Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Bằng hiểu biết của anh (chị) hãy nêu và phân tích những giá trị cơ bản của văn hóa tộc người?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.89 KB, 17 trang )

Câu hỏi: Bằng hiểu biết của anh (chị) hãy nêu và phân tích những
giá trị cơ bản của văn hóa tộc người?
Bài làm
Văn hóa không cụ thể là gì, nhưng là một cách để mô tả hành vi con
người, theo đó có sự khác biệt giữa các nhóm tộc người, mỗi đơn vị tộc
người tương ứng với mỗi nền văn hóa. Sự khác biệt giữa các nền văn
hóa, và biên giới lịch sử và các mối liên hệ giữa chúng giành được nhiều
sự quan tâm, còn

các hiến pháp của các dân tộc, tính chất của ranh

giới giữa chúng, thì chưa được điều tra phù hợp.
Theo GS.TS. Ngô Đức Thịnh: Văn hoá là “hệ điều tiết” đối với sự phát
triển xã hội của mọi tộc người và mọi quốc gia…Cái “hệ điều tiết” đó là tổng
hoà của các nhân tố như quan niệm sống, lối sống, về ước vọng hạnh phúc, về
bản lĩnh, bản sắc của mỗi dân tộc, là tri thức và những kỹ năng đã được tích
luỹ, là những giao lưu ảnh hưởng đã được hấp thụ…Điều đó quy định ở mỗi
tộc người một quan niệm về phát triển, về sự tốt đẹp, về sự no đủ cũng như
các phương thức, cách thức, biện pháp để đạt đựơc những mục tiêu ấy.
Văn hóa tộc người là nội dung thuộc khái niệm văn hóa chung song có
đặc điểm riêng do góc nhìn đối tượng và phương pháp tiếp cận nghiên cứu.
Trong giáo trình Dân tộc học đại cương, tập II (Trường Đại học Văn
hóa, Hà Nội ấn hành-Hà Nội 1997) do Lê Ngọc Thắng chủ biên đã đưa ra
quan niệm về văn hóa tộc người.
Văn hóa tộc người là: “toàn bộ những giá trị văn hóa vật thể và phi vật
thể do các cộng đồng tộc người sáng tạo ra trong quá trình sinh tồn và phát
triển, gắn với môi trường tự nhiên và xã hội; nó phản ánh những đặc điểm
trong tư duy và lao động sáng tạo của các tộc người trong các giai đoạn phát
triển với các thông tin về nội hàm và ngoại diên phản ánh sự vận động nội tại
và trong mối quan hệ văn hóa ở cấp độ tộc người và quốc gia”.



Văn hóa tộc người ở nước ta hiện nay là hệ quả của tiến trình hình
thành, phát triển, giao thoa, tiếp biến… theo chiều lịch đại và đồng đại với
những quy mô (..) khác nhau.
Trên một bình diện nhất định, văn hóa tộc người hiện nay hàm chứa
những thông tin mang tính “hằng số” phản ánh giá trị nhiều chiều về lịch sử,
văn hóa, kinh tế, xã hội…
Chính vì vậy văn hóa tộc người có những giá trị nhất định mà cơ bản là
4 giá trị : giá trị lịch sử, Giá trị phản ánh trình độ phát triển kinh tế-xã hội, Giá
trị phản ánh mối quan hệ tộc người, phản ánh bản sắc, cá tính tộc người.
1. Giá trị lịch sử
1.1. Văn hóa tộc người là nguyên nhân và hệ quả của tiến trình lịch
sử phát triển của các tộc người và tác động của lịch sử quốc gia
Lịch sử các quốc gia Việt Nam từ cổ đại đến nay là quốc gia đa thành
phần tộc người, thời Hậu Hán thư chép: Nhà nước Văn Lang- Âu Lạc gồm 15
bộ lạc… cho đến nay theo danh mục các thành phần dân tộc ở Việt Nam được
Tổng cục Thống kê ban hành ngày 1/4/1999, Ở Việt Nam hiện nay có 54 dân
tộc, người Việt là dân tộc đa số với 65.795.718 người, có 53 dân tộc thiểu số
với 10527255 người chiếm khoảng 145 dân số cả nước.
Các tộc người có vai trò quan trọng trong tiến trình dựng nước và giữ
nước trong lịch sử hình thành và phát triển, trải qua biết bao biến cố thăng
trầm của dân tộc, các tộc người trở thành điều kiện hình thành trong tiến trình
dựng nước. Với ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông, ngàn năm Bắc
thuộc, và trải qua hai cuốc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ
các tộc người Việt Nam đã đứng vững, hình thành một quốc gia đa sắc tộc, đa
văn hóa.


1.2. Văn hóa tộc người hàm chứa những “vỉa quặng” đa đạng của
bức tranh lịch sử tộc người (thông qua các công trình kiến trúc, ngôn ngữ,

tập quán, tín ngưỡng….)
Trong bức tranh văn hóa tộc người chúng ta thấy rất rõ sự đa dạng,
phong phú của các nhóm ngôn ngữ, phong tục tập quán, trong những vùng
miền. Các dân tộc ở nước ta thuộc 8 nhóm ngôn ngữ nằm trong 3 ngữ hệ:
Nam Á, Nam Đảo và Hán Tạng, phân bố ở cả 3 vùng miền núi, trung du và
đồng bằng.
Các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á có số lượng dân tộc và dân số đông
nhất với 39 dân tộc, cư trú trên địa bàn miền núi và cao nguyên rộng lớn và cả
ở đồng bằng từ Bắc chí Nam.
Nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer bao gồm 21 dân tộc là những cư dân
bản địa cư trú lâu đời trên bán đảo Đông Dương, cư trú chủ yếu ở miền núi
Tây Bắc, miền núi Trường Sơn – Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.
Đó là các dân tộc Khơmú, Kháng, Mãng, Ximun, Rmăm, Mnông, Mạ, Cơho,
Xtiêng, Chơro, Khmer.
1.3. Văn hóa tộc người phản ánh mối quan hệ lịch sử của các cộng
đồng tộc người trong quá khứ.
Có rất nhiều các mối quan hệ của các tộc người Thái với cư dân MônKhơme; Việt – Chăm, Việt – Hoa…Việt – Nam đảo; Việt – Môn Khơ me, xin
được dẫn một số ví dụ về mối quan hệ của tộc người Việt – Chăm:
Ở Quảng Nam Đà Nẵng có nhiều miếu Bà. Trong tín ngưỡng thờ Bà
của nhân dân Quảng Nam Đà nẵng ngày nay hẳn đã có sự pha trộn của các tín
ngưỡng dân gian khác nhau bao gồm các tín nguỡng dân gian lâu đời tại chỗ
lẫn các tín ngưỡng do cư dân từ phía bắc mang vào, và những biến thể hiện
đại đa dạng. Sự pha trộn và phát sinh mới xảy ra thường xuyên trong quá


trình lịch sử cho nên khó có thể phân tích dấu vết các tầng lớp văn hoá khác
nhau trong từng hiện tượng.
Một trường hợp điển hình là việc thờ Thiên Y A Na. Vị thần này đã
được các vua Việt Nam phong thần, được thờ cúng ở nhiều nơi và được nhắc
đến trong nhiều văn tế ở các lễ cúng. Việc thờ cúng Thiên Y A Na có nhiều

yếu tố tương tự tục thờ Mẫu ở các tỉnh phía Bắc, có xen lẫn với hiện tượng
cầu đồng, hát chầu văn.. .. và đối với người bình dân, ít ai nghĩ đây là một vị
thần có nguồn gốc Chămpa. ở các miếu Bà, mặc dù bên trong miếu có thờ
một tượng thần Chămpa, nhưng các truyền thuyết đi kèm thường miêu tả như
là nhân thần Việt.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định các dân tộc đều là anh em, phải
đoàn kết để xây dựng, bảo vệ đất nước: "Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay
Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xơ Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác,
đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có
nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau". “Giang sơn và Chính phủ là
giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta
phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta”. (Hồ
Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG. H. 2000, tr. 217-218).
1.2. Giá trị phản ánh trình độ phát triển kinh tế-xã hội
1.2.1. Văn hóa tộc người phản ánh những loại hình kinh tế -văn hóa
đa dạng theo vùng miền, tộc người…
Biểu hiện chủ yếu ở: loại hình kinh tế nông nghiệp, ruộng nước, văn
hóa thung lũng - valley culture, nương rẫy; đánh cá, chăn nuôi, thủ công….
Sinh hoạt kinh tế của các dân tộc ở nước ta thể hiện tính đa dạng giữa
các dân tộc, các khu vực. Tùy theo hoàn cảnh địa lý và phụ thuộc vào trình độ
phát triển kinh tế xã hội nội tại của từng dân tộc có thể chia các dân tộc thành
ba bộ phận dựa trên sự khác biệt trong hoạt động kinh tế.


Các cư dân sinh sống bằng nông nghiệp lúa nước kết hợp với làm
nương, thủ công nghiệp và thương nghiệp ở vùng thung lũng miền núi như
Tày, Thái, Mường… Cư dân ở đây đã biết khai thác nguồn nước, làm thủy lợi
để canh tác, tăng vụ, chọn giống, am hiểu thời tiết khí hậu.
Những cư dân sinh sống bằng nương rẫy ở vùng núi và cao nguyên,
một số những dân tộc đã khai phá những thửa ruộng bậc thang trồng lương

thực dựa vào nguồn nước tự nhiên. Tuy diện tích canh tác theo phương thức
này không đáng kể mà chủ yếu là canh tác nương rẫy theo lối du canh, du cư
hoặc luân canh, định cư.
1.2.2. Văn hóa tộc người phản ánh những cấp độ khác nhau về tổ
chức xã hội :
Văn hóa tộc người không chỉ phản ánh những loại hình kinh tế – văn
hóa mà còn phản ánh những cấp độ khác nhau về tổ chức xã hội, cụ thể là :
thiết chế gia đình:phụ hệ, mẫu hệ, song hệ…; dòng họ; làng, bản, bon, buôn
vil, plaay, srốc… hiết chế cộng đồng tộc người; thành viên quốc gia…
Do nhiều nguyên nhân lịch sử và điều kiện địa lý tự nhiên tác động một
cách sâu sắc đến sự phát triển của các dân tộc, do quy luật lịch đại và đồng
đại chi phối xã hội, các dân tộc ở nước ta phát triển không đồng đều, giữa các
dân tộc có sự chênh lệch với nhau khá lớn.
Các dân tộc ở Trường Sơn – Tây Nguyên cho đến cuối thế kỷ XIX, xã
hội của họ đang ở trong giai đoạn cuối của xã hội nguyên thuỷ tan rã bước
sang xã hội có giai cấp. Tổ chức xã hội duy nhất là làng ( buôn, plây). Ruộng
tư đã xuất hiện nhưng chế độ sở hữu công cộng về đất đai của buôn làng còn
giữ vai trò chủ đạo ở hầu khắp mọi dân tộc. Xã hội đá có sự phân hoá giàu
nghèo nhưng chưa sâu sắc. Các dân tộc nói ngôn ngữ nam đảo còn bảo lưu
chế độ mẫu hệ, còn các dân tộc nói ngôn ngữ Môn – Khmer phần lớn là xã
hội phụ hệ.


Ở vùng đồng bằng cư trú của các dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer, Chăm. Ở
đây chế độ sở hữu ruộng đất tư tồn tại phổ biến. Xã hội của các dân tộc từ lâu
đã trải qua chế độ phong kiến, phân hoá giai cấp khá sâu sắc. Ở các thành thị
lớn đã xuất hiện giai cấp tư sản dân tộc và tư sản mại bản, giai cấp công nhân
đã hình thành và phát triển.
1.2.3. Văn hóa tộc người phản ánh trình đột duy kỹ thuật (thủ công)
sự thích ứng với môi trường sống

Đời sống kinh tế của từng tộc người phù hợp với từng địa hình, từng
tập quán, từng phương thức và được khắc họa qua tư duy kỹ thuật trong kiến
trúc, trạng phục, trang trí, công cụ sản xuất, đồ dùng, phương tiên…
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế truyền thống của các dân tộc thiểu số
là dựa vào thiên nhiên, mang tính tự cung tự cấp, phân công lao động theo
giới, tuổi tác, kỹ thuật canh tác lạc hậu, lao động cơ bắp là chủ yếu.
Hoạt động kinh tế của họ còn thiếu kế hoạch, thiếu tính toán và lãng
phí thể hiện qua việc sử dụng các sản phẩm nhất là lương thực, gia súc, vật
liệu xây dựng.
Phương thức sản xuất chung của cả cộng đồng Êđê là tự cấp tự túc,
luân canh, xen canh nương rẫy và chọc lỗ tra hạt (Hiện nay thì đã thay đổi
theo sự lãnh đạo của đảng phát triển chủ yếu theo phưong thức trông cây công
nghiệp và trồng lúa nước).
Không chỉ vậy văn hóa tộc người còn thích ứng với môi trường tự
nhiên và xã hội bằng việc thích ứng với môi trường biển, đồng bằng, thung
lũng,núi cao, cao nguyên…qua ngôn ngữ kiến trúc, trang phục, tín ngưỡng,
công cụ phương tiện….
Ví dụ, phụ nữ các nhóm Chăm thường đội khăn chủ yếu là màu trắng,
có loại được trang trí hoa văn theo lối viền các mép khăn (khăn to), nhóm


Chăm Hroi thì đội khăn màu chàm. Lễ phục thường có chiếc khăn vắt vai
ngoài chiếc áo dài màu trắng.
Trang phục Chăm, vì có nhóm cơ bản là theo đạo Hồi nên cả nam và
nữ lễ phục thiên về màu trắng. Có thể thấy đặc điểm trang phục là lối tạo hình
áo (khá điển hình) là lối khoét cổ và can thân và nách từ một miếng vải khổ
hẹp (hoặc can với áo dài) thẳng ở giữa làm trung tâm áo cho cả áo ngắn và áo
dài. Mặt khác có thể thấy ở đây duy nhất là tộc còn thấy nam giới mặc váy ở
nước ta với lối mang trang phục và phong cách thẩm mỹ riêng…
1.3. Giá trị phản ánh mối quan hệ tộc người

1.3.1. Văn hóa tộc người phản ánh quan hệ tộc người trong pham vi
địa phương và văn hóa vùng.
Từ thời cổ đại văn hóa tộc người luôn được thống nhất trong đa dạng
được phản ánh bằng các mối quan hệ giữa các dân tộc thiểu số với nhau,
giữa dân tộc thiểu số với đa số, và giữa các dân tộc trong vùng, quốc gia,
quốc tế.
Với quan hệ dân tộc về vấn đề văn hóa, quan hệ dân tộc được biểu hiện
rõ nét trong nội dung văn hóa và quan hệ văn hóa giữa các tộc người và nội
bộ tộc người, bởi văn hóa và bản sắc văn hóa thể hiện đặc trưng của tộc
người. Quan hệ dân tộc này cũng rất đa dạng và phức tạp như quan hệ dân tộc
về vấn đề ngôn ngữ, lãnh thổ, gồm cả giao lưu, tiếp biến, tác động, ảnh
hưởng, chi phối, đồng hoá về văn hóa; là giải quyết quan niệm về thang giá trị
văn hóa giữa các tộc người.
Ngày nay, xu thế giao lưu văn hóa giữa các tộc người, các quốc gia dân
tộc đang được mở rộng, khi văn hóa được coi vừa là mục tiêu, vừa là động lực
cho sự phát triển thì quan hệ dân tộc trong văn hóa đặt ra hai vấn đề bức thiết
nhất giải quyết là quan hệ giữa dân tộc và quốc tế, giữa truyền thống và hiện


đại để từng tộc người, từng quốc gia dân tộc hoà nhập để phát triển mà vẫn
bảo tồn được văn hóa của mình.
1.3.2. Văn hóa tộc người phản mối quan hệ tộc người qua hệ thống
nhóm ngôn ngữ, hệ ngôn ngữ…
Ngữ hệ Hán - Tạng bao gồm hai nhóm ngôn ngữ là nhóm Hán và Tạng
- Miến.
Nhóm Tạng - Miến thì gồm có 6 dân tộc: Hà Nhì, La Hủ, Phu Lá,
Cống, Lô Lô và Si La, cư trú chủ yếu ở Tây Bắc là nhóm các dân tộc di cư từ
Nam Trung Quốc sang Việt Nam cách đây khá lâu.
Nhóm thứ hai của ngữ hệ này là nhóm Hán gồm có 3 dân tộc: Hoa, Sán
Dìu và Ngái. Dân tộc Hoa di cư vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc nhưng chủ

yếu từ thế kỷXVII, XVIII tập trung đông ở các thành phố phía Nam. Dân tộc
Ngái, Sán Dìu di cư đến miền núi Đông Bắc, Việt Bắc cách đây hơn 3 thế kỷ.
1.3.3. Văn hóa tộc người phản ánh mối quan hệ tộc người qua các
giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể
Tây nguyên, dằng dặc một miền núi Trường Sơn chạy suốt miền Trung
đất nước, từ cực bắc Kon Tum, đến cực nam Lâm Đồng. Tây nguyên với năm
tỉnh thành: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắc, Đắk Nông, Lâm Đông đã cùng góp
chung vào nền văn hoá Việt Nam thêm những màu sắc rực rỡ bởi những áng
trường ca, sử thi, những bộ luật tục đồ sộ hay không gian văn hoá cồng chiêng
Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật
thể nhân loại ngày 15/11/2005 đã góp thêm vào nền văn hoá của Việt Nam
nói chung và thế giới nói riêng thêm một sắc màu mới.
Tây Nguyên miền đất của sự kỳ bí và đầy huyền thoại chúng ta không
thể không nhắc đến những lễ hội truyền thống của vùng miền này với các lễ
hội đặc sắc như Lễ hội đâm trâu, lễ cầu mưa, lễ thổi tai, lễ đặt tên, lễ mừng


nhà mới v.v trong đó mỗi lễ hội đã chứa đựng trong nó những đặc trưng văn
hoá của người dân vùng miền này.
1.3.4.Văn hóa tộc người phản ánh mối quan hệ tộc người trong
pham vi quốc gia
Như trên đã trình bày văn hóa tộc người phản ánh mối quan hệ tộc
người trong nhiều phạm vi: Quan hệ tộc người trong cùng dòng, nhóm ngôn
ngữ; Quan hệ tộc người trong bối cảnh văn hóa vùng; Quan hệ tộc người
trong các tác động của chính sách quốc gia qua các thời đại gắn với quá
trình lịch sử dựng nước và giữ nước.
Theo truyền thuyết, nguồn gốc dân tộc Hrê gắn núi Cao Muôn (huyện
Ba tơ) và núi Mum (huyện Minh Long). Tiếng Hrê thuộc nhóm ngôn ngữ
Môn- Khơme và thuộc ngành ngôn ngữ Bahnaric trong khu vực bắc Tây
Nguyên. Tỷ lệ từ chung khá cao bên cạnh một số biểu hiện tương đồng giữa

tiếng Ba Na và Xơ Đăng. Đặc biệt, trong cộng đồng người Hrê còn lưu truyền
văn tự cổ nhất, là “văn tự thắt gút” bằng các gút mây buộc thắt (để đếm).
Hay nhắc đến không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là chúng ta
thấy ngay mối quan hệ của các tộc người nơi đây, đó là mối quan hệ của tộc
người Đắk Lắc, Đắk Nông …với những giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi
vật thể, lễ hội truyền thống làm phong phú bản sắc tộc người nói riêng, văn
hóa Việt nói chung.
1.3.5. Văn hóa tộc người phản ánh mối quan hệ tộc người trên pham
vi quốc tế
Qua lịch sử và khảo cứu ta biết quá trình di trú của một số tộc người ở
Việt Nam vốn có nguồn gốc từ các quốc gia láng giềng, nhiều tộc người cư
trú 2 bên biên giới quốc gia, có tộc người cư trú ở một số quốc gia.
Quá trình di trú của một số tộc người ở Việt Nam vốn có nguồn gốc từ
các quốc gia láng giềng. Nhóm ngôn ngữ Kađai với 4 dân tộc: Cờ Lao, La


Chí, Pu Péo, La Ha di cư từ nam Trung Quốc đến Việt Nam cách đây vài ba
thế kỷ phân bố chủ yếu ở biên giới Việt Trung.
Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái gồm 8 dân tộc: Tày, Thái, Nùng, Sán
Chay, Giấy, Lào, Lự, Bố Y phân bố chủ yếu ở miền núi Việt Bắc, Tây Bắc và
miền núi Thanh - Nghệ. Phần lớn các dân tộc này từ nam Trung Quốc và Lào
di cư sang từ sau thiên niên kỷ thứ I cho đến cách đây không lâu.
1.4. Giá trị phản ánh bản sắc, cá tính tộc người
1.4.1. Bản sắc, cá tính tộc người phản ánh qua các giá trị văn hóa
vật thể
Căn cứ vào các yếu tố: kiến trúc, trang phục, ẩm thực, công cụ, đồ
dùng, phương tiện đi lai, vũ khí… ta có thể thấy được bản sắc, cũng như cá
tính của từng tộc người.
Để hiểu một cách rõ ràng và chi tiết chúng ta cùng tìm hiểu bản sắc của
một dân tộc cụ thể – dân tộc Mường.

Ngôn ngữ: Tiếng Mường thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường.
Cư trú: Đồng bào Mường sống định canh định cư miền núi, nơi có
nhiều đất sản xuất, gần đường giao thông, thuận tiện cho việc làm ăn.
Kinh tế: Người Mường làm ruộng từ lâu đời. Lúa nước là cây lương
thực chủ yếu. Trước đây, đồng bào trồng lúa nếp nhiều hơn lúa tẻ và gạo nếp
là lương thực ăn hàng ngày. Nguồn kinh tế phụ đáng kể của gia đình người
Mường là khai thác lâm thổ sản như nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, cánh kiến,
quế, mật ong, gỗ, tre, nứa, mây, song... Nghề thủ công tiêu biểu của người
Mường là dệt vải, đan lát, ươm tơ. Nhiều phụ nữ Mường dệt thủ công với kỹ
nghệ khá tinh xảo.
Trang phục: Trang phục của nam giới Mường là bộ quần áo cánh màu
chàm. Phụ nữ đội khăn màu trắng hình chữ nhật, mặc yếm và áo cánh ngắn
thân có xẻ ngực (có nơi xẻ vai), ít cài cúc. Váy của phụ nữ Mường khá dài,


mặc cao đến nách. Những chiếc cạp váy được dệt bằng tơ nhuộm màu, tạo
những hoa văn hình học và những hình con rồng, phượng, hươu, chim... tuyệt
đẹp. Xưa kia, hình thái tổ chức xã hội đặc thù của người Mường là chế độ
lang đạo, các dòng họ lang đạo (Đinh, Quách, Bạch, Hà) chia nhau cai quản
các vùng. Đứng đầu mỗi mường có các lang cun, dưới lang cun có các lang
xóm hoặc đạo xóm, cai quản một xóm.

Thiếu nữ Mường - ảnh minh họa
- Nội hàm: Phản ánh mối quan hệ giữa người và người thông qua các
“phương tiện” vật chất đó.
- Trình độ, cá tính: Các cấp độ về tư duy kỹ thuật, mỹ thuật (…) ví dụ
như căn cứ vào hình ảnh nhà ở người Mường dưới đây chúng ta có thể thấy
được tư duy kỹ, mỹ thuật của tộc người Mường.



Nhà của người Mường
1.4.2. Bản sắc, cá tính tộc người phản ánh qua các giá trị văn hóa
phi vật thể
Biểu hiện: Tín ngưỡng, tôn giáo, tổ chức thiết chế xã hội, tri thức dân
gian, Nghệ thuật dân gian, lễ hội, triết lý, đạo đức…
Ở Việt Nam, phần lớn các tộc người còn bảo lưu các hình thức tín
ngưỡng tôn giáo sơ khai (tôn giáo tiền giai cấp) như tô tem giáo, các loại ma
thuật, lễ thành dinh, thờ cúng tổ tiên, thờ thần bản mệnh... Một số tộc người
từ lâu tiếp thu các tôn giáo của xã hội có giai cấp, như Phật giáo, Đạo giáo,
Thiên chúa giáo... Trong một tộc người, thậm chí trong một cộng đồng nhỏ
của một tộc người (làng) tồn tại nhiều tôn giáo khác nhau, như một làng
người Kinh có bộ phận theo Phật giáo, có bộ phận theo Thiên chúa giáo;
trong một làng người Chăm cũng có thể chia thành nhóm Chăm Bà Ni (theo
Phật giáo) và Chăm theo đạo Hồi.
Trở lại với tộc người Mường ta thấy bản sắc tộc người họ thể hiện rất
rõ trong các giá trị văn hóa phi vật thể.


Cưới xin: Tục cưới xin của người Mường gần giống như người Kinh
(chạm ngõ, ăn hỏi, xin cưới và đón dâu). Khi trong nhà có người sinh nở,
đồng bào rào cầu thang chính bằng phên nứa. Khi trẻ lớn khoảng một tuổi
mới đặt tên. Khi có người chết, tang lễ thường có thầy cúng hát - kể về buổi
khai thiên lập địa, về tổ tiên xưa...
Thờ cúng: Người Mường thờ cúng tổ tiên và tin vào đa thần giáo.
Lễ hội: Hội xuống đồng (Khuông mùa), hội cầu mưa (tháng 4), lễ rửa lá
lúa (tháng 7, 8 âm lịch), lễ cơm mới...
Văn hóa: Kho tàng văn nghệ dân gian của người Mường khá phong
phú, có các thể loại: thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm, tục ngữ.
Người Mường còn có hát ru em, đồng dao, hát đập hoa, hát đố, hát trẻ con
chơi... Cồng là nhạc cụ đặc sắc của đồng bào Mường, ngoài ra còn nhị, sáo,

trống, khèn lù. Người Mường ở Vĩnh Phú còn dùng ống nứa gõ vào những
tấm gỗ trên sàn nhà, tạo thành những âm thanh để thưởng thức gọi là ''đâm
đuống''.
1.4.3. Bản sắc, cá tính tộc người phản ánh qua các giá trị văn hóa
vùng, địa phương (vật thể, phi vật thể, môi trường…)
Bản sắc, cá tính tộc người phản ánh rất rõ qua các giá trị văn hóa
vùng, miền chính là: Những thích ứng trong văn hóa mưu sinh (ruông nước,
thung lũng, nương rấy; tròng trọt, chăn nuôi, đánh cá, du mục, săn bắt…).
Những thích ứng trong sáng tạo các giá trị văn hóa vật thể gắn với điều kiện
địa hình, khí hậu, lọa hình kinh tế- văn hóa. Những thích sứng trong sáng tạo
nghệ thuật dân gian lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo… Hình thành và sử dụng các
tri thức tộc người về môi trường tự nhiên vận dụng phù hợp vào sáng tạo các
giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể mang đậm các tính của các khu
vực mà có thể phân biệt được với nhau. Xin được mượn dân tộc Êđê làm
minh chứng.


Êđê hay Rahđê (còn có nghĩa là người sống bên luỹ tre), là một tộc
người có khoảng 228000 người (con số thống kê tính đến 30/10/2001), cư trú
theo hình thức buôn, ở một số huyện như Krông Păk, Krông Ana, Krông Buk,
Krông Năng, M’Drăk…tỉnh Đăk Lăk và một vài miền núi như sông Hinh tỉnh
Phú Yên…
Người Êđê sử dụng ngôn ngữ Mã Lai – Đa Đảo (Pôlynêdi), có sự thân
thuộc và gần gũi đối với các ngôn ngữ của người Chăm, Jrai, Raglai và
Churu. Từ đầu thế kỷ XX, người Êđê đã có chữ viết được xây dựng trên cơ sở
bộ chữ Latinh.
Phương thức sản xuất chung của cả cộng đồng này là tự cấp tự túc, luân
canh, xen canh nương rẫy và chọc lỗ tra hạt (Hiện nay thì đã thay đổi theo sự
lãnh đạo của đảng phát triển chủ yếu theo phưong thức trông cây công nghiệp
và trồng lúa nước).

Êđê là cộng đồng tộc người có khuynh hướng ngày càng thống nhất
hơn về ý thức tộc người, ngôn ngữ và văn hoá. Tuy nhiên, không phải vì thế
mà không bao gồm những khác biệt về thổ âm, một số sinh hoạt văn hoá theo
từng vùng cư trú, hình thành nên những nhóm địa phương khác nhau như:
Kpă, Adham, Mdhur, Blô, Bih, K’rung, Êpan, Hwing, Dong Hay, Dong Măk,
Dliê, Arul, Kdrao…
Trong xã hội Êđê truyền thống, mối quan hệ huyết thống rất được coi
trọng, và theo chế độ mẫu hệ. Nghĩa là, mọi của cải trong gia đình đều là của
chung, nhưng quyền hưởng thừa kế thuộc về dòng nữ và hôn nhân cư trú bên
nhà vợ, con cái sinh ra thì mang họ mẹ.
Theo tín ngưỡng “vạn vật hữu linh - mọi vật đều có linh hồn” nên trong
sinh hoạt chung của buôn Êđê các hoạt động tín ngưỡng, lễ nghi chiếm vai trò
hết sức quan trọng. Trong đó, địa vị của pô iu Yang (người khấn thần), Pô ghe
(Thầy bói, thầy cúng), Pô bhian Kđy (người xử kiện) được coi trọng nhất. Từ
quan niệm này, đã nảy sinh ra những mối giao cảm tinh thần giữa con người


với thiên nhiên, con người với vạn vật tạo ra những cảm xúc, những tư tưởng
bay bổng, nhân cách hoá mọi vật.
1.4.4. Bản sắc, cá tính tộc người phản ánh qua các giá trị loại hình
kinh tế - văn hóa
Bản sắc văn hóa tộc người không những được phản ánh qua các giá trị
văn hóa vật thể, phi vật thể, qua từng vùng miền, địa phương mà nó còn được
biểu hiện trong các loại hình kinh tế văn hóa. Cụ thể là: Loại hình kinh tế –
văn hóa nông nghiệp, thủ công nghiệp, chăn nuôi, đánh cá; thung lũng,
nương rẫy, nương rẫy, châu thổ, kênh rạch.
Nếu tộc người Kinh sống trên đồng bằng với loại hình kinh tế nông
nghiệp thì sự quần cư của 17 tộc người trên cao nguyên đá Đồng Văn đã tạo
nên một trong những bộ phận văn hóa phong phú và độc đáo nhất trong cộng
đồng 22 dân tộc cùng sinh sống trên mảnh đất Hà Giang. Mỗi tộc người ở

đây, ví như: Mông, Dao, Lô Lô, Tày, Nùng… đều mang những nét văn hóa
độc đáo riêng. Nhưng tựu chung, các tộc người của vùng văn hóa này đều rất
giỏi canh tác nương rẫy. Họ gieo trồng đủ loại cây lương thực và rau màu trên
những vùng thung lũng, sườn dốc và nương đá. Họ cũng thuần dưỡng và chăn
nuôi được nhiều loại gia súc, gia cầm phù hợp với đặc điểm khí hậu và môi
trường tự nhiên nơi đây. Bên cạnh đó, các tộc người đều lưu giữ những kỹ
nghệ thủ công truyền thống tinh xảo và điêu luyện, đó là kỹ thuật trồng bông,
trồng lanh, xe sợi, đan lát đồ mây tre…
Không chỉ vậy, sự phong phú, độc đáo của văn hóa vật chất còn thể
hiện trên trang phục của mỗi dân tộc nơi đây. Sự cầu kỳ, rực rỡ, cách phối
màu ở các bộ trang phục không chỉ hút hồn khách du lịch mà còn khiến các
họa sỹ cũng phải kinh ngạc. Giáo sư Danny Wildermersch đến từ Trường đại
học K.U Leuven (Bỉ) đã hết sức ngạc nhiên trước những gam màu đỏ tươi
bỗng chốc đằm lại khi gặp màu chàm trên trang phục của cô gái Dao Đỏ…


Tính độc đáo của văn hóa các tộc người trên cao nguyên đá Đồng Văn
còn thể hiện rõ ở các buổi chợ phiên. Không giống các phiên chợ miền xuôi,
chợ phiên ở đây không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế mà còn là nơi
giao lưu sinh hoạt văn hóa tinh thần. Những phiên chợ lùi, chợ lẻ, chợ theo
các ngày con giáp và đặc biệt là chợ tình Khâu Vai luôn là điểm nhấn khi
nhắc đến bức tranh văn hóa Hà Giang.
Nền văn hóa mang đặc trưng riêng của tộc người ở cao nguyên đá
Đồng Văn còn được thể hiện qua ngôn ngữ, văn hóa, văn nghệ dân gian và
phong tục tập quán. Nếu như dân tộc Mông nổi tiếng với các bài hát, truyện
cổ ngợi ca cái tốt, cái đẹp, tình yêu thiên nhiên, con người hay tiếng khèn
lá…, thì dân tộc Lô Lô lại có nhiều câu chuyện cổ tích, nhiều làn điệu dân ca,
điệu nhảy dân nữ đặc sắc và cũng rất ấn tượng với lễ cầu mưa.
Bản chất: Phản ánh tư duy, hoạt động sáng tạo phù hợp với môi trường
cư trú, làm ăn của nhiều thế hệ; phản ánh tri thức bản địa của tự nhiên về “ địa

– kinh tế” (đất, khí hậu, động vật, thực vật..;chu kỳ vũ trụ - nông lịch...).
Mỗi tộc người là một sự đa dạng về nền văn hóa, hàm chứa những giá
trị hết sức độc đáo. Chính những giá trị đó đã tạo nên văn hoá và mỗi tộc
người đã đóng góp nền văn hoá của mình vào nền văn hoá chung của đất
nước thêm những sắc màu rực rỡ. Nhưng để làm sao có thể lưu giữ được
những giá trị văn hoá, phong tục tập quán độc đáo, làm thế nào để có thể hiểu
hết được những ý nghĩa biểu trưng mà ngày xưa đã gửi gắm vào mỗi lễ hội,
mỗi tập quán thì đòi hỏi những nhà nghiên cứu văn hoá hiện tại cũng như
tương lai phải luôn đi vào thực tiễn , tìm hiểu, nghiên cứu sâu sát để qua đó có
thể tìm ra những giái pháp thiết thực góp phần lưu giữ những giá trị văn hoá
tốt đẹp của dân tộc đặc biệt là những giá trị văn hoá độc đáo của những tộc
người thiểu số để làm cho văn hoá Việt Nam muôn màu, muôn sắc và ngày
càng phát triển.




×