Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

BÀI THẢO LUẬN NHÓM nhập môn an sinh xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.78 KB, 16 trang )

UBND TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
----------

THẢO LUẬN NHÓM
MÔN: NHẬP MÔN AN SINH XÃ HỘI

Giáo viên:

…………………………….

Nhóm:

10

Lớp:

K17 - XHH

THANH HÓA - 2016


Giới thiệu người khuyết tật


Nói đến người khuyết tật (NKT) ở Việt Nam, nhiều cơ quan, tổ chức của
chính quyền cũng như dân sự rất ngại ngùng và đưa ra những con số
khác nhau, một phần vì khái niệm về khuyết tật chưa rõ ràng, phần khác
vì tự ái dân tộc người ta không muốn nói đến một thực trạng có vẻ như
không đẹp của đất nước.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật người khuyết tật 2010 quy định:


“1. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận
cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến
cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”
Như vây, người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ
phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật
khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Người khuyết tật
bao gồm cả những người. Tại Điều 3 Luật người khuyết tật 2010 quy
định về Dạng tật và mức độ khuyết tật


Kh



ái niệm người khuyết tật:


Người khuyết tật là người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất
hoặc tinh thần mà vì thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả
năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày. Người khuyết tật bao
gồm những người có khiếm khuyết lâu dài về thể chất, tâm thần, trí tuệ
hoặc giác quan mà khi tương tác với những rào cản khác nhau có thể
phương hại đến sự tham gia hữu hiệu và trọn vẹn của họ vào xã hội trên
cơ sở bình đẳng với những người khác.
1. Các dạng khuyết tật:
Điều 3 của bộ luật người khuyết tật đã phân loại khuyết tật thành 6 loại
như sau:
a) khuyết tật vận động.
b) khuyết tật nghe, nói.
c) khuyết tật nhìn.

d) khuyết tật thần kinh tâm thần.
e) khuyết tật trí tuệ.
f) khuyết tật khác.
2. thực trạng người khuyết tật:
- hiện nay ước tính cả nước có khoảng 5,1 triệu người khuyết tật, chiếm
khoảng 6% dân số, trong đó 1,1 triệu người khuyết tật nặng, chiếm
21,5% tổng sooa người khuyết tật. Bao gồm 29% khuyết tật vận động,
17% tâm thần, 145 thị giác, 9% thính giác, 7% tật ngôn ngữ, 7% trí tuệ
và 17% các dạng khác.
- tỷ lệ nam là người khuyết tật cao hơn nữ do các nguyên nhân hậu quả
chiến tranh, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn thương tích…


- nguyên nhân gây nên khuyết tật có tới 36% bẩm sinh, 32% do bệnh
tật, 26% do hậu quả chiến tranh và 6% tai nạn lao động


Vai trò của an sinh xã hội với người khuyết tật.

An sinh xã hội có một vai trò rất quan trọng đối với người khuyết tật,
trong việc đảm bảo các nhu cầu sống cơ bản của con người. Dúp họ
không rơi xuống tằng đáy của xã hội, đảm bảo cho họ về y tế chăm sóc
sức khỏe, giáo dục, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... Đảng, Nhà nước ta
thường xuyên dành sự quan tâm, chăm lo đến việc bảo đảm ASXH. Hệ
thống chính sách xã hội đã hình thành, Luật về người khuyết tật đang đi
vào cuộc sống, công tác giáo dục, bảo vệ chăm sóc trẻ em đã có những
chuyển biến tích cực. người khuyết tật, trẻ mồ côi có môi trường xã hội
thuận lợi để tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, họ đã và đang nỗ lực
phấn đấu, bền bỉ rèn luyện, tự tin, vượt qua số phận, vươn lên hòa nhập
với cuộc sống cộng đồng. Bộ LĐTBXH đã làm tốt công tác bảo trợ

người khuyết tật, trẻ mồ côi và kêu gọi được xã hội hóa công tác này với
sự đồng lòng, chia sẻ quý báu, thiết thực của các tổ chức, cá nhân trong
nước cũng như sự cảm thông, trợ giúp có hiệu quả của nhiều tổ chức, cá
nhân nước ngoài.
hệ thống chính sách ASXH ở Việt Nam luôn đảm bảo thực hiện quyền
của người khuyết tật và luôn nhìn nhận họ là một bộ phận của nguồn
nhân lực, tạo một môi trường bình đẳng và không rào cản tiếp cận cho
người khuyết tật; Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc đời sống, giáo
dục, y tế, giao thông, công nghệ thông tin... Cùng với đó là cải cách thủ
tục hành chính, tăng cường hệ thống giám sát, thực thi cũng như xã hội
hóa, phân cấp và tăng cường sự tham gia của người khuyết tật.


Những vấn đề cơ bản của nhóm người khuyết tật đang gặp
phải:

1. Vấn đề sức khỏe:


- Người khuyết tật không thể tự chăm sóc bản thân mình, đặc biệt người
khuyết tật vận động.
- Sức khỏe của người khuyết tật thường yếu hơn người bình thường, họ
không thể làm những việc nặng nhọc.
2. về tâm lý:
- Tâm lý của khá đông người khuyết tật là mặc cảm, tự đánh giá thấp
bản thân mình so với những người bình thường khác. Ở những người mà
khuyết tật nhìn thấy được – chẳng hạn như khuyết chi – họ có biểu hiện
tâm lý giống như mặc cảm ngoại hình, tức là sự chú trọng quá mức đến
khyếm khuyết cơ thể đến nổi gây khổ đau lớn.
- tiếp đến một ảnh hưởng khác cần xét đến là ảnh hưởng sợ xã hội một

kiểu trốn tránh và sợ hải khi thực hiện các hoạt động mang tính cộng
đồng như giao lưu gặp gở ở chổ đong người.
3. khó khăn trong giao tiếp:
- Người khuyêt tật gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp với người
khác, đậc biệt là người khuyết tật nói, nghe và người khuyết tật thần
kinh, tâm thần. Họ khó có thể gia tiếp bình thường như người khác vì họ
hạn chế khản năng nghe, nói và hiểu thông tin.
4. khó khăn trong vấn đề hòa nhập cộng đồng:
- Vươn lên hòa nhập cộng đồng là ước ao, mong mỏi của tất cả người
khuyết tật. Việc khiếm khuyết đi một phần về thể chất không thể làm
mất đi giá trị cũng như năng lực của người khuyết tật nhưng do rao cản
vô hình như sự phân biệt đối xữ từ cộng đồng cũng như bản thân tự mậc
cảm của nhiều người khuyết tật, việc hòa nhập cộng đồng của nhiều
người khuyết tật gặp khó khăn.


- Nhiều người khuyết tật không giám đến các nơi công cộng vì sợi nhiều
ánh mắt để ý khiến họ cảm thấy tự ti. Vậy nên họ khhos có thể hòa nhập
cộng đồng.
- khó khăn mà người khuyết tật gặp phải là sự cảm thông của cộng đồng
xã hội về tình trạng khuyết tật của họ. Ngoài ra, khó khăn nằm trong
chính nội lực của người khuyết tật khi nhiều người khuyết tật còn chưa
thực sự cố gắng để vượt qua khiếm khuyết, hòa nhập cộng đồng và
khẳng định bản thân.
5. khó khăn về việc tiếp cận dành cho người khuyết tật:
- Bao gồm tiếp cận thông tin về các chính sách, tiếp cận giao thông vầ
cơ sơ vật chất. Người khuyết tật muốn tham gia vào các hoạt động của
xã hội nhưng họ lại không thể tiếp cận giao thông. Người khiếm thị
không thể tiếp cận với trường lớp vì thiếu giáo trình và chưa có phương
pháp giảng day phù hợp.

6. vấn đề học tập:
- với sự giới hạn của mình, đặc biệt là người khuyết tật về trí tuệ hoặc cơ
quan thu nhận cảm giác (khiếm thính, khiếm thị) khản năng tiếp thu tri
thức là khá khó khăn, khuyết tật vận động thì ít ảnh hưởng hơn.
- Nhiều trẻ em khuyết tật không thể đi học cũng do gia đình, cha mẹ các
em và chính bản thân các em sợ bbij bạn bè trêu chọc.
- Người khuyết tật cũng khó có thể tiếp thu kiến thức nếu không có dụng
cụ hổ trở họ học và không có phương pháp day học phù hợp cho người
khuyết tật.
7. về việc làm:
- người khuyết tật gặp nhiều khó khăn trong vấn đề xin việc, đặc biệt là
người khuyết tật vận động và người khiếm thị.


- Ngay tại các doanh nghiệp, người khuyết tật tưởng như được nhiều ưu
đãi nhưng thực chất họ lại gặp nhiều khó khăn không mong đợi như cơ
sở vật chất, thời gian làm, công việc làm…
- Những người khuyết tật sau khi ra trường không thể tìm cho mình một
công việc phù hợp do nhiều nhà tuyển dụng ái ngại về khản năng lao
động của người khuyết tật.
8. vấn đề hôn nhân:
- Nhiều người khuyết tật gặp nhiều cản trở trong tìm kiếm hạnh phúc lúa
đôi, người khuyết tật khó lập gia đình hơn người bình thường, điều này
có nhiều nguyên nhân.
- Ngoài ra còn lo sợ về di truyền, khản năng chăm sóc con cái yếu kém
và khó khăn, kinh tế khó khăn, xấu hổ với xã hội… Người khuyết tật
cũng thường mặc cảm mình làm khổ người yêu với suy nghĩ sai lầm.
- Sự kỳ thị còn thậm chí còn thể hiện trong giới tính, và như thường lệ,
phụ nữ vẫn là người chiệu thiệt thoài nhiều hơn – cũng bị khuyết tật
nhưng cơ hội lập gia đình của nam giới cao hơn nữ giới nhiều.

9. Sự kì thị, phân biệt đối sử:
- Người khuyết tật thường bị người khác phân biệt đối xữ, và chính họ
cũng có tâm lý là khi ra ngoài mọi người bình thường đều nhìn mình với
con mắt khác và bi xa lánh.
- vì có tâm lý bị mọi người xa lánh, phân biệt đối xữ nên người khuyết
tật rất ít khi tham gia vào các hoạt động xã hội, cộng đồng.
- phân biệt đối xữ trong việc người khuyết tật tham gia các hoạt động xã
hội. Người dân trong cộng đồng thường có suy nghĩ là người khuyết tật
không nên tham gia các hoạt động xã hội. Vì những thái độ này mà hầu


hết người khuyết tật không tham gia bất cứ tổ chức nào ở địa phương và
vào hoạt động văn hóa, thể dục thể thao trong cộng đồng.
10. Xác nhân khuyết tật và trợ cấp khuyết tật:
- Có nhiều người khuyết tật không biết các thủ tục để xá nhânmình
khuyết tật, điều này là do cán bộ tại địa phương không thông báo và
tuyên truyền cho mọi người.
- một số trường hợp khuyết tật không biết mức trợ cấp của họ là bao
nhiêu nên khi nhân trợ cấp thì số tiền không được như quy định, do bi ăn
bớt.
- có nhiều người khuyết tật làm đơn mãi mà chưa được xác nhận và chứa
được hồi đáp để nhận những ưu đãi xã hội.
11. Bảo hiểm y tế:
- Có nhiều người khuyết tật cho rằng khi họ sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đi
khám chữa bệnh thì không nhận được sự nhiệt tình cứu chửa của các bác
sĩ và y tá.
- Gặp khó khăn trong trong vấn đề sử dụng thẻ y tế.


Những chính sách an sinh xã hội mà đối tượng này đang được

hưởng:

1. Mức trợ cấp dành cho người khuyết tật:
- Theo Bộ Lao Đông – Thương Binh và xã hội, mức trợ cấp thấp nhất
180.000 đồng/thangsaps dụng đối với người khyết tật nặng.
+ Người khuyết tật đặc biệt nặng sẻ được trợ cấp hàng tháng thấp nhât
là 270.000 đồng /tháng
+ Người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi và trẻ em thì được
trợ cấp hàng tháng thấp nhất là 360.000 đồng/tháng.


Mức hổ trợ kinh phí hàng tháng đối với người khuyết tật nặng và đặc
biệt nặng đang măng thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi; người nhân
nuôi dưởng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng; gia đình đang trực
tiếp nuôi dưỡng: từ 180.000 đồng – 270.000 đồng/ tháng.
- Trong cơ sở bảo trợ xã hội: mức trợ cấp nuôi dưởng hàng tháng nhất
đối với người khuyết tật đặc biệt năng là 450.000 đồng trên tháng.
- trường hợp là trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng thì áp dụng mức
540.000 đồng/ người/ tháng.
2. Những chính sách người khuyết tật đang được hưởng:
* Người khuyết tật được hưởng tất cả những chính sách trong bộ
luật dành cho người khuyết tật, bao gồm:
- Chính sách y tế :
+ theo điều 22 luật bảo hiểm y tế và điều 3, điều 4, điều 7, điều 8 nghị
định số 62/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của luật bảo hiểm y tế: người khuyết tật nặng ,đặc biệt nặng được
nhà nước đảm bảo kinh phí đóng bảo hiểm y tế và được quỹ bảo hiểm y
tế thanh toán 95% kinh phí khám chữa bệnh; người khuyết tật thuộc gia
đình hộ cận nghèo được hỗ trợ bằng 50% mức đóng bảo hiểm y tế va
được thanh toán 80% kinh phí khám chữa bệnh; người khuyết tật thuộc

hộ nghèo , người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện
kinh tế khó khăn được đăm bảo kinh phí đóng bảo hiểm y tế và được
thanh toán 95% chi phí khám chữa bệnh; người khuyết tật thuộc goa
đình hộ làm nông nghiệp,lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp mà có
mức sống trung bình từ ngày 01/01/2012 được ngân sách nhà nước hỗ
trợ tối thiểu bằng 30% mức đóng bảo hiểm y tế và được thanh toán 80%
chi phí khám chữa bệnh


+ người khuyết tật lag người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động,
có ý tưởng, hành vi tự sát gây nguy hiểm cho người khác được hỗ trợ
sinh hoạt phí, chi phí đi lại và chi phí điều trị trong thời gian điều chị bắt
buộc tại cơ sở khám chữa bệnh

- Chính sách về giáo dục:
+ Điều 27 luật người khuyết tất quy định
+ nhà nước phải tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp
với nhu cầu và khả năng của mình
+ người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy
định đối với giáo dục phổ thông, được ưu tiên trong tuyển sinh ; được
miễn, giảm một số môn học hoạc nội dung và hoạt động giáo dục mà
khả năng cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí
đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét học bổng, hỗ trợ phương
tiện, đồ dùng học tập
+ người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập
dành riêng trong trường hợp cần thiết; được nghe, nói, được hoc bằng
ngôn ngữ kí hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi braille
theo chuẩn quốc gia
+ Điều 27, 28,29,30,31 trong luật người khuyết tập cho phép người
khuyết tật được hưởng tất cả những điều khoản về giáo dục như hỗ trợ

công cụ học tập; áp dụng phương pháp dạy học phù hợp và miễn dảm
học phí...
- Chính sách day nghề và việc làm:
Theo quy định luật người khuyết tật và điều 9 nghị định 28/2012/NĐCP, nhà nước khuyến khích người khuyết tật tự tạo việc làm, hộ gia đình


tạo việc làm cho người khuyết tật. Cơ sở kinh doanh sử dụng lao động từ
30% trở lên sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi theo quy định
- chính sách văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch:
Theo điều 36 luật ngươi khuyết tật quy định
+ nhà nước hỗ trợ các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du
lịch phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật; tạo điều kiện để người
khuyết tật được hưởng thụ văn hóa , thể dục, thể thao, giải trí và du lịch
+ người khuyết tật đặc biệt được miễn, người khuyết tật nặng được giảm
giá vé và giá dịch vụ khi sử dụng một số dịch vụ văn hóa , thể dục, thể
thao, giải trí và du lịch
+ nhà nước tạo điều kiện cho người khuyết tật phát triển tài năng, năng
khyếu văn hóa, nghệ thuật và thể thao; tham gia sáng tác, biểu diễn nghệ
thuật, tập luyện, thi đấu thể thao
+ nhà nước hỗ trợ hoạt động thiết kế, chế tạo và sản xuất dụng cụ, trang
thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao ; khuyết khích
cơ quan, tổ chức, cá nhân thiết kế, chế tạo, sản xuất dụng cụ , trang thiết
bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch phù
hợp với người khuyết tật.
- Chính sách nhận người khuyết tật vào làm việc: Nhà nước khuyến
khích cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm
việc. doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động khuyết tật được hưởng
chính sách ưu đãi theo quy định.
- Chính sách về văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch:
+ Nhà nước hổ trợ hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, gải trí và du

lịch phù hợp với đặc điểm người khuyết tật: tạo điều kiện để người
khuyết tật được hưởng thụ văn hóa, thể dục, thể thao, giả trí và du lịch.


+ Người khuyết tật đặc biệt nặng được miển, được giảm giá vé và giá
dịch vụ khi sử dụng một số dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và
du lịch theo quy định của chính phủ
+ Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho người khuyết tật phát triển tài
năng, năng khiếu về văn hóa, nghệ thuật và thể thao: tham gia sáng tạo
biểu diễn nghệ thuật, tập luyện, thi đấu thể thao.
- Chính sách về nhà chung cư, công trình công cộng:
+Theo điều 39 luật người khuyết tật, việc phê duyệt, thiết kế xây dựng,
nghiệm thu công trình xây dựng mới, cải tạo và năng cấp nhà chung cư,
trụ sở làm việc và công trình hạ tầng, kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội
phải tuân thủ hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng để đảm
bảo người khuyết tật tiếp cận. Nhà chung cư, trụ sở làm việc và công
trình kỹ thuật hạ tầng công cộng, công trình hạ tầng xã hội được xay
dựng trước ngày luật này có hiệu lực mà chưa đảm bảo các điều kiện
tiếp cận đối với người khuyết tật phải được cải tạo, năng cấp đảm bảo
điều kiện tiếp cận theo lộ trình quy định tại điều 40 của luật người
khuyết tật
- Chính sách về công nghệ thông tin và truyền thông:
+Theo điều 43 luật người khuyết tật, nhà nước khuyến khích cơ quan,
tổ chức, doang nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ
thông tin và ứng dụng phát triển công nghệ thông tin dành cho người
khuyết tật
- Chính sách bảo trợ xã hội:
. + điều 44,45,46, 47, 48 luật người khuyết tật cho phép người khuyết tật
được hưởng các chế độ bảo chợ xã hội như: được hưởng trợ cấp xã hội,
kinh phí chăm sóc hàng tháng, có cơ sở chăm sóc đặc biệt, được hỗ trợ

kinh phí mai táng...




Nhứng chính sách người khuyết tật được hưởng tại các trung
tâm bảo trợ xã hội:

- Chính sách nuôi dưởng người khuyết tật trong cơ sở bảo trợ xã hội:
+ Người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo
được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưởng tại cơ sở bảo trợ xã hội.
Và được cấp phí nuôi dưởng.
- Người khuyết tật được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn
hóa văn nghệ nếu họ có thể.
- Người khuyết tật được day nghề và trểm thì được đi học, tại các trung
tâm bảo trợ, người khuyết tật được giới thiệu việc làm và tao viêc làm
tai chỗ theo khản năng của người khuyết tật.


Những chính sách đã đáp ứng và trợ giúp người khuyết tật:

- Các chính sách trong bộ luật người khuyết tật như:
+ Khám, chữa bệnh cho người khuyết tật.
+ Trợ cấp hàng tháng cho người khuyết tật
+ Người khuyết tật không nơi nương tựa được nuôi dưỡng trong các
trung tâm bảo trợ.
+ Người khuyết tật được hổ trợ phương tiện đi lại
+ Người khuyết tật được day nghề và tìm kiếm việc làm, được hổ trợ
dụng cụ học tập: chử nổi…..
- Người khuyết tật được vay vốn với lãi xuất ưu đãi từ ngồn cho vay

xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm của Ngân hàng xã hội để tạo việc
làm.
- Người khuyết tật được miển giảm học phí.


Kết Luận: * Ưu điểm :
- Các chính sách dành cho người khuyết tật đã là một phần nào giúp
cho họ có thể hòa nhập với đời sốnsống cộng đồng , giải quyết được các
khó khăn trong cuộc sống .
- Xây dựng được các tổ chức , các nhà hảo tâm cùng nhau quên góp ,từ
thiện ,trợ giúp cho người khuyết tật như các trang bị , hiện đại phục vụ cho
đời sống hằng ngày như ; Xe lăn , hệ thống chữ nổi , máy trợ thính .....
- Các cấp chính quyền xây dựng các trung tâm bảo trợ giới thiệu việc
làm cho người khuyết tật , các trung tâm tổ chức dạy nghề cho người
khuyết tật .
- Tổ chức các trương trình giao lưu văn hóa ,văn nghệ giành cho người
khuyết tật .
* Nhược điểm :
- Các chính sách còn nhiều hạn chế , chính vì vậy việc hòa nhập cộng
đồng còn nhiều khó khăn dành cho người khuyết tật .
- Một số hạ tầng còn chưa đầy đủ , thiếu linh hoạt .
- Người khuyêt tật còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch
vụ , ứng dụng hiện đại của xã hội hiện nay , các nhu cầu chưa được đáp ứng
cho người khuyết tật .
- Người khuyết tật rất ít người tìm được việc làm ổn định trong các cơ
quan , tổ chức , doanh nghiệp ,hoặc các công việc đòi hỏi kỹ thuật ,kỹ năng
chuyên môn cao . Vì vậy ,thu nhập của người khuyết tật cũng tương đối
thấp , không ổn định , điều này cũng gây ra những khó khăn trong cuộc
sống sinh hoạt của người khuyết tật .
=> Vì vậy chúng ta cần có giải pháp sau để khắc phục những nhược

điểm trên :


* Giải pháp :
- Về cơ sở hạ tầng tại các trung tâm trường học ... có lối đi riêng cho
người khuyết tật .
- Tuyên truyền , giúp đỡ người khuyết tật tiếp cận với các dịch vụ của
xã hội , đồng thời nói không với việc kỳ thị người khuyết tật .
- Tạo cơ hội việc làm dành cho người khuyết tật , việc làm phù hợp và
với khả năng vốn có của người khuyết tật .
- Giới thiệu tuyên truyền cho người khuyết tật tìm hiểu đến các dịch vụ
bảo hiểm y tế , bảo hiểm xã hội , dịch vụ vay vốn .
- Không những các tổ chức hoạt đọng giúp đỡ người khuyết tật , mà
các tổ chức còn giúp đỡ phục hồi chức năng, cơ hội giao tiếp xã hội , hòa
nhập cộng đồng và hơn hết là đảm bảo quyền công dân cho người khuyết
tật .



×