Tải bản đầy đủ (.doc) (153 trang)

MÔ TIP TIỀN, máu, điên QUA NHÂN vật RASKOLNIKOV TRONG tội ác và HÌNH PHẠT của f DOSTOIEPSKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.69 KB, 153 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

MÔ TIP TIỀN, MÁU, ĐIÊN QUA NHÂN VẬT
RASKOLNIKOV TRONG TỘI ÁC VÀ HÌNH PHẠT
CỦA F. DOSTOIEPSKI
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số: 60.22.02.45

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: GS.NGND NGUYỄN HẢI HÀ

HÀ NỘI – 2016


Lêi c¶m ¬n
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.NGND Nguyễn Hải
Hà người đã tận tình hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ em trong quá trình thực
hiện và hoàn thành luận văn này.
Em xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Ngữ văn - Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ em trong quá
trình học tập.
Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình đến gia
đình, bạn bè đã luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
luận văn.
Hà Nội, tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Phương


MỤC LỤC
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG.................................................................................1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Fyodor Mikhailovich Dostoyevsky (1821 - 1881) không chỉ là nhà văn
vĩ đại của nước Nga thế kỉ XIX mà còn là một trong những người khổng lồ
của văn học thế giới. Cuộc đời không phẳng lặng và những tác phẩm văn học
luôn đề cập đến những vấn đề muôn thủa trong đời sống nhân sinh của ông từ
lâu đã trở thành nguồn đề tài phong phú vô tận thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu. Tội ác và hình phạt có thể coi là một kiệt tác, cũng là cái mốc
mở ra một giai đoạn mới trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Đây là tác
phẩm phổ biến nhất, cũng là tác phẩm có kết cấu trọn vẹn nhất, có nội dung bi
thảm nhất trong toàn bộ sáng tác của Dostoiepski. Thông qua tác phẩm này,
tác giả đã dựng lên một bức tranh ảm đạm về số phận bế tắc của lớp người
dưới đáy xã hội Nga, nhất là những người trẻ tuổi, tâm hồn trong trắng, nhiều
khát vọng, đam mê. Tác phẩm còn là lời tố cáo mãnh liệt tầng lớp tư sản hãnh
tiến, giẫm đạp lên đạo đức, nhân phẩm, tài năng con người. Nhìn chung,
Dostoiepski đã đề cập những bi kịch tư tưởng chung của thời đại mình để qua
đó gián tiếp khẳng định cũng như đề cao vẻ đẹp nhân bản trong tâm hồn con
người và tình yêu thiết tha với cuộc sống.
Dostoiepski đã chuyển tải những nội dung sâu sắc đó của tác phẩm
bằng một bút pháp nghệ thuật điêu luyện. Nhà văn không chỉ có khả năng
phân tích sâu sắc tâm lí nhân vật đến mức như đào tới cả đường gân thớ thịt
của mỗi con người mà còn sử dụng một cách rất tài tình các mô tip trong tác
phẩm. Tiền, Máu, Điên là những mô tip nghệ thuật được ông sử dụng thường

xuyên trong Tội ác và hình phạt góp phần giúp ông xây dựng khá thành công
hình tượng Raskolnikov trên nhiều bình diện: cuộc sống, tâm lí, mục đích
hành động, các mối quan hệ và đặc biệt là những đấu tranh gay gắt trong tư
tưởng. Bằng tài năng hiếm có của mình, Dostoiepski đã tái hiện lại bầu không
khí tội lỗi đầy ám ảnh bao bọc xung quanh nhân vật. Từ đó, giúp ta thấy rõ
1


hơn mối xung đột của những giá trị tinh thần trong mối mâu thuẫn với sự lên
ngôi của những giá trị vật chất. Con người trong mối mâu thuẫn ấy luôn bị
giằng co bởi những bi kịch của tham vọng, bị cầm tù của những ám ảnh tội ác
và bị tha hóa đến mất hết cả lí trí.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến những vấn đề khác nhau
của Tội ác và hình phạt. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên
cứu nào khai thác những đóng góp của những yếu tố này trong việc hoàn thiện
bức chân dung tinh thần của nhân vật Raskolnikov. Khi chọn đề tài Mô tip
Tiền, Máu, Điên qua nhân vật Raskolnikov trong “Tội ác và hình phạt” của
Dostoiepski, chúng tôi mong muốn có điều kiện thử sức và tiếp cận tác phẩm từ
bình diện các mô tip nghệ thuật được nhà văn sử dụng trong tác phẩm. Từ đó,
giúp bạn đọc thấy rõ hơn tài năng sáng tác của Dostoiepski và giá trị của cuốn
tiểu thuyết được coi là “cuốn tội bình vĩ đại của mọi thời đại” này.
2. Lịch sử vấn đề
Dostoiepski được xem là “nhà khoa học nhân văn lỗi lạc của thế kỉ
XIX”, một “thiên tài dị biệt”, một người “quá cỡ”, khổng lồ không chỉ với
thời đại mình mà đến mãi sau này. Thật khó có thể kể hết số lượng các công
trình nghiên cứu về ông và tác phẩm Tội ác và hình phạt. Tuy nhiên, vì trình
độ ngoại ngữ còn hạn chế, chúng tôi xin khái quát những công trình nghiên
cứu bằng tiếng Việt tiêu biểu có liên quan đến đề tài.
Trong công trình nghiên cứu mang tên Những vấn đề thi pháp của
Dostoiepski, M.Bakhatin đã đưa ra một cách nhìn nhận mới trong việc tiếp

cận các sáng tác của Dostoiepski: “Phần lớn các công trình phê bình và lịch
sử văn học về Dostoiepski cho đến nay vẫn còn bỏ qua sự độc đáo trong hình
thức nghệ thuật của ông và đi tìm tính độc đáo đó ở nội dung, trong đề tài, tư
tưởng, trong các hình tượng riêng biệt bị tách khỏi tiểu thuyết và chỉ được
đánh giá theo quan điểm nội dung cuộc sống” [6; 41]. Nhà nghiên cứu này
cũng cho rằng Dostoiepski là một trong những nghệ sĩ đem lại những hình
2


thức mới của cái nhìn nghệ thuật nhờ vậy mà khám phá và nhận ra được
những khía cạnh mới của con người và đời sống của nó. Ông đã tạo nên bước
tiến mới không chỉ trong nghệ thuật viết tiểu thuyết mà còn là bước tiến lớn
trong lịch sử tư duy nghệ thuật nhân loại, đó chính là một nghệ thuật đa thanh
đặc biệt. Ý kiến của M.Bakhtin đã góp một cái nhìn quan trọng giúp cho các
nhà nghiên cứu một hướng tiếp cận mới của Dostoiepski từ phương diện nghệ
thuật bên cạnh việc chú ý đến nội dung trong các sáng tác của ông. Đây là
một trong những ý kiến mà chúng tôi lưu ý đầu tiên.
Trên thực tế, những công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề cấu trúc
cơ bản của nghệ thuật trong sáng tác của Dostoiepski đã có từ rất sớm. Người
đầu tiên phải kể đến là V.Ivanop. Nhà nghiên cứu này cho rằng chủ nghĩa
hiện thực của Dostoiepski không dựa trên sự nhận thức mà dựa trên sự thâm
nhập. Chính vì vậy, khi nói đến cái tôi của người khác, Dostoiepski không thể
hiện tính khách thể. Đây chính là một đặc điểm trong ngòi bút của
Dostoiepski. Sau ông, X.Axcondop trong bài Ý nghĩa đạo đức, tôn giáo của
Dostoiepski cũng nêu lên quan điểm tương tự. Tuy nhiên, cả hai nhà nghiên
cứu này chưa có sự kiến giải một cách cụ thể và tỉ mỉ đối với những căn
nguyên dẫn đến phong cách nghệ thuật đặc trưng của Dostoiepski. Vì vậy, các
công trình nghiên cứu của họ mới chỉ mang tính khái lược, định hướng căn
bản về vấn đề nghệ thuật trong sáng tác của Dostoiepski.
Nhà nghiên cứu L.Grosman trong cuốn Dostoiepski - cuộc đời và sự

nghiệp là người đầu tiên có những soi chiếu tỉ mỉ các vấn đề nghệ thuật của
nhà văn Nga thiên tài này. Về cuốn Tội ác và hình phạt, L.Grosman cho rằng:
đây là “cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất”, “cuốn tiểu thuyết có kết cấu ưu tú
nhất”. L.Grosman cũng là người đầu tiên có những khảo sát tỉ mỉ tác phẩm
này trên các phương diện kết cấu, nguyên mẫu, kiểu nhân vật tư tưởng … Tác
giả cho rằng: tư tưởng của Raskolnikov xuất phát từ sự khủng hoảng hiện
thực những năm 60 của thế kỉ XIX. Tấn bi kịch của anh ta chính là tấn bi kịch
3


của lịch sử. Nói về vai trò cũng như ảnh hưởng của đồng tiền trong tác phẩm
này, L.Grosman cho rằng: việc phải đương đầu với những khó khăn, túng
quẫn trong cuộc sống đã khiến Dostoiepski đặt ra nhiều vấn đề mới trong tác
phẩm: “Cuốn tiểu thuyết của ông bắt đầu viết đúng vào lúc tạp chí bất hạnh
của ông bị đóng cửa. Vấn đề đồng tiền trong bối cảnh điển hình của xã hội
Pêtécbua năm 1865 được đưa lên hàng đầu (…) lần đầu tiên trong văn học
Nga, vấn đề tư bản được đặt ra” [28; 447]
L.Grosman đặc biệt chú trong đến mối quan hệ giữa môi trường và
hoàn cảnh sống của nhà văn. Ông cho rằng cuộc sống cùng quẫn vì thiếu đói;
môi trường xã hội bức bối, ngột ngạt, và sự xuất hiện xung đột giữa các trào
lưu tư tưởng đã tác động đến con người và là nguyên nhân của tội ác: “ho lao,
thẻ vàng, bị đuổi việc, nghèo túng, trẻ con gầy mòn, cha mẹ chết trên mặt
đường… Tất cả những vấn đề đó được miêu tả chính xác của các biểu đồ, hòa
đồng với sự sâu sắc của nhà viết tiểu thuyết đến mức trở thành bi kịch nghệ
thuật chân thực” [28; 469]
Stêfan Zweig trong tác phẩm Ba bậc thầy Đôxtôievxki, Balzăc, Đickenx
đã dành một dung lượng lớn trong tác phẩm để nói về cuộc đời và sự nghiệp
của nhà văn vĩ đại này. Stêfan Zweig cho rằng cái chết dã man của người cha
đã ám ảnh Dostoiepski rất nhiều khiến cho ông thường hay viết về vấn đề tội
ác trong tác phẩm và Tội ác và hình phạt không phải là một ngoại lệ. Thêm

nữa, căn bệnh động kinh cũng như cuộc sống nợ nần, túng bấn phải đến một
năm trước khi chết mới trả được hết nợ nần cũng khiến cho nhà văn chú ý
nhiều đến những vấn đề này trong kiệt tác nổi tiếng của mình. Tuy nhiên, điều
đáng quý là: dù suốt đời phải sống trong nghèo túng, nợ nần nhưng không bao
giờ nhà văn viết văn chỉ vì tiền. Đó chính là yếu tố quan trọng để tạo nên giá
trị nghệ thuật bất hủ trong sáng tác của ông, cũng là biểu hiện rõ rệt nhất
trong nhân cách của một nhà văn lớn.

4


M. Khrapchenko trong công trình Đôxtôievxki và di sản văn học của
ông rất chú ý đến việc Dostoiepski thường hay mô tả những tình huống và
những xung đột bất ngờ . Nhà văn thường hay miêu tả nhân vật của mình
trong những tình huống đầy kịch tính, thậm chí những lĩnh vực phi thường để
làm rõ khả năng cũng như tính cách của họ. Nói về vấn đề đồng tiền trong tác
phẩm Tội ác và hình phạt, nhà nghiên cứu cho rằng: “Trong Tội ác và hình
phạt không chỉ có người nghèo đói khổ sở vì hoàn cảnh không lối thoát của
mình, mà còn có cả những con người bị chà đạp, cảm thấy một cách sâu sắc
quyền lực dã man đến tàn nhẫn của đồng tiền, của quy luật mua bán” [55; 20].
M. Khrapchenko cho rằng Dostoiepski tạo nên sự khác biệt với những tiên
bối như Puskin hay Gôgôn chính là việc ông mở rộng hơn, không chỉ miêu tả
điều kiện sống những người có hoàn cảnh sống khốn khổ mà tác giả còn mở
rộng hơn khám phá thế giới nội tâm bên trong họ. Chính vì vậy, tác phẩm của
Dostoiepski có giá trị hiện thực lớn lao: “Dựa vào tư liệu thực tế của hiện
thực, Dostoiepski nêu ra và soi sáng những vấn đề có tầm cỡ thế giới, những
vấn đề của cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong đời sống xã hội, trong bản
tính con người…” [55; 14]
Milan Kundera cho rằng Dostoiepski vĩ đại vì ông biết sáng tạo ra
những nhân vật, những thế giới tinh thần phong phú kì lạ chưa từng có. Nói

về sự ảnh hưởng của nhà văn Nga vĩ đại với những người đi sau ông, nhà
nghiên cứu cho rằng rất nhiều nhà văn đã chịu ảnh hưởng bởi tác phẩm Tội ác
và hình phạt. Chẳng hạn trong tác phẩm Vụ án của Kafka. Tuy nhiên, sự khác
biệt là nếu Raskolnikov không thể chịu đựng được sự ám ảnh của tội lỗi và để
tìm được sự yên bình anh ta tự nguyện chịu sự trừng phạt nhưng ở nhân vật K
thì ngược lại, sự trừng phạt khiến anh ta đi tìm tội lỗi.
Ở Việt Nam, Dostoiepski cùng các tác phẩm của ông từ lâu đã thu hút
sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Trong các bài nghiên cứu của mình về
Dostoiepski, Nguyễn Tuân đã ví nhà văn Nga vĩ đại này giống như một
5


“rừng đại thụ”. Nhận xét về tính hiện thực trong sáng tác của Dostoiepski,
Nguyễn Tuân cho rằng: “Khung cảnh bài trí ra để nhân vật của Dostoiepski
hoạt động không phải là những phòng khách to, những khách sạn lộng lẫy,
những bàn giấy sáng sủa. Dostoiepski toàn dắt chúng ta vào những căn nhà
tồi tàn như sắp sụp đổ, nồng lên một mùi cồn rượu, những căn phòng chật như
quan tài thửa sẵn cho người sống. Dostoiepski đưa ta vào những ngõ phó tối
tăm, những cầu thang gác nhiều bóng đen của sự cám dỗ tội lỗi, những xà lim,
ngục tối, xóm chơi, nhà chứa… ”. [55; 282]. Với cái nhìn khá sắc sảo về các
tác phẩm của Dostoiepski, Nguyễn Tuân cho rằng các nhân vật của nhà văn
thường xuất hiện trong những không gian chật hẹp, mờ tối, không rõ tiếng
người nói và dầm mình trong những bóng tối ấy để suy nghĩ, hành động. Có
lẽ vì sự cùng quẫn của cuộc sống mà chưa bao giờ người ta thấy các nhân vật
của Dostoiepski ngồi ăn uống thong thả trò chuyện. Họ dường như lúc nào
cũng bị đặt vào những lo âu dằn vặt rồi lại bất chợt nhận ra một điều gì đó rồi
vùng bỏ chạy… Đây quả là một nhận xét rất chính xác và tinh tế về đặc điểm
nhân vật trong các sáng tác của Dostoiepski.
Tác giả Nguyễn Kim Đính trong cuốn giáo trình đầu tiên về
Dostoiepski cũng có những ý kiến đánh giá rất chính xác về tác phẩm Tội ác

và hình phạt. Ông cho rằng: “Ở tác phẩm này, tài năng nghệ thuật của
Dostoiepski thật sự vươn lên một tầm cao mới, tạo được trong thực tế thẩm
mĩ sự hài hòa, cân đối giữa việc khắc họa những diễn biến phức tạp trong đáy
sâu của tâm lí, ý thức nhân vật và việc tái hiện hoàn cảnh, môi trường xã hội
đã làm nảy sinh và liên tục tác động đến những diễn biến đó”. [24; 36]. Nói
về nguyên nhân dẫn đến tội ác của nhân vật Raskolnikov cùng những ám ảnh
trong quá trình diễn biến tâm lý của nhân vật, Nguyễn Kim Đính cho rằng
chính môi trường xã hội bên ngoài là nguyên nhân dẫn đến tội ác của
Raskolnikov.

6


Giáo sư Nguyễn Hải Hà trong bài Khát vọng hài hòa cho biết: “Điểm
sáng nhất trong sáng tác của Dostoiepski là trái tim nhân đạo của ông (…) Do
vậy, ông đã phơi bày cảnh sống khốn cùng của Những kẻ bất hạnh (1843) bị
tước mất quyền đau khổ, Những kẻ bị chà đạp và lăng mạ (1861), những viên
chức khốn cùng chẳng còn nơi nào mà đi, những chàng sinh viên nghèo đói,
ăn và ở trong căn phòng hẹp như chiếc quan tài. Tội ác và hình phạt (1866),
Dostoiepski miêu tả những con người bị ám ảnh bởi một ý tưởng muốn vượt
quá vi phạm, muốn nổi loạn bằng bất kể cách gì cốt để khẳng định cho tự do
cá nhân tuyệt đối. Đó là những con người bị giằng xé dữ dội trong nội tâm bị
phân đôi” [31; 128]. Đây là một trong những ý kiến quan trọng giúp người
viết hiểu một cách thấu đáo và sâu sắc vấn đề nghiên cứu.
PGS.TS Đỗ Hải Phong trong cuốn Giáo trình văn học Nga (ĐHSPHN,
2002) cho rằng: “Tính tâm lí trong tác phẩm của Dostoiepski gắn liền với tính
triết lí, tính ý thức hệ của nhân vật. Những nhân vật trung tâm của
Dostoiepski thường là những nhân vật, nhà tư tưởng, những nhân cách luôn
trăn trở với ý thức về giới và về chính mình” [48; 56-57]. Nói về tác phẩm
Tội ác và hình phạt, tác giả cho rằng: “Trong Tội ác và hình phạt, cuộc sống

luôn được nhấn mạnh bởi cảm giác chật hẹp và bức bối (…), cuộc sống ở
những quán rượu, tầng hầm nặng mùi, những khu vườn không đài phun nước,
nơi bẩn thỉu, xú uế và đủ thứ mùi kinh tởm, nơi những thợ may, thợ nguội,
thợ nấu bếp đủ loại người Đức, gái không chồng, viên chức nhỏ… chen chúc
nhau trong những căn nhà năm tầng, những hộp nhỏ xíu, những căn phòng
cho thuê đi thuê lại (…) cuộc sống chật hẹp, chui rúc như vậy lại được miêu
tả trong bầu không khí oi bức tháng bảy của Pêtécbua. Ngự trị khắp nơi là
một màu vàng xỉn của những lớp giấy bồi tường lở lói, những đồ gỗ cũ kĩ,
ánh vàng của tí nắng lúc ngày tàn, ánh leo lét tranh tối tranh sáng của những
mẩu nến yếu ớt sắp lụi” [48; 56-57].

7


Macxim Gorki nhận xét: “L.Tônxtôi và Dostoiepski là hai thiên tài cự
phách nhất. Bằng sức mạnh của tài năng mình, họ đã làm chấn động cả thế
giới. Họ đã làm cho châu Âu phải ngạc nhiên và chú ý tới nước Nga, và cả hai
người đã đứng vào đội ngũ những vĩ nhân tầm cỡ”. Dostoiepski thực sự là
một nhà cách tân tiểu thuyết và một tài năng văn học lỗi lạc. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu vấn đề Mô tip Tiền, Máu Điên qua nhân vật Raskolnikov trong
Tội ác và hình phạt của Dostoiepski cho đến nay vẫn còn là một vấn đề mới.
Vì vậy, chúng tôi tập trung nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Thực hiện đề tài này chúng tôi hướng đến những mục tiêu:
Thứ nhất, từ sự phân tích những đặc trưng trong việc sử dụng Mô tip
Tiền, Máu, Điên qua nhân vật Raskolnikov trong Tội ác và hình phạt của
Dostoiepski, chúng tôi muốn làm rõ sự đổi mới về mặt kĩ thuật viết tiểu thuyết
của một tác gia văn học Nga lỗi lạc.
Thứ hai, phân tích cách sử dụng Mô tip Tiền, Máu, Điên qua nhân vật

Raskolnikov trong Tội ác và hình phạt của Dostoiepski, chúng tôi mong muốn
chỉ ra những nét cơ bản trong phong cách sáng tạo của Dostoiepski khi ông
viết tiểu thuyết nói chung và viết Tội ác và hình phạt nói riêng.
Thứ ba, luận văn cho thấy một trong những xu hướng sáng tạo của
văn chương đương đại: sức hấp dẫn của sự pha trộn yếu tố hậu hiện đại và
truyền thống.
3.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài của chúng tôi giới hạn trong phạm vi tác phẩm Tội ác và hình
phạt và tập trung vào những phương diện cơ bản của việc sử dụng mô tip
Tiền, Máu, Điên mang đậm dấu ấn phong cách sáng tạo và con người
Dostoiepski.
Để tiến hành khảo sát chúng tôi sử dụng bản dịch của Cao Xuân Hạo, Cao
8


Xuân Phố do Phạm Vĩnh Cư giới thiệu (Nhà xuất bản Văn học, năm 2012).
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp Thi pháp học;
- Phương pháp mô tip;
- Phương pháp hệ thống, khảo sát;
- Phương pháp tự sự học;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp liên ngành.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn đã giới thiệu một cách ngắn gọn lí luận về những vấn đề về
tác phẩm Tội ác và hình phạt của các tác giả trong và ngoài nước. Từ đó
chúng tôi tiếp thu trên tinh thần đối thoại những vấn đề lí luận để ứng dụng
phân tích những phương diện thể hiện rõ nhất việc sử dụng Mô tip Tiền, Máu,
Điên qua nhân vật Raskolnikov trong Tội ác và hình phạt của Dostoiepski.

Luận văn phân tích những phương diện thuộc Mô tip Tiền, Máu, Điên
qua nhân vật Raskolnikov trong Tội ác và hình phạt của Dostoiepski… Qua
đó, chúng tôi chỉ ra những ý nghĩa cơ bản của các mô tip trên khi được
Dostoiepski sử dụng trong tác phẩm, mối quan hệ của những mô tip đó với
các hình thức nghệ thuật khác. Từ đó, làm rõ phong cách đặc thù trong bút
pháp nghệ thuật của Dostoiepski ở cuốn tiểu thuyết này.
6. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc của luận văn gồm mở đầu, ba chương và kết luận. Cụ thể:
Chương 1. Mô tip Tiền, Máu, Điên trong văn hóa và sáng tác văn học
Chương 2. Mô tip Tiền, Máu, Điên với cuộc đời Raskolnikov
Chương 3. Nghệ thuật thể hiện mô tip Tiền, Máu, Điên trong Tội ác và
hình phạt.

9


Chương 1
MÔ TIP TIỀN, MÁU, ĐIÊN TRONG VĂN HÓA
VÀ SÁNG TÁC VĂN HỌC
1.1. Mô tip
1.1.1. Khái niệm
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học (NXB Giáo dục, 1999, tr.209), tác
giả Lại Nguyên Ân cho biết: Mô tip (phiên âm từ tiếng Pháp motif, tiếng Đức
Motive, đều bắt nguồn tiếng Latinh moveo, học thuật Trung Hoa dịch là mẫu
đề) là thành tố bền vững, vừa mang tính hình thức, vừa mang tính nội dung
của văn bản văn học. Mô tip có thể được phân xuất ra từ một hoặc trong một
số tác phẩm văn học của một nhà văn, hoặc trong văn cảnh toàn bộ sáng tác
của nhà văn ấy, hoặc trong văn cảnh một khuynh hướng văn học, một thời đại
văn học nào đó.
Từ điển thuật ngữ văn học cho biết: mô tip là “từ Hán Việt là mẫu đề

(do người Trung Quốc phiên âm chữ motif của tiếng Pháp) có thể chuyển
thành các từ khuôn, dạng hoặc kiểu trong tiếng Việt, nhằm chỉ những nhân tố,
những bộ phận lớn hoặc nhỏ được hình thành ổn định, bền vững và được sử
dụng nhiều lần trong các sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là trong văn học
nghệ thuật dân gian” [32; 197] Giáo sư Trần Đình Sử cho biết thêm : “Mô tip
là các đơn vị cố định thể hiện một nội dung nào đó được sử dụng nhiều lần,
là một hiện tượng phổ biến không chỉ trong văn học dân gian mà còn cả
trong văn học viết”. [32; 134]
Thuật ngữ Mô tip xuất hiện lần đầu tiên trong Từ điển âm nhạc của
S.de.Brossare (1703), được J.W. Goethe đưa vào văn học (Về thi ca tự sự và thi
ca kịch nghệ, 1797). Với tư cách một phạm trù nghiên cứu văn học, nó được
nghiên cứu từ đầu thế kỉ XX, nhất là trong các công trình của A.N.Veselovski và
V. Ja. Prop - những học giả đã khảo sát mô tip với ý nghĩa là đơn vị cấu thành
nhỏ nhất của văn bản, ngôn bản: đó là những sự vật, hình ảnh, là đơn vị nhỏ nhất
10


của cốt truyện dân gian (chiếc gương thần, người vợ hoặc người chồng ngốc
nghếch, trận chiến bố với con, rắn đánh cắp công chúa…)
Theo A.N.Veselovski (1838 - 1906), mô tip được hiểu là: “Những công
thức trả lời cho những vấn đề mà giới tự nhiên đặt ra cho con người từ thủa
nguyên sơ, khắp mọi nơi hoặc là những ấn tượng về hiện thực được đúc kết
nổi bật hoặc tỏ ra quan trọng và được lặp đi lặp lại” [33]. Tiếp theo, trong
công trình mang tên Standard Dicctionary Folkore, Stith ThomPson khẳng
định: “Trong folklore, mô tip là thuật ngữ chỉ bất kỳ một phần nào mà ở một
kết quả của folklore có thể phân tích ra được. Trong nghệ thuật dân gian có
mô tip của hình phác họa, là những hình mẫu thường lặp đi lặp lại hoặc kết
hợp với những hình mẫu khác theo một kiểu cách riêng biệt nào đó. Trong âm
nhạc và bài hát dân gian cũng có những khuôn nhạc giống nhau thường trở lại
luôn. Lĩnh vực mà mô tip được nghiên cứu nhiều nhất và phân tích cẩn thận

nhất là truyện kể dân gian như các loại truyện cổ tích, truyền thuyết, huyền
thoại, ballad… ” [33].
Khi mô tip được sử dụng trong văn học, thuật ngữ này biểu thị đặc tính
của những bộ phận cấu thành cốt truyện. Nghiên cứu tính lặp lại của mô tip
trong các thể loại trần thuật của nhiều dân tộc khác nhau, A.N.Veselovski cho
rằng: thực chất của quá trình sáng tác biểu hiện trước hết ở sự kết hợp các mô tip
do cốt truyện này hay cốt truyện khác mang lại. Cốt tuyện thì có thể vay mượn,
chuyển hóa từ dân tộc này sang dân tộc khác nhưng mô tip thì không thay đổi.
Bản thân mô tip có tính ổn định, bền vững và không thể chia tách. Chính sự kết
hợp khác thường của các mô tip tạo thành cốt truyện và trong cốt truyện, mỗi
một mô tip đóng một vai trò xác định, có thể coi là cơ bản, chủ đạo, cũng có thể
là ngẫu nhiên, thứ yếu. Nhiều mô tip truyền thống có thể xuyên suốt các cốt
truyện và nhiều cốt truyện truyền thống, ngược lại, thu hẹp trong một mô tip.
Nhà văn tư duy, suy luận bằng các mô tip và khác với cốt truyện, mỗi mô tip đều
có ý nghĩa chọn lọc, luân truyền, được kết tinh qua quá trình lịch sử dài lâu. Như
11


thế, mô tip đóng vai trò là bộ phận cấu thành, tạo dựng cốt truyện chứ không
phải là cốt truyện hay đề tài, những yếu tố vốn có tính thời sự, khách quan,
thường bắt nguồn trực tiếp từ đời sống cụ thể, thực tiễn.
A.Bem và V. Propp góp thêm một ý kiến mới về mô tip. Họ khẳng
định: mô tip có thể trở thành không chỉ cốt truyện mà còn là sự miêu tả, tính
trữ tình, không chỉ là sự diễn giải văn bản mà còn là nội hàm văn bản. Đặc thù
của mô tip chính là tính lặp lại của nó vừa từ văn bản này đến văn bản khác,
vừa ở ngay bên trong một văn bản. Trong các tác phẩm trữ tình, mô tip biểu
hiện trước hết ở sự lặp lại của tổ hợp (mạch) cảm xúc và tư tưởng và các mô
tip riêng trong tác phẩm trữ tình có tính độc lập cao hơn trong sử thi và kịch,
nơi chúng bị phụ thuộc vào sự phát triển của hành động.
B. Gasparov cho rằng: các mô tip mới được tạo thành và sử dụng trong

sáng tạo nghệ thuật xuất phát từ lôgic cấu trúc của tác phẩm chứ không nhất thiết
dựa vào truyền thống, vào các mô tip có tính lặp lại. Theo ông: Mỗi hiện tượng
đặc biệt, mỗi dấu hiệu ngữ nghĩa: sự kiện, các đặc điểm tính cách, một phần
cảnh sắc, một sự vật, lời nói, màu sắc, âm thanh… đều có thể đóng vai trò là mô
tip trong tác phẩm. Mô tip được tái dựng trong tác phẩm và được tạo thành trực
tiếp trong sự phát triển, mở rộng cấu trúc và thông qua cấu trúc. Như vậy, có thể
thấy các mô tip có nội dung cụ thể và được các nhà nghiên cứu xem như là
những mắt xích quan trọng trong sơ đồ nghệ thuật của nhà văn, hình thành trên
cơ sở tư duy, sáng tạo của nhà văn trong quá trình sáng tạo tác phẩm chứ không
hoàn toàn chỉ là sự chắp nối, kế thừa các mô tip có sẵn.
1.1.2. Vai trò của mô tip đối với việc xây dựng cốt truyện.
Trong những năm 20 của thế kỉ XX, rất nhiều nhà nghiên cứu đã chú ý
đến mối quan hệ giữa mô tip chủ đạo và đề tài của tác phẩm. V.Tomasevski
trong Thi pháp: Bài giảng tóm lược cho rằng: “Nhiều đoạn còn được phân tách
thành những phần nhỏ hơn, miêu tả các hành động, sự kiện hay sự vật riêng. Đề
tài của các phần không thể chia nhỏ hơn trong tác phẩm như thế gọi là mô tip”.
12


[33]. Như vậy, chúng ta có thể nghiên cứu sự đa dạng của các mô tip trong tác
phẩm như là sự phát triển, mở rộng và khái thác các đề tài chính yếu.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa cốt truyện và nhân vật, O.Freidenberg
(1890 - 1995) trong bài Hệ thống cốt truyện văn chương và Thi pháp cốt truyện
và thể loại đã chỉ ra rằng: “Trên thực tế, nói về nhân vật cũng chính là nói về các
mô tip đã ổn định trong anh ta. Toàn bộ hình thái nhân vật thể hiện hình thái của
các mô tip cốt truyện”; “Quy luật cơ bản của thần thoại và sau đó, hệ thống cốt
truyện dân gian chính là ở cái ý nghĩa thể hiện trong tên gọi của các nhân vật,
thành thử, trong tính ẩn dụ của nó, mô tip đặt ra được biểu hiện đầy đủ trong
hành động: nhân vật chỉ làm những gì mà về mặt ngữ nghĩa nó bao hàm”. [33].
Nói thêm về vấn đề này, I. Silanshiey (1960) đã cho rằng hiên tượng liên hệ về

ngữ nghĩa giữa mô tip và nhân vật vẫn rất đặc trưng đối với văn học thời đại
mới, nhất là trong các trường hợp nhân vật văn học có những đặc tính của “văn
hóa thần thoại”, bị bao trùm bởi các mô tip đặc thù, và theo ý nghĩa đó, trở thành
nhân vật của cái gọi là “cốt truyện thần thoại hiện đại.
Mô tip có tính chất dẫn dắt, xuyên suốt một hay nhiều tác phẩm có thể
coi là mô tip chủ đạo. Theo Selkova, mô tip chủ đạo thường trở thành nguồn
mạch cảm xúc để thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Mô tip chủ đạo có thể được
nghiên cứu ở cấp độ đề tài, cấu trúc hình tượng hay ngữ liệu – âm thanh của
tác phẩm. Khi đó có thể nghiên cứu hệ thống nghệ thuật của tác phẩm bắt đầu
từ mô tip chủ đạo, tiếp nhận mô tip chủ đạo như là đơn vị nhỏ nhất (tối thiểu)
của tác phẩm. Tương tự như ý kiến của L.Selkova trong Những mô tip văn
học chủ đạo B.Gasparov cho rằng: “Nguyên tắc hệ thống mô tip trần thuật
chủ đạo mà chúng tôi đề xuất trở thành phương thức cơ bản để trở thành cấu
trúc ngữ nghĩa của tiểu thuyết và đồng thời còn có ý nghĩa rộng hơn thế. Theo
nguyên tắc này, mỗi mô tip xuất hiện trong đó một lần, sau đó lặp lại nhiều
lần khác, mỗi lần xuất hiện trong một phương án mới, với diện mạo mới và
trong sự liên kết với các mô tip khác” [33].
13


Mô tip cũng gắn với thế giới tư tưởng và xúc cảm của tác giả một cách
trực tiếp hơn so với các thành tố khác của hình thức nghệ thuật. Nhưng khác với
các thành tố ấy, mô tip không mang tính hình tượng độc lập, không mang tính
toàn vẹn thẩm mĩ; chỉ trong quá trình phân tích cụ thể sự vận động của mô tip,
chỉ trong quá trình soi tỏ tính bền vững và tính cá thể ở sự hàm nghĩa của nó, nó
mới có được ý nghĩa và giá trị nghệ thuật. Có một hiện tượng khá phổ biến là sự
đồng nhất của mô tip với chủ đề của tác phẩm (chẳng hạn “sự phục hưng đạo
đức” ở văn học cổ điển Nga thế kỉ XIX; hoặc về “tính vô nghĩa và điên rồ của
đời sống” ở thơ ca cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX ở văn xuôi như Phòng số 6
của Tchékhov). Người ta thường coi là mô tip cả những cái gọi là chủ đề vĩnh

cửu (cái đẹp, cái thiện, lương tâm, nỗi sợ, tình yêu, cái chết).
Thuật ngữ mô tip có ý nghĩa chặt chẽ hơn khi nó bao hàm ý nghĩa biểu
trưng hóa ( chẳng hạn mô tip“con đường” trong sáng tác của N. Golgol,
“vườn” trong sáng tác của Tchékhov, “sa mạc” trong sáng tác của M.
Lermontov, “bão tuyết” trong sáng tác của A. Pushkin và các nhà tượng
trưng, “trò chơi bài” trong các sáng tác văn học Nga những năm 30 của thế kỉ
XX…). Như vậy, khác với đề tài và chủ đề, ngôn ngữ mang tính định hình về
ngôn từ ở chính văn bản tác phẩm; ở thi ca tiêu chuẩn này trong số đông
trường hợp là ở chỗ có những từ then chốt chứa hàm nghĩa riêng biệt (ví dụ
“khói” ở thơ Tiutschev, “lưu đày” ở thơ Lermontov). Ở thơ trữ tình, với
những hằng số và hình tượng tâm lí, phạm vi mô tip được biểu lộ khá xác
định: vì vậy, việc nghiên cứu mô tip ở thơ ca biểu lộ sự độc đáo của ý thức
nghệ thuật và hệ thống thơ ca của tác giả ấy.
Mô tip cốt truyện là kiểu mô tip tiêu biểu cho các tác phẩm tự sự và
kịch vốn chứa đựng nhiều hành động. Nhiều mô tip cốt truyện có tính phổ
quát và thường thấy có sự lặp lại: nhận thức và bừng ngộ, thử thách và trừng
phạt. Các mô tip thường di trú theo thời gian và thay đổi hàm nghĩa bởi mỗi

14


thời đại tiếp sau. Nhiều mô tip văn học, gần giống các mô tip thần thoại, luôn
luôn đi vào kinh nghiệm tinh thần của văn hóa nhân loại.
Như vậy, vấn đề mô tip được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất sớm.
Và tuy các định nghĩa về mô tip được trình bày khác nhau nhưng các nhà
nghiên cứu đều tập trung chỉ rõ đặc tính cơ bản nhất: là đơn vị có tính bền
vững, ổn định. Đó có thể là những hình mẫu, những công thức, những đơn vị
cố định trong tác phẩm. Mỗi mô tip trong quá trình hình thành chứa đựng
những quan niệm văn hóa, thẩm mĩ hay những triết lí nhân sinh nhất định mà
người sáng tạo nên nó muốn gửi gắm. Cho nên, tính quan niệm cũng có thể

coi là một trong những đặc trưng cơ bản của mô tip. Việc giải mã các lớp văn
hóa của mô tip là việc làm hết sức cần thiết của người nghiên cứu. Từ quan
điểm về mô tip và mối quan hệ giữa mô tip với các yếu tố nghệ thuật khác
trong tác phẩm của các nhà nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu vấn
đề mô tip Tiền, Máu, Điên trong các sáng tác văn học dân gian Nga.
1.2. Mô tip Tiền, Máu, Điên trong một số tác phẩm văn học dân
gian Nga và thế giới
1.2.1. Mô tip Tiền trong một số tác phẩm văn học dân gian Nga và
thế giới
Tiền được coi là vật ngang giá chung nhất được dùng để trao đổi hàng
hóa và dịch vụ. Tiền được nhà nước ban hành để đám bảo cho giá trị của các
loại tài sản như kim loại quý, vàng bạc hay trái phiếu, ngoại tệ. Qua các dạng
thức tồn tài của Tiền (tiền mặt hoặc tài khoản) mà hình thành nên một phương
thức thanh toán phổ biến trong một vùng.
Đồng tiền được coi là một phát minh vĩ đại trong lịch sử loài người,
giúp cho việc trao đổi hàng hóa trở nên phát triển, thúc đẩy sản xuất và giúp
cho con người giao lưu dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi con người coi đồng tiền
là mục đích, là công cụ vạn năng để thỏa mãn mọi tham vọng của mình thì
đồng tiền bị mất đi vai trò tích cực của nó trong đời sống. Ngay từ rất sớm,
15


con người đã ý thức được rất rõ tính hai mặt của đồng tiền. Trong các sáng tác
của văn học dân gian Nga và thế giới chúng ta càng thấy điều đó.
Đồng tiền ra đời như một phát minh vĩ đại đánh dấu sự tiến bộ của loài
người và làm thay đổi bộ mặt thế giới vì nó giữ vai trò trung gian giúp con
người mua bán, trao đổi hàng hóa… Nhờ đồng tiền, mọi giao dịch được thuận
lợi, sản xuất phát triển, con người giao lưu, giao tiếp dễ dàng. Vì thế bản chất
của đồng tiền là tốt, là tích cực. Thế nhưng một số kẻ đã thao túng và làm
biến đổi bản chất tốt đẹp của đồng tiền. Chúng luôn coi đồng tiền là mục đích,

là công cụ vạn năng có thể giúp chúng làm bất cứ việc gì mà không cần phân
biệt tốt, xấu, đúng, sai. Vì lẽ đó, trong các sáng tác văn học dân gian Nga,
chúng ta thường thấy các tác giả dân gian đề cập đến tính hai mặt của đồng
tiền. Họ thường không có thái độ một chiều hoặc cực đoan khi nói đến đồng
tiền mà thường sáng suốt phát hiện ra tác dụng tích cực của đồng tiền cũng
như tác hại ghê gớm của nó thông qua hai tuyến nhân vật chính diện và phản
diện. Ngay trong những câu chuyện cổ tích chúng ta cũng thấy điều đó.
Nhân dân lao động Nga qua các câu chuyện cổ tích đã chỉ rõ: Đối với
người lao động lương thiện, đồng tiền là mồ hôi nước mắt, là chén cơm manh
áo và họ phải cố gắng từng ngày để đạt được nó. Đôi khi, vì cuộc sống kiếm
tiền quá đỗi cơ cực hoặc không may mắn, họ bị những thế lực ác quỷ lừa gạt
chiếm lấy tình yêu và niềm hạnh phúc của mình. Câu chuyện Con quỷ và bà
nó kể chuyện vào thời điểm đất nước xảy ra một cuộc chiến tranh lớn. Nhà
vua có rất nhiều lính, trả lương cho họ quá ít, không đủ để sống. Có ba người
lính bèn rủ nhau đào ngũ. Họ trốn vào một cánh đồng lúa bát ngát nhưng lại
bị kẹt trong đó vì quân đội đóng quân xung quanh cánh đồng và không chịu di
chuyển đi đâu. Một con rồng lửa thấy vậy bèn cứu họ nhưng ra điều kiện phải
phục vụ nó sau bảy năm được sống tự do và được sử dụng chiếc roi thần mà
nếu tự đánh vào người tiền sẽ tuôn ra nhiều vô kể. Trong tình cảnh không còn
có thể lựa chọn một cách khác, ba người lính đành phải đồng ý bán mình cho
16


nó như vậy. Tương tự vậy, câu chuyện Vua núi vàng cũng kể chuyện: Một
người lái buôn có hai con, một gái một trai đều nhỏ, chưa biết đi. Bác trang bị
hai chiếc tàu, đầy đủ hàng hóa quý giá, tất cả gia tài, của cải đều ở đó. Bác
tưởng lãi to. Không ngờ được tin cả hai tàu bị đắm. Bác đang giàu hóa nghèo,
chỉ còn một mảnh đất ở xa thị trấn. Trong hoàn cảnh đó, người lái buôn đã
gặp một người da đen bé nhỏ, hắn ta hứa sẽ cho bác rất nhiều tiền vàng với
điều kiện khi về nhà bác phải cho hắn bất cứ cái gì chạm vào chân bác đầu

tiên. Người lái buôn không còn cách nào khác cũng đành phải đồng ý mà
không biết rằng con quỷ đã tìm cách bắt mất đứa con trai của bác.
Trong nhiều câu chuyện khác, ta lại thấy các tác giả dân gian hướng
đến vạch mặt những kẻ lòng lang dạ thú, vì tiền mà sẵn sàng đánh đổi lương
tâm, chà đạp vào các giá trị đạo đức. Với kẻ xấu, đồng tiền có một ma lực
cuốn hút, chi phối toàn bộ cuộc sống của họ. Họ mải mê chạy theo lợi nhuận
mà quên đi tình nghĩa, có khi tàn nhẫn, lạnh lùng, vô cảm giẫm đạp lên đạo lí,
pháp luật. Vì vậy, họ trở thành nô lệ của đồng tiền và sẽ phải gánh chịu những
hình phạt do chính đồng tiền mang lại. Câu chuyện Chú bé nghèo dưới nấm
mồ cũng kể về một chú bé chăn dê nghèo, bố mẹ đều chết cả, quan trên đưa
chú cho một nhà giàu nuôi dạy. Song vợ chồng nhà này rất cay nghiệt. Của
cải đã có thừa mà họ vẫn tham lam bủn xỉn. Hễ có ai ăn mất của họ một tí
bánh mì là họ đã tức giận rồi. Chú bé phải làm cật lực mà được ăn rất ít mà
thường là ăn đòn nhiều hơn. Đến khi cậu bé, vì cực khổ và sợ hãi mà chết thì
tài sản của họ cũng tiêu tán, họ phải sống trong nghèo khổ và sự dày vò ân
hận. Câu chuyện Ba người lùn trong rừng kể về sự tham lam độc ác và cay
nghiệt của hai mẹ con bà góa. Vì muốn giết cô con gái riêng của chồng, mụ
bắt cô đi hái dâu giữa trời giá rét tê tái. Thế nhưng, cô gái may mắn gặp ba
người lùn. Sự nhân hậu của cô đã cảm hóa được họ khiến họ ban cho cô phép
màu, càng ngày càng trở nên xinh đẹp, lấy được vua và trở thành hoàng hậu
và mỗi lời cô nói đều rơi ra một đồng tiền. Cô em thấy chị như vậy, cũng tìm
17


đến ba người lùn. Nhưng sau đó cô lại bị trừng phạt. khiến mỗi ngày trở nên
xấu xí hơn, và sau mỗi lời cô nói thì chỉ thấy nhảy ra toàn cóc nhái. Vì lòng
tham, cô lại một lần nữa tìm cách giết chị của mình hòng thế chân chị làm
hoàng hậu. Thế nhưng, cuối cùng nhà vua đã phát hiện ra và cô gái xấu bụng
đó đã bị trừng trị đích đáng.
Các tác giả dân gian không giữ một cái nhìn cứng nhắc đối với đồng

tiền. Họ nhận ra rằng đồng tiền ở trong tay kẻ ác thì vô cùng xấu xa, nhưng
với người lương thiện thì đồng tiền luôn thể hiện tính chất tích cực. Cho nên,
đối với những người có tấm lòng nhân hậu, thông minh và trái tim luôn rộng
mở dù phải trải qua biết bao khổ nạn thì đồng tiền lại trở thành phần thưởng
xứng đáng dành cho họ. Trong truyện Ngọn đèn xanh, người lính già sau khi
bị nhà vua và mụ phù thủy bạc đãi, quỵt tiền công đã tìm đươc ra kho báu của
mụ phù thủy và sống một cuộc sống giàu sang thoải mái sau đó. Cũng tương
tự như vậy, ba người lính trong truyện Con quỷ và bà nó bằng trí thông minh
của mình đã giữ lại được chiếc roi thần có thể giúp họ có được nhiều tiền một
cách nhanh chóng, khiến họ cả đời sống trong giàu sang, sung sướng. Thái độ
nhân văn như vậy đối với đồng tiền trong văn học dân gian đã cho thấy sự
tiến bộ trong quan niệm của nhân dân lao động Nga xưa. Họ chỉ lên án đồng
tiền khi nó bị kẻ xấu làm cho biến chất, nhưng lại trân trọng những đồng tiền
tình nghĩa trước sau. Họ căm thù những kẻ táng tận lương tâm, vì tiền mà sẵn
sàng chà đạp lên lương tâm, đạo lí nhưng lại trân trọng những khát vọng được
sống một cuộc sống giàu sang và hạnh phúc của những người lao động nghèo.
1.2.2. Mô tip Máu trong một số tác phẩm văn học dân gian Nga và
thế giới
Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, thì Máu “tượng trưng cho
tất cả những giá trị liên đới với lửa, với sức nóng và sự sống, gắn với mặt
trời.” [13; 566]. Ngoài ra Máu được coi là phương tiện truyền dẫn sự sống, là
bản nguyên của sự sinh thành. Máu hòa với nước là hình ảnh chảy ra từ vết
18


thương nơi cạnh sườn Đức Giêsu Kitô. Cùng trong ý nghĩa đó, máu là trường
hợp siêu chuyển thánh thể thành bánh. Máu còn ứng với nhiệt, nhiệt của sự
sống và nhiệt của thân thể. Và cùng với một quan điểm trên “Máu là bản
nguyên của thân xác và là phương tiện truyền dẫn những đam mê” [13; 566].
Với một số dân tộc khác thì máu là vật dẫn linh hồn.

Máu biểu trưng cho sự sống nhưng cũng hàm ý về cái chết. Như vậy
biểu tượng máu có hai hàm ý đối lập nhau, sống - chết. Ở đâu có máu, ở đó có
sự sống nhưng ở đâu có đổ máu thì cũng có hận thù, chết chóc, thương
vong… Nói đến máu người ta vừa hi vọng nhưng cũng vừa sợ hãi là vì vậy.
Ngoài ra, cũng còn phải chú ý là trong văn hóa và văn học Việt Nam, máu
còn biểu trưng cho tình ruột thịt. Cho nên mới có câu “Một giọt máu đào hơn
ao nước lã”.
Trong văn học dân gian thế giới, người ta coi máu là một biểu tượng
kép: máu của Trời, gắn với Mặt Trời và Lửa; máu kinh nguyệt gắn với Mặt
Đất và Mặt Trăng. Người Ấn Độ coi máu người là biểu tượng của việc tái
sinh theo chu kì của Mặt Trời vì nó chứa mầm sống, là sức mạnh nội tại của
con người, là tượng trưng cho sự can đảm và sự trung thành, chân thực. Đó là
lí do tại sao trong văn hoá Ấn Độ cổ đại lại có tục hiến sinh khi làm lễ tế
Thánh thần hay Trời Đất.
Sử dụng hình ảnh giọt máu với ý nghĩa là biểu tượng của sự sống và tái
sinh, ở Việt Nam có truyện Ba giọt máu đào: Người chồng vì tình yêu thương
hết mực đã xin với thần linh trích ba giọt máu đào của mình để cứu sống vợ.
Thế nhưng, người vợ sau khi sống lại, đã bỏ đi theo gã lái buôn giàu có. Đau
đớn vì bị phụ bạc, người chồng đi tìm vợ, xin lại ba giọt máu khiến cô ta bị
hóa thành con muỗi, suốt đời chạy theo để xin ba giọt máu của con người.
Truyện cổ tích Cô gái chăn ngỗng của Nga cũng sử dụng máu như biểu
tượng của sự phục sinh. Đây là câu chuyện kể về cuộc đời của một nàng công
chúa phải theo lời cha mẹ đến làm dâu ở phương xa. Hoàng hậu khi chia tay
19


con đã cầm một con dao nhỏ tới phòng ngủ của mình, dùng dao cứa ngón tay
của mình cho máu chảy ra ba giọt, rơi xuống một mảnh vải trắng, sau đó bà
giao mảnh vải trắng cho con và dặn dò con luôn mang theo bên mình. Mỗi
một lần bị đối xử bất công, giọt máu lại tiếp thêm cho cô sức mạnh. Nhưng

không may công chúa đã làm rơi ba giọt máu đó khiến nàng trở nên bất lực,
yếu ớt và bị thị tì lừa gạt. May mắn thay, cuối cùng công chúa đã tìm được
hạnh phúc của mình.
Câu chuyện Người đầy tớ trung thành cũng sử dụng giọt máu như biểu
tượng tái sinh: Để cứu được hoàng hậu khỏi chết người đầy tớ Johannes phải
lấy được ba giọt máu từ ngực hoàng hậu. Nhưng vì thế, anh bị nhà vua hiểu
lầm là dám làm điều bất kính với vợ mình. Ông quyết định xử chém
Johannes. Trước lúc chết, Johannes tiết lộ hết mọi bí mật và biến thành đá
trước sự ngỡ ngàng của cả vương quốc. Nhà vua vô cùng hối hận và thương
tiếc vì đã vô tình hại chết một đầy tớ trung thành.Thời gian trôi đi, vua và
hoàng hậu hạ sinh được 2 đứa con kháu khỉnh dễ thương. Một đêm nọ,
Johannes báo mộng cho nhà vua rằng, nếu muốn anh ta sống lại hãy dâng một
đứa con cho thần linh. Nhà vua liền lấy thanh kiếm chém đứt đầu một đứa
con, rồi lấy máu tưới vào tượng đá. Ngay lập tức phép màu xuất hiện,
Johannes sống lại. Và để trả ơn nhà vua, vị đầy tớ hồi sinh đứa trẻ và từ đó tất
cả sống với nhau hạnh phúc đến cuối đời.
Đôi khi, máu là biểu tượng cho tội ác, sự điên loạn, tàn độc của con
người. Câu chuyện Bọ chét lại kể về việc một ông vua nuôi con bọ chét bằng
máu của mình cho đến khi nó đạt kích thước bằng con cừu. Sau đó, ông ta
giết nó, lột da và tuyên bố với toàn vương quốc:“Ai biết được đây là da của
loài nào sẽ có được con gái của ta”. Tất nhiên, hầu hết mọi người thường
không đoán được câu đố này, chỉ đến khi một con quỷ xấu xí xuất hiện. Hắn
ta ngửi miếng da và quả quyết, đây chính là da của bọ chét. Giữ đúng lời hứa,
nhà vua gả con gái của mình cho con quỷ. Hắn dẫn cô gái tội nghiệp vào căn
20


nhà được xây dựng và trang trí bằng xương của những người hắn giết
thịt. Càng ghê rợn hơn khi công chúa bị con quỷ ép phải ăn thịt người để sống
qua ngày. May mắn thay, một bà lão khi đi trong rừng nghe được tiếng khóc

của cô và hứa sẽ quay lại, giúp cô thoát khỏi cảnh cực khổ. Ngày hôm sau, bà
quay lại cùng 7 người con trai của mình. Họ cùng nhau phối hợp tiêu diệt tên
ác quỷ, chặt đầu và lôi nhãn cầu ra ngoài. Sau đó, công chúa trở về với đức
vua và cưới người đẹp trai nhất trong số 7 ân nhân làm chồng.
Nhìn chung, trong các câu chuyện cổ dân gian Nga và thế giới, hình
ảnh giọt máu luôn gắn với biểu tượng của sự tái sinh. Bởi lẽ, trong quan niệm
nói chung của con người, màu đỏ của máu thuộc gam màu nóng, biểu tượng
cho vật chất đang bốc cháy, là màu của ban ngày, biểu tượng của sinh lực
sống, kích thích các hoạt động khác bởi ánh chói của nó, là màu của lửa và
máu, hình ảnh của nhiệt tình và hăng say, của vẻ đẹp và sức mạnh... Khi sử
dụng để mô tả chiến trận, màu đỏ tượng trưng cho năng lực chiến trận, sự
được thua trong giao tranh. Đặc biệt, màu đỏ tượng trưng cho vật dẫn linh
hồn, phương tiện truyền dẫn những đam mê, là màu của sự sống, lòng trung
thành và sự bất tử, màu của sự giàu có và hoà hợp... Tuy nhiên, sang đến văn
học hiện đại, máu lại được khai thác với ý nghĩa biểu tượng của bóng tối, cái
chết và tội ác nhiều hơn. Điều này chúng tôi sẽ nói đến ở phần sau.
1.2.3. Mô tip Điên trong một số tác phẩm văn học dân gian Nga và
thế giới
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt, Nguyễn Hoàng Phê khẳng định: “điên là
tình trạng bệnh lí về tinh thần, mất năng lực tự chủ và năng lực kiềm chế hành
vi, thường có những kích động quá khích” [46; 420]. Trên thực tế, chứng
bệnh này có thể xảy ra đối với bất kì người nào kể cả những bộ óc thiên tài
như: Jonh Nosh (1928), nhà Toán học nổi tiếng của Mĩ, từng đoạt giải Nobel
Khoa học kinh tế, Vincent van Gosh (1853 - 1890) – danh họa nổi tiếng người
Hà Lan, Edgar Allan Poe (1804 - 1849) nhà văn chuyên viết truyện kinh dị
21


của Mĩ và nhạc sĩ thiên tài Ludwing van Beethoven (1770 - 1827). Tuy nhiên,
trong văn học, hình tượng người điên là một sáng tạo nghệ thuật của người

nghệ sĩ chứ không phải theo cái nhìn sinh lí như trong khoa học. Các nhà văn
thường không nhìn người điên với tư cách “con bệnh” mà với tư cách là
những con người có đời sống tâm lí riêng, một thế giới bí ẩn bên trong mà
con người muốn khám phá.
Từ rất sớm trong các sáng tác văn học dân gian Nga và thế giới, hình
tượng người điên, người khờ dại, người đần đã xuất hiện. Họ có thể là những
kẻ có năng lực siêu nhiên, sống tách biệt với xã hội loài người và chỉ xuất
hiện trong những trường hợp đặc biệt nào đó. Đôi khi đó là những người bị
hoàn cảnh xô đẩy nên dẫn đến điên loạn vì không chịu nổi những mất mát quá
lớn trong tình cảm. Một câu chuyện tình nổi tiếng ở vùng Trung cận đông có
tên Layla và chàng điên đã kể về một người như thế: Qays ibn alMulawwah là nhà thơ người Bedouin yêu Layla ibn bint Mahdi Sa'd là người
cùng bộ lạc. Chàng trai làm thơ ca ngợi tình yêu dành cho Layla. Sau đó
chàng xin phép bố của Layla để cưới cô làm vợ thì bị từ chối vì theo phong
tục của bộ lạc, điều này sẽ làm chia rẽ bộ tộc. Sau đó Layla được gả cho một
người đàn ông khác. Khi nghe tin Layla sắp lấy chồng thì Qays liền bỏ nhà đi
vào sa mạc, người thân và gia đình hết sức thuyết phục chàng nhưng không
thể, họ đành để đồ ăn cho chàng giữa sa mạc. Đôi khi họ nhìn thấy chàng
đang đọc thơ về Layla cho chính mình hoặc dùng gậy viết thơ lên cát. Còn
Layla theo chồng về Iraq, sau một thời gian đã đổ bệnh và chết. Sau đó một
thời gian người ta cũng tìm thấy xác của Qays nằm trên mộ của một người
phụ nữ không rõ danh tính. Chàng đã viết ba dòng thơ cuối cùng lên phiến đá
trên mộ. Phần lớn thơ của Qays ibn al-Mulawwah được viết trước ngày chàng
trở thành người điên. Người đời hiểu rằng Qays trở thành điên là vì tình, bởi
thế họ gọi Qays là "Chàng điên Layla" (tiếng Ả Rập: ‫ – مجنون ﻟﻴﻠﻲ‬điên vì tình)
hoặc đơn giản là Majnun.
22


×