Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

BÀI THUYẾT MINH DU LỊCH SINH THÁI BÁN ĐẢO SƠN TRÀ ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.47 KB, 6 trang )

Xin chào mừng quý đoàn đến với thành phố Đà Nẵng, thay mặt công ty Du
lịch Xanh hướng dẫn viên My My xin kính chào quý khách, giới thiệu với đoàn
đây là anh Thắng là lái xe của đoàn là một người dân thành phố Đà Nẵng anh cũng
kiêm luôn vai trò hướng dẫn viên tại điểm. Xin quý đoàn cho anh một tràn pháo
tay để chuyến đi ngày hôm nay của chúng ta thật là an toàn và vui vẻ ạ. Chúc cho
đoàn chúng ta có một ngày vui chơi thật ý nghĩa ạ.
Vâng, thưa quý đoàn ngày đầu tiên đến Đà Nẵng sau một thời gian làm việc
căng thẳng và mệt mỏi, hôm nay chúng ta sẽ tạm rồi xa vùng trung tâm thành phố
ồn ào hòa mình vào thiên nhiên cảm nhận sức sống từ mẹ thiên nhiên và tìm lại
cảm giác bình an thư thái cho tâm hồn. Và không nơi đâu phù hợp hơn hôm nay
chúng ta sẽ cùng nhau tham quan khám phá bán đảo Sơn Trà.
Xe chúng ta đang lăn bánh trên địa phận bán đảo Sơn Trà. Bán đảo Sơn Trà
nằm trong địa bàn phường Thọ Quang - Quận Sơn Trà - Đà Nẵng, có diện tích
4.439 ha đất liền và biển, cách trung tâm thành phố 8km về phía Đông Bắc. Có
đỉnh cao nhất là 696m so với mực nước biển và nhiều đỉnh cao trên 500m. Với
chiều dài từ đông sang tây là 15km và chỗ rộng nhất là 6km, chỗ hẹp nhất là 2km.
Thời xa xưa, Sơn Trà là một hòn đảo gồm 3 ngọn núi nhô cao. Ngọn phía Đông
Nam trông như hình con Nghê chồm ra biển nên gọi là ngọn Nghê, ngọn phía tây
hình dạng như cái mỏ con diều hâu nên gọi là ngọn Mỏ Diều và ngọn phía bắc
vươn về phía của biển dài như cổ ngựa nên gọi là ngọn Cổ Ngựa. Qua thời gian
dài, dòng nước biển chảy ven bờ đã tải phù sa đến bồi đắp dần hình thành dãy đất
chạy từ đất liền ra đảo. Bán đảo Sơn Trà hình thành từ đó.
Bán đảo Sơn Trà còn có tên là núi Tiên Sa, gắn liền với truyền thuyết cảnh
đẹp nơi đây đã quyến rũ các nàng tiên trên trời giáng trần xuống đây để vui chơi và
thưởng ngoạn. Năm 1965, khi đặt trạm thông tin và ra đa trên núi Sơn Trà, quân
Mỹ gặp rất nhiều loài khỉ sống thành từng bầy nên đặt tên núi là núi Khỉ ( Monkey
Mountain). Sơn Trà không chỉ giúp Đà Nẵng trở thành một khu an toàn về hàng hải
mà còn là đài khí tượng thuỷ văn cho cư dân trong vùng qua các câu ca dao:
“Chiều chiều mây phủ Sơn Trà, Sấm rền Non Nước trời đà chuyển mưa”
Hay “Đời ông cho chí đời cha, mây phủ Sơn Trà không gió thì mưa”
Và cư dân nơi đây đã dựa vào đặc điểm mây trên Sơn Trà mà xét đoán thời tiết để


ra khơi vào lộng, tránh được những rủi ro đáng tiếc.


Chuyến du hành khám phá Sơn Trà sẽ đưa các quý khách chinh phục tầm
cao 500m, dừng lại Đồi Vọng Cảnh chúng ta sẽ được đắm mình về trời mây non
nước với biển xanh cát trắng tại Đảo Ngọc và đèo Hải Vân xa xa. Bản giao hưởng
của nắng và gió sẽ mang chúng ta đến đỉnh Bàn Cờ, cho ta cảm giác phiêu bồng
trong màn sương mờ và có thể kỳ thủ với Tiên ông đánh cờ trên độ cao gần 700m.
Men theo sườn núi về phía Đông nam Sơn Trà, chúng ta sẽ được chiêm bái cây đa
đại thụ với chín rễ phụ đâm sâu vào lòng đất, nghe chim hót và nếu bạn may mắn
sẽ được ngắm động vật quí hiếm: các chú Vooc Chà vá chân nâu nhảy nhót trên các
cành cây.
Sơn Trà thắng cảnh bao la
Trước sông sau biển rừng kề một bên.
Và đến với Sơn Trà chúng ta không chỉ được leo núi mà còn được tham gia
một hoạt động vô cùng thú vị đó là lặn ngắm san hô.
Đoàn chúng ta đã đi được nữa đường. Mọi người có thích không ạ. Một bên
là biển một bên là rừng nguyên sinh lại được chồng chênh leo những con dốc
quanh co. Cảm giác thật tuyệt đúng không ạ. Chúng ta đang tiến gần hơn vào lá
phổi xanh, bức bình phong che chắn sóng gió của thành phố Đà Nẵng, là nơi cư
ngụ của cả ngàn loài thực vật và hơn 300 loài động vật trong đó những loài động
thực vật quý hiếm như cây chò gai, cây lá bóng, cây trâm gụ hay khỉ đuôi vàng,
trăn gấm, gà mặt đỏ và đặc biệt là vooc Chà Vá chân nâu. Có thể nói bán đảo Sơn
Trà đang giữ một trọng trách rất to lớn, nó là ngôi nhà là nguồn sống cho rất nhiều
loài động thực vật trong đó có cả con người chúng ta. Để giữ gìn và bảo vệ hệ sinh
thái tuyệt vời này quý khách hãy cùng chúng tôi chung tay góp sức bằng một hành
động nhỏ trong một câu khẩu hiệu ngắn mà chúng tôi thường nói với mọi người
“Không để lại gì ngoài những dấu chân không mang gì về ngoài những bức ảnh và
không giết gì ngoài giết thời gian.” Trước khi xuống xe đi bộ thì em xin có một lưu
ý nhỏ là mọi người tránh mặt áo màu nổi hoặc nói chuyện quá to bởi những loài

động vật ở đây rất nhạy cảm và sáng hôm nay tất cả chúng ta đều mong muốn được
chiêm ngưỡng nữ hoàng linh trưởng nên việc tránh gây tiếng ồn lớn là điều cần
thiết.
Trước mắt chúng ta là đồi Vọng Cảnh, mọi người cùng nhau duy chuyển
xuống xe ngóng cảnh và hít thở khí trời nhé. Mọi người có cảm thấy dễ chịu không


ạ. Chúng ta là một trong số người may mắn được hít thở không khí trong lành từ
mẹ thiên nhiên ban cho. Ngoài kia cùng với sự phát triển của những khu công
nghiệp là sự tàn phá của những cánh rừng và sự leo thang của mức độ ô nhiễm
không khí. Hậu quả ô nhiễm không khí không chỉ những người gây ra nó gánh chịu
mà tất cả chúng ta ngay cả những đứa trẻ sơ sinh vô tội cũng phải gánh lấy. Nếu
tình trạng chặt phá rừng cứ tiếp diễn như bây giờ con cháu chúng ta sau này sẽ
chẳng còn không khí sạch để thở mà phải mua cả bình ô xy gắn vào người nếu
muốn tiếp tục sống. Con người ta vốn ích kỉ, họ sẽ không yêu thương bảo vệ cái gì
cho đến khi nhận thấy được giá trị của nó. Hi vọng sau chuyến vui chơi ngày hôm
nay chúng ta sẽ cảm thấy khỏe hơn nhờ phổi được hít thở không khí trong lành,
chúng ta sẽ cùng nhau chung tay bảo vệ rừng. Mọi người thường nói cả đời có
sống gần rừng đâu mà bảo vệ bảo vệ bằng cách nào? Có nhiều cách khác nhau ạ,
chúng ta không sử dụng và tiêu thụ các cây gỗ quí hiếm, khi phát hiện ra hành vi
chặt phá rừng thì lập tức cảnh báo cho cơ quan chức năng hoặc lên án việc làm ấy
cho cộng đồng biết để cùng nhau bảo vệ đặc biệt là những cánh rừng nguyên sinh
phải mất cả ngàn năm mới hình thành được một hệ sinh thái đa dạng và phong phú
như vậy.
Bây giờ chúng ta sẽ rời xa đồi Vọng Cảnh và cùng nhau đi bộ xuyên rừng
cùng khám phá hệ động thực vật xung quanh đây. Thực vật ở đây có cả ngàn loài
trong đó có 22 loài quý hiếm như dầu lá bóng, chò chai, trâm trường, gụ, ngọc qúi,
dẻ … và nhiều loài cây cảnh rất có giá trị.
Quý đoàn có biết cây này là cây gì không ạ? Vâng đây chính là cây dâu rừng
là một trong những loại cây ăn quả đặc trưng của rừng Sơn Trà. Đi Sơn Trà nếu

đến mùa dâu thì chỉ vào một đoạn đã thấy những cây trĩu quả từ gốc đến cành,
giống như những cây cảnh lớn, dâu Sơn Trà rất đa dạng từ dâu vàng, dâu trắng, dâu
xanh và sự ra trái cũng khác nhau theo từng khu như hướng Bắc thường ra trái
muộn, chín muộn hơn ở sườn phía Nam. Dâu rừng là thức ăn cho những loài linh
trưởng và cả con người.
Ngoài ra, rừng Sơn Trà còn đa dạng với các loại dẻ và được phủ đều cả bán
đảo, dẻ là loài thức ăn rất ngon có giá trị dinh dưỡng cao, cũng có những cây đến
trăm tuổi trông rất đẹp mắt. Cây rừng đan xen với những loài cây ăn trái thông
thường khác như xoài, ổi… nên trong thời gian trước đây một số người dân cũng


vào rừng đốn củi hái dâu, lượm dẻ, hái xoài, hò với cảnh sắc thiên nhiên nên người
ta quên đi mệt nhọc.
Khu vực chúng ta đang đứng là nơi có nhiều cây ăn quả, vì thế đoàn mình sẽ
hi vọng bắt gặp gia đình nhà Vooc đang đi ăn. Ở nước ta, lượng cá thể của loài này
chiếm tới 83% số lượng vọoc trên thế giới, với khoảng 530 cá thể, tập trung chủ
yếu tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà. Theo số liệu khảo sát nghiên cứu, theo
dõi của Tổ chức bảo tồn Vooc chà vá quốc tế và theo các nghiên cứu được công bố
mới nhất của nhiều chuyên gia trong nước cho thấy, trong khi loại linh trưởng này
có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới, thì tại bán đảo Sơn Trà lại đang phát triển ổn
định. Đây thật sự là điều đáng mừng.
Đoàn chúng ta ơi! Nhìn về hướng bên phải mọi người có thấy gì không ạ.
Vâng thật sự rất may mắn, gia đình nhà Vooc đã xuất hiện. Mọi người giữ im lặng
trong khi quan sát nhá, để không làm những chú Vooc hoảng sợ.
Đoàn Vooc đã đi rồi. Mọi người thấy chúng có đẹp không ạ? Loài Voọc chà
vá chân nâu ở Sơn Trà được phát hiện nghiên cứu từ năm 1969. Chúng không đi
riêng lẻ mà thường sống theo bầy đàn, theo từng gia đình. Ăn trên cây, ngủ trên
cây. Thức ăn của chúng cũng rất phong phú: quả sung, lá đa cùng nhiều loại lá cây
khác tại bán đảo Sơn Trà.
Vooc là một loại linh trưởng đặc biệt hiếm hoi trên thế giới. Vì thế chúng ta

cần bào vệ loài gen quý hiếm này, không được săn bắt chúng, bởi chúng mang lại
nhiều lợi ích như tạo nên cân bằng hệ sinh thái.
Trước mắt chúng ta là cây đa ngàn năm hay còn gọi là Bách niên đại thụ.
Nằm ở độ cao 700m, cây đa cổ thụ đứng sừng sững giữa đất trời với những tán lá
xum xuê, chằng chịt. Cây đa cao trên 20m hàng trăm rễ phụ lớn nhỏ bám sâu vào
lòng đất mẹ, lừng lững vươn những tán lá xanh um về phía biển tạo cảnh quan đẹp
có một không hai. Được phát hiện vào năm 1771, từ đó đến nay, cây đa Sơn Trà
được đánh giá là một trong những cây đa có hình thế hùng vĩ bậc nhất Việt Nam
với chu vi thân 10m, 26 rễ phụ, mỗi rễ cao khoảng 25m. Sau khi được được các
nhà khoa học xác định tuổi thọ khoảng 800 năm, vào tháng 6.2014, cây đã chính
thức được đưa vào trong hệ thống Cây di sản của Việt Nam và là cây cổ thụ di sản
đầu tiên của thành phố biển Đà Nẵng.
Cây đa Sơn Trà hiện được đánh giá là thực thể sống động và đặc trưng của
bán đảo Sơn Trà, góp phần đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái tại bán đảo này.
Nếu bạn có hứng thú và muốn được chiêm ngưỡng tận mắt “cây đa nghìn năm” thì


hãy thử sức mình với những tour đi bộ xuyên rừng, hay đạp xe quanh bán đảo để
có thể thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây.
Tạm chia tay với những điều lí thú từ khu rừng này em xin mời mọi người
lên xe, đoàn chúng ta sẽ dùng cơm trưa và nghỉ ngơi tại khu du lịch Bãi Nam, sau
đó đúng vào lúc 2 giờ, chúng ta sẽ khám phá đại dương bí ẩn dưới chân bán đảo
Sơn Trà.
Chúng ta đang đứng ở bờ biển Bãi Nam. Cano của đoàn mình đã tới, mọi
người xuống nhanh chóng ổn định chỗ ngồi và cẩn thận tài sản tư trang bóp ví điện
thoại nha. Ông bà ta nói “trên bộ ngồi trước, dưới nước ngồi sau”, các anh chị nào
thường xuyên bị đau đầu và sợ bị say tàu xe thì ra phía sau ngồi, và gia đình mình
lưu ý phân đều chỗ ngồi 2 bên cano nha. Sau mỗi ghế ngồi có để sẵn áo phao, mọi
người mặc vào nha. Nhớ thắt chặt dây mọi người ha.
Theo Viện Hải dương học Nha Trang và Công ty Coral Reef Center, tiềm

năng rạn san hô vùng biển Đà Nẵng không hề thua kém vịnh Hạ Long và Nha
Trang. Riêng vùng biển Mũi Nghê có 42 loài san hô với màu sắc còn sặc sỡ hơn cả
Hòn Mun (Nha Trang). Vùng biển từ Hòn Chảo đến Nam Hải Vân và quanh bán
đảo Sơn Trà có 191 loài san hô cứng tạo rạn thuộc 47 giống, 15 họ; 3 giống san hô
mềm; 3 loài cỏ biển, 72 loài rong biển, 53 loài động vật thân mềm, 23 loài da gai
kích thước lớn, 221 loài thực vật phù du…Mọi người có thấy nơi đây hệ sinh thái
biển rất đa dạng không ạ. Nơi đây không chỉ là ngôi nhà của những loại san hô với
hình thù lạ mắt như mặt bàn, sừng hươu mà còn là chốn cư ngụ và chơi đùa của
nhiều loài cá nhỏ. Đàn cá Nhồng thích quay cuộn xung quanh các tảng đá trong khi
những cây san hô thân mềm đang “đủng đỉnh” đung đưa theo làn nước. Những
nhóm Sao biển xanh, những cây Cò Chân Ngỗng sáng màu che chở cho những chú
cá Hề bên trong – đôi khi chúng hay tò mò thò đầu ra, trố mắt nhìn du khách đang
bơi qua đầu. Ngoài ra, còn có đa dạng các loài cá Chình, tôm Hùm, cá Bò Cạp
cùng từng đàn cá Hổ đang trú ngụ trong những hốc đá.
Chúng ta đang đứng tại khu vực rạng san hô. Trước khi xuống, chúng ta
cũng nhau nhắc lại câu khẩu hiệu: “Chúng ta không mang gì về ngoài những bức
ảnh, không để gì lại ngoài những dấu chân, không giết gì ngoài giết thời gian”. San
hô là nơi cư trú của rất nhiều sinh vật biển, và đóng một vai trò rất quan trọng
trong việc đảm bảo chuỗi thức ăn cho sự sống của tất cả các loài động vật biển. Chỉ
cần một rạn san hô chết đi, chúng ta đã vô tình hủy diệt nơi sống của hàng trăm
loài sinh vật biển. Vì vậy, mỗi chúng ta cần có ý thức bảo vệ chúng: chỉ nhìn, ngắm
chứ không chạm, bẻ…mang về.


Hiện giờ là 4 giờ chiều, chúng ta đã kết thúc chuyến hành trình khám phá
Bán đảo Sơn Trà. Hi vọng sau chuyến đi này mọi người sẽ hiểu hơn và dành nhiều
tình yêu hơn cho thiên nhiên nói chung và Bán đảo Sơn Trà nói riêng. Chúc mọi
người có một buổi tối vui vẻ. Tạm biệt và hẹn gặp lại.




×