Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Thực hiện kế hoạch hành động quốc tế nhằm ngăn chặn, phát hiện và loại bỏ đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không kiểm soát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 106 trang )

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT VỀ
NGHỀ CÁ CÓ TRÁCH NHIỆM CỦA FAO

THỰC HIỆN
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC TẾ
NHẰM NGĂN CHẶN, PHÁT HIỆN VÀ LOẠI BỎ
ĐÁNH BẮT BẤT HỢP PHÁP, KHÔNG BÁO CÁO VÀ
KHÔNG KIỂM SOÁT

TỔ CHỨC LƯƠNG THỰC VÀ NÔNG NGHIỆP CỦA LIÊN HỢP QUỐC
Rôma, 2002
1


CHUẨN BỊ TÀI LIỆU
Tại kỳ họp lần thứ 24, Uỷ ban Nghề cá FAO đã thông qua Kế hoạch hành động quốc tế
nhằm ngăn chặn, phát hiện và loại bỏ đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không
kiểm soát (IPOA-IUU). Ngày 23/6/2001 tại kỳ họp lần thứ 120, Hội đồng FAO đã phê
chuẩn IPOA-IUU.
Cục Nghề cá của FAO đã chuẩn bị và hoàn thành Bản hướng dẫn này nhằm giúp các
thành viên của FAO, các cơ quan quản lý nghề cá khu vực và các bên quan tâm khác
thực hiện IPOA-IUU. Bản hướng dẫn này được biên soạn dựa trên nghiên cứu của ông
David Balton, là chuyên gia tư vấn cho Bộ phận Kế hoạch và Chính sách nghề cá của
FAO.
Bản hướng dẫn này không phải là tài liệu pháp lý chính thức. Bản hướng dẫn này là để
thực hành và linh hoạt, có thể được sửa đổi trong tương lai khi có thông tin và kinh
nghiệm mới.

Phân phối:
Tất cả các thành viên của FAO và các thành viên cộng tác
Các quốc gia quan tâm và các tổ chức quốc tế


Cục Nghề cá của FAO
Các nhân viên nghề cá làm việc tại các Văn phòng khu vực của FAO
Các tổ chức phi chính phủ quan tâm

Cục Nghề cá của FAO
Thực hiện Kế hoạch hành động quốc tế nhằm ngăn chặn, phát hiện và loại bỏ đánh bắt
bất hợp pháp, không báo cáo và không kiểm soát.
Hướng dẫn kỹ thuật về nghề cá có trách nhiệm của FAO. Số 9, Rôma, FAO. 2002. trang
122.

TÓM TẮT
Bản hướng dẫn này được xuất bản nhằm hỗ trợ việc thực hiện Kế hoạch hành động
quốc tế nhằm ngăn chặn, phát hiện và loại bỏ đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và
không kiểm soát (IPOA-IUU). Bản hướng dẫn này dành cho những người ra quyết định
2


và những nhà hoạch định chính sách về quản lý nghề cá, nhưng Bản hướng dẫn này rất
quan trọng đối với công nghiệp nghề cá và các thành viên khác.
Cộng đồng quốc tế đã biết đến sự gia tăng các hoạt động đánh bắt không tôn trọng luật
pháp và quy định hiện hành, kể cả các tiêu chuẩn đề ra trong các văn kiện quốc tế gần
đây. Ví dụ về các hoạt động này là việc không treo cờ của tàu đánh cá nhằm tránh bị
kiểm tra, đánh bắt trong vùng biển thuộc quyền quản lý quốc gia mà không có giấy
phép của quốc gia ven biển, không báo cáo (hay báo cáo sai) sản lượng đánh bắt, v.v..
Hoạt động đánh bắt vô trách nhiệm này làm phương hại đến những nỗ lực quản lý đúng
đắn nguồn lợi sinh vật biển và cản trở quá trình tiến tới mục tiêu nghề cá bền vững.
Thuật ngữ “đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không kiểm soát” – hay đánh bắt
IUU - đã mô tả rõ ràng hoạt động đánh bắt này. Năm 1999, Uỷ ban Nghề cá của FAO
đã quyết định nêu vấn đề ngày càng nghiêm trọng này thông qua việc soạn thảo Kế
hoạch hành động quốc tế. Sau 2 năm tiếp theo, các nỗ lực đáng kể đã được thực hiện và

đỉnh điểm của nó là việc thông qua IPOA-IUU vào năm 2001.
IPOA-IUU được coi là “hộp giải pháp” – là tập hợp các giải pháp được sử dụng để xử
lý đánh bắt IUU trong những tình huống khác nhau. Rõ ràng không phải mọi biện pháp
trong số đó đều phù hợp để sử dụng trong mọi trường hợp. Hướng dẫn này có mục đích
trước tiên là để (1) giúp các thành viên của FAO và những người khác làm quen với các
biện pháp; (2) đề xuất sử dụng biện pháp nào trong từng trường hợp cụ thể; và (3)
hướng dẫn sử dụng các biện pháp một cách hiệu quả.
IPOA-IUU là tự nguyện. Tuy nhiên, một số phần của IPOA-IUU dựa trên các điều luật
quốc tế như đã nêu trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và các văn
kiện liên quan khác. IPOA-IUU cũng có các điều khoản có thể, hoặc đã bị ràng buộc
bởi những văn kiện pháp lý bắt buộc khác giữa các bên bao gồm các văn kiện tiểu khu
vực, khu vực và toàn cầu.
Tóm lại, Bản hướng dẫn này rà soát lại các biện pháp ngăn chặn, phát hiện và loại bỏ
đánh bắt IUU đề cập trong IPOA-IUU và đưa ra lời khuyên để những biện pháp đó có
hiệu lực tốt nhất. Bản hướng dẫn cũng đưa ra lời khuyên về tổ chức có khả năng và nội
dung của kế hoạch hành động quốc gia để thực hiện IPOA-IUU cũng như khuyến nghị
đối với việc báo cáo FAO về thực hiện IPOA-IUU.

3


MỤC LỤC
Giới thiệu chung
Những chữ viết tắt

ix
xii

1.
1.1

1.2

Kế hoạch hành động quốc tế – IUU
Nguồn gốc và mục đích của IPOA-IUU
Các thành phần của IPOA-IUU

2.

mục đích và phạm vi của bản hướng dẫn

3.
3.1
3.1.1
3.1.2
3.2
3.2.1
3.2.2
3.2.3
3.2.4
3.2.5
3.3

trách nhiệm của mọi quốc gia
7
Tuân theo tiêu chuẩn quốc tế
Các khu vực thuộc quyền quản lý quốc gia
Vùng viễn dương
Các bộ luật, quy chế và thông lệ quốc gia
Rà soát các bộ luật, quy định và thông lệ quốc gia hiện hành
Kiểm soát của nhà nước đối với người bản địa

Tàu không quốc tịch
Xoá bỏ trợ cấp và các hỗ trợ kinh tế khác
Hệ thống giám sát, kiểm tra và kiểm soát (MCS)
Hợp tác giữa các quốc gia

7
8
9
10
10
11
13
15
15
19

4.
4.1
4.1.1
4.2
4.3
4.4
4.5

Trách nhiệm của quốc gia mang cờ
Đăng ký tàu cá
Triển khai thuê tàu
Hồ sơ của tàu cá
Giấy phép khai thác hải sản
Vận tải và các tàu hỗ trợ

Các biện pháp kiểm soát khác

20
21
23
25
26
28
29

5.
5.1
5.2
5.3

các biện pháp của quốc gia ven biển
Quyền hạn và trách nhiệm của quốc gia ven biển
Tiếp cận và các thoả thuận tiếp cận
Hợp tác giữa các quốc gia ven biển

31

6.
6.1
6.2
6.3
7.

các biện pháp của quốc gia có cảng
37

Các biện pháp cơ bản của quốc gia có cảng
Các ví dụ về một vài biện pháp của quốc gia có cảng đang áp dụng
Các khả năng phối hợp khác
Các Biện pháp liên quan đến thị trường được
quốc tế chấp nhận
46
Hành động của các RFMO
Các biện pháp khác liên quan đến thị trường

7.1
7.2

4

1
1
3
7

31
33
35

38
40
45

47
52



8.
Thực hiện IPOA-IUU thông qua RFMO
8.1 Vai trò của RFMO trong việc xử lý đánh bắt IUU
8.2 Ví dụ các giải pháp được RFMO thông qua
8.3 Các khả năng tiếp tục hành động
8.3.1 Tăng cường thể chế
8.3.2 Các biện pháp tuân thủ bổ sung
8.3.3 Cải thiện thu thập và trao đổi thông tin
60
8.3.4 Hoàn thiện hệ MCS
8.3.5 Các chế độ đồng bộ của các quốc gia có cảng
8.3.6 Hồ sơ/Giấy chứng nhận
8.3.7 Kiểm soát thuê tàu
Các hành động ứng phó với những vấn đề còn lại của
các quốc gia không phải là thành viên
Hợp tác giữa các RFMO và giữa RFMO với các
tổ chức quốc tế khác
9
yêu cầu đặc biệt của các quốc gia đang phát triển 64
10
Kế hoạch hành động quốc gia và báo cáo thực hiện 66
10.1 Thiết lập các NPOA
10.2 Đề xuất mẫu cho các NPOA
10.3 Đề xuất mẫu báo cáo thực hiện trình lên FAO
11
Bảng liệt kê các hành động khuyến nghị
12
các Tài liệu trích dẫn


5

53
53
56
57
57
59

60
62
62
62
62
63

66
67
70
71
78


PHỤ LỤC
I
Kế hoạch hành động quốc tế nhằm ngăn chặn, phát hiện và
loại bỏ đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không kiểm soát
81
II
Tham chiếu Điều khoản kỹ thuật của mạng lưới quốc tế trong

việc hợp tác và phối hợp các hoạt động giám sát, kiểm tra và
kiểm soát liên quan đến nghề cá
103
Kế hoạch tăng cường tuân thủ các biện pháp bảo tồn và thực thi
do NAFO thiết lập của tàu thuộc các quốc gia không phải là thành viên 109
IV
Kế hoạch sửa đổi về kiểm tra cảng của ICCAT
113
V
Kế hoạch hồ sơ đánh bắt của CCAMLR đối với loài Dissostichus spp 115
VI
Trang web của các RFMO lựa chọn
119

6


GIỚI THIỆU CHUNG
Từ xa xưa đánh bắt hải sản đã là nguồn thực phẩm chính của con người, là nguồn cung
cấp việc làm và mang lại lợi ích kinh tế cho những người tham gia đánh bắt hải sản. Tuy
nhiên, với kiến thức được nâng cao và sự phát triển năng động của nghề cá, có thể nhận
thấy nguồn lợi hải sản tuy có thể được hồi phục nhưng không phải là vô hạn và cần
phải được quản lý một cách đúng đắn, nếu đóng góp của nghề cá vào đời sống dinh
dưỡng, kinh tế và xã hội của dân số thế giới đang phát triển là bền vững.
Việc thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 đã đưa ra một khung pháp
lý mới để quản lý nguồn lợi biển tốt hơn. Chế độ pháp lý mới về đại dương đã đưa ra
quyền của các quốc gia vùng duyên hải và trách nhiệm quản lý và sử dụng nguồn hải
sản trong phạm vi quyền hạn quốc gia (EEZs –vùng đặc quyền kinh tế), chiếm khoảng
90% nguồn lợi hải sản của thế giới.
Ngày nay nghề cá thế giới đã trở thành một ngành phát triển năng động của ngành công

nghiệp thực phẩm, rất nhiều quốc gia đã cố gắng lợi dụng những cơ hội mới của họ
bằng cách đầu tư vào những đội tàu đánh cá hiện đại và các nhà máy chế biến để đáp
ứng nhu cầu quốc tế về cá và sản phẩm cá đang gia tăng. Điều đó là rõ ràng song những
nguồn hải sản đó không thể chống đỡ được tình trạng khai thác không kiểm soát ngày
càng tăng.
Những dấu hiệu rõ rệt của việc khai thác quá mức nguồn lợi hải sản quan trọng, thay đổi
hệ sinh thái, thiệt hại kinh tế đáng kể và những xung đột quốc tế về quản lý và buôn bán
cá đã đe doạ sự bền vững lâu dài của nghề cá và đóng góp của nghề cá vào việc cung
cấp thực phẩm. Vì vậy khoá họp thứ 19 của Uỷ ban Nghề cá (COFI) của FAO tổ chức
tháng 3 năm 1991 đã khuyến nghị rằng những phương thức tiếp cận mới tới quản lý
nghề cá bao gồm việc bảo tồn và xem xét đến môi trường cũng như đến xã hội và kinh
tế là vấn đề cấp bách. FAO được yêu cầu phát triển khái niệm cơ bản của nghề cá có
trách nhiệm và soạn thảo Bộ quy tắc ứng xử để thúc đẩy việc áp dụng khái niệm cơ bản
đó.
Sau đó, nước Mêhicô đã cộng tác với FAO tổ chức Hội nghị quốc tế về nghề cá có trách
nhiệm tại Cancun vào tháng 5/1992. Bản tuyên ngôn Cancun đã xác nhận rằng hội nghị
đã gây được chú ý của Hội nghị thượng đỉnh UNCED tổ chức tại Riô đơ Janero, Braxin
vào tháng 6/1992. Hội nghị thượng đỉnh UNCED đã hỗ trợ cho việc chuẩn bị Bộ quy
tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm. Tư vấn kỹ thuật về đánh bắt cá vùng biển khơi, tổ
chức vào tháng 9/1992 đã khuyến nghị tiếp về việc soạn thảo Bộ quy tắc ứng xử đề cập
đến những vấn đề về nghề cá viễn dương.
Khoá họp thứ 102 của Hội đồng FAO tổ chức tháng 11/1992 đã thảo luận việc soạn
thảo Bộ quy tắc ứng xử, trong đó đề xuất phải ưu tiên cho vấn đề vùng viễn dương,
khoá họp cũng đặt ra yêu cầu là những đề xuất cho Bộ quy tắc ứng xử sẽ được trình bày
tại khoá họp của Uỷ ban Nghề cá tổ chức vào năm 1993.
Khoá họp lần thứ 20 của COFI tổ chức tháng 3/1993 đã nghiên cứu tổng thể cơ cấu và
nội dung đề xuất của Bộ quy tắc ứng xử đó, bao gồm cả việc soạn thảo Bản hướng dẫn.
Tại khoá họp này cũng đã xác định khung thời gian cho việc soạn thảo tiếp Bộ quy tắc
này. Tại khoá họp này FAO cũng được yêu cầu chuẩn bị những đề xuất để phòng tránh
tình trạng thay đổi cờ của các tàu đánh cá làm ảnh hưởng đến các biện pháp bảo tồn và

7


quản lý tại vùng viễn dương trên cơ sở “phát hiện dấu vết nhanh” và là một phần của Bộ
quy tắc. Tại Hội nghị của FAO, khoá họp lần thứ 27 tổ chức tháng 11/1993, Hiệp ước
về thúc đẩy việc tuân thủ bảo tồn quốc tế và các biện pháp quản lý bằng tàu đánh bắt cá
tại vùng viễn dương, theo Nghị quyết 15/93 của Hội nghị của FAO, đã tạo thành một
phần trọn vẹn của Bộ quy tắc.
Bộ quy tắc được hình thành sao cho việc hiểu và áp dụng tuân thủ theo những điều luật
quốc tế liên quan như đã nêu trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 cũng
như theo Hiệp ước về thực hiện Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển ký ngày
10/12/1982 việc bảo tồn và quản lý nguồn lợi hải sản di cư gần và di cư xa năm 1995
liên quan đến, không kể những văn bản khác như, Tuyên bố Cancun năm 1992 và
Tuyên bố Rio năm 1992 về Môi trường và Phát triển, cụ thể là Chương 17 của Chương
trình nghị sự 21.
Vịêc thiết lập Bộ quy tắc do FAO thực hiện với sự hợp tác và tư vấn của các tổ chức
Liên Hợp Quốc liên quan, các tổ chức quốc tế khác trong đó có cả các tổ chức phi chính
phủ.
Bộ quy tắc gồm năm (05) điều khoản mở đầu: Bản chất và phạm vi; Mục tiêu; Mối quan
hệ với những văn kiện quốc tế khác; Thực hiện; Giám sát, cập nhật và các yêu cầu đặc
biệt khác của các quốc gia đang phát triển. Tiếp theo những điều khoản mở đầu này là
điều khoản về các Quy tắc chung và thay thế cho sáu (06) điều khoản liên quan đến
quản lý nghề cá, hoạt động đánh bắt cá, phát triển nuôi trồng thủy sản, hoà hợp nghề cá
với quản lý vùng duyên hải, thực tiễn sau thu hoạch và thương mại, nghiên cứu nghề cá.
Như đã nói ở trên, Hiệp ước về thúc đẩy việc tuân thủ bảo tồn quốc tế và các biện pháp
quản lý bằng tàu đánh bắt cá tại vùng viễn dương, đã tạo thành một phần trọn vẹn của
Bộ quy tắc.
Bộ quy tắc này là tự nguyện. Tuy nhiên, một số phần của Bộ quy tắc là dựa trên các
điều luật quốc tế như đã nêu trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển ký ngày
10/12/1982. Bộ quy tắc này cũng có các điều khoản có thể hay đã bị ràng buộc bởi

những văn kiện pháp lý bắt buộc khác giữa các bên, ví dụ như Hiệp ước về thúc đẩy
việc tuân thủ bảo tồn quốc tế và các biện pháp quản lý bằng tàu đánh bắt cá tại vùng
viễn dương năm 1993.
Tại khoá họp lần thứ 28, Nghị quyết 4/95 đã thông qua Bộ quy tắc ứng xử nghề cá có
trách nhiệm vào ngày 31/10/1995. Ngoài ra, nghị quyết tương tự đã yêu cầu FAO soạn
thảo hướng dẫn kỹ thuật phù hợp để hỗ trợ việc thực hiện Bộ quy tắc với sự hợp tác của
các thành viên và các tổ chức liên quan.
Không kể đến những thành tựu này, cộng đồng quốc tế cũng đã có ngày càng nhiều
những hoạt động đánh bắt không tôn trọng luật và quy định, kể cả những tiêu chuẩn đề
ra trong các văn kiện quốc tế này. Ví dụ về hành động đánh bắt này là tàu đánh cá
không treo cờ để trốn sự quản lý, đánh bắt trong phạm vi quyền hạn quốc gia mà không
được sự cho phép của quốc gia đó, không báo cáo (hay báo cáo sai) sản lượng đánh bắt,
vv... Hoạt động đánh bắt không có trách nhiệm như vậy đã trực tiếp huỷ hoại những nỗ
lực quản lý nghề cá đúng đắn và làm cản trở quá trình tiến tới mục tiêu nghề cá bền
vững.
Thuật ngữ “đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không kiểm soát”, hay đánh bắt
IUU đã mô tả rất rõ phạm vi rộng lớn của hoạt động đánh bắt này. Như thảo luận chi tiết
8


hơn trong tài liệu này, Uỷ ban Nghề cá của FAO đã quyết định soạn thảo Kế hoạch
hành động quốc tế nhằm ngăn chặn, phát hiện và loại bỏ đánh bắt IUU (IPOA-IUU).
Trong vòng hai năm tiếp theo, với sự nỗ lực hết sức, IPOA-IUU đã được thông qua vào
năm 2001.
IPOA-IUU được coi là “hộp giải pháp” – là tập hợp các biện pháp được sử dụng để xử
lý đánh bắt IUU trong những tình huống khác nhau. Rõ ràng là không phải mọi biện
pháp trong số đó đều phù hợp để sử dụng trong mọi trường hợp. Hướng dẫn này có mục
đích trước tiên là để (1) giúp các thành viên của FAO và những người khác làm quen
với các giải pháp; (2) đề xuất sử dụng biện pháp nào trong từng trường hợp cụ thể; và
(3) hướng dẫn sử dụng các biện pháp một cách hiệu quả.

Là một “hộp giải pháp”, IPOA-IUU nỗ lực sử dụng mọi biện pháp sẵn có hữu dụng
trong việc chống đánh bắt IUU, bao gồm các biện pháp mới và nổi bật mà một số quốc
gia hiện đang sử dụng. IPOA nhận thấy hiện tại các quốc gia khác nhau đều có nghĩa vụ
pháp lý khác nhau. Do đó nội dung của IPOA là linh hoạt để luật lệ quốc tế và những
nghĩa vụ liên quan phát triển một cách năng động.

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
1982 UN Convention
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển ký ngày 10/12/1982
1993 FAO Compliance Hiệp ước về thúc đẩy việc tuân thủ bảo tồn quốc tế Agreement
và các biện pháp quản lý bằng tàu đánh bắt cá tại
vùng viễn dương.
9


1995 UN Fish Stock
Hiệp ước thực hiện Công ước Liên Hợp Quốc về Luật
Agreement Biển ký ngày 10/12/1982 liên quan đến bảo tồn và
quản lý nguồn lợi cá di cư gần và cá di cư xa
CCAMLR Uỷ ban Bảo tồn nguồn lợi sinh vật biển Nam Cực
CCSBT
Uỷ ban Bảo tồn cá ngừ vây xanh phương nam
Code of Conduct Bộ Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm của FAO
COFI Uỷ ban Nghề cá của FAO
EEZ Vùng đặc quyền kinh tế
FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc
FFA Diễn đàn các cơ quan nghề cá Nam Thái Bình Dương
GFCM
Uỷ ban Nghề cá chung cho vùng Địa Trung Hải
IATTC

Uỷ ban Cá ngừ nhiệt đới các nước Bắc Nam Mỹ
IBFSC
Uỷ ban Nghề cá quốc tế Biển Baltic
ICCAT
Uỷ ban Quốc tế về bảo tồn cá ngừ Đại Tây Dương
IMO Tổ chức Hàng hải quốc tế
IOTC Uỷ ban Cá ngừ ấn Độ Dương
IPOA Kế hoạch hành động quốc tế
IPOA-IUU Kế hoạch hành động quốc tế nhằm ngăn chặn, phát hiện và loại bỏ đánh bắt
bất hợp pháp, không báo cáo và không kiểm soát
IUU Fishing Đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không kiểm soát
MCS Hệ thống giám sát, kiểm tra và kiểm soát
NAFO
Tổ chức Nghề cá Tây Bắc Đại Tây Dương
NEAFC
Uỷ ban Nghề cá Đông Bắc Đại Tây Dương
NPAFC
Uỷ ban Cá di cư ngược dòng Bắc Thái Bình Dương
NPOA
Kế hoạch hành động quốc gia
NGO Tổ chức phi chính phủ
RFMO
Tổ chức quản lý nghề cá khu vực
VMS Hệ thống giám sát tàu trên biển
WTO Tổ chức Thương mại thế giới

I.
1.1

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC TẾ - IUU

Nguồn gốc và mục đích của IPOA-IUU

Đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không kiểm soát (IUU) xuất hiện ở hầu hết
các mẻ cá cho dù được đánh bắt ở trong vùng biển thuộc quyền quản lý quốc gia hoặc ở
vùng viễn dương. Đánh bắt IUU là mối đe dọa lớn và trực tiếp tới việc bảo tồn và quản
lý hiệu quả nguồn lợi hải sản, gây nhiều hậu quả bất lợi cho nghề cá và cho những
10


người sống phụ thuộc vào nguồn lợi hải sản vì họ là những người đi tìm kế sinh nhai
chính đáng cho bản thân.
Bằng việc hủy hoại những mục tiêu quản lý nghề cá, đánh bắt IUU có thể làm cho nghề
cá sụp đổ hoặc làm giảm sút nghiêm trọng những nỗ lực nhằm khồi phục nguồn lợi hản
sản đã bị cạn kiệt. Điều này sẽ dẫn tới việc mất cơ hội kinh tế và xã hội trước mắt và lâu
dài và có thể sẽ làm suy giảm an ninh thực phẩm. Không bị ngăn chặn, đánh bắt IUU có
thể hoàn toàn phủ nhận lợi ích của quản lý nghề cá hiệu quả.
Những người đánh bắt IUU không tuân theo quy tắc bảo vệ môi trường biển khỏi những
tác động có hại của một số hoạt động đánh bắt, ví dụ như cấm đánh bắt cá con, cấm sử
dụng một số ngư cụ nhằm giảm thiểu lãng phí và đánh bắt phải những loài phụ và
nghiêm cấm đánh bắt tại những khu vực đẻ trứng đã biết. Để tránh bị phát hiện, ngư dân
đánh bắt IUU thường vi phạm những yêu cầu cơ bản nào đó về an toàn, ví dụ như tắt
đèn hàng hải trong đêm gây nguy hiểm cho những tàu hành hải trên biển. Những người
vận hành tàu đánh bắt IUU cũng có xu hướng không thực hiện những quyền lợi cơ bản
liên quan đến điều khoản và điều kiện lao động của thuỷ thủ đoàn, bao gồm những điều
khoản, điều kiện liên quan đến tiền công, tiêu chuẩn về an toàn và các điều kiện sống
cũng như làm việc khác.
Thêm vào những hậu quả về kinh tế, xã hội, môi trường và an toàn, sự gian lận của đánh
bắt IUU gây mối quan tâm lớn. Rõ ràng đánh bắt IUU chính là hoạt động bất hợp pháp
hoặc ít ra là hoạt động được tiến hành mà ít quan tâm đến những tiêu chuẩn áp dụng.
Những ngư dân đánh bắt IUU giành được lợi thế không chính đáng hơn những ngư dân

đánh bắt hợp pháp, tức là những người đánh bắt tuân thủ những tiêu chuẩn quy định. Vì
thế những ngư dân đánh bắt kiểu IUU là những người “đua ngựa” được lợi một cách
không công bằng từ những người đánh bắt vì công cuộc bảo tồn và quản lý nghề cá
đúng đắn. Hiện trạng này làm nhụt ý chí của những ngư dân đánh bắt chính đáng và, có
thể quan trọng hơn, là khuyến khích họ coi thường luật lệ. Chính vì thế đánh bắt kiểu
IUU có xu hướng ngày càng tăng, gây khó khăn cho công tác quản lý.1
Bản chất của đánh bắt không báo cáo trong đánh bắt IUU đặc biệt gây khó khăn trong
việc xác định sản lượng. Những thông tin sẵn có cho thấy, đối với một số nghề đánh bắt
quan trọng, đánh bắt IUU chiếm đến 30% tổng sản lượng và có thể còn hơn thế nhiều.2
Ví dụ, Uỷ ban Cá ngừ ấn Độ Dương (IOTC) cho biết hiện nay mỗi năm có ít nhất
70.000 tấn cá ngừ đánh bắt bằng tàu câu lớn hoạt động trên ấn Độ Dương mà không
được báo cáo.3 Năm 1999 Uỷ ban Quốc tế về bảo tồn cá ngừ Đại Tây Dương (ICCAT)
ước tính sản lượng đánh bắt không báo cáo chiếm khoảng 10% tổng sản lượng đánh bắt
đối với các loài cá ngừ Đại Tây Dương chủ yếu (cá ngừ vây xanh, cá kiếm, cá trác) và
nghi ngờ việc báo cáo sai sản lượng đánh bắt của những thành viên ICCAT4 . Uỷ ban
Bảo tồn nguồn lợi sinh vật biển Nam Cực (CCAMLR) cho biết vào năm 1999 họ rất

1

Để thảo luận thêm, xin xem “Bàn về “Những người khó tin cậy” của nghề cá đại dương” của David Balton.
Xem SOFIA 2000, trang 57.
3
Báo cáo Cuộc họp lần thứ 2 của FAO và các tổ chức quản lý nghề cá khu vực không thuộc FAO, trang 7. Xem Nghị
quyết 00/01 của IOTC, trong đó nói “70% số liệu tàu câu (trong vùng) không được báo cáo cho IOTC.”
4
Tuy nhiên, nhờ một số biện pháp mà ICCAT sử dụng trong những năm gần đây để chống lại đánh bắt IUU được đề cập
trong phần sau của bản hướng dẫn này, ICCAT ước tính sản lượng đánh bắt cá ngừ vây xanh và cá trác năm 1999/2000
giảm so với những năm gần đây.
2


11


quan tâm đến sản lượng lớn cá đông ngộ (Dissostichus spp.) đánh bắt IUU trong khu
vực bảo tồn của họ5 và Toà án quốc tế về Luật Biển cũng đã lên tiếng về vấn đề này.
Hơn nữa, những thông tin sẵn có cho thấy dù có những tiến bộ rõ rệt ở một số khu vực,
nhưng đánh bắt IUU đang gia tăng trên khắp thế giới vì những ngư dân đánh bắt IUU
trốn tránh việc tuân theo những quy định về đánh bắt nghiêm ngặt hơn được áp dụng để
đối phó với tình trạng cạn kiệt nguồn lợi hải sản. Mặc dù những tính toán cho thấy đánh
bắt IUU chiếm tối đa 1/4 tổng sản lượng đánh bắt hải sản của thế giới, song rất hiếm
những số liệu có thể tin cậy hoàn toàn về đánh bắt IUU.
Từ cuối những năm 1990 đã có rất nhiều diễn đàn quốc tế kêu gọi đấu tranh chống
đánh bắt IUU.6 Uỷ ban Nghề cá của FAO (COFI), tại kỳ họp lần thứ 23 năm 1999, đã
coi việc chống đánh bắt IUU là ưu tiên hàng đầu. Những thông tin tới COFI tại thời
điểm đó cho thấy đánh bắt IUU, đặc biệt đánh bắt bằng tàu đánh cá treo “cờ nước
ngoài”, là mối đe dọa ngày càng lớn đối với những thành tựu của nghề cá bền vững.
Đứng trước những thông tin đó COFI đã đề nghị soạn thảo Kế hoạch hành động quốc tế
nhằm ngăn chặn, phát hiện và loại bỏ đánh bắt IUU (IPOA-IUU).7
Ngay sau đó, cuộc họp cấp bộ trưởng nghề cá của FAO điễn ra vào tháng 3/1999 đã nêu
mối lo ngại về tình trạng đánh bắt IUU ngày càng tăng và tuyên bố không làm phương
hại đến quyền lợi và nghĩa vụ của các quốc gia theo luật quốc tế, FAO sẽ “phát triển kế
hoạch hành động toàn cầu để chống lại một cách hiệu quả đánh bắt IUU cả việc đánh
bắt bằng tàu treo cờ nước ngoài với những nỗ lực hợp tác của các quốc gia, FAO, tổ
chức quản lý nghề cá khu vực liên quan và các cơ quan quốc tế liên quan khác như Tổ
chức Hàng hải quốc tế (IMO).”
Vào tháng 6/1999 Hội đồng FAO đã kêu gọi chủ động toàn diện nhằm khắc phục vấn đề
đánh bắt IUU và xác định rằng việc chủ động này phải được thực hiện trước khi triển
khai kế hoạch hành động quốc tế trong khuôn khổ của Bộ quy tắc ứng xử.
Cùng với sự hợp tác của FAO, chính phủ Ôxtrâylia đã tổ chức cuộc hội đàm của các
chuyên gia về đánh bắt IUU tại Xitni từ 15-19/5/2000.8 Sau đó FAO đã tổ chức một

cuộc hội đàm kỹ thuật về về đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không kiểm soát
được tại Rôma từ ngày 2-6/10/2000. Trong cuộc tọa đàm tiếp theo được tổ chức tại
Rôma ngày 22-23/2/2001 một bản dự thảo hoàn thiện về IPOA đã được soạn thảo để
COFI xem xét tại kỳ họp thứ 24.
COFI đã nhất trí thông qua IPOA-IUU vào ngày 2/3/2001. Để thực hiện IPOA-IUU,
COFI đã thúc giục các thành viên của FAO tiến hành những bước cần thiết để thực hiện
IPOA-IUU một cách hiệu quả. Tại kỳ họp lần thứ 120 vào tháng 6/2001 Hội đồng FAO
5

Theo tính toán của CCAMLR năm 1999/2000, sản lượng đánh bắt cá đông ngộ kiểu IUU từ những năm trước đã giảm
nhưng vẫn còn cao, trên 8.000 tấn (trọng lượng tươi). Cá đông ngộ có giá trị thương mại cao nên loài này trở thành mục
tiêu chính của đánh bắt kiểu IUU. Các thành viên của CCAMLR coi vấn đề này là thử thách lớn nhất hiện nay của Uỷ ban.
Tiếp tục đánh bắt IUU sẽ làm giảm nguồn lợi cá đông ngộ đến mức không còn tìm thấy chúng. Thêm vào đó, những cái
chết ngẫu nhiên của loài chim biển do việc đánh bắt IUU gây nên là mối đe dọa cho sự tuyệt chủng của một số loài, đặc
biệt là chim hải âu (Diomedea và Pterodroma). Để biết thêm chi tiết, xem “Đánh bắt cá đông ngộ bất hợp pháp và không
kiểm soát được trên biển phương nam và Tư liệu về đánh bắt của CCAMLR” của D.J. Agnew.
6
Ví dụ như Uỷ ban về Phát triển bền vững (04/1999); Nhóm Nghề cá hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (7/1999);
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (11/1999); Tiểu uỷ ban của IMO về thực hiện của các quốc gia mang cờ (1/2000); Uỷ ban
Bảo vệ môi trường biển của IMO (3/2000); Quy trình cố vấn bỏ ngỏ không chính thức về đại dương và Luật Biển (5/2000).
7
Báo cáo kỳ họp lần thứ 23 của Uỷ ban Nghề cá, tại Rôma, Italia, 15-19/2/1999, phân Khoản 72.
8
Tài liệu liên quan đến Cuộc toạ đàm này có trong Báo cáo của Cuộc toạ đàm của các chuyên gia về đánh bắt IUU

12


đã ký chấp thuận IPOA-IUU. Ngày 28/11/2001 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thúc
giục tất cả các quốc gia coi đây là vấn đề ưu tiên phải phối hợp hành động hợp tác trực

tiếp và thông qua các tổ chức quản lý nghề cá khu vực liên quan trong việc thực hiện
IPOA-IUU và đồng thời triển khai kế hoạch hành động quốc gia (NPOA).9
Các thành phần của IPOA-IUU
Xử lý vấn đề phức tạp về đánh bắt IUU một cách hiệu quả là nhiệm vụ không dễ dàng.
Thuật ngữ “đánh bắt IUU” như đề cập sau đây bao gồm những động trong phạm vi rộng
lớn. Những tàu thuyền đánh bắt IUU, về bản chất, là những sàn di động cao thường đi
đánh bắt ở những vùng biển xa đất liền và ở những nơi thiếu hệ thống giám sát, kiểm tra
và kiểm soát (MCS).10 Những người hưởng lợi từ tàu, điển hình là những người có quốc
tịch khác với quốc tịch của tàu thường thành công trong việc ngăn cản những nhà quản
lý nghề cá và những người thực thi luật xác định danh tính của họ. Hơn nữa, những
người đánh bắt IUU có thể dễ dàng thay đổi đăng ký cho tàu và khó có thể xác định
được số lượng cảng mà tàu cập để bốc dỡ cá.
Đối với những thử thách đa dạng này, IPOA-IUU được xem như một “hộp giải pháp”
toàn diện bao gồm mọi biện pháp dùng để ngăn chặn, phát hiện và loại bỏ đánh bắt
IUU. Rất nhiều biện pháp trong số đó đã được các quốc gia sử dụng, độc lập hoặc hợp
tác với các quốc gia khác thông qua các tổ chức quản lý nghề cá khu vực (RFMO).
Không phải biện pháp nào cũng phát huy tác dụng trong mọi trường hợp. Tuy nhiên các
quốc gia có thể tìm cho mình trong IPOA-IUU một biện pháp phù hợp hay một tổ hợp
giải pháp phù hợp với mọi trường hợp và bằng cách đó làm giảm phạm vi ảnh hưởng
của đánh bắt IUU.
Dưới đây là tóm tắt các thành phần chính của IPOA-IUU.
Thuật ngữ cơ bản. Phần II của IPOA-IUU nêu ra một số thuật ngữ chính được sử dụng
trong tài liệu này. Đặc biệt là các thuật ngữ “bất hợp pháp”, “không báo cáo” và “không
kiểm soát” vì chúng liên quan đến hoạt động đánh bắt. Những thuật ngữ đó được trình
bày đúng nguyên văn như sau:
Đánh bắt bất hợp pháp là nói đến các hoạt động đánh bắt:
thực hiện bằng tàu trong hay ngoài nước tại vùng biển thuộc quyền của quốc gia mà
không có giấy phép của quốc gia đó hoặc vi phạm luật pháp và các quy định;
thực hiện bằng tàu treo cờ của quốc gia là thành viên của tổ chức quản lý nghề cá khu
vực liên quan nhưng lại đánh bắt vi phạm các biện pháp quản lý và bảo tồn mà tổ chức

đó đã thông qua, hoặc các điều khoản liên quan của luật quốc tế; hoặc
vi phạm luật quốc gia hoặc quy định quốc tế gồm cả những điều cam kết của các quốc
gia tham gia đối với tổ chức quản lý nghề cá khu vực liên quan.
Đánh bắt không báo cáo là nói đến các hoạt động đánh bắt:
không được báo cáo hoặc báo cáo sai cho nhà chức trách có liên quan, vi phạm luật và
quy định quốc gia; hoặc
thực hiện trong vùng thuộc quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực liên
quan mà không báo cáo hoặc báo cáo sai, vi phạm thủ tục báo cáo của tổ chức đó.
Đánh bắt không kiểm soát là nói đến các hoạt động đánh bắt:
9

Xem Nghị quyết UNGA 56/13, phân Khoản 15.
Thuật ngữ “hệ thống giám sát, kiểm tra và kiểm soát” – hay MCS - được sử dụng phổ biến sau Cuộc toạ đàm của các
chuyên gia về hệ thống MSC trong quản lý nghề cá của FAO năm 1981.
10

13


của các tàu không mang quốc tịch hoặc của các tàu treo cờ của quốc gia không là thành
viên của tổ chức đó, trong vùng kiểm soát của tổ chức quản lý nghề cá khu vực liên
quan mà không phù hợp hoặc vi phạm các biện pháp bảo tồn và quản lý của tổ chức đó
trong khu vực quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực liên quan; hoặc
ở những vùng biển hoặc đối với nguồn lợi hải sản không áp dụng các biện pháp bảo tồn
và quản lý và ở những nơi mà các hoạt động đánh bắt như vậy được thực hiện không
phù hợp với trách nhiệm của quốc gia về bảo tồn nguồn lợi sinh vật biển theo luật pháp
quốc tế.11
Từ những điều trên cho thấy “đánh bắt IUU” là một thuật ngữ rộng bao hàm hoạt động
đánh bắt vô cùng đa dạng, điển hình nhất là đánh bắt trái phép. Theo định nghĩa, đánh
bắt bất hợp pháp là đánh bắt trái luật. Bất cứ hoạt động đánh bắt nào cần báo cáo nhưng

lại không được báo cáo (hoặc báo cáo sai) là bất hợp pháp. Mặc dù đánh bắt không
kiểm soát có thể bất hợp pháp hoặc không, tuỳ từng trường hợp, thông thường thì
IPOA-IUU quan tâm đến loại đánh bắt không kiểm soát được mà làm hỏng thành quả
của nghề cá bền vững.12
Nói chung, đánh bắt IUU thường được cho là vi phạm hoặc ít nhất là coi thường
quy tắc nghề cá, dù ở mức quốc gia hay quốc tế.
Mối quan hệ với Bộ quy tắc ứng xử và các văn kiện khác. Giống như các IPOA
khác được COFI thông qua trong những năm gần đây, IPOA-IUU được soạn thảo trong
khuôn khổ của Bộ quy tắc ứng xử. Một số điều khoản trong Bộ quy tắc ứng xử, cụ thể
là các khoản trong Điều 1 và 3, cũng mô tả mối quan hệ giữa IPOA-IUU với các văn
kiện quốc tế liên quan khác. Nói chung, IPOA-IUU được trình bày và áp dụng phù hợp
với những văn kiện này, kể cả Công ước Liên Hợp Quốc 1982, Hiệp ước Tuân thủ của
FAO 1993 và Hiệp ước về Nguồn lợi cá của Liên Hợp Quốc, 1995. Các điều khoản của
IPOA-IUU liên quan đến thương mại quốc tế cũng được trình bày và áp dụng phù hợp
với luật lệ của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Mục tiêu và nguyên tắc. Như thể hiện ở tiêu đề, mục tiêu của IPOA là ngăn chặn, phát
hiện và loại bỏ đánh bắt IUU. Nguyên tắc để thực hiện mục tiêu bao gồm: (1) tham gia
rộng rãi và hợp tác giữa các quốc gia, cũng như giữa các đại diện của ngành, cộng đồng
nghề cá và các tổ chức phi chính phủ (NGO); (2) từng bước thực hiện IPOA-IUU vào
thời gian sớm nhất có thể; (3) áp dụng phương thức tiếp cận toàn diện và hợp nhất sao
cho có thể đề cập được mọi tác động của đánh bắt IUU; (4) duy trì tính phù hợp với việc
bảo tồn và sử dụng bền vững lâu dài nguồn lợi hải sản và bảo vệ môi trường; (5) sự
minh bạch; và (6) không phân biệt đối xử bằng hình thức hoặc trên thực tế chống lại bất
kỳ quốc gia nào hay tàu đánh cá của quốc gia đó.
Trách nhiệm chồng chéo của các quốc gia. Như trình bày chi tiết dưới đây, IPOA-IUU
có một loạt những biện pháp khác nhau để các quốc gia sử dụng chống lại đánh bắt
11

Trong IPOA-IUU chú thích “đánh bắt không kiểm soát được nào đó có thể được thực hiện mà không vi phạm luật quốc
tế và có thể không đòi hỏi phải có biện pháp như trong IPOA-IUU”.

12
Có thể nói rằng những ngư dân đáng bị khiển trách vì tham gia vào hoạt động đánh bắt “bất hợp pháp” và “không báo
cáo”. Những hoạt động bất hợp pháp hoàn toàn nằm trong khả năng kiểm soát của họ. Tương tự, những ngư dân trở thành
“không kiểm soát được” do lẩn trốn những luật lệ đang áp dụng cho những ngư dân khác, ví dụ như không treo cờ hoặc
dùng tàu không có quốc tịch đều bị khiển trách vì hành vi sai trái. Tuy nhiên, đối với những ngư dân thực hiện đánh bắt
được coi là không kiểm soát ủửụùc chỉ vì quốc gia liên quan hoặc các quốc gia không áp dụng bất cứ biện pháp quy định
nào cho nghề cá thì không thể nói họ đánh bắt bất hợp pháp.

14


IUU, thực hiện độc lập và hợp tác với các quốc gia khác. Một số biện pháp được soạn
thảo để tất cả các quốc gia sử dụng, một số lại được soạn thảo cho các quốc gia mang
cờ, các quốc gia ven biển và các quốc gia có cảng áp dụng.13 Một phần khác của IPOAIUU về “Những biện pháp liên quan đến thị trường được quốc tế chấp thuận” có đề cập
đến “quốc gia thị trường” là những quốc gia tham gia vào thương mại quốc tế về thủy
sản và sản phẩm thủy sản. Rõ ràng sẽ có biện pháp chồng chéo trong khi thực hiện.
IPOA-IUU cũng kêu gọi tất cả các quốc gia xây dựng và thông qua NPOA-IUU càng
sớm càng tốt nhưng không quá 3 năm kể từ sau khi thông qua IPOA-IUU (nghĩa là
muộn nhất vào tháng 3/2004, kêu gọi các NPOA đạt được mục tiêu của IPOA-IUU và
công bố các điều khoản có hiệu lực như là một phần trọn vẹn của các chương trình quản
lý nghề cá và ngân sách. Mục đích chính của bản hướng dẫn này là khuyến nghị các
chính phủ phát triển các NPOA. Với kế hoạch như vậy, các quốc gia phải khẩn cấp bắt
đầu triển khai NPOA càng sớm càng tốt.
Các tổ chức quản lý nghề cá khu vực (RFMO). IPOA-IUU nhận thấy rằng nhiều nghề
khai thác các đàn cá di cư gần và di cư xa đang được các RFMO quản lý. Theo đó, các
RFMO có vai trò chính trong việc chống lại đánh bắt IUU. Thông qua các RFMO,
IPOA-IUU cung cấp cho các quốc gia một số biện pháp sử dụng ở cấp độ khu vực, xây
dựng các biện pháp mà một số tổ chức RFMO đã phát triển và thực hiện. Trong khi
IPOA-IUU công nhận các quốc gia chỉ phải tuân thủ các biện pháp đã được các RFMO
thông qua mà các quốc gia đó là thành viên thì IPOA-IUU cũng xác nhận lại một lần

nữa rằng các quốc gia không phải là thành viên của RFMO vẫn phải có trách nhiệm
đảm bảo rằng công dân và tàu thuyền của họ không được phá hoại các biện pháp quản
lý và bảo tồn nghề cá mà RFMO đã thông qua.
Những yêu cầu đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển. Các quốc gia đang phát
triển, đặc biệt là các quốc đảo nhỏ và các quốc gia ven biển chịu ảnh hưởng bất lợi
nhiều nhất từ việc đánh bắt IUU. Cùng với sự hỗ trợ của FAO và của các cơ quan, tổ
chức tài chính quốc tế liên quan, IPOA-IUU kêu gọi các quốc gia hỗ trợ đào tạo, xây
dựng năng lực đánh bắt, xem xét việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, tài chính và các hỗ trợ
khác cho các quốc gia đang phát triển để các quốc gia này có thể thực hiện đầy đủ hơn
các cam kết của họ theo IPOA-IUU và thực hiện các nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế,
bao gồm cả nghĩa vụ của các quốc gia mang cờ, quốc gia ven biển và quốc gia có cảng.
Những hỗ trợ đó nhằm giúp các nước đang phát triển trong việc phát triển và thực hiện
NPOA.
Vai trò của FAO. IPOA-IUU kêu gọi FAO tiến hành các nhiệm vụ để xúc tiến việc thực
hiện IPOA-IUU của các quốc gia, các quốc gia có thể hành động độc lập hoặc hợp tác
với các quốc gia khác. Ngoài ra, trong phạm vi hội nghị của mình, FAO sẽ thu thập
thông tin liên quan đến đánh bắt IUU, hỗ trợ phát triển và thực hiện NPOA, thu xếp một
cuộc tọa đàm của các chuyên gia để tìm cách chuẩn hoá những yêu cầu về giấy chứng
nhận và tài liệu liên quan đến nghề cá.14 FAO cũng sẽ nhận và xuất bản các báo cáo của
13

Thuật ngữ “quoỏc gia ven biển” đuợc hiểu là quoỏc gia nằm giáp với biển. Thuật ngữ “quoỏc gia mang cờ” được hiểu là
quoỏc gia nơi tàu đăng ký và tàu được quyền treo cờ của quốc gia đó. Thuật ngữ “quoỏc gia có cảng” được hiểu là quoỏc
gia có cảng mà tàu đang tìm kiếm hoặc đã cập cảng.
14
Toaù đàm của các chuyên gia đã được tổ chức tháng 1/2002. Xem Báo cáo Toaù đàm các chuyên gia của các toồ chửực
quản lý nghề cá khu vực về cân đối giấy chứng nhận sản lượng.

15



các quốc gia và của RFMO về việc thực hiện IPOA-IUU. Các báo cáo đó phải được
trình bày như là một phần của việc báo cáo 2 năm một lần với FAO về Bộ quy tắc ứng
xử.
2. Mục đích và phạm vi của Bản hướng dẫn
Bản hướng dẫn được xuất bản nhằm hỗ trợ thực hiện IPOA-IUU bởi các quốc gia cũng
như các tổ chức quốc tế liên quan, đặc biệt ở cấp độ khu vực và tiểu khu vực. Các tổ
chức phi chính phủ (NGO) cũng có thể sử dụng hướng dẫn này, gồm cả các đại diện của
ngành hải sản, các tổ chức môi trường, các cơ quan khoa học và học viện.
Bản hướng dẫn này rà soát lại các biện pháp ngăn chặn, phát hiện và loại bỏ đánh bắt
IUU trong IPOA-IUU và khuyến nghị cách thực hiện các biện pháp này hiệu quả nhất.
Bản hướng dẫn này cũng khuyến nghị cách tổ chức hợp lý và nội dung của NPOA trong
việc thực hiện IPOA-IUU. Phần 11 của bản hướng dẫn này có bản liệt kê hữu ích các
hành động được khuyến nghị rút ra từ các phần trước.
Bản hướng dẫn này không nhằm mục đích thay thế cho IPOA-IUU hoặc sổ tay giải
thích hoặc áp dụng các công cụ liên quan khác trong lĩnh vực nghề cá quốc tế. Bản
hướng dẫn này không phải là văn bản pháp lý chính thức.
3. Trách nhiệm của mọi quốc gia
Tuân theo tiêu chuẩn quốc tế
Đánh bắt IUU vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành về quản lý và bảo tồn hải sản.
Nói một cách khác, nếu mọi quốc gia đều thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế này
thì sẽ còn rất ít tình trạng đánh bắt IUU.
Chính vì thế “biện pháp” đầu tiên trong IPOA-IUU là "kêu gọi tất cả các quốc gia làm
cho có hiệu lực các quy tắc liên quan của luật pháp quốc tế” nhằm ngăn chặn, phát hiện
và loại bỏ đánh bắt IUU. Các quốc gia chưa thực hiện phải trở thành bên tham gia của
Công ước Liên Hợp Quốc 1982, Thoả ước FAO 1993 và Hiệp ước nguồn lợi hải sản của
Liên Hợp Quốc 1995. Tất cả các quốc gia phải thực hiện đầy đủ và hiệu quả Bộ quy tắc
ứng xử và các IPOA liên quan.
Hơn nữa, các quốc gia mà tàu của họ đánh bắt tại những ngư trường do RFMO điều tiết
phải trở thành thành viên của RFMO đó hoặc tối thiểu phải áp dụng các biện pháp quản

lý và bảo tồn mà các RFMO này đã thông qua cho tàu của họ hoặc chấp thuận các biện
pháp phù hợp với các biện pháp quản lý và bảo tồn đó. Các quốc gia cũng phải hợp tác
thiết lập các RFMO mới cần thiết để cùng quản lý và bảo tồn nguồn lợi hải sản. Những
cam kết này được thảo luận chi tiết hơn trong Phần 8 của bản hướng dẫn này.
Các khu vực thuộc quyền quản lý quốc gia
Trong các phạm vi thuộc quyền quản lý quốc gia, đánh bắt IUU đã vi phạm tiêu chuẩn
quốc tế về quyền và trách nhiệm của các quốc gia ven biển đối với nguồn lợi sinh vật
biển. Công ước Liên Hợp Quốc 1982 công nhận chủ quyền của các quốc gia vùng
duyên hải trong việc khảo sát, khai thác, bảo tồn và quản lý những nguồn lợi trong
những khu vực thuộc thẩm quyền quản lý của họ. Từ quyền lợi dẫn đến trách nhiệm
chấp thuận và thực hiện các biện pháp thích hợp để quản lý và bảo tồn những nguồn lợi
này như đề ra trong Công ước Liên Hợp Quốc 1982 và soạn thảo trong các văn kiện tiếp
theo.
Đánh bắt IUU tại những khu vực thuộc quyền quản lý quốc gia đã ngăn cản các quốc
gia ven biển tuân thủ các biện pháp quản lý và bảo tồn được áp dụng cho những khu
16


vực này. Trong trường hợp đánh bắt IUU do các tàu đăng ký tại quốc gia ven biển,
nghĩa là các quốc gia ven biển đã không hoàn thành trách nhiệm của mình trong việc
quản lý và bảo tồn nguồn lợi hải sản một cách đúng đắn trong các vùng thuộc quyền
quản lý của họ. Còn trong trường hợp đánh bắt IUU do các tàu đăng ký tại quốc gia
không phải ven biển thì việc đánh bắt này cũng vi phạm trách nhiệm của các quốc gia
mang cờ trong việc đảm bảo rằng tàu của họ đánh bắt không vi phạm luật nghề cá mà
các quốc gia ven biển đã thiết lập một cách đúng đắn.15
Vì những lý do đó IPOA-IUU kêu gọi mỗi quốc gia ven biển thực hiện các biện pháp
nhằm ngăn chặn, phát hiện và loại bỏ đánh bắt IUU thực hiện tại vùng biển thuộc quyền
quản lý của quốc gia đó. Phần 5 của Bản hướng dẫn này mô tả chi tiết hơn các điều
khoản của IPOA-IUU và đề xuất các bước tiến hành mà các quốc gia ven biển nên thực
hiện để giải quyết vấn đề đánh bắt IUU.

Rất không may là các quốc gia ven biển đang phát triển còn thiếu năng lực và nguồn lợi
để phát hiện đánh bắt IUU trong vùng biển thuộc quyền quản lý của họ cũng như biết rõ
được những người đánh bắt IUU và phạt những người đó. Vì vậy IPOA-IUU kêu gọi tất
cả các quốc gia hỗ trợ các quốc gia ven biển đang phát triển trong việc xây dựng năng
lực cần thiết để ngăn chặn đánh bắt IUU xuất hiện trong vùng biển thuộc quyền quản lý
của họ. Phần 9 của Bản hướng dẫn này mô tả chi tiết hơn về các điều khoản của IPOAIUU.
Vùng viễn dương
Đánh bắt IUU ở vùng viễn dương cũng là vi phạm tiêu chuẩn quốc tế. Trong khi Công
ước Liên Hợp Quốc 1982 công nhận quyền của tất cả các quốc gia đối với công dân của
họ đánh bắt ở vùng viễn dương, đồng thời đưa ra vấn đề về quyền đối với các nội dung
quan trọng gồm cả nghĩa vụ bảo tồn nguồn lợi sinh vật của vùng biển khơi và hợp tác
với các quốc gia khác. Các văn kiện tiếp theo, gồm Bộ quy tắc ứng xử, Thoả ước FAO
1993 và Hiệp ước nguồn lợi thuỷ sản của Liên Hợp Quốc 1995, được soạn thảo dựa vào
những tiêu chuẩn cơ bản đó, đặc biệt về trách nhiệm của các quốc gia mang cờ. Trong
số những trách nhiệm của các quốc gia mang cờ được nêu trong các văn kiện này có ba
quy tắc cơ bản mà nếu được thực hiện đầy đủ sẽ giảm đáng kể tình trạng đánh bắt IUU
ở ngoài khơi:
Các quốc gia mang cờ phải đảm bảo tàu của họ không làm phương hại đến các biện
pháp quản lý và bảo tồn nghề cá được áp dụng ở bất cứ vùng viễn dương nào nơi tàu
hoạt động.
Các tàu không được đánh bắt ở vùng viễn dương trừ khi có giấy phép đặc biệt do quốc
gia mang cờ cấp.
Quốc gia mang cờ không được cho phép tàu đánh bắt ở vùng viễn dương trừ khi quốc
gia mang cờ có thể đảm bảo tàu của họ không làm phương hại đến các biện pháp quản
lý và bảo tồn nghề cá được áp dụng ở bất cứ vùng viễn dương nào nơi tàu hoạt động.

15

Để nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của vấn đề, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết 49/116 ngày
19/12/1994, trong đó kêu gọi các quốc gia thực hiện những biện pháp đảm bảo không có một tàu đánh cá nào treo cờ của

quốc gia này nhưng lại đánh bắt tại vùng biển thuộc quyền quản lý của quốc gia khác trừ khi cơ quan có thẩm quyền của
quoỏc gia ven biển hoặc các quoỏc gia ven biển có liên quan cho phép và việc đánh bắt cá phải tuân theo những điều kiện
mà cơ quan thẩm quyền đã đặt ra.

17


Rất nhiều văn kiện quốc tế công nhận trách nhiệm hàng đầu của quốc gia mang
cờ đối với các hoạt động đánh bắt của tàu của họ ở vùng viễn dương. Tuy nhiên, có một
số quốc gia mang cờ hầu như không hề cố gắng thực hiện trách nhiệm đó. Một số quốc
gia cho phép các tàu đánh cá đăng ký tại lãnh thổ của mình mà không hề có mối liên hệ
xác thực nào với quốc gia của những tàu đánh cá đó.16 Trong nhiều trường hợp người
chủ thật sự hay người chủ hưởng lợi của tàu đó mang quốc tịch khác, thuyền trưởng và
thuỷ thủ lại có quốc tịch khác, những tàu này rất hiếm khi đi vào vùng lãnh thổ của quốc
gia mang cờ và cá đánh bắt được chẳng bao giờ được bán (thậm chí chuyển tải) trên
lãnh thổ của quốc gia mang cờ. Điều quan trọng hơn là quốc gia mang cờ không có khả
năng và cũng không có ý định rõ ràng trong việc giám sát hoạt động đánh bắt của các
tàu đó hoặc phạt họ vì đã tham gia đánh bắt IUU. Đúng vậy, các tàu đăng ký tại những
quốc gia mang cờ như thế rõ ràng là để tránh bị kiểm soát.
Nói tóm lại, đầu tiên và trước hết, đánh bắt IUU ở vùng viễn dương làm cho một
bộ phận các quốc gia mang cờ không thực hiện các trách nhiệm đã được cộng đồng
quốc tế công nhận và đã được trình bày trong các văn kiện quốc tế liên quan. Trong
Phần 4 của IPOA-IUU có một số công cụ giúp các quốc gia mang cờ tự nguyện thực
hiện những trách nhiệm này. Những quốc gia mang cờ không tự nguyện sử dụng những
công cụ này cũng có thể giúp ngăn chặn, phát hiện và loại bỏ đánh bắt IUU bằng việc
loại bỏ khỏi danh sách đăng ký những tàu đánh cá mà họ không thể kiểm soát được.
Một số quốc gia đã bắt đầu xoá tên các tàu đánh cá khỏi danh sách đăng ký của họ khi
các quốc gia khác và các RFMO yêu cầu để chấm dứt đánh bắt IUU mà tàu của họ đã
thực hiện.
3.2 Các bộ luật, quy định và thông lệ quốc gia

3.2.1Rà soát các bộ luật, quy định và thông lệ quốc gia hiện hành
Thời gian đầu thực hiện IPOA-IUU, mỗi quốc gia nên tiến hành rà soát kỹ các bộ luật,
quy định và thông lệ quốc gia của mình liên quan đến hoạt động đánh bắt IUU17. Việc
rà soát này có thể được thực hiện song song với việc phát triển hoặc sửa đổi các kế
hoạch quản lý nghề cá như đã được kêu gọi trong Bộ quy tắc ứng xử. Mục tiêu chính
của việc rà soát là cần hợp lý hoá và tăng cường hệ thống pháp luật, để tạo điều kiện
cho việc sử dụng tất cả các công cụ trong "Hộp công cụ" IPOA-IUU. Việc rà soát phải
xem xét đến những vấn đề sau:
Đối với tất cả các quốc gia, có thêm cơ quan lập pháp hoặc cơ quan điều tiết nào cần
hoặc mong muốn thực hiện IPOA không?
Các chế tài hiện có đối với hoạt động IUU có đủ nghiêm để ngăn chặn, phát hiện và loại
bỏ những hoạt động đánh bắt IUU của các tàu cá mang cờ của nước bạn và/hoặc hoạt
động ở các khu vực thuộc quyền kiểm soát của nước bạn hay không?

16

Theo điều 91.1 của Công ước Liên Hợp Quốc 1982 thì “Mọi quốc gia phải quy định điều kiện cấp quốc tịch của mình
cho tàu, quy định điều kiện đối với việc đăng ký của tàu tại lãnh thổ của mình và đối với quyền được treo cờ của quốc gia
đó. Tàu có quốc tịch của quốc gia mà tàu được quyền treo. Phải có mối liên hệ xác thực giữa quốc gia đó và tàu đăng ký.”
17
Việc rà soát lại như vậy không nhất thiết phải bao gồm việc ban hành các thay đổi pháp chế. Nhưng ngay caỷ trong các
trường hợp cần phải thay đổi pháp chế, các quốc gia cũng nên cố gắng thực hiện càng nhiều nội dung IPOA-IUU càng tốt
thậm chí trước cao điểm của hành động lập pháp, thời điểm thường gây ra những trì hoãn lâu ngày.

18


Đối với tất cả các quốc gia, luật pháp của nước bạn có quy định hiệu lực cho trách
nhiệm mà đảm nhận theo luật pháp quốc tế, bao gồm cả sự tham gia của bạn vào các
RFMO không?

Đối với các quốc gia mang cờ, các bộ luật, quy định, thông lệ liên quan đến việc đánh
bắt hải sản của các tàu treo cờ của nước bạn ở vùng viễn dương và tại các khu vực thuộc
quyền kiểm soát của các quốc gia khác có đủ hiệu lực để ngăn chặn, phát hiện và loại bỏ
đánh bắt IUU bởi những tàu đó? Các bộ luật, quy định và thông lệ của nước bạn có
cung cấp đủ cơ sở để kiểm soát hoạt động đánh bắt hải sản như vậy trên biển, để
răn đe những người đánh bắt IUU và để áp dụng các hình phạt đối với họ không?
Đối với các quốc gia ven biển, các bộ luật, quy định, thông lệ liên quan đến việc
đánh bắt hải sản bằng tàu trong các khu vực thuộc quyền kiểm soát của nước bạn
có đủ hiệu lực để ngăn chặn, phát hiện và loại bỏ đánh bắt IUU bởi những tàu đó
không? Nếu bạn cho phép tàu nước ngoài đánh cá tại các khu vực thuộc quyền
quản lý của nước bạn thì những thoả thuận quy định cho việc tiếp cận đó có cần
phải tăng cường để giải quyết các vấn đề về đánh bắt IUU không?
Đối với các quốc gia có cảng thì các bộ luật, quy định và thông lệ của nước bạn
liên quan đến việc cập bến hoặc chuyển tải hải sản đánh bắt tại các cảng của nước
bạn có đủ hiệu lực để đảm bảo rằng số hải sản đó không phải là sản phẩm đánh bắt
IUU hay không?
Đối với các quốc gia tham gia thương mại quốc tế về hải sản và các sản phẩm hải
sản, các bộ luật, quy định và thông lệ của nước bạn có đủ hiệu lực để thực hiện
các biện pháp hướng thị trường được thế giới chấp thuận thiết kế để ngăn chặn,
phát hiện và loại bỏ đánh bắt IUU không?"18
Kiểm soát của nhà nước đối với những người bản địa
Một lý do khiến việc đánh bắt IUU đã trở thành vấn đề dai dẳng như vậy là vì
nhiều quốc gia chưa kiểm soát thành công các hoạt động đánh bắt cá của người
dân quốc gia họ. Phải thừa nhận rằng nhiều quốc gia rất khó kiểm soát hoặc thậm
chí không biết các hoạt động của người dân quốc gia họ diễn ra trên lãnh thổ các
nước khác hoặc các tàu đăng ký ở các nước khác. Các quốc gia cũng có thể gặp
khó khăn trong việc ngăn chặn những người dân của họ đăng ký lại cờ cho tàu cá
của họ tại các quốc gia khác với mục đích tham gia vào các hoạt động đánh bắt
IUU.
Vì vậy IPOA-IUU kêu gọi tất cả các quốc gia thực hiện các biện pháp hoặc hợp

tác để đảm bảo rằng những người dân của họ không ủng hộ hoặc tham gia vào
hoạt động đánh bắt IUU. Đặc biệt, tất cả các quốc gia nên hợp tác để xác định
những người dân vận hành tàu hoặc những chủ tàu hưởng lợi của các tàu cá tham
gia hoạt động đánh bắt IUU.
Theo luật pháp quốc tế, một quốc gia có quyền ban hành các bộ luật cấm người
dân của họ tham gia vào hoạt động đánh bắt IUU, cho dù hoạt động này diễn ra
18

Đối với các đề nghị về việc thi hành hàng loạt các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động đánh bắt IUU, hãy tham
khảo "Quy chế đánh bắt hải sản bền vững: Hướng dẫn thực hiện Hiệp ước tuân thủ FAO và Hiệp ước nguồn lợi thủy sản
của Liên Hợp Quốc," của William Edeson, David Freestone, và Elly Gudmundsdottir.

19


trên tàu của quốc gia khác hoặc ở vùng biển thuộc quyền kiểm soát của một quốc
gia khác.19 Một số quốc gia đã làm như vậy.
Ví dụ Nhật Bản yêu cầu người dân của họ phải xin phép chính phủ trước khi làm
việc trên tàu cá không phải của Nhật hoạt động tại các khu vực đánh bắt cá ngừ
vây xanh ở Đại Tây Dương và ở phía nam. Mục đích của biện pháp này là để ngăn
chặn không cho người dân Nhật Bản tham gia vào hoạt động đánh bắt IUU trên
các tàu đánh cá nước ngoài. Nhật Bản cũng dự định từ chối cấp phép cho bất kỳ
người dân Nhật nào làm việc trên tàu đánh nước ngoài trong bất kỳ nghề cá nào
nếu tàu đó mang cờ của quốc gia không phải là thành viên của RFMO điều chỉnh
nghề cá đó.20 NiuDilân và Ôxtrâylia cũng đã ban hành luật nhằm hạn chế các hoạt
động của người dân nước họ trên các tàu nước ngoài đăng ký tại các quốc gia chỉ
đáp ứng được một số tiêu chí nhất định.
ở Mỹ, bộ luật Lacey quy định bất kỳ người nào "nhập khẩu, xuất khẩu, bán, nhận,
chiếm đoạt, tàng trữ hoặc mua bất kỳ loại hải sản nào ... lấy, sở hữu hoặc bán, vi
phạm bất kỳ luật pháp, hiệp ước hoặc quy định của nước ngoài" đều có nghĩa là vi

phạm pháp luật. Vì vậy một công dân Mỹ có thể bị truy tố nếu tham gia vào hình
thức nào đó của hoạt động đánh bắt IUU trên tàu nước ngoài. 21
Để thực hiện những cam kết được nêu trong IPOA-IUU liên quan đến việc kiểm
soát người dân của mình, tất cả các quốc gia nên chấp nhận các biện pháp theo
hướng này và cũng nên xem xét thực hiện các biện pháp sau đây:
Mỗi quốc gia nên quy định rằng cư dân của họ sẽ vi phạm pháp luật nếu tham gia
các hoạt động đánh bắt hải sản vi phạm luật về quản lý và bảo tồn nguồn lợi hải
sản của bất kỳ quốc gia nào khác hoặc làm suy giảm tính hiệu quả của các biện
pháp quản lý và bảo tồn đã được RFMO thông qua22.
Các hình thức phạt đối với người dân tham gia hoạt động đánh bắt IUU có thể là
phạt tiền, tịch thu tàu, ngư cụ và từ chối không cấp giấy phép đánh cá trong tương
lai.23
Mỗi quốc gia mang cờ nên thực hiện các biện pháp ngăn chặn người dân của họ
đăng ký lại cờ cho tàu đánh cá, hoặc ngăn chặn họ đăng ký tàu mới ngay từ đầu ở
các quốc gia được RFMO xác định là làm tổn hại đến hiệu quả của các biện pháp
19

Để thảo luận chi tiết hơn, hãy tham khảo "Các công cụ để giải quyết hoạt động đánh bắt IUU: Tình hình pháp
lý hiện nay." của William Edeson.
20
Tham khảo "Tầm quan trọng của việc hợp tác chống lại các tàu đánh cá chuyên dụng đang làm suy giảm hiệu
quả của các biện pháp bảo tồn và quản lý cá ngừ." của Masayuki Komatsu.
21
Tham khảo Bộ luật của Mỹ, Mục 16, Chương 53. Mọi chi tiết về làm thế nào ủeồ bộ luật Lacey có thể thích
ứng cho các trửụứng hụùp liên quan đến hoạt động đánh bắt IUU, tham khảo "Các giải pháp lập pháp quốc gia
chống lại đánh bắt IUU" của Blaise Kuemlangan.
22
Bộ luật đó có thể được soạn thảo như sau:
Một người thuộc thẩm quyền của [quốc gia] mà (a) vì lợi ích riêng của mình, hoặc với tư cách là một đối tác, đại diện hoặc một nhân viên của một người khác,
cập bến, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, bán, nhận, giành được hoặc mua; hoặc

(b) gây ra hoặc cho phép một người đại diện cho mình, hoặc sử dụng một tàu đánh cá, cập bến, nhập khẩu, xuất
khẩu, bán, nhận, giành được hoặc mua
bất kỳ lượng hải sản nào được lấy, sở hữu, vận chuyển hoặc bán trái với luật của một quốc gia khác hoặc bằng
bất kỳ hình thức nào làm ảnh hưởng đến hiệu quả của các biện pháp bảo tồn và quản lý đã được RFMO thông
qua sẽ bị coi là vi phạm và sẽ phải nộp phạt không quá số tiền (ghi số tiền phạt).
23
Ví dụ luật pháp của Tây Ban Nha quy định treo bằng của thuyền trưởng trong thời hạn đến 5 năm do phạm
những tội nhất định trên tàu treo cờ của quốc gia khác để trốn thuế và quy định của Tây Ban Nha.

20


bảo tồn và quản lý. 24 Các biện pháp đó có thể bao gồm kiểm soát việc xoá
tên tàu kh ỏi danh sách đăng ký c ủa quốc gia, kiểm soát xuất khẩu của tàu
cá,25 các chiến dịch truyền thông với mục đích cho các chủ tàu biết các quốc gia đã
được xác định là vi phạm, và cấm các tàu đã và đang đăng ký ở các quốc gia đó
không bao giờ được đăng ký lại ở quốc gia mang cờ ban đầu.
Như đã trình bày chi tiết ở Khoản 73 và 74 của IPOA-IUU, mỗi quốc gia phải đảm
bảo rằng người dân của họ (cũng như các cá nhân khác mà họ quản lý) thấy được
những ảnh hưởng xấu của hoạt động đánh bắt IUU và phải tìm cách ngăn cản các cá
nhân làm ăn với những người tham gia hoạt động đánh bắt IUU.
Tàu không quốc tịch
Mặc dù không có những số liệu tin cậy về sản lượng đánh bắt IUU do các tàu không
quốc tịch thực hiện, nhưng có những bằng chứng cho thấy những tàu đó đã khai
thác một sản lượng đáng kể. Trong một số trường hợp, những tàu này thực sự
không có quốc tịch, nghĩa là không được đăng ký đúng quy định và do vậy không
có quyền treo cờ của bất kỳ quốc gia nào. Trong các trường hợp khác, những tàu
này có thể được coi là không quốc tịch (nghĩa là có thể tương đương với những con
tàu không quốc tịch) do những tàu đó treo cờ của hai hoặc nhiều quốc gia, để trốn
thuế và tránh các quy chế của nước chủ nhà.26

IPOA-IUU kêu gọi tất cả các quốc gia thực hiện các biện pháp theo đúng luật quốc
tế liên quan đến những tàu không quốc tịch tham gia vào hoạt động đánh bắt IUU
ngoài biển khơi.27 Cần ưu tiên thực hiện các hành động chống lại những tàu đó vì
tình trạng tàu không quốc tịch làm vô hiệu hoá các biện pháp chính nhằm kiểm soát
hoạt động đánh bắt hải sản ngoài biển khơi - thông qua hệ thống pháp luật của quốc
gia mang cờ. Tàu không quốc tịch hoạt động ngoài hình thức kiểm soát này.
Có một số quốc gia cho rằng tàu không quốc tịch hoạt động ngoài khơi không thuộc
quyền quản lý của bất kỳ quốc gia nào.28 Theo quan điểm này, bất kỳ quốc gia nào
cũng có thể áp dụng hình phạt đối với tàu không quốc tịch do tham gia hoạt động
đánh bắt IUU ngoài khơi. Bộ luật bảo vệ hải sản ven bờ của Canađa quy định nếu
tàu không quốc tịch đánh bắt hải sản ở các khu vực được quy định do RFMO quản
lý sẽ bị coi là vi phạm. Các cán bộ bảo vệ hải sản của Canađa có thể thực hiện bất
kỳ quyền hạn nào bộ luật quy định cho họ (như lên tàu, kiểm tra, thu giữ, bắt giữ)
24

Theo điều IV (3) của Hiệp ước bảo tồn nguồn cá ngược sông ở khu vực phía bắc Thái Bình Dương ("Mỗi bên sẽ
thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm ngăn chặn các tàu được đăng ký theo luật pháp và các quy định của mình
không cho chuyển giao đăng ký mục đích trốn tránh tuân thủ các điều khoản quy định của Hiệp ước").
25
Ví dụ Nhật Bản từ năm 1999 đã từ chối tất cả các yêu cầu xuất khẩu các tàu câu cá ngừ quy mô lớn. Hơn nữa,
Nhật Bản đã làm việc thông qua các kênh công nghiệp để nâng cao nhận thức rằng một số tàu cũ của Nhật do Đài
Loan - Trung Quốc sở hữu phải được loại bỏ và những tàu khác được chế tạo tại Đài Loan, Trung Quốc hoặc phải
đăng ký và được kiểm soát ở đó hoặc phaỷi loại bỏ.
26
Xem Công ước Liên Hợp Quốc 1982, điều 91 và 92.
27
IPOA-IUU không nêu rõ đánh bắt IUU của những tàu không quốc tịch ở các khu vực thuộc quyền quản lý quốc
gia. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, quốc gia ven biển này cũng sẽ có quyền phạt hành động đánh bắt đó.
28
Oppenheim quy định rằng, để đảm bảo trật tự trên biển, tàu không mang cờ của một quốc gia không có quyền

được hưởng bất kỳ sự bảo vệ nào. Chỉ những tàu có quốc tịch của một quốc gia - ví dụ những tàu được đăng ký
đầy đủ ở một quốc gia có quyền treo cờ của quốc gia đó- mới được hưởng các quyền tự do trên biển. Xem
Lauterpacht. H. (ed.), Luật quốc tế của Oppenheim, ấn bản số 7, Tập 1, mục 261, trang 546.

21


đối với các tàu không quốc tịch được phát hiện ở các khu vực đó. Tuỳ từng trường
hợp, sẽ tiếp tục các bước tố tụng theo sau để thực hiện những quyền hạn đó.29 Năm
2001, NaUy đã sửa đổi luật pháp của mình để chấp thuận một phương pháp tương
thích.30 Tương tự, Mỹ đã thực hiện hành động tuân thủ pháp luật (tịch thu, truy tố,
phạt tiền) đối với những tàu không quốc tịch tham gia hoạt động khai thác cá hồi ở
ngoài khơi Bắc Thái Bình Dương.
Đánh bắt hải sản bằng tàu không quốc tịch cũng đe doạ tính toàn vẹn của các giải
pháp mà RFMO đã chấp thuận. Một số RFMO đã ứng phó với những mối đe doạ
này bằng cách kêu gọi các thành viên của họ thực hiện hành động chống lại các tàu
không quốc tịch. Uỷ ban quốc tế về bảo tồn cá ngừ Đại Tây Dương (ICCAT) đã thông
qua một giải pháp bắt buộc bắt đầu có hiệu lực vào năm 1998, trong đó có đoạn quy
định như sau:
Bất kỳ phát hiện nào đối với tàu không có quốc tịch (không thuộc quốc gia nào)
đang đánh bắt các loài do ICCAT quản lý sẽ được các cơ quan chức năng ngay lập
tức báo cho Bên tham gia có tàu biển hoặc máy bay tiến hành kiểm tra. Trong
trường hợp có những căn cứ hợp lý để nghi ngờ rằng tàu đánh cá đang nhằm vào
các loài do ICCAT quản lý ở vùng viễn dương là không có quốc tịch, Bên tham gia
có thể lên tàu và kiểm tra chiếc tàu đó. Trường hợp có những bằng chứng rõ ràng,
Bên tham gia có thể thực hiện các biện pháp xử lý thích hợp theo luật pháp quốc tế.
Bất kỳ Bên tham gia nào nhận được báo cáo về việc phát hiện hoặc thực hiện hành
động chống lại tàu đánh cá không quốc tịch sẽ phải báo ngay cho Ban thư ký của
ICCAT. Ban thư ký sẽ thông báo cho tất cả các Bên tham gia khác. Hơn nữa, các
Bên tham gia được khuyến khích thiết lập các điểm liên lạc để hỗ trợ việc hợp tác

và các hành động khác. 31
Mọi quốc gia có thể giúp việc ngăn chặn đánh bắt IUU ở vùng viễn dương của các
tàu không quốc tịch bằng cách trao đổi thông tin về các hoạt động của những tàu
này, bao gồm các thông tin phát hiện hoặc các thông tin được lấy từ các dữ liệu về
khối lượng cá bốc dỡ lên bờ hoặc dữ liệu về buôn bán cá.
3.2.4 Xoá bỏ các trợ cấp và hỗ trợ kinh tế khác
Một số quốc gia cung cấp các trợ cấp và các dạng hỗ trợ kinh tế khác cho các hoạt
động đánh bắt hải sản. Trường hợp những hỗ trợ đó được hoặc có thể được sử
dụng cho việc đánh bắt IUU, các quốc gia phải chấm dứt ngay hình thức hỗ trợ
này.
Về vấn đề này cần phải lưu ý rằng IPOA về quản lý năng suất đánh bắt cũng bao
gồm những cam kết liên quan đến các hình thức trợ cấp và các khuyến khích kinh
tế khác. Cụ thể IPOA kêu gọi tất cả các quốc gia giảm và dần dần loại bỏ tất cả
29

Có thể tìm hiểu Bộ luật bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ theo địa chỉ httn://laws.justice.gc.ca/en/C-33/index.html
Ngày 21/06/2001, NaUy đã sửa đổi Bộ luật đánh bắt hải sản của hoù cho phép các cơ quan chức năng NaUy có
thể truy tố các tàu không quốc tịch vi phạm đánh bắt ngoài khơi.
31
Khuyến nghị 97-11 về việc chuyển tải vaứ các phát hiện tàu. Tương tự, đề án Tăng cường sự tuân thủ bởi các tàu của
Bên không tham gia cùng những khuyến nghị do NEAFC (Uỷ ban Nghề cá Đông Bắc Đại Tây Dương) thiết lập quy định
rằng, "trường hợp có những căn cứ hợp lý để nghi ngờ rằng một tàu đã bị phát hiện là đang tham gia vào hoạt
động đánh bắt tại khu vực điều tiết không có quốc tịch thì Bên tham gia của NEAFC cũng có thể lên tàu và kiểm
tra con tàu đó. Trường hợp có những bằng chứng đầy đủ chứng minh điều đó thì Bên tham gia của NEAFC có
thể thực hiện biện pháp xử lý thích hợp theo luật pháp quốc tế. Các Bên tham gia được khuyến khích kiểm tra
tính hợp lý của các biện pháp trong nước nhằm thực hiện thẩm quyền đối với những tàu như vậy".
30

22



các yếu tố gồm những trợ cấp và khuyến khích kinh tế góp phần tạo ra năng suất
đánh bắt quá mức, do đó làm ảnh hưởng đến sự bền vững của các nguồn lợi sinh
vật biển. Trong khi việc thực hiện cam kết này đòi hỏi lượng công việc khá nhiều
ở cấp độ quốc tế và quốc gia, một số công việc hiện đang được triển khai,32 các
quốc gia nên chấm dứt ngay tất cả các hình thức hỗ trợ kinh tế cho hoạt động đánh
bắt IUU. Không có lý do gì để các quốc gia tiếp tục hỗ trợ những người tham gia
đánh bắt IUU.
Hệ thống giám sát, kiểm tra và kiểm soát
Để có thể thành công, những người đánh bắt IUU phải lẩn tránh khỏi bị phát hiện.
Như đã nói ở phần trên, những người vận hành tàu đánh cá IUU thường thực hiện
các hoạt động đánh bắt trong các khu vực không có hệ thống giám sát, kiểm tra và
kiểm soát (MCS), đặc biệt ở các vùng biển khơi xa hoặc các vùng nước thuộc
thẩm quyền quản lý của các quốc gia ven biển, đặc biệt là các quốc gia đang phát
triển không có khả năng ngăn chặn hiện tượng đánh bắt này. Chủ nhân của những
con tàu này cũng tìm cách lẩn tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng thông qua
các hình thức gian lận thương mại. Ví dụ, họ tạo ra các bố trí tập thể phức tạp và
mở rộng để cản trở việc điều tra, luôn thay đổi tên và hô hiệu tàu và thường thay
cờ tàu của họ ở các quốc gia hiện vẫn duy trì đăng ký công khai.
Tăng cường các khả năng MCS và thực hiện có hiệu quả ở các vùng biển thuộc
thẩm quyền quản lý quốc gia và trên biển là hy vọng tốt nhất để ngăn chặn, phát
hiện và loại bỏ hoạt động đánh bắt IUU. Điều may mắn là các quốc gia đã tạo ra
một số thiết bị MCS trong những năm gần đây và đã củng cố và chỉnh sửa chúng.
Trong thời gian qua, việc hợp tác giữa các quốc gia, bao gồm việc thông qua các
RFMO và các mạng lưới không chính thức hiện nay cũng đã được mở rộng. Ví dụ,
các quốc gia nên xem xét đến việc tham gia vào Mạng lưới quốc tế về hoạt động
hợp tác và phối hợp giám sát, kiểm tra và kiểm soát liên quan đến khai thác hải
sản được mô tả trong Khung số 1.
Còn có các ví dụ khác gần đây về việc hợp tác giữa các quốc gia để tăng cường
khả năng của hệ thống MCS. Một là Hiệp ước Niue về hợp tác trong việc kiểm

soát đánh bắt và thi hành pháp luật ở khu vực Nam Thái Bình Dương, cho phép
các đối tác dùng chung các phương tiện kiểm soát đánh bắt và tuân thủ pháp luật
bao gồm việc lên tàu, kiểm tra, thu giữ tàu.33 NaUy cũng tham gia ký kết các hiệp

32

Đoạn 28 của Tuyên bố cấp bộ trưởng của WTO thông qua tại Doha ngày 14/11/ 2001 đã đồng ý các thoả thuận
để làm rõ và tăng cường các kỷ cương của WTO về các khoản trợ cấp đánh bắt hải sản. Đoạn 32 của bản tuyên
boỏ đó cũng khuyến khích Uyỷ ban WTO về Thương mại và Môi trường quan tâm đặc biệt đến công việc sắp tới
của mình đối với những tình hình đó (bao gồm các tình hình liên quan đến các trợ cấp cho ngành khai thác hải
sản) trong đó việc loại bỏ hoặc giảm các hạn chế thương mại và các gian doỏi sẽ có lợi cho thương mại, môi
trường và phát triển. Các quyết định mới đây của các tổ chức quốc tế bên ngoài, bao gồm FAO và OECD, tiếp
tục hành động về vấn đề trợ cấp nghề cá sẽ nhằm vào những nỗ lực này trong phạm vi WTO.
33
Để tìm hiểu thêm về Hiệp ước này, tham khảo IUU: Những cân nhắc cho các quoỏc gia đang phát triển," của Tranform
Aqorau.

23


ước với các quốc gia khác nhằm trao đổi thông tin về kiểm tra trên biển, trao đổi
thông tin về kiểm soát cảng, trao đổi nhân sự và đào tạo. 34
Khung số 1
mạng lưới quốc tế về hợp tác và phối hợp
các hoạt động giám sát, kiểm tra và kiểm soát
liên quan đến đánh bắt hải sản (MCS)
Hệ thống MCS quốc tế là sự sắp xếp của các tổ chức/cơ quan quốc gia phụ trách
các hoạt động của hệ thống MCS liên quan đến nghề cá, đã được các quốc gia ủy
quyền phối hợp và hợp tác để ngăn chặn đánh bắt IUU.
Mục tiêu của hệ thống MCS quốc tế là nhằm tăng cường hiệu quả và hiệu lực của

hệ thống MCS liên quan đ ến ngh ề cá, các ho ạt động thông qua vi ệc tăng
cường h ợp tác, ph ối hợp, thu th ập và trao đổi thông tin . Các Điều khoản
tham chiếu của Hệ thống MCS quốc tế có thể tham khảo ở Phụ lục 11 của Hướng
dẫn này.
Hệ thống MCS quốc tế được bàn đến tại cuộc họp ở Xantiago, Chilê tháng 1/2000.
Thành viên của Hệ thống MCS quốc tế là t ự nguyện.
Để biết thêm chi tiết về Hệ thống MCS quốc tế, hãy vào trang web theo địa chỉ sau:
/>Tên người sử dụng: mcs
Mật khẩu: mcsnet
Khoản 24 và các điều khoản khác của IPOA-IUU mô tả rất nhiều thể loại công cụ
của hệ thống MCS khác nhau để sử dụng trong việc phòng chống hoạt động đánh
bắt IUU, bao gồm (nhưng không giới hạn) hệ thống theo dõi tàu thuyền (VMS), các
chương trình quan sát, các kế hoạch tài liệu đánh bắt, các cuộc kiểm tra tàu tại cảng
và trên biển, từ chối cho vào cảng và/hoặc bỏ các đặc ân đối với các tàu bị nghi là
tham gia hoạt động đánh bắt IUU, duy trì các danh sách "đen" và "trắng"35 và đưa ra
những điều khoản chống lại sự hợp pháp của sản lượng đánh bắt của các tàu đánh
cá không phải là Bên tham gia ở những vùng biển do RFMO kiểm soát.
VMS là một công cụ có thể làm tăng đáng kể tính hiệu quả và hiệu lực của hệ thống
MCS. Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều quốc gia, trong đó một số ít quốc
gia đang phát triển36 đã đưa ra các yêu cầu của VMS cho các tàu đánh cá của họ
hoặc như một điều kiện để các tàu nước ngoài vào đánh bắt hải sản ở khu vực thuộc
quyền quản lý của họ. Một số thoả thuận quốc tế cũng đòi hỏi phải có hệ thống
34

Tham khảo "Các biện pháp được quốc gia có cảng thông qua trong việc chống lại đánh bắt IUU" của Terje
Lobach.
35
Danh sách “đen" trong ngữ cảnh này thường được hiểu là các danh sách ghi tên những tàu được xác định là đã sử
dụng vào hoạt động đánh bắt IUU. Danh sách "trắng" thường được hiểu là các danh sách ghi tên những tàu được
các cơ quan chức năng quốc gia (hoặc khu vực) liên quan cho phép đánh bắt hải sản ở một khu vực nhất định.

36

Các quốc gia phát triển hoặc đang sử dụng hoặc đang tích cực xem xeựt việc sử dụng hệ thống VMS cho các tàu
đánh cá, bao gồm Malaixia, Manđivơ, , Ma rốc, Moõzaờmbic, Namibia, Xâysen và các quốc gia thành viên của
FFA.

24


VMS. Hi ện nay ư ớc tính có ít nh ất 8.000 tàu đánh cá đang báo cáo vị trí của
mình qua hệ thống VMS. B ằng cách s ử dụng VMS, tàu có thể truyền phát
những số liệu cơ bản một cách nhanh chóng và ít tốn kém. Tất cả các quốc gia nên
xem xét nghiêm túc việc đưa vào sử dụng hoặc mở rộng yêu cầu tàu của họ sử dụng
hệ thống VMS. Để hỗ trợ nỗ lực này, FAO đã cho xuất bản và phát hành
Hướng dẫn kỹ thuật về chủ đề này.37
Trong nhiều trường hợp, yếu tố quyết định một hệ thống MCS hiệu quả hay không
là khả năng các cán bộ quản lý nghề cá và các cán bộ làm công tác bảo vệ pháp luật
trao đổi thông tin về hoạt động đánh bắt IUU càng sớm càng tốt. Để nhanh chóng
và mở rộng việc trao đổi những thông tin đó, các quốc gia nên chuẩn hoá các biểu
mẫu và cách thức truyền phát thông tin.
Cần nhấn mạnh rằng các biện pháp của MCS không liên quan riêng đến việc thực
hiện các biện pháp bắt buộc chống lại hoạt động đánh bắt IUU hiện đang thực hiện,
mà còn nhằm ngăn chặn và phát hiện. Điểm mấu chốt của bất kỳ chiến lược nào
chống lại hoạt động đánh bắt IUU là ở chỗ đảm bảo sự hiểu biết và ủng hộ của ngư
dân đối với các biện pháp bảo tồn và quản lý thích hợp đã được thông qua. Các
quốc gia có thể tăng cường việc tuân thủ tự nguyện các biện pháp đó và giảm hoạt
động đánh bắt IUU thông qua các hình thức sau:
Giáo dục cộng đồng và các tuyên truyền khác cho ngư dân
Đảm bảo những người cùng chung quyền lợi tham gia xây dựng các quy chế về
khai thác hải sản

Tạo ra áp lực đồng đẳng hỗ trợ việc tuân thủ
Thiết lập các chế độ thu thập dữ liệu chính xác và minh bạch.
Những ngư dân cố tình vi phạm các nguyên tắc có thể sẽ bị trừng phạt thích đáng.
Để trở thành hiện thực, tất cả các quốc gia phải đầu tư xây dựng được khả năng
kiểm tra, điều tra và truy tố những người vi phạm. Tất cả các quốc gia cũng phải
đảm bảo rằng hệ thống tư pháp hoặc hành chính để xử lý các trường hợp đánh bắt
IUU hoạt động nhanh chóng và có hiệu quả.
Một thách thức quan trọng là sử dụng hệ thống MCS để ngăn chặn, phát hiện và
loại bỏ đánh bắt IUU trong khi không chất gánh nặng quá mức lên các hoạt động
đánh bắt hải sản hợp pháp. Ví dụ, các quốc gia phải tiến hành các cuộc kiểm tra sao
cho có thể giảm thiểu sự bất tiện cho người vận hành tàu bè và đảm bảo tính bảo
mật của việc sử dụng các dữ liệu cá nhân và độc quyền. Làm như vậy các nhà quản
lý nghề cá và các cán bộ bảo vệ pháp luật sẽ nhận được nhiều hơn sự hợp tác của
những ngư dân đánh cá tuân thủ pháp luật, những người có lý do chính đáng để
giúp việc chống lại đánh bắt IUU.
Các công cụ MCS cụ thể có trong IPOA-IUU được nêu chi tiết hơn dưới đây trong
các phần xử lý các quốc gia mang cờ, các quốc gia có cảng, các quốc gia ven biển
và các RFMO.
Hợp tác giữa các quốc gia
37

FAO.1998 - Hướng dẫn kỹ thuật của FAO cho Nghề cá có trách nhiệm. Các hoạt động đánh bắt hải sản: Các hệ
thống giám sát tàu thuyền.

25


×