Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG CHỐNG NGOẠI xâm QUA NHÓM TRUYỀN THUYẾT CHI LĂNG, LẠNG sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (732.44 KB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGÔ THỊ HUẾ

H×NH T¦îNG NG¦êI ANH HïNG CHèNG NGO¹I X¢M
Qua NHãM TRUYÒN THUYÕT CHI L¡NG, L¹NG S¥N
Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số : 60.22.01.25

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Trường Phát

HÀ NỘI - 2016
LỜI CẢM ƠN


Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn lãnh đạo trường Đại học sư phạm Hà Nội và
khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện để em thực hiện luận văn của mình. Cảm ơn quý Thầy,
Cô đã nhiệt tình giảng dạy em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài luận văn.
Đặc biệt, xin gửi đến PGS.TS Lê Trường Phát lòng biết ơn sâu thẳm, chân
thành. Thầy đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn, trao đổi, và đặt niềm tin vào bài nghiên
cứu của em.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ
em trong suốt quá trình nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 10 năm 2016
Tác giả

Ngô Thị Huế



MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................5
MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu................................................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................7
6. Đóng góp của luận văn.............................................................................................8
7. Cấu trúc của luận văn...............................................................................................8
Chương 1......................................................................................................................9
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG........................................................................................9
1.1. Khái quát chung về vùng đất, con người, lịch sử Chi Lăng.................................9
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên..........................................................................9
1.1.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................9
1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................10
1.1.2. Đặc điểm các tộc người cư trú ở Chi Lăng......................................................14
1.1.2.1. Một số đặc điểm chung.................................................................................14
1.1.3. Chi Lăng qua các thời kỳ lịch sử.....................................................................18
1.2. Khái quát văn học dân gian Chi Lăng và truyền thuyết vùng Chi Lăng, Lạng
Sơn..............................................................................................................................24
1.2.2. Truyền thuyết vùng Chi Lăng, Lạng Sơn........................................................26
1.3. Khảo sát nhóm truyền thuyết về người anh hùng chống ngoại xâm Chi Lăng..29
1.3.1. Khảo sát............................................................................................................29
1.3.2. Phân loại...........................................................................................................30
Chương 2....................................................................................................................38
ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG CỦA HÌNH TƯỢNG.................................................38
NGƯỜI ANH HÙNG CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM..............................................38

TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN Ở CHI LĂNG.......................................38
2.1. Đặc điểm nội dung về nhân vật người anh hùng chống ngoại xâm trong truyền
thuyết vùng Chi Lăng.................................................................................................38


2.2. Truyền thuyết Chi Lăng mang nội dung phản ánh lịch sử.................................51
2.3. Tinh thần đoàn kết và vai trò của hậu phương....................................................51
2.4. Truyền thuyết thể hiện sự ngợi ca, tôn vinh của người dân đối với những anh
hùng dân tộc và mang tính giáo dục sâu sắc..............................................................53
2.5. Hình ảnh người anh hùng chống ngoại xâm gắn liền với các địa danh ở Chi
Lăng............................................................................................................................57
2.6. Điểm tương đồng và khác biệt về nội dung của truyền thuyết về hình tượng
người anh hùng chống ngoại xâm vùng Chi Lăng, so với những truyền thuyết về
hình tượng anh hùng chống ngoại xâm ở các vùng khác trên đất nước ta................59
Chương 3....................................................................................................................65
ĐẶC ĐIỂM VỀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT CỦA HÌNH TƯỢNG...................65
NHÂN VẬT ANH HÙNG CHỐNG NGOẠI XÂM.................................................65
TRONG NHÓM TRUYỀN THUYẾT CHI LĂNG.................................................65
3.1. Kết cấu.................................................................................................................65
3.2. Nhân vật và nghệ thuật xây dựng hình tượng anh hùng chống ngoại xâm........68
3.3. Một số mô típ được sử dụng trong truyền thuyết...............................................72
3.4. Biểu tượng...........................................................................................................82
3.5. Thời gian và không gian nghệ thuật....................................................................86
3.6. Điểm tương đồng và khác biệt về hình thức nghệ thuật của hình tượng người
anh hùng chống ngoại xâm vùng Chi Lăng, so với những truyền thuyết về hình
tượng anh hùng chống ngoại xâm ở các vùng các trên đất nước ta..........................89
KẾT LUẬN................................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................94



DANH MỤC BẢNG
MỤC LỤC....................................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................5
MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu................................................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................7
6. Đóng góp của luận văn.............................................................................................8
7. Cấu trúc của luận văn...............................................................................................8
Chương 1......................................................................................................................9
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG........................................................................................9
1.1. Khái quát chung về vùng đất, con người, lịch sử Chi Lăng.................................9
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên..........................................................................9
1.1.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................9
1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................10
1.1.2. Đặc điểm các tộc người cư trú ở Chi Lăng......................................................14
1.1.2.1. Một số đặc điểm chung.................................................................................14
1.1.3. Chi Lăng qua các thời kỳ lịch sử.....................................................................18
1.2. Khái quát văn học dân gian Chi Lăng và truyền thuyết vùng Chi Lăng, Lạng
Sơn..............................................................................................................................24
1.2.2. Truyền thuyết vùng Chi Lăng, Lạng Sơn........................................................26
1.3. Khảo sát nhóm truyền thuyết về người anh hùng chống ngoại xâm Chi Lăng..29
1.3.1. Khảo sát............................................................................................................29
1.3.2. Phân loại...........................................................................................................30
Chương 2....................................................................................................................38
ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG CỦA HÌNH TƯỢNG.................................................38
NGƯỜI ANH HÙNG CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM..............................................38
TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN Ở CHI LĂNG.......................................38

2.1. Đặc điểm nội dung về nhân vật người anh hùng chống ngoại xâm trong truyền
thuyết vùng Chi Lăng.................................................................................................38


2.2. Truyền thuyết Chi Lăng mang nội dung phản ánh lịch sử.................................51
2.3. Tinh thần đoàn kết và vai trò của hậu phương....................................................51
2.4. Truyền thuyết thể hiện sự ngợi ca, tôn vinh của người dân đối với những anh
hùng dân tộc và mang tính giáo dục sâu sắc..............................................................53
2.5. Hình ảnh người anh hùng chống ngoại xâm gắn liền với các địa danh ở Chi
Lăng............................................................................................................................57
2.6. Điểm tương đồng và khác biệt về nội dung của truyền thuyết về hình tượng
người anh hùng chống ngoại xâm vùng Chi Lăng, so với những truyền thuyết về
hình tượng anh hùng chống ngoại xâm ở các vùng khác trên đất nước ta................59
Chương 3....................................................................................................................65
ĐẶC ĐIỂM VỀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT CỦA HÌNH TƯỢNG...................65
NHÂN VẬT ANH HÙNG CHỐNG NGOẠI XÂM.................................................65
TRONG NHÓM TRUYỀN THUYẾT CHI LĂNG.................................................65
3.1. Kết cấu.................................................................................................................65
3.2. Nhân vật và nghệ thuật xây dựng hình tượng anh hùng chống ngoại xâm........68
3.3. Một số mô típ được sử dụng trong truyền thuyết...............................................72
3.4. Biểu tượng...........................................................................................................82
3.5. Thời gian và không gian nghệ thuật....................................................................86
3.6. Điểm tương đồng và khác biệt về hình thức nghệ thuật của hình tượng người
anh hùng chống ngoại xâm vùng Chi Lăng, so với những truyền thuyết về hình
tượng anh hùng chống ngoại xâm ở các vùng các trên đất nước ta..........................89
KẾT LUẬN................................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................94


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã trải qua bao thác ghềnh,
chông gai bởi giặc ngoại xâm, bởi thiên tai địch họa. Nhưng chính đó cũng góp
phần quan trọng tạo nên truyền thống anh hùng kiên cường, bất khuất và tinh thần
yêu nước nồng nàn. Truyền thống ấy, tinh thần ấy đã chiến thắng biết bao kẻ thù
xâm lược, giành lại độc lập, tự do cho đất nước, giành lại ấm no, hạnh phúc cho
nhân dân. Nó được truyền từ đời này sang đời khác, được bồi đắp từ thế hệ trước
sang thế hệ sau trong suốt chặng đường lịch sử dân tộc. Để ghi nhớ công ơn của
những vị anh hùng dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã sáng tạo nên những
truyền thuyết về người anh hùng.
2. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là chủ trương quan trọng
của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trong Nghị quyết Hội nghị lần
thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Nền
văn hóa mà Đảng ta lãnh đạo toàn dân xây dựng là nền văn hóa tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc” [57; 1]. Trong văn kiện lần thứ V Ban chấp hành Trung ương
Đảng cũng đã chỉ rõ: “di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc,
là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo và giao lưu văn hóa. Cần phải hết
sức coi trọng, bảo tồn, kế thừa phát huy các giá trị văn hóa (bác học và dân
gian).Văn hóa cách mạng bao gồm văn hóa vật thể và phi vật thể” [57;1].
Như vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn có những chính sách khuyến khích, tìm
hiểu và nghiên cứu những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Nghiên cứu
truyền thuyết nói chung và nghiên cứu truyền thuyết về đề tài anh hùng chống ngoại
xâm là hành động thiết thực để thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
3. Chi Lăng - vùng đất địa linh, nhân kiệt và rực rỡ chiến công ở miền biên ải
phía Bắc của Tổ quốc. Với địa thế hiểm yếu, ải Chi Lăng được coi là bức trường
thành của kinh thành Thăng Long chặn đứng các cuộc viễn chinh khét tiếng từ
phương Bắc tràn sang. Mảnh đất Chi Lăng - nơi đã gắn liền với bao sự nghiệp dựng
nước và giữ nước của dân tộc ta trong công cuộc đấu tranh chống các triều đại
phong kiến phương Bắc xâm lược.

Chủ đề chống xâm lược phương Bắc là một chủ đề khá phổ biến trong nền
văn học Việt Nam qua các giai đoạn, đặc biệt đối với văn học dân gian và được biểu
hiện đậm nét trong truyền thuyết. Có lẽ, ít có nơi nào như mảnh đất Chi Lăng, lớp

1


lớp chiến công, mỗi tấc đất, mỗi ngọn núi, dòng sông... đều mang trong mình dấu
tích của những chiến công hiển hách, những huyền thoại vô cùng đẹp đẽ về tinh
thần mưu trí, dũng cảm, quyết hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc của những
người anh hùng chống ngoại xâm trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
4. Khu di tích Chi Lăng gồm 52 điểm di tích trải dài khoảng 15km dọc theo
thung lũng sông Thương - bắt đầu từ địa phận Sông Hoá đến giáp xã Mai Sao (km
100 đến km 115 quốc lộ Hà Nội - Lạng Sơn), chủ yếu thuộc hai xã Chi Lăng và
Quang Lang của huyện Chi Lăng. Đây là khu di tích lịch sử ghi dấu chiến thắng
chống Tống (thế kỷ XI), chiến thắng chống quân Nguyên (thế kỷ XIII), chống Pháp
cuối thế kỷ XIX - đặc biệt, là chiến thắng Chi Lăng ngày 10/10/1427, quân ta tiêu
diệt đạo quân tiếp viện hơn 10 vạn quân tinh nhuệ do Liễu Thăng chỉ huy, góp phần
quyết định kết thúc cuộc trường kỳ kháng chiến chống giặc Minh trong suốt 20 năm
của dân tộc.
Ngày 28/4/1962, Bộ Văn hoá ra quyết định 313-VH/VP, khu di tích Chi
Lăng xếp hạng di tích Quốc gia đợt một. Khi được công nhận di tích Quốc gia, khu
di tích Chi Lăng được xác định với phạm vi chung rộng lớn, bao gồm toàn bộ vùng
đất đã diễn ra chiến trận ở Chi Lăng. Sau này, căn cứ vào sự kiện lịch sử và thực
địa, ngành văn hoá Lạng Sơn dần xác định cụ thể từng điểm di tích. Có những di
tích chỉ đơn thuần là sự kiện, nhân vật có thật trong lịch sử, nhưng có nhiều di tích
lại gắn với truyền thuyết dân gian vô cùng sống động. Lịch sử và truyền thuyết đan
xen vào nhau đã tạo nên một Chi Lăng huyền thoại sáng mãi chiến công trong ký ức
dân tộc và tâm thức mỗi người dân nước Việt.
6. Bản thân tác giả là người con sinh ra trên mảnh đất huyện Lạng Giang,

tỉnh Bắc Giang, trên con đường huyết mạch từ Chi Lăng đến thành Thăng Long nơi diễn ra bao chiến công chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Đồng thời là giáo
viên tham gia giảng dạy bộ môn văn học nói chung trong đó có văn học dân gian thì
việc nghiên cứu, tìm hiểu truyền thuyết về đề tài người anh hùng chống ngoại xâm
vùng Chi Lăng là cơ hội để người viết trau dồi tri thức về kho tàng truyền thuyết.
Từ đó, bồi đắp cho học sinh lòng tự hào về truyền thống quý báu đó và giúp các em
có ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Do vậy, việc nghiên cứu hình tượng người anh hùng chống ngoại xâm trong
truyền thuyết vùng Chi Lăng là một công việc rất quan trọng và hết sức cần thiết
giúp chúng ta hiểu biết về lịch sử, về truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất
của cha ông. Ngoài ra, qua việc nghiên cứu còn đem lại những giá trị về tư tưởng

2


chính trị, văn hóa. Đặc biệt, nó vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn để
làm rõ hơn bản chất của thể loại truyền thuyết trong văn học dân gian.
Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt về
truyền thuyết vùng Chi Lăng với đề tài người anh hùng chống ngoại xâm, đặc biệt
là chống phong kiến phương Bắc.
Xuất phát từ những lý do trên mà chúng tôi chọn đề tài “Hình tượng người
anh hùng chống ngoại xâm qua nhóm truyền thuyết Chi Lăng, Lạng Sơn” làm
luận văn tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi sẽ điểm lại lịch sử nghiên cứu truyền
thuyết dân gian xứ Lạng, các công trình nghiên cứu truyền thuyết về đề tài người
anh hùng chống ngoại xâm ở một số địa phương và quan trọng nhất là lịch sử
nghiên cứu truyền thuyết dân gian ở Chi Lăng, Lạng Sơn.
Tình hình nghiên cứu truyền thuyết dân gian xứ Lạng.
Văn hóa, văn học dân gian các dân tộc xứ Lạng là mảnh đất ẩn tàng những
giá trị đặc sắc đòi hỏi sự quan tâm và dụng công tìm hiểu. Truyền thuyết dân gian

xứ Lạng được đề cập đến trong một số cuốn sách, bài viết về văn học dân gian miền
núi phía Bắc, các truyện kể, luận văn, luận án… và ngày càng được quan tâm, khai
thác, tìm hiểu. Có thể kể đến như:
Bài viết: “Sắc thái truyền thuyết trong Folkore xứ Lạng” của tác giả Lê Trường
Phát, đăng trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật năm 1993, đã đưa ra một cái nhìn mới, toàn
diện về truyền thuyết dân gian xứ Lạng. Tác giả đi phân tích một số đặc điểm về nội
dung và hình thức nghệ thuật của mảng truyền thuyết về đề tài chống ngoại xâm. Đặc
biệt là việc so sánh truyền thuyết dân gian Lạng Sơn với một số địa phương khác để
làm nổi bật đặc trưng của thể loại truyền thuyết dân gian ở đây.
Cuốn: “Truyện cổ xứ Lạng” của Nguyễn Duy Bắc (1997), Nxb Văn hóa dân tộc,
Hà Nội, đã bước đầu thống kê các truyện kể dân gian ở xứ Lạng nhưng trong cuốn sách
này tác giả chưa phân loại các truyện theo đặc trưng của từng thể loại riêng biệt.
Trong hai cuốn “Lễ hội dân gian Lạng Sơn”, của tập thể các tác giả Hoàng Páo,
Hà Văn Thanh, Bế Kim Loan, Vũ Kiều Oanh (2002), Sở Văn hóa thông tin tỉnh Lạng
Sơn.) và “Ai lên xứ Lạng”, của Hà Văn Thư - Hoàng Văn Nam - Vi Hồng Nhân Vương Toàn (1994), Nxb văn hóa dân tộc Hà Nội. Hai cuốn sách này có điểm qua sơ
lược một số truyền thuyết dân gian Lạng Sơn gắn liền với lễ hội và vẽ ra một bức tranh
toàn diện về đời sống tinh thần của nhân dân các tộc miền biên ải của Tổ quốc.

3


Ngoài ra, còn phải kể đến một số các công trình nghiên cứu là khóa luận,
luận văn, luận án về truyền thuyết dân gian ở Lạng Sơn như:
- Hoàng Thị Khánh Xuân (2007), “Truyền thuyết Bàn Hồ và tục thờ cúng
Bàn Hồ của người Dao Lô Gang ở huyện Lộc Bình - tỉnh Lạng Sơn”, Luận văn thạc
sĩ khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Phạm Thị Huyền (2008), “Truyền thuyết và lễ hội ven sông Kỳ Cùng Lạng Sơn”, Khóa luận tốt nghiệp Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
- Nguyễn Thị Tân Hương (2012), “Khảo sát truyện kể dân gian Tày Nùng xứ
Lạng”, luận văn thạc sĩ, trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
- Phạm Duy Tùng (2014), “Truyền thuyết về núi non xứ Lạng”, Luận văn thạc

sĩ khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Các cuốn sách và những công trình nghiên cứu trên đã bước đầu đưa ra, giới
thiệu một nét đẹp trong kho tàng văn hóa, văn học dân gian các dân tộc miền núi
nơi đây, phần nào nói lên được đời sống tâm tư, tình cảm mà đồng bào bản địa gửi
gắm trong kho tàng truyền thuyết dân gian của mình. Đó là cái nhìn khái quát về
truyền thuyết ở Lạng Sơn và là những tài liệu quan trọng và bổ ích cho việc học tập
và nghiên cứu.
Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết về đề tài người anh hùng chống ngoại
xâm ở một số địa phương.
Ở nước ta, thuật ngữ truyền thuyết và việc giới thuyết nó ra đời tương đối
muộn. Đến nay, chúng ta thấy có nhiều công trình nghiên cứu truyền thuyết với tư
cách là một thể loại của văn học dân gian có giá trị lớn đối với nền văn học dân tộc.
Bên cạnh việc nghiên cứu về thể loại truyền thuyết nói chung, chúng ta còn thấy
nhiều công trình nghiên cứu truyền thuyết về đề tài người anh hùng chống ngoại
xâm ở địa phương có giá trị như:
- Bùi Văn Nguyên (1969), “Hình tượng anh hùng trong truyện dân gian các
dân tộc thiểu số miền Bắc”, Tạp chí Văn học, số 9, tr 64-74.
- Nguyễn Thế Dũng (2001), “Truyền thuyết và lễ hội Hai Bà Trưng ở Hát
Môn- Phú Thọ - Hà Tây”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Mai Thu Thủy (2005), “Khảo sát những đặc điểm truyền thuyết của người
Tày ở Bắc Kạn”, Luận văn thạc sĩ Đại học Sư phạm Hà Nội.

4


- Trần Duy Phương (2008), “Truyền thuyết Vũ Thành và lễ hội đền Hả, Lục
Ngạn, Bắc Giang”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
- Vũ Ngọc Long (2009), “Khảo sát truyền thuyết và lễ hội về cuộc khởi
nghĩa của Hai Bà Trưng ở Hưng Yên”, Luận văn thạc sĩ Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Hồ Thị Mai Hương (2009), “Khảo sát truyền thuyết về Lưu Nhân Chú ở

vùng Đại Từ Thái Nguyên”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
- Hà Xuân Hương (2011), “Mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian và lễ
hội về người anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc”, Luận văn thạc sĩ,
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.

Những công trình trên đều nêu lên những nét đặc trưng của truyền thuyết ở địa
phương về người anh hùng chống ngoại xâm gắn với văn hóa, tín ngưỡng và lễ hội. Đây là
một hướng nghiên cứu mang lại những phát hiện giá trị, có nhiều đóng góp to lớn.
Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết về đề tài người anh hùng chống ngoại
xâm vùng Chi Lăng, Lạng Sơn.
Chi Lăng - mảnh đất với bao kỳ tích lịch sử gắn liền với cuộc đấu tranh dựng
nước và giữ nước của dân tộc ta qua các thời kỳ lịch sử. Nhiều cây bút đã khắc họa
những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử của địa phương với lòng tự hào và ý thức
giáo dục truyền thống lịch sử cho các thế hệ sau. Trong những năm qua, có thể nói
số lượng các công trình sưu tầm, nghiên cứu về truyền thuyết Chi Lăng đã được
quan tâm nhưng trong một số công trình, bài báo, chủ yếu là của địa phương, thể
loại truyền thuyết mới chỉ được điểm qua một cách sơ lược.
Năm 1987, nhân kỷ niệm 555 năm chiến thắng Chi Lăng (1427 – 1982), tại
mảnh đất Chi Lăng, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn cùng Viện sử học
Việt Nam đã tổ chức Hội nghị khoa học “Chi Lăng lịch sử”. Tập kỷ yếu với trên 30
bản báo cáo khoa học và tham luận của các nhà khoa học Trung ương và địa
phương chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu thắng lợi quân sự của chiến thắng
Chi Lăng – Xương Giang ở thế kỷ XV, khẳng định vị thế hiểm yếu của vùng đất
Chi Lăng. Trong đó, chúng tôi tổng hợp được 8 truyền thuyết về đề tài người anh
hùng chống ngoại xâm gắn ở Chi Lăng, Lạng Sơn.
Nhiều tác giả ở địa phương đã khai thác truyền thuyết bám sát với đề tài lịch sử
và hiện thực cuộc sống và có nhiều tác phẩm có giá trị và ý nghĩa về văn học như:
“Ngả đường khiếp sợ” (Nông Văn Côn), cuộc kháng chiến của quân dân cả nước và
những nghĩa binh người Lạng Sơn đã chém đầu tên tướng giặc Liễu Thăng trong cuộc


5


kháng chiến chống quân Minh dưới ngọn cờ của Lê Lợi. “Mũi tên thần” của tác giả
Hoàng Quang Huynh đã tập hợp các giai thoại - truyền thuyết về nghĩa quân Hoàng
Đình Kinh trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Chi Lăng. Đó là cuộc
khởi nghĩa tượng trưng cho tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của nhân dân các dân
tộc Lạng Sơn đã kề vai sát cánh cùng đồng bào miền xuôi liên tiếp chống lại bọn thực
dân Pháp suốt nửa thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX.
Đặc biệt phải kể đến cuốn “Kỳ tích Chi Lăng” của tác giả Nguyễn Trường
Thanh. Trong cuốn sách, tác giả đã giới thiệu 52 truyền thuyết gắn với địa danh Chi
Lăng trong lịch sử. Tác phẩm đã làm sống lại những trang sử hào hùng của dân tộc ta
trên mảnh đất Chi Lăng, nơi có bề dày lịch sử hàng ngàn năm giữ nước. Tác phẩm đã
tái hiện lại không gian rộng lớn khi nước ta còn bị nhà Đường đô hộ, trải qua các
cuộc đấu tranh của các nghĩa binh thiểu số cùng nhân dân cả nước đánh đuổi bọn
phong kiến phương Bắc, đến chiến thắng oanh liệt quanh ải Chi Lăng trước quân xâm
lược Tống, Nguyên - Mông, Minh, Thanh, Pháp…
Nhìn chung, việc sưu tầm truyền thuyết nói chung và truyền thuyết ở Chi
Lăng nói riêng đã được thực hiện mặc dù có thể là chưa đầy đủ. Tập hợp các công
trình nghiên cứu, các bài viết, các chuyên luận của các tác giả chúng tôi thấy đó là
những tư liệu và kiến thức rất quý giá. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công
trình nào nghiên cứu đầy đủ một cách tổng hợp về các truyền thuyết Chi Lăng đặc
biệt là nhóm truyền thuyết Chi Lăng về đề tài người anh hùng chống ngoại xâm, đặc
biệt là chống phong kiến phương Bắc.
Từ những điều kiện thực tế đó và trên cơ sở những thành quả đóng góp của
các công trình nghiên cứu trước, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Hình tượng
người anh hùng chống ngoại xâm qua nhóm truyền thuyết Chi Lăng, Lạng Sơn”
làm luận văn tốt nghiệp.
Chúng tôi xem thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước là những ý kiến
gợi mở, những kinh nghiệm quý báu giúp chúng tôi thực hiện đề tài của mình.

3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn là bước tổng hợp mới về những thành tựu nghiên cứu về nhóm
truyền thuyết Chi Lăng đặc biệt là nhóm truyền thuyết về hình tượng người anh
hùng chống ngoại xâm trong nhóm truyền thuyết Chi Lăng, Lạng Sơn.
Trong khuôn khổ đề tài, người viết đi vào khảo sát nhóm truyền thuyết Chi
Lăng về hình tượng người anh hùng chống ngoại xâm giai đoạn chống phong kiến
phương Bắc. Từ đó, phân tích những đặc điểm cơ bản về nội dung, nghệ thuật và ý

6


nghĩa để làm rõ đặc trưng của thể loại truyền thuyết về đề tài người anh hùng chống
ngoại xâm ở Chi Lăng, Lạng Sơn so với các địa phương khác. Trên cơ sở đó, khẳng
định vai trò, vị trí và ý nghĩa của việc giữ gìn phát huy và bảo tồn kho tàng truyền
thuyết của địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các truyền thuyết về đề tài người anh hùng chống ngoại xâm trong nhóm
truyền thuyết Chi Lăng, Lạng Sơn trong thời kỳ chống phong kiến phương Bắc
được sưu tầm, biên soạn và xuất bản.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tài liệu chúng tôi chọn làm tài liệu khảo sát chính là những truyền thuyết trong
cuốn sách “Kỳ tích Chi Lăng” của Nguyễn Trường Thanh, Nxb Thanh niên, năm 2014.
Cùng với một số truyện sưu tầm trong công trình “Chi Lăng lịch sử”, nhiều tác giả,
Nxb Sở văn hóa thông tin tỉnh Lạng Sơn, 1987. Cuốn “Ai lên xứ Lạng” của Hà Văn
Thư, Hoàng Nam, Vi Hồng Nhân, Vương Toàn, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 1994.
Ngoài ra, chúng tôi còn mở rộng biên độ khảo sát các truyền thuyết về đề tài
người anh hùng chống ngoại xâm ở một số địa phương khác để làm sáng tỏ những
vấn đề có liên quan.
5. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp có
tính phổ biến trong nghiên cứu khoa học như:
Phương pháp sưu tầm, khảo sát: Tập hợp những tài liệu liên quan đến lịch sử và
truyền thuyết về hình tượng người anh hùng chống ngoại xâm ở Chi Lăng, Lạng Sơn.
Phương pháp thống kê: Phương pháp này giúp đưa ra được những số liệu cụ
thể, chính xác về vấn đề cần khảo sát. Từ đó dẫn đến những kết luận khách quan.
Phương pháp phân tích văn bản văn học dân gian: Để tìm ra được
những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của các truyền thuyết, chúng tôi
lấy văn bản của các truyền thuyết làm cơ sở. Từ đó tiến hành hệ thống, phân
tích cụ thể hóa để làm nổi bật trọng tâm của các vấn đề cần nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp, hệ thống tư liệu: Phương pháp hệ thống là
cách đặt các truyền thuyết về người anh hùng chống ngoại xâm trong cùng một hệ
thống truyền thuyết về người anh hùng chống ngoại xâm ở các địa phương khác,
các dân tộc khác để thấy được nét chung cũng như nét riêng của nó.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Do văn học dân gian nói chung và

7


truyền thuyết nói riêng có đặc trưng là tính nguyên hợp, tính chất sinh hoạt thực
hành nên khi tiến hành đề tài này chúng tôi đã vận dụng tri thức thuộc nhiều lĩnh
vực khác nhau như: lịch sử, văn hóa, địa lý, tôn giáo, tín ngưỡng,… để lý giải cho
một vấn đề.

6. Đóng góp của luận văn
Luận văn phác họa diện mạo chung của truyền thuyết dân gian ở Chi Lăng,
Lạng Sơn. Đặc biệt là truyền thuyết đề tài người anh hùng chống ngoại xâm. Từ đó,
làm rõ những đặc điểm về nội dung, hình thức nghệ thuật và ý nghĩa của thuyền
thuyết dân gian Chi Lăng, Lạng Sơn và qua đó hiểu thêm đời sống văn hóa, tinh
thần của con người cư trú trên địa bàn này.

Góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị tinh thần của văn
học dân gian Chi Lăng, Lạng Sơn nói riêng và văn học dân gian cả nước nói chung.
Từ đó khẳng định sự bền vững của bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương và của
đất nước Việt Nam.
Luận văn góp thêm một phần trong việc bồi đắp tinh thần yêu nước, khơi dậy
lòng tự hào dân tộc, ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước của thế hệ trẻ
hôm nay. Cũng thông qua đó, luận văn cũng giúp cho việc giảng dạy của giáo viên
địa phương có thêm nguồn tư liệu về thể loại truyền thuyết và truyền thống đấu
tranh chống ngoại xâm trong chương trình giảng dạy của mình và học sinh có
những kiến thức về truyền thuyết và truyền thống của địa phương để phục vụ học
tập được tốt hơn.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung.
Chương 2: Đặc điểm về nội dung của hình tượng người anh hùng chống
ngoại xâm trong nhóm truyền thuyết dân gian ở Chi Lăng.
Chương 3: Đặc điểm về hình thức nghệ thuật của hình tượng người anh
hùng chống ngoại xâm trong nhóm truyền thuyết Chi Lăng.

8


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái quát chung về vùng đất, con người, lịch sử Chi Lăng
Quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của văn học dân gian nói chung và
truyền thuyết dân gian nói riêng bao giờ cũng gắn liền với điều kiện lịch sử, văn
hóa, xã hội và tâm lý của con người. Do vậy, trước khi khảo sát thể loại truyền
thuyết về người anh hùng chống giặc ngoại xâm, cần phải có những tìm hiểu về

vùng đất, con người Chi Lăng.

1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Chi Lăng là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lạng Sơn, thuộc
khu vực Đông Bắc Việt Nam, cách thành phố Lạng Sơn hơn 30km trong tọa độ 21 độ
20 phút đến 21 độ 40 phút Vĩ Bắc và từ 106 độ 20 phút đến 106 độ 40 phút Kinh Đông.
+ Phía Đông giáp huyện Lộc Bình.
+ Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Hữu Lũng.
+ Phía Nam giáp huyện Lục Ngạn (Bắc Giang).
+ Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn.
Huyện Chi Lăng được chia thành 21 đơn vị hành chính, trong đó có hai thị
trấn: Thị trấn Đồng Mỏ và thị trấn Chi Lăng và bao gồm 19 xã: Vạn Linh, Hòa
Bình, Gia Lộc, Thượng Cường, Chi Lăng, Mai Sao, Vân Thủy, Hữu Kiên, Quan
Sơn, Lâm Sơn, Bắc Thủy, Y Tịch, Chiến Thắng, Liên Sơn, Vân An, Nhân Lý, Gia
Lộc, Bằng Mạc, Bằng Hữu.
Chi Lăng - một địa danh nổi bật là tính hiểm yếu, một địa khu nổi tiếng của
tỉnh Lạng Sơn. Thế hiểm của Chi Lăng là vì nó gắn với một con đường huyết mạch,
một con đường ngắn nhất trong số các lối ngả có thể đi từ biên giới phía Bắc của Tổ
quốc đến miền trung tâm của đất nước và ngược lại.
Chi Lăng có vị trí quan trọng trong lĩnh vực quân sự, song cũng có trở ngại
cho giao thông đi lại. Tuy nhiên, hệ thống giao thông trên địa bàn hiện nay khá
thuận lợi, có đường quốc lộ 1A chạy qua địa bàn huyện 32 km, tuyến đường sắt liên
vận quốc tế Hà Nội - Đồng Đăng đi qua, 27 km đường liên huyện, 79 km đường
liên xã và 82 km đường liên thôn. Đến nay, 18 xã trên địa bàn huyện có đường ô tô
đi được 4 mùa.
Với những đặc điểm trên, Chi Lăng nằm trong vùng đất phên giậu, cửa ngõ
chính trong những cuộc đối thoại và đối đầu với Trung Quốc qua nhiều thời kỳ lịch

9



sử. Đồng thời, đó cũng là điều kiện cho sự giao lưu văn hoá Nam - Bắc của Chi
Lăng. Mang vị trí địa lý thuận lợi như vậy tự bản thân nơi đây đã tạo cho mình
những tiềm năng thương mại du lịch và giao lưu kinh tế quốc tế và văn hóa.

1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên
- Chi Lăng một địa hình vòng tròn khép kín vững chắc
Trong quá trình lịch sử kiến tạo lâu dài của lớp vỏ trái đất đã tạo nên một Chi
Lăng có địa hình không giống với bất cứ địa phương nào. Đó là Chi Lăng nằm gọn
trong một thung lũng hình bầu dục, hai đầu chụm lại, đoạn giữa phình ra hai bên.
Chính do điểm độc đáo về địa hình này mà người ta mệnh danh Chi Lăng với cái
tên “Quả bầu Chi Lăng”.
Nếu đi từ xã Bắc Thủy, qua xã Mai Sao, tới Ngõ Thề, xuống Đồng Bành Cầu Quan Âm chúng ta sẽ thấy rõ địa hình tròn gần như khép lại: phía Bắc bắt đầu
từ Làng Đăng, Làng Cóc, phía Nam là Ngõ Thề. Chính đặc điểm cấu trúc này tạo
nên hướng núi đặc biệt. Hướng núi ở Chi Lăng xét theo tổng thể địa hình cả nước
(hướng Tây Bắc- Đông Nam) là Bảo Đài, Thái Họa thấp dần xuống theo hướng Lục
Ngạn (Bắc Giang) và thấp nhất là Quảng Yên (Quảng Ninh). Theo hướng vòng
cung là dãy núi Cai Kinh. Ngoài ra, địa hình khép kín này tạo ra một cấu trúc địa
chất đa dạng, một vùng tổng hợp sự phức tạp về địa hình, một sự kết hợp vừa là núi
đá vừa là núi đất tạo nên một yếu tố khép kín với các dãy núi chạy song song và bao
lẫn nhau tạo nên một thung lũng Chi Lăng - một cửa ải dài và nổi bật về mặt địa
hình - một yếu tố lợi hại về quân sự.
Hình như, thiên nhiên đã cố ý tạo nên cửa ải lịch sử này. Hai rặng núi đá từ
Đông Bắc và Tây Bắc chạy về đến đây đều khép lại như hai nan cái của chiếc quạt
giấy chạy về điểm tựa. Và cũng chính từ cửa ải Chi Lăng, hai rặng núi như hai cánh
tay khổng lồ giang rộng ra ôm cả một vùng đất nước đến mãi sông Cầu.
Nếu đứng từ phía Bắc nhìn về Qủy Môn quan như là mút của một chiếc hom
giỏ khổng lồ nơi địa đầu Tổ quốc. Địa thế ở đây vô cùng hiểm trở, hai bên là vách
đá cao thẳng đứng. Rừng cây trùng điệp. Ở giữa là dòng sông, mùa thu nước trong

xanh, chảy êm đềm qua hai bên bờ đá lởm chởm những hình thù kỳ lạ.
Nhân dịp đến thăm cửa ải Chi Lăng, nhà dân tộc học người Tiệp Khắc S.Lôvắc-xốc đã nhận xét về địa danh Qủy Môn Quan: “Có lẽ đây là một chiến lũy hình
thang độc nhất trên thế giới. Nó thể hiện đầu óc thông minh và tài trí quân sự tuyệt
vời của một dân tộc luôn luôn phải chống trả với những đội quân xâm lược mạnh
hơn mình gấp trăm lần trong quá trình lâu dài giữ nước và dựng nước” [48; 180].

10


Dân tộc ta luôn luôn phải đứng trước những đội quân xâm lược khổng lồ
mạnh hơn mình gấp bội. “Chiến lũy hình thang” hay “Quả bầu Chi Lăng” này là
một minh chứng hùng hồn cho tài trí quân sự tuyệt vời của dân tộc ta. Nó thể hiện
một phần tư tưởng chiến lược chống ngoại xâm nổi tiếng của ta: Lấy ít địch nhiều,
lấy yếu đánh mạnh, mà vẫn thắng mà thắng lợi rất vẻ vang.
- Chi Lăng một địa hình cắt xẻ phức tạp.
Địa hình chủ yếu của huyện Chi Lăng bị chia cắt bởi nhiều đồi núi, hang
động, khe suối, có thể chia làm các vùng khác nhau: Phía Tây Bắc là vùng địa mạo
cacxtơ với những dãy núi đá vôi thuộc vùng cung đá vôi Bắc sơn với mật độ các
dãy núi đá tương đối dày đặc, có nhiều sườn núi dốc đứng với độ cao trên 400m,
giữa các núi đá là các cánh đồng tương đối bằng phẳng xen kẽ, các thung lũng rộng
như Thượng Cường, Vạn Lịch (khoảng 300ha). Phía Nam địa hình thấp dần từ Tây
Bắc xuống Đông Bắc, gồm nhiều đồi núi thấp, pha phiến thạch, có độ cao trung
bình từ 100m - 200m. Có thể thấy địa hình Chi Lăng như một mặt cắt được chia làm
hai phần: nửa phần phía Đông là vùng núi đất (núi cao trung bình thành dải); nửa
phần phía Tây là các dãy núi đá vôi hiểm trở.
Địa hình ở Chi Lăng phức tạp hiểm trở. Dãy núi ở Chi Lăng là kết quả của
sự vận động của lớp vỏ trái đất kết hợp với sự cắt xẻ của sông ngòi, khe rạch. Sự cắt
xẻ này được thể hiện ở giữa thung lũng xuất hiện 6 trái núi độc lập chạy theo hướng
từ Bắc xuống Nam đó là: Hàm Qủy, Nà Nông, Nà Noi, Bãi Đầm, Mã Yên, Ma Sản.
Dọc ngang hai bên núi Thái Họa, Cai Kinh là vô số những thung lũng, các khe suối

dọc ngang.
Nếu nói sự cắt xẻ và phức tạp của Chi Lăng chỉ là núi thôi thì chưa đủ. Yếu
tố tác động trở lại làm cho địa hình càng phức tạp hơn phải kể đến các yếu tố khí
hậu, nguồn nước và thảm thực vật.
Chi Lăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc điểm chung
của khí hậu miền Bắc. Mùa đông với gió mùa đông bắc lạnh, ít mưa, nhiều năm có
sương muối. Mùa hạ có gió đông nam, nền nhiệt cao, nhiều giông bão, nhiều mưa.
Nguồn nước ở Chi Lăng khá dồi dào. Con sông Thương bắt nguồn từ phía
bắc của huyện là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp và sinh
hoạt khu vực nông thôn, cũng như là nguồn nước lớn phục vụ sản xuất và sinh hoạt
của cư dân trong vùng. Sông suối không chỉ đem lại nguồn nước và cá tôm mà từ
xưa còn là nơi tập duyệt, là trận chiến của nghĩa binh ta với kẻ thù.
Trước đây thảm thực vật Chi Lăng và rừng chưa bị tàn phá nhiều nên lượng

11


nước tương đối điều hòa. Bên cạnh dòng sông Thương xuất hiện các khe suối càng
làm cho địa hình trở nên phức tạp. Chi Lăng gồm hai kiểu rừng cơ bản là rừng rậm
và rừng lá thường khô nhiệt đới. Rừng Chi Lăng rất phong phú về thành phần loại
cây cũng như trữ lượng các loại cây như: lim, trầm, mộc lan, nghiến, lát, hoàng đàn,
cam thảo, hà thủ ô,... Núi rừng không chỉ bao bọc, che chở mà còn cung cấp nguồn
lương thực dồi dào như trái cây, rau rừng, thịt thú,…và biết bao cây dược liệu quý
hiếm. Yếu tố rừng một mặt làm cho cảnh quan thêm phức tạp, mặt khác chính
những yếu tố đó là điều kiện thuận lợi cho việc bố phòng quân sự.
- Chi Lăng - một thế hiểm, đặc biệt là con đường độc đạo.
Chi Lăng là tên một cửa ải đã trở thành tên gọi chung cho cả dải chiến
trường liên hoàn gồm nhiều cửa ải, nhiều trận địa phối hợp chặt chẽ với nhau, chạy
dài mấy chục cây số dọc quốc lộ 1A bây giờ, từ ải Pha Lũy (tức Mục Nam Quan)
đến ải Chi Lăng (53km) và quá xuống một chút đến Hữu Lũng giáp giới hai tỉnh

Lạng Sơn và Bắc Giang (thêm 24km). Nơi đây chính là mồ chôn mọi kẻ thù từ
phương Bắc tràn tới xâm lược đất nước ta.
Nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, nơi địa đầu của Tổ Quốc, Chi Lăng là
một đầu mối giao thông chiến lược quan trọng. Đồng thời, Chi Lăng cũng là con
đường bộ độc nhất (ở phía Đông) trong bước tiến của kẻ thù phương Bắc nếu muốn
tiến tới miền trung tâm của nước ta.
Sự cắt xẻ của các yếu tố tự nhiên đã tạo cho Chi Lăng một thế hiểm đặc biệt
hiếm có. Toàn bộ vị trí của ải Chi Lăng nằm gọn trong một thung lũng nhỏ, hình
bầu dục chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, trên tả ngạn sông Thương, nằm
giữa một bên là dãy núi đá vôi thành vại cao ngất ở phía Tây, còn một bên là những
núi đất nối tiếp nhau trùng điệp ở phía Đông. Từ đầu phía Bắc đến đầu phía Nam
thung lũng dài khoảng 4km. Từ thành núi đá phía Tây sang chân núi đất phía Đông,
chỗ rộng nhất khoảng 1km, chỗ trung bình từ 200 đến 300 mét. Tại hai đầu Bắc và
Nam, hai mạch núi khép nhỏ lại, tạo ra hai cửa ải rất hiểm trở. Xung quanh chân núi
Mã Yên, ngọn núi cuối cùng ở phía nam thung lũng, là một cánh đầm lầy, muốn đi
qua phải bắc cầu. Kết hợp địa hình, khí hậu và thủy văn tạo thành các khe rạch chi
chít và rừng cây cối gai góc, rậm rạp là một điều hết sức thuận lợi cho việc giấu
quân mai phục. Đây là một yếu đại bậc nhất trên quan lộ này.
Chi Lăng là một trong ba con đường thuận lợi và nhanh nhất để vận chuyển
lương thực và binh lính của giặc Phương Bắc để tiến đánh nước ta một cách dễ
dàng. Qua Chi Lăng là một con đường thuận lợi của phong kiến Trung Quốc khi tấn

12


công vào Đại Việt. Rằng có qua Chi Lăng mới xuống Kép, rồi từ Kép mới tỏa theo
hai đường. Một đường xuống Xương Giang, vượt sông Cầu, xuống Thăng Long,
một đường theo đường Lục Nam xuống Lục Đầu chọc vào lưng Đại Việt và làm
cầu nối cho thủy quân từ Bạch Đằng lên và bộ binh từ Thăng Long xuống. Nhưng
với tài trí và sức mạnh của lòng yêu nước, nhân dân ta từ xưa đã biến những thuận

lợi với chúng thành những bất lợi khi chúng đi qua ải Chi Lăng. Bởi, với vị trí địa lý
và địa thế của cửa ải, đã bao lần là mồ chôn quân cướp nước từ phương Bắc tràn
xuống. Với các yếu tố tự nhiên, Chi Lăng là “một thiên thời địa lợi” đối với ta,
nhưng lại là “một bất lợi” lớn đối với kẻ thù. Núi rừng Chi Lăng với thế hiểm độc
đáo đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược. Nắm
được đặc điểm của thế núi, thế sông với lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc, ông
cha ta đã đánh tan quân thù, đuổi chúng ra khỏi bờ cõi.
Với vị trí chiến lược như vậy, từ xa xưa cha ông ta đã xây dựng ở đây một
phòng tuyến vững chắc. Mỗi ngọn núi, con sông ở Chi Lăng là một trận địa tiêu diệt
quân thù. Bởi, nếu Chi Lăng bị mất hoặc quân xâm lược đã qua được Chi Lăng thì
thành Đông Quan (Hà Nội) và các vùng khác sẽ bị uy hiếp. Quân Minh từng gọi:
“Ải Chi Lăng là cổ họng của Giao Chỉ, là nơi hiểm yếu đại quân ra vào” [31; 42].
Khi quân địch tiến công vào thì bằng những chiến lũy kỳ diệu ở Chi Lăng, quân ta
đã chặn đứng quân thù, từng bước chia cắt và tiêu hao sinh lực địch. Ta lùi từng
bước, để bảo toàn lực lượng và nhử địch vào những trận kịch chiến mà ta đã định
trước. Trong khi đó, ta gài một lực lượng quan trọng xung quanh chiến lũy. Khi
địch lọt sâu vào đất nước ta thì các chiến lũy ở các cửa ải trở thành những chiếc
khóa, khóa chặt sau lưng chúng lại. Qua nhiều triều đại, nhiều tên tướng giỏi, con
cưng của “thiên triều” ở các thời kỳ khác nhau đã bỏ xác tại Chi Lăng. Tướng
Quách Qùy đã phải ngửa cổ, gạt nước mắt than: “Đi mười, về không được một. Cửa
quỷ này là đất của trời”[48; 182].
Bởi vậy, ở thời nào, Chi Lăng cũng giữ một vị trí hết sức quan trọng. Hơn
nữa, đây lại là đất thiêng, vùng đất “địa linh, nhân kiệt”. Thực tế lịch sử hàng ngàn
năm dựng nước và giữ nước đã chứng minh điều đó. Biết bao anh hùng hào kiệt đã
sinh ra và lớn lên, ghi lại bao chiến công trong lịch sử chống giặc ngoại xâm trên
mảnh đất này. Đó là các vị anh hùng Hoàng Đại Huề, Hoàng Đại Liệu, Kiều Liên,
Kiều Hoa, Hoàng Đình Kinh… Điều góp phần vào chiến công của họ vừa chính là
yếu tố tự nhiên “địa lợi” vừa là yếu tố con người “nhân hòa” của Chi Lăng.
Mảnh đất Chi Lăng từng chứng kiến bao chiến công lừng lẫy và sự hy sinh


13


xương máu của biết bao anh hùng đã ngã xuống. Họ đã trở thành niềm tự hào của
người dân nơi đây. Niềm tự hào về những người con anh hùng của dân tộc được dân
gian thêu dệt thành vô vàn các truyền thuyết bay bổng, diệu kỳ xoay quanh cuộc đời,
sự nghiệp của họ. Điều này giải thích tại sao Chi Lăng lại có nhiều truyền thuyết dân
gian, đặc biệt là hệ thống truyền thuyết về người anh hùng chống ngoại xâm.

1.1.2. Đặc điểm các tộc người cư trú ở Chi Lăng.
Mảnh đất Chi Lăng không chỉ đẹp ở cảnh thiên nhiên hùng vĩ, non xanh
nước biếc, tài nguyên quý hiếm mà cái đẹp và đáng quý hơn ở Chi Lăng là những
tộc người định cư sinh sống ở đây. Họ đã góp phần làm nên lịch sử Chi Lăng, góp
phần vào công cuộc dựng nước và giữ nước từ buổi bình minh của lịch sử dân tộc
cho đến ngày nay.
Chi Lăng nằm trong đường hành lang lớn nối liền miền núi với miền xuôi
nên vùng đất Chi Lăng trở thành nơi hòa hợp của nhiều tộc người và nhiều dòng
văn hóa. Chi Lăng là nơi hội tụ lâu đời của nhiều dân tộc anh em như: Tày, Nùng,
Kinh, Hoa,…thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau như Tày – Thái, Việt – Mường,
Hán. Trước đây, các dân tộc người cư trú tương đối biệt lập trên từng địa bàn nhỏ
hẹp. Hiện nay, các làng thuần túy một dân tộc ngày càng ít mà thay vào đó là các
làng bản với nhiều dân tộc sống đan xen với nhau.
Theo tổng số liệu điều tra dân số trong năm 1993, huyện Chi Lăng có số dân
với các thành phần dân tộc như sau:
Bảng 1.1: Thành phần các dân tộc của huyện Chi Lăng, Lạng Sơn
(Đơn vị tính: Người)
STT
1
2
3

4

Dân tộc
Nùng
Tày
Kinh
Các dân tộc khác
Tổng số

Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Ghi chú
36.294
49
25.921
35
10.227
13.8
1681
2.2
74.123
100
(Nguồn: thống kê của tỉnh Lạng Sơn
1993)

1.1.2.1. Một số đặc điểm chung.
Đặc điểm thứ nhất: là đặc điểm nổi bật về dân cư, đó là Chi Lăng gồm nhiều
dân tộc sống đan xen nhau cùng “chung lưng đấu cật” xây dựng quê hương. Sách
“Đồng Khánh dư địa chí” cho biết: “So với các châu huyện khác thì người Nùng ở
xen kẽ với người Thổ (Tày) nhiều hơn. Họ cần cù canh tác hơn người Thổ (Tày).


14


Người Thổ (Tày) và người Nùng ở hai tổng Mai Pha, Sơn Trang khá thuần hậu,
chất phác. Dân hai tổng Tràng Quế, Vân Thê thì có phần phù hoa bạc bẽo. Người
xã Chi Lăng nói năng như người miền xuôi, cày cấy làm nghề nghiệp. Dân các xã
đều thờ thần, nghi lễ sơ sài. Hàng năm tháng 4 mở hội ca hát cầu phúc. Việc cưới
xin ma tang đều làm qua loa, đại khái” [50;618].
Thứ hai là người Tày - Nùng với dân số đông, chiếm 84% số dân trong huyện
(thống kê 1993). Họ sống chan hòa, đoàn kết, có gia đình 3-4 đời vẫn ở chung với nhau.
Thứ ba là các tộc người sinh sống ở Chi Lăng đã trải qua một quá trình hình
thành lâu đời khá phức tạp, bằng nhiều yếu tố, nhiều con đường, nhiều thời kỳ khác
nhau để tạo nên một Chi Lăng đông đúc, nhiều thành phần dân tộc như ngày nay.
Có người đến Chi Lăng do được các vương triều phái lên dẹp loạn sau đó
được phong ấp, ổn cư làm ăn sinh sống ở đây. Ví dụ như dòng họ Vi, tổ tiên ở Nghệ
An. Họ đã có lịch sử cư trú khá lâu đời trên mảnh đất Chi Lăng (từ 500 đến 600
năm) và cũng là một trong những dòng họ có thế lực về chính trị và kinh tế qua
nhiều thời kỳ. Có người được bổ lên làm quan rồi định cư làm ăn, đời này nối tiếp
đời kia sinh cơ lập nghiệp. Có những người do để tránh sự quấy nhiễu, cướp bóc
của giặc giã mà đi đến. Nhưng cũng có những dòng họ có lịch sử cư trú ở vùng này
từ lâu đời trong các thôn, các động gần biên ải. Do giặc giã thường xuyên cướp bóc
nên cư dân các vùng này thường phải di chuyển luôn, ít khi được ổn định. Có những
tộc người chạy đi chạy lại nhiều lần vào trong rừng sâu núi đá, các hang động đến
khi yên bình lại quay trở về làm ăn.
Cư dân vùng Chi Lăng còn được hình thành bằng con đường binh lính được
điều động từ miền xuôi lên bảo vệ biên giới hoặc buôn bán, khai mỏ, làm đường.
Những đặc điểm hình thành dân tộc Chi Lăng ở trên đã cho thấy sự hình
thành các quan hệ xã hội trong vùng. Các tộc người có sự giao lưu gắn kết với nhau.
1.1.2.2. Đặc điểm tộc người.

Với sự tụ cư của các dân tộc anh em đã giúp cho Chi Lăng có đầy đủ sắc thái
văn hóa và cũng như một bức tranh thu nhỏ của vùng văn hóa xứ Lạng. Trong số
các dân tộc sống ở Chi Lăng thì tộc người Tày, Nùng là hai tộc người xuất hiện sớm
nhất và cũng là hai dân tộc có số dân đông nhất.
- Dân tộc Nùng: Là dân tộc chiếm số dân đông nhất và ở vị trí hàng đầu
trong cơ cấu các tộc người trong huyện. Người Nùng đã sinh sống ở Chi Lăng từ rất
lâu đời, một phần thuộc lớp dân cư bản địa với thời gian đã dần “Tày hóa”, một
phần là mới từ Trung Quốc sang đây khoảng ba thế kỷ.

15


Người Nùng là cư dân nông nghiệp làm nương rẫy kết hợp với ruộng nước,
có nhiều kinh nghiệm làm ruộng bậc thang. Ngoài ra, người Nùng còn làm thêm
một số nghề phụ như: mộc, rèn, dệt vải, làm ngói, nung vôi… để duy trì cuộc sống.
Họ sống tập trung thành bản làng dưới chân hoặc lưng chừng núi. Đến Chi Lăng, họ
đã sống hòa hợp với cư dân địa phương, vừa đấu tranh phai phá thiên nhiên, đoàn
kết chống giặc giã, trộm cướp bảo vệ quê hương. Trải qua thời gian, họ đã trở thành
một thành viên không thể chia cắt của đại gia đình dân tộc Việt Nam. Ngày nay,
người Nùng cư trú đông ở các xã Vân Thủy, Bắc Thủy, Chi Lăng.
Văn học dân gian của người Nùng rất phong phú và đa dạng về thể loại. Văn
học dân gian gắn liền với đời sống của người Nùng, nó ra đời và phát triển trong
các sinh hoạt hàng ngày, hàng năm của quần chúng nhân dân. Nó gắn với những
cuộc trò chuyện, vui chơi, trao đổi tình cảm, lao động, cưới xin, ma chay. Nội dung
cơ bản của văn học dân gian phản ánh ước mơ chân chính của cộng đồng về cuộc
sống ấm lo, hạnh phúc.
- Dân tộc Tày: là một cộng đồng tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Tày –
Thái, có số dân đứng thứ hai trong số các dân tộc ở Chi Lăng (sau người Nùng).
Dân tộc Tày ở Chi Lăng là một dân tộc thuần hậu, chất phác, có những nét văn hóa
mang bản sắc riêng của dân tộc và có quan hệ gần gũi thân thuộc với các dân tộc

khác trong vùng.
Dân tộc Tày ở Chi Lăng có nguồn gốc chính là Tày bản địa và Tày lưu quan:
Tày bản địa là người Tày đã sống lâu đời ở địa phương, họ sinh sống chủ yếu
bằng nghề lúa nước.
Tày lưu quan là người Tày gốc Kinh ở dưới miền xuôi lên. Từ thế kỷ XV trở
đi nhà nước quân chủ Việt Nam rất quan tâm đến vùng biên ải xa xôi của Tổ Quốc,
đã phái nhiều quan chức, binh lính người Kinh từ miền xuôi lên vùng núi, biên
cương trấn giữ. Nhiều viên quan lên đây đã mang theo gia đình, họ hàng và trải qua
quàng thời gian dài họ đã đồng hóa thành người Tày. Ngoài ra, những người Kinh
bị nạn đói kém, loạn lạc lên miền núi làm ăn lâu dài. Họ ở xen kẽ với người Tày gọi
là “Kinh già hóa thổ”. Ở Chi Lăng có những dòng họ Hoàng, Nguyễn, Trần, Đinh
đều là những người gốc miền xuôi sống lâu ngày gắn bó với người Tày đã trở thành
những họ Tày. Người Tày ở Chi Lăng có những dòng họ lớn như họ Hoàng, họ
Nông, họ Nguyễn, họ Vi… Họ cư trú hầu hết các xã trong huyện nhưng tập trung
chủ yếu ở xã Quang Lang, Nhân Lý, Mai Sao, Thượng Cường, Vạn Linh, sống xen
kẽ với các dân tộc Nùng, Kinh, Hoa.

16


Cũng như người Nùng, người Tày còn lưu trữ các giá trị văn hóa dân gian
đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa Tày - Nùng như lễ hội Lồng Tồng, thể hiện
nhiều yếu tố tín ngưỡng dân gian, thể hiện khát vọng và mong ước của con người
chinh phục thiên nhiên, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa dân tộc.
- Dân tộc Kinh: Ở Chi Lăng, dân tộc Kinh chiếm 13,8 % dân số toàn huyện,
là dân tộc xếp thứ ba về dân số sau người Tày và người Nùng. Do đặc điểm của lịch
sử, dân tộc Kinh ở Chi Lăng có hai nguồn: nguồn cổ và nguồn mới hay còn gọi là
người Kinh đến trước và người Kinh đến sau (khai hoang).
Về nguồn cổ, họ từ miền xuôi lên, có bộ phận là quan lại của triều đình
phong kiến, có bộ phận là những người dân nghèo tha phương cầu thực lên miền

núi làm ăn hay những người buôn bán, những tù nhân lưu đày, con cháu quan lại
nhà Mạc…di cư lên Trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam, ngay từ buổi
đầu xây dựng nhà nước trung ương tập quyền, các vị vua Lý – Trần đã thể hiện sự
đoàn kết giữa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam bằng việc phong
tước, chọn phò mã trong các tộc trưởng có uy tín tại miền núi. Từ thời nhà Lê, sau
khi đánh thắng giặc Minh, triều đình đã thực hiện chính sách “phiên thần” đối với
vùng dân tộc thiểu số nói chung và Lạng Sơn nói riêng. Những đội quân “thần tốc
phiên thần” của triều đình có nhiệm vụ lên trấn ải biên cương và chiêu tập dân cư
địa phương ổn định sản xuất. Đến thời Nguyễn, với chính sách “lưu quan”, triều
đình đã cử những công thần hay con cháu của họ, chọn những người ưu tú nhất lên
miền núi chiêu dân, lập ấp, cai trị địa phương và làm nhiệm vụ trấn giữ biên ải. Quá
trình di cư của người Kinh đến Chi Lăng diễn ra liên tục trong lịch sử, có lúc lẻ tẻ,
có lúc ồ ạt.
Người Kinh khai hoang chủ yếu quê ở Thái Bình, Nam Định, Hà Tây cũ…
lên đây vào những năm 60 của thế kỷ XX, khi Đảng và nhà nước Việt Nam phát
động phong trào nhân dân miền xuôi lên tham gia phát triển kinh tế - văn hóa ở
miền núi. Đặc biệt, đầu thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển của nền kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa số lượng người Kinh ở Lạng Sơn nói chung và
trên vùng đất Chi Lăng nói riêng đã tăng lên nhanh chóng.
Hiện nay, người Kinh tập trung chủ yếu ở thị trấn Đồng Mỏ và thị trấn Chi
Lăng. Dân tộc Kinh ở đây sống cần cù, chăm chỉ, ham học hỏi, sống hòa đồng cùng
với các dân tộc khác trong huyện. Họ đã mang theo phong tục tập quán cũng như
phương thức canh tác, kinh nghiệm sản xuất từ miền xuôi lên và giao lưu văn hóa
với các dân tộc khác. Điều này làm cho văn hóa Chi Lăng thêm phong phú, đa

17


dạng.
- Dân tộc Dao: Ở Chi Lăng, dân tộc Dao sống rải rác và là dân tộc thiểu số ít

người. Trước đây, người Dao là dân tộc chủ yếu sống du canh, du cư trên các triền núi
cao. Do vậy, làng bản và địa bàn cư trú thường không ổn định và ít khi kiên cố. Ngày
nay, tộc người này đã định canh định cư dần ổn định cuộc sống và có nhiều thay đổi về
kinh tế, văn hoá. Về đời sống tinh thần, người Dao có nền văn hóa dân gian khá phong
phú, đó là các truyện kể dân gian, truyện thơ, dân ca, tục ngữ, ca dao.
- Dân tộc Hoa: Người Hoa ở vùng Chi Lăng, có gốc gác xa xưa vốn sinh tụ ở
miền Nam sông Trường Giang. Nhiều người trong số họ đã di cư sang nước ta và
trải qua thời gian họ đã bị Việt hóa. Họ sống rải rác ở các xã của Chi Lăng, song tập
trung nhất ở thị trấn Chi Lăng. Người Hoa có nền văn học nghệ thuật dân gian cổ
truyền khá đặc sắc, đặc biệt là các làn điệu dân ca. Nội dung không chỉ xoay quanh
tình yêu nam nữ mà còn nói lên tinh thần đấu tranh chống phong kiến, chống các lề
thói lạc hậu của xã hội cũ. Trong kháng chiến chống ngoại xâm, có thể họ cũng
tham gia đấu tranh cùng các dân tộc anh em. Trong cuộc sống hàng ngày người Hoa
đã sống gắn bó, đoàn kết cùng các dân tộc khác trong huyện.
Như vậy, ta có thể kết luận: Chi Lăng là nơi quần cư đầm ấm, hòa thuận, gắn
bó, đùm bọc của nhiều dân tộc anh em. Mặc dù phong tục tập quán, ngôn ngữ và
thời gian định cư sớm muộn khác nhau song đồng bào các dân tộc ở Chi Lăng luôn
nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, hiểu biết tôn trọng lẫn nhau, cùng
chung sống, cùng tồn tại và phát triển. Mỗi khi có giặc ngoại xâm hay thiên tai đe
dọa, tàn phá, các dân tộc anh em đã nhất tề đứng lên cùng nhau chung sức, chung
lòng đánh giặc, khắc phục hậu quả của thiên tai bảo vệ quê hương. Đó cũng là
truyền thống tốt đẹp, là mạch nguồn văn hóa, đạo đức lẽ sống của đồng bào các dân
tộc ở Chi Lăng.
Trên cơ sở nền tảng của những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống trải qua
những chặng đường đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương dưới sự lãnh
đạo của Đảng, trực tiếp của Đảng bộ huyện trong đời sống ngày nay nhân dân các dân
tộc Chi Lăng đang ngày càng phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

1.1.3. Chi Lăng qua các thời kỳ lịch sử.
1.1.3.1. Địa giới hành chính

Thời kì các vua Hùng dựng nước, nước ta chia thành 15 bộ. Chi Lăng nói riêng,
tỉnh Lạng Sơn nói chung thuộc bộ Lục Hải (một trong 15 bộ của nước Văn Lang).
Thời Bắc thuộc, đời Hán, Lạng Sơn thuộc quận Giao Chỉ, sau đó đời Đường

18


thuộc Giao Châu. Theo Đại Nam nhất thống chí, đời nhà Lý, đất Châu Ôn gọi là
châu Quang Lang; thời thuộc Minh, tháng 4- 1407 Minh Thành Tổ hạ chiếu, đổi
Đại Việt làm quận Giao Chỉ. Tháng 6- 1407, lập ra 15 phủ, phủ Lạng Sơn khi đó
gồm 7 châu, 16 huyện. Châu Ôn gọi là Khâu Ôn hay huyện Ôn (thuộc phủ Lạng
Sơn). Thời Hậu Lê, đổi Khâu Ôn là châu Ôn; có 5 tổng (Mai Pha, Vân Thê, Tràng
Quế, Bằng Mạc, Sơn Trang) và 57 phố, chợ, động, quán. Bấy giờ, châu Ôn thuộc
phủ Trường Khánh, trấn Lạng Sơn.
Chi Lăng là một địa bàn có tính lịch sử lâu đời. Trải qua một nghìn năm Bắc
thuộc, vào thế kỉ X, nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập chính thức được xác
lập. Cũng từ đó tên gọi Chi Lăng, mảnh đất Chi Lăng được nói tới như là tấm cửa
lim vững chắc ở cửa ngõ chính phía Bắc của Tổ quốc.
Chi Lăng xưa thuộc Lạng Châu. Ở thời Lý trung tâm của Lạng Châu chính là
Quang Lang - Nhân Lý (Chi Lăng hiện nay). Đến thời nhà Hồ (1397), phủ Lạng
Châu được đổi thành trấn Lạng Sơn. Sách “Dư địa chí” (1435) của Nguyễn Trãi
cho biết: Trấn Lạng Sơn có một phủ gọi là phủ Tràng Khánh. Phủ này có 7 châu
trong đó có Châu Ôn (nay gọi là huyện Chi Lăng). Từ đó cho đến thời nhà Nguyễn,
Châu Ôn bao gồm các tổng:
1. Tổng Mai Pha: Gồm các xã Mai Pha, Giang Lỗi, Quảng Nhân, Quảng
Cư, Vân Nồng.
2. Tổng Vân Thê: Gồm các xã Vân Thê, An Trạch, Nhân Lý, Vân Uy, Hậu Nông
3. Tổng Tràng Quế: Gồm các xã Tràng Quế, Quý Hậu, Vân Nham, Quang
Lang, Mai Sao, Thi Cường, Gia Lộc, Tri Quan, Chi Lăng, An Bãi.
4. Tổng Sơn Trang: Gồm các xã Sơn Trang, Hiệp Hạ, Hữu Lân.

Như vậy, các tổng thuộc Châu Ôn lúc này bao gồm toàn bộ huyện Chi Lăng,
một phần huyện Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn hiện nay.
“Năm 1836, Minh Mạng chia tỉnh Lạng Sơn thành hai phủ: Tràng Khánh,
Tràng Định. Châu Ôn thuộc phủ Tràng Khánh và vẫn bao gồm các tổng như trên” [61;
857]. Đến cuối thế kỉ XIX sau khi xâm chiếm song toàn bộ đất đai và sắp xếp bộ máy
cai trị thực dân Pháp giữ nguyên Châu Ôn, tổng Bằng Mạc được nâng cấp thành Châu
Bằng Mạc. Châu Ôn và Châu Bằng Mạc là hai châu thuộc tỉnh Lạng Sơn.
Thời Pháp thuộc, vị trí và giới hạn của Châu Ôn đã bị thu hẹp còn lại 3 tổng:
Quang Lang, Sơn Trang, Vân Thê. Phía Bắc giáp tỉnh lỵ Lạng Sơn và châu Cao
Lộc, phía Tây giáp châu Bằng Mạc (do đất của Châu Ôn tách ra và được nâng cấp
thành châu Bằng Mạc) và phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang.

19


×