Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Thiết kế mô hình thang máy 4 tầng sử dụng PLC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.67 KB, 54 trang )

MỤC LỤC

1

1


DANH MỤC HÌNH ẢNH

2

2


LỜI NÓI ĐẦU
Trong những thập niên gần đây, ngành xây dựng ở nước ta phát triển rất mạnh,
đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các trung tâm thành thị khác
trong cả nước. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ đó thì không ít các nhà cao tầng
đã mọc lên và dĩ nhiên ta không thể dùng đôi bàn chân để leo lên rồi lại leo
xuống hàng ngày trong những toà nhà đó. Để giải quyết vấn đề này, người ta đã
nghĩ đến thang máy. Sử dụng thang máy vừa tiết kiệm thời gian vừa tốn ít công
sức đồng thời tạo nên vẻ mỹ quan kiến trúc và sự hiện đại hoá của các toà nhà.
Nên việc tìm hiểu và phát triển thang máy là một vấn đề cần thiết.
Thang máy là công cụ dùng để chuyên chở người, hàng hoá từ độ cao này đến
độ cao khác theo chu kỳ. Bên ngoài và bên trong thang máy đều có các nút điều
khiển và hướng dẫn sử dụng.
Hiện nay có rất nhiều công ty tham gia vào thị trường thang máy ở nước ta nên
việc cạnh tranh diễn ra hết sức gay gắt. Do đó, theo em việc tìm hiểu để phát
triển và đổi mới kiểu dáng cũng như chất lượng của thang máy là một vấn đề hết
sức cần thiết của các công ty đó. Mà vấn đề cần quan tâm đầu tiên khi cải tạo và
nâng cấp một hệ thống thang máy là thay thế hệ thống điều khiển cũ sử dụng


relay bằng một thiết bị điều khiển có thể lập trình được (chẳng hạn như là PLC)
nhằm làm cho mạch điều khiển của hệ thống trở nên gọn, nhẹ, hoạt động chính
xác, đáng tin cậy và quan trọng nhất là dễ dàng thay đổi cấu hình hệ thống khi
có yêu cầu. PLC là một thiết bị điều khiển công nghiệp đã và đang được sử dụng
rộng rãi ở nước ta. Chính vì những lẽ đó mà em chọn đề tài: “ Thiết kế mô hình
thang máy 4 tầng sử dụng PLC”.

3

3


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong những thập niên gần đây, ngành xây dựng ở nước ta phát triển rất mạnh,
đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các trung tâm thành thị khác
trong cả nước. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ đó thì không ít các nhà cao tầng
đã mọc lên và dĩ nhiên ta không thể dùng đôi bàn chân để leo lên rồi lại leo
xuống hàng ngày trong những toà nhà đó. Để giải quyết vấn đề này, người ta đã
nghĩ đến thang máy. Sử dụng thang máy vừa tiết kiệm thời gian vừa tốn ít công
sức đồng thời tạo nên vẻ mỹ quan kiến trúc và sự hiện đại hoá của các toà nhà.
Vì vậy chúng em chọn đề tài: “ thiết kế thang máy 4 tầng sử dụng PLC”. Nó là
một sản phẩm của cơ điện tử phù hợp với chuyên ngành cơ điện tử. Hơn nữa
PLC rất phổ biến trên thị trường.
1.2 Các vấn đề đặt ra
Vấn đề đầu tiên của đề tài là thang máy vận hành ổn định, an toàn và mang
được trọng lượng 3kg
Ngoài ta còn có:
- Hạn chế tiếng ồn
- Độ chính xác khi dừng

-Thay thế hệ thống điều khiển cũ sử dụng relay bằng một thiết bị điều
khiển có thể lập trình được như PLC.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp nghiên cứu tuần tự và đồng thời :
Kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu tuần tự và đông thời, cụ thể là bước
đầu tiền nghiên cứu mô hình hệ thống thang máy 4 tầng đã có trên thị trường
sau đó xây dựng mô hình chưa đầy đủ các thành phần dự định sẽ có trong thiết
kế qua đó có cái nhìn tổng quan về hệ thống chung và xác định thông số cơ bản
từ đó áp dụng thiết kế theo phạm vi giới hạn của đề tài
b) Phương pháp thực hiện :
+ Mô hình hóa phần cơ, mô phỏng phần điện tối ưu hóa trước khi chế tạo
4

4


+ Chế tạo mẫu các chi tiết chưa đảm bảo hoạt động như mong muốn hoặc chưa
được thiết kế trong hệ thống kỹ thuật trước đó. Sau cùng là chế tạo thang máy 4
tâng.
+ Cho chạy thử hết công suất, vận hành hết các tính năng của thang máy qua đó
rút ra được giới hạn các bộ phận của thang máy (vận tốc tối đa,tải trọng....)
=>máy chạy tốt,ổn định và an toàn
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Mô hình thang máy 4 tầng là một đề tài đã được nghiên cứu và phát triển từ
lâu. Hiện nay trên thị trường có rấ nhiều sản phẩm với các kích cỡ khác
nhau,tuy nhiên trong phạm vi của một đề tài nghiên cứu với những hạn chế về
khiến thức,thời gian cũng như về kinh phí nên đề tài giới hạn ở mức đưa 1 vật
nhỏ nhẹ với các yêu cầu sau :
Kích thước thang máy : (dai-rộng-cao): 40cm-40cm-65cm
Trọng lượng mang được 3kg

 Mô phỏng chuyển động của thang máy 4 tầng.

5

5


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ THANG MÁY
2.1 Tìm hiểu chung về thang máy
a) Khái niệm chung về thang máy :
Thang máy là thiết bị vận tải chuyên dụng để chở người và chở hàng theo
phương thẳng đứng.
Thang máy đướcử dụng trong khách sạn,công sở, trung cư, bệnh viện, các đài
quan sát..vv.. đặc điểm vận chuyển bằng thang máy so với các phương tiện khác
là thời gian của một chu trình vận chuyển bé,tần suất vận chuyển lớn, đóng mở
lien tục. ngoài ý nghĩa vận chuyển, thang máy còn có yếu tố làm tang vẻ đẹp và
tiện nghi của công trình
Thang máy là một thiết bị vận chuyển đòi hỏi tính an toàn nghiêm ngặt, nó lien
quan trực tiếp tới tính mạng và tài sản của con người. Vì vậy yêu cầu chung đối
với thang máy khi thiết kế,lắp đặt,vận hành, sử dụng và sửa chữa là phải tuân thủ
một cách nghiêm ngặt các yêu cầu về khĩ thuật an toàn được quy định trong các
tiêu chuẩn,quy trình quy phạm.
Thang máy chỉ có cabin đẹp, sang trong ,thông thoáng, êm dịu thi chưa đủ điều
kiện để đưa vào sử dụng mà phải có đầy đủ các thiết bị an toàn,đảm bảo độ tin
cậy như : điện chiếu sáng dự phòng khi mất điện, điện thoại nội bộ, chuông
báo,bộ bảo hiểm,công tác an toàn của cửa cabin,khóa an toàn cửa tầng vv
b) Phân loại thang máy :
- Phân loại theo chức năng :
a. Thang máy chuyên chở người.
b. Thang máy chuyên chở hàng nhưng có người đi kèm.

c. Thang máy chuyên chở hàng không có người đi kèm.
- Phân loại theo hệ thống điều khiển :
a. Điều khiển bằng relay.
b. Điều khiển bằng PLC.
c. Điều khiển bằng máy tính.
- Phân loại theo hệ thống dẫn động :
6

6


a. Thang máy dẫn động điện
b. Thang máy thủy lực
c. Thang máy khí nén
-Phân loại theo trọng tải :
a. Thang máy loại nhỏ Q < 160Kg
b. Thang máy trung bình Q = 500 ÷ 2000kG
c. Thang máy loại lớn Q > 2000Kg
-Phân loại theo tốc độ di chuyển :
a. Thang máy chạy chậm v=0,5m/s
b. Thang máy tốc độ trung bình v= (0,75 ÷1,5) m/s
c. Thang máy cao tốc v = (2,5 ÷ 5) m/s
c) Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động của thang máy
Kết cấu, sơ đồ bố trí thiết bị của thang máy được thể hiện ở hình sau :

7

7



1. Cabin.
3. Ray dẫn hướng cabin.
5. Cụm đối trọng.
7. ụ dẫn hướng đối trọng.
9. Cụm máy.
11. Nêm chống rơi.
13. Giảm chấn.
15. Kẹp ray cabin.
17. Bulông bắt giá ray.
19. Kẹp ray đối

2. Con trượt ray dẫn hướng.
4. Thanh kẹp tăng cáp.
6. Ray dẫn hướng đối trọng.
8. Cáp tải.
10. Cửa xếp cabin.
12. Cơ cấu chống rơi.
14. Thanh đỡ.
16. Gía ray cabin.
18. Gía ray đối trọng.

Hình 2.1 Hình dáng tổng quát của thang máy
8

8


d) Nguyên lý hoạt động của thang máy :
Thang máy hoạt động theo các nguyên tắc sau :
+ Reset buồng thang khi đóng nguồn:

Dù cho buồng thang đang ở bất kỳ vị trí hoặc trạng thái nào, thì khi đóng
nguồn đều được reset và đưa về tầng trệt.
+ Nguyên tắc di chuyển lên xuống, đóng và mở cửa.
- Buồng thang chỉ hoạt động khi cửa đã hoàn toàn đóng.
- Cửa chỉ mở khi buồng thang dừng đúng tầng.
- Cửa sẽ tự động mở hoặc đóng sau khi nhận được các yêu cầu.
- Cửa buồng thang sẽ ở chế độ mở thường trực khi thang không hoạt động.
+ Nguyên tắc đến tầng:
Để xác định vị trí hiện tại của thang nhờ cảm biến ở mỗi cửa tầng. Khi buồng
thang ở tầng nào thì cảm biến nhận tín hiệu ở tầng đó và đưa về điều khiển.
+ Sử dụng thang máy:
Gọi thang máy từ bên ngoài buồng thang (ở các tầng)
Gọi thang: ở mỗi tầng mà thang phục vụ, gần ngay cửa tầng đều có bảng
điều khiển (Hall Call Panell), còn gọi là hộp Button tầng mục đích phục vụ cho
việc gọi thang bao gồm:
Hai nút ấn: Một nút để gọi cho thang đi lên , một nút để gọi thang đi
xuống. Riêng ở tầng dưới cùng chỉ có một nút (là đi lên hoặc đi xuống).
Đèn báo tầng và báo chiều cho biết vị trí và chiều hoạt động hiện của
cabin thang máy. Khi muốn gọi thang, hành khách chỉ cần ấn vào nút gọi tầng
theo chiều muốn đi, tín hiệu đèn sẽ sáng lên, đèn báo hiệu hệ thống đã ghi nhận
lệnh gọi.
Đáp ứng của thang sau lệnh gọi: Nếu buồng thang đang ở một vị trí nào
đó khác với tầng mà hành khách vừa gọi, thang sẽ di chuyển đến tầng đó theo
thứ tự ưu tiên như sau :
Nếu thang di chuyển cùng chiều với lệnh gọi thang và di chuyển ngang qua
9

9



tầng mà hành khách khách đang đứng gọi, thì khi đến tầng dược gọi, thang sẽ
dừng lại và đón khách.
Nếu thang đang di chuyển theo chiều ngược với chiều hành khách muốn
đi, hoặc cùng chiều nhưng không đi ngang qua, thì sau khi đáp ứng hết các nhu
cầu của chiều đó, thang sẽ quay trở lại đón khách.
Nếu buồng thang đang ở ngay tại tầng mà hành khách vừa gọi, buồng thang
sẽ mở cửa đón khách.
Gọi thang từ bên trong buồn thang: Trong buồng thang có bảng điều khiển
phục vụ cho việc đi thang của khách (Car Operating Panel) còn gọi là hộp
Button Car. Bao gồm các nút có chức năng sau :
+ Các nút mang số : Đại diện cho các tầng mà thang phục vụ.
+ Nút (DO – Door Open): Dùng để mở cửa (chỉ có tác dụng khi thang
dừng tại tầng).
+ Nút

(DC – Door Close): Dùng để đóng cửa (chỉ có tác dụng khi thang

dừng tại tầng).
+ Nút Interphone hoặc Alarm : Dùng để liên lạc với bên ngoài khi thang
gặp các sự cố về điện, hoặc đứt cáp treo.
+ Công tắc E.Stop (Emergency Stop) nếu có: Để dừng thang khẩn cấp khi
có sự cố xảy ra.
Khi đã vào bên trong buồng thang, muốn đến tầng nào, khách ấn nút chỉ định
tầng đó, thang máy sẽ lập tức di chuyển và tuần tự dừng tại các tầng mà nó đi
qua. Cửa buồng thang và cửa tầng được thiết kế đóng mở tự động. Khi buồng
thang di chuyển đến một tầng nào đó, sau khi ngừng hẳn, cửa buồng thang và
cửa tầng sẽ tự động mở để khách có thể ra (vào) buồng thang, sau vài giây cửa
sẽ tự động đóng lại.
Sau đó thang máy sẽ thực hiện lệnh tiếp theo. Nếu không muốn chờ hết
khoảng thời gian cửa đóng lại, khách có thể ấn nút DC để đóng cửa buồng

thang. Trong trường hợp khẩn cấp muốn dừng thang, khách có thể ấn nút
E.Stop (nếu có) trên bảng điều khiển trong buồng thang. Khi có sự cố mất điện,
10

10


khách ấn vào nút Interphone hoặc Alarm để yêu cầu giúp đỡ từ bên ngoài.
e) Một số sơ đồ thang máy thường gặp:
- Một số sơ đồ thang máy thường gặp:

11

11


+ Thang máy có puli dẫn hướng: Có lắp
thêm puli phụ (2) để dẫn hướng cáp đối
trọng. Sơ đồ này thường được dùng khi
kích thước cabin lớn, cáp đối trọng
không thể dẫn hướng từ puli dẫn cáp
(hoặc tang) một cách trực tiếp xuống
dưới.
Hình 2.2a
+ Thang máy có sự bố trí bộ tời bên dưới
có bộ tời (1) được bố trí ở phần bên
hông hoặc phần dưới của đáy giếng, nhờ
đó có thể làm giảm tiếng ồn của thang
máy khi làm việc. Dùng sơ đồ này sẽ
làm tăng tải trọng tác dụng lên giếng

thang, cũng như tăng chiều dài và số
điểm uốn của cáp nâng, dẫn đến tăng độ
mòn của cáp nâng. Kiểu bố trí bộ tời như
thế này chỉ sử dụng trong trường hợp
đặc biệt khi mà buồng máy không thể bố
trí được phía trên giếng thang và khi có
yêu cầu cao về giảm độ ồn khi thang
máy làm việc.
+ Thang máy kiểu đẩy: cáp nâng (1) tên
đó có tero cabin (2), được uốn qua các
puli (6) lắp tên khung cabin, sau đó đi
qua puli phía trên (3) đến puli dẫn cáp
(5) dẫn cáp (5) của bộ tời nâng Trọng
lượng của cabin và một phần vật nâng
được cân bằng bởi đối trọng(4). Các dây
cáp của đối trọng uốn qua puli dẫn
hướng phụ.

Hình 2.2b

Hình 2.2c

Hình2.2 a,b,c. sơ đồ một loại thang máy.
12

12


Từ các sơ đồ trên ta lựa chọn loại thang máy có puli dẫn hướng.


.Các thông số cơ bản của thang máy:
-

Số tầng của toà nhà: n = 4

-

Chiều cao mỗi tầng: h = 40cm

-

Tải trọng tối đa của thang máy: G = 600g=0.6kg

-

Khối lượng buồng thang khi không tải: GBTKT = 870g=0.87kg

-

Khối lượng của đối trọng là: mĐT = 1140 g=1.140kg

-

Tốc độ tối đa: v = 0,75 m/p

-

Gia tốc: a = 1 m/s2

-


Đường kính Puly quấn cáp: D = 5.2mm

Mô hình động học :

13

13


 



Fkéo + P + Pđ + Fc = ma

Chiếu lên hình (1) ta được :

Fkéo − Fc − Pt = Pđ = ma

Fkeo + Pđ = ma + Fc + Pt

Đặc Tính Động Học Của Thang Máy:
+ + Mt.y = K + Mđ.y

Biến đổi laplace của PT Động học với giả thiết điều kiện đầu bằng 0 ta được
MT..Y(s) +
G(s) =

= K.(s)


=

Tính momen của động cơ tương ứng với lực kéo.
Momen đầu trục động cơ phải sinh ra là:
M = ( FK .

D 1 1
0,52 1 1
) . = (4210,8.
). .
= 31,83( N .cm)
2 i η
2 43 0,8

Trong đó: i – tỉ số

η

truyền của hộp số; - hiệu suất của cơ cấu truyền.
Để thang chạy với tốc độ v = 0,75 m/p thì tốc độ đầu trục động cơ là n =
19 vòng/phút, khi đó ta có công suất tính toán của động cơ là:
PTT = M .ω = M .

2π .n
2π .19
= 31,83 .
= 63,2W
60
60


Vậy công suất thực tế của động cơ sẽ là:
P = 63,2 (W)
14

14


2.2 Các thành phần cơ bản của thang máy

Hình 2.3 Các thiết bị cơ khí lắp trong thang máy

15

15


16

16


2.2.1 Các thiết bị lắp đặt trong buồng thang máy
+ Cơ cấu nâng:
Trong buồng máy lắp đặt hệ thống tời nâng hạ buồng thang tạo ra lực kéo
chuyển đông buồng thang và đối trọng .
Cơ cấu nâng gồm các bộ phận sau: Bộ phận kéo cáp (puly hoặc tang quấn cáp) ,
hộp giảm tốc độ, phanh hãm điện từ và động cơ chuyển động. Tất cả các bộ
phận trên được lắp đặt trên một tấm đế bằng thép. Trong đó thang máy thường
dùng 2 cơ cấu nâng:

-

Cơ cấu nâng có hộp tốc độ
Cơ cấu nâng không dùng hộp tốc độ .

+ Tủ điện : trong tủ điện lắp ráp cầu giao tổng, câu trì các loại, công tắc tơ và
các loại role trung gian.
+ Các bộ phận hạn chế tốc độ 4 (hình 2.3 ) làm việc phối hợp với phanh bảo
hiểm bằng các liên động 10 để hạn chế tốc độ di chuyển của buồng thang
2.2.2 Thiết bị lắp đặt trong buồng thang máy
+ Buồng thang : trong quá trình làm việc , buồng thang 5 ( hình 2.3 ) rồi di
chuyển trong giếng thang máy dọc theo các thanh dẫn hướng 6 ( hình 2.3 ). Trên
nóc buồng thang có lắp đặt thanh bảo hiểm , động cơ chuyển động đóng – mở
cửa buồng thang 12 ( hình 2.3 ).
+ Hệ thống cáp treo 3 ( hình 2.3 ) là hệ thống cáp 2 nhánh một đầu nối với
buồng thang đầu còn lại nối với đối trọng 7 cùng với puly dẫn hướng.
+ Trong giếng thang máy còn lắp đặt các bộ cảm biến vị trí dùng để chuyển đồi
tốc độ động cơ, dừng buồng thang máy ở mỗi tầng và hạn chế hành trình nâng –
hạ của thang máy.
2.2.3 Các thiết bị lắp đặt trong hố giếng thang máy
Trong hố giếng thang máy lắp đặt hệ thống giảm sóc 8 ( hình 2.3 ) là hệ thống
giảm sóc dùng lò xo và giảm sóc thủy lực tránh sự va đập của buồng thang với
đối trọng xuống sàn của giếng thang máy trong trường hợp công tác hành trình
hạn chế hành trình di chuyển xuống bị sự cố( không hoạt động ).

17

17



2.2.4 Các thiết bị cố định trong giếng thang
+ Ray dẫn hướng
Ray dẫn hướng được lắp đặt dọc theo giếng thang để dẫn hướng cho
cabin và đối trọng chuyển động dọc theo giếng thang. Ray dẫn hướng

Hình 2.4 Ray dẫn hướng hình chữ T
Đảm bảo cho cabin đối trọng luôn nằm ở vò trí thiết kế của chúng trong
giếng thang và không bò dòch chuyển theo phương ngang trong quá trình
chuyển động. Ray dẫn hướng được lắp đặt ở hai bên cabin và đối trọng
với độ chính xác cần thiết theo yêu cầu đặt ra trong tiêu chuẩn lắp đặt
thang máy (độ thẳng, độ thẳng đứng của ray, khoảng cách các đầu ray…)
+ Giảm chấn
Giảm chấn được lắp đặt dưới đáy hố thang để dừng và đỡ cabin và
đối trọng trong trường hợp cabin hoặc đối trọng chuyển động xuống dưới
vượt quá vò trí đặt công tắc hạn chế hành trình dưới cùng.
Có hai loại giảm chấn: giảm chấn lò xo được dùng thông dụng cho
các loại thang có tốc độ 0,5÷1 m/s. Giảm chấn thủy lực là loại tốt nhất và
18

18


thường dùng cho thang máy có tốc độ trên 1 m/s.

Giảm chấn lò xo
Giảm chấn thủy lực
Hình 2.5. Một số loại giảm chấn.
Ví dụ về giảm chấn thủy lực:
Giả sử thang máy bò sự cố khi cabin đi xuống. Đáy cabin sẽ tác động một
lực F là cho piston (1) đi xuống, đẩy dầu ép từ buồng thang (3) lên buồng

(2) theo đường dẫn (4). Quá trình này diễn ra từ từ cho đến khi cabin
ngừng hẳn.
Sau khi sử lý sự cố, cabin thôi tác dụng lực F lên piston thì lò xo (5) đẩy
piston vào vò trí cũ, dầu ép từ buồng thang (2) theo đường dẫn (4) về lại
buồng thang (3).
Trong trường hợp thang máy gặp sự cố khi đi lên thì quá trình diễn ra tương
tự nhưng khi đó bộ giảm chấn của đối trọng làm việc.
2.2.5 Cabin và các thiết bị liên quan
Cabin là bộ phận mang tải của thang máy. Cabin phải có kết cấu sao cho có
thể tháo rời thành từng bộ phận nhỏ. Theo cấu tạo cabin gồm 2 thành phần: kết
cấu chịu lực ( khung cabin ) và các vách che , trần, sàn tạo thành buồng cabin.
Trên khung cabin có lắp các ngàm dẫn hướng , hệ thống treo cabin , hệ thống
19

19


tay đòn và bộ hãm bảo hiểm …
+ Khung cabin

Hình 2.6 Khung cabin
Khung cabin là phần xương sống của cabin thang máy, được cấu tạo bằng các
thanh thép chịu lực lớn. khung cabin phải đảm bảo cho thiết kế chịu đủ tải định
mức .
+ Ngàm dẫn hướng

Hình 2.7 Ngàm dẫn hướng

20


20


Ngàm dẫn hướng có tác dụng đẫn hướng cho cabin và đối trọng chuyển động
dọc theo ray dẫn hướng và khống chế di chuyển ngang của cabin và đối trọng
trong giếng thang máy không vượt quá giá trị cho phép.
+ Hệ thống treo cabin
Do cabin và đối trọng được treo bằng nhiều sợi cáp riêng biệt cho nên phải có
hệ thống treo để đảm bảo cho các sợi cáp nâng riêng biệt có độ căng như nhau.
Trong trường hợp ngược lại sợ cáp chịu lực căng lơn nhất sẽ bị quá tải còn sợi
cáp trùng sẽ trượt trên rãnh puly ma sát lên rất nguy hiểm . Vì vậy mà hệ thống
treo cabin phải được trang bị thêm tiếp điểm điện của mạch an toàn để ngắt điện
dừng thang máy khi 1 trong các sợi cáp trùng quá mức cho phép để phòng ngừa
tai nạn.
+ Buồng cabin
Buồng cabin là 1 kết cấu có thể tháo rời được gồm trần , sàn và các vách cabin.
Các phần này có liên kết với nhau và lien kết với khung chịu lực của cabin.
Buồng cabin phải đảm bảo được các yêu cầu cần thiết về mặt kỹ thuật cũng như
về mặt mỹ thuật.
+ Hệ Thống cửa cabin và cửa tầng

Hình 2.8 Cửa cabin và cửa tầng
21

21


Cabin và của tầng là những bộ phận có vai trò rất quan trọng trong việc đảm
bảo an toàn và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, năng suất của thang máy. Hệ
thống cửa cabin và cửa tầng được thiết kế sao cho khi dừng ở tầng nào thì chỉ

dùng động cơ mở cửa buồng thang đồng thời hệ thống cơ khí gắn với cửa buồng
thang liên kết với cửa tầng làm cho cửa tầng mở ra
2.2.6 Hệ thống cân bằng trong thang máy
+ Đối trọng
Đối trọng là bộ phận đóng vai trò chính trong hệ thống cân bằng trong thang
máy .Đối với thang máy có chiều cao nâng không lớn ,người ta chọn đối trọng
sao cho trọng lượng của nó cân bằng với trọng lượng của cabin và một phần tải
trọng nâng,cáp điện và không dùng cáp xích cân bằng . Khi thang máy có chiều
cao lớn trọng lượng của cáp nâng và cáp điện là đáng kể nên người ta phải dùng
cáp hoặc xích cân bằng để bù trừ phần tải trọng của cáp điện và cáp nâng
chuyển từ nhánh treo cabin và nhánh treo đối trọng và ngược lại khi thang máy
hoạt động.
+ Xích cáp cân bằng
Khi thang máy có chiều cao trên 45m hoặc trọng lượng cáp nâng và cáp điện có
giá trị trên 0,1Q thì người ta phải đặt thêm cáp hoặc xích cân bằng để bù trừ lại
phần cáp nâng và cáp điện chuyển từ nhánh sang cabin sang nhánh treo đối
trọng và ngược lại
1)Puli chủ động
2)Cáp chịu tải
3)Buồng thang
4)Puli cân bằng
5)Cáp cân bằng
6)Đối trọng

22

22


+ Bộ kéo tời

Theo phương pháp dẫn động có bộ tời kéo dẫn động thủy lực và bộ tời kéo
dẫn động điện. Bộ tời kéo dẫn động thủy lực chỉ dùng cho thang máy có
chiều cao không lớn. Bộ tời kéo dẫn điện là loại thông dụng hơn cả.
Bộ tời kéo dẫn động điện gồm loại có hộp giảm tốc và loại không có hộp
giảm tốc.

Máy kéo có hộp số Montanari
Hình 2.9 Các loại máy kéo
2.3 Các thiết bị điều khiển
a) Các nút điều khiển
Sử dụng để gọi thang máy từ các tầng là rất cần thiết vi vậy ở mỗi tầng mà
thang máy đi qua đều có 2 nút điều khiển gọi thang máy: lên-xuống hay còn gọi
là cơng tắc tầng

23

23


Với hai nút ấn: Một nút để gọi cho thang đi lên
xuống

, một nút để gọi thang đi

. Riêng ở tầng dưới cùng chỉ có một nút (là đi lên hoặc đi xuống)

Thang máy hoạt đong như sau: Nếu buồng thang đang ở một vị trí nào đó khác
với tầng mà hành khách vừa gọi, thang sẽ di chuyển đến tầng đó theo thứ tự ưu
tiên như sau:
+ Nếu thang di chuyển cùng chiều với lệnh gọi thang và di chuyển ngang qua

tầng mà hành khách khách đang đứng gọi, thì khi đến tầng dược gọi, thang sẽ
dừng lại và đón khách.
+ Nếu thang đang di chuyển theo chiều ngược với chiều hành khách muốn đi,
hoặc cùng chiều nhưng không đi ngang qua, thì sau khi đáp ứng hết các nhu cầu
của chiều đó, thang sẽ quay trở lại đón khách.
+ Nếu buồng thang đang ở ngay tại tầng mà hành khách vừa gọi, buồng thang
sẽ mở cửa đón khách.
Để di chuyển đến các tầng theo như mong muốn của người sử dụng vì vậy bên
trong thang máy có lắp các nút điều khiển vị trí các tầng:
+ Các nút mang số : Đại diện cho các tầng mà thang phục
vụ.

+ Nút

(DO – Door Open): Dùng để mở cửa (chỉ có tác dụng khi thang

dừng tại tầng).
+ Nút

(DC – Door Close): Dùng để đóng cửa (chỉ có tác dụng khi thang

dừng tại tầng).
Ngoài ra còn có các nút: Interphone hoặc Alarm

: Dùng để liên lạc với

bên ngoài khi thang gặp các sự cố về điện, hoặc đứt cáp treo
+ Công tắc E.Stop (Emergency Stop) nếu có: Để dừng thang khẩn cấp khi có sự
cố xảy ra.
24


24


Khi đã vào bên trong buồng thang, muốn đến tầng nào, khách ấn nút chỉ định
tầng đó, thang máy sẽ lập tức di chuyển và tuần tự dừng tại các tầng mà nó đi
qua. Cửa buồng thang và cửa tầng được thiết kế đóng mở tự động. Khi buồng
thang di chuyển đến một tầng nào đó, sau khi ngừng hẳn, cửa buồng thang và
cửa tầng sẽ tự động mở để khách có thể ra (vào) buồng thang, sau vài giây cửa
sẽ tự động đóng lại.
Sau đó thang máy sẽ thực hiện lệnh tiếp theo. Nếu không muốn chờ hết khoảng
thời gian cửa đóng lại, khách có thể ấn nút DC để đóng cửa buồng thang. Trong
trường hợp khẩn cấp muốn dừng thang, khách có thể ấn nút E.Stop (nếu có) trên
bảng điều khiển trong buồng thang. Khi có sự cố mất điện, khách ấn vào nút
Interphone hoặc Alarm để yêu cầu giúp đỡ từ bên ngoài.
+ Công tắc E.Stop (Emergency Stop) nếu có: Để dừng thang khẩn cấp khi có sự
cố xảy ra.
Khi đã vào bên trong buồng thang, muốn đến tầng nào, khách ấn nút chỉ định
tầng đó, thang máy sẽ lập tức di chuyển và tuần tự dừng tại các tầng mà nó đi
qua. Cửa buồng thang và cửa tầng được thiết kế đóng mở tự động. Khi buồng
thang di chuyển đến một tầng nào đó, sau khi ngừng hẳn, cửa buồng thang và
cửa tầng sẽ tự động mở để khách có thể ra (vào) buồng thang, sau vài giây cửa
sẽ tự động đóng lại.
Sau đó thang máy sẽ thực hiện lệnh tiếp theo. Nếu không muốn chờ hết khoảng
thời gian cửa đóng lại, khách có thể ấn nút DC để đóng cửa buồng thang. Trong
trường hợp khẩn cấp muốn dừng thang, khách có thể ấn nút E.Stop (nếu có) trên
bảng điều khiển trong buồng thang. Khi có sự cố mất điện, khách ấn vào nút
Interphone hoặc Alarm để yêu cầu giúp đỡ từ bên ngoài.

25


25


×