Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

đề thi thử vào lớp 10 môn văn có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.42 KB, 121 trang )

TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN HUỆ
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
Lần thứ 2 - 2016
Môn Ngữ Văn chung (Đề có 01 trang)
Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề

Phần I (4.0
điểm) Cho đoạn
văn sau:
(1) Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra.(2) Chúng nó cũng là trẻ con làng
Việt gian đấy ư ? (3) Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? (4) Khốn nạn, bằng ấy
tuổi đầu ...(5) Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
- (6) Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán
nước để nhục nhã thế này.
(Ngữ Văn 9 tập 1- Nhà xuất bản Giáo dục 2015)

Câu 1: Cho biết đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn
cảnh sáng tác của tác phẩm đó?
Câu 2: Xác định những câu là lời độc thoại nội tâm trong đoạn văn trên. Những lời
độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
Câu 3: Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về nhân vật “ông lão” trong tác phẩm
được xác định ở câu hỏi 1 (viết không quá nửa trang giấy thi).
Phần II (6.0 điểm)
Người đồng mình yêu lắm con
ơi Đan lờ cài nan hoa…

Câu 1: Chép tiếp 5 dòng thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ. Nêu tên tác giả của
bài thơ trên. Câu 2: Chỉ ra 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên và


nêu tác dụng của chúng.
Câu 3: Hãy viết đoạn văn theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp (từ 1012 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ vừa chép ở câu hỏi 1. Đoạn văn có sử
dụng phép thế và câu có thành phần phụ chú. Gạch chân dưới thành phần phụ chú
và phép thế.
Câu 4: Từ lời tâm sự của người cha với con trong bài thơ trên, cùng với những kiến


thức xã hội mà em có, hãy nêu thái độ và tình cảm mà mỗi người cần có với gia
đình và quê hương (viết từ 5-7 dòng).
………..…Hết………….

Họ

tên
thí
danh………………………

sinh………………………………….Số

báo


Hướng dẫn chấm và biểu điểm Môn Văn chung
Phần I
Câu
Câu 1
1.0 điểm

Ý


Điểm

- Đoạn văn trên trích trong tác phẩm Làng của Kim Lân.

0.5

- Hoàn cảnh sáng tác: 1948 những năm đầu của cuộc kháng chiến chống

0.5

Pháp.
Câu 2
1.0 điểm

- Độc thoại nội tâm: câu 2,3,4.

0.5

- Thể hiện tâm trạng: nỗi đau đớn, xót xa của ông Hai, thương thân, thương
con khi nghĩ đến những đứa con của mình bị hắt hủi, xa lánh vì chúng là trẻ

0.5

con của làng Chợ Dầu (trong tình huống có tin làng Chợ Dầu theo giặc).
Câu 3
2.0 điểm

Cần nêu các ý sau:
- Ông Hai – người nông dân quê ở làng Chợ Dầu - là người có tình yêu làng


0.5

tha thiết, mãnh liệt.
+ Ông luôn kể và khoe, tự hào về làng Chợ Dầu của mình. Đi sơ tán, ông nhớ

0.25

không nguôi về làng mình, nhớ những ngày ở làng tích cực chuẩn bị kháng
chiến: đào đường, đắp ụ...
+ Nghe tin làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây, ông choáng váng, đau đớn, tủi

0.5

nhục… Ông đã trải qua những ngày căng thẳng, đấu tranh tư tưởng gay gắt
giữa một bên là tình yêu làng, một bên là lòng trung thành với cách mạng và
kháng chiến.
- Khi tin được cải chính, ông vô cùng vui sướng, đi khoe về làng - mặc dù nhà

0.5

ông đã bị đốt nhẵn… Tình yêu làng và yêu nước trong ông đã hòa làm một.
- Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong cuộc
0.25

kháng chiến chống Pháp.
Phần II (6.0 điểm)
Câu
Câu 1
1.0 điểm
Câu 2


Ý

Điểm

- Chép đúng đoạn thơ theo văn bản sách giáo khoa

0.5

- Tác giả của bài thơ trên: Y Phương

0.5

- Các biện pháp tu từ (Thí sinh chỉ cần nêu 2 biện pháp tu từ sau trong số các
biện pháp tu từ được sự dụng trong đoạn thơ) như:
+ Ẩn dụ: vách nhà ken câu hát
+ Nhân hóa: rừng cho hoa. Con đường cho tấm lòng
+ Điệp ngữ: cho

0,5


- Tác dụng:
+ Ca ngợi cuộc sống vui tươi lạc quan của người đồng mình

0.5

+ Nhấn mạnh ân tình của quê hương với mỗi người, quê hương cho con người
những gì đẹp đẽ nhất, ân tình nhất; cảnh vật trở nên sinh động
Câu 3


* Nội dung (2,0 điểm)

3.5 điểm

Đoạn văn cần nêu các ý sau:
- Đoạn thơ là lời ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của những con người trên

0.5

quê hương mình.
+ Người đồng mình là những con người đáng yêu, tài hoa, khéo léo

0.5

+ Sống lạc quan, hồn nhiên, vô tư.

0.25

+ Gắn bó với quê hương.

0.25

- Nghệ thuật: ẩn dụ, nhân hóa, điệp từ..

0.5

* Hình thức (1.5 điểm)
- Đúng mô hình đoạn tổng phân hợp


0.5

- Có phép thế và gạch chân.

0.5

- Có thành phần phụ chú, gạch chân.

0.5

Câu 4

Thí sinh có thể diễn đạt theo những cách khác nhau, song cần bày tỏ rõ thái

0.5 điểm

độ và tình cảm của bản thân đối với gia đình và quê hương. Tình cảm phải
chân thành.
VD:
- Gia đình và quê hương là nơi chúng ta được sinh ra, nơi nuôi chúng ta khôn

0.25

lớn.
- Thái độ: Yêu mến, gắn bó với gia đình và quê hương, sống có trách nhiệm
với gia đình, có trách nhiệm và bảo vệ quê hương.

0.25



TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC HỌC
HUẾ

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10
MÔN: NGỮ VĂN
NĂM HỌC: 2014 - 2015

Câu 1: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:
“(1) Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác
riêng. (2) Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho
xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự
vẩn vơ. (3) Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng
ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. (4) Có
chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng (…).”
(Khái Hưng, Ngữ văn 6, tập hai, trang 42)
1.1 Nội dung đoạn văn trên được trình bày theo cách nào? Vì sao?
1.2 Xét về cấu tạo, các câu (2), (3), (4) trong đoạn văn thuộc kiểu câu gì? Tác
dụng của kiểu câu đó trong đoạn văn?
Câu 2: Đọc hai câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu:
Câu chuyện 1
Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc
trai tốt nhất, đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát và hỏi từng hạt cát
có muốn biến thành ngọc trai không. Các hạt cát đều lắc đầu nguầy nguậy khiến ông
sắp tuyệt vọng.
Đúng lúc đó có một hạt cát đồng ý, các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu
vào trong vỏ trai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh mặt trời, trăng sao, gió
mát, thậm chí thiếu cả không khí, chỉ có bóng tối, ướt lạnh, cô đơn, rất đau buồn, thử
hỏi có đáng không? Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán
thán.
Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt

giá, còn những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát…
Câu chuyện 2
Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt được vào bên trong cơ thể một con
trai. Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau
đớn cho cơ thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con
trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát.
Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành
một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp...
2.1. Hãy đặt một nhan đề chung thể hiện hàm ý của cả hai câu chuyện trên.


2.2. Bằng một văn bản (dài không quá một trang rưỡi giấy thi), trong đó có sử
dụng một khởi ngữ và một câu hỏi tu từ (gạch chân, xác định), hãy nêu suy nghĩ về bài
học cuộc sống em nhận được từ hai câu chuyện.
Câu 3:
“Lời gửi của văn nghệ là sự sống”.
“Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một áng riêng, () và chiếu tỏa
lên mọi việc chúng ta sống, (…) làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”.
(Nguyễn Đình Thi, dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai, trang 14)
Từ việc tìm hiểu các ý kiến trên, hãy viết về “lời gửi” của một tác phẩm trong
chương trình Ngữ văn lớp 8 hoặc lớp 9 đã làm “thay đổi hẳn” cách “nhìn”, cách
“nghĩ” của em về con người và cuộc sống.
Đáp án
Câu 1:
1.1 Nội dung đoạn văn được trình bày theo cách diễn dịch.
- Vì: đoạn văn có câu chủ đề đứng đầu đoạn. Các câu còn lại trong đoạn văn
cùng hướng đến làm nổi bật ý đã nêu ở câu chủ đề.
1.2 Xét về cấu tạo, các câu (2), (3), (4) trong đoạn văn thuộc kiểu câu đặc
biệt ( không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ).
- Tác dụng của kiểu câu đó trong đoạn văn: liệt kê, thông báo về sự tồn tại của

sự vật, hiện tượng: tăng tính thẩm mĩ, ấn tượng cho đoạn văn.
Câu 2:
2.1 Yêu cầu:
- Nhan đề được đặt phải chứa hàm ý gắn với nội dung ý nghĩa chung của hai câu
chuyện.
- Nhan đề được đặt cần ngắn gọn, súc tích, giàu tính hình tượng, thẩm mĩ.
2.2.
A.Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh viết văn bản nghị luận xã hội ( kiểu bài nghị luận về một tư tưởng,
đạo lí) có kết cấu ba phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài, dài không quá một trang rưỡi
giấy thi. Bài viết có bố cục hợp lí, mạch lạc; diễn đạt trôi chảy; chữ viết rõ ràng, trình
bày sạch sẽ.
- Bài viết có sử dụng một khởi ngữ, một câu hỏi tu từ ( gạch chân, xác định).
B. Yêu cầu về kiến thức:
- Học sinh nêu suy nghĩ về bài học cuộc sống nhận được từ hai câu chuyện.


- Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách. Sau đây là một số gợi ý:
* Nội dung tư tưởng của hai câu chuyện:
- Câu chuyện 1:
+ Trong cuộc sống, có những người do ngại khó, ngại khổ, chưa nhận ra giá trị
đằng sau những khó khăn, thử thách mà thiếu cố gắng, nỗ lực, thiếu ý chí, quyết
tâm…, chấp nhận làm “hạt cát” bé nhỏ, tầm thường.
+ Từ “hạt cát” tầm thường, để trở thành “ngọc trai” quý giá, con người phải
chấp nhận trải qua một quá trình thử thách gian khổ.
+ Có thử thách trong gian khổ, tôi luyện trong gian nan, con người mới có thể
thành công trong cuộc sống, đạt tới đỉnh vinh quang.
- Câu chuyện 2:
+ Cuộc sống vốn tiềm ẩn những khó khăn, biến cố bất thường.
+ Trước những khó khăn, biến cố đó, con người cần biết chấp nhận, đối mặt với

khó khăn, thử thách để vượt lên; hơn thế nữa, cần kiên trì, nỗ lực, quyết tâm, chủ động
biến thử thách thành cơ hội.
+ Có dũng cảm đối mặt, có nỗ lực, kiên trì…, con người mới tạo ra được những
thành quả có ý nghĩa, cống hiến cho đời.
* Bài học cuộc sống từ hai câu chuyện:
- Mỗi con người cần có ý chí, nghị lực, dám đối mặt và sẵn sàng chấp nhận khó
khăn, gian khổ trong cuộc sống. Đó chính là mấu chốt của thành công.
Trong những hoàn cảnh đặc biệt, khi gặp biến cố bất thường hay phải đối diện
với cái xấu… con người cần chủ động, quyết tâm, luôn có ý thức vượt qua để đạt tới
thành công.
- Khó khăn, gian khổ cũng chính là điều kiện, là cơ hội để thử thách và tôi luyện
ý chí con người. Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành, tự khẳng định được mình,
sống có ý nghĩa hơn và đóng góp cho cuộc đời nhiều hơn.
Học sinh cần trình bày “bài học cuộc sống” với tình cảm chân thành, sâu sắc;
nêu được những vấn đề thực sự có ý nghĩa đối với cá nhân và cộng đồng.
Câu 3:
1. Giải thích các ý kiến:
* Về ý kiến: “Lời gửi của văn nghệ là sự sống”.
- Văn nghệ là một loại hình nghệ thuật có giá trị to lớn trong việc tác động vào
tư tưởng, tình cảm, nhận thức của mỗi người cũng như toàn xã hội: đem đến cho con
người một thế giới phong phú.
- “Lời gửi” của văn nghệ và các loại hình nghệ thuật khác chính là cuộc sống, là
sự sống; góp phần làm cho đời sống nhân sinh ngày càng tốt đẹp hơn. Tác giả - người


sáng tạo ra tác phẩm, chính là người đem “lời gửi” – thông điệp về đời sống và con
người – đến với các thế hệ bạn đọc.
* Về ý kiến: “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một
áng riêng, (…) và chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sống, (…) làm cho thay đổi hẳn
mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”.”

- Tác phẩm văn học lớn có khả năng kì diệu trong việc tác động vào tư tưởng,
tình cảm, nhận thức của mỗi người cũng như toàn xã hội; để lại những ấn tượng sâu
sắc, có giá trị lâu dài.
- Mỗi tác phẩm văn học lớn đều đặt ra và giải quyết vấn đề theo một cách riêng
của nhà văn và cũng được bạn đọc tiếp nhận theo những con đường riêng.
- Tác phẩm văn học lớn đánh thức những cảm xúc tốt đẹp trong tâm hồn độc giả,
giúp con người tự nhận thức, xây dựng và phấn đấu hoàn thiện mình một cách toàn
diện, bền vững.
=> Hai ý kiến ngắn gọn, cô động, sâu sắc cùng hướng đến thể hiện nội dung, vai
trò của văn nghệ nói chung và tác phẩm văn học nói riêng đối với việc xây dựng, bồi
đắp tâm hồn con người, làm cho cuộc sống ngày càng hoàn thiện.
2. Phân tích lời gửi của một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 8 hoặc lớp
9.
Từ cách hiểu các ý kiến trên, học sinh viết về “lời gửi” của một “tác phẩm lớn”
trong chương trình Ngữ văn lớp 8 hoặc lớp 9 đã làm “thay đổi hẳn” cách “nhìn”, cách
“nghĩ” về con người và cuộc sống.
Sau đây là một số gợi ý:
- Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Phân tích để làm rõ:
+ “Lời gửi” của tác phẩm.
+ “Ánh sáng riêng” mà tác phẩm ấy (bằng nội dung và nghệ thuật) đã rọi vào tư
tưởng, tình cảm, nhận thức của mỗi con người cũng như toàn xã hội.
+ Từ “lời gửi” và “ánh sáng” ấy, tác phẩm đã cảm hóa, lôi cuốn, giúp mỗi người
tự thay đổi, tự nhận thức, tự xây dựng mình để được sống ý nghĩa hơn, phong phú hơn
với cuộc đời và với chính mình.


Phòng GD&ĐT VIỆT YÊN

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN
NĂM: 2014 - 2015

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN VĂN NĂM 2014 - VIỆT YÊN, BẮC
GIANG
Câu 1 (2 điểm): Cho đoạn văn sau:
“Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như
đến không thể được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất
tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:
-

Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại ...”
(Làng – Kim Lân )

a. Đoạn văn trên viết về nhân vật nào? Em hãy tìm và gọi tên thành phần biệt lập có
trong đoạn văn trên.
b. Dấu chấm lửng trong câu văn: “Hay là chỉ lại ...” có tác dụng gì?
Câu 2 (3 điểm):
Về chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, ông Vũ Khoan viết: “Sự chuẩn bị bản thân con
người là quan trọng nhất.”
(Sách Ngữ văn lớp 9, tập hai-NXB Giáo dục, 2006, tr.27)
Viết một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày ý kiến của em về vấn đề
trên.
Câu 3 (5 điểm):
Suy nghĩ về cảm xúc của Viễn Phương khi vào lăng viếng Bác được thể hiện trong
đoạn thơ:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ .
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ...

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền


Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim !
(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)
ĐÁP ÁN
CÂU

Ý

NỘI DUNG

ĐIỂM

Câu 1

a.

- Đoạn văn viết về nhân vật ông Hai .

0,25đ

2 điểm

- Thành phần biệt lập là thành phần tình thái: tưởng như. 0,25đ
b.

Dấu chấm lửng có tác dụng:

- Đánh dấu lời nói ngập ngừng, đứt quãng của ông Hai. 0,25đ
- Qua đó thể hiện tâm trạng: hoài nghi, ngờ ngợ của 0,25đ
ông Hai trước cái tin làng Chợ Dầu theo Tây.

Câu 2

a

3 điểm

Về kĩ năng
- Viết được bài văn ngắn có bố cục ba phần hoàn chỉnh,
lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính
tả, diễn đạt....
- Có quan điểm riêng phù hợp thể hiện rõ vai trò của con
người trong thế kỉ mới.

b

Về nội dung
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách. Dưới đây là
một số gợi ý định hướng chấm bài.
1. Giải thích:
- Giới thiệu xuất xứ: câu nói trích trong bài báo “Chuẩn
bị hành trang vào thế kỉ mới” của Vũ Khoan. Đối tượng
đối thoại của tác giả là lớp trẻ ViệtNam, chủ nhân của đất
nước ta trong thế kỉ XXI.
- Sự chuẩn bị bản thân con người (hành trang vào thế kỉ
mới) ở đây được dùng với nghĩa là hành trang tinh thần
như tri thức, kĩ năng, nhân cách, thói quen lối sống...để đi

vào một thế kỉ mới
2. Tại sao bước vào thế kỉ mới, hành trang quan trọng
nhất là sự chuẩn bị bản thân con người?




- Vì con người là động lực phát triển của lịch sử.
- Vai trò con người càng nổi trội trong thế kỉ XXI, khi
nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ, sự hội nhập
kinh tế, văn hoá toàn cầu diễn ra là cơ hội, thách thức sự
khẳng định mỗi cá nhân, dân tộc.
3. Làm gì cho việc chuẩn bị bản thân con người trong thế
kỉ mới:
- Tích cực học tập tiếp thu tri thức.
- Rèn luyện đạo đức, lối sống đẹp, có nhân cách, kĩ năng 1đ
sống chuẩn mực.
- Phát huy điểm mạnh, từ bỏ thói xấu, điểm yếu.
- Thấy được trách nhiệm, bổn phận của cá nhân đối với
việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.


Câu 3

a

5 điểm

Về kĩ năng
- Biết cách viết một bài văn nghị luận về một đoạn thơ.


0,5đ

- Văn phong trong sáng, có cảm xúc, lập luận chặt chẽ,
bố cục mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, diễn đạt...
b

Về kiến thức

0,5 đ


Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách
khác nhau nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung
sau:
0,5 đ
* Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, vị trí của đoạn
thơ.
* Đến bên lăng, tác giả thể hiện tình cảm kính yêu sâu
sắc của nhân dân với Bác

0,5 đ

- Ngày ngày mặt trời của thiên nhiên vẫn toả sáng trên 0,5 đ
lăng , vẫn tuần hoàn tự nhiên và vĩnh cửu
- Từ mặt trời của tự nhiên tác giả đã liên tưởng và ví Bác 0,5 đ
như mặt trời - mặt trời cách mạng đem đến ánh sáng cho
cuộc đời, hạnh phúc cho cuộc đời, độc lập tự do cho dân
tộc - Sự vĩ đại, thể hiện sự tôn kính của nhân dân đối với
0,5 đ

Bác


- Hình ảnh dòng người...... sự so sánh đẹp – tình cảm
thương nhớ kính yêu của nhân dân với Bác
- Không gian trong lặng yên thiêng liêng và ánh sáng
thanh khiết dịu nhẹ được diễn tả: hình ảnh ẩn dụ vầng
trăng sáng dịu hiền –nâng niu giấc ngủ bình yên của
Bác .
- Giấc ngủ bình yên: cảm giác Bác vẫn còn đó đang ngủ
một giấc ngon sau một ngày làm việc vất vả
- Giấc ngủ có trăng vỗ về .Trong giấc ngủ vĩnh hằng có
0,5 đ
trăng làm bạn
- Vẫn biết trời xanh.... trong tim: Biết rằng Bác đã sống
mãi, hoà vào thiên nhiên sông núi nhưng lòng vẫn quặn
đau, một nỗi đau nhức nhối tận tâm can
-Niềm xúc động thành kính và nỗ đau xót của nhà thơ
được biểu hiện rất chân thành sâu sắc.
* Khẳng định sự kính trọng, biết ơn của nhà thơ với Bác.

THI THỬ LỚP 10 - TÂY HỒ NGÀY 19-5-2015


Thời gian: 120 phút
Phần I: (3 điểm)
Cho khổ thơ:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về
1. Em hãy nêu tên tác phẩm, tác giả, xuất xứ bài thơ.
2. Khổ thơ có những từ ngữ chỉ dấu cho nhan đề bài thơ. Hãy chỉ ra những từ ngữ ấy và giải
thích vì sao?
Phần II: (3 điểm)
Cho câu văn sau: “Trong bài “Viếng lăng Bác”, ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài
nét, còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với chủ
tịch Hồ Chí Minh”.
Coi câu văn trên là câu chủ đề, chọn một khổ thơ trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn
Phương, viết đoạn văn từ 8-10 câu, có một câu sử dụng thành phần biệt lập, để làm sáng tỏ nhận
định ấy.
Phần III: (4 điểm)
Đọc kĩ câu chuyện sau và viết đoạn văn 15-20 câu cho biết em cảm nhận được gì qua nội
dung câu chuyện, nhất là giờ đây em đang đứng trước một kì thi đòi hỏi bản thân phải nỗ lực rất
nhiều.
"Tại thế vận hội đặc biệt Seattle (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều
bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham gia cuộc
đua 100m. Súng hiệu nổ, tất cả đều cố lao về phía trước. Trừ một cậu bé, cậu ngã liên tục trên
đường đua, cậu bé đã bật khóc. Tám người kia nghe thấy tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn.


Sau đó tất cả đều quay trở lại không trừ một ai! Một cô bé bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống
hôn cậu bé và nói: “Như thế này em sẽ thấy tốt hơn”. Cô bé nói xong cả chín người cùng khoác tay
nhau sánh bước về vạch đích. Tất cả khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoan hô
không dứt. Câu chuyện cảm động này đã lan truyền qua mỗi kỳ Thế vận hội về sau". (Theo "Quà
tặng trái tim", NXB Trẻ 2003)
I
1

ĐÁP ÁN THI THỬ LỚP 10 TÂY HỒ NGÀY 19-5-2015

“Sang thu” của Hữu Thỉnh , sáng tác năm 1977, mùa thu hòa bình đầu tiên.

1.0

2. Khổ thơ có những từ ngữ chỉ dấu cho nhan đề bài thơ: hương ổi phả vào trong gió se, 0.5
sương chùng chình
Giải thích: tên bài thơ là “Sang thu”- khoảnh khắc giao mùa hạ sang thu. “hương ổi phả 1.5
vào trong gió se, sương chùng chình qua ngõ” là các tín hiệu đặc trưng cho phút giao mùa
ấy. Hương ổi nồng nàn cuối hả phả vào cơn gió se lành lạnh đầu thu, làn sương mỏng
manh vốn tan biến rất mau trong mùa hạ chỉ khi sang thu mới “chùng chình”- cố ý đi
chậm lại, giăng mắc trong ngõ nhỏ, làm không gian hư ảo đặc trưng cho mùa thu.
II

Hình thức : đoạn văn dài 8-10 câu, gạch chân và chú thích câu có thành phần biệt lập.

1.0

Nội dung: phân tích một khổ thơ trong bài “Viếng lăng Bác” để làm rõ nhận định:
+ Ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét.

0.5

+ Chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với Bác 1.5
Đoạn văn tham khảo:
Trong bài “Viếng lăng Bác”, ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu tác giả
bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với chủ tịch Hồ Chí Minh” ví như
trong khổ thơ thứ nhất(1) :
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Khi đến trước lăng, tác giả chỉ tả chấm phá có mỗi hàng tre bên lăng : hàng tre ẩn hiện trong sương


bát ngát, màu xanh xanh, đứng thẳng hàng (2). Tả ít gợi nhiều, tình cảm của tác giả bộc lộ ngay câu
đầu “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” chỉ gỏn gọn như một lời thông báo nhưng lại gợi ra tâm
trạng xúc động của người con từ chiến trường miền Nam sau bao nhiêu năm mong mỏi bây giờ mới
được ra viếng Bác (3). Cách dùng đại từ xưng hô “con” rất gần gũi, thân thiết, ấm áp tình thân
thương, cách nói giảm, nói tránh: từ “thăm” ( Đến chơi để tỏ tìnhthân, sự quan tâm) thay cho từ
“viếng” (Đến trước linh cữu hoặc lăng mộ để tỏ lòngthương tiếc), giảm nhẹ nỗi đau thương mất
mát, ngụ ý Bác Hồ còn sống mãi trong tâm tưởng của mọi người (4). Hình ảnh hàng tre vừa tả thực
vừa mang tính chất ẩn dụ tượng trưng, giàu ý nghĩa liên tưởng sâu sắc (5). Hàng tre ẩn hiện trong
sương gợi không gian rộng mà thiêng liêng (6). “Ôi!” là từ cảm thán, biểu thị niềm xúc động tự hào
trước hình ảnh hàng tre, chính là lòng tự hào dân tộc mình vừa chiến thắng oanh liệt(7). Từ đó tác
giả có những suy ngẫm sâu sắc: Hàng tre là hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê, đất nước Việt
Nam, đã thành một biểu tượng của dân tộc (8). Màu tre xanh mang biểu tượng của tâm hồn thanh
cao, hiền hoà (“xanh xanh Việt Nam) nhưng cũng mang sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc ta
“Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” (9). Hình ảnh đẹp của hàng tre - dân tộc càng đẹp hơn khi quây
quần về đây, bên Người, canh cho giấc ngủ của Người được bình yên vĩnh hằng (10).
Chú thích: Câu 4 là câu sử dụng thành phần biệt lập phụ chú.
III

Hình thức: đoạn văn dài 15-20 câu, trình bày mạch lạc, sạch sẽ

1.0

Nội dung: Cảm nhận nội dung câu chuyện: nỗ lực vượt khó đi lên, đồng cảm sẻ chia, vị
tha…
+ Nêu rõ sự việc hiện tượng có vấn đề: các vận động viên tham gia thi chạy ở một thế 2.0
vận hội quốc tế, cuộc thi là thử thách lớn lao nhất là khi các vận động viên đều bị khuyết

tật, đã có người bị vấp ngã liên tục trên đường chạy, bất lực mà bật khóc.
+ Đánh giá đúng sai: cuộc thi có ý nghĩa nhân đạo lớn, tất cả các vận động viên đều
giành chiến thắng.
+ Nêu nguyên nhân: Khát vọng (dù khuyết tật các vận động viên đều muốn nỗ lực giành
chiến thắng để khẳng định giá trị bản thân “có chín vận động viên đều bị tổn thương về
thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham gia cuộc đua
100m. Súng hiệu nổ, tất cả đều cố lao về phía trước”); Đồng cảm (khi có người bị vấp
ngã, những người khác cùng quay lại an ủi, giúp đỡ rồi cùng khoác tay nhau về đích trong


niềm vinh quang chung)
+ Bày tỏ thái độ, ý kiến, nhận định: học tập các vận động viên trong câu chuyện, cuộc 1.0
sống dù khó khăn đến mấy vẫn nỗ lực vươn lên, đồng cảm và vị tha với những hoàn cảnh
khó khăn khác. Là học sinh lớp 9, đứng trước kì thi khó khăn cũng cần tinh thần vươn
lên, lạc quan, đoàn kết giúp nhau ôn luyện kiến thức, kĩ năng, làm bài trung thực…để
khẳng định mình, cùng nhau giành chiến thắng vinh quang.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 9 - THCS

HÀ NỘI

NĂM HỌC 2015 - 2016

Môn: NGỮ VĂN
Ngày: 23/4/2016
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề thi gồm 01 trang)



Phần I (6,5 điểm)
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
(Trích Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục)
1. Tác giả của khổ thơ trên là ai? Phần in đậm trong câu thơ: Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam là thành
phần biệt lập cảm thán hay câu cảm thán?
2. Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh hàng tre bát ngát ở câu thơ thứ hai (Đã thấy trong sương
hàng tre bát ngát) và cây tre trung hiếu ở câu cuối (Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này) của bài thơ.
3. Việc lặp lại một hình ảnh (chi tiết) ở đầu và cuối tác phẩm tương tự như trên còn thấy trong nhiều bài thơ
khác. Kể tên một bài thơ mà em đã học (ghi rõ tên tác giả) có đặc điểm đó.
4. Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận diễn dịch làm rõ tâm trạng, cảm xúc của tác giả ở
khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và một câu ghép (gạch dưới câu ghép và từ ngữ dùng
làm phép nối).
Phần II (3,5 điểm)
Đây là đoạn trích trong văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Vũ Khoan):
...Bước vào thế kỉ mới, muốn "sánh vai với các cường quốc năm châu" thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành
trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định là
hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ mới - nhận ra điều đó, quen dần
với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục)
1. Văn bản chưa đoạn trích trên được viết năm nào? Thời điểm lịch sử văn bản ra đời có ý nghĩa đặc biệt gì?
2. Theo em tại sao lớp trẻ lại được coi là những người chủ thực sự của đất nước?
3. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về một thói quen tốt đẹp của
người Việt Nam mà em biết.
--------------Hết-------------Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên học sinh:....................................


TRƯỜNG THCS
BÍCH HÒA

Số báo danh: ......................

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VÀO LỚP 10 THPT
Môn: Ngữ văn – Năm học: 2016-2017
Thời gian làm bài: 120 phút

Phần I: (3 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“…Các ngươi đều là những người có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp


lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị
giết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!”
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu một vài hiểu biết của em về tác giả của
đoạn trích?
2. Đoạn văn trên là lời nói của ai? Ở đâu? Đọc đoạn văn này em thấy giống thể loại gì trong văn học
cổ?
3. Qua những câu văn trên em liên tưởng thấy giống như những lời văn trong bài nào của văn học
cổ? Do ai viết? Mục đích viết?
4. Nội dung của đoạn văn trên nói lên điều gì?
Phần II: (7 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”
(Bếp lửa - Bằng Việt)
1. Bài thơ “Bếp lửa” ra đời trong hoàn cảnh nào? Nêu mạch cảm xúc của bài thơ?
2. Chỉ ra từ láy trong dòng thơ đầu? Từ láy ấy giúp em hình dung gì về hình ảnh “Bếp lửa” mà tác
giả nhắc tới?

3. Tình cảm gia đình hòa quyện trong tình yêu quê hương, đất nước là một đề tài quen thuộc được
thể hiện trong bài thơ. Hãy kể tên hai bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 cũng
viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả?
4. Viết một đoạn văn quy nạp khoảng 13->15 câu trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người bà
trong bài thơ “Bếp lửa”. trong đó có sử dụng câu cảm thán.
5. Bằng những hiểu biết của em, hãy nêu suy nghĩ về tình yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ
trong thời đại hiện nay.
- Hết -

HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I
1

2
3

Nội dung
Điểm
1.- Nêu được tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”
0.25
- Của nhóm tác giả: Ngô gia văn phái
0.25
- Quê: Làng Tả Thanh Oai-Hà Tây cũ. Nay thuộc Hà Nội. Là dòng họ lớn nổi 0,5
tiếng đỗ cao có tài văn học. Một số người trong gia đình đó đã viết chung tác
phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”. Tiêu biểu là Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du, Ngô
Thì Nhậm.
2. Đoạn văn trên là lời nói của Quang Trung ở trấn Nghệ An
0,5
- Đoạn văn trên giống thể loại “Hịch” trong văn học cổ.
0,25

3. Những câu trên khiến người ta liên tưởng giống như những lời văn trong bài


4
Phần II
1.

2.
3.
4.

5.

“Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn. Viết để kêu gọi quân sĩ học tập “Binh thư
yếu lược” chuẩn bị đánh giặc Nguyên-Mông.
4. Nội dung đoạn văn: Kêu gọi đồng tâm hiệp lực trong chiến đấu và trung thành
với vua Quang Trung.
1. Bài thơ ra đời năm 1963, khi tác giả đang sinh sống và học tập tại Liên Xô.
Đây là thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Mạch cảm xúc đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm.
2. Từ láy “chờn vờn”: ánh sáng ngọn lửa bếp bập bùng lúc to lúc nhỏ gợi lên
một bếp lửa bình dị quen thuộc trong cuộc sống ở làng quê Việt Nam.
3. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm)
Nói với con (Y Phương)
4. Hình thức: (1.5đ)
- Đúng một đoạn văn quy nạp (câu chốt đứng cuối đoạn văn). Đảm bảo số câu
theo yêu cầu.
- Có câu cảm thán (đánh số câu và chú thích câu cảm thán).
* Nội dung: (2.5đ) Đoạn văn đảm bảo những ý sau:
- Tình yêu thương bà giành cho cháu lớn lao, sâu sắc.

- Bà là người che chở, bảo bọc, dạy dỗ, chăm sóc cho cháu trong những năm
tháng tuổi thơ
- Hình ảnh người bà tẩn tảo, chắt chiu, nhen nhóm lên ngọn lửa mỗi sớm mai.
Nhen nhóm ý chí, niềm tin cho cháu.
- Bà là người đầy nghị lực, vượt qua những biến cố lớn lao trong cuộc đời, trở
thành chỗ dựa vững vàng cho cháu.
- Hình ảnh người bà-người phụ nữ Việt Nam với vẻ đẹp tần tảo, nhẫn nại, đầy
yêu thương, với tấm lòng nhân hậu giàu đức hi sinh, với một nghị lực sống phi
thường.
5. Tùy theo cách viết của học sinh để cho điểm. (Viết đoạn hoặc bài văn ngắn)
có thể đi theo hướng sau:
- Tình yêu quê hương đất nước được thể hiện rất đa dạng:
+ Bảo vệ tổ quốc
+ Xây dựng và phát triển đất nước.

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BẢO THẮNG

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 - THPT

TRƯỜNG THCS SỐ 1 PHÚ NHUẬN

NĂM HỌC 2015 -2016

0,75
0,5
0,5

0,5
0,5


1
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5

1.5


MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm có 01 trang)

I. Phần văn - Tiếng việt
Câu 1: Phần tiếng Việt (1,5 điểm)
a. Thế nào là phương châm về lượng, phương châm về chất trong hội thoại. (0,5 điểm)
b. Lấy 1 ví dụ vi phạm về phương châm về lượng, 1 ví dụ về vi phạm phương châm về
chất. Chỉ ra lỗi vi phạm trong mỗi ví dụ ấy (1,0 điểm)
Câu 2: Phần văn bản (1 điểm)
Chép theo trí nhớ 4 câu thơ đầu văn bản: "Cảnh ngày xuân" (Trích: "Truyện Kiều" của
Nguyễn Du - Ngữ Văn 9, tập 1) và khái quát ngắn gọn nội dung chính của 4 câu thơ ấy.
II. Phần Tập làm văn
Câu 1: Nghị luận xã hội (2,5 điểm)
"Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta".
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 2: Nghị luận văn học (4,5 điểm)
Vẻ đẹp của anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.


----------------------- Hết-----------------------------


PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BẢO THẮNG

HƯỚNG DẪN CHẤM

TRƯỜNG THCS SỐ 1 PHÚ NHUẬN

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 - THPT
NĂM HỌC 2015 -2016
MÔN: NGỮ VĂN

I. Phần văn - Tiếng Việt
Câu
Câu 1

Nội dung

Biểu điểm

a. HS trình bày được khái niệm phương châm về lượng,
phương châm về chất trong hội thoại.
- Phương châm về lượng: Khi giao tiếp cần nói cho có nội
dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao

0,25 điểm

tiếp, không thừa, không thiếu.
- Phương châm về chất: Khi giao tiếp, đừng nói những điều

mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

0,25 điểm

b. HS lấy được 1 ví dụ câu nói vi phạm phương châm về
lượng, 1 ví dụ câu nói vi phạm phương châm về chất (chỉ ra lỗi
vi phạm)
VD: - Già là loại gia cầm nuôi ở nhà rất phổ biến ở nước ta.

1,0 điểm

(vi phạm phương châm về lượng thừa từ "nuôi ở nhà)
- Nước là do nước ở trên đầu nguồn sinh ra. (vi phạm
phương châm về chất: nói điều không chính xác)
Câu 2

- Chép đúng, đủ 4 câu thơ đâu văn bản: "Cảnh ngày xuân"
(Trích: "Truyện Kiều" của Nguyễn Du - Ngữ Văn 9, tập 1)
"Ngày xuân con én đưa thoi,

0,5 điểm


Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
- Khái quát ngắn gọn nội dung chính của 4 câu thơ:
Qua bốn câu thơ Nguyễn Du đã gợi ra được bức tranh mùa
xuân đẹp, hài hòa về màu sắc, sinh động, nhẹ nhàng, thanh
khiết.


0,5 điểm

II. Phần Tập làm văn
Câu

Nội dung

Câu 1

Biểu điểm

Yêu cầu về kĩ năng
- HS biết viết một bài văn nghị luận ngắn về một vấn đề xã
hội.
- HS biết lập ý chính xác, khoa học; lập luận chặt chẽ, loogic
thông qua hệ thống luận điểm, luận cứ đầy đủ, tiêu biểu.
- Bài viết có bố cục rõ ràng; diễn đạt trong sáng, giàu sức
biểu cảm, viết đúng chính tả.
Yêu cầu về kiến thức: Bài viết ngắn gọn, cô đọng vấn đề.
HS có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, đảm
bảo các nội dung cơ bản sau:
* Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, dẫn câu nói: "Bảo vệ môi
trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta".
* Thân bài
- Giải thích ngắn gọn để làm rõ khái niệm về môi trường:

0,25 điểm



Đó là không khí, đất đai, nguồn nước, rừng cây...
- Giải thích, chứng minh để thấy: Nếu không bảo vệ môi
trường, cuộc sống của chúng ta sẽ bị đe dọa như thế nào.

0,5 điểm

+ Phá rừng, khai thác rừng bừa bãi sẽ dẫn đến những tổn
hại lớn: mất rừng sẽ xảy ra lũ lụt, hạn hán, mất nguồn lợi về
kinh tế và cuộc sống bị đe dọa.
+ Không khí bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe.

0,5 điểm

+ Nguồn nước bị ô nhiễm sẽ làm dịch bệnh phát sinh.
- Phê phán thái độ vô ttrách nhiệm, thờ ơ với việc bảo vệ
môi trường.
- Làm thế nào để bảo vệ môi trường?
+ Đối với nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền.
+ Đối với nhân dân và bản thân: Cần phải thu gom rác, giữ

0,5 điểm

vệ sinh chung, trồng cây, bảo vệ nguồn nước...
* Kết bài: Khẳng định lại vai trò của môi trường, đưa ra lời kêu
gọi: Bảo vệ môi trường là việc vô cùng lớn lao, cấp thiết. Là

0,5 điểm

trách nhiệm của tất cả mọi người.


0,25 điểm
Câu 2

* Về kĩ năng
- Học sinh làm được bài nghị luận văn học, trình bày, phân


tích được một nhân vật văn học trong tác phẩm truyện.
- Bài viết có bố cục ba phần, rõ ràng, lập luận tốt, đảm bảo
tính liên kết giữa các phần, các đoạn, diễn đạt lưu loát, dùng
từ, đặt câu chính xác, không mắc lỗi chính tả.
* Về kiến thức: bài viết nêu được những suy nghĩ cá nhân
về nhân vật anh thanh niên trong truyện "Lặng lẽ Sa Pa" của
Nguyễn Thành Long.
Học sinh có thể triển khai các ý trong bài viết đảm bảo các
nội dung cơ bản sau:
* Mở bài: Giới thiệu được nhân vật anh thanh niên là nhân

0,5 điểm

vật chính trong tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành
Long.
* Thân bài
- Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, buồn tẻ (đặc biệt đối với
tuổi thanh niên).

0,5 điểm

- Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, yêu nghề.

- Tổ chức sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, chủ động : trồng

0,5 điểm

hoa, nuôi gà, tự học và đọc sách ngoài giờ là việc.
- Cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm, khao khát được

0,5 điểm

gặp gỡ, trò chuyện với mọi người.
- Là người khiêm tốn, anh coi công việc của mình bình
thường, ca ngợi những người xung quanh, coi họ là những tấm
gương để mình học tập.
- Là một người có ý thức, trách nhiệm, anh hoàn thành tất
cả các nhiệm vụ, mặc dù rất luyến cô gái và ông họa sĩ, nhưng

0,5 điểm


anh không đi tiễn vì đã đến giờ đi "ốp".

0,5 điểm

* Kết bài: Anh thanh niên là hình ảnh tiêu biểu của con
người mới, nhận rõ trách nhiệm của mình trong việc xây dựng,
bảo vệ quê hương. Đó là cách sống có lí tưởng, biết hi sinh
hạnh phúc cá nhân để cống hiến cho nhân dân, cho đất nước.

0,5 điểm


Đây là vẻ đẹp đáng trân trọng cần học tập, noi theo.

1,0 điểm

Phòng GD&ĐT Thanh Oai
TRƯỜNG THCS DÂN HÒA

ĐỀ THI THỬ VÀO THPT NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm có: 01 trang

PHẦN I: (7 đ)
Cho khổ thơ:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
Câu 1 (2đ):


×