Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu một số bài toán về an toàn thông tin trong thỏa thuận và ký kết hợp đồng của thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

PHẠM THỊ THANH THỦY

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ
AN TOÀN THÔNG TIN TRONG THỎA THUẬN VÀ
KÝ KẾT HỢP ĐỒNG CỦA THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Ngành:

Công nghệ thông tin

Chuyên ngành: Hệ thống thông tin
Mã số:

60480104

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRỊNH NHẬT TIẾN

Học viên thực hiện

Giáo viên hướng dẫn

Hà Nội – 2016

Chủ tịch hội đồng


LỜI CẢM ƠN


Trong khoảng thời gian nghiên cứu và học tập tại trường Đại học Công Nghệ
- Đại học Quốc Gia Hà Nội, bản thân tôi đã được sự động viên và giúp đỡ rất lớn
của gia đình, thầy cô và bạn bè, đặc biệt là Thầy PGS. TS. Trịnh Nhật Tiến - Thầy
là người trực tiếp hướng dẫn luận văn cho tôi, Thầy luôn chỉ dạy mỗi khi tôi gặp
khó khăn trong việc tìm hiểu đề tài của mình. Thầy đã giúp tôi vững vàng và trưởng
thành hơn rất nhiều trên con đường nghiên cứu và học tập. Thầy ơi, em muốn gửi
tới Thầy lời tri ân chân thành và sâu sắc nhất, em chúc Thầy luôn mạnh khỏe để
tiếp tục sự nghiệp trồng người và tiếp tục hướng dẫn những thế hệ chúng em đạt
được những thành quả cao hơn trên con đường mà mình đã chọn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các Thầy - Cô giáo, các anh chị, các
bạn trong chuyên ngành Hệ thống thông tin - khoa Công nghệ thông tin, những người
luôn sát cánh bên tôi, nhiệt thành chỉ bảo, hướng dẫn và chia sẻ với tôi rất nhiều
những kiến thức về công nghệ thông tin - đó là những kiến thức quý báu và bổ ích
giúp tôi tự tin hơn trong công việc của mình. Hơn thế nữa, tình cảm tôi nhận được từ
những người bạn trong khoảng thời gian học tập tại trường đã giúp chúng tôi thân
thiết hơn và trở thành những người bạn tốt của nhau, đó là một điều tuyệt vời!!!
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Đào
tạo sau đại học, Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện tốt
nhất giúp tôi trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng tôi muốn gửi đến gia đình những tình cảm thân thương nhất. Con
cảm ơn bố mẹ đã luôn tin tưởng, động viên và giúp đỡ để con đạt được mơ ước của
mình. Cảm ơn anh và con luôn là chỗ dựa vững chắc giúp em cố gắng phấn đấu,
cảm ơn các em đã dành mọi điều kiện để giúp chị tập trung vào nghiên cứu.
Hà Nội, ngày … tháng… năm 2016
Học viên

Phạm Thị Thanh Thủy

i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung trình bày trong luận văn này là do tôi tự nghiên
cứu và tìm hiểu dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Thầy PGS. TS. Trịnh Nhật Tiến.
Luận văn này của tôi chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào trước đây.
Trong quá trình nghiên cứu tôi có tham khảo đến các tài liệu của một số tác giả. Tôi
đều có trích dẫn đầy đủ và liệt kê trong mục “TÀI LIỆU THAM KHẢO” ở cuối
luận văn.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2016
Học viên

Phạm Thị Thanh Thủy

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................ii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ............................................................ 3
1.1. Tổng quan về thương mại điện tử .................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm về TMĐT ............................................................................... 3
1.1.2. Vai trò tác động của TMĐT .................................................................... 4
1.1.3. Các đặc trưng của TMĐT ....................................................................... 6
1.1.4. Các loại hình giao dịch TMĐT ............................................................... 8
1.1.5. Ba giai đoạn hoạt động của TMĐT ....................................................... 10
1.2. Tổng quan về An toàn thông tin ..................................................................... 12
1.2.1. An toàn thông tin là gì? Tại sao cần bảo đảm An toàn thông tin? ........ 12
1.2.2. Mục tiêu của An toàn thông tin............................................................. 13

1.2.3. Các giải pháp bảo đảm An toàn thông tin ............................................. 13
1.3. Mã hóa dữ liệu ................................................................................................ 14
1.3.1. Khái niệm Mã hóa dữ liệu ..................................................................... 15
1.3.2. Phân loại hệ mã hóa .............................................................................. 16
1.3.3. Một số Hệ mã hóa tiêu biểu .................................................................. 18
1.4. Chữ ký số ........................................................................................................ 23
1.4.1. Khái niệm “Chữ ký số”........................................................................... 23
1.4.2. Một số chữ ký số tiêu biểu ...................................................................... 25
1.5. Đại diện tài liệu và hàm băm .......................................................................... 27
1.5.1. Hàm băm (Hàm tạo đại diện tài liệu)...................................................... 27
1.5.2. Các Hàm băm .......................................................................................... 28
1.6. Thủy vân số (Digital watermarking) .............................................................. 28
1.6.1 Phân loại Thủy vân số.............................................................................. 29
1.6.2. Các ứng dụng của Thuỷ vân với ảnh số.................................................. 30

iii


CHƢƠNG 2. CÁC BÀI TOÁN VỀ ATTT TRONG THỎA THUẬN VÀ KÝ
KẾT HỢP ĐỒNG CỦA TMĐT ............................................................................. 31
2.1. Thỏa thuận và ký kết hợp đồng của TMĐT ................................................... 31
2.1.1. Khái niệm về giao kết hợp đồng điện tử ................................................ 31
2.1.2. Chủ thể của hợp đồng điện tử ................................................................ 31
2.1.3. Hình thức hợp đồng điện tử ................................................................... 33
2.1.4. Nội dung hợp đồng điện tử .................................................................... 33
2.2. Các bài toán về ATTT trong thỏa thuận và ký kết hợp đồng của TMĐT ...... 34
2.2.1. Bảo đảm tính toàn vẹn thông tin hợp đồng trực tuyến ........................... 35
2.2.2. Bảo đảm tính xác thực ............................................................................ 45
2.2.3. Chống chối bỏ hợp đồng giao dịch ......................................................... 47
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM CHƢƠNG TRÌNH ............................................ 50

3.1. Giới thiệu chương trình .................................................................................. 50
3.1.1. Chương trình mã hóa AES ...................................................................... 50
3.1.2. Chương trình ký không thể phủ định ...................................................... 50
3.2. Cấu hình hệ thống ........................................................................................... 50
3.3. Hướng dẫn sử dụng ........................................................................................ 50
3.3.1. Chương trình mã hóa AES ...................................................................... 50
3.3.2. Chương trình ký không thể phủ định ...................................................... 55
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 59

iv


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa

AES

Advance Encryption Standard
(Chuẩn mã hóa tiên tiến)

DES

Data Encryption Standard
(Chuẩn mã hóa dữ liệu)

RSA


Rivest, Shamir, & Adleman
(Một công nghệ mã hóa khóa công khai)

UNCITRAL

The United Nations Commission on International Trade Law
(Ủy ban về Luật Thương mại Quốc tế của Liên Hợp Quốc)

TMĐT

Thương mại điện tử

ATTT

An toàn thông tin

v


DANH SÁCH HÌNH VẼ VÀ BẢNG
Danh mục hình
Hình 1.1: Mô hình đơn giản thương mại điện tử ........................................................3
Hình 1.2: Khảo sát giá trị mua hàng trực tuyến của người dùng Việt Nam 2015 ......5
Hình 1.3: Biểu đồ Quy mô TMĐT Việt Nam (tỷ USD). ..............................................6
Hình 1.4: Biểu đồ so sánh mức độ ứng dụng TMĐT ở Việt Nam ...............................6
Hình 1.5: Các loại giao dịch B2B trong TMĐT .........................................................8
Hình 1.6: Doanh thu bán lẻ TMĐT của Hoa Kỳ .........................................................9
Hình 1.7: Doanh thu bán lẻ TMĐT của Hàn Quốc ....................................................9
Hình 1.8: Doanh thu bán lẻ TMĐT của Indonesia .....................................................9
Hình 1.9: Doanh thu bán lẻ TMĐT của Úc ..............................................................10

Hình 1.10: Doanh thu bán lẻ TMĐT của Ấn Độ .......................................................10
Hình 1.11: Sơ đồ mã hóa đơn giản. ..........................................................................15
Hình 1.12: Phân loại Thủy vân .................................................................................29
Hình 1.13: Ví dụ về thuỷ vân hiện (trên trang web của Thư viện số liên bang Mỹ) .29
Hình 1.14: Giấu thông tin trong ảnh ........................................................................30
Hình 2.1: Mô hình giải quyết bài toán ......................................................................34
Hình 2.2: Sơ đồ thuật toán AES ................................................................................38
Hình 2.3: Các phần tử biến đổi của S-box dưới dạng ma trận .................................39
Hình 2.4: Kết quả biến đổi của hàm SubBytes() với mảng trạng thái ......................39
Hình 2.5: Nội dung bảng S-box sau khi tính toán .....................................................40
Hình 2.6: Kết quả tính toán.......................................................................................40
Hình 2.7: Minh họa sự dịch vòng..............................................................................41
Hình 2.8: Minh họa làm việc trên cột trạng thái ......................................................42
Hình 2.9: Thực hiện hàm AddRoundKey() ................................................................42
Hình 2.10: Quá trình thực hiện Expand Key ............................................................43
Hình 2.11: Minh họa thực hiện hàm InvShiftRows() ................................................44
Hình 2.14: Kiểm tra tính đúng đắn của chữ ký .........................................................48
Hình 2.15: Giao thức kiểm thử chữ ký số .................................................................49
Hình 2.16: Giao thức chối bỏ chữ ký số. ..................................................................49
Hình 3.1: Quá trình mã hóa văn bản ........................................................................51
Hình 3.2: Quá trình giải mã văn bản ........................................................................52
Hình 3.3: Quá trình mã hóa tệp tin ...........................................................................53
Hình 3.4: Quá trình giải mã tệp tin ..........................................................................54
Hình 3.5: Quá trình ký ..............................................................................................56
Hình 3.6: Giao thức kiểm thử ...................................................................................56
Hình 3.7: Giao thức chối bỏ. ....................................................................................57

vi



vii


Danh mục bảng
Bảng 1: Qui ước môt số từ viết tắt và thuật ngữ của AES ........................................20
Bảng 2: Các hàm, ký hiệu, các tham số của thuật toán ............................................21
Bảng 3: Các trạng thái của AES ...............................................................................36
Bảng 4: Độ dài khóa AES .........................................................................................37

viii


LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, ngày nay thông tin trở thành một tài nguyên vô giá và
không thể thiếu trong các hoạt động của con người. Nhu cầu trao đổi thông tin ngày
càng lớn. Mạng máy tính ra đời giúp việc trao đổi và xử lý thông tin một cách dễ
dàng và nhanh chóng.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở khắp mọi nơi trên thế giới biết đến nhau
thông qua việc sử dụng Internet để trao đổi thông tin và dữ liệu. Internet đã tác động
sâu sắc đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và tác động đến
hầu hết mọi hoạt động của đời sống kinh tế xã hội. Trong đó, việc thỏa thuận và ký
kết hợp đồng giữa các bên tham gia là một khâu rất quan trọng đòi hỏi các bên phải
thực hiện hợp đồng theo đúng khuôn khổ pháp lý và được pháp luật công nhận.
Trước tiên, ta phải hiểu Hợp đồng điện tử là gì? Theo [10] Luật Giao dịch điện tử
Việt Nam 2005 chỉ ra rằng Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng
thông điệp dữ liệu, trong đó thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi,
được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử 1. Trước đây, các bên tham gia
sẽ trực tiếp gặp nhau để giới thiệu, lựa chọn sản phẩm, bàn bạc và cùng thống nhất
ký vào hợp đồng nhưng ngày nay nhờ Internet mà việc thỏa thuận hợp đồng giảm
được nhiều thời gian trao đổi giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đối tác cũng như

các khách hàng của họ và sau khi bàn bạc họ cũng đưa ra quyết định và ký vào hợp
đồng nhưng khác với phương thức truyền thống ở chỗ là việc thỏa thuận và ký kết
diễn ra trên mạng, đó chính là Hợp đồng điện tử.
Vấn đề đặt ra là trong môi trường mạng một lượng tin hay dữ liệu khi được
gửi từ người gửi đến người nhận thường phải qua nhiều nút, nhiều trạm không ai
đảm bảo rằng thông tin đến người nhận không bị sao chép, không bị đánh cắp hay
không bị sửa đổi…Mục 1.3 [2] chỉ ra rằng bảo đảm an toàn thông tin trong thỏa
thuận và ký kết hợp đồng của thương mại điện tử là bảo đảm việc xác minh nguồn
gốc giao dịch, đảm bảo bí mật, toàn vẹn thông tin và chống chối bỏ giao dịch. Đây
là một vấn đề cấp thiết cần phải được giải quyết hiện nay, xuất phát từ yêu cầu này
mà tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu một số bài toán về an toàn thông tin
trong thỏa thuận và ký kết hợp đồng của thương mại điện tử” làm đề tài nghiên
cứu của mình.
Trên cơ sở làm rõ một số bài toán về an toàn thông tin trong giai đoạn thỏa
thuận và ký kết hợp đồng điện tử, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu một số kỹ thuật
để đảm bảo việc xác minh nguồn gốc giao dịch, đảm bảo bí mật, toàn vẹn thông tin
1

Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền
dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.

1


và chống chối bỏ giao dịch cũng như thử nghiệm chương trình thực hiện việc xác
nhận đúng hợp đồng, đảm bảo thông tin hợp đồng không bị sửa đổi và tiến hành ký
kết hợp đồng.
Nhiệm vụ cụ thể mà luận văn cần giải quyết đó là:
 Nêu rõ khái niệm, vai trò, đặc điểm, phân loại, phương pháp và các vấn đề
gặp phải khi thực hiện thỏa thuận hợp đồng điện tử.

 Phân tích, nghiên cứu, tìm hiểu một số bài toán về ATTT trong thỏa thuận và
ký kết hợp đồng điện tử.
 Nghiên cứu một số kỹ thuật đảm bảo an toàn thông tin trong giai đoạn thỏa
thuận hợp đồng.
 Xây dựng chương trình thử nghiệm sử dụng các kỹ thuật trên để thực hiện
việc giải quyết một số bài toán trong thỏa thuận và ký kết hợp đồng.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến giai đoạn thứ hai
của quy trình TMĐT (giai đoạn thỏa thuận hợp đồng), trong đó đặc biệt chú trọng đến
việc nghiên cứu các kỹ thuật đảm bảo An toàn thông tin trong giai đoạn này.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung chủ yếu đến các kỹ thuật thủy
vân số, mã hóa, chữ ký số để xác minh nguồn gốc giao dịch, đảm bảo tính toàn vẹn
thông tin và chống chối bỏ giao dịch trong thỏa thuận và ký kết hợp đồng. Ngoài ra
còn có một số kỹ thuật khác cũng được đề cập trong luận văn.
Về phương pháp tiếp cận của bài toán, tác giả sử dụng các phương pháp cơ
bản như:
 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
 Phương pháp chuyên gia khi tham khảo các giáo trình, bài giảng, tạp chí liên
quan đến việc giải quyết bài toán.
 Phương pháp diễn giải các thuật toán.
 Phương pháp tổng hợp để đưa ra kết luận.
Luận văn được trình bày theo bố cục như sau:
Chương 1. Các khái niệm cơ bản. Trong chương này, tác giả sẽ nêu tổng
quan về An toàn thông tin trong TMĐT, hướng tiếp cận, phương pháp giải quyết.
Chương 2. Các bài toán về ATTT trong thỏa thuận và ký kết hợp đồng của
TMĐT. Chương này sẽ giới thiệu những bài toán về ATTT trong giai đoạn thỏa
thuận hợp đồng. Tiếp theo là đưa ra các kỹ thuật cụ thể để giải quyết từng bài toán
trong giai đoạn này bao gồm: Thủy vân số để xác nhận đúng hợp đồng, Mã hóa
AES để mã hóa hợp đồng và chữ ký không thể phủ nhận để ký kết hợp đồng.
Chương 3. Thực nghiệm chương trình. Là chương cài đặt, thử nghiệm
chương trình ứng dụng mã hóa AES và chữ ký không thể phủ nhận để giải quyết bài

toán đặt ra.

2


CHƢƠNG 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1. Tổng quan về thƣơng mại điện tử
1.1.1. Khái niệm về TMĐT
Theo Bill Gates: “Cạnh tranh ngày nay không phải giữa các sản phẩm mà giữa
các mô hình kinh doanh”. Điều đó có nghĩa là sự thành công của doanh nghiệp không
phải phụ thuộc hoàn toàn vào sản phẩm mà phụ thuộc khá nhiều vào mô hình kinh
doanh. Nếu doanh nghiệp muốn nhận được nhiều cơ hội mới thì cần phải quan tâm
nhiều đến thông tin, Internet, Web. Như chúng ta đã biết sự ra đời của công nghệ Web
kích thích các doanh nghiệp tham gia và dẫn đến sự ra đời của TMĐT.

Hình 1.1: Mô hình đơn giản thương mại điện tử
TMĐT được hiểu theo [9] như sau: Việc mua bán hàng hóa, sản phẩm hay
dịch vụ trên hệ thống điện tử như Internet và mạng máy tính gọi là Thương mại
điện tử (e-commerce).
Mặt khác, [9] cũng đưa ra các định nghĩa về khái niệm TMĐT như sau:
 Theo WTO: "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán
hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet,
nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như
những thông tin số hoá thông qua mạng Internet".
 Theo APEC: "TMĐT liên quan đến việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa
các nhóm hoặc các cá nhân chủ yếu là thông qua các giao dịch thương mại dựa
trên Internet."

3



TMĐT [4] được định nghĩa trong Luật mẫu TMĐT của Ủy ban Liên Hợp quốc
về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL): “Thuật ngữ Thương mại cần được
diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang
tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính chất
thương mại bao gồm: bất cứ giao dịch nào về thương mại, giao dịch nào về cung
cấp, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ, thỏa thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý
thương mại, cho thuê dài hạn, ủy thác hoa hồng, tư vấn, xây dựng các công trình,
đầu tư, cấp vốn, kỹ thuật công trình, bảo hiểm, ngân hàng, tô nhượng hoặc thỏa
thuận khai thác, liên doanh với các hình thức khác về kinh doanh hoặc hợp tác
công nghiệp, chuyên chở hành khách hay hàng hóa bằng đường không, đường biển,
đường sắt hoặc đường bộ.”
Ngoài ra, [11] cũng chỉ ra rằng: “TMĐT là hoạt động kinh doanh trực tuyến.
Việc bán hàng theo cách truyền thống giờ đây có thể được thực hiện bằng điện tử
do một phần mềm nào đó lập trình chạy các chức năng chính của một website2
TMĐT bao gồm: hiển thị sản phẩm, đặt hàng trực tuyến và quản lý hàng tồn kho.
Phần mềm này tập trung trên một máy chủ thương mại và làm việc chung với các
hệ thống thanh toán trực tuyến để xử lý thanh toán. Vì vậy những máy chủ và
đường truyền dữ liệu này tạo nên sức mạnh của Internet, theo nghĩa rộng TMĐT có
nghĩa là kinh doanh trên mạng kết nối với nhau.”
Các học giả nghiên cứu tại đại học Texas3 cho rằng TMĐT và kinh doanh điện
tử4 đều bị bao hàm bởi nền kinh tế Internet. Như vậy chúng ta có thể hiểu rằng
TMĐT chỉ có thể xảy ra khi việc kinh doanh được thực hiện trong mạng Internet.
1.1.2. Vai trò tác động của TMĐT
Cùng với sự ra đời và phát triển của Internet cũng như World Wide Web5 thì
TMĐT ngày càng phát triển và khẳng định vị thế của nó trong đời sống xã hội.
Trong hoạt động kinh doanh, TMĐT góp những vai trò đáng kể [2]:
 Với doanh nghiệp:
So với thương mại truyền thống TMĐT giúp cho các doanh nghiệp có thể
tương tác với nhau, tìm kiếm khách hàng tiện lợi hơn, nhanh hơn với chi phí thấp

hơn nhiều. TMĐT dẫn đến việc cạnh tranh toàn cầu phát triển.
2

Website là tập hợp trang web, thông thường chỉ nằm trong một tên miền hay tên miền phụ trên World Wide
Web của Internet.
3
Texas là viện đại học chuyên về nghiên cứu của tiểu bang Texas – Hoa Kỳ.
4
Kinh doanh điện tử là việc sử dụng Internet, sử dụng các công nghệ trực tuyến tạo ra quá trình kinh doanh
hiệu quả cho dù việc có hay không có lợi nhuận, do đó tăng lợi ích với khách hàng.
5
Gọi tắt là Web hay WWW- mạng lưới toàn cầu là không gian thông tin mà mọi người có thể đọc và viết
(truy cập) thông qua các máy tính nối mạng Internet.

4


Nhờ sự ra đời của TMĐT các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể cạnh tranh với
các doanh nghiệp lớn hơn. Nó giúp các doanh nghiệp này có thể giới thiệu hàng hóa
hay sản phẩm của mình đến khách hàng một cách nhanh chóng, tự động mà lại giảm
chi phí liên lạc, giảm chi phí giao dịch và marketing.
 Với người tiêu dùng:
Nhờ vào TMĐT, người mua có thể nghiên cứu, tìm hiểu hàng hóa, sản phẩm
và các dịch vụ kèm theo một cách tiện lợi và nhanh nhất có thể. Họ có thể so sánh
chất lượng cũng như giá cả của hàng hóa để có sự lựa chọn tốt nhất.
Internet cách mạng hoá marketing trực tiếp và marketing bán lẻ. Người tiêu
dùng có thể mua sắm bất kì sản phẩm hàng hóa nào của những nhà sản xuất và bán
lẻ trên khắp thế giới…Tất cả đều có thể thực hiện ngay tại nhà.

Hình 1.2: Khảo sát giá trị mua hàng trực tuyến của người dùng Việt Nam 2015

 Với ngành ngân hàng và các ngành dịch vụ khác:
Khi TMĐT phát triển ngành ngân hàng từ giữ tiền truyền thống đã chuyển
sang lưu trữ, giao dịch và quản lý đồng tiền số dựa vào Internet và TMĐT…Ngoài
ra, các ngành như: giáo dục, tư vấn, thiết kế, marketing và rất nhiều những dịch vụ
tương ứng đã và đang thay đổi rất nhiều về cách thức, chất lượng dịch vụ để đáp
ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
Doanh thu từ TMĐT chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong doanh thu thương
mại...Doanh nghiệp và người tiêu dùng từ các quốc gia khác nhau trên thế giới tham
gia vào TMĐT ngày càng nhiều, chẳng hạn:
Một báo cáo gần đây [13] từ dịch vụ khảo sát trực tuyến Q&Me đã đưa ra
nhiều thống kê mới về thị trường TMĐT Việt Nam so sánh với các quốc gia khác.
Theo đó, doanh thu bán hàng TMĐT của Việt Nam đã đạt 4,07 tỷ USD. So với
Quốc gia có nền TMĐT hàng đầu thế giới là Mỹ, quy mô Việt Nam chỉ bằng 1/83
lần. So với Nhật Bản, với mức doanh thu năm 2015 là 106,6 tỷ USD, quy mô
TMĐT nước này gấp đúng 26 lần Việt Nam.
Mặc dù quy mô TMĐT của Việt Nam còn nhỏ nhưng tốc độ tăng trưởng lại
rất nhanh. Năm 2013 và 2014, tổng doanh thu từ TMĐT Việt Nam lần lượt cán mốc
2,2 tỷ USD và 2,97 tỷ USD. Như vậy mức tăng trưởng trong hai năm này lần lượt là
35% và 37%. Trong 2 năm này, tốc độ tăng trưởng của TMĐT Nhật Bản là 17% và
15%. TMĐT Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn TMĐT Nhật Bản.

5


Hình 1.3: Biểu đồ Quy mô TMĐT Việt Nam (tỷ USD).
Có thể nói, trong mắt các chuyên gia trong và ngoài ngành, TMĐT Việt Nam
vẫn còn đầy tiềm năng, “đang ngủ yên chưa được đánh thức”. Điều này củng cố bởi
sự tăng lên của tổng số người dùng Internet tại Việt Nam, của tỷ lệ người dùng tin
tưởng mua hàng trên các kênh trực tuyến và kỳ vọng vào sự xuất hiện của các hình
thức mua sắm trực tuyến. Dưới đây là việc khảo sát mức độ ứng dụng TMĐT ở Việt

Nam ở các độ tuổi từ dưới 15 đến 49 tuổi cho thấy sự ảnh hưởng của TMĐT đến
các độ tuổi có sự chênh lệch khá lớn:

Hình 1.4: Biểu đồ so sánh mức độ ứng dụng TMĐT ở Việt Nam
1.1.3. Các đặc trƣng của TMĐT
Những điểm khác biệt cơ bản [4] của TMĐT so với các hoạt động Thương
mại truyền thống:
 Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực
tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.

6


Thương mại truyền thống thì các bên thường trực tiếp gặp nhau tiến hành giao
dịch. Các giao dịch thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc như vận đơn, chuyển tiền,
gửi báo cáo, séc hóa đơn. Các phương tiện viễn thông như: fax, telex,... chỉ được sử
dụng để trao đổi số liệu kinh doanh.
Mọi người đều có thể tham gia vào TMĐT từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến
các khu đô thị lớn, điều đó chứng tỏ tất cả mọi người ở khắp nơi đều có cơ hội
ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không nhất thiết đòi hỏi
phải có mối quen biết với nhau từ trước.
 Các giao dịch của TMĐT được thực hiện trong một thị trường không có biên
giới (thị trường thống nhất toàn cầu) còn các giao dịch thương mại truyền thống
được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia. TMĐT tác động
trực tiếp tới môi trường cạnh tranh toàn cầu.
Máy tính cá nhân giúp cho doanh nghiệp hướng ra thị trường trên toàn thế
giới. Trước kia phải mất nhiều năm thì các doanh nhân mới thành lập mới có thể
kinh doanh ở các nước như Nhật Bản, Đức, Chile…nhưng nhờ vào sự phát triển
của TMĐT thì điều đó hoàn toàn có thể mà không phải bước ra khỏi nhà chỉ cần
một chiếc máy tính kết nối Internet.

 Trong giao dịch TMĐT đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, trong đó có
người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực là bên không thể thiếu được.
Trong TMĐT, bên thứ ba đó là các cơ quan chứng thực, nhà cung cấp dịch vụ
mạng... là những người tạo ra môi trường cho các giao dịch TMĐT. Cơ quan chứng
thực và nhà cung cấp dịch vụ mạng có nhiệm vụ chuyển, lưu giữ và xác nhận độ tin
cậy thông tin giữa các bên tham gia giao dịch TMĐT.
 Đối với TMĐT thì mạng lưới thông tin chính là thị trường còn đối với thương
mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu.
Thông qua TMĐT, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành. Các
trang Web nổi tiếng như Yahoo! America Online, Google góp phần quan trọng vào
việc cung cấp thông tin trên mạng. Các trang Web này được ví như các “khu chợ”
khổng lồ trên Internet. Chỉ cần nhấn chuột là khách hàng có thể truy cập vào hàng
ngàn cửa hàng ảo khác nhau và tỷ lệ khách hàng vào thăm rồi mua hàng là rất cao.
Nhiều người sẵn sàng mất thêm một chút chi phí còn hơn là phải đi tới tận cửa
hàng. Các chủ cửa hàng ngày nay cũng đang đua nhau khai thác mảng thị trường
rộng lớn trên Web bằng cách mở cửa hàng ảo để đưa thông tin lên Web.

7


Hình 1.5: Các loại giao dịch B2B trong TMĐT
1.1.4. Các loại hình giao dịch TMĐT
Theo [4] trong TMĐT có ba chủ thể tham gia bao gồm: Chính phủ (G) - vai
trò là định hướng, điều tiết và quản lý; doanh nghiệp (B) - vai trò động lực phát
triển TMĐT; người tiêu dùng (C) - vai trò quyết định sự thành công của TMĐT. Từ
đó ta có các loại giao dịch TMĐT: B2B, B2C, B2G, C2C, C2G…trong đó B2B và
B2C là hai loại hình quan trọng nhất.
 B2B: Mô hình TMĐT giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp
 B2C: Mô hình TMĐT giữa Doanh nghiệp với Người tiêu dùng. Dưới đây là
doanh thu TMĐT B2C của một số nước trên thế giới:


8


Hình 1.6: Doanh thu bán lẻ TMĐT của Hoa Kỳ

Hình 1.7: Doanh thu bán lẻ TMĐT của Hàn Quốc

Hình 1.8: Doanh thu bán lẻ TMĐT của Indonesia

9


Hình 1.9: Doanh thu bán lẻ TMĐT của Úc

Hình 1.10: Doanh thu bán lẻ TMĐT của Ấn Độ
1.1.5. Ba giai đoạn hoạt động của TMĐT
Như chúng ta đã thấy việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh hiện nay được xem là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực trong hoạt
động kinh doanh, đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, rút ngắn khoảng
cách giao thương và dễ dàng mở rộng thị trường. Trong TMĐT bao gồm quá trình
mua bán hàng hóa, giao dịch thương mại thông qua các phương tiện điện tử. Quy
trình TMĐT có các giai đoạn sau:
 Giai đoạn quảng cáo và giới thiệu sản phẩm (Marketing):
Quảng cáo và giới thiệu sản phẩm là khâu đầu tiên và là một trong những khâu
quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong quy trình thương mại. Quảng cáo

10



hàng hóa trực tuyến chính là hoạt động giới thiệu và chào bán sản phẩm, dịch vụ
qua hệ thống điện tử như Internet, mạng máy tính. Nó cung cấp đầy đủ các thông tin
về sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng, đối tác nhằm góp phần nâng cao sức cạnh
tranh, tiết kiệm chi phí cho hoạt động tiếp thị cũng như bán hàng mang lại hiệu quả
kinh tế cho doanh nghiệp.
Người tiêu dùng có thể phản hồi ngay lập tức hoặc có thể giao tiếp trực tiếp
với nhà cung ứng nhờ vào sự tương tác của quảng cáo hàng hóa trực tuyến làm cho
các giao dịch TMĐT dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho hoạt động mua
bán. Việc mua sắm được thực hiện thuận tiện hơn nhờ vào các ứng dụng công nghệ
thông tin, người dùng có thể ngồi ở bất cứ đâu và mua sắm chỉ với các thiết bị thông
minh như máy tính, smartphone được kết nối mạng Internet. Việc đặt hàng, nhận
hàng diễn ra đơn giản và tiện lợi thông qua các website trực tuyến.
Một lượng lớn thông tin luôn sẵn sàng trong quảng cáo trực tuyến giúp người
tiêu dùng có thể xem thông tin của sản phẩm mọi lúc và thực hiện mua bán, giao dịch
bất cứ lúc nào và bất kì nơi đâu. Nó giúp cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường,
giúp tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng, chi phí thuê nhân viên bán hàng…Tuy
nhiên, bên cạnh những lợi thế mà quảng cáo trực tuyến đem lại thì có không ít vấn đề
về an toàn thông tin như: truy nhập trái phép vào CSDL để thay đổi thông tin về sản
phẩm, dịch vụ..vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ, sao chép trái phép…
 Giai đoạn thỏa thuận và ký kết hợp đồng:
Để đáp ứng được yêu cầu hợp tác kinh doanh thì các bên phải đối thoại,
thương lượng với nhau nhằm tiến đến một thỏa thuận chung đó chính là thỏa thuận
hợp đồng. Và việc xác nhận các nội dung đã đàm phán chính là ký kết hợp đồng,
nghĩa là ký xác nhận để từ đó bản hợp đồng có hiệu lực.
Việc thỏa thuận và ký kết hợp đồng TMĐT đều phải tuân theo luật thương mại.
Internet đã giúp cho việc thỏa thuận hợp đồng giảm được nhiều thời gian trao đổi giữa
các bên. Tuy nhiên, bài toán đặt ra là làm thế nào để giải quyết các vấn đề an toàn
thông tin trong giao dịch bao gồm việc xác minh nguồn gốc, đảm bảo tính bí mật, toàn
vẹn thông tin, chống chối bỏ giao dịch là việc chúng ta cần phải giải quyết.

 Giai đoạn thanh toán và chuyển giao sản phẩm:
Đây là giai đoạn thực hiện các giao dịch thanh toán trong kinh doanh, vì vậy
việc đảm bảo an toàn thông tin trong việc thanh toán giữa các bên là rất cần thiết.
Nhờ vào TMĐT việc truyền dữ liệu đến thẻ tín dụng hay truyền dữ liệu đến các
phương tiện thanh toán khác của khách hàng được thực hiện dễ dàng và thuận tiện
hơn. Tuy nhiên, khi các giao dịch thanh toán qua mạng được diễn ra thì nguy cơ bị
mất thông tin liên quan đến thẻ hoặc các giao dịch có sử dụng thẻ là rất lớn. Kẻ gian
sẽ thực hiện các hành vi lừa đảo, gian lận thẻ và lấy cắp các thông tin của khách

11


hàng để thực hiện mưu đồ đen tối, chẳng hạn chúng có thể giả danh khách hàng để
thiết lập các khoản tín dụng mới…
Trong trường hợp khách hàng nước ngoài trước đó có đặt hàng nhưng sau đó
phủ nhận việc này thì sẽ là một thiệt hại rất lớn cho người bán hàng trực tuyến bởi
vì thực tế thường không có cách nào xác định được hàng đã đến tay khách hàng
chưa và chủ thẻ có đúng là người đã đặt đơn hàng hay không? Do vậy, sự an toàn
trong thanh toán trực tuyến là một trong những vấn đề cốt yếu của TMĐT.
1.2. Tổng quan về An toàn thông tin
1.2.1. An toàn thông tin là gì? Tại sao cần bảo đảm An toàn thông tin?
 An toàn thông tin là gì?
An toàn thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ việc bảo vệ thông tin số và các hệ
thống thông tin chống lại các nguy cơ tự nhiên, các hành động truy cập, sử dụng,
phát tán, phá hoại, sửa đổi và phá hủy bất hợp pháp nhằm bảo đảm cho các hệ thống
thông tin thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một cách sẵn sàng,
chính xác và tin cậy.
 Tại sao cần đảm bảo An toàn thông tin?
Nhu cầu trao đổi thông tin phát triển nhanh chóng trong thời đại ngày nay. Sự
ra đời của Internet giúp con người trao đổi thông tin một cách dễ dàng và thuận tiện.

Chỉ cần với một chiếc máy tính kết nối mạng bạn có thể gửi nhận Email và thực hiện
các giao dịch buôn bán trực tuyến…Vấn đề ở chỗ thông tin quan trọng có được toàn
vẹn hay không? Những bí mật về tài chính, về kinh doanh có được bảo mật không?
Điều đáng lo là thông tin ở kho dữ liệu hay đang trên đường truyền có thể bị sửa đổi,
sao chép, giả mạo làm ảnh hưởng đến các tổ chức, doanh nghiệp hay rộng hơn là cả
một quốc gia. Mục tiêu của các tổ chức tình báo là nắm được những thông tin quan
trọng về vấn đề an ninh quốc gia.
Số lượng các vụ tấn công của tin tặc ngày càng nhiều, quy mô và phương pháp
tấn công ngày càng lớn. Chẳng hạn, vụ tin tặc tấn công các sân bay tại Việt Nam
2016 là vụ tấn công của các tin tặc (hacker) vào chiều 29 tháng 7 năm 2016 vào một
số màn hình hiển thị thông tin chuyến bay tại khu vực làm thủ tục bay của các Sân
bay Tân Sơn Nhất, Sân bay Nội Bài, Sân bay Đà Nẵng, Sân bay Phú Quốc. Các
màn hình của sân bay đã bị chèn những hình ảnh và nội dung câu chữ xúc
phạm Việt Nam và Philippines, xuyên tạc các nội dung về biển Đông. Hệ thống
phát thanh của sân bay cũng phát đi những thông điệp tương tự. Đồng thời website
của Vietnam Airlines cũng bị hack với 411.000 dữ liệu của hành khách đi máy bay
đã bị hacker thu thập và phát tán. Cuộc tấn công website và hệ thống thông tin sân
bay này được đánh giá là lớn nhất từ trước đến nay vào hệ thống thông tin hàng

12


không của Việt Nam. Vì vậy, đảm bảo an toàn thông tin là nhiệm vụ cấp thiết đặt ra
cho chúng ta.
Khi ai đó nhận được một bản tin trên mạng, có gì bảo đảm rằng đối tác đã gửi
bản tin đó cho họ. Có cách nào để biết được tiền điện tử hay Sec điện tử được thanh
toán trên mạng có phải là của đối tác trả cho họ hay không? Tiền đó là tiền thật hay
tiền giả?
Theo cách truyền thống, người gửi thường ký phía dưới của văn bản quan
trọng. Tuy nhiên, văn bản có thể bị sao chép, sửa đổi và có thể bị giả mạo chữ ký

khi truyền qua mạng. Do vậy, đảm bảo ATTT được đặt ra để giải quyết vấn đề trên.
Trước đây, kỹ thuật đơn giản để “bảo mật” thông tin đó là giữa người gửi và
người nhận thỏa thuận một số từ ngữ mà hay gọi là tiếng “lóng” trước khi truyền
thông báo để bảo vệ thông tin.
Ngày nay, người ta dùng mật mã cổ điển để hoán vị, thay thế các ký tự trong
bản tin “gốc” để được bản tin “mật mã” làm cho người khác “khó” có thể đọc được.
1.2.2. Mục tiêu của An toàn thông tin
 Bảo đảm bí mật: thông tin chỉ cho phép một số người có thẩm quyền được
đọc, được biết thông tin (nghĩa là thông tin không bị lộ đối với người không được
phép) còn sẽ giữ bí mật đối với tất cả mọi người không được phép.
 Bảo đảm toàn vẹn: thông tin không bị sửa đổi bởi những người không có
quyền hoặc bằng những phương tiện không được phép (nghĩa là ngăn chặn, hạn chế
bổ sung, loại bỏ và sửa dữ liệu không được phép).
 Bảo đảm xác thực: Xác thực đúng thực thể có trách nhiệm về nội dung thông
tin (xác định nguồn gốc thông tin), thực thể có giao dịch, kết nối.
 Bảo đảm sẵn sàng: Thông tin sẵn sàng cho những người dùng được phép.
 Bảo đảm tính không thể chối bỏ: Ngăn chặn việc chối bỏ trách nhiệm với
một cam kết đã có (chối bỏ việc đã ký vào một hợp đồng, văn bản nào đó…).
1.2.3. Các giải pháp bảo đảm An toàn thông tin
Các giải pháp bảo đảm An toàn thông tin [1] gồm:
 Bảo đảm toàn vẹn và xác thực thông tin:
- Mã hóa (”Che” dữ liệu): thay đổi hình dạng dữ liệu gốc làm cho người khác
khó nhận ra.
- “Giấu” dữ liệu: dữ liệu này được giấu trong môi trường dữ liệu khác.
- Bảo đảm toàn vẹn và xác thực thông tin.
 Kỹ thuật sử dụng: Mã hóa, giấu tin, thủy ký, ký số, hàm băm …
Giao thức bảo toàn thông tin, xác thực thông tin...

13



 Kiểm soát lối vào ra của thông tin:
- Kiểm soát ngăn chặn thông tin vào hoặc ra hệ thống máy tính.
- Kiểm soát cấp quyền sử dụng thông tin trong hệ thống máy tính.
- Kiểm soát, tìm diệt Virus, Trojan horse... vào ra hệ thống máy tính.
Kỹ thuật sử dụng: Mật khẩu, mạng riêng ảo, tường lửa, xác thực, nhận dạng,
cấp quyền.
 Phát hiện, xử lý các lỗ hổng trong ATTT:.
- “Các lỗ hổng” trong thuật toán hay trong các giao thức mật mã, giấu tin.
- “Các lỗ hổng” trong các giao thức mạng.
- “Các lỗ hổng” trong các hệ điều hành mạng.
- “Các lỗ hổng” trong các ứng dụng.
 Phối hợp các phương pháp: Xây dựng ”hành lang” an toàn cho thông tin
bao gồm:
- Hạ tầng PKI (mật mã khóa công khai).
- Kiểm soát lối vào hay kiểm soát lối ra: mật khẩu, mạng riêng ảo, tường lửa,
cấp quyền.
- Kiểm soát và xử lý các lỗ hổng trên.
1.3. Mã hóa dữ liệu
Như chúng ta đã thấy hiện nay mã hóa được biết đến rất nhiều trong các lĩnh
vực với nhiều cách thức khác nhau thông qua việc sử dụng các thuật toán mã hóa. Để
bảo vệ thông tin thì mã hóa chính là lựa chọn tối ưu giúp bảo mật tài liệu, giúp việc
truyền tài liệu được an toàn mà không lo dữ liệu bị đánh cắp hoặc sửa đổi bởi vì
thông tin đã được mã hóa chứ không còn ở dạng tài liệu thô nữa và như vậy việc đánh
cắp thông tin sẽ rất khó khăn hoặc nếu có bị đánh cắp thì cũng không thể dùng được.
Hiện nay, có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra khi truyền thông tin qua mạng nếu
không sử dụng các công cụ mã hóa hoặc chữ ký điện tử thì:
- Thông tin nhận được có thể bị người khác sửa đổi.
- Thông tin nhận được có thể không phải của người cần gửi.
- Ngoài người nhận ra thì người khác có thể đọc được thông tin.

- Thông tin được truyền trên mạng có thể bị “xâm nhập” và lấy thông tin tuy
nhiên vẫn đến được người nhận mà không bị thay đổi nội dung.
- Thông tin có thể bị sửa đổi và truyền tới cho người nhận mà người nhận
không biết thông tin đã bị thay đổi trên đường truyền.
- Thông tin bị đánh cắp và không đến được người nhận.
Để giải quyết được những vấn đề trên thì thông tin sẽ được mã hóa trước khi
truyền đi và khi đến người nhận thì sẽ được giải mã để biết được nội dung.

14


Trên đường truyền nội dung của thông tin có thể bị theo dõi, bị đọc trộm hay
bị đánh cắp vì vậy để đảm bảo rằng chỉ có người nhận mới được đọc tin thì trước
khi gửi chúng cần phải được mã hóa thành “thông tin không có ý nghĩa”. Và để hiểu
được thông điệp này thì kẻ tấn công phải giải mã được nó, nếu chúng được mã hóa
với thuật toán càng tốt thì chi phí giải mã càng cao đối với những kẻ tấn công này
và đương nhiên chúng sẽ phải tính toán xem chi phí giải mã có cao hơn thông tin
cần biết hay không? Như vậy thuật toán mã hóa càng tốt thì vấn đề bảo mật thông
tin càng cao.
1.3.1. Khái niệm Mã hóa dữ liệu
Để bảo đảm ATTT lưu trữ trong máy tính hay bảo đảm ATTT trên đường
truyền tin [1] người ta phải “Che Giấu” (mã hóa) các thông tin này để người khác
khó nhận ra.
Mã hóa: Là quá trình chuyển thông tin từ dạng đọc được (bản rõ) thành
thông tin không thể đọc được (bản mã) đối với người không được phép.
Giải mã: Là quá trình chuyển đổi thông tin ngược lại từ thông tin không thể
đọ được (bản mã) sang thông tin có thể đọc được (bản rõ).

Hình 1.11: Sơ đồ mã hóa đơn giản.
1.3.1.1. Hệ mã hóa

Hệ mã hóa: là tập hợp các thuật toán, các khóa nhằm mã hóa và giải mã thông
tin. Hệ mã hóa là bộ năm (P, C, K, E, D) trong đó:

P là tập hữu hạn các bản rõ có thể. C là tập hữu hạn các bản mã có thể.
K là tập hữu hạn các khoá có thể.
E là tập các hàm lập mã. D là tập các hàm giải mã.
Khóa lập mã ke  K, hàm lập mã eke  E, eke: P C,
Khóa giải mã kd  K, hàm giải mã dkd  D, dkd: C P,
sao cho dkd (eke (x)) = x, x  P.
x ở đây được gọi là bản rõ và eke (x) được gọi là bản mã.

15


1.3.1.2. Mã hóa và Giải mã
Người gửi G
  
(có khóa lập mã ke)

   Người nhận N
(có khóa giải mã kd)

eke (T)


Tin tặc có thể trộm bản mã eke (T)
Người gửi G muốn gửi bản tin T cho người nhận N. Để bảo đảm bí mật, G mã
hoá bản tin bằng khóa lập mã ke, sau khi mã hóa G nhận được bản mã eke (T), rồi
gửi cho N. Tin tặc có thể trộm bản mã eke (T), nhưng nếu có trộm được bản mã
này cũng “khó” hiểu được bản tin gốc T nếu không có khoá giải mã kd.

N nhận được bản mã và dùng khoá giải mã kd để giải mã bản mã eke (T), sau
khi giải mã xong sẽ nhận được bản tin gốc T = dkd (eke (T)).
1.3.2. Phân loại hệ mã hóa
Như chúng ta đã biết hiện nay có 2 loại mã hóa chính bao gồm: mã hóa khóa
đối xứng và mã hóa khoá công khai.
1.3.2.1. Hệ mã hóa khóa đối xứng
Mã hóa khóa đối xứng [1] là hệ mã hóa mà cả khóa lập mã và khóa giải mã
“giống nhau” nếu biết được khóa lập mã thì có thể “dễ” tính ra được khóa giải mã
và ngược lại biết được khóa giải mã thì sẽ “dễ” tính ra được khóa lập mã. Đặc biệt
có một số hệ mã hóa có khoá lập mã và khoá giải mã trùng nhau (ke = kd), chẳng
hạn như hệ mã hóa “dịch chuyển” hay DES.
Hệ mã hóa khóa đối xứng hay còn gọi là hệ mã hóa khoá bí mật, khóa riêng
bởi vì phải giữ bí mật cả hai khóa. Người gửi, người nhận phải thoả thuận khoá
chung (lập mã hay giải mã) và khoá này phải được giữ bí mật trước khi dùng hệ mã
hóa khóa đối xứng. Độ an toàn của hệ mã hóa khóa đối xứng phụ thuộc vào khoá.
Ưu điểm:
- Mã hóa khóa đối xứng thì mã hóa và giải mã nhanh hơn hệ mã hóa khóa
công khai.
Nhược điểm:
- Mã hóa khóa đối xứng chưa thật sự an toàn vì: người mã hoá và người giải mã
phải có “chung” một khoá. Do vậy khóa phải được giữ bí mật tuyệt đối (vì biết khoá
này “dễ” tính được khoá kia và ngược lại).
- Việc thỏa thuận và quản lý khóa chung là khó khăn và phức tạp. Người gửi,
người nhận luôn phải thống nhất với nhau về khoá chung. Việc thay đổi khoá là rất
khó và dễ bị lộ. Khóa chung phải được gửi cho nhau giữa người gửi và người nhận
trên kênh an toàn.

16



×