Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

“ một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNoPTNT việt nam – chi nhánh huyện đoan hùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.53 KB, 44 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY
ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.

NHTM trong nền kinh tế thị trường

1.1.1. Khái niệm về NHTM
NHTM đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển
của kinh tế hàng hoá. Có rất nhiều định nghĩa về NHTM được đưa ra :
Theo nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ : “NHTM là loại hình
ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh
doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận ”.
Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 : “NHTM là loại hình TCTD được
thực hiện toàn bộ hoạt động của ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có
liên quan”.
Các khái niệm trên cơ bản đều phản ánh hoạt động của NHTM là kinh doanh
tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng khác.Từ đó ta có thể định nghĩa: “ NHTM là
một tổ chưc kinh doanh tiền tệ, tín dụng với các hoạt động thường xuyên là nhận
tiền gửi và cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế quốc dân”.
1.1.2. Vai trò của NHTM
1.1.2.1.Là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
Thực tế cho thấy, để phát triển kinh tế các TCKT cần phải có một lượng vốn
lớn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác. Bằng vốn
huy động được trong xã hội thông qua hoạt động tín dụng, NHTM đã cung cấp vốn
cho mọi hoạt động kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình
sản xuất. Nhờ có hoạt động của hệ thống NHTM và đặc biệt là hoạt động tín dụng,


các doanh nghiệp, cá nhân có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc, công
nghệ để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm
cho xã hội.

Hà Thị Thanh Thu – TC 14.03

1

MSV : 09A09574


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

1.1.2.2.Là cầu nối Doanh nghiệp – Thị trường
Bước sang cơ chế thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư vào các
dây chuyền sản xuất hiện đại năng suất cao, thực hiện chuyển giao công nghệ từ
các nước tiên tiến. Điều này rất khó thực hiện bằng vốn tự có của các doanh nghiệp
vốn dĩ đã rất ít ỏi. Bên cạnh đó, NHTM còn cung cấp một phần vốn không nhỏ
trong việc tăng cường nguồn vốn lưu động của các doanh nghiệp. Một vấn đề luôn
là mối lo thường trực của các doanh nghiệp. Một khía cạnh khác đòi hỏi sự có mặt
của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp. Đó là một ngân quỹ để dành cho
việc đào tạo đội ngũ lao động phù hợp với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu về nhân lực ngày càng cao của xã hội.
1.1.2.3.Là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Cùng với sự vận động của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng được chia làm
hai cấp: Ngân hàng Nhà nước và các NHTM. Nhà nước điều tiết ngân hàng, ngân
hàng dẫn dắt thị trường thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các
NHTM trong hệ thống từ đó góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu
thông và thông qua việc cung ứng tín dụng cho các ngành trong nền kinh tế,

NHTM thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền tập hợp và phân chia vốn của thị
trường, điều khiển chúng một cách có hiệu quả.
1.1.2.4.Là cầu nối nền tài chính Quốc gia – Quốc tế
Nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế quốc tế, sự hội nhập kinh tế
quốc gia với thế giới đem lại những lợi ích kinh tế to lớn, thúc đẩy nền kinh tế phát
triển nhanh và bền vững. Một trong các điều kiện quan trọng góp phần thúc đẩy sự
hội nhập nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới đó là nền tài chính quốc gia.
Nền tài chính quốc gia là cầu nối với nền tài chính quốc tế thông qua hoạt động
của NHTM trong các lĩnh vực kinh doanh như nhận tiền gửi, cho vay, nghiệp vụ
thanh toán, nghiệp vụ ngoại hối và các nghiệp vụ khác. Đặc biệt là các hoạt động
thanh toán quốc tế, buôn bán ngoại hối, quan hệ tín dụng với các NHNNcủa
NHTM trực tiếp hoặc gián tiếp tác động góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán

Hà Thị Thanh Thu – TC 14.03

2

MSV : 09A09574


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

xuất nhập khẩu và thông qua đó NHTM đã thực hiện vai trò điều tiết tài chính
trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế.
1.1.3. Chức năng của NHTM
1.1.3.1.Chức năng trung gian tín dụng
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của
NHTM. Khi thực hiện chức năng này, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người

thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Một mặt, NHTM thu hút các khoản tiền
nhàn rỗi trong xã hội, bao gồm tiền của các TCKT, cá nhân, hộ gia đình. Mặt khác,
nó dung chính số tiền đã huy động được để cho vay đối với những đối tượng có
nhu cầu. Thông qua đó, NHTM có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, tăng thêm việc làm, cải thiện mức sống dân cư và góp phần quan
trọng vào việc điều hoà lưu thông tiền tệ, ổn định sức mua đồng tiền, kiềm chế lạm
phát.
1.1.3.2.Chức năng trung gian thanh toán
Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực
hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền
gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi
của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Nhờ tập
chung công việc thanh toán của xã hội vào ngân hàng mà việc giao lưu hàng hoá,
dịch vụ trở nên thuận tiện, an toàn và tiết kiệm hơn. Bên cạnh đó, NHTM có điều
kiện huy động tiền gửi của xã hội tới mức tối đa, tạo nguồn vốn cho vay và đầu tư,
đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.1.3.3.Chức năng tạo tiền
Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM. Với
mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính
đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế.
Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM
là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian
tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra
Hà Thị Thanh Thu – TC 14.03

3

MSV : 09A09574



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư
trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của
tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức
năng này, NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp
ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội.
1.2. Hoạt động huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM
1.2.1. Vốn của NHTM
Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động
được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Nó chi
phối toàn bộ hoạt động của NHTM, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân
hàng. Nguồn vốn của NHTM phần lớn do thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi
trong sản suất kinh doanh được gửi vào ngân hàng với các mục đích khác nhau.
Ngân hàng đóng vai trò tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để chuyển
đến các nhà đầu tư có nhu cầu về vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngân hàng và các hoạt động về
nguồn vốn quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phất triển của cấc Ngân hàng
thương mại. Nguồn vốn đóng vai trò chi phối và quyết định đối với các hoạt động
của các NHTM trong việc thực hiện các chức năng của mình.
1.2.2. Vai trò của huy động vốn
Vốn để các NHTM tiến hành và phát triển các hoạt động kinh doanh của
mình không chỉ riêng nguồn vốn tự có mà chủ yếu là nguồn vốn huy động được.
Theo quan niệm của các nhà kinh tế học và các nhà Ngân hàng, nguồn vốn huy
động của chiếm tỷ trọng tới hơn 90% trong tổng nguồn vốn. Vì vậy các hoạt động
sử dụng vốn của Ngân hàng tồn tại và phát triển được là nhờ nguồn vốn huy động
này. Do đó có thể nói hoạt động huy động vốn có tác động rất lớn đến các NHTM
cũng như toàn bộ nền kinh tế. Nguồn vốn mà các NHTM huy động được nhiều hay

ít sẽ quyết định đến khả năng mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Nguồn vốn huy dộng
được nhiều thì cho vay được nhiều và mang lại lợi nhuận cao.

Hà Thị Thanh Thu – TC 14.03

4

MSV : 09A09574


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

Với chức năng tập trung và phân phối cho các nhu cầu của nền kinh tế, một
nguồn vốn huy động dồi dào sẽ tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động
kinh doanh, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, không bỏ lỡ cơ hội đầu tư, giảm
thiểu rủi ro, tạo dựng uy tín cho ngân hàng.
Bên cạnh đó, việc huy động vốn sẽ quyết định đến khả năng cạnh tranh của
các ngân hàng, nó cho thấy quy mô, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kỹ thuật của
ngân hàng tiên tiến và hiện đại. Khả năng huy động vốn tốt sẽ tạo điều kiện thuận
lợi trong việc mởi rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế cả về quy mô,
khối lượng tín dụng, chủ động về thời gian, thời hạn cho vay, thậm chí quyết định
mức lãi suất vừa phải cho khách hàng.
1.2.3. Các hình thức huy động vốn
1.2.3.1. Huy động từ tiền gửi của khách hàng
Đây là hình thức huy động vốn mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức
kinh tế, các nhân,...trong xã hội thông qua hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm, thanh
toán hộ, các khoản cho vay tạo tiền gửi và các nghiệp vụ kinh doanh khác. Các
hình thức nhận tiền gửi của các Ngân hàng Thương mại tuỳ thuộc vào các tiêu thức

khác nhau mà được chia thành từng loại khác nhau:
Phân theo kỳ hạn :
- Tiền gửi không kỳ hạn: Đây là khoản tiền gửi không có kỳ hạn xác định, người
gửi có thể rút ra bất kỳ lúc nào do đó lãi suất thường thấp. Tiền gửi không kỳ hạn
là một trong những nguồn vốn biến động nhiều nhất và ngân hàng khó có thể dự
báo về quy mô tiền gửi không kỳ hạn (giao dịch) có thể huy động.
- Tiền gửi có kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi có sự thoả thuận giữa người gửi tiền và
ngân hàng về số lượng, kỳ hạn, lãi suất của khoản tiền gửi. Nguồn tiền gửi có kỳ
hạn là nguồn tiền có sự ổn định cao, ngân hàng có thể sử dụng để cho vay với thời
hạn tương ứng hoặc có thể chuyển đổi một phần tiền gửi ngắn hạn để cho vay
trung dài hạn.

Hà Thị Thanh Thu – TC 14.03

5

MSV : 09A09574


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

Phân loại theo nguồn hình thành :
- Các khoản ký gửi của các cá nhân và tổ chức: Đây là các khoản tiền tạm thời
nhàn rỗi trong nền kinh tế được ngân hàng tập trung lại. Cá nhân gửi tiền thường
với mục đích là để hưởng lãi, các doanh nghiệp thường là để sử dụng các dịch vụ
của ngân hàng.
- Tín dụng tạo tiền gửi: khi ngân hàng cho khách hàng vay tiền thì ngân hàng
chuyển số tiền này vào tài khoản tiền gửi của khách hàng ngay trong ngân hàng.

Khi khách hàng chưa có nhu cầu rút tiền ngay lập tức thì ngân hàng có thể sử dụng
số tiền đó mặc dù với thời hạn rất ngắn.
Phân loại theo mục đích sử dụng :
- Tiền gửi tiết kiệm: Thường thì mỗi khoản tiền gửi tiết kiệm có khối lượng nhỏ,
thời hạn ngắn. Những người gửi tiền tiết kiệm là những đối tượng giảm chi tiêu
trong hiện tại với hy vọng là sẽ tăng được chi tiêu trong tương lai.
- Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: Loại hình này thường được sử dụng với những hộ
có thu nhập thấp và trung bình. Người gửi để dành một khoản tiền gửi vào ngân
hàng với ý định tích luỹ tiền cho một mục đích nhất định.
- Tiền gửi thanh toán: Là khoản ký gửi của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh. Họ gửi tiền mục đích không phải là để hưởng thu nhập mà là
hưởng các dịch vụ của ngân hàng. Thông thường các khoản tiền gửi thanh toán có
khối lượng lớn.
Phân loại theo loại tiền :
- Tiền gửi nội tệ: Đây là khoản tiền gửi quan trọng của các ngân hàng, nó phụ
thuộc vào thu nhập trong nước và chiếm tỷ trong rất lớn trong tổng lượng tiền gửi.
- Tiền gửi ngoại tệ: Bên cạnh tiền gửi nội tệ thì ngân hàng còn nhận tiền gửi dưới
dạng ngoại tệ như USD, GBP,DEM,... những khoản ngoại tệ này cũng rất quan
trọng cho hoạt động ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ trong nước, tài trợ xuất
nhập khẩu.

Hà Thị Thanh Thu – TC 14.03

6

MSV : 09A09574


Luận văn tốt nghiệp


Khoa Tài chính

1.2.3.2. Huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá
Để huy động được lượng vốn dồi dào đáp ứng nhu cầu cho vay thường
xuyên đặc biệt là cho vay trung và dài hạn, bên cạnh việc thu hút tiền gửi, các
NHTM thường chủ động đi vay trên thị trường vốn. Cũng giống như các doanh
nghiệp, ngân hàng vay nợ bằng cách phát hành các giấy nợ như chứng chỉ tiền gửi,
kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu. Thông thường đây là các khoản vay không có đảm
bảo nên ngững ngân hang lớn có uy tín thường trả lãi suất cao hơn. Các ngân hàng
nhỏ thường khó vay mượn trực tiếp bằng cách này mà phải thông qua các đại lý
hoặc được sự bảo lãnh của ngân hàng đầu tư.
1.2.3.3. Huy động thông qua đi vay
Trong hoạt động của mình nếu như thiếu vốn thì ngân hàng phải chủ động
tìm kiếm vốn để thực hiện các hoạt động của mình. Nguồn vốn mà ngân hàng chủ
động tạo nên đó là nguồn vốn vốn vay với nhiều mục đích như: vay để đáp ứng
nhu cầu khả năng thanh toán của Ngân hàng, vay hộ cho khách hàng, vay để cho
vay hoặc vay để giảm chi phí nguồn tiền cho giai đoạn sau. Ngân hàng có thể vay
từ các NHTM khác, từ NHNN hay KBNN … Quá trình vay mượn rất đơn
giản.Ngân hàng vay chỉ cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng cho vay hoặc thông qua
ngân hàng đại lý. Khoản vay có thể không cần đảm bảo bằng các chứng khoán của
KBNN. Đối với các NHTM thì vay mượn tại KBNN là dịch vụ rất tiện lợi và hấp
dẫn, đáp ứng đầy dủ vốn cho các ngân hàng hoạt động.
Ngoài ra, các NHTM còn có thể huy động vốn từ nguồn vốn khác : Khi thực
hiện các dịch vụ, NHTM nhận được vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các
TCKT, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của NHNN. Trong thời gian
chờ giải ngân, NHTM có thể huy động làm nguồn vốn kinh doanh.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn
1.2.4.1. Các nhân tố chủ quan
- Uy tín của NHTM:
Đối với các khách hàng khi cần giao dịch với một ngân hàng thì họ thường

có sự cân nhắc và lựa chọn ngân hàng nào được họ thừa nhận là an toàn và thuận
Hà Thị Thanh Thu – TC 14.03

7

MSV : 09A09574


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

lợi nhất hay nói cách khác là có uy tín nhất đối với người gửi tiền. Thông thường,
người gửi tiền đánh giá uy tín của NHTM qua các tiêu thức cơ bản như: Sự hoạt
động lâu năm, quy mô, trình độ quản lý, công nghệ,... Do đó các NHTM cần nâng
cao uy tín thông qua các nghiệp vụ của mình, từng bước thoả mãn tối đa nhu cầu
của người gửi tiền.
- Chính sách lãi suất cạnh tranh:
Đây là một chính sách quan trọng của NHTM, bao gồm cả lãi suất huy động
và cho vay. Nó đòi hỏi phải có sự linh hoạt, vừa hấp dẫn người gửi , đồng thời phải
đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Việc duy trì lãi suất tiền gửi cạnh
tranh giữa các ngân hang với nhau đã trở nên cực kỳ quan trọng trong việc thu hút
các khoản tiền gửi mới và duy trì tiền gửi hiện có. Thông thường, quy mô của tiền
gửi vào ngân hàng biến động tỷ lệ thuận đặc biệt thì quy luật này bị phá vỡ. Như
vậy có thể nói lãi suất huy động có ảnh hưởng lớn đến quy mô tiền gửi vào
NHTM, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm. Vì người dân thường quan tâm đến lãi suất
tiết kiệm để so sánh nó với tỷ lệ trượt giá của đồng tiền và khả năng sinh lời của
các hình thức đầu tư khác như cổ phiếu, trái phiếu,... Từ đó dân chúng sẽ đưa ra
quyết định có nên gửi tiền vào ngân hàng hay không? Gửi bao nhiêu và dưới hình
thức nào?...

- Năng lực và trình độ của cán bộ ngân hàng :
Nếu một ngân hàng có trình độ quản lý tốt thì sẽ có khả năng tư vấn phù hợp
cho khách hàng, thu hút được khách hàng đến với mình. Bên cạnh đó, trình độ của
cán bộ cũng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng phục vụ, chi phí dịch vụ làm ảnh
hưởng tới công tác huy động vốn. Vì vậy cần phải chú trọng vào việc nâng cao
trình độ cho cán bộ sao cho phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của thị trường.
- Công nghệ ngân hàng :
Trình độ công nghệ ngân hàng càng cao thì khách hàng sẽ càng cảm thấy hài
lòng về dịch vụ được cung ứng. Đây là một yếu tố rất quan trọng giúp ngân hang
cạnh tranh phi lãi suất khi khách hàng không quan tâm đến lãi suất mà quan tâm
đến chất lượng và loại hình dịch vụ được cung ứng. Với cùng một lãi suất huy
Hà Thị Thanh Thu – TC 14.03

8

MSV : 09A09574


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

động như nhau, ngân hàng nào cải tiến chất lượng dịch vụ tốt hơn, tạo được sự
thuận tiện nhiều hơn thì sẽ có sức cạnh tranh cao hơn.
- Chiến lược kinh doanh :
Các NHTM đã cho ra đời nhiều sản phẩm vừa mang tính truyền thống, vừa
mang tính hiện đại như: Tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu,... với sự phong
phú về kỳ hạn, mệnh giá và chủng loại. Qua đó từng bước đã thu hút được nhiều
khác hàng hưởng ứng. Một NHTM có sự đa dạng trong nghiệp vụ huy động vốn
trong nền kinh tế, thoả mãn được nhu cầu của người gửi tiền; một sản phẩm phù

hợp sẽ làm họ quan tâm và thúc dục họ gửi tiền vào ngân hàng hơn là tìm kiếm các
hình thức đầu tư khác. Vì vậy đa dạng hoá sản phẩm, đặc biệt là trong huy động
vốn có thể coi là” cuộc chạy đua” không có đích cuối cùng của các NHTM hiện
nay.
- Công tác cân đối vốn của Ngân hàng:
Một chiến lược huy động vốn đúng đắn phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn
trong cùng thời kỳ, sẽ tạo điều kiện cho các NHTM đạt được mục tiêu tối đa hoá
lợi nhuận và tăng trưởng nguồn vốn đó chính là công tác cân đối vốn của Ngân
hàng. Trong quá trình đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển tình hình công tác
cân đối vốn có vai trò hết sức quan trọng đối với bất cứ NHTM nào. Thông qua
cân đối vốn, NHTM sẽ biết được thực trạng và có những dự đoán nhu cầu biến
động vốn trong tương lai. Từ đó có thể đưa ra chính sách huy động thích hợp về số
lượng cũng như là về loại tiền và kỳ hạn huy động. Qua đó sẽ nâng cao tính chủ
động của NHTM trong công tác huy động vốn.
- Chính sách quảng cáo:
Chính sách quảng cáo đóng vai trò quan trọng đối với tất cả các ngành trong
thời đại ngày nay, trong đó không loại trừ ngành Ngân hàng. Để tạo được hình ảnh
đẹp trong con mắt khách hàng thì NHTM cần phải thực hiện đồng bộ nhiều yếu tố.
Trong đó không chỉ chú trọng đến các hình thức quảng cáo như: Quảng cáo trên
tạp chí, Panô, láp phích, Internet,... mà còn cần có sự kết hợp với các chính sách
như: Chính sách khách hàng, chính sách sản phẩm,... Việc tuyền truyền, quảng cáo
Hà Thị Thanh Thu – TC 14.03

9

MSV : 09A09574


Luận văn tốt nghiệp


Khoa Tài chính

để mọi tầng lớp dân cư hiểu biết về các thông tin là rất cần thiết. Trên cơ sở hiểu
biết công tác huy động của Ngân hàng thì dân chúng mới có thể nhiệt tình hưởng
ứng.
- Ngoài một số chính sách sơ bản trên, nghiệp vụ huy động vốn của NHTM còn
chịu sự tác động của một số chính sách như: Chính sách khách hàng, các dịch vụ
ngân hàng,... Trong đó các dịch vụ huy động vốn như: Tư vấn, chiết khấu,... kèm
theo nghiệp vụ huy động vốn có vai trò hỗ trợ quan trọng. Qua đó nhằm tạo ra
những tiện ích hấp dẫn khách hàng và có thể tăng sức cạnh tranh trong công tác
huy động vốn n của NHTM.
1.2.4.2. Các nhân tố khách quan
- Môi trường kinh tế xã hôị :
Động thái của nền kinh tế chính là cơ sở đầu tiên để người gửi tiền ra quyết
định nên gửi tiền vào Ngân hàng, tích trữ vàng, USD hay mua sắm các tài sản
khác. Trong điều kiện nền kinh tế bất ổn định, giá cả và sức mua của đồng tiền
biến động mạnh thì người dân có xu hướng tích trữ vàng, USD hoặc các dạng tài
sản khác thay vì đem số tiền đó gửi tại NHTM. Ngược lại, một nền kinh tế phát
triển ổn định với tỷ lệ lạm phát hợp lý thì người dân sẽ có cái nhìn khả quan hơn và
xu hướng tiền gửi ở các NHTM tăng lên là một điều tất yếu.
Thực tế cho thấy, người dân có thu nhập càng cao thì lượng tiền dành cho
tiết kiệm có thể càng lớn, đặc biệt là khi thu nhập bình quân đầu người đã đạt đến
một mức độ nhất định thì tỷ lệ tiết kiệm không phải tăng lên theo tương quan tỷ lệ
với sự gia tăng của thu nhập mà tăng với một tỷ lệ lớn hơn so với thu nhập do nhu
cầu thiết yếu lúc này được thoả mãn hoàn toàn và lượng tiền dư ra sẽ tăng nhanh.
Tuy nhiên, lượng tiền tiết kiệm có được gửi vào NHTM hay không còn phụ thuộc
vào tâm lý tiêu dùng các dân cư. Yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến sự biến động ra vào
của các nguồn tiền. Tâm lý tin tưởng vào tương lai của khách hàng có tác dụng làm
ổn định lượng tiền gửi vào, rút ra và ngược lại, nếu mất niềm tin vào đồng tiền
trong tương lai sẽ gây ra hiện tượng rút tiền hàng loạt gây khó khăn cho các

NHTM.
Hà Thị Thanh Thu – TC 14.03

10

MSV : 09A09574


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

- Môi trường pháp lý :
Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động
vốn của các NHTM. Bởi vì khi Nhà nước khuyến khích việc mở rộng huy động
vốn thì sẽ có các chính sách văn bản hướng dẫn cụ thể. Từ đó, các NHTM sẽ có
các căn cứ pháp lý để thực hiện nghiệp vụ này một cách thuận lợi hơn. Ngược lại,
khi Nhà nước không khuyến khích thì tất yếu công tác này sẽ rất khó có khả năng
tồn tại và phát triển.
Hiện nay, Nhà nước ta đã thấy được sự cần thiết của việc huy động vốn và
đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể nhằm khuyến khích các NHTM ngày
càng mở rộng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp Công nghiệp
hoá – Hiện đại hoá Đất nước.
- Cơ cấu dân cư và vị trí địa lý:
Hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung và hoạt động huy động vốn
nói riêng chịu tác động khá nhiều của yếu tố cơ cấu dân cư và vị trí địa lý. Ở
những địa điểm dân cư đông đúc, các thành phố lớn có nhiều doanh nghiệp hoạt
động và kinh tế phát triển thì NHTM có thể huy động được nhanh hơn và nhiều
hơn những nơi kém phát triển... Đặc biệt ở những thị trường sôi động, có độ nhạy
cảm cao với lãi suất và tiện ích khách do nghiệp vụ huy động vốn của NHTM đem

lại thì ở đó việc mở rộng và bổ sung nguồn vốn của NHTM sẽ thuận lợi hơn các
vùng nông thôn hay miền núi.
1.2.5. Khái niệm hiệu quả huy động vốn và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy
động vốn của NHTM
1.2.5.1. Khái niệm về hiệu quả huy động vốn
Hiệu quả huy động vốn của NHTM chính là kết quả huy động mà ngân hàng
đạt được thể hiện ở lượng vốn huy động được và sự tăng trưởng của vốn huy động,
phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo được mục tiêu an toàn và sinh lợi cao
cho ngân hàng trong từng thời kỳ.

Hà Thị Thanh Thu – TC 14.03

11

MSV : 09A09574


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

1.2.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn
(1) Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng
Người ta thường đánh giá chất lượng huy động vốn thông qua chỉ tiêu tốc độ tăng
trưởng huy động vốn. Tốc độ tăng cao thể hiện nguồn vốn huy động được có khả
năng đáp ứng nhu cầu cho vay.
Tốc độ tăng

Vốn huy


trưởng huy
động vốn

động cuối kỳ
=

Vốn huy
-

động đầu kỳ

──────────────────────

(%)

x

100%

Vốn huy động đầu kỳ
Tuy nhiên, để đánh giá kết quả huy động vốn không chỉ đánh giá theo tính

tương đối (%) mà còn theo tuyệt đối, nghĩa là tính xem số vốn huy động được tăng
lên bao nhiêu.
(2) Chỉ tiêu chi phí huy động vốn
Chỉ tiêu này được tính theo công thức :
Chi phí cho
một đơn vị

Tổng chi phí huy động vốn

=

───────────────────

vốn huy động

Tổng nguồn vốn huy động

Đánh giá chất lượng huy động vốn còn phải tính đến các chỉ tiêu về chi phí
của ngân hàng phải bỏ ra để huy động vốn, nghĩa là xác định một đồng vốn huy
động được thì ngân hàng bỏ ra chi phí bao nhiêu. Chi phí huy động vốn bao gồm
chi phí trả lãi, chi phí quảng cáo, chi phí nhân công ...
(3) Chỉ tiêu về hệ số sử dụng vốn của NHTM
Tổng dư nợ cho vay
Hệ số sử dụng vốn

=

───────────────

x 100%

Tổng vốn huy động

Hà Thị Thanh Thu – TC 14.03

12

MSV : 09A09574



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

Chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn cho biết dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần
trăm trong tổng số vốn huy động. Nó phản ánh cứ một đồng vốn huy động thì có
bao nhiêu đồng được đem đi cho vay.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của Doanh nghiệp
- Các nhân tố chủ quan: Uy tín cuả Doanh nghiệp là nhân tố quan trọng
ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của Doanh nghiệp. Đối với các chủ đầu tư
( các NHTM, TCTD, …) thì họ thường có sự cân nhắc và lựa chọn Doanh nghiệp
nào được họ thừa nhận là an toàn và thuận lợi nhất hay nói cách khác là có uy tín
nhất. Thông thường, uy tín của Doanh nghiệp được đánh giá qua các tiêu thức cơ
bản như: Kết quả hoạt động kinh doanh, sự hoạt động lâu năm, quy mô, trình độ
quản lý... Do đó các Doanh nghiệp cần nâng cao uy tín thông qua các hoạt động
kinh doanh của mình và bên cạnh đó, Doanh nghiệp có thể có những chính sách
PR, quảng cáo phù hợp để mang thương hiệu của mình tới đông đảo dân cư; để có
thể nâng cao hiệu quả huy động vốn.
- Các nhân tố khách quan :
- Môi trường kinh tế xã hôị : Các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăng
trưởng nền kinh tế quốc dân, tốc độ lạm phát... là các yếu tố tác động trực tiếp tới
hoạt động huy động vốn của từng doanh nghiệp.
- Môi trường pháp lý : Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật
tạo ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động, các hoạt động của doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp phải chấp hành các quy định của pháp luật, phải thực
hiện các nghĩa vụ của mình với nhà nước, với xã hội và với người lao động như thế
nào là do luật pháp quy định
- Sự cạnh tranh của các Doanh nghiệp khác : Mức độ cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong cùng một ngành với nhau ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn của

Doanh nghiệp.

Hà Thị Thanh Thu – TC 14.03

13

MSV : 09A09574


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính
CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo&PTNT HUYỆN
ĐOAN HÙNG – PHÚ THỌ
2.1. Tổng quan về NHNo&PTNT huện Đoan Hùng
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng được thành lập từ tháng 2 năm 1981 với
tên gọi ban đầu là NHNN huyện Đoan Hùng. Từ khi thành lập đến năm 1988
NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng là một ngân hàng cơ sở đảm nhận nhiệm vụ huy
động vốn chủ yếu bằng hình thức tiết kiệm và thực hiện chức năng cung ứng vốn
tiền mặt cho toàn bộ cơ quan hành chính sự nghiệp và đơn vị sản xuất trên địa bàn
huyện. Thời kỳ này hoạt động ngân hàng mang tính bao cấp.
Thực hiện nghị quyết Ban chấp hành TW Đảng, ngày 26/3/1988 Hội đồng
Bộ trưởng ra quyết định chuyển hoạt động ngân hàng sang kinh doanh xã hội chủ
nghĩa và từ ngày 26/3/1988 hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam ra đời với nhiệm
vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ khác. Trong đó NHNo&PTNT
huyện Đoan Hùng là một đơn vị cơ sở trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ có
trụ sở chính đóng tại trung tâm thị trấn Đoan Hùng - Tỉnh Phú Thọ.

NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng là một đơn vị hoạt động trên địa bàn
huyện miền núi. Mặc dù những năm gần đây cơ sở hạ tầng nông thôn huyện đã có
sự thay đổi, nhưng nhìn chung nền sản xuất hàng hoá và thị truờng chưa phát
triển mạnh, đời sống của người dân còn khó khăn, dân trí chưa cao đã ít nhiều ảnh
hưởng tới hoạt động của Ngân hàng.
NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng là một chi nhánh thành viên của
NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ. Qua những năm xây dựng, trưởng thành và phát
triển, Ngân hàng NNo&PTNT huyện Đoan Hùng đã luôn chú trọng đổi mới mọi
lĩnh vực hoạt động, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, vừa
phát huy các nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng vừa phát triển thêm các sản
phẩm mới như: Kinh doanh ngoại tệ, chiết khấu chứng từ, bảo lãnh, bao thanh
Hà Thị Thanh Thu – TC 14.03

14

MSV : 09A09574


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

toán, phát hành thẻ ATM, khai thác các sản phẩm bảo hiểm… Với hệ thống mạng
lưới rộng khắp trong phạm vi toàn tỉnh, các lĩnh vực hoạt động của NHNo&PTNT
huyện Đoan Hùng luôn chiếm trên 30% thị phần hoạt động của các Ngân hàng và
tổ chức tín dụng trên địa bàn. Trước những thay đổi có ảnh hưởng tới nền kinh tế
nói chung và nội bộ ngân hàng nói riêng, NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng đã tiến
hành sắp xếp bộ máy và đào tạo bồi dưỡng cán bộ, trang bị phương tiện kỹ thuật,
xây dựng cơ sở hạ tầng và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, vượt qua những khó
khăn, từng bước đi lên.

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và phạm vi hoạt động
Là một NHTM duy nhất trên địa bàn vừa thực hiện kinh doanh tiền tệ tín
dụng vừa thực hiện chính sách tín dụng theo chương trình xoá đói giảm nghèo
phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, hiện tại NHNo&PTNT huyện Đoan
Hùng có mạng lưới hoạt động rộng khắp tới các xã thuộc địa bàn toàn huyện. Với
mạng lưới hoạt động đó đã rút ngắn khoảng cách từ ngân hàng tới khách hàng đáp
ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư, phương án phát triển sản xuất kinh
doanh, dịch vụ, phục vụ đời sống của khách hàng.
NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng đang từng bước phấn đấu để góp phần
hoàn thành nhiệm vụ của địa phương đồng thời không ngừng đổi mới để kinh
doanh phát triển ổn định, vững chắc, hiệu quả. Những hoạt động chính của ngân
hàng:
- Huy động vốn bằng đông Việt Nam và ngoại tệ với nhiều hình thức : mở tàu
khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm ...
- Đầu tư vốn tín dụng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các thành phần
kinh tế.
- Làm đại lý và dịch vụ uỷ thác cho các TCKT, cá nhân như tiếp nhận và triển
khai các dự án, giải ngân cho các dự án, thanh toán Thẻ tín dụng ...
- Thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ như chuyển tiền điện
tử trong nước, thanh toán Quốc tế qua mạng và một số dịch vụ khác.

Hà Thị Thanh Thu – TC 14.03

15

MSV : 09A09574


Luận văn tốt nghiệp


Khoa Tài chính

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ
Sơ đồ 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng

Giám
đốc
Phó giám đốc phụ
trách công tác kế
toán ngân quỹ

Phòng
kinh
doanh

Phòng kế
toán

Phó giám đốc phụ
trách công tác Tín
dụng

Phòng
hành chính
nhân sự

Phòng giao
dịch Tây
cốc


Phòng
giao dịch
Chân mộng

- Ban giám đốc:
Giám đốc: Là người trực tiếp lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của Chi
nhánh theo đúng quy định của Nhà nước, NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam, đồng
thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, hội đồng quản trị về các quyết định của
mình. Quyền hạn và trách nhiệm của Giám đốc được quy định tại điều 10 quy chế
tổ chức và hoạt động của Chi nhánh ban hành kèm theo quyết định số
454/QĐ/HĐQT năm 2004 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam.
Phó giám đốc: Trong phạm vi phân công uỷ quyền, Phó giám đốc có thể:
+Tổ chức hướng dẫn hoạt động nghiệp vụ của Chi nhánh, giải quyết các vấn đề
cụ thể phát sinh hàng ngày thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm
trước Giám đốc và Pháp luật về những quyết định của mình.
+ Phân tích tình hình kinh tế, phân tích nghiệp vụ kinh doanh, đề xuất ý
kiến,...... phục vụ cho công tác hàng tuần, tháng, năm và thực hiện chương trình đã
được duyệt.
- Phòng kinh doanh:
+Nhiệm vụ kế hoặch tổng hợp:

Hà Thị Thanh Thu – TC 14.03

16

MSV : 09A09574


Luận văn tốt nghiệp


Khoa Tài chính

*Nghiên cứu kinh tế trên địa bàn, đề xuất và xây dựng chiến lược huy động
vốn, đầu tư tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn. Xây dựng đề án mở rộng mạng
lưới kinh doanh của chi nhánh theo định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam.
*Tổng hợp,phân tích hoạt động kinh doanh trong quí, năm
*Tổng hợp báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.
*Xây dựng, theo dõi và quyết toán các chỉ tiêu kế hoặch kinh doanh.
+Nhiệm vụ kinh doanh:
*Xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng và đề xuất các
chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng và nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh.
Phân tích kinh tế, áp dụng các biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
*Thẩm định và đề xuất cho vay dự án tín dụng.
*Tiếp nhận và thức hiện các chương trình dự án có nguồn vốn trong và
ngoài nước.
*Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ ngắn hạn, tìm nguyên nhân
nhược điểm và cách khắc phục.
- Phòng kế toán ngân quỹ:
*Thực hiện hoạch toán kế toán, hoạch toán thống kê và thanh toán theo quy
định của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam.
*Xây dựng chỉ tiêu kế hoặch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính,
quỹ tiền lương của Chi nhánh trình NHNo Tỉnh để trình NHNo&PTNT Việt Nam
phê duyệt.
*Quản lý và sử dụng quỹ chuyên dùng theo qui định của NHNo&PTNT Việt Nam.
*Tổng hợp,lưu trữ hồ sơ tài liệu và hách toán, kế toán và báo cáo theo quy định.
*Thực hiên các khoản nộp NSNN
*Thưc hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước.
*Quản lý sử dụng các thiết bị thông tin điện toán phục vụ kinh doanh.
*Chấp hành chế độ báo cáo thống kê và cung cấp thông tin theo

quy định.
Hà Thị Thanh Thu – TC 14.03

17

MSV : 09A09574


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

*Đầu mối quản lý và bảo dưỡng máy móc, thiết bị tin học, sử lý các nghiệp
vụ phát sinh liên quan đến hoạch toán, kế toán thống kê, hoạch toán ngiệp vụ tín
dụng và các hoạt động khác phục vụ kinhdoanh.
- Phòng hành chính:
*Thực hiện các công việc quản lý hành chính, thi đua khen thưởng, đòn tiếp
khách........Nhiệm vụ của phòng là sắp sếp bố chí nhân sự, tham mưu cho Giám
đốc để bảo đảm hoạt động của Ngân hàng và các chính sách của người lao động.
Phối hợp với phòng kế toán để mua sắm các thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho
các hoạt động của Ngân hàng, phục vụ cho công tác khác trong Chi nhánh......
- Bộ phận kiểm tra kiểm toánt nội bộ :
Kiểm tra giám sát các quy trình nghiệp vụ kinh doanh, đảm bảo an toàn
trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ khác của ngân hàng.
- Các phòng giao dịch : Thực hiện các mặt nghiệp vụ tại địa bàn theo khu
vực :
Phòng giao dịch Tây Cốc : Phụ trách 9 xã vùng thượng huyện
Phòng giao dịch Chân Mộng : Phụ trách 6 xã vùng hạ huyện
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.1.4. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010-2012

Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu

2011

2012

Số tiền Số tiền Số tiền
65.912 83.675 115.197

Tổng thu
Tổng chi
Chênh lệch
thu chi

2010

So sánh

So sánh

2011/2010
Tỷ lệ %
+/17.763
26,94

2012/2011
Tỷ lệ %
+/31.552
37,67


55.549

60.907

73.345

5.358

9,64

12.438

16,95

10.363

23.768

42.852

13.405

129,35

19.084

80,29

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện

Đoan Hùng năm 2010-2011-2012)

Hà Thị Thanh Thu – TC 14.03

18

MSV : 09A09574


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

Từ bảng 2.1.4. ta thấy : Tổng thu năm 2011 đạt 83.675 triệu đồng, tăng
26,94% so với năm 2010. Năm 2012, tổng thu đạt 115197 triệu đồng tăng 31.552
triệu đồng ứng với 37,67% so với năm. Tổng chi năm 2011 là 60.907 triệu đồng
tăng 9,64% so với năm 2010. Tổng chi năm 2012 là 73.345 triệu đồng, tăng 12.438
triệu đồng so với năm 2011.Qua bảng ta thấy rõ ngân hàng đều thu lợi nhuận trong
các năm: năm 2011 đạt 23.768 triệu đồng tăng 13.405 triệu đồng so với năm 2010,
năm 2012 đạt 42.852 triệu đồng tăng 19.084 triệu đồng ( ứng với 80,29%) so với
năm 2011. Có được những kết quả này là do sự hợp tác đồng lòng và sự nỗ lực
không ngừng của Ban giám đốc và toàn thể CBCNV của NH nhưng chi nhánh cần
đưa ra những chiến lược phù hợp để tăng hiệu quả hoạt động trong những năm tới.
2.2. Thực trạng về công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT huyện Đoan
Hùng
Vốn để các NHTM tiến hành và phát triển các hoạt động kinh doanh của mình
không chỉ riêng nguồn vốn tự có mà chủ yếu là nguồn vốn huy động được. Huy
động vốn là nghiệp vụ chủ chốt, không thể thiếu của các NHTM nói chung và
NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng nói riêng, bởi nguồn vốn chính của ngân hàng là
nguồn vốn huy động được. Trong những năm qua ngân hàng NN&PTNT huyện

Đoan Hùng đã mở rộng mạng lưới các quỹ tiết kiệm tới khắp nơi trên địa bàn
huyện và các vùng lân cận tuyên truyền vận động mở tài khoản cá nhân, tài khoản
thẻ… bằng các hình thức khuyến mãi, hình thức huy động tiền linh hoạt , hiệu quả
vì vậy nguồn vốn của ngân hàng NN&PTNT huyện Đoan Hùng luôn giữ ở mức
khá cao. Dưới đây là thực trạng công tác huy động vốn của NHNo&PTNT huyện
Đoan Hùng phân loại theo các chỉ tiêu :

Hà Thị Thanh Thu – TC 14.03

19

MSV : 09A09574


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

2.2.1. Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế
Bảng 2.2.1. Cơ cấu vốn huy động phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu

2010

2011
Tỷ

So sánh


2012
Tỷ

Tỷ

Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng
Tổng VHĐ

211.584

Tiền gửi TCKT
Tiền gửi Dân cư

So sánh 2012/2011

2011/2010
+/-

%

%

%

100 298.349

100 367.352

100 86.765


Tỷ lệ
%

+/-

Tỷ lệ
%

41

69.003

23,12

8.912

26,87

3.337

7,93

178.429 84,33 256.282 85,90 321.948 87,64 77.853

43,63

65.666

25,62


33.155 15,67

42.067 14,10

45.404 12,36

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT huyện Đoan
Hùng năm 2010, 2011, 2012)
Ta có thể thấy NH đã rất thành công trong việc thu hút vốn huy động từ dân
cư vì theo thông lệ Dân cư trong địa bàn có thói quen tiết kiệm cao. Tuy nhiên, tỷ
trọng vốn huy động từ các TCKT còn rất khiêm tốn do sản phẩm huy động chủ yếu
là sản phẩm truyền thống, chưa có nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng và hiệu quả
nên vốn huy động phân loại theo thành phần kinh tế có cơ cấu không đồng đều, cụ
thể : Vốn huy động từ tiền gửi TCKT chỉ chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn so với tiền
gửi Dân cư. Năm 2010, tiền gửi TCKT chiếm 15,67% trong tổng nguồn vốn huy
động thì năm 2011 con số này là 14,10% và giảm xuống chỉ còn 12,36% vào năm
2012. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tán rủi ro và ổn định về
nguồn vốn huy động của NH. Tiền gửi của TCKT đã giảm tỷ trọng từ năm 2010
đến năm 2012. Năm 2011, con số này là 42.067 triệu đồng tức là đã tăng 8.912
triệu đồng so với năm 2010; năm 2012 tiền gửi của TCKT là 45.404 triệu đồng
tăng 3.337 triệu đồng so với năm 2011. Bên cạnh đó, tiền gửi từ Dân cư đã liên tục
tăng trong 3 năm chủ yếu là do mạng lưới chi nhánh đã được mở rộng đến khắp địa
bàn huyện, đạt 256.282 triệu đồng vào năm 2011, tức là tăng 77.853 triệu đồng so
với năm 2010. Sang đến năm 2012, con số này đạt 321.948 triệu đồng, tăng 65.666
triệu đồng ứng với 25,62% so với năm 2011. Kết quả này có được là do chi nhánh
Hà Thị Thanh Thu – TC 14.03

20

MSV : 09A09574



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

đã tích cực huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, kết hợp với việc nâng cao
chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, đẩy mạnh việc triển khai các đợt huy
động tiết kiệm dự thưởng…
2.2.2. Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn
Bảng 2.2.2. Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn
Đơn vị : Triệu đồng
2010
Chỉ tiêu

2011
Tỷ

So sánh

2012
Tỷ

Tỷ

Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng
Tổng VHĐ

<12 tháng
Kỳ hạn 12-24

tháng
Kỳ hạn
tháng

>24

+/-

Tỷ lệ
%

+/-

Tỷ lệ
%

%

%

%

100 298.349

100 367.352

100 86.765

41


69.003

23,12

181.285 85,68 255.923 85,78 319.890 87,08 74.638

41,17

63.967

24,99

37,69

4.936

12,24

90,32

100

4,75

211.584

Ko kỳ hạn và

So sánh 2012/2011


2011/2010

29.283 13,84
1.106

0,48

40.321 13,51
2.105

0,71

45.257 12,32 11.038
2.205

0,6

999

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT huyện Đoan
Hùng năm 2010, 2011, 2012)
Có thể thấy rõ tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng cao
hơn rất nhều so với kỳ hạn 12 – 24 tháng và kỳ hạn trên 24 tháng. Năm 2010, tiền
gửi không kỳ hạn và < 12 tháng đạt 181.285 triệu đồng chiếm 85,68% trong tổng
nguồn vốn huy động và đã tăng đến 255.923 triệu đồng trong năm 2011, tức là đã
tăng 41,17% so với năm trước. Năm 2012, con số này là 319.890 triệu đồng, chiếm
87,08% trong tổng nguồn vốn huy động và đã tăng thêm 63,967 triệu đồng so với
năm 2011. Khoản tiền gửi này phần lớn là tiền nhàn rỗi trong dân cư, gửi tiết kiệm
với mục đích an toàn và hưởng lãi, còn tiền của TCKT gửi vào chủ yếu với mục
đích thanh toán.

Tiền gửi kỳ hạn 12 – 24 tháng và kỳ hạn trên 24 tháng chiếm tỷ trọng khá khiêm
tốn trong tổng số vốn huy động, điều này không phù hợp với tính chất đặc thù của
NH là cần phải có nguồn vốn phù hợp cho mục tiêu đầu tư tín dụng trung và dài
Hà Thị Thanh Thu – TC 14.03

21

MSV : 09A09574


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

hạn để phát triển cơ sở hạ tầng. Nguyên nhân là do lãi suất thường xuyên biến
động, lạm phát gia tăng làm cho lãi suất thực của tiền gửi giảm, mặt khác trên thị
trường có nhiều kênh đầu tư hấp dẫn hơn đã thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân
cư.
2.2.3. Cơ cấu vốn huy động phân theo loại tiền
Bảng 2.2.3. Cơ cấu vốn phân theo loại tiền
Đơn vị : Triệu đồng
2010
Chỉ tiêu

2011
Tỷ

2012
Tỷ


Nội tệ
Ngoại tệ

So sánh

2011/2010

2012/2011

Tỷ

Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng
Tổng VHĐ

So sánh

+/-

Tỷ lệ
%

+/-

Tỷ lệ
%

%

%


%

100 298.349

100 367.352

100 86.765

41

69.003

23,12

203.776 96,31 286.623 96,07 350.600 95,44 82.847

40,65

63.977

22,32

50,17

5.026

42,86

211.584


7.808

3,69

11.726

3,93

16.752

4,56

3.918

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT huyện Đoan
Hùng năm 2010, 2011, 2012)
Nguồn vốn huy động bằng VNĐ chiếm tỷ trọng rất cao so với ngoại tệ. Năm
2010 chiếm 96,31%, năm 2011 chiếm 92,07% và năm 2012 chiếm 95,44% trong
tổng số nguồn vốn huy động. Năm 2010, vốn huy động bằng VNĐ là 203.776 triệu
đồng chiếm 96,31% trong tổng nguồn vốn huy động. Sang đến năm 2011 đã tăng
thêm 40,65% đạt tới 286.623 triệu đồng và tiếp tục tăng thêm vào năm 2012 để đạt
350.600 triệu đồng. Nguyên nhân là do nguồn vốn huy động chủ yếu đến từ dân cư
trong huyện, đa số sử dụng tiền Việt Nam và nhu cầu về ngoại tệ còn rất hạn chế.
Bên cạnh đó, chi nhánh cũng chưa chú trọng tăng trưởng nguồn vốn ngoại tệ vì
chưa có nhu cầu sử dụng. Vốn huy động bằng ngoại tệ mặc dù tăng nhanh về số
lượng và tốc độ tăng trưởng nhưng tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động vẫn rất
khiêm tốn, chỉ chiếm 3,69% vốn huy động năm 2011 và tăng đến 4,56% vào năm
Hà Thị Thanh Thu – TC 14.03

22


MSV : 09A09574


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

2012 mặc dù lãi suất huy động ngoại tệ của NH luôn được điều chỉnh phù hợp với
sự gia tăng USD của các NH khác. Tuy nhiên đây là nguồn vốn lã suất thấp, tạo
điều kiện để cân đối nguồn ngoại tệ cho toàn bộ hệ thống, tạo điều kiện mở rộng
cho vay các doanh nghiệp xuất khẩu nên cần có các biện pháp tích cực thu hút
nguồn vốn này.
2.2.4. Hoạt động cho vay của NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng
Bảng 2.2.4. Hoạt động cho vay của NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng
Đơn vị : Triệu đồng
2010

Chỉ tiêu

2011
Tỷ

Số tiền

trọng

Số tiền

113.154


100

trọng

So sánh

2011/2010

2012/2011

Số tiền

trọng

+/-

Tỷ lệ
%

+/-

Tỷ lệ
%

%

%

100 143.544


100

12.094

10,68

18.296

12,74

87.375 60,87

7.424

11,52

15.546

21,64

125.248

Phân loại theo thành phần kinh tế
TCKT
64.045
56,6
71.829 57,35
Dân cư


So sánh
Tỷ

Tỷ

%
Tổng dư nợ

2012

49.109

43,4

53.419 42,65

56.169 39,13

4.310

8,77

2.750

5,14

Phân loại theo kỳ hạn
Ngắn hạn
74.342


65,7

85.005 67,87

99.733 69,49

14.728

17,32

10.663

14,34

34,3

40.243 32,13

43.789 30,51

1.431

3,68

3.546

8,81

94,9


111.583 89,09

124.639 86,83

4.200

3,91

13.056

11,70

5,1

13.665 10,91

18.905 13,17

11.894

206,09

4.940

36,15

Trung,

dài


38.812
hạn
Phân loại theo loại tiền
Nội tệ
107.383
Ngoại
quy đổi

tệ
5.771

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT huyện Đoan
Hùng năm 2010, 2011, 2012)
Qua bảng số liệu về tình hình cho vay ta thấy: Tổng dư nợ tăng khá nhiều trong
3 năm. Năm 2010, tổng dư nợ là 113.154 triệu đồng thì sang năm 2011 đã là
125.248 triệu đồng và đạt tới 143.544 triệu đồng vào năm 2012. So với năm 2010,
tổng dư nợ năm 2011 tăng 10,68% và năm 2012 đã tăng 12,74% so với năm 2011.
- Theo thành phần kinh tế :
Hà Thị Thanh Thu – TC 14.03

23

MSV : 09A09574


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

Tỷ trọng tiền vay của các TCKT chiếm tỷ trọng lớn hơn so với hộ sản xuất kinh

doanh và duy trì khá ổn định qua 3 năm: năm 2010 là 64.045 triệu đồng và đến
2011 tăng 11,52% ứng với 7.424 triệu đồng. Sang đến năm 2012, chỉ tiêu này tiếp
tục tăng 15.546 triệu đồng lên đến 87.375triệu đồng. Bên cạnh đó, cho vay hộ sản
xuất kinh doanh cũng có sự tăng trưởng đáng khích lệ. Năm 2011 đạt 53.419triệu
đồng tăng 8,77% và đến 2012 thì tăng 5,14% ứng với 2.750triệu đồng đạt mức
56.169 triệu đồng
- Theo kỳ hạn :
Cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cho vay của chi nhánh.
Cho vay ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt tạm thời vốn của quá trình
sản xuất kinh doanh, để mua vật tư, nguyên vật liệu hoặc trang trải các chi phí sản
xuất, hay mua hàng hoá với các DN kinh doanh thương mại. Trung bình cho vay
ngắn hạn chiếm 67,8% tổng dư nợ cả 3 năm. Năm 2011 cho vay ngắn hạn đạt
85.005 triệu đồng tăng 14.728 triệu đồng tương ứng 17.32% so với năm 2010.
Năm 2012 cho vay đạt 99.733 triệu đồng tức là tăng 14,34% so với năm trước. Cho
vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng khiêm tốn hơn nhưng cũng có những sự tăng
trưởng đáng kể : tăng 3,68% từ năm 2010 tới 2011 và tăng 8,81% từ 2011 tới
2012.
- Theo loại tiền :
Đa phần các khoản vay là bằng nội tệ, vì đây là một huyện miền núi nên nhu
cầu về ngoaị tệ của địa phương còn hạn chế. Năm 2010, khoản vay bằng nội tệ
chiếm 94,9% và ngoại tệ chỉ chiếm 5,1% thì sang năm 2011 con số này đã là
10,91%. Năm 2012, khoản vay nội tệ đạt 124.639 triệu đồng chiếm 86,83% trong
tổng cho vay và tăng 11,70% so với năm 2011. Khoản vay bằng ngoại tệ cũng đã
tăng đến 18.905 triệu đồng vào năm 2012, tức là tăng 4.940 triệu đồng so với năm
2011 ứng với 36,15%.
2.2.5. Đánh giá hiệu quả huy động vốn theo các chỉ tiêu đánh giá
2.2.5.1. Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng
Hà Thị Thanh Thu – TC 14.03

24


MSV : 09A09574


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

Bảng 2.2.5.1. Đánh giá hiệu quả huy động vốn theo chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng
Đơn vị : Triệu đồng
Tốc độ

Chỉ tiêu

Tổng
VHĐ

Năm

Năm

Năm

So sánh

tăng

2010

2011


2012

2011/2010

trưởng

Tốc độ
So sánh

tăng

2012/2011 trưởng

2011

2012

Số tiền

Số tiền

Số tiền

+/-

%

+/-


%

211.584

298.349

367.352

86.765

41

69.003

23,12

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT huyện Đoan
Hùng năm 2010, 2011, 2012)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT
huyện Đoan Hùng tăng trưởng qua các năm, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền
kinh tế. Với mục tiêu đa dạng hoá các hình thức huy động vốn nhằm thu hút ngày
càng nhiều hơn nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức và dân cư trong xã hội, tăng
cường nguồn vốn hoạt động, thời gian qua NH đã áp dụng nhiều hình thức huy
động huy động vốn để tăng doanh số huy động. Nhìn vào thực trạng huy động vốn
của NH qua số liệu bảng 2.2.4.2. ta thấy được tốc độ tăng trưởng huy động vốn
năm 2011 là 41% tức là tăng 86.765 triệu đồng so với năm 2010 là do chi nhánh đã
sử dụng nhiều biện pháp để tiếp cận, quảng bá thương hiệu, thực hiện nhiều chính
sách hợp lý . Sang năm 2012, tốc độ tăng trưởng huy động vốn chỉ còn 23,12%
giảm 17,88% so với năm 2011. Có sự giảm sút như vậy là do xuất hiện sự cạnh
tranh của các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn làm khách hàng đã chủ động rút

tiền gửi để gửi sang các NH khác có lãi suất cao hơn. Trong bối cảnh kinh tế - xã
hội trong nước có nhiều khó khăn, có những diễn biến phức tạp gây bất lợi cho
hoạt động ngân hàng. Thêm vào đó, NHNN đã có những chính sách thắt chặt tiền
tệ thông qua việc giảm đầu tư, giảm phương tiện thanh toán, tăng dự trữ bắt buộc
… làm cho lượng tiền trong xã hội giảm xuống, lãi suất huy động luôn ở mức cao,
các NHTM điều chỉnh tăng lãi suất và áp dụng nhiều hình thức khuyến mãi thu hút
Hà Thị Thanh Thu – TC 14.03

25

MSV : 09A09574


×