọng thơ
phù hợp với đói tượng phản ánh “ Giọng của Người không phải sấm trên cao, Thấm từng
tiếng ấm vào lòng mong ước” ( Sáng tháng năm)
c-- Có đầy đủ tài liệu nghiên cứu về tác giả: bao gồm các bài báo , tạp chí, kỉ yếu hội nghị
khoa học, các sách chuyên khảo,…để có thể tiếp thu thành quả nghiên cứu của những người
đi trước, nắm được vấn đề đã được nghiên cứu ở mức độ nào từ đó định hướng cho vấn đề
nghiên cứu của mình. Phải tiếp cận theo hướng nào? Phát triển thêm cái gì?
2- Có phương pháp nghiên cứu đúng đắn:
Phương pháp chung nhất là vận dụng CNDVBC và CNDVLS vào nghiên cứu tác
giả. Cụ thể là phải đặt tác giả vào những mối quan hệ xã hội để thấy được những nét về thế
giới quan, về lập trường giai cấp, về quan điểm xã hội, quan điểm thẩm mĩ của nhà văn. Mặt
khác phải quan tâm đến những vấn đề thuộc về cá tính, tâm lí , khí chất , những yếu tố có
ảnh hưởng đến phong cách. Có thể mỗi nhà văn thường có nhiều nét phong cách, trong đó
có thể có nét nổi bật tạo nên gương mặt tinh thần của nhà văn trong sáng tác. Vì vậy khi
nghiên cứu cần phải thấy được những nét phong cách cụ thể nhưng quan trọng nhất là tìm
thấy nét phong cách đặc trưng nhất của nhà văn.
Soạn theo bài giảng của TS. Nguyễn Văn Đấu

14



Tài liệu học tập chuyên đề PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
---------------------------------------------------------------------------Lưu ý: nghiên cứu một TGVH là nghiên cứu con người nhà văn gắn liền với sự
nghiệp sáng tác. Do vậy cần tránh khuynh hướng chạy theo những chi tiết li kì về tiểu sử tác
giả, những nét siêu phàm về tâm lí đã trở thành những giai thoại , huyền thoại.
III_ CÁC PHƯƠNG DIỆN CƠ BẢN TRONG NGHIÊN CỨU TÁC GIẢ VĂN HỌC:
1- Về lịch sử tác giả:
- LSTG bao gồm rất nhiều vấn đề: Những bước đường trong cuộc đời tác giả, những gì
có liên quan đến sự hình thành tài năng sáng tạo của tác giả. Quá trình đó hình thành trong
thế giới quan, quan điểm chính trị- xã hội. Tất cả những điều đó liên quan đến:
+ Vốn sống ( hiểu biết về xã hội , con người)
+ Vốn văn hoa ( sự am tường các lĩnh vực khoa học)
+ Vốn chính trị ( hiểu biết về đường lối , chính sách , quan điểm chính trị - xã hội, cái
nhìn đúng đắn đối với thể chế chính trị-xã hội)
+ Vốn nghề nghiệp
Về chính trị cần phân biệt ý thức chính trị với thể chế chính trị. Ý thức chính trị chi phối
văn học là chuyện đương nhiên. Còn một thể chế chính trị nào đó trực tiếp chi phối nhà văn
thì lại là chuyện khác ( Xem Nguyễn Minh Châu- Hãy đọc lời âi điếu cho văn học minh
họa)
Vốn nghề nghiệp là nói đến trình độ , kĩ năng , kĩ xảo của nhà văn trong sáng tác. Đã là
một nhà văn tất yếu phải biết xây dựng TP như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, phải biết
sắp đặt , sáng tạo TP theo quy luật của sáng tạo nghệ thuật.
VD: Vẻ đẹp trong cấu trúc khổ thơ của Tiếng thu
Mỗi khổ thơ là một câu hỏi nhưng hàm chứa ý trách móc Em- người dửng dưng với mùa
thu-> gián tiếp ca ngợi mùa thu đẹp.Các khổ thơ tăng tiến về số câu như thể hiện sự tăng
tiến nỗi buồn. Chủ nghĩa LM thường có cảm hứng mạnh về cái đẹp buồn, nhiều khi là buồn
vô cớ. Vì thế nỗi buồn không bao giờ dứt nên dù bài thơ có kết thúc nhưng cảm xúc ấy
không bao giờ dứt, ngày càng tăng tiến mãi.
Kết cấu bài Tre Việt Nam của Nguyễn Duy có sự lặp lại “tre xanh “ ở đầu và cuối
bài thơ như một sự khẳng định tính trường tồn của đất nước, con người VN.
2Nghiên cứu quá trình sáng tác của tác giả : Cần chia quá trình sáng tác thành các giai

đoạn dựa vào các sự kiện lớn mang tính chất bước ngoặt gắn liền với những chuyển biến về
tư tưởng và được cụ thể hóa bằng sáng tác.Khi chia giai đoạn phải nhận ra các đặc điểm có
tính chất kế thừa. Điều này liên quan đến việc tìm hiểu phong cách nhà văn ( PC= nét riêng
dộc đáo tương đối bền vững)
VD: Sự tiếp nối của phong cách Nguyễn Tuân, Nguyễn Minh Châu trong các giai đoạn sáng
tác
Khi xem xét các giai đoạn sáng tác của nhà văn cần quan tâm đến các sáng tác của họ
về đề tài , thể loại. Lí giải những thay đổi này xuất phát từ đâu? Mang lại đóng góp gì mới
cho giai đoạn văn học? lịch sử văn hoc?
VD Nguyễn Minh Châu - như một người đi tiên phong trong đổi mới văn học- đã đổi mới tư
duy sáng tác một cách rõ rệt. Cách nhìn con người và cuộc sống không còn là một chiều mà
là đa chiều ( Chiếc thuyền ngoài xa) Các nhân vật trong các sáng tác này không hề dễ hiểu,
có những cái không thể giải thích tường minh. “ Thiên chức của văn học là đi tìm hạt ngọc
ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”. Nói cách khác, cuộc sống con người thường có
hai mặt. cái tốt thường ẩn chìm khuất lấp trong cái xấu
Truyện Bức tranh: Câu chuyện về sáng tác nghệ thuật + con người ta thường phạm
tội trong những giây phút rất bất ngờ. Liên hệ với truyện Lựa chọn của Bônđarep- con
người luôn phải lựa chọn.
Soạn theo bài giảng của TS. Nguyễn Văn Đấu

15


Tài liệu học tập chuyên đề PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
---------------------------------------------------------------------------Người họa sĩ trong truyện không phải là người hoàn toàn xấu cho dù có lúc anh ta tỏ
ra thiếu tinh thần đồng đội lại tỏ ra tự cao, tự đại và sau đó là ích kỉ. Nhưng sau khi đã có
hành động ích kỉ ấy, anh vẫn luôn tự vấn lương tâm, tự thú và tìm cách chuộc lỗi. Anh đã 3
lần tìm cách chuộc lỗi- gửi số tiền cho người chiến sĩ nhưng rồi lại thôi vì cho đó là hành
động con buôn. – hằng thàng đến cắt tóc tại quán anh chiến sĩ đó để cho người CS kia có thể
nhận ra và chửi mắng mình. Cách này không thành vì anh CS kia vẫn tỏ ra như mình không

nhận ra người đồng đội – họa sĩ thất hứa cũ. – Vẽ bức tranh thứ hai với gương mặt của mình
đầy xà phòng
3- Nghiên cứu về tư tưởng sáng tác chủ đạo của tác giả :
TTSTCĐ là tư tưởng mà tác giả tâm đắc nhẩttong cuộc đời sáng tác và thiết tha muốn chia
sẻ cùng người đọc trong sáng tác của mình. Do vậy xá định đúng tư tưởng chủ đạo của tác
giả là chìa khóa khám phá thế giới nghệ thuật của tác giả
VD: Aimatôp thiên về khai thác bi kịch của con người:
Truyện Người thầy đầu tiên, nhân vật bi kịch có thể nói là thầy giáo Duysen. Nhưng ngay cả
nhân vật Antưnai vẫn không phải là người hạnh phúc vì trong sâu thẳm tâm hồn vẫn có yếu
tố bi kịch: mối tình đầu tiên với người thầy đầu tiên. Antưnai luôn cảm thấy có lỗi lớn vì đã
không nói rõ công lao của người thầy mình như thế nào.
Nhà văn chọn kết cấu khá độc đáo nhằm nêu bật nội dung bi kịch của nhân vật. Phải
chăng sáng tác của Aimatôp như một bằng chứng cho tư tưởng coi con người là một sinh
vật biết suy nghĩ cho nên luôn luôn tiềm ẩn bi kịch và bi kịch có thể đi cùng con người suốt
cuộc đời.
Ở Việt Nam, Nguyễn Đăng Mạnh đã khái quát tư tưởng sáng tác chủ đạo của
Nguyên Hồng là hiện thực thống thiết. Nguyễn Công Hoan luôn nhìn cuộc sống trong quan
hệ giàu – nghèo và luôn tập trung mũi nhọn đả kích vào người giàu
4- Nghiên cứu đóng góp của tác giả:
a- Về giá trị tư tưởng của sáng tác: Bộc lộ ở sự lí giải chủ đề, cảm hứng chủ đạo và tình điệu
thẩm mĩ. Thông qua các phương diện đó, nhà văn phải bộc lộ tầm tư tưởng mang tính khái
quát cao. Các nhà văn được gọi là nhà văn lớn , trước hết là lớn ở tầm tư tưởng” Sêchpia,
Gơt, V, Huygô, L. Tônxtôi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du.. – con mắt trông suốt sáu cõi, tấm
lòng nghĩ thấu muôn đời
b- Phải xá định rõ những tìm tòi về mặt nghệ thuật trong so sánh chung với các nhà văn
cùng thời đại hoặc trước đó. Bao gồm những cách tân trong xây dựng cốt truyện, ngôn ngữ ,
nhân vật , thể loại,..
Một trong những đóng góp rất quan trọng của Nguyễn Huy Thiệp là kết hợp chất dân
gian với chất hiện đại. Nhà văn sử dụng nhiều huyền thoại dân gian nhưng cũng đem lại
những sàm sỡ về ngôn từ ( dân chủ hóa ngôn ngữ)

c- Phải chỉ ra được những ảnh ghưởng của tác giả đối với các nhà văn đương thời. Nếu là
tác giả của thời quá khứ , phải chỉ ra được ảnh hưởng của tác giả đó đối với văn học sau đó.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC PHẨM VĂN HỌC
I- Về khái niệm TPVH:
Tùy theo góc độ tiếp cận, người ta có nhiều cách hiểu khác nhau về TPVH
1- Nếu căn cứ vào cấu trúc nội tại của tác phẩm, người ta coi TPVH là một cấu trúc chỉnh
thể.
Cấu trúc là một thực thể có thể phân tích thành từng yếu tố trong đó mỗi yếu
tố sở dĩ có được cương vị của nó không phải vì một thuộc tính nội tại gì của nó mà vì mối
quan hệ của nó với toàn thể cấu trúc và với các yếu tố khác cùng với nó làm thành cái cấu
trúc ấy, và chỉ vì những mối quan hệ ấy mà thôi. Vậy cấu trúc trước hết là một thực thể toàn
Soạn theo bài giảng của TS. Nguyễn Văn Đấu
16


Tài liệu học tập chuyên đề PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
---------------------------------------------------------------------------vẹn, chứ không phải là tổng số của những sự vật rời rạc được cộng lại với nhau mà thành
( Theo Cao Xuân Hạo)
Tác phẩm được tạo nên bởi nhiều yếu tố , các yếu tố lại được kết hợp ở nhiều cấp độ. Yếu
tố dù nhỏ nhất vẫn có vai trò đối với chỉnh thể.
2- Nếu xem xét dưới góc độ sáng tác, tiếp nhận , người ta coi TP là một quá trình.
a- Đối với người sáng tác nó là kết quả của một quá trình lâu dài: nhận thức đời sống, cảm
hứng dẫn đến ý đồ sáng tác, quá trình viết, sửa chữa…
L. Tônxtôi phải mất 50 năm mới viết Khatghi Murat
+ Nhà văn phải có quá trình rèn luyện, quá trình sống , hoạt động nghề nghiệp
+ Nhà văn lại phải là người giàu cảm xúc , giàu trí tưởng tượng “Nhà sinh học không
cần tưởng tượng mình là con cừu nhưng nhà văn bao giờ cũng phải nhập thân vào
con cừu để viết về nó ( ý của M. Gorki)
Đề tài

Chủ đề
Tư tưởng
Nhân vật
Cảm hứng
Quan niệm nghệ thuật về đời sống và con người
Ngôn ngữ
Ngữ âm
Từ vựng
Ngữ pháp
Kết cấu
Kết cấu -Thơ
văn bản
-Truyện
- Kịch
Kết cấu - Tổ chức sự kiện
hình
- Tổ chức nhân vật
tượng
- Tổ chức không gian
- Tổ chức thời gian
Thể loại
Thơ
Truyện
Kịch
Quá trình sáng tác của nhà văn hết sức đa dạng. trong quá trình đó nhà văn phải kết hợp một
cảm hứng mãnh liệt với lí trí sáng suốt. nhà văn phải có “một trái tim thông minh, một trái
tim biết suy nghĩ” ( Vưgôtxki)
b- Về phía người đoc: Tiếp nhân Tp là một quá trình. Hiểu TP , đánh giá TP như thế nào là
một quá trình luôn luôn vận động, luôn có những bổ sung , thay đổi. Vì vậy tác phẩm không
phải là một hình tượng cố định, nó luôn luôn vận động cùng với quá trình vận động của

sáng tác và tiếp nhận
HTVH là một hình tượng phi vật thể có nghĩa là cái vỏ vật chất cho nó tồn tại (quyển
sách) không phải là hình tượng VH. Hình tượng đích thực tồn tại trong đầu óc người đọc.
Văn bản TP chỉ có một, TP tồn tại trong cách hiểu của người đọc là vô số. Do vậy giá trị
của Tp chỉ được hình thành trong quá trình đọc và sau khi đọc. Hầu hết các nhà nghiên cứu
văn học đều đồng tình với Mukarôpxki trong nhận xét sau: “ TP do nhà văn sáng tạo nên chỉ
là một kí hiệu. Cấu trúc thật sự ở TP chỉ có thể là ngữ nghĩa học tồn tại trong cách hiểu
của người đọc” và “ Mọi sự hiểu VB đều là sự sáng tạo là sự “hiểu một cách khác” . Nó
Soạn theo bài giảng của TS. Nguyễn Văn Đấu

17


Tài liệu học tập chuyên đề PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
---------------------------------------------------------------------------luôn tìm kiếm những khả năng mới dể làm thay đổi VB. Trong khuôn khổ những khả năng
đó, TPVH là cái mà người đọc để cho nó xảy ra từ VB” ( Herderge).
Trường phái hiện tượng luận mà tiêu biểu là Roman Ingarden khẳng định TPVH chỉ
là con đẻ tinh thần của nhà văn, còn sự cảm thụ của người đọc chẳng qua là sự cụ thể hóa
cái mô thức vốn có trong tác phẩm. Nhận thức luận nghệ thuật rất phong phú của ông, xoay
quanh vấn đề cụ thể hóa này:
+Điểm chưa xác định trong tác phẩm văn học là điều hiển nhiên vì, trước hết , ngôn
từ trong tác phẩm là hữu hạn nó chỉ có thể trực tiếp xác định một số phương diện, còn một
số phương diện khác của khách thể chỉ được thể hiện một cách gián tiếp, ngay những chỗ
được xác định cũng chưa không thể thật chi tiết. Mặt khác, cách nói của nhà văn bao giờ
cũng gợi cảm , gợi suy nghĩ, hàm súc , ý tại ngôn ngoại,…Vì vậy , TPVH luôn luôn ở trạng
thái chuẩn bị, tiềm tại và sự cụ thể hóa của người đọc, do đó, là tất yếu.
+ Xét về chủ thể tiếp nhận, sự cụ thể hóa cũng là tất yếu vì gặp những điểm chưa xác
định , người đọc hoặc là suy tưởng từ những điểm đã xác định trong TP để bổ sung hoặc
tưởng tượng thêm theo ý hướng của mình. Nhưng dù suy tưởng hay tưởng tượng thêm,
thường không tách rời nhau, cũng không tách rời với kinh nghiệm quá khứ và tâm thế

đương thời của từng người đọc cụ thể. Kết quả của sự cụ thể hóa , do đó, là muôn màu .
muôn vẻ, thậm chí cũng đa dạng hoặc sai biệt ngay ở một độc giả đọc TP ở những thời điểm
khác nhau. Nhưng chung quy lại, những kết quả đó hoặc là hòa điệu hoặc là nghịch điệu với
TP và do đó hoặc làm phong phú thêm hoặc làm giảm bớt đi những phẩm chất của tác
phẩm.
- Roman Ingarden đặt vấn đề phương thức “ cụ thể hóa” lí tưởng:
+ Người đọc có thể tha hồ thả sức tưởng tượng nhưng phải có căn cứ trong tác
phẩm, chứ không thể tùy tiện bịa đặt, thêu dệt ngụy tạo. Có thể tiếp nhận tác phẩm văn học
bằng những phương thức đa dạng
+ Chỉ khi nào TPNT được hoàn thành và thực hiện trong sự cụ thể hóa mới trở thành
khách thể thẩm mĩ. Ông phân biệt “ hệ thống tố chất trung tính” và “ hệ thống tố chất có ý
nghĩa”. Hệ thống tố chất trung tính bao gồm những đặc trưng của từng loại hình nghệ thuật,
chưa tạo nên giá trị nghệ thuật, nhưng lại có tác dụng làm nền móng cho giá trị nghệ thuật.
Có nghĩa là trên cơ sở đặc trưng của từng loại hình nghệ thuật, nghệ sĩ tổ chức được hệ
thống tố chất có ý nghĩa thì giá trị nghệ thuật mới xuất hiện
3- TPVH là một quan hệ xã hội – thẩm mĩ:
-Quan hệ giữa TGNT trong TP với thế giới đời sống: Chân lí nghệ thuật thống nhất
chứ không đồng nhất với chân lí đời sống. Trong đó thế giới đời sống là cơ sở bởi nó
quyết định mọi nội dung tri thức, cảm hứng, hình thức nghệ thuật của TP
+ Cảm hứng: ngợi ca cái tốt đẹp , cao cả , anh hùng; phê phán cái xấu
+ Nội dung: toàn bộ nội dung trong TP ( thiên nhiên, con người, loài vật,…) đều là
đối tượng có trong đời sống
+ Hình thức: ứng với nội dung nào phải có hình thức thể hiện tương ứng để chuyển
tải nội dung
- TGNT không bao giờ trùng khít, đồng nhất với thế giới đời sống vì đó là thế giới-kết quả
của một cái nhìn cụ thể. Nó là hiện thực thứ 2, thiên nhiên thứ 2. Nó có cơ sở từ hiện thực
đời sống nhưng đã nâng lên theo tiêu chuẩn thẩm mĩ. Nó có thể đẹp hơn hoặc xấu hơn chứ
không bao giờ như vốn có.
- Tp là con đẻ của nhà văn , do đó bao giờ cũng có quan hệ với nhà văn. Trong quan hệ
này , nhà văn là chủ thể sáng tạo ra TP, ngược lại Tp là con đẻ tinh thần của nhà văn nhưng

đồng thời nhà văn cũng là con đẻ của một dân tộc , một thời đại, một giai cấp. Do vậy
Soạn theo bài giảng của TS. Nguyễn Văn Đấu

18


Tài liệu học tập chuyên đề PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
---------------------------------------------------------------------------TPVH vừa mang dấu ấn của cá nhân nhà văn với tư cách là một cá tính sáng tạo vừa mang
dấu ấn của thời đại. Toàn bộ thế giới tinh thần của nhà văn đều in dấu ấn trong sáng tác. Đó
có thể là một cách nhìn , một cách cảm, một cách nghĩ, một lí tưởng , một quan niệm xã hội,
quan niêm thẩm mĩ, cá tính , khí chất.
- TP với bạn đọc: TP sau khi chia tay với nhà văn, mối quan hệ giữa nó với nhà văn đã có
số phận khác. Nó đến với độc giả và cũng trở thành khách thể trong quan hệ với nhà văn.
Trong trường hợp này , người đọc có thể mang đến cho TP những ý nghĩa mới, làm cho nó
có một số phận mới. Tuy nhiên người đọc bao giờ cũng gồm nhiều thành phần, lứa tuổi ,
nghề nghiệp, trình độ,…Người đọc ở các thời đại khác nhau có thể có cách cảm nhận khác
nhau. Đây là một quan hệ hết sức phức tạp. Tuy nhiên trong quan hệ này , giá trị tự thân của
TP vẫn có ý nghĩa quyết định đối với người đọc.
Tiếp nhận văn học là một hoạt động có tính quy luật và mang bản chất xã hội.
Sự đọc tác phẩm văn học không phải là một hoạt động hoàn toàn tự do và hoàn toàn mang
bản chất cá nhân
 Người đọc bị quy định bởi văn bản tác phẩm như là môt “ tiền đề tiếp nhận” (
M. Nauman) với các mã ngôn ngữ; mã nghệ thuật, mã văn hóa kết tinh trong đó. Theo
Nauman trong hoạt động tiếp nhận tác phẩm là nhân tố hàng đầu có tính quyết định, đóng
vai trò điều khiển quy định trước các quá trình và phương thức tiếp nhận đối với người đọc,
quy định cả hiệu quả và cách đánh giá. Người đọc trong quá trình đọc chỉ hiện thực hóa các
tiền đề tiếp nhận của tác phẩm. Người đọc chỉ tự do trong phạm vi tác phẩm mà thôi. Mọi
cách giải thích đối với tác phẩm chỉ là thực hiện cái tiềm năng về nội dung và hình thức của
tác phẩm. vì vậy tính năng động của người đọc chỉ là thứ yếu và phụ thuộc.
 Người đọc bị quy định bởi kinh nghiệm do “cộng đồng lí giải” của người đọc

và sự lí giải đã có về tác phẩm trong môi trường văn hóa.
Trong hoạt động tiếp nhận “ tiếp nhận xã hội” là tiền đề của tiếp nhận cá nhân”
( Nauman). Nói cách khác tiếp nhận cá nhân luôn diễn ra trong bầu khí quyển của tiếp nhận
xã hội.
Người đọc bị quy định bởi nhu cầu đời sống thể hiện ở chỗ họ luôn chờ đợi ở tác
phẩm những vấn đề , hiện tượng, hình thức mà họ quan tâm, bởi lẽ như Gađamer nói : “
Thậm chí khi ta lí giải một cái gì đó với những động cơ tốt đẹp thì chúng ta cũng có khuynh
hướng bỏ qua những cái gì không nằm trong hệ thống những điều chờ đợi của chúng ta”
- Quan hệ giữa TP với truyền thống văn hóa nghệ thuật: Bất kì một Tp nào cũng đều có
mối liên hệ với truyền thống , với quá khứ: truyền thống văn học của dân tộc, truyền thống
của văn học nhân loại
II- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TPVH:
1- Nghiên cứu TPVH trên bình diện cấu trúc văn bản nghệ thuật:
TPVH tồn tại trước hết qua một văn bản: thơ , truyện , kịch. Bản thân văn bản cũng là kết
quả của một quá trình sáng tạo. Ở đó , nhà văn dồn mọi khả năng của mình ( hiểu biết về
nghề , hiểu biết về kĩ thuật sáng tác) để tổ chức văn bản , sắp xếp các yếu tố trong đó sao
cho đạt dược yêu cầu: chất liệu ít nhất – nội dung phong phú , sâu sắc nhất. Nói cách khác ,
văn bản TP bao giờ cũng phải đạt đến mức tối ưu.
a- Khi nghiên cứu văn bản TP, ta phải chú ý đến quan hệ giữa yếu tố với chỉnh
thể. Trong quan hệ này , một mặt đòi hỏi người nghiên cứu phải tìm hiểu từng yếu tố cụ thể
trong văn bản, Mặt khác, phải biết xâu chuỗi những yếu tố đó , đặt nó vào trong một hệ
thống để từ đó thấy được tính chất khái quát của các yếu tố
Thời gian
Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Soạn theo bài giảng của TS. Nguyễn Văn Đấu

19



Tài liệu học tập chuyên đề PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
---------------------------------------------------------------------------Kỉ niệm trong tôi
Rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn
Riêng những câu thơ
còn xanh
riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước
Văn Cao
Không đề
Con thuyền đi qua
để lại sóng
Con tàu đi qua
để lại tiếng
Đoàn người đi qua
để lại bóng
Tôi không đi qua tôi
để lại gì?
Văn Cao
Trong thơ, cần đặc biệt chú ý đến những nhãn tự , những thần cú. Đó chính là điểm
hội tụ, kết tinh nội dung ý nghĩa của tác phẩm. Nhưng đồng thời cũng phải chú ý đến toàn
bộ thế giới hình tượng bởi vì có thể có hiện tượng các yếu tố nếu xét đơn lẻ dương như
không có gì nổi bật nhưng nếu xâu chuỗi chúng lại thì chúng có khả năng chuyển tải một
nội dung sâu sắc ( Chuỗi cườm – Thanh Thảo trong tuyển thơ lục bát; Kì diệu – Philip
Xaphô)
Trong TPTS luôn có hệ thống chi tiết sự kiện rất phong phú. Việc bao quát hết hệ
thống đó không hề dễ dàng . Nghiên cứu TPTS phải biết chọn lọc, chú ý đúng mức đến

những tình tiết tạo nên cốt truyện, chú ý đúng mức đến các chi tiết góp phần khắc họa
sinh động, sâu sắc hình tượng TP, trong đó quan trọng nhất là hình tượng nhân vật
b- Quan hệ giữa lựa chọn và kết hợp:
Xây dựng VBTP là kết quả của một quá trình lựa chọn và kết hợp. Quá trình đó thực chất là
quá trình tìm tòi sáng tạo của nhà văn, do đó thường mang dấu ấn tài năng của nhà văn
+ Lựa chọn: Chất liệu , từ ngữ , hình ảnh , chi tiết , sự kiện,...Trong hàng tấn quặng chữ hãy
chọn lấy một từ ( Maiacôpxki)
VD: Sự lựa chọn giữa có / không trong bài Tiếng thu
Tuôn/ khô trong Thề non nước
Vùi , / hòa trong Mẹ Tơm
Đi/ về trong Việt Bắc
Xuôi / ngược trong Sóng
. Ở ba câu đầu trong ba khổ thơ ‘ Tiếng thu” hoàn toàn có thể thay thế “ không” thành “có”
mà không phương hại gì đến nội dung lôgic của lời thơ. Nhưng nếu dùng “ có” thì bài thơ sẽ
là những câu hỏi của nhân vật trữ tình đối với người yêu nhằm khơi gợi sự đồng cảm , đồng
điệu trước một mùa thu đẹp và buồn.
Dùng “không” bài thơ sẽ là một lời trách cứ và thất vọng. Mùa thu đẹp là thế sao em
cứ dửng dưng, nỗi se thắt vì không tìm được sự đồng điệu, sẻ chia. Vì thế mùa thu buồn lại
Soạn theo bài giảng của TS. Nguyễn Văn Đấu

20


Tài liệu học tập chuyên đề PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
---------------------------------------------------------------------------càng buồn thêm, cái đẹp bị hững hờ nên càng não nùng hơn. Điều đó hoàn toàn phù hợp với
tạng cảm xúc của Lưu Trọng Lư thời thơ Mới ‘ Hãy lịm người trong thú đau thương”
Một VD khác: (…) Mình đi có nhớ, những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai

Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng , măng mai để già
Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son…
Mình về có nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở con Việt Minh
Mình đi mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình , cây đa
( Việt Bắc – Tố Hữu)
Trong đoạn thơ trên, các câu lục đều có từ “đi” hoặc “ về”. Trong văn cảnh cả hai từ
này đều mang chung một ý nghĩa, cùng chỉ hướng về xuôi Nhưng tại sao tác giả không dùng
hẳn một từ nào trong hai từ đó cho nó “ nhất quán”. Trong lời nói thông thường chắc chắn
người ta sẽ chỉ sử dụng một trong hai từ ấy thôi. Nhưng ở đây cảm quan nghệ thuật nhạy
bén của tác giả đã giúp cho sự lựa chọn này đạt đến tính nghệ thuật. Thật thế, sử dụng như
tác giả một mặt phát huy được sự liên hội đến nét nghĩa đen đối lập của đi/ về trong tiềm
thức người đọc tạo thành cặp trái nghĩa hư ảo ( một câu đi, một câu về chao qua liệng lại),
kết hợp với sự đối lập giữa thanh huyền với thanh ngang giữa đi, về và giữa từng từ trong
đó với các tiếng cuối câu ( đi/ ngày; về/ khu;…) tạo ra cái điệu hồi hoán của nhịp ru, như vỗ
về niềm thương nhớ khôn nguôi của con người trong cuộc chia li. Trong nghệ thuật, nhà văn
hoàn thiện văn bản, tạo thành lời văn duy nhất hợp với ý tình định nói là như thế.
Chọn chất liệu, phương tiện , phương thức nghệ thuật, thể loại phù hợp
Sống như Anh ( Truyện kí) / Hãy nhớ lấy lời tôi ( thơ)
Cây tre Việt Nam ( tùy bút) / Tre Việt Nam ( thơ)
Sau sự kiện Bác Hồ qua đời ngày 2/9/1969, hàng loạt bài thơ ca ngợi Bác Hồ
ra đời như một sự cộng cảm cùng nỗi đau chung của đồng bào hai miền Nam Bắc và bè bạn
quốc tế. Trong dịp này Tố Hữu viết Bác ơi đầy xúc động.
Nhưng sau đó một năm, nhà thơ lại chọn thể trường ca để viết Theo chân Bác
“ Tôi viết bài thơ mừng thọ Bác
Năm nay vừa tuổi tám mươi tròn
Chắc như thường lệ Người đi vắng

Để mọi lời ca tặng nước non
Tôi viết bài thơ cho các con
Mai sau được thấy Bác như còn
Phơ phơ tóc bạc , chòm râu mát
Đôi dép mòn đi in dấu son”
Nhà thơ đã lựa chọn cách kết cấu theo mạch thẳng thời gian, sử dụng bút pháp vừa
tự sự vừa trữ tình, câu thơ thất ngôn được chia khổ đều đặn cân đối rất phù hợp với không
khí trang nghiêm , thành kính . Hình thức nghệ thuật của Theo chân Bác đã góp phần lớn
lao trong việc tái hiện sinh động cuộc đời cao đẹp của Bác Hồ, vừa diễn tả được những cảm
nghĩ sâu sắc của nhà thơ về vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc..
Soạn theo bài giảng của TS. Nguyễn Văn Đấu

21


Tài liệu học tập chuyên đề PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
---------------------------------------------------------------------------+ Kết hợp là sự liên kết , sắp xếp , tổ chức chất liệu để chúng trở thành một chỉnh
thể thống nhất. Do vậy kết hợp thường có ý nghĩa quan trọng tạo ra giá trị độc đáo trong
TP. Thông thường việc kết hợp thường hướng vào mục đích là làm sao để nhấn mạnh , tô
đậm một ý nghĩa nào đó của tác phẩm tạo cho chúng một ý nghĩa khái quát cao nhưng
lại hết sức sinh động
Mở đầu: Tre xanh , xanh tự bao giờ / Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Kết thúc: Mai sai / Mai sau/ Mai sau/ Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh
 sự trường tồn của dất nước , con người Việt Nam.
Hoặc màu đỏ trong bài Cuộc chia li màu đỏ của Nguyễn Mĩ
Hoặc bài Áo đỏ : Áo đỏ em đi giữa phố đông/ Hàng cây xanh cũng ánh theo hồng///
( Vũ Quần Phương)
+ Mở đầu và kết thúc:
• Đầu cuối tương ứng: ( kết cấu vòng tròn): Khẳng định một quy luật : Chí Phèo- quy
luật tha hóa : Năm Thọ , Binh Chức, Chí Phèo, con Chí Phèo,

Tiếng hát sông Hương: sự đổi đời của những con người dưới đáy xã hội trong sự nghiệp
cách mạng giải phóng dân tộc
Tre Việt Nam , Rừng xà nu,…Lượm: sự bất diệt , bất tử
c- Quan hệ bổ sung và đối lập: Xét về cội nguồn , TP phản ánh cấu trúc đời sống. Đời
sống thường bao hàm 2 mặt: bổ sung và đối lập. Bổ sung và đối lập diễn ra trên nhiều phạm
vi của tác phẩm nhưng thông thường dễ thấy nhất là trong phạm vi nhân vật.
+ Bổ sung:
* Dạng song hành: là một biện pháp xây dựng TP để cho hai yếu tố đi cùng nhau, chúng bổ
sung cho nhau từ đó làm nổi bật phẩm chất của cả hai yếu tố.
Biện pháp này thường được vận dụng trong xây dựng nhân vật: xây dựng hai nhân vật có
quan hệ gần gũi với nhau, nhân vật này làm nổi bật nhân vật kia và ngược lại. Ví dụ : Mẫn
và Tôi, Thúy Kiều và Thúy Vân
Trong xây dựng hình tượng nói chung, tác giả tạo ra hai yếu tố song song cùng tồn
tại. Núi đôi: hai ngọn núi – hai con người; Sóng : sóng biển khơi- Sóng khát vọng tình yêu
Nhà văn thường lấy thiên nhiên làm cơ sở để nói về con người, tạo nên thế song hành.
* Dạng điệp: Là biện pháp lặp lại , có đổi mới ở các cấp độ như từ ngữ , hình ảnh , chi tiết ,
sự kiện…Trong thơ thường thấy điệp từ ngữ , hình ảnh.
Trong truyện : hình ảnh hai cây phong trong Người thầy đầu tiên; Tiếng sáo trong Vợ
chồng A Phủ “ ngoài đầu núi lấo ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi…nghe tiếng sao
vọng lại thiết tha bổi hổi” – văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng – tiếng sáo gọi bạn yêu
vẫn lửng lơ bay ngoài đường- trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo- vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi
theo những cuộc chơi, những đám chơi”=> khát vọng sống mãnh liệt của nhân vật
Ở cấp độ điệp sự kiện: Truyện của Ăngđrê Môroa ( tập truyện Hoa từng mùa; truyện Hoa
Violet ngày thứ tư). Truyện Tam quốc- màn tam cố thảo lư; truyện Cây phong non quàng
khăn đỏ của Aimatôp
+ Đối lập: Đây là hình thức rất phổ biến trong cấu trúc TPVH, được thể hiện ở nhiều cấp độ.
* Đối lập trong từ ngữ, trong cách diễn đạt:
Nguyễn Văn Trỗi/ Anh đã chết rồi / Anh còn sống mãi ( TH)
Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức
Để biết yêu anh cả khi chết đi rồi ( Xuân Quỳnh)

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương ( Chế Lan Viên)
* Đối lập thường xảy ra ở cấp độ xây dựng hình tượng, xây dựng nhân vật:
iHình tượng toàn TP xây dựng theo kiểu đối lập ở nhiều mức độ:
Soạn theo bài giảng của TS. Nguyễn Văn Đấu

22


Tài liệu học tập chuyên đề PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
---------------------------------------------------------------------------VD: Cái ngày cô chưa có chồng/ đường gần tôi cứ đi vòng cho xa/ lối này lắm bưởi nhiều
hoa/ ( đi vòng để được qua nhà đấy thôi) .
>< Từ ngày cô đi lấy chồng/ gớm sao có một quãng đồng mà xa/ bờ rào cây bưởi
không hoa/ qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo ( Qua nhà – Nguyễn Bính)
( Xem thêm: Thời gian – Văn cao; Núi đôi – Vũ Cao; Có gì đâu – Trần Ninh Hồ)
iiĐối lập trong hình tượng nhân vật: Xét đến cùng hình tượng nhân vật về
cơ bản được xây dựng trong quan hệ đối lập: tuyến / tuyến nhân vật; nhân vật/ nhân vật , các
phương diện trong một NV
d- Quan hệ giữa nội dung và hình thức:Đây làmối quan hệ ở phạm vi lớn nhất của tác phẩm,
là mối quan hệ có tính chất phổ biến trong tất cả các sự vật , hiện tượng của đời sống, được
khái quát thành cặp phạn trù triết học:
- Nội dung- hình thức luôn gắn bó mật thiết , biện chứng với nhau
- Nội dung quyết định hình thức
- Hình thức có tính độc lập tương đối và có tác động trở lại đối với nội dung
Vì thế khi nghiên cứu TPVH cần chú ý:
- TPVH là kết quả của một quá trình sáng tạo thẩm mĩ và đích của nó bao giờ cũng nhằm
đạt đến cái lí tưởng. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức của TP bao giờ cũng phải đạt
đến độ cao nhất, tối ưu. Do vậy khi phân tích bao giờ cũng phải chỉ ra sự thống nhất cao độ
hoặc sự thiếu thống nhất của nó.
- Trong quan hệ nội dung ở TPVH, phải thấy rõ một quy luật mang tính đặc trưng của nghệ

thuật. Đó là nghệ thuật không rải đều các tín hiệu thẩm mĩ. Vì thế, khi phân tích TP cần
tập trung vào những hình thức mang tính nội dung được lặp đi lặp lại , có đổi mới của TP:
Quê xưa
Nhà xưa
Tình xưa
Trải bao mong đợi bây giờ có nhau
Song song hai suất lương hưu
Song song hai phía nâng niu chuộng chiều
Con gà
Con chó
Con mèo
Vô tư lãnh trọn thương yêu tuổi già
(Anh chị tôi – Lê Huy Mậu)
2- Nghiên cứu TPVH trên bình diện tâm lí- xã hội
a- Phải nghiên cứu TP như là hình ảnh của TGKQ. Những gì được nhà văn tái hiện trong Tp
, xét đến cùng đều xuất phát từ đời sống khách quan: thiên nhiên, con người , các vấn đề đời
sống, các quan hệ xã hội,...TPVH dù lớn hay nhỏ, dù thuộc tráo lưu , phương pháp sáng tác
nào cũng đều hướng về việc phản ánh đời sống.
Về thể loại dù là truyện , thơ , kịch thì cũng đều nhằm hướng tới một phạm vi nhất
định của đời sống. Các yếu tố trong Tp dù là đề tài, chủ đề, nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ,
thể loại cũng đều có mối liên hệ đến các vấn đề đời sống.
Tuy nhiên cần chú ý TP là hình ảnh của TGKQ chứ không phải chính TGKQ, tức là
nó hoàn toàn không bê nguyên si những gì của đời sống mà đó là quá trình từ cảm nhận đến
suy tư trăn trở và cuối cùng là kết quả sáng tạo. ‘Nghệ thuật không đòi hỏi coi Tp của nó
như là hiện thực” ( Phơ bach). Nếu bạn dùng thạch cao nặn cánh tay của người yêu mình,
bạn sẽ thấy đó là cánh tay của một xác chết. Và lúc ấy bạn phải nhờ đến nhà điêu khắc là
người không phải mang lại một bản sao chính xác mà truyền đạt sự vận động và cuộc sống (
Soạn theo bài giảng của TS. Nguyễn Văn Đấu

23



Tài liệu học tập chuyên đề PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
---------------------------------------------------------------------------Bandăc- Kiệt tác vô danh) – Liên hệ câu chuyện Kinh Kha và thái tử Đan.( Nguyễn Bính có
nhắc lại trong thơ “ Ai kẻ dâng vàng ai biếu tay” )
b- Phải nghiên cứu TP như là con đẻ tinh thần của nhà văn
Nhà văn là chủ thể sáng tạo do vậy nhà văn luôn luôn chi phối những gì mà cuộc
sống được mang vào TP. “ Sự thật của cuộc sống trong các TPNT không thể tồn tại bên
ngoài cách nhìn thế giới của cá nhân, bên ngoài những đặc điểm của tư duy hình tượng của
anh ta, bên ngoài cung cách sáng tác của anh ta ( Sáng tạo nghệ thuật- hiện thực, con ngườiKhrapchencô)
VD: Tư duy nghệ thuật của Lâm Thị Mỹ Dạ mang đậm tính hội họa vì thế hình tượng thơ
luôn giàu tính tạo hình. VD bài Nói với trái tim tác giả hình dung trái tim “ dáng lưỡi cày /
cày lên khổ đau và hạnh phúc ( liên hệ với Tự hát của Xuân Quỳnh). Lâm Thị Mỹ Dị tưởng
tượng nụ hôn “như lá” nêu bật tư tưởng “ tình yêu là sự sống”; so sánh trong Khoảng trời,
hố bom tình yêu Tổ quốc = ngọn lửa/ tâm hồn em = vì sao ngời chói lung linh / thịt da em
= làn mây trắng / trái tim em = mặt trời
Do vậy, bản thân nhà văn bao giờ cũng là người đem hết những gì mình có được dồn
cho sáng tác. ‘ Nhà văn là người cho máu” ( Elsa- nữ nhà văn người Đức) “ nhà văn khi viết
phải xé mình mà viết ( Nguyễn Huy Thiệp) “ nhà văn chính là Chúa Giêsu về mặt tinh thần”
Tóm lại, khi nghiên cứu TPVH, người nghiên cứu phải nhận ra diện mạo đời sống,
các quy luật của đời sống mà tác phẩm phản ánh. Mặt khác phải xác định được thế giới tinh
thần của nhà văn để từ đó hiểu toàn diện TP. Tuy nhiên thế giới tinh thần của nhà văn
thường hết sức phức tạp , thậm chí chứa đầy mâu thuẫn, do vậy, khi nghiên cứu , một mặt
vừa phát hiện ra mâu thuẫn, mặt khác phải lí giải cội nguồn của mâu thuẫn thông qua những
sáng tác cụ thể của nhà văn ấy.
c- Nghiên cứu TP từ góc độ tác dụng của nó đối với công chúng
Phải coi TPVH như là một sản phẩm tiêu dùng đặc biệt và một trong những thước đo
giá trị của nó là phải được đặt trong quan hệ tiêu dùng. Trong trường hợp này cần chú ý đến
những TP được công chúng đọc nhiều thì ít nhiều cũng là dấu hiệu chứng tỏ giá trị của nó.
Ngược lại có những TP được các nhà nghiên cứu đánh giá cao nhưng ít được công chúng

đón nhận thì cũng chứng tỏ giá trị của nó chưa được sâu sắc, ổn định.
( Nên suy nghĩ về Thiên sứ của Phạm Thị Hoài ( in trong Tác phẩm văn học, số 7
năm 1988 dựa trên các phương diện sau: Thời điểm , thời đại/ Ý nghĩa lâu dài?/ số lượng ,
thành phần người đọc, không gian? )
3- Nghiên cứu TP trên bình diện văn hóa – lịch sử:
a- Nghiên cứu tác phẩm trong quan hệ với di sản văn hóa dân tộc:
Quy luật chung: Bất kì một TP nào cũng chứa đựng những thành quả của văn học dân tộc.
Ở đó có quá trình tiếp thu và sáng tạo dựa trên những truyền thống vốn có. Văn học viết
thường sử dụng vốn văn học dân gian ( thành ngữ , tục ngữ, cách nói,...). Các nhà văn thời
đại sau cũng kế thừa thành quả sáng tạo của các nhà văn đi trước.
Mặt khác, trong nghiên cứu sự ảnh hưởng này, vấn đề cơ bản là phải phát hiện ra
được những biểu hiện cụ thể của quá trình kế thừa, phải lí giải được nguyên nhân của sự kế
thừa đó.
Ví dụ bài Chân quê của Nguyễn Bính có ảnh hưởng rất rõ đến bài Lời thề cỏ
may của Phạm Công Trứ
*Phạm Công Trứ là người cùng quê với Nguyễn Bính. Phạm Công Trứ tuy là
tiến sĩ triết học, bảo vệ ở nước ngoài, nhưng trong cách sống lại rất “ chân quê”, ‘
truyền thống”
* Môtip thì giống nhưng mức độ của hai bài thơ có khác. Sự đổi khác của
“em” trong Chân quê mới dừng lại ở trang phục, bề ngoài. ở Lời thề cỏ may cũng
Soạn theo bài giảng của TS. Nguyễn Văn Đấu

24


Ti liu hc tp chuyờn PHNG PHP LUN NGHIấN CU VN HC
---------------------------------------------------------------------------bt u t trang phc nhng khụng dng li ú, m s thay i gn nh hon
ton: Em i li chui ci/ Trong tụi v mt khng tri pha lờ
* Nguyờn nhõn: - Thi i ( phn ớt)
- Phng phỏp sỏng tỏc ( phn nhiu)

Nguyn Bớnh vit theo PPlóng mn ( luụn hng v cỏi p bun) thng vit v
mc thay i ban u ca i tng. Phm Cụng Tr cú cỏi nhỡn gn vi hin
thc: cụ gỏi ú ó bin i hon ton
Hn th, ngi nghiờn cu cn ch ra s k tha y ó cú úng gúp gỡ thờm cho s
to ra giỏ tr gỡ mi cho TP, to ra cỏi hay , cỏi p nh th no cho TP, gúp phn nh th
no cho s phỏt trin ca vn hc dõn tc.
VD: Trong vn hc dõn gian: Thuyn Bn: ngi con gỏi tng i th ng trong tỡnh
yờu. Xuõn Diu s dng cp Súng B - chu nh hng ca quan nim ca ngi n ụng,
n- b vn cũn th ún nhn, th ng. Xuõn Qunh s dng cp Thuyn Bin
Chú coỏ thuyùỡn mỳỏi hiùớu
Biùớn mùnh mửng nhỷỳõng naõo
Chú coỏ biùớn mỳỏi biùởt
Thuyùỡn i ờu, vùỡ ờu
Bin nõng thuyn, thuyn khỏm phỏ bin => quan h hai chiu
Cp súng - b : ngi n ó ginh th ch ng trong biu hin tỡnh cm
Con súng di lũng sõu
Con súng trờn mt nc
ễi con súng nh b
Ngy ờm khụng ng c.
Lũng em nh n anh
C trong m cũn thc
Bi Thng v ca Trn T Xng cú s dng hỡnh nh thõn cũ. Con cũ trong ca
dao ch yu núi v ngi ph n nụng dõn lp ngi di ỏy , ỏng thng ca xó hi.
Vi Tỳ Xng thng gn vi n phc, cao , trõn trng
Giai on 1930-1945 , Thỏi Can, Xuõn Diu , T Hu u cú vit v ti k n- lp
ngi ti nhc ờ ch nht
Thỏi Can khuyờn mt ca nhi va t sỏt m khụng cht: ng dy em i! sng cừi
i/ i du kh nhc n mi mi/ Em nờn im phn tụ son li/ Ngo vi nhõn gian
mt n ci ( Cnh on trng H Ni bỏo). Xuõn Diu, trong Li k n, ngoi lũng
thng cũn cú tỡnh tri õm tri k nờn nh th nhp thõn rt sõu vo ngi k n, mt con

ngi ti tỡnh , cụ n , c van ni nớu kộo ngi tri k:
Khỏch ngi li cựng em trong chc na / Vi vng chi, trng sỏng quỏ khỏch i/
(...) Khỏch ngi li cựng em; õy gi l,/ Tay em õy, mi khỏch ng u say.
õy ru nng . V hn ca em õy/ Em cung kớnh t di chõn hong t
Trong Ting hỏt sụng Hng T Hu ó nhỡn ngi k n nh mt ngi trong lp
ngi cựng kh, khao khỏt c gii phúng. Tõm trng ch yu l cm thụng, hng nhõn
vt n tng lai ti sỏng. Cú l, v ti k n , ỏng phờ phỏn nht l cỏch suy ngh ca
Khỏi Hng , Nht Linh trong i ma giú ( Tuyt vỡ tỡnh ph m tr thnh mt gỏi giang
h. c Chng , mt ngi quen bit c cu vt v hai ngi tr thnh v chng. Nhng
ri Tuyt chng no tt y i theo ting gi ca i ma giú)
b- Nghiờn cu TP trong quan h vi di sn vn hc th gii:
Mt mt , Tp phi tip thu thnh tu ca vn hc th gii. Mt khỏc phi la chn
mc tip thu m khụng ỏnh mt tớnh cht dõn tc.
Son theo bi ging ca TS. Nguyn Vn u

25


×