Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản dự án NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ HÙNG VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.56 KB, 19 trang )

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản dự án “ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ HÙNG VINH”

MỞ ĐẦU
Công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Vinh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh – Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên với mã số doanh nghiệp
5800694250 đăng ký lần đầu ngày 09 tháng 05 năm 2008, đăng ký thay đổi lần thứ 3
ngày 28 tháng 3 năm 2011.
Công ty đầu tư xây dựng “ Nhà máy chế biến gỗ Hùng Vinh” với công suất
2.000m3 gỗ/năm đi vào hoạt động vào năm 2008 nhà máy được đặt tại số 504, xóm 3
– thôn Phú An – xã Phú Hội – huyện Đức Trọng – tỉnh Lâm Đồng.
Nhà máy chế biến gỗ Hùng Vinh thuộc đối tượng tại điểm a khoản 1 điều 15
thông tư 01:2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 03 năm 2012. Đó là cơ sở không có
một trong các văn bản sau: Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy
xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, văn bản thông báo về việc chấp
nhận đăng ký bản cam kết môi trường, giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường.
Nay chúng tôi tiến hành lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho “Nhà
máy chế biến gỗ Hùng Vinh” của công ty TNHH Hùng Vinh theo đúng quy định
pháp luật hiện hành.

Chương 1 :
MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ
1.1. Tên dự án:
“ Nhà máy chế biến gỗ Hùng Vinh”
Địa chỉ: số 504 – xóm 3 – thôn Phú An – xã Phú Hội – huyện Đức Trọng –
Tỉnh Lâm Đồng.
1.2. Chủ dự án.
Người đại diện pháp luật: Đinh công Hánh

Chức vụ: Giám Đốc.

Địa chỉ liên hệ: : Thôn Phú Thạnh – Xã Hiệp Thạnh – Huyện Đức Trọng.


Điện thoại: 063 3680680.
Căn cứ pháp luật để thực hiện đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
- Luật Bảo Vệ Môi Trường được Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam thông
qua ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 23/11/2003;
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của chính phủ về
việc Quy định về đánh giá môi trường chiến lược; đánh giá tác động môi trường;
cam kết bảo vệ môi trường;
1


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản dự án “ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ HÙNG VINH”

- Nghị định số 117/2009/NĐ – CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 về việc xử lý
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 01:2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 03 năm 2012 quy định về
việc lập, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường
chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh đối với các chất vô cơ;
- QCXD 01:2008/BXD Về hệ số phát sinh rác thải và nước thải sinh hoạt.
1.3. Vị trí địa lý của Dự án.
1.3.1. Vị trí địa điểm kinh doanh
Khu vực dự án nằm tại: Số 504 – Xóm 3 – Thôn Phú An – Xã Phú Hội –
Huyện Đức Trọng – Tỉnh Lâm Đồng. Thuộc thửa đất số: 973, tờ bản đồ số: 25,
diện tích: 7.024m2 trong đó có 3.900m2 đất phục vụ cho nhà máy còn lại là đất
trồng cây hàng năm khác .


Nhà máy
chế biến
gỗ

Hình 1: Bản đồ vị trí nhà máy
Vị trí tiếp giáp:
- Phía Đông giáp thửa 738, 798, 796.
- Phía Tây giáp đường đi.
- Phía Nam giáp thửa 902.
- Phía Bắc giáp thửa 800.
Vị trí khu vực của dự án thuộc xã Phú Hội, khu vực xung quanh dự án địa
hình tương đối bằng phẳng. Dân cư phân bố thưa thớt.
1.3.2. Khái quát địa điểm vùng thực hiện của dự án.
a. Địa hình Huyện Đức Trọng
Đức Trọng là huyện nằm ở vùng giữa của Lâm Đồng, có độ cao từ 600–1000
m so với mực nước biển.
2


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản dự án “ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ HÙNG VINH”

- Phía Bắc giáp thành phố Đà Lạt.
- Phía Nam giáp huyện Di Linh và tỉnh Bình Thuận.
- Phía Đông giáp huyện Đơn Dương.
- Phía Tây giáp huyện Lâm Hà.
b. Đất đai:
Huyện có diện tích tự nhiên 90.180 ha, chiếm 9,23% diện tích tự nhiên toàn
tỉnh Lâm Đồng.
c. Điều kiện khí tượng – thủy văn
Điều kiện khí tượng

Huyện Đức Trọng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 21 0C, biên độ dao động nhiệt giữa ngày
và đêm lớn, nắng nhiều, độ ẩm không khí trung bình 79% thích hợp với tập đoàn
cây á nhiệt đới và nhiều loại cây trồng vùng ôn đới, tiềm năng năng suất cao, chất
lượng sản phẩm tốt.
Độ ẩm tương đối
Độ ẩm trung bình năm là 80 - 80,6%
Độ ẩm trung bình cao nhất là 82% tập trung vào các tháng mùa mưa
Độ ẩm trung bình thấp nhất là 70%
Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.550 mm/năm
Lượng mưa trung bình cao nhất : 1.700 mm/năm
Lượng mưa trung bình thấp nhất : 1.500 mm/năm
Chế độ gió – bão
Đức Trọng ít khi có bão, tần suất xuất hiện các cơn bão rất thấp khoảng 1%,
d. Điều kiện thủy văn – Hệ thống cấp thoát nước khu vực
Huyện Đức Trọng có 2 hệ thống sông lớn chảy qua là sông Đa Nhim, và sông
Đa Dâng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho toàn huyện
e. Tình hình giao thông và hệ thống lưới điện
Khu vực cơ sở nằm gần với đường liên tỉnh QL 20 thuận lợi cho việc giao
thông đi lại, khi dự án đi vào hoạt động. Chất lượng đường thuộc loại khá, việc vận
chuyển nguyên liệu trong quá trình xây dựng cũng như khi đi hoạt động khá thuận
lợi nhất là vào mùa mưa. Hệ thống điện thì được đấu nối với mạng điện lưới Quốc
Gia nên sẽ đầu tư hệ thống điện cao áp xung quanh dự án để chiếu sáng và bảo vệ.
3


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản dự án “ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ HÙNG VINH”


1.4. Quy mô/công suất sản xuất và thời gian hoạt động của nhà máy.
a. Quy mô/công suất sản xuất.
♦ Quy mô nhà máy.
Tổng diện tích mặt bằng của dự án với 3.900m2 với hai xưởng sản xuất chính
và các công trình khác. Công trình xây dựng bao gồm các hạng mục sau:
- Nhà văn phòng.....................................................80m2.
- Phân xưởng 1 + phân xưởng 2....................... 1.500m2.
- Nhà bảo vệ...........................................................20m2.
- Nhà để xe.............................................................40m2.
- Nhà ở công nhân ...............................................400m2.
- Sân bãi .............................................................1860m2.
♦ Công suất sản xuất.
Nhà máy chuyên sản xuất những sản phẩm gỗ công suất bình quân trong năm
là 2.000m3/năm.
* Quy trình chế biến gỗ:
♦ Dây truyền chế biến đà ván xây dựng.
Nguyên liệu nhập
về

Đo cây

Kho chứa sản
phẩm

Đo cây

Đưa lên máy
CD

Hình 2: Sơ đồ sản xuất đà ván xây dựng.

Thuyết minh
Cây gỗ sau khi đưa về bỏ xuống bãi, sau đó cây được đo và cắt theo đúng quy
cách của khách hàng, cây được đưa cây lên máy CD xẻ thành ván, đà ,…Tiếp đến
đà, ván xây dựng được đưa vào kho chứa sản phẩm và giao cho khách hàng.

4


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản dự án “ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ HÙNG VINH”

♦ Dây truyền sản xuất ván ghép:
Gỗ tròn
nhập xưởng

Cắt khúc
phân loại

Gỗ sản xuất
hàng mộc

Gỗ xẻ

Thành gỗ
xẻ

Máy bào rong

Bào 4 mặt

Ghép


Phôi nhuyên
liệu

Lò sấy

Khu
vực cưa
đứt

Máy
rong

Máy
Finger

Máy
ghép
dọc

Máy bào cây dài

Bộ phân đo
ván
Máy ghép cao
tầng
Máy ghép cao
tầng
Chà nhám


Nhập kho

Xưởng sản xuất
hàng mộc

Xuất bán

Hình 3: Sơ đồ công nghệ sản xuất ván ghép của nhà máy.

5


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản dự án “ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ HÙNG VINH”

Thuyết minh
Gỗ sau khi được đưa về qua các công đoạn trên để ra được phôi nguyên liệu.
Phôi nguyên liệu được tiến hành tại khu vực cưa dứt để có được nguyên liệu
theo đúng chiều rỗng và độ dày theo từng loại phôi. Trong quá trình bào gặp phải
những cây cong, vênh phải bỏ xử lý để phôi bào được tỉ lệ cao nhất và đảm bảo an
toàn kỹ thuật cho máy. Những thanh phôi dày hơn, mỏng hơn và phôi có chất dầu
nhiều bị loại bỏ.
Tiếp theo nguyên liệu sẽ đưa qua khu vực máy rong mục đích của công đoạn
này để tạo ra những phôi đúng kích cỡ ,để chọn cho phôi dài và thẳng như nhau.
Những phôi nhỏ hơn, mỏng hơn và phôi sót bào bị loại bỏ.
Sau công đoạn cắt phôi được đưa qua máy rong, phôi tiếp tục đưa qua máy
Finger, máy được chỉnh cho phù hợp với từng loại phôi , rập cỡ trước khi đánh để
loại bỏ những thanh phôi nhỏ hơn, phôi bị đầu to đầu nhỏ . Phôi sẽ được đánh theo
thứ tự theo từng loại riêng biệt, đúng chủng loại. Phôi cùng kích thước sẽ được
đánh dấu giống nhau.
Ghép dọc là công đoạn tiếp theo trong dây truyền chế biến gỗ, phôi đã được

ghép phải được ghép đúng chủng loại đã được đánh dấu ở ở công đoạn trên. Phôi
ghép không cong, không hở mối ghép dọc, gờ không quá 0,5mm . Còn phôi ghép
không gờ liên ( gờ biên ) không lớn hơn 3mm. Phôi sau khi được ghép đưa qua
máy bào cây dài để giúp phôi bào có độ dày đồng đều sau khi ghép.
Bộ phận đo ván là công đoạn tiếp nhằm giúp ván được ghép theo đúng chiều
dài và chiều rỗng, ván phải được đo theo đúng thứ tự và đúng chủng loại. Sau khi
phân loại ván theo kích thước và chủng loại, ván sẽ đưa qua máy ghép cao tầng để
ghép chúng lại với nhau. Công đoạn này sẽ thêm chất xúc tác và keo trộn theo tỉ lệ
nhất định .
Sau khi ván được ghép và đủ thời gian ghép đưa vào máy cắt theo từng loại
ván đã phân loại ở trên và theo kích thước định sẵn. Để hoàn thành sản phẩm công
đoạn chà nhám sẽ làm cho ván ghép trông đẹp hơn, đảm bảo độ láng đưa ra. Sản
phẩm hoàn thánh sẽ được chứa trong kho và bảo quản cận thận trước khi xuất bán.
* Danh mục thiết bị máy móc sử dụng:
Bảng 1: Danh mục thiết bị máy móc tại nhà máy
Mã số

Máy móc thiết bị

ĐVT
( cái, chiếc )

1

Xe tải 1,5 tấn

1

2


Xe oto 4 chỗ

1

3

Máy tính

2
6


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản dự án “ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ HÙNG VINH”

4

Xe cầu 8 tấn

1

5

Xe nâng 2 tấn

1

6

Xe oto tải 8 tấn


1

7

Mô tơ kéo 15HP

7

8

Máy Ripsaw nhiều lưỡi

1

9

Máy sấy FR050AP

1

10

Máy mài dao

1

11

Máy bào 4 mặt 6 trục dao


2

12

Máy đánh mộng RL – S600AA

2

13

Máy ghép HC1503

1

14

Dàn ghép finger và máy ghép

1

15

Máy chà keo

1

16

Máy chà nhám thùng công suất nặng


1

17

Máy ép ngang cao tầng

1

18

Máy nén khí Pusen và mô tơ kéo 40HP

1

19

Hệ thống hút bụi

1

20

Thiết bị lò sấy gỗ hơi nước

2

21

Hệ thống nồi hơi 800kg


1

22

Máy cưa CD

1

24

Máy chà phá

1

25

Máy rong cạnh

1

26

Máy cắt nhiều lưỡi

1

c. Thời gian hoạt động của nhà máy: hoạt động vào năm 2008.

7



Đề án bảo vệ môi trường đơn giản dự án “ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ HÙNG VINH”

Chương 2
NGUỒN CHẤT THẢI BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ
2.1. Nguồn chất thải rắn thông thường.
Nguồn gốc phát sinh
a) Chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần: Thức ăn thừa, vỏ trái cây, tạp chí, chai lọ… chứa nhiều hữu cơ
dễ phân hủy và khó phân huỷ.
Lượng phát sinh chất thải sinh hoạt dựa theo QCXD 01:2008/BXD – Hệ số
phát sinh chất thải sinh hoạt.
Chất thải sinh hoạt cho 20 người ở lại là: 0,9kg × 20 người = 18 kg/ngày.
Chất thải sinh hoạt cho 46 người không ở lại: 0,5kg × 46 người = 23kg /ngày .
Tổng lượng phát sinh chất thải sinh hoạt: 18 kg/ngày + 23 kg/ngày = 41
kg/ngày.
Chất thải sinh hoạt nếu không được thu gom xử lý sẽ sinh ra mùi hôi thối ảnh
hưởng đến môi trường không khí và làm mất vẻ mỹ quan của Nhà máy.
b) Chất thải rắn sản xuất
Chất thải rắn công nghiệp phát sinh trong hoạt động sản xuất của Nhà máy
chủ yếu là gỗ thừa không đủ kích thước để gia công, ván ghép không đủ tiêu
chuẩn, mùn cưa từ khâu xẻ gỗ. Đây là loại chất thải trơ ít ảnh hưởng đến môi
trường và dễ xử lý. Lượng chất thải này chiếm 10% nguyên liệu. Với công suất
2.000m3/năm lượng chất thải rắn sinh ra là 210m3/tháng.
Biện pháp xử lý
a) Đối với chất thải rắn sinh hoạt
Các loại chất thải phát sinh của nhà máy sẽ được tiến hành phân loại ngay từ
đầu, cụ thể như sau:
- Đối với các loại rác thải như: giấy, bao bì, nhựa, chai lọ, vỏ lon,…sinh ra
trong quá trình sinh hoạt, nhà máy sẽ thu gom đóng vào bao bì cùng với các loại

phế liệu khác để xuất bán cho cở sở thu mua phế liệu.
- Đối với chất thải hữu cơ chúng tôi hợp đồng với trung tâm Quản lý và Khai
thác công trình công cộng huyện Đức Trọng để được thu gom và xử lý.
b) Chất thải rắn sản xuất
- Toàn bộ chất thải rắn sản xuất ( các gỗ thải, ván ghép hư hỏng ) được thu
gom vào khu vực chứa để phục vụ cho lò sấy để sấy gỗ.
- Nếu không sử dụng hết cho lò sấy có thể đem bán cho những nơi có nhu
cầu sử dụng.
8


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản dự án “ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ HÙNG VINH”

2.2. Nguồn chất thải lỏng.
Nguồn gốc phát sinh
a. Nước cấp.
Nước cấp cho sinh hoạt
Trong quá trình hoạt động nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho cán bộ, quản
lý và công nhân vào khoảng 66 người. Tuy nhiên hết giờ làm việc chỉ có 20 người
ở lại.
Nhu cầu sử dụng nước cho người ở lại: 100 lít/ngày.
Nhu cầu sử dụng nước cho người còn lại: 45 lít/người không ở lại qua đêm ăn
uống và tắm giặt.
Bảng 2: Nhu cầu sử dụng nước của công nhân viên dự án.
Stt

Đối tượng dùng nước

Nhu cầu dùng
nước


Số lượng người

Tổng lượng
nước

1

Công nhân ở lại

100 lít

20

2m3/ngày.

2

Công nhân viên không ở lại

45 lít

46

2,07m3/ngày.

Như vậy nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt hằng ngày của toàn bộ công nhân
xây dựng dự án là 4,07m3/ngày .
Nước dùng cho nhà máy
Công ty sử dụng nguồn nước ngầm. Căn cứ QCXDVN 01:2008/BXD về định

mức sử dụng cho sinh hoạt, phòng cháy và chữa cháy tại nhà máy.
Q1 nước sinh hoạt = 4,070 (m3/người.ngày).
Q2 nước cứu hỏa ( trong vòng 3 giờ ) = 15 lít/s × 3 giờ = 2,7m3/h.
Tổng lượng nước cấp cho dự án: Qnc= 4,070m3+2,7 m3 = 6,77m3.
Nước thải là tác nhân chính và dễ gây ô nhiễm môi trường khi dự án đi vào
hoạt động. Đặc trưng nước thải sinh hoạt chứa chủ yếu các chất cặn bã, các chất
rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD 5, COD), các hợp chất dinh dưỡng (N,
P) và vi sinh vật nên khi thải ra môi trường mà không qua xử lý sẽ gây ô nhiễm
nguồn nước. Trong đó các chất dinh dưỡng N, P gây ra hiện tượng phù dưỡng hóa
sẽ làm ảnh hưởng đến các động vật thủy sinh, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn
nước.
Theo tính toán thống kê, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước sinh hoạt do
mỗi người hàng ngày thải vào môi trường chưa được xử lý như sau:

9


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản dự án “ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ HÙNG VINH”

Bảng 3:
Nồng độ các chất ô nhiễm do con người thải vào môi trường hàng ngày.
Chỉ tiêu ô nhiễm

Nồng độ chất ô nhiễm (mg/l)
Không xử lý

Xử lý bằng bể
tự hoại

QCVN

14:2008/BTNMT

BOD5 (nhu cầu oxy
sinh học)

529 – 635

100 – 200

50

COD (nhu cầu oxy
hóa học)

847 – 1200

170 – 340

Không quy định

TSS

824 – 1705

180 – 160

100

Dầu mở phi khoáng


118 – 153

42 – 125

20

Tổng Nito

71 – 141

20 – 40

Không quy định

Amoni

28 – 56

10 – 20

10

Tổng Photpho

9,4 – 47

3 – 10

10


( Nguồn: Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO năm 1995).
Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là trong đó có hàm lượng cao của
các chất hữu cơ không bền vững, dễ bị phân hủy sinh học (như cacbohydrat,
protein, mỡ), chất dinh dưỡng (phosphor, nito), chất rắn và vi trùng. Nước thải sinh
hoạt khi chưa bị phân hủy có màu nâu, chứa nhiều cặn lơ lửng như phân người, các
phế thải sau khi phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt của con người thải ra môi trường
nước. Dưới điều kiện môi trường nhất định, vi khuẩn tự nhiên có trong nước, đất
tấn công các chất thải gây ra phản ứng sinh hóa làm biến đổi tính chất của nước
thải. Nước thải sẽ chuyển màu dần từ màu nâu sang màu đen và bốc mùi khó chịu.
Nước mưa chảy tràn
Tổng diện tích của nhà máy là 3.900m2. Theo tài liệu “Quan trắc và kiểm soát
ô nhiễm môi trường nước” của TS Lê Trình, lưu lượng nước mưa chảy tràn cao
nhất được đánh giá như sau:
Qmax = 0,278 KIA
Trong đó:
K: Hệ số dòng chảy ( chọn k = 0,6 )
I: Cường độ mưa tháng cao nhất (mm/tháng ): 1.700mm/tháng.
A: Tổng Diện tích khu vực cơ sở (m2): Diện tích nhà máy 3.900m2
Qmax = 0,278 KIA = 0,278 × 0,6× 1,7m3 /tháng × 3.900m2 = 1.074m3/tháng.
10


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản dự án “ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ HÙNG VINH”

Vào mùa mưa nước mưa chảy tràn trên mặt bằng khu vực sẽ cuốn theo các
chất ô nhiễm như cặn lắng, các chất vô cơ, hữu cơ rác rơi vãi. Nồng độ các chất
này trong nước mưa chảy tràn thực tế rất ít.
Biện pháp xử lý
Nước thải sinh hoạt
Nước thải sẽ được xử lý qua bể tự hoại 03 ngăn nhờ hai quá trình lắng cặn và

lên men cặn. Nước sau khi ra khỏi bể tự hoại sẽ theo ống dẫn vào hệ thống cống
thoát nước chung.
Nhà vệ sinh
Nước thải sinh hoạt

Ngăn 1

Ngăn 2

- Điều hòa

- Lắng

- Lắng
- Phân hủy

- Phân hủy sinh

Ngăn 3
- Lắng
- Chảy tràn

học

sinh học

Hình 4: Bể tự hoại 3 ngăn
Nguyên lí hoạt động:
- Nước thải được đưa vào ngăn thứ nhất của bể: Ngăn thứ nhất có vai trò làm
ngăn lắng và lên men kỵ khí, đồng thời điều hoà lưu lượng và nồng độ chất bẩn có

trong dòng thải.
- Nhờ vách ngăn hướng dòng ở những ngăn tiếp theo nước thải chuyển động
hướng dòng từ dưới lên trên tiếp xúc với vi sinh vật kỵ khí hình thành trong lớp
bùn ở đáy bể trong điều kiện động, các chất bẩn hữu cơ được các vi sinh vật hấp
thụ và chuyển hoá, đồng thời,cho phép tách riêng 2 pha ( lên men axit, và lên men
kiềm ) .
- Bể DASTAF cho phép tăng thời gian lưu bùn do vậy hiệu suất xử lý tăng
trong khi lượng bùn cần xử lý lại giảm .
- Các ngăn cuối cùng là ngăn lọc kỵ khí có tác dụng làm sạch bổ sung nước
thải, nhờ các vi sinh vật kỵ khí bám dính trên bề mặt các bề mặt của hạt vật liệu lọc
và ngăn cặn lơ lửng trôi ra theo nước .
Hiệu suất trung bình theo hàm lượng cặn lơ lửng SS, nhu cầu oxy hoá COD,
nhu cầu oxy sinh hoá BOD5 từ 70 – 75% .
11


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản dự án “ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ HÙNG VINH”

+ Định kỳ kiểm tra, nạo vét hệ thống đường ống dẫn nước thải. kiểm tra để
phát hiện hỏng móc, mất mát để có kế hoạch sữa chữa và thay thê kịp thời .
+ Định kỳ 6 tháng 1 lần bổ sung chế phẩm vi sinh vào bể tự hoại để nâng cao
hiệu quả xử lý của công trình.
Nước mưa chảy tràn
So với nước thải nước mưa có lưu lượng cao nhưng là nước sạch, dự án đã
xây dựng mương thu gom và thoát nước riêng.
Đối với khu vực tập kết nguyên liệu có kho chứa riêng. Toàn bộ nhà xưởng
được lợp tôn, nước mưa tương đối là sạch chỉ cần có hệ thống thu nước mưa và
cho chảy ra ngoài khuôn viên dự án để không làm xói mòn đất tại khu vực.
2.3. Nguồn chất thải khí.
Nguồn phát sinh.

a) Tác động đến môi trường không khí của nhà máy..
- Khí thải
Hoạt động của dự án chủ yếu nhập các thiết bị máy móc sử dụng bằng điện,
quá trình vận hành lò sấy sử dụng các phế thải từ gỗ. Từ việc đốt nhiên liệu cho lò
sấy là mùn cưa, gỗ vụn, gỗ hư…thải ra môi trường là khói, tro bụi, CO 2, CO, N2
kèm theo nhiệt độ 120 – 1500C.

Hình 5: Thiết bị lò sấy gỗ hơi nước.
Nguyên lí hoạt động
Thiết bị dùng nhiệt ( gỗ loại, mùn cưa từ buồng lắng bụi) để đốt nóng nước
rồi dùng nhiệt của hơi nước để sấy gỗ.
Dòng khí thải ra ở ống khói có nhiệt độ vẫn còn cao khoảng 120 ~ 1500 0C,
phụ thuộc nhiều vào cấu tạo lò. Thành phần của khói thải bao gồm các sản phẩm
cháy của củi, chủ yếu là các khí CO 2, CO, N2, kèm theo một ít các chất bốc trong
củi không kịp cháy hết, oxy dư và tro bụi bay theo dòng khí.

12


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản dự án “ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ HÙNG VINH”

Khi đốt củi, thành phần các chất trong khí thải thay đổi tùy theo loại củi, tuy
vậy lượng khí thải sinh ra là tương đối ổn định. Để tính toán ta có thể dùng trị số
VTT 20 = 4,23 m3/kg , nghĩa là khi đốt 1 kg củi sẽ sinh ra 4,23 m3 khí thải.
Lượng bụi tro có trong khói thải chính là một phần của lượng không cháy hết
và lượng tạp chất không cháy có trong củi, lượng tạp chất này thường chiếm tỷ lệ
1% trọng lượng củi khô. Bụi trong khói thải lò hơi đốt củi có kích thước hạt từ
500μm tới 0,1μm, nồng độ dao động trong khoảng từ 200-500mg/m3.
- Bụi.
Hầu hết các công đoạn chế biến gỗ đều phát sinh ra bụi. Tuy nhiên có sự khác

biệt đáng kể về kích cỡ hạt bụi và tải lượng bụi sinh ra ở từng công đoạn khác
nhau. Tại những công đoạn gia công thô như cưa, bào tiện, phay,…phần lớn các
chất thải sinh đều có kích thước lớn. Tại những công đoạn như gia công, chà nhám,
đánh bóng tuy tải lượng không lớn nhưng kích cỡ hạt bụi rất nhỏ nằm trong
khoảng 2 – 20µm.
Khí thải chủ yếu phát sinh từ những nguồn cơ bản sau:
+ Lò hơi: Phát sinh ra hơi – khói – bụi do nhiệt độ cao giải phóng hơi nước,
đốt mùn cưa.
+ Cưa, xẻ phát sinh bụi mùn cưa.
+ Quá trình chà nhám phát sinh các bụi mịn.
+ Phương tiện giao thông: khí thải từ động cơ các phương tiện ra vào nhà
máy như: xe máy công nhân, xe tải chở hàng và bốc hàng,…
b) Tác động do ô nhiễm nhiệt.
Nhiệt độ cao trong các khu vực sản xuất là do tập trung nhiều máy móc có
nhu cầu tiêu thụ điện lớn, nhưng tập trung chủ yếu ở khu vực lò sấy gỗ. Ngoài ra
tùy vào cấu tạo mái nhà xưởng mà lượng nhiệt tăng lên trong nhà xưởng còn do
thu nhiệt từ bức xạ mặt trời.
Ô nhiễm do nhiệt làm cho quá trình phản ứng các chất trong cơ thể tăng cũng
như ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, sinh lý của con người và thực vật.
Biện pháp xử lý
a) Giảm thiểu ô nhiễm khí từ nhà máy..
Đối với bụi
- Bụi phát sinh tại xưởng chế biến gỗ: Trong quá trình chế biến bụi gỗ phát
sinh từ công đoạn cưa, mài, bào, đánh nhám,…Dựa vào đặc điểm bụi phát sinh tại
nhà máy phương án được đưa ra là sử dựng buồng lắng bụi.

13


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản dự án “ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ HÙNG VINH”


Hình 6: Cấu tạo buồng lắng bụi.
Cấu tạo
Cấu tạo dạng hình hộp, không khí vào một đầu và ra một đầu, bên trong cấu
tạo rỗng hoàn toàn.
Nguyên lí
Khi không khí có chứa bụi sẽ bị quạt hút vào buồng lắng bụi, nó bị giảm tốc
độ đột ngột khi đi vào buồng lắng, các hạt bụi có trọng lượng nặng hơn sẽ lắng
trước và nhẹ hơn sẽ lắng sau cùng. Không khí sạch sẽ đi ra ngoài.
- Bụi bên ngoài nhà xưởng:
+ Các xe vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm phải có bạt che đậy kín, vệ sinh
các phương tiện bằng phun rửa sạch sẽ trước khi lưu thông.
+ Đối với bụi trong khuôn viên nhà máy sẽ phun nước vào mùa khô nhằm
hạn chế bụi.
Đối với khí thải lò hơi.
٧٧
Ống khói

Hình 7: Hình thiết bị sấy nồi hơi.
14


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản dự án “ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ HÙNG VINH”

Giải thích:
Toàn bộ khí thải từ thiết bị sấy này sẽ được hút vào ống khói . Ống khói với
chiều cao thích hợp và nơi đặt dự án xa khu dân cư nên khói bụi không ảnh hưởng
đến môi trường xung quanh. Để đảm bảo về mặt sức khỏe và môi trường Công ty
thực hiện các biện pháp sau:
- Vị trí đặt lò sấy phù hợp đảm bảo độ thông thoáng khí thải.

- Xây dựng ống khói cao đúng theo quy định .
- Lắp đặt hệ thống thông gió cho xưởng sản xuất.
- Không sử dụng các phương tiện giao thông quá cũ, quá niên hạn sản xuất.
b. Giảm thiểu ô nhiễm nhiệt:
Sử dụng thiết bị thông gió tự nhiên hoặc nhân tạo để hút nhiệt thừa ra ngoài.
Có nơi nghỉ ngơi thích hợp cho công nhân.
Nhà xưởng xây dựng đủ tiêu chuẩn và thông thoáng.
Trang bị hệ thống thông gió làm hạ nhiệt nơi làm việc.
2.4. Nguồn chất thải nguy hại.
Nguồn phát sinh
Hoạt động của dự án là chế biến lâm sản với sản phẩm chính như đã trình bày
ở trên, chất thải nguy hại phát sinh theo thông tư số 12:2011/BTNMT bao gồm:
Bảng 4: Loại chất thải phát sinh trong khu vực nhà máy.
Stt

Tên chất thải


EC


Basel
(A)


Basel
(Y)

Tính
chất

nguy
hại
chính

Trạng
thái
tồn
tại

Ngưỡn
g nguy
hại

Y4

Đ, ĐS

Rắn/

**

16 01
05

Thuốc diệt trừ các loài gây
hại thải

20 01
19


A4030

16 01
06

Bóng đèn huỳnh quang thải
và các loại chất thải khác có
chứa thuỷ ngân

20 01
21

A1030

Y29

Đ, ĐS

Rắn

**

16 01
12

Pin, ắc quy thải

20 01
33


A1160
A1170

Y26
Y29
Y31

Đ, ĐS

Rắn

**

09 02 Các loại chất bảo quản gỗ
05
thải khác có các thành phần
nguy hại

03 02
05

A4040

Y39

Đ, ĐS

Lỏng

*


18 02
01

15 02
02

A3020
A3140

Y8
Y41

Rắn

*

Giẻ lau, vải bảo vệ thải bị
nhiễm các thành phần nguy

lỏng

Đ, ĐS

15


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản dự án “ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ HÙNG VINH”
hại


A3150

Y42

Đối với từng loại chất thải phát sinh như trên số lượng phát sinh không
thường xuyên tùy thuộc vào từng giai đoạn sản xuất và quá trình bảo dưỡng theo
định kỳ. Số lượng phát sinh cho một năm vào mức 20kg tương đương 1,7kg/tháng.
Biện pháp xử lý
- Thu gom vào các thùng nhựa composite có nắp đậy.
- Thời gian tới hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý đúng quy
định theo Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ Tài
nguyên Môi trường, QCVN 07:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
ngưỡng chất thải nguy hại.
2.5. Nguồn tiếng ồn và độ rung.
Nguồn gốc phát sinh
Sau ô nhiễm không khí tiếng ồn là nguồn ô nhiễm đáng chú ý ở phân xưởng
chế biến gỗ. Tiếng ồn từ khu vực sản xuất phát sinh chủ yếu từ máy máy cưa, máy
xẻ, máy mài, phương tiện giao thông…với đặc điểm chung mức ồn tương cao.
Những công nhân trực tiếp làm bên trong các xưởng này là người chụi ảnh
hưởng rất lớn nếu không có các thiết bị bảo hộ, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
của công nhân, giảm hiệu quả làm việc và gây ra một số bệnh nghề nghiệp như độ
nhạy của tai giảm, thính lực giảm sút gây ra bệnh điếc nghề nghiệp. Ngoài ra, còn
gây ra rối loạn thần kinh, rối lạo tim mạch và các bệnh về tiêu hóa.
Biện pháp xử lý
a. Đối với tiếng ồn
Khu vực dự án nhà máy sản xuất gỗ dân cư tập trung thưa thớt được bao
quanh bởi các rẫy cà phê của người dân nên tiếng ồn chỉ tác động đến công nhân
làm việc trong phân xưởng, khi tiếng ồn lan truyền ra ngoài đã giảm bớt và có
thêm các rẫy cà phê nên phần nào tiếng ồn không la truyền đi xa, dân cư rất ít nên
hầu như không ảnh hưởng đến người dân khu vực.

- Tiếng ồn tại nguồn:
Trang bị thiết bị bảo hộ lao động cá nhân cho công nhân làm việc trực tiếp tại
nguồn gây ồn: như nút tai, chụp tai cho công nhân làm việc trực tiếp tại khu vực có
tiếng ồn lớn.
- Tiếng ồn từ phương tiện giao thông:
Thường xuyên theo dõi bảo dưỡng máy móc, thiết bị để máy luôn hoạt động
tốt, kiểm tra độ mòn chi tiết và thường kỳ cho dầu bôi trơn.
Hạn chế để xe nổ máy không tải.
Không sử dụng ga quá lớn khi vào khu vực nhà máy.
16


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản dự án “ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ HÙNG VINH”

b. Độ rung
Do độ rung không lớn và vị trí đặt nhà máy cũng không gây tác động. Tuy
nhiên để quá trình vận hành tốt nhà máy cũng thường xuyên kiểm tra máy móc.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
Kết luận.
Các biện pháp tăng cường quản lý môi trường của nhà máy sẽ được áp dụng
như sau:
- Từng bước xây dựng và thực hiện chương trình sản xuất sạch hơn, để đảm
bảo các tiêu chuẩn môi trường, tiết kiệm các nguồn nguyên, nhiên, vật liệu: điện
nước...
- Lập kế hoạch và chương trình hành động bảo vệ môi trường tại nhà máy,
phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý môi trường trong việc thanh tra, kiểm
tra, quan trắc chất lượng môi trường; phối hợp thẩm định, kiểm tra các hạng mục
công trình, các hệ thống kỹ thuật xử lý môi trường, phòng chống sự cố nhằm đảm
bảo các quy định và tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.

- Sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý chức năng về phòng cháy chữa cháy,
phòng chống sự cố môi trường để xây dựng phương án phòng chống sự cố cháy
nổ, rò rỉ nguyên nhiên liệu sản xuất tại nhà máy.
- Thường xuyên kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy.
- Tổ chức thường xuyên công tác tuyên truyền, giáo dục về ý thức và trách
nhiệm bảo vệ trường tại nhà máy cho công nhân. Có các bảng hiệu, bảng quy chế
nội quy bảo vệ môi trường khu sản xuất cụ thể.
Cụ thể:
* Giám sát chất lượng không khí:
- Thông số giám sát: Bụi tổng, tiếng ồn, CO, NO2, CO2.
- Địa điểm giám sát: Tại 02 vị trí: + 01 tại khu vực nhà xưởng
+ 01 tại ngoài khu vực xưởng.
- Tần suất thu mẫu và phân tích: 2 lần/năm .
- Quy chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn và Quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện
hành QCVN 05:2013/BTNMT và QCVN 06:2009/BTNMT (ngoài cơ sở); QCVN
19:2009/BTNMT (trong khu vực sản xuất) trung bình 1 giờ; QCVN
26:2010/BTNMT (tiếng ồn);

17


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản dự án “ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ HÙNG VINH”

* Giám sát chất lượng nước ngầm:
- Thông số giám sát: Bao gồm các chỉ tiêu: pH, độ đục, TDS, Fe, tổng
Coliforms.
- Địa điểm giám sát: 01 vị trí tại giếng cấp nước của nhà máy;
- Tần suất thu mẫu: 02 lần/năm.
- Quy chuẩn so sánh: Quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành (QCVN
09:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm).

Kiến nghị.
Việc giám sát môi trường là một việc rất quan trọng trong công tác bảo vệ
môi trường. Từ các kết quả quan trắc có thể đánh giá hiệu quả xử lý của các công
trình xử lý các chất thải ảnh hưởng đến môi trường. Từ đó có những điều chỉnh, bổ
sung cho công tác xử lý các chất thải làm ô nhiễm môi trường được tốt hơn.
Các số liệu kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường, giám sát định kỳ
phải được đánh giá, cập nhật, và báo cáo cho cơ quan quản lý môi trường địa
phương. Những kết quả bất thường phát hiện được trong quá trình giám sát phải
được báo cáo ngay cho lãnh đạo và các cơ quan có chức năng để có biện pháp xử
lý thích hợp và kịp thời.
Cam kết
Cam kết về việc thực hiện các biện pháp xử lý chất thải, giảm thiểu các tác
động khác trong bản cam kết; Cam kết xử lý đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
hiện hành về môi trường; cam kết thực các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo
quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam
Công ty TNHH Hùng Vinh cam kết:
- Áp dụng các phương pháp phòng chống và xử lý ô nhiễm môi trường như đã
trình bày trong báo cáo này, nhằm bảo đảm được các Quy chuẩn và Tiêu chuẩn
Môi trường Việt Nam:
- Tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành:
+ Luật Bảo vệ Môi trường 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005;
+ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý
chất thải rắn;
+ Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc quản lý chất thải nguy hại;
+ Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16/3/2012 về việc quy định về lập,
thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường
chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
18



Đề án bảo vệ môi trường đơn giản dự án “ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ HÙNG VINH”

+ QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
+ QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh.
+ QCVN 06:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc
hại trong không khí xung quanh;
+ QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm.
+ QCXD 01:2008/BXD Về hệ số phát sinh chất thải, nước thải sinh hoạt.
+ QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công
nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
+ QCXDVN 01:2008/BXD Về hệ số phát sinh chất thải, rác thải sinh hoạt.
- Đầu tư hệ thống PCCC và phối hợp chặt chẽ với địa phương khi xảy ra rủi
ro, sự cố đồng thời chịu trách nhiệm chi trả các chi phí trong trường hợp có sự cố
cháy nổ xảy ra;
Ngoài ra, trong quá trình đi vào hoạt động, định kỳ hàng năm sẽ tiến hành
quan trắc, giám sát các thông số ô nhiễm và có báo cáo diễn biến môi trường khu
vực trình Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đức Trọng, Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Lâm Đồng, đồng thời chịu sự giám sát của các ban ngành liên
quan.
Chúng tôi làm bản đề án bảo vệ môi trường đơn giản này kính mong
UBND huyện Đức Trọng phê duyệt !.

19




×