Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bài tổng hợp nguồn gốc nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.77 KB, 11 trang )

NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC.
Nhà nước là một hiện tượng xã hội phức tạp, liên quan chặt chẽ tới lợi ích của
giai cấp, tầng lớp và dân tộc. Để nhận thức đúng đắn hiện tượng nhà nước cần
phải làm sáng tỏ hàng loạt vấn đề liên quan như: nguồn gốc xuất hiện nhà nước,
bản chất của nhà nước,…Vấn đề nguồn gốc nhà nước luôn là một chủ đề nổi bật
trong cuộc đấu tranh tư tưởng trên thế giới trong mọi thời đại. Đế làm rõ hơn về
sự ra đời của nhà nước, cũng như trả lời câu hỏi vì sao nhà nước lại hình thành,
quá trình hình thành của nó diễn ra như thế nào,…tôi đã có bài tìm hiểu về đề tài
nguồn gốc của nhà nước.
Từ các tài liệu chuyên môn, chúng ta nhận thấy một điều rằng vấn đề nguồn
gốc nhà nước là vấn đề liên quan trực tiếp đến khả năng giải thích bản chất của
nhà nước và những biến động trong đời sống nhà nước nhằm phục vụ cho lợi ích
của những nhóm xã hội nhất định. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề dễ bị làm sai lệch
nhất do tính chất phức tạp và thiếu độ chuẩn xác của các nguồn tư liệu liên quan.
Bởi vậy, thực tế đã có rất nhiều thuyết khác nhau về nguồn gốc nhà nước và sự
khác nhau giữa chúng luôn phản ánh sự khác biệt về ý thức hệ, về khả năng nhận
thức khoa học và và phương pháp tiếp cận giải thích hiện tượng lịch sử xã hội
cũng như về những ảnh hưởng của những hạn chế có tính lịch sử. Có rất nhiều các
quan điểm phi Mác xít về nguồn gốc của nhà nước. Ngay từ thời kỳ cổ, trung đại đã
có nhiều nhà tư tưởng từ những góc độ tiếp cận khác nhau đã đưa ra những lý giải
khác nhau về nguồn gốc nhà nước. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một số quan
điểm phi Mác xít về hình thành nhà nước. Nhìn chung, có 5 quan điểm phi Mác xít
nổi bật về nhà nước được thể hiện thông qua các thuyết, đó là:
-

Thuyết thần quyền.
Thuyết gia trưởng.
Thuyết “khế ước xã hội”.
Thuyết bạo lực.
Thuyết tâm lý.


Theo thuyết thần quyền thì Thượng đế là người sắp đặt trật tự xã hội, nhà
nước là do thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung, do vậy, nhà nước là lực
lượng siêu nhiên và đương nhiên quyền lực nhà nước là vĩnh cửu và sự phục tùng
nhà nước này là cần thiết và tất yếu. Từ sự khẳng định mang tính tiền đề nêu trên,
phái Quân chủ của thuyết thần quyền cho rằng thượng đế trực tiếp trao quyền
thống trị cho dân chúng cho một ông qua và đòi hỏi dân chúng phải tuyệt đối phục
tùng nhà vua trong tư cách là người đại diện cho quyền lực vĩnh hằng của thượng
đế. Điều này có thể chứng minh trong lịch sử một số quốc gia phương ĐÔng như
Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản,…thời kỳ phong kiến. Ở các quốc gia này, nhà vua


(Hoàng đế) được xem là “thiên tử” – con trời. Nhà vúa nắm quyền chúa tể của một
nước, bào gồm cả thần quyền và thế quyền. Trong các tài liệu cổ Ai cập, Chúa trời
đã từng nói với Hoàng đế Ramgieesu II rằng: “Ta là cha của con…Ta trao cho con
sứ mệnh của trời đất để con cai quản…” Hay trong bộ luật Manou của Ấn Độ cổ đại
đã viết về nhà vua như sau: “Vua được tạo ra từ những phần của các vị thánh siêu
đẳng này… Người là vị thánh tối cao mang hình người”
Ngược lại, phái Giáo quyền với mục đích bảo vệ quyền lợi của giáo hội lại lý
giải rằng Thượng đế trao quyền cho giáo hội và đến lượt mình, Giáo hoàng chỉ giữa
lại quyền thống trị về tinh thần còn quyền thống trị về thể xác thì giao cho vua,
như vậy ta thấy với quan điểm này của phái Giáo quyền thì nhà vua phải hoàn toàn
phụ thuộc về giáo hội, bảo vệ Giáo hoàng và Giáo hội cũng chính là nhiệm vụ của
nhà nước. Sức mạnh và tầm ảnh hưởng của các Giáo hội trong lịch sử Nhà nước
Quân chủ phương Tây có thể cho chúng ta thấy rõ điều này. Thậm chí theo tập
quán của một số nước khi người đứng đầu Giáo hội làm thủ tục đặt vương miện lên
đầu người đứng đầu nhà nước – nhà Vua như một biểu hiện cho việc trao quyền lực
từ Thượng đế, đây có thể xem như là một tập quán chính trị. Như vậy, quyền lực tối
cao được quyết định bởi quyền uy tôn giáo. Dau Thượng đế, quyền lực chính trị
phải được lãnh đạo bằng những chăm lo của quyền lực Giáo hoàng.
Mặt khác, phái Dân quyên của thuyết Thần quyền trong khi thừa nhận vai trò

nhất định của nhân dân trong việc tổ chức quyền lực nhà nước lại vẫn tiếp tục
khẳng định nguồn gốc của quyền lực nhà nước là Thượng đế, nhân dân nhận quyền
lực từ Thượng đế rồi thỏa thuận ủy thác cho nhà vua, chấp nhận phục tùng nhà
vua với điều kiện nhà vua phải cai trị một cách công bằng và chăm lo đến lợi ích
của nhân dân nếu không nhân dân có thể phản kháng dẫn đến việc lật đổ một ông
vua bạo ngược. Đây chỉ thuần túy là sự thay thế vị trí nắm quyền của những cá
nhân nhất định.
Như vậy, quan điểm nhà nước của dân đã được đề cập đến ngay trong học
thuyết Thần quyền mang đậm tính duy tâm. Hệ quả tích cực chúng ta có thể nhận
thấy từ quan điểm này là sự ủy thác quyền lực từ nhân dân cho nhà vua không phải
là bất biến, nó được gắn liền với điều kiện nhà nước phải biết bảo vệ lợi ích của
nhân dân và tất nhiên, trong trường hợp ngược lại, nhân dân có quyền hủy bỏ sự
ủy thác đó và thay thế bằng một vị vua khác phù hợp hơn. Bên cạnh đó, tư tưởng
của xã hội vốn đã có tư duy về hình thành một tổ chức đặc biệt là Nhà nước, với
mong muốn đó là tổ chức có thể đứng ra làm chủ, điều hòa xã hội đồng thời thể
hiện niềm tin sức mạnh tâm linh trong con người. Học thuyết Thần quyền mặc dù
có điểm tiến bộ nhất định nhưng học thuyết này đã bị các giai cấp bóc lột triệt để
lợi dụng trở thành công cụ để phục vụ cho việc cai trị của mình trong một xã hội có


giai cấp và nó giải thích về sự ra đời của Nhà nước có nguồn gốc từ Thượng đế,
thần linh, các tổ chức siêu nhiên là một lý giải quá duy tâm.
Bên cạnh Thuyết thần quyền thì sự ra đời của Thuyết gia trưởng lại có một
cách lý giải khác về sự xuất hiện của nhà nước. Theo thuyết này thì nhà nước là kết
quả phát triển của gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người.
Vì vậy, nhà nước có trong mọi xã hội và quyền lực nhà nước về bản chất cũng giống
như quyền lực gia trưởng của người đứng đầu gia đình. Aristote – người đại diện
tiêu biểu cho thuyết này đã thể hiện quan điểm của mình rằng: “Nhà nước ra đời
trên cơ sở sự liên kết tự nhiên và tự nguyện giữa mọi người vì lợi ích của mỗi
người và vì lợi ích chung, Sở dĩ con ngời có thể liên kết với nhau thành các cộng

đồng, các xã hội như gia đình, làng xóm và thành bang là vì họ có khả năng nói nên
họ có khả năng giao tiếp cao hơn các động vật khác và là động vật có tính xã hội.
Ngoài ra còn vì con người có khả năng nhận thức điều tốt và điều xấu, công
bằng và bất công và có quan điểm chung về những điều đó. Sự xuất hiện của nhà
nước là trực tiếp từ nhu cầu quản lý cộng đồng, quản lý xã hội, vì nếu không có sự
quản lý thì con người không thể sống và sống tốt được, không có sự an toàn cho
mọi người, do đó, sự xuất hiện của nhu cầu quản lý cũng là tự nhiên, là lẽ đương
nhiên. Trong quan hệ quản lý thì bao giờ cũng phải có người quản lý và người bị
quản lý, người ra lệnh và người phục tùng mệnh lệnh. Trong gia đình thì chủ gia
đình là người quản lý, còn trong thành bang thì những người được phú cho khả
năng trí tuệ ưu tú hơn người phải được đặt cao hơn, là người cai trị và những
người khác sẽ là người bị cai trị, là nô lệ và chính quyền chỉ là của những người tự
do và bình đẳng. ”
Quan điểm này của Aristote về sau được kế thừa bởi nhiều học giả như
Ciceron, Jean Bodin… Điểm hợp lý của quan điểm này là cho rằng nhà nước xuất
hiện từ nhu cầu quản lý xã hội, bảo vệ an toàn cho mọi người và bảo vệ lợi ích
chung. Nhưng trên thực tế, sự liên kết của gia đình, có chăng, chỉ tạo nên một xã
hội chứ không thể hình thành nên một bộ máy nhà nước với đầy đủ các cơ quan
thực hiện nhiệm vụ chức năng của nhà nước. Điểm hạn chế lớn nhất của quan điểm
này là nó đã được sử dụng để biện minh cho sự bất bình đẳng, sự nô dịch và thống
trị con người trong xã hội, coi đó như một điều tự nhiên, tất yếu.
Đến khoảng thế kỷ XVI, XVII, XVIII đã xuất hiện hàng loạt quan niệm mới về
nguồn gốc nhà nước. Điển hình nhất trong những quan niệm đó là thuyết “Khế ước
xã hội” với những đại diện tiêu biểu là các nhà tư tưởng tư sản như Jean Bodin,
Thomas Hobben, John Locke, Charles Louis Montesquieu hay Jean – Jacques
Rousseau Denis Diderot. Thuyết này ra đời trong bối cảnh nền chuyên chế phong
kiến đang ở giai đoạn suy tàn, tình thế trực tiếp của các cuộc cách mạng tư sản đã


xuất hiện vì vậy xuất phát từ mục đích chống lại sự chuyên quyền độc đoán của nhà

nước phong kiến, đòi hỏi quyền bình đẳng cho giai cấp tư sản nên đa số các học giả
tư sản đều lấy lý thuyết quyền tự nhiên làm tiền đề tư tưởng để luận giải rằng sự ra
đời của nhà nước là sản phẩm của 1 khế ước (hợp đồng) được ký kết trước hết
giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước dựa trên
cơ sở mỗi người tự nguyện nhường một phần trong số quyền tự nhiên vốn có của
mình để giao cho một tổ chức đặc biệt là nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích chung của
cả cộng đồng. Trong tác phẩm “Bàn về Khế ước xã hội” (Du Contrat Social) Jean –
Jacques Rousseau đã viết: “Trật tự xã hội là một thứ quyền thiêng liêng làm nền
tảng cho mọi thứ quyền khác . Nhưng trật tự xã hội không phải tự nhiên mà có, nó
được xác lập trên cơ sở những công ước.” Điều này thể hiện đúng quan điểm về nhà
nước của các nhà tư tưởng tư sản lúc bấy giờ.Vì vậy, chủ quyền trong nhà nước
thuộc về nhân dân, nhà nước phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội và
mỗi thành viền trong xã hội đều có quyền yêu cầu nhà nước phục vụ họ.
Qua quan điểm của thuyết hợp đồng hay khế ước xã hội về nguồn gốc nhà
nước, có thể thấy, điểm hợp lý của quan điểm này là ở chỗ nó thừa nhận rằng nhà
nước không xuất hiện ngay từ khi xã hội loài người xuất hiện mà nó chỉ ra đời khi
xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, nhà nước ra đời do nhu cầu quản
lý xã hội, bảo đảm sự an toàn cho mọi người và sự an ninh cho xã hội; Nhà nước có
chức năng quản lý xã hội, giữ gìn trật tự, sự ổn định của xã hội và bảo vệ lợi ích
chung của cả cộng đồng. Song điểm bất hợp lý của quan điểm này là ở chỗ nó giải
thích trên cơ sở chủ nghĩa duy tâm, xem sự xuất hiện nhà nước là do ý muốn ,
nguyện vọng chủ quan của các bên tham gia khế ước và nó không chỉ ra được rằng
nhà nước ra đời không chỉ do nhu cầu tổ chức và quản lý xã hội mà còn do nhu cầu
thống trị giai cấp nên ngoài tính xã hội nó còn có tính giai cấp.
Trong khi thuyết khế ước xã hội tập hợp được đông đảo các nhà tư tưởng tư
sản thì vẫn có không ít các nhà tư tưởng tư sản đưa ra những quan niêm khác
nhau về nguồn gốc nhà nước trên cơ sở phát triển từ những quan niệm được khởi
xướng trước đó. Cụ thể ở đây là Thuyết Bạo lực cho rằng nhà nước xuất hiện trực
tiếp từ việc sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc
chiến thắng “nghĩ ra” một cơ quan đặc biệt (nhà nước) để nô dich kẻ chiến bại, do

vậy, nhà nước là công cụ của kẻ mạnh thống trị kẻ yếu. Đại diện của thuyết này là
Gumplovic, E.Đuy-ring, đặc biệt là Hume đã từng nhấn mạnh rằng: “Vũ lực là cơ sở
của thống trị, là nguyên nhân cản sinh nhà nước.”
Bên cạnh đó thì các học giả của thuyết tâm lý mà đại diện là Pe-tơ-ga-gi-ki,
Phơ-re-der,… lại cho rằng nhà nước xuất hiện do nhu cầu của con người nguyên
thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ,…vì nhà nước là tổ chức của
những siêu nhân có sứ mạng lãnh đạo xã hội.


Sau này trên cơ sở những bước tiến quan trọng của các nhành khoa học tìm
hiểu về cội nguồn của xã hội loài người và nhà nước đã có một số nhà tư tưởng
nhìn nhận khác và có cái nhìn biện chứng hơn về nguồn gốc của nhà nước. Tiêu
biểu là Adam Smith cho rằng chế độ tư sản và sự phân chia xã hội thành giai cấp đã
làm phát sinh nhà nước nhưng lại chưa giải thích được con đường hình thành chế
độ tư hữu và phân hóa giai cấp cũng như chưa chỉ ra được bản chất thực sự của
nhà nước. Hay Ferguson cũng cho rằng thời hoang sơ của loài người chưa có sự
phân biệt giàu nghèo, không có sự đối lập về lợi ích nên không có có sự thống trị
giai cấp, vì vậy mà không có nhà nước.
Nhìn chung, tất cả các quan niệm trên do nhận thức còn hạn chế hoặc do bị
chi phối bởi lợi ích giai cấp nên cố tình giải thích sai những nguyên nhân đích thực
làm phát sinh nhà nước, nhằm che giấu bản chất của sự vận động xã hội dấn đến
sản phẩm tất yếu là nhà nước. Đa số họ đều xem xét sự ra đời của nhà nước tách
rời những nguyên nhân vật chất và chứng minh rằng nhà nước là một thiết chế
phải có của mọi xã hội, một trọng tài công mình được áp đặt vào xã hội, đứng trên
xã hội để điều hòa các mâu thuẫn xã hội, nhà nước là hiện tượng tồn tại mãi cùng
xã hội loài người.. Các học thuyết trên giải thích về sự ra đời của nhà nước chủ yếu
dựa trên quan điểm chủ nghĩa duy tâm vì vậy nó không mang đến một quan niệm
nhà nước thực sự phù hợp và rõ ràng.
Từ sự không thỏa đáng về các quan điểm phi Mác xít về nhà nước, nhiều học
giả đã cất công nghiên cứu sau đó để tìm ra một học thuyết khoa học và hợp lý

nhất, được công nhận rộng rãi nhất về khái niệm nhà nước. Và học thuyết Mác –
Lênin về nhà nước đã ra đời, chứng minh cho chúng ta thấy về sự liên quan giữa
nhà nước và các điều kiện kinh tế, xã hội, dưới một góc nhìn biện chứng và duy vật
lịch sử. Đây là quan điểm chính thống về sự hình thành nhà nước mà tôi muốn nói
đến.
Quan điểm về nguồn gốc nhà nước của chủ nghĩa Mác Lênin được thể hiện rõ
nét trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”
của Engels. Đây là tác phẩm được phát triển từ tư tưởng “Quan niệm duy vật về
lịch sử” của Mác, tiếp thu và phát triển những thành tựu nghiên cứu “Xã hội cổ đại”
của nhà bác học Mỹ - Lewis H.Morgan. Sau này được Lênin bổ sung và phát triển
trong tác phẩm "Nhà nước và cách mạng".
Khác với các lý thuyết phi Mác xít đã được trình bày ở trên, như tôi đã nói, học
thuyết Mác Lênin tiếp cận nguồn gốc nhà nước trên cơ sở phương pháp luận duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử. Từ cách tiếp cận đó, các nhà kinh điển chủ nghĩa
Mác Lênin đã chỉ ra rằng: “Nhà nước không phải là hiện tượng siêu nhiên hay là
sản phẩm của tự nhiên, cũng không phải là vĩnh cửu và bất biến mà là một phạm
trù lịch sử, có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. Nhà nước nảy sinh từ xã


hội, là sản phẩm có điều kiện của xã hội loài người. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã
hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, giai đoạn có sự phân chia con người
thành giai cấp và có đấu tranh giai cấp. Nhà nước luôn luôn vận động, phát triển
và chỉ tồn tại trong xã hội có giai cấp, nó sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách
quan cho sự tồn tại của nó không còn nữa”
Chúng ta đã đi đến với Học thuyết Mác – Lênin về nguồn gốc của nhà nước và
đây được xem là quan điểm chính thống, được công nhận rộng rãi và tính khoa học
của nó. Nhưng bạn có thắc mắc là theo học thuyết này thì Nhà nước bắt đầu từ khi
nào và quá trình hình thành của nhà nước diễn ra như thế nào dưới sự lý giải của
học thuyết Mác – Lênin? Để hiểu rõ hơn về con đường của nó, chúng ta hãy cùng
tìm hiểu về cách hình thành nhà nước theo học thuyết Mác – Lênin.

Những luận điểm khoa học về nguồn gốc nhà nước nêu trên được các nhà
kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin xây dựng trên cơ sở nghiên cứu và phân tích
một cách khách khách quan toàn bộ hiện thực tồn tại và vận động của xã hội loài
người giai đoạn trước khi nhà nước xuất hiện. Về cơ bản, vấn đề nguồn gốc của nhà
nước được giải quyết thông qua những hiểu biết sau đây về lịch sử xã hội loài
người.
Đầu tiên phải nói đến chế độ cộng sản nguyên thủy, và sự hiện diện của thị tộc,
bộ lạc và quyền lực xã hội. Xã hội loài người phát triển qua nhiều hình thái kinh tế
xã hội khác nhau trong đó chế độ công xã nguyên thủy là hình thái kinh tế xã hội
đầu tiên không tồn tại giai cấp và Nhà nước.
Bầy người nguyên thủy là hình thức tập hợp đầu tiên, tự nhiên và hết sức giản
đơn của con người. Bầy người nguyên thủy không hề biết đến tài sản riền và sự
phân biệt giàu nghèo. Đây là một liên kết lỏng lẻo, không có sự quản lý và rất dễ tan
vỡ. Trải qua hàng triệu năm sống thành bầy, con người nguyên thủy bước vào giai
đoạn có tổ chức cao hơn, có sự quản lý đầu tiên của xã hội loài người - giai đoạn
công xã nguyên thủy. Tính chất xã hội trong chế độ công xã nguyên thủy còn rất
đơn giản gồm có tổ chức thị tộc - là tế bào, là cơ sở cấu thành xã hội. Thị tộc được
tổ chức theo nguyên tắc huyết thống, lúc đầu huyết thống được xác lập theo dòng
mẹ gọi là thị tộc mẫu hệ và về sau khi ở giai đoạn cuối huyết thống được xác lập
theo dòng cha gọi là thị tộc phụ hệ. Mỗi thành viên của thị tộc đều bình đẳng về
quyền lợi và địa vị xã hội, trong xã hội không tồn tại đặc quyền, đặc lợi không có sự
phân hóa giàu nghèo. Hệ thống quản lý của công xã thị tộc là Hội đồng thị tộc và tù
trưởng Hội đồng thị tộc hợp thành bởi tất cả các thành viên đã trưởng thành của
thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc. Tù trưởng do hội nghị toàn thể thị
tộc bầu ra, được lựa chọn từ những người nhiều tuổi, có kinh nghiệm và uy tín
trong cộng đồng. Tù trưởng đứng đầu thị tộc song không có đặc quyền so với các
thành viên khác của thị tộc, họ cũng phải lao động và được hưởng thụ như mọi
người. Quá trình phát triển xã hội công xã nguyên thuỷ đã xuất hiện hình thức tổ



chức cao hơn là bào tộc, bộ lạc và liên minh bộ lạc. Xã hội công xã nguyên thủy có
sự phân công lao động nhưng mang tính tự nhiên giữa các thành viên của thị tộc
để làm những công việc thích hợp khác nhau: Giữa đàn ông và đàn bà, người khỏe,
người già và trẻ em. Phân công lao động chưa mang tính xã hội nên không tạo ra vị
trí khác nhau của con người trong sản xuất và đời sống.
Như vậy, trong xã hội thị tộc – bộ lạc, quyền lực đã tồn tại và có hiệu lực thực
tế rất cao nhưng đó là quyền lực xã hội được tổ chức và thực hiện dựa trên những
nguyên tắc dân chủ thực sự. Quyền lực đó có đặc điểm là:
- Không tách rời khỏi xã hội mà thuộc về xã hội, do toàn bộ xã hội tổ chức ra.
- Phục vụ lợi của cộng động.
- Không có bộ máy riêng để thực hiện cưỡng chế.
Chúng ta thấy rằng xã hội thị tộc – bộ lạc không biết đến nhà nước nhưng
chính trong lòng đã nảy nảy sinh những tiền đề vật chất cho sự xuất hiện của nhà
nước. Những nguyên nhân làm xã hội đó tan rã cũng đồng thời là những nguyên
nhân làm xuất hiện nhà nước.
Những chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội bắt đầu diễn ra
khi kim loại tham gia vào thế giới gỗ, đá của người nguyên thủy. Dưới tác động của
công cụ kim loại, khả năng lao động của con người phát triển nhanh chóng, năng
suất lao động không ngừng tăng lên, lực lượng sản xuất có những bước tiến rõ rệt
khiến cho hoạt động kinh tế - xã hội ngày càng đa dạng và phong phú, đòi hỏi phải
có sự phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa. Ở vào thời kỳ cuối của chế
độ công xã nguyên thủy đã lần lượt xảy ra 3 lần phân công lao động lớn:
1/ Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt.
2/ Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp.
3/ Buôn bán phát triển và thương nghiệp xuất hiện.
Sự phát triển của công cụ sản xuất, sự phân công lao động xã hội làm cho
kinh tế đạt những bước tiến dài, sản phẩm làm ra ngày một nhiều hơn so với yêu
cầu của xã hội xuất hiện dầu hiệu của cải dư thừa, phát sinh khả năng chiếm đoạt
sản phẩm thừa làm của riêng. Quá trình phân hóa tài sản bắt đầu nảy sinh, những
người có địa vị và uy tín trong xã hội như tù trưởng, thủ lĩnh quân sự lợi dụng ưu

thế sẵn có của mình chiếm đoạt tài sản của thị tộc - bộ lạc thành tài sản riêng. Chế
độ tư hữu được hình thành. Trước đây do khả năng kinh tế không cho phép và nhu
cầu về sức lao động không đặt ra nên tù binh bị bắt trong các cuộc giao tranh giữa
các thị tộc - bộ lạc đều bị giết, về sau do sản xuất phát triển, nhu cầu sức lao động
tăng tù binh được giữ lại nuôi để bổ sung vào nguồn lao động và những người có
địa vị trong thị tộc đã chiếm hữu và khai thác lao động cho cá nhân họ. Chế độ hôn
nhân một vợ, một chồng đối ngẫu làm xuất hiện gia đình có cơ cấu nhỏ tách khỏi
gia đình phụ hệ cơ cấu lớn và trở thành đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất, độc
lập tài sản, tự định đoạt sản phẩm lao động. Trong quá trình sản xuất, những
người có công cụ tốt, có sức khỏe và kinh nghiệm thu được hiệu quả cao, ngày càng


giàu có. Một số người giàu có do chiếm được tư liệu sản xuất, do bóc lột lao động tù
binh và bóc lột những người nghèo khác, đã giành được vị trí ưu thế trong xã hội
và trở thành giai cấp bóc lột. Những người không có tư liệu sản xuất, bị bóc lột
ngày càng nghèo khó trở thành giai cấp bị bóc lột. Hai bộ phận dân cư này do
quyền lợi đối lập nhau nên mâu thuẫn ngày càng gay gắt và quyết liệt.
Những yếu tố mới xuất hiện đã làm đảo lộn nguyên tắc cộng cư của thị tộc.
Những hoạt động thương nghiệp, sự thay đổi nghề nghiệp, sự nhượng quyền sở
hữu đất đai, sự né tránh trách nhiệm đối với những người bà con thân thuộc khi họ
túng thiếu,… đã đòi hỏi phải di động và thay đổi chỗ ở. Mối quan hệ dóng máu kết
dính các thành viên trong công xã thị tộc dần trở nên lỏng lẻo. Vào giai đoạn cuối
của chế độ công xã nguyên thủy đã diễn ra một quá trình chuyển cư mạnh mẽ. Trên
cơ sở đó đã xuất hiện các công xã láng giềng, gắn kết với nhau bởi quan hệ láng
giềng chứ không phải quan hệ huyết thống. Trong công xã vừa có chế độ tư hữu
sản sản (công cụ sản xuất, súc vật nhà ở,…) vừa có chế độ sở hữu chung của công
xã (phần lớn ruộng đất, sông bãi, rừng rú)… Ruộng đất của công xã được chia cho
các gia đình cày cấy theo kỳ hạn nhất định và gia đình được chiếm hữu thành
thành quả lao động của mình. Điều đó càng tạo điều kiện đẩy mạnh sự phát triển
của tài sản tư hữu. Những biến động nói trên cuối cùng đã khiến cho khối cư dân

thuần nhất của xã hội thị tộc – bộ lạc bị phân hóa mạnh thành các tập đoàn người
có địa vị kinh tế - xã hội khác hẳn nhau.
Với sự hình thành giai cấp nói trên, nguyên tắc bình đẳng - điều kiện tiên quyết cho
sự tồn tại của xã hội công xã nguyên thủy – đã bị phá vỡ. Mâu thuẫn giai cấp nảy
sinh và dần phát triển tới mức không thể điều hòa được. Sự tồn tại của xã hội tất
yếu đòi hỏi phải có 1 hình thức tổ chức mới để thay thế. Tổ chức này có 2 đặc điểm:
Một là lấy sự phân chia theo lãnh thổ làm điểm xuất phát và để cho công dân thự
hiện những quyền và nghĩa vụ xã hội của họ theo nơi cư trú không kể họ thuộc thị
tộc hay bộ lạc nào. Hai là, thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt. Để duy trì
trật tự và quản lý một xã hội đã có những thay đổi rất cơ bản đòi hỏi phải có một tổ
chức và một quyền lực mới khác về chất. Tổ chức đó do giai cấp chiếm được ưu thế
về kinh tế tổ chức ra để thực hiện sự thống trị giai cấp, dập tắt xung đột công khai
giữa các giai cấp, giữ các xung đột ấy trong một vòng trật tự, bảo vệ lợi ích và địa
vị của giai cấp thống trị. Đó là Nhà nước chế độ công xã nguyên thủy tan rã, Nhà
nước xuất hiện là kết quả của sự vận động, phát triển nội tại của xã hội loài người.
Tiền đề kinh tế cho sự ra đời của Nhà nước là chế độ tư hữu tài sản, tiền đề xã hội
cho sự ra đời của Nhà nước là sự phân hóa xã hội thành các giai cấp, các tầng lớp
có lợi ích đối lập nhau và mâu thuẫn giữa các giai cấp, các tầng lớp ấy gay gắt đến
mức không thể điều hòa được.


Như vậy ta thấy rằng đó là quá trình hình thành nhà nước theo học thuyết
Mác Lênin. Vậy nguyên nhân hình thành nhà nước là từ đâu? Nhìn chung, sự ra đời
của nhà nước được lý giải bởi nguyên nhân cơ bản sau: Sự phát triển của sản xuất
xã hội đến trình độ tạo ra được sản phẩm dư thừa làm nảy sinh chế độ tư hữu tài
sản và phân hóa xã hội thành các giai cấp (hoặc chí ít là các tầng lớp xã hội), khiến
cho mâu thuẫn giữa các giai cấp trở nên đối kháng và đến mức không thể điều hòa
được và nhà nước là sản phẩm tất yếu của những đối kháng giai cấp không thể
điều hòa.
Ta nhận thấy rằng ở mỗi vũng lãnh thổ hay các dân tộc khác nhau do có điều

kiện lịch sử, địa lý, tự nhiên hay kinh tế xã hội tác động nên lại có những đặc điểm
riêng biệt trong quá trình xuất hiện nhà nước. Chính vì vậy mà có nhiều hình thức
xuất hiện nhà nước khác nhau. Engels đưa raba nhà nước đại diện cho ba hình
thức xuất hiện nhà nước điển hình ở Châu Âu trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia
đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” là nhà nước A-ten, nhà nước Rô-ma và
nhà nước Giéc-manh. Những nhà nước này chỉ là những nhà nước tiêu biểu cho ba
hình thức quất hiện nhà nước điển hình ở Châu Âu, ngoài ra còn có những nhà
nước khác nữa.
Tuy nhiên do những hạn chế về tài liệu và tiếp cận nên trong tác phẩm của
mình, Engels chưa đề cập đến sự hình thành các nhà nước cổ đại phương Đông –
với tư cách là hình thức xuất hiện nhà nước thứ 4 trong lịch sử.
Nhà nước A-ten là hình thức thuần túy và cổ điển nhất, nhà nước này nảy sinh
chủ yếu và trực tiếp từ sự đối lập giai cấp và phát triển ngay trong nội bộ xã hội thị
tộc. Bắt nguồn hình thành từ bốn bộ lạc ở vùng Át-tích với tổ chức quản lý thị tộc
gồm Đại hội nhân dân (agora), Hội đồng nhân dân (bulê) và Thủ lĩnh quân sự
(basileus). Từ sự chuyển biến cơ bản về kinh tế - xã hội, quá trình tích lũy tài sản
của các gia đình trong thị tộc Hy Lạp cổ đại diễn ra nhanh chóng, tính huyết thống
trong thị tộc có khuynh hướng bị phá vỡ. Sự chênh lệch về tài sản đã diễn ra, xã hội
phân chia thành các giai cấp. Xã hội Aten bắt đầu phân chia các thành viên theo hai
hạng người: Có đặc quyền và không có đặc quyền, điều ấy đã dấn đến sự đối lập
giwuax các giai cấp trong xã hội. Khoảng thế kỷ VI, đỉnh điểm của sự mâu thuẫn
giai cấp được diễn ra bằng cuộc cách mạng Xô – lông (594TCN) và Klix – phe
(509TCN), hình thành nhà nước Aten. Như vậy, nhà nước nào được hình thành do
hai nguyên nhân kinh tế và xã hội thì được xếp vào cùng một loại hình thức xuất
hiện nhà nước thứ nhất này.
Nhà nước Rooma được hình thành vào khoảng thế kỷ VI (TCN) từ cuộc đấu
tranh của những thường dân (Ple-bêi) chống lại giới quý tộc thị tộc La Mã, chiến


thắng của những người Ple-bêi đã phá vỡ tổ chức thị tộc, thúc đẩy qua trình hình

thành thiết chế nhà nước vốn hình thành trên sự phân chia dân cư theo lãnh thổ
và sự khác biệt về sử hữu tài sản. Nhà nước nào ra đời theo kiểu là kết quả từ chiến
tranh giữa giới bình dân và giới quý tộc như trên thì được xếp vào nhóm nhà nước
thuộc nhóm thứ hai.
Nhà nước Giéc – manh hình thành vào khoảng giữa thế kỷ V (TCN), nhà nước
này hình thành không phải từ sự đấu tranh giai cấp mà từ việc người Giéc – manh
xâm chiếm vùng lãnh thổ rộng lớn của đế chế La Mã cổ đại. Những nhà nước nào
được thiết lập do nhu cầu cai trị vùng đất mới như trên thì được xếp vào nhóm nhà
nước thuộc phương thức hình thành nhà nước thứ ba.
Đối với sự ra đời của nhà nước các quốc gia phương Đông cổ đại mang những
nét đặc thù riêng, được hình thành từ rất sớm, hơm 30000 năm TCN mà tiêu biểu
là nhà nước Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập cổ đại,…Khác với nhà nước cổ đại phương
Tây, nhà nước các quốc gia phương Đông cổ đại không hình thành dựa trên sự đấu
tranh giai cấp, cũng không xuất phát từ nhu cầu cai trị một vùng đất mới. Mà xuất
phát từ những đặc thù về tự nhiên, ta nhận thấy rằng các cư dân của quốc gia
phương Đông cổ đại sống tập trung ven các con sông lớn, và thường xuyên chịu sự
tấn công từ các cuộc chiến tranh xâm lược bên ngoài. Chính từ nhu cầu trị thủy,
thủy lợi – một đặc điểm rất đặc trưng của các quốc gia cổ đại phương Đông và
đoàn kết lại để chống ngoại xâm mà nhà nước các quốc gia phương Đông ra đời.
Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, chúng ta thấy rằng nhà
nước không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên mà chính là kết quả tất yếu của sự
phát triển kinh tế xã hội trong lòng xã hội công xã nguyên thủy. Sự xuất hiện của
nhà nước như một bước tiến vượt bậc của nhân loại, cho phép con người từ một xã
hội mông muội bước sang thời kỳ văn minh và khởi đầu cho những thành tựu chói
lọi trong hiện tại và tương lai.

Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu liên quan và đã được biên tập
lại. Bài viết dựa trên những nguồn tài liệu sau:
1. Tập bài giảng Lý luận về Nhà nước – Khoa Luật Hành chính – Nhà nước
– Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Giáo trình Lý luận chùng về Nhà nước và Pháp luật (PGS.TS. Hoàng Thị
Kim Quế) – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về Nhà nước – ThS. Lê Việt Tuấn.
4. />

5. />
nguon-goc-nha-nuoc.html



×