Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHUYÊN đề KINH tế CHÍNH TRỊ SAU đại HỌC, BẢO đảm KINH tế CHO QUỐC PHÒNG TRONG điều KIỆN nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.28 KB, 33 trang )

ĐẢM BẢO KINH TẾ CHO QUỐC PHÒNG TRONG ĐIỀU KIỆN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
* * *

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẢM BẢO KINH TẾ CHO QUỐC
PHÒNG.
1. Khái niệm và nội dung đảm bảo kinh tế cho quốc phòng
a. Khái niệm:
Đảm bảo kinh tế cho quốc phòng đã được một số tác giả đề cập trong các
cơng trình nghiên cứu của mình. A.I.PơGiaRốp, trong cuốn sách “Những cơ sở
kinh tế của sức mạnh quân sự của nhà nước” đã định nghĩa: Đảm bảo kinh tế
cho chiến tranh, quốc phòng là khả năng thực tế của nhà nước đảm bảo cho các
lực lượng vũ trang của mình duy trì khả năng quốc phịng cần thiết của đất
nước. Khái niệm này đã chỉ ra: chủ thể đảm bảo kinh tế cho quốc phòng là nhà
nước; đối tượng được đảm bảo là lực lượng vũ trang; mục đích là duy trì khả
năng quốc phịng của đất nước. Tuy nhiên khái niệm chưa đề cập đến nội dung
cụ thể của đảm bảo là cái gì; phương thức đảm bảo như thế nào?
Giáo trình kinh tế quân sự của Trường Sĩ quan Chính trị - Quân sự, Nxb
QĐND, H.1985 định nghĩa: Đảm bảo kinh tế cho quốc phịng là tồn bộ
những quá trình, những biện pháp kinh tế nhằm thoả mãn các nhu cầu qn
sự và giải thích thêm: nó gồm phát triển cân đối các ngành sản xuất vật chất
và dịch vụ, các cơ sở khoa học - kỹ thuật, thiết bị các chiến trường; phát triển
mạng lưới giao thông vận tải; bảo đảm các phương tiện thông tin liên lạc; xây
dựng sân bay, bến cảng, kho tàng và các căn cứ quân sự khác; bảo đảm hậu
phương kinh tế; tổ chức hệ thống quản lý kinh tế thích ứng với yêu cầu của
chiến tranh có thể xảy ra.
Khái niệm này đã chỉ rõ phương thức và mục tiêu bảo đảm kinh tế cho
quốc phịng. Tuy nhiên lại khơng đề cập đến nội dung của đảm bảo, nhất là đảm
bảo nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, những bộ phận chủ yếu của việc bảo đảm.



Mặt khác, khái niệm này được đưa ra trong thời cơ chế kế hoạch hoá tập trung
nên chưa đề cập đến vai trò của nhân dân, các thành phần kinh tế trong đảm bảo.
Kế thừa và phát triển các khái niệm trên, trong điều kiện nước ta thực
hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nền kinh tế có nhiều
thành phần kinh tế; tình hình thế giới có nhiều thay đổi; tư duy mới về bảo vệ
Tổ quốc… chúng ta có thể đưa ra định nghĩa bảo đảm kinh tế cho quốc phòng
như sau:
Đảm bảo kinh tế cho quốc phòng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam là tổng thể các quá trình, các biện pháp được Nhà nước và nhân
dân tiến hành trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
nhằm thoả mãn các nhu cầu vật chất - kỹ thuật, tài chính, nhân lực cho quốc
phòng trên cả hai phương diện đấu tranh chống xâm lược bằng hình thức vũ
trang và phi vũ trang, nhằm bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
Khái niệm đã chỉ ra chủ thể đảm bảo không chỉ là Nhà nước mà phải
phát huy vai trò to lớn của nhân dân, thông qua tổng thể các quá trình, biện
pháp thích hợp; Nội dung đảm bảo là tồn diện cả nhân lực, vật lực, tài lực;
mục đích bảo đảm là đáp ứng cho hoạt động quốc phòng bảo vệ Tổ quốc
trong mọi tình huống, cả trong chiến tranh vũ trang và phi vũ trang; môi
trường đảm bảo là nèn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
b. Nội dung dảm bảo kinh tế cho quốc phòng.
Từ khái niệm trên cho thấy nội dung đảm bảo cho quốc phòng bao gồm:
- Đảm bảo về nguồn nhân lực. Đây là nội dung hết sức quan trọng vì
trong mọi hoạt động nói chung, hoạt động bảo vệ Tổ quốc nói riêng thì nguồn
nhân lực ln giữ vai trị quyết định đến kết quả hoạt động. đặc biệt trong
điều kiện hiện nay, trước sự phát triển mạnh của cách mạng khoa học - cơng
nghệ, vũ khí trang thiết bị kỹ thuật có sự phát triển vượt bậc so với trước,
phương thức tiến hành chiến tranh có sự thay đổi, chiến tranh công nghệ cao,
chiến tranh phi tiếp xúc, kết hợp tiến cơng từ ngồi vào với cài cắm lực lượng



nổi loạn của các phần tử chống đối từ bên trong…thì chất lượng nguồn nhân
lực lại càng phải đặc biệt quan tâm.
Quốc phịng của ta là quốc phịng tồn dân, trong đó lực lượng vũ trang làm
nịng cốt. Vì vậy, đảm bảo nguồn nhân lực cho quốc phòng, trước hết là đảm bảo
cho lực lượng vũ trang ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân
quân tự vệ, có đủ số và chất lượng đáp ứng hoạt động bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời
phải chú ý đến lực lượng toàn dân rộng rãi. Để đảm bảo nguồn nhân lực cho lực
lượng vũ trang đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống, cơng tác
đảm bảo phải được chuẩn bị chu đáo ngay từ thời bình thơng qua tổng thể các
biện pháp như: tạo nguồn, đăng ký, tổ chức, huấn luyện quân dự bị động viên; xây
dựng lực lượng dân quân tự vệ; xây dựng luật pháp, cơ chế chính sách huy động
nhân lực… Trong thời bình, việc đảm bảo nguồn nhân lực cho lực lượng vũ trang
được duy trì ở mức hợp lý, khi chiến tranh xảy ra thì đảm bảo tối đa nhân lực cho
lực lượng vũ trang thông qua động viên nguồn nhân lực.
- Đảm bảo cơ sở vật chất: cơ sở vật chất là điều kiện không thể thiếu
trong hoạt động quốc phòng, giữ vai trò quan trọng trong đối với hiệu quả
hoạt động. Khi chiến tranh xảy ra, nhu cầu về cơ sở vật chất cho hoạt động
quốc phòng tăng lên đột biến, vượt mức bảo đảm thông thường, đặc biệt lại bị
kẻ địch tìm mọi cách đánh phá thông qua các thủ đoạn quân sự.
Nội dung đảm bảo cơ sở vật chất bao gồm: đảm bảo vũ khí trang bị;
quân lương, quân trang, y tế, bảo đảm giao thông vận tải để cung cấp cơ sở
vật chất, nhân lực cho các chiến trường…
Nguồn đảm bảo được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau như: nguồn
trong nước (thông qua sản xuất, sửa chữa); nguồn nước ngoài (mua sắm, viện
trợ); nguồn từ chiến lợi phẩm. Trong đó nguồn trong nước đóng vai trị quyết
định, các nguồn khác rất quan trọng. Để có nguồn trong nước phải tập trung phát
triển kinh tế, kinh tế quân sự; đăng ký, quản lý cơ sở vật chất động viên (nhất là
giao thông vận tải và động vên công nghiệp); chuẩn bị các phương án động viên
kinh tế cho chiến tranh; kết hợp kinh tế với quốc phịng ngay từ thời bình.



Phương thức đảm bảo cho các hướng chiến trường là kết hợp tại chỗ với
đưa từ nơi khác đến.
- Đảm bảo tài chính: đây là một nội dung quan trọng của bảo đảm kinh tế
cho quốc phòng, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Thơng qua tài chính, các đơn vị, địa phương có thể khai thác cơ sở vật
chất trong và ngồi nước mà khơng cần cung cấp bằng hiện vật. Trong điều kiện
bình thường, đảm bảo tài chính cho quốc phịng thường được các nước duy trì ở
4-5% GDP. Khi chiến tranh xảy ra, nguồn tài chính đảm bảo cho quốc phịng
được tăng lên, nhà nước phải thơng qua các biện pháp như tăng thuế, vay nước
ngồi, phát hành cơng trái… để đảm bảo cho quốc phòng, chiến tranh.
2. Sự cần thiết khách quan phải đảm bảo kinh tế cho quốc phòng
a, Cơ sở lý luận
- Xuất phát từ mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng: Kinh tế quốc
phòng làn hai lĩnh vực khác nhau song giữa chúng lại có mối quan hệ biện
chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Các nhà kinh điển Mác Xít đã
khẳng định, kinh tế là yếu tố suy cho đến cùng quyết định đến quốc phòng,
chiến tranh. Kinh tế quyết định đến quốc phòng, chiến tranh từ nguồn gốc,
bản chất đến tổ chức biên chế, trang bị cơ sở vật chất, đến các đánh, chiến
lược chiến thuật, nghệ thuật quân sự.
Tuy nhiên kinh tế quyết định đến quốc phòng, chiến tranh không phải
quyết định trực tiếp mà quyết định gián tiếp thông qua tiềm lực kinh tế quân
sự để tạo thành sức mạnh quân sự. Điều này cũng có nghĩa là khơng phải có
kinh tế mạnh là có quốc phịng mạnh. Để phục vụ cho quốc phịng, nhất là khi
có chiến tranh xảy ra phải thông qua tổng thẻ các biện pháp đảm bảo kinh tế
thì mới đáp ứng yêu cầu của hoạt động quốc phòng, chiến tranh.
- Xuất phát từ vai trò của kinh tế đối với chiến tranh ngày càng tăng lên.
Điều đó được thể hiện trên các nội dung sau:



- Nhu cầu kinh tế của chiến tranh xét về mặt số lượng tăng lên nhanh
chóng. Các cuộc chiến tranh xảy ra sau bao giờ cũng tiêu tốn một lượng của
cải vật chất lớn hơn nhiều so với những cuộc chiến tranh trước.
Chẳng hạn: Trong cuộc chiến tranh Áo - Phổ (1866) quân Phổ mới sử
dụng bình quân 7 viên đạn cho một khẩu súng trường và 70 viên đạn cho một
khẩu pháo. Nhưng chỉ sau đó 4 năm cũng vẫn là cuộc chiến tranh giữa Áo Phổ (1870 - 1871) thì quân Phổ đã sử dụng tới 40 viên đạn cho một khẩu súng
trường và 190 viên đạn cho một khẩu pháo.
So sánh hai cuộc chiến tranh lớn của thế kỷ XX cho thấy: tốc độ và qui
mô của nhu cầu kinh tế cho chiến tranh cũng đã tăng lên hết sức to lớn. Điều
đó thể hiện qua các số liệu sau:
Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất Nga hoàng mới sử dụng: 3.900 khẩu
pháo, 1.500 súng cối, 1.500 máy bay, 1 triệu tấn đạn, 130. 000 khẩu súng trường.
Thì trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, Liên Xô đã sử dụng tới:
120.000 khẩu pháo, 100.000 súng cối, 40.000 máy bay, 5 triệu súng trường và
8 triệu tấn đạn.
Tính bình qn mức tiêu dùng trong một ngày của một người lính trong
một số cuộc chiến tranh gần đây là như sau:
Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất: 6 kg / 1người / 1 ngày
Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai: 20 kg / 1người / 1ngày
Trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam là 90 kg / 1 người / 1ngày.
Trong chiến tranh vùng vịnh lượng tiêu hao đạn dược bình quân trong một
ngày gấp 21 lần của cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và gấp 3, 6 lần cuộc chiến
tranh của Mỹ ở Việt Nam.
- Nhu cầu kinh tế cho chiến tranh còn đòi hỏi chất lượng ngày càng cao
và chủng loại ngày càng phức tạp.
Ngày nay để sản xuất ra một loại vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện
đại phải có hàng trăm xí nghiệp tham gia sản xuất với hàng ngàn loại nguyên



nhiên liệu quí hiếm, đắt tiền. Riêng về nhiên liệu lỏng chiến tranh thế giới lần
thứ hai mới sử dụng 10 loại, ngày nay đã sử dụng tới gần 500 loại.
Từ những số liệu trên cho thấy: Chiến tranh càng hiện đại nhu cầu kinh
tế cho chiến tranh càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Do đó
để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đó, địi hỏi mỗi quốc gia phải có sự chuẩn
bị kinh tế cho chiến tranh.
b, Thực tiễn bảo đảm kinh tế cho quốc phịng ở một số nước trên thế giới
Nhìn vào lịch sử chúng ta thấy việc đảm bảo kinh tế cho quốc phòng,
chiến tranh đã được tiến hành ngay trong nhà nước chiếm hữu nô lệ, phong
kiến, tư bản chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong mỗi
giai đoạn lịch sử khác nhau, điều kiện kinh tế khác nhau, quy mơ quốc phịng,
chiến tranh khác nhau… nên việc đảm bảo cũng khác nhau.
- Trong xã hội nô lệ và phong kiến, nguồn đảm bảo kinh tế cho quốc
phòng được lấy từ các sản phẩm và tiền thuế của khu vực nông nghiệp và các
xưởng thủ công; quy mơ bảo đảm chưa lớn, tính chát chưa phức tạp như dưới
chủ nghĩa tư bản.
- Đến chủ nghĩa tư bản do sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự phát
triển của vũ khí trang bị, yêu cầu mở rộng thị trường, thuộc địa… làm cho
quy mơ và tính chất của chiến tranh phát triển đòi hỏi sự đảm bảo kinh tế cho
quốc phòng, chiến tranh tăng lên mạnh mẽ. Để đảm bảo kinh tế cho quốc
phòng, nhà nước tư sản thường tiến hành các biện pháp sau:
Một là, Về mặt quản lý nhà nước, nhà nước tư sản đã xây dựng các đạo
luật để phục vụ cho việc đảm bảo như: luật nghĩa vụ quân sự; luật dự bị động
viê; luật ngân sách… Xây dựng bộ máy điều hành động viên kinh tế cho
chiến tranh trừ trung ương đến cơ sở.
Hai là, về tổ chức thực hiện: Tăng cường xây dựng, hiện đại hoá quân
đội; xây dựng tiềm lực kinh tế quân sự phục vụ cho các hoạt động quốc
phòng, chiến tranh.



Thực hiện quân sự hoá nền kinh tế, huy động tối đa các năng lực sản
xuất quân sự, mở rộng quy mô và cơ cấu sản xuất quân sự đáp ứng quy mô
mở rộng chiến tranh.
Ba là, không ngừng tăng ngân sách cho quốc phòng, chiến tranh, kể cả
khi chiến tranh lạnh đã kết thúc. Thực hiện dữ trữ chiến lược cơ sở vật chất,
tài chính, nhân lực cho quốc phịng, chiến tranh.
Bốn là, thơng qua các khối qn sự, liên minh quân sự để tăng cường
công tác đảm bảo kinh tế cho chiến tranh.
- Đảm bảo kinh tế cho quốc phịng ở Liên Xơ trước đây.
Sau cách mạng tháng 10 năm 1917, nhận thức được tính tất yếu phải bảo
vệ nhà nước xã hội chủ nghĩa, khi còn chủ nghĩa đế quốc, Lênin đã chỉ ra:
“phải chuẩn bị lâu dài, nghiêm túc, bắt đầu từ phát triển kinh tế”1
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Liên Xô và sự nổ lực của nhân dân,
chỉ trong thời gian ngắng từ 1917 - 1937 Liên Xô đã trở thành một nước có nền
cơng nghiệp và cơng nghiệp quốc phịng hiện đại. Nền cơng nghiệp quốc phịng
đủ sức trang bị vũ khí, kỹ thuật hiện đại đáp ứng yêu cầu của Hồng quân.
Trước nguy cơ chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã thi hành những
biện pháp đặc biệt, tăng thêm quân số của lực lượng vũ trang, xây dựng thêm
các sư đồn khơng qn, thiết giáp, pháp binh và hạm đội; tổ chức lại Hồng
quân liên Xô; xây thêm các nhà máy quốc phịng ở khu vực Viễn Đơng. Tính
đến năm 1940, số nhà máy sản xuất máy bay đã tăng 74% so với năm 1937.
Năng lực sản xuất máy bay, thiết giáp có cơng suất vượt 1, 5 lần của Đức. Các
nhà máy sản xuất súng bộ binh, pháo, đạn dượt cũng vượt Đức. Đã đóng mới
533 tàu chiến trang bị cho Hải quân. Nhà nước Liên Xô cũng đã thi hành
nhiều biện pháp cần thiết để động viên kinh tế cho chiến tranh, mở rộng
ngành hậu cần, nhất là hậu cần quân đội để đáp ứng nhu cầu của Hồng quân.
Khi chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra, Nhà nước Xô viết đã ban hành
hàng loạt các sác lệnh nhằm động viên các nguồn lực để ổn định sản xuất,
tăng cường độ lao động, tăng năng suất lao đơng, hướng mọi lực lượng,
1


Lênin, Tồn tập, Tập 35 Nxb tiến bộ MCV 1976, tr 481


phương tiện đảm bảo cho Hồng quân. Vì vậy, trong thời gian chiến tranh xảy
ra, Liên Xô đã sản xuất được 134 ngàn máy bay, 103 ngàn xe tăng và pháo tự
hành, 825 ngàn đại bác và súng cối; trong khi đó Đức chỉ sản xuất được 79
ngàn máy bay, 54 ngàn xe tăng, 170 ngàn đại bác và súng cối.
Đặc biệt, để đảm bảo kinh tế cho chiến tranh, nhà nước Xô Viết rất
chú ý đến xây dựng ngành hậu cần quân đội. Cho phép ngành hậu cần linh
hoạt giải quyết mọi vấn đề từ khai thác nguồn đến cải tiến phương thức
đảm bảo, được áp dụng những biện pháp khẩn cấp để nâng cao khả năng
vạn tải của ngành đáp ứng cho các hướng cho chiến trường. Trong thời
gian chiến tranh, ngành hậu cần đã đảm bảo một khối lượng hàng hoá
khổng lồ cho Hồng quân: đã cung cáp 108 ngành máy bay chiến đấu, 95
ngành xe tăng và pháo tự hành, 445, 7 ngàn đại bác và súng cối, 954,5 ngàn
súng máy, 12 triệu súng trường, 6,1 triệu tiểu liên, 427 triệu viên đạn súng
trường, 21,4 triệu viên đạn súng máy, 168,3 triệu lựu đạn, 16 triệu tấn
nhiên liệu, 40 triệu tấn lương thực, thực phẩm, 38 triệu áo ca phot, 73 triệu
bộ quần áo, 20 triệu quần đệm bông và 11 triệu đôi ủng. Đây là điều kiện
quan trọng góp phần vào thắng lợi của nhân dân Liên Xô trong chiến tranh
thế giới hai, cứu nhân loại khỏi thảm họa phát xít.
Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô đã chứng minh chiến tranh chỉ thắng
lợi thuộc về bên nào có ưu thế thường xuyên bảo đảm kịp thời về nhân lực,
vật lực, tài chính cho quốc phòng, chiến tranh. Tuy nhiên, điều này lại phụ
thuộc vào phương thức biện pháp bảo đảm, được quy định bởi bản chất chế
độ kinh tế-xã hội và mục đích chính trị của chiến tranh.
- Một số kinh nghiệm của các nước ASEAN
Các nước ASEAN (trừ Việt Nam và Lào, Cămpuchia) đều nằm trong cái
ô bảo trợ quân sự của Mỹ. Tuy nhiên việc bảo đảm kinh tế cho quốc phòng

của các nước này cũng ln được chính phủ các nước quan tâm, chúng ta có
thể tham khảo trên một số nội dung lớn sau:


Một là, Đảm bảo thơng qua ngân sách quốc phịng (4 - 5% GDP). Với
nguồn ngân sách lớn lại được Mỹ, Nhật hỗ trợ các nước này đã xây dựng
dược tiềm lực quân sự của mình đáng kể. Quân đội Thái Lan, MaLaixia,
Inđơnêxia, Myanma, Xingapo có thế lực rất lớn trên chiến trường chính trị
các nước. Thái Lan, Xingapo đã xây dựng được một quân đội của mình với
nhiều quân binh chủng được trang bị vũ khí, kỹ thuật khá hiện đại, có khả
năng tác chiến thơng thường.
MaLaixia, Inđơnêxia, Myanma, Philippin đang chuyển quân đội từ một
lực lượng chuyên đối phó với xung đột sắc tộc và chống nổi dây sang xây
dựng quân đội có khả năng đối phó với nguy cơ từ bên ngoài.
Ngoài đảm bảo từ ngân sách quốc phịng, qn đội của các nước này cịn
có nguồn thu từ các tổ hợp công nghiệp quân sự thông qua xuất, nhập khẩu vũ
khí, trang thiết bị quân sự, chuyển giao công nghệ, sản xuất hàng quân sự, nổi
bật là Xingapo, MaLaixia.
- Hai là, về phương thức bảo đảm kinh tế cho quốc phòng: được kết hợp
giữa hậu cần quân đội (thông qua khu vực kinh tế quân sự) và cơ chế thị
trường để đảm bảo cho quân đội. Trong đó cơ chế thị trường chiếm tỷ trọng
lớn (60 - 79%). Đây là phương thức đảm bảo có hiệu quả trong điều kiện chưa
có chiến tranh.
- Ba là, Cùng với việc bảo đảm từ ngân sách nhà nước, khu vực kinh tế
quân sự, các nước này còn thường xuyên nhận được sự viện trợ quân sự của
nước ngoài, trao đổi, mua ban vũ khí, trang thiết bị quân sự với các nước tư
bản, SNG và với Trung Quốc, Ân Độ…
Tuy nhiên việc bảo đảm kinh tế cho quốc phòng ở các nước này cũng có
nhiều hạn chế như: khơng xây dựng được nền quốc phịng tồn dân; cái ơ bảo
trợ của Mỹ là con dao hai lưỡi mà một số nước đang phải gánh chịu. Quá

nhấn mạnh cơ chế thị trường nên khi đất nước chuyển sang trạng thái chiến
tranh sẽ gặp khó khăn, nhất là trong vấn đề động viên kinh tế cho chiến tranh.


II. THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM KINH TẾ CHO QUỐC PHÒNG,
CHIẾN TRANH Ở VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ VÀ NHỮNG ĐẶC
ĐIỂM CHI PHỐI ĐẢM BẢO KINH TẾ CHO QUỐC PHÒNG Ở NƯỚC
TA HIỆN NAY.
1. Thực trạng bảo đảm kinh tế cho quốc phòng, chiến tranh ở Việt
Nam qua các thời kỳ
a. Giai đoạn chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra
đời, nhân dân ta thốt khỏi cảnh nơ lệ lầm than. Để bảo vệ chính quyền cách
mạng non trẻ, trên cơ sở kế thừa truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước của
cha ông và nguyên lý vũ trang bảo vệ Tổ quốc của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nhà
nước ta đã động viên nhân dân xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng.
Sau khởi nghĩa, mỗi tỉnh đều có 1 đơn vị vệ quốc quân. Nếu năm 1945
tổng số bộ đội chỉ có 5.000 người thì đến cuối năm 1946 đã lên đén 80.000
người, bao gồm 32 trung đoàn ở Bắc và Trung bộ, 25 chi đội ở Nam bộ, ngồi
ra cịn gần 1 triệu dân quân du kích ở các địa phương. 2Nhờ những nỗ lực của
toàn Đảng, toàn dân, với phong trào toàn dân chống thực dân Pháp xâm lược
ngày một sâu, rộng, đến năm 1951 những đại đoàn chủ lực đã ra đời dánh dấu
sự phát triển vượt bậc của lực lượng vũ trang.
Đảng và Nhà nước ta coi việc đảm bảo kinh tế cho lực lượng vũ trang là
trách nhiệm của các cáp bộ đảng, chính quyền. Tại Hội nghị TW 10 năm 1951
đã nêu rõ: “Phải thực hiện từng bước tiêu chuẩn cung cấp cho bộ đội, xem đó
là trách nhiệm của TƯ, của các cấp, các ngành, nhất là của các đồng chí phụ
trách ngân hàng, mậu dịch, tài chính, canh nơng, nơng hội, cơng đồn và các
tổng cục cung cấp (TCHC). Đồng thời phải làm cho tồn dân nhận rõ trách
nhiệm của mình đối với việc cung cấp cho bộ đội”3.

Trong điều kiện bị bao vây, những ngày đầu của kháng chiến để tạo
nguồn bảo đảm cho quân đội, Hồ Chủ tịch đã kêo gọi nhân dân “vừa kháng
2
3

40 năm xây dựng LLVT Việt Nam, Nxb Sự thật, H.1994, tr 49
Văn kiện quân sự của Đảng, Tạp 2, NxbQĐND. H. 1976, tr 95


chiến vừa kiến quốc”, “vừa tăng gia sản xuất, vừa thực hành tiết kiệm”; các
chiến sĩ lấy súng giặc đánh giặc; chúng ta đã thực hành di chuyển các nhà
máy công nghiệp lên chiến khu, xây dựng các công binh xưởng sản xuất vũ
khí, đạn dược. Nhờ vậy, tiềm lực kinh tế quân sự của ta từng bước được củng
cố tăng cường.
Sau chiến dịch Biên giới chúng ta đã phá được thế bao vây cô lập của
địch, mở cửa thông thương với Trung Quốc và các nước XHCN, lúc này
việc bảo đảm cho quân đội còn nhận được sự viện trợ từ Trung Quốc, Liên
Xô và các nước XHCN.
Một trong những nét đặc trưng đảm bảo kinh tế cho quốc phòng trong
giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là chúng ta đã kết hợp
hậu cần quân đội với hậu cần nhân dân, coi hậu cần là chiếc cầu nối của công
tác đảm bảo. Đảng, Nhà nước đặc biệt coi trọng sức mạnh hậu cần của nhân
dân, dựa vào dân; vừa bồi dưỡng sức dân (cải cách ruộng đất, giảm tơ, giảm
thuế ở vùng giải phóng) vừa động viên sức dân đảm bảo cho quân đội. Chủ
tịch Hồ Chí Minh khẳng định: " Phải dựa vào dân, dựa chắc vào dân thì kể
thù khơng thể nào tiêu diệt được", 'Kháng chiến trường kỳ thì qn đội phải
có đủ súng đạn, quân và dân phải đủ ăn, đủ mặc. Nước ta nghèo, kỹ thuật
kém phải dùng tinh thần hăng hái của tồn dân để tìm cách giải quyết thiếu,
kém về vật chất". Đồng thời tại hội nghị Trung ương IV / 1952 Người còn chỉ
rõ: "Để cho nhân dân hăng hái và có sức đóng góp cho kháng chiến phải bồi

dưỡng sức dân, phải bồi dưỡng lực lượng nhân dân nhiều hơn yêu cầu nhân
dân đóng góp".
Thực hiện quan điểm trên, chúng ta đã huy động được sức dân trong
đảm bảo cho quân đội. Chỉ tính riêng trong chiến dịch Điện Biên phủ, nhân
dân đã đóng góp 2 vạn xe đạp thồ, 1 vạn chiếc thuyền, 500 ngựa thồ và hàng
vạn dân công hoả tuyến để làm đường, vận chuyển lương thực, vũ khí đạn
dược cho chiến dịch. Riêng lực lượng vận chuyển bảo đảm trong chiến dịch


điện Biên Phủ chúng ta đã huy động 29.000 dân công, 3.000 lực lượng hậu
cần quân đội (LLDC gấp 9 lần LLHC cho quân đội).
Cùng với hậu cần nhân dân, hậu cần quân đội cũng từng bước được
củng cố phát triển. Phương thức đảm bảo cũng từng bước được hoàn thiện:
từ chỗ có gì cấp nấy ở thời kỳ đầu kháng chiến, đến quy định thành tiêu
chuẩn tương đối thống nhất. Kết hợp đảm bảo hậu cần tại chỗ với với hậu
cần chiến lược từ hậu phương chi viện và sử dụng chiến lợi phẩm thu được
của địch. Nhờ đó đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của quân và dân
trong chống thực dân Pháp xâm lược.
b. Giai doạn chống Mỹ cứu nước (1954-1975)
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định GiơNeVơ được ký kết ngày
20/7/1954, đất nước chia làm 2 miền, cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến
lược: Miền Bắc đi lên CNXH, Miền Nam đấu tranh giải phóng nước nhà.
Nhiệm vụ của LLVT có sự thay đổi: trước đây chủ yếu làm nhiệm vụ chiến
đấu giải phóng đất nước, giời đây phải tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ
Miền Bắc XHCN và giải phóng Miền Nam.
Trong thời gian 10 năm (1955 - 1965) với sự nỗ lực của chính mình và
sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, chúng ta đã tích cực củng cố, xây dựng lực
lưỡng vũ trang, thành lập mới nhiều quân, binh chủng; cơng nghiệp quốc
phịng được khẩn trương xây dựng với hàng trăm xí nghiệp và có khả năng
sản xuất vũ khí hạng nhẹ, sửa chữa, bảo quản, nâng cấp vũ khí trang thiết bị;

nguồn dự trử chiến lược về lương thực, thực phẩm, quân trang quân dụng
được tăng cường.
Ngày 2/8/1964, Mỹ gây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ, lấy cớ điên cuồng mở
rộng chiến tranh ra miền Bắc, dùng không quân, hải quân đánh phá miền Bắc.
Năm 1965 Mỹ ồ ạt đưa 55 vạn quân vào Miền Nam trực tiếp tham chiến.
Trước tình hình đó, Hội nghị TW 12 Khoá III đã đề ra nhiệm vụ động
viên lực lượng của cả nước kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược
của Mỹ bảo vệ Miêng Bắc XHCN, giải phóng Miền Nam. Hàng vạn cán bộ


chiến sĩ đang làm việc ở các nông trường quân đội, đã được xuất ngũ được
gọi trở lại quân đội; tuyển thêm quân mở rộng LLVT; động viên sức người,
sức của của Miền Bắc chi viện cho Miền Nam với khẩu hiệu hành động “thóc
khơng thiếu một cân, qn khơng thiếu một người”; kết hợp chặt chẽ giữa lao
động sản xuất và thực hành chiến đấu “tay súng tay cày” .
Vì vậy, năm 1965 số người động viên vào quân đội tăng 5 lần so với
trước. Để đảm bảo kinh tế cho nhu cầu thời chiến, ngoài sự viện trợ của các
nước XHCN, chúng ta thường xuyên động viên từ 12 - 20% tổng sản lượng
lương thực, thực phẩm; 20 - 24% ngân sách Nhà nước cho quốc phòng. Riêng
về nhân lực, mức động viên cao nhất có năm lên tới 1,2 triệu quân, chưa kể lực
lượng thanh niên xung phong và lực lượng vũ trang khác. Đây là thời kỳ trong
lịch sử đấu tranh của nhân dân ta, đây là lần động viên nhân lực, vật lực, tài lực
cao nhất.
Trong kháng chiến chống Mỹ, do tổ chức tốt thế trận chiến lược về
HCKT ta đã thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm HCKT cho các phương án
TCCL và góp phần quan trọng vào thăng lợi của dân tộc.
Xin nêu một ví dụ về bảo đảm kinh tế trong tiến công chiến lược mùa
xuân 1975. Sau hiệp định Pa Ri (1973) Mỹ rút. Tháng 6/1973, BCT ra nghị
quyết về chuẩn bị giải phóng miềm Nam. Tiếp đó cả nước dồn sức chuẩn bị
cho thực hiện quyết tâm TCCL.

- Về chuẩn bị ở hậu phương: Miền Bắc tập trung cao nhất huy động sức
người, sức của cho tiền tuyến, trong 2 năm 1973 - 1974 đã động viên 50 vạn
tân binh bổ sung cho chiến trường.
- Về chuẩn bị HCKT
+ Hậu cần chiến lược tập trung mọi mặt bảo đảm cho phát triển LLVT
quy mô lớn. Ta thành lập các quân đoàn với biên chế đủ đáp ứng yêu cầu tác
chiến hiệp đồng binh chủng.
+ Củng cố các căn cứ HCKT chiến lược trên miền Bắc để tiếp nhận
VCKT bổ sung cho chiến trường. Các căn cứ HCKT chiến lược trên các


chiến trường, Các căn cứ HCKT quân khu... đều được mở rộng và bổ sung dự
trữ vật chất, trang bị kỹ thuật.
+ Đoàn 559 Mở rộng tuyến vận tải chiến lược cả đường dọc và đường
ngang, cả Đông và Tây Trường sơn, vận tải ôtô thực hiện được cả trong mùa
mưa, xây dựng được hệ thống đường ống xăng dầu trên cả 2 tuyến Đông và
Tây Trường sơn gặp nhau tai Bù gia Mập.
Kết quả sau gần 2 năm chuẩn bị
+ 5560 km đường Trường sơn được nâng cấp đưa tổng chiều dài Đường
vận tải chiến lược Trường sơn: 16800 km
+ 1311km đường ống xăng dầu được xây dựng thêm đưa tổng chiều dài
tuyến đường ống xăng dầu được xây dựng lên tới 14000 km góp phần quyết
định vào việc vận chuyển xăng dầu vào các chiến trường miền Nam.
+ Vận chuyển được 26 vạn tấn VCKT: 10 vạn tấn XD, 7 vạn tấn đạn, 7
vạn tấn LTTP và 2 vạn tấn vật chất khác.
+ 559 trở thành căn cứ HCKT chiến lược phía trước vươn sâu tới tất cả
các mặt trận trên chiến trường miền Nam.
HCKT chiến lược, HCKT các mặt trận B4,5,3, 2 và các quân khu
5,6,7,8, 9 hợp thành thế trận HCKT vững chắc, rộng khắp trên các chiến
trường. Thế trận chiến lược về HCKT được hình thành liên hồn từ phía sau

ra phía trước, nối liền hậu phương lớn với tiền tuyến lớn. Do đó đã bảo đảm
cho TCCL 1975 với 3 chiến dịch lớn giành thắng lơị (Chiến dịch Tây
Nguyên, Chiến dịch Huế - Đà nẵng, Chiến dịch Hồ Chí Minh).
Việc đảm bảo kinh tế cho chiến tranh giải phóng miền Nam đạt được kết
quả to lớn là do:
- Chế độ chính trị - xã hội ưu việt ở Miền Bắc.
- Thực hiện cơ chế tập trung, bao cấp.
- Huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn dân
- Két hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
- Sự nỗ lực của ngành hậu cần quân đội.


- Tạo nguồn bảo đảm đa dạng: phát triển trong nước (cả kinh tế dân sự
và cơng nghiệp quốc phịng); nhận viện trợ từ bên ngoài; tự túc tăng gia sản
xuất của các đơn vị quân đội; thu từ chiến lợi phẩm; khai thác nguồn của địch.
- Phương thức bảo đảm linh hoạt. Kết hợp bảo đảm tại chỗ với bảo đảm
hậu cần từ hậu phương, hậu cần của các quân khu, quân đoàn, các đơn vị…
c. Giai đoạn (1975-1989)
Sau 30/4/1975 đất nước hoàn toàn thống nhất, để hàn gắn vết thương
chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân, trong đièu kiện hồ bình Đảng và
Nhà nước ta chủ trương thqực hiẹn giảm quân số thường trực và ngân sách
quốc phịng, đièu chỉnh lại thế bố trí chiến lược quốc phòng trên phạm vi cả
nước.
Chúng ta đã chuyển 29 sư đoàn và 50 trung đoàn (lúc cao nhất là 280 ngàng
người) sang làm kinh tế, (chưa kể lực lượng công nghân viên quốc phòng và bộ đội
thường trực tăng gia sản xuất làm kinh tế cải thiện đời sống). Quân đội đã tham gia
nhiều chương trình kinh tế trọng điểm của quôcvs gia như: khôi phục đường sắt
Bắc - Nam; xây dựng thuỷ điện Hồ bình, nhiệt điện Phả Lại; dầu khí Vũng Tàu; rà
phá bom mìn; thành lập các bình đồn làm kinh tế như B11, B12, B15.
Cũng trong thời gian này chúng ta đã tiếp quản nhiều cơ sở sản xuất, sửa

chữa vũ khí của ngụy quân Sài Gòn để lại (trị giá 600 triệu USD) và xây dựng
một số nhà máy quốc phòng mới ở Miền Nam và Miền Trung.
Năm 1978, Khơmeđỏ dùng 25 sư đoàn áp sát biên giới và gây chiến
tranh giết hại đồng bào ta. Một lần nữa chúng ta lại phải bước vào cuộc chién
tranh bảo vệ Tổ quốc và giúp bạn loại trừ chế độ diệt chủng. Trước tình hình
đó, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương thực hiện động viên cục bộ: Gọi nhập
ngũ trở lại cán bộ, chiến sĩ đã phục viên ở các tỉnh phía Nam; xây dựng phòng
tuyến biên giới; thành lập 2 mặt trận 479 và 789 và các qn đồn 14, 26, 29
ở phía Bắc. Do lúc này nguồn viện trợ quân sự từ bên ngoài giảm sút nên chủ
yếu là ta dựa vào tự lực cánh sinh là chính.
Năm 1979, nhằm cứu vãn cho Khơmeđỏ, Trung Quốc đưa 60 vạn quân tiến
công Việt Nam trên tồn tuyến biên giới phía Bắc. Trước tình hình đó, Nhà nước


ta phải tiến hành tổng động viên nhân lực, vạt lực, tài lực và kêo gọi quốc tế ủng
hộ về vật chất, tinh thần để chống quân Trung quốc xâm lược. Nhờ vậy, chúng ta
đã đảm bảo đầy đủ nhu cầu cho chiến tranh bảo vệ tổ quốc và giúp Cămpuachia,
Lào. Riêng trên mặt trận Cămpuachia từ 1979 - 1989 chi phí quân sự của ta là
2,5 tỷ USD (250 triệu USD/năm); Lào là 1,2 tỷ USD (120 triệu USD/năm). Đây
là một khoản chi không nhỏ đối với điều kiện nước ta lúc đó.
Việc bảo đảm kinh tế cho quốc phòng giai đoạn nay chủ yếu dựa vào tự
lực cánh sinh, ngân sách Nhà nước, do hậu cần quân đội, kết hợp với hậu cần
nhân dân đảm nhiệm.
Sau năm 1989, đặc biệt là từ khi đổi mới đến nay vấn đề đảm bảo kinh tế
cho quốc phòng được kết hợp giữa hiện vật vơi thị trường; nguồn đảm bảo
chủ yếu thông qua ngân sách Nhà nước và nguồn do quân đội làm ra; Việc
bảo đảm có sự phân cấp. Ngân sách nhà nước đảm bảo cho bộ đội chủ lực;
ngân sách địa phương (khoản từ 6 - 8%) và ngân sách Nhà nước bảo đảm cho
thực hiện công tác quốc phịng ở địa phương.
2. Đặc điểm tình hình chi phối bảo đảm kinh tế cho quốc phòng ở

nước ta hiện nay.
Để xác định yêu cầu, nội dung, phương thức và nhất là giải pháp đảm bảo kinh
tế cho quốc phòng phải nắm vững tình hình mọi mặt cả trong và ngồi nước.
- Về tình hình kinh tế, chính trị và an ninh quốc tế
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X xác đinh: “Trên thế
giới, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Kinh tế thế giới và khu
vực tiếp tục phục hồi và phát triển nhưng vẫn tiềm ẩn những bất trắc khó
lường. Tồn cầu hố kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng
nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn thách thức lớn cho các quốc gia
nhất là các nước đang phát triển”4. Hiện nay và một vài thập kỷ tới ít có khả
năng xảy ra chiến tranh thế giới. Song “Chiến tranh cục bộ, xung đột vũ
trang, xung đột dân tộc tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật
đổ ly khai, hoạt động khủng bố, những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, biển
4

Văn kiện Đại Hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X, NxbCTQG, H, 2006, tr 78.


đảo và các tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất
ngày càng phức tạp.
+ Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xơ và các nước Đơng Âu, chúng
ta khơng cịn nhận được sự viện trợ quân sự từ nước ngoài như trước đây.
+ Chủ nghĩa đế quốc tiến hành đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hồ bình”,
kết hợp với bạo loạn lật đổ chống phá cách mạng nước ta.
Nếu xâm lược nước ta chắc chắn địch sẽ sử dụng VKCNC. Các cuộc
chiến tranh gần đây do Mỹ và liên quân tiến hành cho thấy tỷ lệ sử dụng
VKCNC ngày càng tăng. Kịch bản chiến tranh xâm lược nước ta có thể: Tạo
cớ chuẩn bị dư luận, bao vây, cấm vận tiến công hoả lực và sử dụng xung
lực; Kết hợp tiến cơng từ bên ngồi bằng đường bộ, ĐBĐK với BLLĐ từ
trong đánh ra, mở rộng chiến tranh ra cả nước (tình huống khó khăn nhất là

đất nước ta phải đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược qui mơ lớn của địch,
sử dụng VKCNC).
Với ưu thế của vũ khí CNC: Tầm bắn xa, tốc độ nhanh, độ chính xác
cao, uy lực sát thương lớn... địch xẽ đánh phá huỷ diệt vào các mục tiêu kinh
tế, chính trị, quân sự nhất là các mục tiêu kinh tế, chính trị quan trọng; kết
hợp bao vây, cấm vận với đánh phá giao thông ngăn chặn vận tải tiếp tế
HCKT. Đặc biệt các mục tiêu HCKT là một trong những mục tiêu rất nhạy
cảm nhằm tạo ra nhưng đột biến lớn bất lợi, làm cho ta bảo đảm hậu cần, kỹ
thuật kịp thời, liên tục trong chiến tranh. (Chiến tranh ở IRăc 1991: Sau 20
ngày đánh phá của hoả lực đường không do Mỹ và liên quân tiến hành, lượng
vật chất tiếp tế cho quân IRắc từ 2000 tấn/ngày giảm chỉ còn 100 tấn/ngày.
Sau 38 ngày 70% cơ sở HCKT của quân IRắc bị phá huỷ...)
Trong tiến công địch thường kết hợp sử dụng VKCNC với tác chiến
điện tử và chú trọng tiến công bằng ĐBĐK, kết hợp BLLĐ từ trong đánh ra...
làm cho không gian chiến tranh mở rộng, thời gian thu hẹp, tính biến động
cao, nhiều tình huống phức tạp. Tổn thất, thương vong lớn, công tác tổ chức
chỉ huy, chỉ đạo bảo đảm HCKT và bảo vệ HCKT rất phức tạp.


+ Tồn cầu hố kinh tế là một xu hướng, vừa đem lại thời cơ nhưng cũng
đem lại thách thực lớn cho nền kinh tế nói chung, cho đảm bảo kinh tế cho quốc
phịng nói riêng.
Tình hình trên đặt ra:
+ Việc đảm bảo kinh tế cho quốc phòng phải dựa vào tự lực cánh sinh của
ta là chủ yếu.
+ Đảm bảo kinh tế cho quốc phịng khơng chỉ phục vụ cho sẵn sàng đập tạn
chiến tranh xâm lược bằng hình thức vũ trang mà cả cho hình thức phi vũ trang.
+ Thông qua mở cửa hội nhập để phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực đảm
bảo kinh tế cho quốc phịng.
- Tình hình trong nước:

+ Thành tựu của cơng cuộc đổi mới toàn diện đất nước trên tất cả các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, quốc phòng - an ninh, đối
ngoại, đời sống nhân dân… tạo ra tiềm lực mới cho vấn đề khai thác và
bảo đảm kinh tế cho quốc phòng. Khả năng lực lượng, phương tiện,
CSVC, TBKT sẽ được tăng cường. Song vẫn còn hạn chế nhiều mặt so
với yêu cầu bảo đảm HCKT cho một cuộc chiến tranh hiện đại. (SXQP
cho đến nay mới trang bị cơ bản được cho fBBS, TBKT, PT của ta cũ và
lạc hậu về công nghệ...).
Tuy nhiên tiềm lực kinh tế của ta cịn hạn chế, cơng nghiệp quốc phòng
còn nhỏ bé, ảnh hưởng đến khai thác tiềm lực cho bảo đảm.
Chúng ta chủ trương tiến hành CTND dựa trên quan điểm CTND, QPTD
của Đảng, lấy LLVT 3 thứ quân làm nòng cốt; trên cơ sở thế trận KVPT các địa
phương và cả nước đã chuẩn bị từ thời bình. Các hoạt động tác chiến sẽ diễn ra
với nhiều loại hình tác chiến chiến lược: Phịng tránh đánh trả địch tiến công hoả
lực; tấn công chiến lược; phịng ngự chiến lược; biển đảo… Các hình thức chiến
thuật hết sức phong phú, vận dụng linh hoạt với sự tham gia của nhiều lực
lượng, diễn ra trên những địa bàn khác nhau, trong những thời cơ khác nhau...


làm xuất hiện nhiều yêu cầu bảo đảm khác nhau trên cùng một không gian chiến
trường, trong cùng một giại đoạn của chiến tranh.
Chiến tranh BVTQ nếu xảy ra có thể sẽ khơng kéo dài như trong chiến
tranh giải phóng, nhưng khơng gian chiến tranh sẽ mở rộng, tính chất ác liệt,
khẩn trương sẽ tăng cao, thời gian làm công tác chuẩn bị cho chiến đấu chiến
dịch rất ngắn.
Khối lượng bảo đảm HCKT lớn, tính chất bảo đảm phức tạp, yêu cầu
bảo đảm rất khẩn trương, liên tục. Trong lúc khả năng có hạn, địch đánh phá
ác liệt chỉ huy, chỉ đạo bảo đảm HCKT rất phức tạp, bảo vệ các cơ sở HCKT
trước những địn tiến cơng hoả lực của địch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để
duy trì khả năng bảo đảm HCKT kịp thời, liên tục cho tác chiến.

Tiến hành công tác HCKT trong điều kiện địa hình, thời tiết nước ta có
nhiều khó khăn phức tạp.
+ Hình thế nước ta dài và hẹp, có nhiều sơng ngịi, và các dãy núi cắt ngang.
hệ thống đường giao thơng nhất là ở khu vực miền núi cịn rất khó khăn, (trên
15.360km đường quốc lộ có tới 3.800 cây cầu; trên 17.450km đương tỉnh lộ cũng
có tới 3.640 cây cầu...) Địch có thể lợi dụng các yếu tố địa hình để chia cắt chiến
dịch - chiến lược và thực hành tiến công từ nhiều hướng...
Để thực hiện mục tiêu xoá bỏ CNXH trên đất nước ta, chiến tranh xâm
lược của địch (nếu xảy ra) chiến trường chính có thể là Miên Bắc hoặc Miền
Nam và chiến trường chia cắt là Miền Trung đặt ra cho chúng ta yêu cầu phải
bảo đảm HCKT cho tất cả các tình huống chiến tranh trên các khu vực chiến
trường, vừa phải tạo khả năng chống chia cắt chiến dịch - chiến lược trong
các hoạt động bảo đảm HCKT cho tác chiến.
Đặc điểm trên phản ánh khó khăn phức tạp của cơng tác dảm bảo HCKT
trong CTBVTQ: Nhiệm vụ nặng nề, tính chất phức tạp, yêu cầu khẩn trương
liên tục...trong khi khả năng HCKT còn nhiều mặt hạn chế, địch đánh phá ác
liệt. Do đó, phải tích cực, chủ động vận dụng cả biện pháp kỹ thuật, chiến


thuật với nỗ lực cao và phát huy sức mạnh tổng hợp của tồn Đảng, tồn dân,
tồn qn mới có thể hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm HCKT cho chiến tranh.
Khả năng huy động vật chất phương tiện và LL bảo đảm HC của các tổ
chức kinh tế - xã hội trên địa bàn (các bộ, ban, ngành và nhân dân).
+ Tổng cơng ty XD: có 20 cơng ty tại các khu vực và địa phương, mỗi
công ty dự trữ 20.000 - 50.000 m 3. Các tỉnh thành phố đều có các cơng ty
VTHH, dự trữ từ 500 - 1.000 m3... (CDTCD9-NL1971: CC= 608 tấn XD;
SD= 513 tấn = 9,2% KLVC; CDTC QTrị 1972: SD= 2.260 tấn = 16%;
CDTN1975: kế hoạch 1.484 tấn XD; SD = 1.342 tấn = 40% KLVC;
CDHCM: Nhu cầu 8.000 tấn; DT được 4.800 tấn = 60%); (các binh đồn
mang theo 9.347 tấn VC, có 1.500 tấn XD; Dự trữ của HC Miền 2.000 tấn).

+ Về vận tải: tồn quốc có 88.200 xe tải; 60.800 xe khách; 28.470
phương tiện VT thuỷ.
+ Về y tế: Toàn quốc có 842 BVTƯ và ĐP với 117.300 giường bệnh;
930 phịng khám đa khoa khu vực với 9.300 giường bệnh; 100% xã, phường
có 10.448 trạm y tế với 45.100 giường bệnh; 810 trạm y tế cơ quan, xí nghiệp
với 8.300 giường. Ngồi ra cịn có 77 BVĐD, trung tâm phục hồi chức năng,
với 10.800 giường. Bình qn 1 vạn dân có 23, 8 giường. Tổng số bác sỹ
47.200 người. Theo chỉ thị 335TTg của TTCP huy động 40% cấp tỉnh, 50%
số giường bệnh cấp huyện, 10% dân số cho QP. Nếu khai thác tốt khả năng
trên sẽ rút ngăn thời gian chuẩn bị.
Kinh nghiệm từ một số cuộc diễn tập KVPT cho thấy: Cấp tỉnh, 1BV:
120 người, 2 xe cứu thương; 3 Đội phẩu thuật: 36 người; 1đội vệ sinh phòng
dịch: 15 người; 6 Đội cứu thương: 500 - 600 người; 2kíp mổ: 12 người; 100 120 giường bệnh; 3 - 5 kho LTTP dự trữ 200 - 1.000 tấn /kho. Tuyến huyện:
1ĐPT, 1 đội cứu thương: 40 - 60 người; 50 giường bệnh; kho LTTP 100 - 200
tấn...
+ Kinh tế thị trường vừa tạo thuận lợi, vừa đặt ra những thách thức cho
việc huy động và đảm bảo kinh tế cho quốc phịng. Trong điều kiện đó cho


phép chúng ta kết hợp đảm bảo bằng hiện vật với tài chính; kết hợp cơ chế kế
hoạch với cơ chế thị trường để đảm bảo kinh tế cho quốc phòng.
+ Tư duy mới về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đặt ra cho nhiệm vụ bảo đảm
bảo có sự phát triển về nội dung, phương thức.
III. GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM KINH TẾ CHO QUỐC PHÒNG Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Làm tốt công tác tạo nguồn và dự trữ vật chất cho đảm bảo
Tạo nguồn và dự trữ vật chất là một trong những khâu then chốt của
công tác bảo đảm.
a. Tạo nguồn cho đảm bảo, có 4 nguồn :
Nguồn của hậu phương đất nước

Nguồn tự sản xuất của LLVT
Nguồn khai thác từ nước ngoài
Nguồn thu của địch trong chiến đấu
Mỗi nguồn bảo đảm trên đều có vị trí, có thế mạnh riêng. Trong đó,
nguồn của HPĐN là nguồn bảo đảm cơ bản, thường xuyên, quan trọng và
quyết định nhất. Nguồn này gồm phần chủ yếu do Nhà nước cung cấp và
phần đóng góp của nhân dân và các tổ chức kinh tế - xã hội.
Nguồn tự sản xuất của LLVT là rất quan trọng
Nguồn khai thác từ nước ngoài giúp ta nâng cao trình độ trang bị kỹ thuật.
Nguồn thu của địch trong chiến đấu đáp ứng kịp thời yêu cầu bảo đảm.
* Biện pháp tạo nguồn
- Nguồn của hậu phương đất nước
Nguồn này được quyết định bởi tiềm lực mọi mặt của hậu phương cả
trong thời bình và khi có chiến tranh.
+ Phải trên cơ sở đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước;
phát triển kinh tế, xã hội, kết hợp chặt chễ phát triển kinh tế với quốc phòng an ninh mà tạo ra tiềm lực chính trị, kinh tế, quốc phịng. Động viên tổ chức


nhân dân làm công tác HCKT, huy động lực lượng, phương tiện, CSVCKT
cho nhiệm vụ QP - AN và bảo đảm cho LLVT xây dựng và chiến đấu.
+ Phải có kế hoạch, phương án thích hợp để nhanh tróng chuyển tồn bộ
nền kinh tế đất nước từ thời bình sang thời chiến khi có tình huống chiến
tranh, duy trì sản xuất trong chiến tranh để đủ sức bảo đảm cho đánh lâu dài,
càng đánh càng mạnh.
+ Phải có cơ chế, chính sách và luật pháp cụ thể quy định trách nhiệm,
quyền lợi của công dân và các thành phần kinh tế nhằm huy động tốt nhất
tiềm lực CSVC, LL, PT và mọi tiềm lực của đất nước cho nhiệm vụ quốc
phịng, an ninh cả thời bình và nhất là khi có chiến tranh.
+ Phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ vốn,
KHCN phục vụ cho phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng. Phát triển

KHCN chuyên ngành quân sự.
+ Lực lượng vũ trang, ngành HCKT qn đội tham gia tích cực và có hiệu
quả vào quá trình xây dựng đất nước; phát triển tiềm lực mọi mặt và tạo nguồn
cung cấp cho LLVT (CBộ chd -chl tích cực tham mưu cho Đảng, Nhà nước trong
hoạch định CL kết hợp KT -QP, xây dựng hệ thống chính sách, luật pháp huy
động tiềm lực mọi mặt cho chiến tranh...)(Bảng số liệu thống kê năm 2000).
- Nguồn tự sản xuất của LLVT
Sản xuất, làm kinh tế là một nhiệm vụ chính tri của quân đội, vừa tham
gia vào phát triển kinh tế của đất nước, vừa tăng cường CSVCKT cho quốc
phòng, cải thiện đời sống bộ đội, thực hiện quan điểm tự lực, tự cường trong
công tác HCKT. Phát huy được thế mạnh của quân đội về LLLĐ, trình độ kỹ
thuật, tính tổ chức kỷ luật và khả năng TBKT...
Thực hiện theo tinh thần của nghị quyết 71 Đảng uỷ QSTƯ
+ Về sản xuất quốc phòng
Sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật quân sự theo nhiệm vụ
được phân công đáp ứng yêu cầu huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của quân đội
trong thời bình; đồng thời có lực lượng dự trữ cho giai đoạn đầu của chiến


tranh; chuẩn bị mọi mặt để sẵn sàng mở rộng sản xuất quân sự khi cần thiết.
Tận dụng cơ sở vật chất, đội ngũ công nhân sản xuất các loại mặt hàng phục
vụ đời sống; từng bước hiện đại hoá trang bị kỹ thuật của quân đội phù hợp
với tập quán con người Việt Nam và khả năng kinh tế của đất nước, phù hợp
với nghệ thuật tác chiến của CTND - BVTQ.
Các doanh nghiệp quân đội phải đi đầu trong chấp hành luật pháp, mạnh
dạn đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh vừa đóng góp cho quốc phịng, vừa cùng với các cơ sở kinh tế nhà
nước giữ vững vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là phải có
cơ chế quản lý phù hợp khi các doanh nghiệp quân đội chuyển sang các hình
thức kinh doanh: công ty, công ty cổ phần để nâng cao hiệu quả.

+ Tập trung làm tốt nhiệm vụ xung kích xây dựng các khu CL về KTQP
trên phạm vi cả nước và từng qk. Hiện nay ta đã và đang triển khai xây dựng
21 khu kinh tế quốc phòng ở hầu khắp các qk. ( qk1: 2đoàn: Mẫu sơn và Bảo
lộc; qk2: 5đồn: Bát sát, Xí mần, Vị xun, Mường trà, Sơng mã; qk3:
2đồn: Bình liêu, Bắc hẩi ninh; qk4: 3đồn: Kỳ sơn, Khe sanh, Alưới; qk5:
BĐ Tây nguyên; qk7: Bình dương,.....; qk9: Tân hồng...)
+ Đẩy mạnh tăng gia sản xuất tự túc trong tất cả các đơn vị, nâng cao
hiệu quả phục vụ đời sống và xây dựng quân đội...
- Nguồn khai thác từ nước ngoài:
Trong điều kiện toàn cầu hố kinh tế hiện nay, thơng qua mở rộng hoạt
động đối ngoại nói chung, kinh tế đối ngoại nói riêng, chúng ta có thể khai
thác ngoại lực (vốn, cơng nghệ) để phát triển kinh tế và phát triển công nghiệp
quốc phòng. Đồng thời mở rộng thị trường; thêm bạn bớt thù; tranh thủ sự
giúp đỡ của các nước trong cộng đồng quốc tế với công cuộc giữ nước của
chúng ta.
- Nguồn thu của địch trong chiến đấu: chiến lợi phẩm thu được của địch


Ví dụ về kinh nghiệm tạo nguồn trong kháng chiến chống Mỹ ở chiến
trường Nam Bộ: 4 nguồn chính: Trung ương chi viện, thu mua tại chỗ, sản
xuất tại chỗ, chiến lợi phẩm.
Tỷ lệ các nguồn như sau:
Phân

Khối

loại

lượng


VCKT
LTTP

598.912
392.999

Trung ương

Thu mua tại chỗ

Tự sản xuất

chi viện
Khối
%

Khối

%

Khối

%

lượng
368.336
318.666

61,5
82,02


lượng
11.148
7.544

1,9
1,9

lượng
187.593
59.934

31
15,2

Chiến lợi

Ghi

phẩm
Khối
%

chú

lượng
31.835
6.855

5,3

1,7

T.T7%

Thu chiến lợi phẩm:
Trong tổng số 31.835 tấn CLP có: LTTP: 6.855 tấn; Xăng dầu: 548 tấn;
Vũ khí: 23.149 tấn (435.762 khẩu súng pháo các loại; 21.187 tấn đan; 412 tấn
vật tư; 251 tấn nguyên vật liệu).
Trong kháng chiến chống Mỹ: HC Nam Bộ khai thác tại nước bạn
Campuchia 201.067 tấn lương thực; 4.775 tấn thực phẩm; 9.728 tấn muối ....
Nhận xét: Có nhiều nguồn để khai thác vật chất trang bị cho các lực
lương vũ trang tác chiến. Mỗi nguồn có vị trí quan trọng nhất định, trong
từng giai đoạn chiến tranh. Trong chiến tranh BVTQ chúng ta cần học tập
kinh nghiệm quý báu này để tạo nguồn HCKT cho tác chiến; cần coi trong
nguồn 2,3.
b. Dự trữ vật chất
Cùng với tạo nguồn phải tổ cức tốt dự trữ vật chất để luôn giành chủ
động trong bảo đảm kinh tế cho quốc phòng. Dự trữ VCKT phải thực hiện cả
ở phạm vi quốc gia và dự trữ trong LLVT.
Dự trữ quốc gia do Trung ương, các địa phương các ngành tổ chức.
Dự trữ trong quân đội cho SSCĐ hiện nay đang thực hiện theo quyết
định 41 của Tổng tham mưu trưởng, và thực hiện ở tất cả các cấp trong quân
đội từ CL, CD, CT.
Riêng dự trữ chiến đấu được quy định theo yêu cầu của nhiệm vụ chiến đấu
cụ thể đặt ra. Căn cứ vào tính tốn lượng tiêu thụ, dự kiến tiêu hao, tổn thất, khả
năng dự trữ, khả năng vận chuyển...để cấp trên quy định cho cấp dưới.


- Theo chỉ thị 41/TTMT ký ngày 27/7/2001 quy định dự trữ thời bình và
năm đầu chiến tranh các quân khu như sau:

+ LTTP: 20 ngày (qk:1,2,3,4,5,7,9)
+ Quân trang: qk 5,7, 9 dự trữ 30% quân số; qk 1,2,3, 4 dự trữ 20% quân số.
+ Nhiên liệu: qk 1,2,3,4: dự trữ 4 CS xăng xe máy, 2 CS Xăng dầu tầu
thuyền; qk 5,7,9: dự trữ 5 CS xăng xe máy, 2 CS Xăng dầu tầu thuyền; qk
Thủ đô: dự trữ 4 CS xăng xe máy.
- Dự trữ trong chiến tranh:
+ Hậu cần các LLVT dự trữ theo nhiệm vụ tác chiến, chiến dịch
+ KVPT các tỉnh (TP):
Hậu cần khu vực phòng thủ địa phương dự trữ đủ cho tác chiến của khu
vực phòng thủ, dự trữ một phần cho nhiệm vụ tiếp theo và sẵn sàng chi viện cho
cả nước theo yêu cầu của trên. Lượng tối thiểu phải đạt khoảng 70% tổng lượng
dự trữ theo yêu cầu; đồng thời tiếp tục tạo nguồn bổ sung trong quá trình tác
chiến. Lực lượng phải bảo đảm gồm: bộ đội địa phương mỗi tỉnh (thành phố) có
thể 1 - 2 trung đồn bộ binh, một số phân đội hoả lực và chuyên mơn; mỗi
huyện (quận) 1 - 2 tiểu đồn bộ binh, cùng các lực lượng dân quân tư vệ. Các
xã (phường), các cơ quan, cơ sở sản xuất, kinh doanh… từ trung đội, đại đội
đến tiểu đoàn dân quân tự vệ cơ động, trung đoàn tự vệ chiến đấu và một số
phân đội chuyên môn, cùng một số lực lượng khác như Cơng an, Biên phịng và
nhân dân tham gia đấu tranh, chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Kho trong căn
cứ hậu cần khu vực phòng thủ dự trữ khoảng 2 - 3 tháng; bộ đội địa phương dự
trữ cho 1 - 2 đợt hoạt động tác chiến, mỗi đợt khoảng 10 - 20 ngày.
+ Hậu cần các quân khu dự trữ đủ cho tác chiến của chủ lực quân khu, bảo
đảm cho bộ đội địa phương tỉnh (thành phố), huyện (quận); bảo đảm một số mặt
(chủ yếu là: súng đan, mìn …) cho dân quân, tư vệ xã (phường), các cơ quan, cơ
sở sản xuất, kinh doanh, thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu và dự trữ
theo yêu cầu của trên, sẵn sàng bảo đảm cho bộ đội chủ lực của Bộ tác chiến
trên địa bàn quân khu. Tuỳ theo vị trí, chức năng, nhiệm vụ mỗi quân khu có
khoảng 4 - 5 sư đồn bộ binh, một số trung, lữ đoàn binh chủng chiến đấu.
2. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế, phương thức đảm bảo kinh tế cho
quốc phòng phù hợp với yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới



×