Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tài liệu tham khảo Văn hóa Đại Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.55 KB, 28 trang )

1

Pag
e1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
Khoa Luật

MÔN HỌC:
ĐẠI CƯƠNG VĂN HÓA
VIỆT NAM
TÊN CHỦ ĐỀ:
VĂN HÓA ĐẠI NAM
GVHD: PHẠM THỊ THU NGA
Lớp LA01-K40


2

Pag
e2

PHẦN ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN LÀM VIỆC NHÓM
STT
1

TÊN THÀNH VIÊN
Trần Mạnh Nhựt Thanh

ĐÁNH GIÁ
Hoàn thành công việc



ĐIỂM
10/10

2
3
4
5

Nguyễn Cát Lộc
Lương Nguyên
Nguyễn Võ Thanh An
Bùi Thị Mỹ Duyên

Hoàn thành công việc
Hoàn thành công việc
Hoàn thành công việc
Hoàn thành công việc

10/10
10/10
10/10
10/10

6
7

Chu Thị Ngọc Anh
Nguyễn Quốc Năng


Hoàn thành công việc
Hoàn thành công việc

10/10
9/10

PHÂN CÔNG
Nhóm trưởng, thuyế trình
Tổ chức bộ máy nhà nướ
thuyết trình
VH tổ chức xã hội
Thành tựu VH
Tôn giáo, tín ngưỡng
VH tổ chức đời sống cá
nhân, thuyết trình
Chính sách văn hóa


3

Pag
e3

MỤC LỤC:
I.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:................4

II.


THÀNH TỰU TINH THẦN
1. Giáo dục, văn học, nghệ thuật
1.1 Giáo dục.................................................................4
1.2 Văn học..................................................................5
1.3 Nghệ thuật.............................................................6
2. 2. Tôn giáo, tín ngưỡng, giáo dục................................13
2.1 Tôn giáo..................................................................13
2.2 Tìn ngưỡng.............................................................15
2.3 Giáo dục..................................................................16

III.

THÀNH TỰU VẬT CHÂT:
1. Sinh hoạt vật chât........................................................18
2. Phương thức sản xuất.................................................19
3. Giao thương.................................................................19

IV.

VĂN HÓA XÃ HỘI
1. Tổ chức bộ máy nhà nước..........................................20
2. Tổ chức nông thôn.......................................................22
3. Tổ chức đô thị..............................................................24
4. Luật pháp.....................................................................26

V.

NHẬN XÉT CHUNG................................................................26

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................28


BÀI TỔNG HỢP:


4

Pag
e4

VĂN HÓA THỜI ĐẠI NAM
I.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:
a. Thời gian: từ năm 1802 đến năm 1858

Hình thành từ khi hoàng đế Gia Long lên ngôi sau khi đánh bại nhà Tây
Sơn và kết thúc khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. Đây là giai đoạn
văn hóa đầu tiên của lớp văn hóa tiếp xúc với phương Tây.
b. Không gian: Trải dài từ Bắc đến Nam

Thống nhất sau nhiều năm phân tranh và bị phân chia. Có sự phân vùng
văn hóa với sự hiện diện của 3 trung tâm văn hóa lớn: Thăng Long, Phú
Xuân và Gia Định. Đây là giai đoạn đầu tiên mà không gian văn hóa
trùng với không gian lãnh thổ.
c. Chủ thể:

Cư dân Việt Nam thời Đại Nam. Ở thời đại này không gian văn
hóa trùng khớp với không gian lãnh thổ do chính sách bế quan
tỏa cảng của các vua, ít giao lưu với bên ngoài.
II.


THÀNH TỰU TINH THẦN
1. Giáo dục, văn học, nghệ thuật
1.1 Giáo dục
• Mở khoa thi hương, lấy những người có học, có hạnh ra làm
quan. Thời đại này đề cao nho học.
• Ban hành hai đạo dụ về việc mở các trường học ở các tỉnh,
đào tạo người tài, nâng cao trình độ của người dân. Ở mỗi
trấn có một quan Đốc học, phó đốc học hay Trợ giáo.
• Tháng 10 hàng năm sẽ mở một kì thi. Việc học trong dân
chúng trở nên tự do hơn.


5

Pag
1.2






Văn học

e5

Thời Nguyễn đã để lại một khối lượng khổng lồ về văn học cả
của Triều đình lẫn của dân gian nhất là dưới thời Minh Mạng,
Thiệu Trị và Tự Đức sau khi đã thành lập Quốc sử quán.

Văn học nhà Nguyễn có thể chia làm các thời kỳ như sau: thời
Nguyễn sơ, thời kỳ nhà Nguyễn còn độc lập và thời kỳ nhà
Nguyễn thuộc Pháp. Thời Nguyễn sơ là thời kỳ của các nhà thơ
thuộc hai nguồn gốc chính là quan của vua Gia Long và các cựu
thần nhà Hậu Lê bất phục nhà Nguyễn. Tiêu biểu cho thời kỳ này
là các tác giả: Phạm Quy Thích, Nguyễn Du, Trịnh Hoài
Đức và Lê Quang Định. Nội dung tiêu biểu cho thời kỳ này là
nói về niềm tiếc nhớ Lê triều cũ và một lãnh thổ văn chương Việt
Nam mới hình thành ở phương Nam. Thời nhà Nguyễn độc lập
là thời của các nhà thơ thuộc đủ mọi xuất thân trong đó có các
vua như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, và các thành viên
hoàng tộc như Tùng Thiện Vương Nguyễn Phúc Miên Thẩm.
Các nho sĩ thì gồm có Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Hà Tôn
Quyền, Trương Quốc Dụng, Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ.
Hai thể kiểu thơ chủ yếu của thời kỳ này là thơ ngự chế của các
vị vua và các thi tập của nho sĩ. Thời nhà Nguyễn thuộc Pháp là
thời kỳ ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử đương thời tác động rất
lớn vào văn chương, các nhà thơ sáng tác nhiều về cảm tưởng
của họ đối với quá trình Pháp chiếm Việt Nam. Tác giả tiêu biểu
thời kỳ này gồmNguyễn Tư Giản, Nguyễn Thông, Nguyễn
Khuyến, Dương Lâm, Nguyễn Thượng Hiền.
Thời kỳ nhà Nguyễn, văn học phát triển trong cả Hán văn, lẫn
một cách mạnh mẽ ở chữ Nôm với nhiều thành tựu lớn, trong đó
tác phẩm chữ nôm tiêu biểu nhất là Truyện Kiều và Hoa Tiên.
Hai thể theo được dùng phổ biết ở thời kỳ này là lục bát và lục
bát gián cách, sử dụng một thứ tiếng Việt mới có một trình độ rất
cao. Ở miền Nam Việt Nam, thành hình một lãnh thổ văn chương
mới với nhiều nét độc đáo riêng so với các vùng cũ. Về nội
dung, ngoài các nội dung văn chương mang đậm tư tưởng Nho



6

Pag
e6

giáo truyền thống thì số phận con người và phụ nữ cũng được đề
cập đến.
1.3

Nghệ thuật:
1.3.1

Kiến trúc

Nhà Nguyễn đã đóng góp trong lịch sử Việt Nam một kho tàng kiến trúc
đồ sộ, mà tiêu biểu là quần thể kinh thành Huế và nhiều công trình quân
sự khác.
Kinh thành Huế nằm ở bờ Bắc sông Hương với tổng diện tích hơn 500
ha và 3 vòng thành bảo vệ. Kinh thành do vua Gia Long bắt đầu cho xây
dựng năm 1805 và được Minh Mạng tiếp tục hoàn thành năm 1832 theo
kiến trúc của phương Tây kết hợp kiến trúc thành quách phương Đông.
Trải qua gần 200 năm khu kinh thành hiện nay còn hầu như nguyên vẹn
với gần 140 công trình xây dựng lớn nhỏ. Kiến trúc cung đình Huế đã
tiếp thu và kế thừa kiến trúc truyền thống thời Lý, Trần, Lê đồng thời
tiếp thu tinh hoa của Mỹ thuật Trung Hoa nhưng đã được Việt Nam hóa.
Huế cũng đã được hiện đại hóa bởi những công trình sư người Pháp
phục vụ dưới thời vua Gia Long. Khi xây dựng hệ thống thành quách
và cung điện, các nhà kiến trúc dưới sự chỉ đạo của nhà vua đã bố trí
trục chính của công trình theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Yếu tố Ngũ

hành quan trọng trong bố cục mặt bằng của kiến trúc cung thành tương
ứng với ngũ phương.
NGH Ệ THU ẬT KI ẾN TRÚC:
Kiến trúc cung đình Huế được định hình và mang phong cách bản sắc
Huế từ khi Huế là Kinh đô của Việt Nam thời phong kiến nhà Nguyễn.
Là một trung tâm chính trị - văn hóa - kinh tế… của cả nước suốt thế kỷ
XIX và nửa đầu thế kỷ XX, Kinh đô Huế có những công trình kiến trúc
mỹ thuật kỳ vĩ nhất đất nước, nay còn tồn tại với mật độ dồi dào.
Ngọ môn và Lầu Ngũ phụng


7

Pag
e7

Truyền thống dân tộc xuất phát từ dịch lý và thuật phong thủy của Trung
Hoa cổ đại, nguyên lý kiến trúc truyền thống Việt Nam và kiến trúc
Kinh đô Huế tất yếu phải hài hoà với thiên nhiên và con người. Ngoài
thuyết Ngũ hành kết hợp thuyết Âm dương, Tam tài, quy luật phát triển
của vạn vật về bố cục của đồ án quy hoạch kinh đô Huế dựa trên cơ sở
nghiên cứu định hình theo thuật Phong thủy và Dịch lý của các nhà
Phong thủy Phương Ðông cho những công trình kiến trúc kể cả âm phần
dương cơ. Khi xây dựng hệ thống thành quách và cung điện, các nhà
kiến trúc dưới sự chỉ đạo của nhà vua đã bố trí trục chính của công trình
theo vị thế toa càn hướng tốn, tức là chạy hướng Tây Bắc - Ðông Nam.
Yếu tố Ngũ hành quan trọng trong bố cục mặt bằng của kiến trúc cung
thành tương ứng với ngũ phương. Ngôn ngữ của kiến trúc là định vị các
công trình trong không gian sao cho hài hòa với thiên nhiên. Như Điện
Thái Hòa là trung tâm của Kinh thành, chung quanh là Thanh Long

(Ðông), Bạch Hổ (Tây), Chu Tước (Nam), Huyền Vũ (Bắc). Hướng
Kinh thành phải quay mặt về phía Nam vì Kinh dịch viết "Thánh nhân
nam diện nhi thính thiên hạ" nghĩa là bậc đế vương xoay mặt về hướng
Nam để nghe (cai trị) thiên hạ.
Hữu Vu trong Hoàng thành
Kiến trúc cung đình Huế đã tiếp thu và kế thừa kiến trúc truyền
thống Lý, Trần, Lê là tất yếu để chống sự đồng hoá và cũng chống sự
lạc hậu nên đồng thời tiếp thu tinh hoa của mỹ thuật Trung Hoa nhưng
đã được Việt Nam hóa một cách có ý thức dân tộc của các nghệ nhân từ
các miền Nam Bắc quy tụ về xây dựng Kinh đô, kể cả những người thợ
gốc Minh Hương Trung Quốc và Chămpa. Ðặc biệt đã được hiện đại hóa
kỹ thuật của những công trình sư người Pháp phục vụ dưới thời Gia
Long, theo phương châm cơ bản tiếp thu có chọn lọc những kiến trúc
thích nghi với tâm hồn người Việt và Việt hóa dần để phù hợp với tâm lý
bản địa đem lại những đặc trưng bản sắc kiến trúc Huế.


8

Kiến trúc cung đình Hu ế

Pag
e8

Về kiến trúc quy hoạch đồ án xây dựng kinh đô Huế, vua Gia Long là
một nhà chính trị, quân sự, đồng thời là một người có sáng tạo trong quy
hoạch đô thị. Ðồ án được thai nghén trong tâm thức nhà vua từ trước khi
đăng quang. Việc thi công được thực hiện kể từ năm 1802. Kinh đô Huế
xây dựng bởi ba lớp thành bao bọc là Kinh thành, Hoàng thành và Tử
Cấm thành.

Kinh thành hay Phòng thành
Năm 1802 vua Gia Long khởi công xây dựng Hoàng thành và Tử Cấm
thành. Năm 1805 mới bắt đầu xây dựng Kinh thành, quy mô diện tích rất
lớn 520ha, chu vi 10km. Ðặc biệt vận dụng kiểu kiến trúc phòng ngự
Vauban của Pháp.
Phòng thành Huế tạo những đường dích dắc, gồm các hệ thống: luỹ,
pháo đài, giác bảo, đoạn thành nối hai pháo đài, tường bắn, phản pháo,
phòng lô, hào, thành giai... Đây là một loại thành luỹ đã được áp dụng ở
nhiều địa phương nước Pháp và các nước lân cận.
Khi xây dựng kinh thành, 8 làng phải dời đi và hai đoạn nhánh Sông
Hương là Bạch Yến và Kim Long đã bị lấp.
Vòng thành có 10 cửa lớn đường bộ, hai đường thuỷ và kỳ đài; thành
cao 6,6m, rộng 21m xây gạch bên ngoài kiên cố có dãy hào sâu gọi là
Hộ Thành hà.
Trong Kinh thành còn có những công trình kiến trúc: lục bộ, nha viện,
Quốc Tử giám, Quốc Sử quán, quần thể kiến trúc hồ Tịnh Tâm, Khâm
Thiên giám, Trần Bình đài, Tàng Thơ lâu, Kỳ đài... Thật sự kiểu thức
này cũng đã được áp dụng khi xây dựng thành Gia Ðịnh (1791) do ông
Olivier de Puymanuel giỏi về kiến trúc và kỹ sư Leburn đã thiết kế giúp


9

Pag
e9

chúa Nguyễn Ánh. Kinh thành Huế xây thời Gia Long và vua kế vị
Minh Mạng đã xây tiếp các thành: Hà Nội, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc
Ninh, Sơn Tây, Hưng Yên, Hưng Hoá, Nam Ðịnh, Thanh Hoá, Vinh,
Ðồng Hới, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên,

Khánh Hoà, Yên Hòa, Vĩnh Long... cũng đều theo phong cách Vauban,
một phong cách xuất hiện sớm ở châu Á.
Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn
hóa thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993. Phần lớn các di tích này
hiện nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.
Trong lịch sử Việt Nam thời cận đại, công trình xây dựng Kinh thành
Huế có lẽ là công trình đồ sộ, quy mô nhất với hàng vạn lượt người
tham gia thi công, hàng triệu mét khối đất đá, với một khối lượng công
việc khổng lồ như đào hào, lấp sông, di dân, dời mộ, đắp thành... kéo
dài từ thời điểm tiến hành khảo sát dưới triều vua Gia Long năm 1803
đến khi hoàn chỉnh triều vua Minh Mạng vào năm 1832. Phong cách
kiến trúc và cách bố phòng khiến Kinh thành Huế thực sự là một pháo
đài vĩ đại và kiên cố nhất từ trước đến nay ở Việt Nam mà một thuyền
trưởng người Pháp là Le Rey khi tới Huế năm 1819 phải thốt
lên: “Kinh Thành Huế thực sự là pháo đài đẹp nhất, đăng đối nhất ở
Đông Dương, thậm chí so với cả pháo đài William ở Calcutta và Saint
Georges ở Madras do người Anh xây dựng”.
Thành Gia Định là một công trình là một cồn trình phòng thủ quân sự,
được Nguyễn Phúc Ánh ra lệnh xây dựng tại làng Tân Khai, huyện Bình
Dương, đất Gia Định, sau này là Sài Gòn, kể từ ngày 4 tháng
2 năm 1790 theo kiến trúc hỗn hợp Đông-Tây, dựa trên một bản thiết kế
của một người Pháp là Olivier de Puymanel. Thành được xây có 8 cạnh
nên gọi là "Bát Quái". Thành còn có tên khác là "Thành Quy". Thành có
8 cửa, phía nam là cửa Càn Nguyên và cửa Li Minh, phía bắc là cửa
Khôn Hậu và cửa Khảm Hiền, phía đông là cửa Chấn Hanh và cửa Cấm
Chí, phía tây là cửa Tốn Thuận và cửa Đoài Duyệt. Thời Minh Mạng đổi
tên các cửa: phía nam là cửa Gia Định và cửa Phiên An, phía bắc là cửa
Củng Thần và cửa Vọng Thuyết, phía đông là cửa Phục Viễn và cửa



10

Pag
e1

Hoài Lai, phía tây là cửa Tĩnh Biên và cửa Tuyên Hóa. Ngày 18 tháng
0 tàng, phá hủy thành Sài Gòn và rút
3 năm 1859, quân Pháp đốt cháy kho
ra để tránh quân triều đình nhà Nguyễn tấn công đánh chiếm lại thành.
Dấu tích duy nhất ngày nay còn lại là bức tranh vẽ ảnh thực dân Pháp
tấn công thành và những tàn tích dọc đường Đinh Tiên Hoàng về phía
gần xưởng Ba Son.
1.3.2

Nhã nhạc cung đình Huế

Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa
phi vật thể của nhân loại năm 2003.
Khi triều đại nhà Nguyễn (1802-1945) lên kế vị, tình hình trên được cải
thiện. Vào nửa đầu thế kỷ XIX, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ổn
định đã tạo điều kiện cho văn hoá nghệ thuật phát triển, đặc biệt dưới
triều vua Minh Mạng (1820-1840), Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức
(1848-1883), lúc này âm nhạc dùng trong các sự kiện diễn ra tại cung
đình được chú trọng đầu tư hơn, nhã nhạc cung đình Huế thực sự nở rộ.
Âm nhạc cung đình được nhà vua coi trọng và giao cho Bộ Lễ tổ chức
nhiều loại âm nhạc cung đình. Bấy giờ triều đình quy định 7 thể loại âm
nhạc: Giao nhạc, Miếu nhạc, Ngũ tự nhạc, Đại Triều nhạc, Thường triều
nhạc, Yến nhạc, Cung trung nhạc. Sử dụng trong các loại nhạc này là do
các quan trong bộ Lễ biên soạn, có nội dung phù hợp với từng cuộc lễ
của triều đình.


1.3.3

Mộc bản

Mộc bản là những bản gỗ khắc chữ Hán Nôm ngược dùng để in ra các sách
được sử dụng phổ biến dưới triều Nguyễn.
Dưới triều Nguyễn, do nhu cầu phổ biến rộng rãi các chuẩn mực của
xã hội, các điều luật bắt buộc thần dân phải tuân theo, để lưu truyền
công danh sự nghiệp của các vua chúa, các sự kiện lịch sử..., triều


11

Pag
e11

đình đã cho khắc nhiều bộ sách sử và các tác phẩm văn chương để
ban cấp cho các nơi. Trong quá trình hoạt động đó đã sản sinh ra một
loại hình tài liệu đặc biệt, đó là mộc bản. Mộc bản là những bản gỗ
khắc chữ Hán Nôm ngược dùng để in ra các sách được sử dụng phổ
biến dưới triều Nguyễn.

34.555 bản khắc mộc bản đã giúp lưu lại những tác phẩm
chính văn, chính sử (chín chủ đề: lịch sử, địa lý, quân sự,
pháp chế, văn thơ, tôn giáo - tư tưởng - triết học, ngôn ngữ văn tự, chính trị - xã hội, văn hóa - giáo dục) do triều
Nguyễn biên soạn, các sách kinh điển và sách lịch sử. Ngoài
giá trị về mặt sử liệu còn có giá trị về nghệ thuật, kỹ thuật
chế tác. Nó đánh dấu sự phát triển của nghề khắc ván in ở
Việt Nam. Tài liệu mộc bản có nhiều tác phẩm quý hiếm

như: Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Khâm
định Việt sử thông giám cương mục, Khâm định Đại Nam
hội điển sự lệ..., ngoài ra còn có các tác phẩm Ngự chế văn,
Ngự chế thi do các vị hoàng đế nổi tiếng như Minh Mạng,
Thiệu Trị, Tự Đức sáng tác.


12

Pag
e1

Đây là khối tài liệu đặc biệt quý hiếm, do giá trị về mặt nội
dung, đặc tính về phương2pháp chế tác và những quy định
rất nghiêm ngặt của triều đình phong kiến về việc ấn hành
và san khắc. Những tài liệu này được coi là quốc bảo, chỉ
những người có trách nhiệm và thẩm quyền làm việc tại
Quốc sử quán mới được tiếp xúc và làm việc với chúng.
Để chế tác tài liệu mộc bản, Quốc sử quán đã phải tuyển
nhiều thợ chạm khắc giỏi. Thợ khắc mộc bản được lựa chọn
từ các địa phương trong cả nước có nghề chạm khắc gỗ nổi
tiếng, và kỹ thuật khắc được sử dụng thì hoàn toàn là thủ
công. Những chữ được khắc lên mộc bản như chứa đựng tất
cả tâm huyết của mỗi người thợ. Mỗi chữ Hán - Nôm trên
mộc bản được khắc rất tinh xảo, sắc nét. Mỗi tấm mộc bản
không những là một trang tài liệu quý giá mà còn là một tác
phẩm nghệ thuật độc đáo.
Ngày 30/7/2009, Mộc bản triều Nguyễn đã là tư liệu đầu tiên của Việt
Nam được công nhận là "Di sản tư liệu thế giới"thông qua tại kỳ họp
từ ngày 29/7 đến ngày 31/7/2009 tại thành phố Bridgetown

(Barbados) của Ủy ban Tư vấn Quốc tế (IAC) thuộc UNESCO. Mộc
bản triều Nguyễn đã chính thức được đưa vào chương trình "Ký ức
thế giới" (Memory of the World Programme) của UNESCO. Mộc bản
triều Nguyễn là loại hình tài liệu đặc biệt quý hiếm của Việt Nam và
hiếm có trên thế giới.

2. Tôn giáo, tín ngưỡng, giáo dục
2.1 Tôn giáo
-Lấy nho giáo làm khuôn vàng thước ngọc cho việc cai trị và
giáo dục. Đề cao các nguyên tắc của nho giáo: tam cương ngũ


13

Pag
e1

thường cùng khuyên dân chúng sống tiết kiệm, , giữ gìn phong
3
tục, làm điều lành.
-Lập văn miếu tại các trấn để thờ Khổng Tử, lập quốc tử giám ở
kinh đô.

2.1.1 Nho giáo

Cũng giống như triều Lê, các vua Nguyễn lấy Nho giáo làm khuôn vàng
thước ngọc cho việc cai trị và giáo dục. Tư tưởng chính thống được
hàm chứa trong Ngũ kinh: Dịch, Lễ, Thi, Thư, Xuân Thu và sau đó là
Tứ thư: Luận ngữ, Mạnh Tử, Đại học và Trung dung
Tư tưởng Khổng giám còn được vua Minh Mạng đem áp dụng cho dân

gian qua "mười điều huấn dụ". Trong đó đề cao những nguyên tắc của
Nho giáo như tam cương ngũ thường cùng khuyên dân chúng sống tiết
kiệm, giữ gìn phong tục, làm điều lành... Huấn dụ này được chuyển đến
các làng xã địa phương để từ đấy truyền bá trong dân chúng.
Vua Gia Long cho lập văn miếu tại các trấn để thờ Khổng Tử, lập Quốc
Tử giám ở Kinh đô để dạy cho các con quan và sĩ tử. Nhà vua cho mở
các khoa thi để chọn người tài ra làm quan. Tất cả mọi thần dân đều
được tham dự các cuộc thi. Khoa thi hương đầu tiên được tổ chức ở Bắc
Thành vào năm 1807. Đến đời Minh Mạnh thì khoa thi hội được tổ
chức, cứ ba năm một lần. Chương trình học nặng nề tư tưởng Nho giáo,
văn chương thơ phú được đề cao mà những vấn đề thực tế ích quốc lợi
dân thì không được đề cập.
Nho giáo thời này cực kì được coi trọng và phát triển trên khắp
lãnh thổ đất nước. Để làm được điều đó, nhà Nguyễn đã thực hiện các
chính sách:
 Tái đề cao hệ tư tưởng nho giáo


14

Pag
e1
- Hệ tư tưởng là điệu qua trpngj của văn háo, có khả năng liên kêt mọi
người lại với nhau. Đây là4điều mà các vua nhà nguyễn đều cố gắng
thực hiện nhằm duy trì một hệ tư tưởng chính thống.
- Thời kì này, nho giáo rất được chú trọng, xây dựng môt nền giáo dục
dựa trên tư tưởng của Khổng giáo.

2.1.2 Phật giáo


Các vua của triều Nguyễn tôn trọng đạo Phật. Năm 1815, vua Gia
Long cho tu bổ lại chùa Thiên Mụ. Năm 1826 vua Minh Mạng cho dựng
lại chùa Thành Duyên. Chùa này ở cửa biển Tư Hiền (Thừa Thiên), được
lập nên dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu và bị phá hủy trong thời kỳ
chiến tranh. Năm 1830, vua Minh Mạng triệu tập các cao tăng về kinh
đô để kiểm tra đạo học. Nhà vua cùng bộ Lễ chọn được 53 vị chân tu rồi
cấp cho họ giới đao và độ điệp. Năm 1844, vua Thiệu Trị, theo di chúc
của vua Minh Mạng cho dựng một ngôi tháp cao bảy tầng ở chùa Thiên
Mụ, đặt tên là Từ Nhân Tháp (sau này đổi thành Phước Duyên Bảo
Tháp). Cũng trong năm ấy ngôi chùa Diệu Đế nổi tiếng ở Huế được
dựng lên. Vua Tự Đức cũng quan tâm đến đạo Phật. Các chùa công như
chùa Thiên Mụ, Giác Hoàng đều có cao tăng trụ trì, được gọi là tăng
cương. Vị này có lương bổng của triều đình và có nhiệm vụ dạy cho tăng
chúng việc tu học. Nhà vua còn ban ruộng đất cho các chùa lớn để cày
cấy tăng gia.
Ngoài ra, các vua triều Nguyễn cũng chú ý tu bổ lại các lăng tẩm đền
đài xưa như đền Hùng Vương ở Vĩnh Phú, đền thờ An Dương Vương ở
Cổ Loa, Lăng và miếu thờ vua Đinh Tiên Hoàng ở Ninh Bình...
2.1.3 Đạo Thiên Chúa

Đạo Thiên Chúa dưới thời Nguyễn bị hạn chế nặng nề. Vua Gia
Long không đàn áp tôn giáo này, nhưng các vua sau thì cấm đạp cương
quyết. Thừa sai và tín độ bị giết không ít. Hải quân Pháp lấy cớ ấy, thị


15

Pag
e1


uy ở cửa biển Đà Nẵng ba lần dưới thời vua Thiệu Trị, nhưng không làm
thay đổi được chính sách cấm đạo5
của các vua Nguyễn.
Thời này, nhà Nguyễn thi hành chính sách hạn chế, cấm đoán
Thiên chúa giáo:
-

Đây là một sự mâu thuẫn trong tín ngưỡng văn hóa phương Đông và
phương Tây.
- Nhà Nguyễn cấm cá giáo sĩ nhập cảnh lén lút, cầm các giáo sĩ có mặt ở Việt
Nam tự do đi lại, hoặc nếu được cho phép thì khi có lệnh yêu cầu tập trung
thì các giá sĩ này phải về Kinh thành Huế chịu sự giám sát của triều đình.
- Trường hợp người dân theo đạo Kito thì triều đình dùng biện pháp khuyên
răn, giáo dục, từ bỏ đạo Thiên chú, nếu không thì sẽ bị khép váo tội hình.

2.2

Tín ngưỡng

Vào thời Đại Nam, nhiều nơi vẫn gìn giữ, bảo tổn tín ngưỡng phồn thực,
thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ cúng con người. Tuy nhiên tự do tín ngưỡng
phần nào bị thu hẹp do chính sách thể chế hóa các hoạt động tâm linh,
tín ngưỡng (như hoạt động thờ cúng).
Theo sách Khâm Định Đại Nam Hội điển sử lệ, ở kinh đô Huế vào thời
Nguyễn, việc tế tự các thần được thực hiện ở đàn, đền, miếu,... Miếu thờ
có nhiều loại như miếu thờ công thần mở nước, miếu thờ công thần thời
Trung Hưng, ...
Năm Tự Đức thứ 3 (1850) ở thuộc hạt các địa phương đã định ra 6 loại
thần theo 3 cặp: Thiên – Thổ, Sơn – Thủy, Dương – Âm.
Một số sắc thần cho thôn, ấp, xã, phường mà còn lưu giữ đến nay:

Thổ thần: thượng đẳng, mỹ tự hàm quang. Hạ đẳng, mỹ tự đôn ngưng,
thời Tự Đức, Dực bảo Trung Hưng thời Duy Tân, Bảo Đại.
Thủy thần
Âm thần
Dương thần


16

Pag
e1

Tất cả đều có nhiệm vụ “Thần kỳ tương hưu bảo ngã lê dân”, tức là thần
6 ta.
thì phải giúp đỡ, bảo vệ cho dân của
Ngoài sắc phong cho Thần Thành Hoàng bản cảnh còn phong thần cho
một số nhân vật thờ phụng ở mỗi làng.

2.3

Giáo dục

Vua Gia Long rất đề cao Nho học, cho lập Văn Miếu ở các doanh,
các trấn thờ đức Khổng Tử và lập Quốc Tử Giám năm 1803 ở Kinh
thành Huế để dạy cho các quan và các sĩ tử, mở khoa thi Hương lấy
những người có học, có hạnh ra làm quan. Cũng trong năm này, Gia
Long cũng cho ban hành hai đạo dụ về việc mở các trường ở các tỉnh, ấn
định nhân viên giáo giới và chương trình học chế đồng thời tái lập lại
các khoa thi ở các trấn. Ở mỗi trấn có một quan Đốc Học, một phó Đốc
Học hay Trợ Giáo. Cứ tháng 10 hàng năm triều đình mở một kỳ thi.

[79]
Theo thông lệ cứ ba năm triều đình mở khoa thi Hương ở các địa
phương. Những người trúng cao ở khoa thi Hương gọi là cử nhân, trúng
thấp gọi là tú tài. Năm sau ở Kinh đô mở khoa thi Hội tại bộ Lễ, những
cử nhân năm trước khi ứng thí, nếu trúng cách thì được tiếp tục thi
Đình ở trong điện nhà vua để lấy các bậc Tiến sĩ.
Tương tự nho giáo, nhà Nguyễn cũng thực hiện các chính sách
trong giáo dục.
 Tăng cường Khoa cử nho học và dùng người qua thi cử
- Mở rộng hệ thống trường lớp từ trung ương đến đại phương.

Lúc này cả nước cso 21 tỉnh. Tạo điều kiện cho những người
đỗ đạt không ra làm quan mà vè mở trường lớp.
- Trong quá trình phát trển giáo dục, nhà Nguyễn chú trọng
đến việc thu hẹp khoảng cách vùng miền
- Quan tâm đến người dạy và người học, những người có học
vấn sẽ được cất nhắc hoặc bổ chức. Triều điình có nhiều ưu


17

Pag
e1

đãi với đội ngủ thầy dạy. Thời kì này có nhiều thầy giỏi,
7
trường tốt.
- Học sinh ngoài lương háng tháng còn đcượ nhận bổng lộc
vua ban. Và có những chính sách khích lệ học hành.
 Điều chỉnh nội dung học hành, thi cử.

- Các nội dung về học hành và thi cử được quan tâm và điều
chỉnh. Đưa Nho học đi vào nề nếp.
 Ưu tiên sử dụng đội ngũ quan lại qua khoa cử Nho học
- Dùng người thông qua tiến cử: do 1 vị quan có uy tín trong
triều đình bảo lãnh, giới thiệu để nhà vu xem xét. Ở thời của
Gai Long chưa hoàn thành bộ phận khoa cử nên nhà vua
dùng chú ý dùng công thần đã sát canh cùng mình khi dựng
nước.
- Tuyển dụng khoa cử thông qua Khoa cử Nho học: Ở những
thời vua sau này, khoa cử đã hoàn thiện và đi vào nề nếp.
Những người học hành đàng hoàng sẽ được tiến cử vào các
chức vụ trong bộ máy nhà nhước.
- Vì coi trọng việc giáo dục, khoa cử nên đội ngũ quan lại ngày
càng hoàn thiện hơn.
 Chế độ thưởng phạt với đội ngũ quan lại
- Khi xây dụng được một bộ máy quan lại, để phát huy được

tính hiệu quả của tập thể và tại năng của mỗi cá nhân, Nhà
Nguyễn đã xây dựng một chế đội đãi ngộ hợp lý có thưởng
có phạt trên cả 2 phương diện vật chất và tinh thần.
- Một điều đang lưu ý là chế độ thuyến chuyển và hồi tị nhằm
ngăn cản việc kết bè phái.

iii.

THÀNH TỰU VẬT CHẤT
1.

Ăn


Sinh hoạt vật chất:


18

Pag
e1
• Theo nông nghiệp: Cơm, rau củ, thịt
• Ăn trầu cau, gồm các dụng8cụ ăn trầu cau: Cơi trầu, Hộp trầu,

Khay trầu, Ống nhổ (Hình ảnh của dụng cụ dành cho Vua Nguyễn:
/>Uống
• Hút thuốc lào
• Rượu nếp rượu gạo

Mặc:
• Đồ mặc phía dưới: nữ vẫn mặc váy, nam vẫn mặc khố mặc dù các










chúa Nguyễn và vua Minh Mạng đã ra lệnh cấm dân mặc váy mà
mặc quần như Bắc quốc. Đến khi chiếc quần được du nhập vào
Việt Nam thì được nam giới cải biến thành quần lá tọa.

Đồ mặc phía trên: phụ nữ vẫn mặc yếm, nam vẫn để trần khi lao
động. Đồng thời họ cũng thường mặc áo cánh (áo bà ba) khi lao
động, phụ nữ thì mặc thường không cài cúc vừa để mát vừa để hở
yếm trắng làm duyên. Còn khi lễ hội, phụ nữ miền Trung, Nam và
một số nơi miền Bắc còn mặc áo tứ thân, năm thân, nam thì mặc áo
dài khăn đóng.
Trang phục thời này đều là phục trang cao cấp, hàm chứa nhiều
vấn đề lịch sử, văn hóa và mỹ thuật. Các loại vải thường dùng: sa
để may áo bào, đoạn để may thường phục, tơ để trang trí may bít
tất,…
Mũ vua đội lúc thiết triều có đính 31 rồng bằng vàng tốt, 30 đóa
hoa vuông có khảm ngọc, kim cương và trân châu đính kèm lên
đến 140 hạt.
Áo vua có hình rồng 5 móng, dáng vẻ uy nghi, đường bệ.
Áo hoàng tử hình rồng có 4 móng…

Hình thức
• Ăn chung (tính cộng đồng)
• Ăn, uống theo mùa


19

Pag
e1
• Ăn, uống theo sự hòa hợp âm dương
• Có sự linh hoạt trong việc sử9dụng dụng cụ ăn uống

Phương thức sản xuất:
Du nhập kĩ thuật công nghệ từ phương Tây( kiến trúc Vauban) thành

Bát Quái, kinh thành Huế, thành Hà nội..
2.

Máy chạy bằng sức trâu, sức nước, máy xẻ gỗ chạy bằng sức trâu.
1834, Nguyễn Viết Túy tạo ra máy nghiền thuốc súng bằng sức nước.
Máy cưa ván gỗ bằng sức nước, máy hút nước tưới ruộng..xe cứu hỏa.
1829, đốc công Hoàng Văn Lịch, Vũ Huy Trịnh cùng các thợ của mình
đóng thành công tàu hơi nước đầu tiên
Giao thương
- Cho phép người Minh Hương đổi sang quốc tịch Việt Na, tham
gia các kì thi để ra làm quan, tự do buôn bán,...
- Nhà Nguyễn không cho phép Phương Tây buôn bán giao thương
vì sợ sẽ bị họ thuyết giáo và xâm lược.
3.

Chính sách này cho thấy chúng ta duy trì một mối quan hệ hòa hiếu từ
chính trị đến đời sống với Trung Quốc, cho họ mốt só quuyền tự chủ về
hành chính nhưng vẫn hạn chế sự lấn lướt về kinh tế của những người
này.

IV. VĂN HÓA XÃ HỘI
1. Tổ chức bộ máy nhà nước:
1.1 CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG


20

Pag

e2

- Từ thuở sớm, Nguyễn Ánh đã phong vương, đặt quan cho những người

-

theo phó tá mình Sau hi đánh bại 0
nhà Tây Sơn, Nhà Nguyễn cơ bản vẫn
giứ bộ máy nhà nước như các triều đại trước đó.
Vua nắm mọi quyền hành.
Ghi chép: Văn thư phòng (sau là Nội các 1829)
Việc quan trọng : Tứ trụ đại thần (sau là viện cơ mật 1834)
Công việc hoàng gia: Tông nhân phủ
Bên dưới có 6 bộ, đứng đầu là quan thượng thư. Dưới bộ là các khoa,
viện….
Nhìn chung, tổ chức bộ máy ở Trung ương đa số đều kế thừa cá triều
đại trước. Tuy nhiên đã ít nhiều có phần ảnh hưởng của văn hoá phương
Tây.
Theo Trần Trọng Kim: thường hiểu mấy chữ Quân chủ chuyên chế của
cá nước Tây Âu ngày nay, chứ không biết máy chữ ấy theo cái học Nho
giáo có nhiều chô khác nhau. Cụ thể khi có việc quan trọng, vua và các
đại thần cũng bán bạc, nhưng vua là người quyết điịnh cuối cùng. Mọi
việc phải do vua chuẩn ý rồi mới được phép thực hiện.
Vua cũng là người, có quyền truy sát nhưng không đuược làm trái phép
thường.
VUA
TỨ TRỤ ĐẠI THẦN
VIỆN CƠ MẬT
6 BỘ
TÔNG NHÂN PHỦ

1.2 CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

- Năm 1802, Nguyễn Ánh đóng đô ở Phú Xuân, đặt 11 trấn phía bắc.


21

Pag

e2
- Thởi Minh Mạng: thể chế hoá các đơn vị hành chính, đổi tổng trấn thành





-

-

-

1 Quảng Trị trở ra gồm 18 tỉnh, phía
dinh, trấn thành tỉnh. Phía Bắc từ
Nam làm 12 thỉnh. Đô vẫn ở Phú Xuân (Thừa Thiên)
Bộ máy ở tỉnh, phủ, huyện:
Đứng đấu tỉnh là tổng đốc và tuần phủ.
Giúp việc có Bố chánh sứ ti lo về hành chính
Án sát sứ ti lo về an ninh, luật pháp
Lãnh binh lo về quân sự
Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng, xã. Quan chứ từ tổng trở xuống do
dân bầu ra. Cơ cấu hánh chính của tổng xã được chức chặt chẽ và ứng

biến mau lẹ nếu có biến cố.
Thời Minh Mạng bái bỏ chế độ tập thể của các Thổ ti. Cho quan lại lại
về quản lý vũng này và bắt đóng thuế như ở miền xuôi. Tuy nhiên do bị
phản đối nên Tự Đức đã bãi bỏ chế độ này.
Với Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vua Gia Long đã cho cắm cọc
trên đảo. Qua thơi Minh Mạng đã cho người qua đặt bia đá, trồng
cây,..Cho 2 đội Hoàng Sa và Bắc Hải tuần tra, bảo vệ người dân rên
biển và tiến hành thu thuế. Tuy nhiên đến thời sau này khi bị nhà Thanh
xâm lược thì Pháp đã đứng ra bảo bộ nhưng tranh chấp còn kéo dài.
2. Tổ chức nông thôn:

2.1 Tổ chức nông thôn theo huyết thống: Gia đình và gia tộc
Gia tộc đã trở thành một cộng đồng gắn bó có vai trò quan trọng và đôi
khi đồng nhất với làng. Đến giờ người Việt vẫn thích lối sống đại gia
đình (tam tứ đại đồng đường), đùm bọc yêu thương nhau, cưu mang
nhau về vật chất và dìu dắt nhau về chính trị. Tuy nhiên, tính tôn ti dẫn
đến mặt trái là óc gia trưởng, ngày càng coi trọng gia đình trung tâm và
nuôi dưỡng tính tư hữu.
2.2

Tổ chức nông thôn theo đơn vị hành chính: thôn và xã

Xã, thôn là cách gọi hành chính của làng, xóm( một xã cũng có thể có
nhiều làng, tương tự với thôn- xóm), cơ chế văn hóa nông nghiệp tạo


22

Pag
e2


nên sự phân biệt gắt gao giữa dân chính cư và dân ngụ cư (nhằm mục
2 Để trở thành dân chính cư, dân ngụ
đích duy trì sự ổn định trong làng).
cư phải đáp ứng các điều kiện thể hiện sự gắn bó của người đó (cũng
như con cháu sau này) với làng mà họ muốn định cư.
Trong xã có 5 hạng dân chính cư:
Chức sắc: đỗ đạt, có phẩm hàm

Chức dịch: làm việc trong xã
Lão: hạng lão trong giáp

Đinh: trai đinh trong giáp
Ti ấu: trẻ con trong giáp
Lý dịch quản lý nhân lực (đinh) và kinh tế (điền)
1.2 Tính cộng đồng và tính tự trị

Tính cộng đồng là đặc trưng dương tính, nội dung là liên kết mọi người
lại với nhau, mỗi thành viên trong làng đều hướng đến người khác. Tính
cộng đồng thể hiện qua các hình ảnh mang tính biểu trưng văn hóa như
cây đa, đình làng. Tính cộng đồng lại tại nên một sản phẩm là tính tự trị,
các cá nhân liên kết với nhau tạo thành một tập thể, tập thể này lại tồn tại
độc lập với các tập thể khác( làng này độc lập với làng khác) và phần
nào độc lập với triều đình phong kiến “phép nước thua lệ làng”. Nhà
nước phong kiến và cả chính quyền thực dân đã tìm cách nắm chặt bộ
máy làng xã nhưng luôn thất bại.
Mỗi đặc tính đều có ưu và nhược điểm riêng (trình bày ở bảng)


23


Pag
e2

3


24

Pag
1.3 Làng nam bộ

e2

4

Làng nam bộ có phần khác với làng bắc bộ, thay vì tự trị khép kín thì
làng nam bộ có tính mở, kinh tế không chỉ tập trung vào nông nghiệp mà
còn phát triển giao thương hàng hóa nhờ vào sự thuận tiện của giao
thông trên hệ thống kênh rạch, không còn hình ảnh cổng làng sớm mở
tối đóng ở các làng quê bắc bộ.
1.4 Từ làng đến nước

Nước được xem là sự mở rộng của làng, vai trò của vùng (tỉnh) ít
được coi trọng. Chức năng của nhà nước cũng giống với chức năng
của làng là đối phó với môi trường tự nhiên và xã hội, chỉ có quy
mô lớn hơn.
Môi trường tự nhiên: ở làng là sản xuất sao cho kịp thời vụ còn ở
cấp độ nhà nước là đối phó với thiên tai, đặc biệt là lũ lụt
Môi trường xã hội: ở làng là chống trộm cắp thì ở cấp độ nhà nước

là đối phó với giặc ngoại xâm (yêu cầu tinh thần đoàn kết, lòng yêu
nước- vốn là sản phẩm của tính cộng đồng và tính tự trị)
Ý thức cộng đồng trong phạm vi quốc gia tạo nên tinh thần đoàn
kết toàn dân
Tính tự trị trong phạm vi quốc gia tạo nên ý thức quốc gia (tính
độc lập dân tộc, lòng yêu nước), nhất là khi việt nam có nền văn
minh nông nghiệp- khép kín, ý thức quốc gia rất mạnh
3. Tổ chức đô thị:

Đô thị Việt Nam, xét về nguồn gốc, phần lớn là do nhà nước sản
sinh ra (thời Nhà Nguyễn lập thêm kinh đô Phú Xuân, các thời trước thì
có Cổ Loa, Luy Lâu, Thằng Long,...) và có chức năng hành chính là chủ
yếu. Còn chức năng kinh tế thì không phát triển được hoặc được phát
triển rất yếu ớt do nền văn hóa nông nghiệp trọng tĩnh, làng xã là trung
tâm, là sức mạnh, là tất cả. Đó cũng là nguyên nhân sâu xa khiến làng xã
có quyền tự trị còn đô thị thì không, phải hoàn toàn chịu sự kiểm soát,
khai thác của nhà nước, trái ngược hẳn với đô thị phương Tây.


25

Pag
e2

Nông thôn Việt Nam không chỉ kìm giữ, không cho làng xã phát
triển thành đô thị mà còn chi phối5
cả đô thị, khiến đô thị chịu ảnh hưởng
của nông thôn và mang đặc tính nông thôn rất đậm nét. Một trong những
biểu hiện của điều này là tính cộng đồng của đô thị. Cho đến tận những
năm 80, ở các đô thị Việt Nam vẫn rất khổ biến lối kiến trúc tập thể

(miền Nam gọi là chung cư), thì thời Đại Nam cũng vậy. Ở đó tất cả đều
tập thể, cộng đồng, y như trong một làng: bể nước tập thể, bếp tập thể,
thùng rác tập thể, nhà vệ sinh tập thể,... hành lang thì dài dằng dặc chung
cho tất thảy mọi nhà. Mọi nhà trong chung cư đề quên biết nhau, sống
tương trợ, giúp đỡ nhau (trông nhà giúp, tặng quà, thăm nom nhau,...)
hệt như cách sống ở nông thôn. Ngoài ra ảnh hưởng của nông thôn lên
đô thị còn thể hiện qua tính tự trị khi các đô thị đều có cổng như cổng
làng, các phố nhỏ bên trong cũng vậy. Loại hình kiến trúc này ngày nay
vẫn thường thấy ở những khu cư xá, những trục đường lớn vào các đô
thị vẫn thường có cổng chào.
Một đặc điểm quan trọng có tính quy luật của văn hóa tổ chức đời
sống tập thể Việt Nam là âm luôn mạnh hơn dương, đồng nghĩa với
việc khả năng bảo tồn mạnh hơn khả năng phát triển. Điều này giải thích
tại sao qua bao triều đại, giặc ngoại xâm luôn tìm cách đồng hóa người
Việt Nam mà luôn thất bại, thậm chí còn bị đồng hóa ngược (như dân
“Mã Lưu” được Mã Viện đem sang). Âm càng thịnh thì dương càng suy,
vì vậy khả năng bảo tồn mạnh này tạo nên sự bảo thủ, kìm giữ sức vươn
lên của xã hội Việt Nam truyền thống. Điều này đặc biệt thể hiện rõ nét
vào thời Đại Nam: khi còn là các chúa Nguyễn đang phải đấu tranh
giành quyền bính thì họ khuyến khích đô thị phát triển và mở mang buôn
bán, nhưng khi đã nắm được chính quyền rồi thì chuyển sang chính sách
“bế quan tỏa cảng” để giữ ổn định. Chính vì chất âm tính cao như thế
nên nhìn chung , Việt Nam là một nước phát triển chậm.


×