Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Đề án thành lập trung tâm Ngoại Ngữ - Tin học ( Được duyệt hay nhất năm 2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.7 KB, 37 trang )

ĐỀ ÁN THÀNH LẬP
TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ - TIN HỌC

………………, tháng 01 năm 2017


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH
HĐH
THCS
TH
GDTX
GD&ĐT
GV
HS
SV
ĐH

TTNN
THPT
TTGDTX
TA
VN
THCN
NN
TT
TN

Công nghiệp hóa
Hiện đại hóa
Trung học cơ sở


Tiểu học
Giáo dục thường xuyên
Giáo dục và Đào tạo
Giáo viên
Học sinh
Sinh viên
Đại học
Cao đẳng
Trung tâm ngoại ngữ
Trung học phổ thông
Trung tâm giáo dục thường xuyên
Tiếng anh
Việt Nam
Trung học chuyên nghiệp
Ngoại ngữ
Trung tâm
Tốt nghiệp

MỤC LỤC

STT

NỘI DUNG

1

Tờ trình xin thành lập Trung tâm

2


Biên bản HĐQT về việc thành lập Trung tâm; Tờ trình công nhận Giám
đốc Trung tâm
2


3

Quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm

4

Tên trung tâm, loại hình, địa điểm

5

Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ

6

Chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo

7

Công nghệ dạy học

8

Cơ sở vật chất củaTrung tâm

9


Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động

10

Trích ngang của cấp quản lý (hồ sơ kèm theo)

11

Tài chính và tài sản

12

Kết luận và kiến nghị

13

Nội quy của Trung tâm

14

Phụ lục

ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ - TIN HỌC,
TỈNH THANH HÓA
I. Tên Trung tâm
- Tên trung tâm:
- Tên giao dịch:
- Tên Tiếng Anh:
II. Loại hình Trung tâm

Trung tâm ngoại ngữ ABClà cơ sở giáo dục thường xuyên của hệ thống giáo dục
quốc dân, thuộc diện trung tâm ngoại ngữ tư thục.
III. Địa điểm đặt Trung tâm
Trung tâm ngoại ngữ ABC có trụ sở tại Địa chỉ đạt trung tâm.
IV. Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập Trung tâm
3


1. Sự cần thiết thành lập Trung tâm ngoại ngữ .
1.1. Tình hình về đào tạo ngoại ngữ
Trong bối cảnh CNH-HĐH đất nước và xu hướng toàn cầu hóa kinh tế như hiện
nay, TA đang trở thành một phần không thể thiếu được trong cuộc sống, đặc biệt kể từ khi
VN trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Chúng ta đang
bước sang giai đoạn kinh tế mới với nhiều cơ hội và thách thức. Với việc mở cửa thị
trường chúng ta đang có một cơ hội phát triển kinh tế vô cùng mạnh mẽ, cùng với đó là sự
đòi hỏi về nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu về lao động trong thời đại
hội nhập. TA là một trong những công cụ giúp chúng ta tiếp cận, nắm bắt những cơ hội
đó. Do đó nhu cầu về đào tạo và phát triển ngoại ngữ, đặc biệt là TA ở VN ngày càng
được chú trọng và nâng cao.
Tuy nhiên, hiện nay dù rất chú trọng đào tạo ngoại ngữ ở các cấp học, bậc học
nhưng kết quả vẫn chưa đạt được chuẩn yêu cầu. Trong những con số mới nhất của Bộ
GD&ĐT công bố cho thấy có tới 51,7% SV tốt nghiệp không đáp ứng được kĩ năng về
TA. Khả năng TA hạn chế làm mất đi cơ hội du học và việc làm của rất nhiều SV.
Lý do mà cả người dạy và người học nêu ra để giải thích sự yếu kém về TA là thời
lượng học môn TA còn ít, không được học và tiếp xúc với TA thường xuyên liên tục; cơ
sở vật chất cho bộ môn TA của các trường chưa đầy đủ, đội ngũ giáo viên TA còn thiếu,
phương pháp dạy TA chưa chú trọng vào dạy kỹ năng cho người học, có sự chênh lệch
trình độ TA của các HS trong một lớp.
Đến năm 2020, mục tiêu mà các nhà hoạch định chiến lược giáo dục VN đã đặt ra
với giáo dục ĐH là SV phải có khả năng sử dụng TA trong học tập, nghiên cứu và làm

việc sau khi TN. Cuối tháng 9-2010, thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “ Dạy học
NN trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” trong đó đặt ra mục tiêu SV
các trường không chuyên ngữ sau khi TN phải đạt trình độ 3 trong 6 bậc trình độ ngoại
ngữ của Hiệp hội các tổ chức khảo thí Châu Âu.
Trước thực trạng đó, việc thành lập các TT NN là một nhu cầu tất yếu hiện nay.
1.2 . Nhu cầu đào tạo ngoại ngữ tại huyện ...........
........... là một huyện đồng bằng ven biển gồm 27 xã, thị trấn. Người dân ...........
luôn có tinh thần cần cù, chăm chỉ và hiếu học. Cho đến nay tinh thần hiếu học ở ...........
vẫn luôn được bồi đắp thể hiện: hằng năm tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường ĐH, CĐ và
THCN chiếm tỷ lệ cao so với các huyện trong tỉnh; nhiều em đạt giải cao trong các kỳ thi
4


HSG cấp tỉnh, cấp QG, nhiều con em ........... đã trưởng thành đã và đang giữ các cương vị
lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước.
Hiện nay, huyện ........... đang có nhiều chính sách đổi mới nhiều mặt trong đó có
đổi mới phát triển kinh tế địa phương. Có nhiều dự án liên doanh với các doanh nghiệp
nước ngoài, tổ chức nước ngoài nên nhu cầu phát triển NN của huyện là vô cùng cần thiết.
Để đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng lao động hiện nay của huyện
........... nói riêng và cả nước nói chung, việc thành lập TT NN trên địa bàn huyện ........... là
một nhu cầu tất yếu và cần thiết.
Thấu hiểu được vấn đề này, chúng tôi nhận thấy việc thành lập Trung tâm ngoại
ngữ ABC nhằm đáp ứng nhu cầu học tập môn Tiếng Anh của các em học sinh trên địa bàn
huyện là thực sự cần thiết.
2. Cơ sở pháp lý thành lập Trung tâm ngoại ngữ
Căn cứ luật giáo dục ngày 14/6/2005, luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật giáo
dục ngày 25/11/2009.
Căn cứ vào nghị định số 75/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết hướng dẫn
và thi hành một số điều luật trong luật giáo dục.
Căn cứ vào nghị định số 30/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 6/6/2008 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo, bồi dưỡng kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, theo chương
trình giáo dục thường xuyên.
Căn cứ vào Thông tư số 03/2011/TT-BGD&ĐT ngày 6/6/2008 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ tin
học.
Căn cứ quy hoạch mạng lưới giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện ..........., tỉnh
Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2020.
Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 –
2020 định hướng đến năm 2020.
V. Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm:
1. Mục tiêu hoạt động
Xây dựng Trung tâm ngoại ngữ ABCtrở thành trung tâm đào tạo Tiếng Anh chuẩn
mực và có chất lượng cao nhằm cải thiện đáng kể việc sử dụng TA trong giao tiếp, trong
công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày của mọi lứa tuổi người dân huyện ............

5


Xây dựng Trung tâm ngoại ngữ ABCtrở thành trung tâm về tri thức, gắn đào tạo
với phục vụ cộng đồng, có quan hệ với các cơ quan, doanh nghiệp rộng rãi, nâng cao
nghiệp vụ, đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, học tập.
Xây dựng Trung tâm ngoại ngữ ABCtrở thành một cơ sở đào tạo có hệ thống cơ sở
vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị hiện đại, nhằm tạo ra môi trường tốt nhất cho giảng dạy,
học tập và sinh hoạt, đảm bảo áp dụng những thành tựu và phương tiện mới nhằm đào tạo
ngoại ngữ, và nghiên cứu góp phần xây dựng Trung tâm ngoại ngữ ABCtrở thành trung
tâm đào tạo bồi dưỡng Tiếng Anh cho nhân dân trên địa bàn huyện ........... và các vùng lân
cận, tập trung chú ý vào đối tượng học sinh, sinh viên và người đi làm trên địa bàn huyện.
2. Chức năng của Trung tâm ngoại ngữ .
Trung tâm ngoại ngữ ABClà trung tâm chuyên đào tạo Tiếng Anh theo chuẩn 4 kỹ
năng: nghe, nói, đọc, viết một cách toàn diện cho tất cả các học viên theo học tại trung

tâm, tập trung chủ yếu vào đối tượng là học sinh các cấp và người đi làm.
Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức quản lý giảng dạy, thực hiện chương
trình đào tạo được giao đảm bảo kế hoạch và chất lượng.
3. Nhiệm vụ của Trung tâm ngoại ngữ .
- Tổ chức thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước,
nội quy, quy chế, quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa trong phạm vi trung
tâm. Biên soạn chương trình, giáo trình, nghiên cứu, đề xuất phương hướng phát triển hoạt
động đào tạo :
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục của cả
nước, địa phương và cả của cơ sở.
- Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu hoạt động của Trung tâm.
- Thực hiện công việc khác có liên quan đến ngoại ngữ, như: Biên dịch, phiên dịch, …
- Tổ chức công tác giáo vụ Trung tâm, quản lý điểm, chuẩn bị hồ sơ xét cấp chứng
chỉ theo quy chế.
- Tổ chức kiểm tra, thi và cấp Chứng chỉ Đào tạo ngoại ngữ theo quy định của pháp
luật, theo quyết định số 30/2008QĐ-BGD&ĐT ngày 6/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo, ban hành quy chế về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra cấp Chứng chỉ ngoại
ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên.
- Điều tra nhu cầu học tập ngoại ngữ trên địa bàn, nghiên cứu tổng kết, rút kinh
nghiệm về tổ chức hoạt động của Trung tâm, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi
dưỡng ngoại ngữ.
6


- Quản lý, bảo trì hệ thống mạng nội bộ, hệ thống điện thoại nội bộ, tài sản của Trung
tâm.
- Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, các hợp đồng chuyển giao công nghệ,
và dịch vụ về ngoại ngữ, do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa, cũng như cơ quan
chức năng giao cho.
- Quản lý toàn diện cán bộ, giáo viên, và học sinh thuộc Trung tâm. Đề nghị các cấp

có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh trong
Trung tâm theo quy định tại thông tư số 03/2011/TT-BGD&ĐT ngày 20/02/2011 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm
ngoại ngữ.
- Hạch toán các khoản thu, khoản chi về hoạt động tại Trung tâm theo đúng quy định
của Trung tâm và chế độ kế toán của Nhà nước.
- Tổ chức hoạt động thi đua, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong các dịp lễ lớn
của Nhà nước, của tỉnh Thanh Hóa, của Sở Giáo dục và Đào tạo, chào mừng ngày Nhà
Giáo Việt Nam 20/11 hàng năm.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa, cũng như
các cấp có thẩm quyền giao cho.
VI. Chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo
1. Chương trình giảng dạy
Về chương trình giảng dạy, hình thức học tập Trung tâm ngoại ngữ ABCthực hiện
chương trình giảng dạy phù hợp với điều kiện của người học và sự phát triển của tỉnh
Thanh Hóa, không trái với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo các chương trình bồi
dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ các chương trình nâng cao kiến thức
khác. Thường xuyên cập nhập, giới thiệu công nghệ mới cho các đối tượng có nhu cầu học
tập, nâng cao kiến thức theo nhu cầu hiện hành. Căn cứ vào các chương trình giảng dạy,
và hình thức học tập, Trung tâm xây dựng kế hoạch học tập toàn khóa, thời gian biểu cụ
thể cho từng lớp học và công bố công khai cho học viên trước khi khai giảng.
Về giáo trình, chúng tôi sử dụng những giáo trình của những nhà xuất bản có uy tín
nhất, phù hợp với đối tượng người học và được chuyên viên giáo dục trong cũng như
ngoài nước tư vấn và khuyến khích sử dụng.
Dưới đây là các chương trình mà trung tâm ngoại ngữ ABClựa chọn để đưa vào
giảng dạy chính thức tại trung tâm:
1.1. Chương trình đào tạo Tiếng Anh Mầm non (độ tuổi từ 4-6 tuổi)
7



English For Kindy được thiết kế chuyên biệt dành riêng cho học sinh từ 4-6 tuổi
theo chuẩn Quốc Tế. Khóa học là nền tảng để khơi dậy niềm đam mê và yêu thích môn
học Tiếng Anh cũng như sự tự tin nói Tiếng Anh của các em. Với phương châm "Play,
Learn And Grow Together" học chơi và cùng nhau phát triển, chúng tôi tạo ra một môi
trường học tiếng Anh hoàn toàn khác biệt giúp trẻ hứng thú hơn với môn học tiếng Anh.
Đặc biệt gói chương trình chú trọng việc phát âm chuẩn Tiếng Anh ngay từ đầu.
Giáo trình: Trung tâm ngoại ngữ ABCsử dụng bộ giáo trình bản quyền " Hooray "
của Công ty cổ phần Đại Trường Phát, ngoài các bài giảng sinh động còn có các tài liệu,
tài nguyên hỗ trợ phong phú, đa dạng để giúp các em yêu thích môn học Tiếng Anh hơn.
Tài liệu, tài nguyên hỗ trợ gồm: Sách bài học, sách luyện tập thêm (đối với trẻ lớn), Hình
dán (Stickers), Chú rối mèo Kenny, Tranh hình (Poster), CD bài hát, CD lớp học, DVD,
Sách giáo viên, Hình kể chuyện (Story Cards), Tranh hình (Flashcards), Phần mềm tương
tác

ĐỐI
TƯỢNG

KINDY
(4-6 yrs
old)

KHÓA
HỌC

THỜI
SỐ
SỐ
LƯỢNG GIỜ/
GIỜ/
(tuần)

TUẦN KHÓA

Kindy 1

20

3

60

Kindy 2

20

3

60

Kindy 3

20

3

60

Kindy 4

20


3

60

CEFR
Pre
A0
Pre
A0
Pre
A0
Pre
A0

GIÁO TRÌNH
Hooray Let's
Play A

Hooray Let's
Play B

*Bộ sách Hooray gồm 2 cấp độ:
Hooray let’s play A: Dành cho trẻ mới bắt đầu làm quen với tiếng Anh. Độ tuổi
phù hợp nhất là từ 4 đến 5 tuổi. Ở giai đoạn này, trẻ chủ yếu làm quen với tiếng Anh qua
các hoạt động sử dụng chủ yếu 2 kỹ năng Nghe và Nói.
Hooray let’s play B: Dành cho trẻ đã trải qua 1 năm làm quen với tiếng Anh hoặc
có kỹ năng tương đương. Độ tuổi phù hợp nhất là từ 5 đến 6 tuổi. Ở giai đoạn này, trẻ làm
quen với tiếng Anh qua các hoạt động sử dụng đủ 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết.
Bộ sách Hooray được biên soạn với nền tảng xem xét 5 mảng chính tạo nên sự phát
triển toàn diện của trẻ:

8


Social (Xã hội): Phát triển khả năng làm việc theo nhóm, chơi/chia sẻ với những
bạn khácthực hiện các quy định đơn giản trong sinh hoạt
Physics (Thể chất): Thực hiện các vận động cơ bản, hoạt động yêu cầu sự kết hợp
khéo léo của bàn tay-ngón tay; có tố chất vận động cơ bản yêu cầu sự khéo léo, nhanh
nhẹn, thăng bằng
Intellectual (Nhận thức): Có kiến thức và hiểu biết cơ bản về bản thân và thế giới
xung quanh, Có khả năng quan sát, nhận xét và ghi nhớ sự vật/sự việc/hiện tượng xung
quanh
Creative (Tính sáng tạo): Phát triển khả năng diễn đạt và trí tưởng tượng của trẻ
nhỏ
Emotional (Tình cảm): Phát triển khả năng tự nhận thức, tự tin, cảm nhận và biểu lộ
cảm xúc với con người và sự vật gần gũi
Mục đích của bộ sách là thiết kế nhằm giúp trẻ (từ 4 đến 6 tuổi) làm quen với tiếng
Anh , qua đó giúp trẻ phát triển năng lực ngôn ngữ (ngoại ngữ tiếng Anh) một cách tự
nhiên, phong phú và phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi trẻ, đồng thời giúp trẻ phát triển các
kĩ năng xã hội, khả năng nhận thức, sáng tạo, và các phẩm chất, tình cảm … cần có ở trẻ
trong xã hội hiện đại và hội nhập.
Bộ sách không đặt nặng vào việc trang bị kiến thức (từ vựng, cấu trúc) mà chú
trọng phát triển kĩ năng, hình thành năng lực ở trẻ. Do vậy, bộ sách sẽ không chồng chéo,
mẫu thuẫn hay lấn áp nội dung học tập ở các bậc học cao hơn. Trái lại, trẻ sẽ hình thành
được các năng lực, phẩm chất cần thiết để sẵn sàng bước vào lớp 1 - giai đoạn học đường
đầu tiên.
Phương pháp cho trẻ làm quen với tiếng Anh của bộ sách Hooray là phương pháp
giao tiếp theo hướng tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm. Phương pháp giao tiếp chú trọng vào
việc tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với tiếng Anh thông qua các tình huống giao
tiếp thực tế, qua đó giúp trẻ cảm nhận, lĩnh hội và hình thành kiến thức, kĩ năng một cách
chủ động, tự nhiên và phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của trẻ ở các độ tuổi khác nhau. Các

hoạt động cho trẻ làm quen với tiếng Anh được tổ chức thông qua các hoạt động vui chơi,
hoạt động thể chất, hoạt động tinh, hoạt động hát, kể chuyện, diễn kịch ….

9


Phương pháp cho trẻ làm quen với tiếng Anh và các kĩ năng tổ chức hoạt động cho
trẻ làm quen với tiếng Anh được trình bày và gợi ý chi tiết trong tài liệu dành cho giáo
viên kèm theo bộ sách.
Đồng thời, Công ty Đại trường phát – nhà phân phối bộ sách thường xuyên tổ chức
các buổi tập huấn, trao đổi chuyên đề về phương pháp cho trẻ làm quen với tiếng Anh đối
với giáo viên và cán bộ quản lí của các trung tâm ngoại ngữ sử dụng bộ sách.
Trẻ được đánh giá trong suốt quá trình làm quen với tiếng Anh và cuối mỗi giai
đoạn tương ứng với từng bộ sách Hooray A, Hooray B.
Trẻ có thể được đánh giá dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú phù hợp với
từng đối tượng trẻ và điều kiện triển khai thực tế của Trung tâm.
1.2. Tiếng Anh tiểu học(độ tuổi từ 6-11)
Giáo trình: Trung tâm ngoại ngữ ABCsử dụng bộ giáo trình bản quyền " First
Friends " xuất bản mới nhất của NXB Oxford University Press 2009, ngoài ra còn có các
CD hoạt hình Anh Ngữ, bài giảng sinh động sẽ giúp các em yêu thích môn học Tiếng Anh
hơn.
Độ tuổi < 6-11 >

Giáo trình

Level 5
Level 4

First Friends 5
First Friends 4


Level 3

First Friends 3

Level 2

First Friends 2

Level 1

First Friends 1
Các cấp độ của chương trình tiếng Anh tiểu học

2.3. Tiếng Anh THCS
English for Teens: Chúng tôi chú trọng nuôi dưỡng sự tự tin và tiềm năng của các
em học sinh thông qua chương trình Anh Ngữ được thiết kế chuyên biệt dành cho Teens
(12-17 tuổi), nội dung rất phù hợp với chương trình ở trường và trong cuộc sống, chúng tôi
còn phát triển thêm những kỹ năng sống để các em tự tin hơn, có thể theo học tại các
trường Quốc tế và tự tin du học tại nước ngoài.

10


Giáo trình: Bộ giáo trình bản quyền "Solutions" xuất bản mới nhất của NXB hàng
đầu thế giới Oxford, ngoài ra còn có CD, video sinh động, Team Work sẽ khiến chương
trình học trở nên sinh động hơn bao giờ hết.
Độ tuổi < 12-17 >

Giáo trình

Level 5

Level 4

Oxford Solutions

Advanced

Upper- Intermediate Oxford Solutions

Level 3
Level 2
Level 1

Intermediate

Oxford Solutions

Pre-Intermediate

Oxford Solutions

Elementary

Oxford Solutions

Các cấp độ của chương trình tiếng Anh THCS
Khóa học được thiết kế nhằm phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và sự tự tin của
học sinh khi sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp của học sinh, đồng thời giúp học sinh có
thể áp dụng những kiến thức học được, không chỉ kiến thức ngôn ngữ mà còn kiến thức về

văn hóa và xã hội vào trong cuộc sống hằng ngày. Khóa học còn chú trọng vào kỹ năng
viết và thuyết trình của học sinh.
Khoá học

Thời

Giáo viên

Giáo trình

lượng

Việt Nam

Intensive listening+speaking

90

70%

Step by Step listening

SL 6

90

70%

Solution 6


SL 7

90

70%

Solution 7

Intensive grammar

90

70%

SL 8

90

70%

Solution 8

SL 9

90

70%

Solution 9


Giáo trình Step by Step Listening là một giáo trình tích hợp nhằm tăng cường kỹ
năng nghe và nói cho học sinh. Giáo trình được thiết kế nhằm giúp học viên cải thiện kỹ
năng nghe hiểu và nói thông qua nhiều hoạt động mang tính kỹ năng. Các đơn vị bài học
chứa nhiều thông tin và hiện đại được sử dụng để khích lệ học sinh và cung cấp những chủ
đề thú vị để thảo luận trên lớp.
Solutions cho phép học sinh luyện tập các kỹ năng ngôn ngữ trong cả những tình
huống giao tiếp hằng ngày và tình huống học thuật.
11


1.4. Chương trình tiếng Anh giao tiếp
Khoá học

Thời lượng

Giáo viên Việt

Giáo trình

Nam
EIF 1

80

70%

English in focus 1

EIF 2


80

70%

English in focus 2

EIF 3

80

70%

English in focus 3

Pronunciation

80

100%

English in focus là giáo trình được sử dụng phổ biến dành cho tất cả các học viên ở
mọi lứa tuổi đã từng học qua các chương trình Tiếng Anh. Chương trình giúp học viên
phát triển và từng bước nâng cao các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết sẵn có theo từng cấp độ,
mở rộng vốn kiến thức theo các chủ đề về văn hóa, xã hội, kỹ thuật, kinh tế … giúp học
viên nâng cao kiến thức về văn phạm, nâng cao vốn từ vựng theo từng cấp độ, phát triển
các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết một cách tổng quát.
Chương trình này tập trung vào phát triển khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh cho
học viên, giúp học viên có phản xạ nhanh mọi tình huống giao tiếp hoàn toàn bằng Tiếng
Anh. Đặc biệt, tập trung phát triển khả năng phát âm chuẩn giúp các học viên hoàn toàn tự
tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh.

Giáo trình: Sử dụng giáo trình bản quyền của nhà xuất bản danh tiếng Oxford, giáo
trình do Hội đồng đào tạo Trung tâm ngoại ngữ Sao Việt biên soạn theo chủ đề nhằm mục
đích phù hợp với từng đối tượng học viên.
2. Quy mô đào tạo:
- Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng học viên có nhu cầu học tập ngoại ngữ tại địa bàn
tỉnh Thanh Hóa từ trình độ cơ bản đến nâng cao dành cho các đối tượng từ 6 đến 11 tuổi,
từ 12 đến 18 tuổi và các chương trình Tiếng Anh giao tiếp cơ bản cho mọi đối tượng.
- Cấp chứng nhận kết quả học tập của học viên sau khi hoàn thành chương trình học
theo quy định nội bộ.
VII. Công nghệ dạy học
1. Tổng quan về phương pháp phối kết hợp trực tuyến – trực tiếp trong dạy học
tiếng Anh (Blended Learning)
Blended Learning – Học kết hợp là phương pháp học đáp ứng tốc độ phát triển xã
hội của thời đại số hóa và giúp thu nhỏ khoảng cách tri thức giữa các nước giàu và các
nước nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa những học sinh thuộc gia đình có điều kiện
12


và không có điều kiện. Đây là phương pháp kết hợp giữa cách dạy và học truyền thống
(thầy và trò mặt đối mặt) với việc học sinh tự học trên máy tính.
Trong môi trường một thầy với nhiều hay rất nhiều trò, nơi thầy giảng và trò ghi, nơi
thầy nói và trò nghe từ xưa tới nay, thầy luôn là trung tâm và trò chỉ biết làm theo mọi sự
hướng dẫn của thầy. Dựa trên phương pháp mới, học kết hợp: biến học trò thành trung tâm
và giáo viên cùng với các phần mềm tự học là những nhân tố hỗ trợ cho nhu cầu học tập tự
thân của mỗi học trò. Như vậy, sau khi tự học với máy tính nối mạng tại nhà, ở trên lớp
học viên sẽ không thụ động chép lại bài giảng mà thực hành độc lập hoặc theo nhóm dưới
sự hướng dẫn của giáo viên. Phần tự học tại nhà của học viên sẽ giúp tăng tính tự giác, học
cách tự tổ chức thời gian, tự theo dõi quá trình tiến bộ theo tốc độ riêng, không phụ thuộc
vào các học viên khác trong lớp.
Vai trò của giáo viên: Không là linh hồn, vẫn là trụ cột

Áp dụng phương pháp Học kết hợp, nếu biết cân bằng giữa hai yếu tố truyền thống
và công nghệ thì kết quả đạt được sẽ tốt hơn rất nhiều so với phương pháp truyền thống.
Đó là bởi vì giáo viên chính là người điều hành lớp học và các hoạt động thực hành trên
lớp, đánh giá bài nói, bài viết hay giải đáp thắc mắc. Đây là những việc mà máy tính
không bao giờ làm được.
Như vậy, nếu áp dụng Blended Learning trong dạy và học tiếng Anh, giờ học trên
lớp thực tế sẽ giảm, giờ tự học tại nhà sẽ tăng, học viên sẽ không còn phải lo học thêm bên
ngoài, giảm được chi phí, tăng hiệu quả thực chất và rút ngắn tổng thời gian học đáng kể
để đạt tới trình độ mong muốn.
2. Môi trường dạy - học Blended Learning
Để áp dụng được phương pháp này, Trung tâm ngoại ngữ ABCđã xây dựng 1 hệ
thống các cơ sở vật chất và tài nguyên đồng thời đào tạo cho giáo viên nhằm lĩnh hội đầy
đủ những kiến thức cần thiết để có thể triển khai Blended Learning tại bất cứ điểm dạy nào
của trung tâm, cụ thể như sau:
+ Hệ thống quản lý học tập qua mạng (LMS – Learning Management System): Hệ
thống này là kho tài nguyên cho học viên, giáo viên, là nơi học viên đăng nhập để học
online và là nơi học viên nộp các bài progress test cũng như final test theo quy định của
từng chương trình học.
+ Phần mềm để dạy – học và thực hành qua mạng
+ Giáo trình/ giáo án dạy học theo Blended Learning đảm bảo tính liên thông các cấp độ.
13


+ Phòng học và trang thiết bị phù hợp cho Blended Learning: Có máy chiếu, màn chiếu,
micro, loa, dây nối giữa máy tính giáo viên với loa, kết nối internet cho máy tính giáo
viên.
+ Giáo viên và học viên có tài khoản đăng nhập riêng, được hướng dẫn về dạy và học trên
hệ thống LMS.
3. Đề xuất phương pháp dạy Face-to-Face theo đường hướng Blended Learning
Vai trò người học:

- Thực hành kỹ năng, ghi chép và nắm vững kiến thức các keypoints tiếp thu được từ thực
hành trên máy tính và bài giảng của giáo viên.
- Tham gia hoạt động tương tác với các học viên trong khóa học (vừa online vừa trực tiếp
tại lớp), tham gia các diễn đàn trao đổi học thuật liên quan đến môn học.
- Đánh giá, bình luận bài làm của bạn theo tiêu chí gợi ý của giáo viên
- Tự phản ảnh tiến độ và mức độ nắm vững bài học
- Tự tổng hợp các lỗi thường mắc phải, cách sửa lỗi trong quá trình làm bài tập.
Vai trò của giáo viên:
- Định hướng cách học
- Kiểm tra, điều chỉnh tiến độ học, phương pháp học của học viên
- Giao bài tập và kế hoạch làm bài tập qua hệ thống mạng online
- Gợi ý phương pháp, cung cấp tài liệu hoặc cách tiếp cận tài liệu để người học xử lý bài
tập
- Kiểm tra bài tập
- Dạy, ôn những keypoints của bài học, demo kỹ năng
- Tổ chức hoạt động tương tác nghe – nói với học viên và giữa các học viên với nhau.
- Sửa bài viết, kỹ năng thuyết trình nói, tương tác theo cặp và nhóm.
Vai trò của hệ thống/ phần mềm
- Ghi nhận, theo dõi và báo cáo hoạt động học tập và kết quả của người học
- Cung cấp tài nguyên, tài liệu, bài giảng và hỗ trợ từ giáo viên để người học tiếp thu kiến
thức.
- Phương tiện để người học rèn luyện kỹ năng.
- Phản hồi kết quả thực hành nhanh chóng giúp người học dễ dàng điều chỉnh cách học và
kỹ năng.
- Cá nhân hóa tốc độ, phong cách học tập của nhiều người học
14


- Hỗ trợ người học học mọi lúc, mọi nơi. Môi trường troa đổi tương tác qua mạng với bạn
học và giáo viên.

4. Các bước dạy chính cho 1 tiết học Face-to-Face theo Blended Learning
Bước 1: Chuẩn bị cho buổi học
- Nghiên cứu, chuẩn bị bài học theo giáo trình (bản cứng và bản mềm tương ứng).
- Nghiên cứu giáo trình bổ trợ, phần mềm bổ trợ theo Syllabus
- Xây dựng giáo án thể hiện quy trình, phân bổ nội dung và hoạt động dạy học có ứng
dụng công nghệ và có phối hợp với khóa học trực tuyến.
Bước 2: Kiểm tra bài cũ và tiến độ đầu buổi học
Dựa vào thống kê của hệ thống, giáo viên dành 5 – 10 phút để đánh giá mức độ tham
dự khóa học, tần số và sự chuyên cần tham gia các hoạt động học tập của học viên qua
mạng, nhận xét, bình luận để có điều chỉnh kịp thời.
Bước 3: Tiến hành các hoạt động dạy học
- Giải thích, cập nhật các nội dung quan trọng trong bài học mà học viên cần lưu ý hoặc
khó nắm vững trong quá trình tự học với phần mềm trên mạng
- Tổ chức cho học viên thực hành các hoạt động giao tiếp tương tác, làm việc theo cặp –
nhóm trên nền kiến thức và kỹ năng mà học viên đã tự học qua hệ thống mạng.
- Cho học viên thực hành bổ sung những kỹ năng hỗ trợ làm bài thi, kỹ năng giao
tiếp face-to-face mà học viên không thể học qua mạng (nói, viết), thực hành thuyết trình
tại lớp.
- Hướng dẫn cho phiên học kế tiếp
+ Giới thiệu mục tiêu bài học kế tiếp mà học viên cần chuẩn bị
+ Giải thích và ghi cụ thể nội dung hoặc câu hỏi cần chuẩn bị cho thảo luận trên lớp
+ Nêu rõ các kỹ năng và hoạt động thực hành tự học với phần mềm trên mạng
+ Hướng dẫn sinh viên tự ghi chú tổng hợp vào vở cá nhân những điểm học cụ thể như: từ
mới, cấu trúc mới, thành ngữ, cụm từ mới......
+ Làm rõ những yêu cầu cho những bài tập/ bài viết học viên cần nộp qua mạng.
5. Gợi ý tuần dạy OR (Orientation)
- Điểm danh, kiểm tra tài khoản, hướng dẫn đăng nhập, cách cập nhật địa chỉ email, tạo
mật khẩu. Giới thiệu phần mềm (giáo trình chính), cách sử dụng giáo trình in và giáo trình
số hóa online.......
- Dạy cách sử dụng phần mềm Listening, hướng dẫn ghi âm, luyện tốc độ nói, hướng dẫn

cài và dùng từ điển, hướng dẫn cách đặt câu hỏi hỗ trợ trên forum...
15


LESSON PLAN – BLENDED LEARNING
Stages
Get started

Timing
5’

Teacher’s activities
Students’ activities
- Check attendance in the Notice
teacher’s
previous lesson by having a comments. Explain for
quick look at their report missing tasks.
(online)

Make plans for next

- Comments

time

- Check Students’ evidence
for self-study
- Introduce the parts/ lesson
5’


1. Preview,

to study
- Ask SS to focus on the key - Note
vocabulary

comprehend

-

and
Confirm
5’

5’

practice
3. Extend

10’
5’

and
personalize
4. Set task
for selfstudy
(online at
home)

SS


to

pronounce - Pronounce

difficult words/ phrases
- Explain important points
-

2. In-class

Get

For

speaking/

- Note

writing - Note and learn by

(Highlight)
Listening/

heart
Vocabulary/ - Check answes with

Grammar/

Use


of teacher and whole class

English....Practice
- Oral practice
- Practice

- Take note
- Practice speaking
Do task given

by

- Give more speaking tasks/ teacher
5’

situations for practice in pair
- Make clear with sections Take note and prepare
that SS need to self-study for next meeting.
online.
- Highlight requiements for
doing the tasks

VIII. Cơ cấu tổ chức
Trung tâm ngoại ngữ ABCcó:
 01 Giám đốc (sơ yếu lý lịch đính kèm).
 Tổ bộ môn tiếng Anh: Giáo viên.
16



 Bộ phận phát triển chương trình.
 Bộ phận nội dung
 Bộ phận tuyển sinh
 Bộ phận hỗ trợ hành chính, kế toán
IX. Cơ sở vật chất của Trung tâm ngoại ngữ .
Ngay từ khi lập đề án thành lập, Trung tâm luôn cố gắng đầu tư vào cơ sở vật chất và
trang thiết bị đáp ứng việc giảng dạy và nghiên cứu cho học viên.
Hiện tại trụ sở của Trung tâm đặt tại Trung tâm Giáo Dục Thường Xuyên Huyện
..........., Tỉnh Thanh Hóa.
Trung tâm hiện có 1 phòng làm việc tại chỗ với sức chứa khoảng 15 người, được
trang bị Tivi, máy tính, loa âm thanh, nhằm giới thiệu bằng video, trực quan hình ảnh.
Ngoài ra, Trung tâm còn trang bị cổng WIFI cáp quang, nhằm phục vụ cho việc nghiên
cứu giảng dạy online, ..
THỐNG KÊ CƠ SỞ VẬT CHẤT TRANG THIẾT BỊ CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Trang thiết bị

ĐVT
Cái
Bộ
Cái

Cái
Bộ
Bộ
Cái
Cái

Tivi
Loa+ âm ly
Máy tính sách tay
Bảng hiệu
Bàn, Ghế phòng khách
Bàn, ghế làm việc
Điện thoại bàn
Máy in

Số lượng
1
1
1
1
1
1
1
1

Tình trạng
Mới 100%
Mới 90%
Mới 100%
Mới 100%

Mới 70%
Mới 90%
Mới 100%
Mới 80%

- Ngoài trụ sở chính, Trung tâm còn tiến hành thuê địa điểm tại các trường trên địa
bàn huyện nhằm chiêu sinh và tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh ở xa trung tâm.
+ Hình thức :
- Báo cáo với Phòng Giáo dục và Đào tạo ........... để phối hợp với Sở GD&ĐT quản
lý.
- Hợp đồng với UBND xã, thị trấn và các trường đặt điểm của TT.
Cụ thể là các trường sau:
+ Trường tiểu học Nga Mỹ: xã Nga Mỹ, huyện ..........., tỉnh Thanh Hóa
+ Trung tâm Giáo dục Thường Xuyên huyện ...........,tỉnh Thanh Hóa
- Về cơ sở vật chất và phương thức giảng dạy tại các địa điểm thuê đã có sự đầu tư
rất lớn như phòng học, bàn ghế, máy tính, máy chiếu. Cơ sở vật chất tiện nghi và dụng cụ
17


đầy đủ đảm bảo cho việc tiếp thu và ngồi học thoải mái, môi trường giáo dục chuyên
nghiệp.
+ Trung tâm còn có phòng phục vụ giáo viên, học viên nghỉ ngơi sau thời gian giảng
dạy, học tập ngoại ngữ.
+ Mỗi phòng học: diện tích 45m2/ phòng, đảm bảo diện tích sử dụng một phòng đạt
từ 2m2/ học viên theo quy định.
+ Có khu vệ sinh cho giáo viên và học viên.
+ Có sân bãi để xe.
+ Môi trường sư phạm an ninh, an toàn.
- Về giáo viên, bên cạnh đội ngũ giáo viên Việt Nam là các thầy cô uy tín trên địa
bàn huyện đạt chuẩn theo yêu cầu, Trung tâm còn ký hợp đồng với các giáo viên nước

ngoài giàu kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của Trung tâm theo đúng
định hướng phát triển toàn diện 4 kỹ năng NGHE, NÓI, ĐỌC,VIẾT cho các em học sinh.
Với nỗ lực của Trung tâm về chất lượng, cơ sở vật chất nếu trên, Trung tâm tin tưởng
vào sự thành công trong công việc, thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm.
Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị trung tâm đầu tư như sau (Phụ lục 01):
THỐNG KÊ CƠ SỞ VẬT CHẤT TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN HỌC LIỆU
PHỤC VỤ CHO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
( KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 30/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 06 tháng 06 năm 2008
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo )
PHỤ LỤC 01: THỐNG KÊ CƠ SỞ VẬT CHẤT TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN
PHỤC VỤ CHO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
TT
Trang thiết bị
1. Máy chiếu (Bao gồm cả máy chiếu

ĐVT

di động)
2. Đài casset

Số lượng
8

Tình trạng
Mới 80%

8

Mới 100%


2

Mới 70%

2

Mới 100%

96

Mới 80%

8

Mới 80%

Cái
Cái

3. Máy tính sách tay
Cái
4. Bảng hiệu
Cái
5. Bàn, Ghế học sinh
Bộ
6. Bàn, ghế làm việc của giáo viên
Bộ
18



7. Bảng chống lóa

8

Mới 90%

Cái
X. Tài chính
1. Vốn điều lệ Công ty:
TT

Tên cổ đông

1

Loại cổ phần

Số cổ phần

Giá trị cổ phần

Lê Thị Mai
CPPT
200.000.000
Tổng vốn điều lệ: 200.000.000 VNĐ (Hai trăm triệu đồng)

(VNĐ)
200.000.000

2. Dự kiến học phí cho các gói sản phẩm tại Trung tâm

- Việc thu học phí được tính theo từng khóa học và từng đối tượng học viên, từng
khu vực giảng dạy.
Hiện nay, Trung tâm ngoại ngữ ABCđang có các gói sản phẩm dạy học cho các đối
tượng đăng ký học theo từng khóa tại Trung tâm.
- Chi phí thường xuyên bao gồm: Chi lương giáo viên, cơ sở vật chất, quảng cáo, chi
phí thường xuyên khác....
BẢNG DỰ KIẾN THU – CHI
Trung tâm ngoại ngữ .
ĐVT: VNĐ
Chi phí
TT

Khóa học

1

Tiếng Anh trẻ em tại Trung

2

tâm
Tiếng Anh thiếu niên tại

3

Trung tâm
Tiếng Anh giao tiếp

Thời lượng


Số tiền/tháng

thường

48 giờ/khóa

1.000.000 –

xuyên
96%

48 giờ/khóa

1.500.000/ khóa
1.000.000 –

96%

48 giờ/

1.500.000/ khóa
1.500.000

96%

khóa
XI. KẾT LUẬN
Đề án này được xây dựng dựa trên những tìm hiểu và đánh giá kỹ lưỡng về mọi mặt,
từ nhu cầu, từ sự cần thiết, từ năng lực, từ những điều kiện thực tế cũng như từ giáo trình,
kiến thức sẽ truyền đạt.

Mọi điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị phòng học được tổ chức nhằm đáp ứng tốt
nhất nhu cầu cũng như điều kiện học tập của học viên đến với trung tâm.
Cán bộ quản lý là người đã có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực bao gồm cả lĩnh vực
giáo dục đồng thời có mối quan hệ tốt với nhiều đối tượng học viên, nhiều tổ chức.
19


Đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản và là những người nhiệt huyết, yêu nghề sẽ
luôn đảm bảo sự truyền đạt kiến thức tốt nhất tới mọi học viên theo học tại trung tâm.
Đội ngũ cán bộ trẻ, tận tình, trách nhiệm và năng động sẽ là cầu nối rất tốt giữa trung
tâm và học viên, giữa trung tâm và phụ huynh.
Chúng tôi tin tưởng rằng tập thể cán bộ, giảng viên của Trung tâm ngoại ngữ ABCsẽ
xây dựng được một trung tâm phát triển bền vững ngay trên mảnh đất quê hương xứ
Thanh vì một mục tiêu vô cùng cao cả trong việc chia sẻ gánh vác sứ mệnh trồng người.
..........., ngày 10 tháng 01 năm 2017
TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUNG TÂM …………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUY CHẾ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA
TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ ……………….
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm ngoại ngữ ABCbao gồm:
điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thành lập, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động,

giải thể; hoạt động; tổ chức và nhân sự; giáo viên; học viên; tài chính và tài sản của trung
tâm ngoại ngữ, thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm.
2. Quy chế này được áp dụng đối với Trung tâm ngoại ngữ ABCvà tổ chức, cá nhân tham
gia hoạt động ở Trung tâm ngoại ngữ ..
Điều 2. Vị trí của Trung tâm ngoại ngữ ABCtrong hệ thống giáo dục quốc dân
Trung tâm ngoại ngữ ABClà cơ sở giáo dục thường xuyên của hệ thống giáo dục quốc
dân. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng.
Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm ngoại ngữ .
20


1. Tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo Tiếng Anh cho mọi lứa tuổi theo chương trình và
giáo trình đảm bảo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển trung tâm phù hợp với
quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục của cả nước, địa phương và của cơ sở.
3. Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu hoạt động của trung tâm.
4. Thực hiện các công việc khác có liên quan đến ngoại ngữ như biên dịch, phiên dịch.
5. Tổ chức kiểm tra, cấp chứng chỉ cho các học viên của trung tâm đã hoàn thành chương
trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Điều tra nhu cầu học tập ngoại ngữ trên địa bàn, nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm
về tổ chức và hoạt động của trung tâm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ngoại
ngữ.
7. Quản lý tài chính, tài sản của trung tâm theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Loại hình trung tâm ngoại ngữ:
1. Trung tâm ngoại ngữ .
2. Trung tâm ngoại ngữ ABClà trung tâm tư thục, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo
đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.
Điều 5. Tên của trung tâm ngoại ngữ
1. Tên trung tâm ngoại ngữ: Trung tâm ngoại ngữ .

2. Tên của trung tâm được ghi trên quyết định thành lập trung tâm, con dấu, biển hiệu và
các giấy tờ giao dịch của trung tâm.
Điều 6. Quản lý trung tâm ngoại ngữ
Trung tâm ngoại ngữ ABCchịu sự quản lý về mặt nhà nước của sở Giáo dục và đào tạo
tỉnh Thanh Hóa.
Chương II
ĐIỀU KIỆN, THẨM QUYỀN THÀNH LẬP, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THÀNH LẬP,
SÁP NHẬP, CHIA TÁCH, ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG, GIẢI THỂ TRUNG TÂM
Điều 7. Điều kiện thành lập Trung tâm ngoại ngữ .
21


1. Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đề án thành lập trung tâm xác định rõ: mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung
đào tạo, bồi dưỡng; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến, tổ chức bộ máy,
nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển trung tâm.
Điều 8. Thẩm quyền thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể trung tâm ngoại ngữ.
1. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định đối với Trung tâm ngoại ngữ .
2. Người có thẩm quyền thành lập trung tâm thì có thẩm quyền sáp nhập, chia tách, giải
thể trung tâm ngoại ngữ.
Điều 9. Hồ sơ, trình tự và thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ:
1. Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ bao gồm:
a) Tờ trình xin thành lập trung tâm;
b) Đề án thành lập trung tâm gồm các nội dung sau:
- Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý
của việc thành lập trung tâm;
- Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm;
- Chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo;
- Cơ sở vật chất của trung tâm;

- Cơ cấu tổ chức của trung tâm, giám đốc, các phó giám đốc (nếu cần), các tổ (hoặc phòng
chuyên môn);
- Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc trung tâm.
c) Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm.
2. Trình tự, thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ
a) Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị
thành lập trung tâm theo quy định tại khoản 1 của Điều này, cơ quan quyết định thành lập
trung tâm có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra các điều kiện theo quy định. Nếu hồ sơ đủ
điều kiện, người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học ra quyết
định thành lập.
22


b) Nếu không đủ điều kiện thành lập trung tâm thì cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm
thông báo cho các đối tượng liên quan biết lý do.
Điều 10. Sáp nhập, chia tách trung tâm ngoại ngữ
1. Việc sáp nhập, chia tách trung tâm ngoại ngữ phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của địa phương;
b) Đảm bảo quyền lợi của giáo viên và người học;
c) Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
2. Việc sáp nhập, chia tách trung tâm ngoại ngữ để thành lập trung tâm mới tuân theo trình
tự, thủ tục quy định đối với việc thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học tại Điều 9 của Quy
chế này.
Điều 11. Giải thể trung tâm ngoại ngữ
1. Trung tâm ngoại ngữ, tin học bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của trung tâm ngoại
ngữ, tin học;
b) Hết thời gian đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
c) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập
trung tâm ngoại ngữ, tin học không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội;

d) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trung tâm ngoại ngữ.
2. Trình tự, thủ tục giải thể trung tâm ngoại ngữ
a) Cơ quan ra quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học tổ chức đoàn thanh tra
đánh giá tình trạng thực tế của trung tâm, đề xuất phương án xử lý hoặc xem xét phương
án xử lý do tổ chức, cá nhân thành lập trung tâm kiến nghị, đề xuất, lập báo cáo kết quả
thanh tra;
b) Căn cứ kết quả thanh tra, người có thẩm quyền ra quyết định thành lập trung tâm ra
quyết định giải thể trung ngoại ngữ. Trong quyết định giải thể phải xác định rõ lý do giải
thể, các biện pháp bảo đảm quyền lợi của giáo viên và người học. Quyết định giải thể
trung tâm ngoại ngữ, tin học phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin
đại chúng.
23


Chương III
HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ ...
Điều 12. Điều kiện để đào tạo, bồi dưỡng
1. Trình độ chuyên môn và trình độ sư phạm của giáo viên, kỹ thuật viên, giảng dạy lý
thuyết, thực hành theo quy định tại Điều 30 của Quy chế này. Số lượng giáo viên phải đảm
bảo tỉ lệ trung bình không quá 25 học viên/ 1 giáo viên/ca học.
2. Có đủ phòng học, phòng chức năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo;
phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trung tâm để phục vụ công
tác quản lý, đào tạo. Phòng học đủ ánh sáng, có diện tích tối thiểu đảm bảo 1,5m2/học
viên/ca học.
3. Có giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của chương trình
đào tạo; có thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp
ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ.
4. Có khu vực cho cán bộ, giáo viên và học viên nghỉ giải lao, nghỉ giữa giờ.
5. Được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Điều 13. Thẩm quyền cấp phép, hồ sơ đăng ký, trình tự cấp phép tổ chức đào tạo, bồi

dưỡng ngoại ngữ
1. Thẩm quyền cấp phép
a) Giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định cấp phép tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho
các trung tâm ngoại ngữ, tin học được quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy chế này và các
trung tâm đào tạo ngoại ngữ, tin học thuộc trường đại học, cao đẳng nằm ngoài khuôn viên
của trường;
b) Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng ra quyết định cấp phép tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng cho trung tâm ngoại ngữ hoạt động trong khuôn viên của trường.
2. Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ do giám đốc trung
tâm ký tên, đóng dấu;
b) Quyết định thành lập trung tâm do cơ quan có thẩm quyền cấp;
24


c) Nội quy hoạt động của trung tâm;
d) Báo cáo về trang thiết bị làm việc của văn phòng; lớp học, phòng thực hành, cơ sở phục
vụ đào tạo trong đó phải có văn bản chứng minh về quyền sở hữu (hoặc hợp đồng thuê)
đất, nhà, kinh phí hoạt động;
đ) Chương trình, giáo trình, tài liệu dạy học;
e) Danh sách trích ngang đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia giảng dạy;
g) Các quy định về học phí, lệ phí;
h) Chứng chỉ sẽ cấp cho học viên khi kết thúc khóa học.
3. Trình tự, thủ tục cấp phép
a) Hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ ngoại ngữ, được
làm thành 1 bộ và gửi cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
b) Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm
quyền cấp phép, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định trên thực
tế khả năng đáp ứng các điều kiện theo quy định và ghi kết quả vào biên bản thẩm định;
c) Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định, người có thẩm quyền theo quy

định tại khoản 1 Điều này ra quyết định cho phép trung tâm triển khai hoạt động đào tạo,
bồi dưỡng;
d) Trường hợp trung tâm chưa đủ điều kiện để hoạt động, cơ quan có thẩm quyền cấp phép
phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do.
Điều 14. Đình chỉ hoạt động của trung tâm ngoại ngữ
1. Người có thẩm quyền cấp phép cho trung tâm đào tạo, bồi dưỡng thì có quyền ra quyết
định đình chỉ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của trung tâm theo quy định tại khoản 1 Điều
13 của Quy chế này.
2. Việc đình chỉ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của trung tâm ngoại ngữ được thực hiện khi
xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo
dục ở mức độ phải đình chỉ;
b) Vì lý do khách quan không bảo đảm hoạt động bình thường của trung tâm.
25


×