Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Nghiên Cứu Nâng Cấp Và Xây Dựng Trang Thông Tin Điện Tử Cho Tạp Chí CNTT & TT Về Thông Tin Khoa Học Công Nghệ Trên Cơ Sở Trang Web

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.49 KB, 18 trang )

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG

BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU NÂNG CẤP VÀ XÂY DỰNG TRANG THÔNG TIN ĐIỆN
TỬ CHO TẠP CHÍ CNTT & TT VỀ THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG
NGHỆ TRÊN CƠ SỞ TRANG WEB WWW.TAPCHIBCVT.GOV.VN
Mã số: 95-11-KHKT-RD

Chủ trì đề tài: Ths. Nguyễn Bác Uyên
Cộng tác viên: Vũ Chí Kiên
Nguyễn Ngọc Hà
Trịnh Hồng Hải
Nguyễn Thị Thu Thủy
Cao Hồng Thắng
Bùi Thị Huyền
Đinh Hồng Khánh

Hà nội 11/2011


Lời nói đầu
Trên thực tế hàng năm công tác nghiên cứu KHCN mới dừng lại được ở khâu kết nối
giữa đơn vị thực hiện đề tài và đơn vi quản lý KHCN. Dẫn đến kết quả của đề tài
KHCN chưa được phổ biến rộng rãi tới các đơn vị, tới độc giả, xuất hiện tình trạng
thừa và thiếu. Việc không phổ biến dẫn đến tình trạng kết quả nghiên cứu không được
ứng dụng thực tế.
Còn tại nước ngoài việc phổ biến thông tin khoa học công nghệ đã được thực hiện từ
rất lâu và việc phổ biến sẽ nâng cao vai trò nghiên cứu KHCN. Các công việc phổ biến
được các viện nghiên cứu, các trường đại học, doanh nghiệp thực hiện đều đặn bằng
việc công bố tại các tạp chí giấy, báo điện tử và phổ biến tới cộng đồng mạng.


Là đơn vị trực thuộc Bộ TT&TT, Tạp chí nhận thấy cần phải có trang thông tin khoa
học công nghệ là một chuyên trang của Tạp chí CNTT&TT (www.tapchibcvt.gov.vn),
để hướng tới công tác phổ biến cho các đối tượng là doanh nghiệp, các đơn vị nghiên
cứu khác, viện và các trường đại học. Chuyên trang sẽ là cầu nối giữa các đơn vị để
phục vụ công tác phổ biến khoa học công nghệ trong lĩnh vực ICT.
Đề tài hướng tới việc khảo sát về tình hình phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học công
nghệ trong lĩnh vực ICT tại Việt Nam. Từ đó hình thành cấu trúc của nội dung chuyên
Trang thông tin khoa học công nghệ và tiến hành xây dựng giải pháp kỹ thuật để từng
bước thực hiện Trang thông tin khoa học công nghệ. Nhằm hướng tới phục vụ cộng
đồng độc giả trên Internet, cầu nối giữa các đơn vị nghiên cứu và phổ biến khoa học
công nghệ trong lĩnh vực ICT.
Kết quả nghiên cứu của Đề tài được trình bày trong hai bản báo cáo: Báo cáo
tóm tắt và Báo cáo kết quả đề tài đầy đủ gồm 96 trang;
Trong Báo cáo đầy đủ này, bao gồm:
 Chương 1: Khảo sát phổ biến kết quả nghiên cứu thông tin khoa học công
nghệ
 Chương 2: Cấu trúc nội dung của trang thông tin khoa học công nghệ
 Chương 3: Giải pháp hạ tầng kỹ thuật
 Chương 4: Xây dựng hệ quản trị nội dung cho Trang thông tin khoa học
công nghệ
2


 Chương kết luận.

Chương 1
Khảo sát phổ biến kết quả nghiên cứu thông tin khoa học công nghệ
Sự phát triển của công nghệ thông tin trong mấy thập niên gần đây đã làm biến
đổi sâu sắc bộ mặt của thế giới. Cùng với các ngành công nghệ khác như công nghệ
sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới, công nghệ thông tin đã,

đang và sẽ làm thay đổi toàn diện, mạnh mẽ mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Với xu thế toàn cầu hóa, trước hết là toàn cầu hóa về kinh tế và xây dựng những
nền tảng của kinh tế tri thức, công nghệ thông tin càng có vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc liên kết các nước, các dân tộc; liên kết các thị trường quốc gia, khu vực
thành một thị trường chung toàn cầu. Nền kinh tế thế giới, thị trường toàn cầu có phát
triển được hay không phụ thuộc nhiều vào các ngành công nghệ cao, hiện đại, trong đó
công nghệ thông tin giữ vai trò chủ đạo.
Những đổi mới bước đầu:
• Việc xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đổi
mới theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, bám sát hơn các nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội.
• Cơ chế quản lý các tổ chức khoa học và công nghệ đã từng bước được đổi mới
theo hướng xã hội hoá và gắn kết với sản xuất, kinh doanh
• Cơ chế, chính sách tài chính cho khoa học và công nghệ đã được đổi mới theo
hướng tăng dần tỷ lệ chi cho khoa học và công nghệ trong tổng chi ngân sách
nhà nước và đa dạng hoá nguồn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ
• Cơ chế quản lý nhân lực được đổi mới theo hướng mở rộng hơn quyền chủ
động cho cán bộ khoa học và công nghệ
• Các thể chế hỗ trợ cho phát triển thị trường công nghệ đã bước đầu được hình
thành
• Việc phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ đã
được cải tiến
Những yếu kém và nguyên nhân

3


Mặc dù đã có những tiến bộ nhất định, cơ chế quản lý khoa học và công nghệ ở nước
ta hiện nay còn chưa được đổi mới cơ bản, còn chưa phù hợp với cơ chế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, với đặc thù của hoạt động khoa học và công nghệ trong

xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Khảo sát các đơn vị có hoạt động KHCN
Tại các website các đơn vị kinh doanh có tên tuổi tại thị trường CNTT - Viễn thông
Việt Nam như VNPT, Viettel, FPT,..thông tin về khoa học công nghệ ICT có đơn vị
có, có đơn vị không. Trên thực tế, hàng năm các đơn vị trên đều thực hiện rất nhiều đề
tài.
Còn tại các website của các trường đại học như Bách Khoa Hà nội (Viện CNTT&TT),
Đại học Công nghệ, Đại học bách khoa Hồ Chí Minh (khoa CNTT), Học viện bưu
chính viễn thông,.. đều có công bố các đề tài nghiên cứu khoa học cùng với kết quả
cùng với một số đích hướng nghiên cứu mới. Tại sao việc công bố thông tin khoa học
của đề tài lại dễ dàng hơn so với các cơ quan ban ngành và doanh nghiệp và câu trả lời
đơn giản vì nhà trường là nơi gắn kết với công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên tại tất cả website của các trường đại học thông tin về đề tài vẫn còn thiếu và
chưa đầy đủ. Một số cấu trúc nội dung thông tin khoa học công nghệ ICT:

Viện công nghệ thông tin và truyền thông trực - trường Đại học bách khoa Hà Nội

4


Đại học bách khoa hồ chí minh – Khoa công nghệ thông tin
Hạn chế về cấu trúc nội dung của các site là các thông tin về KHCN trong lĩnh vực
ICT được các đơn vị là doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu đưa lên chỉ ở
mức giới thiệu tên đề tài, người thực hiện. Việc đưa toàn bộ nội dung trích lược của đề
tài hầu như là không có dẫn đến tình trạng đề tài chỉ có tên nhưng nội dung KHCN
người đọc không thể xem và tìm hiểu.
Nguyên nhân và hạn chế đối với các đơn vị trên chủ yếu do các yếu tố sau:
• Không quan tâm đúng mức về công tác phổ biến KHCN trong lĩnh vực ICT
• Việc đưa nội dung KHCN chỉ có thể đưa một mảng nội dung theo đúng lĩnh
vực đơn vị là thế mạnh. Không tập hợp được thêm thông tin từ các đề tài khoa

học công nghệ khác
• Hạ tầng kỹ thuật gồm hệ thống quản trị nội dung tại các website là không có
hoặc có thì thiếu các tính năng cơ bản như soạn đề tài, soạn trích lục, phân
quyền duyệt đề tài để công bố, hệ thống tập hợp và quản trị đề tài không có
• Thiếu nhân lực cập nhật nội dung về KHCN
Các quy trình áp dụng tại Trang thông tin khoa học công nghệ

5


Hình 1: Quy trình đưa thông tin khoa học lên chuyên trang “Trang thông tin khoa học
công nghệ”

Hình 2: Quy trình đưa thông tin chuyên san lên “Trang thông tin khoa học công nghệ”

6


Hình 3: Quy trình đưa ấn phẩm chuyên san
Lựa chọn công nghệ để thực hiện Trang thông tin khoa học công nghệ
• Thiết kế mở, mô đun hóa.
• Thiết kế nhiều lớp: lớp kết nối, lớp ứng dụng, lớp cơ cở dữ liệu...
• Đảm bảo tính ổn định và an toàn trong quá trình hoạt động: Các module
được thiết kế hỗ trợ cơ chế phân tải, dự phòng backup cho nhau.
• Khả năng chịu tải và khắc phục lỗi cao.
• Dễ dàng mở rộng dung lượng, năng lực của hệ thống mà không phá vỡ kết
cấu của toàn bộ hệ thống cũng như gián đoạn dịch vụ.
• Dễ dàng vận hành khai thác.
• Quản trị viên có thể sử dụng nhiều phương thức tính cước khác nhau giữa
các dịch vụ hoặc trong chính cùng một dịch vụ.

• Các dịch vụ cần được cập nhật liên tục, dễ dàng thay đổi trên server mà
không cần thay đổi client.
• Hệ thống hỗ trợ nhận dạng, phân loại được thiết bị của người dùng để cung
cấp các dịch vụ phù hợp với từng dòng máy, nhóm máy như trò chơi, hình
ảnh, các file audio, video,…

7


Chương 2
Cấu trúc nội dung của Trang thông tin khoa học công nghệ
Hệ thống menu của trang thông tin khoa học công nghệ
Hoạt động KHCN
---------Tin tức & sự kiện
---------Chính sách KHCN
---------Hội nghị & Hội thảo
Nghiên cứu phát triển
---------Kế hoạch, chiến lược nghiên cứu
---------Đề tài, dự án NCKH 2001 – 2010
---------Kết quả nghiên cứu đề tài
Tiêu chuẩn và Quy chuẩn
---------Văn bản liên quan
---------Tiêu chuẩn ban hành
Gửi và công bố kết quả
---------Chuyên san
---------Tạp chí điện tử
---------Tạp chí giấy
---------Công trình nghiên cứu / đề tài

8



Hình 4: Giao diện trang chủ của chuyên trang thông tin khoa học công nghệ
Giao diện cho các tác nhân tác động vào hệ thống

Hình 5: Trang quyền, vai trò của Tổng biên tập trong hệ thống

Hình 6: Trang quyền, vai trò của Cộng tác viên trong hệ thống

Hình 7: Trang quyền, vai trò của Cộng tác viên trong hệ thống
Các tác nhân tác động vào hệ thống
CỘNG TÁC VIÊN
+ Xem được thông tin cá nhân

9


+ Danh sách các bài đã gửi lên- Được đăng hay không được
đăng
BIÊN TẬP VIÊN
+ Biên soạn bài viết
+ Quản lý danh sách: cộng tác viên và danh sách phản biện
+ Thông tin của người dùng gửi lên qua web.
+ Tạo account truy cập cho Cộng tác viên
TỔNG BIÊN TẬP HOẶC THƯ KÝ TÒA SOẠN
+ Xem danh sách cộng tác viên và phản biện
+ Xuất bản bài viết
Các tiêu chuẩn áp dụng
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của CNTT, ngày càng có nhiều phần
mềm, hệ thống, công nghệ phức tạp, đòi hỏi phải có sự quản lý và giám sát chặt chẽ về

mặt kỹ thuật cũng như quy trình sản xuất. Có nhiều mô hình giúp cho quá trình quản
lý và sản xuất phần mềm đã được đưa ra và áp dụng thành công trên thế giới như:
CMMI, ISO, Agile,...Trong quá trình sản xuất việc đảm bảo chất lượng cho sản phẩm
luôn được ưu tiên hàng đầu. Vậy Hệ thống chất lượng cần phải đảm bảo:
 Đảm bảo đầy đủ các quá trình cần thiết cho các hoạt động của công ty và các

quá trình này được áp dụng một cách có hiệu quả.
 Trình tự và mối tương tác giữa các quá trình chính trong hệ thống chất lượng a
luôn luôn hướng khách hàng và được xác định theo trình tự: Tìm hiểu yêu cầu
khách hàng, Phát triển phần mềm, Triển khai phần mềm, Tư vấn và hỗ trợ
khách hàng
 Các quá trình được xây dựng và kiểm soát theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO

9001:2000, ISO 27001, CMMi cũng như các chuẩn công nghiệp cho các sản
phẩm.
 Đảm bảo và cam kết đáp ứng đủ nguồn lực và thông tin cần thiết để hỗ trợ các

hoạt động tác nghiệp và theo dõi các quá trình.

10


 Các quá trình luôn luôn được theo dõi, đo lường và phân tích một cách khoa

học.
 Đảm bảo thực hiện các hành động cần thiết để đạt kết quả dự tính và cung cấp

cơ sở khách quan cho phân tích, liên tục cải tiến.
 Luôn kiểm soát các quá trình liên quan đến nguồn lực bên ngoài có ảnh hưởng


đến sự phù hợp của sản phẩm.

Chương 3
Giải pháp hạ tầng và kỹ thuật

11


Hình 14: Hệ thống mạng phục vụ Trang thông tin khoa học công nghệ
 Máy chủ web (web server): cài đặt web server IIS cùng hệ điều hành Windows
server là cổng giao tiếp với khách hàng
 Máy chủ CSDL (Database Server): là nơi lưu trữ dữ liệu của toàn bộ Trang
thông tin công nghệ
 Máy chủ lưu trữ dữ liệu (File Server): đây là nơi lưu trữ các dữ liệu do người
dùng tương tác với Trang thông tin công nghệ
Hệ thống bảo mật bảo vệ Trang thông tin khoa học công nghệ
Bảo mật là sự hạn chế khả năng lạm dụng tài nguyên và tài sản. Bảo mật trở nên đặc
biệt phức tạp trong quản lý, vận hành những hệ thống thông tin có sử dụng các công cụ
tin học, nơi có thể xảy ra và lan tràn nhanh chóng việc lạm dụng tài nguyên (các thông
tin di chuyển vô hình trên mạng hoặc lưu trữ hữu hình trong các vật liệu) và lạm dụng
tài sản (các máy tính, thiết bị mạng, thiết bị ngoại vi, các phần mềm của cơ quan hoặc
người sở hữu hệ thống). Hạn chế ở đây có ý rằng không thể triệt phá hết ngay việc lạm
dụng, cho nên cần sẵn sàng đề phòng mọi khả năng xấu với các phương cách thích hợp
và chuẩn bị xử lý các sự cố nếu có việc lạm dụng xảy ra.
An toàn của một hệ thống thông tin thực chất là sự đảm bảo an ninh ở mức độ chấp
nhận được. Muốn hệ thống thông tin an toàn thì trước hết phải có sự đảm bảo thông tin
trên cơ sở mạng truyền dữ liệu thông suốt. Sau chữ an toàn thưởng có chữ bảo mật để
mở rộng khía cạnh đảm bảo bí mật về nội dung thông tin.Như vậy, an toàn bảo mật hệ
thống thông tin là đảm bảo hoạt động lưu thông và nội dung bí mật cho những thành
phần của hệ thống ở mức độ chấp nhận được.

Để phòng chống và bảo mật hệ thống thông tin cho trang thông tin khoa học công
nghệ thực hiện các công việc từ công tác quản lí bảo vệ rủi ro từ nhân viên trong chính
trong nội bộ và môi trường bảo mật được trang bị cho trang thông tin khoa học công
nghệ.
An toàn dữ liệu là xây dựng các quy trình xây dựng giải pháp bảo mật bắt đầu từ việc
thiết lập quy trình, tiêu chuẩn và chỉ dẫn về bảo mật đến giai đoạn xác định rủi ro &
thực thi sản phẩm phòng chống bảo mật sau đó đến xem xét và đánh giá lại tính tuân
thủ bảo mật.
• Công nghệ xác định rủi ro & đánh giá rủi ro
12


• Công nghệ & giải pháp bảo mật trên hệ thống
• Công nghệ & giải pháp bảo mật trên Network
• Công nghệ chống mất cắp dữ liệu
Các biện pháp bao gồm như sau:
• Thu thập thông tin
• Thẩm định tính rủi ro của hệ thống
• Xây dựng giải pháp
• Chính sách bảo mật nội bộ
• Tiếp tục kiểm tra, phân tích và thực hiện
Các giải pháp phòng chống tấn công cho Trang thông tin khoa học công nghệ
• Thiết lập tường lửa
• Cách phòng chống DDoS: Có rất nhiều giải pháp và ý tưởng được đưa ra nhằm
đối phó với các cuộc tấn công kiểu DDoS. Tuy nhiên không có giải pháp và ý
tưởng nào là giải quyết trọn vẹn bài toán Anti-DDoS. Các hình thái khác nhau
của DDoS liên tục xuất hiện theo thời gian song song với các giải pháp đối phó.
Có ba giai đoạn chính trong quá trình Anti-DDoS:
o Giai đoạn ngăn ngừa: tối thiểu hóa lượng Agent, tìm và vô hiệu hóa các
Handler

o Giai đoạn đối đầu với cuộc tấn công: Phát hiện và ngăn chặn cuộc tấn
công, làm suy giảm và dừng cuộc tấn công, chuyển hướng cuộc tấn
công.
o Giai đoạn sau khi cuộc tấn công xảy ra: thu thập chứng cứ và rút kinh
nghiệm
Giải pháp sao lưu và phục hồi dữ liệu hệ thống
Hệ thống được thiết kế bảo đảm khắc phục các sự cố về dữ liệu của ứng dụng cũng
như hệ điều hành. Khi dữ liệu của ứng dụng bị hỏng hoặc hệ điều hành bị sụp đổ, hệ
thống bảo đảm các dữ liệu backup cho việc phục hồi trạng thái làm việc ổn định. Việc
thực hiện sao lưu (back-up) hệ thống được thực hiện theo quy định cụ thể, ví dụ theo
ngày, tuần, tháng, …
• Phương pháp sao lưu dữ liệu:
13


 Sao lưu dữ liệu theo ngày gồm sao lưu: thông tin được sao lưu bao gồm tất
cả các object (bảng dữ liệu, cấu trúc dữ liệu, triggers, packages,...) ra thiết bị
ngoại vi và chuyển về máy tính lưu trữ tại tạp chí
 Sao lưu hàng tuần/tháng: chủ yếu sao lưu cơ sở dữ liệu của toàn bộ hệ thống
cơ sở dữ liệu của toàn bộ hệ thống.
• Phương pháp phục hồi dữ liệu khi sự cố
 Trường hợp sự cố dữ liệu của ứng dụng: đối với sự cố khi toàn bộ các File
của SQL Server vẫn an toàn, chỉ có số liệu của hệ thống vì lý do gì đó bị
hỏng, sử dụng dữ liệu được Backup hàng ngày để thực hiện khôi phục.
Không cần phải cài lại SQL Server.
 Trường hợp sự cố Database SQL: trong trường hợp này phải cài lại SQL
Server và sau đó có thể sử dụng dữ liệu được backup hàng ngày hoặc dữ
liệu backup hàng tuần để khôi phục.
 Nếu muốn khôi phục toàn bộ hệ thống SQL Server, bao gồm
thông tin trong phạm vi chương trình ứng dụng và ngoài phạm vi

ứng dụng thì phải sử dụng dữ liệu backup hàng tuần
 Nếu chỉ muốn khôi phục số liệu trong phạm vi ứng dụng, sử dụng
dữ liệu lưu trữ hàng ngày
 Trong trường hợp muốn khôi phục toàn bộ hệ thống SQL Server
nhưng dữ liệu lưu trữ theo ngày mới hơn, thì kết hợp cả hai số
liệu được lưu trữ ở hai hình thức backup nêu trên.
 Trường hợp xảy ra sự cố Hệ điều hành: khi toàn bộ hệ thống bị đổ vỡ và
Quản trị hệ thống không thể sử dụng kiểu phục hồi CSDL để phục hồi, quản
trị hệ thống phải thực hiện hai bước sau:
 Phục hồi hệ thống sử dụng file sao lưu toàn bộ hệ thống gần nhất.
 Phục hồi CSDL sử dụng file sao lưu CSDL gần nhất

Chương 4
Xây dựng hệ quản trị nội dung cho Trang thông tin khoa học công nghệ
Hệ thống được xây dựng hoàn toàn tập trung trên môi trường Máy chủ và được khai
thác từ hệ thống Máy trạm thông qua trình duyệt. Như vậy, việc khai thác thông tin
14


không đòi hỏi Máy trạm phải cài đặt thêm chương trình ứng dụng nào mà chỉ cần có
trình duyệt web (như IE, Mozilla Firefox) và có thể truy cập từ bất cứ máy tính nào có
tham gia hệ thống mạng. chỉ có thể thực hiện các chức năng giới hạn trong hệ thống.
Mô hình kiến trúc phần mềm gồm:
 Lớp giao diện: đảm nhận hiển thị chính xác những gì cho người dùng.
 Lớp nghiệp vụ: đảm nhận việc xử lý đáp trả lại các dữ liệu được đưa vào từ
người dùng như xử lí quy trình gửi bài, quy trình phản biện, các sự kiện chuột,
bàn phím, các tương tác lên các điều khiển,...
 Lớp cơ sở dữ liệu: đảm nhận việc liên kết với các bảng, truy xuất dữ liệu.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
SQL là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu (RDBMS). Đây là hệ thống cơ bản dùng

lưu trữ dữ liệu cho hầu hết các ứng dụng lớn hiện nay.
 Một RDBMS bao gồm: Databases, Database Engine và các ứng dụng dùng để
quản lý dữ liệu.
 SQL Server 2005 được tối ưu để có thể chạy trên môi trường cơ sở dữ liệu rất
lớn lên đến Tbyte và có thể phục vụ cùng lúc cho hàng nghìn User.
Ứng dụng kiểu Client/Server:
Một ứng dụng kiểu Client/Server bao gồm 2 phần:
• Một phần chạy trên Server (máy chủ) và phần khác chạy trên các workstations
(máy trạm). Phần Server: chứa các CSDL, cung cấp các chức năng phục vụ cho
việc tổ chức vàquản lý CSDL, cho phép nhiều người sử dụng cùng truy cập dữ
liệu. Tất cả dữ liệuđều được truy xuất thông qua server, không được truy xuất
trực tiếp. Do đó, có độbảo mật cao, tính năng chịu lỗi, chạy đồng thời, sao lưu
dự phòng…
• Phần Client (Ứng dụng khách): Là các phần mềm chạy trên máy trạm cho phép
ngướisử dụng giao tiếp CSDL trên Server.SQL Server sử dụng ngôn ngữ lập
trình và truy vấn CSDL
Nền tảng phát triển

15


• Sử dụng nền tảng Microsoft Framework .NET: đây là một nền tảng lập trình tập
hợp các thư viện lập trình có thể được cài thêm hoặc đã có sẵn trong các hệ điều
hành microsoft windows (phiên bản mới nhất là microsoft framework .net 4.0)
• Công cụ phát triển: sử dụng VisualStudio.NET, với ngôn ngữ lập trình Asp.net
(C#). Được thiết kế để sử dụng công nghệ .NET trong môi trường Microsoft
(IIS Web Server); trong visual studio .net, ASP.NET một công cụ quan trọng để
xây dựng ứng dụng web. ASP.NET một môi trường lập trình được xây dựng
trên ngôn ngữ thực thi chung có thể được sử dụng trên máy chủ để tạo ra các
ứng dụng Web mạnh mẽ

Để thực hiện xây dựng hệ thống quản trị nội dung cần
• Xây dựng quy trình quản trị, phân quyền chuyên mục, biên tập và các phương
pháp chứng thực
• Các chức năng cần có trong hệ quản trị
o Quản lí lưu trữ bài viết của Cộng tác viên và biên tập viên
o Quản lí tin tức
o Quản lí và lưu trữ thông tin phản biện
o Quản lí thông tin đề tài khoa học
o Quản lí báo cáo, thống kê
o Sao lưu, phục hồi dữ liệu
o Trao đổi, kết xuất với các hệ thống và phần mềm khác
o Quản lý cấu hình web: gồm quản lí các trang, theme, layout, usercontrol
của các trang web trong hệ thống dùng cho Giao diện người dùng và
giao diện phần quản trị.
Ưu điểm khi áp dụng hệ quản trị nội dung cho trang thông khoa học công nghệ
Hệ quản trị nội dung trên trang thông tin khoa học công nghệ cho phép dễ dàng kiểm
soát, cập nhật nội dung thông tin từ bất cứ nơi nào tại bất cứ lúc nào. Với hệ thống
quản trị nội dung sẽ làm nâng cao hiệu suất của Tạp chí:
• Giảm các công tác thủ công
• Nâng cao chất lượng phục vụ độc giả
• Tăng năng suất lao động của cán bộ công nhân viên
• Tin học hóa quy trình nghiệp vụ

16


• Chuyên môn hóa các công tác trong Tạp chí

17



Chương kết luận
Trên thực tế hàng năm Bộ đều thực hiện quá trình phân bổ và cấp ngân sách về
các đơn vị để tiến hành thực hiện công tác nghiên cứu KHCN. Việc thực hiện mới
dừng lại ở tình trạng kết nối giữa các đơn vị nghiệm thu và đơn vị thực hiện. Dẫn đến
kết quả của đề tài KHCN chưa được phổ biến rộng rãi tới các đơn vị, xuất hiện tình
trạng thiếu thông tin về KHCN. Việc phổ biến thông tin khoa học công nghệ kém hiệu
quả sẽ dẫn đến tình trạng các kết quả nghiên cứu không được ứng dụng thực tế.
Việc nâng cấp trang tin có thêm chuyên trang chuyên về
“thông tin khoa học công nghệ”, góp phần phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, ứng
dụng kết quả nghiên cứu và tiêu chuẩn, phát triển nguồn nhân lực ICT.
Những vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo:
Các kết quả trong đề tài sẽ giúp Tạp chí định hình, tìm hiểu và tiến tới thực
hiện công tác phổ biến nội dung thông tin khoa học công nghệ của lĩnh vực CNTT &
TT (ICT) của các đề tài, chuyên san, ấn phẩm,… tới xã hội, cộng đồng doanh nghiệp,
các sinh viên học tập và nghiên cứu tại các trường đại học/viện nghiên cứu trên toàn
quốc. Tuy vậy, đề tài còn cần được tiếp tục đầu tư nghiên cứu, thảo luận và tiến hành
xây dựng thử nghiệm tại Tạp chí để cập nhật và hoàn thiện.
Chúng tôi – nhóm nghiên cứu xin trân thành cảm ơn Bộ TT-TT, các cơ quan Vụ và
tất cả các Cơ quan đã hỗ trợ, ủng hộ, tạo điều kiện cho chúng tôi cơ hội thực hiện
nghiên cứu này.

T/m Nhóm nghiên cứu
Chủ trì Đề tài

Ths. Nguyễn Bác Uyên

18




×