Tải bản đầy đủ (.doc) (143 trang)

NGHỆ THUẬT SO SÁNH TRONG TIỂU THUYẾT đoạn TUYỆT của NHẤT LINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.18 KB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TRỊNH TỐ LOAN

NGHỆ THUẬT SO SÁNH TRONG TIỂU THUYẾT
ĐOẠN TUYỆT CỦA NHẤT LINH
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam hiện đại
Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Văn Toàn

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng và sâu sắc nhất tới
TS. Trần Văn Toàn – Người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tác giả
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tác giả trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu trường Đại học sư phạm Hà
Nội, ban Chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, các thầy cô giáo bộ môn đã tham gia
giảng dạy, truyền đạt kiến thức, hướng dẫn khoa học, đóng góp ý kiến quý
báu và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tại trường cũng như quá trình
thực hiện luận văn.
Cuối cùng tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã cổ vũ,
động viên nhiệt tình và tạo điều kiện giúp đỡ mọi mặt để tác giả hoàn thành
tốt chương trình học tập và nghiên cứu đề tài khoa học này.
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả



Trịnh Tố Loan


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Văn học Việt Nam hiện đại (1930- 1945) là dấu mốc quan trọng
trong toàn bộ tiến trình văn học nước nhà. Mặc dù chỉ tồn tại trong khoảng 15
năm nhưng văn học Việt Nam hiện đại đã để lại cho hậu thế một khối lượng
tác phẩm đồ sộ gắn liền với nó là những phong cách nghệ thuật độc đáo trong
cả thơ lẫn văn xuôi. Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930- 1945, Tự lực
văn đoàn là "nhóm quan trọng nhất và là nhóm cải cách đầu tiên của nền văn
học Việt Nam hiện đại" (Hoàng Xuân Hãn).
Tự Lực văn đoàn là một tổ chức của các nhà văn chuyên nghiệp do
Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) khởi xướng và bắt đầu hình thành vào cuối
năm 1932, chính thức tuyên bố thành lập vào Thứ Sáu, ngày 2 tháng 3 năm
1934 (tuần báo Phong Hóa số 87). Đây là một tổ chức văn học đầu tiên của Việt
Nam mang đầy đủ tính chất một hội đoàn sáng tác theo nghĩa hiện đại, và là một
tổ chức văn học đầu tiên trong lịch sử văn học của dân tộc Việt do tư nhân chủ
xướng. Với khoảng 10 năm (1932 - 1942) tồn tại, văn đoàn ấy với những sáng
tác văn học, hoạt động báo chí, xuất bản sách, trao giải thưởng, v.v...đã tạo nhiều
ảnh hưởng đến văn học và xã hội Việt Nam ở thời kỳ đó.
Trong Tự lực văn đoàn, Nhất Linh là người sáng lập, người điều hành,
đồng thời cũng là cây bút trụ cột của nhóm. Mặc dù sáng tác không nhiều,
nhưng Nhất Linh đã "vạch ra một con đường riêng", cách tân mạnh bạo trong
các sáng tác cả về nội dung và nghệ thuật, góp phần tạo danh tiếng cho tổ
chức văn học này.

1.2. Nhất Linh và Tự lực văn đoàn "đã có những đóng góp lớn vào
nghệ thuật tiểu thuyết và tính hiện đại của tiểu thuyết, đóng góp vào câu văn
của dân tộc với lối văn trong sáng và rất Việt Nam" (Huy Cận). Một trong
những đóng góp đó của Nhất Linh chính là nghệ thuật so sánh.

1


Sự nghiệp văn học của Nhất Linh đã được nhiều người quan tâm
nghiên cứu. Tuy nhiên, trong số những công trình nghiên cứu về sự nghiệp
văn học của ông đã công bố, chưa có công trình nào tập trung tìm hiểu sâu về
“Nghệ thuật so sánh trong tiểu thuyết của Nhất Linh”. Vì lẽ đó mà chúng tôi
lựa chọn đề tài này làm đối tượng nghiên cứu của luận văn.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nghiên cứu về Nhất Linh
Ngay từ khi mới ra đời, tác phẩm của Nhất Linh chưa bao giờ thôi hấp
dẫn người đọc và các nhà nghiên cứu. Những công trình nghiên cứu về Nhất
Linh khá phong phú và đa dạng, có thể điểm qua những công trình tiêu biểu
như sau:
Cuốn Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hoá văn học của Vu Gia của
Nxb Văn hoá thông tin 1995, là tập hợp các bài nghiên cứu về cuộc đời, sự
nghiệp văn học của Nhất Linh và nhóm Tự lực văn đoàn trong tiến trình hiện
đại hoá văn học Việt nam.
Cuốn Nhất Linh - cây bút trụ cột của Tự Lực Văn Đoàn của nhiều tác
giả do Mai Hương tuyển chọn, biên soạn của Nxb Văn hoá Thông tin 2000 ấn
hành, là tập hợp những bài nghiên cứu, những bài viết về cuộc đời và văn
nghiệp của nhà văn Nhất Linh với ba phần: Nhất Linh - phác thảo chân dung
và văn nghiệp. Tiếp cận thế giới nghệ thuật của Nhất Linh. Nhất Linh trong
bạn bè, đồng nghiệp và người thân.
Cuốn Anh em Nguyễn Tường Tam, Nhất Linh - ánh sáng và bóng tối của

Khúc Hà Linh, Nxb Thanh niên 2008 là cuốn khảo cứu về một số tác phẩm tiêu
biểu của tự lực văn đoàn, về vùng đất và các tác giả Tự lực văn đoàn.
Vũ Tiến Quỳnh có cuốn Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch
Lam:Tuyển chọn và trích dẫn những bài phê bình - bình luận văn học của các
nhà văn và các nhà nghiên cứu Việt Nam , Nxb Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh

2


1999 đã giới thiệu những bài phê bình bình luận văn học của các nhà văn và
các nhà nghiên cứu Việt Nam về phong cách sáng tác của các tác giả: Nhất
Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam.
Cuốn Nhất Linh con người và tác phẩm của Lê Cẩm Hoa, Nxb Văn học
2000 giới thiệu một số bài viết về Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam). Tóm tắt
và trích một số tác phẩm tiêu biểu của Nhất Linh như: Hai vẻ đẹp, Đoạn tuyệt,
Lạnh lùng, Đôi bạn...
Bên cạnh đó những công trình như: Vấn đề chống lễ giáo phong kiến
trong tiểu thuyết của Nhất Linh (Tác giả Nguyễn Thị Hương ); Ngôn ngữ
nghệ thuật của Nhất Linh trong các sáng tác trước năm 1945 (Tác giả Lê Thị
Quỳnh); Đặc điểm diễn ngôn trần thuật trong truyện ngắn của Nhất Linh và
Khái Hưng (Tác giả Nguyễn Đăng Vy), Nam tính hóa nữ tính - đọc Đoạn
tuyệt của Nhất Linh từ góc nhìn giới tính và Diễn ngôn về giới tính và thi
pháp nhân vật (Trường hợp Dũng trong Đoạn tuyệt của Nhất Linh) của Trần
Văn Toàn … đã góp phần soi sáng những nét nghệ thuật nổi bật trong tiểu
thuyết của Nhất Linh.
Ngay từ cao trào đổi mới, Nhất Linh và những sáng tác của ông đã trở
thành đối tượng nghiên cứu của một loạt những luận án, luận văn. Năm 1994,
với đề tài “Quan niệm về con người trong tiểu thuyết của tự lực văn đoàn qua
ba tác giả Nhất Linh - Khái Hưng - Hoàng Đạo, Lê Thị Dục Tú đã miêu tả
khá thuyết phục những đóng góp độc đáo cũng như những hạn chế lịch sử

trong thế giới nghệ thuật của ba nhà văn tiêu biểu của Tự lực văn đoàn, đồng
thời cho thấy vị trí quan trọng của ba nhà văn trong tiến trình văn học hiện đại
của dân tộc. Luận án của Vũ Thị Khánh Dần: Tiểu thuyết của Nhất Linh
trước cách mạng tháng Tám năm 1996 (Viện văn học) đã giới thiệu được vài
nét về thời đại lịch sử, xã hội, con người và quan niệm văn chương của Nhất
Linh, những tìm tòi và sáng tạo của Nhất Linh trong quá trình hiện đại hóa thể
3


loại tiểu thuyết và đặc biệt quan tâm tới tiểu thuyết luận đề. Luận án Tiến sĩ
của Đỗ Hồng Đức: Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Nhất Linh và Khái
Hưng, năm 2010 đã tìm hiểu giá trị của nhân vật nữ trong tiểu thuyết của
Nhất Linh và Khái Hưng thời kỳ Tự lực văn đoàn trên cả hai phương diện:
nội dung và nghệ thuật nhằm làm rõ diện mạo của nhân vật nữ với những dấu
ấn đậm nét về tư tưởng và nhìn từ góc độ nghệ thuật thể hiện. Từ những công
trình nghiên cứu về Nhất Linh có thể thấy tác phẩm của Nhất Linh đã được
nghiên cứu ở các phương diện sau:
• Nghệ thuật xây dựng nhân vật dưới các góc độ: Thi pháp, giới tính,
chính trị, xã hội, triết học, mĩ học.
• Vấn đề chống lễ giáo trong tiểu thuyết Nhất Linh ở nhiều bình diện
khác nhau, khẳng định tư tưởng tiến bộ của nhà văn trong công cuộc đấu
tranh giải phóng cá nhân, đặc biệt là giải phóng người phụ nữ khỏi sự kiềm
tỏa của lễ giáo phong kiến.
• Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh để thấy sự vận động
của ngôn ngữ trước và sau khi tham gia Tự lực văn đoàn từ đó đánh giá một
số đặc sắc trong ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh.
• Gần đây dưới sự soi chiếu của lý thuyết Diễn ngôn, các nhà nghiên
cứu đã nghiên cứu tác phẩm của Nhất Linh từ góc nhìn Diễn ngôn để thấy
được xu hướng cách tân trong xây dựng nhân vật, cách tân trong ngôn ngữ
nghệ thuật của Nhất Linh nói riêng và Tự lực văn đoàn nói chung.

2.2. Nghiên cứu về nghệ thuật so sánh
2.2.1 Trong quá trình giao tiếp hàng ngày, để lời nói tăng thêm tính thuyết
phục, gợi cảm chúng ta thường sử dụng biện pháp so sánh như: “Hoa cao hơn
mẹ”, “mưa như trút nước”, “chậm như rùa”…. Việc dùng thủ pháp so sánh làm
tăng tính hình tượng cho lời nói, đồng thời giúp cho quá trình tri nhận đối tượng

4


được cụ thể, rõ ràng hơn. Tuy nhiên, mục đích sử dụng biện pháp so sánh trong
lời nói hằng ngày và trong tác phẩm văn chương có sự khác nhau. Để hiểu rõ
hơn những giá trị nghệ thuật của so sánh tu từ cần phân biệt so sánh tu từ (So
sánh nghệ thuật) và so sánh luận lí (So sánh logic), ví dụ:
(1): Tóc của Hoài dài như tóc của Hương. (Khẩu ngữ)
(2): Lần này là lần nàng về hẳn, như con chim bay về tổ cũ (Đoạn
tuyệt, Nhất Linh)
Trong hai ví dụ trên thì ví dụ (1) là so sánh logic còn ví dụ (2) là so sánh
tu từ. Chúng phân biệt nhau ở tính hình tượng, tính biểu cảm, tính dị loại và
mục đích của việc so sánh. Trong ví dụ (1), tóc của Hoài và tóc của Hương là
hai đối tượng cùng loại - tóc, còn trong ví dụ (2) là hai đối tượng khác loại
(nàng - người được so sánh với chim - vật). So sánh trong ví dụ (1) nhằm đưa
ra một phán đoán (tác động vào nhận thức người đọc) nên trung hòa sắc thái
biểu cảm, còn so sánh trong ví dụ (2) lại giàu tính hình tượng và biểu cảm.
Người đọc sẽ thấy thú vị khi Nhất Linh so sánh Loan như con chim bay về tổ
cũ từ đó người đọc dễ dàng tưởng tượng ra niềm vui, sự hồi sinh của Loan khi
đoạn tuyệt với gia đình chồng. Các đối tượng trong ví dụ (1) có thể hoán đổi vị
trí cho nhau mà nghĩa không thay đổi, còn các đối tượng của ví dụ (2) có thể
hoán đổi vị trí cho nhau nhưng nghĩa hoặc sẽ thay đổi hoặc câu trở nên vô lí:
(1): Tóc của Hương dài như tóc của Hoài (+)
(2): Như con chim bay về tổ cũ, lần này là lần nàng về hẳn.(-)

Với những tiêu chí khác biệt như trên mà so sánh tu từ được xem là
một phương tiện hữu hiệu làm tăng thêm giá trị cho tác phẩm nghệ thuật.
2.2.2.Trong các tác phẩm của mình, Nhất Linh đặc biệt thích sử dụng
nghệ thuật so sánh. Cấu trúc so sánh trong tác phẩm Nhất Linh luôn biến hóa
đa dạng, độc đáo và bất ngờ. Tất cả sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất, sự
tình, sự việc… được Nhất Linh đưa vào trong trường so sánh của mình trở
5


thành đối tượng được so sánh. Song chưa có một công trình nào nghiên cứu
chuyên sâu về nghệ thuật so sánh của Nhất Linh, mà mới chỉ có những ý kiến
đánh giá, đáng chú ý là các ý kiến sau:
Trong tiểu luận “Hạnh phúc trong tác phẩm Nhất Linh”, nhà nghiên
cứu Đặng Tiến nhận thấy :“trong những đoạn miêu tả thiên nhiên, ngoại giới
của Nhất Linh có một chữ như, chữ như chìa khóa đưa vào không gian Nhất
Linh, chữ như làm môi giới giữa sắc và không, giữa thực tế và cảm giác, giữa
ngoại giới và nội tâm. Nhân vật của Nhất Linh sống trong không gian không
phải của ngoại giới mà trong không gian của nội tâm. Có thể nói nhân vật
Nhất Linh chiếm lĩnh thiên nhiên, ngoại giới bằng cảm giác, đồng hóa thiên
nhiên trong cảm giác, trong một thế giới nội tâm phong phú và tinh tế”(Hạnh
phúc trong tác phẩm Nhất Linh, Đặng Tiến).
Trong cuốn Nhất Linh - cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn, Bạch
Năng Thi nhận xét: “… Cho nên văn Nhất Linh vừa rành mạch, trong sáng
vừa có nhạc điệu có hình ảnh. Nó diễn tả được những cảm giác tinh vi. Nó sử
dụng các so sánh cụ thể, có khả năng tạo hình tượng và gợi cảm. Những cảnh
dựng nên thường chỉ thoáng qua thôi và chỉ chiếm mấy dòng chữ nhưng lại ăn
nhịp với tâm trạng nhân vật”.
Như vậy có thể thấy, trong các công trình nghiên cứu về Nhất Linh mới
chỉ có những đánh giá khái quát, chưa tường giải, đi sâu phân tích các cấu
trúc so sánh cụ thể để đánh giá năng lực sáng tạo của nhà văn cũng như đóng

góp của Nhất Linh đối với quá trình hiện đại hóa ngôn ngữ trong tiểu thuyết
hiện đại. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Nghệ thuật so sánh
trong tiểu thuyết Đoạn tuyệt của Nhất Linh” với mong muốn làm rõ thêm một
khía cạnh nghệ thuật được xem là góp phần quan trọng tạo nên sự thành công
trong các sáng tác của Nhất Linh.

6


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là tìm hiểu nghệ thuật so
sánh trong tiểu thuyết Đoạn Tuyệt của Nhất Linh - một trong những tác phẩm
ghi dấu ấn đậm nét của nhà văn trên văn đàn.
* Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, luận văn tập trung khảo sát các cấu trúc so sánh trong
tiểu thuyết Đoạn tuyệt của Nhất Linh, từ đó có những tìm tòi phát hiện để
đánh giá những đóng góp của Nhất Linh đối với quá trình hiện đại hóa ngôn
ngữ Tiếng Việt.
4. Đóng góp của luận văn
Luận văn mong muốn cung cấp thêm một cách tiếp cận, lí giải tác
phẩm văn chương từ góc độ ngôn ngữ mà cụ thể là nghệ thuật so sánh qua đó
góp phần nhận diện sự vận động của văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.
Những nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật của Tự lực văn đoàn cũng như văn
xuôi nghệ thuật đã có nhiều thành tựu quan trọng nhưng chủ yếu vẫn có tính
chất định tính. Luận văn hướng đến một nghiên cứu mang tính định lượng
nhằm nhận thức một cách chính xác và tường giải hơn cho lĩnh vực này. Do
chỗ hình thức và nội dung trong tác phẩm là một thể thống nhất nên nếu thực
hiện tốt nhiệm vụ này, luận văn cũng sẽ đóng góp những kiến giải sâu sắc về
những giá trị nội dung và tư tưởng của tác phẩm.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, luận văn sử dụng những phương pháp nghiên
cứu sau đây:
- Phương pháp liên ngành
- Phương pháp đối chiếu, so sánh.

7


Ngoài ra luận văn còn sử dụng các thao tác nghiên cứu như:
- thống kê - phân loại.
- phân tích - tổng hợp.
6. Kết cấu luận văn
Gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận chung
Chương 2: So sánh với chức năng khắc họa những xung đột xã hội
Chương 3: So sánh với chức năng miêu tả thiên nhiên và nhân vật

8


NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Quan niệm chung về so sánh tu từ
Để chiêm ngưỡng thế giới muôn màu con người chỉ cần “thức nhọn mọi
giác quan” nhưng để nhận thức chúng thì chúng ta phải sử dụng đến các thao tác
của tư duy và so sánh là một trong những thao tác đầu tiên cần có. Hiểu một
cách đơn giản, so sánh là đem đối chiếu sự vật này với sự vật khác nhằm tìm ra
nét tương đồng và khác biệt. Trong ngôn ngữ học, so sánh là một trong những

biện pháp tu từ ngữ nghĩa có tác dụng nâng cao hiệu quả giao tiếp. Trong văn
học, chất liệu chính lại là ngôn từ nên so sánh được coi là một biện pháp nghệ
thuật có vai trò kiến tạo hình ảnh, biểu tượng qua đó làm tăng hiệu quả thẩm mĩ
cho tác phẩm văn chương, thể hiện những nét độc đáo trong phong cách nghệ
thuật của nhà văn. Sự sáng tạo và năng lực của nhà văn thể hiện ở việc chiếm
lĩnh thế giới khách quan để xây dựng thành hình ảnh, biểu tượng mang dấu ấn
riêng của tác giả. Thông qua hình ảnh, biểu tượng của trường so sánh ở vế B cái được so sánh mà nhân vật trong tác phẩm được khắc họa rõ nét về cả ngoại
hình và tính cách. Mặt khác, tìm hiểu nghệ thuật so sánh trong tác phẩm không
chỉ giúp người đọc rung động trước cái hay, cái đẹp của ngôn từ mà còn có thể
hiểu được những nội dung tư tưởng của tác phẩm, hiểu được những nét đặc
trưng về văn hóa của thời đại - một trong những cơ sở để tiếp cận, giải mã tác
phẩm văn chương một cách toàn diện, sâu sắc.
Bàn về nghệ thuật so sánh, Cù Đình Tú trong Phong cách học và đặc
điểm tu từ tiếng Việt quan niệm: "So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu
hai hay nhiều đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy (nét giống
nhau) nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tượng"

9


[tr.174]. Như vậy, so sánh chính là đối chiếu. Để quá trình so sánh xảy ra,
người ta cần ít nhất hai đối tượng cùng tham gia và giữa hai đối tượng này
phải có nét tương đồng. Đối chiếu để "diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của
đối tượng" tức có nghĩa làm cho đối tượng trở nên rõ ràng hơn. Như thế, nội
hàm của khái niệm trên không chỉ bao hàm phương thức so sánh tu từ mà còn
bao hàm các kiểu so sánh logic. Định nghĩa trên của Cù Đình Tú chưa nêu
được chức năng thẩm mĩ của so sánh - một chức năng cần thiết mà nó phải có
khi trở thành phương tiện nghệ thuật của tác phẩm văn học. Tuy nhiên, trong
cuốn sách này, ông cũng đã trình bày được nhiều kiểu so sánh cơ bản và bước
đầu chỉ ra được chức năng nhận thức và biểu cảm của so sánh tu từ.

Để bổ sung cho định nghĩa trên, trong cuốn Tiếng Việt (tập II), Nxb
Giáo dục, năm 1995, tác giả Đinh Trọng Lạc phát biểu một cách rõ ràng, cụ
thể về so sánh tu từ "So sánh tu từ là biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong đó
người ta đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác nhau nhưng giống nhau ở
một điểm nào đó chứ không đồng nhất hoàn toàn, để đem đến một cách tri
giác mới mẻ về đối tượng" [tr.191]. Đặc biệt, Nguyễn Thái Hòa và Đinh
Trọng Lạc trong công trình Phong cách học Tiếng Việt (Nxb GD, 1995) một
lần nữa khẳng định: “So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật
này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương
đồng nào đó, để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong
nhận thức của người đọc và người nghe” [tr 190]. Như vậy, so sánh chính là
nghệ thuật của ngôn từ nhằm "gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc
thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc và người nghe". Để hình tượng sống
lâu trong lòng người đọc, những cảm xúc thẩm mĩ mà so sánh tu từ mang lại
quả là quan trọng. Nó không chỉ dừng lại ở mức độ "cụ thể hóa" đối tượng,
làm cho đối tượng dễ hình dung, dễ tri nhận, nó còn gợi lên trong lòng người
đọc điều mà họ luôn mong chờ khi đón đọc tác phẩm văn học là sau khi gấp

10


cuốn sách lại, hình tượng văn học đã bước ra ngoài tác phẩm, trở thành một
phần trong tâm hồn họ.
1.2. Cấu trúc của so sánh tu từ
Định nghĩa về so sánh, so sánh tu từ cũng như cấu trúc của so sánh có
điểm chung khá thống nhất ở các nhà nghiên cứu. Tuy có chút khác nhau về
tên gọi, song hầu hết các công trình nghiên cứu đều thống nhất cấu trúc đầy
đủ của so sánh tu từ gồm có 4 yếu tố.
Với Đinh Trọng Lạc, Bùi Minh Toán trong cuốn Tiếng Việt (tập II), hai
tác giả đưa ra cấu trúc chung của các kiểu so sánh gồm 4 yếu tố chính:

+ Yếu tố 1: yếu tố được/ bị so sánh
+ Yếu tố 2: Yếu tố chỉ phương diện so sánh
+ Yếu tố 3: Yếu tố chỉ quan hệ so sánh
+ Yếu tố 4: Yếu tố so sánh, là yếu tố được dùng làm chuẩn khi so sánh.
Khác một chút với cách chia trên là cách chia của Hữu Đạt trong
Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội năm 1999. Đặc
biệt, cách chia của Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa trong công trình
Phong cách học Tiếng Việt (Nxb Giáo dục 1995) có phần dễ hiểu, dễ áp dụng
trong nghiên cứu tác phẩm văn học. Tác giả cho rằng, trong cấu trúc so sánh
gồm bốn yếu tố: Cái so sánh (CSS) được gọi là yếu tố 1; Cơ sở so sánh
(CSSS) được gọi là yếu tố 2 (hay chính là phương diện so sánh); từ so sánh
được gọi là yếu tố 3 (TSS) và Cái được so sánh (CĐSS) là yếu tố 4.
Trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu dựa theo cấu trúc so sánh của
tác giả Nguyễn Thái Hòa - Đinh Trọng Lạc và gọi tắt các yếu tố 1, 2, 3, 4 lần
lượt là AnxB. Cấu trúc đầy đủ của phép so sánh là:
CSS
A
Buổi chiều

CSSS
n
quắt lại

TSS
x
như

11

CĐSS

B
mặt người ốm dậy


Sau đây, chúng tôi sẽ tiến hành miêu tả lần lượt các yếu tố trong cấu
trúc theo vị trí, hình thức cấu tạo (từ loại) và chức năng biểu hiện của nó.
1.2.1. Yếu tố 1: A - Cái so sánh (CSS)
* Vị trí
Yếu tố 1 đứng trước ba yếu tố còn lại, đứng đầu câu, thường đứng ngay
sau chủ ngữ hoặc thuộc về chủ ngữ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào hình thức từ
loại của nó, kiểu câu, ý nghĩa biểu hiện mà nó có vị trí khác nhau trong câu.
Ví dụ như muốn nhấn mạnh tới CSS, nó có thể được đảo vị trí xuống sau cái
được so sánh (CĐSS):
Ví dụ 1: Như đám mây màu lam, khói vờn tỏa trên những nóc nhà.
"khói vờn tỏa trên nóc nhà" là CSS. "Như đám mây màu lam" là phông
nền, bối cảnh dùng để nổi bật CSS. Tuy nhiên, khi đảo trật tự như vậy, thuộc
tính "màu lam" của khói được nhấn mạnh, tạo hiệu quả rõ rệt trong tri nhận,
cảm thụ nghệ thuật của người tiếp nhận. Hoặc:
Ví dụ 2:
Hãy sáng mãi niềm tin tươi ánh thép
Như quê em Gò Nổi, Kỳ Lam
Hỡi em người con gái Việt Nam
(Người con gái Việt Nam - Tố Hữu)
CSS ở đây là "Người con gái Việt Nam" - chị Lý được đảo vị trí xuống
sau CĐSS là "quê em Gò Nổi, Kỳ Lam" nhằm nhấn mạnh, ngợi ca đến thuộc
tính "niềm tin tươi ánh thép" mà chị Lý thừa hưởng từ quê hương mình.
Yếu tố CSS có thể biến mất khỏi cấu trúc so sánh hay biểu thức ngôn
ngữ so sánh. Căn cứ vào ngữ cảnh câu văn mà người nghe, người đọc có thể
nhận diện ra nó.
Ví dụ 3: Cháu ra ngoài mà ngủ. Như cái chợ

Người nghe, người đọc hiểu rằng: Cảnh ở nơi người cháu đang tồn tại
rất ồn ào "như cái chợ" không thích hợp với việc "ngủ". Tuy CSS có thể là

12


trong nhà, trong này, ngoài này... được ẩn đi nhưng người đọc vẫn có thể
ngầm hiểu được A hay CSS ở đây là gì.
* Cấu tạo từ loại
CSS được cấu tạo bởi danh từ hoặc cụm danh từ; động từ hoặc cụm
danh động từ.
+ Danh từ hoặc cụm danh từ
Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm, đơn
vị) được chia thành nhiều loại với những chức năng riêng: Danh từ chung,
danh từ riêng; danh từ chỉ cái cụ thể, danh từ chỉ cái trừu tượng; Danh từ chỉ
hiện tượng; danh từ chỉ đơn vị...
Ví dụ 4:
Cho tôi hôn bàn tay em lạnh ngắt
Cho tôi hôn bàn tay em nắm chặt
Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh
(Người con gái Việt Nam - Tố Hữu)
Cụm danh từ là phần kết hợp giữa danh từ và phụ ngữ. Tùy vào vị trí
của các phụ ngữ đứng trước hay sau danh từ được bổ sung ý nghĩa về số
lượng, vị trí, đặc điểm khác nhau.
+ Động từ hoặc cụm động từ
Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. Tuy nhiên có
những động từ vốn để chỉ hoạt động nhưng lại dùng để chỉ trạng thái hoặc
ngược lại.
Ví dụ 5: "Một người lính quát một tiếng, thế là cả cái dòng người ấy tan
tác ra như một đàn ruồi ở sau mông con bò, lúc bị cái đuôi bò đập một cái vậy"

(Giông tố - Vũ Trọng Phụng)
Cụm động từ là sự kết hợp giữa động từ và các phụ từ. Các phụ từ này
nếu đứng đằng trước nhằm bổ sung ý nghĩa về quan hệ thời gian, sự tiếp diễn

13


tương tự, sự khuyến khích, ngăn cản, khẳng định hoặc phủ định... Nếu đứng
đằng sau động từ, nó giúp bổ sung cho động từ chi tiết về hướng, địa điểm,
mục đích, nguyên nhân, phương tiện...
Ví dụ 6: "Nghe lời có lý, cái bọn bốn năm chục người đương lôi thôi,
lốc thốc cắm đầu cắm cổ bước đi một cách buồn rầu như đàn cừu ấy, bỗng
bảo nhau đứng dừng cả lại"
(Vỡ đê - Vũ Trọng Phụng)
+ Cụm danh động từ hay cụm chủ - vị
Cụm danh động từ được cấu tạo bởi sự kết hợp giữa danh từ hay cụm
danh từ và động từ tạo thành một cụm chủ - vị hoàn chỉnh, giữ chức năng là
trạng ngữ, chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu.
Ví dụ 7: "Ông già lắc đầu thất vọng như phải có việc với một thằng
ngu, một kẻ hoàn toàn bỏ đi nên nguây nguẩy:"
(Lấy nhau vì tình - Vũ Trọng Phụng)
* Chức năng
Khi CSS là danh từ hoặc cụm danh từ, nó giữ vai trò là chủ ngữ trong
câu, làm chủ thể của những đặc điểm, hành động được miêu tả, so sánh ở
trong câu.
CSS có thể biểu thị những đối tượng cụ thể, có thể tri giác, cảm giác
được một cách nhanh chóng, rõ ràng như người, vật, hành động cụ thể.
Ví dụ 8:
Súng nổ rung trời giận giữ
Người lên như nước vỡ bờ

(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
CSS cũng có thể biểu thị những đối tượng trừu tượng như ý niệm, khái
niệm, tình cảm:

14


Ví dụ 9:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
1.2.2. Yếu tố 2 - Cơ sở so sánh (n)
* Vị trí:
Trong cấu trúc so sánh, CSSS là thuộc tính của CSS. Nó có thể là trạng
thái, hành động, tính chất của CSS. Và nó cũng là phần giao nhau giữa CSS và
CĐSS. Yếu tố 2 thường đứng ngay sau yếu tố 1, trước từ dùng để so sánh và cái
được dùng để so sánh. Tuy nhiên yếu tố 2 cũng có thể được đảo lên đầu, được
đưa xuống cuối cấu trúc so sánh hoặc có thể biến mất cùng với CSS.
Ví dụ 1:
Người giai nhân: bến đợi dưới cây già
Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt
(Xuân Diệu)
Khi bị ẩn đi, người tiếp nhận vẫn nhận thấy vùng giao thoa thuộc tính giữa
thực thể so sánh và cái được so sánh: Với người giai nhân và bến đợi thì đó chính
là sự thủy chung, đợi chờ, mòn mỏi; với tình du khách và thuyền qua không buộc
chặt đó chính là sự hờ hững, phiêu lưu, thiếu thủy chung, dễ thay đổi...
Trong thực tế, CSSS hay phương diện so sánh thường khuyết thiếu
cùng với thực thể được so sánh:
Ví dụ 2:

Như diều gặp gió
Như nước vỡ bờ
Như muối bỏ bể
(Thành ngữ)
hoặc khuyết thiếu cùng với từ chỉ kết quả so sánh như ví dụ 1 ở trên.

15


* Hình thức cấu tạo
Bởi là thuộc tính của A, chỉ trạng thái, tính chất, hành động của A nên
CSSS khi xuất hiện ở hình thức cấu tạo là động từ hoặc tính từ.
+ Động từ
Ví dụ3:
Như đỉnh non cao tự giấu mình
Trong rừng xanh lá ghét hư vinh
Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ
Cho hôm nay và cho mai sau
(Bác ơi - Tố Hữu)
Động từ "tự giấu mình", "ghét hư vinh" ngầm chỉ và ngợi ca đức tính
giản dị, không thích phô trương, không ưa hào nhoáng và ghét hư vinh của
Bác Hồ.
Trong câu văn, cơ sở so sánh khi là động từ, cùng với trạng ngữ của
câu, nó cũng chỉ ra được thời gian diễn ra sự so sánh.
Ví dụ 4:
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
(Minh Huệ)
Từ ngữ "mơ màng" chỉ hành động đang xảy ra ngay tại thời điểm khi
được Bác Hồ đi dém chăn, người đội viên sung sướng lâng lâng ngỡ mình

đang ở trong mơ.
+ Tính từ
Ví dụ 5:
Bác lớn như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa...
(Bác ơi - Tố Hữu)

16


* Chức năng
CSSS cho biết phương diện, phạm vi, khía cạnh của sự vật, hiện tượng,
khái niệm, hành động... được so sánh. Nói cách khác, CSSS là một phần của
yếu tố 1, biểu hiện thuộc tính, hành động của CSS và nhiều khi, nó hợp nhất
với CĐSS như trong ví dụ sau:
Tìm em như thể tìm chim
Chim ăn bể bắc đi tìm bể đông
(Ca dao)
Đồng thời, CSSS còn cho thấy vùng tương đồng giữa A và B trong cấu
trúc so sánh. Đôi khi, CSSS có thể được ẩn đi, người đọc dựa vào nét tương
đồng giữa hai yếu tố 1 và 2 để xác định cơ sở so sánh. Kiểu so sánh ẩn đi
CSSS được các nhà nghiên cứu như Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Đinh Trọng
Lạc... gọi là kiểu so sánh chìm. Tuy khó nắm bắt nhưng "đứng về mặt nội
dung biểu hiện thì so sánh tu từ chìm tạo điều kiện cho sự liên tưởng rộng rãi
hơn với so sánh nổi, nó kích thích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều
hơn so sánh nổi" [37; tr.177]
1.2.3. Yếu tố 3 - Từ dùng để so sánh (x)
Yếu tố 3 có thể đứng giữa hai thực thể A và B trong câu văn hoặc đứng
ở đầu câu như:
Ví dụ 1: Giống như vệt khói nhờ, nắng vờn qua những màu xanh bóng

loáng của một dãy xóm làng cây cối im lìm.
(Đôi mắt - Nam Cao)
Song, yếu tố này luôn luôn đứng trước cái được dùng để so sánh B. Đối
với những biểu thức so sánh thiếu B, từ dùng để so sánh thường được kết hợp
với các từ "ấy", "đấy".
Ví dụ 2: Cha nói giỏi. Nó còn hơn cả ấy.
Trong ví dụ trên, từ chỉ kết quả so sánh "hơn cả" không đứng trước
CSS. Trong câu thứ hai, CSS bị khuyết thiếu, căn cứ vào ngữ cảnh câu văn
trước mà người tiếp nhận có thể hiểu rằng: Nó còn giỏi hơn cha của nó.
17


* Hình thức cấu tạo:
Từ dùng để so sánh được cấu tạo bởi động từ hoặc kết từ.
+ Động từ: giống, không giống, tựa, hơn, kém, là... có nghĩa biểu thị sự
ngang bằng, đồng nhất; không ngang bằng, không đồng nhất, mức độ không
ngang bằng... về hình dáng, màu sắc, tính chất
+ Kết từ: như biểu thị mối quan hệ gắn kết giữa hai hay nhiều đối
tượng có chung nét tương đồng về tính chất, mức độ, cách thức, hình thức...
* Vai trò:
Từ dùng để so sánh hay từ chỉ kết quả so sánh cho phép người tiếp
nhận biết được sự đồng nhất hay khác biệt của thực thể được so sánh và cái
dùng để so sánh. Để biểu thị sự giống nhau, tương đồng nhau, bằng nhau
phép so sánh thường dùng các từ ngữ như: giống, giông giống, hơi giống,
giống hệt, giống như hai giọt nước, giống như in, hao hao giống, giống như
đúc; như , như thể, như là, hệt như, tựa như, như hệt, y như, tựa hồ, hồ như,
na ná; là; bằng, xem bằng, tầy, bao nhiêu - bấy nhiêu, ... hay các ngữ kết cấu
kiểu phủ định của phủ định như: khác gì, không kém gì, chẳng khác gì, không
khác, không khác gì, chẳng khác chi, không thua, không thua gì, chẳng kém,
kém gì, chẳng kém gì...

Ví dụ 3: Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh.
Ví dụ 4: Cuộn len như quả cầu xanh đang lăn những vòng chậm rãi.
(Ý Nhi - Người đàn bà ngồi đan)
Để biểu thị sự khác biệt, chênh lệch, hơn kém, người ta thường dùng
các từ ngữ có ý nghĩa phủ định kết hợp với các từ ở trên hoặc dùng các từ sau:
khác, nhất - nhì, hơn, kém, không thể nào so sánh được, hơn cả, hơn tất cả,
hơn hết thảy, hơn hết, hơn ai hết, không gì hơn, nào bằng, hơn mọi, không có
ai hơn thế, chẳng đâu, chẳng ai sánh bằng, nhất....

18


Ví dụ 5: Xứ Nam nhất chợ Bằng Vồi
Xứ Bắc: Vân Khánh, xứ Đoài: Hương Canh
(Ca dao)
Tuy nhiên, ở nhiều công trình nghiên cứu hiện nay, từ kết quả so sánh,
để cụ thể hơn, người nghiên cứu đã chia các từ dùng để so sánh thành các
nhóm nhỏ sau:
+ Từ chỉ sự tương ứng, tương đồng: như, tựa như, giống...
+ Từ chỉ mức độ hơn kém, ngang bằng: hơn, kém, nhất, bằng, vừa...
+ Từ chỉ sự hô ứng: bao nhiêu...bấy nhiêu
Ví dụ 6:
Qua cầu ngả nón trông cầu
Cầu bao nhiêu nhịp em sầu bấy nhiêu
(Ca dao)
Nỗi sầu muộn của người con gái tỉ lệ thuận với số lượng nhịp cầu, qua cặp
so sánh hô ứng, nỗi buồn dường như được cụ thể hơn, nhân lên nhiều hơn.
+ Từ chỉ sự tăng tiến: càng... càng
Ví dụ 7:
Bà Typn càng lạy van, nó càng thản nhiên.

(Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
Qua cặp từ so sánh tăng tiến "càng ... càng", hành động của Xuân Tóc
Đỏ tỉ lệ thuận với sự lạy van của bà Typn cho thấy mức độ giả tạo của bà và
sự trơ tráo của Xuân rất ăn khớp, rất hợp gu với nhau.
Thực tế, trong luận án Tiến sĩ của Trần Thị Oanh, Hành động so sánh
của người Việt (Năm 2014), các cặp từ bao nhiêu, bấy nhiêu đều được xét đến
trong so sánh đồng nhất, không tách riêng rẽ như trong cách chia trên. Tuy
nhiên theo chúng tôi, cách hợp nhất như thế cũng rất có lý bởi mỗi mức độ của
hành động, trạng thái hay tính chất của thực thể được so sánh gần như ngang

19


bằng về mức độ với hành động, tính chất, trạng thái của thực thể dùng để so
sánh. Vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi giữ nguyên cách phân chia ban đầu.
Trong cấu trúc so sánh, từ dùng để so sánh hay từ biểu thị kết quả so
sánh ở trên có thể được thay thế bởi dấu câu như dấu ":"; ","; "-".... Đối với
những trường hợp này, thường thì CSSS hay phương diện so sánh cũng bị
triệt tiêu. Song, hai yếu tố chính là CSS và CĐSS được giữ nguyên.
Ví dụ 8:
Người giai nhân: bến đợi dưới cây già
Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt
(Xuân Diệu)
Thay vì nói: "Người giai nhân như bến đợi dưới cây già/ Tình du khách
như thuyền qua không buộc chặt" thì từ dùng để so sánh ở đây đã bị thay thế
bởi dấu ":" làm cho câu thơ bị chia ra, ngắt nhịp đồng thời cũng để cho người
đọc có thể hình dung được hai vế so sánh rất cô đọng, hàm súc.[22/ tr.71]
1.2.4. Yếu tố 4 - Cái được so sánh CĐSS (B)
Cái được so sánh hay chính là bối cảnh, là phông nền, là yếu tố được
dùng làm chuẩn để so sánh. Giữa cái được so sánh và cái dùng làm chuẩn để

so sánh luôn có mối quan hệ tương đồng hoặc khác biệt.
* Vị trí:
CĐSS có thể đứng trước CSS và luôn đi sau từ dùng để so sánh. Tùy
vào từng ngữ cảnh và ý muốn nhấn mạnh của câu nói mà B có thể đứng trước
hay sau A.
* Hình thức cấu tạo
CĐSS có thể được cấu tạo bởi danh từ, cụm danh từ, cụm C-V hoặc
động từ.
Ví dụ 1:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
(Ca dao)
20


Ví dụ 2: Một mạng lớn giết đi một mạng nhỏ, êm nhẹ như hơi chiều
lặng lờ sang.
(Truyện gã chuột bạch -Tô Hoài)
Ví dụ 3:
Lão cười như mếu.
(Lão Hạc - Nam Cao)
* Vai trò:
CĐSS là cái được dùng làm chuẩn và thường không thể vắng mặt
trong cấu trúc so sánh, quyết định chủ yếu đến giá trị của phép so sánh.
CĐSS cũng thường là những thực thể, hành động, trạng thái, tính chất gần
gũi nhằm giúp người đọc, người nghe có thể dễ dàng hình dung về CSS.
Trong lời nói hàng ngày và nhất là trong văn chương nghệ thuật, CĐSS có
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phản ánh tư duy nghệ thuật của tác
giả. Nó mang dấu ấn cảm xúc, thái độ của tác giả, góp phần khẳng định
phong cách riêng độc đáo của tác giả.

Có thể có một hoặc nhiều hành động, trạng thái được mang ra làm
chuẩn để đối chiếu, so sánh với một hoặc nhiều thực thể. Người ta gọi đó là
cấu trúc so sánh dạng mở rộng. Những CĐSS ở cấu trúc mở rộng thường có
những nét tương đồng.
Ví dụ 4:
Đàn ông nằm với đàn ông
Như gốc, như gác, như chông, như chà
Đàn ông nằm với đàn bà
Như lụa, như lĩnh, như hoa trên cành
(Ca dao)
Trong lời ca dao trên, việc "đàn ông nằm với đàn ông" được so sánh
với hàng loạt những danh từ có sự tương đồng "gốc gác", "chông chà" nhằm

21


đặc tả sự khô khan, thiếu cảm xúc, bất hợp lý. Ngược lại với điều đó là sự
tươi mới, mát mẻ, êm ái, đầy xúc cảm như "lụa", "lĩnh", "hoa trên cành" khi
"đàn ông nằm với đàn bà". Thông qua cách so sánh mở rộng, thực thể được so
sánh trở nên rõ ràng, dễ nắm bắt hơn.
1.3. Phân loại so sánh tu từ
1.3.1. Tiêu chí phân loại
Có nhiều tiêu chí để phân loại so sánh tu từ song các nhà nghiên cứu
chủ yếu phân loại nó dựa trên cấu trúc so sánh để phân thành hai loại: so sánh
chìm và so sánh nổi. Một số nhà nghiên cứu lại chia so sánh thành các kiểu
dựa vào từ ngữ dùng để so sánh mà có các loại như: so sánh ngang bằng và so
sánh hơn kém. Nhà nghiên cứu Đào Thản lại chia so sánh tu từ dựa vào mục
đích của phép so sánh. Theo như tác giả Đào Thản trong Từ ngôn ngữ chung
đến ngôn ngữ nghệ thuật, NXb Khoa học Xã hội, 1988, và công trình nghiên
cứu của Searle so sánh có các kiểu sau:

+ So sánh để giải thích
+ So sánh để miêu tả
+ So sánh để biểu lộ tình cảm
+ So sánh để đánh giá
+ So sánh liên tiếp
+ So sánh phát triển
+ So sánh hơn kém
+ So sánh đặc biệt
Như trên, có thể thấy, bốn kiểu đầu dựa vào chức năng, ý nghĩa, mục
đích biểu hiện của ngôn ngữ để phân chia kiểu so sánh tu từ; bốn kiểu sau dựa
vào cấu trúc hay biểu thức ngôn ngữ so sánh để phân chia.
Theo như Searle, các hành động ngôn ngữ đều nhằm tới các mục đích
như tái hiện, kể, thông tin, điều khiển, biểu cảm và tuyên bố. Biểu thức ngôn

22


×