Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận cơ học đá (áp lực đất đá)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.24 KB, 18 trang )

Bài tiểu luận số 02

MỤC LỤC

SV: Đinh Văn Điệp

1


Bài tiểu luận số 02

TÍNH TOÁN DỰ BÁO ÁP LỰC ĐẤT ĐÁ TÁC DỤNG XUNG QUANH CÁC
KHOẢNG TRỐNG CÔNG TRÌNH NGẦM SAU KHI KHAI ĐÀO

1. Tổng quan.
Như đã biết sau khi công trình ngầm được khai đào thì đất đá xung quanh công
trình ngầm sẽ bị biến dạng và chuyển vị vào phía trong khoảng trống công trình ngầm
và gây ra một số dạng phá hủy như sập lở nóc, sạt lở bên hông, bùng nền… Để chống
giữ được các hiện tượng trên thì cần phải có kết cấu chống phù hợp, vì vậy cần thiết
phải có các tính toán dự báo áp lực đất đá tác động lên vỏ chống công trình ngầm để
thiết kế chống giữ công trình ngầm cho hợp lý. Để xác định áp lực đất đá tác dụng lên
công trình ngầm người ta có thể chia ra làm 3 nhóm như sau:
Các phương pháp lý thuyết
Các phương pháp kinh nghiệm
Các phương pháp đo đạc
Các phương pháp lý thuyết dựa vào các giả thuyết để tính toán còn các phương
pháp đo đạc kinh nghiệm đều phải dựa vào đo đạc tại hiện trường sau đó đem về
phòng thí nghiệm để kiểm tra kết quả

2. Công trình ngầm nằm ngang.
2.1. Áp lực nóc.


Hiện nay có nhiều giả thuyết xác định áp lực nóc được xây dựng và phát triển một
phần trong số đó là coi khối đá là môi trường rời. Trong số đó, các giả thuyết ít nhiều
đã và đang được sử dụng trong thực tế là “giả thuyết vòm áp lực” của Prôtôđiakônốp,
cũng như các giả thuyết áp lực của Bierbaumer và của Terzaghi.

2.1.1. Giả thuyết của Prôtôdiakônốp.
1. Cơ sở hình thành.
Xuất phát từ thí nghiệm mô hình (với cát ẩm) và quan trắc thực tế
Prôtôđiakônốp cho rằng, sau khi khai đào phía nóc khoảng trống hình thành vòm sụt
lún dịch chuyển thẳng về phía khoảng trống. Khối đá phía ngoài vòm sụt lún ở trạng
thái cân bằng ổn định. Trọng lượng đá vòm sụt lún là nguyên nhân gây ra áp lực đất,
đá ở phía nóc lên khung, vỏ chống.
SV: Đinh Văn Điệp

2


Bài tiểu luận số 02

x
b

2a

y
Hình 2. : Sơ đồ tính áp lực theo giả thuyết của G.S Protodiaconop.

Theo kết quả phân tích của Prôtôđiakônốp, vòm áp lực có dạng parabol, biểu
diễn theo phương trình sau:


x2
y=
a. f
(2. )
Trong đó:
a - Nửa chiều rộng khoảng trống;
f - Hệ số kiên cố của đất đá phía nóc.
Như vậy chiều cao tại đỉnh vòm phá huỷ là:

b=

a
f
(2. )

Từ biểu thức ta thấy vòm áp lực chỉ phụ thuộc vào chiều rộng khoảng trống (a)
và tính chất cơ học của đá nóc (f). Tính áp lực tập trung cho một đơn vị chiều dài của
khoảng trống ta có:
Qn =

3 a 2 .γ
4 f

(2. )
Trong đó:
Qn - áp lực tập trung phía nóc;
γ - dung trọng của đất đá phía nóc;
2. Phạm vi áp dụng.

SV: Đinh Văn Điệp


3


Bài tiểu luận số 02

Giả thuyết áp lực nóc của Protodiaconop được áp dụng khi đào các đường lò
qua vùng đất đá cứng vững. Công trình ngầm đặt ở độ sâu lớn mà tại đó chỉ có áp lực
nóc, không xuất hiện áp lực nông.
3. Ưu nhược điểm.
Giả thuyết của Protodiaconop cho áp lực nóc có cơ sở đơn giản, dễ dàng tính
toán, song chỉ đề cập tới áp lực nóc mà chưa đề cập tới áp lực bên hông công trình sau
khai đào.

2.1.2. Giả thuyết áp lực của Tsimbarevich.
1. Cơ sở hình thành.
Theo quan điểm của Tximbarevich cho rằng: Sau khi khai đào hai bên sườn
khoảng trống cũng có thể bị sụt lở, khi đó chiều rộng của vòm phá huỷ phía nóc sẽ là
2a1, xác định theo công thức sau:

 90 0 − ϕ 
a 1 = a + h. tg

2 

(2. )
Trong đó:
H - chiều cao khoảng trống;
ϕ - góc ma sát trong của đất đá.
Như vậy chiều cao đỉnh vòm phá huỷ b1 được xác định theo biểu thức sau:


 90 0 − ϕ 

a + h.tg 
2
a1


b1 =
=
f
f
(2. )
b
h
2a
θ1=(450-φ/2)
θ2=(450+φ/2)

Hình 2. : Sơ đồ tính toán áp lực đất đá theo giả thuyết của Tximbarevich.

SV: Đinh Văn Điệp

4


Bài tiểu luận số 02

Từ đây có thể xác định được áp lực nóc đất đá theo công thức sau:



90 0 − ϕ 2
3
(
a
+
htg
) − a2 

2a
2
Qn =

.γ
3f 
90 0 − ϕ

(a + htg
)

2


(2. )

Ngoài ra trong tính toán người ta thường sử dụng đại lượng áp lực nóc phân bố.
Các đại lượng này được lấy gần đúng cho hai trường hợp nêu trên là:
qn = γ.b và qn = γ. b1
(2. )
2. Phạm vi áp dụng.

Trong thực tế, khi đá ở hai bên sườn khoảng trống là cứng vững (f>4), người ta
tính áp lực nóc theo Prôtôđiakônốp, còn khi ở hai bên sườn có xu hướng bị phá huỷ
(đá bị nứt nẻ f<4, có xu thế bị trượt vào khoảng trống) thì áp lực nóc tính theo công
thức của Tximbarevich.
3. Ưu nhược điểm.
Với giả thuyết của Tsimbarevich thì có ưu điểm hơn so với của Protodiaconop
do có xét đến ảnh hưởng của áp lực bên hông. Và vòm áp lực theo Tsimbarevich có giá
trị lớn hơn so với vòm áp lực của Protodiaconop do diện tích vòm phá hủy lớn hơn
trong cùng điều kiện.

2.1.3. Giả thuyết của Bierbaumer.
1. Cơ sở hình thành.
Theo Bierbaumer thì sau khi khai đào khoảng trống ABCD, khối đá. Khối CDKI có
khả năng chuyển dịch vào khoảng trống. Sự chuyển dịch này bị cản trở bởi các lực ma
sát trên các mặt CI và DK. Áp lực nóc tác dụng lên khung, vỏ chống sẽ bằng trọng
lượng cột đá CIKD trừ đi các lực ma sát.

SV: Đinh Văn Điệp

5


Bài tiểu luận số 02
E
Qcd
H

F

K


I

Qcd

G
T

T

C

D
2a

A

B

Hình 2. : Sơ đồ tính toán áp lực đất đá theo giả thuyết của Bierbaumer.

Trọng lượng cột khối đá CIKD tính cho một đơn vị chiều dài khoảng trống là:
G = 2.a.H.γ
Với giả thiết khối đá là môi trường rời, các lăng trụ trượt CEI và DKF gây ra
các lực chủ động Qcđ vào khối CIKD Áp lực chủ động tập trung đó được xác định theo
công thức sau:

1 2 2  900 − ϕ 
Qcd = γH tg 


2
 2 

(2. )

Trong đó:
γ - dung trọng khối đá
H - độ sâu kể từ mặt đất đến đỉnh của khoảng trống
ϕ - góc ma sát trong của đất, đá.
Tác dụng của các lực Qcđ gây ra các lực ma sát (hay lực chống trượt) T khi ở
diều kiện cân bằng ta có:
T = Qcd . tgϕ
Ta có thể tính được áp lực nóc tập trung cho một đơn vị chiều dài khoảng trống
theo biểu thức sau:



H
 900 − ϕ 
Qn = G − 2T = 2aγH 1 − tg 2 
tgϕ 
 2a  2 

Biểu thức (2. ) chỉ có ý nghĩa khi Qn ≥ 0, từ đó rút ra :
H≤

H
 90 − ϕ 
tg 2 
 tgϕ

2 

0

(2. )
SV: Đinh Văn Điệp

6

(2. )


Bài tiểu luận số 02

Đây cũng là giới hạn sử dụng công thức của Bierbaumer khi chiều sâu vượt quá
giới hạn trên thì không nên sử dụng công thức.
2. Phạm vi áp dụng.
Giả thuyết áp lực của Bierbauber được áp dụng để tính toán thiết kế cho phần
cửa hầm, cho các công trình ngầm nằm nông gần bề mặt đất như hệ thống hạ tầng kỹ
thuật ngầm (đường ống, đường dây…), hệ thống tàu điện ngầm nằm nông… với độ
sâu giới hạn nêu trên.

2.1.4. Giả thuyết của Tezaghi.
1. Cơ sở hình thành.
Quan niệm cơ bản của giả thuyết Terzaghi cũng gần giống như của Bierbaumer.
Tuy nhiên Terzaghi xét cho trường hợp tổng quát với hệ số áp lực ngang λ bất kỳ.

γ2adz
(σz+dσz)2a
σz2a

τdz
σxdx
H
z
dz
p0
2a

SV: Đinh Văn Điệp

7


Bài tiểu luận số 02

Hình 2. : Sơ đồ tính toán áp lực đất đá theo giả thuyết của Tezaghi.

Gọi p0 là lực mặt tác dụng lên bề mặt khối đá. Phân tố dz ở độ sâu z chịu tác
dụng của các lực thành phần sau:
Lực thẳng đứng ở mặt cắt z:
Q = σz.2a
Lực thẳng đứng ở mặt cắt (z+dz), tức là phản lực lên phân tố dz tại mặt cắt z+ dz:
P = (σz+dσz)2a
Trọng lượng của phân tố dz tính cho một đơn vị độ dài đường lò hay công trình ngầm:
Q1= γ.2a.dz
Áp lực theo phương nằm ngang
Png = σx.dz
với σx= λ. σz. Với c là lực dính kết, ta có biểu thức tổng quát như sau:
τ = σx . tgϕ + c = λ . σz. tgϕ + c
τ.dz: lực ma sát.

Phân tố chỉ cân bằng khi tổng hợp các lực thành phần tác dụng lên phân tố bằng
không có nghĩa là:
Q –P+Q1-2Png = 0
⇔ σz . 2a - (σz + dσz) . 2a + γ . 2a . dz - 2(λ . σz .tgϕ + c) dz = 0
Suy ra:

dσ z
dz
=
a ( γ.a − γ.σ z tgϕ − C )

(2. )

Tích phân hai vế của biểu thức trên có chú ý đến điều kiện biên là
σz = p0 khi z= 0
Áp lực phân bố ở độ sâu bất kỳ:
λtgϕ . z
λtgϕ . z


γ .a − C 

a
σz =
1 − e
 + p0 .e a
λtgϕ 


SV: Đinh Văn Điệp


8

(2. )


Bài tiểu luận số 02

Khi đó áp lực tác dụng theo phương thẳng đứng lên phân tố d z, tính cho một
đơn vị độ dài của đường lò hay lên công trình ngầm là:

Qn =

2a (γa − C )
− λtgϕ H
− λtgϕ H
a
a
(1 − e
) + 2ap0 .e
λtgϕ

(2. )

Nếu ở mặt đất không có lực mặt tác dụng (P 0 = 0) và coi khối đá là môi trường
rời, chúng ta có:
H
− λtgϕ 
2 a 2 .γ 
a

Qn =
1 − e

λtgϕ 


(2. )
 90 0 − ϕ  1 + sin ϕ
λ = tg 2 
=
2  1 − sin ϕ


(2. )
Khi H >> a biểu thức trở thành:

Qn =

2a 2 γ
λtgϕ

(2. )

2. Phạm vi áp dụng.
Giả thuyết của Tezaghi áp dụng cho các công trình nằm nông gần bề mặt đất có
chịu tải trọng của các công trình bên trên thông qua lực phân bố đều p 0.
3. Ưu nhược điểm.
So với giả thuyết của Bierbaumer thì Tezaghi có xét đến cả hệ số áp lực ngang bất
kì, phần đất đá sập lở phát triển rộng ra hai bên và kéo dài đến tận chân công trình
ngầm, trong khi đó Bierbaumer cho rằng phần đất đá sập lở chỉ đến đỉnh công trình

ngầm

2.2. Áp lực sườn.
Áp lực đá tác dụng theo phương nằm ngang từ hai bên sườn của công trình ngầm
về phía khoảng trống được gọi là áp lực sườn (hay áp lực hông). Áp lực sườn có thể
tính theo giả thuyết của Tximbarevich (hình 7.53). Cơ sở của phương pháp này là lý
thuyết tường chắn đất hay áp lực đất của Coulomb.

SV: Đinh Văn Điệp

9


Bài tiểu luận số 02

Sau khi khai đào khoảng trống, đá bị phá huỷ hai bên sườn, có xu thế trượt về
phía khoảng trống gây ra áp lực lên tường chắn hay vỏ chống
B
A
Q
cd
G
c
C
N
T
R
h
φ


Hình 2. : Sơ đồ tính toán áp lực lên tường chắn.

Mặt trượt AC là mặt trượt giả định, thoả mãn các điều kiện sau:
1. Mặt trượt phẳng;
2. Mặt gianh giới giữa tường chắn và khối đất không có ma sát; do đó phương
tác dụng của áp lực đất lên trên trùng với phương nằm ngang.
3. Các thành phần lực pháp tuyến N và lực tiếp tuyến T trên mặt trượt phải thoả
mãn điều kiện cân bằng Conlomb-Mohr: T = N . tgϕ
4. Từ các mặt trượt giả định thì mặt trượt nguy hiểm nhất là mặt trượt gây ra áp
lực lớn nhất lên tường chắn.
Trong đó:
G - trọng lượng của khối đất trượt;

SV: Đinh Văn Điệp

10


Bài tiểu luận số 02

qcđ - phản lực của tường lên khối đất,đá trượt và bằng áp lực chủ động tác dụng
lên lực tường;
R - phản của khối đất, đá phía dưới mặt trượt lên khối trượt và bằng lực thành
phần tác dụng lên mặt trượt.
Đương nhiên, khối trượt ở trạng thái cân bằng tĩnh, nếu lực các thành phần thoả
mãn các điều kiện cân bằng tĩnh. Biểu đồ tổng hợp các lực như trên hình.

γh 2
cot gα
2

Qcd = Gtg (α − ϕ )
G=

(2. )

Áp lực tập trung lên tường chắn:

h 2 .γ
Qcd =
cot gα .tg (α − ϕ )
2

pcđ đạt giá trị cực đại khi

dQcd
=0


(2. )

, nghĩa là:

h 2 γ  tg (α − ϕ )
cot g (α ) 
+
−
=0
2  sin 2 α
cos 2 (α − ϕ ) 


(2. )

Từ đó nhận được
α=

90 0 + ϕ
2

(2. )

là góc tạo bởi mặt trượt nguy hiểm nhất với phương nằm ngang.

γh 2 2  900 − ϕ 
Qcd =
tg 

2
 2 

(2. )

Từ đó có thể tính áp lực (ứng suất) phân bố lên một phân tố chiều cao dh ở độ sâu h,
nếu xem h là một đối số là:

SV: Đinh Văn Điệp

11


Bài tiểu luận số 02

0
dQcd
2  90 − ϕ 
qcd =
= γh.tg 

dh
 2 

(2. )

Theo cách tính này, biểu đồ phân bố áp lực sườn ở các công trình nằm
ngang có dạng hình thang với:
qcd1 = γ1.h1.tg2(450-ϕ1/2)
qcd2 = γ2.h2.tg2(450-ϕ2/2)

qcd1

qcd1

2a

h

qcd2

qcd2

Hình 2. : Biểu đồ phân bố áp lực sườn theo giả thuyết Tximbarevich.


Trong đó:
γ1, ϕ1 - dung trọng và góc ma sát trong của đá phía nóc;
γtb - dung trọng trung bình của đá nóc và đá sườn, có thể xác định theo biểu thức
sau:
γ tb =

1
(γ 1 . h 1 + γ 2 . h 2 )
h1 + h 2

(2. )

Trong đó:
h1 - chiều cao của vòm phá huỷ bên sườn ;
γ2, ϕ2 - là dung trọng và góc ma sát trong của đá bên sườn công trình;
Khi đó áp lực sườn tập trung tác dụng lên khung chống là:

Qs =

qcd 1+ + qcd 2
h
2

(2. )

2.3. Áp lực nền.
Áp lực tác dụng từ phía nền vào khoảng trống công trình ngầm được gọi là áp lực
nền. Tuỳ theo nguyên nhân gây ra áp lực nền dẫn đến hiện tượng bùng nền có nhiều
SV: Đinh Văn Điệp


12


Bài tiểu luận số 02

phương pháp, giả thuyết được xây dựng để tính áp lực nền. Dưới đây giới thiệu giả
thuyết của Tximbarêvich, dựa trên cơ sở phân tích sự hình thành mặt trươt dưói nền
công trình theo Bêldetxki

C
D
b

h
x

qc

450 −

B

A

ϕ
2

P
E


C

qb

A

450 +

F

ϕ
2

Hình 2. : Sơ đồ tính áp lực nền theo Tximbarevich.

Theo phân tích của Beldetxki dưới tác dụng của tải trọng giới hạn P 0 (do tác
dụng của cột đá BCĐ và trọng lượng của khung vỏ chống gây ra), khối đá ABC có thể
bị dịch chuyển xuống phía dưới dọc theo AB. Coi mặt AC là tường chắn giả định, mặt
AC chịu tác dụng của áp lực chủ động Qcđ. Tác động đó đẩy khối ACE trồi lên khoảng
trống, dọc theo mặt trượt AE. Như vậy, khối ACE gây ra áp lực bị động Qbđ lên AC.
Theo lý thuyết áp lực lên tường chắn trong cơ học đất và dựa vào sơ đồ chúng ta có:
qcđ = (p0 + γ.x) . tg2 (45-ϕ/2)
qbđ = γ.x . tg2 (45+ϕ/2)
Tại độ sâu x0 thoả mãn điều kiện:

qcđ= qbđ

khi x= x0

Từ đó cho phép xác định x0 theo biểu thức sau:

p0 4
ϕ
tg ( 45 0 − )
γ
2
x0 =
ϕ
1 − tg 4 ( 450 − )
2

SV: Đinh Văn Điệp

(2. )
13


Bài tiểu luận số 02

với : γ, ϕ là dung trọng và góc ma sát trong của đá phía nền công trình ngầm.
Áp lực chủ động, áp lực bị động toàn phần, tập trung tác dụng lên AC theo công
thức sau:
 γ . x 20

ϕ
Q cd = 
+ p 0 . x 0  tg 2 (45 − )
2
 2

Q bd =


1
ϕ
. γ . x 20 . tg 2 (45 + )
2
2

(2. )

Nếu đá nóc, sườn và nền là như nhau (đồng nhất) và nếu có thể bỏ qua trọng
lượng của khung vỏ chống, đồng thời coi áp lực tác dụng thẳng đứng lên đá nền ở hai
bên sườn khoảng trống p0 bằng trọng lượng cột đá của vòm sụt lở và khối trượt thì có
thể xác định chiều sâu giớn hạn x0 một cách gần đúng theo biểu thức:

ϕ
(h + b1 ).tg 4 (45 − )
2
x0 =
ϕ
1 − tg 4 (45 + )
2

(2. )

3. Áp lực đất đá lên công trình ngầm nằm nghiêng.
Công trình ngầm được xếp vào loại nằm nghiêng khi 10 0 ≤ α ≤ 750. Áp lực đá được
dự tính dựa vào các giả thuyết cho công trình ngầm nằm ngang, có chú ý đến góc
nghiêng của công trình.
h
α

b
1

h'
A
B
A
'

B'

SV: Đinh Văn Điệp

14


Bài tiểu luận số 02
Hình 3. : Sơ đồ tính áp lực lên công trình ngầm nằm nghiêng.

Nhưng trong thực tế các khung, vỏ chống được đặt trên mặt cắt BB' vuông góc
với trục công trình ngầm, vì vậy áp lực do vòm áp lực gây ra được tách thành hai
thành phần: tác dụng vuông góc với trục công trình ngầm (tức là thẳng đứng vào
khung chống) và song song với trục của công trình ngầm.
Các thành phần tác dụng vuông góc với trục công trình ngầm q n và tác dụng song song
Tn sẽ là:
ϕ 

γ a.cos α + h. tg(450 − ) 
2 
q n = q n .cos α = 

f

ϕ


γ a.sin α + h. tg(450 − ). tgα .
2

Tn = q n .sin α = 
f

(3. )

(3. )

Áp dụng tương tự có thể tính áp lực sườn và áp lực nền theo các giả thuyết của
Tximbarevich.

4. Áp lực đất đá lên công trình ngầm thẳng đứng.
4.1. Cơ sở hình thành.
Công trình có góc nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang α > 750 được coi là công
trình thẳng đứng.
Hiện nay có nhiều giả thuyết khác nhau để xác định áp lực lên khung, vỏ chống
công trình thẳng đứng, khi coi khối đá là môi trường rời. Ở đây giới thiệu hai giả
thuyết của Prôtôđiakônốp và của Tximbarevich.
Prôtôđiakônốp cho rằng vỏ chống của giếng đứng làm việc như tường chắn, do
vậy chịu áp lực của lăng trụ trượt ABC.
H
450+φ/2
qs


Hình 4. : Sơ đồ tính toán áp lực lên giếng đứng theo Protodiaconop.
SV: Đinh Văn Điệp

15


Bài tiểu luận số 02

Việc tính toán áp lực lên vỏ chống dựa theo cơ sở lý thuyết tường chắn đất. Áp
lực tác dụng lên khung, vỏ chống là áp lực chủ động được xác định gần đúng cho toàn
bộ chiều dài giếng là:

ϕ
q s = γ .z.tg 2 ( 450 − )
2

(4. )

Trong đó:
γ- là dung trọng trung bình của khối đá xung quanh going
ϕ- là góc ma sát trong 'ảo' trung bình
z- là độ sâu kể từ mặt đất.
Gọi γi, fi và hi là dung trọng, hệ số kiên cố và chiều dày của lớp đá thứ i, γ và ϕ
được xác định theo các công thức sau:
n

γ=

n


∑ γ i.hi
n

∑h
i =1

∑f .h
i

f=

i =1

i

∑h
i =1

;

i

i =1
n

i

(4. )


ϕ=arctgf;
Như vậy, áp lực sườn qs tăng dần lên theo độ sâu và có biểu đồ phân bố dạng
tam giác.
Tximbarevich cũng xác định áp lực dựa vào lý thuyết tường chắn đất. Tuy
nhiên, khác với giả thuyết của Prôtôđiakônốp, ở đây áp lực được tính cho từng lớp đất,
đá riêng biệt. Đồng thời khi tính tác giả xem rằng các lớp đất đá ở phía trên gây ra áp
lực phân bố đều lên các lớp đất đá phía dưới.

γ1,
h1,ϕ1
γ2, h2,ϕ2
γ3, h3,ϕ3
γ4,
h4,ϕ4
γ5,
SV: Đinh Văn Điệp

16


Bài tiểu luận số 02
Hình 4. : Biểu đồ phân bố áp lực theo giả thuyết Tximbarevich.

Với các giả thiết trên, áp lực phân bố tại độ sâu z trong lớp thứ n có thể xác
định theo công thức sau:
n
n
ϕ
Z
q SN

= ∑ γ i .hi + ( z − ∑ hi )γ n tg 2 (450 − n )
 i =1

2
i =1

(4. )

Như vậy, tính riêng áp lực ở nóc (vách) và nền (trụ) của lớp n ta có:
n

q 1SN = ( ∑ γ i . h i ).tg 2 (450 −
i =1

ϕn
)
2

n

2
q SN
= ( ∑ γ i . h i + γ n . h n ).tg 2 (450 −
i =1

ϕn
)
2

(4. )


Với γi; hi; ϕi : dung trọng, chiều dày và góc ma sát trong của lớp đất đá thứ i. Bằng
cách tính như thế này, biểu đồ phân bố áp lực lên khung vỏ chống phụ thuộc vào tính
chất cơ học của từng loại đất, đá trong từng trường hợp cụ thể.

4.2. Phạm vi áp dụng.
Với giả thuyết của Protodiaconop nên áp dụng để tính toán áp lực lên phần cổ
giếng đứng vì đất đá phần cổ giếng chủ yếu là đất phủ. Còn với giả thuyết của
Tximbarevich thì có thể á dụng cho toàn bộ chiều dài giếng để tính toán.

4.3. Ưu nhược điểm.
Giả thuyết Protodiaconop cho rằng áp lực phân bố theo hình thang, do vậy nếu
xuống rất sâu thì áp lực lên thành giếng sẽ rất lớn, khi đó sẽ không có kết cấu nào chịu
được áp lực lớn như vậy, điều này là không đúng. Do vậy giả thuyết của Tximbarevich
có ưu điểm hơn là áp lực phân bố trong từng lớp đất đá sẽ khác nhau phụ thuộc vào áp
lực đất đá phía trên và tính chất cơ lý của đất đá tại lớp đó, giữa các lớp này sẽ có bước
nhảy áp lực. Do vậy ta thấy được áp lực lên giếng theo giả thuyết của Tximbarevich sẽ
nhỏ hơn so với Protodiaconop và giả thuyết này sẽ hợp lý hơn.

SV: Đinh Văn Điệp

17


Bài tiểu luận số 02

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Nguyễn Quang Phích, 2007. Cơ học đá, NXB Xây dựng.

2. T.S. Trần Tuấn Minh, 2016. Giáo trình Cơ học đá và khối đá, NXB Xây dựng.

3. T.S. Trần Tuấn Minh, 2014. Cơ học và tính toán kết cấu chống giữ công trình
ngầm T2.

4. T.S. Trần Tuấn Minh, 2014. Tin học ứng dụng trong xây dựng công trình Ngầm
và Mỏ. NXB Xây dựng.

SV: Đinh Văn Điệp

18



×