Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Nghiên cứu châm cứu điều trị một số bệnh thường gặp ở gia súc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 105 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lĩnh vực Y học châm cứu là một phương pháp chữa bệnh
không dùng thuốc, ít độc hại là việc làm cần thiết được nhiều người quan
tâm đồng thời mang lại hiệu quả cao trong chẩn trị.
Với ngành thú y châm cứu chưa được quan tâm nhiều, nhưng hiện
nay sản phẩm chăn nuôi sạch lại là mục tiêu hàng đầu của ngành chăn nuôi,
do đó phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc đang được các nhà khoa
học cũng như cán bộ kỹ thuật ở các cơ sở nghiên cứu ứng dụng vào chữa
bệnh cho gia súc.
Châm cứu là một phương pháp phòng chữa bệnh có tác dụng điều khí
và trấn đau của Y học cổ truyền Á Đông [4].
Thực hiện kết hợp Y học hiện đại với Y học cổ truyền, giới Y học nước
ta đã phát triển cả về lý luận lẫn ứng dụng châm cứu và thu được nhiều kết
quả tốt. Tác dụng kỳ diệu của châm cứu đã thu hút việc nghiên cứu của các
chuyên gia ở nhiều nước trên thế giới. Những kết quả của họ cũng đã góp
phần làm sáng tỏ phần nào bản chất và cơ chế của châm cứu [47].
Theo Nguyễn Hùng Nguyệt, Đoàn Thị Kim Dung (2003) [34], sách
châm cứu thú y viết:
Châm và cứu là hai cách điều trị khác nhau, nhưng cùng một nguyên lý
tác động lên huyệt và đi theo các đường kinh lạc để điều hòa chức năng của
cơ thể gia súc.
Châm là dùng kim châm vào huyệt để điều hòa kinh khí lập lại thế cân
bằng âm dương mỗi khi bị bệnh.

1


Cứu là dùng sức nóng của mồi lá ngải cứu đốt trên huyệt và cũng là để
điều hòa kinh khí lập lại thế cân bằng âm dương mỗi khi bị bệnh.
Hai cách chữa bệnh đó đã trở thành một nguyên lý chung, nên thuật


ngữ gọi chung là phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu.
Từ cơ sở lý luận của châm cứu đã phát triển thành nhiều phương pháp
chữa bệnh khác nhau. Theo Nguyễn Hùng Nguyệt, sách châm cứu thú y
(1990) [33].
Châm kim vào huyệt kết hợp với xung điện gọi là điện châm điều trị.
Tiêm các loại thuốc thông thường vào huyệt gọi là thủy châm. Đó là
phương pháp điều trị kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại.
Dùng năm, bảy, chín đến mười chiếc kim tạo thành một chùm kim như
một chiếc búa gõ để tác động lên huyệt, đường kinh lạc, dọc cột sống có tác
dụng chữa bệnh tốt gọi là mai hoa châm trong điều trị. Châm cứu còn có tác
dụng giảm đau, vô cảm hay nâng cao ngưỡng đau gọi là phương pháp châm
tê. Như vậy châm cứu gây được tê trong phẫu thuật và chỉnh hình [105].
Ngoài ra còn có phương pháp khác như: xoa, day, chích, miết, bấm,
trong đó phương pháp xoa, bấm huyệt dọc cột sống có tác dụng giảm đau các
chứng bệnh và điều hòa khí huyết trong cơ thể gia súc gọi là phương pháp án
ma hay xoa bóp, bấm huyệt. Tác dụng chữa bệnh của châm cứu đã được
khẳng định ở nhiều nước. Nó trở thành một phương pháp chữa bệnh được ưa
chuộng vì an toàn, có hiệu quả, dễ thực hiện, tiết kiệm và không độc hại như
điều trị bằng thuốc. Châm cứu là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc,
hiện nay đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Chủ trương của Đảng
và Nhà nước ta hiện nay là phát triển ngành chăn nuôi sạch. Những sản phẩm
thịt trứng sữa của những gia súc đang điều trị bằng thuốc sẽ có sự tồn dư
thuốc, sản lượng sẽ bị giảm, mà đáng lo ngại sự tồn dư kháng sinh trong sản
phẩm. Châm cứu chữa bệnh cho gia súc sẽ giải quyết được vấn đề không làm

2


giảm sản lượng thịt trứng sữa và không tồn dư thuốc trong sản phẩm. Mặt
khác châm cứu điều trị một số bệnh thường gặp ở gia súc như: nội khoa,

ngoại khoa, sản khoa, truyền nhiễm, trong đó một số bệnh sinh sản ở bò, hiện
nay nan giải nhất là hiện tượng rối loạn sinh sản, chậm sinh, sát nhau, bại liệt,
ngành thú y đang tập trung giải quyết bằng mọi biện pháp. Ở nước ta việc ứng
dụng châm cứu điều trị bệnh cho gia súc trong ngành thú y còn chưa được
chú ý. Xuất phát từ vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài:
"Nghiên cứu châm cứu điều trị một số bệnh thường gặp ở gia súc”.
2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu này nhằm
1. Tìm hiểu cơ sở lý luận của châm cứu nhằm điều trị một số bệnh
thường gặp ở gia súc.
2. Nghiên cứu phương pháp châm và cứu để ứng dụng điều trị một số
bệnh thường gặp ở gia súc.
3. Xác định hiệu quả châm và cứu điều trị một số bệnh ở gia súc, so với
phương pháp thú y khác và góp phần làm phong phú phương pháp
chữa bệnh cho gia súc.
Để thực hiện ba mục tiêu trên đề tài cần giải quyết các nhiêm vụ sau
1. Phân tích lý luận của Y học cổ truyền trong châm và cứu điều trị
bệnh sát nhau, chậm sinh, bại liệt, co giật ở lợn và chó, bại liệt ở chó.
2. Phương pháp châm trong điều trị bệnh sát nhau, chậm sinh, bại liệt
sau khi đẻ ở bò, bại liệt ở chó.
3. Phương pháp cứu mồi ngải đốt trên huyệt trong điều trị hiện tượng
chậm sinh ở bò, hội chứng co giật ở lợn và chó.
4. So sánh hiệu quả của châm và cứu điều trị với các phương pháp khác
trong thú y.
5. Đưa ra một phác đồ, một đơn huyệt tối ưu nhất có thể áp dụng châm
và cứu điều trị một số bệnh ở gia súc nhằm ứng dụng trong sản xuất.

3


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.Tình hình nghiên cứu về châm cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Châm cứu xuất hiện rất sớm trong lịch sử các nước phương Đông như:
Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Triều Tiên…Nó được đúc kết từ những
kinh nghiệm thực tế trong quá trình đấu tranh phòng chống bệnh tật hàng mấy
ngàn năm của nhân lao động [16 ] .
Cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX điện châm được du nhập qua các
nhà truyền giáo Gia tô từ các nước phương tây ( Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha,
Tây Ban Nha ) vào các nước phương Đông. Cũng vào thời gian này khoa học
vật lý đã phát triển, với sự phát minh ra điện nhiều nhà bác học đã liên tiếp sử
dụng những dòng điện có điện thế, cường độ khác nhau vào nghiên cứu ứng
dụng chữa bệnh [24].
Năm 1770, Bertholon (tu sỹ) chữa khỏi một ca đau răng đã ba năm bằng
việc dùng dòng điện tạo ra do sự phóng điện của tụ kiểu Chai-Leyden [9].
Năm 1785, J. H. Van Swinder đã mô tả kỹ thuật gây tê cổ điển trong
nha khoa [9].
Năm 1910, Robinovich dùng dòng điện có tần số 6000-7000Hz, điện thế
54V để mổ cắt cụt ngón tay [9].
Đầu thế kỷ XX ứng dụng các xung điện được nghiên cứu sử dụng mạnh
hơn nhờ công trình của Leduc, Lapigue [24].
Năm 1929-1932, Bernard P. D, nghiên cứu các dòng xung điện hình sin
trên cơ sở phân tích, tổng hợp các tác dụng sinh lý của các dòng điện đó và đã
đưa các dòng xung điện đó vào chữa bệnh [32].

4


Năm 1945 ở Pháp Roger de la Fuye và Paul Nogier đã cho kích thích

điện qua kim và dùng thuật ngữ "electro - acupuncture" để đặt tên cho
phương pháp điện châm. Từ đó đến nay đã có rất nhiều tác giả Đức, Pháp,
Anh, Nhật Bản, Trung Quốc,… nghiên cứu tác động của dòng điện lên huyệt
và phương pháp điện châm dần trở thành phương pháp điều trị quan trọng
trong châm cứu nói riêng cũng như trong Y học cổ truyền nói chung [19].
Châm cứu có hiệu quả tốt trong việc điều trị và phẫu thuật. Cho đến
nay nó được nhiều nước trên thế giới đánh giá rất cao. Năm 1946 Hội châm
cứu Quốc tế (Societe Internatinal Acupuncture) (SIA) ra đời [36]. Từ đó
nhiều nước trên thế giới đã ứng dụng châm cứu, nghiên cứu tìm hiểu bản chất
của châm cứu.
Đặc biệt là sau khi Trung Quốc công bố với thế giới những kết quả về
châm tê của mình [9], từ năm 1971 đến nay, nhiều nước đã nghiên cứu và ứng
dụng châm cứu sâu hơn và rộng hơn.
Từ những năm 60, nhất là những năm đầu của thập kỷ 70 Trung Quốc
đã tiến hành nghiên cứu châm tê về các mặt thần kinh, thể dịch và đã có
những kết quả tốt [9]. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về châm tê của Trung
Quốc và những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đã đưa ra luận thuyết " cửa
kiểm soát" của Melzack và Wall (1965) [95]
Về ứng dụng châm cứu ở các nước: Liên Xô (cũ), Pháp, Áo, Nhật Bản,
Triều Tiên, Canada, Mỹ, Balan, Đức, Hungari đã đi sâu nghiên cứu và đạt
được nhiều kết quả trong chữa bệnh và trong phẫu thuật [7].
Trong Hội nghị châm cứu quốc tế lần thứ 11 ở Baden, tại nước cộng
hòa liên bang Đức (1971), đã có nhiều tham luận về lý thuyết, thông báo kết
quả thực hành và đã đánh giá cao nền Y học phương Đông [59].

5


1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Châm cứu được sử dụng ở nước ta từ lâu đời. An Kỳ Sinh đời Vua

Hùng (2878 trước Công Nguyên), Thôi Vỹ đời Thục An Dương Vương (257207 trước Công Nguyên) là thầy châm cứu giỏi (truyện "Lĩnh nam trích
quái"), Bảo Cô (309-363 trước Công Nguyên), Tuệ Tĩnh (thế kỷ 14) có giới
thiệu học thuyết kinh lạc huyệt vị và ghi chép việc dùng châm cứu điều trị
một số bệnh trong bộ “Hồng nghĩa giác tự y thư”, Nguyễn Đại Năng đời nhà
Hồ (thế kỷ 15) đã viết cuốn "Châm cứu tiệp hiệu diễn ca", Nguyễn Trực (thế
kỷ 15) để lại cuốn sách “Bảo anh lương phương”, “Chữa bệnh bằng châm cứu
- xoa bóp”, Hải Thượng Lãn Ông (thế kỷ 18) viết cuốn "Y tôn tâm lĩnh" có sử
dụng châm cứu chữa một số bệnh về nhi khoa…
Thừa kế và phát huy vốn quý của cha ông, châm cứu Việt Nam đã kết
hợp với Y học hiện đại, ngày càng phát triển với nhiều hình thức: thể châm,
nhĩ châm, thủy châm, mai hoa châm, điện châm, châm tê.
Năm 1957, Viện nghiên cứu Đông y, Hội Đông y Việt Nam được thành
lập. Tháng 10/1968 Hội Châm cứu Việt Nam ra đời. Cho đến nay châm cứu
được phổ cập rộng rãi từ trạm y tế xã đến cơ sở y tế Trung ương.
Châm cứu đã thành công trong điều trị những chứng bệnh thông
thường, mở ra một hướng sáng sủa điều trị những chứng bệnh khó chữa [39].
Ngoài ra còn ứng dụng châm tê trong nhiều loại phẫu thuật đã đạt kết quả tốt.
Châm tê ở Việt Nam được tiến hành bởi các nhóm giáo sư bác sỹ: nhóm của
giáo sư Hoàng Bảo Châu, Bùi Quang Hiền làm tại bệnh viện Việt Đức, nhóm
của bác sỹ Trương Kim Du nghiên cứu tại viện chống lao Trung ương, Hoàng
Đình Cầu là người đầu tiên dùng châm tê thay thuốc mê để tiến hành mổ phổi
[6]. Từ năm 1971 Nguyễn Tài Thu đã cùng các Quân y viện 108, 110, 103,
105, 7… đã nghiên cứu ứng dụng châm tê trong 60 loại phẫu thuật: cắt
amydal, mổ ruột thừa, thoát vị bẹn, mổ sọ não, vết thương vùng bụng, ghép

6


xương tứ chi, châm tê để phục vụ thương bệnh binh trong ngoại khoa chấn
thương và đã phối hợp với các bệnh viện dân y châm tê để mổ dạ dày, tử

cung, buồng trứng,…[54], [55].
1.1.3. Tình hình nghiên cứu châm cứu trong thú y
Trên thế giới có nhiều nhà khoa học nghiên cứu châm cứu trong thú y.
Đặc biệt ở Trung Quốc có rất nhiều tài liệu về châm cứu thú y, đã trở thành
môn học trong các trường chuyên nghiệp từ những năm 1974 [83].
Về châm cứu điều trị đã có: châm cứu điều trị bệnh bại liệt dạ cỏ
có Alvares (1971) [113], Chuchin (1989) [88], châm cứu điều trị thử
trên ngựa.
Về châm tê đã có: châm tê trên thỏ của Lee (1976) [93], châm tê để cắt
bỏ buồng trứng chó của Young (1979) [102], châm tê để mổ trên bò có
Brunner (1975) [109], Kothbauer O. (1977) [91].
Ở Việt Nam, vào khoảng 947- 948 trước Công Nguyên tổ tiên ta đã
biết chích máu ở tĩnh mạch cổ ngựa để chữa bệnh say nắng [31]. Trong
“Châm cứu tiệp hiệu diễn ca” có trình bày điều trị cho gia súc bằng phương
pháp châm cứu [30] và sách “Hồng nghĩa giác tự y thư” cũng có phần ghi
chép một số kinh nghiệm chữa bệnh bằng châm cứu gia súc [68]. Vũ Huy
Nhân (1963) [37] điều trị cúm bò bằng châm cứu. Phạm Thị Xuân Vân đã
tiến hành châm tê trên gia súc [73], [74] và đã điều trị một số bệnh bằng
phương pháp châm cứu [51], [75], [77], [78]. Nguyễn Hùng Nguyệt (2004)
châm cứu điều trị bệnh sát nhau ở bò, bệnh bại liệt ở gia súc và thuỷ châm
điều trị bệnh tiêu chảy ở bê nghé [35].
Hội thảo Quốc tế Châm cứu Thú y lần thứ nhất ở Mexico (2006), đã
giới thiệu tóm tắt cơ sở lý luận châm cứu thú y và báo cáo một số kết quả
nghiên cứu châm cứu ứng dụng trên gia súc đã được đánh giá cao nền Y
học cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

7


1.2. Cơ sở lý luận của châm cứu

1.2.1. Lý luận của Y học cổ truyền
1.2.1.1. Học thuyết âm dương [9], [10]
Theo nhận thức của người xưa, thế giới vật chất được khởi nguồn từ
các hiện tượng tự nhiên, thông qua quan sát lâu dài mà nhận thức được, họ
phát hiện thế giới này là một khối thống nhất hoàn chỉnh không ngừng vận
động và biến hóa. Bất cứ sự vật nào đều có hai mặt trái, phải, đối lập nhưng
lại thống nhất với nhau. Quan hệ bên trong của hai mặt ấy: chúng tác động lẫn
nhau, vận động không ngừng, không dừng lại trong quá trình phát triển và
tiêu vong. Các vấn đề như vậy người xưa dùng hai danh từ âm dương để
thuyết minh.
Âm dương luôn luôn biến đổi và biến hóa không ngừng, được chia làm
4 dạng :
Âm dương tương hỗ: nói lên sự giúp đỡ nương tựa vào nhau, nhưng đối
kháng thì mới tồn tại. như quá trình đồng hóa và dị hóa.
Âm dương đối lập: cơ thể luôn có mâu thuẫn để âm dương ở trạng thái
thăng bằng, hoạt động bình thường phải có quá trình đồng hóa dị hóa.
Âm dương phát triển và tiêu vong: quá trình vận động của cơ thể
phải tiêu hao cho cơ thể phát triển. Phát triển và tiêu vong có sự chuyển
hóa cho nhau.
Âm dương thăng bằng: là hai mặt đối lập của quá trình phát triển không
ngừng giữ cho cơ thể ở trạng thái thăng bằng.
Học thuyết âm dương quán triệt trong suốt quá trình phát triển của cơ
thể, biểu hiện từ đơn giản đến phức tạp là nói lên sự vật luôn luôn mâu thuẫn
nhưng lại thống nhất với nhau. Dựa vào đó để biết quá trình sinh lý, bệnh lý
và phòng chữa bệnh cho gia súc.

8


Các cơ quan nội tạng trong cơ thể gồm: Tâm (tim), Can (gan), Phế

(phổi), Thận, Tỳ (lách, tụy), huyết, bụng, bên trong, ở dưới, các đường
kinh âm gọi là âm. Vỵ (dạ dày), Bàng quang, Tiểu trường (ruột non), Đại
trường (ruột già), Đởm (mật), bên ngoài, ở trên, lưng, các đường kinh
dương gọi là dương.
Âm dương thăng bằng là phần âm bằng phần dương. âm dương mất
thăng bằng có hai cách: phần dương đã lấn phần âm hoặc phần âm đã lấn
phần dương.

.
Hình 1.1.

Sơ đồ âm dương

a. Âm dương thăng bằng
b. Dương lấn âm
c. Âm lấn dương
Về mặt sinh lý của gia súc thì âm dương cần được cân bằng mới khỏe
mạnh. Trong quá trình phát triển tuy có sinh ra tình trạng mất cân bằng,
nhưng cuối cùng sự phát triển vẫn phải khôi phục sự cân bằng, nếu không sẽ
sinh bệnh. Dương trội hơn thì âm bị bệnh, âm trội hơn thì dương bị bệnh.

9


Do đó sinh ra các chứng trạng:
Dương trội quá thì cơ thể sốt cao, phân táo, thở nhanh, khát nước, mạch
nhanh, niêm mạc đỏ.
Âm trội qúa thì nhiệt độ hạ, phân lỏng, mạch trầm trì, niêm mạc
nhợt nhạt.
Vì vậy trong châm cứu điều trị bệnh là lập lại thế cân bằng âm dương.

1.2.1.2. Học thuyết ngũ hành [20], [24]
Đây là học thuyết về vật lý sớm nhất của Trung Quốc do Trần Diễn
thời chiến quốc sáng tạo, do quá trình nghiên cứu giải thích các vật chất mà
nảy sinh ngũ hành.
Học thuyết ngũ hành dựa trên học thuyết âm dương, nhưng được cụ thể
hoá về sự liên hệ mật thiết giữa cơ thể với các sự vật trong thiên nhiên.

Hình 1. 2. Sơ đồ ngũ hành
a. Ngũ hành tương sinh
b. Ngũ hành tương khắc

10


c. Ngũ hành quan hệ chế hoá
Ngũ hành là chỉ 5 yếu tố vật chất lớn: kim loại (Kim), Gỗ (Mộc), Nước
(Thủy), Lửa (Hỏa), Đất (Thổ). Người xưa cho rằng thế giới vật chất này tất
cả đều do 5 yếu tố lớn đó tạo thành ngũ hành. Dần dần dựa vào đặc tính
của 5 yếu tố đó phát triển thành hệ thống và giải thích tất cả các vấn đề của
sự vật.
Học thuyết âm dương và ngũ hành tuy không đồng thời xuất hiện,
nhưng cả hai gặp nhau khi giải thích các hiện tượng tự nhiên rồi sát nhập
thành thuyết: âm dương ngũ hành.
Các quy luật cơ bản của ngũ hành:
Quy luật tương sinh: hỗ trợ nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển gọi là
tương sinh. Quy luật này là Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim
sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
Quy luật tương khắc: kìm hãm nhau, ức chế nhau gọi là tương khắc.
Quy luật này là Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc
Kim, Kim khắc Mộc. Nếu tương khắc thì không thể duy trì cân bằng, tương

khắc mà không tương sinh thì mọi vật sẽ bị diệt vong. Cho nên có tương sinh
phải có tương khắc để giữ được sự cân bằng tương đối.

11


Quy luật tương thừa, tương vũ: thừa nghĩa là lấn át, tương thừa nghĩa là
lấn át nhau, khắc chế một cách áp đảo, còn tương khắc là hiện tượng khắc chế
lẫn nhau trong trạng thái bình thường của ngũ hành.
Vũ là khinh nhờn, tương vũ là khinh nhờn nhau, chỉ hiện tượng phản
khắc (chống lại cái khắc mình). Ví dụ: thổ quá mạnh thì Mộc sẽ không khắc
chế nổi theo trạng thái bình thường, khi ấy Thổ sẽ khắc Thủy một cách áp đảo
(tương thừa), ngược lại Thổ quá yếu thì không những nó bị Mộc khắc lại mà
còn bị Thủy phản khắc.
Học thuyết ngũ hành có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động sinh lý,
bệnh lý trong cơ quan nội tạng của cơ thể gia súc. Kim, Mộc Thủy, Hỏa, Thổ,
gắn liền với hoạt động của 5 tạng trong cơ thể là Phế Kim, Can Mộc, Thận
Thủy, Tâm Hỏa, Tỳ Thổ. Tạng phủ trong cơ thể quan hệ chặt chẽ, thúc đẩy
lẫn nhau giữ cho cơ thể ở trạng thái hoạt động sinh lý. Vận dụng quy luật
tương sinh, tương khắc để giải thích các hoạt động của các cơ quan nội tạng
trong cơ thể. Con người cũng như con vật lúc khỏe mạnh bình thường là lúc
tạng phủ còn tốt, hoạt động bình thường và cân đối nhịp nhàng. Ngược lại khi
bị ngoại tà xâm nhập làm đảo lộn chức năng hoạt động hay do cơ năng vật
chất nội tạng mất bình thường mà sinh bệnh hoặc khi bị bệnh mà không
điều chỉnh được thì bệnh sẽ phát triển ảnh hưởng đến các tạng phủ khác.
Ví dụ: nổi giận hại Can khí, Can khí lấn lên ảnh hưởng tới cơ năng tiêu
hóa của Tỳ, Vỵ mà sinh chứng tiêu hóa kém, gọi tắt là Mộc khắc Thổ. Trái lại
nếu công năng của một tạng phủ nào đó bị sa sút hoặc có bệnh, mà được sự
hỗ trợ của một tạng phủ hữu quan khác nào đó thì bệnh sẽ giảm, vượt qua cơn
nguy hại trở lại bình thường. Ví dụ: Phế hư thì bổ Tỳ (Tỳ Thổ sinh Phế Kim)

tức yếu phổi phải bổ Tỳ để ăn uống tốt, tiêu hóa, dinh dưỡng tốt thì mới nuôi
dưỡng được Phế.

12


Tóm lại học thuyết âm dương ngũ hành cho ta thấy cơ thể là một khối
thống nhất, mỗi bộ phận đều có sự liên quan mật thiết với nhau, chúng vừa
đối lập nhưng lại thống nhất với nhau và trong tương sinh có tương khắc để
tạo ra một hệ tự điều chỉnh bảo tồn sự sống trong quá trình không ngừng vận
động và chuyển hóa. (bảng hệ thống quy loại ngũ hành ).
1.2.1.3. Học thuyết tạng phủ [58]
Xuất phát từ quan niệm chỉnh thể, học thuyết này cho rằng mọi hoạt
động sinh lý của cơ thể là ngũ tạng lục phủ đã thông qua hệ thống kinh lạc để
các tổ chức khí quan trong cơ thể liên kết thành một chỉnh thể hữu cơ.

Hình 1.3. Sơ đồ tạng phủ.
Tạng chỉ các cơ quan đặc trong cơ thể, gồm ngũ tạng: Tâm, Can, Tỳ,
Phế, Thận có công năng tàng trữ tinh khí, chuyển hóa khí huyết và tân
dịch.
Phủ chỉ các cơ quan rỗng gồm lục phủ: Đởm, Vị, Tiểu trường, Đại
trường, Bàng quang, Tam tiêu có công năng thu nạp, tiêu hóa, hấp thu và
bài tiết.

13


Ngoài ra còn có não, tủy xương, tử cung, chúng có cấu tạo giống tạng,
có chức năng giống phủ cho nên xếp thành một nhóm gọi là phủ kỳ hằng.
Ngũ tạng:

Tâm - Tâm bào lạc: Tâm chủ thần minh (ý thức, tư duy, tình cảm).
Tâm chủ huyết mạch, chỉ đường tuần hoàn trong cơ thể, thở gấp, bồn
chồn, đau vùng ngực do Tâm, huyết mạch tắc.
Tâm khai khiếu biểu hiện ra lưỡi, Tâm Hỏa bốc thì lưỡi đỏ, loét, cứng
lưỡi. Tâm Hỏa vượng thì mắt đỏ, thính lực giảm. Tâm bào lạc giống triệu
chứng của Tâm.
Can: Can tàng huyết có chức năng dự trữ và điều hòa lượng máu.
Can khai khiếu ra mắt, Can bị bệnh mắt vàng, Can nội động gây méo
miệng, mắt lác, giảm thị lực.
Can chủ sơ tiết, Can có tác dụng thăng phát (sơ) thấu tiết (tiết): chủ
quản điều hòa khí huyết của toàn thân.
Can chủ gân cơ: Can chỉ quản sự hoạt động của gân cơ, nó chi phối mọi
vận động của khớp xương, bắp thịt trong toàn cơ thể. Can quan hệ biểu lý với
Đởm, tương sinh Tâm Hoả, tương khắc Tỳ Thổ.
Tỳ: Tỳ chủ vận hóa, quản việc tiêu hóa hấp thu vận chuyển đồ ăn uống,
đồng thời Tỳ còn thúc đẩy quá trình bài tiết để duy trì sự cân bằng, sự thay cũ
đổi mới của thủy dịch trong cơ thể. Tỳ bị bệnh thì quá trình tiêu hóa hấp thu
bị rối loạn.

14


Bảng 1.1. Quy loại tóm tắt thuộc tính ngũ hành ( theo học thuyết âm dương ngũ hành )
Trong tự nhiên
Quá

Ngũ

Trong cơ thể
5


5

5

Thời

trình

5

5

5

5

5

5

5

5

5

vị

sắc


gian

phát

mùa

khí

phương

tạng

phủ

thể

quân

chỉ

thanh

Xuân

Phong

Đông

Can


Đởm

Gân

Mắt

Giận

Tiếng

Co

Nước

hét

Lưỡi

quắp
Nhăn

mắt

Mạch

dỗi
Vui

Vị


Thịt

Miệng

Đại

Lông

trường
Bàng

da

triển
Chua

Xanh

Đắng

Đỏ

Ngọt

Vàng

Cay

Trắng


Mặn

Đen

Sáng
sớm
Giữa
trưa
Xế
chiều
Xẩm
tối
Nữa
đêm

Sinh
Trưởng
Hoá

Hạ
Trưởng
hạ

Thử
Thấp

Nam
Trung
ương


Mộc
Hoả

Tâm

Thổ

Tỳ

Thu

Thu

Táo

Tây

Kim

Phế

Tàng

Đông

Hàn

Bắc


Thuỷ

Thận

15

Tiểu
trường

quang

Xương

Mũi
Tai

mừng
Lo
nghĩ
Buồn
rầu
Sợ hãi

Cười

biến
động

nhó


Hát

Oẹ

Khóc

Ho

Rên

Run

5
dịch

Mồ hôi
Nước
dãi
Nước
mũi
Nước
đái


Tỳ thống huyết: Tỳ không ngừng đưa tân dịch vào máu. Tỳ hư gây xuất
huyết, giảm tiểu cầu, thiếu máu.
Tỳ chủ tứ chi cơ nhục: Tỳ vận hóa tốt cơ mềm mại, Tỳ hư cơ nhục
mềm yếu nhão.
Tỳ khai khiếu ra môi miệng, Tỳ tốt môi miệng hồng, Tỳ khí bất túc thì
môi miệng trắng bệch. Tỳ quan hệ với Vỵ, tương sinh Phế Kim, tương khắc

Thận Thủy.
Phế: Phế chủ khí, một mặt chỉ Phế giữ chức năng hô hấp, một mặt chỉ
“Phế triều bách mạch” nghĩa là nó có công năng tham dự sự tuần hoàn của
huyết dịch. Phế chịu sự thủy lắng thông điều thủy đạo.
Phế chủ bì mào: lông, da do tinh khí của Phế sinh ra và nuôi dưỡng.
Phế khai khiếu ra mũi, Phế khí không thông gây ngạt mũi, khó thở. Phế
quan hệ với Đại trường, tương sinh Thận Thủy, tương khắc Can Mộc.
Thận: Thận chủ thủy tàng tinh, công năng tàng tinh của Thận Thủy chia
làm hai loại:
Một là tàng chứa tinh sinh dục chủ quản sự sinh sôi nảy nở.
Hai là tàng chứa tinh khí của tạng phủ, chủ quản sự sinh trưởng, phát
dục và hàng loạt các hoạt động của sự sống khác.
Thận khí đầy đủ sung túc thì dẫn đến trí có dư, lực có cường, mọi biểu
hiện đều tốt đẹp, sống lâu.
Thận chủ thủy đạo, duy trì bài tiết nước tiểu.
Thận chủ xương, tủy, thông lên óc: Thận chứa tinh, tinh sinh ra tủy có
liên quan đến bộ não. Khi Thận sung túc thì xương, tủy, não ba bộ phận ấy
đầy chắc, khỏe mạnh, chân tay rắn chắc, nhanh nhẹn, sinh lực dồi dào, tai mắt
sáng. Thận tinh không đủ thì thể hiện các chứng và động tác chậm chạp,
xương mềm, thiếu máu, còi xương (gia súc non), suy nhược.

16


Thận chủ mệnh hỏa là Thận dương, duy trì hoạt động sinh lý cho
cơ thể.
Thận chủ nạp khí, chức năng hô hấp ở phế dựa vào Thận.
Thận khai khiếu ra tai, Thận suy thì tai ù, điếc. Thận quan hệ với Bàng
quang, tương sinh Can Mộc, tương khắc Tâm Hỏa.
Lục phủ:

Vỵ: chứa đựng và làm nát thức ăn, chuyển xuống Tiểu trường. Vỵ quan
hệ với Tỳ thông qua hệ kinh lạc. Tỳ với Vỵ có đặc tính không giống nhau, Tỳ
chủ thăng ưa ráo ghét ướt, Vỵ chủ giáng ưa nhuận ghét ráo.
Tiểu trường: nhận thức ăn từ Vỵ xuống rồi làm nát hấp thu các chất
dinh dưỡng, nước xuống Bàng quang, cặn bã xuống Đại trường. Tâm quan hệ
với Tiểu trường hoạt động của chúng luôn luôn ăn khớp với nhau.
Đại trường: nơi chứa cặn bã và thải ra ngoài. Đại trường quan hệ
với Phế.
Đởm: tác dụng chủ yếu của Đởm là tàng chứa nước mật, nước mật là
một thứ dịch thể trong sạch cho nên gọi “ Trung thanh chi phủ” (nơi hội tụ thể
dịch trong sạch). Đởm quan hệ với Can. Can hỏa vượng gây ra Đởm vượng,
Đởm vượng thì sườn đau, Đởm nhiệt gây hoàng đản.
Bàng quang: chức năng chủ yếu là chứa nước tiểu. Bàng quang
quan hệ với Thận, mệnh môn hỏa suy, Thận khí hư, tiểu tiện không cầm
hoặc bí đái.
Tam tiêu: là đường vận hành của nước và nguyên khí. Chức năng của
Tam tiêu gồm tất cả chức năng của tạng phủ. Tam tiêu có quan hệ với Tâm
bào lạc.
Tam tiêu bao gồm:
Thượng tiêu chỉ Tâm, Phế tương đương với tạng khí vùng lồng ngực.

17


Trung tiêu chỉ Tỳ, Vỵ tương đương với công năng tạng phủ vùng
thượng vị.
Hạ tiêu chỉ Can, Thận, Bàng quang, Tiểu trường, Đại trường tương
đương với công năng tạng phủ vùng bụng.
1.2.1.4. Học thuyết kinh lạc [40], [68]
Kinh là đường đi thông khắp mọi nơi và ở sâu, lạc là màng lưới nối

tiếp chằng chịt, phân bố ở toàn thân, do các kinh phân nhánh ra và ở nông
[54].
Kinh lạc là đường giao thông liên lạc của sự vận hành khí huyết đi
thông suốt trong cơ thể liên kết giữa các bộ phận ở trên - dưới, trước - sau,
trái - phải, trong - ngoài, nông - sâu giữa các tạng phủ với đầu mặt, thân mình,
chân tay, cân cốt của cơ thể thành một khối thống nhất. Kinh lạc là nơi phản
ánh trạng thái sinh lý của cơ thể, là nơi dẫn truyền tác nhân gây bệnh cũng
như dẫn truyền các kích thích vào tạng phủ để chữa bệnh [53], [54], [61].
Vì vậy người xưa cho rằng: kinh lạc có tác dụng đối với sự sống chết
của con người và gia súc, sự phát triển của bệnh tật, phòng bệnh và chữa
bệnh, do vậy người thầy thuốc không thể không hiểu biết về kinh lạc [80].
Nhận thức của ngày nay về hệ kinh lạc có rất nhiều ý kiến khác nhau,
sau đây là một số ý kiến có tính đại diện:
Darinhian [5] cho rằng hệ kinh lạc của con người mang tính tượng
trưng như kinh tuyến, vỹ tuyến của trái Đất. Bản thân trái Đất không có kinh
tuyến, vỹ tuyến. Để thuận tiện cho cuộc sống con người vẽ nên kinh tuyến, vỹ
tuyến của trái Đất [11].
Hệ kinh lạc được coi như một hệ thống riêng biệt, các tác giả đã trình
bày những nghiên cứu của mình theo các hướng khác nhau:
Trung Cốc Nghĩa Hùng (Nhật Bản) [8], [78] qua nghiên cứu điện trở
qua da, lượng thông điện qua da thấy, trên da có những đường dẫn điện cao

18


mà sự phân bố của nó tương tự như đường đi của các đường kinh mạch chính.
Nhiều tác giả Pháp, Liên Xô (cũ), Trung Quốc đã lặp lại được kết quả này.
Kim Bong Han (Triều Tiên) [29] cho rằng kinh lạc là một hệ thống có
cấu trúc riêng, có đặc điểm sinh lý, sinh hóa riêng, trong đó có dịch Bong Han
tuần hoàn. Nhiều tác giả châu Âu không tìm được hiện tượng theo công bố

của Kim Bong Han.
Darras [29] cho rằng kinh lạc là những giải nước ion hóa. Các đường
ion bao phủ khắp cơ thể này đã tạo nên một hệ tự điều chỉnh. Gần đây Darras
cũng đã chụp được những đường tương ứng với đường kinh.
Học Viện Y học Vũ Hán, Dương Kế Châu ( Trung Quốc ) [9], [79] cho
rằng kinh lạc là hệ thống thông tin của cơ thể, trong đó huyệt là nơi thu phát
gia công tin tức, kinh lạc là kênh truyền tin các đường liên kết ngược xuôi.
Thủ thuật bổ tả là chất lượng của tin tức. Đắc khí là biểu hiện của tin tức đã
được hấp thu.
Mạnh Triệu Uy (Trung Quốc) [83] cho rằng kinh lạc là hệ thống thứ 3
của cơ thể và có thể có cấu trúc riêng biệt.
Hệ kinh lạc có liên quan đến hệ thần kinh, mạch máu. Nhiều tác giả
Liên Xô (cũ), Trung Quốc, Việt Nam đối chiếu đường đi của kinh mạch với
giải phẫu thần kinh mạch máu. Khi châm vào 309 huyệt được nghiên cứu thấy
kim đã trực tiếp tác động ở gần thần kinh mạch máu. Cảm giác đắc khí là cảm
giác biểu hiện sự phản ứng của thần kinh [30].

19


Nhâm
Nhâmmạch

mạch
Thủ Thái âm Phế

1

2


Thủ Dương minh Đại trường

Túc Thái âm Tỳ

4

3

Túc Dương minh Vỵ

Thủ Thiếu âm Tâm

5

6

Thủ Thái dương Tiểu trường

Túc Thiếu âm Thận

8

7

Túc Thái dương Bàng quang

Thủ Quyết âm Tâm bào

9


10

Thủ Thiếu dương Tam tiêu

Túc Quyết âm Can

12

11

Túc Thiếu dương Đởm
Đốc mạch

Hình 1.4: Sơ đồ vận hành khí huyết của 14 kinh mạch.
Kinh gồm 4 phần: 12 kinh chính, bát mạch kỳ kinh, 12 kinh biệt, 12
kinh cân. Lạc gồm 3 phần: 15 lạc biệt, 365 lạc tôn. Nhưng trong đó, trọng yếu
nhất là 12 kinh chính và 2 mạch Nhâm, Đốc của bát mạch kỳ kinh, mà Đông
y gọi tắt là 14 kinh mạch chính [53,61]. Phân bố của 14 kinh mạch chính trên
cơ thể gia súc. Theo Nguyễn Hùng Nguyệt, Đoàn Thị Kim Dung, sách châm
cứu thú y (2003) [34].

20


Tiền túc thái âm Phế kinh: đi từ Đại trường lên Phế, có một nhánh đi ra
mặt trong của chân trước.
Tiền túc dương minh Đại trường kinh: bắt đầu từ mặt ngoài của ngón
chân đi lên đến sống mũi vòng xuống mép, xuống cổ và đi vào trong xương
bả vai đi xuống vòng ngực và đến Đại trường


Ảnh 1.5. Đường đi của kinh Phế và kinh Đại trường
Hậu túc thái âm Tỳ kinh: bắt đầu từ ngón chân đi ở mặt trong của đùi
lên bụng lên ngực và tới xoang miệng
Hậu túc dương minh Vỵ kinh: đi từ cánh mũi vòng xuống mặt đến dạ
dày và đi đến ngón chân thứ 2 ở mặt ngoài chân sau

Ảnh 1.6. Đường đi của kinh Tỳ và kinh Vỵ
Tiền túc thái âm Tâm kinh: gồm hai nhánh, một nhánh đi từ Tiểu trường,
một nhánh đi từ Tâm ra đến hõm nách, vòng lên đầu xuống mặt trong của
chân trước ra đến ngón đeo.

21


Tiền túc thái dương Tiểu trường kinh: bắt đầu từ ngón đeo đi ở mặt sau phía
ngoài chân trước lên phía sau của vai đến cổ, có một nhánh lên đến mắt và
một nhánh vòng qua bả vai đi xuống Tiểu trường.

.
Ảnh 1.7. Đường đi của kinh Tâm và kinh Tiểu trường
Hậu túc thiếu âm Thận kinh: đi từ gan bàn chân ở phía sau, đi lên mặt
sau của chân, lên Thận, đến bụng ngực và đi thẳng lên cổ, vào trong xoang
miệng.
Hậu túc thái dương Bàng quang kinh: bắt đầu từ mặt đi xuống sau gáy
dọc hai bên cột sống xuống Bàng quang, đi xuống mặt ngoài của đùi và vòng
xuống đến móng đeo chân sau.

Kinh
Bàng quang
Quang


KinhThận
Thận

22


Ảnh 1.8. Đường đi của kinh Thận và kinh Bàng quang
Tiền túc quyết âm Tâm bào kinh: đi từ trong ngực ở vùng màng bao
tim, đi ra mặt trong chân trước xuống đến ngón thứ 3 ( ngựa ngón thứ 2).
Tiền túc thái dương Tam tiêu kinh: bắt đầu đi từ ngón chân thứ tư đi
lên mặt ngoài của chân đến cổ, gáy vòng ra sau tai đến dưới mắt.

.
Ảnh 1.9. Đường đi của kinh Tâm bào và kinh Tam tiêu
Hậu túc quyết âm Can kinh: đi từ mặt trong của xương bàn, đi ở mặt
trong của chân vòng qua khớp kheo lên đến bộ phận sinh dục, men theo vòng
cạnh sườn, đi lên dọc theo khí quản đến tận hai lỗ mũi.
Hậu túc thiếu dương Đởm kinh: bắt đầu đi từ đuôi mắt, vòng ra sau tai
xuống đến vai, đi ở mặt trong của vòng xương sườn qua ngực, qua bụng ra
mặt ngoài của đùi, đi xuống chân sau mặt ngoài đến tận cùng ngón thứ tư.

23


Kinh Can
Đởm

KinhĐởm


Ảnh 1.10. Đường đi của kinh Can và kinh Đởm
Mạch Đốc: đi dọc trên lưng bắt đầu từ nhân trung đến chóp đuôi

Mạch Đốc

Ảnh 1.11.

Đường đi của mạch Đốc

Mạch Nhâm: đi dọc theo đường trắng bắt đầu từ hậu môn cho tới
hàm dưới.

24


Ảnh 1.12. Đường đi của mạch Nhâm
Có thể nói học thuyết kinh lạc là một phần lý luận không thể thiếu của
Y học cổ truyền, nó là cơ sở quan trọng cho chẩn đoán, điều trị cũng như việc
phòng bệnh của Y học cổ truyền [61].

Ảnh 1.13. Sơ đồ tóm tắt của 12 đường kinh
1.2.1.5. Quan niệm về huyệt
1.2.1.5.1. Khái niệm

25


×