Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

THỰC tế CÔNG tác kế TOÁN tại CÔNG TY cổ PHẦN xây DỰNG và DỊCH vụ THƯƠNG mại THANH hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.99 KB, 18 trang )

Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHẦN 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ
DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI THANH HẢI
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng và dịch
vụ thương mại Thanh Hải
• Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ
thương mại Thanh Hải
• Tên giao dịch: THANH HAI CONSTRUCTION AND TRADING
SERVICE JOINT STOCK COMPANY
• Mã số thuế doanh nghiệp: 0101411567
• Địa chỉ trụ sở: Thôn Sông Công, xã Trung Giả, huyện Sóc Sơn, Hà Nội
• Điện thoại: 8840485
• Fax: 8840485
• Giám đốc: Nguyễn Thanh Hải
• Quá trình phát triển:
Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ thương mại Thanh Hải được cấp giấy
phép kinh doanh ngày 23/10/2003 và bắt đầu hoạt động từ ngày 26/10/2003
• Lĩnh vực kinh doanh:
- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
Chức năng và nhiệm vụ của công ty
• Kinh doanh đúng ngành nghề và chấp hành đầy đủ các quy định của Bộ Tài
Chính
1.2 Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh
Sơ đồ quy trình sản xuất kinh doanh của công ty (Phụ lục 1)
Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu của thị trường
Nguyễn Thị Huyền
11A03326



1

MSV:


Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bước 2: Ấn định sản phẩm, chọn thị trường đích và quyết định mặt hàng, định
giá bán sản phẩm
Bước 3: Định kênh phân phối, định sức bán, giao tiếp thương mại, theo dõi và
phân phối ra thị trường
1.3 Tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý (Phụ lục 2)
• Giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty trực tiếp quản lý,
điều hành các hoạt động của công ty thông qua các phòng ban chức năng.
• Phó giám đốc: Giúp giám đốc quản lý hoạt động kinh doanh của công ty và
quản lý trực tiếp phòng đối ngoại.
• Phòng nhân sự: Có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề liên quan tới người lao
động như tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng, kỉ luật...
• Phòng kinh doanh: Phụ trách nghiên cứu thị thường, nhu cầu của người tiêu
dùng. Bên cạnh đó tổ chức thu mua cũng như cung ứng các loại dược phẩm
ra thị trường.
• Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ thực hiện công tác kế toán theo đúng
luật kế toán, chế độ kế toán của nhà nước và tư vấn cho giám đốc trong các
1.4

quyết định kinh doanh.

Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm

qua
Bảng tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 – 2014 (Phụ lục 3)
Qua bảng Tình hình và kết quả kinh doanh ta thấy tổng tài sản và tổng tài sản
của công ty năm 2014 tăng 1.189.969.306đ tức tăng 9,51 % so với năm 2013 cho
thấy công ty đang dần mở rộng được quy mô hoạt động.
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 82.022.369đ với tỷ lệ tăng 18,21 %
có thể nói công ty đang hoạt động đạt hiệu quả tốt, đó là thành tích là sự cố gắng
của công ty trong việc thực hiện kế hoạch xây dựng - kĩ thuật- tài chính nói chung
và kế hoạch lợi nhuận nói riêng. Lợi nhuận tăng là do:

Nguyễn Thị Huyền
11A03326

2

MSV:


Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

-

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Doanh thu tăng 1.279.787.180đ so với năm 2013. Trong năm 2014 công ty

chú trọng đẩy mạnh công tác hoạt động bán hàng làm doanh thu tăng mạnh.
Giá vốn cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, ở đây

giá vốn có tăng đáng kể chủ yếu là do công ty đầu tư mạnh về chất lượng vật liệu
bán ra. Cụ thể, năm 2014 tăng 1.100.390.010đ tương ứng với 46,54% so với năm
2013.
Trong năm 2014 công ty đã quản lý chi phí có hiệu quả. Doanh thu tăng
mạnh trong khi chi phí tăng không đáng kể. Cụ thể, năm 2014 chi phí quản lý kinh
doanh tăng 159.877.347đ tương ứng với 12,78% so với năm 2013.
Số công nhân lao động năm 2014 tăng so với năm 2013 là 311.000đ tương
ứng 15,56%, thu nhập bình quân của nhân viên năm 2014 tăng 450.000đ tương ứng
9,38% điều đó cho thấy công ty đang trên đà phát triển và mở rộng.
Qua đây có thể thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm
vừa qua rất tốt. Công ty đã có những chính sách kinh tế, phương hướng đầu tư hoạt
động kinh doanh đúng đắn cho việc phát triển kinh doanh của công ty. Đây cũng
chính là những dấu hiệu tốt cho thấy sự phát triển của công ty trong tương lai tới.

PHẦN 2: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY
DỰNG VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI THANH HẢI

Nguyễn Thị Huyền
11A03326

3

MSV:


Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2.1 Tổ chức bộ máy kế toán

2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Hình thức tổ chức bộ máy kế toán của công ty là hình thức tập trung, toàn bộ
công tác kế toán trong doanh nghiệp được tiến hàng tập trung tại phòng kế toán
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (Phụ lục 4)
+ Kế toán trưởng: Chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán của công ty, quy định tự luân
chuyển chứng từ, phân công phần việc cụ thể cho các kế toán viên trong phòng kế
toán. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Ban giám đốc và chịu trách nhiệm về sự minh
bạch trong công tác kế toán trước thuế. Tổng hợp, lập báo cáo tài chính định kỳ,
phân tích và tham mưu cho Ban giám đốc về hoạt động kinh doanh của công ty.
+

Kế toán tổng hợp: Theo dõi tình hình nguồn vốn của công ty, tổng hợp các

khoản chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ, đảm nhận nhiệm vụ thu chi
tiền mặt và ghi sổ hàng ngày, ghi chép sổ tổng hợp, đối chiếu số liệu tổng hợp với
chi tiết …xác định kết quả kinh doanh lập báo cáo tài chính.
+

Kế toán vật tư tài sản cố định: Theo dõi tình hình nhập, xuất vật tư, tình hình

tăng giảm TSCĐ, tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tham gia lập kế hoạch sửa chữa
dự toán chi phí sửa chữa...
+ Kế toán lao động – tiền lương: Theo dõi quỹ lương của công ty. Kiểm tra tình
hình thực tế số ngày lao động của nhân viên. Định kỳ tính lương và phụ cấp, các
khoản trích theo lương theo đúng quy định của nhà nước. Lập bảng phân bổ tiền
lương và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,.. Báo cáo lên Ban giám đốc về tình hình
lao động – tiền lương của công ty.
+ Kế toán mua – bán hàng hóa: Theo dõi tình hình xuất nhập tồn của nguyên vật
liệu, công cụ - dụng cụ, hàng hóa. Lập phiếu nhập kho, xuất kho. Cuối tháng lập
bảng tổng hợp xuất nhập tồn kho hàng hóa và đối chiếu với thủ kho. Kiểm kê, đối

chiếu số liệu với kế toán trưởng cuối mỗi tháng, quý.

Nguyễn Thị Huyền
11A03326

4

MSV:


Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

+ Kế toán thuế: Tổng hợp và kê khai thuế, quản lý các hóa đơn GTGT, làm thủ
tục hoàn thuế.
+ Thủ quỹ : Cùng với kế toán thanh toán theo dõi tình hình thu chi bằng tiền mặt,
kiểm kê báo cáo quỹ hằng ngày.
2.1.2 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
- Chế độ kế toán: áp dụng theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC ngày 14 tháng 09 năm
2006
- Hình thức ghi sổ kế toán: Áp dụng hệ thống sổ kể toán theo hình thức Nhật ký
chung (Phụ lục 5)
- Niên độ kế toán: Tính theo năm dương lịch (bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào ngày
31/12 hàng năm)
- Kỳ kế toán: tính theo quý
- Đơn vị tiền dùng để ghi sổ kế toán: đồng Việt Nam (đ)
- Phương pháp kê khai và tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp kế toán chi tiết hàng tồn kho: theo phương pháp thẻ song song.

- Phương pháp tính giá vật tư, hàng hoá xuất kho: Theo phương pháp nhập trước
xuất trước
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng.
2.2 Tổ chức công tác kế toán và phương pháp các phần hành kế toán
2.2.1 Kế toán vốn bằng tiền
2.2.1.1 Kế toán tiền mặt
- Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu thu, phiếu chi, bảng kiểm kê quỹ...
- Tài khoản kế toán sử dụng: TK 111 : tiền mặt.
Tài khoản cấp 2: 1111, 1112, 1113
- Phương pháp kế toán:

Nguyễn Thị Huyền
11A03326

5

MSV:


Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Ví dụ: Ngày 17/11/2014, phiếu thu số 00871 công ty thu tiền nợ của công ty CP
Nam Đàn là 12.246.000đ. Căn cứ vào phiếu thu (PHỤ LỤC 6). Kế toán ghi:
Nợ TK 111(1):

12.246.000đ

Có TK 131:


12.246.000đ

Ví dụ: Ngày 20/11/2014, phiếu chi số 00574 công ty thanh toán tiền mua nguyên
vật liệu sắt cho công ty TNHH Trí Dũng số tiền 13.920.000 đ. Căn cứ vào phiếu
chi (PHỤ LỤC 7). Kế toán ghi:
Nợ TK 331:

13.920.000 đ

Có TK 111(1):

13.920.000 đ

2.2.1.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng
- Chứng từ kế toán sử dụng: giấy báo nợ, giấy báo có, bản sao kê ngân
hàng…
- Tài khoản kế toán sử dụng: TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Tài khoản cấp 2 : 1121, 1122, 1123
- Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Ngày 2/12/2014 công ty TNHH Thanh Hòa thanh toán tiền hàng còn nợ kì
trước theo hoá đơn 0001479 số tiền là 21.620.000đ bằng tiền gửi ngân hàng. (Phụ
lục 8) Kế toán ghi sổ:
Nợ TK 112:

21.620.000đ

Có TK 331:

21.620.000đ


Ví dụ: Ngày 1/12/2014, công ty rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt số tiền
50.000.000 đ (PHỤ LỤC 9). Kế toán ghi:
Nợ TK 111:

50.000.000đ

Có TK 112(1):

50.000.000đ

2.2.2. Kế toán hàng hóa
- Nội dung: Hàng hóa của công ty bao gồm cát, đá, xi măng…
+ Trị giá hàng hóa mua vào được tính theo công thức:
Nguyễn Thị Huyền
11A03326

6

MSV:


Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Trị giá thực
tế (giá gốc)
của

hàng


Trị
=

mua

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Các khoản

giá

mua của +
hàng hóa

thuế không
được hoàn

Các khoản
-

lại

giảm trừ

+

doanh thu

Chi


phí

phát sinh

+ Trị giá vật tư xuất kho: công ty dùng theo phương pháp nhập trước xuất trước.
- Chứng từ kế toán sử dụng:
+ Phiếu nhập kho
+ Phiếu xuất kho
+ Bảng kê mua hàng
+ Biên bản kiểm nghiệm sản phẩm hàng hóa...
- Tài khoản kế toán sử dụng: TK 156 "Hàng hóa" và các TK khác có liên
quan.
- Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
+ Kế toán mua nhập kho hàng hóa
Ví dụ: Ngày 14 tháng 12 năm 2014, công ty mua 100 khối cát đơn giá là
150.000đ/khối của công ty TNHH xây dựng Trường Hùng về nhập kho công ty
chưa thanh toán, thuế suất thuế GTGT 10% (Phụ lục 10). Kế toán ghi sổ:
Trị giá thực tế của hàng mua là: 100 x 150.000 = 15.000.000đ
Nợ TK 156:

15.000.000đ

Nợ TK 133(1):

1.500.000đ

Có TK 331:

16.500.000đ


+ Kế toán xuất kho hàng hóa
Ví dụ: Tồn đầu kỳ: 50 khối cát, đơn giá 152.000đ/ khối. Ngày 14/12/2014 công ty
nhập 100 khối cát đơn giá 150.000đ/khối. Ngày 22/12/2014, xuất bán 125 khối cát
cho công ty Nam Đàn. Giá bán trên hóa đơn là 165.000đ/khối chưa bao gồm thuế
GTGT (thuế suất thuế GTGT: 10%). Khách hàng đã thanh toán bằng chuyển khoản
(Phụ lục 11).
Trị giá hàng xuất kho = 50 x 152.000 + 75 x 150.000 = 18.850.000đ
Nguyễn Thị Huyền
11A03326

7

MSV:


Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đơn giá xuất kho = 18.850.000 : 125 = 150.800đ/khối
BT1: Phản ánh doanh thu
Nợ TK 112:

22.687.500đ

Có TK 511:

20.625.000đ

Có TK 3331:


2.062.500đ

BT2: Phản ánh giá vốn
Nợ TK 632:

18.850.000đ

Có TK 156:

18.850.000đ

2.2.3. Kế toán TSCĐ tại công ty.
2.2.3.1. Đặc điểm và phân loại TSCĐ.
- TSCĐ hữu hình của công ty gồm có: trụ sở làm việc, nhà kho, phương tiện
vận chuyển hàng hóa...
- TSCĐ vô hình bao gồm: quyền sử dụng đất, hệ thống phần mềm máy
tính....
2.2.3.2. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ hữu hình.
- Chứng từ kế toán sử dụng: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá
lại TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ, biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ,
biên bản kiểm kê TSCĐ phát hiện thiếu TSCĐ và các chứng từ kế toán liên
quan khác.
- Tài khoản kế toán sử dụng: TK 211- Tài sản cố định
TK 211 có 3 tài khoản cấp 2:

+ TK 2111 - TSCĐ hữu hình
+ TK 2112 - TSCĐ thuê tài chính
+ TK 2113 - TSCĐ vô hình


- Phương pháp kế toán:
• Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ
Ví dụ: Ngày 15/12/2014 công ty mua một ôtô Huyndai 2 tấn phục vụ vận chuyển
NVL với giá 440.000.000đ, (đã bao gồm thuế VAT 10%). Công ty trả bằng tiền gửi
Nguyễn Thị Huyền
11A03326

8

MSV:


Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

NH (Phụ lục 12). Kế toán ghi sổ:
Nợ TK 211(1):

400.000.000đ

Nợ TK 133(2):

40.000.000đ

Có TK 112:

440.000.000đ

• Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ

Ví dụ: Ngày 21/11/2014 công ty thanh lý 1 chiếc oto huyndai 5 tấn trị giá
800.000.000đ sử dụng trong 20 năm đã khấu hao được 720.000.000đ. Số thu từ
việc thanh lý tài sản bằng tiền mặt 50.000.000đ. Chi phí thanh lý tài sản 3.000.000đ
thanh toán bằng tiền mặt. thuế suất thuế GTGT 10% (Phụ lục 13). Kế toán định
khoản:
Giá trị còn lại của TSCĐ = 800.000.000 – 720.000.000 = 80.000.000đ
BT1: Ghi giảm TSCĐ
Nợ TK 811 :

80.000.000đ

Nợ TK 214:

720.000.000đ

Có TK 211(1):

800.000.000đ

BT2: Phản ánh số thu từ thanh lý
Nợ TK 111:

55.000.000đ

Có TK 711:

50.000.000đ

Có TK 333(1):


5.000.000đ

BT3: Chi phí thanh lý
Nợ TK 811:

3.000.000đ

Nợ TK 133(1):

300.000đ

Có TK 111(1):

3.300.000đ

2.2.3.3 Kế toán khấu hao TSCĐ
- Công thức tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng:
Giá trị phải tính khấu hao
Mức khấu hao bình quân năm
Nguyễn Thị Huyền
11A03326

=
9

MSV:


Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Số năm sử dụng
Mức khấu hao bình quân năm
Mức khấu hao bình quân tháng

=
12 tháng

- Tài khoản sử dụng: TK 214 – hao mòn TSCĐ
Ví dụ: Công ty mua một chiếc điều hòa trị giá giá 31.000.000đ dùng ở bộ phận
quản lý. Biết rằng chiếc điều hòa có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời gian sử dụng
của tài sản cố định công ty dự kiến là 10 năm, tài sản được đưa vào sử dụng vào
ngày 25/10/2014.
- Mức trích KH trung bình hàng năm
31.000.000đ : 10 năm = 3.100.000đ/năm.
- Mức trích KH trung bình hàng tháng
3.100.000đ : 12 tháng = 258.333đ/tháng.
- Hàng tháng công ty trích chi phí trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng
2.647.000đ, kế toán định khoản:
Nợ TK 642(1): 2.647.000đ
Có TK 214 :

2.647.000đ

2.2.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
2.2.4.1. Hình thức trả lương và phương pháp tính lương
Hình thức trả lương:
- Lương theo thời gian:
Lương được


Lương hợp đồng

nhận trong =
tháng

Số ngày
x công thực

26

tế

Các
- khoản

Các khoản
+

phụ cấp

phải trừ

2.2.4.2. Nội dung các khoản trích theo lương

Nguyễn Thị Huyền
11A03326

10 MSV:



Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Năm 2014 các khoản trích theo lương của công ty gồm BHXH, BHYT, BHTN,
KPCĐ. Theo quy định hiện hành thì các khoản trích theo lương phải nộp là 34,5%,
trong đó 24% được tính vào chi phí SXKD của công ty gồm:
BHXH:
BHYT:
BHTN:
KPCĐ:

18% Lương cơ bản
3% Lương cơ bản
1% Lương cơ bản
2% Lương thực tế

Còn lại 10,5% do cán bộ, công nhân viên đóng góp và được khấu trừ ngay vào
lương khi tính lương phải trả gồm:
BHXH:

8% Lương cơ bản

BHYT:

1.5% Lương cơ bản

BHTN:


1% Lương cơ bản

2.2.4.3. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương
- Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng chấm công; Bảng phân bổ tiền lương và BHXH;
Bảng thanh toán tiền thưởng…
- Tài khoản kế toán sử dụng: TK 334 – Phải trả người lao động
TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Và các tài khoản liên quan: 335,111,112,156,512...
- Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Căn cứ vào bảng tính lương và thanh toán tiền lương tại bộ phận quản lý
doanh nghiệp tháng 12 năm 2014 (Phụ lục 14). Kế toán định khoản:
Bút toán 1: Tính lương
Nợ TK 642(2):
Có TK 334:

70.600.000đ
70.600.000đ

Bút toán 2: Tính các khoản trích theo lương
Nợ TK 642(2):
Nợ TK 334:
Có TK 338:
Nguyễn Thị Huyền
11A03326

16.944.000đ
7.413.000đ
24.357.000đ
11 MSV:



Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Chi tiết

3382:

1.412.000đ

3383:

18.356.000đ

3384:

3.177.000đ

3389:

1.412.000đ

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2.3.5 Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng.
2.3.5.1 Kế toán giá vốn hàng bán
a. Đặc điểm
Giá vốn hàng bán là trị giá vốn của hàng hóa tại thời điểm mua hàng là số
tiền thực tế phải trả cho người bán ( còn gọi là trị giá mua thực tế ). Hiện tại công
ty đang áp dụng phương pháp NT – XT để tính trị giá vốn hàng xuất kho.
b. Tài khoản kế toán sử dụng

+ TK 632 : giá vốn hàng bán
c. Chứng từ kế toán sử dụng: Hóa đơn vận chuyển, hóa đơn GTGT bên bán
d. Phương pháp kế toán
Ví dụ: Căn cứ phiếu xuất kho ngày 03/12/2014 xuất bán 10 tấn xi măng, đơn giá
170.000đ/tấn cho công ty TNHH Đăng Nguyên thuế suất 10% thanh toán bằng tiền
mặt, giá vốn 1.350.000đ.
Kế toán hạch toán giá vốn:
Nợ TK 632 :

1.350.000 đ

Có TK 1561:

1.350.000 đ

Kế toán hạch toán doanh thu bán hàng:
Nợ TK 111(1):

1.870.000đ

Có TK 511:

1.700.000đ

Có TK 333(1):

170.000đ

2.2.5.2 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh.
a. Đặc điểm


Nguyễn Thị Huyền
11A03326

12 MSV:


Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Chi phí quản lý kinh doanh là các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình
bán hàng, liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một
số khoản khác có tính chất chung toàn doanh nghiệp. Chi phí quản lý kinh doanh
bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
b. Tài khoản kế toán sử dụng:
+ TK 642 : chi phí quản lý kinh doanh
- TK 6421 : chi phí bán hàng
- TK 6422 : chi phí quản lý doanh nghiệp
c. Chứng từ kế toán sử dụng : Phiếu chi, hóa đơn GTGT, các chứng từ liên quan
khác.
d. Phương pháp kế toán
Ví dụ : Ngày 06/10/2014 công ty thanh toán tiền điện thoại ở bộ phận bán hàng
1.050.000đ. Thuế GTGT 10 %. Công ty đã thanh toán bằng tiền mặt.
Căn cứ vào phiếu chi và hóa đơn 0037763, kế toán ghi:
Nợ TK 6421 :

1.050.000 đ

Nợ TK 1331 :


105.000 đ

Có TK 1111 :

1.155.000 đ

Ví dụ: Ngày 01/10/2014 công ty mua đồ dùng văn phòng phẩm sử dụng cho bộ
phận quản lý, thuế GTGT 10%. Công ty đã thanh toán bằng tiền mặt cho công ty
văn phòng phẩm Minh Anh.
Căn cứ vào phiếu chi và hóa đơn 0045256, kế toán ghi :
Nợ TK 6422 :

2.594.000 đ

Nợ TK 1331 :

259.400 đ

Có TK 1111 :

2.853.400 đ

2.3.6.3. Kế toán doanh thu
a. Hình thức bán hàng

Nguyễn Thị Huyền
11A03326

13 MSV:



Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

+ Hình thức bán hàng của công ty là bán trực tiếp hoặc bán qua điện thoại do khách
hàng đặt.
+ Hình thức thanh toán của công ty là thanh toán bằng tiền mặt và tiền gửi ngân
hàng sau khi lập hóa đơn bán hàng.
+ Bán hàng trả chậm : Công ty cho phép khách hàng thanh toán chậm trong một
thời gian nhất định đối với từng đối tượng khách hàng và lượng mua hàng mua.
b.Tài khoản sử dụng
+ TK 511 : doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- TK 5111 : doanh thu bán hàng hóa
+ TK 3331 : thuế GTGT đầu ra
+ Và các TK liên quan khác
c. Chứng từ sử dụng : Hợp đồng kinh tế, hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT , phiếu
thu, giấy báo Có của ngân hàng.
d. Phương pháp kế toán
Ví dụ : Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0014219 và phiếu xuất kho ngày 27/12/2014
xuất kho trực tiếp cho DNTN Mỹ Dung 1000 viên gạch theo giá chưa thuế GTGT
10% là 3000đ/viên. Khách hàng chưa thanh toán. Giá vốn hàng bán là 2.130.000đ
Căn cứ vào HĐ GTGT số 0014219 và phiếu xuất kho ngày 27/12/2014, kế toán
ghi:
Bút toán 1: Phản ánh giá vốn hàng xuất bán
Nợ TK 632 :

2.130.000 đ


Có TK 156 :

2.130.000 đ

Bút toán 2 : Phản ánh doanh thu bán hàng
Nợ TK 131 :

3.300.000 đ

Có TK 5111 :

3.000.000đ

Có TK 3331 :

300.000đ

2.3.6.4 Kế toán xác định kết quả bán hàng.
Nguyễn Thị Huyền
11A03326

14 MSV:


Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

a. Phương pháp xác định kết quả bán hàng
Kết quả kinh doanh của công ty được xác định theo công thức:

Kết quả bán hàng = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán – chi phí QLKD
Trong đó: Doanh thu thuần = doanh thu bán hàng – các khoản giảm trừ doanh thu.
b. Tài khoản sử dụng
+ TK 911 : xác định kết quả kinh doanh
+ TK 421 : lợi nhuận chưa phân phối
+ Và các tài khoản liên quan như : TK 511, 632, 642
d. Phương pháp kế toán
Ví dụ: Căn cứ bảng kết quả hoạt động kinh doanh (Phụ lục 15) cuối kỳ thực hiện
bút toán kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh tháng 11 năm
2014 , kế toán ghi:
+ Kết chuyển doanh thu thuần :
Nợ TK 511:

1.508.632.155 đ

Có TK 911:

1.508.632.155 đ

+ Kết chuyển giá vốn hàng bán :
Nợ TK 911:

959.606.682 đ

Có TK 632:

959.606.682 đ

+ Kết chuyển CPQLKD :
Nợ TK 911:


342.309.541 đ

Có TK 642 :

342.309.541 đ

+ Kết quả bán hàng = 1.508.632.155- 959.606.682- 342.309.541
= 206.715.932đ
+ Kết chuyển lợi nhuận bán hàng :
Nợ TK 911 :

206.715.932đ

Có TK 421 :

Nguyễn Thị Huyền
11A03326

206.715.932đ

15 MSV:


Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHẦN 3
THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT

3.1.Thu hoạch
Trong thời gian thực tập này, em cũng có cơ hội được thực hành những kiến
thức đã học tại doanh nghiệp.Từ đó, em thấy được công tác kế toán tại từng doanh
nghiệp đều dựa trên những hình thức, bộ máy kế toán cơ bản nhưng tùy thuộc vào
từng loại hình doanh nghiệp thì công tác kế toán tại những doanh nghiệp đó lại có
những đặc thù riêng. Tuy đã học trên lý thuyết và hiểu được yêu cầu của kế toán,
nhưng khi đi vào tìm hiểu thực tế em mới thấy được tính đầy đủ, kịp thời, chính
xác là rất cần thiết. Nếu thiếu bất cứ yếu tố nào cũng làm ảnh hưởng đến toàn bộ
hoạt động của bộ máy kế toán. Tuy mới chỉ trong một thời gian ngắn, nhưng được
làm việc với các anh chị trong phòng kế toán, em càng hiểu them về yêu cầu và đòi
hỏi của người cán bộ kế toán. Người kế toán giỏi không chỉ có chuyên môn giỏi mà
còn phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và đặc biệt là luôn tuân thủ pháp luật.
3.2 Một số nhận xét
Qua quá trình thực tập và tìm hiểu công tác kế toán tại Công ty cổ phần xây
dựng và dịch vụ thương mại Thanh Hải, em thấy có nhiều ưu điểm cũng như tồn
tại. Sau đây là một vài nhận xét khái quát về công tác kế toán tại doanh nghiệp.
3.2.1 Ưu điểm
- Về tổ chức công tác kế toán:
+ Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán: công ty đã thực hiện đầy đủ các
quy định pháp luật về chứng từ kế toán, thông tin kế toán được phản ánh trên chứng
từ một cách đầy đủ, trung thực và khách quan. Chứng từ kế toán trước khi ghi sổ
được kiểm tra chặt chẽ đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp...
+ Tổ chức vận dụng chế độ tài khoản kế toán: công ty áp dụng hệ thống tài
khoản theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 về chế độ kế toán doanh nghiệp
Nguyễn Thị Huyền
11A03326

16 MSV:



Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

vừa và nhỏ. Việc lựa chọn hệ thống tài khoản phù hợp với loại hình cũng như đặc
điểm kinh doanh của công ty.
- Về bộ máy kế toán:
+ Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung, kế toán
trưởng là người đứng đầu bộ máy, điều hành trực tiếp nhờ vậy mà các mối quan hệ
trở lên đơn giản.
+ Việc bố trí nhân viên kế toán có khoa học, phân công rõ ràng, nhân viên
không kiêm nhiệm quá nhiều việc, đảm bảo khối lượng công việc được phân bổ
đều cho mỗi nhân viên kế toán. Nhờ đó nhân viên kế toán có thể thực hiện tốt công
việc của mình, không bị quá áp lực cũng không quá nhàn rỗi, tạo hiệu quả cao
trong công việc.
+ Đội ngũ nhân viên kế toán 100% có trình độ từ đại học trở lên, giàu kinh
nghiệm và năng lực, chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
3.2.2. Tồn tại
Về bố trí nhân sự của phòng kế toán: Một nhân viên kế toán kiêm nhiệm quá
nhiều công việc khác nhau, dẫn đến không phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót
trong ghi chép, phản ánh, theo dõi các nghiệp vụ trong hoạt động kinh tế của doanh
nghiệp.
Về công tác luân chuyển chứng từ: Công tác luân chuyển chứng từ giữa các
đội ngũ với phòng kế toán doanh nghiệp còn có sự chậm trễ. Thông thường các
chứng từ phát sinh chỉ đến cuối tháng mới được chuyển về phòng kế toán của
doanh nghiệp và cũng có lúc do nhiều chứng từ phát sinh mà còn gửi chậm đến
tháng sau nữa.
Hình thức ghi sổ kế toán: công ty đang sử dụng hình thức ghi sổ theo nhật ký
chứng từ, đây là hình thức có mẫu sổ phức tạp và không phù hợp với công ty quy
mô nhỏ

3.3 Một số ý kiến đề xuất
Nguyễn Thị Huyền
11A03326

17 MSV:


Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Thứ nhất: Về bố trí nhân sự của phòng kế toán:
Doanh nghiệp cần tuyển thêm nhân viên kế toán phù hợp với khối lượng công việc
mà phòng kế toán tài vụ đảm nhiệm, đó là những người có đủ trình độ, chuyên môn
về nghiệp vụ và trình độ vi tính.
Thứ hai: Về công tác luân chuyển chứng từ:
Doanh nghiệp nên đôn đốc việc luân chuyển chứng từ từ phía kế toán đội. Do đặc
điểm của ngành thi công xây lắp, công trình thi công ở các địa điểm khác nhau,
thường là rất xa Công ty nên cuối tháng hoặc đầu tháng sau các đợt thi công mới
hoàn thành chứng từ gửi lên phòng tài vụ Công ty.
Thứ ba: Về hình thức ghi sổ kế toán:
Công ty nên lựa chọn hình thức ghi sổ phù hợp với mô hình của doanh nghiệp như
hình thức nhật ký chung, kế toán máy…

Nguyễn Thị Huyền
11A03326

18 MSV:




×