Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

30 đề thi học sinh giỏi ngữ văn 10 có đáp án và thang điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.35 MB, 175 trang )

SỞ GD & ĐT QUẢNG NINH

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 10

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

Năm học: 2009 - 2010

-----------------------

Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút
(Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: Nghị luận xã hội (8 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Trong học tập, tự học là phương pháp hiệu quả
nhất”. Ý kiến của anh (chị) về vấn đề trên. Từ đó rút ra ý nghĩa của việc tự
học.

Câu 2: Nghị luận văn học (12 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về cuộc sống và mơ ước của nhân dân ta thời
xưa qua việc tìm hiểu truyện cổ tích Tấm Cám.

--------------------Hết--------------------


SỞ GD & ĐT QUẢNG NINH

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 10

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ



Năm học: 2009 - 2010

-----------------------

Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút
(Không kể thời gian giao đề)

ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM

Câu 1: Nghị luận xã hội (8 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt
lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
b. Yêu cầu về kiến thức:
Bài viết cần nêu được những ý chính sau:
- Trích dẫn ý kiến: “Trong học tập, tự học là phương pháp hiệu quả nhất”.
- Giải thích:
+ “Học” là quá trình con người thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do
người khác truyền lại.
+ “Tự học” là việc con người học tập bằng chính sức lực, khả năng của bản
thân mình.
- Khẳng định tự học là rất quan trọng, là điều kiện giúp mỗi người thành
công trong học tập.
- Tự học mang lại rất nhiều lợi ích:
+ Tự học giúp con người có ý thức chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá,
nghiên cứu làm rõ bản chất của vấn đề, nắm chắc và nhớ lâu vấn đề.
+ Tự học giúp ta tiếp thu kiến thức tù nhiều nguồn khác nhau: bài giảng,
sách, báo, truyền hình, mạng internet, kiến thức từ thực tế cuộc sống...



+ Tự học giúp chúng ta thu được lượng kiến thức lớn, nhanh chóng hình
thành kĩ năng, củng cố, nâng cao kiến thức, khả năng thực hành, vận dụng
vào cuộc sống.
+ Chủ động học tập sẽ giúp ta tìm ra nhiều phương pháp học tập phù hợp,
tiết kiệm thời gian, hiệu quả học tập cao.
….
- Tự học là phương pháp học không mới nhưng rất hiệu quả. Đây là một
phương pháp học rất thông minh, là con đường dẫn tới những thành công.
- Bài viết cần có liên hệ thực tế, đưa ra những dẫn chứng về tấm gương tự
học, tự tìm tòi, sáng tạo như: bác Hồ, một số danh nhân, các nhà khoa học…
- Phê phán thái độ ỷ lại, lười nhác, thiếu tinh thần tự lập trong học tập của
học sinh hiện nay.
- Liên hệ bản thân, rút ra bài học: mỗi người cần rèn luyện cho mình thói
quen tự học, không ngừng trau dồi, nâng cao kiến thứcc.
c. Cách cho điểm:
- Điểm 6-8: đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc một số lỗi nhỏ về
dùng từ, diễn đạt.
- Điểm 2- 4: đáp ứng được một nửa những yêu cầu trên, còn mắc lỗi về dùng
từ, diễn đạt…
- Điểm 0: hoàn toàn lạc đề (hoặc không viết được gì).
Câu 2: Nghị luận văn học (12 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, diễn đạt
lưu loát, có cảm xúc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
b. Yêu cầu về kiến thức:
Bài viết cần nêu được những ý chính sau:
- Giới thiệu về truyện cổ tích Tấm Cám.



- Truyện cổ tích Tấm Cám giúp chúng ta hiểu thêm về cuộc sống của nhân
dân ta trong xã hội xưa:
+ Xung đột giữa Tấm và hai mẹ con Cám đã cho thấy những mâu thuẫn
trong gia đình phụ quyền thời cổ: cảnh dì ghẻ, con chồng mà nguyên nhân
sâu xa là vì quyền lợi vật chất, thừa kế tài sản của các thanh viên trong gia
đình.
+ Cuộc xung đột, đấu tranh không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác để
giành lại cuộc sống và hạnh phúc (thể hiện qua bốn lần hóa thân của Tấm).
Đây là mâu thuẫn mang ý nghĩa xã hội.
-> Trong cuộc sống của người dân lao động xưa, ngoài đời sống gia đình
chịu nhiều đè nén họ còn phải chịu những tai họa do các thế lực đen tối
trong xã hội gây ra.
- Truyện cổ tích Tấm Cám thắp sáng những niềm hi vọng, ước mơ cháy
bỏng, sức sống mãnh liệt của nhân dân ta:
+ Tấm "ở hiền gặp lành” nên được bụt giúp đỡ, Tấm gặp được những con
người nhân hậu…
+ Kết thúc có hậu của Tấm chỉ có thể xảy ra trong cổ tích, song qua đó
chúng ta càng hiểu thêm về niềm tin bất diệt của nhân dân vào sự chiến
thắng của cái đẹp, cái thiện và chính nghĩa trước cái xấu, cái phi nghĩa trong
cuộc sống...
- Truyện cổ tích Tấm Cám giúp nhân dân ta có niềm tin, niềm lạc quan, lòng
hướng thiện để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, có sức mạnh đấu tranh
vươn lên trong cuộc sống.
- Tấm Cám tiêu biểu cho truyện cổ tích thần kì Việt Nam, tác phẩm thấm
đượm giá trị nhân văn sâu sắc….
c. Cách cho điểm:


- Điểm 10 - 12: bài viết đảm bảo các yêu cầu về kĩ năng, nội dung kiến thức,

viết có sáng tạo, có cảm xúc.
- Điểm 6 - 8 : đáp ứng được một nửa những yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi
về dùng từ, diễn đạt…
- Điểm 2 - 4: trình bày được một số ý cơ bản, còn mắc nhiều lỗi về chính tả,
dùng từ, diễn đạt.
- Điểm 0: hoàn toàn lạc đề (hoặc không viết được gì).

----------------Hết-----------------



SỞ GD & ĐT TT. HUẾ
TRƯỜNG THPT VINH LỘC

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
Môn: Ngữ Văn
Thời gian: 150 phút

Đề:
Trong tác phẩm “Tôi đã học tập như thế nào” Nhà văn M.Gorki (1868-1936)
viết: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi
con thú để lên tới gần con người”.
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng kinh nghiệm của bản thân mình,
hãy phân tích một số tác phẩm văn học đã học và đã đọc để làm sáng tỏ ý kiến
ấy?


SỞ GD & ĐT TT. HUẾ
TRƯỜNG THPT VINH LỘC


KÌ THI HỌC SINH GIỎI
Môn: Ngữ Văn
Thời gian: 150 phút

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Nhận thức về đề
1. Mục đích, yêu cầu:
- Nắm được các thao tác chứng minh và bình luận văn, kết hợp giữa bình
luận xã hội và bình luận văn học.
- Nắm được kỹ năng làm văn, hiểu đúng hay một số tác phẩm tiêu biểu mà
học sinh đã học và đọc thêm.
2. Yêu cầu đề:
- HS làm rõ: Vai trò và tác dụng to lớn của sách đối với cuộc sống tinh
thần của con người.
- Làm rõ luận điểm, làm cho con người góp phần tránh được những nhược
điểm, thói hư tật xấu.
- Nhận thức thêm cái hay, cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống xã hội,
giúp ta hiểu đúng cái sai, cái cao cả, cái thấp hèn... sống tốt hơn và nhân
ái hơn.
II. Các ý cơ bản cần đạt.
1. Phần giải thích:
1.1. Giải thích những chữ khó:
- Sách ở đây chủ yếu là những tác phẩm văn học và là các tác phẩm chân
chính.
- “Con thú” chỉ là những thói hư tật xấu, những hạn chế, phần bóng đêm
trong mỗi con người.
- “Con người”: chỉ phần trong sáng, tốt đẹp, cao cả ... người lại với phần
con thú.
1.2. Bản chất con người
- Bản chất con người bao giờ cũng luôn tiềm ẩn trong mình những phẩm

chất đẹp, nhân ái, cao cả và thánh thiện (phần người) và những mặt hạn
chế, những thói hư tật xấu (phần thú).
- Con người tồn tại luôn đấu tranh giữa phần thú và phần người. Sự đấu
tranh để giành phần Người trải qua quá trình nghiệt ngã.
- Tác phẩm văn học là một thứ vũ khí sắc bén có vai trò tác dụng to lớn.
+ Tác phẩm văn học là một bậc thang nhỏ giúp người đọc thoát khỏi “địa
ngục” của thói hư tật xấu.
- Vai trò tác dụng của tác phẩm văn học. (Học sinh vận dụng kiến thức lí
luận văn học như đặc trưng, bản chất, nhiệm vụ... của văn học để lí giải).
2. Phần chứng minh
- Học sinh phân tích một số tác phẩm văn học để làm sáng tỏ.


- Chọn một số tác phẩm văn học Việt Nam và văn học nước ngoài (văn học
dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại ...)
- Làm rõ đặc trưng văn học, vai trò của văn học để giúp con người hướng
đến Chân - Thiện - Mỹ.
- Chú ý liên hệ chính bản thân mình.
III. Bố cục và cấu trúc bài viết.
- Nhìn chung bài viết bao gồm 2 phần:
+ Phần lí luận và phần chứng minh.
+ Lí luận kết hợp với phân tích tác phẩm văn học.
IV. Biểu điểm:
- Điểm 8 – 10: Ý đúng và đủ, kiến thức tác phẩm toàn diện, phong phú,
văn viết hay, có cảm xúc, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ, sáng sủa
rõ ràng.
- Điểm 5 – 7: Hiểu đúng vấn đề, nhưng ý có thể chưa đầy đủ, văn chưa
hay, nhưng không phạm phải những lỗi cơ bản về kiến thức và diễn đạt.
- Điểm 3 – 4: Có tỏ ra hiểu nhưng thiếu ý hoặc lộn xộn, diễn đạt lúng túng,
sai sót nhiều.

- Điểm 0 – 2: Không hiểu đề, văn kém.
Hết.


SỞ GD&ðT BẮC GIANG

ðỀ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG

TRƯỜNG THPT THÁI THUẬN

NĂM HỌC 2013 – 2014

Môn thi: Ngữ văn lớp 10
Thời gian làm bài: 180 phút
Câu 1 (8 ñiểm). Có ý kiến cho rằng: “Cuộc sống là nguyên liệu thô, chúng ta là
nhứng nghệ nhân. Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt ñẹp hay một vật thể xấu xí tất cả
ñều nằm trong tay chúng ta”
Suy nghĩ của anh (chị) về nhận ñịnh trên.
Câu 2 (12 ñiểm). Hãy ñặt mình vào vị trí của người 300 năm sau của Nguyễn Du
ñể trả lời câu hỏi:
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người ñời ai khóc Tố Như chăng?
(Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?)
(ðọc Tiểu Thanh Kí).

------------------ Hết -------------------Thí sinh không ñược sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh: ……………………………; Số báo danh: …………………..



SỞ GD&ðT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT THÁI THUẬN

ðÁP ÁN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
Năm học 2013 – 2014
Môn thi: Ngữ văn lớp 10
Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1 (8 ñiểm)
a. Giải thích (1,5 ñiểm):
- Cuộc sống là nguyên liệu thô: cách nói hình ảnh ñể chỉ những bộn bề phức hợp của
cuộc sống: thuận lợi và khó khăn, tốt và xấu, bình lặng và bão giông…
- Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt ñẹp hay một vật thể xấu xí tất cả ñều nằm trong
tay chúng ta: Từ nguyên liệu cuộc sống mỗi người sẽ tạo nên tác phẩm cuộc ñời của
mình.
=> Câu nói ñã khẳng ñịnh và ñề cao vai trò quyết ñịnh của mỗi cá nhân ñối với cuộc
sống của chính mình. Chính thái ñộ, năng lực sống của bản thân sẽ làm nên giá trị, ý
nghĩa cuộc sống của mỗi người.
b. Bàn luận: (5 ñiểm):
- ðây là một quan niệm sống tích cực: (3,5 ñiểm)
+ Cuộc sống luôn mang trong mình những bộn bề, phức tạp, nếu chúng ta sống một
cách chủ ñộng và tích cực, biết gạn lọc những cái xấu, tận dụng và phát huy những
ñiều tốt ñẹp thì ta sẽ có một tác phẩm cuộc ñời mình tuyệt ñẹp. ( dẫn chứng)
+ Nếu buông xuôi và phó mặc, bị ñộng và ñể cuộc sống trôi ñi thì tác phẩm cuộc
ñời của chúng ta chỉ là những vật thể xấu xí. (dẫn chứng)
- Mở rộng (1,5 ñiểm)
Tác phẩm cuộc ñời của mỗi người còn chịu sự tác ñộng không nhỏ của hoàn cảnh
khách quan.
c. Liên hệ và rút ra bài học: (1,5 ñiểm)

Mỗi người hãy cố gắng trở thành những nghệ nhân chuyên tâm và tài hoa nhất ñể
làm nên tác phẩm tuyệt ñẹp cho cuộc ñời mình.
Câu 2: (12 ñiểm)
Học sinh cần biết ñây là dạng ñề mở nên có thể lựa chọn nhiều phương thức biểu
ñạt khác nhau, nhiều thao tác lập luận khác nhau nhưng phải bám sát vào toàn bộ tác
phẩm ðọc Tiểu Thanh Kí, ñặc biệt là hai câu cuối ñể làm sáng tỏ vấn ñề bàn luận.
Cần ñản bảo nội dung:
a. Mở bài: ( 2 ñiểm)
- Tri âm là một sự khó khăn. Tri âm cần có một tấm lòng yêu thương và cảm thông
với số phận của kẻ khác.
- Nguyễn Du ñã tri âm với nàng Tiểu Thanh và ông cũng ao ước tìm thấy tri âm của
mình.
b.Thân bài: (8 ñiểm)
Phân tích tác phẩm ñể làm rõ các ý:


- Nguyễn Du xưa ñẫ ñồng cảm với nàng Tiểu Thanh – một người phụ nữ tài sắc
nhưng phải làm lẽ và bị vợ cả vùi dập phũ phàng, ngay cả di bút của nàng ñể lại
cũng bị thiêu ñốt. Nhìn chung, ñó là một thân phận tài hoa bạc mệnh, hồng
nhan ña ñoan. ðọc những trang viết còn sót lại của nàng, Tố Như ñã tỏ lòng
ñồng cảm. Mối tri âm của ñại thi hào dân tộc ñược xác lập qua ý thức ñồng thân
phận, ñồng cảnh ngộ. (3,5 ñiểm)
- ðể lại câu hỏi cho ñời ở cuối trang thơ này, Nguyễn Du khao khát ñược ñồng
cảm, tri âm bởi người mai sau. Nếm trải bao phong trần, ông tự ý thức mình
cũng là một kiếp tài hoa bạc mệnh và ai là người hiểu ñược? Hiểu ñược nỗi ñau
ñời, cảm ñược cái tâm cao ñẹp của nguyễn Du, ta ñã là tri âm của người. (3,5
ñiểm)
- Không phải ñợi ñến 300 năm và không phải chỉ trong 300 năm mà nhiều thế hệ
người Việt ñã, ñang và sẽ ñồng cảm với nàng Tiểu Thanh, tri âm với ñại thi hào
Nguyễn Du.(1 ñiểm)

c. Kết bài ( 2 ñiểm):
Từ khi Nguyễn Du viết ðọc Tiểu Thanh Kí ñến nay, ñã có biết bao tấm lòng tri âm
dành cho ông. Và tác phẩm của ông vẫn chờ ñợi sự tri âm từ những thế hệ bạn ñọc
khác nhau theo thời gian.

---------------------------------Hết------------------------------


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ
CHÍNH
THỨC
HẢI
DƯƠNG

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút không kể thời gian giao đề
(Đề thi gồm: 01 trang)

Câu 1(3,0 điểm)
Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau: “Tương lai của bạn được xây dựng trên rất
nhiều yếu tố, nhưng cái quan trọng nhất là chính bạn”.
(Theo sách Sống tự tin, NXB Lao động Xã hội, 2004, tr 64)
Câu 2 (7,0 điểm)
Bàn về cái hay cái đẹp của văn chương, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói:
“Ngoài cái hay cái đẹp của văn ra, còn biết bao nhiêu cái hay cái đẹp khác nữa về tâm
hồn, về tư tưởng, về lẽ sống” (Bài nói chuyện với giáo viên dạy văn năm 1973).

Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn trích “Trao duyên” (Truyện Kiều
- Nguyễn Du) đã học ở chương trình Ngữ văn 10.
--------------Hết-------------

Họ và tên thí sinh: ………………………………………Số báo danh:……..…………
Giám thị coi thi số 1:……………..…………Giám thị coi thi số 2:……..……………..


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 10 - THPT
MÔN: NGỮ VĂN
Hướng dẫn chấm gồm 04 trang

A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá
chính xác, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức
điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề,
diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
- Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (3,0 điểm)
a. Về kĩ năng
- Học sinh hiểu được yêu cầu của đề, biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; xác định được
ý chính, ý phụ, (luận điểm, luận cứ, luận chứng).
- Trình bày ý rõ ràng mạch lạc, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, văn viết mạch lạc,

trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Kết hợp nhuần nhuyễn các
thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận ...dẫn chứng tiêu biểu, chọn
lọc.
b. Về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ những nội dung cơ
bản sau:
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1 a. Giới thiệu ý kiến và nhấ n ma ̣nh vai trò của cá nhân khi hướng tới 0,25
(3,0 tương lai.
điểm) b. Giải thích ý kiến
0,50
- Tương lai: là tất cả những gì đang ở phía trước mà con người không 0,25
đoán định hết được, nó có mối quan hệ chặt chẽ với quá khứ và hiện tại;
Tương lai của bạn: chỉ tương lai của một cá nhân, bị chi phối và tác động
bởi rất nhiều yếu tố như: gia đình, bạn bè, nhà trường, xã hội (các mố i quan
hê ̣, các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội..); nhưng điều quan trọng nhất là
chính bạn: nhằm khẳng định rằng trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tương
lai, những lựa chọn, quyết định của cá nhân là điều quan trọng dẫn đến
thành công hay thất bại.
- Nội dung cơ bản của ý kiến đã nhấn mạnh và khẳng định vai trò quan 0,25
trọng của mỗi cá nhân trong việc quyết định tương lai của mình.
c. Phân tích, chứng minh:
1,00
- Ta ̣i sao cá nhân la ̣i có vai trò quyế t đinh
̣ đố i với tương lai của mình: Bởi 0,25
lẽ bạn chính là người phải đi trên con đường mình chọn để hướng tới tương
lai. Bạn sống, lựa chọn và chịu trách nhiệm cho những lựa chọn của mình.
Cá nhân bạn cũng là người hiểu bản thân mình hơn ai hết, bạn biết mình có

gì, mình muốn gì, hiểu rõ ước mơ của cuộc đời mình, hiểu được những thế
mạnh, những điểm yếu của cá nhân mình. -> Mỗi con người với cá tính
riêng cùng nhận thức, tư tưởng, tin
̀ h cảm, hành đô ̣ng… của bản thân sẽ tác


động đến cuô ̣c số ng, tương lai của mình - có thể là một tương lai tốt đẹp
hoặc một tương lai mờ mịt, đầy sóng gió.
- Làm thế nào để để mỗi cá nhân xây dựng được một tương lai tốt đẹp: 0,50
Có mục đích sống đúng đắ n, có lí tưởng, hoài bão, trau dồ i tri thức, đa ̣o
đức, có niềm tin và sự lạc quan vào cuộc sống, biết hướng đến những điều
tốt đẹp; Luôn tự tin, chủ động, không ngừng học tập sáng tạo, say mê trong
công việc, biết trân trọng và nắ m bắ t những cơ hội, những điều kiện thuận
lợi trong cuộc sống. Kiên trì, nhẫn nại, có ý chí, nghị lực dám nghĩ, dám
làm, sẵn sàng đối mặt và vượt qua những khó khăn, trở ngại, biết cách
đứng lên sau mỗi lần thất bại và vấp ngã trong cuộc sống; Có tâm hồn vị
tha, nhân ái, đồng cảm, chia sẻ…
- Ngược lại nếu mỗi cá nhân sống thiếu lí tưởng, không biết lựa chọn cho 0,25
mình con đường đúng đắn, quá lệ thuộc vào người khác sẽ khó có được
thành công, tự đẩy chính mình đến một tương lai mờ mịt, tăm tối.
(Học sinh chọn dẫn chứng tiêu biểu để minh họa cho các ý trên)
d. Bàn luận, mở rộng:
0,75
- Khẳ ng đinh
̣ đây là ý kiế n đúng đắ n bởi vì: Ý thức đươ ̣c vai trò của chính 0,25
mình là yế u tố quan trọng để ta ̣o nên thành công trong tương lai. Có nhiều
ngả đường để đi đến tương lai nhưng điều quan trọng nhất là mỗi cá nhân
phải tìm ra con đường riêng, đúng đắn phù hợp với khả năng, điều kiện của
mình.
- Các yếu tố khác như gia đình, bạn bè, các mối quan hệ, các điều kiện 0,25

thuận lợi … là bệ phóng đưa chúng ta đi tới thành công trong tương lai.
- Trân trọng, ngợi ca những con người có quan niệm sống, lối sống tích 0,25
cực, có ý chí, nghị lực, biết hướng về tương lai phía trước, biết vượt lên
chính mình, đem lại hạnh phúc cho bản thân và hướng đế n lơ ̣i ích chung;
Phê phán những người sống không có mục đích, lí tưởng, không nghĩ đến
tương lai, lệ thuộc, ỷ lại vào người khác, thiếu nỗ lực vươn lên, thiếu trách
nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. Sống thiếu tình thương, thờ ơ vô cảm
trước đồng loại, làm trái với những chuẩn mực đạo đức của xã hội.
e. Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động:
0,50
- Mỗi người phải sống có ý nghĩa, để lại những dấ u ấn tốt đẹp về phẩm 0,25
chất, nhân cách, tâm hồ n…Cần đề ra phương châm sống đúng đắn để vừa
nâng cao giá trị bản thân vừa khẳ ng đinh
̣ miǹ h trong mố i quan hê ̣ với cô ̣ng
đồ ng, đừng để cuộc sống và tương lai của bạn lụi tàn.
- Câu nói là một gợi ý về phương châm sống có ý nghĩa, động viên và 0,25
nhắc nhở mỗi người, nhất là đối với tuổi trẻ thời hội nhập cần cố gắng
vươn lên để tạo dựng tương lai tốt đẹp cho mình và cho đất nước.
(Học sinh có thể liên hê ̣ với bản thân trong quá trình học tập và rèn luyê ̣n)
* Ghi chú: Nếu học sinh có ý kiến ngoài hướng dẫn nhưng có những kiến giải hợp lý, thuyết phục
thì giám khảo vẫn đánh giá, cho điểm (không vượt quá điểm tối đa của từng phần).

Câu 2 (7,0 điểm)
a. Về kĩ năng
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, sử dụng linh hoạt các thao tác
lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận...
- Văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, sáng tạo, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
b. Về kiến thức



Học sinh có thể trình theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản
sau:
Câu 2
(7,0
điểm)

a. Giới thiệu khái quát về “Truyện Kiều”, đoạn trích “Trao duyên”
của Nguyễn Du và nêu được nhận định của Phạm Văn Đồng.
b. Giải thích nhận định:
- “Cái hay cái đẹp của văn”: những giá trị nghệ thuật độc đáo, sáng tạo
để lại những dấu ấn khó phai trong lòng độc giả: vẻ đẹp, sự sáng tạo
trong ngôn từ, thể loa ̣i, tình huống, kết cấu, giọng điệu, nghệ thuật xây
dựng nhân vật, diễn tả tâm tra ̣ng ...
- Cái hay cái đẹp “về tâm hồn, về tư tưởng, về lẽ sống”: chỉ tác phẩm
văn học có nội dung sâu sắc (những vấn đề có ý nghĩa về thân phận
con người, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, phê phán những
điều xấu xa trong cuộc sống…) được thể hiện rõ. Từ đó đem đến
những hiểu biết, những điều tốt đẹp trong nhận thức, lẽ số ng, tư tưởng,
tình cảm, đạo đức và nhân cách làm người, nhận biết được cái đúng,
cái sai, biết trân trọng ngợi ca cái tốt, phê phán cái xấu, cái ác…góp
phần bồi dưỡng nhân cách và cảm hóa con người.
c. Phân tích, chứng minh nhận định:
c1. “Trao duyên” có những giá trị nội dung sâu sắc.
* Nội dung: Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh
và sự hi sinh quên mình của Thúy Kiều vì hạnh phúc của người thân
qua lời "trao duyên" đầy trăn trở, đau khổ: (2,50 điểm)
- Thuý Kiều thuyết phục Thuý Vân thay mình trả nghĩa cho Kim
Trọng.
+ Kiều nhờ cậy Vân (Làm rõ sắc thái biểu cảm của các từ ngữ "cậy",
“chịu”, "lạy", "thưa"). Cách nói và lời xưng hô của Kiều vừa như trông

cậy vừa như nài ép, rất khéo léo phù hợp để nói về vấn đề tế nhị "tình chị
duyên em".
+ Tâm sự về mối tình của mình với chàng Kim: Tình yêu thắm thiết
đã đính ước thề nguyền, nhưng mong manh, nhanh tan vỡ trước những
sóng gió và tai biến của gia đình. Kiều viện đến cả tuổi trẻ và tình máu
mủ để mong có được sự đồng cảm, chia sẻ của Thúy Vân.
+ Kiều trao duyên, trao kỉ vật cho em. (Chú ý cách trao duyên - trao
lời tha thiết, tâm huyết; trao kỉ vật lại dùng dằng, nửa trao, nửa níu - để
thấy tâm trạng của Kiều – trao duyên nhưng không trao tình).
- Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên
+ Dự cảm về cái chết trở đi, trở lại trong tâm hồn Kiều; trong lời độc
thoại nội tâm đầy đau đớn, Kiều hướng tới người yêu với tất cả tình
yêu thương, mong nhớ với tình cảm mă ̣n nồ ng thủy chung
+ Từ chỗ nói với em, Kiều chuyển sang nói với mình, nói với người
yêu; từ giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc
cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ. Càng
về cuố i càng lâm li thố ng thiế t, để rồ i việc trao duyên cứ muố n biế n
thành cuô ̣c sinh li tử biê ̣t
+ Kiề u tự trách miǹ h là người phu ̣ ba ̣c, hướng về Kim Tro ̣ng la ̣y ta ̣ lỗi
-> trong đau thương đức hi sinh, lòng vi ̣tha của Kiề u càng ngời sáng.
* Khái quát cái hay cái đẹp về tâm hồn, tư tưởng, lẽ sống qua đoạn

0,50
0,75
0,25

0,50

5,00
4,00


0,50

0,50

0,50

0,50
0,25

0,25


trích. (1,50 điểm)
- Qua đoa ̣n trích ta thấ y đươ ̣c thân phâ ̣n và bi kich
̣ của Kiều (cũng là
của người phụ nữ nói chung) trong xã hô ̣i phong kiế n: có tài sắc, có
tiǹ h, khát khao ha ̣nh phúc... bị đẩy vào hoàn cảnh đầy bi kịch và bất
hạnh vẫn toát lên những vẻ đẹp về nhân cách, tâm hồn, tư tưởng, lẽ
sống (đức hi sinh, lòng vị tha, chung thủy trong tình yêu, hiế u nghiã đủ
đường...)
- Đoạn trích đã khẳng định tài năng nghệ thuật, tấm lòng nhân đạo bao
la, sự cảm thông, bênh vực, chia sẻ sâu sắc với những con người đau
khổ, cùng tâm hồn, tư tưởng, lẽ sống cao đẹp của đại thi hào dân tộc
Nguyễn Du (mở rộng thêm qua tác phẩm khác của Nguyễn Du như
Văn chiêu hồn, Đọc Tiểu Thanh kí...)
- Từ những phẩm chất cao quý của nhân vật, tài năng và tấm lòng nhân
đạo của Nguyễn Du, người đo ̣c thêm yêu thương, biế t yêu thương, chia
sẻ với những con người đau khổ, bất hạnh, biế t căm ghét đấ u tranh với
những cái xấ u xa, tàn ác...

* c2 Nghệ thuật đặc sắc
- Nghệ thuật miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật bao trùm cả
đoạn trích.
- Ngôn ngữ chọn lọc, có sự kết hợp giữa ngôn ngữ bác học và ngôn
ngữ dân gian (từ Hán Việt, điển tích, điển cố, thành ngữ...), ngôn ngữ
nửa như đối đoại nửa độc thoại.
- Giọng điệu: đồng cảm, xót thương, đau đớn, xót xa...
- Thể thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển, tinh tế
(Có thể phân tích lồng ghép nội dung và nghệ thuật)
d. Đánh giá, mở rộng:
- Lời nhận định của cố Thủ tướng Pha ̣m Văn Đồ ng đã đặt ra tiêu chí
để đánh giá mô ̣t tác phẩ m văn chương có giá tri,̣ góp phầ n đinh
̣ hướng
cách tiế p nhâ ̣n, cảm thu ̣ văn chương của đô ̣c giả. Đòi hỏi người sáng
tác cầ n trau dồ i ngòi bút, qua những tác phẩm của mình làm toát lên
cái hay cái đe ̣p về nô ̣i dung, nghê ̣ thuâ ̣t, về tâm hồ n, tư tưởng, lẽ số ng
…để nhận thức và cảm hóa con người.
- Phê phán lối văn chương chỉ quan tâm tới vẻ đẹp câu chữ, vẻ đẹp
nghệ thuật mà không quan tâm nội dung, lẽ sống, tư tưởng tình cảm
của con người. Văn chương phải xuất phát từ chính cuộc sống, con
người và phải vì con người. (Văn học vị nhân sinh)
- Phê phán những bạn trẻ trong xã hội ngày nay còn chưa biết sống có
trách nhiệm, sống thờ ơ vô cảm, thiếu tình thương, thiếu trách nhiệm
với người mình yêu.

0,50

0,50

0,50


1,00
0,25
0,25

0,25
0,25
0,75
0,25

0,25

0,25

* Ghi chú: Khi làm bài học sinh phải biết chọn lọc và phân tích các dẫn chứng trong đoạn trích để
minh họa và làm sáng tỏ cho các luận điểm và lập luận được đưa ra .

…………..Hết………….


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐĂK NÔNG

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
Khóa ngày 21 tháng 6 năm 2010
MÔN THI: HÓA HỌC
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2,0 điểm)
a) Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:

FeS2  X  Y  Z  CuSO4.
b) Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
C4H9OH + O2  CO2  + H2O.
CnH2n - 2 + ?  CO2  + H2O.
MnO2 + ?
 MnCl2 + Cl2  + H2O.
Al + ?
 Al2(SO4)3 + H2 .
Câu 2: (2,0 điểm)
Có 5 bình đựng 5 chất khí: N2; O2; CO2; H2; CH4. Hãy trình bày phương
pháp hóa học để nhận biết từng bình khí.
Câu 3: (2,5 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 1 gam hợp chất hữu cơ A thu được 3,384gam CO2 và
0,694gam H2O. Tỉ khối hơi của A so với không khí là 2,69.
a) Xác định công thức đơn giản nhất và công thức phân tử của A.
b) Cho A tác dụng với brom theo tỷ lệ 1:1 có mặt bột sắt thu được chất
lỏng B và khí C. Khí C được hấp thụ bởi 2 lít dung dịch NaOH 0,5M. Để trung
hoà NaOH dư cần 0,5lít dung dịch HCl 1M. Tính khối lượng A phản ứng và
khối lượng B tạo thành.
Câu 4: (1,0 điểm)
Cho 10,52g hỗn hợp 3 kim loại ở dạng bột Mg, Al, Cu tác dụng hoàn toàn
với oxi thu được 17,4g hỗn hợp oxit. Để hoà tan vừa hết lượng hỗn hợp oxit đó
cần dùng ít nhất bao nhiêu ml dung dịch HCl 1,25M?
Câu 5: (2,5 điểm)
a. Cho 32 gam bột đồng kim loại vào bình chứa 500 ml dung dịch AgNO3
1M. Khuấy đều hỗn hợp để phản ứng xảy ra. Sau một thời gian, cho phản ứng
ngừng lại, người ta thu được hỗn hợp các chất rắn X cân nặng 62,4gam và dung
dịch Y. Tính nồng độ mol của các chất trong Y.
b. Hỗn hợp X gồm Al2O3, Fe2O3, CuO. Để hòa tan hoàn toàn 4,22gam
hỗn hợp X cần vừa đủ 800ml dung dịch HCl 0,2M. Lấy 0,08mol hỗn hợp X cho

tác dụng với H2 dư thấy tạo ra 1,8gam H2O. Viết phương trình phản ứng và tính
thành phần % về khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp X?
------------------Hết -----------------(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh: ........................................... ; SBD: .................................................
Giám thị 1: ...................................................... ; Giám thị 2: .......................................


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐĂK NÔNG

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
Khóa ngày 21 tháng 6 năm 2010
MÔN THI: HÓA HỌC

HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu

Đáp án

Điểm

0

1. a

t
4FeS2 + 11O2 
2Fe2O3 + 8SO2

(1 đ)


2SO2 + O2

xt , t 0

2SO3

SO3 + H2O  H2SO4
CuO + H2SO4  CuSO4 + H2O
1. b

1

0

t
C4H9OH + 6O2 
4CO2 + 5H2O

(1 đ)

0

t
CnH2n-2 + (3n-1)/2O2 
nCO2 + (n-1)H2O

MnO2 + 4HClđặc  MnCl2 + Cl2 + 2H2O

2

(2 đ)

2Al + 3H2SO4  Al2(SO4)3 + 3H2
- Trích mẫu thử.
- Dùng que đóm còn tàn than hồng cho vào các mẫu thử.
+ Khí làm que đóm bùng cháy là O2.
+ Nếu que đóm tắt là: N2; CO2; H2; CH4.
- Dẫn lần lượt mỗi khí qua nước vôi trong dư, khí nào làm đục
nước là: CO2.
- Đốt cháy 3 khí:
+ H2 và CH4 cháy còn N2 không cháy.
+ Sau đó dẫn sản phẩm cháy mỗi khí vào cốc nước vôi
trong dư, ở cốc nào nước vẩn đục => khí cháy là: CH4.
t
PTHH: 2H2 + O2 
2H2O
t
CH4 + 2O2  CO2 + 2H2O
CO2 + Ca(OH)2  CaCO3  + H2O
0

1

0,25
0,5

0,5

0


3,384  12
100% 92, 29%
44 1
0, 694 1
 %H 
 2 100% 7, 71%
18 1

3. a

mCO2  %C 

(1,5 đ)

mH 2 O

%O = 100% – (92,29% + 7,71%) = 0 %
→ Không có oxi
→ A chỉ có C và H
→ CTPT dạng CxHy
x: y 

92, 29 7,71
:
 1:1
12
1

0,75


0,5

0,25

0,25


3. b
(1 đ)

→ Công thức đơn giản (CH)n
Ta có MA= 29  2,69 78
(CH)n =78 → 13n = 78 → n = 6
Vậy CTPT của A là C6H6
PTPƯ:
C6H6 + Br2  C6H5Br (B) + HBr (C) (1)
HBr + NaOH  NaBr + H2O
(2)
HCl + NaOHdư  NaCl + H2O
(3)
Từ (3): nNaOH dư = nHCl = 0,5.1 = 0,5 mol
Từ (2): nHBr = nNaOH(2) = 2.0,5 – 0,5 = 0,5 mol
Từ (1): n
= nHCl = nNaOH(2) = 0,5 mol

0,5

0,5

C6H6


Vậy m A = mC H = 0,5x78 = 39 gam.
6

6

m B = m C H Br = 0,5 x 157 = 78,5 gam.
6

4
(1 đ)

Đặt x, y, z là số mol của Mg, Al, Cu
2Mg + O2

2MgO
x
0,5x
x
4Al + 3O2  2Al2O3
y
0,75y
0,5y
2Cu + O2
 2CuO
z
0,5z
z
MgO + 2HCl  MgCl2 + H2O
x

2x
Al2O3 + 6HCl  2AlCl3 + 3H2O
0,5y
3y
CuO + 2HCl  CuCl2 + H2O
z
2z
Nhận xét: noxi = ¼ nHCl
Bảo toàn khối lượng trong PƯ (1,2,3)
n oxi =

0,5

5

(1)
(2)
(3)

0,5

17, 4  10,52
= 0,215mol
32

0,25

n axit = 0,215 . 4 = 0,86 mol
Thể tích dung dịch HCl 1,25M cần dùng:


0,86
= 0,688 lít
1, 25

=688ml.
5
(2,5 đ)

a. Số mol Cu = 32:64 = 0,5 mol
Số mol AgNO3 = 0,5.1 = 0,5 mol
PTPƯ:
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
x
2x
x
2x
Theo PTPƯ:1 mol Cu tạo 2 mol Ag => m tăng = 108.2 – 64 =
152 g
Theo bài ra: x mol Cu tạo 2x mol Ag => mtăng = 62,4 – 32 =
30,4 g

0,25

0,5


=> x = 30,4:152 = 0,2 mol
Vậy trong dung dịch Y có 0,2 mol Cu(NO3)2 và
(0,5 2.0,2) = 0,1 mol AgNO3 dư
=> C M(Cu(NO ) ) = 0,2:0,5 = 0,4 (M)

C M(AgNO ) = 0,1:0,5= 0,2 (M)
b. PTPƯ:
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O (1)
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O (2)
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
(3)
Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O
(4)
CuO + H2 → Cu + H2O
(5)
Đặt số mol Al2O3, Fe2O3, CuO phản ứng với axit lần lượt là x,
y, z mol
Ta có: 102x + 160y + 80z = 4,22 (I)
Theo PTPƯ (1), (2), (3): nHCl = 6x + 6y + z = 0,8.0,2(II)
Đặt số mol Al2O3, Fe2O3, CuO phản ứng với H2 lần lượt là kx,
ky, kz mol
Ta có: kx + ky + kz = 0,08 (III)
Theo PTPƯ (4), (5): nnước = 3ky + kz = 1,8;18 = 0,1 (IV)
Giả hệ (I), (II), (III), (IV): k = 2; x = 0,01; y = 0,01; z = 0,02

0,5

3 2

3

=> %Al2O3 =

% Fe2O3 =


0,5

0,5

0,25

0,01.102.100%
= 24,17%
4,22
0,01.160.100%
= 37,91%
4,22

%CuO= 100% - 24,17% - 37,91% = 37,92%
Lưu ý: Những cách làm khác đáp án nhưng đúng vẫn tính điểm tối đa.
------------------Hết ------------------

0,25


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐĂK NÔNG

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
Khóa ngày 21 tháng 6 năm 2010
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2,0 điểm)
Trong các từ in đậm sau đây, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào dùng

theo nghĩa chuyển?
a. Ngang lưng thì thắt bao vàng
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài.
(Ca dao)
b. Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
(Lượm - Tố Hữu)
c. Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
d. Đầu súng trăng treo
(Đồng Chí - Chính Hữu)
Câu 2: (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
“…Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan
trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch
sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển
mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội…”
a. Đoạn trích được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Chủ đề của đoạn văn trên là gì? Cách sắp xếp các câu trong đoạn văn trên?
Câu 3: (6,0 điểm)
Cảm nghĩ của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
------------------Hết -----------------(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh: ........................................... ; SBD: ...................................................
Giám thị 1: ...................................................... ;Giám thị 2: ..........................................


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐĂK NÔNG

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT

Khóa ngày 21 tháng 6 năm 2010
MÔN THI: NGỮ VĂN

HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: Từ được dùng theo nghĩa gốc và nghĩa chuyển :
a. Đầu : Nghĩa gốc. (0,5 điểm)
b. Đầu : Nghĩa gốc. (0,5 điểm)
c. Đầu : Nghĩa chuyển. (0,5 điểm)
d. Đầu : Nghĩa chuyển. (0,5 điểm)
Câu 2:
a. Đoạn trích được trích trong văn bản: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”
của Vũ Khoan. (0,5 điểm)
b. Chủ đề đoạn văn: Để chuẩn bị bước vào thế kỉ mới thì sự chuẩn bị về con
người là hành trang quan trọng nhất.(0,5 điểm)
- Nội dung các câu văn đều tập trung thể hiện chủ đề, các câu văn đã tạo ra sự
sắp xếp hợp lí các ý của đoạn văn. (0,25 điểm)
- Sự chuẩn bị về con người là thứ hành trang quan trọng nhất để bước vào thế kỉ
mới. (0,25 điểm)
- Con người là động lực phát triển của lịch sử từ xa xưa đến nay. (0,25 điểm).
- Trong nền kinh tế tri thức thì vai trò con người càng nổi trội. (0,25 điểm).
Câu 3:
I. Yêu cầu về kỹ năng.
- Cái hay cái đẹp cụ thể của tác phẩm thơ.
- Biết cách diễn đạt ngôn ngữ thơ, lựa chọn phân tích ngôn ngữ, hình ảnh đặc
trưng của tác phẩm thơ.
- Học sinh phải biết cách làm một bài văn nghị luận văn học để phân tích một tác
phẩm thơ.
II. Yêu cầu về kiến thức.
- Thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo nội
dung dưới đây.

Nội dung
Thang
điểm
a. Mở bài :
0,5 điểm
- Giới thiệu nhà thơ Viễn phương và bài thơ Viếng lăng Bác.
(0,25 điểm)
- Nhận xét khái quát về bài thơ: Cảm xúc của tác giả trong bài thơ là
cảm xúc chung của toàn dân ta đối với Bác Hồ kính yêu. (0,25 điểm)


b. Thân bài :
5,0 điểm
* Lòng kính yêu chân thành của nhà thơ
- Nỗi xúc động thiêng liêng của nhà thơ khi đến trước Lăng Bác.
(0,25 điểm)
+ Cách xưng hô như tình cha con ruột thịt. (0,25 điểm)
+ Cảm xúc thành kính, thiêng liêng qua đó kính dâng lên Bác lòng
kiên trung bất khuất ( hàng tre xanh Việt nam, bão táp mưa sa đứng
thẳng hàng). (0,5 điểm)
- Tự hào tôn kính và biết ơn sâu lắng:
+ Nhớ ơn người luôn soi đường cách mạng, sưởi ấm toàn dân. (0,5
điểm)
+ Ca ngợi Bác như bậc thiên sứ thanh thản khi đã hoàn thành sứ
mệnh: (nằm trong giấc ngủ bình yên; vầng trăng dịu hiền). (0,5 điểm)
* Niềm tiếc thương vô hạn.
- Nỗi nhớ Bác ngàn thu. (0,5 điểm)
+ Thương nhớ vô hạn suốt chiều dài thời gian (ngày ngày), vô tận
suốt chiều dài không gian (dòng người), không gian trong lăng tràn
ngập nỗi nhớ (đi trong thương nhớ). (0,5 điểm)

+ Lý trí vẫn hiểu rằng Bác sống mãi như trời xanh nhưng tình cảm
không thể không đau đớn (nghe nhói ở trong tim). (0,5 điểm)
- Lưu luyến không rời:
+ Thương trào nước mắt. (0,5 điểm)
+ Thành kính dâng lên Người lòng trung hiếu son sắt, với điệp ngữ
“muốn làm”. (0,5 điểm)
- Toàn bài giọng điệu thành kính trang nghiêm (do thể thơ tự do theo
cảm xúc, nhiều dòng liền nhau, gieo vần liền, nhiều thanh bằng đã tạo
nên nhạc điệu trầm lắng). (0,5 điểm)
c. Kết bài :
0,5 điểm
- Nhiều hình ảnh ẩn dụ thiêng liêng, cao cả; giọng điệu chậm rãi,
trang nghiêm mà tha thiết. (0,25 điểm)
- Diễn tả một cách xúc động tình cảm kính yêu, nhớ thương và biết ơn
sâu sắc của nhân dân miền Nam nói riêng, cả dân tộc Việt Nam nói
chung đối với Bác. (0,25 điểm)


CÁCH CHẤM ĐIỂM PHẦN LÀM VĂN
* Điểm 6
- Hiểu được yêu cầu đề ra
- Trình bày đầy đủ các ý về nội dung và nghệ thuật
- Sắp xếp các câu, liên kết đoạn văn hợp lí
- Trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi về diễn đạt
* Điểm 5
- Hiểu được yêu cầu đề ra
- Trình bày các ý về nội dung và nghệ thuật
- Sắp xếp các câu, liên kết đoạn văn hợp lí
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc nhưng liên hệ chưa sâu, mắc một đến hai lỗi diễn đạt
* Điểm 4

- Bài viết trình bày được 2/3 các ý
- Sắp xếp và liên kết các câu văn hợp lí
- Trình bày tương đối đầy đủ về nội dung và nghệ thuật
- Bố cục rõ ràng, thiếu liên hệ thực tế, mắc từ 4 đến 5 lỗi về diễn đạt
* Điểm 3
- Trình bày được ½ các ý
- Sắp xếp và liên kết các câu chưa hợp lí
- Chưa làm nỗi bật về nội dung và nghệ thuật
- Bố cục chưa rõ ràng, mắc nhiều lỗi về diễn đạt
* Điểm 2
- Bài viết trình bày sơ sài
- Sắp xếp các ý lộn xộn
- Trình bày cẩu thả, mắc nhiều lỗi
* Điểm 0-1
- Bài viết quá kém hoặc để giấy trắng.
------------------Hết ------------------


×