Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

BÚT PHÁP tạo HÌNH TRONG VANG BÓNG một THỜI và CHÙA đàn của NGUYỄN TUÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.96 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TRẦN THỊ THANH HUYỀN

BÚT PHÁP TẠO HÌNH
TRONG VANG BÓNG MỘT THỜI
VÀ CHÙA ĐÀN CỦA NGUYỄN TUÂN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam hiện đại
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Hải Anh


HÀ NỘI – 2015
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Lê Hải Anh –
Người đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Đồng thời, em gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm Khoa, các thầy
giáo, cô giáo trong Tổ bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ, giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn.
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Trần Thị Thanh Huyền




MỤC LỤC
Như trên đã nói, nghệ thuật tạo hình bao gồm các ngành nghệ thuật như: điêu khắc, hội
họa, điện ảnh…Trong khi đó, văn học được coi là một loại hình nghệ thuật khá đặc biệt:
nghệ thuật ngôn từ. Chính vì vậy, văn học có khả năng chuyển dịch hình tượng của mọi
loại hình nghệ thuật khác sang hình tượng văn học hay khả năng tổng hợp linh hoạt các
loại hình nghệ thuật khác của văn học. Điều đáng nói ở đây là các nghệ sĩ ngôn từ không
hề sử dụng những cây cọ, những màu vẽ hay những chiếc búa, đục, những đá đồng, những
máy quay với cả một ê-kíp làm phim…mà chỉ một mình nhà nghệ sĩ ấy, với thứ chất liệu
ngôn từ đa dạng, phong phú dưới bàn tay đã được sự chỉ huy của bộ óc mẫn tiệp, của một
thứ tư duy được gọi là tư duy nghệ thuật. Thế nhưng ngòi bút ấy vẫn cứ tung tẩy, cứ phóng
khoáng mà phác ra bao nét hình, tô màu lên, khắc dựng các chân dung, tạo nhịp điệu cho
các cảnh…bằng ngôn ngữ khiến cho độc giả theo dõi tác phẩm văn học mà như thấy mình
được chiêm ngưỡng những bức tranh thiên nhiên, những bức họa về con người và nhiều
khi giữa trang văn, giữa những ngôn từ văn học hiện lên sừng sững một bức phù điêu về
con người, sự vật. Theo dõi cả một câu chuyện, hay chỉ là một sự kiện, người đọc cũng có
lúc cảm nhận được như mình đang theo dõi một bộ phim, một đoạn phim. Xin được trích
ra đây những dòng bình luận của Văn Ngọc trong một bài viết có nhan đề Ma lực của hình
ảnh trong văn học và nghệ thuật đăng trên báo Tia sáng.com ngày 16/4/2009 để người đọc
rõ hơn: “… trong văn, thơ, ngoài cái đẹp tự thân của ngôn ngữ (câu chữ, nhạc điệu, nhịp
điệu,...), ngoài cái đẹp của nội dung (cốt truyện, chủ đề tư tưởng, tình cảm các nhân vật)
mà tác phẩm chuyên chở ra, còn có cái đẹp của những hình ảnh mà tác giả tạo nên trong óc
tưởng tượng của người đọc thông qua ngôn ngữ. Ta gọi loại hình ảnh này là hình ảnh
“mở”, vì nó cho phép người đọc tha hồ tưởng tượng, không như cái đẹp được thể hiện một
cách quá cụ thể, cố định, bằng vật liệu, chất liệu, màu sắc, v.v. của một bức họa, một bức
tượng, một công trình kiến trúc, hoặc một tác phẩm điện ảnh, mặc dầu điện ảnh là một
trường hợp đặc biệt, vì nó vừa là văn chương, lại vừa là nghệ thuật tạo hình. Nó là một
sáng tạo tập thể của nhiều ngành văn học và nghệ thuật tập hợp lại......................................8



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Tuân là một nhà văn độc đáo, tài hoa, uyên bác. Cả cuộc đời ông
mang trong mình khát khao tìm kiếm và theo đuổi cái đẹp, “luôn muốn mỗi ngày
sống, mỗi trang đời của mình cũng là một trang nghệ thuật…”. Cái đẹp trong
văn chương của Nguyễn Tuân không chỉ đem lại cho người đọc giá trị thưởng
thức, mà còn giúp con người biết trân trọng và nâng niu nó. Điều đó thể hiện sâu
sắc nhất trong quan điểm về cái đẹp của Nguyễn Tuân cùng phong cách sáng tác
của ông. Một trong những yếu tố làm nên phong cách sáng tác độc đáo ấy chính
là bút pháp tạo hình.
Nguyễn Tuân là người am tường nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau
như: hội họa, điêu khắc, điện ảnh…Khả năng quan sát của nhiều ngành nghệ
thuật đã làm nên bút pháp tạo hình – một biểu hiện của kỹ thuật hiện đại được
Nguyễn Tuân sử dụng với tần số không nhỏ trong sáng tác của mình.
Trước cách mạng, Nguyễn Tuân vốn đi nhiều, ngắm nhìn nhiều song có lẽ
phải đến Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân mới thực sự dừng chân lâu nhất bởi
đã gặp được bóng hình của chính mình trong những khung cảnh cổ xưa. Vang
bóng một thời vì thế giống như một bức họa tâm trạng của nhà văn họ Nguyễn
tài hoa. Đó là tâm trạng của một con người luôn biết trân trọng, đề cao những nét
đẹp văn hóa nhân văn của một thời quá vãng. Tập truyện đầu tay đã đem lại
nhiều thành công trong nghệ thuật dàn dựng cảnh của điện ảnh, vẽ người, vẽ
cảnh của hội họa và chạm khắc đến tinh vi những chân dung của điêu khắc. Vì
vậy,“đọc Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân người ta cũng có cảm tưởng
giống như khi ngắm một bức họa cổ”[19;37] hay “Đọc Vang bóng một thời,
ngày nay ta vẫn tìm được một cảm giác nhẹ nhàng êm dịu như xem một tập
tranh cổ” [19;238]. Vâng! Trong tập tranh cổ ấy, mỗi bức tranh cuộc sống hiện
lên với những góc độ, những đường nét chấm phá, những khoảng sắc …có khi
đậm nét, có khi biến hóa mơ hồ, hư ảo và nhiều khi thì buồn buồn lắm…nhưng
sao mà đẹp, mà mê dụ người đọc đến thế.

1


Nếu năm 1940, “Vang bóng một thời” ra đời, độc giả bắt gặp Báo oán,
Trên đỉnh non Tản thì ngay sau đó, cũng theo mạch “yêu ngôn” năm 1946
Nguyễn Tuân cho ra đời Chùa Đàn - đoản thiên như một sự tiếp nối và dâng cao
không khí huyền bí đến ám ảnh. Đúng theo ý định, cá tính sáng tạo của mình,
Nguyễn Tuân viết “yêu ngôn” để tìm đến “những cảm giác mới lạ và mãnh liệt,
những hình tượng đập mạnh vào giác quan”. Với những dòng cảm xúc không
ngừng thăng hoa, Nguyễn Tuân đã dựng lên những khung cảnh rùng rợn, ma
quái. “Các nhân vật hiện ra sừng sững, gân guốc như điêu khắc bằng đá. Mỗi
chi tiết tạo ra cho người xem một sự kinh ngạc kỳ thú. Mỗi nét chạm đục đều
chứng tỏ một tay nghề thành thục tinh xảo”[19;268]. Những góc quay tinh tế,
khiến nhiều trang văn như những cảnh phim sinh động của một đạo diễn tài ba.
Có được điều đó là nhờ vào tài năng sáng tạo ngôn ngữ phong phú, giàu hình
ảnh, chất tạo hình của một năng khiếu ngôn ngữ bẩm sinh với sức lao động nghệ
thuật không ngừng để tạo nên một phong cách nghệ thuật độc đáo, riêng biệt.
Vang bóng một thời và Chùa Đàn cùng hiện lên “góp những cơn gió
mát mẻ thổi lộng phong trào”[7;230] “Trở về với dân tộc”, tưởng như rành rẽ
về nghệ thuật, song với góc nhìn tạo hình, hai tập truyện lại hiện lên với sự
nhất quán, đồng bộ bởi cùng một phong cách sáng tác của nhà văn. Đó là sự
chuyển tiếp hợp lí để khẳng định khát khao vươn tới cái đẹp, khẳng định
“một Nguyễn Tuân toàn vẹn, tinh hoa tư tưởng, tài hoa văn chương” [21;265].
Bởi Vang bóng một thời - “một văn phẩm gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ”
[7;180] và đến Chùa Đàn, “tài năng sáng tạo của nhà văn đã vươn tới thượng
đỉnh”[21;261]. Người viết chọn hai tác phẩm này làm đối tượng khảo sát cho
một đề tài là bởi sự thống nhất đó.
Thực hiện đề tài “Bút pháp tạo hình trong Vang bóng một thời và Chùa
Đàn của Nguyễn Tuân”, người viết mong muốn làm rõ thêm cá tính sáng tạo ở
nghệ thuật viết truyện của một nhà văn lớn trong văn học Việt Nam hiện đại, qua

đó thấu hiểu hơn tư tưởng gửi gắm trong tác phẩm.
2


2. Lịch sử vấn đề
Về các tác phẩm Vang bóng một thời và Chùa Đàn của Nguyễn Tuân:
Nhìn chung các bài viết, công trình nghiên cứu về Nguyễn Tuân rất phong phú,
đa dạng về số lượng và chất lượng. Khảo sát cho thấy có những kiểu bài viết về
Nguyễn Tuân và tác phẩm của Nguyễn Tuân, về phong cách nghệ thuật qua các
tác phẩm, hồi ức và kỷ niệm về Nguyễn Tuân, thi pháp Nguyễn Tuân…
Phần này người viết xin được điểm lại những bài viết của người đi trước
có liên quan đến bút pháp tạo hình trong Vang bóng một thời và Chùa Đàn, tiếp
đến đánh giá và tổng kết lại những thành tựu của người đi trước, trên cơ sở đó
định hướng cho luận văn của mình.
Vang bóng một thời là tác phẩm được đăng trên báo năm 1939, in thành
sách năm 1940. Sự xuất hiện của tác phẩm trên diễn đàn văn học Việt Nam đã
làm tốn khá nhiều giấy mực của các nhà phê bình, nghiên cứu như: Phan Cự Đệ,
Nguyễn Đăng Mạnh, Vũ Ngọc Phan, Thạch Lam, Đỗ Đức Hiểu, Hà Văn Đức,
Hoài Anh, Nguyễn Thị Thanh Minh, Trương Chính…
Phan Cự Đệ có bài “Đọc lại Vang bóng một thời” (in trong Cuộc sống và
tiếng nói nghệ thuật, NXB Văn học, Hà Nội, 1971) có nhận xét: “Vang bóng
một thời vẫn không phải là những bức tranh cổ thật sự trưng bày trong viện bảo
tàng mà nó vẫn là một tác phẩm đang tác động đến người đọc. Những “bức
tranh” của Nguyễn Tuân đầy “những nét rầu rầu, những màu xam xám”, gợi
lên trong lòng người đọc một cái gì ngậm ngùi, tiếc nuối một thời đã qua và đẩy
người ta muốn quay về lối cũ.”
Vũ Ngọc Phan có bài “Một số nét sáng tác của Nguyễn Tuân trước cách
mạng” (in trong cuốn “Nhà văn hiện đại”, NXB Khoa học xã hội, 1989), tác giả
chú ý đến chất họa trong Vang bóng một thời và coi đó là một tập tranh cổ “Cái
hay cái dở của tập tranh này của Nguyễn Tuân ở cả sự dàn xếp, ở cả những nét,

những màu, rồi sau mới đến sự thú vị của những cảnh, những vật, tùy theo sự
xét đoán và sở thích của từng người”..
Bài viết của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh trong Lời giới thiệu tuyển tập
Nguyễn Tuân (Tập 1, NXB Văn học, Hà Nội, 1996), tác giả đã đưa ra những kết
3


luận đúng đắn về giá trị nội dung, tư tưởng và thành công trong sử dụng kĩ thuật
hiện đại, đó là nghệ thuật dựng người, dựng cảnh, tạo dựng không khí cổ xưa như
nhận xét: “Khả năng phân tích tinh vi từ cảm giác, ý nghĩ của nhân vật, đến đường
nét màu sắc của cảnh vật”.
Những nhận xét của các tác giả trên quả thực đã khơi gợi nhiều cho hướng
tìm tòi tác phẩm của Nguyễn Tuân bằng bút pháp tạo hình.
Các luận văn như: Không gian thời gian nghệ thuật Vang bóng một
thời của Tô Hương Lan năm 2002, trường Đại học Sư phạm Hà Nội do giáo
sư Nguyễn Đăng Mạnh hướng dẫn, có nhắc đến tính không gian, sắc màu
không gian và sử dụng kĩ thuật hiện đại trong việc tổ chức không gian. Luận
văn Hình tượng tác giả trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước cách mạng của
Cao Thị Trâm năm 2007, trường Đại học Sư phạm Hà Nội do tiến sĩ Nguyễn
Thị Thanh Minh hướng dẫn có nhắc tới câu văn giàu chất tạo hình. Tác giả có
kết luận: “Câu văn giàu chất tạo hình, rực rỡ sắc màu, sống động âm thanh
thể hiện nét tài hoa tài tử của một Nguyễn Tuân tài năng, cá tính.”
Truyện Chùa Đàn, có thể kể đến bài viết Tác phẩm Chùa Đàn của Nguyễn
Tuân (Lời nói đầu trong Chùa Đàn, NXB Văn học, Hội nghiên cứu và giảng dạy
văn học, Thành phố Hồ Chí Minh, 1989) của Hoàng Như Mai. Tác giả đã có một
cái nhìn toàn diện về giá trị tác phẩm, đó là việc giải mã luận đề triết lý của Chùa
Đàn: “tự hủy diệt để tái sinh”. Đặc biệt là nhận xét về tác phẩm: “Đó là một sức
tưởng tượng sáng tạo giàu mạnh lạ thường. Các nhân vật hiện ra sừng sững, gân
guốc như điêu khắc bằng đá. Mỗi chi tiết tạo ra cho người xem một sự kinh ngạc kỳ
thú. Mỗi nét chạm đục đều chứng tỏ một tay nghề thành thục tinh xảo.” Tác giả đã

chỉ ra được dấu ấn của nghệ thuật điêu khắc trong văn chương Nguyễn Tuân.
“Đọc lại Chùa Đàn của Nguyễn Tuân” của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh.
Tác giả bài viết đã cho rằng “…Yêu ngôn hay Chùa Đàn …phải đánh giá lại cho
đúng” và “Chùa Đàn là một hiện tượng độc đáo và phức tạp”.
Luận văn Cái đẹp trong “Yêu ngôn” (2007, trường Đại học Sư phạm Hà
Nội) của tác giả Nguyễn Thùy Dương do PGS.TS Lê Lưu Oanh hướng dẫn, có
nhắc đến “kỳ cảnh” trong một số tác phẩm yêu ngôn.
4


Đặng Tiến có bài Từ Chùa Đàn của Nguyễn Tuân đến Mê Thảo của Việt Linh
(Chim Việt cành Nam, số 18/1, tháng 9 năm 2007) so sánh sự khác nhau trong Chùa
Đàn và kịch bản phim của đạo diễn Việt Linh, qua đó tác giả có nhận xét: “Ở Việt
Nam, do hoàn cảnh kinh tế và xã hội, tác phẩm điện ảnh còn thưa thớt và non trẻ,
nên từ đó, chưa có "văn chương điện ảnh, văn học điện ảnh" thực sự như Nguyễn
Tuân đã muốn đề cao.”
Những bài viết, các công trình nghiên cứu về Vang bóng một thời và
Chùa Đàn nêu trên đã có đề cập đến mối quan hệ của văn chương với những
ngành nghệ thuật khác. Tuy nhiên, bút pháp tạo hình được toát lên từ những mối
quan hệ đa ngành đó thì vẫn chưa thực sự được đưa ra nghiên cứu. Chưa có công
trình nào coi tạo hình là một bút pháp giữ vai trò quan yếu trong việc thiết lập
nên thế giới nghệ thuật Vang bóng một thời, Chùa Đàn. Song, chính các bài viết,
các công trình nghiên cứu đó đã mở ra cánh cửa cho việc nghiên cứu bút pháp
tạo hình trong Vang bóng một thời và Chùa Đàn.
Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu về bút pháp tạo hình, chúng tôi có được
biết đến bài Nhớ rừng và ngòi bút tạo hình của Thế Lữ của Chu Văn Sơn. Hướng
khai thác của tác giả về bộ tứ bình sắc nét và hấp dẫn, càng tạo niềm tin và mở
rộng hơn cánh cửa cho việc thực hiện công trình nghiên cứu của chúng tôi.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm ra đặc trưng của bút pháp tạo hình trong hai tập truyện Vang bóng

một thời và Chùa Đàn. Từ đó, thấy được vị trí của các tác phẩm này trong sự
nghiệp sáng tác nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân. Đồng thời, tài năng độc
đáo trong sáng tạo nghệ thuật của văn tài họ Nguyễn sẽ được nhìn nhận đầy đủ
hơn, toàn diện hơn nữa.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khảo sát của chúng tôi là mười hai truyện ngắn trong Vang bóng
một thời – nhà xuất bản Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2014 và tác phẩm Chùa Đàn
được in trong cuốn Nguyễn Tuân tác phẩm và lời bình – nhà xuất bản Văn Học,
Hà Nội, 2011.
5


5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại
Vang bóng một thời và Chùa Đàn đều là những tác phẩm văn xuôi. Để có
thể triển khai thật sâu và nắm bắt thật chuẩn xác các khía cạnh của bút pháp tạo
hình Nguyễn Tuân, không thể không vận dụng việc phân tích tác phẩm theo đặc
trưng thể loại. Ở đây là văn xuôi tự sự, cụ thể là truyện ngắn và truyện dài.
5.2. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Bút pháp tạo hình nói chung và mỗi phương diện của bút pháp tạo hình nói
riêng đều thể hiện trong sáng tạo của nghệ sĩ như là hệ thống các dấu hiệu. Vì thế,
không thể tái lập được tính hệ thống của chúng nếu thiếu phương pháp này.
5.3. Phương pháp thống kê phân loại
Mỗi khía cạnh của bút pháp tạo hình đều thể hiện ra trong những dấu hiệu
sống động. Thống kê các dấu hiệu để làm căn cứ cho các nhận định và khái quát.
5.4. Phương pháp so sánh
Để làm nổi bật các khía cạnh tạo hình của Nguyễn Tuân không thể không
so sánh với bút pháp tạo hình của một số cây bút khác.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Bút pháp tạo hình trong nghệ thuật ngôn từ và quan niệm của
Nguyễn Tuân
Chương 2: Bút pháp tạo hình của Nguyễn Tuân trong Vang bóng một
thời và Chùa Đàn, nhìn từ yếu tố mỹ thuật
Chương 3: Bút pháp tạo hình của Nguyễn Tuân trong Vang bóng một
thời và Chùa Đàn, nhìn từ yếu tố điện ảnh

6


NỘI DUNG
Chương 1
BÚT PHÁP TẠO HÌNH TRONG NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ
VÀ QUAN NIỆM CỦA NGUYỄN TUÂN
1.1. Bút pháp tạo hình trong nghệ thuật ngôn từ
Bút pháp là cách dùng ngôn ngữ hoặc đường nét, màu sắc, hình khối, ánh
sáng để biểu hiện hiện thực, thể hiện tư tưởng trong tác phẩm nghệ thuật.
Theo Từ điển Thuật ngữ Văn học: “Bút pháp là cách thức hành văn, dùng
chữ, bố cục, cách sử dụng phương tiện biểu hiện để tạo thành một hình thức
nghệ thuật nào đó. Ở đây bút pháp cũng tức là cách viết, lối viết.”[9;29]
Tạo hình: Tạo ra các hình thể bằng đường nét, màu sắc, hình khối.
Từ điển Bách khoa toàn thư: Tạo hình là thủ pháp sáng tạo nghệ thuật
bằng ngôn ngữ, hình khối, màu sắc, chất cảm, không gian, bố cục.
Trong Tiếng nói của hình và sắc, tác giả Nguyễn Quân có viết: “Tác
phẩm nghệ thuật tạo hình: một bức tranh, một pho tượng, một công trình kiến
trúc, một tác phẩm mỹ thuật thủ công được thực hiện bởi bàn tay - như một thứ
lao động chân tay thuần túy, song nó chủ yếu lại là sản phẩm thẩm mỹ của con
mắt. Nó bộc lộ nội giới, thể hiện ngoại giới. Nó tái hiện thế giới tình cảm tinh
thần phức tạp của cá nhân và quan hệ cá nhân với quần thể xung quanh qua
kênh thị giác. Mặt khác, tác phẩm nghệ thuật tạo hình được tiếp thu bởi tâm hồn

con người song luôn luôn bằng con mắt. Con mắt là kênh đối thoại của người
xem với tác phẩm. Vì vậy thông tin thị giác, thông tin thẩm mỹ thị giác, ngôn
ngữ thị giác và cụ thể hơn là ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình xây dựng trên cơ sở
cơ cấu hoạt động và đặc trưng về chức năng của con mắt” [28;6]. Chính vì vậy,
người ta còn hay gọi nghệ thuật tạo hình là “nghệ thuật thị giác”. Trong lược đồ
dòng chảy các quan niệm tư duy sáng tạo của nghệ thuật thị giác cho thấy:
“Ngoài cơ sở của tư duy thị giác, thì khái niệm không gian ba chiều và môi
trường trưng bày tác phẩm là những yếu tố cơ bản trong tư duy tạo hình của
7


nghệ thuật này”[42]. Nghệ thuật tạo hình biểu thị và truyền đạt những cảm xúc
thẩm mĩ trước hiện thực thông qua ngôn ngữ riêng. Các yếu tố của ngôn ngữ tạo
hình là đường nét, màu sắc, ánh sáng - bóng tối, hình khối, mảng đặc, mảng
trống, mức độ, bố cục,... Cuộc cách mạng tạo hình diễn ra từ cuối thế kỉ XII đến
nay, ngoài việc mở rộng không gian nghệ thuật còn mở rộng sự hiểu biết về nghệ
thuật tạo hình. Có nhiều điều trước kia bị coi là cấm kị thì nay được phép, màu
sắc được giải phóng khỏi vai trò phù trợ cho hình hoạ, phát huy sức mạnh tạo
hình và sức mạnh biểu cảm, góp phần làm thay đổi diện mạo của hội hoạ thời
nay.
Như trên đã nói, nghệ thuật tạo hình bao gồm các ngành nghệ thuật
như: điêu khắc, hội họa, điện ảnh…Trong khi đó, văn học được coi là một
loại hình nghệ thuật khá đặc biệt: nghệ thuật ngôn từ. Chính vì vậy, văn học có
khả năng chuyển dịch hình tượng của mọi loại hình nghệ thuật khác sang hình
tượng văn học hay khả năng tổng hợp linh hoạt các loại hình nghệ thuật khác của
văn học. Điều đáng nói ở đây là các nghệ sĩ ngôn từ không hề sử dụng những
cây cọ, những màu vẽ hay những chiếc búa, đục, những đá đồng, những máy
quay với cả một ê-kíp làm phim…mà chỉ một mình nhà nghệ sĩ ấy, với thứ chất
liệu ngôn từ đa dạng, phong phú dưới bàn tay đã được sự chỉ huy của bộ óc mẫn
tiệp, của một thứ tư duy được gọi là tư duy nghệ thuật. Thế nhưng ngòi bút ấy

vẫn cứ tung tẩy, cứ phóng khoáng mà phác ra bao nét hình, tô màu lên, khắc
dựng các chân dung, tạo nhịp điệu cho các cảnh…bằng ngôn ngữ khiến cho độc
giả theo dõi tác phẩm văn học mà như thấy mình được chiêm ngưỡng những bức
tranh thiên nhiên, những bức họa về con người và nhiều khi giữa trang văn, giữa
những ngôn từ văn học hiện lên sừng sững một bức phù điêu về con người, sự
vật. Theo dõi cả một câu chuyện, hay chỉ là một sự kiện, người đọc cũng có lúc
cảm nhận được như mình đang theo dõi một bộ phim, một đoạn phim. Xin được
trích ra đây những dòng bình luận của Văn Ngọc trong một bài viết có nhan đề
Ma lực của hình ảnh trong văn học và nghệ thuật đăng trên báo Tia sáng.com ngày
16/4/2009 để người đọc rõ hơn: “… trong văn, thơ, ngoài cái đẹp tự thân của ngôn
8


ngữ (câu chữ, nhạc điệu, nhịp điệu,...), ngoài cái đẹp của nội dung (cốt truyện,
chủ đề tư tưởng, tình cảm các nhân vật) mà tác phẩm chuyên chở ra, còn có cái
đẹp của những hình ảnh mà tác giả tạo nên trong óc tưởng tượng của người đọc
thông qua ngôn ngữ. Ta gọi loại hình ảnh này là hình ảnh “mở”, vì nó cho phép
người đọc tha hồ tưởng tượng, không như cái đẹp được thể hiện một cách quá
cụ thể, cố định, bằng vật liệu, chất liệu, màu sắc, v.v. của một bức họa, một bức
tượng, một công trình kiến trúc, hoặc một tác phẩm điện ảnh, mặc dầu điện ảnh
là một trường hợp đặc biệt, vì nó vừa là văn chương, lại vừa là nghệ thuật tạo
hình. Nó là một sáng tạo tập thể của nhiều ngành văn học và nghệ thuật tập hợp
lại.
Cái khả năng tạo ra những hình ảnh mở của ngôn ngữ văn chương, chính là
một trong những yếu tố có sức quyến rũ không thể nào thay thế được của văn, thơ.”
Tóm lại, bút pháp tạo hình là việc sử dụng các thủ pháp, cách thức,
nguyên tắc tạo hình trong việc miêu tả thế giới với các yếu tố như màu sắc, hình
khối, đường nét, không gian...góp phần thể hiện chiều sâu thi phẩm.
1.2. Quan niệm của Nguyễn Tuân về bút pháp tạo hình
1.2.1. Những yếu tố khách quan

Nguyễn Tuân (1910-1987), là một trí thức yêu nước giàu tinh thần dân tộc,
sống và sáng tạo nghệ thuật dưới ảnh hưởng lớn của lớp nhà nho cuối mùa đầy
tâm trạng bắt đắc chí như Tú Xương, Tản Đà…và trực tiếp tác động tới nhà văn là
cụ Tú Nguyễn An Lan - thân sinh Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân luôn trân trọng,
yêu mến những con người đó - những nhà nho tài tử, có tài nhưng bất mãn với xã
hội đương thời. Chính vì vậy, trong tác phẩm của mình, Nguyễn Tuân thường đặt
chữ “tài” và chữ “tình” lên trên tất cả và những nhân vật được nhà văn họ Nguyễn
dựng lên luôn mang dáng dấp, cốt cách của những bậc tài hoa tài tử.
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, ở phương Tây chủ nghĩa cá nhân được đề
cao mạnh mẽ, ảnh hưởng lớn đến quan niệm sáng tạo nghệ thuật độc đáo, khát
khao kiếm tìm cái mới, cái tuyệt đích của các thanh niên trí thức Tây học, trong
đó có Nguyễn Tuân. Điều này thể hiện khá rõ trong tuyên ngôn của nhà văn
9


trước cách mạng: “ta thích chơi 1 lối độc tấu”. Vì lẽ đó, những gì hiện ra dưới
ngòi bút Nguyễn Tuân thật “độc quyền”, không có phiên bản hai.
Đặc biệt, tiếp nhận văn hóa, văn học phương Tây, Nguyễn Tuân ảnh hưởng
từ trường phái nghệ thuật vị nghệ thuật của chủ nghĩa lãng mạn phương Tây.
Nguyễn Tuân đến với Kant và Nietzsche với quan niệm về cái đẹp. Yêu đến say
mê cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dành cả cuộc đời cho hành trình đi tìm cái đẹp. Cái
nhìn nghiêng về góc độ thẩm mĩ đó, thế giới luôn được Nguyễn Tuân nhìn từ
phương diện mỹ thuật, thể hiện rõ qua những khám phá sâu sắc vẻ đẹp những bức
tranh thiên nhiên, chân dung con người. Thậm chí với Nguyễn Tuân, cái đẹp dưới
ngòi bút tài hoa của ông, đôi khi nó phải là những khung cảnh được coi là kỳ
cảnh, những con người phải được gọi là kỳ nhân. Có như thế, cái đẹp ấy mới tạc
dựng ngay trước mắt người đọc, đập mạnh vào giác quan khiến người ta nhớ mãi.
1.2.2. Những yếu tố chủ quan
Nguyễn Tuân là một nhà nghệ sĩ uyên bác, tài hoa. Mặt khác, giáo sư Trần
Đăng Suyền cũng đã nhận xét: “Ở Nguyễn Tuân, ý thức cá nhân phát triển rất

cao. Viết văn, đối với ông là một cách để khẳng định cá tính độc đáo của
mình”[7;179]. Với chất trí tuệ phong phú, đa dạng ở nhiều lĩnh vực, đông tây
kim cổ, Nguyễn Tuân vừa am hiểu văn hóa cổ truyền dân tộc, nhưng cũng sành
văn hóa học phương Đông, phương Tây. Những thú chơi tao nhã của những ông
Nghè, ông Cửu…được Nguyễn Tuân nâng lên thành những nghệ thuật như:
thưởng trà, thưởng rượu Thạch lan hương hay đánh thơ, thả thơ, thư pháp…
Trong những nghệ thuật ấy, người ta thấy hiện lên cái am tường của Nguyễn
Tuân về thứ gọi là “trà đạo” nổi tiếng của Nhật, hay cái điệu nghệ của “ngón”
công bút trong hội họa Trung Hoa và nhiều khi còn là cái chất liêu trai của một
Bồ Tùng Linh ở xứ sở phương Tây kia. Tất cả đã được thanh lọc cho đẹp đẽ để
làm nên màu sắc riêng trong văn chương Nguyễn Tuân.
Nguyễn Tuân không chỉ là một nhà văn mà còn là một diễn viên, một nhà
phê bình sắc sảo về hội họa, âm nhạc. Nhà nghệ sĩ ấy am hiểu sâu sắc nhiều
ngành nghệ thuật như: điện ảnh, sân khấu, hội họa, âm nhạc, điêu khắc…Vì vậy,
10


trong rất nhiều sáng tác của mình, Nguyễn Tuân cùng một lúc kết hợp nhiều
điểm nhìn của văn học và các ngành nghệ thuật đó để tổ chức không gian. Song
có được điều đó, cần nói đến năng lực tư duy thị giác của Nguyễn Tuân. Khi
xem tranh Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tuân đã có nhận xét: “Vâng, thưa các anh,
họa sĩ Bùi Xuân Phái đúng là một người Hà Nội “ngàn năm văn hiến” của
chúng ta. Và, mặc dầu không ở Hội Âm nhạc (không ở Hội Sân khấu, không ở
Hội Nhà văn) Bùi Xuân Phái có cái giọng đầy âm sắc của Hà Nội. Màu sắc khối
hình, trong cái tương phản và hài hòa của cấu trúc bức tranh, nhiều khi cứ lẳng
lặng mà “nói lên” át cả giọng nhạc giọng thơ, có phải thế không khi nói chung
về hội họa?”[38;494]. Rõ ràng, ta đã thấy con mắt tinh tường của Nguyễn Tuân
khi kết hợp nhiều điểm nhìn của các ngành nghệ thuật để thấy được cái hay, cái
tài trong tranh Bùi Xuân Phái. Còn nữa, những lời bình tinh tế đầy chất thơ, đầy
chất tạo hình về đặc trưng tạo hình mang phong cách tranh Bùi Xuân Phái:

“Tranh Bùi Xuân Phái nhất là phố cũ Hà Nội có một giai đoạn dùng những màu
ấm nóng, nâu đặm nâu nhạt. Màu gạch tường kinh niên, màu ngói già, trăm năm
mưa nắng. Gần đây tranh Bùi Xuân Phái, màu nhẹ nhõm. Nó chắc nịch cái màu
đá, xanh xanh cái màu cựu thạch khí, lờn lợn cái màu tân thạch khí và thanh
thoát cũng vô cùng. Phải chăng nét bút xuống tay càng già thì màu càng bay
lên.” [38;496] Hay khi khi viết về tranh lụa Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Tuân
cũng cảm nhận được nét riêng, bản sắc riêng của người họa sĩ tài năng này bởi
những bức tranh mang cái chất “hoàn toàn Việt Nam”: “Cũng như mọi kỳ trước,
kỳ này trong phòng triển lãm, Nguyễn Phan Chánh đều bày toàn tranh vẽ lụa. Môn
sở trường của Đông Phương. Và của ông nữa.
Nhưng khác với lần trước, bây giờ trong tác phẩm mới đều nhuộm màu
tươi sáng, nhẹ nhõm. Cái nặng nề của màu thuốc trong các tác phẩm đầu tiên
đã nhường chỗ cho cái tươi tỉnh ngày nay trong sự ghép màu và dàn dề. Những
bức họa ngày trước, nhiều người không ưa thích vì màu thuốc nghiêm nghị.
Nghiêm nghị ở chỗ tối.
Bây giờ, cái không khí trịnh trọng, già nua phảng phất ở lớp tác phẩm cũ
11


đã tan mất.”.
Nguyễn Tuân cũng đưa ra quan niệm của chính mình về hội họa: “Cấu
tạo nên bức tranh, công việc dàn màu thuốc nhiều khi quan hệ hơn cách dàn đề,
với những cảnh vật vẽ lên. Vậy thì trong số đông những tác phẩm bày kì này,
Phan Chánh đã làm cho màu thuốc mất trọng lực. Chúng nó bay bổng”
[16;350].
Ảnh hưởng từ hội họa Trung Quốc. Đó là những lần “xê dịch” vượt biên
và bị bắt. Nguyễn Tuân khám phá kho tàng tranh cổ Trung Quốc. Trong “Lửa
nến trong tranh”, nhà văn cho người đọc thấy được vốn hiểu biết và niềm đam
mê hội họa. Qua lời kể của nhân vật Lê Bích Xa với nhân vật Dăng ta biết thêm
về nghệ thuật cổ quái từ xuất xứ đến cái kì quái trong tranh: “Con có biết tác

phẩm này là của ai không? À của Lỗ Hường Diên, người tỉnh Mận Cái, tỉnh
Trung Quốc nổi tiếng về môn hội họa quái ảo, hẳn con đã tường! như con trông
thấy đó tranh vẽ một ông tướng và một ngọn nến cháy soi xuống một cuốn sách
mở của ông lão tướng. Tất cả giá trị huyền ảo của tranh là thu vào ngọn nến,
ngọn nến ấy nếu cha đánh diêm châm vào thì nến sẽ cháy sáng như một ngọn
nến của cuộc đời thực tại chúng ta”. Dưới ngòi bút của con người am tường bộ
môn nghệ thuật tạo hình ấy, người đọc còn hấp dẫn bởi cái kì lạ của chất liệu
tranh: “Cứ chỗ thầy biết thì lúc tạo nên bức tranh này Lỗ Hoa đã phải đi hành
hương mãi mãi vào vùng Mạ Thiên Nhẫn vốn là đất cổ chiến trường và chất
thạch nhung ở đáy lòng sông Bộc Lý. Con cũng thừa biết công dụng hóa học của
mấy loại khoáng này, lân và diêm sinh thì cháy sáng và thạch nhung thì cháy
mặt dầu bỏ thẳng vào lửa, lụa vẽ tranh dệt bằng tơ loại Sơn Tâm đánh săn lại
với Thạch Nhung cán nhỏ ra. Vẽ đến ngọn nến họa sĩ dùng chất lân và diêm Ma
Thiên Nhẫn trộn lẫn với thuốc vẽ. Vẽ xong họa sĩ thôi miên vào đầu ngọn nến.
Đấy là ruột tranh. Cái lần trong, lần lụa vẽ ngoài chỉ là cái lượt họa mĩ của màu
sắc và hình vẽ phủ lên để giữ vững cái cốt kì diệu ở trong tranh cổ lâu ngày,
lượt lụa ngoài cũng hấp thụ được cái thần diệu của cốt trong. Và thắp vào ngọn
nến ngoài cũng có cháy nhưng chỉ trong khoảnh khắc thôi”. Rõ ràng ở đây, lối
vẽ của môn “hội họa quái ảo” mà Lỗ Hường Diên sử dụng đã bàng bạc khắp các
12


trang văn “yêu ngôn” của Nguyễn Tuân. Nhà văn quan niệm hội họa là “tranh
vẽ đẹp phải là bức cổ họa theo môn phái quái ảo. Nó sẽ đem đến cho người xem
một cảm giác kinh ngạc, kinh sợ, rùng rợn bởi chất ma quái.”
Lối vẽ mà Nguyễn Tuân tâm đắc và sử dụng triệt để trong sáng tác của
mình là lối công bút – một kỹ pháp của nghệ thuật tạo hình dùng những nét vẽ
chính xác, công phu, tỉ mỉ, tinh vi, hoàn hảo, diễn đạt hình thể tinh tế.
Tác phẩm tạo hình được miêu tả, được bình luận qua những dòng chữ.
Song đó phải là những dòng chữ độc đáo của một “Nguyễn Tuân họa sĩ” với

hiểu biết sâu rộng về hội họa, với năng lực tư duy thị giác, với sự vận động tâm
hồn, suy tư và quan niệm đúng đắn khi dùng ngôn ngữ để vẽ tranh đã làm nên
“chất cảm” mạnh mẽ lan truyền sang người đọc để rồi khi gấp sách lại, những
bức tranh, những nhân vật như vẫn hiện ra trước mắt.
Không chỉ say mê và là một “chuyên gia” với hội họa, Nguyễn Tuân còn
từng là một trong các diễn viên có tài, am hiểu sâu sắc âm nhạc, điện ảnh.
Nguyễn Tuân tự nhận mình là “một người hay la cà đắm đuối với tất cả
những gì là đàn ca sáo hát. Hát bộ, hát chèo, hát gõ. Ca Huế và cải lương Nam
Kỳ” và “để một phần đời văn sĩ của tôi mà đặt vốn vào đàn hát”.[19;117] Chính
vì tài năng này nên độc giả của Nguyễn Tuân nào có thể quên được “âm thanh
một thứ nhạc khí” bên cạnh những âm thanh xô bồ của buổi hòa nhạc Hương
Cảng, hay những khoảnh khắc “ốp đồng”, một màn tam tấu trong Chùa Đàn.
Nguyễn Tuân từng đóng bộ phim đầu tay của điện ảnh Việt Nam “Cánh
đồng ma” và được khen là “có khiếu”. Bộ phim “Chị Dậu” Nguyễn Tuân đảm
nhận vai chánh tổng và được khẳng định là “đóng hay”…Khi nhớ lại những
ngày đóng phim, tự Nguyễn Tuân viết: “Cái màn nhung huyết dụ Nhà Hát Lớn
mỗi tháng mở lên một vài lần cho tôi nói cười đi lại, cho tôi cách điệu hóa từng
câu nói, từng cử động, với những mẹo những thuật đường thẳng đường cong
đường gẫy của hình kỷ hà học luôn luôn chuyển biến với không khí vở diễn. Tôi
là một con bi gỗ tiện của một ván bi-a va đụng tế nhị nhịp nhàng với những con
bi diễn viên khác, dưới ánh chói của lửa biên, lửa rèm tạo cho cá tính mình một
13


hoàn cảnh thuận lợi để bốc đồng.”[37;486] Những dòng cảm xúc chân thật
mang đầy chất tạo hình khiến ta hiểu rõ vì sao trong văn chương Nguyễn Tuân
lại có những cảnh hấp dẫn bởi màu sắc, đường nét, nhịp điệu…thậm chí là cảnh
nhập đồng đầy kịch tính khiến người đọc như đang được theo dõi cảnh phim hay
đầy ấn tượng. Còn nhớ, khi nhà văn đọc truyện Chúc phúc (Lỗ Tấn) và so sánh
với bộ phim được chuyển thể từ truyện ngắn đó đã tinh tế phát hiện: “Phim đã

làm mất đi cái ý vị sâu sắc của văn chương”, “ở trong truyện phim và phim
truyện trên màn ảnh màu, cái ống thu hình camera (phối hợp chốc lát với phần
thuyết minh) đã thay thế cho vai trò nhân vật - tác giả”. Nguyễn Tuân cho người
đọc thấy văn chương ám ảnh, tạo dư vị nhiều hơn so với phim truyện.
Mang trong mình vốn hiểu biết phong phú về điện ảnh đã khiến cho ngòi
bút văn chương trở thành chiếc camera đắc lực của “nhà làm phim Nguyễn
Tuân” có được những khuôn hình, cảnh tượng thật sinh động. Có những truyện
đọc xong mà độc giả ngỡ như vừa được thưởng thức một bộ phim.
Như đã nói ở trên, Nguyễn Tuân nắm giữ tri thức phong phú của nhiều
ngành nghề. Song, cái tài hoa của người nghệ sĩ này chính là ở cách sử dụng vốn
tri thức uyên bác đó vào văn chương. Điều này đã được khẳng định bằng ý kiến
của nhà phê bình Phan Ngọc: “Nguyễn Tuân là nhà văn đầu tiên tạo ra kĩ thuật
viết văn trong văn học”. Và chúng ta thật đồng tình với nhận xét của Phan Ngọc,
bởi Nguyễn Tuân – con người ý thức cao độ trong “nghề lao động đến khổ hạnh”
của mình, luôn say mê kiếm tìm cái đẹp, luôn làm mới cho “thực đơn” của mình
nên người nghệ sĩ “đam mê thanh sắc” ấy đã tạo cho văn chương mình một cái tôi
uyên bác, tài hoa trong phương thức thể hiện.
Nhà văn luôn tiếp cận và khám phá đối tượng ở nhiều góc độ. Phối hợp
đồng bộ và thật hài hòa từ quan sát, ghi chép, phác họa, pha màu và dậm tô hay
tạo những đường nét, hình khối, chuyển động…để khắc họa, tạo điểm nhấn và
thổi hồn cho đối tượng mà mình miêu tả. Nguyễn Tuân chọn một điểm nhìn và
từ điểm nhìn đó ông xoáy vào đối tượng rồi hướng ra đa chiều. Nói như giáo sư
Nguyễn Đăng Mạnh: “Ông lật mặt này ông trở mặt khác, xoay ngang, xoay dọc,
14


nhìn xa, nhìn gần, khi thì bằng con mắt hội họa, khi thì bằng con mắt văn học,
điêu khắc, âm nhạc, vũ đạo hay điện ảnh khi thì lại soi bằng cặp kính nhà sử
học, nhà địa lý học…”
Vũ Ngọc Phan từng nhận xét: “Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân

mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi
thưởng thức”[19; 52]. Quả thật đúng. Không dễ gì hiểu được văn chương
Nguyễn Tuân nếu chỉ nhìn ở bề ngoài và thưởng thức kiểu “biết chuyện”. Nhà
văn họ Nguyễn có hai lối viết: “Có hai lối viết, tôi gọi là lối nóng và lối lạnh.
Cũng như tạng người, có tạng hàn, tạng nhiệt. Tôi thích lối viết lạnh” [19;716].
Cũng quan niệm đó, Nguyễn Tuân đưa ra hai khái niệm “tung” và “hoành”. Nhà
văn đã chọn lối viết “tung”, bởi cách viết này phá cách, diễn đạt được cảm xúc
dâng trào đến độ mãnh liệt. Rõ ràng, tư tưởng sâu kín của nhà văn cũng như
thông điệp của các sáng tác Nguyễn Tuân đâu phải dễ thấy. Đặc biệt, với bút
pháp tạo hình của ngòi bút Nguyễn Tuân, người đọc có thể thấy cái thâm trầm
sâu kín ấy nằm ở các khoảng trống giống như khoảng trống của các bức họa vậy.
Lấn sân sang lĩnh vực hội họa, điêu khắc, điện ảnh… song Nguyễn Tuân lợi thế
hơn nhiều so với các tác giả ấy bởi nhà văn dùng ngôn ngữ để vẽ, để chạm khắc,
để làm nên những thước phim màu. Ngôn ngữ nghệ thuật “bậc thầy” vốn được
gia công trau chuốt, tỉ mỉ nên các gam màu, các khối mảng cũng được pha thật
nhịp nhàng, được khắc thật khéo léo để tạo được những liên tưởng, cảm xúc, ý
nghĩa cho người đọc. Đó có thể là màu tự nhiên nhưng cũng có thể là thứ màu
đặc biệt của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân pha chế bằng ngôn ngữ - thứ “màu tâm
tưởng”, là thứ hình khối chạm khắc thô sơ hay là thứ hình khối tinh vi độc đáo
riêng nhà văn họ Nguyễn mới có bàn tay khéo léo ấy. Có được điều đó là nhờ trí
tuệ uyên bác, tài năng độc đáo, liên tưởng đa giác quan của một con người ngoài
đời say mê hết mình với các ngành nghệ thuật, sống và tham gia diễn kịch, đóng
phim, đánh trống chầu cự phách…và đem những thứ mình yêu mến ấy vào văn
chương một cách tinh tế, sinh động và nghệ thuật nhất, từ đó truyền tới người
đọc những triết lí nhân sinh sâu sắc.
15


16



Tiểu kết chương 1
Tóm lại, tư tưởng, quan niệm về nghệ thuật của Nguyễn Tuân hình thành
nên từ những nguyên nhân khách quan: ảnh hưởng của gia đình, quê hương, thời
đại,… và những nguyên nhân chủ quan: sự trải nghiệm cuộc sống trong trường
đời của một nghệ sĩ cá tính, uyên bác, đa tài, đam mê “xê dịch”, đam mê “thanh
sắc” và ham mê sáng tạo. Cái nhìn nhiều chiều, kết hợp giữa văn học và đa
ngành độc đáo “chất Nguyễn Tuân” đã làm nên sự thăng hoa trong bút pháp tạo
hình. Vang bóng một thời – tập truyện đầu tay đầy độc đáo, hấp dẫn và Chùa
Đàn – đỉnh cao của sự tài hoa Nguyễn Tuân là hai tuyệt tác có thể minh chứng
cho điều đó.

17


Chương 2
BÚT PHÁP TẠO HÌNH
CỦA NGUYỄN TUÂN, NHÌN TỪ YẾU TỐ MỸ THUẬT
2.1. Khái niệm mỹ thuật
Nghệ thuật là một danh từ chỉ: Hội hoạ, âm nhạc, điện ảnh, sân khấu,
nhiếp ảnh...là một hình thái đặc biệt của ý thức xã hội. Nghệ thuật bắt nguồn từ
lao động, do đó luôn gắn liền với cuộc sống.
Các môn nghệ thuật đến với con người thông qua "cửa ngõ" thị giác và
cùng chung một hệ thống ngôn ngữ là: đường nét, hình khối, màu sắc...như: kiến
trúc, điêu khắc, hội hoạ, đồ hoạ...gọi là nghệ thuật tạo hình hay được quen gọi
là mỹ thuật.
Khái niệm chung về mỹ thuật: Mỹ thuật là từ chỉ những loại hình nghệ
thuật có quan hệ đến sự thụ cảm bằng mắt và sự tạo thành các hình tượng lấy từ
thế giới vật chất bên ngoài để đưa lên mặt phẳng (gỗ, giấy, vải, trần nhà,
tường...) hoặc một không gian (ngoài trời hoặc trong phòng) nào đấy. Ngôn ngữ

Mỹ thuật bao gồm các yếu tố như: Hình khối, đường nét, màu sắc, sự sắp xếp bố
cục, nhịp điệu...
Theo Từ điển tiếng Việt: Mỹ thuật là ngành nghệ thuật nghiên cứu quy
luật và phương pháp để thể hiện cái đẹp bằng đường nét, màu sắc, hình khối.
[24;631]
2.1.1. Khái niệm và đặc trưng của hội hoạ
“Hội họa là nghệ thuật dùng đường nét, màu sắc để phản ánh thế giới
hình thể lên trên mặt phẳng”.[28;460]
Hội họa là loại hình nghệ thuật đặc trưng bởi sự biểu hiện không gian trên
bề mặt, đó là một không gian ảo chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác. Nói đến
hội hoạ là nói đến tính không gian. Mặt khác mỗi vật thể tồn tại trong không
gian để có một hình dạng, màu sắc nhất định. Ánh sáng giúp ta nhận ra hình
dáng, kích thước và màu sắc của chúng. Như vậy, đặc trưng nữa đó là tính tạo
hình trực tiếp bằng các yếu tố ngôn ngữ tạo hình như đường nét, màu sắc, sáng
18


tối, xa gần...Hình và màu là hai yếu tố cơ bản trong hội hoạ. Hình là yếu tố quan
trọng đóng vai trò chủ yếu. “Nét có khả năng tạo hình ở hai mặt. Một là nó mô
tả đặc thù các đồ vật thị giác, hai là nó mô tả đường chuyển động của hình nhờ
chuyển động của bản thân nét – tức sự định hướng của nét.”[28;70] Màu sắc
giúp biểu hiện tình cảm và làm cho hội hoạ phong phú, hấp dẫn: “Chính sự
huyền ảo của màu sắc là niềm vui vô tận của con người, là phương tiện kỳ diệu
của họa sĩ – là vẻ đẹp thị giác thực sự của thế giới vật chất và tâm hồn con
người chúng ta”…“Theo đĩa màu của Niu-tơn, ta có ba màu gốc là đỏ - vàng –
lam với hai nóng, một lạnh. Ba màu nhị hợp là xanh lục – da cam – tím với hai
lạnh một nóng. Như vậy trên vòng tròn màu có hai nửa nóng lạnh với ba màu
nóng và ba màu lạnh”.[28;80] Vì vậy, hội họa có ưu thế đặc biệt trong việc phản
ánh thế giới với mọi màu sắc phong phú, tinh tế của nó và hòa sắc của tác phẩm
làm cho nó có sức biểu hiện sâu sắc, tế nhị về tình cảm. Ánh sáng, bóng tối và sự

kết hợp uyển chuyển giữa các đường nét, màu sắc với các thủ pháp xa – gần của
hội họa tạo ra cảm giác không gian. Không gian đó được pha trộn tạo nên hòa
sắc, nhịp điệu, tương phản trong các hình thái và kết cấu tĩnh hoặc động dưới
ngọn bút và lối vẽ phù hợp của người họa sĩ. Bức tranh – tác phẩm hội họa giữ
lại một khoảnh khắc của cuộc sống và nhờ khả năng tạo hình ấy, người nghệ sĩ
bộc lộ được những cảm xúc, nói lên được tư tưởng và tình cảm con người trên
mọi cung bậc và sắc thái khác nhau.
2.1.2. Khái niệm và đặc trưng của điêu khắc
Điêu khắc là nghệ thuật chiếm chỗ trong không gian.[28;51]
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Điêu khắc là loại hình nghệ thuật thể hiện
hoặc gợi tả sự vật trong không gian bằng cách sử dụng những chất liệu như đất,
đá, gỗ, kim loại…tạo thành những hình nhất định.”[24;320]
Điêu khắc cũng là một loại hình nghệ thuật tạo hình, vì vậy có chung kênh
ngôn ngữ như nhiều loại nghệ thuật tạo hình khác, đó là hình khối, mảng miếng,
tỉ lệ, màu sắc, đường nét...Mỗi cách tạo khối đưa lại cảm giác khác nhau. Sự kết
hợp giữa khối hình cũng đồng nghĩa với việc tạo nên đường nét cho tác phẩm.
Đối tượng căn bản gần như độc nhất của điêu khắc là con người. Do chỗ
19


điêu khắc hầu như không thể hiện bối cảnh, hoàn cảnh hoạt động của nhân vật, việc
thể hiện hình tượng hầu như hoàn toàn dựa vào cách thể hiện diện mạo bên ngoài
của con người nhưng nó còn phát hiện bản chất bên trong của đối tượng, thể hiện
những phẩm chất tiêu biểu của đối tượng. Tác phẩm điêu khắc chủ yếu mang giá trị
tinh thần, dùng để trang trí, xem ngắm, để tưởng nhớ, tưởng niệm người, vật đã
mất. Tác phẩm điêu khắc còn thể hiện một niềm tin hướng về như tượng thần linh
và những hình ảnh thiên nhiên kì thú, bí ẩn hoặc bộc lộ một khát vọng sống.
Hội họa và điêu khắc ở ngoài văn chương thì khác biệt rành rẽ nhưng khi đi
vào văn chương thì lại khó phân biệt rành rẽ, vì chúng thường chuyển hóa sang nhau.
Tả cùng một hình tượng, nhà văn vừa dùng bút pháp này vừa dùng bút pháp kia,

chúng trộn lẫn và chuyển hóa nhau để làm nên ấn tượng mạnh và sự sống động của
mỗi hình tượng. Văn chương nhờ đó mà ám ảnh, sâu sắc và hấp dẫn hơn biết bao.
2.2. Các yếu tố mỹ thuật trong Vang bóng một thời và Chùa Đàn
của Nguyễn Tuân
Vang bóng một thời - tập truyện đầu tay, ra đời khi những giá trị văn hóa
tinh thần của cả giống nòi đang “trên dòng phai bạc thời gian miên viễn đời
người”. Có lẽ vì vậy mà nhà văn đã “gọt giũa tỉ mỉ có khi tỉ mẩn những đường
nét, hình bóng, động thái của những cái đẹp đang tàn phai mất biến đó, cơ hồ
như muốn khắc chạm lại, chụp ảnh lại chúng cho mai hậu những ai có lòng đọc
trên con chữ mà có thể hình dung lại, phục dựng, và giữ lấy.”[35;6] Ngòi bút
độc đáo này trong Vang bóng một thời tiếp tục được phát huy mạnh mẽ ở tác
phẩm kế tiếp vào năm 1946 – tác phẩm Chùa Đàn. Cũng từ những am hiểu uyên
bác về văn hóa cổ truyền dân tộc, cũng từ cái chủ đề “Trở về với dân tộc” như
Vang bóng một thời, song Chùa Đàn được Nguyễn Tuân viết với ngòi bút cao
tay để phóng khoáng, rằn mạnh những nét điểm, chạm khắc tinh vi hơn, gai góc
hơn. Người đọc như được chứng kiến những khoảnh khắc thăng hoa, “nhập
đồng” hay như đang bước vào những khung cảnh của thực, của ảo và thậm chí
quái đản, ma quái. Độc giả vì đó mà cũng bật lên niềm ái mộ một tài năng tạo
hình sáng tạo đã “vươn tới thượng đỉnh”[19;266].
20


2.2.1. Yếu tố hội họa trong Vang bóng một thời và Chùa Đàn của
Nguyễn Tuân
2.2.1.1. Yếu tố hội họa trong Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân ảnh hưởng nhiều của hội họa Trung Hoa.
“Người Châu Âu bảo người Trung Hoa vẽ được mùi hương của đóa hoa,
cái chập chờn của cánh bướm, cái mờ tỏ của sương mai ven núi vì họ đã sử
dụng tối – sáng để làm mọi chuyện như diễn tả xa gần (xa thì nhạt, gần thì đậm),
nặng, nhẹ (đậm thì nặng, nhạt thì nhẹ)…”[28;67]

Trong tranh của các bậc thầy hội họa Trung Hoa xưa, mật độ các nét được
xử lý tạo hình chỉ bằng một số nét chấm phá tưởng như ngẫu nhiên nhưng đã làm
nên thiên nhiên sơn thủy vô cùng vô tận. Ít nét, kiệm phương tiện tạo hình song
lại làm cho tranh của họ có cái vô cùng trong cái hữu hạn, cái không nắm bắt
được trong cái cụ thể. Nghệ thuật đó được mệnh danh là nghệ thuật “bỏ trống”.
Cách vẽ đó theo tinh thần vận động của cái không, cái tĩnh tuyệt đối.
Trong hội họa, nét vốn mang tính chất đại diện cho vận động cụ thể của bàn
tay người vẽ, cái mà người Trung Quốc xưa gọi là “cốt pháp dụng bút”. “Nói cốt
pháp dụng bút là nói kỹ thuật điêu luyện khi sử dụng sự phong phú của ngọn bút
lông, làm sao cho nét trên tranh là hình ảnh thị giác của vận động bàn tay. Cốt
pháp dụng bút cũng là cốt cách con người. Nét bút ghi dấu vận động bàn tay người
không phải là sự điểm chỉ, mà ghi dấu cả trạng thái tâm hồn, suy tư và cảm xúc
người vẽ lúc bấy giờ.”[28;74]
“Đối lập tối sáng là một đối lập căn bản của nghệ thuật tạo hình. Các bậc thầy
vẽ mực nho đã triệt để sử dụng đối lập này để thể hiện mọi sự vật và trạng thái.” [28;66]
Mười hai truyện ngắn trong Vang bóng một thời được viết dưới “con mắt
của một nghệ sĩ đam mê thanh sắc”, vì vậy “…đọc “Vang bóng một thời” của
Nguyễn Tuân ta có cảm tưởng như ngắm những bức tranh cổ. Như một nhà văn
theo chủ nghĩa tả thực mỹ thuật, Nguyễn Tuân chú ý chắt chiu gạn lọc cho được
những nét đẹp khi biểu hiện cuộc sống” [19;159]. Vũ Ngọc Phan nhận xét thật
đắc địa. Người đọc sớm nhận ra ngay từ nhan đề của tập truyện và nhiều truyện
21


trong Vang bóng một thời qua nghệ thuật sử dụng, kết hợp từ độc đáo - rất
Nguyễn Tuân, tự bản thân nó đã mang chất tạo hình – gợi nhắc hình và bóng của
một thời đã xa. Dường như Nguyễn Tuân đã dùng sắc màu, nét khối, âm thanh
để tô vẽ bức tranh cổ. Đặc trưng của bức tranh ấy là kiệm nét, bởi Nguyễn Tuân
đã lựa chọn nghệ thuật chấm phá là một dụng công chính. Đặc trưng nữa của bức
tranh đó còn là nhẹ màu thanh và nặng màu trầm. Phải chăng nó không chỉ là nét

màu của cảnh mà còn là nét màu tâm lí – nét màu của lòng người, bởi nhà văn đã
dùng tình cảm để pha màu cho không gian. Vâng! Tâm hồn ấy được đắm mình
trong mảnh đất cổ xưa mang vẻ đẹp hoàn mỹ - đó là những bóng trầm nhưng
thanh và đẹp đã làm nên những đường nét, khung cảnh hợp với một con người
đang úa sầu.
Bức họa cổ Vang bóng một thời có biết bao mảng tranh, bao gam màu.
Trong đó, có những mảng tranh với những gam màu trong sáng, thuần khiết dành
riêng cho những nét đẹp văn hóa như trà đạo trong Những chiếc ấm đất, Chén trà
trong sương sớm hay thú Thả thơ, Đánh thơ, uống rượu Thạch lan hương và bình
thơ trong Hương Cuội…
Truyện ngắn Những chiếc ấm đất nói về thú thưởng thức trà đạo. Để làm
nên nhã thú này, người ta cầu kì từ cách chọn nước pha trà. Đó là thứ nước phải
được lấy từ giếng nhà chùa. Bức họa khung cảnh người gánh nước từ chùa về
mang những nét thanh khiết, bình yên:
“Bọn xin nước vái chào nhà sư. Trên con đường đất cát khô, nồi nước
tròng trành theo bước chân mau của người đầy tớ già đánh rỏ xuống mặt đường
những hình ngôi sao ướt và thẫm màu. Những hình sao ướt nối nhau trên một
quãng đường dài ngoằn ngoèo như lối đi của loài bò sát. Ví buổi trưa hè này là
một đêm bóng trăng dãi, và ví cổng chùa Đồi Mai là một cửa non đào thì những
giọt sao kia có đủ cái thi vị một cuộc đánh dấu con đường về của khách tục trở
lại trần.
Ánh nắng già dặn buổi trưa nung đốt mặt cánh đồng dưới chân đồi, làm
rung rinh lớp không khí bốc từ mặt đất. Giống như vệt khói nhờ, nắng vờn qua
22


×