Các nhà đầu tư vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi đầu tư vào năng lượng mặt trời do
suất đầu tư còn cao và Chính phủ cũng chưa ban hành giá bán loại năng lượng này.
Theo Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam, Quy hoạch điện 7 (hiệu chỉnh) cho thấy,
đến năm 2020, mỗi năm phải xây dựng nguồn điện mặt trời với công suất hơn 200
MW, từ năm 2020 - 2025, mỗi năm phải lắp đặt hơn 600 MW và 5 năm tiếp theo,
mỗi năm phải lắp đặt 1.600 MW mới đạt kế hoạch đề ra. Đây là thách thức nhưng
cũng là thị trường rộng lớn cho các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực điện mặt
trời.
Tại Hội thảo “Phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, cơ hội và thách thức” được Hiệp
hội Năng lượng sạch Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 21/9, nhiều ý kiến cho rằng,
nhà nước cần có những cơ chế về giá, bổ sung các quy định, quy chuẩn để khuyến
khích và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia mạnh hơn vào lĩnh vực này.
Theo TS. Nguyễn Huy Hoạch, đại diện Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam, hiện
nay, cả nước có khoảng 30 nhà đầu tư trong và ngoài nước mới bắt đầu xúc tiến lập
các dự án điện mặt trời công suất từ 20 MW đến trên 300 MW tại một số địa phương,
chủ yếu tập trung ở miền Trung.
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài từ Hàn Quốc, Pháp, Ấn Độ… cũng đã đăng ký đầu tư
xây dựng các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.
Đầu tư điện mặt trời: Doanh nghiệp chờ cơ chế. Ảnh: EVN
Không chỉ các nhà đầu tư ngoại, mà các nhà đầu tư trong nước cũng bắt đầu nghiên
cứu, đầu tư vào thị trường này như Tổng Công ty Điện lực Miền Trung với dự án
công suất dự kiến 150 MW tại Khánh Hòa; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dự
định triển khai nghiên cứu 2 dự án tại Bình Thuận và Đồng Nai; Ngoài ra, EVN cũng
vừa đề xuất với tỉnh Ninh Thuận về việc đầu tư dự án năng lượng mặt trời công suất
200 MW.
Như vậy, cho đến nay, việc xây dựng các nhà máy điện mặt trời vẫn chỉ mới bắt đầu.
Thách thức lớn nhất mà TS Hoạch chỉ ra đối với việc phát triển điện mặt trời là đến
nay biểu giá điện hiện hành vẫn chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư.
Các nhà đầu tư vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi đầu tư vào năng lượng mặt trời do
suất đầu tư còn cao và Chính phủ cũng chưa ban hành giá bán loại năng lượng này.
Theo ông Diệp Bảo Cánh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Năng lượng Mặt trời đỏ,
thị trường điện mặt trời tại Việt Nam đang rất hấp dẫn như: có điện mặt trời dạng độc
lập không nối lưới; điện nối lưới; nhà máy phát điện mặt trời và các thiết bị ứng dụng
điện mặt trời.
Giá thiết bị điện mặt trời đang ngày càng rẻ đi, cách đây 5 năm, giá tấm pin điện mặt
trời từ 3-4 USD/Wp thì đến nay chỉ còn khoảng 0,5 USD/Wp, giảm khoảng 80%.
“Điều đó cho thấy tiềm năng phát triển của lĩnh vực này trong những năm tới là rất
lớn. Nhưng vấn đề là chúng ta chuẩn bị đến đâu.
Ngoài đáp ứng về nguồn nhân lực phục vụ cho ngành điện mặt trời, thì nhà nước
cũng cần sớm có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến điện mặt trời đầy đủ hơn, ví dụ
như tiêu chuẩn tấm pin, invester chuyển điện, giàn khung đỡ… để giúp người tiêu
dùng mua đúng sản phẩm chất lượng. Ngoài ra, Chính phủ sớm ban hành giá mua
điện lên lưới từ nguồn năng lượng mặt trời”, ông Cánh nói.
Cùng quan điểm trên, ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sơn Hà cho rằng,
hiện nay đầu tư tư nhân vào lĩnh vực này chưa nhiều, cả trong nghiên cứu, ứng dụng
hay thương mại.
Mặc dù về năng lực, nhận thức và sự nhạy bén của doanh nghiệp đã sẵn sàng, song
do còn nhiều rào cản liên quan tới cơ chế, chính sách và quá trình thực thi nên các
doanh nghiệp tiên phong đang gặp khó khăn vì không có hoặc chưa thể mở được “thị
trường đầu ra” cho sản phẩm, dịch vụ.
Cụ thể, về tài chính, ông Sơn cho rằng, chi phí đầu tư dự án năng lượng mặt trời cao
trong khi chưa thấy đầu ra. Doanh nghiệp lại khó tiếp cận các nguồn vốn vay nếu
không có sự can thiệp của Chính phủ. Giá mua bán điện vẫn chưa rõ ràng và dự thảo
giá thấp nên chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư.
Về công nghệ, thì Việt Nam thiếu trầm trọng hệ thống nghiên cứu và đào tạo chuyên
ngành về năng lượng mặt trời, thiếu các quy chuẩn về khai thác và sử dụng năng
lượng mặt trời; đồng thời chưa có cơ chế khuyến khích sản xuất các thiết bị ứng
dụng, sử dụng điện mặt trời trong nước.
Đề xuất với Chính phủ và các bộ, ngành, ông Sơn cho rằng, trước hết cần xây dựng
và công bố quy hoạch phát triển điện năng lượng mặt trời, sau đó sớm công bố giá
mua bán điện năng lượng mặt trời hợp lý và cơ chế hòa lưới điện quốc gia; ban hành
bộ tiêu chuẩn cho các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời và thực hiện thử nghiệm
chất lượng để hạn chế lưu thông sản phẩm kém chất lượng, định hướng đúng cho
người dân về hiệu quả sử dụng năng lượng mặt trời.
TS. Nguyễn Huy Hoạch cũng kiến nghị, Chính phủ cần quy định giá mua bán điện
năng lượng mặt trời một cách hợp lý, để hài hòa lợi ích 3 bên: chủ đầu tư (bên bán
điện) – EVN (người mua điện) và mục tiêu phát triển nguồn điện xanh của Chính
phủ. Giá mua bán này cần điều chỉnh linh hoạt theo nguyên tắc giảm dần khi suất đầu
tư vào điện mặt trời giảm.
Bên cạnh đó, Chính phủ bổ sung các quy định, cơ chế nhằm khuyến khích hơn nữa
việc sản xuất các thiết bị điện mặt trời trong nước, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa dự án
điện mặt trời để từng bước giảm giá bán điện của dự án điện mặt trời.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất với đề xuất của Bộ Công Thương về
việc xem xét ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.
Các chuyên gia cho rằng, khi cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển được ban hành,
chắc chắn sẽ khuyến khích và giúp các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực điện mặt
trời, đảm bảo phát triển “năng lượng xanh” thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch./.
>>> Chile: Giá điện Mặt trời thấp kỷ lục
Đức Dũng/BNEWS/TTXVN
/>Năng lượng mặt trời – Hướng phát triển mới tại Việt Nam
Trong khi các dự án nguồn thủy điện lớn đã được khai thác tối đa, các dự án nhiệt
điện than phải đối mặt với áp lực về môi trường thì việc phát triển các nguồn năng
lượng tái tạo, trong đó có năng lượng mặt trời, đang là hướng đi mới tại Việt Nam.
Theo Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam, nước ta là một trong những quốc gia có
ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong biểu đồ bức xạ mặt trời thế giới.
Tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, số giờ nắng đạt từ 2.000 - 2.600
giờ/năm. Bức xạ mặt trời trung bình 150 kcal/m2, chiếm khoảng 2.000-5.000
giờ/năm.
Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Huy Hoạch (Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam), dù
tiềm năng rất lớn nhưng việc khai thác nguồn năng lượng này ở Việt Nam còn chưa
đáng kể. Hầu hết các dự án điện mặt trời chỉ ở quy mô nhỏ.
Dự án điện mặt trời được nối lưới đầu tiên là Nhà máy quang năng An Hội (Côn Đảo,
Bà Rịa - Vũng Tàu). Dự án được triển khai từ giữa tháng 3/2014 và hoàn thành việc
xây dựng lắp đặt và đấu nối vào lưới điện của Điện lực Côn Đảo vào đầu tháng
12/2014 với công suất 36 kWp, điện lượng hơn 50 MWh.
Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam cũng cho biết đến nay, dự án điện mặt trời
Quảng Ngãi nối lưới là dự án đầu tiên có quy mô tương đối lớn đã cơ bản hoàn thành
xây dựng.
Tuy nhiên, trong dài hạn chúng ta cần phải có chiến lược và giải pháp tổng thể để
thúc đẩy mạnh hơn nữa việc khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng sạch
này tại Việt Nam.
Ngày 19/8/2016, Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng
Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các
dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ
Công Thương về việc ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án phát triển điện mặt
trời tại Việt nam.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã giao cho các bộ ngành hữu quan xây dựng cơ chế hỗ
trợ phát triển các dự án điện mặt trời như biểu giá điện kèm các ưu đãi về thuế.
Trong Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) cũng nêu rõ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự
án nguồn điện sản xuất từ năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng mặt trời bao
gồm cả nguồn năng lượng tập trung lắp đặt trên mặt đất và các nguồn riêng lẻ lắp đặt
trên nóc nhà.
Mục tiêu nhằm góp phần nâng công suất nguồn điện mặt trời từ mức không đáng kể
như hiện nay lên khoảng 850 MW vào năm 2020, khoảng 4.000 MW vào năm 2025
và khoảng 12.000 MW đến năm 2030.
Như vậy, theo lộ trình này, từ nay đến năm 2020, mỗi năm chúng ta phải xây dựng
các dự án điện mặt trời với công suất hơn 200 MW; từ năm 2020 - 2025, mỗi năm
phải lắp đặt hơn 600 MW và 5 năm tiếp theo, mỗi năm phải lắp đặt 1.600 MW mới
đạt kế hoạch đề ra.
Hiện nay cả nước có khoảng 30 nhà đầu tư bắt đầu xúc tiến lập các dự án điện mặt
trời có công suất từ 20 đến trên 300 MW tại một số địa phương, tập trung chủ yếu ở
khu vực miền Trung. Trong đó đáng chú ý là 2 dự án của Công ty Đầu tư và Xây
dựng Thiên Tân (tại tỉnh Quảng Ngãi và Ninh Thuận) và dự án Tuy Phong do Công
ty TNHH DooSung Vina (Hàn Quốc) đầu tư với quy mô 66 triệu USD, công suất 30
MW tại tỉnh Bình Thuận.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đang dự định triển khai nghiên cứu phát triển 2 dự
án trên đất liền tại thủy điện Trị An (tỉnh Đồng Nai) và dự án nổi trên mặt nước tại hồ
thủy điện Đa Mi (tỉnh Bình Thuận).
Ngoài ra EVN cũng vừa đề xuất với tỉnh Ninh Thuận về việc đầu tư dự án điện mặt
trời với tổng vốn đầu tư khoảng 8.000 tỷ đồng, công suất 200 MW trên diện tích 400
ha tại xã Phước Thái, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Dự kiến dự án này sẽ
được tiến hành khởi công trong năm 2018.
Tại hội thảo “Phát triển điện mặt trời tại Việt Nam - Cơ hội và thách thức” do Hiệp
hội Năng lượng sạch Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 21/9 vừa qua, nhiều ý kiến
chuyên gia cho rằng thách thức lớn nhất đối với việc phát triển điện mặt trời tại Việt
Nam là biểu giá điện hiện hành chưa hấp dẫn các nhà đầu tư; suất đầu tư hiện nay còn
rất cao trong khi Chính phủ chưa ban hành giá bán điện mặt trời. Cùng với đó nhà
đầu tư chưa tiếp cận được nguồn vốn từ quỹ hỗ trợ năng lượng tái tạo mà phải dùng
nguồn vốn trong nước, đa phần các thiết bị đều phải nhập khẩu vì vậy giá thành của
một đơn vị sản phẩm cao.
Ông Diệp Bảo Cánh (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Năng lượng Mặt trời Đỏ) cho rằng
thị trường điện mặt trời tại Việt Nam đang rất hấp dẫn. Giá thiết bị điện mặt trời đang
ngày càng rẻ (cách đây 5 năm, giá tấm pin điện mặt trời từ 3-4 USD/Wp thì đến nay
chỉ còn khoảng 0,5 USD/Wp).
Từ thực tế này ông Diệp Bảo Cánh kiến nghị ngoài đáp ứng về nguồn nhân lực, Nhà
nước cũng cần sớm có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến điện mặt trời đầy đủ hơn
(ví dụ như tiêu chuẩn tấm pin, invester chuyển điện, giàn khung đỡ…) để giúp người
tiêu dùng mua đúng sản phẩm chất lượng. Chính phủ cũng nên sớm ban hành giá mua
điện lên lưới từ nguồn năng lượng mặt trời.
Theo ông Lê Vĩnh Sơn (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sơn Hà), cấp thẩm quyền trước
hết cần xây dựng và công bố quy hoạch phát triển điện mặt trời. Sau đó sớm công bố
giá mua bán điện mặt trời hợp lý và cơ chế hòa lưới điện quốc gia; ban hành bộ tiêu
chuẩn cho các thiết bị sử dụng và thực hiện thử nghiệm chất lượng để hạn chế lưu
thông sản phẩm kém chất lượng, định hướng đúng cho người dân về hiệu quả sử
dụng năng lượng mặt trời.
Theo /> />Chính sách năng lượng tái tạo: Nên đầu tư trọng điểm
Tiềm năng khai thác năng lượng tái tạo (NLTT) của Việt Nam khá đa dạng, gồm có
gió, mặt trời, thủy điện, địa nhiệt, sinh khối, khí sinh học, nhiên liệu sinh học và năng
lượng thủy triều. Nhiều năm nghiên cứu và khai thác nhưng NLTT mới ở dạng sơ
khai, tự phát. Để phát triển nhanh và bền vững NLTT, sự quyết định của Chính phủ
trong định hướng ngành năng lượng có vai trò quyết định.
Cần một định hướng mới
Trên thế giới, động lực phát triển NLTT là do các cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm
1973 và 1979-1980, sau đó là các yếu tố môi trường, an ninh năng lượng, đa dạng
hóa nguồn năng lượng. Đối với Việt Nam, việc phát triển NLTT là rất cần thiết để
đảm bảo an ninh năng lượng, góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi
trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo việc làm...
Việc sử dụng NLTT chủ yếu phục vụ cho đun nấu, cấp nước nóng và điện thắp sáng
đã có từ rất lâu.Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ NLTT để phát điện và nhiên
liệu trong giao thông mới được triển khai trong thời gian gần đây. Sự cải tiến công
nghệ, vật liệu, giảm giá thành kết hợp với chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã góp
phần thúc đẩy sự phát triển của NLTT. Mặc dù năng lượng tái tạo (trừ thủy điện) là
một phần nhỏ của tổng năng lượng cung cấp trên toàn thế giới và cả ở Việt Nam.
Điện gió Bạc Liêu vừa xây dựng vừa phát điện
Trong vòng 10 năm (2000-2010), các dự án sản xuất điện từ NLTT đã tăng gấp đôi
chiếm khoảng 3,5% tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện. Tuy nhiên, theo đánh
giá của các chuyên gia thì rất nhiều các nhà máy thủy điện nhỏ và cực nhỏ không
hoạt động, còn các nhà máy điện sinh khối hoạt động cầm chừng hoặc theo thời vụ.
Không kể thủy điện nhỏ thì năm 2010 công suất lắp đặt của điện NLTT là khoảng
790MW, chủ yếu là từ sinh khối, gió và mặt trời. Tốc độ tăng trưởng trong ngành
điện sinh khối làm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nguồn. Tổng công suất lắp đặt của
điện sinh khối là 150MW và hiện đã có một số nhà máy bán điện lên lưới và có kế
hoạch mở rộng.
Theo nghiên cứu của OECD (Organization for Economic Co-operation and
Development - Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế), cán cân cung - cầu năng lượng
của Việt Nam, đang có sự mất cân bằng. Trong khi nhu cầu về năng lượng có tỷ lệ
tương đương các nước APEC là khoảng gần 40% cho công nghiệp, 27% giao thông
vận tải, còn lại 25% cho sinh hoạt tiêu dùng. Tương ứng, 70% nguồn cung từ nhiệt
điện, 13% thủy điện, 12% là điện nguyên tử. Việt Nam thì lại khác, 37% dành cho
thủy điện, trong khi năng lượng tái tạo chưa quá 4-5%. Hơn thế nữa, OECD còn đưa
ra đánh giá mức độ sử dụng năng lượng của Việt Nam thiếu hiệu quả, cao hơn Nhật
Bản gấp 2 lần, cao hơn Thái Lan 1,4-1,5 lần trên một đơn vị GDP được tạo ra.
Mặt khác, cấu trúc thị trường năng lượng Việt Nam đang tồn tại những nút thắt cổ
chai. Việc triển khai chậm chạp của thị trường điện cạnh tranh, cùng với bộ máy quản
lý ngành điện cồng kềnh sẽ rất khó để Việt Nam có hệ thống điện thông minh, thị
trường cạnh tranh lành mạnh. Một vấn đề nữa, nhu cầu tiêu thụ quá lớn, trong khi giá
vẫn là cuộc tranh cãi không có hồi kết, cộng với năng lực sáng tạo trong ngành năng
lượng chưa cao, dù đã có tiến bộ lớn. Theo tính toán của OECD, ngành năng lượng
Việt Nam, nếu tiếp tục con đường truyền thống thì lượng phát thải vào năm 2030, sẽ
tăng 5,5 lần so với hiện nay. Ngược lại nếu chúng ta thay đổi định hướng phát triển
trọng điểm vào NLTT, áp dụng một chiến lược năng lượng mới, khí thải vào năm
2030 có thể giảm so với hiện nay là 45% và tất nhiên hiệu quả của sử dụng năng
lượng cũng tăng tương ứng.
Điển hình là việc ban hành quyết định trợ giá cho điện gió trong năm 2008 đã phần
nào đẩy mạnh việc phát triển ngành NLTT. Dự kiến đến năm 2020 năng lượng gió và
sinh khối sẽ chiếm đến 4,5% và 6% vào năm 2030. Đến nay dự án lớn nhất về năng
lượng gió mới chỉ là dự án điện gió Bạc Liêu với tổng công suất lên đến 99,2MW. Về
nhiên liệu sinh học, Chính phủ đã đề ra mục tiêu đạt sản lượng hằng năm 100 nghìn
tấn xăng E5 và 50 nghìn tấn B5 vào năm 2010 tương đương với 0,4% tổng nhu cầu
xăng dầu dự kiến của cả nước; 1,8 triệu tấn xăng ethanol và dầu thực vật hay 5% nhu
cầu xăng dầu vào năm 2025.
Có thể thấy, hiện trạng của ngành năng lượng Việt Nam vẫn chưa hề có dấu hiệu khởi
sắc mạnh mẽ như mong muốn. Muốn ngành năng lượng phát triển ổn định cần nhanh
chóng cân bằng cung cầu. Trong đó việc đầu tiên là phải dỡ bỏ lập tức các rào cản đối
với sự phát triển của NLTT.
Tránh đầu tư dàn trải
Hiện tại, Việt Nam chưa có cơ chế hỗ trợ phát triển NLTT một cách tổng thể, ngoài
cơ chế hỗ trợ giá riêng cho cho điện gió được thông qua năm 2011. Để áp dụng các
cơ chế chính sách hợp lý và chính xác, việc đầu tiên cần xác định các rào cản chính
đang hạn chế sự phát triển NLTT. Đó là chi phí sản xuất, chính sách và tổ chức hỗ trợ
phát triển NLTT, thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch và hoạch
định chính sách, công nghệ và dịch vụ phụ trợ cho NLTT và khả năng tiếp cận nguồn
vốn để thực hiện các dự án NLTT.
Các nghiên cứu trong dự án tổng sơ đồ phát triển NLTT của Viện Năng lượng cho
thấy chi phí sản xuất điện từ NLTT là thủy điện nhỏ 300-1.000 đồng/kWh, gió 1.2001.800 đồng/kWh, sinh khối 700-1.600 đồng/kWh, địa nhiệt 1.100-1.600 đồng/kWh,
khí từ rác thải 700-800 đồng/kWh nhưng đốt rác thải sẽ có chi phí gấp đôi là 1.6001.800 đồng/kWh, cao nhất là pin mặt trời 3.600-6.000 đồng/kWh. Với giá mua điện
trung bình khoảng 1.000 đồng/kWh thì rõ ràng việc đầu tư hàng ngàn tỉ đồng để xây
dựng và phát triển năng lượng tái tạo là khá phiêu lưu và không hề hấp dẫn các nhà
đầu tư. Hiện nay chỉ có thủy điện, gió, sinh khối và địa nhiệt là chi phí sản xuất tương
đối cạnh tranh. Nhiều công nghệ mới đang được thử nghiệm cho thấy mặt trời và
nhiên liệu sinh học đã và sẽ sớm có tính cạnh tranh kinh tế với các nhiên liệu hóa
thạch và có thể đáp ứng một phần nhu cầu năng lượng của Việt Nam.
Để phát triển NLTT, TS Nguyễn Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Năng lượng Việt
Nam cho biết: “Để khai thác nguồn NLTT dồi dào của Việt Nam, bắt buộc phải phụ
thuộc vào điều kiện tự nhiên, công nghệ và giá thành sản xuất. Do đó để thúc đẩy
phát triển NLTT, Viện Năng lượng Việt Nam đã đề xuất Chính phủ các chính sách hỗ
trợ như cơ chế hạn ngạch, cơ chế giá cố định, cơ chế đấu thầu và cơ chế cấp chứng
chỉ. Mặt khác, để hỗ trợ các dự án NLTT nhỏ và độc lập (không nối lưới), các nghiên
cứu trên cũng cho thấy một “cơ chế cấp tín dụng trực tiếp cho người tiêu dùng” là
thích hợp trong điều kiện của Việt Nam. Tuy nhiên, việc áp dụng bất cứ cơ chế nào
cũng nên áp dụng bổ sung các chế tài hoặc các cơ chế hỗ trợ khác để phát huy hiệu
quả tối đa sự hỗ trợ phát triển NLTT”.
Theo nghiên cứu và đánh giá sơ bộ về tiềm năng phát triển NLTT tới 2050 của Viện
Năng lượng, dự báo khả năng phát triển NLTT có thể lớn hơn đặc biệt là năng lượng
gió, địa nhiệt và nhiên liệu sinh khối. Nếu có chính sách hỗ trợ hợp lý, Việt Nam có
thể khai thác 3-5 ngàn MW công suất với sản lượng hơn 10 tỉ kWh điện từ NLTT vào
năm 2025. Chúng ta đang thiếu vốn, kinh nghiệm và công nghệ nên cần tập trung hợp
tác đầu tư một số NLTT trọng điểm như gió, sinh khối, nhiên liệu sinh học. Đây là
những nguồn NLTT chúng ta có lợi thế, tiềm năng vô cùng lớn và có khả năng khai
thác ngay lập tức chứ không nên đầu tư dàn trải, chờ đợi sự hỗ trợ của nước ngoài.
Điều đó sẽ dẫn đến sự trì trệ của cả hệ thống năng lượng quốc gia.
Theo PetroTimes
/>Phát triển năng lượng tái tạo: Cần sự hỗ trợ từ Chính phủ
Chia sẻ
Ông Werner Kossmann
Theo đánh giá của tôi, Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, không thua
kém so với các quốc gia khác trong khu vực như: Thái Lan, Indonesia, Philippines
hay Malaysia. Bởi vì, Việt Nam có bờ biển dài, nhiều gió. Đây chính là một nguồn
năng lượng tái tạo lớn và rất quan trọng. Thêm nữa, Việt Nam là một nước nông
nghiệp, quá trình sản xuất sẽ tạo ra nhiều phế phẩm từ nông nghiệp. Những phế phẩm
đó có nhiều cách để tái chế và biến thành nguồn năng lượng sinh khối, nhiên liệu sinh
học và sản xuất ra điện. Một tiềm năng nữa để phát triển năng lượng tái tạo tại Việt
Nam là năng lượng mặt trời, rất dồi dào ở miền Trung và miền Nam.
Theo ông, rào cản nào khiến tiềm năng đó khó phát triển trên thực tế?
Theo tôi, giá mua điện thấp là rào cản lớn nhất làm cho nhiều dự án điện tái tạo
không triển khai được, mặc dù Chính phủ đã có cơ chế hỗ trợ. Đây là ngành kỹ thuật
mới, khi nhảy vào lĩnh vực này, nhà đầu tư gặp rất nhiều rủi ro nếu không có mức giá
mua ổn định và đủ sức hấp dẫn. Vì vậy, rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ trong giai
đoạn ban đầu.
Nhưng, Chính phủ Việt Nam tương đối chậm trong việc xây dựng cơ chế hỗ trợ giá
này. Nhìn sang khu vực, các nước như Thái Lan, Malaysia đã làm từ rất lâu rồi. Cũng
thấy ngay được kết quả, nếu có một cơ chế đủ sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư thì sẽ
có một thị trường năng lượng tái tạo phát triển mạnh.
Tuy nhiên, dù trễ thì Chính phủ Việt Nam cũng đã thực hiện thông qua dự án hỗ trợ
của GIZ. Cơ chế cho điện gió đã được đưa ra cách đây hai năm. Hiện tại, GIZ đang
hỗ trợ Chính phủ xây dựng cơ chế cho năng lượng tái tạo từ nhiên liệu sinh khối và từ
rác thải. Dự thảo đã được Bộ Công Thương giới thiệu và kêu gọi mọi người đóng góp
ý kiến. Dự kiến, cuối năm nay sẽ có cơ chế hỗ trợ mới cho năng lượng tái tạo từ
nhiên liệu sinh khối.
Ngoài hỗ trợ về giá, sự hỗ trợ về kỹ thuật cũng không thể thiếu và phải được tiến
hành cùng lúc. Đồng thời, Việt Nam cần chuẩn bị một nguồn nhân lực đủ tốt, có đủ
năng lực. Có thể, trong giai đoạn đầu phải nhập khẩu công nghệ từ bên ngoài nhưng
Việt Nam sẽ phát triển được công nghệ riêng của mình, đưa ra được điều kiện tốt để
khuyến khích phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Việt Nam có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo
Riêng về cơ chế hỗ trợ cho dự án điện gió, Chính phủ đã ban hành Quyết định
37/2011/QĐ-TTg nhưng đến nay, vẫn không có nhiều dự án loại này được triển khai.
Vấn đề nằm ở đâu?
Hiện nhà đầu tư gặp nhiều rủi ro khi đầu tư vào lĩnh vực điện gió tại Việt Nam. Số
liệu thống kê cho thấy, Việt Nam có điều kiện gió tốt, nhưng thực tế với nhiều dự án
sau khi khảo sát điều kiện gió cũng không như kỳ vọng ban đầu. Về yếu tố kỹ thuật,
với mức giá 7,8 cent/kW thì nhà đầu tư sẽ phải cân đối giữa công nghệ cao và công
nghệ thấp. Nếu đầu tư công nghệ cao sẽ không đem lại lợi nhuận. Chọn công nghệ
thấp sẽ có lợi nhuận, nhưng chi phí vận hành và bảo trì sẽ rất cao. Như vậy, về lâu dài
thì mức giá này cũng không hấp dẫn nhà đầu tư, trong cả hai phương án công nghệ
nói trên.
Trên thị trường mới có hai dự án điện gió triển khai được, nhưng so với 50-60 nhà
đầu tư đăng ký và đang đợi điều kiện tốt hơn để tiến hành đầu tư vào lĩnh vực này thì
còn rất khiêm tốn. Tôi nghĩ, Chính phủ cần cân nhắc tới câu hỏi: tại sao các nhà đầu
tư lại không triển khai dự án năng lượng gió vào thời điểm này, theo cơ chế hỗ trợ
hiện hành? Việc Chính phủ xem xét lại cơ chế hỗ trợ để thực sự hấp dẫn nhà đầu tư là
điều rất quan trọng.
GIZ đã thực hiện chương trình tư vấn phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam
nhiều năm nay. Ông đánh giá thế nào về cơ hội phát triển lĩnh vực này trong thời
gian tới?
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và còn nhiều việc phải làm. Đầu tiên là
phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế. Nhưng cùng thời gian đó cũng phải bảo vệ môi
trường sống. Bởi vì, trong thời gian qua, kinh tế Việt Nam đã phát triển rất nhanh
nhưng người dân lại chịu nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường.
Việt Nam đã có chiến lược phát triển xanh, cho thấy Chính phủ đã nghiêm túc trong
việc bảo vệ môi trường trong tương lai. Nhưng Việt Nam cũng cần nhiều điện cho
phát triển kinh tế. Nhu cầu điện có thể tăng gấp 3 lần trong tương lai và đây là một
thách thức lớn. Tôi cho rằng, năng lượng tái tạo sẽ có đóng góp lớn hơn vào nguồn
cung cấp điện trong thời gian tới. Các chính sách của Chính phủ sẽ khuyến khích nhà
đầu tư phát triển lĩnh vực này nhiều hơn.
/>Chính phủ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo
Vân Ly
Thứ Năm, 6/10/2016, 10:27 (GMT+7)
Chia
sẻ:
Phát triển điện gió tại Bình Thuận. Ảnh: TL
(TBKTSG Online) - Việt Nam đang phấn đấu đến năm 2030, điện sản xuất từ
năng lượng tái tạo sẽ chiếm 30% cơ cấu năng lượng quốc gia. Chính vì vậy
Chính phủ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo.
Đó là thông tin được Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra tại buổi làm việc
giữa cơ quan này và các đại sứ, phó đại sứ của nhiều quốc gia tại Việt Nam vào
chiều 5-10, nguồn tin từ bộ này cho biết.
Tại buổi làm việc trên, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà
cho biết, theo điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, Chính phủ đã
đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, điện sản xuất từ năng lượng tái tạo sẽ
chiếm 30% cơ cấu năng lượng quốc gia.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho hay, từ nay đến năm 2030 nhu cầu năng lượng
của Việt Nam sẽ rất lớn. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam đang xem xét, cân đối
giữa năng lượng tái tạo và năng lượng hóa thạch (dầu mỏ, than, khí thiên
nhiên…). Để phát triển năng lượng tái tạo, Chính phủ đã vận hành thử nghiệm
một số dự án điện gió, triển khai xây dựng thử nghiệm nhà máy điện mặt trời,
ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo…
Vẫn theo ông Hà, giá điện từ năng lượng tái tạo còn cao so với giá điện từ năng
lượng truyền thống cũng dẫn đến việc khó phát triển ngành năng lượng tái tạo
tại Việt Nam. Song sản xuất điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch đang làm cho
tình trạng ô nhiễm môi trường tăng lên hiện nay… Đây chính là điều Việt Nam
cần phải cân nhắc trong đẩy mạnh đầu tư để sử dụng năng lượng tái tạo nhằm
bảo vệ môi trường.
Tại buổi làm việc, ông Haike C. Manning, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam,
đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong kế hoạch cắt giảm sử dụng năng lượng
hóa thạch và chuyển sang năng lượng tái tạo. Điều này thể hiện dấu hiệu tích
cực cũng như bước tiến của Việt Nam chung tay với cộng đồng quốc tế cắt
giảm khí nhà kính, góp phần thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Ông Haike C. Manning cũng cho biết, theo Tuyên bố chung cải cách chính sách
trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, đến nay đã có 40 nước tham gia ủng hộ việc loại
bỏ trợ cấp nhiên liệu hóa thạch. Đồng thời, các nước thành viên của G20 (19
quốc gia có nền kinh tế lớn nhất và Liên minh châu Âu) cũng đang cân nhắc,
xem xét về định hướng xóa bỏ trợ cấp đối với năng lượng hóa thạch từ năm
2025.
Về việc tham gia Tuyên bố chung của Việt Nam về cải cách chính sách trợ giá
cho nhiên liệu hóa thạch, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết sẽ phối hợp với các
bộ, ngành liên quan để thảo luận, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết
định.
/>Chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo ở Việt
Nam (20/05/2013)
Mặc dù là quốc gia giàu tiềm năng về năng lượng tái tạo (NLTT) nhưng cho đến nay
việc đầu tư cho phát triển NLTT ở Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và
thế mạnh sẵn có. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là tính kinh tế của nguồn
NLTT chưa thực sự hấp dẫn, cùng với đó là các rào cản liên quan tới cơ chế chính
sách, tổ chức thực hiện, trình độ áp dụng công nghệ… đã hạn chế việc triển khai các
dự án NLTT.
NLTT bao gồm: gió, mặt trời, thủy điện, địa nhiệt, sinh khối (củi gỗ, trấu, phụ
phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp), khí sinh học, nhiên liệu sinh học, và năng lượng
thủy triều/đại dương/sóng.
Việc sử dụng NLTT chủ yếu phục vụ cho đun nấu, cấp nước nóng và điện thắp
sáng đã có từ rất lâu.Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ NLTT phục vụ phát điện
và nhiên liệu trong giao thông mới được triển khai trong thời gian gần đây, chủ yếu là
thuỷ điện, pin mặt trời, gió, địa nhiệt và nhiên liệu sinh học. Sự cải tiến công nghệ và
kiến thức về vật liệu, sự giảm giá thành kết hợp với chính sách hỗ trợ của nhà nước
đã góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của NLTT.
Trên thế giới, động lực chính đối với việc phát triển NLTT là do các cuộc khủng
hoảng dầu mỏ năm 1973 và 1979-1980, sau đó là các yếu tố môi trường, an ninh
năng lượng, đa dạng hoá nguồn năng lượng. Đối với Việt Nam, việc phát triển NLTT
là rất cần thiết để đảm bảo an ninh năng lượng, góp phần cải thiện sức khỏe cộng
đồng, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo việc làm ... Để làm được
điều đó, Việt Nam sẽ cần có các chính sách phối hợp, bền vững ở cấp quốc gia và
vùng lãnh thổ để mở rộng thị trường NLTT; thúc đẩy và triển khai công nghệ mới;
cung cấp các cơ hội thích hợp khuyến khích sử dụng NLTT ở tất cả các lĩnh vực quan
trọng trên thị trường năng lượng.
Hiện trạng sử dụng NLTT ở Việt Nam
Mặc dù năng lượng tái tạo (trừ thuỷ điện) là một phần nhỏ của tổng năng lượng
cung cấp trên toàn thế giới và cả ở Việt Nam, nhưng các dự án sản xuất điện từ
NLTT ở Việt Nam vẫn đã tăng hơn gấp đôi từ năm 2000 đến 2010, mặc dù giá mua
điện hiện nay từ các dự án NLTT chưa hấp dẫn các nhà đầu tư. Tính đến hết 2010,
NLTT chiếm khoảng 3,5% tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện, tuy nhiên, theo
đánh của các chuyên gia thì rất nhiều các nhà máy thuỷ điện nhỏ và cực nhỏ là không
hoạt động, còn các nhà máy điện sinh khối hoạt động cầm chừng hoặc theo thời vụ.
Không kể thủy điện nhỏ thì năm 2010 công suất lắp đặt của điện NLTT là khoảng
790MW, chủ yếu là từ sinh khối, gió và mặt trời.Tốc độ tăng trưởng trong ngành điện
sinh khối làm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nguồn. Tổng công suất lắp đặt của điện
sinh khối là 150 MW, và hiện đã có một số nhà máy bán điện lên lưới và có kế hoạch
mở rộng (xem bảng 1).
Bảng 1: Công suất lắp đặt các nhà máy điện NLTT tính đến hết 2010 (MW)
Rào cản đối với phát triển NLTT
Rào cản chính cho phát triển NLTT là chi phí sản xuất. Nhiều công nghệ mới của
NLTT – gồm gió, mặt trời và nhiên liệu sinh học đã và sẽ sớm có tính cạnh tranh
kinh tế với các nhiên liệu hóa thạch và có thể đáp ứng một phần nhu cầu năng lượng
của Việt Nam. Các công nghệ có chi phí tương đối cạnh tranh là thủy điện, gió, sinh
khối và địa nhiệt. Mặc dù pin mặt trời có chi phí cao nhưng chi phí này giảm đều đặn
do tiến bộ trong công nghệ. Tại Việt Nam, qua các nghiên cứu trong dự án Tổng sơ
đồ phát triển NLTT của Viện Năng Lượng, chi phí cho sản xuất điện từ NLTT như
sau (xem bảng 2).
Bảng 2: Chi phí cho sản xuất điện từ NLTT
Ngoài yếu tố giá thành sản xuất cao, một số rào cản khác đối với sự phát triển
NLTT có thể kể đến như: thiếu các chính sách và tổ chức hỗ trợ cho phát triển NLTT;
thiếu thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch và hoạch định chính
sách; công nghệ và dịch vụ phụ trợ cho NLTT chưa phát triển; khó tiếp cận nguồn
vốn để phát triển các dự án NLTT.
Một số giải pháp
Đặc thù của NLTT là sự phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên (nước, nắng,
gió, vị trí địa lý…), công nghệ và giá thành sản xuất. Do đó để thúc đẩy phát triển
NLTT, Việt Nam cần có các chính sách hỗ trợ như cơ chế hạn ngạch, cơ chế giá cố
định, cơ chế đấu thầu và cơ chế cấp chứng chỉ.
Cơ chế hạn ngạch (định mức chỉ tiêu): Chính phủ qui định bắt buộc các đơn vị sản
xuất (hoặc tiêu thụ) phải đảm bảo một phần lượng điện sản xuất/tiêu thụ từ nguồn
NLTT, nếu không sẽ phải chịu phạt theo định mức đặt ra theo tỷ lệ. Cơ chế này có ưu
điểm là sẽ tạo ra một thị trường cạnh tranh giữa các công nghệ NLTT, nhờ đó làm
giảm giá thành sản xuất NLTT. Cơ chế này giúp Chính phủ chỉ qui định hạn ngạch
nhằm đạt mục tiêu định ra cho NLTT, còn giá thành sẽ do thị trường cạnh tranh tự
quyết định. Giá phạt được tính toán và đưa ra như giới hạn trần cho tổng chi phí ảnh
hưởng tới người tiêu dùng. Nhược điểm của cơ chế này là đơn vị sản xuất sẽ phải
chịu những rủi ro và chi phí lớn ngoài khả năng kiểm soát. Hơn nữa, cơ chế này sẽ ưu
tiên phát triển các công nghệ chi phí thấp nhất, do đó sẽ không thúc đẩy phát triển các
dạng công nghệ kém cạnh tranh hơn.
Cơ chế giá cố định: Chính phủ định mức giá cho mỗi kWh sản xuất ra từ NLTT,
định mức giá có thể khác nhau cho từng công nghệ NLTT khác nhau. Thông thường
là định mức giá này cao hơn giá điện sản xuất từ các dạng NL hoá thạch, do đó sẽ
khuyến khích và đảm bảo lợi ích kinh tế cho NLTT. Chính phủ tài trợ cho cơ chế giá
cố định từ nguồn vốn nhà nước hoặc buộc các đơn vị sản xuất, truyền tải phải mua
hết điện từ nguồn NLTT. Cơ chế này giảm thiểu những rủi ro cho các nhà đầu tư vào
NLTT. Với giá cố định đặt ra khác nhau cho các dạng NLTT, Chính phủ có thể
khuyến khích đầu tư vào các công nghệ NLTT cần phát triển với các mục tiêu khác
nhau. Tuy nhiên, cơ chế này có hạn chế là với giá cố định cho một thời gian dài sẽ
khó kiểm soát được lợi nhuận của các nhà đầu tư. Giảm dần giá cố định có thể được
áp dụng, tuy nhiên cần phải được công bố rõ ràng để giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư.
Áp dụng cơ chế này, Chính phủ không thể biết trước sẽ có bao nhiêu dự án NLTT
được đầu tư, do đó không biết trước được tổng chi phí cho cơ chế này trong ngắn hạn
cũng như dài hạn. Một hạn chế nữa là tăng chi phí cho việc điều độ và nảy sinh các
vấn đề kỹ thuật cho hệ thống điện do các nhà quản lý lưới buộc phải tiếp nhận nguồn
điện NLTT.
Cơ chế đấu thầu: Chính phủ sẽ đề ra các tiêu chí đấu thầu cạnh tranh, có thể riêng
cho từng loại công nghệ NLTT. Danh sách các dự án NLTT sẽ được lựa chọn từ thấp
đến cao cho đến khi thoả mãn mục tiêu phát triển đặt ra cho từng loại NLTT và được
công bố. Sau đó Chính phủ, hoặc cơ quan quản lý được uỷ quyền sẽ buộc các đơn vị
sản xuất điện bao tiêu sản lượng từ các dự án trúng thầu (có hỗ trợ bù giá). Ưu thế
của cơ chế này là sự cạnh tranh làm giảm chi phí bù giá tối thiểu. Chính phủ hoàn
toàn có thể kiểm soát số lượng dự án được lựa chọn, có nghĩa là kiểm soát được chi
phí bù lỗ. Ngoài ra, việc cố định giá cho các dự án trúng thầu cũng là một đảm bảo
cho nhà đầu tư lâu dài. Song cơ chế này cũng bộc lộ một số nhược điểm là khi trúng
thầu, nhà đầu tư có thể sẽ trì hoãn việc triển khai dự án do nhiều lý do: chờ đợi thời
cơ để giảm giá thành đầu tư, chấp nhận đấu thầu lỗ chỉ nhằm mục đích găm dự án
không cho đơn vị khác cạnh tranh và sẽ không triển khai các dự án lỗ…Chính phủ có
thể đưa ra các chế tài xử phạt để hạn chế các nhược điểm này.
Cơ chế cấp chứng chỉ: Với cơ chế này có thể là chứng chỉ sản xuất, hoặc chứng chỉ
đầu tư, hoạt động theo nguyên tắc cho phép các đơn vị đầu tư vào NLTT được miễn
thuế sản xuất cho mỗi kWh, hoặc khấu trừ vào các dự án đầu tư khác. Cơ chế này có
ưu điểm là đảm bảo sự ổn định cao, đặc biệt khi cơ chế này được dùng kết hợp với
các cơ chế khác để tăng hiệu quả. Tuy nhiên, sự ổn định này phải được nghi rõ trên
văn bản về thời hạn cấp chứng chỉ. Hạn chế nữa là cơ chế này thiên về ủng hộ các
đơn vị lớn, có tiềm năng và nhiều dự án đầu tư để dễ dàng khấu trừ thuế vào đó.
Hiện tại, Việt Nam chưa có cơ chế hỗ trợ phát triển NLTT một cách tổng thể,
ngoài cơ chế hỗ trợ giá riêng cho cho điện gió được thông qua năm 2011. Trong một
số dự án nghiên cứu do Viện Năng Lượng tiến hành trong thời gian qua, một số cơ
chế khác như cơ chế đấu thầu hoặc cơ chế hạn ngạch cũng đã cho thấy có khả năng
thích hợp, cùng với việc đề xuất một số thể chế nhằm thúc đẩy sự phát triển NLTT.
Ngoài ra, để hỗ trợ các dự án NLTT nhỏ và độc lập (không nối lưới), các nghiên cứu
trên cũng cho thấy một “cơ chế cấp tín dụng trực tiếp cho người tiêu dùng” là thích
hợp trong điều kiện của Việt Nam.Tuy nhiên, việc áp dụng bất cứ cơ chế nào cũng
nên áp dụng bổ sung các chế tài hoặc các cơ chế hỗ trợ khác để phát huy hiệu quả tối
đa sự hỗ trợ phát triển NLTT.
Theo dự kiến kịch bản phát triển NLTT, Việt Nam có thể khai thác 3.000
-5.000MW công suất với sản lượng hơn 10 tỷ kWh từ NLTT vào năm 2025. Nếu có
chính sách hỗ trợ hợp lý thì đây là một đóng góp lớn cho nhu cầu của quốc gia về sản
lượng điện.
Theo nghiên cứu và đánh giá sơ bộ về tiềm năng phát triển NLTT dài hạn tới 2050,
khả năng phát triển NLTT còn có thể lớn hơn nữa, đặc biệt là năng lượng gió, địa
nhiệt và nhiên liệu sinh khối.
TS Nguyễn Anh Tuấn
Viện Năng lượng
/>Nghi định số 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ
môi trường
03/03/2015
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Phương án cải tạo, phục hồi môi trường phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh
tế - xã hội
Mọi tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải có phương án cải tạo, phục hồi môi
trường và ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt.
Phương án cải tạo, phục hồi môi trường phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế
- xã hội, quy hoạch khai thác khoáng sản, quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ môi
trường của địa phương.
Việc cải tạo, phục hồi môi trường phải được thực hiện ngay trong quá trình khai thác
khoáng sản.
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng
sản tiếp tục thuê đất, hưởng các chính sách ưu đãi trong trường hợp cải tạo, phục hồi
môi trường thành khu du lịch, khu sinh thái, khu vui chơi giải trí, phục vụ mục đích
có lợi cho con người.
Quy định chung về bảo vệ môi trường làng nghề
Phương án bảo vệ môi trường làng nghề bao gồm nội dung, cách thức, trình tự tiến
hành hoạt động bảo vệ môi trường của làng nghề; hiện trạng hoạt động sản xuất, sinh
hoạt của làng nghề; các loại và lượng chất thải phát sinh; việc tổ chức các hoạt động
bảo vệ môi trường nói chung, các biện pháp giảm thiểu, thu gom, xử lý chất thải phát
sinh từ làng nghề; bố trí nguồn lực thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường; trách
nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường của các làng nghề có không ít hơn 20% số cơ
sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển (gọi tắt là làng nghề được
khuyến khích phát triển) được đầu tư từ ngân sách nhà nước, Ủy bannhân dân cấp
tỉnh bố trí ngân sách địa phương để đầu tư hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cho
làng nghề được khuyến khích phát triển, huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật
bảo vệ môi trường các làng nghề trên địa bàn.
Cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề là các
cơ sở thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục I Nghị định này. Theo từng thời kỳ, Bộ
Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương rà soát,
trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Phụ lục I Nghị định này phù hợp với
thực tiễn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban
hành cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với cơ sở thuộc ngành nghề được khuyến
khích phát triển, làng nghề được khuyến khích phát triển; phối hợpvới Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định tiêu chí về bảo vệ môi trường trong việc công nhận làng
nghề.
Nguyên tắc ưu đãi, hỗ trợ
Nhà nước thực hiện ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế đối với hoạt động
bảo vệ môi trường; trợ giá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường
và các ưu đãi, hỗ trợ khác đối với hoạt động bảo vệ môi trường.
Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ thì
được hưởng ưu đãi, hỗ trợ tương ứng cho các hoạt động đó theo quy định tại Nghị
định này.
Trường hợp hoạt động bảo vệ môi trường cùng được ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại
Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác thì được hưởng ưu đãi, hỗ trợ
theo văn bản có quy định mức ưu đãi, hỗ trợ cao hơn.
Trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành quy định ưu đãi, hỗ trợ cao hơn
so với ưu đãi, hỗ trợ mà nhà đầu tư đã được hưởng theo quy định tại Nghị định này
thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định mới. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn trình tự,
thủ tục thẩm định, phê duyệt nội dung ưu đãi, hỗ trợ đối với dự án đầu tư theo quy
định tại Nghị định này.
Mức độ và phạm vi ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được điều chỉnh bảo
đảm phù hợp với chính sách về bảo vệ môi trường từng thời kỳ.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2015.
/>Ưu đãi các dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch
Ngày 2/8, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 130/2007/QĐ-TTg quy
định về dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch và một số cơ chế, chính sách tài
chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch (gọi tắt là dự án CDM). Dự án
CDM là dự án đầu tư sản xuất theo công nghệ mới, tiên tiến thân thiện với môi
trường, có kết quả giảm phát thải khí nhà kính được Ban chấp hành quốc tế về CDM
chấp thuận đăng ký và cấp chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính (CERs).
Phát triển các dự án CDM để có một môi trường trong lành hơn.
Dự án CDM là dự án đầu tư mới, dự án đầu tư chiều sâu hoặc dự án đầu tư mở rộng
mang lại kết quả giảm phát thải khí nhà kính theo các hình thức: Nhà đầu tư trong
nước bỏ vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện dự án CDM tại
Việt Nam; Nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn hoặc công nghệ vào Việt Nam để thực
hiện dự án CDM; Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài sử dụng tư vấn xây
dựng và liên doanh thực hiện dự án CDM tại Việt Nam.
Khi thực hiện dự án CDM, nhà đầu tư phải tuân thủ pháp luật Việt Nam và các điều
ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Dự án phải có tiêu chuẩn giảm phát thải khí nhà
kính với lượng giảm là có thực; có báo cáo đánh giá tác động môi trường; Trong
quá trình thực hiện dự án không làm phát sinh bất kỳ trách nhiệm mới nào cho
Chính phủ Việt Nam so với nội dung đã được quy định trong Nghị định thư Kyoto.
Đối với các dự án CDM, việc miễn, giảm thuế suất thu nhập doanh nghiệp được
thực hiện như đối với dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư. Dự án CDM được
miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án,
hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản
xuất được để phục vụ sản xuất của dự án. Ngoài ra, dự án CDM được miễn, giảm
tiền sử dụng đất, thuê đất và sản phẩm của dự án CDM có thể được trợ giá khi đáp
ứng đủ một số điều kiện của pháp luật quy định hiện hành. Quyết định nêu rõ, CERs
thuộc sở hữu của nhà đầu tư xây dựng và thực hiện dự án CDM, được theo dõi và
quản lý thông qua Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Khi nhận, phân chia và bán
CERs, chủ sở hữu CERs hoặc đầu mối tiếp nhận CERs phải đăng ký với Quỹ bảo vệ
môi trường Việt Nam và báo cáo với Cơ quan có thẩm quyền quốc gia về CDM.
Sau khi nhận CERs, nhà đầu tư xây dựng và thực hiện dự án CDM có thể chào bán
ngay cho các đối tác có nhu cầu hoặc lựa chọn thời điểm thích hợp trong thời gian
CERs có hiệu lực. Trường hợp chủ sở hữu CERs là nhà đầu tư nước ngoài không
bán CERs để thu tiền mà chuyển về nước để thực hiện nghĩa vụ giảm phát thải khí
nhà kính thì nộp lệ phí trên số tiền của CERs đang sở hữu tính theo giá thị trường tại
thời điểm chuyển về nước
Nguồn: www.mofa.gov.vn
/>name=Airvariable_protec&op=ndetail&n=320&nc=2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 35/2008/QĐ-TTg
Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm
2008
QUYẾT ĐỊNH
Về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
_____________________________
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chức năng của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có chức năng tiếp nhận các nguồn vốn từ ngân
sách nhà nước; các nguồn tài trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước nhằm hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường trên phạm vi
toàn quốc.
Điều 2. Địa vị pháp lý của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
1. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Bộ Tài
nguyên và Môi trường và chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính.
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là Quỹ Bảo vệ môi trường quốc gia.
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân
đối kế toán riêng, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân
hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
2. Tên gọi: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam
Environment Protection Fund (VEPF).
3. Trụ sở của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đặt tại Hà Nội.
Quỹ có văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Hội đồng
quản lý Quỹ quyết định.
Quỹ được đặt các văn phòng giao dịch ở nước ngoài khi cần thiết theo quy định của
Chính phủ.
Điều 3. Hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
1. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, nhưng
phải bảo toàn vốn điều lệ và tự bù đắp chi phí quản lý.
2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động
của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phù hợp với Quyết định này và các quy định
hiện hành của Nhà nước.
Điều 4. Nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
1. Tiếp nhận các nguồn vốn theo quy định tại Điều 6 Quyết định này để tạo nguồn
vốn hoạt động cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
2. Hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án, các hoạt động bảo tồn thiên nhiên và
đa dạng sinh học, phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường
mang tính quốc gia, liên ngành, liên vùng hoặc giải quyết các vấn đề môi trường cục
bộ nhưng phạm vi ảnh hưởng lớn dưới các hình thức sau:
a) Cho vay với lãi suất ưu đãi;
b) Hỗ trợ lãi suất vay vốn, bảo lãnh vay vốn cho các dự án môi trường vay vốn từ các
tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
c) Tài trợ kinh phí cho việc xây dựng, triển khai các dự án huy động nguồn vốn của
Quỹ nhằm thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường,
ứng phó, khắc phục hậu quả do sự cố, thảm họa môi trường gây ra; cho các chương
trình, kế hoạch, dự án theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; cho việc tổ chức
các giải thưởng môi trường, các hình thức khen thưởng nhằm tôn vinh các tổ chức, cá
nhân điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường; cho các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường được quy định tại
Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
3. Đồng tài trợ, cho vay vốn các dự án môi trường phù hợp với tiêu chí, chức năng
của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam với các tổ chức tài chính trong và ngoài nước,
Quỹ Môi trường toàn cầu (GEP), các quỹ môi trường nước ngoài, các quỹ môi trường
ngành, địa phương phục vụ cho các hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của
pháp luật.
4. Tổ chức thẩm định, phê duyệt mức, thời gian và hình thức hỗ trợ tài chính cho các
dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường sử dụng vốn hỗ trợ đầu tư từ Quỹ Bảo vệ môi
trường Việt Nam theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt
Nam.
5. Sử dụng vốn nhàn rỗi không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và có sự thỏa
thuận của tổ chức, cá nhân cung cấp vốn để mua trái phiếu chính phủ theo quy định
của pháp luật.
6. Tổ chức đăng ký, theo dõi và quản lý các chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính
được chứng nhận (sau đây gọi là CERs; 1 CER được xác định bằng một tấn khí
CO2 tương đương); tổ chức đăng ký nhận, phân chia và bán CERs với các chủ sở hữu
CERs hoặc đầu mối tiếp nhận CERs; thu lệ phí bán CERs để trang trải chi phí cho
việc thu lệ phí, chi hỗ trợ cho các hoạt động phổ biến, tuyên truyền về cơ chế phát
triển sạch (sau đây gọi là CDM); lập, xây dựng, thẩm định, phê duyệt tài liệu dự án
đầu tư theo cơ chế phát triển sạch (sau đây gọi là dự án CDM); quản lý và giám sát
thực hiện dự án CDM và các mục đích khác liên quan đến CDM theo quy định của
pháp luật; thực hiện trợ giá cho các sản phẩm của dự án CDM theo quy định của pháp
luật.
7. Nhận ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản với các tổ chức, cá
nhân được phép khai thác khoáng sản.
8. Tham gia điều phối, quản lý tài chính các chương trình, dự án bảo vệ môi trường
trọng điểm theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và quyết
định của cấp có thẩm quyền.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phân
công.
Điều 5. Quyền hạn của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
1. Tổ chức cơ quan điều hành và các đơn vị nghiệp vụ hoạt động phù hợp với Điều lệ,
mục tiêu và các nhiệm vụ được giao.
2. Kiểm tra định kỳ và đột xuất các đơn vị sử dụng vốn cửa Quỹ trong việc triển khai
các hoạt động, nhiệm vụ và dự án bảo vệ môi trường. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt
Nam có quyền rút vốn vay, đình chỉ tài trợ hoặc hỗ trợ lãi suất vay đối với các chủ
đầu tư vi phạm cam kết với Quỹ hoặc vi phạm các quy định của Nhà nước và khởi
kiện các chủ đầu tư đó tới các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Được mời các chuyên gia của các Bộ, ngành và tổ chức liên quan tham gia Hội
đồng thẩm định các hoạt động, nhiệm vụ và dự án bảo vệ môi trường xin tài trợ hoặc
xin hỗ trợ đầu tư và phục vụ cho các hoạt động khác của Quỹ.
4. Được hưởng chế độ lương, thưởng, phúc lợi theo quy định như đối với doanh
nghiệp nhà nước.
5. Từ chối mọi yêu cầu của bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào về việc cung cấp thông
tin và các nguồn lực khác của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam nếu yêu cầu đó trái
với quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi
trường Việt Nam.
6. Được trực tiếp quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để kêu gọi,
thu hút và tiếp nhận tài trợ hoặc huy động vốn bổ sung cho Quỹ Bảo vệ môi trường
Việt Nam.
7. Được cử cán bộ và nhân viên của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam ra nước ngoài
công tác, học tập, tham quan, khảo sát theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 6. Nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
Vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được hình thành từ các nguồn
sau:
1. Vốn điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam do ngân sách nhà nước cấp là
500 (năm trăm) tỷ đồng và được cấp đủ trong thời hạn 2 năm, kể từ ngày Quyết định
này có hiệu lực thi hành. Hàng năm Quỹ được cấp bổ sung vốn từ nguồn ngân sách
nhà nước chi sự nghiệp môi trường để bù đắp kinh phí tài trợ cho các dự án, nhiệm vụ
bảo vệ môi trường, bảo đảm vốn hoạt động của Quỹ từ nguồn ngân sách ít nhất bằng
500 tỷ đồng. Việc thay đổi vốn điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam do Thủ
tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường và Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Vốn hoạt động bổ sung hàng năm từ các nguồn khác:
a) Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn, khai thác khoáng
sản và các loại phí bảo vệ môi trường khác theo quy định của pháp luật;
b) Các khoản bồi thường thiệt hại về môi trường thu vào ngân sách nhà nước;
c) Tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
d) Lệ phí bán CERs;
đ) Các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước;
e) Các nguồn vốn bổ sung khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam gồm có Hội
đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát, Cơ quan điều hành nghiệp vụ và các Văn phòng
đại điện của Quỹ.
1. Hội đồng quản lý Quỹ gồm có Chủ tịch và các ủy viên.
Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ là một Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Các ủy viên là lãnh đạo cấp vụ từ các cơ quan: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài
chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Căn cứ vào đề nghị của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định bổ nhiệm các
thành viên Hội đồng quản lý Quỹ. Các thành viên Hội đồng quản lý quỹ hoạt động
theo chế độ kiêm nhiệm và được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành của Nhà
nước.
2. Ban Kiểm soát gồm có Trưởng Ban Kiểm soát và một số thành viên.
Trưởng Ban Kiểm soát do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm và miễn nhiệm.
Thành viên Ban Kiểm soát do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ quyết định theo đề
nghị của Trưởng Ban Kiểm soát; số lượng thành viên Ban Kiểm soát không quá 5
người. Ban Kiểm soát hoạt động theo chế độ chuyên trách.
3. Cơ quan điều hành nghiệp vụ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam gồm: Giám
đốc, một số Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và các phòng, ban nghiệp vụ, Văn phòng
đại diện trực thuộc Quỹ.
a) Giám đốc Quỹ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bổ nhiệm hoặc miễn