Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 12 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.37 MB, 110 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1
MÔN THI: NGỮ VĂN (BẢNG A)
NGÀY THI: 06/10/2011
THỜI GIAN: 180 PHÚT
(Không kể thời gian phát đề)

ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1: (8,0 điểm)
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về quan niệm sống của Xuân Diệu trong đoạn thơ sau:
“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
-Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”
(Vội vàng- Xuân Diệu)

Câu 2: (12,0 điểm)
Truyện ngắn “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân)- một minh chứng tiêu biểu cho nhận
xét: “… Các nhà văn lãng mạn thường tìm kiếm những giá trị cao đẹp trong những cảnh đời
tầm thường, tăm tối, khám phá cái cao cả trong những số phận bị ruồng bỏ, chà đạp …”.
(Sách Ngữ văn 11 tập 1, nâng cao, nhà xuất bản Giáo dục, trang 150)

-------HẾT-------



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
MÔN THI: NGỮ VĂN (BẢNG A)
NGÀY THI: 06/10/2011
THỜI GIAN: 180 PHÚT
(Không kể thời gian phát đề)

A. YÊU CẦU CHUNG:
 Thí sinh phải làm đủ cả hai câu.
 Thí sinh phải có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt;
kết cấu bài viết rõ ràng; lập luận chặt chẽ; diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và cảm
xúc. Thí sinh có thể lựa chọn nhiều phương thức nghị luận và kết hợp nhiều thao tác lập
luận để làm bài.
 Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, định hướng, định tính chứ không
định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm; cẩn trọng
và tinh tế đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể. Đặc biệt, cần chú ý đến tính
sáng tạo của từng bài viết, miễn là sự sáng tạo đó hợp lí, có sức thuyết phục, không sai
lệch tư tưởng.
 Tổng điểm toàn bài là tổng điểm của hai bài văn (20,0 điểm- chiết đến 0,5 điểm).
Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số thang điểm chính; trên cơ sở đó, giám khảo có thể
thảo luận thống nhất định ra các thang điểm chi tiết.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ:
I. Câu 1: (8 điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng:
 Đây là bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Do đó, thí sinh phải có tri thức xã hội và

khả năng liên hệ thực tế đời sống; phải nắm vững phương pháp làm bài, biết lựa chọn
và kết hợp nhiều thao tác lập luận để khái quát được ý nghĩa đoạn thơ, đánh giá luận
bàn về ý nghĩa đoạn thơ và vấn đề quan niệm sống hiện nay.
 Bài viết có kết cấu rõ ràng, trình bày sạch đẹp, cảm xúc chân thực, lập luận chặt chẽ,
thuyết phục.
b) Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các phần nội dung
sau:
 Đoạn thơ thể hiện cách sống vội vàng, khao khát hưởng thụ những hương vị cuộc đời.
 Sống vội vàng, khao khát hưởng thụ những hương vị cuộc đời là cách sống tranh thủ,
tận dụng thời gian để tận hưởng mọi vẻ đẹp trần thế của cuộc đời.

2


 Sống vội vàng, hưởng thụ là một quan niệm sống mới mẻ, tích cực của Xuân Diệu ở
những năm trước Cách mạng. Trong cuộc sống hiện nay, quan niệm sống ấy vẫn thể
hiện giá trị tốt đẹp.
 Giúp con người ý thức thời gian, công việc.
 Giúp con người sống lạc quan, yêu đời hơn.
 Là một trong những biểu hiện của xã hội tiến bộ.
 Thể hiện quy luật tất yếu của cuộc đời: quy luật nhân quả (…).
 Tuy nhiên, xã hội cần phê phán những biểu hiện tiêu cực, thái quá của lối sống vội
vàng, khao khát hưởng thụ (chỉ trông chờ và hưởng thụ mà không cống hiến; sống
nhanh, sống gấp, sống buông thả; tính ích kỉ; sự hụt hẫng, thất vọng, tuyệt vọng; chạy
đua với thời gian để làm việc mà quên những giá trị sống đích thực; …).
 Cần xác định lí tưởng sống tích cực và những hành động thực tế phù hợp.
 Làm việc bằng sự cố gắng hết mình, không quá kì vọng vào những mục tiêu đã đề ra.
 Cần sắp xếp hài hòa giữa công việc và sự hưởng thụ những giá trị của cuộc sống. (…)
c) Hướng dẫn cho điểm:

 Điểm 7- 8: Bài viết hiểu rõ vấn đề, đáp ứng tốt các yêu cầu trên; đảm bảo được các
phần nội dung, luận điểm rõ ràng, hợp lí (mỗi phần bình và luận có ít nhất 3 luận điểm);
lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục cao, vận dụng các thao tác lập luận thích hợp;
trình bày ý kiến tự nhiên, sâu sắc; diễn đạt tốt.
 Điểm 5- 6: Bài viết hiểu đề, đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, đảm bảo được các phần
nội dung, luận điểm rõ ràng, hợp lí (mỗi phần bình và luận có ít nhất 2 luận điểm); biết
đánh giá, đề xuất những ý kiến xác đáng, nhưng có chỗ chưa phân tích, đánh giá sâu
sắc; biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận; diễn đạt trong sáng (có thể còn vài lỗi
nhẹ).
 Điểm 3- 4: Có nắm bắt được vấn đề nhưng nhìn nhận chưa toàn diện; luận điểm chưa
rõ; lập luận chưa chặt chẽ; phân tích đánh giá vấn đề chưa sâu sắc; lỗi diễn đạt nhiều.
 Điểm 1- 2: Chưa hiểu yêu cầu của đề; bài viết sơ sài; không rõ luận điểm; lập luận
thiếu chặt chẽ; diễn đạt yếu.
 Điểm 0: Không làm bài; hiểu vấn đề sai lệch hoàn toàn.
II. Câu 2: (12 điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng:
 Thí sinh biết cách làm bài về nghị luận văn học. Đây là dạng bài nghị luận về một ý
kiến bàn về văn học. Yêu cầu thí sinh phải đọc hiểu nội dung ý kiến văn học, sau đó sử
dụng các thao tác lập luận, chọn lọc và sử dụng các chi tiết, hình ảnh, dẫn chứng,…
trong tác phẩm để làm sáng tỏ các nội dung đã được phát hiện qua quá trình đọc hiểu,
cảm nhận.

3


 Bài viết có kết cấu hợp lí, luận điểm rõ ràng, diễn đạt tốt, giàu cảm xúc và tính sáng tạo.
b) Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày, lập luận theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các
phần nội dung sau:
 Ý kiến nêu lên sự đối lập giữa cái đẹp, cái cao cả với cái xấu, cái tầm thường, từ đó đề

cao những giá trị tốt đẹp của con người.
 Phân tích truyện ngắn “Chữ người tử tù” ở các phương diện:
 Phát hiện tài năng, khí phách Huấn Cao trong sự đối lập với cái nhìn của xã hội
phong kiến.
 Vẻ đẹp tài hoa của Huấn Cao trong hoàn cảnh ngục tù tăm tối.
 Sự tỏa sáng nhân cách người tử tù trong những phút giây cuối cùng của cuộc đời.
 Vẻ đẹp tâm hồn của viên quản ngục trong sự tương phản với nghề quản ngục. (…)
 Lí giải nguyên nhân các nhà văn đề cao những giá trị tốt đẹp của con người: khát vọng
thỏa mãn nhu cầu biểu hiện lí tưởng và tình cảm mãnh liệt của các nhà văn lãng mạn;
khẳng định sự trong sạch của tâm hồn, không chạy theo danh lợi; hướng đến sự toàn
thiện, toàn mĩ,….
 Với mỗi phương diện trên, thí sinh cần chọn lọc và phân tích các chi tiết, hình ảnh,
dẫn chứng … từ trong tác phẩm “Chữ người tử tù” để làm sáng tỏ.
c) Hướng dẫn cho điểm:
 Điểm 10- 12: Bài viết hiểu rõ và đáp ứng tốt các yêu cầu trên; đảm bảo các phần nội
dung; dẫn chứng phong phú, chính xác, toàn diện, có chọn lọc để làm nổi bật các nội
dung; phân tích sâu sắc; luận điểm sáng rõ, hợp lí (phần phân tích có ít nhất 3 luận
điểm, trong đó phải có luận điểm cuối); hành văn trong sáng; giàu cảm xúc.
 Điểm 7- 9: Hiểu và nắm được yêu cầu của đề bài; đảm bảo các phần nội dung; biết
chọn lọc dẫn chứng phân tích để làm rõ vấn đề; diễn đạt khá (có thể mắc một số lỗi sai
sót nhỏ, không đáng kể); luận điểm rõ ràng, hợp lí (phần phân tích có ít nhất 2 luận
điểm, trong đó phải có luận điểm cuối); văn có cảm xúc.
 Điểm 4- 6: Bài viết thể hiện được các nội dung cơ bản; phân tích, dẫn chứng chưa sâu,
chưa chính xác; diễn đạt tạm; luận điểm chưa rõ.
 Điểm 1- 3: Bài viết phân tích chung chung, chưa xác định nội dung đề yêu cầu; luận
điểm không rõ; phạm nhiều lỗi diễn đạt; kết cấu lộn xộn; diễn đạt yếu.
 Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lệch hoàn toàn về nội dung và phương pháp.

-HẾT-


4


UBND TỈNH THÁI NGUYÊN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học 2011 - 2012
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 THPT
(Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (8 điểm)
Suy nghĩ của anh (chị) về câu ngạn ngữ Nga:
“Đối xử với bản thân bằng lí trí, đối xử với người khác bằng tấm lòng”.
Câu 2 (12 điểm)
Bàn về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, sách giáo viên Ngữ văn 12
Nâng cao khẳng định:
“Là một thi phẩm xuất sắc, gần như đạt đến sự toàn bích, bài thơ Tây
Tiến ở đoạn nào cũng có những câu đặc sắc, những hình ảnh thơ độc đáo”.
Anh (chị) hãy dựa vào những hiểu biết về bài thơ để trình bày quan điểm
của mình về nhận định trên.

----------------------- Hết-------------------Họ và tên thí sinh: ………………………………………. SBD: ………….


UBND TỈNH THÁI NGUYÊN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học 2011 - 2012

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12 THPT
(Gồm có 03 trang)
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của
thí sinh. Tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giám khảo cần vận dụng chủ động, linh hoạt với
tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến
riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện. Những ý kiến ngoài
đáp án nếu có sức thuyết phục vẫn được chấp nhận.
- Nếu có việc chi tiết hóa các ý cần phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm và được
thống nhất trong toàn Hội đồng chấm thi.
- Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi, chấm điểm lẻ đến 0,25 và
không làm tròn.
II. Đáp án và thang điểm
Câu 1
ĐÁP ÁN
Học sinh có thể tự do trình bày những suy nghĩ của mình nhưng cần đảm bảo những
yêu cầu sau:
1. Về kiến thức
a. Giải thích để rút ra ý nghĩa của câu ngạn ngữ
- Đối xử với bản thân bằng lí trí: cách ứng xử với bản thân mình. Mỗi người cần có khả
năng tự nhận thức, tự đánh giá về mình một cách tỉnh táo, sáng suốt và có phần khắt khe.
Chính điều đó mới giúp ta có thể nhận ra những ưu điểm và hạn chế của bản thân để phát huy
và khắc phục.
- Đối xử với người khác bằng tấm lòng: cách ứng xử với mọi người. Với người khác
chúng ta luôn nhìn nhận, đánh giá bằng lòng yêu thương và sự bao dung. Điều đó sẽ giúp
người gần người hơn, tâm hồn sẽ thanh thản, nhẹ nhàng. Khi đối xử với người khác bằng tấm
lòng ta sẽ được đón nhận tấm lòng. Cái được nhận lại cũng chính là cái mà ta đã từng cho đi.
=> Câu ngạn ngữ Nga đã nêu ra bài học về cách ứng xử của con người với bản thân và
với người khác: Với bản thân phải nghiêm khắc, với mọi người phải vị tha, độ lượng.

b. Suy nghĩ của cá nhân
- Câu ngạn ngữ đúng. Bởi trong thực tế cuộc sống việc lí trí với bản thân và độ lượng
với mọi người là rất cần thiết.
- Tuy nhiên cũng cần phải linh hoạt để tránh những cách ứng xử cực đoan không mang
lại kết quả tốt đẹp:
+ Quá lí trí với bản thân sẽ khiến ta trở thành người sống nguyên tắc, cứng nhắc, thậm
chí khô khan, giáo điều. Người như vậy sẽ không biết cách đối xử với người khác bằng tấm
lòng. Vì vậy trong những tình huống khác nhau của cuộc sống mỗi người cũng cần phải biết
đối xử với chính mình bằng tấm lòng. Một người chỉ có thể khoan dung với người khác khi
biết độ lượng với bản thân mình.


+ Quá dễ dãi khi dành tấm lòng cho người khác như: yêu thương không đúng cách, bao
dung không đúng việc, vị tha không đúng người…cũng sẽ làm hại đến mọi người xung quanh,
bản thân dễ bị người xấu lạm dụng. Đối xử với người khác bằng tấm lòng là đúng nhưng cũng
có lúc, có người, có việc rất cần sự lí trí. Có như vậy ta mới đủ tỉnh táo và sáng suốt nhìn
nhận, đánh giá vấn đề để có cách ứng xử cho đúng.
- Bài học nhân sinh cho bản thân: Cần vận dụng linh hoạt ý nghĩa của câu ngạn ngữ trên.
Hãy tùy vào thực tế cuộc sống mà ta lựa chọn cách ứng xử phù hợp với bản thân mình và mọi
người.
* Lưu ý: Khi làm bài thí sinh cần đưa dẫn chứng phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề.
2. Về kĩ năng
- Biết cách làm một bài văn NLXH về một tư tưởng đạo lý.
- Bố cục sáng rõ, lập luận chặt chẽ, sắc sảo.
- Hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp…
BIỂU ĐIỂM
- Điểm 7 - 8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên.
- Điểm 5 - 6: Đáp ứng ở mức độ tương đối các yêu cầu đã nêu. Còn mắc một số lỗi nhỏ
về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.

- Điểm 3 - 4: Về cơ bản đáp ứng các yêu cầu của bài. Có thể mắc một số lỗi về diễn đạt,
dùng từ, ngữ pháp nhưng vẫn rõ ý của mình.
- Điểm 1 - 2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Bài viết lan man không thoát ý hoặc quá sơ
sài.
- Điểm 0: Lạc đề, hoặc không làm bài.
Câu 2
ĐÁP ÁN
Bài làm của học sinh cần đảm bảo những yêu cầu sau đây:
1. Về kiến thức
a. Giải thích và bày tỏ quan điểm về nhận định
- Nhận định của SGV Ngữ văn Nâng cao lớp 12 đánh giá về vị trí, thành công của bài
thơ Tây Tiến và nguyên nhân đưa tới những thành công ấy.
- Đã có nhiều nhà phê bình nghiên cứu văn học cũng có chung quan điểm. Hs có thể dẫn
ra để minh chứng. Ở đây xin được giới thiệu một vài ý kiến tiêu biểu:
+ GS Hà Minh Đức: Tây Tiến là một sáng tác có giá trị về tư tưởng, về nghệ thuật.Bài
thơ được viết ra với những màu sắc thẩm mỹ phong phú. Có cái đẹp hùng tráng của núi rừng
hiểm trở, và vẻ đẹp bình dị nên thơ của cuộc sống nơi bản làng quê hương, có cảm hứng mạnh
mẽ hòa hợp với chất trữ tình nhẹ nhàng mềm mại trong thơ. Đặc biệt Tây Tiến là bài thơ giàu
nhạc điệu, nhạc điệu của cuộc sống và của tâm hồn. Mỗi đoạn thơ mang một nhạc điệu riêng
vừa mạnh mẽ, vừa uyển chuyển khi đưa người đọc về với những kỉ niệm xa nên thơ và gợi
cảm.
+ Đỗ Kim Hồi: Tây Tiến là đóa hoa thơ vào loại đẹp nhất của thơ ca trong những năm
đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.

b. Làm sáng tỏ vấn đề qua bài thơ
- Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ: hoàn cảnh ra đời cùng những nét nổi bật về nội dung và
nghệ thuật.


- Nhận định đưa ra: bài thơ Tây Tiến ở đoạn nào cũng có những câu đặc sắc, những

hình ảnh thơ độc đáo nên học sinh phải biết dựa vào bài thơ lựa chọn các câu thơ đặc sắc, hình
ảnh thơ độc đáo để làm sáng tỏ vấn đề (Đây là phần trọng tâm của bài làm).
* Lưu ý: Đề không yêu cầu phân tích bài thơ mà tập trung vào những câu thơ hay,
những hình ảnh thơ độc đáo vì vậy học sinh phải lựa chọn đúng những câu thơ, hình ảnh thơ
đặc sắc. Những câu thơ, hình ảnh thơ ấy không phải chỉ ở một đoạn mà ở tất cả các đoạn trong
bài.
c. Bình luận mở rộng
Thành công của bài thơ Tây Tiến thể hiện tài năng và phong cách nghệ thuật đặc sắc của
Quang Dũng. Mặc dầu có những thăng trầm ở giai đoạn khi mới ra đời nhưng với thời gian bài
thơ đã có được vị trí xứng đáng trên thi đàn văn học Việt Nam và trong lòng bạn đọc. Điều đó
khẳng định giá trị đích thực của nghệ thuật không gì có thể phủ nhận, sẽ trường tồn với cuộc
đời.
2. Về kỹ năng
- Biết vận dụng linh hoạt những kiến thức Ngữ văn đã học để làm bài văn NLVH.
- Bố cục sáng rõ, lập luận chặt chẽ, sắc sảo.
- Hành văn trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc. Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả,
dùng từ, ngữ pháp…
BIỂU ĐIỂM
- Điểm 11 - 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, bài làm có sự sáng tạo.
- Điểm 9 - 10: Đáp ứng ở mức độ khá các yêu cầu của bài.Có thể có một vài lỗi nhỏ về
diễn đạt, dùng từ, chính tả...
- Điểm 7 - 8: Về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của đề, nhưng bài làm chưa sâu, còn mắc
một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp…
- Điểm 5 - 6: Hiểu được yêu cầu của đề, cơ bản hiểu bài thơ nhưng giải thích, chứng
minh và bình luận còn lúng túng. Mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp…
- Điểm 3 - 4: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Bài làm sơ sài, thiên về phân tích đơn thuần.
Diễn đạt lủng củng, tối nghĩa. Mắc nhiều lỗi.
- Điểm 1 - 2: Chưa hiểu đề, bài làm quá sơ sài, mắc quá nhiều lỗi.
- Điểm 0: Lạc đề, không làm bài.
.

------------------ Hết-------------------------


SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
BÌNH PHƯỚC
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

(Đề thi gồm 01 trang)

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT
NĂM HỌC: 2013 – 2014

Môn thi: Ngữ văn
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 03/10/2013

Câu 1. (8 điểm)
TẤT CẢ SỨC MẠNH

Có một cậu bé đang chơi ở đống cát trước sân. Khi đào một đường hầm trong đống
cát, cậu bé đụng phải một tảng đá lớn. Cậu bé liền tìm cách đẩy nó ra khỏi đống cát.
Cậu bé dùng đủ mọi cách, cố hết sức lực nhưng rốt cuộc vẫn không thể đẩy
được tảng đá ra khỏi đống cát. Đã vậy bàn tay cậu còn bị trầy xước, rướm máu. Cậu
bật khóc rấm rứt trong thất vọng.
Người bố ngồi trong nhà lặng lẽ theo dõi mọi chuyện. Và khi cậu bé bật khóc,
người bố bước tới: “Con trai, tại sao con không dùng hết sức mạnh của mình?”.
Cậu bé thổn thức đáp: “Có mà! Con đã dùng hết sức rồi mà bố!”.
“Không con trai – người bố nhẹ nhàng nói – con đã không dùng đến tất cả sức
mạnh của con. Con đã không nhờ bố giúp”.
Nói rồi người bố cúi xuống bới tảng đá ra, nhấc lên và vứt đi chỗ khác.

(Theo báo Tuổi trẻ - Bùi Xuân Lộc phỏng dịch từ Faith to Move Mountains).

Suy nghĩ của anh/chị về bài học rút ra từ câu chuyện trên.
Câu 2. (12 điểm)
Nhận định về bài thơ Tràng giang của Huy Cận, có ý kiến cho rằng: đó là nỗi
sầu vạn kỉ. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: đó là nỗi sầu của một con người giàu sức lực.
Anh/chị hiểu những ý kiến trên như thế nào? Làm sáng tỏ những ý kiến đó qua việc
phân tích thi phẩm.
--------------------------------- Hết --------------------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.


SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
BÌNH PHƯỚC
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT
NĂM HỌC: 2013 – 2014
MÔN THI: NGỮ VĂN

HƯỚNG DẪN CHẤM
(gồm có 04 trang)
I. YÊU CẦU CHUNG
- Thí sinh phải nắm được vấn đề chính cần nghị luận của mỗi câu, từ đó trình
bày được khả năng hiểu, phân tích, đánh giá của mình; biết vận dụng các thao tác lập
luận trong bài làm.
- Bài làm phải rõ ràng về bố cục, ý mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện được màu sắc
cá nhân trong lập luận, diễn đạt, hành văn,...
- Dẫn chứng từ văn học và cuộc sống phải chuẩn xác, phong phú và có chọn lọc.
- Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song phải đáp ứng được

những yêu cầu cơ bản của đề. Khuyến khích cho điểm tối đa những bài làm sáng tạo,
viết hay, độc đáo.
- Có thể cân đối hai câu để cho điểm toàn bài nhằm phát hiện đúng đối tượng
học sinh.
Lưu ý: Giám khảo có thể cho tới 0.25 điểm, không làm tròn điểm số.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ TỪNG CÂU
Câu 1. (8 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí đặt ra trong tác
phẩm văn học. Bài viết thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về kiến thức xã hội; dẫn chứng
thực tế, phong phú, có sức thuyết phục; bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt;
không mắc lỗi đặt câu, dùng từ, chính tả,...
2. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, chấp nhận cả các ý ngoài
đáp án, miễn là phù hợp với đề bài và có kiến giải hợp lí, có sức thuyết phục. Sau đây
là những yêu cầu cơ bản:
a. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (0.5 điểm)
b. Giải thích nội dung, ý nghĩa câu chuyện và rút ra bài học (1.5 điểm)


- Cậu bé đối diện với khó khăn, dù cố gắng hết sức vẫn thất bại, khóc và tuyệt
vọng vì nghĩ rằng sức mạnh của con người nằm trong chính bản thân mình.
- Người cha với lời nói và hành động mang đến một thông điệp: sức mạnh của
mỗi người là sức mạnh của bản thân và sự giúp đỡ từ người khác.
==> Bài học: Tự lực là cần thiết nhưng nếu không biết dựa vào sự giúp đỡ từ
người khác khi cần thiết cũng khó thành công hơn.
c. Bàn luận (4.0 điểm)
- Tại sao mỗi người nên nhận sự giúp đỡ của người khác?
+ Thực tế cuộc sống đặt ra nhiều vấn đề phức tạp, bất ngờ vượt khỏi khả năng
của mỗi cá nhân; có những vấn đề phải nhiều người mới giải quyết được.

+ Mỗi người luôn có khát vọng được thành công trên nhiều lĩnh vực.
- Ý nghĩa của sự giúp đỡ từ người khác:
+ Sự thành công sẽ nhanh và bền vững hơn.
+ Người nhận sự giúp đỡ có thêm sức mạnh và niềm tin, hạn chế được những rủi
ro và thất bại.
+ Tạo lập mối quan hệ tốt đẹp, gắn kết giữa người với người, nhất là trong xu
thế hội nhập hiện nay.
- Giúp đỡ không phải là làm thay; giúp đỡ phải vô tư, chân thành, tự nguyện.
- Phê phán những người tự cao không cần đến sự giúp đỡ của người khác, những
người ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.
d. Bài học nhận thức và hành động (1.5 điểm)
- Phải nhận thấy sức mạnh của cá nhân là sức mạnh tổng hợp.
- Chủ động tìm sự giúp đỡ và chỉ nhận sự giúp đỡ khi bản thân thực sự cần.
- Có thói quen giúp đỡ mọi người.
e. Khái quát vấn đề (0.5 điểm)
3. Tiêu chuẩn cho điểm
- Điểm 7 – 8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên.
- Điểm 5 – 6: Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu trên, có hiểu biết thực tế, biết
cách triển khai vấn đề, diễn đạt khá.
- Điểm 3 – 4: Đáp ứng tốt 1/2 những yêu cầu trên; hoặc đạt 2/3 các ý trên, tỏ ra
hiểu vấn đề song chưa thuyết phục trong cách lập luận, tư liệu thực tế chưa phong phú,
diễn đạt khá trôi chảy nhưng còn mắc một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 1 – 2: Hiểu chưa sát yêu cầu của đề, diễn đạt yếu.
Câu 2. (12 điểm)


1. Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm vững yêu cầu của bài văn nghị luận văn học (dạng bài phân tích làm sáng
tỏ ý kiến bàn về một tác phẩm văn học). Bài viết phải thể hiện được khả năng cảm thụ,
đánh giá một cách xác đáng, khoa học về tác phẩm.

- Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, ý tứ sâu sắc, diễn đạt trôi chảy, văn giàu hình
ảnh, cảm xúc và mang dấu ấn cá nhân.
2. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau (có thể phân tích theo chỉnh
thể tác phẩm hoặc phân tích theo từng khía cạnh của nhận định, không phân tích thuần
túy bài thơ), chấp nhận cả những cách hiểu ngoài đáp án, miễn là phù hợp với bài thơ,
kiến giải hợp lí, có sức thuyết phục. Sau đây là những gợi ý cơ bản:
a. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (0.5 điểm)
b. Giải thích vấn đề (3.0 điểm)
- “Nỗi sầu vạn kỉ”: là nỗi buồn chồng chất, dồn nén (từ thời gian, không gian,
tạo vật cho đến lòng người) chảy từ ngàn xưa.
- “Nỗi sầu (...) của một con người giàu sức lực”: là nỗi buồn của người giàu
khao khát sống - hòa nhập - gắn bó, giàu tình yêu với thiên nhiên đất nước, con người,
ý thức sâu sắc về cá nhân...
→ Hai ý kiến đã thâu tóm được nội dung, ý nghĩa của bài thơ và nét riêng của
hồn thơ Huy Cận.
c. Phân tích bài thơ làm sáng rõ ý kiến (6.0 điểm)
- Bài thơ là “Nỗi sầu vạn kỉ”:
+ Không gian vũ trụ bao la, vô tận, mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp, trống
trải (tràng giang, sông dài, trời rộng, bến cô liêu, không đò, không cầu...).
+ Thời gian vô định.
+ Tạo vật nhỏ bé, lẻ loi, rời rạc, lạc loài, chia lìa,...
+ Tâm trạng lữ thứ: nỗi buồn triền miên, nỗi sầu mênh mang, lẻ loi, bơ vơ, lạc
lõng, bế tắc, lo sợ, nhớ mong,...
+ Nghệ thuật tương phản, ước lệ, kết hợp thi liệu cổ điển và hiện đại.
=> Tràng giang vô thủy, vô chung, vô cùng, vô tận, vô định, vô tình.
- Bài thơ là “Nỗi sầu (...) của một con người giàu sức lực”:
+ Nỗi buồn bắt nguồn từ khát vọng được sống, được kết nối, giao hòa và gắn bó
với tạo vật và con người. Ẩn sau nỗi buồn là một trái tim tha thiết với đời, một sức
sống âm thầm mà mãnh liệt.



+ Nỗi buồn bắt nguồn từ nhận thức về sự hữu hạn, nhỏ bé, lẻ loi, lạc loài, mong
manh của thân phận, kiếp người trước cuộc đời. Đó là sự thức tỉnh của ý thức cá nhân.
+ Sâu hơn là nỗi buồn vì nhận thấy thiếu quê hương và tổ quốc ở trong lòng.
+ Những hình ảnh, thi liệu trong văn học cổ được vận dụng một cách sáng tạo
góp phần thể hiện sâu sắc sức sống trong bài thơ.
d. Đánh giá nâng cao (2.0 điểm)
- Hai ý kiến không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau khẳng định giá trị sâu sắc
của bài thơ và hồn thơ Huy Cận.
- Hai ý kiến thể hiện sự thấu cảm sâu sắc về Tràng giang – một bài thơ tuy buồn
nhưng mang ý nghĩa tích cực bởi khả năng đánh thức trong con người tình yêu thiên
nhiên, đất nước, khát vọng được sống trọn vẹn trong sự giao hòa, gắn bó với cuộc đời.
Đó là nỗi buồn có ý nghĩa thời đại của bài thơ và Thơ mới.
e. Khái quát vấn đề (0.5 điểm)
3. Tiêu chuẩn cho điểm:
- Điểm 10 – 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên.
- Điểm 8 – 9: Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu trên, biết cách triển khai vấn
đề, biết cách phân tích cứ liệu làm rõ ý kiến, diễn đạt khá.
- Điểm 6 – 7: Đáp ứng tốt 1/2 các yêu cầu trên; hoặc đạt 2/3 các ý trên, tỏ ra
hiểu vấn đề song chưa thuyết phục về lí lẽ và cứ liệu phân tích, diễn đạt khá trôi chảy,
còn mắc một vài lỗi nhỏ.
Lưu ý: Nếu bài làm của thí sinh tỏ ra hiểu vấn đề nhưng lúng túng trong cách
khai triển và nghiêng về phân tích tác phẩm thuần túy – tất nhiên phải đúng – chỉ cho
tối đa 6.0 điểm.
- Điểm 4 – 5: Đáp ứng được 1/2 những yêu cầu trên, chưa nắm chắc vấn đề,
phân tích tác phẩm còn hạn chế, diễn đạt còn vụng.
- Điểm 2 – 3: Hiểu chưa sát về vấn đề, kĩ năng phân tích, bình luận và diễn đạt
còn nhiều hạn chế.
- Điểm 0 – 1: Hiểu sai về đề, bài làm quá sơ sài, diễn đạt kém.

Lưu ý: Đối với bài làm của thí sinh thuộc hệ GDTX, giám khảo cần linh
hoạt vận dụng tiêu chuẩn cho điểm sau đây.
- Điểm 10 – 12: Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu trên, biết cách triển khai vấn
đề, biết cách phân tích tác phẩm, diễn đạt khá.
- Điểm 8 – 9: Đáp ứng 2/3 các ý trên, tỏ ra hiểu vấn đề song chưa thật thuyết
phục về lí lẽ và cứ liệu phân tích, diễn đạt khá trôi chảy, còn mắc một vài lỗi nhỏ (nếu


bài làm của thí sinh tỏ ra hiểu vấn đề nhưng lúng túng trong cách khai triển và nghiêng
về phân tích thuần túy – tất nhiên phải đúng – chỉ cho tối đa 8.0 điểm).
- Điểm 6 – 7: Đáp ứng tốt 1/2 các yêu cầu trên; nắm chưa thật chắc vấn đề, phân
tích tác phẩm còn hạn chế, diễn đạt đôi chỗ còn vụng.
- Điểm 4 – 5: Thí sinh chỉ phân tích tác phẩm thuần túy, diễn đạt còn hạn chế,
mắc nhiều sai sót.
- Điểm 2 – 3: Hiểu chưa sát về vấn đề, bài làm quá sơ sài, diễn đạt kém.
- Điểm 0 – 1: Có viết liên quan đến bài thơ nhưng không đáp ứng được yêu cầu
nào về kiến thức và kĩ năng.
-------------------------- Hết -------------------------


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TUYÊN QUANG
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút.
(Không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang


Câu 1: (8,0 điểm)
Trong Truyện Kiều, kết thúc đoạn thơ Kiều gặp Kim Trọng, Nguyễn Du viết:
“Bóng tà như giục cơn buồn,
Khách đà lên ngựa, người còn ghé theo
Dưới cầu nước chảy trong veo,
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”
Đoạn thơ trên nói đến “cảnh” nhưng lại nói nhiều đến “tình”. Em hãy viết một
bài văn (không quá 1 trang giấy thi để làm rõ điều đó.
Câu 2: (12 điểm)
Phân tích sắc thái riêng biệt của bài thơ Thu vịnh (Nguyễn Khuyến) và bài thơ
Đây mùa thu tới (Xuân Diệu).
_____________ Hết_____________
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Giám thị không giải thích gì thêm.

1


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TUYÊN QUANG

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN

HƯỚNG DẪN CHẤM
(Hướng dẫn chấm có 02 trang)
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí

sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn và tính chất của kỳ thi là để chọn học sinh giỏi nên giám
khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; đặc biệt khuyến khích những
bài viết có cảm xúc, có những ý tưởng mới mẻ, cách trình bày sáng tạo.
- Việc chi tiết hoá hướng dẫn chấm (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi
ý, được thống nhất trong tổ chấm thi và được trưởng ban chấm thi duyệt.
- Điểm toàn bài lẻ đến 0,25.
II. Hướng dẫn chấm từng câu
Câu 1:(8,0 điểm)
Yêu cầu chung
Đề bài yêu cầu thí sinh có hiểu biết về đặc điểm bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du, từ đó
phân tích được tâm trạng của Thúy Kiều qua đoạn thơ. Sử dụng linh hoạt các thao tác nghị luận.
Yêu cầu cụ thể
Bài làm của thí sinh cần thể hiện rõ các nội dung sau:
1. Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật của Truyện Kiều là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, dùng cảnh
để thể hiện tâm trạng. Đoạn thơ trên tả cảnh nhưng đằng sau cảnh ấy là tâm trạng của nhân vật.
2. Cảnh trong đoạn thơ là cảnh đẹp nhưng đượm nỗi bâng khuâng man mác, nỗi buồn nhè nhẹ.
Dòng nước “trong veo” và dáng liễu rủ dưới “bóng chiều thướt tha” bên cầu tạo nên bức tranh đẹp.
Người thiếu nữ tứng sống cảnh “Êm đềm trướng rủ màn che” không hề giấu lòng mình mà “ ghé theo”
bóng người đi. Cảm giác bâng khuâng, lưu luyến vì tình yêu mới chớm thật nhẹ nhàng, trong sáng như
dòng nước, như tơ liễu thướt tha dưới trời chiều. Tơ liễu và bóng chiều ấy cũng như mang nỗi niềm lưu
luyến, muốn ngả dài theo cái nhìn của người thiếu nữ.
3. Cảnh vật được miêu tả trong đoạn thơ là cảnh vật đã được nhìn qua tâm trạng bâng khuâng,
lưu luyến, nhẹ nhàng, trong sáng, thoảng nỗi buồn vì phải chia xa.
Biểu điểm
- Điểm 7 - 8: Hiểu văn cảnh và ý thơ, phân tích đúng hướng, làm rõ được tâm trạng nhân vật.
Biết sử dụng linh hoạt các thao tác nghị luận. Văn viết mạch lạc, cảm xúc chân thành.
- Điểm 5 - 6: Hiểu ý thơ. Phân tích đúng hướng, có phân tích tâm trạng nhân vật. Biết sử dụng
các thao tác nghị luận. Diễn đạt rõ ràng. Có thể còn mắc một số sơ suất nhỏ.
- Điểm 3 - 4: Nắm được ý thơ. Biết được hướng phân tích. Biết sử dụng thao tác nghị luận. Có

thể mắc một số lỗi về cách diễn đạt, chính tả.
- Điểm 1- 2: Chưa hiểu văn cảnh nên không hiểu ý thơ dẫn đến phân tích chưa đúng hướng. Còn
mắc các lỗi diễn đạt hoặc chưa xác định được yêu cầu của đề nên chuyển sang phân tích đoạn thơ.
- Điểm 0: Không viết được gì.
2


Câu 2 (12,0 điểm)
Yêu cầu chung
Qua bài làm, thí sinh phải chỉ ra những nét riêng biệt trong thể hiện cảm xúc của 2 nhà thơ qua 2
tác phẩm cụ thể.
Yêu cầu cụ thể
Bài viết của thí sinh phải nêu được những ý cơ bản sau:
1. Đề tài mùa thu trong truyền thống thơ văn phương Đông và những nét giống nhau giữa 2 nhà
thơ khi viết về mùa thu qua 2 bài thơ Thu vịnh, Đây mùa thu tới. Nét giống nhau bao trùm trong cả 2 bài
thơ là cảnh mùa thu đẹp nhưng mang nặng nỗi buồn.
2. Những nét riêng trong cảm xúc về mùa thu của 2 nhà thơ thông qua việc phân tích làm sáng tỏ
từ 2 bài thơ.
a) Bài “Thu vịnh” của Nguyễn Khuyến.
- Nguyễn Khuyến lấy cảm hứng từ cảnh thu ở một vùng thôn quê, gắn bó với cuộc sống và tâm
hồn của chính tác giả. Cảnh thu trong bài thơ tiêu biểu cho mùa thu của làng quê Việt Nam, đặc biệt là
vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đó là mùa thu tĩnh lặng, trong trẻo, yên ả đến kỳ lạ.
- Cảnh thu tĩnh lặng, đượm nỗi buồn. Tác giả vừa đắm mình trong cảnh thu, vừa lặng yên để
thấm nỗi buồn sâu kín. Nỗi buồn ấy chuyển thành nỗi thẹn, nỗi đau sâu lắng. Điều đó làm cho người đọc
yêu mến, kính trọng nhà thơ, nhà nho trọng khí tiết.
b) Bài “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu
- Xuân Diệu lấy cảm hứng từ cảnh thu của mùa thu “hiện đại” với cảnh sắc, không gian, con
người khác xa cảnh thu “cổ điển”. Người đọc có thể hình dung đó là cảnh thu ở nơi phố phường, thành
thị. Đó là mùa thu đìu hiu, nặng nỗi cô đơn, niềm khát khao được hòa hợp với đời, với người.
- Cảnh thu đìu hiu, lạnh lẽo, buồn da diết như đang khóc than, run rẩy. Cảnh thu như làm tăng

thêm nỗi cô đơn, sự chia ly, lòng sầu não của lớp thanh niên đang bế tắc, chán nản trước thực tại xã hội.
c) Nhận xét về sự khác nhau trong cảm xúc của 2 nhà thơ qua 2 bài thơ
- Cảm xúc của Nguyễn Khuyến là nỗi buồn, nỗi thẹn, nỗi xót xa, bất lực của một nhà nho thanh
cao nhưng luôn mang trong mình cảm giác không trọn vẹn với nước, giống như kẻ không còn nước cờ
khi “đương dở cuộc”, kẻ “chạy làng” khi “bạc chửa thâu canh”.
- Cảm xúc của Xuân Diệu là nỗi buồn vì sự cô đơn, sự chia ly của cảnh vật và sự lạnh lẽo của
tình đời, tình người trong xã hội thực dân nửa phong kiến.
Biểu điểm:
- Điểm 11 - 12: Hiểu được yêu cầu của đề; nêu được đủ các ý nêu trên, phân tích chi tiết và làm
sáng tỏ được ý 2, có dẫn chứng và phân tích dẫn chứng; sử dụng linh hoạt các thao tác nghị luận; văn
viết mạch lạc, cảm xúc chân thành.
- Điểm 9-10 : Hiểu được yêu cầu của đề; nêu được đủ các ý nêu trên, phân tích làm rõ được ý 2,
có dẫn chứng và phân tích dẫn chứng thuyết phục; biết sử dụng các thao tác nghị luận; diễn đạt khá
mạch lạc, có thể còn mắc một vài sơ suất nhỏ.
- Điểm 7-8 : Nắm được yêu cầu của đề; nêu được đủ các ý nêu trên, có phân tích được ý 2, có
dẫn chứng và phân tích dẫn chứng; có thể còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Điểm 5-6 : Nắm được yêu cầu cơ bản của đề; nêu được đủ các ý nêu trên, có phân tích ý 2, có
dẫn chứng; còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Điểm 3-4 : Chưa nắm được yêu cầu cơ bản của đề; nêu thiếu một trong các ý, có phân tích ý 2
nhưng chưa nhận xét hoặc nhận xét sơ sài; còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Điểm 1-2 : Không nắm được yêu cầu của đề; nêu thiếu từ 2 ý trở lên, chưa phân tích ý 2; không
có dẫn chứng, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả hoặc chuyển sang phân tích tác phẩm.
3


- Điểm 0: Không viết được gì.
------------HẾT-------------

4



UBND TỈNH PHÚ YÊN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍ NH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT - NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: NGỮ VĂN
Ngày thi: 17/10/2013
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1. (8,0 điểm)
Từ thông điệp mà Văn Cao muốn gửi tới chúng ta qua bài thơ dưới đây đến
những suy cảm của anh/chị về thời gian và cuộc sống.
THỜI GIAN
Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỉ niệm trong tôi
Rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn
Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước
(Văn Cao, Lá, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1998)
Câu 2. (12,0 điểm)
Hàn Mặc Tử từng nói rằng: “Người thơ phong vận như thơ ấy”. Anh/ chị hiểu

ý kiến đó như thế nào ? Từ con người và sự nghiệp sáng tác của một nhà thơ, hãy
làm sáng tỏ điều đó.
--------- Hết --------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.


UBND TỈNH PHÚ YÊN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍ NH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT - NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: NGỮ VĂN
Ngày thi: 17/10/2013
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(Bản Hướng dẫn chấm thi gồm có 02 trang)

A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát
bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt
trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc
và sáng tạo.
- Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với
tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất giữa các giám khảo trong Hội đồng chấm
thi.
- Điểm của toàn bài thi vẫn được giữ nguyên, không làm tròn số.

B. Đáp án và thang điểm

Câu 1. (8,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
- Xây dựng một bài văn nghị luận xã hội chặt chẽ, hợp lí trên cơ sở ý nghĩa của
một tác phẩm văn học.
- Bố cục bài viết rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, dẫn chứng phong phú,
tiêu biểu, hành văn trong sáng, có cảm xúc, thuyết phục, có nét riêng. Không mắc lỗi
diễn đạt về các mặt chính tả, dùng từ, đặt câu.
II. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể kết cấu bài làm theo nhiều cách khác nhau miễn là các ý đưa ra
lập luận chặt chẽ, có cơ sở và có sức thuyết phục người đọc. Sau đây là định hướng
cách hiểu của cá nhân người ra đề, không áp đặt học sinh có cách hiểu khác hay và
thuyết phục hơn.
Nội dung

Điểm

1. Thông điệp mà Văn Cao muốn gửi đến chúng ta qua bài thơ Thời gian:
- Thời gian tuy vô hình, trôi chảy nhẹ nhàng lặng lẽ nhưng lại hiện hữu trong đời sống
con người, con người có thể cảm nhận được qua “kẽ tay”.
- Thời gian vô cùng nghiệt ngã, thời gian có thể biến đổi tất cả, làm cho cuộc đời và kỉ 2,0 đ
niệm của con người tàn tạ, thậm chí bị xóa nhòa, đi vào cát bụi, rơi vào quên lãng.
- Riêng nghệ thuật (thơ, âm nhạc) và tình yêu - cái đẹp của cuộc sống thì bất chấp thời
gian, vượt lên trên sự băng hoại của thời gian, ở lại với đời “mãi mãi xanh tươi”.


- Bài thơ thể hiện quan niệm sâu sắc về thời gian của Văn Cao: Thời gian có thể làm khô
chiếc lá đời người nhưng lại làm tươi xanh những chiếc lá thơ, chiếc lá nhạc, chiếc lá
tình yêu.
2. Suy nghĩ về thời gian, cuộc sống: Mỗi người có cách cảm nhận khác nhau về thời
gian và cuộc sống, song cần thể hiện những ý cơ bản sau:

- Con người sống trong thời gian, sống cùng thời gian, không có cuộc sống nào mà
không có quan hệ với thời gian. Có người chạy đua với thời gian, sống tích cực chói
sáng,có người bị thời gian bỏ mặc, sống mỏi mòn vô nghĩa.
- Tốc độ dòng thời gian trôi đi trong không gian sống của chúng ta là luôn như nhau,
nhưng mỗi người, mỗi lúc lại có các cảm giác và cảm nhận khác nhau là do tâm thế và
tinh thần của mỗi người, do những hoàn cảnh và tác động khác nhua từ môi trường sống.
- Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Thời gian là thứ chúng ta không thể
thêm bớt và khi đã mất đi chúng ta không thể nào tìm lại được. Bởi vậy, chúng ta phải ý
thức được giá trị của thời gian, biết quý trọng thời gian để sống mỗi giây, mỗi phút đều
có ý nghĩa. Và nếu ta biết chấp nhận quy luật của thời gian, làm chủ được thời gian, ta sẽ
làm chủ được cuộc sống, ta sẽ sáng tạo ra Cái Đẹp trường tồn cùng thời gian.
- Trong thời đại ngày nay, con người luôn bận rộn. Quản lí thời gian là một trong những
kĩ năng cần thiết. Con người cần phải biết sử dụng thời gian hợp lí, có phương pháp cân
bằng thời gian cho công việc, nghỉ ngơi giải trí và cho gia đình.
 Lưu ý : Bài làm đạt điểm tối đa khi diễn đạt đầy đủ các ý, không mắc lỗi diễn
đạt, dùng từ, chính tả…Cần khuyến khích những bài làm sáng tạo.

1,0 đ
1,0 đ
2,0 đ

2,0 đ

Câu 2. (12,0 điểm)
I - Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài văn nghị luận tổng hợp: vừa giải thích, bình luận vừa phân
tích phong cách nghệ thuật của các nhà thơ tiêu biểu để làm sáng tỏ một vấn đề lý
luận văn học.
- Bố cục rõ ràng chặt chẽ. Diễn đạt lưu loát, văn giàu hình ảnh. Không mắc lỗi
chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

II - Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể kết cấu bài làm theo nhiều cách khác
nhau miễn là làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc. Có thể giải quyết được
những nội dung sau đây:
Nội dung

Điểm

1. Giải thích
- Người thơ: là người làm thơ, thi nhân, chủ thể sáng tạo. Phong vận: phong thái, cốt 3,0 đ
cách, cá tính của con người được bộc lộ trong thơ. Câu nói của Hàn Mặc Tử muốn khẳng
định mối quan hệ khăng khít giữa người thơ và thơ. Thơ ca vừa là kết tinh tài năng, tâm
huyết của người nghệ sĩ, vừa là tấm gương phản chiếu hình ảnh tinh thần của họ. Vậy
nên khi đọc thơ, người đọc không chỉ rung cảm trước cái hay, cái đẹp của nghệ thuật,
hiểu được điều nhà thơ muốn giãi bày mà còn nhận ra cốt cách của người làm thơ.
- Tại sao nói người thơ phong vận như thơ ấy ?
+ Thơ ca là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn, giúp nhà thơ biểu hiện chân thật thế 3,0 đ
giới chủ quan riêng mình: tâm tư, khát vọng, cảm xúc, cảm giác trước thực tại khách


quan. Việc đọc thơ cũng đồng thời với việc hiểu phong vận của người thơ.
+ Tuy cùng là tiếng nói của tâm hồn, nhưng do ý thức về cái tôi cá nhân của nhà thơ nên
khi được cất lên thơ luôn thể hiện rõ cá tính, trí tuệ, sức tưởng tượng, mức độ tài hoa ở
người nghệ sĩ. Bởi vậy, phong vận của người thơ bao giờ cũng mang màu sắc cá thể,
riêng biệt.
2. Chứng minh: Học sinh có thể chọn một trong số những nhà thơ lớn đã học trong nhà
trường để phân tích, làm sáng tỏ mối quan hệ khăng khít giữa người thơ và thơ của chính
6,0 đ
mình như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu,
Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Hồ Chí Minh, Tố Hữu,…
 Lưu ý: Bài làm đạt điểm tối đa khi diễn đạt đầy đủ các ý, không mắc lỗi diễn đạt,

dùng từ, chính tả…Cần khuyến khích những bài làm sáng tạo.


SỞ GD & ĐT TÂY NINH

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG TỈNH
NĂM HỌC 2014 – 2015
Ngày thi: 24 tháng 9 năm 2014
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (8,0 điểm)
Trên website Nhà văn hóa Thanh niên: www.nvhtn.org.vn có đăng ý kiến của
ông Giản Tư Trung, Giám đốc PACE:
"Trái đất này là của chúng mình, thế giới phẳng đã gióng lên hồi chuông toàn
cầu về sự vận động của thế giới, mọi người cần ý thức sâu sắc về nơi mình đang sống,
vị trí mình đang đứng. Khoa học, công nghệ đang thu nhỏ thế giới lại, cơ hội đang đến
với mỗi cá nhân chúng ta và chỉ còn phải nắm bắt lấy nó. Mỗi người phải chuẩn bị cho
mình một nền tảng vững chắc như vốn ngoại ngữ, khả năng sử dụng công nghệ thông
tin, trình độ tư duy tốt. Hãy bắt đầu ngay trước khi quá muộn"
Bản tin ấy cũng nêu lên vấn đề:
... Nhiều người trong chúng ta, hàng ngày đang sống, làm việc đôi khi như
quán tính, thói quen và vì các mục tiêu trước mắt, mà rất ít khi dừng lại xác định
"mình là ai?", "mình thực sự muốn làm gì?" và "mình cần phải làm gì?".
Suy nghĩ của anh (chị) khi đọc những dòng ý kiến trên. Anh (chị) có bao giờ
nghĩ rằng sẽ phải lập một "chiến lược" cho chính cuộc đời mình?
Câu 2: (12,0 điểm)
"Nội tâm nhân vật thường có nét riêng cho thấy những bí ẩn của tâm hồn,
phẩm chất, lí tưởng của nhân vật. Đặc biệt là những thay đổi trong ý thức, thái độ sống
và tâm lí của nhân vật qua các giai đoạn."

(Sách Ngữ văn 11- Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, trang.196)
Từ việc tìm hiểu nhận định trên, hãy phân tích đời sống nội tâm của một nhân
vật trong tác phẩm truyện được học (thuộc chương trình Ngữ văn trung học phổ thông)
đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng anh (chị).
-----------Hết---------


SỞ GD & ĐT TÂY NINH

ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn thi: Ngữ văn

Câu 1: (8,0 điểm)
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội
dung chính dưới đây.
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội.
- Đáp ứng các yêu cầu về văn phong.
- Bố cục chặt chẽ, lý lẽ xác đáng, dẫn chứng phù hợp.
- Hạn chế các lỗi diễn đạt, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
a. Miêu tả hiện tượng và ý nghĩa của bản tin:
- Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, vẫn còn rất nhiều người thiếu sự định
hướng mục tiêu cho cuộc đời mình. Nhiều thanh niên Việt Nam chúng ta đã bỏ qua
nhiều cơ hội vì không có sự chuẩn bị cần thiết.
- Những câu hỏi: "mình là ai?", "mình thực sự muốn gì?" và "mình cần phải làm
gì?" chính là xác định vị trí của mỗi người giữa cuộc đời này, là những chỉ tiêu phấn
đấu, mục tiêu phía trước của mỗi người.
- Trong bức tranh xã hội hiện đại – "thế giới phẳng" ("Thế giới phẳng" đồng nghĩa với

thế giới "hội nhập", với "toàn cầu hóa") với những tiện ích của công nghệ thông tin,
con người có nhiều điều kiện và cơ hội để phát triển nhưng cũng nhiều thách thức. "Sự
vận động của thế giới" với tốc độ nhanh chóng đòi hỏi con người phải biết hoạch định
mục tiêu mới có thể thành công và làm chủ cuộc đời mình.
b. Bàn luận:
- Suy nghĩ về điều kiện của thế hệ trẻ hôm nay trên đường đến với tương lai. Yêu cầu
của thời đại đối với cá nhân.
- Suy nghĩ về tình trạng một thế hệ được học hành đầy đủ, có nhiều điều kiện vật chất
tốt mà nhiều người lại sống thiếu sự định hướng mục tiêu cho cuộc đời mình.
Bản thân mỗi người cần phải lập một "chiến lược" cho chính cuộc đời mình, cần có
mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện các mục tiêu ấy.


- Tuy nhiên, thế hệ trẻ cần sự giúp đỡ, cần một phương pháp để tự định hướng cuộc
đời từ gia đình, nhà trường, xã hội...
c. Bài học:
- Không có mục tiêu sống, con người dễ lâm vào những cảm xúc tiêu cực không đáng
có. Không ít giấc mơ đã thui chột chỉ vì bản thân con người không xác định được mục
tiêu cho tương lai nên không thể kiên định với con đường của mình.
- Phải biết ước mơ và xây dựng cho mình những mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn
trong hành trình đến tương lai; không ngừng học tập, rèn luyện những năng lực, những
kĩ năng để có một "nền tảng vững chắc" vươn tới thành công. Chúng ta sẽ thành công
nế u ta biết hoa ̣ch đinh
̣ đươ ̣c tương lai của chính miǹ h.
3. Cách cho điểm:
- Điểm 8,0:
+ Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên.
+ Lập luận chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, văn có cảm xúc.
- Điểm 6,0:
+ Đáp ứng phần lớn những yêu cầu nêu trên.

+ Lập luận rõ ràng, diễn đạt khá, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 4,0:
+ Trình bày được nửa số ý nêu trên.
+ Lập luận và diễn đạt rõ ràng.
- Điểm 2,0: Chưa hiểu đúng vấn đề, nội dung sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
- Giám khảo dựa vào những tiêu chuẩn trên để cho các điểm còn lại.
Câu 2: (12,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học - giải thích một vấn đề thuộc lí luận văn
học, lấy đó làm định hướng phân tích nội tâm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã
được học.
- Bố cục mạch lạc, văn viết đúng phong cách.
- Hạn chế các lỗi diễn đạt, chữ viết cẩn thận, bài làm sạch sẽ.
2. Yêu cầu về kiến thức:


×