Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Kết quả phục tráng giống lúa nếp PD2 ở thế hệ thứ 3 (g2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 51 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐC

: Đối chứng

FAO

: Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc

IAEA

: Cơ quan Năng lƣợng Nguyên tử Quốc tế

IRRI

: Viện nghiên cứu lúa Quốc tế

KNĐN

: Khả năng đẻ nhánh

NC

: Nguyên chủng

NN & PTNN

: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

P1000


: Khối lƣợng 1000 hạt

SNC

: Siêu nguyên chủng

ST – PT

: Sinh trƣởng và phát triển

YTCTNS

: Yếu tố cấu thành năng suất

TGST

: Thời gian sinh trƣởng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1. Tổng quan về đối tƣợng và lĩnh vực nghiên cứu ....................................... 3
1.2. Tình hình phục tráng giống trên thế giới và ở Việt Nam........................... 4
1.2.1. Tại Việt Nam ........................................................................................... 4

1.2.2 Trên thế giới ............................................................................................. 6
1.3. Nguyên nhân thoái hóa giống .................................................................... 6
1.4. Xây dựng tiêu chuẩn phục tráng ................................................................ 7
1.5. Các chỉ tiêu dùng cho phục tráng ............................................................... 8
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 13
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 13
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 14
2.2.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng .......................................... 14
2.2.2. Kỹ thuật phục tráng ............................................................................... 14
2.2.3. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu .................................................. 18
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 20
3.1.1. Khả năng đẻ nhánh và chiều cao cây .................................................... 20
3.1.2. Trạng thái trục chính, chiều dài cổ bông và chiều dài bông. ................ 23
3.2. Các YTCTNS của 6 dòng lúa nếp PD2 ở thế hệ thứ 3 (G2) .................... 28
3.2.1. Số bông/khóm ....................................................................................... 28


3.2.2. Số hạt chắc/bông của 6 dòng lúa nếp phục tráng ở G2......................... 29
3.2.3. Màu sắc vỏ trấu, màu sắc vỏ cám, màu sắc nội nhũ và hƣơng
thơm của các dòng nếp phục tráng .................................................................. 31
3.2.4. Khối lƣợng 1000 hạt (g), năng suất hạt/khóm, năng suất hạt/m2,
thời gian sinh trƣởng ....................................................................................... 32
3.3. Tính chống chịu của 6 dòng lúa nếp PD2 ở thế hệ thứ 3 (G2) ................ 36
3.3.1. Một số sâu bệnh ảnh hƣởng đến ST – PT ở cây lúa ............................. 36
3.3.2. Khả năng chống chịu điều kiện bất thuận ............................................. 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 42
Kết luận ........................................................................................................... 42
Đề nghị ............................................................................................................ 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 44
PHỤ LỤC ẢNH .............................................................................................. 43



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Khả năng đẻ nhánh và chiều cao cây của các dòng phục tráng......... 21
Bảng 2. Trạng thái trục chính, chiều dài cổ bông và chiều dài bông của
các dòng nếp phục tráng .................................................................. 25
Bảng 3. Số bông/khóm của các dòng nếp phục tráng ..................................... 28
Bảng 4. Số hạt chắc/bông của các dòng nếp phục tráng ................................. 30
Bảng 5. Màu sắc vỏ trấu, màu sắc vỏ cám, màu nội nhũ và hƣơng thơm
của 6 dòng lúa nếp phục tráng ở G2 ................................................. 32
Bảng 6. Khối lƣợng 1000 hạt, năng suất hạt/khóm, năng suất hạt/m2,
thời gian sinh trƣởng của các dòng lúa nếp phục tráng thu đƣợc
nhƣ sau: ............................................................................................. 33
Bảng 7. Khả năng nhiễm sâu bệnh của các dòng nếp phục tráng. .................. 38
Bảng 8. Khả năng chịu nóng của các dòng nếp phục tráng ............................ 41


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Khả năng đẻ nhánh cây của 6 dòng lúa nếp phục tráng ở G2 ....... 22
Biểu đồ 2. Chiều cao cây của 6 dòng lúa nếp phục tráng ở G2 ...................... 23
Biểu đồ 3. Chiều dài cổ bôngcủa 6 dòng lúa nếp ở G2 .................................. 26
Biểu đồ 4. Chiều dài bông của 6 dòng lúa nếp ở G2 ...................................... 27
Biểu đồ 5. Số bông/khóm của các dòng nếp phục tráng ở G2 ........................ 29
Biểu đồ 6. Số hạt chắc/bông của các dòng nếp phục tráng ở G2 .................... 31
Biểu đồ 7. Khối lƣợng 1000 hạt của 6 dòng lúa nếp phục tráng ở G2 ........... 34
Biểu đồ 8. Năng suất hạt/khóm của 6 dòng lúa nếp phục tráng ở G2 ............ 34
Biểu đồ 9. Thời gian sinh trƣởng của 6 dòng lúa nếp phục tráng ở G2.......... 35
Biểu đồ 10. Năng suất hạt/m2 của 6 dòng lúa nếp phục tráng ở G2 ............... 36



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề an ninh lƣơng thực vẫn luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu của nhiều quốc gia. Sau năm 1989, liên tục nhiều năm Việt Nam luôn ở vị
trí xuất khẩu gạo thứ hạng cao trên thế giới bởi Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi
trọng vấn đề nông nghiệp - nông dân - nông thôn trong chiến lƣợc phát triển
bền vững.
Những năm gần đây, chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới ngày càng đƣợc
khẳng định. Ngoài vấn đề thiết kế, quy hoạch xây dựng lại nơi ở (nhà cửa, cơ
quan hành chính...) thì vấn đề sản xuất có hiệu quả của nông dân còn nhiều nan
giải. Một trong vấn đề đó là tổ chức sản xuất lúa gạo theo hƣớng sản xuất hàng
hoá để nâng cao mức sống vẫn còn là vấn đề cần đƣợc quan tâm.
Chủ trƣơng củng cố và mở rộng vùng nông nghiệp hàng hóa (Dự thảo
Đại hội Đảng XI) trong đó vùng trồng lúa đƣợc ổn định ở mức 3,8 triệu/ha
đặt nhiệm vụ cho ngành chọn tạo giống cần tạo đƣợc các giống lúa đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Bộ giống lúa chất lƣợng, đặc sản, có giá trị kinh tế cao ở trong nƣớc còn
hạn chế và thua kém các quốc gia nhƣ Mĩ, Thái Lan…
Trong tập đoàn giống quốc gia hiện tại, số lƣợng giống lúa nếp thuần
năng suất cao, chất lƣợng tốt chiếm tỉ lệ 3 - 4% song trên thực tế - do nhiều
nguyên nhân nên sự xuống cấp, thoái hóa giống kể cả giống nếp, tẻ đều diễn
ra khá phổ biến, giống lúa nếp PD2 cũng không phải là một ngoại lệ.
Sau một số năm gieo trồng và tập trung mở rộng quy mô gieo trồng trên
đồng ruộng, giống lúa nếp PD2 đã có những dấu hiệu bị xuống cấp, thoái hóa
về hình thái, đặc điểm nông sinh học.

1


Chúng tôi tiếp tục tiến hành đề tài: “Kết quả phục tráng giống lúa nếp

PD2 ở thế hệ thứ 3 (G2)” nhằm khôi phục các đặc tính quý của giống lúa nếp
PD2 góp phần phục hồi các đặc tính quý vốn có của giống.
2. Mục đích nghiên cứu
Góp phần phục hồi các đặc tính hình thái, sinh trƣởng, phát triển và các
yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa nếp PD2.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần khẳng định và làm phong phú thêm các nội dung lí luận về
phƣơng pháp phục tráng giống lúa ở Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Chọn đƣợc các dòng lúa nếp PD2 có đặc tính tốt phục vụ cho việc sản
xuất giống lúa nếp PD2 nhằm mở rộng sản xuất.

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về đối tƣợng và lĩnh vực nghiên cứu
Thực tế sản xuất cho thấy, nhu cầu gạo nếp cho sử dụng trong nƣớc và
xuất khẩu có chiều hƣớng gia tăng, lúa (gạo) nếp luôn cho hiệu quả kinh tế
cao 1,5 - 1,9 lần lúa tẻ thƣờng.
Tuy nhiên số lƣợng giống lúa nếp thƣờng ít (5,8%), số ít giống lúa nếp
chất lƣợng tốt (xôi dẻo, thơm), năng suất lại thấp, chỉ cấy đƣợc một vụ trong
năm (nếp Cái Hoa Vàng, nếp Quýt, nếp trắng Bắc Giang), năng suất cao thì
chất lƣợng lại hạn chế (không thơm) nhƣ nếp IR 352, nếp 87, nếp 97…
Vấn đề đặt ra là cần chọn tạo đƣợc giống nếp gieo cấy đƣợc 2 vụ/ năm,
năng suất cao, chất lƣợng tốt (dẻo, thơm), có khả năng chịu thâm canh, chống
chịu đƣợc sâu bệnh thông thƣờng, phổ biến thích nghi rộng phục vụ các vùng
trồng lúa hàng hóa.
Giống lúa PD2 do TS. Đào Xuân Tân chọn tạo từ năm 1995.

Năm 2000 – 2002, bắt đầu đƣợc đánh giá theo diện rộng ở quy mô hợp
tác xã.
Năm 2003 – 2005, đã đƣợc gieo cấy hơn 1000 ha tại Tiên Du, Từ Sơn,
Bắc Ninh.
Năm 2004, đƣợc công nhận sản xuất thử.
Từ năm 2003 - 2009, đã có hơn 10000 ha gieo trồng giống lúa nếp PD2
tại các tỉnh Bắc Ninh.
Tại Vĩnh Phúc giống lúa nếp PD2 đã đƣợc chuyển giao từ năm 20012009 đã tiếp cận và phổ biến ở một số HTX, một số hộ nông dân ở các địa
phƣơng: HTX Đồng Xuân (thị xã Phúc Yên); xã Thanh Lăng, Đạo Đức, Tam
Hồng (Bình Xuyên); thị trấn Tam Đảo (Tam Đảo) chuyển giao trong các vụ:
Vụ mùa năm 2005, vụ xuân và vụ mùa năm 2006, 2007 và vụ mùa năm 2008

3


với tổng diện tích là 63,7 ha. Trong các năm từ 2001 - 2009, giống PD2 đã và
đang sản xuất thử tại một số vùng lúa hàng hóa với tổng diện tích 12800 ha.
Từ năm 2006 - 2009, trồng thử nghiệm tại Vĩnh Phúc cho thấy giống
lúa nếp PD2 cho năng suất khá trong cả 2 vụ gieo cấy, cao nhất là vụ chiêm
xuân từ 47,4 - 55,2 tạ/ha, vụ mùa từ 40,1 - 54,4 tạ/ha. So với nếp TK90 và
9603, năng suất của PD2 luôn hơn khoảng 8,1%, đặc biệt nếp PD2 rất đƣợc
ngƣời dân ƣa thích bởi khả năng chống đổ cao hơn, vỏ sáng, gạo trong và ít
đen lép hạt.
Trong thực tế sản xuất ở nhiểu địa phƣơng nhƣ Từ Sơn, Yên Phong,
Tiên Du (Bắc Ninh) nếp PD2 đã dần thay thế TK90, 9630 và IR352.
Năm 2010, giống lúa nếp PD2 đƣợc công nhận chính thức là giống
Quốc gia.
1.2. Tình hình phục tráng giống trên thế giới và ở Việt Nam
Do đặc tính biến dị của sinh vật nên hầu hết các giống cây và vật nuôi
đều có sự biến đổi sau thời gian nuôi trồng.

Ngoài các yếu tố môi trƣờng gây suy thoái giống (khí hậu, địa chất…)
thì sinh sản hữu tính là một nguyên nhân gây nên sự phân li ở thế hệ sau và
thoái hóa giống.
Việc cây trồng đƣợc chuyển dịch đến nhiều vùng đất lạ từ các trung tâm
khởi nguyên cũng là một nguyên nhân gây biến dị theo 2 hƣớng: suy thoái
hoặc tốt hơn.
Trong quá trình phục tráng có thể thu lại đƣợc những đặc tính tốt hơn
giống gốc, đƣơng nhiên là đƣợc chấp nhận và thay thế.
Việc phục tráng giống tại Việt Nam và nhiều nƣớc khác đƣợc tiến hành
thƣờng xuyên trong quá trình chọn giống.
1.2.1. Tại Việt Nam
Viện Di truyền Nông nghiệp đã triển khai đề tài “Phục tráng giống lúa
Bao thai Chợ Đồn” bằng phƣơng pháp tuyển chọn giống theo 3 vụ đƣợc thực

4


hiện trên diện tích 10 ha tại xã Phƣơng Viên, Quảng Bạch, huyện Chợ Đồn.
Vụ 1, thu thập 1000 dòng để chọn lấy 600 dòng. Vụ 2, chọn từ 600 dòng của
vụ 1 để thực nghiệm và chọn lấy 60 dòng thực nghiệm vụ 3 trên diện tích
10ha, để mang lại giống Bao thai tốt nhất, cho năng suất, chất lƣợng phục vụ
nguồn giống thƣơng mại tại tỉnh Bắc Cạn. Tiến hành trồng những dòng lúa
Bao thai đã đƣợc phục tráng trên diện tích 10 ha tại 2 xã Phƣơng Viên và
Quảng Bạch (huyện Chợ Đồn), nhóm thực hiện đề tài đã thu đƣợc kết quả khả
quan, năng suất của 60 dòng lúa đƣợc chọn trong vụ 3 ổn định trong khoảng
48 – 50 tạ/ha, tăng từ 3 - 5 tạ/ha so với giống lúa trƣớc khi phục tráng.
Tỉnh Lai Châu phục tráng thành công giống lúa tẻ bản địa có nguồn gen
quý hiếm có tên “Tẻ râu”. Việc này đã góp phần bảo tồn những đặc điểm trội,
nhân giống cung cấp cho đồng bào thiểu số thâm canh, tăng thu nhập. “Tẻ
râu” là giống lúa tẻ bản địa của đồng bào dân tộc thiểu số ở Lai Châu, với đặc

điểm vƣợt trội hạt gạo trắng, dài và to tròn, cơm gạo râu thơm, mềm, độ dẻo
vừa phải, vị đậm ăn rất ngon. Đề tài đã triển khai đƣợc 3 vụ: Vụ thứ nhất
(Go), gieo vật liệu khởi đầu Go để chọn cá thể và xây dựng tiêu chuẩn phục
tráng, rút cá thể phục tráng. Vụ thứ hai (G1): Đánh giá dòng G1 và so sánh
các tiêu chuẩn giống gốc. Vụ thứ ba (G2): So sánh dòng G2 đã đƣợc tuyển
chọn, nhân sơ bộ và hỗn dòng tạo lô hạt SNC.
Tại Hội nghị đầu bờ lần 1 đánh giá sơ bộ kết quả thực hiện đề tài, các đại
biểu tham gia, trong đó có ngƣời dân đều cho rằng giống lúa “Tẻ râu” đƣợc
chọn tạo đến vụ thứ ba (G2) vẫn giữ đƣợc các đặc điểm của giống gốc: Khi
nấu cơm ngon có mùi thơm và dẻo, cho năng suất dự kiến đạt 4,5 tấn/ha, tăng
từ 10 - 15% so với trƣớc đây, đặc biệt, cây lúa sinh trƣởng phát triển tốt,
không bị bệnh, bông trỗ đều, tỷ lệ hạt chắc cao.
Ngoài ra, với sự giúp đỡ của TS. Đào Xuân Tân - Viện nghiên cứu và
Hợp tác KHKT Châu Á - Thái Bình Dƣơng (IAP) tại Công ty giống cây trồng

5


Bắc Ninh, sinh viên Nguyễn Kiều Trang đã phục tráng đƣợc giống lúa nếp
PD2 ở thế hệ thứ 2 (G1) do TS. Đào Xuân Tân chủ trì chọn tạo.
1.2.2 Trên thế giới
Do cần khôi phục lại đặc điểm của giống từ lô đã bị thoái hóa nên công
tác phục tráng thƣờng tốn công, đòi hỏi am hiểu tận tƣờng về giống lúa đƣa
vào phục tráng, tốn thời gian và tiền của. Vì lẽ này mà khi nào thật cần thiết
mới áp dụng công nghệ phục tráng.
Tình trạng chung hiện nay là do thời gian công tác duy trì các giống lúa
địa phƣơng bị quên lãng nên đa số các giống đang bị tình trạng hỗn tạp
nghiêm trọng. Hiện nay trên thế giới, hiện tƣợng thoái hóa giống cũng xảy ra
thƣờng xuyên bởi nhiều lí do nên việc phục tráng lại đặc điểm ban đầu vốn có
của giống cũng luôn đƣợc chú trọng và thực hiện nghiêm ngặt.

1.3. Nguyên nhân thoái hóa giống
Chất lƣợng chính là độ đồng đều, độ thuần di truyền của giống. Tuy
nhiên giống có duy trì và giữ độ thuần hay không còn tùy thuộc vào điều kiện
canh tác cũng nhƣ yếu tố môi trƣờng mà cây lúa phải gánh chịu…
Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã kết luận: sự thoái
hóa giống (độ thuần di truyền) giảm sút là do các nguyên nhân chính sau:
1. Giống bị hỗn tạp do yếu tố cơ giới gây nên, đây chính là nguyên nhân
chủ yếu, có thể nói đến trên 80% là do nguyên nhân này gây ra nhƣ: khi thu
hoạch, khâu tuốt nhai lúa mà không chú ý đến khâu phơi khô, rê sạch, làm
sạch máy móc, không làm sạch sân phơi, gieo xạ còn bị lẫn nền cũ còn lúa
ma, nói chung là tất cả các yếu tố cơ giới thực hiện trong quá trình sản xuất
không làm đúng quy trình thì đều gây nên sự hỗn tạp và sẽ gây nên sự thoái
hóa giống.
2. Do quá trình thụ phấn chéo của lúa. Hoa lúa là loại tự thụ song quá
trình tự thụ phấn chéo, phấn lạ bay tới nó cũng đƣợc thụ phấn, chính vì vậy
mà quy trình sản xuất lúa.

6


3. NC và SNC phải cách ly giữa các giống ít nhất phải 5 - 10 m. Hiện
tƣợng này chiếm 2 - 5% tùy từng giống và diều kiện thời tiết, xảy ra hiện
tƣợng nghiêm trọng nhất khi cây lúa trỗ tung phấn gặp điều kiện gió lớn.
4. Quá trình canh tác không phù hợp cho giống đó nhƣ bón phân không
cân đối, các giống bị nhiễm sâu bệnh và cây phải chịu các điều kiện khí hậu
thời tiết khác nhƣ nóng quá hoặc rét quá cũng gây nên sự thoái hóa giống.
5. Do điều kiện bất lợi về khí hậu thời tiết gây ra cụ thể nhƣ: quá khô
hạn, ngập lụt kéo dài, nhiệt độ cao, bức xạ chiếu sáng lớn, sấm sét… cũng có
thể gây ra sự đột biến cấu trúc gen làm cho giống phân li ra nhiều dạng hình,
nhiều tầng giống dẫn đến năng suất giảm…

1.4. Xây dựng tiêu chuẩn phục tráng
Quá trình áp dụng các biện pháp đồng bộ, liên hoàn nhằm khôi phục lại
những đặc tính quý vốn có của giống, sản xuất ra lô hạt giống có chất lƣợng
gieo trồng cao đƣợc gọi là quá trình phục tráng.
Điều quan trọng hàng đầu và quyết định sự thành công của công tác
phục tráng là xây dựng tiêu chuẩn cho phục tráng. Để xây dựng đƣợc tiêu
chuẩn tốt và phù hợp cần có các điều kiện sau:
Ngƣời xây dựng tiêu chuẩn phải là ngƣời am hiểu sâu sắc về giống đƣa
vào phục tráng: để thỏa mãn đƣợc yêu cầu này thông thƣờng nên có sự phối
hợp giữa cán bộ kĩ thuật và ngƣời nông dân gieo cấy lâu năm các giống lúa
cần phục tráng để nắm đƣợc các đặc điểm riêng của giống. Sự am hiểu sâu
sắc về giống giúp cán bộ kĩ thuật lựa chọn cách tiến hành phục tráng đạt hiệu
quả cao nhất.
Cần có sự đánh giá trƣớc tại nơi nguyên sản để chọn lọc đƣợc lô hạt
giống ít bị thoái hóa nhất dùng cho phục tráng: lô hạt giống dùng làm vật liệu
cho phục tráng càng ít bị thoái hóa thì công tác phục tráng càng dễ dàng và
kết quả càng nhanh. Sự quan sát trƣớc còn nhằm nâng cao và củng cố sự am
hiểu sâu sắc vè giống lúa cần phục tráng.

7


Cần đảm bảo các diều kiện gieo trồng phù hợp: khi giống sinh trƣởng
phát triển tốt, các biểu hiện riêng của giống mới biểu hiện rõ giúp cho sự quan
trắc chính xác hơn và dễ dàng hơn. Cần chú ý đến các điều kiện đặc biệt của
giống nhƣ: giống Tám Xuân Đài cần đất chua hơi mặn vùng ven biển Bắc Bộ,
giống Nàng thơm Nhà Bè, hơi mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long…
1.5. Các chỉ tiêu dùng cho phục tráng
Trên cơ sở thỏa mãn các điều kiện, ngƣời làm công tác phục tráng cần
tiến hành các đo đếm bổ sung, căn cứ vào số liệu thu thập đƣợc mà xây dựng

tiêu chuẩn phục tráng, theo “Quy phạm khảo nghiệm giống lúa” (NXB Nông
Nghiệp, 2005) cho các giống lúa cần phục tráng theo mẫu sau đây:
TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giai đoạn quan trắc

1

2

3

4

1

Thời gian sinh trƣởng

2

Ngày trổ

3

Chiều cao cây


4

Màu tai lá

Lúa con gái

5

Màu lƣỡi lá

Lúa con gái

6

Màu mỏ hạt

Lúa ngậm sữa

7

Màu nhụy cái

Lúa phơi màu

8

Râu

Lúa chín


9

Màu gạo lật (vỏ cám)

Lúa chín

10

Màu vỏ trấu

Lúa chín

11

Tỉ lệ dài/rộng hạt lúa

Hạt khô

12

Hình dạng lá

Lúa ngậm sữa

13

Góc lá đòng

Độ


Lúa ngậm sữa

14

Chiều dài lá đòng

Cm

Lúa ngậm sữa

Ngày

Gieo đến chín

Ngày, tháng Lúa trổ
Cm

8

Lúa đỏ đuôi


15

Chiều rộng lá đòng

16

Tổng số lá trên thân chính


Gieo – trổ

17

Số đốt phân biệt đƣợc

Lúa chín

18

Chiều dài cổ bông

Cm

Lúa đỏ đuôi

19

Chiều dài bông

Cm

Lúa chín

20

Tổng số hạt/bông

Lúa chín


21

Số hạt chắc/bông

Lúa chín

22

Khối lƣợng 1000 hạt

23

Góc đẻ nhánh

24

Bông hữu hiệu/khóm

Lúa đỏ đuôi

25

Độ trong hạt gạo

Hạt khô

26

Mùi thơm


Hạt khô

27

Tình trạng thân

Lúa đỏ đuôi

28

Sâu

Gieo – chín

29

Bệnh

Gieo – chín

30

Tính chống chịu (hạn,

Theo giai đoạn cần đánh giá

Cm

Gam
Độ


Lúa ngậm sữa

Hạt khô
Lúa con gái

chua, phèn, mặn)
31

Protein

%

Gạo

32

Amilozo

%

Gạo

33

Chất lƣợng thử nếm

34

Năng suất cá thể


Cơm nấu theo truyền thống
Gam/khóm

Sau khi thu hoạch

Giải thích bảng mẫu:
1/ Thời gian sinh trƣởng: tính từ khi gieo mạ đến khi lúa chín thu hoạch.
Đó là tuổi mạ và thời gian tồn tại của cây lúa trên đồng ruộng.
2/ Ngày trổ: là ngày mà 75% số cây trên 1m2 quan trắc đã trổ bông. Ghi
ngày theo lịch và tính thời gian từ gieo đến trổ của các giống.

9


3/ Chiều cao cây: đo từ mặt đất đến mút đầu bông không kể râu (nếu
giống có râu) tính đến 0,1cm.
4/5/6/7/ Màu tai lá, lƣỡi lá, mỏ hạt, nhụy cái: ghi màu quan sát đƣợc gồm
vàng sáng, tím nhạt, tím, nâu.
8/ Râu: ghi theo tình trạng: không râu, hơi râu, nhiều râu. Đánh giá theo
độ dài của râu: ngắn, trung bình và dài.
9/ Màu gạo: màu gạo lật còn gọi là màu vỏ cám. Thƣờng có các màu:
trắng, trắng vàng, vàng nâu, nâu, đen, đỏ, tía…
10/ Màu vỏ trấu: là màu của hạt thóc khô, ghi theo màu quan sát đƣợc.
11/ Tỉ lệ dài/rộng hạt lúa: đo 10 hạt lúa, mỗi hạt đều chia tỉ lệ và lấy số
đo trung bình.
12/ Hình dạng lá: chú ý 3 lá cuối cùng (lá đòng, lá sát lá đòng và lá tiếp
theo). Phân lá theo hình dạng quan sát đƣợc gồm: lá cong tròn (hình cánh
cung), lá cong đầu (chỉ có đầu lá cong), lá thẳng.
13/ Góc lá đòng: đo góc tạo bởi lá đòng và trục cổ bông tính đến 0,1độ.

14/ Chiều dài lá đòng: đo từ gốc lá đòng đến mút lá đòng tính đến 0,1cm.
15/ Chiều rộng lá đòng: đo từ phần to nhất của lá tính đến 0,1cm.
16/ Tổng số lá trên thân chính: đánh dấu lá từ khi mạ có lá thật đến khi
nhìn thấy lá đòng.
17/ Số đốt phân biệt đƣợc: bóc bẹ lá ra khỏi thân, đếm số đốt có thể phân
biệt đƣợc.
18/ Chiều dài cổ bông: đo phần cổ bông nhô ra khỏi bẹ lá đòng. Nếu lúa trổ
không thoát thì đo phần bông bị lá bẹ đòng bao bọc và gọi là cổ bông âm, ghi kí
hiệu âm trƣớc phần cổ bông bị bẹ lá đòng bao bọc đo đƣợc: ví dụ -1,5cm.
19/ Chiều dài bông: đo lúc chín bắt đầu từ đốt cổ bông có gié đến mút
bông không kể râu.
20/ Tổng số hạt/bông: là số hoa đã hình thành. Đếm toàn bộ cả chắc lẫn
lép khi lúa chín.

10


21/ Số hạt chắc/bông: chỉ đếm số hạt chắc. Từ tổng số hạt và số hạt chắc
tính ra tỉ lệ lép.
22/ Khối lƣợng 1000 hạt: cân 5 lần mỗi lần 100 hạt, tính sai số của các
lần cân so với tỉ số trung bình. Nếu sai số của các lần cân dƣới 5% thì khối
lƣợng 1000 hạt là tổng số đo 5 lần cân nhân lên 2 lần.
23/ Góc đẻ nhánh: là góc tạo bởi các nhánh chính và chiều thẳng đứng,
căn cứ vào góa này và phân biệt:
- Đẻ nhánh chụm: góc đẻ nhánh dƣới 150
- Đẻ nhánh hơi xòe: Góc đẻ nhánh 15 - 200
- Đẻ nhánh xòe: góc đẻ nhánh hơn 300.
24/ Bông hữu hiệu/khóm: bông hữu hiệu là bông có 7 hạt trở lên. Bông
bị sâu đục thân không tính là bông hữu hiệu.
25/ Độ trong hạt gạo: bẻ đôi hạt gạo và tính độ bạc bụng theo phần trắng

trong thiết diện của lát cắt ngang hạt gạo. Theo độ bạc bụng chia ra:
- Gạo trong: chỉ có một đốm nhỏ bạc bụng và hoàn toàn trong.
- Gạo nửa trong: khoảng ½ thiết diện có màu trắng.
- Gạo bạc bụng: quá nửa thiết diện có màu trắng.
26/ Mùi thơm: thông qua thử nếm, nhấm gạo đã phơi thật khô hoặc nấu
lên để đánh giá. Theo độ thơm chia ra:
- Không thơm.
- Hơi thơm.
- Thơm.
- Thơm ngào ngạt hoặc rất thơm.
27/ Tình trạng thân: đánh giá độ cứng và độ vững của thân có liên quan
đến tính chống đổ, phân ra:
- Thân to - cứng.
- Thân to trung bình.
- Thân yếu - mềm.

11


28/ Sâu: đánh giá các loại sâu hại nguy hiểm nhƣ sâu đục thân, sâu cuốn
lá, rầy nâu, theo thang điểm của IRRI - 1996.
29/ Bệnh: đánh giá các loại bệnh nguy hiểm nhƣ đạo ôn, khô vằn, bạc
lá, đốm sọc vi khuẩn, hoa cúc, bệnh đen hạt… Theo thang điểm của IRRI 1996.
30/ Tính chống chịu: đánh giá tính chống chịu của cây lúa với các điều
kiện ngoại cảnh bất lợi nhƣ rét, hạn, úng, chua, phèn, mặn theo bốn cấp độ:
tốt, khá, trung bình, kém.
31/32/ Protein và amiloze: thông qua phân tích thành phần trong gạo.
Mỗi giống có một hàm lƣợng amiloze ổn định và hàm lƣợng protein biến
động trong một khoảng cho phép.
33/ Chất lƣợng thử nếm: nấu cơm và đánh giá theo cách ăn truyền thống.

Phân cấp theo thang 4 cấp: rất ngon, ngon, trung bình, kém.
34/ Năng suất cá thể: khối lƣợng hạt khô của một khóm lúa chính bằng
đơn vị gam/khóm.
Các số liệu về một giống nào đó (giống Tám xoan Thái Bình chẳng hạn)
sau khi đã đƣợc chỉnh lí sẽ trở thành tiêu chuẩn để căn cứ vào đó mà tiến hành
mà tiến hành công tác phục tráng. Để các tiêu chuẩn phục tráng cho một
giống đƣợc xác định cần điều tra kĩ toàn bộ các tính trạng ở nơi nguyên sản
của chúng.
Tiêu chuẩn phục tráng đƣợc xây dựng phải đảm bảo khôi phục đƣợc toàn
bộ tính trạng, các đặc điểm riêng biệt chỉ có ở giống này mà không có ở giống
khác nhƣ dạng hạt thóc - hạt gạo, mùi thơm, khả năng chống bệnh đạo ôn,
khô vằn, bạc lá, khả năng chịu sâu đục thân, cuốn lá, tính kháng rầy, khả năng
sinh trƣởng cho gạo ngon trên đất chua, phèn, mặn, khả năng chịu ngập úng.

12


CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu trong đề tài là giống lúa nếp PD2 và các dòng G1
của PD2 gồm:
- 6 dòng G2 đƣợc chọn từ G1 dòng lúa nếp phục tráng (giống gốc là
PD2) do TS. Đào Xuân Tân cung cấp.
- Giống đối chứng: nếp PD2.
Giống lúa nếp PD2 do TS. Đào Xuân Tân chủ trì chọn tạo từ năm 1995.
Xử lí đột biến giống lúa nếp 415, phát hiện - đột biến MC1 (bố) x TK90 (mẹ).
Sau đó chọn lọc theo phƣơng pháp phả hệ thu đƣợc PD2.
Giống đƣợc công nhận cho sản xuất thử năm 2004 và đƣợc công nhận
chính thức năm 2010.
Một số đặc tính nông sinh học chủ yếu của giống lúa nếp PD2:

PD2 có chiều cao cây từ 98 - 100 cm. Thời gian sinh trƣởng: 150 - 160
ngày. Xuân chính vụ: 115 - 125 ngày. Xuân muộn từ 110 - 115 ngày. Mùa
sớm năng suất trung bình đạt 45 - 48 tạ/ha thâm canh tốt đạt 58 - 62 tạ/ha.
Hạt bầu, vỏ trấu màu vàng sáng. P1000 hạt: 26 - 28 g, xôi dẻo, béo,
thơm, PD2 có hình thái gọn, lá đòng ngắn, góc lá nhỏ, xanh bền, đẻ nhánh
trung bình, cấy một dảnh có thể đạt 4 - 6 bông/khóm cấy đúng mật độ, thâm
canh tốt cho 290 - 310 bông/m2. Bông dài 18 - 23 cm, mỗi bông có 90 - 116
hạt, tỉ lệ hạt chắc 85 - 93% (vụ mùa), 90 - 94% (vụ xuân).
Hạt không cần ngủ, nghỉ, có thể gieo cấy 2 vụ/năm, chống đổ khá, chịu
thâm canh cao, ƣa chân vàn, vàn trũng. Nhiễm khô vằn, bạc lá, rầy, đạo ôn
nhẹ đến trung bình. Chịu rét và chịu hạn tốt, chịu nóng trung bình.
Thời gian nghiên cứu: vụ mùa, tháng 6 - 10 năm 2014.
Địa điểm thu thập mẫu: Khu phục tráng giống lúa Công ty cổ phần
Giống cây trồng Bắc Ninh (Lạc Vệ - Tiên Du).

13


2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng
Hạt giống của 6 dòng lúa đƣợc ngâm, ủ riêng biệt cho tới khi nảy mầm
Đất ruộng làm kĩ, san phẳng, chia thành luống ruộng 1,2 m và dài theo
chiều rộng. Gieo cấy 2 khu: khu nhân dòng và khu so sánh dòng.
Mật độ cấy: 36 khóm/1m2 (cấy một dảnh).
Tiến hành chăm sóc, gieo trồng, cách ly, cắm thẻ theo Quy chuẩn ngành
10 TCN 395 - 2006 (Ban hành theo QĐ số 4100 QĐ/BNN - KHCN, ngày 29
tháng 12 năm 2006 của Bộ NN & PTNT).
2.2.2. Kỹ thuật phục tráng
Tại vụ 3 (G2): Việc phục tráng đƣợc bố trí 2 khu vực.
Khu nhân dòng (1): nhân các dòng, mỗi dòng 80 - 100 m2 .

Khu so sánh dòng (2): lặp lại 3 lần một công thức, mỗi dòng 20 m2/công
thức.
Số liệu thu thập và đánh giá đƣợc chúng tôi thực hiên tại khu 2 - so sánh
dòng.

14


 Sơ đồ phục tráng
Vụ 1 ( G0)

chọn giống theo tiêu chuẩn

Vật liệu phục tráng

Vụ 2 ( G1)

Hạt mỗi cây ƣu
1

2

3

4

5

6


7

8 ~ 15



gieo

thành

dòng. Đánh giá,

đào thải

Vụ 3 ( G2)
PB4

ĐC

PB3

PB11 PB8 PB5

PB3

PB5

PB8

PB11 PB4 ĐC


PB8

PB4

ĐC

PB3

1
PB5 PB11

Khu nhân dòng (1)
Khu so sánh dòng (2)

SNC

NC

Sau G2 thu đƣợc hạt giống đạt tiêu chuẩn SNC, từ hạt giống SNC tổ
chức nhân giống theo quy trình để có hạt giống NC cung cấp cho sản xuất.

15


 Trình tự và kĩ thuật phục tráng
Vụ thứ nhất (G0):
Đánh giá và chọn cá thể tại ruộng: Dựa vào bản mô tả giống của tác giả
hoặc cơ quan khảo nghiệm để chọn lọc các cá thể.
Trình tự: Diện tích cấy 100 m2, chọn ít nhất 200 cây điển hình và cắm

que theo dõi khi lúa bắt đầu đẻ nhánh. Loại bỏ cây có tính trạng không phù
hợp, sinh trƣởng kém hoặc bị sâu bệnh hại.
Trƣớc khi thu hoạch 1- 2 ngày, đánh giá lần cuối và tiếp tục loại bỏ cây
không đạt yêu cầu, cắt sát gốc những cây đạt yêu cầu và đeo thẻ thứ tự để
đánh giá trong phòng.
Đánh giá và chọn cá thể trong phòng: Đo đếm các tính trạng số lƣợng
của từng cá thể đã đƣợc chọn tại ruộng, tính giá trị trung bình và độ lệch
chuẩn. Cắt bông của các cá thể đạt yêu cầu, cho vào túi giấy, ghi mã số, phơi
cả túi đến khô và bảo quản. Đồng thời làm vật liệu để gieo ở vụ tiếp theo.
Vụ thứ hai (G1)
Gieo riêng hạt giống của các cá thể chọn ở vụ thứ nhất và cấy mỗi dòng
thành một ô. Vẽ sơ đồ ruộng giống và cắm thẻ đánh dấu ô.
Theo dõi từ khi cấy đến thu hoạch. Chỉ đƣợc khử bỏ cây khác giống do
lẫn cơ giới trƣớc khi cây đó tung phấn, không khử bỏ cây khác dạng.
Loại bỏ dòng có cây khác dạng, dòng sinh trƣởng phát triển kém do sâu
bệnh hoặc do các nguyên nhân khác.
Trƣớc thu hoạch 1 - 2 ngày, đánh giá lần cuối các dòng đƣợc chọn và thu
mỗi dòng 10 cây mẫu tại 2 điểm để đánh giá trong phòng, không lấy cây ở
đầu hàng hoặc cây ở hàng biên. Loại bỏ các dòng có giá trị trung bình bất cứ
tính trạng nào nằm ngoài độ lệch chuẩn.
Sau thu hoạch, tuốt hạt các dòng đạt yêu cầu, phơi khô, làm sạch, cho
vào túi giấy riêng biệt, ghi mã số và bảo quản trong điều kiện an toàn để gieo
trồng ở vụ thứ ba.

16


Vụ thứ ba (G2)
Lƣợng hạt giống của mỗi dòng thu đƣợc ở vụ trƣớc đƣợc chia làm hai
phần: Phần nhỏ (khoảng 1/3 - 1/4) để dự phòng, phần còn lại đƣợc gieo cấy trên

ruộng so sánh và ruộng nhân dòng, các ruộng phải có sơ đồ riêng sau khi cấy.
Ruộng so sánh: Chọn ruộng thật đồng đều, cấy các dòng thành từng ô
theo phƣơng pháp tuần tự không nhắc lại, mỗi ô có diện tích 10 m2 và cách
nhau 30 - 35 cm. Thƣờng xuyên theo dõi từ lúc gieo, cấy đến thu hoạch, chỉ
đƣợc phép khử bỏ cây khác giống do lẫn cơ giới trƣớc khi tung phấn, không
khử bỏ các cây khác dạng khác. Loại bỏ dòng có cây khác dạng, dòng có tính
trạng biểu hiện không phù hợp với mức độ biểu hiện chung của đa số dòng,
dòng ST - PT kém do nhiễm sâu bệnh, bị ảnh hƣởng của điều kiện ngoại cảnh
bất thuận hoặc do các nguyên nhân khác.
Đánh giá các dòng đạt yêu cầu lần cuối trƣớc khi thu hoạch 1 - 2 ngày,
mỗi dòng thu 10 cây mẫu tại 2 điểm ngẫu nhiên bằng cách nhổ hoặc cắt sát
gốc để đánh giá trong phòng, không lấy cây đầu hàng và cây ở hàng biên.
Tiếp tục loại bỏ các dòng có giá trị trung bình của bất cứ tính trạng số lƣợng
nào nằm ngoài độ lệch chuẩn.
Ruộng nhân dòng: Sau khi cấy ruộng so sánh, cấy hết số mạ còn lại ở
ruộng nhân dòng. Tiến hành kiểm định các dòng đã đƣợc chọn ở ruộng so sánh
vào thời kỳ trỗ 50% và trƣớc thu hoạch để phát hiện cây khác dạng. Cho phép
khử bỏ cây khác giống do lẫn cơ giới, loại bỏ các dòng có cây khác dạng.
Thu hoạch và tính năng suất của các dòng đƣợc chọn (kg/m2), tiếp tục
loại bỏ các dòng có năng suất thấp và dòng có hạt gạo lật khác màu, nếu là lúa
thơm thì loại bỏ các dòng không có mùi thơm.
Dựa trên kết quả đánh giá ở ruộng so sánh, ruộng nhân dòng và kết quả
đánh giá trong phòng để chọn ra các dòng đạt yêu cầu.
Tự kiểm tra chất lƣợng gieo trồng của từng dòng đƣợc chọn trƣớc khi
hỗn các dòng đạt yêu cầu thành lô hạt giống siêu nguyên chủng. Sau khi hỗn,

17


lấy mẫu gửi phòng kiểm nghiệm, đóng bao và gắn tem nhãn theo quy định,

bảo quản cẩn thận để sản xuất hạt giống nguyên chủng ở vụ sau.
2.2.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
A- Thu thập mẫu vật
Căn cứ để xác định, theo dõi và thu thập số liệu về đặc điểm nông sinh
học, khả năng chống chịu và các YTCTNS:
Tài liệu 1: “Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa” - IRRI Nxb
Nông Nghiệp (1996)
Tài liệu 2: “Quy phạm khảo nghiệm giống lúa”. Bộ Nông Nghiệp và
PTNT Nxb Nông Nghiệp (2005).
Tài liệu 3: “Giáo trình chọn giống lúa”. Nguyến Văn Hoan. Nxb Nông
Nghiệp (2001).
B- Xử lí số liệu
Các số liệu đƣợc tính theo công thức sau:
n

Giá trị trung bình X 

Sai số trung bình

X
i 1

i

n

m


n


n

Độ lệch chuẩn  

 Xi  X 

n  30

i 1

n
n



2

(X
i 1

i

 X )2

n 1

n<30

Trong đó n: Số cá thể trong mẫu

X i : giá trị các biến số

18


Hệ số biến dị:

CV % 


X

.100%

CV% < 10%: Biến động thấp
CV%: 10 < 20%: Biến động trung bình
CV% > 20%: Biến động cao
Năng suất lý thuyết( NSLT):
NSLT = Số khóm /m2 x Số bông /khóm x hạt chắc/bông x P1000 hạt x 105 tấn/ha
2.3. Nội dung nghiên cứu
Trong điều kiện cho phép, chúng tôi tập trung khảo sát đánh giá các chỉ
tiêu sau:
1

Khả năng đẻ nhánh

11

Hương thơm


2

Chiều cao cây

12

P1000 hạt

3

Trạng thái trục chính

13

Năng suất hạt

4

Chiều dài cổ bông

14

Khả năng nhiễm sâu đục thân

5

Số bông/ khóm

15


Khả năng nhiễm sâu cuốn lá

6

Chiều dài bông

16

Khả năng nhiễm bệnh khô vằn

7

Số hạt chắc/ bông

17

Khả năng nhiễm bệnh đạo ôn

8

Màu sắc vỏ cám

18

Khả năng nhiễm bệnh bạc lá

9

Màu sắc vỏ trấu


19

TGST

10

Màu sắc nội nhũ

20

Khả năng chịu nóng

19


CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Các chỉ tiêu về sinh trƣởng và phát triển của 6 dòng lúa nếp PD2 ở
thế hệ thứ 3 (G2)
3.1.1. Khả năng đẻ nhánh và chiều cao cây
Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, liên quan chặt chẽ đến
quá trình hình thành số bông và năng suất cây lúa.
Cây lúa non hoặc cây mạ (ngƣời ta gọi là thân chính hay cây mẹ). Các
nhánh mọc ra từ thân chính đƣợc gọi là nhánh cấp 1 (cây lúa thƣờng có từ 5 7 nhánh cấp 1). Các nhánh mọc ra từ nhánh cấp 1 đƣợc gọi là nhánh cấp 2 và
các nhánh mọc ra từ nhánh cấp 2 đƣợc gọi là nhánh cấp 3. Nhánh nguyên
thuỷ phát triển ở giữa thân chính và lá thứ hai kể từ gốc. Mặc dù vẫn dính liền
vào thân cây mẹ tới tận những giai đoạn phát triển sau, nhƣng nhánh nguyên
thuỷ vẫn độc lập kể từ khi nó có rễ riêng.
Quá trình đẻ nhánh liên quan chặt chẽ với quá trình ra lá. Thƣờng khi ra
lá đầu tiên thì mầm nách ở mắt ra lá bắt đầu phân hoá, trong quá trình ra các
lá tiếp theo thì cũng tƣơng tự nhƣ vậy ở các nhánh tiếp theo và theo quy luật

thì khi lá thứ 4 xuất hiện thì lá thứ nhất kết thúc thời kỳ phân hoá và bắt đầu
xuất hiện và khi ra lá thứ 5 thì nhánh thứ 2 xuất hiện.
Thời gian đẻ nhánh của cây lúa đƣợc tính từ khi lúa bén rễ hồi xanh đến
khi làm đốt, làm đòng. Tuy nhiên ở ruộng mạ cũng có hiện tƣợng đẻ nhánh
nếu mạ gieo thƣa, hoặc những cây mạ quanh bờ có thể đẻ 1- 2 nhánh đầu tiên
khi có 4 - 5 lá (gọi là mạ ngạnh trê), nhƣng ngay lúc đó mật độ cây trong
ruộng mạ tăng lên và quá trình đẻ nhánh ngừng lại. Về khả năng đẻ nhánh của
cây lúa thì phụ thuộc vào phạm vi mắt đẻ (tức là số lá trên cây mẹ, tuổi mạ và
số lóng đốt kéo dài) và điều kiện ngoại cảnh.
Chiều cao cây là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất lúa.

20


×