Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

văn hóa ẩm thực Tây bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.39 KB, 16 trang )

1. Sơ lược về địa lí tự
1.1.
Địa lí tự nhiên

nhiên, văn hóa lịch sử vùng đất

Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung
đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này có khi còn được gọi là Tây
Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam (2
tiểu vùng kia là Vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng).
Về mặt hành chính, vùng Tây Bắc gồm 6 tỉnh với diện tích trên 5,64 triệu ha với
3,5 triệu dân: Hòa Bình, Sơn La (diện tích & dân số lớn nhất), Điện Biên, Lai
Châu, Lào Cai, Yên Bái.
1.2. Dân cư và xã hội
- Là vùng thưa dân
- Có nhiều dân tộc ít người với kinh nghiệm trong sản xuất và chinh phục tự
nhiên. Tình trạng lạc hậu, nạn du canh du cư... vẫn còn ở một số bộ tộc
người.
- Là vùng căn cứ địa cách mạng, có di tích Điện Biên Phủ lịch sử.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật đã có nhiều tiến bộ. Nhưng ở vùng núi cơ sở vật chất
kĩ thuật còn nghèo, dễ bị xuống cấp.
1.3. Văn hóa lịch sử
• Về cơ bản, vùng Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái, nổi
tiếng với điệu múa xòe tiêu biểu là điệu múa xòe hoa rất nổi tiếng được
nhiều người biết đến.




Mường là dân tộc có dân số lớn nhất vùng. Ngoài ra, còn khoảng 20 dân
tộc khác như H'Mông, Dao, Tày, Kinh, Nùng…


Ai đã từng qua Tây Bắc không thể quên được hình ảnh những cô gái Thái
với những bộ váy áo thật rực rỡ đặc trưng cho Tây Bắc.
Tây bắc là vùng có sự phân bố dân cư theo độ cao rất rõ rệt:
 Vùng rẻo cao(đỉnh núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm
ngôn ngữ Mông - Dao, Tạng Miến với phương thức lao động sản
xuất chủ yếu là phát nương làm rẫy, phụ thuộc rất nhiều vào thiên
nhiên.
 Vùng rẻo giữa (sườn núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm
ngôn ngữ Môn - Khmer, phương thức lao động sản xuất chính là
trồng lúa cạn, chăn nuôi gia súc và một số nghề thủ công.
 Vùng thung lũng, chân núi là nơi sinh sống của các dân tộc thuộc
nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, Thái – Kadai điều kiện tự nhiên
thuận lợi hơn để phát triển nông nghiệp và các ngành nghề khác.

1




Do có sự khác biệt về điều kiện sinh sống và phương thức lao động sản
xuất cũng gây ra sự khác biệt văn hóa rất lớn! mặc dù văn hóa chủ thể
và đặc trưng là văn hóa dân tộc Mường.

2. Đặc điểm vùng ẩm thực Tây Bắc
Do sự ảnh hưởng của những điều kiện về địa lí, tự nhiên, lịch sử và đặc biệt là
sự hòa hợp của nhiều dân tộc trong văn hóa đã khiến cho âm thực Tây Bắc trở
nên đa dạng phong phú, mang nét độc đáo riêng.
2.1. Thức ăn
- Đặc điểm chung nhất trong thành phần thức ăn của các dân tộc vùng Tây Bắc
là tất cả các món ăn đều được chế biến từ nguồn nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên

đó là gạo tẻ, gạo nếp; các loại thịt như thịt trâu, thịt bò, cá, gà và một nguyên
liệu đặc biệt không nơi nào có là hoa ban.
Hoa ban là một đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của các dân tộc Tây Bắc.
Với người dân nơi đây, hoa ban không chỉ là một loài hoa đẹp, có vai trò rất
quan trọng trong đời sống vật chất, đời sống tinh thần, mà là một loài hoa thể
hiện khá độc đáo bản sắc văn hóa ẩm thực của dân tộc. Hoa ban có nhiều
loại: ban đỏ, ban tím, ban trắng, nhưng nhiều nhất vẫn là ban trắng. Hoa ban có
vị hơi chát, hơi ngọt và bùi. Người dân sử dụng hoa, lá ban non và hạt ban già để
chế biến thành các món ăn phục vụ cho các bữa ăn hằng ngày trong gia đình.
Cũng như các loại rau khác, trong hoa ban và lá ban non chứa rất nhiều chất vita-min, chất sơ và một số chất khác có ích cho cơ thể con người. Các món ăn
được chế biến từ hoa ban có tác dụng điều trị một số bệnh: như bệnh đường ruột
và giúp giải nhiệt cơ thể.
- Cùng với đó, ẩm thực Tây Bắc còn độc đáo ở chỗ, đồng bào các dân tộc ở đây
sử dụng rêu để chế biến những món ăn rất lạ, không nơi nào có và rêu xuất hiện
như món ăn thường ngày quen thuộc.
Rêu là thực phẩm có từ xa xưa được nhiều dân tộc như Thái, Mông,
Mường… ưa thích sử dụng. Rêu phát triển vào khoảng tháng 11, tháng 12 âm
lịch ở những đoạn sông suối có độ sâu từ 0.4 đến 1m. Rêu suối có thể chế biến
thành rất nhiều món ăn ngon và độc đáo như nướng, nấu canh hay xào, làm
bánh….
Ngoài những đặc điểm chung nhất trên thì ẩm thực vùng Tây Bắc còn có
nhiều đặc điểm khác do sự ảnh hưởng văn hóa của đồng bào các dân tộc nơi
đây. Chính vì thế nhóm 1 đã tìm hiểu đặc điểm ẩm thực Tây Bắc thông qua
những đặc điểm ẩm thực của từng dân tộc.
2


* Dân tộc Thái vùng Tây Bắc
-Theo đúng truyền thống, thì lúa nếp là gạo, xôi là cơm trong bữa ăn của dân tộc
Thái. Mặc dù hiện nay truyền thống đó đã phần nào thay đổi và người Thái đã

biết dùng gạo tẻ.
- Phương pháp chế biến món ăn của người Thái chỉ dựa vào kinh nghiệm, được
lưu giữ từ đời này qua đời khác, không có trường lớp nào truyền dạy.
Những phương pháp chế biến món ăn của người Thái hoàn toàn dựa vào
kinh nghiệm từ ngàn xưa để lại và được lưu giữ từ đời này qua đời khác chứ
hoàn toàn không có bất cứ trường lớp nào truyền dạy. Chính điều này đã khiến
cho những món ăn của người Thái không thể lẫn với bất kỳ dân tộc nào khác.
- Khi chế biến các món ăn, người Thái hoàn toàn không sử dụng dầu mỡ.
Một nét độc đáo trong các món ăn của dân tộc Thái là khi chế biến những
món ăn, người Thái hoàn toàn không dùng dầu mỡ và rất chú trọng tới việc điều
phối các vị đắng - cay - mặn - chát. Những vị này được phối hợp hài hòa khiến
thực khách cảm thấy vừa miệng, không có cảm giác ngấy, ngán khi ăn những
món nướng, luộc, hấp, hun khói,....
- Người Thái ưa cái đậm, cái mạnh và cái vững. Vì thế, món ăn được ưa chuộng
là món nướng rồi lại đồ. Đó là món lam nhọ. Lam là nướng, nhọ là nhừ (dừ).
- Kỹ thuật nấu đặc trưng: nấu cách thủy.
Người Thái có phương pháp nấu cách thủy, với phương pháp này thức ăn
sẽ chín bằng hơi. Phương pháp nấu cách thủy được sử dụng nhiều nhất khi nấu
xôi. Xôi được nấu cách thuỷ bằng chõ gỗ rất kỹ thuật. Đây là bước cao hơn của
"lam" mà người Thái gọi là "nửng" (tức là đồ). Với họ, ngay đến rau cũng được
đồ chín rồi chấm hoặc chế biến món "chụp" (nộm).
- Những món ăn của dân tộc Thái thoáng qua thì thấy mộc mạc, giản dị song
quan sát kỹ thì lại rất cầu kỳ. Cầu kỳ cả trong nguyên liệu lẫn cách chế biến. Có
thể nói, những món ăn của người Thái là một sự gia công đúng mực về kỹ thuật
và nghệ thuật.
* Dân tộc Tày vùng Tây Bắc
- Người Tày ăn cơm gạo tẻ nên trên đồng ruộng cũng chủ yếu trồng lúa
tẻ. Ngoài bữa cơm tẻ và các hoa mầu lương thực, thỉnh thoảng các gia đình vẫn
nấu cơm nếp, đồ xôi. Nhưng gạo nếp thường chủ yếu dùng để chế biến các loại
xôi, bánh như một hương vị đặc trưng cho các kỳ tết, lễ nghi.

- Ngoài ra vào tháng 9, trong bữa cơm hằng ngày còn có cốm. Người Tày ăn
cốm với đường phên, đường cát, đỗ, bột quả hồng khô, với thịt vịt băm nhỏ rang
thơm...
- Cùng với chế biến các món ăn từ lương thực, người Tày còn chế biến các món
ăn từ thịt, cá, xào nấu rau, măng, ....
3


Người Tày đã liệt kê các món khoái khẩu của mình như sau:
“Đông nựa nạn
Bán nựa ma
Nặm pín pha
Nà phắc chắm”
Nghĩa là: Rừng: thịt hươu
Làng: thịt chó
Nước: ba ba
Ruộng: chua me
* Dân tộc Nùng vùng Tây Bắc
Người Nùng chủ yếu ăn cơm gạo tẻ và được nấu tương tự như các dân tộc
khác. Ngoài ra, họ rất thích ăn loại cháo gạo tẻ đặc gọi là "chúc cạn". Vào mùa
hè bữa trưa ngoài nồi cơm tẻ, ở các gia đình thường có thêm một nồi cháo đặc.
Cơm nếp không được dùng thường xuyên như người Thái nhưng người
Nùng cũng là một dân tộc hay ăn cơm nếp. Nếp được chế biến theo nhiều cách,
phổ biến là đồ, đôi khi cũng được nấu như cách nấu cơm tẻ.
Cách thức chế biến rau xanh, thịt cá cũng có những nét độc đáo. Người
Nùng ít ăn món luộc, các món rau thường được xào khan với mỡ. Thịt, cá thì
phổ biến là món rán, nấu, hầm cách thuỷ, ít làm món kho mặn. Đặc biệt, người
Nùng không ăn thịt trâu, thịt bò, thịt chó.
* Dân tộc H’Mông vùng Tây Bắc
Đối với đồng bào Mông, hằng ngày, bữa ăn sáng là bữa phụ, hai bữa

chính là trưa và tối.
Lương thực chủ yếu của họ là ngô. Vì thế, đồ bột ngô ăn thay cơm gạo là
một đặc điểm trong ẩm thực của người Mông, đồng bào gọi là “má cử” (cơm
ngô). Ngô được xay thành bột, trộn nước cho đủ ẩm rồi nhào bột sau đó đồ 2
lần. Bột ngô được ăn cùng với nước canh, rau, thịt và các thức ăn khác. Món ăn
của người Mông mang đậm chất du canh du cư. Món cơm mèn mén bằng bắp
ngô là món mà một người Mông có thể mang đi để dành ăn hàng tháng mà
không hư thiu.
Bên cạnh đó, món ăn phổ thông được đồng bào Mông ưa dùng là đỗ
tương xay thành bột đun sôi, cho ít nước chua và rau vào nấu chín làm canh.
Các loại thịt thì được nấu, nướng hoặc hầm nhừ với gia vị. Một nét đặc
trưng trong cách chế biến thức ăn của dân tộc H’Mông là thịt để dành lâu ngày
được ướp muối, phơi hoặc sấy khô trên gác bếp.
Đồng bào H’Mông cũng sử dụng các loại rau từ tự nhiên. Các loại rau
rừng như bò khai, rau ngót rừng, các loại nấm, măng, hoa chuối, lõi non thân

4


chuối, các loại quả bứa, vả, dâu da ... thường được xào nấu hoặc ăn sống như
các loại quả cây.
2.2. Đồ uống
Loại đồ uống phổ biến của các dân tộc vùng Tây Bắc là nước uống lên men:
rượu. Tuy nhiên vẫn có những đặc điểm khác biệt trong cách uống rượu giữa các
dân tộc nơi đây. Ngoài ra, một số dân tộc còn có những loại đồ uống khác bên
cạnh rượu.
* Dân tộc Thái vùng Tây Bắc
Với người Thái, trong sinh hoạt, các dịp lễ tết hay ngày hội đều không thể
thiếu rượu. Khách đến nhà phải có mâm cơm, chén rượu; khi cúng lễ, cưới xin,
lên nhà mới... là có rượu nâng, rượu mời.

Khi có khách đến nhà uống rượu, không bao giờ gia chủ bỏ quên 2 người
hàng xóm. Một nhà bên phải, một nhà bên trái. Theo phong tục của người Thái,
đã vào mâm là phong thái đĩnh đạc, không tính thời gian. Có thể là một ngày,
một đêm, cũng có thể lâu hơn. Khách uống được nhiều càng tốt, say nhiều càng
vui. Vì thế mới thể hiện là khách mến chủ, chủ quý khách.
Một điểm đặc biệt của người Thái là: Trên mâm rượu mời khách, thường
để hai cái chén không. Trước khi uống, người khách cầm chén rượu của mình tự
rót vào 2 chén đó mỗi chén một chút, sau đó dùng ngón tay út của bàn tay phải
chấm vào chén rượu của mình rồi búng về phía sau vai bên phải, rồi chấm tiếp
giọt thứ 2 búng qua vai bên trái, tỏ ý: tôn kính tổ tiên. Nếu ở xa 2 chén đó, thì
khẽ nghiêng chén rượu của mình để nhỏ chút rượu xuống sàn nhà, đó cũng là
dấu hiệu của sự tôn kính ý nghĩa kia. Khi uống, chén thứ nhất và chén thứ hai,
bắt buộc khách phải uống cạn, với ý nghĩa: khách đi đường xa đến thăm, đôi
chân mỏi mệt phải uống hai chén liền cho đôi chân khỏe lại.
* Dân tộc Tày vùng Tây Bắc
Rượu thường được dùng trong lễ, tết, cưới xin, tiếp khách, ngâm tẩm
thuốc để uống sau buổi làm việc mệt nhọc. Nam giới ưa dùng rượu có nồng độ
cao. Nữ giới ít uống rượu hoặc uống nước rượu ngọt chưa cất, rượu nếp.
Bên cạnh đó, trong các gia đình của người Tày đều có loại đồ uống khác
là nước chè. Có các loại chè như: chè cây nhỏ, chè Shan tuyết cây to hay loại
chè là cây dây leo mọc tự nhiên.
Vào mùa đông, người Tày còn dùng lá cây đầu ho đun uống vừa thơm lại
vừa phòng chống ho.
* Dân tộc Nùng vùng Tây Bắc

5


Cũng giống như các dân tộc khác ở vùng Tây Bắc, rượu là thứ đồ uống
không thể thiếu. Rượu có hai loại: rượu cất người Nùng gọi là "lẩu sliêu" và

rượu ủ "lẩu mộng".
Người Nùng có tục mời nhau uống rượu chéo chén và tục uống rượu bằng
thìa trong những ngày lễ, tết.
* Dân tộc H’Mông vùng Tây Bắc
Ngoài nước đun sôi để nguội, đồ uống hằng ngày của người Mông là họ
nướng quả ngô cháy vàng rồi cho vào nồi nước sôi để dùng như nước chè nhưng
có chút mùi khét, vị ngọt, hoặc uống chè dây là loại cây dây leo bò, mọc hoang
ở rừng núi.
Đồng bào Mông cũng rất thích uống rượu, thậm chí nam giới thường
dùng hàng ngày. Người Mông ưa dùng rượu cất từ ngô. Ngoài ra cũng có người
cất rượu lên men từ mì, mạch, sắn, chuối và các cây có bột trong rừng.
2.3. Gia vị
Món ăn của vùng Tây Bắc được tẩm ướp gia vị rất cầu kì và cẩn thận. Các
loại gia vị được sử dụng để chế biến cũng là những nguyên liệu hoàn toàn tự
nhiên như gia vị để ướp là hạt "mắc khén" (một dạng hạt tiêu rừng), ớt, tỏi,
gừng, muối...
Một đặc điểm của ẩm thực vùng Tây Bắc là gia vị thường được sử dụng
để tẩm ướp và chấm chứ không được sử dụng để nấu thức ăn.
* Gia vị dùng để tẩm, ướp
Hạt mắc khén, hạt dổi có thể coi là 2 loại gia vị đặc trưng nhất của Tây Bắc.
- Nói hạt mắc khén thì chưa đúng lắm vì thực chất nó là quả mắc khén.
Đây là loại gia vị bắt buộc phải có khi tẩm ướp các món đặc trưng của núi rừng
như thịt trâu gác bếp, các món nướng, lợn mán…. Nói đến gia vị của ẩm thực
Tây Bắc thì không thể thiếu loại hạt này.
- Hạt dổi được coi là vàng đen của Tây Bắc. Nếu mắc khén là cốt lõi của
ẩm thực Tây Bắc thì hạt dổi là loại gia vị nâng tầm cho ẩm thực nơi đây. Chế
biến món ăn mà thiếu mắc khén thì đó không phải là món ăn Tây Bắc, nhưng
nếu không có hạt dổi thì đó chỉ là món ăn bình thường chứ không thể gọi là món
ăn thượng hạng của vùng đất này.
Có hai loại hạt dổi: một loại cho vị hắc không thơm và một loại không

hắc, dậy mùi thơm. Hạt dổi tươi có màu đỏ, khi phơi thi săn lại đổi thành màu
6


đen sậm. Hạt dổi thường được lấy làm gia vị để tẩm ướp thịt lợn rừng và các
món nướng
Hai loại gia vị này kết hợp với nhau tạo nên những tuyệt phẩm ẩm thực của núi
rừng. Đây chính là bí quyết tạo nên hương vị rất riêng, rất khác, rất đặc trưng
của món ăn nơi đây.
* Gia vị dùng để chấm
Món chấm cổ truyền của dân tộc Thái vùng Tây Bắc là chẩm chéo.
“Chẩm” trong tiếng Thái nghĩa là “thức chấm”, “chéo” nghĩa là mùi thơm của
nhiều loại rau kết hợp lại. Có rất nhiều loại “chẩm”, tùy thuộc vào mục đích sử
dụng chấm đồ ăn gì mà có loại “chẩm” phù hợp. Chẩm chéo là một loại gia vị
phổ thông nhất, dễ dùng nhất và dùng được nhiều món nhất, mỗi món ăn có một
loại Chẩm của riêng nó với thành phần là những cây, những quả của núi rừng
nơi đây.
Chẩm chéo dùng chấm xôi, các món luộc, đồ nướng và các món rau
sống. Như tên gọi của nó, nguyên liệu chính của món chấm này bao gồm
ớt, muối, mắc khén, tỏi, hạt dổi, gừng, húng lủi, rau thơm, mùi tàu, sả.
3. Các sản vật đặc sản ẩm thực của vùng

Thịt khô, mắc khén, mắc mật, táo mèo, sâu chít…là những đăc sản nổi
tiếng vùng Tây Bắc. Chẳng phải ai cũng có thể đến được với miền Tây Bắc để
được thả hồn mình giữa núi rừng ngập trắng hoa ban, để thấm thía cái rét ngọt
của gió mùa về chốn vùng cao sương phủ, và để chìm đắm trong nhiều cảm giác
ngất ngây khó tả khi thưởng thức đặc sản trong cái ấm áp của tình người. Đến
đây mà không thử qua những thứ này thì cũng giống như đi leo núi mà không
leo đến đỉnh. Những loại đặc sản này hội tụ tất cả những đặc trưng ẩm thực của
vùng cao này. Từ lâu Tây Bắc đã nổi tiếng là nơi có nhiều đặc sản độc đáo. Đối

với những du khách miền xuôi, nơi đây quả là thiên đường ẩm thực với vô vàn
những món ăn phong phú hấp dẫn. Xin giới thiệu mọi người một số thông tin về
những món ăn ngon thuộc hàng đặc sản Tây Bắc Bộ, những sản vật đã làm nên
đặc trưng của riêng núi rừng nơi đây.
3.1. Thắng Cố - Đặc Sản khó quên của Đồng bào Tây Bắc:
Nói đến thắng cố, ai cũng biết đó là đặc sản dân tộc của đồng bào dân tộc
Mông ở miền núi Tây Bắc. Nhưng bây giờ, thắng cố đã trở thành món ăn
7


ngon và quen thuộc của nhiều tộc người vùng cao. Trời càng lạnh, thắng cố càng
ngon, thêm bát rượu ngô ấm nồng với người miền núi thực không có gì sánh
bằng.

Thịt nấu thắng cố là thịt bò, thịt ngựa và thịt lợn. Các bộ phận như lòng, tim,
gan, tiết, thịt được thái vuông quân cờ, cho vào đun nhừ trong một chiếc chảo rất
lớn. Nồi thắng cố sôi lục bục nổi lên những tảng thịt, tảng mỡ màu vàng nhạt
trông thật hấp dẫn. Nồi nước dùng được đầu bếp người Mông chăm sóc rất chu
đáo, từng muỗng bọt được múc ra để nước xương thêm ngọt, thêm trong. Thêm
vào đó là một vài loại thảo quả, quế, hồi và những thứ rau rừng xanh mát, tươi
non nữa.
Khi ăn, chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu, múc ra đến đó. Thắng cố có vị
béo, hơi ngậy ngậy, lại bùi bùi, nhưng cũng mang một chút mùi ngai ngái của
nội tạng gia súc. Thưởng thức thắng cố là sự thưởng thức của nhiều cung bậc
cảm xúc. Bạn sẽ đi từ sự tò mò này đến tò mò khác, từ việc tại sao lại gọi là
thắng cố, nó được làm như thế nào và vị của nó ra sao đến những phân vân, đắn
đo khi quyết định thưởng thức món ăn lạ lẫm này. Để rồi khi, bạn bị cuốn vào
hương vị mê đắm của núi rừng bạt ngàn, của những người dân tộc chân thật, vô
tư.
Bây giờ, người Kinh, người Dao, người Tày cũng đều biết nấu Thắng cố, thậm

chí nấu rất ngon. Nhưng dường như hương vị Thắng cố đặc biệt nhất, khiến thực
khách nhớ lâu nhất vẫn là Thắng cố của người Mông, tộc người đã “khai sinh”
ra món Thắng cố đầy độc đáo và thú vị, món ăn đã níu chân biết bao du khách
gần xa ở cả trong và ngoài nước. Cái tên gọi thắng cố cũng chỉ là cách gọi chệch
đi của từ “nồi nước” mà tiếng Mông là “Thoảng cố”. Món ăn thắng cố có bán
hầu hết tại các chợ của các tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam. Đặc biệt món thắng
cố luôn có tại các chợ phiên.
3.2. Măng Nộm Hoa Ban:
Măng nộm hoa ban là một món ăn truyền thống của người Thái ở Tây
Bắc. Ngoài hai nguyên liệu chính là hoa ban và măng thì món ăn này còn có thịt
cá suối nướng tạo nên hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc.
Hoa ban như người thiếu nữ e ấp, khiêm nhường quanh năm suốt tháng,
chỉ khi hoa mận, hoa đào đã lui dần theo mùa xuân ban mới lung linh khoe sắc
trắng. Và cũng lạ, hình như ở đất Tây Bắc này, hễ chỗ nào có hoa ban là có
8


người Thái. Đến mùa hoa ban, họ lại tranh thủ những lúc đi nương về hái một
giỏ hoa về chế biến thành những món ngon.
Măng có rất nhiều loại, loại nào cũng dùng làm nộm được nhưng ngon
nhất thì có măng nứa và măng đắng. Măng đắng cần sắt nhỏ ngâm nước muối 30
phút sau đó luộc 2 lần rồi vớt ra để ráo, còn nếu là măng nứa đem luộc rồi tước
nhỏ. Hoa ban cần chọn những bông tươi, ngắt lấy những cánh hoa dày để dùng.
Tiếp theo cần chọn được một con cá suối tươi ngon, mình dày, đem nướng trên
than củi, gỡ lấy thịt. Sau đó pha hỗn hợp nước trộn chanh, tỏi, ớt, rau húng và
rau mùi đã thái nhỏ. Cuối cùng trộn nhẹ nhàng đều tay măng, hoa ban, cá và
nước trộn.
Món măng nộm hoa ban tạo nên một hương vị đặc trưng của núi rừng,
gắp từng miếng nộm du khách cảm nhận được vị đậm đà, thơm nồng của cá
nướng, vị bùi bùi, ngầy ngậy của hoa ban, và vị đăng đắng của măng tươi. Ăn

rồi lại muốn ăn thêm nữa.
3.3. Đặc Sản Lợn Mường Tây Bắc:
Lợn Mường hay còn gọi là lợn mán, lợn cắp nách... là một món ăn đặc sản
không thể thiếu được trong bữa cơm đãi khách của đồng bào các dân tộc vùng
núi Tây Bắc. Lợn Mường có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau và thịt
lợn Mường được nhiều thực khách đánh giá là nhiều nạc, ít mỡ, thơm ngon và
có vị ngọt tự nhiên.
Lợn Mường là giống lợn nhỏ từ 12 kg trở xuống có đặc điểm thân dài,
lông đen, chân nhỏ và một lỗ có ba chân lông. Lợn được bà con các dân tộc nuôi
rải rác trên những vùng cao như Phú Thọ, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái…. Do
được chăn thả tự nhiên, chỉ ăn cỏ, măng tre và các loại rau củ nên Lợn Mường ít
mỡ, thịt săn và ngọt, bì dày ăn giòn.
Các món ăn được chế biến từ lợn Mường rất phong phú và đa dạng có thể
kể đến như: luộc, món nướng, rựa mận, chả quấn lá móc mật, món lòng lợn...
Khi làm lông lợn, bà con dân tộc Mường không giội nước sôi làm lông lợn như
thịt lợn bình thường mà phải thui rơm hoặc danh lợp nhà có dính bồ hóng, như
vậy sẽ giữ được nguyên hương vị tự nhiên của thịt mà không bị nhạt và da lợn
có màu vàng như màu mật ong.
Món ăn phổ biến và thơm ngon nhất là món thịt lợn Mường nướng. Phần
ngon nhất của con lợn được pha thành những miếng có khối lượng vừa phải, tẩm
ướp gia vị, phần da được quét một lớp mạch nha và chanh, sau đó được nướng
trực tiếp trên than hoa, do đó mà phần thịt luôn giữ được màu hồng tươi, hương
thơm ngào ngạt, vị ngọt đậm đà, bùi, thơm, còn phần da màu vàng óng, giòn
sụm. Xôi nếp là món bổ xung hoàn hảo nhất khi ăn kèm với thịt lợn nướng, vị

9


dẻo thơm nóng hổi của xôi, khi ăn cùng lợn Mường nướng sẽ cho bạn cái dư vị
thích thú thật khó quên.

Nếu bạn không ăn được món nướng, thì thịt luộc là một lựa chọn tốt. Thịt
lợn được xẻ thành từng phần nhỏ, rửa sạch và cho vào nồi luộc chín. Không nên
luộc thịt chín quá vì sẽ làm thịt săn lại và mất đi vị ngọt đặc trưng của lợn Mán.
Với người dân tộc Mường, thịt luộc không chấm với nước mắm mà chấm với
một loại thức chấm đặc trưng ở nơi đây đó là muối trộn với hạt dổi. Muối trắng
rang khô, giã nát cùng hạt dổi, khi ăn có vị đậm đà cùng hương thơm của hạt dổi
rất lạ miệng.

Lợn xông khói bã mía mang đến hương vị vô cùng đặc biệt. Phần da được
xông khói kĩ bằng bã mía. Ăn khói, ăn cả vị ngọt còn dư lại từ thân cây mía, nhờ
đó mà ngọt tự nhiên, ngấm vào từng thớ thịt. Kết hợp với gia vị đặc trưng của
vùng cao là hạt dổi và hạt mắc kén, món thịt xông khói bằng bã mía không chỉ
đem lại cho món ăn màu sắc đẹp mắt mà còn đọng lại nơi vị giác hương thơm
đậm đà, hấp dẫn. Bên cạnh đó là vị bùi bùi của món thịt lợn Mường xào hoa
chuối, hòa quyện với vị thơm ngọt của thịt lợn Mường sẽ chinh phục cả những
thực khách khó tính nhất.
Ngoài những món ăn kể trên, lợn Mán còn được chế biến thành các món
ăn vừa lạ vừa ngon miệng như: Chả lá móc mật, chả cuốn lá bưởi, chả cuốn lá
lốt, thịt lợn mán hấp sả, thịt quay...
3.4. Thịt Trâu Gác Bếp
Trong bữa cơm đãi khách của chủ nhà, du khách sẽ bị hấp dẫn bởi món ăn
thịt trâu gác bếp. Đây là món đặc biệt chỉ được dùng trong những ngày lễ tết, cỗ
bàn hay những dịp quan trọng. Thịt trâu gác bếp là đặc sản của người Thái đen,
khi xưa họ đã nghĩ ra cách ướp thịt trâu, bò treo lên gác bếp để có thể sử dụng
lâu dài.
Tây Bắc là vùng chăn nuôi trâu lớn nhất nước. Trâu ở các vùng núi được
thả cho ăn cỏ tươi, non còn đọng sương sớm, uống nước suối trong lành, leo đồi,
rừng cả ngày nên thịt trâu rất chắc và ngọt. Khi con trâu được mổ nhân dịp lễ tết
đặc biết nào đó thì người ta chế biến ra rất nhiều món ăn đặc biệt. Ví dụ như thịt
trâu xào lá lốt, thịt trâu nướng sả, thịt trâu hành răm….trong đó không thể thiếu

món thịt trâu gác bếp. Đây là món ăn đặc trưng của đồng bào các dân tộc Dao,
Mông, Giáy…ở các tỉnh miền núi như Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La…

10


Cách chế biến thịt trâu gác bếp không khó, nhưng cũng khá mất công.
Người làm thường cắt những mảng thịt to, chọn miếng thăn, bắp ở vai, lưng con
trâu, bò hoặc lợn, lóc các thớ thịt ra thành từng miếng hình con chì. Sau đó họ
lại thái dọc thớ, ướp ớt, muối, gừng, nước lá rừng, đặc biệt không thể thiếu lá
mắc khén (một loại hạt tiêu rừng) và treo lên gác bếp hun khói cho óng đen, quắt
khô để bảo quản.
Sau khoảng 8 tháng, người ta sẽ hạ thịt trâu xuống, nướng, hầm hoặc nấu
thành nhiều món khác nhau, ăn tới đâu lấy tới đó. Nhưng phổ biến nhất là món
thịt trâu gác bếp xé nhỏ, chấm cùng chẳm chéo làm mồi nhậu. Khói ám lâu ngày
làm thịt trâu có mùi đặc biệt, mang đậm phong vị núi rừng với hình thức bên
ngoài khô, màu nâu thẫm, nhưng phần trong vẫn hồng hào, tươi đỏ, ngọt đậm
đà.
Theo Đông y thịt trâu vị ngọt, có tác dụng bổ khí huyết, mạnh gân cốt…
Thịt trâu có thể chữa được chứng phong thấp sưng tê; chứng đau lưng; phù
chân… Về mặt sức khoẻ, thịt trâu tốt hơn thịt bò. Để có thể tìm mua thịt trâu gác
bếp ngon thì chúng ta sẽ đến với các phiên chợ vùng cao hoặc đi tận vào nhà
người dân trong bản làng để mua những cân thịt trâu ngon và chất lượng nhất.
Ngồi quây bên mâm cơm, nhâm nhi bát rượu ngô nồng và lai dai vài
miếng thịt trâu vừa lấy từ trên gác bếp xuống sẽ là một trải nghiệm vô cùng thú
vị cho mỗi du khách. Nhấm nháp từng múi thịt trâu thơm lừng, đậm đà, còn
nguyên mùi khói, vị cay của ớt, vị nồng nồng của mắc khén… hòa quện với vị
cay cay của rượu ngô thì chắc chắn bạn sẽ phải trở lại vùng núi Tây Bắc để được
một lần nữa thưởng thức món ngon này.
3.5. Cơm lam – Hương vị núi rừng

Cơm lam bắt nguồn từ những chuyến đi rừng dài ngày của người đàn ông với túi
gạo mang theo, dao quắm và đá đánh lửa cùng ống nứa sẵn có trong rừng, vậy
mà nay đã trở thành món đặc sản, “hút hồn” du khách.
Chỉ là một món ăn giản dị của núi rừng, Cơm lam cũng khiến người mới gặp lần
đầu bỗng ngỡ ngàng trước một món ăn tưởng không có gì đơn giản, khiêm tốn
hơn, mà chứa trong đó biết bao nghệ thuật và ý tưởng của hạt gạo vùng cao trong
mối giao tình với nước, lửa và những ống nứa no. Cơm lam là món ăn không thể
thiếu trong bữa cơm hàng ngày của cư dân miền núi, nhất là miền Tây Bắc nước
ta. Món ăn này ban đầu của dân tộc Thái. Sau này, dân tộc Mông, Tày, Nùng,
Dao, Xá… thuộc những vùng núi và rẻo cao Tây Bắc cũng dùng. Đây là món ăn
đậm hương rừng, được chế biến rất công phu, thuận theo nguyên lý âm dương ngũ
hành. Gạo được nấu trong uống tre (Mộc), với thứ nước trong chính ống tre hoặc
11


từ nước suối nguồn (Thủy), bằng ngọn lửa nhỏ (Hỏa), trên mặt đất nơi núi rừng
hoang dã (Thổ)…
Đối với đồng bào Tây Bắc, cơm lam không chỉ là món ăn cổ truyền, mà còn
là món ăn linh thiêng, gắn với văn hoá tộc người, với sự sống, và theo tín ngưỡng
dân gian gắn với mỗi vòng đời của con người. Người Thái tin rằng, ngoài thế giới
mà mọi người đang sống quen gọi là nhân gian, còn có một thế giới của người trời
– Mường Then, là nơi ở của các vị thần, tổ tiên và các linh hồn.
3.6. Chẳm chéo
Ăn các món ngon vùng Tây Bắc mà không nhắc tới chẳm chéo thì đúng là thiếu
sót lớn. Loại đồ chấm làm từ mắc khén, ớt, tỏi và muối này có thể biến tấu thành
rất nhiều những loại chéo khác nhau cho phù hợp với mỗi món ăn. Mỗi loại chẳm
chéo được pha đều có những hương vị riêng nhưng không thể thiếu vị thơm nồng
của mắc khén, cay cay của ớt rừng và thơm nức của tỏi. Chính vì thế, dù là loại
chéo nào những nguyên liệu này cũng không thể thiếu được.
3.7. Lạp xưởng hun khói:

Lạp xưởng hun khói hay còn gọi là lạp xưởng gác bếp được làm thừ lòng non và
thịt lợn. Người ta đem làm sạch lòng non, rửa qua với rượu rồi nhồi thịt băm
nhuyễn cùng với gia vị vào cho căng, buộc thành từng đoạn rồi treo lên gác bếp.
Cứ để như thế, lạp xưởng có thể để ăn dần cả năm mà không hỏng. Khi ăn, lạp
xưởng có vị béo ngậy, thơm mùi mắc khén, lá rừng và thoang thoảng hương rượu
làm say lòng người thưởng thức thứ đặc sản Tây Bắc này.

3.8. Hạt mắc mật:
Cái vị bùi bùi, ngậy ngậy của hạt mắc mật hẳn đã mê hoặc nhiều người khi
thưởng thức. Những món ăn làm từ mắc mật thường có hương vị rất đặc trưng mà
khó có thể lẫn với những món khác. Có mắc mật dường như món nào cũng trở
nên hấp dẫn, đặc biệt là các món nhiều thit, nhiều dầu mỡ mà có mắc mật thì sẽ
đỡ ngán rất nhiều, ăn không chán mà lại rất tốt cho sức khỏe.

3.9. Mật ong rừng Tây Bắc:
Rừng đại ngàn Tây Bắc rộ nở bao nhiêu loài hoa rừng. Trên những triền nương,
12


trong vườn nhà hay trong những trang trại, bạt ngàn hoa đào, hoa ban, hoa nhãn,
hoa xoài… khoe sắc, đua hương. Ở đâu ta cũng thấy những con Ong náo nức
trong nắng hồng, cánh nhỏ rung rung say sưa hút mật, gom nhụy. Những đôi chân
nhỏ bé dính đầy phấn hoa đã vô tình thụ phấn cho hoa, làm cho mùa quả ngọt
thêm trĩu cành sai trái…Mật ong rừng vốn nổi tiếng hiếm có và có chất lượng tốt
hơn hẳn loại mật ong nuôi thường thấy. Mật ong rừng có công hiệu đặc biệt cao
trong các bài thuốc y học cổ truyền. Dùng mật ong rừng có thể tăng cường sức
khỏe, chữa các bệnh về tiêu hóa, bổ phế… do thành phần và giá trị dinh dưỡng
trong mật ong rừng rất cao. Chính vì thế, mật ong rừng luôn được coi là một trong
những đặc sản Tây Bắc nổi tiếng.
3.10. Rượu cần

Rượu cần được làm bằng cách lấy một nắm lá rừng nghiền nhỏ rồi trộn với tinh
bột để tạo men, sau đó cho vào vò, phủ một lớp trấu để ủ. Khi uống, khách du lịch
chỉ việc đổ nước đun sôi để nguội hoặc nước khoáng đóng chai vào đầy bình, vơi
đến đâu lại đổ tiếp nước đến đó, sao cho bình rượu bao giờ cũng đầy. Trong tiệc
rượu, mọi người ngồi quây tròn bên nhau, cùng thưởng thức cái êm nồng, dịu
ngọt, ngây ngất của rượu cần.
Tây Bắc còn có rất nhiều đặc sản nổi tiếng khác mà khó có thể liệt kê hết được.
Nếu có dịp ghé thăm Tây Bắc, bạn nên thử qua tất cả những món này, hoặc mua
về làm quà cho người thân cũng rất thích hợp. Những món đặc sản này không chỉ
mới lạ, thực tế mà còn giàu ý nghĩa khi không chỉ là món ăn mà nhiều khi còn có
tác dụng lớn trong việc tăng cường sức khỏe cho bạn và gia đình nữa.

4.

Khả năng khai thác ẩm thực và phát triển du lịch
4.1.

Tiềm năng và thực trạng du lịch Tây Bắc

Vùng đất Tây Bắc sở hữu nguồn tiềm năng du lịch rất lớn với thiên nhiên
kỳ vĩ, văn hóa đặc sắc và lịch sử hào hùng. Được thiên nhiên ban tặng một vẻ
đẹp hùng vĩ, riêng có về địa hình, khí hậu, địa chất, cảnh quan và hệ sinh thái,
Tây Bắc có sức hấp dẫn du lịch đặc biệt. Tây Bắc có đỉnh Fansipan được mệnh
danh là nóc nhà Đông Dương, là niềm khát khao chinh phục của rất nhiều
người; Sa Pa – Thị trấn trong mây với khí hậu quanh năm mát mẻ; Danh thắng
13


quốc gia Ruộng bậc thang Mù Căng Chải với những khu ruộng bậc thang nổi
tiếng; Hồ Pá Khoang rộng lớn nằm giữa một vùng thiên nhiên cảnh đẹp hùng vĩ

với thảm thực vật phong phú, khí hậu ôn hòa; rừng Mường Phăng là một trong
những khu bảo tồn tự nhiên với nhiều loại động thực vật quý hiếm của tỉnh Điện
Biên; Thung lũng Mai Châu bình yên với sắc màu của cây cỏ, đồng lúa và xen
lẫn những mái nhà nhỏ; Cao nguyên Mộc Châu rộng lớn và tươi đẹp với những
loài hoa nở rất nhiều ở vùng núi Tây Bắc như hoa ban, hoa mận, hoa đào… Vẻ
đẹp không đâu có của núi rừng và văn hóa Tây Bắc luôn thôi thúc lữ khách lên
đường rời xa những đô thị sôi động để đến với vùng đất trời rộng mở, hùng vĩ,
bình yên và bí ẩn.
Cùng với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, văn hóa truyền thống của các dân
tộc cũng là điểm nổi bật trong tài nguyên du lịch nơi đây. Tây Bắc là nơi sinh
sống của nhiều dân tộc như Tày, Nùng, Thái, Mường, Mông, Dao, Kinh, Hoa,
Khơ Mú, Lào, Lự, Hà Nhì, Kháng, La Hủ, Si La, Phù Lá, Bố Y, Mảng, Giáy, Xơ
Đăng, Lô Lô, Pà Thẻn, Phù Lá, Cờ Lao, La Chí… với một không gian văn hóa
rộng lớn và phong phú. Nhiều dân tộc còn lưu giữ nguyên vẹn bản sắc văn hóa
truyền thống của mình trong phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục, nhạc cụ,
các điệu dân ca, dân vũ như lễ hội Lồng Tồng, chợ tình Khâu Vai, múa sạp, múa
xòe, hát then, nhạc cụ Pí cặp, pí sên, khèn môi… hay trong ứng xử cộng đồng,
kiến trúc nhà ở, các phiên chợ bản… Đặc biệt ẩm thực Tây Bắc mang những nét
đặc trưng, khác biệt hẳn so với các vùng khác với gà mọ, cá suối nướng úp, nộm
da trâu, thịt trâu gác bếp, thắng cố… là tiềm năng du lịch hấp dẫn cho những du
khách thích khám phá và trải nghiệm.
4.2.

Khai thác ẩm thực trong du lịch Tây Bắc

Đối với bất cứ một quốc gia điểm đến nào, trong danh mục sản phẩm
hàng hóa và dịch vụ, cả vật thể và phi vật thể phục vụ khách du lịch, thì các món
ăn và cả thức uống luôn được nhìn nhận là một trong những yếu tố quan trọng
hàng đầu để hấp dẫn du khách.
Trong ẩm thực ẩn chứa những giá trị văn hóa phi vật thể cốt lõi của điểm

đến và thông qua việc thưởng thức chúng, du khách có thể khám phá, cảm nhận
rõ nét bản sắc văn hóa chính thống của người dân địa phương. Khi có cơ hội
thưởng thức các món ăn mới lạ và hấp dẫn trong chuyến đi của mình, du khách
sẵn sàng đón nhận, bởi lẽ đó là một trong những hoạt động trải nghiệm thú vị
nhất gắn với tâm lý và sinh hoạt hàng ngày của mỗi con người. Bên cạnh các
yếu tố có thể làm thỏa mãn nhu cầu khách như thời tiết, dịch vụ lưu trú, phong
cảnh tham quan… thì ẩm thực góp phần gia tăng đáng kể giá trị cho chuyến đi
14


của khách du lịch cũng như tạo dựng hình ảnh tốt đẹp về điểm đến đó. Đồng
thời, ngoài việc là yếu tố tạo sức hấp dẫn, ẩm thực còn đóng vai trò vô cùng
quan trọng, tạo dấu ấn khác biệt giữa quốc gia này với quốc gia khác, giữa vùng
này với vùng khác. Bởi lẽ, bên cạnh bản sắc độc đáo của hương vị và nghệ thuật
chế biến tinh tế của từng món ăn, khi quảng bá, chúng thường được đi kèm với
tên thương hiệu của mỗi quốc gia, ví dụ như: Ẩm thực Trung Quốc, Ẩm thực
Pháp, Ẩm thực Mê Hi Cô… Điều này giúp dễ dàng khắc sâu vào tâm trí của du
khách, dù đã từng hay chưa được trải nghiệm, nhưng cũng khiến họ phải quan
tâm tìm hiểu và lưu giữ được những cảm nhận ban đầu khó quên về điểm đến du
lịch, qua đó góp phần tạo thêm động lực để họ quyết định đi thăm cũng như
quay trở lại điểm đến du lịch. Ta có thể thấy được ẩm thực có một vai trò rất
quan trọng trong hoạt động quảng bá thu hút du khách.
Và đối với Tây Bắc cũng vậy, Sự kết hợp văn hóa của nhiều dân tộc khác
nhau đang cư trú trên khu vực, sự độc đáo và đa dạng của ẩm thực Tây Bắc là
một lợi thế lớn. Chúng ta đã có tiềm năng công việc quan trọng là đưa ra chiến
lược đúng đắn và quảng bá đến du khách. Cần nghiên cứu, lựa chọn một cách
công phu các món ẩm thực mang tính đại diện cao, in ấn phẩm tích cực quảng
bá ẩm thực vùng miền qua công cụ trợ giúp đắc lực là internet. Ngoài ra cần
thường xuyên tham gia các hội chợ ẩm thực trong nước cũng như quốc tế để
quảng bá văn hóa ẩm thực Tây Bắc đến với bạn bè quốc tế. Hoặc tham gia các

cuộc thi các cuộc bình chọn về ẩm thực. Sự nổi tiếng và đặc sắc của ẩm thực sẽ
làm cho nhiều người biết đến vùng đất nơi món ăn đó được sinh ra. Để khi nhắc
đến Tây Bắc mọi người sẽ nhớ ngay đến thịt trâu gác bếp, thắng cố, rượu sau
chít... và để khi thấy những món ăn đó du khách cũng sẽ muốn lên Tây Bắc để
du lịch.
Khai thác ẩm thực trong du lịch còn tạo nên những sản phẩm du lịch mới
lạ đặc trưng của vùng miền. Các chợ phiên là một nét đặc trưng riêng của đồng
bào vùng núi Tây Bắc. Ẩm thưc là đóng một phần quan trọng trong chợ phiên và
rất được nhiều du khách thích thú. Qua các món ăn du khách không chỉ đơn giản
là thưởng thức hương vị mà còn cảm nhận được văn hóa hàm chứa trong đó từ
cách chế biến cách kết hợp nguyên liệu hay cách ăn. Ẩm thực cũng đóng vai trò
quan trọng trong các tour du lịch lễ hội. Có rất nhiều lễ hội được tổ chức hằng
năm bởi các dân tộc anh em sinh sống trên vùng đất Tây Bắc. Mỗi lễ hội mang
một nét văn hóa đặc trưng riêng và ẩm thực trong lễ hội cũng đa dạng và đặc sắc
không kém. Du lịch lễ hội thu hút nhiều du khách bởi đến với lễ hội du khách
vừa được chơi vừa được thưởng thức món ngon.
15


Các món ăn, trái cây và rau củ trở thành những món quà mang về rất được
ưa chuộng. Sapa là xứ lạnh nên trái cây và rau củ ở đây khá ngon, đến Sapa vào
tháng 5 sẽ là mùa của mận và đào, còn đến vào tháng 9 là mùa của mắc cọp (lê
Sapa) và táo mèo, còn đến đây vào mùa hạ khi bắc đầu những cơn mưa đâu tiên
là mùa của nấm hương Sapa. Ngoài ra bạn có thể mua thịt trâu sấy khô, thịt lợn
hun khói hay mua rau su su vào mùa hè và rau cải mèo vào mùa đông về làm
quà cho người thân. Điện Biên không thiếu những đặc sản đặc sắc mà bạn có thể
mua làm quà như như thịt bò khô, thịt trâu, măng tươi, gạo, chè Tuyết Shan Tủa
Chủa, rượu sâu chít. Đã đến Điện Biên bạn không thể bỏ qua cơ hội đến thăm và
mua sắm tai các chợ của Điện Biên, bạn có thể đến chợ Trung tâm tại thành phố
Điện Biên Phủ và chợ Bản Phủ ở xã Noong Hẹt. Đến Sơn La ngoài thưởng thức

những món ngon tại địa phương bạn có thể mua những sản vật sau đây về làm
quà cho người thân như thịt trâu gác bếp, vào mùa hè là mùa của mận, đào Mộc
Châu và đặc biệt các sản phẩm từ sữa bò Mộc Châu như kẹo, sữa tươi (khá ngon
và rẻ). Ngoài ra còn có măng đắng nếu các bạn đi vào mùa măng (tháng 8 & 9),
rau cải mèo (mùa đông), mật ong rừng, phấn hoa, rượu Mộc Châu, chè Mộc
Châu.
Ở Tây Bắc, hầu như mọi món ăn đều được chế biến rất công phu, nguyên
liệu đều được lấy thủ công từ trong rừng. Chúng ta có thể xây dựng các tour du
lịch cộng đồng đưa du khách về bản tìm hiểu cách ăn uống sinh hoạt của đồng
bào, dạy cho du khách tự chế biến món ăn của riêng mình hoặc đưa du khách
theo cùng trong hành trình thu hái nguyên liệu. Du khách vừa được trực tiếp
nhìn thấy cách đồng bào bắt con cá, hái lá rừng, lấy mật ong vừa cảm nhận được
sự nguyên sơ hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc.
Ẩm thực mang lại nguồn thu nhập lớn trong ngành du lịch. Nhưng không
vì thấy lợi trước mắt mà khai thác ồ ạt nóng vội không có kiểm soát. Đặc biệt là
đối với những vùng văn hóa dễ bị tổn thương bởi văn hóa ngoại lai như vùng
Tây Bắc. Chúng ta cần phát triển du lịch một cách hợp lí đi đôi với việc bảo tồn
phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.

16



×