Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Giải pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động cho bộ phận sản xuất trực tiếp tại công ty cổ phần công nghiệp ô tô vinacomin)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.96 KB, 35 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................
3
Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần công nghiệp ô tô- Vinacomin
(VMIC)
I. Quá trình hình thành , phát triển và lĩnh vực hoạt động của công ty VMIC.....
4
1.Giới thiệu về công ty VMIC
........................................................................................................
4
2.Cơ cấu tổ chức các phòng ban của công ty VMIC
........................................................................................................
4
II.Đặc điểm nguồn lực của công ty cổ phần công nghiệp ô tô- Vinacomin
1.Đặc điểm về máy móc, thiết bị, nhà xưởng
........................................................................................................
7
2.Đặc điểm về vốn
........................................................................................................
8
3.Đặc điểm về nhân lực
........................................................................................................
10
4.Kết quả sản xuất kinh doanh
........................................................................................................
12
Chương 2: Thực trạng điều kiện lao động của bộ phận sản xuất trực tiếp tại
công ty cổ phần công nghiệp ô tô – Vinacomin (VMIC)
I.Thực trạng điều kiện lao động của bộ phận sản xuất trực tiếp tại công ty
VMIC
...........................................................................................................................


14
1.Đặc điểm lao động trực tiếp của công ty VMIC
........................................................................................................
14
2.Đặc điểm ngành nghề của công ty VMIC
........................................................................................................
14
1


3.Đặc điểm về trang thiết bị của công ty VMIC
15
4. Đặc điểm về thời gian lao động của công ty VMIC
........................................................................................................
16
5.Các chính sách về điều kiện lao động của công ty VMIC
........................................................................................................
16
6.Thực trạng điều kiện lao động của bộ phận sản xuất trực tiếp
tại công ty VMIC
........................................................................................................
17
a.Tiếng ồn, ánh sáng tại nơi làm việc
...................................................................................................
17
b.Bụi, hơi khí độc và vi khí hậu trong sản xuất
...................................................................................................
18
II.Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khỏe và kết quả lao động của
người lao động.

...................................................................................................................
22
1.Tình trạng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
........................................................................................................
22
2.Tình trạng sức khỏe của người lao động sau khi làm việc
........................................................................................................
25
3.Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới kết quả lao động
........................................................................................................
25
III.Đánh giá điều kiện lao động tại công ty cổ phần công nghiệp ô tô –
Vinacomin
...................................................................................................................
26
Chương 3: Giải pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động cho bộ phận sản xuất
trực tiếp tại công ty cổ phần công nghiệp ô tô – Vinacomin
I.Phương hướng phát triển cuẩ công ty VMIC....................................................
29
2


II.Giải pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động cho bộ phận sản xuất trực
tiếp tại công ty cổ phần công nghiệp ô tô – Vinacomin
...................................................................................................................
30
1.Giải pháp cải thiện hệ thống chiếu sáng
........................................................................................................
30
2.Giải pháp cải thiện hệ thống lọc bụi, hơi khí độc

........................................................................................................
30
3.Giải pháp giảm thiểu tiếng ồn trong sản xuất
........................................................................................................
31
KẾT LUẬN.............................................................................................................
34
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................
35

3


LỜI MỞ ĐẦU
Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người
lao động. Người lao động tạo ra của cải vật chất nuôi sống xã hội, giúp cho xã hội
phát triển và tiến bộ. Theo William Petty- người đặt nền móng cho trường phái
Kinh tế chính trị cổ điển ở Anh có nói: “Đất là mẹ, lao động là cha của mọi của
cải xã hội”. Nếu con người ngừng lao động, sẽ đồng nghĩa với việc xã hội ngừng
phát triển, ngừng hoạt động. Vì vậy, việc taọ điều kiện lao động phù hợp, tốt nhất
với người lao động là điểm cốt lõi để tạo động lực thúc đẩy xã hội phát triển toàn
diện.
Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của mọi doanh nghiệp là sản xuất
kinh doanh ổn định, thu nhập của người lao động ngày càng cao và có hiệu quả
kinh tế trong sản xuất kinh doanh. Cũng chính vì điều này mà các nhà quản lý,
các chủ đầu tư càng nhận ra được sự cần thiết của điều kiện lao động , cố gắng
vào cải thiện điều kiện lao động để khai thác được khả năng tiềm tàng của người
lao động một cách tốt nhất.
Xuất phát từ nhận thức trên và trải qua quá trình thực tập tại Công ty cổ
phần công nghiệp ô tô – Vinacomin, kết hợp với sự hướng dẫn tận tình của cô

giáo, em đã chọn đề tài : “Giải pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động cho
bộ phận sản xuất trực tiếp tại công ty cổ phần công nghiệp ô tôVinacomin” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Do trình độ và kinh nghiệm bản
thân còn hạn chế nên không tránh khỏi thiểu sót, em mong các thầy cô đóng góp
ý kiến bổ sung giúp đỡ em hoàn thiện đề tài để đề đề tài của em được thực thi
hơn.
Nội dung luận văn tốt nghiệp của em gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần công nghiệp ô tô –Vinacomin.
Chương 2: Thực trạng điều kiện lao động của bộ phận sản xuất trực tiếp tại
công ty cổ phần công nghiệp ô tô –Vinacomin.
Chương 3: Giải pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động cho bộ phận sản
xuất trực tiếp tại công ty cổ phần công nghiệp ô tô –Vinacomin.

4


Chương I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG
NGHIỆP Ô TÔ- VINACOMIN.
I/ Quá trình hình thành, phát triển và lĩnh vực hoạt động của
công ty cổ phần công nghiệp ô tô – Vinacomin.
1.
Giới thiệu về công ty cổ phần công nghiệp ô tô – Vinacomin.
Trong tiến trình phát triển và trong quy hoạch phát triển ngành cơ khí theo
chỉ đạo của Chính phủ, công ty công nghiệp Ôtô than Việt Nam ra đời trên cơ sở
sáp nhập : nhà máy đại tu ôtô Cẩm Phả và Công ty Cơ khí Cẩm Phả theo Quyết
định số: 549/QĐ- HĐQT ngày 11 tháng 4 năm 2003 của Hội đồng quản trị tổng
Công ty than Việt Nam nay là Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam
. Ngày 08 tháng 11 năm 2006 theo Quyết định số: 2463/HĐQT đổi tên thành:
Công ty Công nghiệp Ôtô-TKV. Ngày 19 tháng 9 năm 2007 Theo QĐ số:
2227/QĐ-HĐQT về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty
Công nghiệp Ô tô –TKV thành Công ty Cổ phần của tập đoàn Công nghiệp Than

– Khoáng sản Việt Nam. Nên từ ngày 22/2/2008 công ty có tên Công ty Cổ phần
công nghiệp Ô tô – TKV. Ngày 18/03/2010 đổi tên thành Công ty Cổ phần công
nghiệp ô tô – Vinacomin.
- Tài khoản: 10201 0000 223 652 - NH Công thương, TX Cẩm Phả - QN
- Điện thoại: 033.865.286
FAX: 033.862.398
- Mail:
&
- Địa điểm: Km7 - Đường Nguyễn Văn Cừ - Phường Cẩm Thịnh - Thị xã
Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh.
Hơn 40 năm xây dựng và phát triển công ty đạt được những thành tích sau:
+ Huân chương lao động hạng ba; nhì (các năm từ 1958 – 1980); huân
chương kháng chiến hạng nhì; hạng nhất (năm 1972); cờ thưởng thi đua khá nhất
ngành than của Bác Hồ (các năm 1966 – 1980).
+ Năm 2002 Bộ Công Nghiệp tặng cờ thi đua đơn vị dẫn đầu ngành cơ khí.
+ Năm 2004 được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân, năm 2004 và 2005 được Chính phủ tặng cờ thi đua đơn vị cơ khí.

2.
Cơ cấu tổ chức các phòng ban của công ty cổ phần công nghiệp ô
tô – Vinacomin.
*Sơ đồ cơ cấu tổ chứ bộ máy quản lý.
5


(Nguồn: phòng nhân lực)
*Chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban:
-Cấp quản lý Công ty.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh
Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc

thẩm quyền của Đại hội cổ đông.
-Ban Giám Đốc:
+ Giám Đốc và các phó Giám Đốc: điều hành công việc kinh doanh hàng
ngày của Công ty chịu sự giám sát của hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm
trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm
vụ được giao trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và làm
nghĩa vụ đối với Nhà nước theo luật định.
-Hệ thống các phòng ban chức năng: Gồm 11 phòng ban.
1.
Văn phòng giám đốc: Tham mưu, giúp việc giám đốc trong công tác
quản trị hành chính và văn phòng công ty, thư ký giám đốc, công tác thi đua khen
thưởng, công tác tuyên truyền quảng cáo, tổ chức sự kiện, làm việc với báo chí.
2.
Phòng kế toán thống kê: Chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động
tài chính của Công ty.
3.
Phòng tổ chức lao động - y tế: Giúp giám đốc quản lý trong lĩnh vực
y tế liên quan đến môi trường lao động, sức khỏe người lao động của công ty theo
đúng chuyên môn và quy định của pháp luật.
6


4.
Phòng bảo vệ-thanh tra-kiểm toán: Thực hiện thanh tra, kiểm tra các
đơn vị và cá nhân trong công ty trong việc tuân thủ pháp luật, tuân thủ các quy
chế, quy định của công ty ban hành.
5.
Phòng KDZ: Quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh (SXKD) dài hạn
và ngắn hạn.Kiểm soát chi phí trong sản xuất kinh doanh của công ty. Quản lý giá
và tiêu thụ sản phẩm xe lắp mới, hàng hóa nội địa hóa.Quản lý kế hoạch đầu tư

xây dựng cơ bản gồm: các dự án đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) và kế hoạch
sửa chữa tài sản cố định thuộc lĩnh vực xây dựng.Quản lý hợp đồng các loại.
6.
Phòng vật tư: Thực hiện chức năng quản trị công tác vật tư của công
ty
7.
Phòng điều khiển sản xuất: Điều hành, theo dõi, đôn đốc, giám sát và
đánh giá hoạt động của các phân xưởng, phòng ban trong quá trình thực hiện hoạt
động sản xuất công ty.
8.
Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiêm toàn bộ về kỹ thuật, khoa học
công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật phục vụ sản xuất, nghiên cứu chế tạo sản
phẩm mới.
9.
Phòng kinh doanh tổng hợp: Nắm bắt nhu cầu thị trường, lập kế
hoạch, tìm nguồn mua sắm vật tư cho sản xuất, cung ứng và chuẩn bị các điều
kiện cho sản xuất, nhận hàng gia công chế tạo, thanh quyết toán sản phẩm.
10.
Phòng an toàn môi trường công nghệ: Quản lý, bảo trì và phát triển
hệ thống cơ sở hạ tầng .
11.
Phòng KCS: Lập kế hoạch chất lượng, quy trình kiểm soát chất
lượng thông số và phương pháp kiểm tra, biểu mẫu, hướng dẫn, triển khai thực
hiện duy trì, đánh giá hoạt động của hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm cho
công ty, biện pháp điều chỉnh để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống.
-Khối sản xuất:
Bao gồm 07 phân xưởng.
1/ Phân xưởng sửa chữa Ôtô:
+ Nhận, đưa xe vào sửa chữa, tháo, lắp tổng thành.
+ Đảm bảo việc sửa chữa các cụm chi tiết chính, quan trọng của xe.

+ Lắp ráp tổng thành, nghiệm thu chạy thử, bàn giao xe.
2/ Phân xưởng S/c Cụm: Chuyên sửa chữa động cơ, cụm, hộp số thuỷ lực và
các thiết bị khai thác mỏ như máy xúc, máy gạt vv...
3/ Phân xưởng Kết cấu: Sửa chữa, chế tạo kết cấu của xe phần khung, toa,
ca bin, bao che, sơn sấy, các thiết bị sàng tuyển, bốc rót cho các Nhà máy tuyển
than.
4/ Phân xưởng Cơ điện: Sửa chữa máy móc thiết bị trong Công ty, chịu
trách nhiệm cung cấp năng lượng cho sản xuất và sinh hoạt (điện, nước, hơi
nóng, nén khí…), sửa chữa và xây lắp các công trình xây dựng, chăm lo đời
sống cho CBCNV, cấp phát các tiêu chuẩn, chế độ bồi dưỡng cho công nhân.
7


5/ Phân xưởng Cơ khí: Chế tạo, phục hồi các chi tiết phụ tùng ô tô, sản xuất
các sản phẩm cấu kiện cơ khí, tạo phôi bằng công nghệ dập rèn, sửa chữa săm
lốp ô tô, đồ gá, dụng cụ đắp ứng yêu cầu sản xuất, phục hồi chi tiết bằng công
nghệ mạ, nhiệt luyện hàn đắp
6/ Phân xưởng lắp ráp ô tô: Là phân xưởng duy nhất của Công ty thực hiện
nhiệm vụ lắp mới, bảo hành các loại xe tải nặng và xe chuyên dùng (xe KPAZ,
KAMAZ…). Cùng với các phòng chức năng tiếp nhận các bộ linh kiện, phụ
tùng lắp ráp theo hình thức giao nhận trực tiếp. Tổ chức, bố trí công nhân, kết
hợp với các chuyên gia lắp máy, chạy thử, kiểm định và bàn giao xe cho khách
hàng.
7/ Phân xưởng Khung vỏ xe: Sửa chữa, chế tạo kết cấu của xe phần khung,
toa, ca bin, bao che, sơn sấy, các xe vận tải hạng nặng, siêu nặng của các Công
ty Than và các Công ty trong và ngoài VINACOMIN.
II/ Đặc điểm nguồn lực của công ty cổ phần công nghiệp ô tôVinacomin.
1.
Máy móc thiết bị, nhà xưởng
Các loại máy móc thiết bị chia thành các nhóm thiết bị sau:

+ Nhóm thiết bị phục vụ cho sửa chữa các loại xe tải nặng, siêu nặng và xe
chuyên dùng: Gồm hai băng lắp ráp song song với 02 dây chuyền đồng bộ, hệ
thống khí nén, hệ thống làm sạch sơn và sấy, các thiết bị kiểm tra thiết bị an toàn,
trạm kiểm định nội bộ đi kèm theo các thiết bị chuyên dùng (theo các tiêu chuẩn
đăng kiểm của cục đo lường tiêu chuẩn Việt Nam), hệ thống lật khung các góc độ
và các thiết bị khác.
+ Nhóm thiết bị máy gia công cơ khí: Trang bị phục vụ cho các công nghệ
sản xuất như: máy rèn, máy dập phôi, máy cắt gọt phay, bào, mài, tiện, máy cưa
gia công phục hồi các chi tiết, bể mạ điện hoá và nhiệt luyện (các lò tôi cao tần).
+ Nhóm sửa chữa, tổ hợp khung vỏ và toa xe: gồm các loại máy hàn điện,
hàn hơi, máy hàn bán tự động, hàn một chiều, máy cắt tôn phẳng, máy uốn, máy
lốc tôn, máy sấn tôn và băng lật khung tổ hợp toa, sắt xi.
2.

Đặc điểm về Vốn :(Xem bảng 1)

Qua bảng cơ cấu vốn của công ty ,ta nhận thấy tổng vốn qua các năm tăng rõ
rêt. Tổng vốn năm 2014 tăng 22,5 % so với năm 2013, và tăng 33,6 % so với năm
2012. Điều này thể hiện công ty có sự mở rộng sản xuất theo từng năm.
- Vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần công nghiệp ô tô – vinacomin có sự
tăng nhẹ qua từng năm. Năm 2012 , vốn chủ sở hữu là 27.947.232.746 đồng, sang
8


năm 2013 vốn chủ sơ hữu tăng thêm 333.449.481 đồng so với năm 2012 và đến
năm 2014 thì đã tăng thêm 47.167.115 đồng so với năm 2013.
-Trong khi vốn chủ sở hữu có tăng nhưng tăng ít, thì vốn vay lại tăng cao.
Cụ thể ta thấy năm 2012 vốn vay chỉ là 59.435.876.236 đồng, thì đến năm 2013 là
67.142.016.418 đồng, và năm 2014 đã là 88.244.838.803 đồng. Vốn vay của công
ty thưởng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn. Năm 2012, vốn vay chiếm tỷ

trọng 68,02% tổng nguồn vốn, tới năm 2013 vốn vay đã chiếm 70,38% và đến
năm 2014 đã lên tới 75,75%. Như vậy thể hiện công ty đang dùng nguồn vốn
chiếm dụng càng ngày càng nhiều.
- Mang đặc thù của doanh nghiệp sản xuất, công ty có nguồn vốn lưu động
lớn hơn vốn cố định. Vốn cố định của năm 2012 có tỷ trọng là 16,56% , sang
năm 2013 có sự giảm nhẹ còn 14,38% và tới năm 2014 còn 10,76%. Trong khi đó
Vốn lưu động của công ty có dấu hiệu tăng dần qua các năm. Năm 2013 vốn lưu
động tăng 8.825.158.533 đồng so với năm 2012, và năm 2014 số vốn lưu động đã
tăng 22.414.407.640 đồng so với năm 2013. Cơ cấu vốn như vậy là hợp lý.

9


Bảng 1: Cơ cấu vốn của công ty qua 3 năm 3012-2014
Đơn vị tính: đồng
Năm 2012
Số lượng

Tổng

87.383.108.98
0

Năm 2013
Tỷ
trong
(%)

Số lượng


Năm 2014
Tỷ
trong
(%)

100

95.467.865.850

27.947.232.746

31,98

28.280.682.227

29,62

59.435.876.23
6

68,02

67.142.016.418

Số lượng

100 116.718.909.699

Tỷ
trong

(%)

So sánh (+/-) 2013/2012

So sánh (+/-) 2014/2013

Số tuyệt đối

Số tuyệt đối

%

%

100

8.084.756.870

9,2

21.251.043.850

28.325.849.432

24,25

333.449.481

1,2


45.167.115

0,2

70,38

88.244.838.803

75,75

7.706.140.182

13 21.102.282.822.390

31,4

Chia theo sở hữu
VCSH
-Vốn vay

Chia theo tính chất
VCĐ

14.469.863.53
7

16,56

13.729.461.877


14,38

12.566.098.090

10,76

-740.401.660

-5,1

-1.163.363.787

-8,4

- VLĐ

72.913.245.440

83,44

81.738.403.973

85,62 104.152.811.609

89,24

8.825.158.533

12,1


22.414.407.640

27,4

(Nguồn: phòng tài chính)

10


3.
Đặc điểm về Nhân lực.(Xem bảng 2)
Qua những số liệu cụ thể , ta nhận thấy rằng tình hình lao động của Công ty
năm 2014 tổng số cán bộ công nhân viên giảm 62 người so với năm 2013 (Tương
đương 10.15%). Năm 2013 so với 2012 giảm 200 người ( tương đương 24,85
%) .Tổng số CBCNV năm 2014 là: 543 người trong đó bao gồm:
- Công nhân gián tiếp chiếm 13.65%. Giảm 7,94% so với năm 2013- Công
nhân sản xuất chiếm 86.35%. Giảm 13,65% so với năm 2013.
Tổng số CBNV năm 2013 là:605 người. trong đó gồm:
- Công nhân gián tiếp chiếm 20,83%. Giảm 8,7% so với năm 2012- Công
nhân sản xuất chiếm 86.35%. Giảm 28,19% so với năm 2012.
*Về trình độ lao động đã có nhiều sự chuyển biến. Tuy tổng số CBCNV từ
2012 đến 2014 giảm 32,55% nhưng trình độ đại học và cao đẳng lại tăng
116,17%, Trung cấp giảm 2,7% .
Đội ngũ quản lý có trình độ chuyên môn cao, hầu hết đã được đào tạo qua
các trường đại học, cao đẳng trong cả nước.


Bảng 2: Cơ cấu nhân lực của công ty qua 3 năm (2012-2014)

Năm 2012

Số
lượng
Tổng số lao động
Phân theo tính chất lao động
-Lao động trực tiếp
-Lao động gián tiếp
Phân theo giới tính
-Nam
-Nữ
Phân theo trình độ
-Đại học và trên Đại học
-Cao đẳng và trung cấp
-THPT hoặc THCS
Phân theo độ tuổi
-Trên 45 tuổi
-Từ 35 tuổi đến 45 tuổi
-Từ 25 tuổi đến 35 tuổi
-Dưới 25 tuổi

Năm 2013

Năm 2014

So sánh tăng,giảm
2013/2012

Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số tuyệt %
(%)
(%)
(%)

đối

So sánh tăng,giảm
2014/2013
Số tuyệt %
đối

805

100

605

100

543

100

-200

75.15

-62

89.75

667
138


82.55
17.45

479
126

79.17
20.83

427
116

78.63
21.37

-12
-188

91.30
71.81

-10
-52

92.06
89.51

504
301


62.60
39.40

499
106

82.47
17.53

358
185

65.93
34.07

-5
-195

99.01
35.21

-141
79

71.74
174.5

136
74
595


16.89
9.19
73.92

140
68
397

23.14
11.24
65.62

158
72
313

29.09
13.26
57.65

18 112.86
4 105.88
-84 84.01

4
-6
-198

102.94

91.89
66.72

205
260
104
236

25.46
32.29
12.91
29.31

154
234
153
64

25.45
38.67
25.28
10.58

100
132
213
98

18.41
24.31

39.22
18.05

-51 75.12
-26
90
49 147.11
-172 27.11

-54
-102
60
34

64.93
56.41
139.21
153.12

(Nguồn: phòng lao động)


4. Kết quả sản xuất kinh doanh. (Xem bảng 3)
Hàng năm Công ty đều hoàn thành các chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra cả về:
doanh thu, tổng số lao động, lương công nhân, năng suất lao động...
- Về giá trị doanh thu hàng năm Công ty đều hoàn thành các chỉ tiêu kế
hoạch Tập đoàn giao, doanh thu năm 2014 cao hơn so với năm 2013, doanh thu
tăng hơn so năm 2013 là 40.884 triệu tăng 115.4%. Năm 2014 doanh thu của
công ty đã vượt mức kế hoạch năm và cao hơn 2013 là do thực hiện tốt kế hoạch
phối hợp sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, được sự hỗ trợ của của tập đoàn

- Tổng số lao động giảm dần qua từng năm, năm 2013 giảm 25% so với năm
2012 và đến năm 2014 thì giảm tiếp 11 %. Như vậy công ty đã và đang thực hiện
tinh giảm biên chế, sử dụng các công nhân làm việc kiêm nhiệm.
- Nhờ các chính sách đúng đắn nên lợi nhuận sau thuế được nâng lên đáng
kể qua 3 năm. Lợi nhuận sau thuế năm 2013 tăng 21,6%, năm 2014 tăng 199,7%.
Đây là bước nhảy vọt đáng kể của công ty cũng như tập đoàn Than Khoáng sản
Việt Nam.
Nguyên nhân:
- Đội ngũ tiếp thị, thị trường của Công ty năng động tìm được nhiều hợp
đồng từ các mỏ và các công ty trong và ngoài tập đoàn, do đó sản lượng hiện vật
xe sửa chữa tại Công ty đạt kế hoạch.


Bảng 3: Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2012-2014
TT Các chỉ tiêu chủ yếu

Đơn vị Năm
tính
2012

Năm
2013

Năm 2014

So sánh tăng, giảm So sánh tăng, giảm
2013/2012
2014/2013
Số tuyệt đối


1
2
3

4
5
6
7

Doanh thu tiêu thụ theo giá hiện hành
Tổng số lao động
Tổng vốn kinh doanh bình quân.
3a. Vốn cố định bình quân
3b.Vốn lưu động bình quân

Triệu đ
Người
Triệu
đồng

Lợi nhuận sau thuế
Nộp ngân sách
Thu nhập BQ 1 lao động (V)

Triệu đ
Triệu đ
1.000đ/
tháng
Năng suất lao động BQ năm (7)=(1)/ Triệu
(2)

đồng

246.364
805
87.383

%

Số tuyệt
đối

%

14.469

265.184
605
95.467
13.729
81.738

306.068
543
116.718
12.566
104.152

18.820
-200
8.084

-740.041
8.825

107,6
75,15
9,2
-5,1
12,1

40.884
-62
21.251
-1.163
22.414

115,4
89,75
22,5
-8,4
27,4

72.913
960
173
4.025

1.168
265
4.696


3.500
356
5.821

208
92
671

121,6
113,3
116,7

2.332
91
1.125

299,7
115,2
123,9

306,04

438,32

563,66

132,28

143,5


125,34

128,6

8

Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu tiêu thụ Chỉ số
(8)=(4)/(1)

0,0039

0,0044

0,0114

9
10

Tỷ suất lợi nhuận / vốn KD (9)=(4)/(3) Chỉ số
Số vòng quay vốn lưu động (10)=(1)/ Vòng

0,011
3

0,012
3

0,029
2


(Nguồn: Phòng kinh doanh)


Chương II. THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CỦA BỘ
PHẬN SẢN XUẤT TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG
NGHIỆP Ô TÔ- VINACOMIN.
I/ Thực trạng điều kiện lao động của bộ phận sản xuất trực tiếp tại công
ty cổ phần công nghiệp ô tô –Vinacomin
1.
Đặc điểm về lao động trực tiếp của công ty cổ phần công nghiệp ô
tô- Vinacomin.
- Do chuyển đổi hình thức sở hữu , phương pháp quản lý được sử dụng triệt
để , quy trình công nghệ cũng như máy móc thiết bị được đổi mới nên số cán bộ
công nhân viên của Công ty đến nay là hơn 500 người, quy mô lao động của công
ty trong 3 năm vừa qua có nhiều biến động .
- Hiện nay tỷ lệ nam/nữ của công ty là 3/1, số lao động nam chiếm tỷ trọng
cao do đặc thù sản xuất của công ty khá nặng nhọc và việc phân bố này cũng liên
quan đến tình trạng sức khỏe của người lao động trong công ty.
- Xét riêng về bộ phận lao động trực tiếp , năm 2014 công ty có sử dụng 427
công nhân lao động trực tiếp, làm trong 7 phân xưởng. Công nhân kỹ thuật có tay
nghề bình quân tương đường bậc 5/7 với hệ số lương là 3,45. Khi khảo sát 100
công nhân ở các phân xưởng thì cho kết quả là có tới 47 người gắn bó với công ty
đã trên 10 năm. Hầu hết các công nhân được đào tạo chính quy tại Trường cao
đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm nằm ngay trên địa bàn tỉnh.
2.

Đặc điểm ngành nghề của công ty.

Công ty cổ phần công nghiệp ô tô –vinacomin thuốc tập đoàn TKV có một
tiềm năng lớn về lĩnh vực chế tạo và sửa chữa trong ngảnh ô tô với các ngành nghề

sản xuất kinh doanh chính là:
- Sản xuất, lắp ráp xe ô tô vận tải, xe ô tô chuyên dùng, xe ô tô du lịch. Chế
tạo thiết bị, chế tạo, phục hồi vật tư phụ tùng, các thiết bị sàng tuyển.
- Sửa chữa, cải hoàn, bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô các loại, xe máy thi công, thiết
bị mỏ, thiết bị năng lượng, thiết bị khoáng sản, các thiết bị sàng tuyển.
- Xây lắp các công trình công nghiệp, nông nghiệp, giao thông thuỷ lợi,
đường dây và trạm biến áp.
- Mua bán, nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng hàng hóa phục vụ sản xuất


và đời sống.
- Dịch vụ tư vấn kỹ thuật chuyên ngành ô tô.
Công ty được trang bị nhiều dây chuyền công nghệ hiện đại để sửa chữa và
lắp ráp các sản phầm, đáp ứng nhu cầu của phần lớn các đơn vị trong tập đoàn
TKV.
Do đặc điểm quy trình sản xuất của ngành cơ khí nên người lao động trực tiếp
trong công ty thường xuyên phải làm trong môi trường tiếng ồn lớn, nhiệt độ cao,
phát sinh nhiều bụi và hơi khí độc , tiếp xúc với dầu, mỡ…làm ảnh hưởng đến sức
khỏe người lao động từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả lao động. Các yếu tố
nguy hiểm có hại phát sinh trong quy trình sản xuất là:
- Tai nạn lao động trong quá trình sản xuất va quệt vào các góc sắc nhọn của
gang thép, sắt vụn hay gang sắt vụn rơi vào chân. Tai nạn do kim loại nóng bắn
vào người, do điện giật, va đập vào các máy móc, ngã cao…
- Người làm việc trong phân xưởng cơ khí chuyên chế tạo , phục hồi các chi
tiết phụ tùng ô tô, sản xuất các sản phẩm cấu kiện cơ khí …phải làm việc trong
môi trường có nhiệt độ cao , phải chịu ảnh hưởng bức xạ từ lò nhiệt luyện hàn đắp,
kim loại nóng chảy và công nghệ mạ.
- Trong mỗi khâu sản xuất tại các phân xưởng , người lao động đều phải tiếp
xúc với dầu mỡ . Đặc biệt trong phân xưởng sửa chữa ô tô và phân xưởng cơ điện,
người lao động luôn luôn phải tiếp xúc với dầu, mỡ, sơn khiến họ hít nhiều phải hơi

độc và thường gặp vấn đề về da liễu.
3. Đặc điểm về trang thiết bị
- Các loại máy móc thiết bị chia thành các nhóm thiết bị sau:
+Nhóm thiết bị phục vụ cho sửa chữa các loại xe tải nặng. siêu nặng và xe
chuyên dùng. Gồm: 02 băng lắp ráp song song với 02 dây chuyền đồng bộ (Liên
Xô-1978), hệ thống khí nén (Italia-2003), hệ thống làm sạch và sơn sấy (Việt Nam2012), các thiết bị kiểm tra an toàn, trạm kiểm định nội bộ đi kèm các thiết bị
chuyên dùng (theo các tiêu chuẩn đăng kiểm của cục đo lường tiêu chuẩn Việt
Nam) (Mỹ, Nhật - 2012), hệ thống lật khung các góc độ và các thiết bị khác(Liên
Xô-1982). Đối với sửa chữa xe tải nặng gồm hệ thống phần tổng thành xe: về kiểm
tra lái bộ phận trợ lực, máy thử truyền lực cầu sau (Liên Xô- 1982)… Đối với sửa
chữa phần động cơ, hộp số có các loại máy như : băng thử động cơ chạy đà (Liên


Xô - 1981), hiệu chỉnh các thông số, áp lực (Mỹ, Nhật-2012),; băng thử hộp số
MH1500 thử tốc độ , nhập các số tại các tốc độ khác nhau, thử thủy lực, áp lực
bơm van, máy mài trục cơ, máy đánh bóng, máy khoét biên.
+Nhóm thiết bị máy gia công cơ khí: Trang bị phục vu cho các công nghệ sản
xuất như: máy rèn (Trung Quốc -2006), máy dập phôi (Đài Loan-2005), máy cắt
gọt phay, bào, mài , máy tiện (Liên Xô 1977), máy cưa gia công phục hồi các chi
tiết , bể mạ điện hóa và nhiệt luyện (các lò tôi cao tần) (Liên Xô-1982).
+Nhóm sửa chữa , tổ hợp khung vỏ và toa xe: gồm các loại máy hàn điện,
hàn hơi, máy hàn bán tự động, hàn một chiều, máy tốn phẳng, máy uốn, máy lốc
tôn (Italia-2003), máy sấn tôn (Bỉ- 2002)và băng lật khung tổ hợp toa, sắt xi (Liên
Xô-1982).
- Công ty chủ yếu sử dụng các loại máy móc thiết bị mới nhập khẩu . Tuy
nhiên Công ty vẫn còn sử dụng một số máy móc thiết bị cũ được nhập khẩu từ lâu
của Liên Xô, Trung Quốc. Trải qua một thời gian dài sử dụng cũng như nhiều lần
đại tu, sửa chữa số thiết bị đó đã trở nên cũ kỹ, lạc hậu, dễ hư hỏng và đặc biết là
chúng tạo ra nhiều tiếng ồn, bụi và bức xạ nhiệt gây tác động xấu tới người lao
động.

4. Đặc điểm về thời gian lao động.
- Công nhân làm việc 8h/ca (1 ngày công). Vì đặc thù công việc nên công
nhân lao động trực tiếp đi làm chuyên ca 1. Bắt đầu từ 7h30 sáng và tan ca lúc
16h30 chiều. Thời gian nghỉ giữa ca là 1 tiếng đồng hồ, bắt đầu từ 11h30 đến
12h30.
5.
Các chính sách về điều kiện lao động của công ty cổ phần công
nghiệp ô tô- vinacomin.
Công tác cải thiện điều kiện lao động đã được sự quan tâm , chú ý đặc biệt của
các cấp lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty vì Công ty hiểu
rẳng điều kiện lao động là nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động , đảm bảo sức
khỏe , an toàn cho người lao động. Công ty từng bước kiện toàn lại bộ máy hoạt
động về cải thiện lao động cũng như hình thức hoạt động cho phù hợp với mô hình
của công ty cổ phần. Hàng năm công ty đều xây dựng chương trình cải thiện điều
kiện lao động cho phù hợp ngành nghề, thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo định
kỳ…từ đó có sự kiểm tra giám sát theo chức năng được phân công để đáp ứng đầy
đủ các yêu cầu của cải thiện điều kiện lao động, đề xuất các biện pháp khắc phục


thiếu sót, tồn tại để cùng phấn đấu làm tốt hơn nữa cải thiện điều kiện lao động,
giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, giúp tăng năng suất lao động.
- Công ty luôn có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị cũng như nhà xưởng
được thực hiện đúng chu kỳ đề ra, góp phần không nhỏ để cải thiện điều kiện lao
động. Công ty dành nhiều nguồn lực để liên tục đầu tư trang thiết bị hiện đại, đổi
mới công nghệ , cải tạo cơ sở vật chất…góp phần cải tạo môi trường.
- Ban giám đốc cùng ban chấp hành Công đoàn công ty luôn bàn bạc tìm cách
duy trì và đẩy mạnh các hoạt động về an toàn lao động. Thường xuyên tuyên truyền
, vận động, giáo dục người lao động thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động.
Công ty tổ chức huấn luyện lần đầu đúng quy định 3 bước cho người lao động mới.
Huấn luyện lại định kỳ cho tất cả người lao động của các ngành nghề trong công ty

về quy trình, quy phạm, nội quy, quy định an toàn của các hạng mục.
- Công ty xây dựng quy chế, quy chuẩn về an toàn và bảo hộ lao động phổ
biến đến từng người lao động trong công ty, đồng thời niêm yết những điểm chính
của nội quy đã được niêm yết ở nơi làm việc , phòng tuyển dụn lao động và những
nơi cần thiết khác trong công ty. Công ty còn chú trọng tăng cường công tác tự
kiểm tra công tác an toàn và bảo hộ lao động ở các cấp.
6.
Thực trạng điều kiện lao động tại công ty cổ phần công nghiệp ô
tô – vinacomin. (xem sơ đồ mặt bằng công ty cuối luận văn ).
Nơi làm việc của các bộ phận sản xuất trực tiếp phân bố tại trung tâm không
gian của doanh nghiệp với diện tích sản xuất chung là 28.000 m 2. Các phân xưởng
(các khu) nằm xen kẽ nhau, tập trung lại khiến lối đi trật hẹp. Giữa các phân xưởng
không bố trí được hàng rào cây xanh ngăn cách dẫn tới nhiều tác động không tốt
cho điều kiện lao động.
a.
Tiếng ồn, ánh sáng tại nơi làm việc.
•Tiếng ồn tại nơi làm việc.
+Do đặc điểm quy trình sản xuất của ngành cơ khí nên người lao động trực
tiếp trong công ty thường xuyên phải làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn,
phát sinh nhiều bụi và hơi khí độc làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động
từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả lao động. Trong mỗi khâu sản xuất đều tạo
ra tiếng ồn, đặc biệt khu vực trong phân xưởng sửa chữa và phân xưởng lắp ráp có
tiếng ồn rất lớn. Nguồn phát ra tiếng ồn là : máy móc, công cụ phục vụ sản xuất;
tiếng ồn phát khi cắt, gọt, bào vật liệu; ngoài ra , tiếng ồn từ quạt công nghiệp
thông gió cũng ảnh hưởng phần nào.
•Ánh sáng trong sản xuất
Theo sự phát triển của sản xuất, đặc điểm của lao động cũng có những thay
đổi theo hướng sau:



- Độ chính xác của công việc ngày càng tăng
- Lượng thông tin ngày càng nhiều
- Nhịp độ công việc ngày cảng khẩn trương
Do vậy nhu cầu chiếu sáng trong sản xuất ngày cảng cao. Thị lực của con
người phụ thuộc rất lớn về ảnh sáng. Độ chiếu sáng tăng thì thị lực cũng tăng và ổn
định của thị lực cũng lâu bền. Chiếu sáng trong sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp
đến năng suất lao động, đến sức khỏe và an toàn lao động của công nhân. Các công
trình nghiên cứu về chiếu sáng đã cho thấy những cải tiến về chiếu sáng thường
nâng cao năng suất lao động từ 5-10%.
Hiểu được điều này , công ty Cổ phần công nghiệp ô tô –Vinacomin luôn cố
gắng đảm bảo chiếu sáng theo tiêu chuẩn quy định. Công ty sử dụng kết hợp cửa
sổ và cửa trời để chiếu sáng tự nhiên. Xưởng làm việc của người lao động trực tiếp
được xây dựng ở khoảng đất rộng, không có vật che ánh sáng để có thể bố trí được
cửa ở cả 4 mặt xưởng để có được nhiều ánh sáng tự nhiên hơn. Hệ thống các cửa
đó thường xuyên được lau chùi hàng ngày , bảo quản để đảm bảo ánh sáng trong
thời gian làm việc.
Một số khu vực văn phòng còn nằm xen kẽ với khu vực sản xuất , vị trí của
các phân xưởng bị che khuất, gây bóng đổ nên hệ thống ánh sáng tự nhiên chưa
phát huy hết được hiệu quả. Ánh sáng tự nhiên cũng có một vài nhược điểm, vì vậy
Công ty đã kết hợp sử dụng cả ánh sáng nhân tạo. Trong chiếu sáng nhân tạo, trước
đây công y sử dụng bóng đèn sợi đốt nay đã thay thế bằng đèn huỳnh quang và đèn
compact 75W, số lượng bóng không tăng nhưng mức tiêu hao năng lượng giảm
hẳn và vẫn đảm bảo độ chiếu sáng trong sản xuất .
Với tổng diện tích sản xuất chính là 28000 m 2, công ty sử dụng hơn 9000
bóng đèn . Như vậy, trung bình cứ 3m2 nhà xưởng là có 1 bóng đèn huỳnh quang
hoặc đèn compact.
b.
Bụi, hơi khí độc và vi khí hậu trong sản xuất.
•Bụi, hơi khí độc
Tác hại nguy hiểm nhất của bụi và hơi khí độc là gây bệnh bụi phổi. Ngoài ra

còn gây bệnh đường hô hấp, viêm mũi, họng, khí- phế quản, các bệnh ngoài da,
các bệnh đường tiêu hóa, gây chấn thương mắt.
Khí độc phát sinh trong qúa trình sơn sấy trong phân xưởng Kết cấu , trong
khâu sửa chữa, chế tạo kết cấu xe phần khung, toa, ca bin , bao che…
•Vi khí hậu
Trong sản xuất Công ty thường hay gặp vi khí hậu nóng, vì vậy công ty thiết
kế nhà xưởng rất thoáng mát, không khí được lưu thông tốt, có quạt thông gió ở
các nhà xưởng. Hiện nay trong các phân xưởng Công ty dùng các quạt mát công
nghiệp để thối mát cục bộ nhằm tạo ra sự lưu thông không khí , làm cho mồ hôi dễ


b2qay hơi và làm cho người lao động cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn, đây là một
biên pháp thông gió nhân tạo được Công ty áp dụng vì nó đơn giản và ít tốn kém.
Tuy nhiên, do yêu cầu đặc trương của sản xuất là phát sinh bụi và làm giảm độ ẩm
nên ở một số vị trí không thể dùng quạt mát công nghiệp để thổi trực tiếp vào
người lao động. Với luồng công suất lớn của quạt công nghiệp sẽ gây cảm giác khó
chịu do áp lực của tốc độ lưu chuyển không khí quá lớn và ảnh hưởng không tốt tới
sức khỏe người lao động , làm cơ thể bị mất nhiệt nhanh không bù đắp dễ gây
choáng, cảm đột ngột.
Công ty lên kế hoạch về cải thiện điều kiện lao động một cách rõ ràng và chi
tiết. Ngoài các loại thiết bị và biện pháp bảo vệ: bao che, bảo hiểm, báo hiệu tín
hiệu, khoảng cách an toàn, cơ cấu điều khiển, phanh hãm, tự động hoá, các thiết bị
an toàn riêng biệt... nhằm ngăn ngừa chống ảnh hưởng xấu của các yếu tố nguy
hiểm do sản xuất gây ra cho người lao động, trong nhiều trường hợp cụ thể cần
phải thực hiện một biện pháp phổ biến nữa là trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
cho từng người lao động.
Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân được chia làm bảy loại theo yêu cầu bảo
vệ như: bảo vệ mắt, bảo vệ cơ quan hô hấp, bảo vệ cơ quan thính giác, bảo vệ tay,
bảo vệ chân, bảo vệ thân và đầu người.
-Trang bị bảo vệ mắt : Công ty trang bị kính bảo hộ trắng, ôm sát khu vực

mắt có tác dụng ngăn chặn các vật thể bay vào mắt.
-Trang bị bảo vệ cơ quan hô hấp:Công ty trang bị mặt nạ và khẩu trang (tùy
theo công việc của từng phân xưởng ) Mục đích của loại trang bị này là tránh các
loại hơi, khí độc, các loại bụi thâm nhập vào cơ quan hô hấp.
-Trang bị bảo vệ cơ quan thính giác:Nhằm ngăn ngừa tiếng ồn tác động xấu
đến cơ quan thính giác của người lao động. Công ty có trang bị:
+ Nút bị tai: đặt ngay trong ống lỗ tai, khi chọn loại nút bịt tai thích hợp tiếng
ồn sẽ được ngăn cản khá nhiều.
+ Bao úp tai: che kín cả phần khoanh tai dùng khi tác động của tiếng ồn
-Trang bị phương tiện bảo vệ đầu:Với yêu cầu cần bảo vệ là chống chấn
thương cơ học, công ty có cho công nhân sử dụng mũ bảo hộ với chất liệu nhựa
cứng, nhẹ và thống gió tốt, có đai an toàn.
-Trang bị phương tiện bảo vệ chân và tay:


+ Bảo vệ chân thường dùng ủng hoặc giày các loại: chống ẩm ướt, chống ăn
mòn của hoá chất, cách điện, chống trơn trượt, chống rung động .....
+ Bảo vệ tay thường dùng bao tay các loại, yêu cầu bảo vệ tay cũng tương tự
như đối với bảo vệ chân.
-Quần áo bảo hộ lao động:Quần áo bảo hộ trang bị cho công nhân là quần áo
được làm bằng chất liệu bảo vệ thân người lao động khỏi tác động của nhiệt, tia
năng lượng, hoá chất, kim loại nóng chảy bắn phải và cả trong trường hợp áp suất
thấp hoặc cao hơn bình thường.
Bảng 4: Trang bị bảo hộ lao động cho 1 người lao động năm 2014
STT
Trang bị
Trị giá (đồng)
Số lần cấp
Tổng trị giá (đồng)
1

Quần áo bảo hộ (bộ)
400.000
01
400.000
2
Giày ủng+ bao
100.000
02
200.000
3
Mũ nhựa bảo hộ (cái)
100.000
01
100.000
4
Nút bịt tai,úp tai (đôi)
100.000
01
100.000
5
Mặt nạ, khẩu trang
50.000
02
100.000
6
Kính bảo hộ (cái)
100.000
01
100.000
Tổng trị giá bảo hộ lao động cho 1 công nhân/1 năm

1.000.000
(Nguồn: phòng quản lý chất lượng)
Trang bị bảo hộ lao động được phân phối bởi công ty cổ phần vật tư –
Vinacomin cũng thuộc tập đoàn TKV cung cấp. 3 năm trở lại đây Công ty không
thay đổi mẫu mã cũng như chất liệu cho nên trị giá cho 1 bộ bảo hộ lao động
không có nhiều thay đổi.
Bảng 5 : Chi phí cải thiện điều kiện lao động tại công ty năm 2014
Đơn vị tính: nghìn đồng
TT

Tên mục

Năm
2013
92.000

Năm
2014
100.000

I

Biện pháp về kỹ thuật AT-PCCN

1

Kiểm định KTAT các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về
an toàn lao động

10.000


10.000

2

Sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện trong toàn công ty

15.000

12.000

3

Nâng cấp , sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị trong công ty

60.000

70.000

4

Mua sắm , bảo dưỡng các dụng cụ PCCC trong công ty

7.000

8.000

II

Biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng chống

độc hại, cải thiện điều kiện lao động

168.000

192.000


5

Sửa chữa, bảo dưỡng , chăm sóc nạo vét toàn bộ hệ thống
cây xanh, cấp thoát nước trong công ty

8.000

10.000

6

Nâng cấp , sửa chữa bảo dưỡng các quạt mát trong các
xưởng

11.000

12.000

7

Nâng cấp, sửa chữa bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng trong
các xưởng


9.000

10.000

8

Nâng cấp, sửa chữa bảo dưỡng hệ thống nhà xưởng

140.000

160.000

200.000

230.000

III Chăm sóc sức khỏe người lao động
IV

Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện về bảo hộ lao động

21.000

21.000

V

Trang bị bảo vệ cá nhân (quần ,áo, mũ nhựa, khẩu
trang)


505.000

543.000

986.000

1.065.000

Tổng chi phí:

(Nguồn: phòng quản lý chất lượng)
Qua số liệu 2 năm 2013 và 2014 , ta có thể nhận rõ được công tác cải thiện
điều kiện lao động của công ty đã được quan tâm. Ngoài mục tuyên truyền giáo
dục, huấn luyện về bảo hộ lao động là chi phí 2 năm bằng nhau , thì tất cả các mục
còn lại đều được đầu tư thêm chi phí. Mục biện pháp về kỹ thuật an toàn phòng
chống cháy nổ năm 2014 cao hơn năm 2013 là 2.000.000 đồng ( tăng 8,69%). Mục
biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động , phòng chống độc hại , cải thiện điều kiện
lao động trong năm 2014 cũng đã tăng thêm 24.000.000 đồng ( tăng 14,28%). Chi
phí dành cho chăm sóc sức khỏe người lao động cũng được nâng lên là
230.000.000 đồng, tức tăng 30.000.000 đồng (15%) so với năm 2013. Các trang bị
bảo vệ cá nhân đồng thời được quan tâm, tăng thêm 38.000.000 đồng ( tăng 7,52%)
so với năm trước đó. Tổng chi phí cải thiện năm 2014 cao hơn năm 2013 là
79.000.000 đồng. Nhận định chung, công ty cổ phần công nghiệp ô tô Vinacomin
đã có quan tâm đến công tác cải thiện điền kiện lao đông, song chưa đáng kể.
II/ Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khỏe và kết quả của người
lao động
1. Tình trạng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Bảng 6: Thống kê tình hình tai nạn lao động trong công ty năm 2012-2014
Năm
Tổng số vụ tai nạn


2012

2013
9

2014
3

4


-Số vụ tai nạn lao động
-sốnạn
vụ TNLĐ
nhẹ
-Số vụ tai
giao thông
-Số vụ tai nạn khác
-Số người bị tai nạn lao động

2
2
1
52
02
31
2
1
0

2
2
1
(Nguồn: phòng quản lý chất lượng)
Qua bảng thống kê ta có thể thấy tình hình tai nạn lao động trong công ty qua
3 năm có sự biến đổi. Xét năm 2012, nếu tổng số vụ tai nạn là 9 thì thực tế tai nạn
lao động chỉ là 2 vụ với 2 người bị tai nạn ( chiếm 22,22%), trong khi tai nạn xe
máy và tai nạn khác chiếm 88,88%. Đến năm 2013 , số vụ tai nạn lao động vẫn
không giảm, vẫn là 2 vụ nhưng số vụ tai nạn khác giảm chỉ còn 1 vụ và đặc biệt
không có vụ tai nạn giao thông nào. Năm 2014, tổng số vụ tai nạn lại tăng lên là 4
vụ, trong đó số vụ tai nạn lao động giảm so với năm trước là 1 vụ, nhưng trong đó
tai nạn giao thông lại tăng vọt lên thành 3 vụ.

Bảng 7: Nguyên nhân gây tai nạn lao động trong năm 2012-2014
TT
1
2
3
4
5

Nguyên nhân

Số vụ tai nạn lao động
2012
2013
2014
Vi phạm quy trình , quy phạm an toàn
1
1

0
Điều kiện lao động, thiết bị không an toàn
1
1
1
Chưa huấn luyện kỹ thuật an toàn
0
0
0
Không có phương tiện bảo vệ cá nhân
0
0
0
Nguyên nhân khác
0
0
0
Tổng
2
2
1
(Nguồn: phòng quản lý chất lượng)

Số lượng công nhận bị tai nạn lao động giản dần qua các năm. Những năm
trước đây trong công ty đã có người lao động mắc bệnh nghề nghiệp tuy nhiên số
lượng mắc bệnh ít, chủ yếu là bệnh phổi. Những năm gần đây, công tác cải thiện
điều kiện lao động đã được quan tâm đúng mức nên đã giảm thiểu tác hại của các
yếu tố vệ sinh phòng bệnh lên người lao động.
Bảng 8: Phân loại sức khỏe năm 2014



Loại SK
Chỉ tiêu
Tổng LĐ
Nam
Nữ

Loại I

Loại II

Loại III

Loại IV

Loại V

SL

SL

SL

%

SL

%

SL


%

%

%

163
96
67

30
17,7
12,3

216
140
76

39,7
25,8
13,9

127 23,4
31 5,7
6 1,2
75 13,8
22 4,7
2 0,4
52 9,6

9 1,6
4 0,7
(Nguồn:trung tâm Y tế dự phòng)

Tình hình phân loại sức khỏe của công nhân năm 2014 nhìn chung có nhiều
khả quan. Sức khỏe loại I và loại II chiếm phần đông là 69,7 %. Tuy nhiên vẫn còn
những người lao động có sức khỏe trung bình và yếu một phần do thể trạng của
người lao động nhưng điều kiện lao động không thuận lợi như : tiếng ồn, bụi, hóa
chất độc cũng đã làm giảm sức khỏe của họ. Với các trường hợp này, Công ty tùy
theo thực trạng mà xem xét , ví dụ như: nếu công nhân sức khỏe loại III có thể lao
động thì công ty vẫn bố trí công việc, còn công nhân sức khỏe loại IV và loại V
công ty sẽ khuyễn khích về hưu hoặc về hưu trước tuổi…
Bảng 9: Phân loại bệnh tật năm 2014
TT

Tên nhóm bệnh

1
Thiếu chiều cao
2
Thiếu cân nặng
3
Bệnh mắt
4
Răng hàm mặt
5
Tai mũi họng
6
Huyết áp
7

Da liễu
8
Hệ vận động
9
Tiêu hóa
10 Nội tiết
11 Tiết niệu
12 Tâm thần kinh
13 Hô hấp
14 Tuần hoàn
Tổng số trường hợp

Số trường hợp (người)

% (so với tổng số trường
hợp) )
1,31

4
3
0,98
70
22,95
84
27,54
32
10,49
18
5,9
42

13,77
33
10,81
19
6,22
3
0,98
2
0,65
5
1,63
13
4,26
6
1,96
334
100
(Nguồn:trung tâm Y tế dự phòng)

Trước khi cải thiện điều kiện lao động là một trong những công tác trọng
điểm trong việc bảo vệ sức khỏe người lao động và tăng nắng suất lao động , tình


trạng sức khỏe của người lao động trong công ty chủ yếu là loại III, khi công tác
cải thiện điều kiện lao động bắt đầu được quan tâm thì sức khỏe của người lao
động chủ yếu là loại II và loại III. Đến nay , cùng với sự quan tâm và hành động
của công ty về công tác cải thiện điều kiện lao động thì sức khỏe người lao động đã
được nâng cao rõ rệt, sức khỏe tốt loại I và loại II chiếm số đông. Tuy nhiên vẫn
còn những người lao động có sức khỏe trung bình và yếu một phần do thể trạng
của người lao động nhưng điều kiện lao động không thuận lợi như tiếng ồn, bụi,

hóa chất độc cũng đã làm giảm sức khỏe của họ.
Theo kết quả thống kê tình hình bệnh tật của người lao động trong công ty, tỷ
lệ người lao động mắc bệnh Răng hàm mặt là cao nhất (27,54%), sau đó là các
bệnh về mắt (22,95%), da liễu (13,77%), hệ vận động (10,81%), tai mũi họng
(10,49%).
Tỷ lệ mắc bệnh về mắt cao do tác động đồng thời của nhiều yếu tố bất lợi như
điều kiện chiếu sáng chưa hợp lý, công việc đòi hỏi sự tập trung quá cao, lượng bụi
khá nhiều, đặc biệt người lao động làm nhiệm vụ gò hàn và mạ trong phân xưởng
cơ khí…Tỷ lệ mắc bệnh về da liễu cho thấy người lao động phải tiếp xúc với hóa
chất độc, bụi, nhiệt độ cao. Bệnh về hệ vận động chiếm tỷ lệ cũng khá cao là do
người lao động phải thường xuyên làm việc trong tư thế đơn điệu, gò bó. Tai mũi
họng là bệnh đặc trưng của người lao động làm trong ngành cơ khí do công việc
phải tiếp xúc thường xuyên với bụi, tiếng ồn, hơi khí độc.
Với những nỗ lực cải thiện điều kiện lao động, số người lao động mắc các
bệnh về huyết áp, tiêu hóa, nội tiết , tiết niệu, tâm thân kinh , hô hấp, tuần hoàn
trong công ty chiếm tỷ lệ nhỏ (<7%). Vì vậy, công ty cần có biện pháp cải thiện
điều kiện lao động tốt hơn nữa để bảo vệ sức khỏe cho người lao động giúp họ có
được thể trạng cũng như tâm lý tốt để hăng say làm việc, tăng năng suất lao động.
2.
Tình trạng sức khỏe của người lao động sau khi làm việc.
Với thực trạng điều kiện lao động của Công ty, tháng 3 năm 2015, khi triển
khai đưa ra phiếu khảo sát về thực trạng sức khỏe người lao động sau khi làm việc
tại công ty, chủ yếu là tại các phân xưởng kết quả cho thấy: sau ca làm việc, có
63% người lao động cảm thấy bình thường, 31% người lao động cảm thấy mệt và
7% người lao động cảm thấy rất mệt. Có 12% người lao động cảm thấy ù tai, nghe
kém; 17% người lao động giảm thị lực; 11% người lao động cảm thấy tức ngực
khó thở; 2% người lao động có hiện tượng ho, khạc đờm; 34% người lao động bị
đau mỏi cơ sau ca làm việc, tập trung chủ yếu là đau cánh tay, đau lưng, thắt lưng
và cổ, ngoài ra còn đau các bộ phận như khớp tay, vai, đầu gối, khớp chân.



×