Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giải pháp nâng cao nhận thức cho người đồng báo dân tộc thiểu số trong việc làm khai sinh cho con em thị trấn khánh vĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.89 KB, 6 trang )

ĐỀ CƯƠNG THUYẾT TRÌNH
Giải pháp nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc
thiểu số trong việc làm khai sinh cho con em
Thị trấn Khánh Vĩnh-Huyện Khánh Vĩnh
I. PHẦN GIỚI THIỆU
- Cơ quan, đơn vị công tác và các thành viên đội thi;( Thị
Trấn giới thiệu).
- Tên của mô hình, sáng kiến, giải pháp cải cách hành chính;
Giải pháp nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu
số trong việc làm khai sinh cho con em Thị trấn Khánh Vĩnh huyện Khánh Vĩnh
II. NỘI DUNG CHÍNH
Bối cảnh nảy sinh ý tưởng về mô hình, sáng kiến, giải
pháp cải cách hành chính (căn cứ pháp lý, thực tiễn của ý
tưởng)
1. Căn cứ pháp lí:
- Luật Dân sự 2005.
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của
Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Nghị định 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 về sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và
chứng thực.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tư
pháp Hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐCP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.

1/ Căn cứ thực tiển:
Là một Thị Trấn miền núi với trên 4000 khẩu nhân
khẩutrong đó 43 % là đồng bào dân tộc thiểu số đời sống còn nhiều
khó khăn,nhận thức về các vấn đề xã hội liên quan đến quyền lợi



ra chưa làm khai sinh,không đăng kí kết hôn,hiểu biết về pháp luật
còn hạn chế. Chính vì những tồn tại trên mà nhu cầu của người dân
cần tiếp cận và giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến các
vấn đề trên là rất lớn. Vì vậy Thị Trấn Khánh Vĩnh xác định thực
hiện tốt công tác CCHC không chỉ nhằm vào việc đơn giản hóa các
thủ tục mà còn nhằm vào cách thức thực hiện thủ tục sao cho thuận
tiện đối với người dân, để họ thực hiện được đầy đủ các quyền và
nghĩa vụ của mình trước Nhà nước.Một trong những vấn đề mà địa
phương quan tâm là thực hiện khai sinh cho con em đồng bào dân
tộc thiểu số trên địa bàn hết sức quan trọng,làm sao cho bà con
hiểu được quyền lợi của con em mình để tự nguyện thực hiện khi
sinh con nhằm đảm bảo mọi quyền lợi của con em mình ngay từ
khi mới sinh ra. …….Về mặt khách quan, do trình độ dân trí thấp,
vẩn còn tình trạng sinh con tại nương rẫy nên việc khai sinh bị
chậm trễ, nhiều thanh niên tự sống với nhau khi sinh con mới đến
làm giấy đăng kí kết hôn và khai sinh. Về mặt chủ quan, cũng thấy
rằng công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật còn nhiều bất cập
việc đăng ký khai sinh chưa được quan tâm đúng mức.
2. Quá trình phát triển ý tưởng thành mô hình, sáng kiến,
giải pháp cải cách chính.
Trước đây trong nhiều lần đi công tác về cơ sở nắm bắt
tình hình tôi tự nhận thấy rằng bên cạnh cái sinh cho trẻ chưa được
nghèo cái lạc hậu thì một vấn đề còn tồn tại ở nhiều gia đình đồng
bào dân tộc thiểu số là tình trạng tảo hôn,kết hôn không đăng kí
hay con sinh ra không làm khai sinh khá phổ biến.Ở những hộ
đồng bào dân tộc mà tôi đã từng biết họ xem những việc này chẳng
có gì quan trọng ,việc đáng lo của họ là làm sao được đi làm thuê
để có tiền mua gạo mua rau hoặc lên nương rẫy kiếm được củ
mì,củ khoai đủ no cái bụng là được. Như gia đình anh Cao Lanh ở
tổ 3 ThịTrấn, hai vợ chồng lấy nhau có 5 đứa con chẳng đứa nào

được làm khai sinh , đến tuổi đi học giáo viên phải đến tận nhà tìm
các giấy tờ liên quan làm khai sinh cho trẻ ra lớp. Không riêng gì


gia đình Cao Lanh…nhiều hộ tại tổ 3,tổ 4,tổ 7 cũng rơi vào tình
trạng trên
-Phỏng vấn hộ dân : Sao không đi làm khai sinh cho con?
Làm rồi cô giáo làm dùm ,mình mắc đi làm
không đi được
Đi làm khai sinh để cháu còn đi học và cón làm
hộ khẩu nữa chứ………..
Còn đưa 2 tuổi cha được làm khai sinh.
Trong khi những bạn cùng trang lứa đang đến trường thì những
đưa trẻ này do không có khai sinh phải đi mót mì kiếm sống.
- Sao không đi học?
- Có khai sinh đau mà đia học,ai biết cha mẹ nó không chịu
làm,….
Từ thực tế tồn tại khá lâu của địa phương tôi nhận thấy rằng
nguyên nhân chủ yếu của các vấn đề trên là do nhận thức của
người dân quá thấp kém khả năng tiếp cận thông tin yếu,hiểu biết
về pháp luật cũng như các vấn đề xã hội xung quanh hạn chế dẫn
đến việc nhiều em đến tuổi đi học cán bộ thôn xã hoặc giáo viên
phải đến tận nhà mượn hộ khẩu và các giấy tờ liên quan để đi làm
giúp cho gia đình để các em được đến trường. Vậy làm gì để
người dân hiểu được quyền lợi của gia đình con em lẫn quyền lợi
của cộng đồng là vấn đề chúng tôi trăn trở. Làm sao đây để bà con
hiểu để bà con tự nguyện bảo bệ quyền lợi chính đáng của con em
mình là điều không dễ chút nào.
3. Mô tả quá trình đưa mô hình, sáng kiến, giải pháp vào áp
dụng trong thực tiễn công việc .

Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em được thông qua
tại kì họp thứ 5, Quốc hội khoá XI, Điều 11 quy định rõ: “Trẻ em
có quyền được khai sinh và có quốc tịch”... Vì vậy, các cấp ủy
đảng, chính quyền, cơ quan chức năng cần tiếp tục đẩy mạnh công
tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục và nâng cao ý thức chấp hành
pháp luật cho đồng bào dân tộc. Coi việc làm tốt công tác hộ tịch,


hộ khẩu, đăng ký khai sinh là một trong những tiêu chuẩn trong cải
cách hành chính của địa phương. Bồi dưỡng, củng cố đội ngũ cán
bộ tư pháp cơ sở ngày càng hoàn thiện về trình độ, nghiệp vụ;
nghiên cứu cải tiến mẫu sổ, sách, giấy tờ về hộ tịch theo hướng
đơn giản hoá, đảm bảo độ bền của giấy tờ hộ tịch trước tình hình
thời tiết khắc nghiệt vùng cao. Nên chăng, các cơ quan chức năng
cần có kế hoạch cấp giấy khai sinh miễn phí cho tất cả trẻ em vùng
sâu, vùng xa? Dù số tiền không nhiều, nhưng với bà con nghèo, đó
cũng là nguồn động viên, mà hiệu quả xã hội của nó vượt ra ngoài
giá trị vật chất.
Và quan trọng hơn cả là công tác vận động tuyên truyền bà con
cần phải hiểu răng khai sinh là căn cứ pháp lí đầu tiên của một con
người có liên quan đến các giấy tờ khác như: học tập,công tác,đăng
kí hộ khẩu…Và riêng ở miền núi ,việc làm khai sinh sẽ giúp cho
trẻ em có những quyền lợi được hổ trợ nhiều mặt trong sinh hoạt
và học tập .Chính vì vậy trong các cuộc họp giao ban tuần tháng và
trong các đợt sơ kết công tác thực hiện cải cách hành chính tôi đã
mạnh dạn chủ động đưa g đưa ra ý kiến và giải pháp của mình.
Trước hết để đạt được kết quả thay đổi hẳn tư tưởng của đại đa số
đồng bào dân tộc thì công tác tuyên truyền vận động cần được
thựcc hiện sâu rộng ngay tại cơ sở làm cho bà dân tộc thiểu số tiếp
cận với thông tin nâng cao nhận thức, chấp hành các chủ trương,

đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những
quy định địa phương.Trong vận động phải tranh thủ vai trò của già
làng trưởng bản những người có uy tín trong cộng đồng,phân tích
và đưa ra những ví dụ cụ thể thiết thực ngay tại khu vực mà bà con
sinh sống để họ thấy được những ưu đãi của nhà nước đối với con
em đồng bào các dân tộc thiểu số.
Bên cạnh đó khi tiếp xúc làm việc với dân tại trụ sở Ủy
ban ,cán bộ tiếp dân tư pháp phải có thái độ lịch sự niềm nở tôn
trọng nhân dân ,sắn sàng chia sẽ và giải thích mọi thắc mắc của họ
liên quan đến việc làm khai sinh cho con. Nếu có thiếu giấy tờ ,thủ
tục cần phải tạo điều kiện giúp đỡ cho bà con,làm giúp họ những


việc mà họ không thể làm được .Cập nhật niêm yết các giấy tờ
biểu mẩu có liên quan tại trụ sở để bà con dễ dàng quan sát
4. Những kết quả cụ thể, tích cực từ thực tiễn áp dụng mô hình,
sáng kiến, giải pháp ở địa phương.

Từ những nổ lực liên tục của cán bộ tư pháp địa phương trong
thực hiện,thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình bà con các
dân tộc thiểu số đã dần thay đổi nhận thức,họ biết rằng khi con
mình có khai sinh sẽ được phát bảo hiểm ý tế ,đến các cơ sở khám
chữa bệnh được miễn phí 100%,được nhận muối,gạo và quà tặng
của các đợn vị từ thiện ,chế độ ưu đãi của nhà nước đối với con em
đồng bào dân tọc TS và hơn hết là đến tuổi đi học con em mình
cũng như bao đứa trẻ khác được học hành được vui chơi được sự
quan tâm của gia đình,thầy cô và địa phương . …………Vì vậy
trong 9 tháng đầu năm chúng tôi đã tiến hành làm khai sinh được
cho114 trường hợp trong đó có 57 nam và 57 nữ đạt tỷ lệ 100%.
5/ Đánh giá, kết luận về khả năng tiếp tục hoàn thiện,

nhân rộng áp dụng mô hình, sáng kiến, giải pháp; các đề xuất,
kiến nghị .
Là người trực tiếp thực hiện công việc này tôi nhận thấy hiệu
quả từ việc đẩy mạnh cải cách hành chính trong tác khai sinh đã
phát huy tinh thần trách nhiệm và đổi mới phong cách làm việc của
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Thị Trấn, nâng cao vai trò
của người đứng đầu, tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, công chức
trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. Nhờ đó tiết
kiệm thời gian, giảm thiểu số lần đi lại của người dân,tạo cho họ
long tin đối với chính quyền cơ sở đối với tất cả mọi việc ,nâng cao
được nhận thức mọi mặt của bà con nhất là nhận thức pháp lí .
Nhân rộng áp dụng mô hình:
Đối với một địa phương miền núi khi thực hiện CCHC thật
sự cán bộ cơ sở gặp phải không ít khó khăn, Trong công tác vận
đồng đồng bào dân tộc thiểu số làm khai sinh cho con thật sự việc
thay đổi hẳn nhận thức của bà con nhận dân để họ chuyển từ nhận


thức sang hành động tự giác đã là một thành công lớn. Mô hình
sáng kiến trên thể hiện được tính tích cực, mang lại hiệu quả cao
cần được nhận rộng tại các địa phương khác trong huyện nhất là
những địa phương vùng sâu vùng xa.

THỊ TRẤN KHÁNH VĨNH

UBND HUYỆN KHÁNH VĨNH




×