Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Câu hỏi ôn tập luật cạnh tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.5 KB, 4 trang )

1. Tại sao một nền kinh tế lại cần có chính sách cạnh tranh?
2. Thủ tục giải quyết khiếu nại đối với các quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh không
lành mạnh?
3. Phân biệt “Chính sách cạnh tranh” và “Luật cạnh tranh”
4. Các nguyên tắc của phiên điều trần?
5. Phân loại thị trường cạnh tranh?

6.
7.
8.
9. Điều tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh?
10. Phân biệt thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo?
11. Phiên điều trần?
12. Phân biệt cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh?
13. Điều tra chính thức vụ việc cạnh tranh?
14. Ý nghĩ của cạnh tranh đối với người tiêu dùng?
15. Người tham gia tố tụng cạnh tranh?
16. Ý nghĩa của cạnh tranh đối với các doanh nghiệp?
17. Các mô hình cạnh tranh trên thế giới?
18. Ý nghĩa của cạnh tranh đối với nền kinh tế?
19. Phí xử lí vụ việc cạnh tranh?
20. Xác định thị trường liên quan?
21. Người tiến hành tố tụng cạnh tranh?
22. Phạm vi và đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh 2004?
23. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh?
24. Đặc điểm, tính chất và cơ cấu chung của pháp luật cạnh tranh?
25. Quyền yêu cầu mở thủ tục cạnh tranh?
26. Xác định thị phần và ý nghĩa của việc xác định thị phần khi áp dụng pháp luật về
chống hạn chế cạnh tranh?
27. Hành vi phân biệt đối xử trong hiệp hội?
28. Khái niệm và nhận dạng các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo Luật


cạnh tranh 2004.
29. Mối quan hệ giữa Luật cạnh tranh và Luật thương mại?
30. Phân biệt thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc và chiều ngang.
31. Hệ thống cơ quan quản lí cạnh tranh của Việt Nam?
32. Miễn trừ đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo Luật cạnh tranh
2004?
33. Kết quả của phiên điều trần?
34. Cơ chế khoan hồng? và ý nghĩa của việc áp dụng cơ chế này trong việc phá vỡ các
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh?
35. Hành vi bán hàng đa cấp bất chính?
36. Hậu quả pháp lí của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm?
37. Hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh?


38. Mối quan hệ giữa Luật cạnh tranh với Luật sở hữu trí tuệ?
39. Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh?
40. Khái niệm và các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo Luật cạnh
tranh 2004?
41. Hành vi ép buộc trong kinh doanh?
42. Mối quan hệ giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng?
43. Khái niệm và các hành vi tập trung kinh tế theo Luật cạnh tranh?
44. Hậu quả pháp lí của các hành vi lạm dụng quyền lực thị trường bị cấm theo Luật cạnh
tranh?
45. Hành vi dèm pha, bôi nhọ thương nhân?
46. Độc quyền nhà nước và vai trò của Luật cạnh tranh?
47. Hành vi chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn?
48. Khái niệm và các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo Luật cạnh tranh
2004?
49. Quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh không lành mạnh?

50. Bán hàng hóa, dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh?
51. Thủ tục giải quyết khiếu nại đối với các quyết định xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh?
52. Độc quyền hành chính? Các giải pháp nhằm tiết chế độc quyền hành chính?
53. Các đặc trưng cơ bản của cơ quan quản lí cạnh tranh?
54. Sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị
trường, vị trí độc quyền?
55. Khái niệm và các đặc trưng pháp lí cơ bản của tố tụng cạnh tranh?
56. Sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với các hành vi tập trung kinh tế?
57. Hậu quả pháp lí của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Luật cạnh tranh?
58. Các trường hợp miễn trừ trong tập trung kinh tế? thủ tục để được hưởng miễn trừ?
59. Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh?
60. Các yếu tố để xác định thị trường địa lí liên quan?
61. Hậu quả pháp lí của các hành vi tập trung kinh tế bị cấm theo Luật cạnh tranh?
62. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của hành vi cạnh tranh không lành mạnh?
63. Hành vi cản trở hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp khác?
64. Trong thời gian vừa qua, người tiêu dùng và báo chí cùng đồng loạt phản đối chính
sách bán hàng của Công ty Hon Đa Việt Nam đối với loại sản phẩm xe máy Lead.
Loại xe này được Công ty Hon Đa Việt Nam tung ra thị trường từ cuối năm 2008 và
ngay lập tức đánh trúng vào thị hiếu của khá nhiều người tiêu dùng Việt Nam. Tuy
nhiên, để có thể mua được một chiếc xe máy loại này tại các đại lí của hãng Hon Đa
thì thật không dễ và người tiêu dùng sẽ phải bỏ ra số tiền chênh lệnh khá lớn so với
giá mà chính công ti đã thông báo trên Web site của mình (giao động từ 5 tới 8 triệu
đồng/ chiếc). Một điều đáng ngạc nhiên nữa là giá bán lẻ của các Đại lí Hon Đa trên
thị trường thường thống nhất trong cùng một thời điểm (cùng lắm cũng chỉ chênh
nhau khoảng 100.000đ/xe) và người tiêu dùng sẽ phải chờ đợi đôi khi hàng tuần lễ để
có thể mua được một chiếc xe vì các Đại lí thường thông báo hết hàng. Hỏi: Theo
Anh (Chị) đã có những dấu hiệu nào của việc vi phạm các quy định Luật cạnh tranh
trong tình huống kể trên?
65. Yamaha liên doanh với cờ đỏ/ Sóc Sơn láp ráp xe gắn máy. Trong hợp đồng liên
doanh hai bên thoả thuận, khi liên doanh có nhu cầu vay vốn thì bên Nhật sẽ lo liệu,



khi liên doanh có nhu cầu xuất khẩu xe máy thì bên Nhật sẽ bao tiêu, khi liên doanh
thay đổi công nghệ thì chỉ được mua công nghệ từ các nguồn do bên Nhật chỉ định,
bên Việt Nam không được liên doanh với các đối thủ cạnh tranh với bên Nhật và với
chính liên doanh. Sau một thời gian Cờ đở muốn liên doanh với Jarling/ Trung Quốc
để láp ráp xe máy Trung Quốc. Hỏi: Cờ Đỏ có vi phạm hợp đồng không?
66. Người tiêu dùng phàn nàn rằng một số đại lý cho P&G; không được bán Daso, Tico;
một số hàng quán đại lý cho bia Tiger không bán bia Hà Nội. Hỏi: Giải quyết thực
trạng này như thế nào ?.
67. Một doanh nghiệp Thái Lan đăng ký nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc tại Hoa Kỳ năm
1993. Năm 1993 một công ty Việt Nam có trụ sở tại Phú Quốc muốn bán nước mắm
chính hiệu sang Hoa Kỳ thì vi phạm bản quyền đã có sẵn. Hỏi: Xử lý tình huống này
ra sao ?
68. Phoóc-môn trong bánh phở: đầu năm 2000, người yêu phở Bắc Hà sửng sốt vì biết
mình thường xuyên được ăn phở có pha phoóc- môn; một hoá chất độc hại cho sức
khoẻ thường được dùng để ướp xác chết trong các nhà xác của bệnh viện. Hỏi: Xử lý
tình trạng này ra sao ?
69. Cửa hàng quần áo trên phố Trần Nhân Tông trong cơn khó khăn không tiêu thụ được
hàng hoá, bèn trương biển quảng cáo “Đại hạ giá, giảm 75%” trước cửa hàng liên tục
trong nhiều tháng, nhà bên cạnh thấy vậy liền treo biển “Khai trương - Đại hạ giá”
còn to và ấn tượng hơn nhà bên cạnh. Hỏi: Làm thế nào để xử lý hành vi kể trên
70. Nước khoáng Waterman gửi cho tất cả đai lý và khách hàng một bản kết quả giám
định so sánh hàm lượng chất khoáng trong nước khoáng Waterman và LaVie, theo
đó nước khoáng Waterman có ưu điểm hơn hẳn LaVie. laVie khởi kiện yêu cầu
Waterman chấm dứt ngay hành vi cạnh tranh trên, với lý do không được cạnh tranh so
sánh với bản kết quả giám định không có độ tin cậy. Hỏi: Cơ sở của đơn khởi kiện?
71. Sau một thời gian kinh doanh, quán ốc “Ông già” ở Quảng Bá trở nên nổi tiếng. Liền
sau đó các nhà hàng xóm cũng mở cửa hàng bán ốc với biển hiệu “Ông già chính
hiệu”. Tương tự như vậy không ai còn biết đâu là phở Thìn chính hiệu, rượu Làng

Vân, thịt chó Vân Đình, bánh đậu xanh Rồng Vàng . Hỏi: Làm thế nào để lập laị trật
tự trong lĩnh vực trên ?
72. Cò nhà hàng trước các quán trên phố Tống Duy Tân và các loại cò dịch vụ khác, ví
dụ cò công chứng, cò đổi ngoại tệ. lôi kéo khách hàng như vậy làm khách hàng
không dễ chịu. Hỏi: Pháp luật Việt Nam có quy định gì về hiện tượng này?
73. Một công ty nước ngoài muốn tìm đối tác Việt nam để liên doanh sản xuất xi măng,
sau khi làm việc với tổng công ty xin được gặp gỡ trực tiếp với hai công ty Nam và
công ty Bắc. Các cuộc làm việc diễn ra riêng rẽ, tại đó cả hai đối tác chủ nhà đều nói
xấu lẫn nhau và đều cho rằng mình là đối tác đầu tư tốt nhất. Nhà đầu tư nước ngoài
chọn công ty Nam, công ty Bắc phát đơn kiện công ty Nam đã dèm pha thương nhân,
làm lỡ cơ hội liên doanh. Hỏi: Cơ sở pháp lý của đơn kiện ?
74. Hương lúa là 12 công ty kinh doanh tắc xi cạnh tranh với nhau để giành lấy khách
hàng ở khu vực Hà Nội. Do lượng khách hàng ít ỏi, kinh doanh khó khăn, 12 doanh
nghiệp này họp lại, thành lập một tập đoàn kinh doanh tắc xi và thoả thuận như sau:
Công ty số 1 dến 5 kinh doanh ở nội thành, công ty 6 đến 9 kinh doanh ở nội bài,
công ty 9 đến 12 kinh doanh từ chân cầu Đuống đến cầu Thăng Long. Cho đến năm
2002, các công ty tắc xi chỉ được dùng xe Hàn Quốc và giữ nguyên giá 6000đ /Km.


Công ty nào vi phạm thoả thuận sẽ bị cấm kinh doanh và phạt đền bù thiệt hại cho
nghiệp đoàn. Hỏi: Thỏa thuận trên có vi phạm không? xử lí như thế nào?
75. Trên đường vào Phủ Tây Hồ có rất nhiều quán ăn đặc sản là cá Hồ Tây với những
biển hiệu gần giống nhau như: “Quán cá ông già”; “Quán ông già xịn; “Quán ông già
chính hiệu”…, thậm chí có quán còn trưng biển “Đây mới là ông già”. Thực khách tới
nơi này như lạc vào ma trận vì việc tranh giành khách giữa nhân viên các quán nói
trên. Những quán ở đầu đường cho nhân viên đứng chặn xe của khách và kéo vào
quán mình bất kể khách muốn hay không muốn. Câu hỏi: Trong tình huống kể trên
có biểu hiện nào của hành vi vi phạm Luật cạnh tranh? Phân tích cấu thành của hành
vi đó?
76. Yamaha liên doanh với cờ đỏ/ Sóc Sơn láp ráp xe gắn máy. Trong hợp đồng liên

doanh hai bên thoả thuận, khi liên doanh có nhu cầu vay vốn thì bên Nhật sẽ lo liệu,
khi liên doanh có nhu cầu xuất khẩu xe máy thì bên Nhật sẽ bao tiêu, khi liên doanh
thay đổi công nghệ thì chỉ được mua công nghệ từ các nguồn do bên Nhật chỉ định,
bên Việt Nam không được liên doanh với các đối thủ cạnh tranh với bên Nhật và với
chính liên doanh. Sau một thời gian Cờ đở muốn liên doanh với Jarling/ Trung Quốc
để láp ráp xe máy Trung Quốc. Hỏi: Cờ Đỏ có vi phạm hợp đồng không?



×