Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Ảnh hưởng của xử lí riêng rẽ tia gamma co60 và nitrozoetyl ure (NEU) trên hạt nảy mầm của 2 giống lúa nếp PD2 và phu thê ở thế hệ thứ nhất (m1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 62 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu. .................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1. Nguồn gốc, phân loại của cây lúa ............................................................. 3
1.1.1.Nguồn gốc cây lúa.................................................................................... 3
1.1.2. Phân loại cây lúa ..................................................................................... 4
1.2. Giá trị kinh tế của cây lúa .......................................................................... 5
1.2.1. Sản phẩm chính của cây lúa .................................................................... 6
1.2.2. Sản phẩm phụ của cây lúa ....................................................................... 6
1.3. Tình hình nghiên cứu đột biến lúa gạo ở Việt Nam và trên thế giới ......... 8
1.3.1. Trên thế giới ............................................................................................ 8
1.3.2. Trong nƣớc .............................................................................................. 9
1.4. Các tác nhân gây đột biến và hiệu quả tác động của chúng..................... 10
1.5. Một số nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả gây đột biến của tia gamma
Co60 .................................................................................................................. 12
1.6. Một số nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả gây đột biến của NEU ............... 14
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 15
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu và vật liệu nghiên cứu ......................................... 15
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 15
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 15
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 15
2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 15
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 16


2.3.1. Phƣơng pháp xử lí đột biến ................................................................... 16
2.3.2. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm............................................................. 16
2.3.3. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu. ................................................. 16


CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN ......................... 18
3.1. Khả năng mẫn cảm của lúa đối với tác nhân gây đột biến ...................... 18
3.1.1. Ảnh hƣởng của các tác nhân gây đột biến đến TLNM và KNSS
của các giống lúa nghiên cứu .......................................................................... 18
3.1.2. Ảnh hƣởng của xử lý tia gamma (nguồn Co60) và NEU lên BDDL
trong thời kỳ mạ, thời kỳ đẻ nhánh ở M1 ....................................................... 26
3.2. Hiệu quả tác động của tác nhân gây đột biến đến quá trình sinh
trƣởng và phát triển của cây lúa ở thế hệ M1.................................................. 30
3.2.1. Ảnh hƣởng của tia gamma và NEU lên tần số biến dị chiều cao
cây lúa ở M1 .................................................................................................... 30
3.2.2. Ảnh hƣởng của tia gamma và NEU lên tần số biến dị về khả năng
đẻ nhánh ở M1................................................................................................. 34
3.2.3. Ảnh hƣởng của tia gamma và NEU lên tần số biến dị kích thƣớc
và hình dạng bông ở M1 ................................................................................. 38
3.2.4. Ảnh hƣởng của tia gamma và NEU lên tần số biến dị hình dạng
hạt thóc ............................................................................................................ 42
3.2.5. Ảnh hƣởng của tia gamma và NEU tới biến dị về TGST ..................... 45
3.2.6. Ảnh hƣởng của tia gamma và NEU lên tần số biến dị về lá ở M1 ....... 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 52
Kết luận ........................................................................................................... 52
Kiến nghị ......................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 54
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1a. TLNM, TLSS trong các thời kỳ sinh trƣởng của giống nếp
Phu Thê ......................................................................................... 20
Bảng 3.1b. Ảnh hƣởng của xử lý gamma và NEU tới TLNM và sống sót
trong các thời kỳ sinh trƣởng của giống PD2 ............................... 21

Bảng 3.1.2. Ảnh hƣởng của xử lý tia gamma và NEU lên biến dị diêp lục
trong thời kỳ mạ, thời kỳ đẻ nhánh ở M1 ..................................... 28
Bảng 3.2.1a. Ảnh hƣởng của tia gamma và NEU lên tần số biến dị chiều
cao ở M1 của giống lúa nếp Phu thê ............................................. 30
Bảng 3.2.1b. Ảnh hƣởng của tia gamma và NEU lên tần số biến dị chiều
cao ở M1 của giống lúa PD2 ........................................................ 31
Bảng 3.2.2a. Ảnh hƣởng của tia gamma và NEU lên tần số biến dị về
khả năng đẻ nhánh ở M1 của giống lúa nếp Phu Thê................... 34
Bảng 3.2.2b. Ảnh hƣởng của tia gamma và NEU lên tần số biến dị về
khả năng đẻ nhánh ở M1 của giống lúa nếp PD2 ......................... 35
Bảng 3.2.3a. Ảnh hƣởng của tia gamma và NEU lên tần số biến dị kích
thƣớc và hình dạng bông ở M1 của lúa nếp Phu Thê ................... 38
Bảng 3.2.3b. Ảnh hƣởng của tia gamma và NEU lên tần số biến dị kích
thƣớc và hình dạng bông ở M1 của lúa PD2 ................................ 39
Bảng 3.2.4a. Ảnh hƣởng của tia gamma và NEU lên kiểu biến dị hình
dạng hạt thóc ở M1 ở lúa Phu Thê ................................................ 42
Bảng 3.2.4b. Ảnh hƣởng của tia gamma và NEU lên kiểu biến dị hình
dạng hạt thóc ở M1 của lúa PD2................................................... 43
Bảng 3.2.5a. Ảnh hƣởng của tia gamma và NEU lên tần số biến dị TGST
ở M1 của lúa nếp Phu Thê ............................................................ 47


Bảng 3.2.5b. Ảnh hƣởng của tia gamma và NEU lên tần số biến dị TGST
ở M1 của lúa PD2 ......................................................................... 47
Bảng 3.2.6a. Ảnh hƣởng của tia gamma và NEU lên tần số biến dị về lá
ở M1 ở giống lúa nếp Phu Thê ..................................................... 50
Bảng 3.2.6b. Ảnh hƣởng của tia gamma và NEU lên tần số biến dị về lá
ở M1 của giống PD2 ..................................................................... 50



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1a. Ảnh hƣởng của tác nhân đột biến đến TLNM và KNSS của
giống lúa nếp Phu Thê .............................................................. 25
Biểu đồ 3.1b. Ảnh hƣởng của tác nhân đột biến đến TLNM và KNSS của
giống lúa PD2 ........................................................................... 25
Biểu đồ 3.1.2a. Ảnh hƣởng của xử lý tia gamma và NEU lên BDDL
trong thời kỳ mạ, thời kỳ đẻ nhánh ở M1 của thời điểm 60h ... 29
Biểu đồ 3.1.2b. Ảnh hƣởng của xử lý tia gamma và NEU lên BDDL
trong thời kỳ mạ, thời kỳ đẻ nhánh ở M1 ở thời điểm 75h ...... 29
Biểu đồ 3.2.1a. Ảnh hƣởng của tia gamma và NEU lên tần số biến dị
chiều cao ở M1 vào thời điểm 60h ........................................... 33
Biểu đồ 3.2.1b. Ảnh hƣởng của tia gamma và NEU lên tần số biến dị
chiều cao ở M1 ở thời điểm 75h ............................................... 33
Biểu đồ 3.2.2a. Ảnh hƣởng của tia gamma và NEU lên tần số biến dị về
khả năng đẻ nhánh ở M1 ở thời điểm 60h ................................ 37
Biểu đồ 3.2.2b. Ảnh hƣởng của tia gamma và NEU lên tần số biến dị về
khả năng đẻ nhánh ở M1 của lúa PD2 ...................................... 37
Biểu đồ 3.2.3a. Ảnh hƣởng của tia gamma và NEU lên tần số biến dị
kích thƣớc và hình dạng bông ở M1 của thời điểm 60h ........... 41
Biểu đồ 3.2.3b. Ảnh hƣởng của tia gamma và NEU lên tần số biến dị
kích thƣớc và hình dạng bông ở M1 của thời điểm 75h ........... 41
Biểu đồ 3.2.4a. Ảnh hƣởng của tia gamma và NEU lên tần số biến dị
hình dạng hạt thóc ở M1 ở thời điểm 60h ................................ 45
Biểu đồ 3.2.4a. Ảnh hƣởng của tia gamma và NEU lên tần số biến dị
hình dạng hạt thóc ở M1 ở thời điểm 75h ................................ 45


Biểu đồ 3.2.5a. Ảnh hƣởng của tia gamma và NEU lên tần số biến dị
TGST ở M1 của thời điểm 60h ................................................. 48
Biểu đồ 3.2.5b. Ảnh hƣởng của tia gamma và NEU lên tần số biến dị

TGST ở M1 của thời điểm 75h ................................................. 48
Biểu đồ 3.2.6a. Ảnh hƣởng của tia gamma và NEU lên tần số biến dị về
lá ở M1 của thời điểm 60h. ....................................................... 51
Biểu đồ 3.2.6b. Ảnh hƣởng của tia gamma và NEU lên tần số biến dị về
lá ở M1 của thời điểm 75h ........................................................ 51


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, dân số thế giới đã lên tới con số 7,4 tỉ ngƣời (năm 2016). Nhu
cầu lƣơng thực đƣợc dự báo sẽ còn tăng mạnh, nhất là ở các quốc gia đang
phát triển.
Dân số Việt Nam hiện cũng trên 90 triệu ngƣời, sản xuất đủ lƣơng thực và
từ 1989 đã có xuất khẩu luôn đứng ở đầu thế giới, song việc chọn tạo đƣợc giống
lúa có năng suất, chất lƣợng, giá trị kinh tế cao vẫn còn nhiều hạn chế.
Nhằm đáp ứng yêu cầu về tăng sản lƣợng và tăng chất lƣợng trong những
năm qua, các nhà khoa học và các nhà chọn tạo giống đã không ngừng nghiên
cứu, cải tiến các giống lúa nhằm tạo ra những giống có hiệu quả kinh tế cao
nhất.
Trong các phƣơng pháp tạo giống, phƣơng pháp đột biến đƣợc xác nhận
là hữu hiệu hơn cả. Số lƣợng giống cây trồng đƣợc tạo ra bằng phƣơng pháp
đột biến tăng nhanh trong nhiều thập kỉ nay. Bằng phƣơng pháp đột biến cảm
ứng, các nhà khoa học Việt nam đã tạo ra đƣợc nhiều giống lúa, ngô, hoa,
đậu tƣơng, lạc… đóng góp đáng kể cho lí luận và thực tiễn chọn giống đột
biến thế giới.
Hiện nay, nhiều giống lúa nếp tham gia trong sản xuất chƣa đáp ứng
đƣợc nhu cầu sản xuất bởi chúng còn có những hạn chế cần khắc phục.
Nhằm góp phần cải tiến, sửa chữa một số hạn chế của 2 giống lúa nếp
Phu Thê và PD2, chúng tôi tiến hành đề tài: “Ảnh hưởng của xử lí riêng rẽ
tia Gamma Co60 và Nitrozoetyl ure (NEU) trên hạt nảy mầm của 2 giống

lúa nếp PD2 và Phu Thê ở thế hệ thứ nhất (M1)”.

1


2. Mục đích nghiên cứu
- Khảo sát hiệu quả gây biến dị của 2 loại mutagen: Tia Gamma Co60 và
NEU khi xử lí riêng rẽ trên hạt nảy mầm vào thời điểm 60h và 75h của 2
giống lúa nếp Phu Thê và PD2 ở thế hệ thứ nhất (M1).
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần tìm hiểu mối quan hệ giữa liều xử lí, thời điểm và hiệu quả xử
lí tia Gamma Co60 và NEU vào hạt nảy mầm trên cây lúa nếp nhằm hoàn
thiện lí luận về chọn giống đột biến .
3.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Có thể tạo, bổ sung đƣợc một số sản phẩm vào nguồn vật liệu khởi đầu
cho công tác chọn giống lúa.

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc, phân loại của cây lúa
1.1.1. Nguồn gốc cây lúa
Lúa trồng Oryza sativa L. là loại cây thân thảo sống hàng năm. Có bộ
nhiễm sắc thể (2n = 24) hoặc (2n = 48). Ngƣời ta cho rằng tổ tiên của chi lúa
Oryza là một cây hoang dại cách đây ít nhất 130 triệu năm. Lúa trồng hiện
nay là do lúa dại I hình thành thông qua quá trình chọn lọc lâu dài của con
ngƣời.
Lúa là cây trồng cổ xƣa nhất. Sự tiến hóa của loài này gắn liền với lịch sử

tiến hóa của loài ngƣời. Các nhà khoa học nhƣ A.G. Haudricourt & Louis
Hendin (1994), E. Werth (1954), H. Wissmann (1957), Carl Sauer (1952),
Chester Gorman (1970)… đã lập luận vững chắc và chỉ ra rằng: Đông Nam Á
là nơi khai sinh nền nông nghiệp lúa nƣớc. Căn cứ để có nhận định rằng Đông
Nam Á là một trung tâm phát sinh cây lúa trồng vì ở nơi đây lúa gạo là cây
lƣơng thực chủ đạo. Có nhiều loài lúa dại để thu hoạch tự nhiên trƣớc khi có
lúa trồng. Thuộc vùng Châu Á gió mùa điển hình - là điều kiện lý tƣởng để
phát triển nghề trồng lúa. Theo kết quả của khảo cổ học trong vài thập niên gần
đây, Đông Nam Á là nơi ghi nhận dấu ấn của lúa khoảng 10.000 năm TCN.
Còn Trung Quốc - nơi mà nhiều ngƣời cho là quê hƣơng của lúa thì bằng
chứng tìm thấy về lúa lâu đời nhất chỉ khoảng 5.900 đến 7.000 năm về trƣớc.
Từ Đông Nam Á, thông qua việc trao đổi, mua bán mà cây lúa ngày càng
đƣợc phát tán rộng rãi trên khắp thế giới nhƣ Nhật Bản (năm 300 TCN), Triều
Tiên (khoảng năm 850 - 500 TCN), Địa Trung Hải của châu Âu (khoảng năm
800 TCN), Nam Mỹ (đầu thế kỷ 18)… Khi lúa đƣợc du nhập đến các vùng
miền mới, điều kiện sinh thái mới kết hợp với sự can thiệp của con ngƣời thông
qua quá trình chọn tạo giống, ngày nay có hàng vạn giống với các đặc trƣng,
đặc tính đa dạng đáp ứng yêu cầu khác nhau của loài ngƣời.

3


Ở Việt Nam, cây lúa cũng đƣợc trồng từ hàng ngàn năm trƣớc đây. Các
nhà khảo cổ tìm thấy trong lớp đất bên dƣới khu khảo cổ thuộc Văn hóa Hòa
Bình những hạt thóc hóa thạch khoảng 9260-7620 năm trƣớc. Vì thế nơi đây
cũng đƣợc coi là biểu tƣợng của nền văn minh lúa nƣớc.
1.1.2. Phân loại cây lúa
Theo phân loại học thực vật, lúa trồng (Oryza sativa) thuộc chi lúa
(Oryza), họ hòa thảo thảo (Poacae), bộ hòa thảo có hoa (Poales), lớp một lá
mầm (Monocotyledones), ngành thực vật có hoa (Angiospermae). Chi Oryza

phân bố rộng khắp trên thế giới. Hiện nay, có khoảng 22 loài cây hoang dại
thuộc chi này và 2 loài lúa đã đƣợc thuần hóa là lúa châu Á (Oryzasativa.L)
và lúa châu Phi (Oryzaglaberrima.L) [11].
Hệ thống phân loại thực vật giúp ích cho các nhà khoa học để phân biệt
đâu là lai gần, đâu là lai xa trong hệ thống khổng lồ về số lƣợng các dạng hình
ở lúa. Các nhà chọn tạo giống còn sử dụng hệ thống phân loại lúa với mục
đích dễ dàng sử dụng các kiểu gen của cây lúa trồng. Từ đó, phục vụ cho mục
tiêu tạo ra giống mới có năng suất cao, khả năng chống chịu thời tiết và sâu
bệnh tốt, chất lƣợng thƣơng phẩm cũng ngày càng cao nhằm đáp ứng nhu cầu
của con ngƣời.
* Theo Hoàng Thị Sản - 1999 : O.sativa đƣợc chia thành 2 thứ:
- O.sativa.L.Var. Utilissma A. Carmus: lúa tẻ.
- O.sativa.L.Var. Glutinosa : lúa nếp.
* Theo địa hình đất, điệu kiện cung cấp nƣớc, có thể chia lúa trồng thành
2 loại: Lúa cạn và lúa nƣớc.
* Theo thời gian gieo trồng gặt hái trong năm... có thể chia lúa trồng
thành 3 loại : Lúa mùa, lúa chiêm và lúa xuân.
* Theo các tính trạng đặc trƣng (IRRI - INGER -1995) [10]: năng suất
cao; chất lƣợng cao; chống chịu bệnh; chống chịu sâu; chống chịu rét; chống
chịu hạn; chống chịu chua, mặn, phèn; chống chịu ngập; TGST đặc thù.

4


* Theo TGST ngƣời ta lại phân chia thành các nhóm sau:
- Nhóm 1: Giống cực ngắn: ≤ 90 ngày.
- Nhóm 2: Giống ngắn ngày : 91 - 115 ngày.
- Nhóm 3: Giống có TGST trung bình: 126 - 130 ngày.
- Nhóm 4: Giống dài ngày > 131 ngày [6].
* Theo quan điểm canh tác học, cây lúa đƣợc phân chia thành 4 nhóm

chính sau đây:
- Lúa cạn: Đƣợc trồng trên đất cao, không giữ nƣớc cây lúa hoàn toàn
sống vào nƣớc trời.
- Lúa có tƣới: Đƣợc canh tác trên những cánh đồng có công trình thủy
lợi, chủ động về tƣới nƣớc trong suốt chu kì sống của cây.
- Lúa nƣớc sâu: Đƣợc trồng trên những cánh đồng thấp không rút nƣớc
khi gặp mƣa lớn hoặc lũ.
- Lúa nổi: Đƣợc gieo trồng trong mùa mƣa, khi mƣa lớn lúa đã đẻ nhánh,
nƣớc dâng cao lúa vƣơn nhánh để ngoi theo [4].
Ngoài những cách phân loại trên còn nhiều cách khác để phân loại lúa.
Dù theo cách nào đi nữa, việc phân loại đều giúp chúng ta phân biệt các giống
khác nhau. Trên cơ sở đó ta có thể bố trí mùa vụ một cách hợp lý và khai thác
triệt để trong sản xuất.
1.2. Giá trị kinh tế của cây lúa
Lúa là một trong những cây lƣơng thực chủ yếu của con ngƣời, có vai trò
rất quan trọng đối với con ngƣời. Theo số FAO (2005) : Trên thế giới có
khoảng 250 triệu ngƣời làm nghề trồng lúa, đây chính là nguồn lƣơng thực
chính và là công việc chính của ngƣời nông dân. Có khoảng 65% dân số thế
giới sử dụng lúa gạo là nguồn lƣơng thực chủ yếu, trong đó khoảng 40% dân
số coi lúa gạo là nguồn lƣơng thự chính và khoảng 25% dân số sử dụng lúa
gạo trong nửa khẩu phần ăn hàng ngày.

5


Từ khi bắt đầu xuất khẩu gạo (1989) Việt Nam đã không ngừng áp dụng
khoa học kĩ thuật vào nông nghiệp đặc biệt là trong sản xuất lúa gạo, nhờ đó
đã tạo ra nhiều giống lúa có năng suất cao, chất lƣợng tốt đảm bảo đƣợc
ANLT trong nƣớc và vƣơn lên đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. Năm
2008 xuất khẩu 4,7 triệu tấn gạo, năm 2009 xuất khẩu 6,2 triệu tấn gạo, năm

2010 xuất khẩu 6,8 triệu tấn gạo, dự kiến 2011 sẽ xuất khẩu khoảng 6 triệu
tấn gạo [5].
1.2.1. Sản phẩm chính của cây lúa
Sản phẩm chính của cây lúa chính là hạt gạo đƣợc dùng để làm lƣơng
thực. Hạt gạo dùng để nấu cơm, làm bánh, nấu rƣợu và rất nhiều thực phẩm
khác đƣợc chế biến từ gạo. Gạo nếp đƣợc dùng để nấu xôi, nấu rƣợu, làm
bánh,… Trên thị trƣờng, gạo nếp có giá trị kinh tế cao hơn gạo tẻ.
Cây lúa cũng có giá trị dinh dƣỡng khá lớn, ngoài thành phần chính là
tinh bột, gạo còn chứa nhiều thành phần dinh dƣỡng khác nhƣ protein, lipit,..
và một số vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B [9].
1.2.2. Sản phẩm phụ của cây lúa
Ngoài việc sử dụng hạt gạo làm lƣơng thực chính, con ngƣời còn tận
dụng các sản phẩm phụ của cây lúa để chăn nuôi, sử dụng trong công nghiệp,
y học và thực phẩm… các sản phẩm phụ này hầu hết có giá trị về dinh đƣỡng,
kinh tế phục vụ cho đời sống của con ngƣời nhƣ:
- Tấm: Dùng để sản xuất tinh bột, rƣợu cồn, phấn mịn, thuốc chữa bệnh,
chăn nuôi,…
- Cám: Sản xuất thức ăn tổng hợp cho chăn nuôi, dùng trong y học sản
xuất vitamin B1 chữa bệnh tê phù, chế tạo sơn cao cấp,..
- Trấu: Sản xuất men, sản xuất vật liệu, chất đốt, chất độn chuồng cho
chăn nuôi,…

6


- Rơm rạ: Sử dụng trong công nghệ sản xuất giày, bìa các tông xây dựng,
làm thức ăn cho gia súc,chất đốt, sản xuất dây thừng, chão, mũ,...
Sản xuất lƣơng thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt
Nam. Lúa là cây trƣớc những thách thức lớn các nhà nghiên cứu đã đề ra
chiến lƣợc và xu thế nghiên cứu về lúa nhƣ sau:

- Phát triển giống có chất lƣợng cao đáp ứng đòi hỏi của thị trƣờng trong
nƣớc và thế giới, phù hợp với các điều kiện sinh thái nông nghiệp Đồng bằng
sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Phát triển các giống lúa năng suất cao cho các vùng sản xuất thâm canh
(lúa lai và siêu lúa)
- Phát triển các giống lúa thích hợp với các điều kiện bất lợi nhƣ hạn
hán, ngập úng, chua phèn và mặn.
- Nghiên cứu, đề xuất và chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa thích hợp
cho các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau nhằm đạt đƣợc năng suất tiềm
năng.
- Nghiên cứu chế tạo thiết bị và công nghệ cho thu họach, xử lý sau thu
họach, bảo quản và chế biến gạo, giảm tổn thất, nâng cao chất lƣợng sản
phẩm và giá trị thị trƣờng, kể cả giá trị gia tăng thông qua đa dạng hóa các sản
phẩm từ gạo.
- Tiến hành nghiên cứu thị trƣờng và tiếp thị đối với gạo, nhất là thị
trƣờng xuất khẩu, bao gồm các yếu tố về cung và cầu, giá cả và biến động giá
cả ở tất cả các khâu của sản xuất. Tiến hành nghiên cứu hiệu qủa trồng lúa và
các yếu tố ảnh hƣởng.
Tuy nhiên, rất cần thiết phải tạo đƣợc các giống lúa có năng suất, chất
lƣợng cho tiêu dùng và xuất khẩu. Thực tế đã chứng minh: phƣơng pháp chọn
tạo giống đột biến rất có ƣu thế trong chọn tạo giống cây trồng.

7


Là sản phẩm nghiên cứu từ 1995 của TS Đào Xuân Tân – nguyên
Trƣởng Khoa Sinh học Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 và cộng sự. Sau hàng chục
năm nghiên cứu chọn tạo bằng phƣơng pháp đột biến - giống lúa nếp PD2
(đƣợc Bộ NN & PTNT công nhận chính thức năm 2010) và giống lúa nếp Phu
Thê (công nhận chính thức năm 2014) - hiện đƣợc gieo trồng hàng ngàn ha

mỗi vụ tại các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc bộ.
Trong qua trình chỉ đạo sản xuất giống và phổ biến giống, tác giả đã sớm
phát hiện một số khiếm khuyết cần khắc phục của mỗi giống. Thực hiện đề tài
này nhằm mục đích sửa chữa một số khiếm khuyết của nếp PD2 và Phu Thê.
1.3. Tình hình nghiên cứu đột biến lúa gạo ở Việt Nam và trên thế giới
1.3.1. Trên thế giới
Các nhà khoa học Nhật Bản Yamaha, Nakamura (1917-1918) rất thành
công trong xủ lý giống bằng phƣơng pháp phóng xạ, nghiên cứu ảnh hƣởng
của phóng xạ ion hóa lên cây lúa. Bằng cách sử dụng các tác nhân hóa học
(Mutagen) gây đột biến. Các nhà khoa học ngƣời Liên Xô Fuzui, Nadenr
(1964 tại Đại học Mascova (1890-1901) đã chứng minh tác động mạnh mẽ
của Mutagen có khi hơn tác động của phóng xạ.
- Theo FAO và IAEA năm 1960 chỉ có 7 giống cây trồng đƣợc tạo ra
bằng phƣơng pháp đột biến. Đến 1965 là 30 giống, năm 1969 tại Hội thảo về
vấn đề “Bản chất cấu tạo và sử dụng đột biến ở thực vật” Mike và cộng sự đã
công bố 77 giống cây trồng tạo ra nhờ đột biến. Năm 1991, Maluszinsky công
bố 1790 giống cây trồng đột biến, đến tháng 12 năm 1997 có 1847 giống.
Năm 2009, có 3100 giống cây trồng đƣợc tạo ra nhờ đột biến. Các nhà khoa
học Trung Quốc rất thành công trog việc tạo ra nhiều giống lúa lai vƣợt trội
(Tạp giao 4, Tạp giao 5, Hoa ƣu, D ƣu...) làm tăng năng suất lúa lên cao chƣa
từng có trong lịch sử chọn tạo giống.

8


1.3.2. Trong nước
Năm 1967-1970, Trịnh Bá Hữu và Lê Duy Thành Trƣờng ĐH Tổng hợp
Hà Nội đã nghiên cứu thành cộng sự tác động của tai Gamma lên lúa NN8.
Năm 1972, Vũ Tuyên Hoàng nghiên cứu đề tài “Ảnh hƣởng của tia
Gamma đến sự tổng hợp ADN và ARN” giống VN10 do lai thể đột biến AJ

(từ IR8) với giống Rumani có khả năng chin sớm, đẻ nhánh khỏe, năng suất
cao .Năm 1990-1980, Viện cây lƣơng thực và thực phẩm đã tạo ra nhiều
giống quốc gia và địa phƣơng bằng phƣơng pháp đột biến nhƣ: Xuân số 4,
Xuân số 5, Xuân số 6, Xuân số 10 (1996) và N29 (1998) của tập thể tác giả
Vũ Tuyên Hoàng, Trƣơng Văn Kính và các cộng sự.
Trƣờng Đại học nông nghiệp 1 Hà Nội nay là Học Viện Nông nghiệp
VN với phƣơng pháp điều tra, thu thập, phân loại giống địa phƣơng và chọn
lọc cá thể theo chu kỳ để làm vật liệu di truyền lai tạo giống lúa cho vùng núi
nƣớc trời phía Bắc Việt Nam nhƣ G4, G6, G10, G13, G14, G19, G22, G24.
Bằng phƣơng pháp lai giữa dòng bất dục 103s và dòng phục hồi chứa gen
kháng bệnh bạc lá tạo ra các tổ hợp lai nhƣ Việt lai 24, Việt lai 27 kháng bệnh
bạc lá, thời gian sinh trƣởng 108-110 ngày, năng suất 7,2-7,6 tấn/ha.
Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long với phƣơng pháp ứng
dụng công nghệ sinh học marker phân tử, nuôi cấy túi phấn) kết hợp với khảo
nghiệm đồng ruộng để chọn tạo giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chất
lƣợng gạo tốt nhƣ OM1490, OM2517, OM3536, OM2717, OM2718,
OM3405, OM4495, OM4498, OM2514 trồng rộng rãi ở vùng sản xuất ngập
lũ Đồng bằng sông Cửu Long.
Viện đã tạo đƣợc giống lúa biến đổi gen giàu chất vi dinh dƣỡng bằng
phƣơng pháp Agrobacterium và hệ thống chọn lọc manose chuyển gen với
vector pCaCar, pEun3 mang gen psy, crtI vào giống lúa IR6, MTL250,
Tapei309 tạo ra các dòng lúa giàu Vitamine A giúp giảm suy dinh dƣỡng của
cộng đồng dân cƣ nghèo với gạo là thực phẩm chính.

9


Nhằm tuyển chọn và phát triển giống lúa cạn cải tiến LC93-1 phục vụ sản
xuất lƣợng thực ở vùng cao, Viện Bảo Vệ Thực Vật - với phƣơng pháp chọn
lọc từ tập đoàn lúa cạn IRRI nhập nội năm 1993- đã chọn đƣợc giống LC93-1

có thời gian sinh trƣởng 115-125 ngày, năng suất 3-4 tấn/ha, chịu hạn khá, chất
lƣợng gạo tốt, thích hợp cho vùng đồng bào dân tộc nghèo ở vùng cao.
Trƣờng Đại học Cần Thơ dùng phƣơng pháp điện di protein SDS-Page
tuyển chọn các giống lúa thuần nhƣ lúa Nếp Bè Tiền Giang, VĐ20, Klong
Kluang.
Giống lúa nếp PD2 và Phu Thê do TS Đào Xuân Tân và cộng sự đã chủ
trì chọn tạo đã đƣợc công nhận giống Quốc gia( 2010 và 2014). Bằng phƣơng
pháp đột biến, 2 tác giả Đỗ Xuân Ất (1996) và Nguyễn Nhƣ Toản (20002009) cũng chọn tạo đƣợc giống Khang Dân đột biến và CL8.
1.4. Các tác nhân gây đột biến và hiệu quả tác động của chúng
- Các tác nhân gây đột biến vật lý: Các tác nhân vật lí gây đột biến ở cơ
thể sinh vật là những dạng phóng xạ gây ion hóa mạnh. Các dạng phóng xạ
đƣợc phân thành dạng phóng xạ hạt và phóng xạ điện từ. Các dạng phóng xạ
phổ biến trong chọn giống là:
+ Tia X (là dạng phóng xạ điện từ có bƣớc sóng là 10-8 đến 10-12m) đƣợc
ứng dụng rất sớm và rộng rãi vào chọn giống.
+ Neutron có tác dụng khác với tia X, có ảnh hƣởng đối với hạt giống
tƣơng đối đồng nhất, TLSS của cây trồng từ hạt giống sau khi xử lí ở M1
tƣơng đối cao, biến dị và tần số đột biến cao.
+ Các chất phóng xạ: thƣờng dùng nhất là P32 và S35, P32 có khả năng
gây đột biến khá mạnh, cao hơn cả tia X.
+ Tia gamma (γ) nguồn Co60 và Cs137, tia γ tƣơng đƣơng với tia X nhƣng
bƣớc sóng ngắn hơn, nên hiệu quả xuyên thấu cao hơn. Ngƣời ta thƣờng dùng
tia Rơnghen (R) làm đơn vị đo năng lƣợng của tia γ, giống nhƣ tia X, để so
sánh các tia bức xạ ngƣời ta áp dụng đơn vị rad [9].

10


Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tác động của tia γ đến quá trình
phát sinh đột biến ở cây trồng và so sánh hiệu quả của nó với các mutagen

khác, nhờ việc xử dụng tia γ mà ngƣời ta đã thu đƣợc nhiều dạng đột biến
khác nhau. Tia γ là dạng phóng xạ ion hóa đƣợc dùng phổ biến nhất trong
mục đích chọn giống.
Về phƣơng thức tác động của tia γ đến cơ thể sinh vật trong quá trình xử
lí có thể khái quát nhƣ sau: Khi mô bị chiếu xạ thì 1 photon của tia γ tác động
vào 1 điện tử trên quỹ đạo nguyên tử trong thành phần của vật chất sống. Tất
cả cả năng lƣợng của photon đƣợc chuyển vào điện tử ở dạng năng lƣợng điện
tử đƣợc tách ra gọi là quang điện tử có năng lƣợng rất cao, lại có thể gây ra
ion hóa tiếp theo trên đƣờng vận chuyển của nó.
Những hiệu quả chủ yếu mà tia phóng xạ ion hóa gây ra đối với ADN là:
Làm đứt gãy một hoặc cả hai mạch của ADN tạo ra sự liên kết chéo giữa hai
phân tử ADN, tách bazơnitơ ra khỏi AND hoặc làm biến đổi bazơnitơ về mặt
hóa học, khiến cho nó thay đổi đặc tính kết cặp. Trong khi hiện tƣợng liên kết
chéo giữa hai phân tử ADN dẫn đến sự chết của tế bào thì hiện tƣợng đứt gãy
mạch của ADN dẫn đến đột biến cấu trúc NST, sự tự sửa chữa các vết đứt
trong ADN và những thay đổi bazơnitơ gây ra các đột biến gen [8].
- Tác nhân gây đột biến hóa học:
Với những công trình nghiên cứu về đột biến hóa học của Rapoport,
(1939-1943) và Auerbach, (1943-1947), [8] đã cho những ý tƣởng to lớn cho
ngành di truyền chọn giống và sự nghiệp chọn giống đột biến trên toàn thế
giới. Việc đi tìm ra hàng loạt các hóa chất có khả năng gây đột biến cụ thể ở
cơ thể sinh vật và nghiên cứu cơ chế tác động của chúng đã mở ra cho ngành
di truyền chọn giống một hƣớng đi mới là đột biến hóa học.
Cho đến những năm 60 của thế kỉ XX các mutagen hóa học đã đƣợc sử
dụng rộng rãi trong nghiên cứu di truyền học và chọn giống, mang lại những

11


kết quả rất có giá trị thực tiễn. Xét theo phƣơng thức tác động có thể chia các

chất hóa học có khả năng gây đột biến thành 5 nhóm [3],[4],[5],[6],[9]. Một
trong 5 nhóm đƣợc sử dụng rộng rãi trong chọn giống đó là nhóm các hợp
chất alkyl hóa: gồm các mutagen hóa học đƣợc sử dụng phổ biến cho chọn
giống hiện nay nhƣ:EI, EMS, NEU, NMU… Quá trình ankyl hóa là sự thay
thế hydro trong bazơnitơ bằng một gốc alkyl khác (như:CH3, C2H5, NH) cao
trong chất ankyl hóa nhƣ (ví dụ nhƣ: C2H5 ở hóa chất EMS).
Sự ankyl hóa dẫn dến các hiệu quả sau: (1) Sự ankyl hóa các nhóm
phosphat trong AND dẫn đến sự hình thành phosphat trieste không ổn định
và giải phóng ra nhóm ankyl. Nhiều nhóm ankyl không đƣợc tách ra sẽ gây
rối loạn cho quá trình tái bản ADN. Đôi khi nhóm phosphat trieste bị phân
hủy ở phần giữa đƣờng và photphat, rồi gây đứt gãy ADN. (2) Sự ankyl hóa
đối với bazơnitơ thƣờng xuất hiện ở vị trí O6 của guanine, khiến cho nó sau
đó có thể kết cặp với Timin và dẫn đến sự đồng hoán giữa các bazơnitơ. (3)
Sự khử purin: guanin bị ankyl hóa có thể tách ra khỏi deoxyribose, chỗ bị
khuyết này có có thể thay thế bằng một bazơnitơ nào đó trong quá trình tái
bản của ADN và có thể dẫn đến đột biến do hiện tƣợng đồng hoán hoặc dị
hoán [5],[6],[8],[9].
Trong nhóm này, ngƣời ta thƣờng sử dụng những hóa chất có khả năng
gây ra những biến đổi về mặt di truyền cực mạnh ở cơ thể sinh vật và đƣợc
gọi là các tác nhân siêu đột biến.
1.5. Một số nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả gây đột biến của tia gamma
Co60
Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả gây đột của tia
gamma có ý nghĩa lớn trong việc định hƣớng phát triển đột biến, đặt biệt là
các đột biến có ý nghĩa cải tiếng giống cũ hoặc tạo giống mới. có nhiều nhân
tố ảnh hƣởng tới hiệu quả gây đột biến của tia gamma đó là các nhân tố nhƣ:

12



Kiểu gen của giống, liều lƣợng tác nhân phóng xạ, độ ẩm của hạt, nồng độ
oxi, các giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển của cá thể, các pha khác
nhau của chu kì tế bào và điều kiện gieo trồng…
+ Ảnh hƣởng tới các giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển của cá
thể:
Các nghiên cứu của Yamaguchi (1963), Phan Phải (1971), Xakharop và
Ph.Andreev (1972-1974, 1976), Sorana (1979), Secbacop (1981- 1982) đã rút
ra kết luận: Giai đoạn giao tử có độ mẫn cảm với các tác nhân đột biến cao
hơn giai đoạn hợp tử là giai đoạn tiền phôi, còn giai đoạn nhú mầm và giai
đoạn mạ thì mẫn cảm với phóng xạ hơn hạt khô và cây trƣởng thành.
Nhƣ vậy: Ở giai đoạn càng sớm của quá trình phát triển cá thể thì độ cảm
ứng với các tác nhân gây đột biến càng cao. Tức là nó chịu ảnh hƣởng rất lớn
của tác nhân gây phóng xạ, cụ thể là tia gamma (Co60).
+ Ảnh hƣởng đến các pha khác nhau của chu kì tế bào:
Trong quá trình phân bào NST có sự biến đổi hình thái, cấu trúc qua các
pha khác nhau. Nên mức độ ảnh hƣởng của từng kiểu hình thái cấu trúc NST
với phóng xạ cũng rất khác nhau. Chiếu xạ vào pha G1 sẽ gây sai hình NST,
chiếu xạ vào pha pha S sẽ gây sai hình NST hoặc Cromatit (vì một số NST đã
nhân đôi) và chiếu xạ vào pha G2 gây sai hình Cromatit. Còn nếu chiếu hình
vào kì trƣớc gây sai hình mức dƣới Cromatit vì lúc đó đơn vị đứt là một nửa
Cromatit (Gutcop I.N. 1972). Có thể nói rằng: Có sự phụ thuộc giữa các pha
của chu kì tế bào trong mỗi loại tế bào có một thời điểm xử lí tác nhân đột
biến. Sẽ xuất hiện các biến đổi tiềm năng với thời gian khác nhau mà hiện
thực hóa thành đột biến. (Đubunin 1978).
Nhiều tác giả đã chứng minh rằng: Các NST ở các pha khác nhau của
chu kì tế bào có sự mẫn cảm khác nhau đối với mỗi loại tác nhân trong đó
mức độ lớn phụ thuộc vào đặc tính của các tác nhân phóng xạ. Sự cảm ứng

13



phóng xạ tùy thuộc vào các pha khác nhau của chu kì tế bào và đƣợc sắp xếp
theo thứ tự: G2>M>S>G1.
1.6. Một số nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả gây đột biến của NEU
Các yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu quả gây đột biến của hóa chất trong đó có
NEU gồm các yếu tố nhƣ nhiệt độ, pH, độ chín của hạt, còn có các yếu tố
khác là: Nồng độ của hóa chất tăng thì tần số đột biến cũng tăng.
Từ việc xác định đƣợc rõ ràng các yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu quả gây đột
biến của hóa chất nói chung và NEU nói riêng đã có ý nghĩa rất quan trọng
cho sự hiểu biết và ứng dụng các nhân tố biến đổi quá trình đột biến giúp cho
việc tăng tính hiệu quả của phƣơng pháp chon giống đột biến

14


CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu và vật liệu nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Giống lúa nếp PD2: Do tiến sĩ Đào Xuân Tân chủ trì chọn tạo từ 1995.
Cây cao từ 98 - 110 cm, TGST 110 - 120 ngày (vụ mùa sớm), 150 - 160 ngày
(vụ xuân chính). Năng suất trung bình đạt 39 – 45 tạ/ha, năng suất cao có thể
đạt 54 – 60 tạ/ha. PD2 có hình thái gọn, thấp cây, xanh bền, cuống bông dài.
Hạt không cần ngủ nghỉ, có thể gieo cấy liền vụ, chống đổ khá, nhiễm khô
vằn, bạc lá nhẹ. Chịu rét tốt ở giai đoạn mạ.
- Nếp Phu Thê: Do tiến sĩ Đào Xuân Tân chủ trì chọn tạo từ năm 2002.
Cây cao 115cm- 125cm, cây gọn, lá xanh đậm, đẻ nhánh vừa, bông to, nhiều
gié kép, nhiều hạt (130- 160 hạt/bông); hạt xếp xít, hạt bầu, vỏ trấu vàng; gạo
đẹp; xôi rất thơm và dẻo. TGST vụ chiêm xuân từ 130- 135 ngày; vụ mùa từ
115- 120 ngày. Năng suất 55- 60 tạ/ha, trong điều kiện thâm canh tốt đạt trên

70 tạ/ha. Mạ chịu rét khỏe, cấy đƣợc cả hai vụ Chiêm và Mùa, có thể gieo sạ.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Vụ mùa 2014.
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Công ty TNHH KHKTNN VINABHTABA - Bắc Ninh.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Xác định hiệu quả gây chết hay TLSS ở M1 trong các thời kì mạ, đẻ
nhánh, trỗ chín.
- Xác định hiệu quả gây BDDL ở M1.
- Xác định hiệu quả của việc xử lí tia γ (nguồn Co60) và NEU tại thời điểm
60h, 75h gây biến dị hình thái, sinh trƣởng và phát triển ở M1 trên 2 giống lúa
nếp Phu Thê và PD2.

15


2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp xử lí đột biến
- Hạt giống của 2 giống lúa đƣợc đóng gói 500 hạt/ gói (lô).
- Các lô đƣợc ngâm ủ riêng biệt, cho nảy mầm tới thời điểm 60h và 75h
thì đem xử lí riêng rẽ tia Gamma Co60 (liều 5kr và 10kr )và NEU (nồng độ
0,02%, 0,03 % và 0,05%).
- Sau xử lí đƣợc đặt dƣới vòi nƣớc chảy 60 phút.
- Đối chứng: Ngâm ủ bình thƣờng, không xử lí.
2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Ủ, cho nảy mầm tiếp rồi gieo riêng rẽ các lô bằng phƣơng pháp mạ nền.
- Đất ruộng làm kỹ, san phẳng, chia thành luống rộng 1,2m và dài theo chiều
dài ruộng. Đem cấy khi mạ có 3 - 4 lá (cấy cả các cây mạ có lá bị BDDL).
- Mật độ cấy: 50 khóm/m2 (cấy 1 dảnh)
- Tiến hành chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh theo quy trình chung.

2.3.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.
A. Thu Thập mẫu vật
- Đếm số hạt nảy mầm sau xử lí để xác định TLNM.
- Đếm số cây sống trong mỗi thời kì để tính TLSS các thời kì mạ, đẻ
nhánh, trỗ - chín.
- Tính tần số và phổ BDDL, biến dị hình thái, sinh trƣởng phát triển
trong mỗi thời kì trên.
B. Xử lí số liệu
a. Tính TLNM và TLSS (%)

16


b. Công thức KV. Vati & MM Tikhomirova – (1979) dùng để xác định
tần số BDDL:
 Tần số biến dị diệp lục
f
x 100
n

f% =
 Sai số phần trăm:

f %(100  f %)
n



m% =
n: số cá thể trong lô


f: Số cá thể mang biến dị trong lô
+ Các công thức dùng để xác định các tính trang số lƣợng:
n

 Giá trị trung bình mẫu X 
 Sai số trung bình m =

 X

i

n

i 1

i  X

2

n  30

n
n



i 1



n

n

 Độ lệch chuẩn  

X

(X
i 1

i

 X )2

n<30

n 1

Trong đó n: dung lƣợng mẫu
X i :giá trị các biến số

fi: tần số các biến dị cùng loại

17


CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN
Sau khi xử lí riêng rẽ tia Gamma Co60 và Nitrozoetyl ure (NEU) trên hạt
nảy mầm của 2 giống lúa nếp Phu Thê và PD2 ở thế hệ thứ nhất (M1) thu các

kết quả nhƣ sau:
3.1. Khả năng mẫn cảm của lúa đối với tác nhân gây đột biến
Nhằm nghiên cứu sự ảnh hƣởng của các tác nhân gây đột biến và khả
năng mẫn cảm ở cây lúa, trong thí nghiệm chúng tôi sử dụng tác nhân gây đột
biến là tia γ (nguồn Co60) và Nitrozoetyl ure (NEU) để xử lí hạt nảy mầm trên
2 giống lúa nếp Phu Thê và PD2 ở thế hệ thứ nhất (M1). Kết quả thu đƣợc có
sự sai khác nhất định về TLNM của hạt, KNSS của cây, sự phát sinh biến dị
trong quá trình sinh trƣởng và phát triển cây lúa.
3.1.1. Ảnh hưởng của các tác nhân gây đột biến đến TLNM và KNSS của
các giống lúa nghiên cứu
3.1.1.1 Tỉ lệ nảy mầm
Mức độ gây hại của các tác nhân gây đột biến tác động đến cây trồng là
một trong những biểu hiện đặc trƣng đánh giá hiệu quả của đột biến cảm ứng
trong công tác chọn giống. Vì thế, việc nghiên cứu các quá trình sinh trƣởng,
phát triển của cây lúa sau khi xử lí đột biến là rất cần thiết. Trong số các chỉ tiêu
nghiên cứu, đặc biệt chú ý tới hai chỉ tiêu cơ bản là (1) TLNM và (2) KNSS.
Theo kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.1a, 3.1b thì TLNM không chỉ phụ
thuộc vào loại tác nhân gây đột biến, liều lƣợng (hoặc nồng độ) mà còn phụ
thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống. Dẫn liệu ở bảng 3.1a cho thấy:
Khi xử lí tác nhân gây đột biến với liều lƣợng (hoặc nồng độ) càng tăng thì
TLNM của 2 giống lúa nếp Phu thê và PD2 giảm. Mức độ biến động đó đƣợc
biểu hiện khá rõ theo quy luật cụ thể là:

18


Do tác động của tác nhân gây đột biến TLNM của giống lúa nếp Phu
Thê giảm từ 80,08% xuống 76,1% khi xử lí tia bằng gamma (nguồn Co60) với
liều lƣợng 5krad đến 10krad. Còn khi xử lí NEU với nồng độ tăng từ 0,02%
đến 0,05% thì TLNM giảm từ 80,03% xuống 35,66%.

Đối với giống PD2 với liều lƣợng xử lí γ (nguồn Co60) tăng từ 5krad đến
10krad thì TLNM giảm từ 72,82% xuống 66,84%. Khi xử lí bằng NEU với
các nồng độ tăng từ 0,02% đến 0,03% và 0,05% thì TLNM của giống lúa này
giảm từ 76,05% xuống 62,76%.
Kết quả cho thấy TLNM ở 2 giống lúa có sự khác nhau. Giống lúa nếp
Phu Thê có TLNM thấp nhất là 76,1%, còn giống lúa PD2 là 66,84% khi xử lí
bằng tia γ với cùng liều lƣợng 10krad. Khi xử lí bằng NEU ở nồng độ 0,05%
thì TLNM thấp nhất ở lúa nếp Phu Thê là 58,68% và ở giống PD2 là 62,76%.
Tác nhân gây đột biến đã hủy hoại sự hình thành phôi mầm, dẫn đến quá
trình hình thành mầm hạt lúa không đƣợc diễn ra, một số hạt không thể nảy
mầm. Do đó TLNM của hạt ở 2 giống lúa là thấp hơn so với giống ĐC.

19


×