Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Trà đạo và Tình yêu trong tác phẩm Ngàn cánh hạc Kawabata

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 44 trang )

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nhóm 2 – Ca 1, thứ 2
1. Nguyễn Thanh Kiều-K40601055

6. Vũ Thuỳ Linh- K39601059

2. Huỳnh Thảo Nguyên-K40601093

7. Điểu Thị Gái-

3. Nguyễn Thị Mỹ Lành-K40601059

8.PhạmĐình Bảo-K40601007

4. Nguyễn Thị Thanh Nguyên-K40601094

9. Nguyễn Tường Phụng-K40601107

5. Nguyễn Hồng Thanh Thương-K40601128

10.Đinh Nguyễn Thuỳ Duyên- K40601020

MỤC LỤc
1


1. Đôi nét về tác giả - tác phẩm……………………………………………………3


1.1 Tác giả Kawabata……………………………………. …….. …….. …...3
1.2 Tác phẩm ngàn cánh hạc………………………………………………..6
2.Đôi nét về Trà đạo……………………………………………………………….9
2.1 Văn hoá trà đạo và ý nghĩa đích thực của trà đạo Nhật Bản……………9
2.2 Nghi thức trà đạo Nhật Bản…………………………………………….11
2.2.1Chủ thể và khách thể ………………………………………......11
2.2.2 Thời gian và không gian thực hiện ……………………………13
3. Nghệ thuật trà đạo trong tác phẩm Ngàn cánh hạc – Kawabata……………….14
3.1 Dấu ấn trà đạo trong tác phẩm………………………………………….14
3.1.1 Tinh thần trà đạo……………………………………………….15
3.2.2 Nghi thức trà đạo…………………………………………….....15
3.2 Sự mai một của trà đạo………………………………………………….17
3.2.1 Các buổi tổ chức trà đạo bị thế hệ sau lãng quên……………....17
3.2.2 Các vật dụng dùng trong buổi trà đạo mất dần giá trị của nó….17
3.2.3 Các buổi trà đạo trở thành nơi toan tính chuyện tầm thường…..20
3.2.4 Trà đạo rơi vào tay của những kẻ không có nhân phẩm tốt …...21
4. Tình yêu đẹp và buồn trong tác phẩm Ngàn cánh hạc – Kawabata……………..24
4.1 Tình yêu – sức hút từ cái đẹp……………………………………………24
4.1.1 Vẻ đẹp thanh khiết, thoát tục………………………………...…24
4.1.2 Vẻ đẹp nữ tính…………………………………………...……..26
4.1.3 Vẻ đẹp phiền muộn nhưng mạnh mẽ……………………….......27
4.2 Tình yêu – nỗi buồn bất tận…………………………………………...…29
4.2.1 Những mối tình không trọn vẹn………………………………...29
4.2.2 Tình yêu và Cái chết…………………………………………....35
4.2.3 Tình yêu và Tội Lỗi…………………………………...………..36
5. Mối quan hệ giữa trà đạo và tình yêu trong tác phẩm …………………………..40
6. Tài liệu tham khảo……………………………………………………………….43

2



1. Đôi nét về tác giả - tác phẩm
1.1 Tác giả Kawabata
Yasunari Kawabata (1899- 1972) là cây đại thụ của nền văn học hiện đại Nhật
Bản. Năm 1968 ông được vinh danh trên văn đàn thế giới với giải Nobel văn học
của viện Hàn lâm khoa học Thuỵ Điển. Bốn năm sau sự kiện đáng nhớ ấy, ngày 16
tháng 4 năm 1972, tại Kamakura, ông đã vĩnh viễn ra đi, để lại bao tiếc nuối trong
lòng người đọc. Sự sống đã khép lại với một con người mang “định mệnh” cô đơn,
nhưng có lẽ những trang văn đẹp của Kawabata sẽ vẫn còn làm cho hậu thế phải thao
thức và ám ảnh khôn nguôi...
Kawabata được mệnh danh là “ người lữ khách ưu sầu đi tìm cái đẹp”. Trong
bài diễn từ đọc tại lễ trao giải Nobel, ông tự hào nhận mình “sinh ra từ vẻ đẹp Nhật
Bản” Những sáng tác của ông lấp lánh một tình yêu tha thiết với cái đẹp thấm đẫm
màu sắc dân tộc, nằm trong nguồn mạch văn hoá chỉ có ở xứ sở Phù Tang. Con
người ấy đã miệt mài trên lộ trình tìm về cái đẹp của bản sắc quê hương và ra sức
gìn giữ nó trước sự xâm thực của làn sóng văn hoá và lối sống phương Tây. Am hiểu
một cách tinh tế và nhiệt thành ca ngợi vẻ đẹp ấy, Kawabata đã dành trọn cả cuộc
đời cầm bút của mình. Ta hiểu vì sao người Nhật Bản yêu mến gọi ông là “con
người Nhật Bản nhất”
Một số mốc sự kiện trong đời ông:
- Kawabata Yashunari sinh ở khu Tenma phía bắc trung tâm thành phố Ôsaka ngày
11 tháng 6 năm 1899. Cha ông là thầy thuốc mất năm 1901 khi cậu bé mới lên hai
tuổi và một năm sau người mẹ qua đời. Còn lại hai chị em: chị được dì đem về nuôi
còn cậu bé theo ông bà về Toyokawa nguyên quán bên nội.
- Năm 1906, khi mới lên bảy, bà nội mất và ba năm sau chị cũng mất, hai chị em chỉ
được gặp lại nhau một lần từ khi chia cách. Cậu bé thay bà chăm nom ông nội ốm
3


đau mù loà, ông cụ mất năm 1914 lúc Kawabata 15 tuổi. Còn lại một mình Kawabata

được chú gửi vào nội trú. Cô đơn từ bé nhưng không cô độc và cay đắng, trong cuốn
tự truyện của mình, Kawabata viết: "Mồ côi từ thuở nhỏ tôi sống nhờ sự cưu mang
của người khác. Có lẽ vì thế mà cuối cùng tôi mất hết khả năng ghét người ngay cả
giận họ."
- Năm 20 tuổi Kawabata có một mối tình lãng mạn với một thiếu nữ 15 tuổi. Chàng
sinh viên năm thứ hai muốn cưới cô gái này làm vợ và đã vẽ ra một tương lai hạnh
phúc với người mình yêu. Nhưng đến phút cuối thì người thiếu nữ đó lại ra đi,
Kawabata đã thực sự suy sụp. Chính nàng là hình mẫu cho các nhân vật nữ trong các
sáng tác của Kawabata sau này. Suốt những năm còn lại Kawabata không lấy vợ và
chỉ có một đứa con nuôi. Ông sợ sẽ di truyền lại "thiên hướng mồ côi".
- Năm 1920 Kawabata vào học ở khoa Văn học Anh của trường Đại học Tổng hợp
Tokyo. Lên năm thứ hai, ông chuyển sang nghiên cứu văn học Nhật Bản. Ông ra tạp
chí sinh viên và viết bài phê bình cho các báo Tokyo.
- Năm 1927 truyện ngắn " Vũ nữ Izu" là thành công văn chương đầu tiên của
Kawabata kể về mối tình lãng mạn của một chàng sinh viên với nàng vũ nữ trẻ - biểu
tượng của cái đẹp trinh bạch vô tội.
- Mặc dù tự thừa nhận mình chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực phương Tây
Kawabata vẫn lấy văn chương cổ điển Nhật Bản làm nền tảng. Từ những năm 1930
sáng tác của Kawabata trở nên truyền thống hơn.
+ Năm 1934 ông bắt đầu viết " Xứ tuyết" (hoàn thành năm 1947) .
+ Những năm Thế chiến II xảy ra, nhà văn cố gắng không quan tâm đến các vấn đề
chính trị để dành nhiều thời gian đi du lịch và nghiên cứu. Các tác phẩm quan trọng
thời kì sau chiến tranh là " Ngàn cánh hạc" (1949) " Tiếng rền của núi" (1954) và "

4


Cố đô" (1962) đã tôn vinh Kawabata như một nhà văn lớn của Nhật Bản thời hiện
đại.
+ Năm 1948 đến 1965, Kawabata giữ chức vụ chủ tịch Hội Văn bút Nhật Bản. Sau

năm 1959, ông là phó chủ tịch Hội Văn bút Quốc tế.
+ Năm 1953 Kawabata trở thành viên Viện Hàn lâm Nghệ thuật Nhật Bản.
+ Năm 1959 ông được tặng Huân chương mang tên Goethe tại Frankfurt.
+ Năm 1968 Kawabata là nhà văn Nhật Bản đầu tiên nhận giải Nobel Văn học vì
“với tư cách nhà văn ông đã truyền đạt một nhận thức văn hóa có tính thẩm mĩ và
đạo đức cao bằng một phong cách nghệ thuật độc đáo do đó đóng góp vào cầu nối
tinh thần Đông - Tây theo cách của ông" (Giới thiệu giải Nobel Văn học năm 1968
của Viện Hàn lâm) .
+ Bốn năm sau nhà văn 72 tuổi tự sát bằng khí gas tại nhà riêng. Đây là một điều bất
ngờ và trớ trêu của số phận bởi vì Kawabata luôn phê phán việc tự sát. Do Kawabata
không để lại thư tuyệt mệnh nên người ta không biết động cơ thực sự trong cái chết
của ông.
Đúc kết:
Cuộc đời của Yasunari Kawabata là một cuộc đời buồn! Buồn vì những nỗi sinh ly
tử biệt. Buồn bởi sự hưng vong của dân tộc Nhật Bản. Và cả những nỗi buồn vu vơ
không thể gọi thành tên song thấm thía và dịu ngọt.
Ông từng thừa nhận: " Không bao giờ tôi trút được ám ảnh rằng mình là người lang
thang ưu sầu. Là người luôn luôn mơ mộng tuy rằng chẳng bao giờ chìm đắm hoàn
toàn trong mơ mà vẫn luôn luôn thức giữa khi mơ... Từ sau thất bại tôi chìm vào nỗi
buồn - một nỗi buồn ngự trị triền miên trong tâm thức người Nhật chúng tôi. Từ đó
trở đi tôi chỉ viết những khúc bi thương!".
5


Trong diễn văn đọc tại lễ trao giải Nobel Văn học 1968 Tiến sĩ Anders Usterling xác
nhận: "Yasunari Kawabata là người tôn vinh vẻ đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩn hiện
hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người. Với tư cách nhà văn
ông đã truyền đạt một nhận thức văn hóa có thẩm mỹ và đạo đức cao bằng một phong
cách nghệ thuật độc đáo do đó đóng góp vào cầu nối tinh thần Đông - Tây theo cách
của ông"


1.2 Tác phẩm ngàn cánh hạc
 Bối cảnh ra đời tác phẩm.
Như những tiểu thuyết khác của Kawabta, “Ngàn cánh hạc” cũng chỉ dày khoảng
200 trăm trang, đã được đăng trên báo từ năm 1949, viết từng mảng, mỗi mảng là
một truyện, cả thảy có năm truyện. Tác phẩm hoàn tất trở thành một cấu trúc tiểu
thuyết chặt chẽ, ra đời năm 1952, trong bối cảnh nước Nhật đang mất dần những
truyền thống cũ, trong đó có trà đạo.
 Tóm tắt cốt truyện
Câu chuyện được bắt đầu bằng một buổi trà đạo tại đền Engakuji do cô Chikako
Kurimoto - một người có cái bớt trên ngực và cũng là tình nhân cũ của cha Kikuji tổ
chức. Tại đây Kikuji đã gặp cô gái nhà Inamura có chiếc khăn thêu ngàn cánh hạc
và bà Ota cùng cô con gái là Fumiko. Bà Ota là một nhân tình cũ khác của cha
chàng.
Bà Ota ôn lại chuyện cũ với Kikuji và bà nhìn thấy cha của chàng qua hình dáng
của chàng. Bà Ota ân ái với Kikuji và kể từ sau lần đó bà luôn bị dày vò bởi cảm
giác tội lỗi. Một mặt Fumiko - con gái của bà biết chuyện bà Ota đã từng là tình
nhân của cha Kikuji nên ngăn cản mối tình tội lỗi của bà với Kikuji. Bà Ota tự sát,
không ai biết vì sao bà lựa chọn cái chết.
6


Chikako tìm cách đẩy Kikuji đến gần Yukiko - con gái nhà Inamura và Kikuji lại
nảy sinh tình cảm với Fumiko vì chàng thấy hình bóng của bà Ota trên người
nàng.Nhưng cuối cùng tất cả đều rời xa Kikuji. Kết thúc tác phẩm chỉ còn lại Kikuji
và Chikako…
 Lý giải hình ảnh “Ngàn cánh hạc”
Trong văn hóa Nhật Bản, chim hạc là biểu tượng của sự hòa hợp trong cuộc sống
vợ chồng, nó là hình ảnh biểu trưng cho sự chung thủy, luôn gắn kết. Một tình yêu đẹp,
một cuộc sống vợ chồng bền vững, hạnh phúc nó được ví như đôi chim hạc. Chính vì

biểu tượng đó, họa tiết hình chim hạc là hoa văn rất phổ biến và rất được ưa chuộng
trên trang phục cưới Kimono và các đồ vật dùng khác của người Nhật. Bên cạnh đó,
hạc giấy cũng là hình ảnh rất quen thuộc trong bộ môn nghệ thuật xếp hình Origami của
người Nhật. Tại đất nước này, người ta tin rằng, nếu ai có thể xếp 1000 con hạc giấy thì
họ sẽ có một điều ước cho sự an lành, hạnh phúc và thuận lợi. Với niềm tin này, trong
thế chiến thứ hai, thành phố Hirosima là một trong những thành phố bị Mĩ ném bom
nguyên tử và có một cô bé bị nhiễm chất phóng xạ từ hạt nhân nguyên tử; với mong
muốn kì tích có thể xảy ra cô bé đã rất cố gắng gấp 1000 hạc giấy, dù cô bé đã chết và
chưa hoàn thành xong nhưng việc làm của cô bé làm người ta phải thán phục. Chính vì
vậy, hạc giấy là một biểu tượng của sức mạnh tinh thần chống lại mọi khó khăn thử
thách, nghĩ đến hạc giấy, người Nhật có thể quên đi mọi vất vả, khó khăn trong cuộc
sống. Điều quan trọng hơn, hạc giấy còn là một biểu tượng của hòa bình, tự do. Ngày
nay, ta có thể thấy một tượng đài hòa bình của trẻ em ở thành phố Hirosima có hình hạc
giấy – một biểu tượng chống lại chiến tranh, hạt nhân nguyên tử và yêu hòa bình.
Trong tác phẩm, ta cũng bắt gặp những hình ảnh liên quan đến con hạc là hình
ảnh “chiếc khăn thêu ngàn cánh hạc” của Yukiko, con gái dòng họ Inamura. Khi buổi
trà đạo được tổ chức, lần đầu tiên khi Kikuji gặp Yukiko ở ngoài cổng, chi tiết đầu tiên
mà ảnh thấy là chiếc khăn của Yukiko, bởi vì nó có một điểm rất đặc biệt, trên chiếc
khăn ấy có thêu hình ngàn cánh hạc: “Một trong hai thiếu nữ khá đẹp. Nàng mang theo
một gói đồ trong chiếc khăn màu hồng có điểm ngàn cánh hạc trắng.”
7


Khi bước vào túp lều, khi anh chọn chỗ ngồi hay khi Yukiko mời trà đạo, Kikuji để ý
đến những bước đi nhẹ nhàng của thiếu nữ và một lần nữa anh lại chú tâm đến chiếc
khăn thêu hình bầy cánh hạc của cô thiếu nữ: “Thiếu nữ thu vén mấy chiếc tất rải rác
vào trong chiếc khăn có in hình ngàn cánh hạc. Nàng đứng dậy nhường chỗ cho chàng
đi qua”. Rồi đến khi Chikako nói giới thiệu anh với Yukiko và nói về cô thiếu nữ ấy,
anh cũng chỉ hỏi lại: “Cái cô với chiếc khăn có in hình ngàn cánh hạc ấy à?”.
Tất cả những chi tiết này nói lên điều gì?

Có thể cho rằng, đối với Kikuji lúc này, anh thích ở phụ nữ ở vẻ đẹp truyền thống
– dịu dàng, chung thủy như con chim hạc. Điều đó có thể vì từ nhỏ anh đã chịu nhiều
tác động tâm lí từ cuộc hôn nhân của cha mẹ chàng. Một mong mỏi về một cuộc sống
tốt đẹp và chung thủy khiến ấn tượng đầu tiên mà anh để ý chính là “chiếc khăn thêu
bầy hạc của cô thiếu nữ”.Trong tác phẩm Kikuji gặp Yukiko chỉ có 2 lần trong buổi trà
đạo ở túp lều và cuộc nói chuyện giữa hai người tại nhà của họ Minati nhưng hình ảnh
“chiếc khăn thêu ngàn cánh hạc” đã theo anh suốt cả cuộc đời. Mỗi lần anh gặp biến cố
hay thử thách, Kikuji lại nghĩ đến cô thiếu nữ với chiếc khăn in hình ngàn cánh hạc.
Khi Fumiko biết chuyện xảy ra giữa mẹ mình và Kikuji, cô đến gặp chàng và xin tha
thứ về những sai lầm hoan lạc, trong tâm trí chàng lại nghĩ đến bầy cánh hạc trên chiếc
khăn của Yukiko: “Hình ảnh người con gái có in ngàn cánh hạc trở lại trong tâm trí
chàng”.
Hay khi bà Ota mất, khi nhận điện thoại từ con gái bà, cảm giác tội lỗi về mối tình vô
luân, Kikuji cũng nghĩ đến “chiếc khăn thêu in ngàn cánh hạc”.
“Bầy hạc trắng in trên chiếc khăn choàng của cô gái nhà Inamura bay ngang
qua qua vầng mặt trời chiều và chúng vẫn còn ngự trị trong mắt chàng”
Hạc không chỉ là một biểu tượng của cái đẹp, của truyền thống Nhật mà nó còn
là biểu tượng của sự thanh khiết cao quý; cho nên, khi Kikuji đối diện với những tội lỗi
của mình của mình trong đầu anh lại hiện lên những hình ảnh đó. Nó như là một sức
mạnh tinh thần để anh có thể tha thứ cho mình, vượt qua mọi lo âu, mọi cảm xác của
tội lỗi để anh có thể đấu tranh giữa giằng co của sự thanh tao và phàm tục.
Vậy hình ảnh ngàn cánh hạc xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm cũng như trong tâm
trí của Kikuji không chỉ mang ý nghĩa của một hình tượng văn học mà cò là dấu ấn văn
hóa của Nhật Bản.

8


2. Đôi nét về trà đạo Nhật Bản:
2. 1 Văn hoá trà đạo Nhật Bản và ý nghĩa đích thực của trà đạo Nhật Bản:

Trà đạo hay Zen tea là một nét văn hóa độc đáo đã được hình thành từ rất lâu đời
tại Nhật Bản, đây là một nghệ thuật không chỉ là thưởng thức trà mà nó còn ẩn chứa và
lồng ghép cả nghệ thuật sống trong việc thưởng thức 1 tách trà.
Cây trà và phong tục uống trà có xuất xứ từ khu vực nam Trung Hoa và khu vực bắc
Đông Nam Á cổ. Vào thế kỷ thứ VIII (thời Nara]), trà được du nhập sang Nhật Bản, tuy
nhiên số người biết dùng trà cũng rất ít. Việc uống trà chỉ là một trong những hình thức
ẩm thực sang trọng của giới quý tộc, vương giả.
Nguồn gốc trà đạo của Nhật bản theo ghi chép thì được bắt nguồn từ một vị thiền sư
Esai (1141 - 1215 ) sau khi qua Trung quốc tham vấn đạo trở về, ông có mang về theo
một số hạt trà từ Trung quốc và về trồng trong sân chùa tại Kyoto Nhật Bản. Bằng việc
kết hợp với nhiều thú vui khi thưởng thức một chén trà, vị thiền sư này đã viết một cuốn
sách với tựa đề " Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký " - (Kissa Yojoki).
Đến giữa thế kỷ XIV (thời Muromachi), việc uống trà được phổ biến đến giới bình
dân. Cách thức uống trà của người Nhật Bản giống như người Trung Hoa, chủ yếu là
thưởng ngoạn phong cảnh, đối ẩm, thưởng thức vị trà. Tại những vùng trồng trà, đến
nay hàng năm vẫn diễn ra các cuộc thi uống trà toucha để tìm ra các loại trà ngon.
Cuối thế kỷ XV (thời Chiến quốc), một người tên là Murata Jukou (1423-1502), là
học trò của nhà Thiền sư Ikyu (1394-1481) phái thiền Rinzai, hình thành ra trường phái
đầu tiên về uống trà để thi đấu toucha gọi là wabicha, là trường phái nghiêng về tinh
thần và sự giản dị.
Hưởng ứng tâm tưởng ấy, vào cuối thế kỷ XVI (thời Azuchi Momoyama), một người
Nhật Bản là ông Senno Rikyu (1522-1591) đã kết hợp việc uống trà với các triết lý
Thiền hình thành một trường phái có cách pha và uống trà khác biệt với thông thường.
9


Thứ nước trà được pha chế ra và dùng để uống của trường phái này được gọi là cha no
yuu. Cách thức pha và uống cha no yuu của trường phái này dần dần được trình tự hoá
thành một nghệ thuật, được gọi là sadou, nghĩa là Trà đạo. Từ đó đến nay, nghệ thuật
này càng được hoàn thiện và phổ biến, trở thành một nét văn hoá đặc trưng của người

Nhật Bản.
Và cũng từ đó, với sự cải tiến liên tục không ngừng nghỉ kết hợp với những giáo lý
Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, người Nhật đã dần đưa việc uống trà
trở thành một nét văn hóa đặc trưng và độc đáo của chính dân tộc mình, đó chính là Trà
Đạo ( Chado ). Và, Trà Đạo với hình thức tỉ mỉ, chi tiết từ việc chuẩn bi, rồi pha một
ấm trà, cho đến việc thưởng thức tách trà, nó đã trở thành một phương tiện hữu hiệu
giúp cho tâm của mỗi người được an trú ở từng giây từng phút hiện tại, hay trong thiền
thì đây chính là phần Định tâm, một phần quan trọng để đạt đến Tuệ giác trong thiền.
Bằng việc giúp tâm hồn thư thái, luôn ý thức về từng hành động trong phút giây hiện
tại, đồng thời được hòa mình với thiên nhiên, với từng tách trà, tâm hồn mỗi người khi
được trải mình với Trà Đạo sẽ được an lành, gột rửa và sống hài hòa, thánh thiện hơn
với bản thân mình, với mọi người và với thiên nhiên.
*Tinh thần của Trà Đạo được thể hiện qua 4 chữ : Hòa - Kính - Thanh - Tịnh
Mặc dù không thể diễn tả hết được ý nghĩa của 4 chữ trên bằng ngôn từ, nhưng
về mặt giải thích, chúng ta có thể hiểu như sau:
Hòa có thể được hiểu như sự hài hòa giữa Trà Nhân và Trà Thất, giữa những Trà
Nhân với nhau, và giữa Trà Nhân với những dụng cụ pha trà. Nó như một sợi dây tạo
một mối giây liên kết khăng khít về những hiện hữu tại giây phút hiện tại.
Chữ Kính, chữ kính này ngoài mặt chữ là sự tôn kính, kính trọng, hay tôn trọng
những Trà Nhân, những sự vật hiện hữu tại giây phút trong hiện tại xung quanh, mà nó

10


còn thể hiện một sự trân trọng, biết ơn. Một nghệ thuật sống của sự khiêm nhường, giảm
cái tôi và ngã chấp. Để từ đó, chữ Thanh sẽ được thể hiện rõ hơn.
Chữ Thanh là sự thanh khiết, khiết tịnh trong tâm, một cái thâm thánh thiện, hài
hòa, khiêm nhường. Và khi Hòa - Kính - Thanh đều đạt được đến một mức độ nhất định
thì chữ Tịnh sẽ xuất hiện.
Tịnh ở đây chỉ còn là mặt kết quả, khi tâm hoàn toàn được an trú tại giây phút

hiện tại, con người sẽ ý thức được từng cử chỉ, từng hành động, từng lời nói và mọi sự
vật xung quanh. Không còn quá khứ, không tương lai, mọi sự chỉ trong giây phút này,
tại đây và ngay bây giờ. Con người sẽ đạt đến một trạng thái cao về mặt tinh thần và
tâm linh. Một sự an lạc và hạnh phúc thưc sự.
Và bốn chữ Hòa - Kính - Thanh - Tịnh như là một thước đo của mỗi Trà Nhân
để có thể biết được mình đang ở đâu trên con đường Trà Đạo. Việc thưởng thức trà đạo
được ví như con đường mà đi hết con đường đó sẽ đến nơi có “trà đạo vừa ngon vừa
không ngon”. Chính những giá trị vô cùng độc đáo, nhưng đầy giá trị về nhân văn, Trà
đạo không chỉ trở thành một nét văn hóa độc đáo của đất nước Nhật Bản, mà nó còn thể
hiện một nét văn hóa đầy tính nhân văn ở cấp độ cao của đất nước này.
2.2 Nghi thức trà đạo Nhật Bản
2.2.1 Chủ thể và khách thể của nghi thức trà đạo Nhật Bản:
 Chủ thể của trà đạo
Đối với uống trà thông thường người thưởng thức trà có thể là người pha trà hoặc
không phải là người pha trà, hai việc này có thể tách rời độc lập với nhau. Người thưởng
thức trà là chủ thể chính của việc uống trà, người pha trà chỉ là chủ thể phụ, không đóng
vai trò chính, có thể không được biết đến. Người thưởng thức trà có thể chỉ là một hoặc
nhiều người, tuy nhiên, người ta khó có thể thưởng thức trà và phong cảnh một mình,
vì vậy phải có sự chia sẻ với nhiều người khác như là bạn bè thân hữu hoặc gia đình.
11


Còn đối với nghi thức Trà đạo Nhật Bản, việc pha trà và uống trà là hai phần không
thể tách rời. Người quan trọng nhất trong một nghi thức trà đạo là người thực hiện việc
pha trà. Các thao tác của người pha trà thể hiện được cái tâm của người pha trà. Cái tâm
này sẽ làm cho thao tác pha trà chuẩn mực hơn hay không cũng như là cuốn hút được
những người tham gia nghi thức này hay không. Người pha trà đóng vai trò chủ thể
chính thức của một nghi thức trà đạo. Còn người uống trà chỉ là chủ thể phụ của một
nghi thức Trà đạo, hoà cùng chủ thể chính.
 Khách thể của nghi thức Trà đạo Nhật Bản

Khách thể chính của nghi thức Trà đạo Nhật Bản là thao tác pha trà của người pha
và thao tác uống trà của người uống. Cả người pha trà và người uống trà đều không
quan tâm đến hương vị của trà, không quan tâm đến cái sản phẩm họ đang chế tác và
tiếp nhận là gì. Mặc dù họ rất tôn trọng sản phẩm này, tuy nhiên cái mà họ tập trung
vào chính là các thao tác. Họ hoà mình vào các thao tác, hoà mình vào với nhau và với
cái thiên nhiên mộc mạc, đơn sơ do họ tạo ra nhằm để tâm trí họ được tĩnh lặng. Sự tĩnh
lặng giúp cho họ tập trung vào chỉ vấn đề họ đang quan tâm, và các thao tác này sẽ giúp
họ lý giải được nó.
Người tham gia vào nghi thức Trà đạo cũng đã uống được ngụm nước trà, tuy nhiên
trong chén trà của họ không chỉ có nước trà thông thường, mà đã được pha vào đó tinh
thần của Thiền. Người ta gọi đó là “Trà Thiền Nhất Vị”.
Một trong những khách thể chính nữa của nghi thức trà đạo chính là các dụng cụ để
pha và uống trà. Khác hẳn với nét tao nhã, xinh đẹp của các dụng cụ pha và uống trà
thông thường, nhằm thể hiện sự xa hoa quyền quý của người uống trà, dụng cụ pha và
uống của Trà đạo Nhật Bản rất mộc mạc. Các dụng cụ này được làm từ tre, gỗ, đất
nung… với những hình dạng thô sơ và được trang trí rất mộc mạc. Điều này cũng cho
thấy sự ảnh hưởng của triết lý tránh sự xa hoa của Thiền Tông.

12


Trong khi dụng cụ pha và uống trà thông thường chỉ đóng vai trò khách thể phụ,
dùng để người uống trà cầm và nhìn ngắm sơ qua, thì dụng cụ pha và uống trà của nghi
thức Trà đạo Nhật Bản lại đóng vai trò khách thể chính. Những dụng cụ này được nâng
niu, lau cẩn thận, được người pha và người uống nhìn ngắm.
2.2.2 Thời gian và không gian thực hiện nghi thức trà đạo Nhật Bản:
 Thời gian thực hiện nghi thức Trà đạo Nhật Bản
Tại Nhật Bản, nghi thức Trà đạo được thực hiện bất cứ thời gian nào trong ngày, bởi
vì ảnh hưởng Thiền nên yếu tố thời gian không là yếu tố quan trọng khi thực hiện nghi
thức Trà đạo. Cái quan trọng chính là lúc các chủ thể cần có sự tập trung, có sự thanh

tịnh thì nghi thức Trà đạo Nhật Bản đã có thể được thực hiện.
Về quá trình thực hiện, thì quá trình pha trà của nghi thức Trà đạo Nhật Bản được
thực hiện từ từ, kéo dài thời gian. Việc lau chùi dụng cụ và pha trà chủ yếu là để các
chủ thể khác tập trung vào nên cần có thời gian thực hiện lâu dài. Trong khi đó việc
uống trà thì thực hiên rất nhanh chóng, nhất là lần uống cuối cùng trong ba lần uống trà
phải thật nhanh và kêu thật to. Việc này phản ánh sự tập trung cao độ của các chủ thể,
không còn chú ý xung quanh nữa.
Trong khi đó quá trình pha trà thông thường thì ngược lại, rất nhanh. Nhưng quá
trình uống trà lại kéo dài, vì ngoài trà, các chủ thể còn tập trung vào các đề tài bàn luận
và ngắm cảnh vì vậy việc uống sẽ kéo dài, uống nhiều lượt.
 Không gian thực hiện nghi thức Trà đạo
Việc thực hiện nghi thức Trà đạo Nhật bản lại được thực hiện trong một không gian
nhỏ với các bày trí như sau:
Không gian diễn ra nghi thức Trà đạo gọi là Trà thất (Chashitsu), nằm trong các khu
vườn thanh tịnh. Phòng trà là phòng kiểu Nhật (Washitsu),xây dựng từ vật liêu chính là
gỗ. Nền là những tấm thảm tatami. Lối vào thường nhỏ hẹp, được ghép từ các viên đá
13


lớn. Bày trí bên ngoài và bên trong trà thất đơn giản, mộc mạc. Thường treo một bức
tranh thủy mặc hoặc một câu thư pháp nơi hốc tường, kèm với 1 bình hoa cắm theo kiểu
ikebana.
Việc thực hiện trà thất với khung cảnh và chất liệu hoàn toàn gần gũi thiên nhiên
mộc mạc, cho thấy nghi thức Trà đạo rất phù hợp với triết lý hoà hợp thiên nhiên của
Thiền. Con người là tiểu vũ trụ, thiên nhiên là đại vũ trụ và con người sẽ sống thật nhất
với bản chất của mình khi con người hoà vào thiên nhiên, tức là tiểu vụ trụ hoà vào đại
vũ trụ.
3. Nghệ thuật trà đạo trong tác phẩm Ngàn cánh hạc - Kawabata
3.1 Dấu ấn trà đạo trong tác phẩm:
Có thể nói trà đạo là chủ đề chính của tiểu thuyết "Ngàn cánh hạc".Tác phẩm kể

về câu chuyện tình yêu đời thường trên cái nền trà đạo trong buổi chiều hoàng hôn. Tuy
không biểu hiện một cách cụ thể hệ thống nhưng người đọc vẫn có thể lắp những mảnh
ghép nhỏ về trà đạo để có nên một cái nhìn hoàn chỉnh về nghệ thuật trà đạo Nhật Bản.
3.1.1 Tinh thần trà đạo
Trà đạo giống như một nét tín ngưỡng đặc sắc trong truyền thống văn hóa của
người Nhật bên cạnh những nét văn hóa khác. Ý nghĩa đích thực của “Trà đạo” trong
văn hoá Nhật Bản phải được hiểu là “Hoà hợp con người với thiên nhiên qua thao tác
pha và uống trà”. Qua đó có thể thấy người ta tìm đến với Trà đạo nhằm mục đích tinh
thần làm cho đời sống tinh thần trở nên thanh thản nhẹ nhàng và hòa hợp vào vũ trụ một
cách tự nhiên và tự nguyện không vụ lợi hay không bị bắt ép và cưỡng chế. Khuyến
khích con người tìm đến với truyền thống, văn hóa Trà đạo một cách tự nhiên nhất bằng
sở thích và đam mê. Điều này được thể hiện trong tác phẩm Ngàn cánh hạt ở chi tiết khi
cha của Kikuji tổ chức các buổi trà đạo thì Kikuji đều có mặt bên cạnh cha mình, nhưng
ông chưa bao giờ bắt ép chàng phải làm cái việc ấy mà để tự bản thân chàng quyết định
sở thích của chàng:
14


“ Khi cha chàng còn sống chàng luôn có mặt bên cha, trong những cuộc trà đạo. Chưa
bao giờ chàng có ý định bắt chước cha, tuy vậy, cha chàng cũng chưa bao giờ có ý định
bắt ép chàng lám cái việc đó bao giờ.”
3.1.2 Nghi thức trà đạo
 Các buổi Trà đạo:
Lần thứ nhất do Chikako tổ chức và những lần còn lại được tổ chức tại nhà Kikuji.
Kawabata đã có gắng tái dựng lại những nét đẹp còn vương sót lại của trà đạo trong
buổi giao thời thông qua những nghi thức uống trà và những vật dụng trong trà đạo.
Kawabata đã dựng nên một bức tranh trà đạo trong buổi hoàng hôn nhưng nét đẹp của
trà đạo không phải vì thế mà mất hết đi vẻ đẹp vốn có. Trong tác phẩm Kawabata miêu
tả rất ít về chi tiết của những nghi lễ trà đạo. Đọc tác phẩm của Kawabata cũng có nghĩa
là đồng sáng tạo người đọc phải tìm ra những "mật mã" ẩn sâu bên trong con chữ.

 Các vật dụng dùng trong buổi Trà đạo
" Ngàn cánh hạc" được viết ra như một niềm hối tiếc về vẻ đẹp đang phai tàn và
tác giả đang cố cứu vớt nó. Trong tác phẩm Kawabata tập trung thể hiện vẻ đẹp của trà
đạo thông qua những đạo cụ như: chiếc bình Shino chiếc chén uống trà Shino có vết
son của bà Ôta và cặp chén Raku... Đó là những "bảo vật" của nghệ thuật trà đạo có từ
lâu đời. Từ ông tổ trà đạo của Nhật Bản rồi được truyền lại từ thế hệ này qua thế hệ
khác lưu giữ. Với nghệ thuật miêu tả đồ vật rất sống động bằng cách "tâm linh
hóa" chúng Kawabata đưa người đọc vào không gian của cái đẹp đang chịu đọa đày.
Chiếc bình cổ Shino được miêu tả vô cùng gợi cảm:
" Một màu đỏ nhạt nổi bật trên nền bằng men. Kikuji đưa tay ra vuốt ve mặt bình
nhẵn bóng và mát rượi".
"Thật là mềm mại như một giấc mộng".
Đó là một chiếc bình dùng để đựng nước pha trà trong những buổi trà đạo đã có
lịch sử lâu đời. Cùng với chiếc bình Shino là cái chén Shino với vết môi người thiếu
phụ đã ngấm vào miệng chén thành vệt son không bao giờ phai lạt. Đó là một chiếc
chén đã gắn với những cuộc trà có lịch sử trên 300 năm :
15


“ Trên nền men điểm lấm tấm chấm màu xanh và màu rượu nhạt, vòng quanh lưng
chén làm hình vẽ cỏ lá rậm rạp. Sự sạch sẽ và sắc sảo đủ làm tan biến sự tưởng tượng
bệnh hoạn của chàng.”
"Nhìn kỹ mới thấy một ánh đỏ hiện lên trên nền sứ trắng ngà đúng như Fumiki đã
nói với chàng trong điện thoại sáng nay. Càng ngắm càng thấy như ánh đỏ trong suốt
lộ dần lên trên nền trắng. Vành chén màu hồng ngả sang hoàng thổ có một chỗ hồng
đậm hơn một chút"
Vết son môi của bà Ôta trên miệng chén không làm thuyên giảm đi vẻ đẹp của
chiếc chén mà càng làm cho nó ánh lên vẻ đẹp sống động hơn vì người Nhật "thích hơn
những cái có độ bóng chìm sâu chứ không phải là sự sáng sủa bề ngoài". Đó là sự lấp
lánh nhưng dưới một lớp mỏng mờ đục - đó là độ bóng của thời gian hay nói chính xác

hơn là "vấy dầu mỡ".
Người Nhật "thực sự thích những đồ vật mang trên đó dấu vết của thân thể con
người, lớp muội dầu mỡ vẻ phong hóa và sự dầu dãi gió mưa"
Kawabata đã dày công khi tô vẽ thật kĩ càng vẻ đẹp của những vật dụng này.
Những vật dụng đó không chỉ đơn thuần là một tác phẩm nghệ thuật thuần khiết mà nó
còn mang giá trị nhân học:
"Khi cô nhìn thấy chén cô quên đi những khuyết điểm của người chủ cũ. Cuộc đời
của con người chỉ là một phànn rất nhỏ so với cuụoc đời của một chiếc chén uống
trà.Trước vẻ đẹp đáng trân trọng của chiếc chén uống trà dù người chủ cũ của nó có
tội lỗi như thế nào nhưng ông ta đã gìn giữ nâng niu nó thì tội lỗi đó phai nhạt. Và cuộc
đời một con người chỉ là thoáng chốc so với sự vĩnh cửu của một vẻ đẹp như thế".
Những bảo vật đó chứng tỏ sự đậm đặc niềm đam mê tâm huyết nghệ thuật trà đạo
của một thế hệ đi trước. Hơn thế trà đạo còn có thể thanh lọc tâm hồn khiến cho con
người ta hướng tới cái Chân - Thiện - Mĩ.

16


3.2 Sự mai một của trà đạo
3.2.1 Các buổi tổ chức trà đạo bị thế hệ sau lãng quên:
Trà đạo hưng thịnh và phát triển ở các giai đoạn trước, được các tiền bối đi trước
xem như một nét văn hóa tinh thần như một nét tính cách không thể bỏ được của bản
thân. Trà đạo được các tiền bối vô cùng yêu thích và tổ chức đều đặn, được xem là nơi
để mọi người cùng nhau uống trà đàm đạo. Uống trà không những có lợi cho sức khỏe
mà còn là một thú vui tinh thần khi ngồi yên lặng nhâm nhi chén trà, ngẫm nghĩ về cuộc
sống nhân sinh. Dần dần, việc thưởng trà trở thành một cách thức giúp con người trở
lại với bản tính tự nhiên của mình. Đó là chính là Trà đạo. Cha của Kikuji là một trong
những vị Trà sư, ông luôn luôn tổ chức đều đặn những buổi trà đạo nhưng đến với thế
hệ sau, thế hệ của Kikuji các buổi trà đạo đã bị chàng lãng quên, trở nên xa lạ với chàng,
ngày càng mai một mất dần bản chất với thời gian, đến mức ngay cả thời gian tổ chức

các buổi Trà đao Kikuju cũng đã quên hẳn:
“ Mỗi lần Chikako tổ chức trà đạo tại túp lều dùng cho các buổi trà đạo ở phía trong
ngôi đền Engakuji, chàng đều nhận được lời mời. Dù vậy chưa một lần nào chàng đến
dự kể tư ngày cha chàng mất. Đối với chàng, những lần được mời như vậy chỉ có ý
nghĩa của sự tưởng nhớ đến cha chàng mà người ta dành cho chàng vậy thôi.”
........
“ -Tôi có nghe cô Kurimoto nói là hôm nay là ngày cha anh thường tổ chức trà đạo?
- Dường như vậy. Chính tôi cũng đã lãng quên điều đó.!”

3.2.2 Các vật dụng dùng trong buổi trà đạo mất dần giá trị của nó:
Tác phẩm dựa trên một nền trà mà gốc rễ đã lung lay. Trà thất của những gia đình
truyền thống đã ẩm mốc cửa đóng then gài. Những vật dụng cũ như chiếc binh Shino
chén Shino và cặp chén Reku... bị bỏ bê lăn lóc lọt vào tay một thế hệ trẻ đang quay
lưng lại với trà đạo.
 Chiếc bình Shino
Hình ảnh chiếc bình sứ shino của bà Ôta người tình cuối cùng của ôngg thân sinh
ra Kikuji. Khi ông còn sống bà Ôta đã dùng chiếc bình này để pha trà đối ẩm với ông.
17


Sau khi ông mất và cũng theo đà mai một của trà đạo bà Ôta dùng làm bình cắm hoa.
Chiếc bình sứ shino chứng kiến những tang biến của đời bà nhưng nó cũng mang số
phận truân chuyên của đời trà đến hồi mai một. Sau khi bà Ôta chết thì Fumiko đã tặng
lại chiếc bìng đó cho Kikuji.
“ Chàng nghĩ điều này hơi lạ. Có phải Fumiko cố ý để lại bó hoa của chàng và cất
tất cả những bó hoa khác đi ? Hay đây chỉ là một đám tang đơn độc? Chàng ngờ là sau
này điều này đúng hơn.
- Hình như đây là cái bình đựng nước để pha trà thì phải?
Vừa nói, chàng vừa nhìn vào chiếc bình nàng dùng để cắm những bông hoa chàng
gửi viếng. Đó là một cái bình đựng nước để dùng trong các cuộc trà đạo.

- Vâng. Tôi cho là dùng bình đó hợp hơn cả.

Một chiếc bình Shino khá đẹp.
......
- Anh có thích nó không? Mẹ tôi sẽ sung sướng lắm, tôi biết mà. Chiếc bình đó
không tệ đâu, tôi nghĩ thế.
-Đó là một tác phẩm tuyệt vời.
-Mẹ tôi cũng bảo thế. Vì vậy tôi cắm hoa của anh viếng mẹ tôi vào đó.
Kikuji cảm thấy hơi ấm của nước mắt dâng lên.
-Vậy thì tôi sẽ nhận, nếu không có gì trở ngại.
- Mẹ tôi hẳn sẽ sung sướng lắm.
- Tuy nhiên chắc tôi sẽ không dùng nó đễ đựng nước pha trà đâu. Tôi sẽ biến nó
thành một chiếc bình đựng hoa.
- xin anh cứ làm vậy. Mẹ tôi cũng dùng nó để cắm hoa mà.
- Tôi sợ là tôi sẽ không dùng bình đó để cắm hoa trưng bày trong các cuộc trà đạo.
Kể cũng buồn cho một chiếc bình như vậy mà phải rời xa các cuộc trà đạo. Tôi
đang nghĩ đến việc bỏ trà.

18


Chiếc bình Shino là một cổ vật quý giá mà Chikako luôn " thèm muốn" có được nó. Nó
có lịch sử lâu đời không chỉ là một kiệt tác nghệ thuật mà chiếc bình Shino còn là một
tác phẩm nghệ thuật có giá trị nhân học. Đúng như lời của chàng Kikuji cuộc đời của
con người chỉ là ngắn ngủi thoáng chốc so với lịch sử lâu đời của những dụng cụ trà
đạo đó. Chiếc bình Shino là một hình ảnh biểu tượng cho lịch sử trà đạo lâu đời đã được
ghìn giữ và nâng niu nhưng giờ đây nó hiện hữu trong không gian trà đạo không còn ý
nghĩa nữa. Xây dựng hình ảnh mang giá trị lịch sử gắn với vể đẹp truyền thống của đất
nước Nhật Bản Kawabata không chỉ thể hiện được sự am hiểu tường tận gốc rễ văn hóa
của đất nước mình mà đó còn là sự nuối tiếc hoài vọng về những giá trị của một thời đã

xa.
 Chiếc chén shino với vết son môi của bà Ôta
Bên cạnh hình ảnh chiếc khăn màu hồng có thêu ngàn cánh hạc chiếc chén uống
trà Shinô với vết son môi cũng trở thành biểu tượng độc đáo. Trong tác phẩm nó xuất
hiện mười một lần chủ yếu qua các đối thoại giữa Kikuji và Fumicô. Chiếc chén này ra
đời từ một lò gốm nổi tiếng và gắn với bàn tay tài hoa của một nghệ nhân có thật trong
lịch sử Nhật Bản. Nó có tuổi đời trên 300 năm và đã gắn với nhiều tiệc trà. Trong tác
phẩm chiếc chén đó là vật sở hữu của bà Ôta. Lúc còn sống bà dùng nó uống trà hàng
ngày vành chén đã đỏ thẫm theo thời gian và bà cho đấy là do son môi của mình dính
vào. Vết son môi trên chiếc chén không chỉ gắn với tình yêu cái đẹp của người Nhật
(yêu cái cũ mòn rêu phong) mà còn là dấu vết của thời gian của tình yêu. Khi mẹ mất
Fumicô đem tặng nó cho Kikuji và vì mỗi khi nàng nhìn nó thì hình ảnh người mẹ luôn
hiện diện. Khi Kikuji có chiếc chén trong tay chàng lại luôn hình dung về bà Ôta.
"Khi chàng nhìn vào tác phẩm tuyệt vời trước mắt (chiếc chén)chàng thấy một
cách mãnh liệt hơn bất cứ lúc nào khác cái tuyệt phẩm mà bà Ôta là hiện thân" .
Fumicô không thể chịu được điều đó và đỉnh điểm bi kịch của mối tình ngang trái
ấy là việc cô quyết định đập vỡ chiếc chén Shinô trong trạng thái vô cùng phấn khích
và xúc động. Chứng kiến việc đó Kikuji suốt đêm không ngủ chàng bước ra thấy:

19


"Chiếc chén Shinô bị đập vỡ nằm trên một phiến đá trước cái bể nước bằng đá.
Chàng xếp bốn mảnh lớn thành hình cái chén. Miệng chén thiếu mất một miếng lớn
bằng ngón tay" .
Kikuji đã bật khóc khi nhặt những mảnh vỡ đó. Rõ ràng chàng rất muốn lưu giữ
hình ảnh về bà Ôta trong khi lại đang yêu con gái của bà.
Hành động đập vỡ chiếc chén Shinô như một phán quyết về nghệ thuật truyền
thống đã được nâng lên thành đạo của người Nhật: Hoặc gìn giữ nó như vẻ đẹp thuần
phác hoặc từ bỏ nó chứ không thể xen sự phàm tục vào.Chính vì thế trong Ngàn cánh

hạc chén Shinô không chỉ là một đồ vật nữa mà còn là một thực thể sống động một nhân
chứng vô ngôn cho cuộc tình đầy bi kịch song vô cùng cao đẹp của những con người
luôn khát khao được sống trong tình yêu trọn vẹn tuyệt đối, chiếc chén Shinô có vết son
môi không chỉ là biểu tượng cho truyền thống Trà đạo thanh cao hàng trăm năm của
người dân sứ sở Phù Tang mà còn là biểu tượng cho tình yêu luôn hiện hữu như là chỗ
dựa tâm linh nâng đỡ con người trong cuộc đời. Vì thế những biểu tượng độc đáo đó đã
gắn với tên tuổi Y.Kawabata và làm nên sức sống mãnh liệt của tiểu thuyết Ngàn cánh
hạc .
3.2.3 Các buổi trà đạo trở thành nơi toan tính chuyện tầm thường
Nơi diễn ra các buổi Trà đạo là nơi Phòng trà được bày biện rất đơn giản nhưng
khách có thể cảm nhận được nét đẹp nhẹ nhàng, thanh tao, không khí ấm áp, thể hiện
sự mến khách của chủ nhà. Trên tường người ta thường treo những bức thư pháp, những
chiếc quạt giấy kiểu Nhật, những bức tranh thủy mặc và có cả những bình hoa được
cắm vào những lọ hoa bằng gỗ hoặc bằng tre biểu hiện sự chào đón của chủ nhà với
khách.
Tại nơi đây mọi người có dịp được thưởng trọn vẹn các nghi thức uống trà độc
đáo và cùng thả hồn mình hòa nhập với không khí trang nhã thanh tao. Nhưng Trà đạo
đến với thời của Trà sư Chikako thì nó đã đánh mất đi bản chất vốn có của một buổi
Trà đạo. Các buổi Trà đạo bây giờ trở thành nơi trò chuyện phù phiếm, mối lái kiếm
chồng do chính bàn tay của Chikako sắp đặt. Hầu như khách đến toàn đàn bà mặc những
20


chiếc áo kimono sặc sỡ và chủ đề buổi trà đạo chỉ xoay quanh câu chuyện mai mối của
Chikako danh cho Kikuji và sự gặp mặt của Kikuji và bà Ota. Tất cả câu chuyện xoay
quanh các nhân vật này. Không khí như vui ve nhộn nhịp của các buổi trò chuyện gặp
mặt chứ không phải đúng tính chất của một buổi trà đạo.
Chikako là một vị trà sư nhưng lại mang phong cách của một mụ mối với:
"cái bớt tím đen to bằng bàn tay xòe có lông cứng như lông nhím trên vú trái" luôn là
kẻ thộc mạch cố xen vào cuộc sống của Kikuji với những mưu toan tính toán của mụ.

Những buổi thiết trà thường là mặt tiền che đậy những cuộc thương lượng bên trong nó
như một chiếc bình phong có vẻ bề ngoài yên ả che dấu những câu chuyện phàm tục.
Trong tác phẩm buổi tiệc trà đầu tiên do Chikako tổ chức là cái vỏ để mụ mối lái
cho Kikuji với người con gái nhà Inamura và để mụ thỏa mãn những mưu toan tính toán
của mụ. Còn Yukiko người con gái đẹp mang ngàn cánh hạc trở thành đối tượng kiếm
chồng. Yukiko là nạn nhân của "thời cuộc" thời mà người ta dùng các trà thất làm chỗ
mối lái kiếm chồng.
“ Khi chàng nhận được tấm giấy mời của Chikako nói, sở dĩ cô ta tổ chức buổi trà đạolà
cốt để có lí do giới thiệu chàng với một thiếu nữ, cái bớt lại hiện ra trước mắt chàng và
vì cuộc giới thiệu do chính Chikako dàn cảnh, chàng tự hỏi liệu thiếu nữ kia có một làn
da hoàn toàn không một vết tàn nhan nào không.”
Trà mối thời nay, khác với trà trị thời trước, bởi chính trị và tình duyên không
giống nhau, nhưng cùng dẫn đến một hậu quả: phong toả hương trà, làm ô uế trà đường,
khiến cho hương trà phải bay theo cánh hạc.
3.2.4 Trà đạo rơi vào tay của những kẻ không có nhân phẩm tốt
Chikaki một mụ trà sư xấu tính dùng Trà đạo để thỏa mãn cho lợi ích của bản
thân. Một vị trà sư đồng thời là một mụ mối, một người tọc mạch lỗ mãng, một người
luôn “tẩm thuốc độc trong lời nói”.Giao phó một nghệ thuật có "truyền thống lâu đời"
như trà đạo vào một người trà sư như vậy, Kawabarta đau buồn nhận ra rằng trà đạo
không những trên đường suy vi mà nó đã thực sự bị biến chất, mất hết đi những giá trị

21


truyền thống vốn có.Trà đạo không chỉ bị lãng quên mà còn bị vấy đục, bị biến thành
công cụ trục lợi cá nhân.
Hai hình ảnh cái bớt trên ngực mụ Chikako và ngàn cánh hạc trên tay Yukiko
cho thấy cách nhà văn tạo ấn tượng mạnh: Hai hình ảnh một cực kỳ xấu xa ghê tởm và
một cực kỳ thơ mộng đã không ngừng chi phối tâm hồn Kikuji nhưng rồi cái bớt đã xua
đuổi cánh hạc: đạo trà rơi vào trà sư vô đạo.

Những buổi thiết trà tiếp theo được tổ chức ở túp lều ẩm mốc của gia đình Kikuji
nhưng rút cuộc tất cả những nghi lễ trà đạo diễn ra trong tác phẩm cũng chỉ là một tấm
bình phông ngụy tạo. cùng với những cái chết bí mật của các thủ lãnh trường phái trà
đạo trong suốt bốn thế kỷ nằm trong những bí mật của nghệ thuật trà trị và họ chết đi
mang cả bí mật của trà trị sang thế giới bên kia.
Tinh thần của trà đạo được thể hiện qua bốn chữ: "Hoà Kính Thanh Tịch" thế
nhưng trong tác phẩm ở hầu hết các buổi tiệc trà Kawabata đã để nhân vật của mình nói
quá nhiều và qua những lời đối thoại giữa các nhân vật thì tính cách của tững người một
đã dần lộ rõ.Tất cả dẫn đên hậu quả: phong toả hương trà làm ô uế trà đường khiến cho
hương trà phải bay theo cánh hạc.Sự ẩm mốc giăng mắc đầy mạng nhện của túp lều mà
gia đình Kikuji thường sử dụng làm trà thất cũng là sự " ẩm mốc" mai một của trà đạo.
Trà đạo trở nên bị lãng quên, bị bỏ rơi và ít được mọi người quan tâm và nhắc đến như
thời kì trước.
Đó là chàng Kikuji mà trong các buổi trà đạo của Chikako tổ chức chàng luôn
nhận lời mời nhưng chưa một lần nào chàng đến dự kể từ khi cha chàng mất. Đối với
chàng những lần được mời như vậy chỉ là sự hòa niệm "có ý nghĩa tưởng nhớ đến cha
chàng vậy thôi". Đó cũng là lí do tại sao từ ngày cha chàng mất Kikuji dã không sử
dụng túp lều vẫn được cha chàng thường dùng để tổ chức trà đạo lúc còn sống và chàng
cũng đã đóng cửa hẳn túp lều kể từ khi mẹ chàng mất. Hành động của Kikuji là sự quay
lưng lại với trà đạo của một lớp trẻ và điều đó đã bật ra thành tiếng: " Tôi sẽ bỏ trà đạo
thôi".

22


23


4. Tình yêu đẹp và buồn trong tiểu thuyết Ngàn cánh hạc
Bên cạnh đề tài Trà đạo và sự mai một những giá trị truyền thống, tiểu thuyết

Ngàn cánh hạc của Kawabata còn viết về Tình yêu. Với quan niệm thẩm mĩ Đẹp và
Buồn, Kawabata đã viết về hành trình đi tìm tình yêu cũng như hành trình đi tìm cái
Đẹp, và cái đẹp tuyệt đỉnh nhất chính là cái đẹp phù du, điêu linh, hiện hình trong những
mối tình nhập nhằn, rối ren giữa lằn ranh thanh cao – tội lỗi. Phân tích những sắc thái
tình yêu trong Ngàn cánh hạc ta sẽ thấy được vẻ đẹp và bi cảm trong tâm thức Nhật
Bản.
4.1 Tình yêu – sức hút từ cái đẹp.
4.1.1 Vẻ đẹp thanh khiết, thoát tục
Vẻ đẹp thanh khiết, thoát tục là vẻ đẹp được đánh giá cao nhất trong tâm thức
người Nhật nói chung và nhà văn Kawabata nói riêng. Trong Ngàn cánh hạc, Kawabata
đã để chàng Kikuji bị thu hút bởi Yukiko - cô con gái nhà Inamura bởi vẻ đẹp thanh
khiết của nàng giữa một không gian văn hoá đã suy tàn. Yukiko được miêu tả vẻ đẹp
ngoại hình rất ít; vẻ đẹp của Yukiko chủ yếu hiện lên qua dòng cảm xúc, suy tư của
Kikuji và thường gắn với những thứ không thuộc về nhan sắc nàng, đặc biệt là chiếc
khăn có thêu ngàn cánh hạc. Hình ảnh Yukiko gợi cảm giác êm dịu và tươi mát vì xung
quanh nàng là không gian thiên nhiên ngập tràn ánh sáng, đối lập với không gian văn
hoá u ám suy tàn trong truyện.
“Một bóng lá non chiếu nhẹ trên bờ vai và trên cánh tay áo kimono xám của
nàng. Mái tóc nàng dường như sáng lung linh.
Ánh sáng có vẻ hơi sáng quá với một túp lều dùng cho các buổi trà đạo, tuy nhiên
cũng chính là ánh sáng đó làm cho tuổi trẻ của thiếu nữ nổi bật hơn. Chiếc khăn kê
màu đỏ, làm cho người ta có cảm giác êm dịu nhiểu hơn là tươi mát như thể một bông
hoa đỏ đang nở trên tay thiếu nữ
24


×