Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Chính sách vốn lưu động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.04 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

Môn
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Chuyên đề 5

Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS. BÙI VĂN TRỊNH

Cần Thơ, 11/2012


MỤC LỤC
Chuyên đề 5: CHÍNH SÁCH VỐN LƯU ĐỘNG
5.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA.......................................... 01
5.1.1 Vốn lưu động và Quản lý vốn lưu động ............................................ 01
5.1.2 Các thành phần trong vốn lưu động ................................................... 01
5.1.2.1 Tài sản ngắn hạn ........................................................................ 01
5.1.2.2 Nợ ngắn hạn ............................................................................... 02
5.1.3 Tài sản doanh nghiệp ......................................................................... 03
5.2 XÁC ĐỊNH NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG ......................................... 04
5.2.1 Vai trò của công tác xác định nhu cầu vốn lao động ......................... 04
5.2.2 Các nguyên tắc xác định nhu cầu vốn lưu động ................................ 05
5.2.3 Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động ................................... 06
5.2.3.1 Phương pháp ước tính nhu cầu vốn bằng tỷ lệ
phần trăm theo doanh thu ...................................................................... 06
5.2.3.2 Phương pháp ước tính nhu cầu vốn lưu động
thông qua chu kỳ kinh doanh và chu kỳ tiền ................................................. 08
5.3 CÁC NGUỒN VỐN ĐÁP ỨNG CHO NHU CẦU


VỐN LƯU ĐỘNG ........................................................................................ 10
5.3.1 Nguồn vốn nội bộ của doanh nghiệp ................................................ 10
5.3.1.1 Nguồn vốn từ lợi nhuận ............................................................. 10
5.3.1.2 Các nguồn vốn khác bên trong doanh nghiệp ............................ 10
5.3.2 Nguồn vốn bên ngoài ........................................................................ 10
5.3.2.1 Nguồn vốn huy động bằng phát hành chứng khoán .................. 10
5.3.2.2 Nguồn vốn huy động bằng tín dụng .......................................... 10
5.4 QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ
CHÍNH SÁCH VỐN LƯU ĐỘNG ............................................................. 11
5.4.1 Các khái niệm ................................................................................... 11
5.4.2 Các chính sách đầu tư vốn lưu động


(Working capital invesment policy) ......................................................... 13
5.4.2.1 Chính sách vốn lưu động “chặt chẽ”.......................................... 14
5.4.2.2 Chính sách vốn lưu động “nới lỏng” ......................................... 15
5.4.2.3 Chính sách vốn lưu động “trung dung” ..................................... 16
5.4.3 Các chính sách tài trợ vốn lưu động
(Working capital financing policy) ........................................................... 16
5.4.3.1 Chính sách phối hợp kỳ hạn (Maturity Matching Approach).......17
5.4.3.2 Chính sách mạo hiểm (Aggressive Approach) .......................... 18
5.4.3.3 Chính sách thận trọng (Conservative Approach) ...................... 20
5.4.3.4 Chính sách trung dung (Moderate Approach) ........................... 22
5.4.4 Khả năng thanh toán ........................................................................ 23
5.4.4.1 Tỷ số thanh toán hiện hành - current ratio ................................. 23
5.4.4.2 Tỷ số thanh khoản nhanh - Quick ratio ..................................... 24
5.4.5 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ........................................ 24
5.4.5.1 Số vòng quay của vốn lưu động ................................................ 24
5.4.5.2 Thời gian của một vòng quay vốn lưu động............................... 24
5.4.5.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động........................................... 25

5.4.5.4 Mức đảm nhiệm của vốn lưu động ............................................ 25
5.4.6 Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động .................. 25
5.4.6.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong sản xuất............... 25
5.4.6.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong lưu thông............. 26
5.4.7 Minh họa ảnh hưởng của chính sách vốn lưu động .......................... 27
5.5 TÓM TẮT CHUYÊN ĐỀ 5 ............................................................... 29


DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU
Số TT

Tên Hình/Bảng

Số trang

Danh mục Hình
Hình 5-1

Tài sản của doanh nghiệp theo thời gian

03

Hình 5-2

Minh họa các chính sách vốn lưu động

15

Hình 5-3


Chính sách tài trợ phối hợp kỳ hạn

17

Hình 5-4

Chính sách tài trợ mạo hiểm

20

Hình 5-5

Chính sách tài trợ thận trọng

21

Hình 5-6

Chính sách tài trợ bảo thủ

22

Danh mục Bảng
Bảng 5-1

Bảng cân đối kế toán năm báo cáo doanh
nghiệp A

07


Bảng 5-2

Bảng tỷ lệ phần trăm các khoản mục chịu
tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ
với doanh thu

07

Bảng 5-3

Bảng đối chiếu tài trợ ngắn hạn và dài hạn

16

Bảng 5-4

Bảng cân đối kế toán hiện tại và dự tính của
công ty Phương Đông

19

Bảng 5-5

Ảnh hưởng của chính sách tài trợ vốn lưu
động của doanh nghiệp Vĩnh Thuận

28


Chuyên đề 5

CHÍNH SÁCH VỐN LƯU ĐỘNG
5.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA
5.1.1 Vốn lưu động và Quản lý vốn lưu động
- Vốn lưu động (Working capital) là các đầu tư của một doanh nghiệp vào
tài sản ngắn hạn như tiền mặt, chứng khoán ngắn hạn, khoản phải thu và hàng
tồn kho ([1], trang 216). Như vậy, vốn lưu động là giá trị bằng tiền của các tài
sản lưu động, bao gồm các tài sản ngắn hạn, thường xuyên luân chuyển, thay đổi
hình thái trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và giá trị của nó
được kết chuyển toàn bộ vào giá trị sản phẩm trong một chu kỳ kinh doanh. [4,
trang 333]
- Vốn lưu động ròng (Net working capital). Không phải tất cả các tài sản
ngắn hạn đều phục vụ trực tiếp cho việc tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ, một phần
của chúng được sử dụng cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Từ đó, ta
có định nghĩa vốn lưu động ròng là hiệu số giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn
hạn. [1, trang 218]
Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn
Như vậy, từ các khái niệm trên ta có thể nói quản lý vốn lưu động là bao
hàm mọi vấn đề của công tác quản trị tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.
5.1.2 Các thành phần trong vốn lưu động
5.1.2.1 Tài sản ngắn hạn [1, trang 216]
- Tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển nhượng (Cash and
marketable securities). Là các tài sản có tính thanh khoản cao nhất mà doanh
nghiệp sở hữu. Trong đó, tiền là một tài sản dùng trong kinh doanh và có thể
mua bất kỳ tài sản khác ngay lập tức mà không tốn thời gian; chứng khoán có
thể chuyển nhượng, ví dụ như trái phiếu chính phủ…
Mặc dù tiền mặt là tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nhất. Tuy
nhiên tồn quỹ tiền mặt lại phát sinh chi phí cơ hội sử dụng vốn rất lớn. Cụ thể là


tồn quỹ tiền mặt cao sẽ làm mất đi cơ hội sinh lời của đồng tiền. Để không đánh

mất cơ hội sinh lời của tiền, công ty sẽ chuyển những đồng tiền tạm thời nhàn
rỗi vào đầu tư chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ nhằm thu tiền lãi. [2,
trang 185]
- Hàng tồn kho (Inventory). Hàng tồn kho biểu thị toàn bộ vật tư, nguyên
vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và thành phẩm chưa bán. Hàng tồn
kho là một tất yếu khách quan, không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, nhưng tồn kho đồng nghĩa với việc “chiếm giữ vốn” hoạt động. Vì vậy,
quản trị hàng tồn kho có vai trò rất quan trọng trong quản lý vốn lưu động của
công ty. [2, trang 148]
- Khoản phải thu (Account receivable). Khi doanh nghiệp bán hàng trên cơ
sở tín dụng thương mại, tức bán chịu (bán thiếu). Khi bán chịu, các khoản nợ
của khách hàng được kế toán theo dõi và thể hiện là các khoản phải thu trên
bảng cân đối kế toán của người bán. Đối với các công ty trong ngành sản xuất,
chế biến, xây dựng các khoản phải thu thường chiếm tỷ trọng lớn hơn công ty
thương mại dịch vụ.
5.1.2.2 Nợ ngắn hạn [1, trang 217]
Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp sẽ phải thanh toán ngay
trong năm, thường bao gồm:
- Khoản phải trả: Là giá trị của các khoản nợ của doanh nghiệp đối với nhà
cung cấp khi doanh nghiệp mua hàng hoặc dịch vụ trên cơ sở tín dụng thương
mại, tức mua chịu (hay mua thiếu). Khoản phải trả được coi là nguồn vốn nội
sinh của doanh nghiệp vì nó được tạo ra từ hoạt động thường xuyên của doanh
nghiệp, hay cũng được gọi là một thành phần của nợ ngắn hạn tự phát. Khi
doanh nghiệp đặt mua hàng và được người bán cho trả chậm thì cũng có nghĩa là
doanh nghiệp đã sử dụng được một nguồn tài chính.
- Chi phí phải trả, hay cũng được gọi là nợ định kỳ (Accruals). Trong quá
trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp trích một phần doanh thu từ bán hàng
để định kỳ trả lương cho người lao động, chi trả bảo hiểm, nộp thuế cho chính



phủ… Nợ định kỳ tự động hình thành trong quá trình sản xuất kinh doanh nên
cũng được coi là một thành phần của nguồn vốn tự phát bên cạnh khoản phải trả.
- Nợ ngắn hạn ngân hàng (Shor-term bank loans). Đây là các khoản vay
ngắn hạn trong vòng một năm mà các doanh nghiệp có thể huy động từ ngân
hàng thương mại nhằm trang trải cho nhu cầu vốn ngắn hạn của mình, tức để
trang trải cho các khoản phải trả và chi phí phải trả khi đến hạn. Các nguồn vốn
này được gọi là nợ ngắn hạn không tự phát (non spontaneous funds), tức là phải
huy động từ bên ngoài.
Trên hầu hết các bảng cân đối kế toán của bất cứ doanh nghiệp “lành
mạnh” nào, tổng các nguồn vốn huy động ngắn hạn thường nhỏ hơn tổng các
khoản phải trả và chi phí phải trả. Ngoài ra, các nguồn vốn huy động ngắn hạn là
một phần rất quan trọng trong dự trữ thanh khoản của doanh nghiệp và đến lượt
nó, vốn huy động ngắn hạn bổ sung thêm cho các nguồn vốn tự phát từ khoản
phải trả và chi phí phải trả. [2, trang 459]
- Ngoài ra còn có thành phần ngắn hạn trong nợ dài hạn (Curent portion
of long-term debt). Các khoản nợ dài hạn đến hạn thanh toán ngay trong năm
cũng được xem là nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, những khoản nợ này khác với nợ
phải trả vì nó thường được tái tục hoặc đảo nợ bằng các khoản vay dài hạn mới.
5.1.3 Tài sản doanh nghiệp [1, trang 217, 218]
Để hiểu rõ hơn về vốn lưu động và trước khi tìm hiểu các chính sách về
vốn lưu động của một doanh nghiệp, ta xem xét quá trình hình thành tài sản của
doanh nghiệp theo thời gian qua hình dưới đây:
Hình 5-1 Tài sản của doanh nghiệp theo thời gian
Triệu VNĐ

Tài sản
ngắn hạn
lâm thời

Miền tài sản ngắn

hạn lâm thời

Tài sản
lưu động
lâm thời
Tổng
tài sản
thường
xuyên
0

Miền tài sản ngắn hạn
thường xuyên

Tài sản
ngắn
hạn
thường
xuyên

Miền Tài sản cố định

Tài sản
cố định

1

2

3


4

5

6

Tổng
tài
sản
lưu
động

Thời gian

Tổng
tài
sản
thường
xuyên

Tổng
tài
sản


Chuyên đề 5: Chính sách vốn lưu động

Từ hình 5-1, ta thấy khi hoạt động sản xuất ngày càng phát triển, theo thời
gian, doanh nghiệp không chỉ phải mua sắm thêm nhiều hơn vật tư, nguyên vật

liệu và thuê mướn nhiều nhân công hơn, mà còn thêm cả các tài sản cố định, vì
vậy toàn bộ tài sản doanh nghiệp ngày càng tăng. Ở đây, các tài sản cố định có
khuynh hướng tăng dần khá ổn định theo thời gian, trong khi tài sản ngắn hạn
tăng nhanh vào kỳ cao điểm và giảm nhanh trước kỳ kinh doanh mới. Tín dụng
ngắn hạn được dùng để tài trợ cho các tài sản ngắn hạn, còn tài sản cố định được
tài trợ bởi ngân quỹ (nguồn vốn) dài hạn.
Hình 5-1 cũng cho thấy, tài sản ngắn hạn hiếm khi giảm tới mức bằng
không bởi vì doanh nghiệp luôn duy trì một mức sản xuất để đáp ứng nhu cầu
thường xuyên đối với các sản phẩm của họ. Từ đó nảy sinh khái niệm gọi là tài
sản ngắn hạn thường xuyên và tài sản ngắn hạn lâm thời.
- Tài sản ngắn hạn thường xuyên (Permanent current assets). Đây là các tài
sản ngắn hạn tối thiểu mà doanh nghiệp duy trì ngay cả tại thời kỳ thấp điểm
nhằm phục vụ cho việc sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu
thường xuyên của thị trường.
- Tài sản ngắn hạn lâm thời (Temporary current assets). Đây là các thành
phần tài sản ngắn hạn dao động đột biến theo sự thay đổi của sản lượng khi nhu
cầu thị trường thay đổi theo thời vụ.
5.2 XÁC ĐỊNH NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG
5.2.1 Vai trò của công tác xác định nhu cầu vốn lao động
Vốn lưu động đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại
từng thời điểm mà cần đến một lượng vốn lưu động nhất định. Nếu thiếu vốn
lưu động có thể làm gián đoạn sản xuất, còn dư thừa vốn lưu động sẽ gây ra tình
trạng tồn đọng vốn làm hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm, từ đó ảnh hưởng
đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc xác định nhu
cầu vốn lưu động trước mỗi kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là cần thiết. Xác
định nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp đóng các vai trò chủ yếu sau:
GVHD: Bùi Văn Trịnh

8


Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 3


Chuyên đề 5: Chính sách vốn lưu động

- Đảm bảo đủ lượng vốn lưu động, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa vốn lưu
động cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo quá trình sản xuất
của doanh nghiệp tiếp diễn liên tục.
- Hình thành các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho doanh
nghiệp nhanh và ổn định.
- Đảm bảo việc sử dụng vốn lưu động hiệu quả và tiết kiệm, là cơ sở để
đánh giá hiệu quả quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.
5.2.2 Các nguyên tắc xác định nhu cầu vốn lưu động
Khi xác định nhu cầu vốn lưu động, doanh nghiệp cần quan tâm đến các
nguyên tắc sau:
- Nhu cầu vốn lưu động phải xuất phát từ nhu cầu sản xuất, đảm bảo đủ vốn
lưu động cho sản xuất vì nhu cầu vốn lưu động phụ thuộc vào tình hình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp tại mỗi thời kỳ xác định.
- Thực hiện tiết kiệm vốn lưu động, giảm lượng vốn lưu động dư thừa, đảm
bảo sử dụng vốn lưu động ở mức tối đa cho sản xuất kinh doanh, bằng cách
thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, thời gian luân chuyển và
các giai đoạn luân chuyển của vốn lưu động, để có biện pháp tiết kiệm vốn lưu
động cho doanh nghiệp.
- Xác định nhu cầu vốn lưu động phải dựa trên các kế hoạch về tiêu thụ sản
phẩm, kế hoạch sản xuất, kế hoạch chi phí, kế hoạch thu mua nguyên vật liệu.
Các kế hoạch này liên quan đến lượng thu chi tiền mặt, ảnh hưởng đến nhu cầu
vốn lưu động của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần có các phương pháp
dự báo chính xác khi xây dựng các loại kế hoạch.
- Xác định nhu cầu vốn lưu động phải quan tâm đến việc thu thập thông tin

từ các phòng ban, có sự phối hợp và đóng góp ý kiến của các phòng ban chức
năng. Vì kế hoạch hoạt động của các phòng ban chức năng có ảnh hưởng đến
lượng thu chi tiền mặt trong suốt quá trình luân chuyển của vốn lưu động từ
khâu cung ứng nguyên vật liệu đến khâu tiêu thụ. Thực hiện nguyên tắc này đảm

GVHD: Bùi Văn Trịnh

9

Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 3


Chuyên đề 5: Chính sách vốn lưu động

bảo việc xác định nhu cầu vốn lưu động chính xác phù hợp với nhu cầu thực tế
về sản xuất kinh doanh.
5.2.3 Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động
5.2.3.1 Phương pháp ước tính nhu cầu vốn bằng tỷ lệ phần trăm theo
doanh thu
Theo phương pháp này doanh nghiệp thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản mục trên bảng cân đối kế
toán.
Bước 2: Tính tỷ lệ phần trăm của các khoản mục chịu tác động trực tiếp và
có quan hệ chặt chẽ với doanh thu.
Bước 3: Dùng tỷ lệ phần trăm đó để ước tính nhu cần vốn lưu động cho
năm sau.
Bước 4: Huy động nguồn trang trải nhu cầu tăng vốn lưu động.
Ví dụ: Doanh thu của doanh nghiệp A ở năm báo cáo là 10.000 triệu đồng
và đạt tỷ suất lợi nhuận (trước thuế)/doanh thu là 5%. Doanh nghiệp dành 50%
lợi nhuận sau thuế để trả lãi cổ phần. Dự kiến năm kế hoạch doanh thu đạt

12.000 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận (trước thuế)/doanh thu cũng như năm báo
cáo và cũng giữ nguyên mức chia lãi cổ phần như vậy.
Biết rằng doanh nghiệp A phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế
suất 25% và Bảng cân đối kế toán năm báo cáo của doanh nghiệp như sau:

GVHD: Bùi Văn Trịnh

10

Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 3


Chuyên đề 5: Chính sách vốn lưu động

Bảng 5-1: Bảng cân đối kế toán năm báo cáo của doanh nghiệp A
Đơn vị tính: triệu đồng
Tài sản
A/ Tài sản ngắn hạn

Số tiền
Nguồn vốn
4.500 A/ Nợ phải trả

1.Vốn bằng tiền

500 I.Nợ ngắn hạn

Số tiền
3.500
2.500


2.Đầu tư tài chính NH

1.Vay ngắn hạn

600

3.Các khoản phải thu

1.700 2.Phải trả nhà cung cấp

400

4.Hàng tồn kho

2.200 3.Phải nộp ngân sách

650

5.Tài sản lưu động khác

100 4.Phải trả CNV

850

B/ Tài sản dài hạn

3.500 II. Nợ dài hạn

1.000


1.TSCĐ (giá trị còn lại)

3.500 B/ Nguồn vốn CSH

4.500

2.Đầu tư tài chính dài hạn

1.Nguồn vốn kinh doanh

3.Xây dựng cơ bản dd

2.Quỹ đầu tư phát triển

400

3.Lãi chưa phân phối

500

Quỹ khen thưởng, phúc lợi
8.000 Tổng nguồn vốn

Tổng tài sản

3.500

100
8.000


Ta tính được tỷ lệ phần trăm các khoản mục chịu tác động trực tiếp và có
quan hệ chặt chẽ với doanh thu,
Bảng 5-2: Bảng tỷ lệ phần trăm theo doanh thu của vốn lưu động
của doanh nghiệp A
Tài sản
1. Vốn bằng tiền

Nguồn vốn
5%

1. Phải trả nhà cung cấp

4%

2. Các khoản phải thu

17%

2. Phải nộp ngân sách

3. Hàng tồn kho

22%

3.Phải thanh toán cho CNV 8.5%

4. Tài sản lưu động khác
1%
Cộng:

45%

Cộng:

6.5%

19%

Từ bảng trên ta nhận thấy rằng
GVHD: Bùi Văn Trịnh

11

Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 3


Chuyên đề 5: Chính sách vốn lưu động

- Cứ một đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng lên cần phải tăng 0,45
đồng vốn để bổ sung cho phần tài sản.
- Cứ một đồng tiêu thụ sản phẩm tăng lên thì doanh nghiệp chiếm dụng
nguồn vốn phát sinh tự động là 0,19 đồng.
Vậy nhu cầu vốn lưu động cần cho năm kế hoạch là:
(12.000 - 10.000) x (0,45 - 0,19) = 520 triệu đồng
Lợi nhuận trước thuế:
12.000 x 5% = 600 triệu đồng
Lợi nhuận sau thuế:
600 - (600 x 25%) = 450 triệu đồng
Lợi nhuận còn lại sau khi trả lãi cổ phần:
450 x (1 - 50%) = 225 triệu đồng

Doanh nghiệp cần phải huy động vốn từ bên ngoài:
520 - 225 = 295 triệu đồng
5.2.3.2 Phương pháp ước tính nhu cầu vốn lưu động thông qua chu kỳ
kinh doanh và chu kỳ tiền
Chu kỳ kinh doanh là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp mua sắm, tiếp
nhận nguyên vật liệu và lao động, sản xuất ra sản phẩm, bán sản phẩm đó cho tới khi
hoàn thành việc thu hồi các khoản tiền do việc bán sản phẩm sản xuất ra. Mỗi chu kỳ
kinh doanh có một số mốc thời gian chính sau:
- Thời điểm tiếp nhận nguyên vật liệu và lao động
- Thời điểm thanh toán hết tiền nguyên vật liệu và lao động
- Thời điểm hoàn thành sản xuất và bán sản phẩm
- Thời điểm nhận hết toàn bộ số tiền bán sản phẩm
Chu kỳ tiền mặt là khoảng thời gian kể từ khi thanh toán hết tiền mua chịu
nguyên vật liệu cho đến khi nhận hết tiền bán chịu sản phẩm từ khách hàng. Chu
kỳ tiền mặt là khoảng thời gian trong một chu kỳ kinh doanh mà trong đó doanh
nghiệp cần có tiền để chi cho các hoạt động của mình, đảm bảo sự vận hành liên
tục của chu kỳ kinh doanh.
GVHD: Bùi Văn Trịnh

12

Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 3


Chuyên đề 5: Chính sách vốn lưu động

Chu kỳ tiền = Kỳ sản xuất + Kỳ thu nợ - Kỳ trả chậm
Hoàn thành
sản xuất và
bán sản phẩm

Kỳ sản xuất

Tiếp nhận
nguyên vật liệu
và lao động

Kỳ thu nợ

Kỳ trả chậm

Chu kỳ tiền
Thanh toán hết mặt
nguyên vật liệu
và lao động

Thu hết tiền
bán hàng

Chu kỳ kinh doanh và chu kỳ tiền
Kỳ sản xuất: là khoảng thời gian trung bình cần thiết để chuyển đổi nguyên
vật liệu thành thành phẩm và bán các sản phẩm đó.
Hàng tồn kho
Kỳ sản xuất

=

Doanh thu/360

Kỳ thu nợ: là khoảng thời gian trung bình cần thiết để chuyển đổi khoản
phải thu thành tiền, tức là thu hồi hết nợ bán chịu cho các khách hàng.

Khoản phải thu
Kỳ thu nợ

=

Doanh thu/360

Kỳ trả chậm: là khoảng thời gian kể từ khi mua nguyên vật liệu cho đến khi
thanh toán hết các khoản nợ đó
Nhu cầu vốn lưu động được xác định như sau:
Nhu cầu
vốn lưu
động

=

GVHD: Bùi Văn Trịnh

Chi phí
biến đổi
đơn vị

x

13

Sản lượng
hàng ngày

x


Chu kỳ
tiền mặt

Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 3


Chuyên đề 5: Chính sách vốn lưu động

5.3 CÁC NGUỒN VỐN ĐÁP ỨNG CHO NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG
Khi doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh sẽ phát sinh thêm nhu cầu vốn
lưu động. Khi đó, các nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu vốn lưu động của doanh
nghiệp tăng thêm có thể huy động từ các nguồn vốn cơ bản sau:
5.3.1 Nguồn vốn nội bộ của doanh nghiệp
5.3.1.1 Nguồn vốn từ lợi nhuận
Nguồn này chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận.
Sau khi doanh nghiệp hoàn thành các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, phân
phối lợi nhuận cho các cổ đông hay các bên góp vốn và trích lập các quỹ khen
thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng tài chính và quỹ trợ cấp mất việc làm, phần
còn lại của lợi nhuận có thể bổ sung vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh.
5.3.1.2 Các nguồn vốn khác bên trong doanh nghiệp
Ngoài nguồn vốn từ lợi nhuận, doanh nghiệp có thể tạm sử dụng các khoản
phải trả chưa đến kỳ hạn thanh toán hay lấy từ nguồn vốn khấu hao và các
nguồn đầu tư dài hạn khác chưa sử dụng trong trường hợp cần thiết. Nhưng
không nên quá lạm dụng các nguồn vốn này, sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu vốn.
5.3.2 Nguồn vốn bên ngoài
5.3.2.1 Nguồn vốn huy động bằng phát hành chứng khoán
Doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để huy động vốn tài
trợ cho nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có các doanh nghiệp cổ
phần mới có thể huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu. Hơn nữa, để bán trái

phiếu doanh nghiệp phải có uy tín và khả năng sinh lợi. Vì bán trái phiếu thực sự
là doanh nghiệp vay tiền, nên đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đảm bảo đối với số
tiền cho vay đó là uy tín và khả năng sinh lời.
5.3.2.2 Nguồn vốn huy động bằng tín dụng
Doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức tín
dụng ngân hàng để tài trợ cho nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Khi sử dụng
nguồn vốn này doanh nghiệp phải hoàn trả vốn vay, cộng với phần lãi cho khoản
GVHD: Bùi Văn Trịnh

14

Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 3


Chuyên đề 5: Chính sách vốn lưu động

vốn vay đúng kỳ hạn cho tổ chức tín dụng. Mặt khác, khi huy động vốn bằng tín
dụng doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp hay phương án kinh doanh được các
tổ chức tín dụng thẩm định trước khi vay.
5.4 QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ CHÍNH SÁCH VỐN LƯU ĐỘNG
5.4.1 Các khái niệm [1, trang 221, 222]
- Quản lý vốn lưu động là toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp nhằm
thực hiện chính sách vốn lưu động để sử dụng có hiệu quả tài sản ngắn hạn và
nợ ngắn hạn góp phần nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp.
- Chính sách vốn lưu động là tập hợp các chủ trương và biện pháp cơ bản
của doanh nghiệp liên quan đến hai mặt của công tác quản lý vốn lưu động là:
+ Chính sách đầu tư vốn lưu động: Đảm bảo mức tài sản ngắn hạn mục
tiêu, tức là tổng giá trị của mọi loại tài sản ngắn hạn mà doanh nghiệp cần duy
trì để phục vụ hoạt động kinh doanh bình ổn.
+ Chính sách tài trợ vốn lưu động: Là cách thức cung cấp tài chính cho các

tài sản ngắn hạn đó, tức là hình thức và tổ chức huy động vốn để tài trợ cho các
tài sản này.
Nói cách khác quản lý vốn lưu động là việc trả lời câu hỏi doanh nghiệp
cần bao nhiêu vốn lưu động để hoạt động bình ổn trong một giai đoạn cụ thể và
lượng vốn này cần được tổ chức như thế nào? Việc trả lời các câu hỏi này là
không đơn giản vì những lý do sau đây:
- Thời gian và nguồn lực dành cho công tác quản lý vốn lưu động. Các
khảo sát đã cho thấy một phần lớn thời gian của quản trị viên tài chính được
giành cho các công việc liên quan đến quản lý tiền mặt, quản lý khoản phải thu,
quản lý hàng tồn kho. Đây chính là các nội dung chính của công tác quản lý vốn
lưu động. Những công việc này diễn ra hàng ngày, hàng giờ tiêu tốn rất nhiều
thời gian, công sức và các nguồn lực khác.
- Đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Nói chung tài sản ngắn hạn thường chiếm
hơn một nửa tổng tài sản của một hãng kinh doanh. Vì tài sản ngắn hạn là một
lượng đầu tư rất lớn và đầu tư này có khuynh hướng biến động thường xuyên
GVHD: Bùi Văn Trịnh

15

Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 3


Chuyên đề 5: Chính sách vốn lưu động

nên cần được sự quan tâm của các nhà quản lý. Quản lý tài sản lưu động là toàn
bộ công tác quản lý tiền mặt, khoản phải thu và hàng tồn kho.
- Tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Nói cách khác, đây là công tác huy động
vốn cho tài sản ngắn hạn. Lượng vốn để tài trợ không nhỏ, có tính chất ngắn hạn
và thường xuyên thay đổi, khiến cho việc tổ chức huy động vốn và hoàn trả vốn
gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến rủi ro thanh khoản của doanh nghiệp

và lợi nhuận của nó.
- Tầm quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ. Quản lý vốn lưu động đặc
biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ. Các doanh nghiệp này có thể
giảm thiểu đầu tư vào tài sản cố định bằng cách thuê nhà xưởng thiết bị, nhưng
họ không thể tránh được việc phải duy trì một mức nhất định khoản phải thu và
hàng tồn kho. Vì vậy, tài sản ngắn hạn có ý nghĩa đặc biệt đối với quản trị viên
tài chính của doanh nghiệp nhỏ. Ngoài ra, vì các hãng nhỏ thường khó tiếp cận
thị trường vốn dài hạn nên phải phụ thuộc nhiều vào tín dụng thương mại và vay
ngắn hạn; cả hai loại hình này đều ảnh hưởng đến vốn lưu động ròng vì chúng
làm tăng tỷ trọng nợ ngắn hạn của hãng.
- Quan hệ giữa tăng trưởng doanh số và tài sản ngắn hạn. Có thể nói quan
hệ giữa tăng trưởng doanh số và nhu cầu tài trợ ngắn hạn là rất chặt chẽ và có
tính trực tiếp. Ví dụ nếu kỳ thu nợ trung bình của doanh nghiệp và mức bán chịu
là 10 triệu VND/ngày, họ sẽ cần phải đầu tư 40 triệu VND vào tài khoản phải
thu. Nếu doanh số tăng lên 20 triệu VND/ngày, đầu tư vào khoản phải thu sẽ
tăng đến 80 triệu VND. Doanh số tăng sẽ gây ra một nhu cầu tương tự đối với
hàng tồn kho và số dư tiền mặt. Toàn bộ các nhu cầu này cần được tài trợ, và vì
những nhu cầu này nảy sinh rất nhanh chóng, nên nhà quản lý tài chính cần phải
làm chủ được các khuynh hướng phát triển của vốn lưu động. Tất nhiên, doanh
số tăng cũng sẽ đòi hỏi tài sản dài hạn gia tăng, và các tài sản này cũng cần được
tài trợ. Tuy nhiên, tài sản cố định thường không đòi hỏi sự quan tâm cấp bách
của doanh nghiệp như các tài sản ngắn hạn, mặc dù về lâu dài, tài sản cố định có
tầm quan trọng chiến lược sống còn đối với doanh nghiệp.
GVHD: Bùi Văn Trịnh

16

Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 3



Chuyên đề 5: Chính sách vốn lưu động

5.4.2 Các chính sách đầu tư vốn lưu động (Working capital invesment
policy) [1, trang 223, 224]
Cũng giống như bất kỳ quyết định tài chính nào, quyết định về số lượng
vốn lưu động cần duy trì luôn kéo theo một sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận.
Trước hết một số lượng vốn lưu động ròng lớn (tức là tài sản ngắn hạn lớn hơn
rất nhiều so với nợ ngắn hạn) có thể giảm thiểu rủi ro thanh khoản nhưng cũng
ảnh hưởng tiêu cực đến dòng tiền của doanh nghiệp, tức là ảnh hưởng đến lợi
nhuận của nó.
Ảnh hưởng đến dòng tiền. Mức độ ảnh hưởng đến dòng tiền của lượng
vốn lưu động rất khác nhau tùy thuộc vào một số nhân tố:
- Đặc điểm kinh doanh của ngành: Thông thường, sự thay đổi của hàng tồn
kho tại các doanh nghiệp sản xuất có ảnh hưởng lớn hơn đến dòng tiền so với
các doanh nghiệp dịch vụ. Hơn nữa, ngay trong lĩnh vực dịch vụ, sự thay đổi
hàng tồn kho của một doanh nghiệp bán lẻ xe hơi cũng ảnh hưởng rất khác so
với trường hợp một doanh nghiệp tư vấn về luật.
- Các thành phần khác nhau của vốn lưu động: Không phải tất cả các thành
phần của vốn lưu động đều có ảnh hưởng như nhau đối với dòng tiền của doanh
nghiệp. Chẳng hạn, sự gia tăng của chứng khoán ngắn hạn có ít ảnh hưởng tiêu
cực đến dòng tiền do loại tài sản này không những không sinh lời khi cầm giữ
mà kéo theo nhiều chi phí khác như chi phí quản lý khác.
Ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản. Mức độ ảnh hưởng đến rủi ro thanh
khoản gây ra bởi lượng vốn lưu động khác nhau cũng phụ thuộc vào một số
nhân tố:
- Quyền tiếp cận thị trường tài chính: Các doanh nghiệp nhỏ thường gặp
khó khăn khi cần huy động vốn ngắn hạn trên thị trường tài chính do những hạn

GVHD: Bùi Văn Trịnh


17

Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 3


Chuyên đề 5: Chính sách vốn lưu động

chế về quyền tiếp cận thị trường. Điều này gây thêm khó khăn cho họ khi lượng
vốn lưu động ròng giảm và rủi ro thanh khoản sẽ tăng.
- Trạng thái của nền kinh tế: Với tất cả các nhân tố khác không thay đổi,
khi nền kinh tế đi vào suy thoái thì rủi ro thanh khoản do hệ quả của suy giảm
vốn lưu động sẽ cao hơn so với khi nền kinh tế tăng trưởng cao.
- Tính chất bất định của dòng tiền tương lai: Rõ ràng là khi các dòng tiền
từ hoạt động kinh doanh tương lai có thể được ước tính với độ tin cậy cao thì rủi
ro thanh khoản sẽ thấp. Trường hợp này doanh nghiệp không cần đầu tư quá
nhiều vốn lưu động vì họ có thể trong cậy vào các thu nhập hoạt động của mình.
Ngược lại, khi thu nhập và chi phí tương lai là không xác định, để an toàn doanh
nghiệp cần duy trì một lượng vốn lưu động lớn, điều này làm tăng chi phí và làm
giảm hiệu quả kinh doanh.
Một lợi ích nữa của việc duy trì nhiều vốn lưu động đó là ảnh hưởng tích
cực tiềm tàng đến thu nhập tương lai khi nhu cầu thị trường tăng lên. Vì mặc dù
hàng tồn kho nhiều có thể làm cho một lượng vốn bằng tiền giam giữ nhưng nhờ
đó doanh nghiệp có thể bán thêm được hàng và có thêm thu nhập nếu như khách
hàng cần thêm sản phẩm của họ trong tương lai. Điều tương tự cũng phải xảy ra
với khoản phải thu: mặc dù việc bán chịu đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng thêm
vốn và có nguy cơ không đòi được tiền nhưng nhờ đó mà doanh nghiệp có thêm
doanh thu, lợi nhuận, bạn hàng và thị phần.
Từ các nhận định trên đây, trong quản lý tài chính, người ta phân biệt ba
chính sách đầu tư vốn lưu động, bao gồm: (a) Chính sách lỏng lẻo, (b) Chính
sách trung dung, (c) Chính sách chặt chẽ. Hình 5-2 minh họa bằng đồ thị các

chính sách vốn lưu động khác nhau. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về ba
chính sách này.
5.4.2.1 Chính sách vốn lưu động “chặt chẽ”
Là một chính sách theo đó người ta cố gắng duy trì một khối lượng hạn chế
về tiền mặt, chứng khoán dễ bán và hàng tồn kho, đồng thời kiểm soát chặt chẽ
các điều khoản bán chịu để giảm tới mức thấp nhất khoản phải thu. Đây là một
GVHD: Bùi Văn Trịnh

18

Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 3


Chuyên đề 5: Chính sách vốn lưu động

chính sách rủi ro nếu có những biến động bất thường. Trong điều kiện các nhân
tố ảnh hưởng có tính ổn định cao – khi mà doanh số, chi phí, thời gian trễ, kỳ
thanh toán và các nhân tố khác được biết chắc chắn – các doanh nghiệp sẽ chỉ
cầm giữ một lượng tối thiểu tài sản lưu động. Việc duy trì tài sản hơn so với
mức này sẽ chỉ làm tăng thêm nhu cầu tài trợ từ bên ngoài mà không bị đáp lại
bằng một sự gia tăng tương ứng của lợi nhuận. Ngược lại, một lượng tài sản lưu
động nhỏ hơn mức tối thiểu sẽ buộc doanh nghiệp phải chậm trễ trong thanh
toán cho người lao động cũng như nhà cung cấp, mất mát doanh số do thiếu
hàng tồn kho và phải thực thi một chính sách bán chịu quá chặt chẽ với nhiều
hậu quả về doanh thu, quan hệ kinh doanh và thị phần. [1, trang 224]
5.4.2.2 Chính sách vốn lưu động “nới lỏng”
Là một chính sách theo đó người ta duy trì một khối lượng lớn tiền mặt,
chứng khoán dễ bán và hàng tồn kho, đồng thời doanh thu bán ra khuyến khích
bằng các điều khoản bán chịu rộng rãi, nhờ đó khoản phải thu cũng tăng lên.
Đây là một chính sách an toàn cho doanh nghiệp trước khả năng nhu cầu thị

trường tăng lên đột ngột, tuy nhiên lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ thấp. Khi các
nhân tố bất định của thị trường là đáng kể và doanh nghiệp không thể khẳng
định được cường độ cũng như khuynh hướng của các thay đổi trong tương lai,
thì một chính sách vốn lưu động nới lỏng sẽ là thích hợp. Lúc này doanh nghiệp
cần bổ sung thêm một dữ trữ an toàn về tiền mặt, hàng tồn kho cũng như thời
gian trễ để đương đầu với các biến động tương lai. [1, trang 224]
Hình 5-2 Minh họa các chính sách vốn lưu động
Tài sản lưu động
(Triệu VND)

Chính sách

Vốn lưu động

vốn lưu động

ứng với doanh

Nới lỏng
Trung dung
Chặt chẽ

thu 1 tỷ VNĐ
600
400
200

Nới lỏng

600


Trung dung
400

Chặt chẽ

200

GVHD: Bùi Văn Trịnh

19
0

Doanh thu
(Triệu VND)

Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 3
50

100

1.500


Chuyên đề 5: Chính sách vốn lưu động

5.4.2.3 Chính sách vốn lưu động “trung dung”
Là một chính sách theo đó người ta cố gắng duy trì mức đầu tư trung bình
vào vốn lưu động. Hệ quả của một chính sách như thế là doanh nghiệp sẽ rơi vào
giữa hai thái cực nêu trên (nới lỏng và chặt chẽ) về cả rủi ro và lợi nhuận. [1,

trang 224]
5.4.3 Các chính sách tài trợ vốn lưu động (Working capital financing
policy) [1, trang 225 – 228]
Việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn đã tạo ra nhu cầu tài trợ, trước hết từ nợ
ngắn hạn và sau đó từ các nguồn vốn dài hạn. Chính sách tài trợ vốn lưu động là
chính sách huy động vốn để cung cấp tài chính cho các tài sản ngắn hạn. Tùy
thuộc vào tỷ trọng của nợ ngắn hạn không tự phát, người ta phân biệt các chính
sách tài trợ vốn lưu động, bao gồm: (a) Chính sách phối hợp kỳ hạn, (b) Chính
sách mạo hiểm, (c) Chính sách thận trọng và (d) Chính sách trung dung. Tuy
nhiên, trước khi nghiên cứu chính sách tài trợ vốn lưu động chúng ta cần nhắc
lại một số nét chính về các loại nguồn vốn, và những điều này được trình bày ở
bảng sau:
Bảng 5-3: Bảng đối chiếu tài trợ ngắn hạn và dài hạn
Loại hình tài trợ

Tiêu chí
Kỳ đáo hạn
Chi phí

Ngắn hạn
Dài hạn
Trong vòng một năm
Lớn hơn một năm
Thấp hơn nhưng thay đổi thường Cao hơn nhưng ít thay đổi hơn
xuyên hơn.
Nợ tự phát (phải trả và nợ định kỳ)

Rủi ro

được coi là miễn phí.

Cao hơn do dễ mất khả năng thanh Thấp hơn nhưng không phải thanh

GVHD: Bùi Văn Trịnh

20

Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 3


Chuyên đề 5: Chính sách vốn lưu động
Loại hình
vốn

toán
toán trong ngắn hạn
Vay ngắn hạn, thương phiếu và các Vay dài hạn, trái phiếu hoặc vốn cổ
nguồn vốn tự phát như tín dụng phần
thương mại hoặc nợ định kỳ

Chú ý rằng, các nhận định trên bảng 5-3 chỉ có tính chất định tính và tương
đối. Chúng ta sẽ có những nhận xét cụ thể hơn về những sự khác biệt này thông
qua các ví dụ minh họa có tính định lượng ở các phần sau.
5.4.3.1 Chính sách phối hợp kỳ hạn (Maturity Matching Approach)
Chính sách này được minh họa ở hình 5-3. Đây là một chính sách tài trợ
mà theo đó người ta cố gắng đến mức cao nhất nhằm phối hợp kỳ hạn của các
tài sản và nguồn vốn, sao cho tài sản ngắn hạn lâm thời được tài trợ bởi nợ ngắn
hạn không tự phát, còn tài sản ngắn hạn thường xuyên và tài sản cố định được
tài trợ bởi nợ dài hạn cộng với vốn cổ phần cộng với nợ ngắn hạn tự phát.
Triệu VNĐ
Tài trợ bằng

nợ ngắn hạn
không tự
phát
(Vay ngoài)

Tài sản lưu động lâm thời

Nợ dài hạn cộng
với vốn cổ phần
cộng với nợ ngắn
hạn tự phát

Tài sản lưu động
thường xuyên

Tài sản
lưu động
lâm thời
Tổng
tài sản
thường
xuyên

Tài sản cố định
Thời gian
0

1

2


3

4

5

6

Hình 5-3: Chính sách tài trợ phối hợp kỳ hạn

GVHD: Bùi Văn Trịnh

21

Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 3


Chuyên đề 5: Chính sách vốn lưu động

Cách làm này còn được gọi là sự đồng bộ hóa cấu trúc theo kỳ hạn của các
tài sản và nguồn vốn. Một thiết bị có tuổi đời 8 năm nên được tài trợ bởi một
khoản vay có kỳ hạn 8 năm, một tòa nhà có tuổi thọ 20 năm nên được tài trợ bởi
trái phiếu có kỳ đáo hạn 20 năm, trong khi đó nếu là hàng hóa có thể bán được
trong vòng 20 ngày thì nên tài trợ bởi vay kỳ hạn 20 ngày từ ngân hàng. Tất
nhiên, trên thực tế khi vận dụng ý tưởng này vào các tài sản ngắn hạn thì khó
khăn chính là ước tính chính xác đời sống và tổ chức việc quản lý quay vòng các
tài sản phù hợp với kỳ hạn của các khoản vay. Sự phù hợp về kỳ hạn này đảm
bảo khi nhu cầu vốn giảm, các khoản vay ngắn hạn sẽ được thanh toán dần, còn
khi nhu cầu vốn tăng lên (do sự gia tăng theo thời vụ của tài sản ngắn hạn) thì

các nguồn vốn ngắn hạn mới sẽ được huy động tương ứng. Kết quả là một chính
sách như vậy là nguồn vốn huy động được duy trì ở mức hợp lý giúp giảm thiểu
chi phí huy động vốn. [1, trang 226]
Chiến lược này có một ưu điểm là, nếu tình hình tài chính bình thường, các
chi phí lãi vay ngắn hạn thấp hơn chi phí lãi vay dài hạn thì doanh nghiệp sẽ tiết
kiệm được chi phí huy động vốn. Như vậy, luôn luôn có sự đánh đổi giữa tiết
kiệm chi phí lãi vay với sự giảm đi khả năng thanh toán ngắn hạn.
5.4.3.2 Chính sách mạo hiểm (Aggressive Approach)
Là một chính sách mà theo đó người ta chấp nhận rủi ro bằng cách dùng
các nguồn vốn ngắn hạn không tự phát (vay ngoài) để tài trợ cho tài sản ngắn
hạn tạm thời và một phần tài sản ngắn hạn thường xuyên.
Hình 5-4 minh họa chính sách mạo hiểm này khi doanh nghiệp tài trợ tất cả
các tài sản cố định và một phần tài sản ngắn hạn thường xuyên bằng nguồn vốn
dài hạn (kể cả nợ tự phát), phần còn lại của tài sản ngắn hạn thường xuyên và tài
sản ngắn hạn lâm thời được tài trợ bởi tín dụng ngắn hạn (vay ngoài).
Ví dụ: Xem xét Bảng cân đối kế toán hiện tại và dự kiến của Công ty
Phương Đông

GVHD: Bùi Văn Trịnh

22

Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 3


Chuyên đề 5: Chính sách vốn lưu động

Bảng 5-4: Bảng cân đối kế toán hiện tại và dự tính của công ty
Phương Đông (ĐVT: Tỷ VNĐ)
TT


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

Khoản mục

Hiện tại

Dự kiến

Dự kiến

31/12/2009


31/9/2010

31/12/2010

TÀI SẢN
Tiền
Khoản phải thu
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn
Tài sản cố định ròng
Tổng tài sản
NGUỒN VỐN
Khoản phải trả
Vay ngắn hạn
Nợ định kỳ
Tổng nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Tổng nợ
Cổ phần ưu đãi
Cổ phiếu đại chúng
Lợi nhuận giữ lại
Cổ phần đại chúng
Nguồn vốn
Chỉ số thanh toán hiện thời
Chỉ số thanh toán nhanh

10
421
769

1.200
1.400
2.600

115
585
1.100
1.800
1.495
3.295

20
460
840
1.320
1.540
2.860

80
286
180
546
950
1.496
40
200
864
1.064
2.600
2,20

0,79

100
795
240
1.135
1.000
2.135
40
230
890
1.120
3.295
1,59
0,62

85
449
166
700
1.000
1.700
40
230
890
1.120
2.860
1,89
0,69


Từ bảng 5-4, ta thấy doanh nghiệp đang theo đuổi chính sách mạo hiểm
trong tài trợ vốn lưu động. Thực vậy, vào cuối quí 3 năm 2010 tổng tài sản
thường xuyên của Phương Đông là 2.795 tỷ VND, tài sản cố định 1.495 tỷ
VND, do đó tài sản ngắn hạn thường xuyên là 1.300 tỷ VND. Vậy, tài sản ngắn
hạn lâm thời của doanh nghiệp là 1.800 – 1.300 = 500 tỷ VND. Cũng tại thời
điểm này, ở phần nguồn vốn của bảng 5-4, doanh nghiệp có vay ngắn hạn là 795
tỷ VND, khoản phải trả là 100 tỷ VND và nợ định kỳ là 240 tỷ VND. Điều này
cho thấy, nguồn tài trợ lâm thời của doanh nghiệp vượt quá tài sản ngắn hạn lâm
thời, và một phần tài sản ngắn hạn thường xuyên đang được tài trợ bởi nguồn
vốn ngắn hạn vay ngoài và nợ tự phát. Rõ ràng đây là một tình thế mạo hiểm.

GVHD: Bùi Văn Trịnh

23

Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 3


Chuyên đề 5: Chính sách vốn lưu động

Mức độ mạo hiểm còn cao hơn nữa tùy thuộc vào mức độ sử dụng các
nguồn vốn lâm thời. Chẳng hạn, nếu trên hình 5-4 đường gạch chấm ở vị trí thấp
hơn đường giới hạn tài sản cố định thì có nghĩa là không chỉ các tài sản ngắn
hạn thường xuyên mà cả một phần tài sản cố định được tài trợ bởi tín dụng ngắn
hạn. Do vậy, doanh nghiệp sẽ chịu rủi ro nếu lãi suất ngắn hạn tăng lên hoặc
không thể tái tục nợ theo ý muốn. [1, trang 227]
Triệu VNĐ
Tài trợ bằng
nợ ngắn hạn
không tự

phát
(Vay ngoài)

Tài sản lưu động lâm thời

Nợ dài hạn
cộng với vốn
cổ phần cộng
nợ ngắn hạn
tự phát

Tài sản lưu động
thường xuyên

Tài sản
lưu động
lâm thời
Tổng
tài sản
thường
xuyên

Tài sản cố định

Thời gian
0

1

2


3

4

5

6

Hình 5-4: Chính sách tài trợ mạo hiểm
5.4.3.3 Chính sách thận trọng (Conservative Approach)
Đây là 1 chính sách mà theo đó người ta dùng các nguồn vốn dài hạn để tài
trợ cho toàn bộ tài sản thường xuyên và một phần tài sản ngắn hạn lâm thời. Một
chính sách như vậy sẽ đảm bảo an toàn cho các hoạt động của doanh nghiệp, tuy
nhiên chi phí vốn sẽ cao và do đó lợi nhuận của doanh nghiệp có thể không cao.
Trên hình 5-5, đường gạch chấm phía trên cùng là đường biểu diễn giới hạn
của việc sử dụng vốn tự phát và các nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho toàn bộ tài
sản thường xuyên và một phần tài sản ngắn hạn lâm thời. Như vậy, trong trường
hợp này, một phần nhu cầu cao điểm được tài trợ bằng các khoản vay ngắn hạn
từ bên ngoài. Phần “nhô” lên phía trên phần gạch chấm biểu thị tài trợ ngắn hạn,
GVHD: Bùi Văn Trịnh

24

Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 3


Chuyên đề 5: Chính sách vốn lưu động

còn phần “đáy” phía dưới đường gạch chấm biểu thị việc cầm giữ chứng khoán

ngắn hạn [1, trang 227].
Triệu VNĐ

Nhu cầu tài trợ
ngắn hạn

Tài sản lưu động
lâm thời
Nợ dài hạn
cộng với vốn cổ
phần cộng nợ
ngắn hạn
tự phát

Tài sản lưu động
thường xuyên

Tài sản
lưu động
lâm thời
Tổng
tài sản
thường
xuyên

Tài sản cố định
Thời gian
0

1


2

3

4

5

6

Hình 5-5: Chính sách tài trợ thận trọng
Tuy nhiên, khi quá thận trọng thì sẽ trở thành bảo thủ và trong việc tài trợ
vốn lưu động của doanh nghiệp cũng vậy. Nếu doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn
dài hạn để tài trợ cho toàn bộ nhu cầu vốn của mình thì chính sách tài trợ thận
trọng ở trên sẽ trở thành chính sách tài trợ bảo thủ như được trình bày sau đây:
Khi tổng tài sản tăng do hàng tồn kho và khoản phải thu tăng, các doanh
nghiệp thường rút bớt các khoản đầu tư ngắn hạn để tăng tính thanh khoản. Sau
đó, khi bán hàng ra, tồn kho giảm xuống và tiền bán hàng được thu về thì vốn
lưu động dư thừa lại được tái đầu tư trở lại vào các khoản đầu tư ngắn hạn.
Như vậy, trong một giai đoạn nhất định của chu kỳ luân chuyển vốn lưu
động, doanh nghiệp sẽ ở trong trạng thái thừa thanh khoản thể hiện qua chỉ tiêu
khả năng thanh toán khá cao. Do không sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn
nên doanh nghiệp cần có khả năng tài chính linh hoạt(1) để có thể ứng phó với
tình huống dự báo thấp hơn nhu cầu chi tiêu.
1

Khả năng tài chính linh hoạt, nghĩa là có khả năng vay nhưng chưa sử dụng đến.

GVHD: Bùi Văn Trịnh


25

Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 3


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×