Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Đặc điểm quặng hóa sericit trong các thành tạo phun trào hệ tầng Đồng Trầu vùng Sơn Bình, Hà Tĩnh và khả năng sử dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.6 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

NGUYỄN THỊ THANH THẢO

ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HÓA SERICIT TRONG CÁC

THÀNH TẠO PHUN TRÀO HỆ TẦNG ĐỒNG TRẦU

VÙNG SƠN BÌNH, HÀ TĨNH VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT

HÀ NỘI - 2017


i

MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ....................................................................... viii

DANH MỤC CÁC ẢNH ................................................................................. ix
MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án .................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án ......................................................2


3. Nhiệm vụ của đề tài.....................................................................................2
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................2

6. Các luận điểm bảo vệ ..................................................................................3
7. Các điểm mới của luận án ...........................................................................3

8. Cơ sở tài liệu ...............................................................................................3
9. Cấu trúc luận án ..........................................................................................5
1.

10. Nơi thực hiện đề tài luận án ......................................................................5
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KHU VỰC

HƯƠNG SƠN ....................................................................................................7
1.1. VỊ TRÍ VÙNG NGHIÊN CỨU TRONG BÌNH ĐỒ CẤU TRÚC KHU VỰC 7

1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN SERICIT .7
1.2.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu địa chất và khoáng sản sericit khu vực
Hương Sơn - Hà Tĩnh ................................................................................ 7

1.2.2. Các công trình nghiên cứu điển hình ............................................ 10

1.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC.................................................... 12
1.3.1. Địa tầng ......................................................................................... 12
1.3.2. Magma........................................................................................... 25


ii
1.3.3. Kiến tạo ......................................................................................... 27


1.4. NHỮNG TỒN TẠI CẦN NGHIÊN CỨU VỀ SERICIT VÙNG SƠN
2.

BÌNH ............................................................................................................ 28
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU SERICIT ............................................................................................... 30
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU SERICIT ...................................... 30
2.1.1. Khái quát về sericit........................................................................ 30

2.1.2. Nguồn gốc sericit .......................................................................... 34

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SERICIT ........................................ 37
2.2.1. Phương pháp tổng hợp, xử lý các tài liệu liên quan...................... 37

2.2.2. Phương pháp khảo sát địa chất...................................................... 38

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu thành phần vật chất .............................. 38
2.2.4. Phương pháp nhiệt độ đồng hóa bao thể ....................................... 41
2.2.5.Phương pháp xác định tuổi tuyệt đối ............................................. 41

2.2.6. Phương pháp đánh giá nghiên cứu chất lượng, đặc tính công nghệ
3.

của sericit................................................................................................. 42
CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT QUẶNG HÓA SERICIT

VÙNG SƠN BÌNH VÀ CÁC YẾU TỐ KHỐNG CHẾ............................... 44


3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT QUẶNG HÓA SERICIT VÙNG SƠN BÌNH44
3.1.1. Đặc điểm phân bố sericit ............................................................... 44

3.1.2. Đặc điểm hình thái, kích thước các khu quặng sericit .................. 44
3.1.3. Đặc điểm biến đổi thành phần trong đới chứa quặng sericit ........ 49

3.2. CÁC YẾU TỐ KHỐNG CHẾ QUẶNG HOÁ SERICIT SƠN BÌNH . 52
3.2.1. Yếu tố thạch địa tầng .................................................................... 52

3.2.2. Yếu tố magma ............................................................................... 52
3.2.3. Yếu tố cấu trúc - đứt gãy phá hủy ................................................. 57


iii
4.

CHƯƠNG 4 ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN VẬT CHẤT VÀ ĐIỀU

KIỆN THÀNH TẠO SERICIT VÙNG SƠN BÌNH ................................... 61
4.1. ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN VẬT CHẤT QUẶNG SERICIT VÀ ĐÁ

PHUN TRÀO BỊ BIẾN ĐỔI CỦA HỆ TẦNG ĐỒNG TRẦU ................... 61
4.1.1 Đặc điểm thành phần khoáng vật ................................................... 61

4.1.2. Đặc điểm thành phần hóa học ....................................................... 77

4.2. ĐIỀU KIỆN THÀNH TẠO SERICIT KHU VỰC SƠN BÌNH ........... 81
4.2.1. Tính chất của dung dịch nhiệt dịch ban đầu ................................. 81

4.2.2. Nhiệt độ tạo khoáng sericit ........................................................... 84

5.

4.2.3. Thời gian tạo khoáng .................................................................... 87
CHƯƠNG 5 ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG VÀ KHẢ NĂNG SỬ

DỤNG SERICIT VÙNG SƠN BÌNH ........................................................... 89
5.1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

SERICIT ....................................................................................................... 89
5.1.1. Tình hình sử dụng sericit............................................................... 89
5.1.2. Yêu cầu chất lượng sản phẩm sericit ............................................ 89

5.2. ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG SERICIT SƠN BÌNH ............................ 91
5.2.1. Đặc điểm thành phần khoáng vật .................................................. 92

5.2.2. Đặc điểm thành phần hóa học ....................................................... 92
5.2.3. Thành phần độ hạt và phân bố kim loại trong sericit Sơn Bình ... 94

5.3. TÍNH CHẤT KỸ THUẬT VÀ KHẢ NĂNG TUYỂN TÁCH SERICIT

VÙNG SƠN BÌNH ...................................................................................... 97
5.3.1. Thí nghiệm công nghệ tuyển quặng sericit nguyên khai .............. 98

5.3.2. Nghiên cứu dạng tồn tại của khoáng vật gây màu trong tinh quặng
sericit ..................................................................................................... 102
5.3.3. Nghiên cứu dạng tồn tại của các nguyên tố kim loại .................. 103

5.3.4. Kết quả tuyển quặng sericit nguyên khai vùng Sơn Bình........... 104



iv
5.4. KHẢ NĂNG SỬ DỤNG SERICIT SƠN BÌNH ................................ 108
5.4.1. Lĩnh vực sản xuất gốm sứ ........................................................... 109
5.4.2. Lĩnh vực sản xuất polyme ........................................................... 111

5.4.3. Lĩnh vực sản xuất sơn ................................................................. 112
6.

7.
8.

5.4.4. Lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm ........................................................ 114

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 115

1. KẾT LUẬN ............................................................................................ 115

2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 116

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ........ 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 120


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Kết quả phân tích đồng vị U-Pb các hạt zircon trong mẫu Gr.03 .. 53
Bảng 3.2. Nhiệt độ đóng của một số khoáng vật trong hệ phân rã ................. 55
Bảng 3.3.Kết quả tuổi K-Ar xác định cho khoáng vật muscovit trong đá granit


phức hệ Sông Mã............................................................................................. 56

Bảng 4.1.Thành phần khoáng vật của quặng sericit vùng Sơn Bình .............. 67
Bảng 4.2. Kết quả phân tích thành phần hóa học các nguyên tố chính trong

quặng sericit vùng Sơn Bình ........................................................................... 78
Bảng 4.3. Thành phần hóa học của đátuf ryolit và sericit vùng Sơn Bình ..... 80
Bảng 4.4. Kết quả phân tích tuổi K-Ar khoáng vật sericit vùng Sơn Bình .... 87

Bảng 5.1. Chất lượng một số sản phẩm bột sericit thương mại trên thế giới . 89

Bảng 5.2. Sản phẩm sericit dùng trong công nghiệp giấy, sơn, chất phủ ....... 90
Bảng 5.3.Sản phẩm sericit sử dụng trong công nghiệp sơn, nhựa, cao su

của hãng Mineral and Pigmen Solutions, Inc .............................................. 90
Bảng 5.4. Sản phẩm sericit sản xuất tại Trung Quốc theo tiêu chuẩn Đức

của hãng Chuzou Grea Minerals Co.Itd theo phương pháp ướt ................. 91
Bảng 5.5. Sản phẩm sericit sản xuất tại Trung Quốc theo tiêu chuẩn Đức

của hãng Chuzou Grea Minerals Co.Itd. theo phương pháp khô ............... 91

Bảng 5.6. Hàm lượng khoáng vật chính trong mẫu quặng sericit Sơn Bình .. 92
Bảng 5.7. Kết quả phân tích ICP thành phần hóa học mẫu nghiên cứu ......... 93

Bảng 5.8.Thành phần hóa học đơn khoáng sericit Sơn Bình.......................... 93
Bảng 5.9. Kết quả phân tích mẫu độ hạt sericit nguyên khai ......................... 94

Bảng 5.10. Thành phần hóa học và phân bố theo cấp hạt ............................... 95
Bảng 5.11. Kết quả phân tích hấp thụ nguyên tử 10 chỉ tiêu .......................... 96

Bảng 5.12. Kết quả xử lý thống kê tương quan cặp giữa các nguyên tố ........ 97

Bảng 5.13. Kết quả thí nghiệm nghiền chà xát chọn lọc phân đoạn............... 99

Bảng 5.14. Kết quả thí nghiệm phân cấp xyclon thuỷ lực ............................ 100


vii
Bảng 5.15. Thành phần hóa học chính trong mẫu nghiên cứu tuyển nổi ..... 101
Bảng 5.16. Thành phần hóa học chính trong sản phẩm sericit sau nghiền và

phân cấp ở cấp hạt <10µm ............................................................................ 102
Bảng 5.17. Kết quả phân tích thành phần hóa học bột sericit sau phân cấp . 103

Bảng 5.18. Hàm lượng các oxyt trong quặng sericit nguyên khai ................ 105
Bảng 5.19. Hàm lượng các oxyt trong quặng sericitsau tuyển ..................... 107

Bảng 5.20. Kết quả sử dụng sericit Sơn Bình để sản xuất gốm sứ cao cấp .. 109
Bảng 5.21. Kết quả sử dụng sericit Sơn Bình để sản xuất gốm sứ vệ sinh .. 110

Bảng 5.22. Kết quả sử dụng sericit Sơn Bình để sản xuất gạch men mài .... 110

Bảng 5.23. Kết quả sử dụng sericit Sơn Bình để sản xuất gạch ceramic...... 111
Bảng 5.24. Kết quả sử dụng sericit Sơn Bình để sản xuất polyme ............... 112

Bảng 5.25. Kết quả sử dụng sericit Sơn Bình để sản xuất epoxy ................. 112
Bảng 5.26. Kết quả sử dụng sericit Sơn Bình để sản xuất sơn vô cơ chịu nhiệt

....................................................................................................................... 113



viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Sơ đồ vùng Sơn Bình, Hương Sơn trong bình đồ cấu trúc khu vực

[18] .................................................................................................................... 8
Hình 1.2. Sơ đồ địa chất khu vực Hương Sơn, Hà Tĩnh và mặt cắt địa chất

(theo đường AB) ............................................................................................. 14
Hình 1.3. Đồ thị tổng hàm lượng kiềm trên silic của tuf [48] ........................ 24

Hình 2.1. Mô hình cấu trúc mạng tinh thể sericit (trái) .................................. 30

Hình 3.1. Sơ đồ địa chất và phân bố sericit vùng Sơn Bình ........................... 45
Hình 3.2. Mặt cắt địa chất khu I mỏ quặng sericit Sơn Bình (Tham khảo có

sửa chữa từ [20]) ............................................................................................. 46
Hình 3.3. Mặt cắt địa chất khu II mỏ quặng sericit Sơn Bình (Tham khảo có

sửa chữa từ [20]) ............................................................................................. 47
Hình 3.4. Mặt cắt địa chất qua khu III mỏ quặng sericit Sơn Bình (Tham khảo

có sửa chữa từ [20])......................................................................................... 48
Hình 3.5. Biểu đồ đẳng thời và tuổi 206Pb/238U Zircon cho khối granit phức hệ
Sông Mã với tuổi trung bình 139±0.85 Tr.n (A); và ảnh phát quang âm cực,

tuổi U-Pb zircon granit Sông Mã (B). ............................................................ 54
Hình 3.6. Cấu tạo C-S quan sát được trong mẫu lát mỏng; N(+) .................. 58


Hình 3.7. Cấu tạo dạng mắt theo ban tinh bị cà nát; N(+), ........................... 58

Hình 3.8. Cấu tạo đới đứt gãy nghịch ............................................................. 59

Hình 3.9. Mặt cắt qua đới quặng sericit khu I................................................. 60
Hình 3.10. Mặt cắt qua đới quặng sericit khu III. ........................................... 60
Hình 4.1. Phát hiện các khoáng vật trong quặng sericit sử dụng phương pháp

phân tích XRD. Đường màu đỏ - đường của mẫu chuẩn sericit, .................... 66

Hình 4.2. Biểu đồ so sánh hàm lượng Al2O3 của ryolit Đồng Trầu và sericit 80
Hình 4.3. Biểu đồ so sánh hàm lượng K2O của ryolit Đồng Trầu và sericit .. 81

Hình 4.4. Giản đồ độ bền khoáng vật trong hệ K2O-A12O3-SiO2 .................. 86


ix
DANH MỤC CÁC ẢNH

Ảnh 1.1. Đá phun trào của hệ tầng Đồng Trầu vùng Sơn Bình ...................... 18
Ảnh 1.2. Đá phun trào của hệ tầng Đồng Trầu vùng Sơn Bình ...................... 19
Ảnh 1.3. Đá phun trào của hệ tầng Đồng Trầu vùng Sơn Bình ...................... 19
Ảnh 1.4. Tuf ryolit nghèo ban tinh bị phân phiến khá mạnh. ......................... 20

Ảnh 1.5.Tuf ryolit bị biến đổi sericit(Ser)hóa................................................. 21

Ảnh 1.6.Đá tuf ryolit bị sericit hóa yếu. ....................................................... 21
Ảnh 1.7. Đá tuf ryolit có kiến trúc porphyr với ban tinh gồm thạch anh,

plagioclas (Pl) và feldspat kali (Fk); nền vi khảm bị biến đổi. ....................... 22

Ảnh 1.8. Đá ryolit bị biến đổi sericit. Ban tinh thạch anh (Q) .................... 23

Ảnh 1.9. Đá tuf bị biến đổi sericit hóa, biotit hóa.Kiến trúc mảnh đá ....... 24

Ảnh 1.10. Đá granit phức hệ Sông Mã vùng Sơn Bình có màu xám sáng ..... 26
Ảnh 1.11. Đá granit Sông Mã vùng Sơn Bình có kiến trúc dạng porphyr ..... 26
Ảnh 3.1. Quặng sericit tại moong khai thác khu I .......................................... 50

Ảnh 3.2. Quặng sericitSơn Bình tại moong khai thác khu III......................... 51

Ảnh 4.1. Sericit (Ser) dạng vảy mỏng phân bố thành đám nhỏ ...................... 62
Ảnh 4.2. Sericit (Ser) tập hợp thành dải, mạch phân bố định hướng ............. 62

Ảnh 4.3. Hai thế hệ thạch anh trong quặng sericit .......................................... 63
Ảnh 4.4. Feldspat (Fs) bị biến đổi một phần hoặc hoàn toàn thành sericit

(Ser). ................................................................................................................ 64

Ảnh 4.5. Alunit (Alu) nằm trên nền sericit, đi cùng muscovit (Mus)............. 64
Ảnh 4.6. Pyrit (Py), arsenopyrit (Asp) xâm tán trên nền đá (quặng sericit). .. 65

Ảnh 4.7. Pyrit (Py) dạng hạt tha hình xâm tán trên nền đá (quặng sericit), ... 65

Ảnh 4.8. Pyrit (Py) dạng hạt tự hìnhvà vi hạt tha hình xâm tán trên nền đá, . 65
Ảnh 4.9. Tuf ryolit bị biến đổi sericit hóa....................................................... 68

Ảnh 4.10. Hạt feldspat (Fs) bị thay thế gặp mòn bởi (Ser) sericit vảy nhỏ; ... 69

Ảnh 4.11.Epidot (Epd) nằm trong tổ hợp thạch anh (Q)–sericit (Ser). .......... 69



x
Ảnh 4.12.Sericit (Ser) dạng dải phân bố định hướng song song .................... 70

Ảnh 4.13.Thạch anh thế hệ 2(Q2) nằm trong tập hợp .................................... 70
Ảnh 4.14. A. Ranh giới đá ryolit bị biến đổi sericit hóa ............................... 71
Ảnh 4.15. Đá ryolit bị biến đổi sericit hóa yếu. . ............................................ 72

Ảnh 4.16. Các đá bị sericit hóa trung bình. ................................................... 73
Ảnh 4.17. Các đá bị sericit hóa mạnh: ............................................................ 75
Ảnh 4.18. Quặng sericit Sơn Bình trong đới biến đổi sericit hóa triệt để ...... 76
Ảnh 4.19. Các đá bị sericit hóa triệt để ........................................................... 76
Ảnh 4.20. Hình thái các loại bao thể trong thạch anh đồng tạo quặng. .......... 84

Ảnh 5.1. Các nguyên tố kim loại trong quặng sericit Sơn Bình ................... 104


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

Sericit là loại khoáng sản có giá trị, đã được sử dụng trong nhiều lĩnh

vực công nghiệp trên thế giới như: cao su, sơn, polyme, gốm sứ và đặc biệt rất
có giá trị trong công nghiệp hóa mỹ phẩm. Những nước khai thác sericit hàng

đầu thế giới là Mỹ, Nga, Hàn Quốc và Đài Loan với nhu cầu tiêu thụ sericit
tăng với tốc độ khoảng 3-5% mỗi năm.


Trước đây, ở Việt Nam, sericit được cho là một khoáng vật tạo đá

thông thường, khá phổ biến trong các loại đá biến chất khác nhau mà chưa coi
nó là loại hình khoáng sản. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển

của các ngành chế biến nguyên liệu khoáng thì khoáng sản không kim loại

này ngày càng được quan tâm. Một số công trình đánh giá tiềm năng sericit ở
các vùng khác nhau đã được tiến hành. Ở khu vực Tây Bắc và Bắc Trung bộ

đã phát hiện được hàng loạt các điểm khoáng hóa và các thân quặng sericit

trong đó có quặng hóa sericit vùng Sơn Bình, Hà Tĩnh. Kết quả của đề án
"Đánh giá triển vọng sericit, sắt phụ gia xi măng, kaolin, thạch anh vùng Kỳ
Anh, Hương Sơn, Hà Tĩnh" năm 2007 do Liên đoàn Địa chất Bắc Trung bộ

thực hiện đã khoanh định được một số thân quặng sericit công nghiệp phân bố

trong các đá phun trào thuộc hệ tầng Đồng Trầu vùng Sơn Bình, Hà Tĩnh với

tài nguyên khoảng hơn 1 triệu tấn. Mặc dù vậy, cho đến nay, những công trình
đã nghiên cứu về quặng hóa sericit Việt Nam nói chung và vùng Sơn Bình, Hà
Tĩnh nói riêng mới chỉ dừng lại ở những nghiên cứu sơ bộ trong các đề án điều

tra cơ bản và tìm kiếm thăm dò. Việc nghiên cứu chi tiết về quặng hóa sericit ở
đây vẫn chưa được làm sáng tỏ, bởi vậy NCS đã chọn đề tài "Đặc điểm quặng

hóa sericit trong các thành tạo phun trào hệ tầng Đồng Trầu vùng Sơn Bình,


Hà Tĩnh và khả năng sử dụng" nhằm góp phần làm rõ quy luật phân bố, điều
kiện thành tạo, nguồn gốc và chất lượng của sericit cho các ngành công nghiệp


2
khác nhau để sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên khoáng sản. Đặc biệt, trên

cơ sở nghiên cứu đặc điểm nguồn gốc quặng hóa từ đó xác định tiền đề định
hướng cho công tác tìm kiếm, đánh giá sericit.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ đặc điểm phân bố, thành

phần vật chất, nguồn gốc và điều kiện thành tạo quặng sericit trong các đá
phun trào thuộc hệ tầng Đồng Trầu vùng Sơn Bình; đánh giá chất lượng và
khả năng sử dụng thích hợp sericit Sơn Bình cho một số ngành công nghiệp.
3. Nhiệm vụ của đề tài

- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc địa chất, đặc điểm phân bố quặng hóa

sericit vùng Sơn Bình;

- Nghiên cứu các yếu tố địa chất khống chế quặng hóa sericit;

- Nghiên cứu đặc điểm quặng hóa sericit, thành phần vật chất, điều kiện

thành tạo và nguồn gốc sericit Sơn Bình;

- Đánh giá chất lượng, khả năng sử dụng, thử nghiệm công nghệ chế biến


sericit vùng Sơn Bình cho một số ngành công nghiệp.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Các thành tạo sericit trong các đá phun trào hệ tầng Đồng Trầu khu vực

mỏ sericit Sơn Bình, Hà Tĩnh.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học:

Làm sáng tỏ đặc điểm phân bố, điều kiện và nguồn gốc thành tạo quặng

sericit vùng Sơn Bình, Hà Tĩnh góp phần đánh giá tiềm năng loại hình khoáng
sản mới này ở Việt Nam.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

- Phục vụ công tác đánh giá sericit ở khu vực nghiên cứu và áp dụng

cho các khu vực khác có điều kiện địa chất tương tự;


3
- Đánh giá chất lượng của quặng sericit để sử dụng hợp lý cho các lĩnh

vực chế biến nguyên liệu khoáng;

- Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nguyên liệu khoáng

sericit ở Việt Nam.


6. Các luận điểm bảo vệ

Các luận điểm bảo vệ:

1. Sericit vùng Sơn Bình, Hà Tĩnh được thành tạo do quá trình biến chất
trao đổi nhiệt dịch các đá phun trào ryolit và tuf của chúng thuộc tập
2, hệ tầng Đồng Trầu; trong khoảng thời gian từ 130,1 đến 117,9 Tr.n,
tương ứng với thời kỳ Creta sớm; được khống chế bởi hệ thống đứt
gãy phương tây bắc - đông nam.

2. Quặng sericit Sơn Bình có thành phần khoáng vật chủ yếu gồm:

sericit, thạch anh, pyrophylit, kaolinit; các thành phần hóa học có lợi

Al2O3, K2O cao, các thành phần có hại Fe2O3, TiO2 thấp; thành phần

độ hạt của sericit nguyên khai chủ yếu <60 µm. Các chỉ tiêu trên và
các đặc tính kỹ thuật của chúng đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản
xuất cho các lĩnh vực gốm sứ, sơn và polyme.

7. Các điểm mới của luận án

1. Xác định được đặc điểm phân bố, đặc điểm thành phần vật chất và
điều kiện thành tạo quặng hóa sericit vùng Sơn Bình;

2. Đã đánh giá được chất lượng quặng sericit nguyên khai và quặng

sericit tinh (sau tuyển); khả năng chế biến và sử dụng cho các ngành
công nghiệp: sơn, polyme, gốm sứ cao cấp, gốm ceramic.


8. Cơ sở tài liệu

Luận án được xây dựng trên cơ sở tài liệu của chính NCS tham gia trực

tiếp vào các dự án, đề tài nghiên cứu về sericit từ năm 2007 đến nay, bao gồm
các đề án thăm dò sericit, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, đề án


4
công nghệ chế biến sericit thuộc chương trình khoa học công nghệ cấp quốc
gia:

- Đề án thăm dò sericit vùng Sơn Bình, Hà Tĩnh đã được phê duyệt

tại Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia, năm 2008;

- Đề tài điều tra cơ bản cấp Nhà nước “Điều tra, đánh giá tiềm năng

khoáng sản sericit ở khu vực Bắc Trung bộ, đề xuất hướng công nghệ khai
thác và chế biến nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của chúng”, do Viện Địa
chất- Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam thực hiện, từ năm 2009-2011;

- Dự án sản xuất thử nghiệm “Hoàn thiện công nghệ tuyển và biến

tính quặng sericit vùng Sơn Bình, Hà Tĩnh làm nguyên liệu cho ngành sơn và
polymer” năm 2009-2013 thuộc Đề án “Đổi mới và hiện đại hoá công nghệ

trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm
2025” của Bộ Công thương, năm 2014;


- Đề tài điều tra cơ bản “Nghiên cứu tiềm năng sinh khoáng sericit

của hệ tầng Đồng Trầu khu vực Kỳ Anh – Hà Tĩnh”, do Viện Địa chấtViện Hàn lâm KH&CN Việt Nam thực hiện, năm 2014.

Trong quá trình tham gia các đề tài, dự án, NCS đã khảo sát thực địa

nghiên cứu các mặt cắt chi tiết ở vùng Sơn Bình. Thu thập và phân tích 66
mẫu lát mỏng thạch học (quặng sericit và đá vây quanh) tại phòng phân tích

Bộ môn Khoáng sản, Bộ môn Địa chất - Trường ĐH Mỏ - Địa chất, Viện Địa
chất - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam; 32 mẫu sericit bằng kính hiển vi

điện tử quét (SEM) tại phòng phân tích thuộc Viện Địa chất - Viện Hàn lâm
KH&CN Việt Nam; 210 mẫu hóa; 31 mẫu thành phần khoáng vật; 12 mẫu

nguyên tố vết bằng phương pháp ICP tại phòng phân tích thuộc Trung tâm
phân tích thí nghiệm địa chất; 5 mẫu xác định tuổi tuyệt đối tại Phòng thí

nghiệm, Trường Đại học Khoa học Okayama Nhật Bản và Phòng thí nghiệm
trọng điểm quốc gia về các quá trình địa chất và tài nguyên khoáng sản, Đại


5
học Địa chất Trung Quốc.

- Tham khảo các kết quả nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất thử

nghiệm sericit vùng Sơn Bình cho các ngành sản xuất sơn và polyme.


Ngoài ra luận án còn tham khảo các công trình nghiên cứu sericit trong

và ngoài nước từ trước tới nay (xem tài liệu tham khảo).
9. Cấu trúc luận án

Ngoài mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu theo các chương sau:
Chương 1: Khái quát về cấu trúc địa chất vùng Hương Sơn

Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu sericit

Chương 3: Đặc điểm địa chất quặng hóa sericit vùng Sơn Bình và các

yếu tố khống chế

Chương 4: Đặc điểm thành phần vật chất và điều kiện thành tạo sericit

vùng Sơn Bình
Bình.

Chương 5: Đặc điểm chất lượng và khả năng sử dụng sericit vùng Sơn

10. Nơi thực hiện đề tài luận án

Luận án được thực hiện và hoàn thành tại Bộ môn Khoáng sản, Khoa

Khoa học và kỹ thuật Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất.
Lời cảm ơn

Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án, NCS đã được sự hướng


dẫn khoa học của PGS.TS. Đỗ Cảnh Dương và PGS.TS. Nguyễn Văn Phổ.
NCS xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo hướng dẫn. Đồng thời,

trong suốt quá trình thực hiện, NCS đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của
Ban Giám hiệu Trường Đại học Mỏ- Địa chất, các đơn vị Nhà trường: Phòng
Đào tạo Sau Đại học, Khoa Khoa học và kỹ thuật Địa chất, Bộ môn Khoáng

sản, Bộ môn Nguyên liệu khoáng; Viện Địa chất, Viện Vật liệu - Viện Hàn

lâm KH&CN Việt Nam; Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản. NCS đã


6
nhận được sự góp ý và động viên của các nhà khoa học: PGS.TS. Nguyễn

Quang Luật, PGS.TS. Trần Bỉnh Chư, TS. Đỗ Văn Nhuận, TS. Trần Ngọc

Thái, PGS.TS Đỗ Đình Toát, GS.TSKH Đặng Văn Bát, PGS.TS. Phạm Văn

Trường, PGS.TS. Nguyễn Văn Lâm, PGS.TS. Hoàng Văn Long, TS. Trần Mỹ
Dũng, PGS.TS. Ngô Xuân Thành, TS. Nguyễn Tiến Dũng, TS. Đào Thái Bắc
và nhiều nhà khoa học của Khoa Khoa học và kỹ thuật Địa chất, Trường Đại
học Mỏ - Địa chất. NCS xin chân thành cảm ơn các cơ quan, các nhà khoa
học và các đồng nghiệp đã giúp đỡ trong suốt quá trình hoàn thành luận án.


7
1.

CHƯƠNG 1


KHÁI QUÁT VỀ CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KHU VỰC HƯƠNG SƠN
1.1. VỊ TRÍ VÙNG NGHIÊN CỨU TRONG BÌNH ĐỒ CẤU TRÚC KHU VỰC

Vùng Sơn Bình thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Vị trí vùng

nghiên cứu nằm về phía tây nam của đới khâu Sông Mã, ranh giới khép nối

giữa địa khối Hoa Nam và địa khối Đông Dương [42]. Trên bình đồ kiến tạo

khu vực, vùng nghiên cứu nằm trong hệ rift nội lục Mesozoi Sầm Nưa Hoành Sơn, phân bố dọc theo hệ thống đứt gãy Sông Cả (Hình 1.1). Các

thành tạo địa chất của hệ rift này kéo dài từ Điện Biên qua Sầm Nưa (Lào)
xuống Nghệ - Tĩnh theo phương tây bắc - đông nam trên 550km, nằm chồng
gối lên móng không đồng nhất từ tiền Cambri đến Paleozoi.

Đới đứt gãy Sông Cả có dạng tuyến kéo dài tây bắc - đông nam từ

trũng Kainozoi Bản Ban thuộc lãnh thổ Lào qua thị trấn Mường Xén chạy dọc

theo Sông Cả về Nam Đàn, Sơn Bình rồi chìm xuống dưới các trầm tích Đệ tứ
và các trầm tích của thềm lục địa Thanh Nghệ. Các thành tạo địa chất phân bố

dọc theo hai bên cánh của đới đứt gãy Sông Cả chủ yếu là các đá trầm tích lục
nguyên Paleozoi hạ - trung (hệ tầng Sông Cả và hệ tầng Huổi Nhị), các thành

tạo carbonat xen silic tuổi Carbon, Carbon-Permi và các thành tạo núi lửa hệ

tầng Đồng Trầu. Các thành tạo địa chất lộ ra dọc theo đới đứt gãy Sông Cả có
đặc trưng cơ bản là bị biến dạng mạnh nhưng trình độ biến chất tương đối


thấp trong đó có các đá phun trào và trầm tích - phun trào hệ tầng Đồng Trầu,
đối tượng chứa sericit trong khu vực nghiên cứu.

1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN SERICIT

1.2.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu địa chất và khoáng sản sericit khu vực
Hương Sơn - Hà Tĩnh

Lịch sử nghiên cứu địa chất và khoáng sản khu vực Hương Sơn gắn


8

Hình 1.1. Sơ đồ vùng Sơn Bình, Hương Sơn trong bình đồ cấu trúc khu vực [18]


9
liền với lịch sử nghiên cứu địa chất vùng Bắc Trung bộ. Dựa trên kết quả

tổng hợp tài liệu địa chất và khoáng sản đã tiến hành trong khu vực, lịch
sử nghiên cứu có thể chia ra hai giai đoạn chính:

- Giai đoạn trước năm 1954: trong giai đoạn này việc nghiên cứu chủ

yếu do các nhà địa chất người Pháp tiến hành: Lantenois. H., Deprat J.,
Fromaget. J., Bourret R. [24, 29, 32, 41]. Các tác giả đã tiến hành nghiên cứu
tổng hợp về địa chất của vùng Bắc Trung bộ. Trong các công trình trên, Bản
đồ địa chất Đông Dương tỷ lệ 1: 2.000.000 có ý nghĩa hơn cả. Cho đến nay
các tài liệu về nghiên cứu địa tầng, magma, khoáng sản vẫn còn có giá trị

tham khảo, đóng góp cho công tác nghiên cứu địa chất khu vực.

- Giai đoạn sau năm 1954: các công trình nghiên cứu trong giai

đoạn này chủ yếu do các nhà địa chất Việt Nam và Liên Xô tiến hành. Bản
đồ kiến tạo miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 đã được thành lập [58].
Những năm tiếp theo là công trình Bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ

lệ 1:500.000 của Dovjikov A.E. và nnk [22], Bản đồ địa chất Bắc Trung
bộ - Bắc bộ tỷ lệ 1:500.000 của Phan Cự Tiến [15], Bản đồ địa chất Việt
Nam - phần miền Bắc tỷ lệ 1:1.000.000 do Trần Văn Trị chủ biên [17],

Bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 của Trần Đức Lương và Nguyễn

Xuân Bao [8] và hàng loạt các công trình tìm kiếm chi tiết tỷ lệ lớn cho
các loại hình khoáng sản pyrit, đồng, vàng, xạ hiếm, đá quý.

Năm 1979, Trần Tính và những người khác đã hoàn thành bản đồ địa

chất tờ Hà Tĩnh - Kỳ Anh tỷ lệ 1:200.000 [16].

Năm 2007, Liên đoàn Địa chất Bắc Trung bộ đã tiến hành đánh giá

triển vọng sericit, sắt phụ gia xi măng, kaolin, thạch anh vùng Kỳ Anh,

Hương Sơn, Hà Tĩnh. Trong báo cáo “Đánh giá triển vọng sericit, sắt phụ gia

xi măng, kaolin, thạch anh vùng Kỳ Anh, Hương Sơn, Hà Tĩnh” [19] do Hồ

Văn Tú chủ biên và đã có những đánh giá bước đầu về quặng hóa sericit ở



10
khu vực xã Sơn Bình, Sơn Trà và Sơn Long, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh).

Công tác điều tra, đánh giá khoáng sản trong đó có sericit đã được Tổng

cục Địa chất và Khoáng sản tiến hành có hệ thống. Một số nghiên cứu khoa

học chuyên đề về sericit được thực hiện do các nhà khoa học ở các Viện,
Trường Đại học.

Các kết quả đo vẽ địa chất, nghiên cứu, triển khai nêu trên đã đánh giá

được tiềm năng, chất lượng khoáng sản sericit, là cơ sở để NCS lựa chọn
phạm vi, đối tượng và hướng nghiên cứu trong luận án.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu điển hình

a) Đề án “Đánh giá triển vọng sericit, sắt phụ gia xi măng, kaolin, thạch

anh vùng Kỳ Anh, Hương Sơn, Hà Tĩnh” do Liên Đoàn Địa chất Bắc Trung

bộ triển khai và hoàn thành năm 2007 đã xác định 9 thân quặng sericit nằm
trong các đá phun trào ryolit thuộc hệ tầng Đồng Trầu, trong đó 5 thân quặng

có giá trị công nghiệp với tổng tài nguyên sericit cấp 333 + 334a là 1.565 ngàn
tấn. Các thân quặng sericit có dạng đới, dạng dải kéo dài theo phương tây bắc
- đông nam, cắm về tây nam với góc dốc từ thoải (15 ÷ 250) ở phần đông nam
và khá dốc (55 ÷ 600) ở phần tây bắc. Chiều dài các thân quặng chính thay đổi


trong khoảng 600 ÷ 1.1000m, bề dày 3,3 ÷ 7,65m. Tập thể tác giả của Đề án

đã bước đầu nghiên cứu thành phần khoáng vật, hoá học quặng, đã lấy và

phân tích 1 mẫu kỹ thuật sericit trong phòng. Kết quả nghiên cứu cho thấy
quặng sericit vùng nghiên cứu khá dễ tuyển, sản phẩm sericit có chất lượng
tốt. Kết quả đối sánh với tiêu chuẩn sericit của hãng Mineral and Pigmen SI

cho thấy sản phẩm sericit Sơn Bình có thể sử dụng trong nhiều lĩnh vực công
nghiệp khác nhau như: công nghiệp cao su, gốp sứ cao cấp v.v..

b) Đề tài "Điều tra, đánh giá tiềm năng, chất lượng sericit tỉnh Quảng

Trị và đề xuất quy trình công nghệ tuyển, nâng cấp chất lượng và khả năng sử

dụng khoáng sản này" [9] doViện Địa chất-Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam


11
thực hiện đã phát hiện một số điểm khoáng hóa sericit trong các thành tạo
giàu feldspat của hệ tầng Long Đại. Mặc dù diện tích phát hiện quặng sericit

nhỏ hẹp và chất lượng sericit thấp, song theo tổ hợp cộng sinh khoáng vật bao

gồm sericit-kaolinit-thạch anh đã cho phép phán đoán sericit là sản phẩm biến
đổi từ các thành tạo giàu kaolinit dưới tác động của dung dịch nhiệt dịch giàu

kali. Quá trình này thường xảy ra tại các khu vực có hoạt động phun trào, xâm
nhập xuyên cắt các thành tạo trầm tích trước đó theo phương trình:


3Al4(OH)8 (Si4O10) + 2K2O = 4KAl2(OH)2(AlSi3O10) + 8H2O
(Kaolinit)

(Sericit)

c) Đề tài “Nghiên cứu tiềm năng, giá trị sử dụng khoáng sản sericit trong

các thành tạo biến chất Neoproterozoi - Paleozoi hạ và phun trào Jura - Creta
Tây Bắc Việt Nam” [4] do Viện KH Địa chất và Khoáng sản thực hiện đã xác
định thành tạo sericit ở Tây Bắc Việt Nam tập trung vào 02 kiểu mỏ sau: (1)

Kiểu mỏ sericit trong đá trầm tích giàu alumosilicat sáng màu bị biến chất ở
tướng đá phiến lục. Các thân quặng sericit là tập hợp các thể đá phiến

sericit, đá phiến sercit - thạch anh phân bố trong tập đá metapelit thuộc các
thành tạo biến chất Neoproterozoi - Paleozoi hạ. (2) Kiểu mỏ sericit argilit

có nguồn gốc nhiệt dịch liên quan đến đá phun trào acid. Trong các thành
tạo phun trào Jura, các đới biến chất trao đổi argilit hóa giàu sericit đi kèm
chặt chẽ với các thành tạo của tướng phun nổ giàu feldspat kali (tuf
ryotrachyt, ignimbrit).

d) Đề tài "Đánh giá tiềm năng sericit khu vực Bắc Trung Bộ" [20] do

Viện Địa chất - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam thực hiện đã xác định
được một số vùng có biểu hiện sericit tại khu vực Bắc Trung bộ. Mặc dù

vậy, chưa có những nghiên cứu chi tiết về đặc điểm quặng hóa sericit của
khu vực này.



12
e) Đề tài “Nghiên cứu công nghệ chế biến khoáng sản sericit và ứng

dụng trong lĩnh vực sơn, polyme và hóa mỹ phẩm” [2] do Nguyễn Văn Hạnh

và nnk thực hiện đã lần đầu tiên đề cập đến khả năng sử dụng sericit tại Việt
Nam cho các lĩnh vực khác nhau. Mặc dù vậy, đề tài mới dừng lại ở những
đánh giá qua kết quả thí nghiệm công nghệ trong phòng.

f) Dự án sản xuất thử nghiệm “Hoàn thiện công nghệ tuyển và biến tính

quặng sericit vùng Sơn Bình, Hà Tĩnh làm nguyên liệu cho ngành sơn và
polymer” [10] do Nguyễn Văn Phổ, NCS và nnk thực hiện đã có những
nghiên cứu bước đầu về chất lượng và khả năng sử dụng sericit vùng Sơn

Bình trong các lĩnh vực công nghiệp. Đây là cơ sở để NCS nắm vững công
nghệ tuyển và chế biến sericit vùng nghiên cứu.
1.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC

Theo bản đồ địa chất - khoáng sản thuộc tờ Kỳ Anh - Hà Tĩnh [16]

(Hình 1.2), cấu trúc địa chất khu vực Hương Sơn có đặc điểm như sau:
1.3.1. Địa tầng

Giới Paleozoi

Hệ Ordovic, thống trên - Hệ Silur, thống dưới

Hệ tầng Sông Cả (O3 - S1sc)

Hệ tầng Sông Cả phân bố ở phía tây nam khu vực nghiên cứu. Dựa vào

thành phần thạch học, hệ tầng Sông Cả được chia làm ba phần: Phần dưới,

giữa và trên. Tuy nhiên, trong diện tích khu vực nghiên cứu chỉ có phần giữa
và trên.

Phần giữa (O3 - S1sc2): Thành phần thạch học chủ yếu là đá phiến sét
màu đen, đá phiến sét vôi phân lớp mỏng, cát kết hạt nhỏ, vôi sét màu đen,
xen ít lớp ryolit porphyr bị ép phiến mạnh tạo nên cấu tạo phiến khá rõ. Chiều
dày của phần khoảng 1.310m.
Phần trên (O3 - S1sc3): Thành phần thạch học chủ yếu là đá phiến sét
màu đèn, đá phiến thạch anh - sericit, xen bột kết, cát kết hạt nhỏ đến trung


13
bình, các đá cắm về phía đông bắc với góc dốc 500. Chiều dày của phần
khoảng 950÷1.000m.
Tuổi của hệ tầng được xác định trên cơ sở Bút đá Monoclimacis
vomerina, Pristiograptus kweichihensis tuổi Ordovic muộn - Silur sớm.
Hệ Silur, thống trên - Hệ Devon, thống dưới
Hệ tầng Huổi Nhị (S2 - D1hn)

Hệ tầng Huổi Nhị do Nguyễn Văn Hoành và nnk thành lập [5]. Chúng

phân bố ở phía nam - tây nam khu vực nghiên cứu. Dựa vào thành phần thạch
học, có thể chia thành hai phần:

Phần dưới (S2 – D1hn1): thành phần thạch học của phần chủ yếu bao


gồm đá phiến sericit, đá phiến thạch anh - sericit màu xám đen, bị ép, xen ít
lớp bột kết, cát kết hạt nhỏ phân lớp mỏng.

Phần trên (S2 – D1hn2): thành phần thạch học của phần chủ yếu bao

gồm cát kết, cát kết xen bột kết, đá phiến sét màu đen phân lớp mỏng.

Hệ tầng Huổi Nhị nằm chỉnh hợp lên hệ tầng Sông Cả. Tuổi của hệ

tầng được xếp vào Silur thượng - Devon hạ dựa vào hóa thạch Vỏ nón, Huệ
biển và các Chân đầu.

Giới Mesozoi

Hệ Trias, thống giữa, bậc Anisi
Hệ tầng Đồng Trầu (T2ađt)

Quá trình lắng đọng trầm tích diễn ra từ cuối Paleozoi muộn đến hết

Jura giữa, chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chuyển động kiến tạo Indosini. Chuyển

động kiến tạo này có nhiều pha, tạo nên một số gián đoạn trong quá trình trầm

tích. Gián đoạn trầm tích ở đầu kỳ Anisi kèm theo các hoạt động núi lửa tạo
nên các hệ tầng dày trầm tích – nguồn núi lửa felsic chứa Cúc đá Anisi giữa.
Đây là thời kỳ thành tạo nên các đá thuộc hệ tầng Đồng Trầu [18].


14


SƠ ĐỒ ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN
KHU VỰC HƯƠNG SƠN - HÀ TĨNH

Hình 1.2. Sơ đồ địa chất khu vực Hương Sơn, Hà Tĩnh và mặt cắt địa chất (theo đường AB)


15

Hệ tầng Đồng Trầu do Dovjikov và nnk xác lập trong đo vẽ bản đồ địa

chất phần miền Bắc tỷ lệ 1:500.000 [22].

Các thành tạo của hệ tầng phân bố thành dải kéo dài theo phương tây

bắc - đông nam, nằm ở phía đông bắc khu vực nghiên cứu. Dựa vào thành
phần thạch học, hệ tầng được chia làm hai phần: phần dưới và phần trên.
Phần dưới (T2ađt1)

Các đá của dưới phân bố thành dải, diện lộ kéo dài theo sống núi của

dải Mồng Gà, phát triển theo phương tây bắc - đông nam. Đá của phần bị ép

phân phiến, đôi chỗ bị vò nhàu tạo thành các dải uốn lượn có kích thước nhỏ.
Nhìn chung đá có thế nằm cắm về đông bắc với góc dốc 20  700.

Các đá trầm tích phun trào phần dưới được chia thành 3 tập (từ dưới lên):

- Tập 1 (T2 ađt11): Thành phần gồm cát kết, sỏi kết, bột kết xen lớp kẹp

ryolit porphyr, màu xám sáng, cấu tạo khối bị ép phân phiến yếu, kiến trúc nổi


ban trên nền vi hạt đến hạt nhỏ. Đá bị biến đổi nhiệt dịch yếu. Chiều dày tập
lớn hơn 50 mét.

- Tập 2 (T2 ađt12) chuyển tiếp từ tập 1. Thành phần gồm ryolit nghèo

ban tinh, màu xám trắng, cấu tạo phân phiến mỏng, kiến trúc nền felsic. Nhiều

nơi đá bị ép phiến mạnh, bề mặt phân phiến của đá bị bong tách tạo thành hệ
thống khe nứt tách có mật độ dày đặc. Đá bị biến đổi nhiệt dịch sericit hoá,
pyrophylit hoá mạnh mẽ, trong đó quá trình biến đổi sericit hoá đã hình thành

các thân quặng sericit dạng mạch, đới mạch, phân bố không liên tục dọc theo
đới khe nứt tách trong đá tập 2. Chiều dày tập khoảng 140 ÷ 200m.

- Tập 3 (T2 ađt13) có thành phần chủ yếu là đá là ryolit porphyr, cuội kết

thạch anh tuf màu xám, xám sáng xen bột kết. Đá có thế nằm cắm về phía
đông bắc, với góc dốc 50 ÷ 700 (phía tây bắc), 30 ÷ 400 (phía đông nam).
Chiều dày tập khoảng 120 ÷ 240m.

Tổng chiều dày của phần dưới đạt tới 950m.


×