Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

GIỚI THIỆU VÀ TÌM HIỂU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN, GIÁ TRỊ ĐẶC HỮU CỦA HỆ THỐNG CÁC ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO Ở NƯỚC TA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.97 KB, 44 trang )

Môn: Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch

I.

KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO VIỆT NAM
Nước Việt Nam chúng ta bao gồm phần đất liền hình chữ S và các vùng biển,
thềm lục địa rộng gấp nhiều lần so với diện tích đất liền. Trong vùng biển, nước ta
lại có các đảo ven bờ, nhiều đảo và quần đảo xa bờ rất quan trọng như: quần đảo
Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Thổ Chu, đảo Bạch Long Vĩ...
Mỗi 1 hòn đảo là 1 thế giới thu gọn và tượng trưng cho từng đặc điểm riêng
biệt về phong cảnh đẹp đẽ và tài nguyên giàu có của biển. 3 ngàn hòn đảo là 3 ngàn
cảnh sắc huy hoàng và kho tàng quý báu của đất nước ta. Có người đã nói một cách
tượng hình rằng đất nước Việt Nam lưng tựa vào dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, 2 tay
ôm lấy 2 quần đảo tuyệt đẹp, ở phía đông bắc và phía tây nam 2 chân đạp trên 2
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trước khi tìm hiểu về các đặc điểm cơ bản, giá trị đặc hữu của hệ thống đảo
và quần đảo nước ta, hãy cùng xem lại khái niệm về đảo và quần đảo.
Theo như công ước về Luật biển năm 1982, tại Điều 121, “ đảo” được định
nghĩa như sau: “Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thuỷ triều lên
vùng đất này vẫn ở trên mặt nước”.
Tại Điều 46, “ quần đảo” được xác định là “ một tổng thể các đảo, kể cả các
bộ phận của các đảo, các vùng nước tiếp liền và thành các phần tự nhiên khác có
liên quan với nhau đến mức tạo thành về thực chất một tổng thể thống nhất về địa
lý, kinh tế và chính trị, hay được coi như thế về mặt lịch sử”.

I.1.

Vị trí địa lý và phân loại.
• Vị trí địa lý
Vùng biển nước ta có trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ trong đó:
+ Vùng biển Đông Bắc có trên 3.000 đảo.


+ Bắc Trung Bộ trên 40 đảo.
+ Còn lại ở vùng biển Nam Trung Bộ, vùng biển Tây Nam và hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa ở giữa biển Đông.
1


Phân loại:
+) Căn cứ vào vị trícủa đảo và quần đảo nước ta:
a. Hệ thống đảo gần bờ:
- Theo các nhà khoa học, là hệ thống đảo, quần đảo phân bố trên thềm lục địa, kể từ


sát bờ cho tới những đảo xa nhất là Bạch Long Vỹ, Hòn Hải, Bảy Cạnh, Thổ Chu,
Phú Quốc,..
Theo định nghĩa về đảo nhỏ của UNESCO ( < 2000 km2 là đảo nhỏ, < 100
km2 là đảo rất nhỏ) thì chỉ trừ 3 đảo Phú Quốc, Cái Bầu và Côn Đảo là loại nhỏ,
còn lại tất cả các đảo ở Việt Nam đều thuộc loại rất nhỏ. Cũng theo đó Việt Nam có
tổng diện tích các đảo gần bờ là khoảng 1720 km2 trong đó có 3 đảo lớn và 21 đảo
trung bình và 60 đảo nhỏ. Mặc dù số đảo ven bờ nhiều nhưng cũng chỉ có diện tích
> 1 km2 là những đảo đủ lướn để có thể sử dụng thuận lợi trong quốc phòng và phát
triển kinh tế biển và quốc phòng. Chúng chỉ chiếm 3,03 % số đảo ven bờ nhưng lại
-

chiếm 92,78% tổng diện tích các đảo.
Ven bờ Bắc Bộ tập trung nhiều đảo nhất tới 83,7% tổng số đảo
Ven bờ Bắc Trung Bộ có ít đảo nhất, chỉ tới 2% tổng số đảo.
Ven bờ Nam Trung Bộ và Nam Bộ tương đương nhau về số lượng đảo ( khoảng
7%) nhưng về mặt diện tích thì các đảo ven bờ Nam Bộ lại khá tương đương với
Bắc Bộ, chiếm 40,3% tổng diện tích các đảo, còn đảo ven bờ Nam Trung Bộ chỉ


-

chiếm 10% tổng diện tích các đảo.
Các tỉnh có nhiều đảo nhất là Quảng Ninh (74,94%), Hải Phòng ( 8,76%), Kiên

-

Giang ( 5,73%), Khánh Hoà ( 3,82%),..
Điều kiện tự nhiên trên các đảo đa dạng. Địa hình các đảo chủ yếu là đồi núi thấp
trên đá vôi, đá bazan và trên đá trầm tích có thế nằm khác nhau, với sườn dốc

-

khoảng 15-35 độ. Độ cao phổ biến của các đảo vào khoảng 100-200m.
Khí hậu các đảo ven bờ tương đối điều hoà hơn so với đất liền. Lượng mưa và độ

-

ẩm của các đảo vùng Nam Trung Bộ thấp hơn các vùng khác.
Các tài nguyên dạng khoáng sản, nước ngọt, đất canh tác trên các đảo là rất hạn
chế.Một số ít đảo có triển vọng dầu khí, có than với trữ lượng không lớn, vật liệu
xây dựng như cát, cao lanh. Tầng đất trên các đảo mỏng, thường xuyên bị rửa trôi

-

nên nghèo chất dinh dưỡng. Chỉ 20% diện tích tự nhiên có khả năng nông nghiệp.
Thực, động vật trên các đảo nói chung phong phú, có nhiều loài cây, con quý hiếm.
Trên đảo có nhiều cây lấy gỗ, thuốc,quả, cây cảnh, cây làm thức ăn cho người và
gia súc. Sinh vật ở đảo, vùng biển quanh đảo phong phú và có giá trị kinh tế cao.
Ngoài các sinh vật phù du cón hàng trăm loài động vật đáy.

2


-

Tiềm năng du lịch của các đảo ven bờ là thế mạnh nổi trội. Ở cả 3 vùng biển Bắc
Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ hiện nay đều có nhiều khu du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng
với các đảo thuộc Vịnh Hạ Long, quần đảo Cát Bà, Hòn Mê, Cồn Cỏ và các đảo

trong vịnh Vân Phong, Cam Ranh, Côn Đảo,Phú Quốc,…
b. Hệ thống đảo xa bờ :
- Việt Nam có 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa với trên 168 đảo, đá và
bãi. Trong đó Hoàng Sa trên 37 đảo. Con số này chưa phải số liệu cuối cùng vì hiện
-

nay (2014) chưa có số liệu chính thức.
Một nghiên cứu địa chất về các rạn san hô ở quần đảo Hoàng Sa của nước ngoài
cho biết ở đây có tất cả 31 đảo, trong đó có 3 đảo rộng hơn 1,5 km2, 8 đảo thuộc
cấp 0,1-0,5 km2, 5 đảo trong khoảng 0,05-0,09 km2, còn lại là các đảo nhỏ hơn

-

0,05 km2.
Ở Trường Sa tuy số lượng đảo, đá, bãi nhiều nhưng cũng chỉ có 16 đảo và diện tích

-

tổng cộng của các đảo đó chỉ khoảng 180 ha, tức 1,8 km2
Hai quần đảo xa bờ của nước ta được tổ chức thành 2 huyện đảo: Huyện đảo Hoàng
Sa được thành lập năm 1982 thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng và từ ngày 23/1/1997

trực thuộc thành phố Đà Nẵng, huyện đảo Trường Sa được thành lập ngày

I.2.

9/12/1982 trực thuộc tỉnh Đồng Nai, nay trực thuộc tỉnh Khánh Hoà.
Vai trò và tầm quan trọng của đảo, quần đảo nước ta.
* Về chính trị:
Việt Nam là một quốc gia tiếp giáp với biển, có vị trí địa-chính trị đặc biệt
quan trọng trong giao lưu quốc tế. Vai trò quyết định tới địa chính trị chính trên biển
Việt Nam cần nhấn mạnh tới vai trò của hệ thống đảo ven bờ và các quần đảo
Hoàng Sa,Trường Sa.
Ở nước ta, 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có vị trí chiến lược hết sức
quan trọng. Hai quần đảo này nằm rải rác,kéo dài từ bắc xuống nam, ở ngay giữa
biển Đông như tấm bình phong che chở cho lãnh thổ Việt Nam. Hai quần đảo này
không những nằm ở vị trí tiền tiêu “ bảo vệ sườn đông của tổ quốc, bảo vệ vùng
biển, các hải đảo ven bờ mà còn giống như trại quan sát nổi theo dõi, kiểm soát toàn
bộ vùng biển Tổ quốc”.
Dải ven biển nước ta, hệ thống đảo ven bờ là phần lãnh thổ quan trọng ảnh
hưởng đến kinh tế-xã hội-chính trị của đất nước. “ Dải ven biển Việt Nam là một
hành lang phía đông của bán đảo Đong Dương, hành lang này kéo dài theo phương
bắc-nam trên 2000 km, không những là cửa mở, mặt tiền của các nước thông
3


thương với thế giới bên ngoài và hội nhập quốc tế mà còn là cửa ngõ đi ra biển của
nhiều quốc gia và lãnh thổ phương Tây”. Vị trí địa lý của các đảo, quần đảo ảnh
hưởng đến sự vững chắc của hệ thống quốc phòng an ninh, cũng như thuận lợi để
nước ta giao lưu kinh tế với các nước láng giềng.
* Về kinh tế:
Biển đảo là một phần lãnh thổ có vai trò lớn ảnh hưởng trực tiếp đến nề kinh

tế quốc dân. Công-nông-ngư là 3 ngành của kinh tế Việt Nam. Nguồn sản lượng
động, thực vật biển cùng trữ lượng khoáng chất trong biển là nguồn lợi về kinh tế
nếu biết khai thác đúng mực để không tác động đến cảnh quan tự nhiên. Đảo kết
hợp với các dải ven biển là cơ sở để phát triển các dịch vụ biển cũng như dịch vụ du
lịch. Các dải ven biển gắn với hệ thống đảo và quần đảo nước ta như: Vịnh Hạ
Long, Bái Tử Long với du lịch Quảng Ninh và Hải Phòng; Hòn Tre, Hòn Mun với
du lịch Nha Trang; Phú Quốc đối với du lịch Kiên Giang,…
Ở các đảo và dải biển ven bờ thường hình thành các ngư trường rộng lớn, là
tiềm năng để phát huy khả năng đánh bắt thuỷ hải sản. Nhờ vậy, lượng hải sản thu
bắt được nhiều có thể đem bán ngoài thị trường hay xuất khẩu. Thu nhập nhờ hoạt
động này chiếm 1 phần lớn tỉ trọng GDP ở Việt Nam
* Tạo nên nét đặc sắc trong văn hoá Việt Nam:
Mô hình văn hoá của cư dân Bách Việt đã chi phối sâu sắc cuộc sống của
người dân trên mọi miền đất nước.Tuy nhiên, từ lâu người Việt cổ cũng đã nhận biết
được một nền văn hoá mới có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của một bộ phận
người dân ở Việt Nam, đó là văn hoá biển đảo. Từ việc sinh sống dựa vào nguồn tài
nguyên biển đảo, các lớp ngư dân đã hình thành và tích luỹ vô vàn các giá trị văn
hoá từ đời này sang đời khác. Cũng vì sự gắn kết giữa biển và đảo ấy đã hình thành
nên các nét đẹp văn hoá mà nổi bật trong đó là tín ngưỡng của người dân vùng ven
biển hay các huyện đảo: tín ngưỡng thờ Cá Ông, tục thờ Tứ vị Thánh Nương, tục
thờ Cô Bác. Bên cạnh đó cũng có những kiêng kị từ việc chế tạo công cụ, chuẩn bị
I.3.

ra khơi, ra khơi và khi về bến.
Đặc điểm của hệ thống đảo và quần đảo Việt Nam.
Nhìn chung, hệ thống đảo và quần đảo Việt Nam có các đặc điểm sau:
- Hệ thống đảo, quần đảo Việt Nam giàu tài nguyên sinh vật.
- Kinh tế đảo, quần đảo có xu hướng tăng nhờ hoạt động kinh doanh du lịch
và các dịch vụ biển.


4


- Hệ thống đảo, quần đảo Việt Nam có tiềm năng về việc khai thác các
nguồn khoáng sản hay các nguồn năng lượng trên biển như sóng, gió,..
1.4. Giá trị đặc hữu của hệ thống đảo, quần đảo Việt Nam.
- Giá trị về cảnh quan, tài nguyên sinh vật
+ Tài nguyên sinh vật đảo
Động, thực vật trên các đảo tuy không phong phú như trên đất liền nhưng
thường là những loại quý hiếm, có giá trị kinh tế và giá trị về khoa học về nguồn
gen và đa dạng sinh học của chúng.
Đặc biệt là nguồn lợi hải sản, sinh vật trên bãi triều và vùng biển quanh đảo rất
phong phú và có giá trị kinh tế cao. Ngoài các sinh vật phù du, có hàng trăm loài
động vật đáy (bào ngư, trai ngọc, nghêu, ốc nón, hải sâm…) san hô, rong biển, với
nhiều ngư trường, bãi tôm, cá, mực có mật độ lớn, trữ lượng cao.
Nhìn chung, nguồn lợi sinh vật của các đảo ven bờ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
phong phú hơn vùng phía Nam, ngược lại nguồn lợi hải sản: cá, tôm, mực… vùng
biển ven đảo phía Nam lại phong phú hơn.
Trên thềm san hô quần đảo Trường Sa có nhiều loại hải sản quý như: hải sâm,
rùa biển, cá ngừ, tôm hùm, rong biển và các loại ốc có giá trị dinh dưỡng cao, nếu
được khai thác, chế biến tốt sẽ mang lại thu nhập lớn cho nhân dân và và làm hàng
hóa xuất khẩu thu lợi nhuận cao.
Cho đến nay, danh sách 15 khu bảo tồn thiên nhiên biển Việt Nam đều gắn liền
với các đảo.
Các hệ sinh thái đảo biển có chỉ số đa dạng sinh học cao >3,3, nhưng khối
lượng của các loài sinh vật không lớn do diện tích đảo rất hạn hẹp và tính nhiệt đới
của địa sinh học. Trong khi đó các loài đặc sản biển của đảo mang tính địa phương
cao.
Khác với đất liền, hệ sinh thái rừng trên đảo phát triển rất khó khăn, phải trải
qua hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm và có tính đặc hữu cao, đem lại cho

con người những giá trị vật chất và tinh thần.
5


Tài nguyên rừng ở đảo không chỉ là sản phẩm từ rừng như gỗ, lâm sản ngoài
gỗ mà còn là những dịch vụ môi trường mà rừng mang lại như là áo giáp bảo vệ
đảo, chống xói mòn giữ ẩm cho đảo, là nguồn nuôi dưỡng mọi sự sống, là cảnh
quan sinh thái có sức hấp dẫn du khách.
Trong thảm thực vật rừng trên đảo phần lớn là các loài cây có nguồn gốc từ
đất liền, và có những loài thực vật có tính đặc hữu khác có giá trị dược liệu.
Tại đảo Cù Lao Chàm có tới 116 loài cây có giá trị dược liệu, chiếm 22,8%
tổng số loài. Thiên tuế là loài cây cảnh có tính đặc hữu của Cù Lao Chàm được xếp
hạng trong sách đỏ, cần được bảo vệ.
Tại Hòn Giài, Cù Lao Chàm thiên tuế mọc thành “rừng”, cao 1m - 3m, có tuổi
từ 100 – 200 năm là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Nguồn lợi động vật rừng trên
đảo tuy không phong phú nhưng có nhiều loài sống rất gần gũi với con người như
sóc, khỉ, khiếu, vẹt.v.v.
Biển quanh đảo cũng có tính đa dạng sinh học cao với các sinh cảnh bãi cát,
rạn san hô, cỏ biển và các loài động thực vật biển khác.
Tại Vườn quốc gia Côn Đảo với 14.000 ha diện tích vùng nước là nơi có sự
hiện diện của 3 loại hệ sinh thái chính là hệ sinh thái rừng ngập mặn (18ha), hệ sinh
thái cỏ biển (200ha), hệ sinh thái các sạn san hô (1.000ha). Mối liên hệ của rạn san
hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn đã tạo nên một môi trường thuận lợi cho sinh
sản, ươm giống và bảo tồn các loài sinh vật biển.
Khu hệ sinh vật biển đã thống kê được có 1.493 loài trong đó: Thực vật ngập
mặn (Mangro forest) 23 loài, Rong biển (Algae) 127 loài, Cỏ biển (Seagrass) 11
loài, thực vật Phù du (Phytoplankton)157 loài, động vật Phù du (Zooplankton) 115
loài, San hô (Coral) 342 loài, thân mềm (Mollusa) 187 loài, cá rạn san hô (Coral
reef fishes) 202 loài, Giáp xác (Crustacea) 116 loài , Da gai (Echiodermarta) 75
loài, Giun nhiều tơ (Polycheta) 130 loài, thú và bò sát biển 8 loài.

Kết quả nghiên cứu đã thống kê được ở thuỷ vực Côn Đảo có tới 44 loài là
nguồn gien cực kỳ quí hiếm của biển Việt nam và đã được đưa vào Sách đỏ.
6


Chúng bao gồm: 02 loài rong, 02 loài thực vật ngập mặn, 03 loài san hô, 12
loài thân mềm, 01 loài giáp xác, 04 loài da gai, 07 loài cá, 07 loài bò sát, 05 loài
chim và 01 loài thú. Vùng nước nông ven đảo là nơi phân bố nhiều loài động vật
quý như rùa biển, cá heo, bò biển (dugong) .v.v...
Sự đa dạng sinh học của vùng biển Côn Đảo có ý nghĩa quốc gia về bảo tồn
thiên nhiên biển ở Việt Nam. Là một vùng đảo tương đối xa bờ, hoạt động của con
người chưa làm biến đổi lớn tính tự nhiên của các hệ sinh thái biển. Rạn san hô ở
đây còn giữ được những đặc tính đặc trưng cho vùng biển.
Các nghiên cứu cho thấy san hô có độ phủ trung bình là 42,6%. Trong số rạn
san hô nghiên cứu, có đến 74,2% san hô đạt độ phủ cao, chỉ có 2,8% thuộc loại phủ
thấp. Mật độ cá rạn san hô ở những điểm nghiên cứu đạt trung bình 400 con/m2.
Đây là giá trị rất cao so với các vùng biển ven bờ khác ở Việt Nam. Hiện nay,
Côn Đảo là vùng có nhiều rùa biển nhất ở Việt Nam, với hai loài thường gặp là đồi
mồi và tráng đông. Có 17 bãi cát được ghi nhận là bãi đẻ của rùa, trong đó có đến
bốn bãi được ghi nhận là có 1.000 rùa mẹ lên đẻ hàng năm.
Côn Đảo cũng là nơi duy nhất ở Việt Nam còn tồn tại một quần thể bò biển
(Dugong dugong) có cuộc sống không tách rời các thảm cỏ biển.
+ Tài nguyên thuỷ, hải sản
Khai thác cá ở biển đảo phụ thuộc vào hai yếu tố có tính quyết định. Thứ nhất,
vị trí của đảo phải gần với các ngư trường khai thác truyền thống. Thứ hai là trình
độ kỹ thuật và tiền vốn.
Ngư dân ở đảo Phú Quý thường đi khai thác vây cá mập ở các vùng biển xa
phải mất hàng tuần, có khi tới hàng tháng.
Ngư dân ở đảo Cô Tô khai thác các loại cá kinh tế ở ngư trường Vịnh Bắc Bộ.
Hiện nay chính quyền địa phương đã tổ chức chợ cá trên vùng nước của vịnh Cô

Tô, khá thuận tiện cho lưu thông.

7


Các đảo thuộc Vịnh Bắc Bộ có khả năng phát triển nghề khai thác hải sản,
nghề nuôi cá lồng, bè qui mô vừa như Cô Tô, Cát Bà, Vĩnh Thực, Vân Đồn đạt hiệu
quả cao.
Đối với các đảo lớn, gần ngư trường lớn như Trường Sa, Hoàng Sa, Phú Quốc,
Phú Quý, Lý Sơn, Côn Đảo và Cô Tô…việc khai thác, chế biến hải sản rất nhiều
triển vọng nếu được đầu tư vốn, công nghệ, dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Giá trị về kinh tế:
Kinh tế các đảo và quần đảo góp phần tạo nên sự phong phú cho cơ cấu nền
kinh tế nước ta, đặc biệt là những nguồn thu từ hoạt động du lịch hay hoạt động
khai thác tài nguyên của đảo , quần đảo.
+ Hoạt động du lịch:
Vùng biển đảo Bắc bộ nổi tiếng với nhóm đảo thuộc Vịnh Hạ Long và Bái Tử
Long; Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển đã tạo
thành nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vịnh, bãi cát trắng,
hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du
lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long được UNESCO xếp
hạng, vừa qua bầu chọn là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới.
Đảo du lịch nổi tiếng Tuần Châu là một trong những điểm dừng chân không
thể thiếu đối với du khách khi đến tham quan Hạ Long, Việt Nam. Một Di sản thiên
nhiên thế giới về cảnh quan và địa chất - địa mạo là vịnh Bái Tử Long, quần đảo
Cát Bà (với các Vườn quốc gia - khu dự trữ sinh quyển), vùng đảo Cô Tô, Trà Bản,
Ngọc Vừng.
Tiềm năng du lịch kể trên rất phù hợp để phát triển các loại hình du lịch hiện
đại như nghỉ ngơi; dưỡng bệnh; tắm biển; du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học
vùng ven bờ, hải đảo, ngầm dưới nước; du lịch thể thao: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy

sóng, đua thuyền…có thể tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc gia và quốc tế
quanh năm; dịch vụ hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế. Và thực tế không phủ
nhận, du lịch biển, đảo hiện đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển
du lịch Việt Nam.
8


Số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch cho thấy trong giai đoạn từ 2006-2010,
khách du lịch quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng tại các tỉnh ven biển chiếm trên
70%.
Riêng thu nhập từ du lịch biển đảo đã chiếm tới 70% doanh thu của ngành du
lịch.
Tính đa dạng và đặc thù của cảnh quan phần đất trên đảo và vùng biển xung
quanh đảo mang lại cho các đảo tiềm năng du lịch to lớn. Không khí biển - đảo và
nước biển là môi truờng trong lành nhất, là thiên đường của những du khách muốn
tránh xa nhịp sống ồn ào và nhiễm của đô thị, vui với biển, nắng, gió và cát.
Đảo biển thỏa mãn 3 yêu cầu của du lịch biển - 3 chữ S : sea (biển), shore
(gió) và sun (nắng), song khác với vùng biển ven bờ là chất lượng cao hơn nhiều
lần. Ở các độ cao 200m, 300m, thực vật có khả năng phát triển do nhiệt độ thấp, độ
ẩm cao mang đặc điểm khí hậu biển và khí hậu cao nguyên.
Ở đây có thể phát triển kinh tế sinh thái và du lịch, có thể xây dựng các nhà
nghỉ dưỡng, nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Ở các đảo ven biển Việt Nam có thể tìm thấy cảnh quan sinh thái kiểu này trên
các đảo: Hòn Khoai, Cái Bầu, Cù Lao Chàm, Cát Bà… Biển quanh đảo và các bãi
cát thạch anh trắng mịn cùng với hệ sinh thái san hô là nguồn tài nguyên du lịch
sinh thái biển vô giá.
Có thể tổ chức các cụm du lịch tắm biển, tham quan các hệ sinh thái san hô đa
sắc màu ngầm dưới nước mà không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Quần đảo Phú Quốc gồm 22 đảo lớn, nhỏ rộng 550km2, - là nơi được xem là
vốn quý để phát triển du lịch sinh thái, là nơi có rất nhiếu thắng cảnh thiên nhiên

đẹp như Bãi Thơm, Bãi Khem, suối Đá Bàng, suối Tranh…
Đặc biệt Bãi Dài đứng đầu danh sách các bãi biển đẹp được các hãng thông
tấn cũng như du khách nước ngoài bình chọn bãi biển đứng đầu 5 bãi biển đẹp nhất
thế giới.
9


Ngoài sản phẩm du lịch sinh thái tự nhiên, thì cảnh quan sinh thái về văn hóa
ở Phú Quốc rất phong phú như: Làng chài, làng nước mắm, nuôi cấy ngọc trai, canh
tác vườn tiêu, văn hóa truyền thống Cách mạng (trại tù Phú Quốc), văn hóa lễ hội
ẩm thực vùng biển cũng rất đặc trưng.
Bãi biển chính trải dài với cát sạch tinh khôi. Quần đảo An Thới gồm 12 hòn
đảo nhỏ ở phía Nam Phú Quốc là một nơi thích hợp cho du lịch lặn với các rạn san
hô tuyệt đẹp. Giống chó Phú Quốc nổi tiếng tinh khôn này có các xoáy lông chạy
dọc lưng, cùng nhiều đốm lưỡi.
Đến Phú Quốc, khách nước ngoài rất thú vị với tour bơi lặn bình hơi, tour câu
cá, thẻ mực và câu cá chạy hay thưởng thức giao thừa cùng ngư dân trên đảo, cưỡi
ngựa đi chợ và làm chả cuốn cá bóp.
Tính đến nay, tỉnh Kiên Giang đã cấp phép trong 21 dự án cơ sở hạ tầng trên
đảo Phú Quốc trị giá 1,7 tỷ USD, chủ yếu cho các khu nghỉ mát dọc theo bờ biển.
Sân bay quốc tế Dương Tơ trên đảo trị giá 16.000 tỷ đồng (khoảng 910 triệu
USD), công suất 3 triệu hành khách/năm dự kiến hoàn tất trong năm 2012.
Với qui hoạch đảo Phú Quốc vừa được đều chỉnh đến năm 2030, tầm nhìn sau
2030 thực sự là đòn bẩy cho Phú Quốc phát triển du lịch và bảo vệ môi trường sinh
thái sẽ là ưu tiên hàng đầu của hòn đảo này.
+ Hoạt động khai thác các dịch vụ biển
Vai trò của các hệ thống đảo ven bờ trong dịch vụ biển còn rất khiêm tốn,
nhưng tiềm năng của chúng là to lớn như: dịch vụ giao thông vận tải biển; thông tin
liên lac, tìm kiếm cứu nạn; dịch vụ đánh bắt hải sản; dịch vụ khai thác dầu khí,
thương mại, du lich… tiềm năng đó có được do vị trí phân bố của các đảo gần với

các khu khai thác hải sản, dầu khí hoặc các tuyến giao thông vận tải biển.
Những đảo có tiềm năng lớn cho dịch vụ biển là: Quần đảo Hoàng Sa, Trường
Sa, Phú Quý, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc, Thổ Chu, Vân Đồn, Cát Bà, Cô Tô,
Bạch Long Vỹ…
10


- Giá trị về các tài nguyên phi sinh vật.
+ khoáng sản
Những nghiên cứu, khảo sát về tiềm năng khoáng sản trên các đảo còn chưa
đầy đủ. Tuy nhiên đã phát hiện được tiềm năng khoáng sản tại một số đảo như mỏ
cát thủy tinh tại Vân Hải (Quảng Ninh). Tại khu vực quần đảo Hoàng Sa – Trường
Sa cũng phát hiện biểu hiện của khoáng sản như Pirit với hàm lượng khá cao (đạt
5,5 – 7,5% vật liệu trầm tích tại vùng phía nam đảo), thạch cao (ở lớp trầm tích tầng
mặt ở rìa quần đảo, thay đổi từ 2,9 – 6,5%), Sắt - Mangan (tăng dần theo chiều sâu
quanh đảo từ 500m – 3000m với hàm lượng 1,5%).
Các đảo ven bờ nằm gần các bồn trũng có trữ lượng dầu khí như lớn các bồn
(bể) sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu - Mã Lai… đã và
đang được thăm dò, khai thác.
Đặc biệt nguồn năng lượng mới băng cháy ( Hydrat) đang được đánh giá có
nhiều triển vọng ở vùng biển sâu quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Trên hệ thống đảo
ven bờ có khoảng 30 loại hình khoáng sản như: nhóm khoáng sản cháy (than), thủy
tinh, cao lanh…
+ Năng lượng gió
Nhiều vùng đảo ngoài khơi như Bạch Long Vĩ, đảo Phú Quý, Trường Sa.v.v.
là những địa điểm gió có vận tốc trung bình cao, tiềm năng năng lượng gió tốt, có
thể xây dựng các trạm phát điện gió công suất lớn để cung cấp năng lượng điện cho
dân cư trên đảo.
Tại Đảo Cô Tô, căn cứ vào dữ liệu nhiều năm (25 năm) về chế độ gió của trạm
khí tượng thủy văn Cô Tô và kết quả đo gió trực tiếp trong 1 năm của Viện Khoa

học Năng lượng (Viện KH&CNVN) cho thấy huyện đảo Cô Tô có tiềm năng năng
lượng gió rất lớn: ở độ cao 10 m mật độ năng lượng trung bình và tổng năng lượng
trung bình năm đạt 55.6W/m2 và 489.1KWh/m2, ở độ cao 80 m là 383.1W/m2 và
3371.5KWh/m2 ,

11


Theo tiêu chuẩn đánh giá của hiệp hội năng lượng gió thế giới, tại độ cao 25 m
thích hợp sử dụng điện gió công suất nhỏ, từ độ cao 50m đến 80m có khả năng sử
dụng máy phát điện sức gió công suất vừa và lớn.
+ Năng lượng mặt trời
Với đặc điểm có số giờ nắng và số ngày nắng trong năm cao, nhiều đảo của
Việt Nam còn có khả năng phát triển nguồn năng lượng mặt trời
Cũng tại đảo Cô Tô, các nhà khoa học đã tính toán tiềm năng và điện năng sản
xuất của một số modul pin mặt trời tại huyện đảo Cô Tô và cho thấy huyện đảo có
tiềm năng năng lượng mặt trời tương đối tốt, có thể khai thác làm nguồn cấp năng
lượng cho huyện đảo một cách hiệu quả. Có thể sử dụng thiết bị đun nước nóng mặt
trời cho các hộ dân, khách sạn, nhà hàng, khu du lịch.
+ Năng lượng sóng.
Nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học thuộc Viện Cơ học và trường Đại
học Khoa học tự nhiên đã nghiên cứu tiềm năng năng lượng sóng tại khu vực vùng
biển quần đảo Trường Sa và tính toán chi tiết tổng năng lượng sóng trung bình năm
cho khu vực nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu đã lựa chọn loại thiết bị chuyển đổi
năng lượng sóng thành điện năng thích hợp cho khu vực quần đảo Trường Sa.
Kết quả cho thấy, năng lượng sóng tại khu vực đảo Trường Sa lớn nói riêng và
quần đảo Trường Sa nói chung thuộc vào loại mạnh nhất trong các khu vực ven bờ
và vùng khơi lãnh thổ Việt Nam. Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và xác định
được địa điểm lắp đặt các thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng thành điện năng và
loại thiết bị phù hợp.

- Giá trị về an ninh-quốc phòng.
Đặc biệt các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong bảo vệ an ninh
quốc phòng. Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ
thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, khai thác có hiệu quả các
nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa. Việc khẳng định chủ quyền của

12


nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền
của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
II. Đặc điểm và giá trị đặc hữu của một số đảo, quần đảo của Việt Nam.
2.1. Các đảo, quần đảo xa bờ:
2.1.1. Quần đảo Hoàng Sa
* Khái quát chung:
Quần đảo Hoàng Sa là một trong hai quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt
Nam từ lâu đời. Trong lịch sử quần đảo Hoàng Sa còn có tên là “Bãi cát vàng”. Tên
quốc tế thường được thể hiện trên các hải đồ là Paracels. Quần đảo gồm 37đảo, đá,
bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác thuộc huyện Hoàng Sa, thành phố
Đà Nẵng. Khu vực quần đảo nằm trên vùng biển rộng khoảng 30.000 km2. Phạm vi
quần đảo được giới hạn bằng các đảo, bãi ở các cực Bắc, Nam, Đông, Tây như sau:

Vị trí các cực của quần đảo
Cực Bắc: đảo Đá Bắc

Vỹ độ Bắc
17o 06' 0"

Kinh độ Đông
111o 30' 8"


Cực Nam: Bãi ngầm Ốc Tai

15o 44' 2"

112o 14' 1"

Cực Đông: Bãi cạn Gò Nổi

16o 49' 7"

112o 53' 4"

Cực Tây: đảo Tri Tôn

15o 47' 2"

111o 11' 8"

Voi

Quần đảo gồm 37 đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác
thuộc huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng. Tổng diện tích phần nổi khoảng 10
km2, đảo lớn nhất là Phú Lâm, có diện tích khoảng 1,5 km2. Khu vực quần đảo
Hoàng Sa thuộc vùng biển rộng khoảng 30.000 km2, nằm ngang bờ biển các tỉnh
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và một phần tỉnh Quảng Ngãi. Phạm vi
quần đảo này được giới hạn bởi đảo Đá Bắc ở cực Bắc, bãi ngầm Ốc Tai Voi ở cực
Nam, bãi cạn Gò Nổi ở cực Đông và đảo Tri Tôn ở cực Tây.
Các đảo tại đây được chia thành 2 cụm. Cụm Lưỡi Liềm có hình cánh cung
hay lưỡi liềm, nằm ở phía Tây quần đảo, gần đất liền Việt Nam, gồm 08 đảo chính

là Đá Bắc, Hoàng Sa, Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh, Quang Hòa, Bạch Quy,
13


Tri Tôn và các bãi ngầm, mỏm đá. Cụm An Vĩnh được đặt tên theo xã An Vĩnh,
huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nằm ở phía Đông, bao gồm các đảo tương đối
lớn đồng thời cũng là các đảo san hô lớn nhất Biển Đông như đảo Phú Lâm, đảo
Cây, đảo Linh Côn, đảo Trung, đảo Bắc, đảo Nam, đảo Tây, đảo Hòn Đá…
Hoàng Sa nằm trong vùng "xích đạo từ" có độ sai lệch từ không thay đổi hoặc
thay đổi rất nhỏ, rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Trên một số đảo có nguồn
nước ngọt, đa dạng các loại cây cối, vô số chim và đặc biệt là có nhiều rùa biển sinh
sống. Hoàng Sa còn có nguồn tài nguyên có thể tái sinh lớn. Theo nhà nghiên cứu
La Fontaine, quần đảo là nơi sinh sống của các sinh vật như rùa, chim…. Tại đây
còn có tiềm năng lớn về khoáng sản và nguồn hải sản phong phú với nhiều loài có
giá trị cao như tôm hùm, rùa, đồi mồi, bào ngư quý hiếm…
- Điều kiện tự nhiên:
Thời gian nắng ở quần đảo Hoàng Sa dao động trong khoảng 2.400-2.600
giờ/năm, trong đó mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 10) có thời gian chiếu sáng khoảng
1300 giờ, lớn hơn so với mùa Đông (từ tháng 11 đến tháng 4). Trong các tháng mùa
hè thời gian chiếu sáng ở quần đảo Hoàng Sa luôn lớn hơn ở quần đảo Trường Sa.
Nhiệt độ không khí ở vùng biển Hoàng Sa có giá trị thấp nhất 22o-24oC trong
tháng 1, tăng dần đạt cực đại 28.5o -29oC trong tháng 6, 7 và giảm từ từ tới 25oC
vào tháng 12. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng nhiệt độ cao nhất và thấp nhất
là 5.5oC-6oC.
Chế độ gió vùng quần đảo Hoàng Sa phức tạp và thể hiện ảnh hưởng của địa
hình lục địa Việt Nam và Trung Quốc. Vào mùa hè hướng gió Tây Nam chiếm ưu
thế 57%, các hướng gió Tây, Nam, Đông-Nam khoảng 10-12%. Các hướng gió
Đông, Đông-Bắc và Bắc đều xuất hiện với tần suất thấp. Vận tốc gió trong mùa hè
trung bình 5-7 m/s. Trong mùa Đông gió Đông-Bắc chiếm ưu thế với tần suất 4850% và tốc độ 7-10m/s. Hướng gió Bắc có tần suất 27-30% và tốc độ 7-10m/s. Các
hướng gió Đông, Đông Nam, Nam và Tây Bắc đều xuất hiện trong mùa Đông với

tần suất thấp và vận tốc cực đại đạt 7-10 m/s.
Lượng mưa trung bình nằm ở quần đảo Hoàng Sa khoảng 1.200-1.600mm,
thấp hơn nhiều so với mưa ở vùng đảo Trường Sa và các vùng khác trên đất liền.
Mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 10) lượng mưa trung bình
hàng tháng 100-200mm, đạt 200-400mm trong tháng 10. Lượng mưa trung bình
14


trong mùa Đông (từ tháng 11 đến tháng 4) 200-300mm với lượng mưa hàng tháng
20-25mm (tháng 1,2,3) và đạt đến 50-100mm trong tháng 12 đến tháng 4.
Độ ẩm tương đối trung bình ở Hoàng Sa 80-85% và hầu như không bị biến
động nhiều theo mùa. Các quan sát cho thấy trong các tháng 1 (đặc trưng cho mùa
Đông), tháng 7 (đặc trưng của mùa hè), tháng 4 và tháng 10 (các thời kỳ chuyển
tiếp), độ ẩm tương đối đều không đổi và bằng 80 - 85%.
So với quần đảo Trường Sa thì Hoàng Sa nằm gần đại lục hơn và vì vậy các
trường sóng, gió chịu ảnh hưởng của địa hình các lục địa. Trong mùa Đông, sóng
Đông Bắc chiếm ưu thế với tần suất 70–72% với độ cao cực đại đạt tới 4–6m. Các
hướng sóng Đông và Bắc có tần suất 10–15% và có độ cao cực đại 3–4m. Trong
mùa hè, hướng sóng Tây-Nam chiếm ưu thế, 53–55%. Độ cao sóng 3–4m, chiếm
12% và cực đại 4–6m, chiếm 1-2%. Sóng hướng Nam chiếm 23–25% và có độ cao
cực đại 3–4m. Các hướng sóng khác có tần suất thấp và độ cao nhỏ hơn 3–4m.
Trong các thời kỳ chuyển đổi mùa, tháng 4 và tháng 10, trong khi ở quần đảo
Trường Sa, sóng Đông Bắc có tần suất giảm xuống 20–25% thì ở Hoàng Sa hướng
sóng này vẫn chiếm ưu thế 50-60% và độ cao sóng vẫn có thể đạt tới 4–5m.
Đặc điểm phân bố của trường nhiệt đã được nghiên cứu theo diện và theo
chiều sâu. Vào mùa hè, nhiệt độ nước biển bề mặt thay đổi trong giới hạn 29oC.
Mùa Đông, trong dải độ sâu 0–10 m trường nhiệt ít biến động với các giá trị
25oC-26oC.
Trong mùa hè độ mặn nước biển bề mặt ở vùng quần đảo Hoàng Sa biến đổi
phức tạp với các giá trị lớn hơn 34‰.

Trong mùa Đông, ở tầng sâu 0–10m độ mặn nước biển có xu hướng tăng dần
từ Đông sang Tây, từ các giá trị 33‰–34‰. Độ mặn nước biển tăng dần theo độ sâu
đạt các giá trị 33.9‰-34‰ và 34.5‰–34.6‰ ở các độ sâu 50 và 100m. Dưới những
độ sâu này, từ 100 đến 300m, độ mặn ít biến đổi và ổn định trong giới hạn 34.5‰–
34.7‰. Đồng thời trên hầu hết các tầng sâu xu hướng tăng dần độ mặn từ Đông
sang Tây cũng luôn được thể hiện.
* Đặc điểm và giá trị đặc hữu.
- Giá trị về sinh thái, sinh vật
Động, thực vật trên các đảo tuy không phong phú như trên đất liền nhưng
thường là những loại quý hiếm, có giá trị kinh tế và giá trị về khoa học về nguồn
gen và đa dạng sinh học của chúng.
Đặc biệt là nguồn lợi hải sản, sinh vật trên bãi triều và vùng biển quanh đảo rất
phong phú và có giá trị kinh tế cao. Ngoài các sinh vật phù du, có hàng trăm loài
15


động vật đáy (bào ngư, trai ngọc, nghêu, ốc nón, hải sâm…) san hô, rong biển, với
nhiều ngư trường, bãi tôm, cá, mực có mật độ lớn, trữ lượng cao. Trên thềm san hô
quần đảo Hoàng Sa có nhiều loại hải sản quý như: hải sâm, rùa biển, cá ngừ, tôm
hùm, rong biển và các loại ốc có giá trị dinh dưỡng cao, nếu được khai thác, chế
biến tốt sẽ mang lại thu nhập lớn cho nhân dân và và làm hàng hóa xuất khẩu thu lợi
nhuận cao. Tài nguyên rừng ở đảo không chỉ là sản phẩm từ rừng như gỗ, lâm sản
ngoài gỗ mà còn là những dịch vụ môi trường mà rừng mang lại như là áo giáp bảo
vệ đảo, chống xói mòn giữ ẩm cho đảo, là nguồn nuôi dưỡng mọi sự sống, là cảnh
quan sinh thái có sức hấp dẫn du khách. Biển quanh đảo cũng có tính đa dạng sinh
học cao với các sinh cảnh bãi cát, rạn san hô, cỏ biển và các loài động thực vật biển
khác.
Với độ phong phú về thủy hải sản và sinh vật, đảo Hoàng Sa có điều kiện vô
cùng thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, du khách đến đây với chuyến du
lịch khám phá thiên nhiên hoang sơ của đảo cùng chiêm ngưỡng và tìm hiểu về các

động thực vật quý hiếm mà không phải nơi nào cũng có.
- Giá trị du lịch- dịch vụ biển.
Quần đảo Hoàng Sa có các đảo chính gồm cụm Song Tử gồm bốn đảo nhỏ: Đá
Bắc, Song Tử Đông, đảo Song Tử Tây và đá Nam, trong đó có một đảo dài khoảng
1km, Bãi Đinh Ba, Một bãi cạn nửa nổi nửa chìm khoảng 14-11km, bãi núi Cau,
đảo Thị Tứ được tạo bởi hai đảo san hô mà đảo lớn nhất có kích thước 1-5-1km, tại
đó có thực vật và nước ngọt; Đá xubi là một rạng san hô; Đảo loai ta là một đảo nhỏ
dài 0,3km nằm trong một bãi cạn lớn nửa nổi nửa chìm, cụm Nam Yết gồm hai đảo
chính và ba đảo đá ngầm, trong đó có đảo Ba Bình có kích thước 1-04km, tại đảo
này còn có giếng nước ngọt.
Với những nguồn tài nguyên là các rạn san hô lớn, các bãi cạn nửa nổi nửa
chìm là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các chuyến du lịch nghỉ dưỡng trên đảo.
Nơi đây còn có đảo đá lớn với đá thám hiểm lớn, đây là một loại đá ngầm có
hình vành khuyên. Với tài nguyên đá thám hiểm này quần đảo Hoàng Sa có điều
kiện thuận lợi cho các chuyến du lịch thám hiểm cộng với nghỉ dưỡng.
Nơi đây còn có điều kiện thuận lợi nữa. Đảo Đá Chữ Thập, là một bãi cạn nửa
nổi nửa chìm dài khoảng 26km hình thành một hồ nửa kín trong đó có mộ số đá
ngầm nhô cao.

16


Cùng các rạn sn hô, đảo đá Quần đảo Hoàng Sa còn có rất nhiều các bãi cát
lớn nhỏ còn rất hoang sơ và kì vĩ,…
Vai trò của các hệ thống đảo ven bờ trong dịch vụ biển còn rất khiêm tốn,
nhưng tiềm năng của chúng là to lớn như: dịch vụ giao thông vận tải biển; thông tin
liên lac, tìm kiếm cứu nạn; dịch vụ đánh bắt hải sản; dịch vụ khai thác dầu khí,
thương mại, du lich… tiềm năng đó có được do vị trí phân bố của các đảo gần với
các khu khai thác hải sản, dầu khí ..
- Giá trị về chính trị- an ninh quốc phòng.

Vị trí chiến lược của quần đảo Hoàng Sa được thể hiện ở chỗ có thể dùng các
quần đảo này cho các mục đích quân sự như đặt trạm ra đa, các trạm thông tin, xây
dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu bè qua lại, kiểm soát các tuyến
hàng hải qua lại biển Đông. Năm 1974, Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa
của Việt Nam và hiện nay đang chiếm đóng trái phép trên toàn bộ quần đảo này.
Đây cũng là vẫn đề nóng trong mấy năm trở lại đây, qua đó cũng khẳng định vị trí,
vai trò và giá trị của Hoàng Sa về vấn đề an ninh quốc phòng.
2.1.2. Quần đảo Trường Sa
* Khái quát:
- Cách đảo Tri Tôn, đảo cực nam của quần đảo Hoàng Sa khoảng 300 hải lí là
quần đảo Trường Sa ( Khánh Hoà).
- Quần đảo Trường Sa nằm về phía Đông Nam nước ta, ở giữa biển Đông
trong khoảng từ kinh độ 111030’ đến 117020’ Đông và từ vĩ độ 6050’ đến 120 Bắc.
Hòn đảo gần bờ nhất là đảo Trường Sa cách vịnh Cam Ranh 250 hải lí và cách đảo
Hòn Hải 210 hải lí. Toàn bộ quần đảo gồm trên duới 100 hòn đảo, đá, cồn, bãi trải
rộng trên một vùng biển ước chừng 16 đến 18 vạn km2. .
- Quần đảo Trường Sa nằm giữa biển Đông về phía đông nam nước ta, phía
Bắc giáp đảo Hoàng Sa, phía Đông giáp biển Philipin, phía Nam giáp biển
Malaysia, Runay và Indonesia. Từ trung tâm quần đảo Trường Sa cách Cam Ranh
243 hải lý, cách Vũng Tàu 440 hải lý. Quần đảo Trường Sa án ngữ đường hàng hải
17


quốc tế nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương, giữa Châu
Âu, Châu Phi, chung cập đông với Trung Quốc và Nhật Bản với các nước Đông
Nam Á và Đông Bắc Á. Đây là một trong 10 tuyến đường hàng hải lớn trên thế
giới, giao thông nhộn nhịp đứng thứ hai thế giới sau Địa Trung Hải. Trung bình mỗi
ngày có từ 250 đến 300 tàu biển các loại đi qua biển Đông.
Quần đảo Trường Sa xứng đáng là “nơi đầu sóng ngọn gió”, là vị trí tiền tiêu
của Tổ quốc Việt Nam vả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. 2 quần đảo xa bờ Hoàng Sa

và Trường Sa được phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển với vị trí đặc biệt quan
trọng như 1 tuyến phòng thủ tiền tiêu bảo vệ sườn đông đất nước
Quần đảo Trường Sa gồm trên 100 hòn đảo nhỏ và bãi san hô với diện tích
vùng biển rộng khoảng 160 ngàn đến 180 ngàn km 2. Khí hậu thời tiết ở quần đảo
Trường Sa khá bất tiện, hiếm nước ngọt. Một năm có tới 131 ngày bão gió từ cấp 6
trở lên. Mỗi tháng có từ 13 đến 20 ngày gió mạnh.
* Đặc điểm và giá trị đặc hữu:
+) Đặc điểm
- Đặc điểm địa lý
+Vị trí: nằm ở Đông Nam Châu Á trên vùng biển Đông.
+ Tọa độ trung tâm: 8039’N – 111055’E.
+ Diện tích các đảo: tổng số không quá 5 km2
+ Diện tích biển: nằm trên diện tích 180.000 km2 giữa biển Đông.
+ Đường bờ biển dài 926 km
+ Khí hậu nhiệt đới; địa hình bằng phẳng
+ Tài nguyên thiên nhiên: Hải sản, phân chim, dầu khí, khí gas.
- Đặc điểm dân cư khu vực
Quần đảo Trường Sa đã được người Việt tổ chức khai thác cá, phân chim từ
thế kỷ thứ X và mạnh mẽ ở thế kỷ XVII. Trường Sa đã được xác định là 1 phần của
tỉnh Quảng Ngãi và hiện trực thuộc tỉnh Khánh Hòa. Dân chài thường từ đất liền ra
đảo khai thác dài ngày và quay lại đất liền sinh sống. Trải qua nhiều biến cố lịch sử,
Trường Sa bị quân đội nhiều nước chiếm đóng trái phép và trở thành khu vực luôn
18


bất ổn về an ninh. Đến nay dân cư trên đảo chủ yếu là lính và một số không nhiều
người dân được di cư từ đất liền ra và một số ít công nhân đèn biển, vận hành sân
bay, cầu cảng. Duy nhất trên thị trấn Trường Sa, Nam Yết, Sinh Tồn và Thị Tú hiện
đang có dân sinh sống, được tổ chức thành các xã và thị trấn. Số lượng dân đánh cá
vãng lai qua đây rất đông cùng với 1 lượng khách du lịch.

- Đặc điểm an ninh xã hội quần đảo Trường Sa.
Quần đảo Trường Sa là một phần lãnh thổ không thể chia cắt của Việt Nam.
Tính đến tháng 10 – 1998, Việt Nam đang đóng quân trên 32 điểm thuộc 21 đảo và
bãi đá ngầm. Các nước khác như Philipin, Trung Quốc, Malaixia, Đài Loan cũng
đang chiếm đóng trái phé quần đảo, bãi ngầm, rạn ngầm thuộc quần đảo Trường Sa.
Đặc biệt có một số đảo lớn như Thị Tứ với diện tích 37,2 ha đang bị Philipin chiếm
trái phép; đảo Bình Nguyên với diện tích 62 ha bị Đài Loan chiếm đóng trái phép.
Đặc biệt, Trung Quốc đã dùng lực lượng quân đội xâm chiếm 1 loạt các đảo san hô
ngầm và xây các công trình quân sự ở đây. Malaixia cũng là nước chiếm đóng trái
phép nhiều đảo của Việt Nam. Sau khi chiếm được đảo, các nước thường xây dựng
căn cứ quân sự, thậm chí di dân ra các đảo lớn để sinh sống. Các hoạt động bất hợp
pháp của các nước đã gây ra sự mất an ninh trầm trọng ở vùng biển Trường Sa của
Việt Nam.
- Đặc điểm ngành nghề
+ Các hoạt động khai thác biển: Nguồn tài nguyên của Trường Sa bao gồm
nguồn hải sản, dầu khí, gas tự nhiên, phân chim và là đường hàng hải quan trọng
bậc nhất trên biển Đông. Theo các kết quả nghiên cứu được công bố thì hoạt động
thăm dò dầu khí ở Trường Sa đã được tiến hành từ năm 1973 dưới thời Việt Nam
cộng hòa. Tuy nhiên, các hoạt động khai thác dầu khí vẫn chưa có điều kiện triển
khai tại khu vực này; cá có sản lượng khai thác đạt từ 10 – 99 kg/km 2... Các hoạt
động chính tại Trường Sa bao gồm thăm dò, nghiên cứu, đánh bắt hải sản, dịch vụ
vận tải đường biển và đường không, du lịch sinh thái.
+ Các hoạt động nghiên cứu, khảo sát
Ngay từ thời Lê Thánh Tông (1460 – 1497) đã tổ chức các đoàn thuyền khảo
sát và khai thác các đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Giai đoạn 1630 – 1653, bản đồ về
quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam đã được xuất bản. Trước
19


thế kỷ XVII, người Bồ Đào Nha và Hà Lan đã nghiên cứu và vẽ bản đồ Trường Sa

và Hoàng Sa là các đảo thuộc Việt Nam. Tiếp theo đó có rất nhiều chuyến nghiên
cứu ở vùng này và đã có hàng trăm công trình cồn bố của người Việt Nam và người
nước ngoài có liên quan đến quần đảo Trường Sa.
+ Các hoạt động phát triển kinh tế trên đảo
°

Xây dựng trên quần đảo Trường Sa: trong tổng số trên 130 đảo, có tới 28 đảo có
công trình xây dựng với các mục tiêu khác nhau như đơn vị quân đội, khu vực dân
ở.

°

Các dịch vụ sinh hoạt như máy phát điện, giếng nước, tượng đài, trạm dịch vụ kỹ
thuật được xây dựng tại 5 đảo có 7 trạm đèn biển, 9 sân bay dã chiến, 5 cầu cảng, 2
cơ sở du lịch và 1 trạm khí tượng thủy văn.

°

Dịch vụ hàng hải: Có tổng số 7 trạm đèn biển, trong đó 3 trạm thuộc Việt Nam, 4
trạm do Philipin và Malaixia quản lý trái phép.

°

Giao thông vận tải trên biển: có 5 cầu cảng nhưng Việt Nam chỉ có 1.

°

Hoạt động hàng không: hiện nay, quần đảo Trường Sa có tới 9 sân bay nhỏ phục vụ
cho các mục đích vận chuyển hành khách giữa đảo và đất liền. Việt Nam có sân bay
tại đảo Trường Sa phục vụ cho vận tải khách du lịch.


°

Hoạt động du lịch: Việt Nam đang tiến hành tổ chức các tuyến du lịch sinh thái từu
đất liền ra Trường Sa. Một số nước nhưu Malaixia cũng đã xây dựng trái phép 1 số
cơ sở du lịch như nhà nghỉ dạng Resort trên các đảo mà họ chiếm đóng.

°

Hoạt động khai thác: khai thác hải sản là hoạt động hiệu quả nhất ở khu vực này,
ngoài ra còn có hoạt động khai thác các mỏ phân chim.
- Đặc điểm địa hình: địa hình quần đảo Trường Sa chia làm 2 phần rõ rệt: phần
đảo nổi và địa hình dưới nước.

* Giá trị đặc hữu
+) Giá trị cảnh quan
“Trên đảo mặt trời thường lên sớm
Cát vàng hẹn lối dấu chân quen
20


Con sóng nhuộm mây trời ửng đỏ
Cánh buồm vượt sóng cuối trời xa”
(Hoa đảo xa – Bùi Văn Bồng)
- Nhắc tới Trường Sa là nhắc tới đảo xanh. Giữa điều kiện khắc nghiệt của
vùng biển, có những loài cây vẫn kiên cường đứng vững: bàng vuông, mù u, phong
ba, bão táp...
- Là quần đảo có tới trên 329 loài thuộc 69 giống và 15 họ, những rạn san hô
rực rỡ màu sắc được ví như những cánh đồng muôn màu dưới lòng đại dương. Đặc
biệt, tại quần đảo Trường Sa có sự hiện diện của loài san hô trúc quý hiếm có hình

thù khá kỳ ảo với màu vàng hoặc đỏ tươi mà trên vùng biển nước ta không nơi nào
có.
- Quần đảo Trường Sa với những bãi cát trải dài là điểm nhấn về giá trị cảnh
quan. Những đảo như Trường Sa Lớn, Trường Sa Đông, An Bang, Phan Vinh,
Thuyền Chài A...là một trong những đảo có những bãi cát nhô lên giữa đại dương.
Minh chứng cụ thể và rõ nét nhất là đảo An Bang, hòn đảo được ví như một “thiếu
nữ xinh đẹp nằm tắm sóng biển Đông” bởi có bãi cát vàng êm ả trải dài hàng cây số
quanh đảo. Đứng từ trên tháo hải đăng nhìn xuống như một thiếu nữ.
+) Giá trị sinh thái, sinh vật.
- Quần đảo Hoàng Sa nói riêng và biển đảo Việt Nam nói chung là nơi có giá
trị sinh thái đặc sắc, đa dạng. Đến với Trường Sa chúng ta có cơ hội khám phá cuộc
sống thiên nhiên đầy thú vị của những loài động thực vật biển quý hiếm trong lòng
biển Việt Nam.
- Tiêu biểu cho hệ sinh thái và sinh cảnh Trường Sa là 3 kiểu đặc thù: Hệ sinh
thái đảo xa bờ, hệ sinh thái rạn san hô và hệ sinh thái thảm cỏ biển mang nhiều ý
nghĩa và có giá trị cao.
- Rạn san hô là 1 trong những hệ sinh thái đặc sắc. Quần đảo Trường Sa là
vùng có số giống san hô nhiều nhất biển Đông “Trường Sa cũng nằm trong giới hạn
21


vùng có giống san hô nhiều nhất biển Đông (trên 70 giống), một trung tâm phát tán
san hô và sinh vật biển nhiệt đới ven bờ Philipin – Indonesia của vùng phía Tây
Thái Bình Dương". “Về quy mô, số lượng san hô và mức độ đa dạng, quần dảo
Trường Sa có thể ngang với khu bảo tồn san hô nổi tiếng Great Barrier của
Australia”

( Theo cuốn Biển đảo Việt Nam – Tài nguyên vị thế và những kì

quan địa chất sinh thái tiêu biểu – Trần Đức Thạnh, Lê Đức An, Nguyễn Hữu Cờ,

Trần Đình Lân, Nguyễn Văn Quân, Tạ Văn Phương).
Rạn san hô còn là nơi sinh sống, đẻ trứng, ẩn náu, kiếm mồi của rất rất nhiều
các loài hải sản, sinh vật biển. Nền đáy cứng trên rạn là nơi mà nhiều sinh vật đáy
đặc trưng như trai, sò, hải miên, huê biển, hải quỳ và tảo bám bẩm sinh trưởng. Với
một số loài khác, rạn lại là nơi kiếm ăn, đẻ trứng, ương con hay trú ẩn của Rùa xanh
hay đồi mồi.
- Thảm cỏ biển cũng là hệ sinh thái đặc sắc. Nó được ví như “lá phổi của đại
dương”. Cũng giống với rạn san hô, cỏ biển là nơi sinh sống, sản sinh, trú ẩn của đa
dạng các loài sinh vật biển khác nhau như động vật đáy, cá biển, bò biển...Cỏ biển
là nguồn cung cấp hữu cơ, ôxy cho nước biển. Sẽ là một trải nghiệm bất ngờ khi
được lặn xuống, quan sát và cảm nhận vẻ đẹp của thế giới sống nhộn nhịp dưới
nước quanh các đảo và vô vàn các loài san hô, hải quỳ, rong biển, trúc biển.
- Trên thềm san hô của quần đảo Trường Sa có nhiều loại hải sản quý như hải
sâm, rừa biển, cá ngừ, tôm. Đặc biệt với vị trí giữa biển Đông, quần đảo Trường Sa
có thế mạnh về dịch vụ hàng hải và nghề đánh bắt hải sản.
+) Giá trị địa chất
Quần đảo Trường Sa là những thực thể di sản địa chất. Nếu có những lỗ khoan
địa tầng xuyên qua đảo, đến nền đá cứng mà san hô bám vào đó để phát triển, chúng
ta sẽ xác lập được lịch sử tiến hoá của quần đảo Trường Sa hay các quá trình địa
chất đã từng xảy ra ở đây. Kết quả khảo sát địa chất sơ bộ một số đảo thuộc quần
đảo Trường Sa như đảo Phan Vinh, đảo An Bang, chúng tôi đã bắt gặp một số loại
đá trầm tích sinh vật, các hóa thạch độc đáo, như vỏ sò khổng lồ; đá dạng “Bánh

22


bỏng”, đá vôi san hô dạng khối. Quần đảo Trường Sa là khu vực có trữ lượng dầu
mỏ, khí đốt, băng cháy nhất định.
+) Giá trị văn hóa
Ngày 13/6/2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số

1825/QĐ- BVHTTDL xếp hạng các bia chủ quyền tại đảo Song Tử Tây, xã Song Tử
Tây và đảo Nam Yết, xã đảo Sinh Tồn, thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh
Hòa là "Di tích lịch sử cấp quốc gia". Cụm bia chủ quyền này được hoàn thành
tháng 8/1956 nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông. Ngoài ra,
trên đảo Trường Sa Lớn còn có chùa, Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và đài
tưởng niệm liệt sĩ tạo nên một quần thể các công trình văn hóa và đã trở thành chốn
linh thiêng trên đảo giữa biển khơi của Việt Nam. Trong chùa ở đảo Trường Sa Lớn
có bức tượng Phật ngọc màu xanh ngự trên Tam Bảo là do Liên đoàn Phật giáo Thế
giới tặng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đã được Thủ tướng tặng lại chùa Trường
Sa Lớn với lời cầu chúc: “nước Việt Nam hòa bình, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Bên cạnh đảo Trường Sa Lớn,
trên đảo Đá Tây có bài thơ thần của Lý Thường Kiệt được khắc trong một ban thờ
tuy đơn sơ nhưng rất trang trọng, một lần nữa khẳng định chủ quyền lãnh thổ vô
cùng thiêng liêng của đất nước ở khu vực quần đảo Trường Sa này với lòng tự hào
dân tộc sâu sắc:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Tạm dịch:
Sông núi nước Nam vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
23


Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời

+) Giá trị về an ninh-quốc phòng.
Giống như quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa cũng có vị trí chiến lược

quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền trên biển của Việt Nam trong việc khai thác
các tài nguyên trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế trên biển, kiểm soát các tuyến
hàng hải qua lại khu vực này cũng như một số mục đích quân sự khác. Hiện nay
quần đảo Trường Sa cũng đang nằm trong diện tranh chấp giữa Việt Nam và sự
ngang ngược của Trung Quốc. Bởi vậy nên quần đảo này có giá trị an ninh-quốc
phòng đặc biệt quan trọng.

2.2. Đảo và quần đảo ven bờ.
2.2.1. Quần đảo Cát Bà.
* Khái quát:
Quần đảo Cát Bà thuộc thành phố Hải Phòng, cách thủ đô Hà Nội khoảng
150km về phía đông nam, cách thành phố Hạ Long 25km về phía Nam… di sản
thiên nhiên thế giới đề cử- quần đảo Cát Bà bao gồm khu dự trữ sinh quyển Cát Bà,
vườn quốc gia Cát Bà và quần đảo Long Châu có diện tích là 33.670ha đất tự nhiên
và 20.192ha mặt biển. Quần đảo bao gồm 388 hòn đảo đá vôi, đảo Cát Bà có diện
tích bề rộng trên 200km2, là đảo lớn nhất trong số đó, do còn lưu giữ được vẻ
hoang sơ hài hòa giữa cảnh quan rừng xanh và biển xanh như một miền ký ức sống
động về lịch sử hình thành và phát triển của trái đất còn lưu giữ được- quần đảo Cát
Bà thật xứng đáng với tên gọi “chum ngọc xanh trên biển khơi xanh”.
* Đặc điểm và giá trị đặc hữu:
- Giá trị về cảnh quan, tài nguyên sinh vật:

24


Quần đảo Cát Bà nổi bật toàn cầu với rừng mưa nhiệt đới trên núi đá vôi, hang
- động, rừng ngập mặn, bãi triều, hồ nước mặn, động thực vật đáy mềm, các rạn san
hô rộng lớn.
Tại đây có rừng nhiệt đới xanh tốt quanh năm bao gồm đảo đá lớn Cát Bà và
387 đảo nhỏ, được bao phủ bởi thảm thực vật nhiệt đới, trong phần lớn diện tích là

diện tích của vườn quốc gia Cát Bà. Ở đây có khu vực rừng nguyên sinh duy nhất
còn sót lại ở Cát Bà và là vùng còn giữ được trang thái tự nhiên vốn có của nó, với
diện tích vào khoảng 1045,2 ha nằm ở ngay vị trí trung tâm đảo.
Hang động, một dạng sinh cảnh tiêu biểu của địa hình karst. Hơn thế nữa, hệ
thống hang động ở Cát Bà rất độc đáo do nó chứa đựng cả hang trên cạn và hang
dưới biển. Các loài động vật phổ biến ở Hàn động là dơi, chân bụng và côn trùng.
Đặc biệt, các hang động ở Cát Bà còn là nơi cư trú của người nguyên thủy, cho nên
nhiều hang hiện nay là các di chỉ khảo cổ quan trọng.
Sinh cảnh đất ngập triều có rừng ngập mặn bao phủ có tổng diện tích khoảng
650ha. Rừng ngập mặn là tài nguyên quý giá của vùng ven biển nhiệt đới, có giá trị
trong việc che cho đới bờ khỏi bị sóng - đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài
sinh vật biển và nơi cư trú của các loài chim di cư.
Các bãi triều xung quanh đảo bao gồm bãi triều cát, bãi triều đá và triều bùn là
môi trường sống lý tưởng cho các sinh vật vùng triều như các loài rong, tảo biển,
động đáy. Ở các bãi triều đá,các loài động vật bám phát triển dày đặc, tạo thành các
khảm sinh vật là một dạng quần xã độc đáo của khu di sản.
Đáy mềm quần đảo Cát Bà là nơi sinh cư của nhiều nhóm sinh vật như động
vật đáy, cá biển, thú biển nhất là các loài di cư và ưa di chuyển, trong đó có nhiều
loài quý hiếm về mặt bảo tồn. 50% nguồn gien sinh vật của vùng biển này được lưu
giữ ở đây, do đó đây là hệ sinh cảnh có giá trị tiềm năng cho công tác bảo tồn.
Ở hầu hết các cung lõm của các đảo đá trong khu di sản, đều có các rạn san hô
phân bố ở các độ sâu: 3,6,9 và 11 mét. Được ví với những khu rừng dưới đáy biển,
các rạn san hô có tính sinh học cao đặc biệt. Khu vực này là nơi tập trung cực kỳ
25


×