Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÌM HIỂU mầm MỐNG tư TƯỞNG XÃ hội CHỦ NGHĨA THỜI KỲ cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.04 KB, 17 trang )

TÌM HIỂU MẦM MỐNG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
THỜI CỔ ĐẠI
Chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã, thay vào đó là chế độ chiếm hữu
nô lệ, với sự thống trị của giai cấp chủ nô. Kinh tế xã hội có những bước phát
triển đáng kể, quan hệ hàng hóa tiền tệ xuất hiện, xã hội phân chia thành kẻ
giàu, người nghèo. Giai cấp chủ nô cùng với các tầng lớp chủ công trường thủ
công, quý tộc, tăng lữ, con buôn, cho vay nặng lãi...hợp thành lực lượng thống
trị áp bức xã hội. Giai cấp nô lệ và các tầng lớp lao động khác hợp thành lực
lượng bị thống trị, bị áp bức. Cuộc đấu tranh chống áp bức làm xuất hiện
những tư tưởng, ước mơ hoài bão về một xã hội tương lai tốt đẹp hơn, không
còn tình trạng áp bức bóc lột, bất công.
Những tư tưởng đó đã xuất hiện trong thời cổ đại được phổ biến, lan
truyền trong công chúng qua những câu chuyện kể chưa thành văn, về sau là
những áng văn chương cổ vũ cho phong trào đấu tranh của những người nô
lệ. những ước mơ, khát vọng ấy chỉ mới dừng lại ở lòng khao khát được quay
về “thời đại hoàng kim”, mà sau này được các thành kinh gọi là “giang sơn
ngàn năm của chúa”, tức chế độ cộng sản nguyên thủy: không tư hữu, không
giai cấp áp bức bóc lột, mọi người đề bình đẳng, tự do, v.v…
I.

Một số vấn đề đặt ra khi nghiên cứu mầm mống tư tưởng xã
hội chủ nghĩa thời cổ đại

1. Khái niệm tư tưởng xã hội chủ nghĩa
- Tư tưởng (tiếng Hi Lạp là Idéa – hình tượng), là một hình thái ý thức của
con người phản ánh thế giới hiện thực
- Quan điểm xuất phát của tư tưởng xã hội chủ nghĩa là tư tưởng về sự
xóa bỏ áp bức bóc lột
+ Từ khi xuất hiện chế độ tư hữu và đi liền với nó là sự phân chia xã hội
thành giai cấp: thống trị và bị thống trị, áp bức và bị áp bức…, trong ý thức xã



2

hội cũng bắt đầu xuất hiện và không ngừng phát triển các tư tưởng biểu hiện
cho sự đối lập về lợi ích, về sự đấu tranh giữa các giai cấp.
+ Ngay từ thời cổ đại, bên cạnh các tư tưởng phản ánh, bảo vệ lợi ích của
các giai cấp thống trị, đã xuất hiện tư tưởng phản ánh, bảo vệ cho lợi ích, khát
vọng của các giai cấp bị thống trị.
+ Tư tưởng của giai cấp thống trị, duy trì, củng cố địa vị của giai cấp thống
trị, bất công, áp bức xã hội…còn tư tưởng của giai cấp bị thống trị phản ánh
những nhu cầu về một chế độ không có áp bức bất công, mọi người cùng làm,
cùng hưởng…
- “Chủ nghĩa xã hội là sự phản kháng và đấu tranh chống sự bóc lột
người lao động, một cuộc đấu tranh nhằm xóa bỏ hoàn toàn sự bóc lột” (V.I
Lênin: toàn tập t1, Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva 1997, tr 346)
+ Có thể hiểu chủ nghĩa xã hội là một lý tưởng (học thuyết), một phong
trào, một chế độ xã hội mà tư tưởng chung nhất là xóa bỏ áp bức bóc lột.
+ Cả lý luận và hiện thực chủ nghĩa xã hội là lý tưởng nhân đạo, là sự tiến
bộ xã hội và sự giải phóng nhân loại.
 Khái niệm: Tư tưởng XHCN là hệ thống các tư tưởng, các học thuyết
phản ánh cuộc đấu tranh của đông đảo của quần chúng nhân dân lao động
về một xã hội công bằng, bình đẳng, không có tình trạng người áp bức bóc
lột người và quan niệm về những con đường, giải pháp và những điều kiện
tiến tới xã hội tương lai tốt đẹp.
2. Các biểu hiện cơ bản của tư tưởng xã hội chủ nghĩa
- Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là quan niệm về một chế độ xã hội mà mọi tư
liệu sản xuất thuộc về mọi thành viên
- Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là một chế độ xã hội mà ở đó ai cũng có việc
làm, ai cũng lao động
- Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là những tư tưởng về một xã hội trong đó mọi

người đều bình đẳng, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Mọi người đều
có điều kiện để lao động, cống hiến, hưởng thụ và phát triển toàn diện
* Cần phân biệt tư tưởng xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa xã hội
-

Tiếp cận Chủ nghĩa xã hội trên 3 phương diện:
+ Là hệ thống quan điểm tư tưởng, lý luận


3

+ Là một phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân
+ Là một chế độ xã hội
- Ở đây nghiên cứu Chủ nghĩa xã hội là hệ thống các quan điểm lý luận
(tức là dạng Chủ nghĩa xã hội là học thuyết) nó chia làm 2 dạng:
+ Chủ nghĩa xã hội không tưởng
+ Chủ nghĩa xã hội khoa học
* Chủ nghĩa xã hội không tưởng đầu tiên là những mầm mống sau đó là
khuynh hướng, phát triển cao hơn là Chủ nghĩa xã hội không tưởng và đỉnh
cao là Chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán
3. Phân loại tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Tư tưởng xã hội chủ nghĩa có quá trình lịch sử lâu dài: ra đời từ xã hội nô
lệ, phát triển trải qua các giai đoạn khác nhau cho đến ngày nay (sơ đồ)

Nô lệ

Mầm mống
TT. XHCN

TT.XHCN

trước Mác
(không tưởng)

TK.XIX

1848

CNXH
lý luận

CNXH
Khoa học

1917

TT.XHCN

CNXH
hiện thực

- Mầm mống tư tưởng xã hội chủ nghĩa
- Tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác (không tưởng)
- Chủ nghĩa xã hội khoa học (sau khi chủ nghĩa Mác ra đời)
- Chủ nghĩa xã hội lý luận (trước CM.T10 Nga 1917)
- Chủ nghĩa xã hội hiện thực (sau CM.T10 Nga 1917)
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu


4


- Nghiên cứu mầm mống tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở 2 quốc gia là Hi Lạp
và La Mã cổ đại vì: Hi Lạp và La Mã cổ đại là điển hình của hình thái kinh tế
xã hội chiếm hữu nô lệ
- Hiểu thế nào là mầm mống? Có 2 cách:
+ Là những tư tưởng sơ khai mà chưa có hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã
hội
+ Là những tư tưởng đó không nảy sinh trực tiếp từ cuộc đấu tranh giai
cấp mà được thông qua các đại biểu tri thức được phản ánh trong văn học,
triết học và tôn giáo; như: sử thi Iliát, Ôđixê,… triết học: talét, Pitago,
Platôn, Anaximen,…Tôn giáo: giáo lý Giêxu Crít (Jésus Christ) của đạo Kitô
II.

Bối cảnh lịch sử xuất hiện mầm mống tư tưởng xã hội chủ nghĩa
thời cổ đại

1. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự hình thành mầm mống tư tưởng xã
hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là do điều kiện kinh tế - xã hội quyết
định (tức là có sự xuất hiện của giai cấp, nhà nước)
- Quá trình tan rã của chế độ cộng sản nguyên thuỷ, trong xã hội bắt đầu
có sự phân hoá giài nghèo và cũng bắt đầu xuất hiện nhân tố mầm mống của
giai cấp và nhà nước.
Nghiên cứu nguồn góc của sự suất hiện giai cấp và nhà nước, trong tác
phẩm: “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” của Ph.
Ăngghen đã chỉ ra sự phân công lao động lớn đưa tới việc phá vỡ các tổ chức
thị tộc, bộ lạc ngay từ giai đoạn cao của thời kì dã man. Từ sự phân công lao
động lớn đó đã làm thay đổi sức sản xuất và thu hút nhiều lao động mới và tù
binh chiến tranh đã trở thành các nô lệ.
Ph.Ăngghen đã khẳng định: “trong những điều kiện lịch sử lúc đó, sự phân
công xã hội lớn đầu tiên, do tăng năng xuất lao động, tức là tăng của cải và do
mở rộng lĩnh vực hoạt động sản xuất, nhất định phải đưa đến chế độ nô lệ. Từ

sự phân công xã hội lớn đầu tiên, đã nảy sinh ra sự phân chia xã hội thành 2
giai cấp: chủ nô và nô lệ, kẻ bóc lột và người bị bóc lột” 1 và hệ quả tất yếu
1

C.Mác và Ăngghen, Toàn tập, Tập 21, Nxb Chính trị quốc gia , HN 1995, tr 240


5

như Ăngghen khẳng định, đó là: “Sự phân biệt giữa kẻ giàu và người nghèo
đã xuất hiện bên cạnh sự phân biệt giưa người tự do và người nô lệ: cùng với
sự phân công mới là sự phân chia mới xã hội thành các giai cấp” 2. Như vậy
“tất cả các nguyên nhân của sự hình thành giai cấp đều chỉ gắn liền riêng với
sản xuất mà thôi”3. Từ sự phân tích nguồn gốc và con đường của sự xuất hiện
giai cấp trong lịch sử, Ăngghen đã chỉ ra tính tất yếu của cuộc đấu tranh giai
cấp trong xã hội có giai cấp: “một xã hôị do toàn bộ những điều kiện kinh tế
của sự tồn tại của nó mà phải chia thành những người tự do và nô lệ, thành
những kẻ giàu đi bóc lột và những người nghèo khổ bị bóc lột, một xã hội
không những không thể lại điều hoà một lần nữa những mặt đối lập đó, mà
còn buộc phải đẩy chúng đi đến chỗ ngày càng gay gắt. Một xã hôị như vậy
chỉ có thể tồn tại trong cuộc đấu tranh không ngừng và công khai giữa các
giai cấp đó với nhau…”4. Sự hình thành giai cấp và dẫn đến mâu thuẫn giữa
các giai cấp với nhau không thể điều hoà được đưa đến sự ra đời của nhà
nước. Ăngghen khẳng định bản chất cảu nhà nước chỉ là công cụ áp bức của
giai cấp này với giai cấp khác và nhà nước bao giờ cũng là nhà nước của giai
cấp thống trị, có bản chất giai cấp sâu sắc. Ăngghen viết: “Vì nhà nước nảy
sinh từ nhu cầu phải kiềm chế những sự đối lập giai cấp; vì nhà nước đồng
thời cũng nảy sinh ra những cuộc xung đột của các giai cấp ấy, cho nên theo
lệ thường, nhà nước là nhà nước của giai cấp có thế lực nhất, của các giai cấp
thống trị về mặt kinh tế và nhờ có nhà nước mà cũng trở thành giai cấp thống

trị về mặt chính trị và do đó có thêm phương tiện mới để đàn áp và bóc lột
giai cấp bị áp bức”5
- Nhà nước ra đời đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá xã
hội trên quy mô rộng. Các ngành nghề phát triển đa dạng nhờ có lao động của
nô lệ bị áp bức. Do đó, việc giao thương buôn bán được hình thành và chiếm
vị trí quan trọng trong việc đời sống chính trị xã hội. Điển hình nhà nước ở
thời kì này có Hi Lạp và La Mã cổ đại.
2

Sđd, tr 243
Sđd, tr 246
4
Sđd, tr 251
5
Sđd, tr 255, 256
3


6

- Hi Lạp cổ đại có nhà nước Aten (nhà nước dân chủ - chủ nô) một thể chế
hết sức đề cao và bảo đảm những quyền lợi kinh tế, chính trị của những
noong dân tự do và nhà nước Xpác (không tồn tại chế độ tư hữu ruộng đất và
nô lệ, người Xpác (Đôrien) sống bằng sự nô dịch, bóc lột sức lao động của
người Hiốt và người Pêriét)
- Hi Lạp (Phiên âm của: Hellas) cổ đại chính là vùng đất có điều kiện để
nảy sinh những mầm mống tư tưởng có tính chất xã hội chủ nghĩa và cộng sản
chủ nghĩa sớm trên thế giới.
- Hi Lạp cổ đại là quốc gia ở khu vực Địa Trung Hải có lãnh thổ rộng, bao
gồm nhiều lục địa Hi Lạp (Nam bán đảo Ban Căng), miền đất ven bờ Tiểu Á

(Thổ Nhĩ Kì), và những đảo thuộc biển Êgiê. Miền lục địa có tầm quan trọng
trong lịch sử Hi Lạp, đặc biệt là vùng đất ven bờ Tiểu Á là vùng trù phú, tạo
thành cầu nối, nối thế giới Hi Lạp với các nền văn minh cổ đại phương Đông,
đồng thời Hi Lạp cổ đại có nhiều đảo lớn, nhỏ nằm rải rác trên vùng biển
Êgiê thuộc Địa Trung Hải tạo thành một hành lang cầu nối giữa miền lục địa
Hi Lạp với Tiểu Á. Trong đó có nhiều đảo là trung tâm lớn của Hi Lạp cổ đại
như: đảo Ơbê (ở phía tây), Látbốt, kiốt, Xamốt (ở phía đông), dãy đảo Xiclat
và đảo Crét đây cũng là trung tâm văn minh tối cổ - văn minh Crét – Myxen
trong lịch sử Hi Lạp, thiên kỉ III đến thiên kỉ II TCN, v.v …
- Hoàn cảnh tự nhiên của Hi Lạp cổ đại không thuận lợi cho việc trồng trọt
như các nước thuộc phương Đông, nhưng thủ công nghiệp nhất là nghề buôn
bán trên biển có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Đó là nơi hội tụ của nhiều
luồng văn minh phía Đông và phía Tây Địa Trung Hải và rộng hơn nữa là của
châu Âu, châu Á và châu phi
- Do hoàn cảnh trên, mặc dù chế độ nô lệ ở Hi Lạp cổ đại ra đời muộn hơn
so với ở các nước khác, song lại phát triển rất nhanh mang tính chất điển hình
của chế độ chiếm hữu nô lệ trên thế giới
- La Mã cổ đại có nhà nước Rôma, sau này (đến năm 395 Hoàng đế
Têôđôdiuxơ chia đế quốc Rôma cho 2 con trai) thành 2 nửa thực chất là 2
nước: Tây bộ đế quốc và Đông bộ đế quốc (về sau gọi là đế quốc Bidantium)


7

với những vận mệnh lịch sử khác nhau; sau đó vào thế kỷ IV, V, Rôma bị các
tộc người Giécman ồ ạt sâm nhập đã mọc lên nhiều vương quốc “man tộc”
+ Vương quốc Tây Gốt ở Tây Ban Nha
+ Vương quốc Văngđan ở Bắc Phi
+ Vương quốc Phơrăng ở miền Bắc xứ Gôlơ
+ Vương quốc Buốcgông ở Đông Nam xứ Gôlơ

+ Vương quốc Ăngglô Xắcxông ở đảo Bơritannia
+ Vương quốc Đông Gốt ở Italia
- La Mã cổ đại lúc đầu chủ yếu thuộc Italia ngày nay, nơi phát sinh nền
văn minh Rôma cổ đại (theo truyền thuyết, thành Rôma do Rômulus xây dựng
vào năm 752 Tr.CN), La Mã là một bán đảo lớn dài và hẹp hình chiếc ủng
nằm vắt ngang Địa Trung Hải. Ở phía bắc có dãy núi Anpơ, ba mặt còn lại
đều là biển. Bán đảo Italia lớn gấp 5 lần Hi Lạp lại có khá nhiều đồng bằng
màu mỡ và đồng cỏ rộng lớn thuận tiện cho phát triển nghề nông và chăn nuôi
gia súc. Điều kiện tự nhiên đã tác động rất lớn đến khuynh hướng phát triển
kinh tế và hình thức tổ chức nhà nước Rôma.
- Thành bang Rôma trong quá trình phát triển suốt gần 200 năm đã mở
rộng lãnh thổ thống nhất bán đảo Italia và làm chủ khu vực Địa Trung Hải,
dẫn đến những cuộc chiến tranh thôn tính các thành bang khác như: chiến
tranh Rôma – Cáctagô (264-146 TCN); chiến tranh Rôma – Makêđônia (214168 TCN); chiến tranh Rôma – Xiri (192-189 TCN). Việc mở rộng lãnh thổ
Rôma đã thâu tóm những vùng đất rộng lớn, thao túng toàn bộ trên biển, biến
Địa Trung Hải Thành cái “ao nhà” của Rôma.
- Những cuộc chinh chiến thắng lợi của Rôma đã đem lại cho Rôma những
nguồn lợi khổng lồ như việc bắt các nước thua trận bồi thường phí chiến; các
công trường, hầm mỏ, đồn điền, trang viên…đều bị tịch thu; đặc biệt số tù
binh khổng lồ đã biến thành nô lệ phục vụ cho xã hội Rôma tạo tiền đề hết
sức thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và chế độ chiếm nô của Rôma


8

2. Sự phát triển của những mâu thuẫn trong xã hội đặc biệt là mâu
thuẫn giữa chủ nô và nô lệ
- Trong xã hội Hi Lạp cổ đại tuy có sự phân hoá mỗi nơi có những mức độ
khác nhau nhưng dân cư thường chí thành 3 loại:
+ Giới quý tộc chủ nô (người Xpác-Đôrien): là tầng lớp nắm quyền thống

trị xã hội
* Giai cấp thống trị ở Aten có 2 bộ phận: quý tộc chủ nô ruộng đất và
quý tộc chủ nô công thương: Quý tộc chủ nô ruộng đất chủ trương thiết lập
nền chuyên chính theo thể chế cộng hoà quý tộc; Quý tộc chủ nô công thương
chủ trương xây dựng bộ máy nhà nước theo thiết chế dân chủ chủ nô, có
quyền lợi gắn bó với kinh tế công thương
* Giới quý tộc chủ nô Rôma bao gồm cả thương nhân, kị sĩ đã tung tiền
ra thiết lập nhiều xưởng sản xuất vũ khí, đáp ứng nhu cầu khổng lồ trong
những cuộc chiến tranh kéo dài hàng thế kỉ, ngoài ra chúng còn dựa vào uy
thế của mình để lấn chiếm ruộng công, đất tư hữu của dân nghèo, dân lưu tán,
binh sĩ tử trận tạo thành các điền trang lớn hay đại trại – Latiphunđia (lati:
ruộng; phunđia: đất đai, trại)
+ Giai cấp những người nô lệ và một tầng lớp của xã hội ít nhiều được tự
do (Pêriét): đó là bộ phận của nông dân, thợ thủ công và những người buôn
bán nhỏ
+ Người nô lệ (Hilốt): không được xem như con người, trái lại họ chỉ là
công cụ biết nói, là thứ hàng hoá bị đem đi mua, bán như mọi thứ đồ vật. Họ
hoàn toàn không có quyền lợi gì về kinh tế, chính trị, văn hoá không có tài
sản, gia đình kể cả quyền có tên riêng, thường được gọi theo quê quán. Để
nhận biết nô lệ của mình, chủ nô thường khắc dấu lên trán mỗi nô lệ. chủ nô
bỏ tiền ra mua nô lệ và như vậy nô lệ thuộc quyền sở hữu của họ được pháp
luật thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu này. Việc chuyền đổi, chuyển nhượng,
mua bán, thậm chí bị đánh đập, bị giết cũng là quyền của chủ nô.


9

- Do những người nô lệ bị gạt ra ngoài nề của xã hội, họ đều có mối căm
thù sâu sắc với nhà nước của giai cấp thống trị và giai cấp chủ nô.
+ Chế độ chiếm hữu nô lệ ở La Mã cũng như ở Hi Lạp cổ đại nhưng ở La

Mã có phần bị đối xử tàn bạo hơn, kể cả những người nông dân tự do cũng bị
thuê mướn để làm việc cho các điền trang với tiền công rẻ mạt hoặc dựa nhờ
vào sự bố thí của bọn quý tộc giàu có. Dần dần bộ phận này mất tập quán lao
động thậm chí khinh miệt lao dộng trở thành lực lượng ăn bám xã hội. người
đương thời gọi họ là “Pơlép thành thị (plebs urbana) còn Mác gọi họ là tầng
lớp vô sản lưu manh sống nhờ vào xã hội và bị đẩy lùi xuống hàng thứ yếu
của xã hội, chế độ chiếm nô càng có đà phát triển; mặt khác với phương châm
sử dụng tối đa lao động của nô lệ và chi phí tới mức tối thiểu cho người lao
động nên bọn chủ nô làm giàu rất nhanh chóng. Do đó, bằng thủ đoạn chiến
tranh xâm lược ngoài việc mở rộng lãnh thổ chúng còn cướp nô lệ làm các
chợ nô lệ mọc lên ở khắp nơi, nô lệ tạo thành thứ hàng hoá cho bọn chủ nô.
Bởi vì, lao động nô lệ được dùng rất rộng rãi trong các lĩnh vực như dịch vụ,
sản xuất các mặt hàng, trong các xưởng thủ công và tập trung nhiều nhất là
trong các trang viên lớn của các chủ nô. Nô lệ ở Rôma có nhiều nguồn gốc
khác nhau:
* Nô lệ thứ nhất là nô lệ tù binh
* Nô lệ thứ 2 là nô lệ vì nợ
* Nô lệ thứ 3 là nô lệ bị bọn cướp biển bắt cóc
* Nô lệ thứ 4 là nô lệ do nữ nô sinh ra
* Ngoài ra còn có nô lệ do đám trẻ con lang thang, mồ côi vô thừa nhận
được gia chủ đem về nuôi và biến thành nô lệ
+ Tuy bị bóc lột sức lao động nặng nề nhưng giới chủ nô vẫn không từ bỏ
các hình phạt tàn ác và dã man như: giam dưới hầm tối, bị tùng xẻo, bị chặt
chân tay và băm vằm cho chó đói, nhưng hình thức phổ biến nhất vẫn là đóng
đinh trên giá chữ thập (như chúa Giêsu)…


10

- Bị áp bức một cách tàn bạo và nặng nề, giai cấp nô lệ đã vùng dây đấu

tranh chống giai cấp chủ nô ngày càng quyết liệt hơn. Như huỷ hoại công cụ
sản xuất, cướp phá mùa màng, tài sản của quý tộc chủ nô rồ bỏ trốn…Giai
cấp thống trị cũng đã dùng cả bộ mày với nhiều biện pháp tàn nhẫn để truy
nã, trừng trị nô lệ bỏ trốn. Nhưng càng về sau những hình thức đấu tranh
quyết liệt hơn như bạo dộng có vũ trang, vũ trang khởi nghĩa. Chính Platôn
(427-347 Tr. CN) là một nhà triết học duy tâm đại biểu cho giai cấp quý tộc
cũng phải thừa nhận rằng: “mỗi thành thị dù nhỏ bé đến đâu cũng được chia
làm 2 khu vực: khu vực của những người giàu và khu vực của những người
nghèo. Và chỗ nào có giàu và có nghèo thì chỗ ấy mãi mãi diễn ra cuộc đấu
tranh tàn khốc giữa 2 phe đối địch”
- Tình trạng tập trung đông đảo nô lệ và việc bóc lột thậm tệ sức lao động
đã làm cho chủ nô và nô lệ ngày càng trở lên quyết liệt, gay gắt, làm lao đao
giới thống trị. Điển hình trong các phong trào do nô lệ đứng lên là khởi nghĩa
của Xpáctacuxơ lãnh đạo (73-71 TCN), là nô lệ đấu sĩ người xứ Tơraxơ (Hi
Lạp), trước đây đã từng cùng người Hi Lạp chống Rôma, bị bắt làm tù binh
và biến thành một nô lệ đấu sĩ (Galađianô). Trong quá trình chiến đấu
Xpáctacuxơ tỏ rõ là người có bản lĩnh, thông minh, kiên quyết, có đầu óc chỉ
huy quân sự, đành bại nhiều lần quân của Rôma và được nô lệ, dân nghèo
hưởng ứng rất đông. Xpáctacuxơ – “một nhân vật điển hình tốt đẹp nhất trong
toàn bộ cổ sử. Đó là một tướng có tài…một bản chất cao quý, một đại biểu
chân chính của giai cấp vô sản hiện đại”
+ Tuy hình thức đấu tranh còn nhiều hạn chế và thô thiển nhưng đã nói lên
khát vọng của quần chúng bị lao khổ, bị áp bức bát công hướng về một xã hội
mới công bằng bình đẳng, không có tình trạng người bóc lột người. Đó chính
là những mầm mống tư tưởng sơ khai về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng
sản của loài người.


11


* Kết luận: chừng nào xã hội còn phân chia giai cấp tất yếu còn đấu tranh
giai cấp và còn mầm mống tư tưởng xã hội chủ nghĩa.
III. Những nội dung cơ bản về tư tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ
nghĩa ở thời cổ đại
1.

Những ước mơ hoài vọng về một “thời đại hoàng kim” đã qua

- Những tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời cổ đại chủ yếu được thể hiện mới
chỉ là những ước mơ, niềm khát vọng của quần chúng bị áp búc bóc lột.
chúng được lan truyền, phổ biến rộng rãi trong các câu chuyện kể chưa thành
văn, về sau là những áng văn chương cổ vũ cho phong trào đấu tranh, những
cuộc khởi nghĩa của những người nô lệ. Những ước mơ khát vọng đó chỉ mới
dừng ở lòng khao khát được quay về “thời đại hoàng kim”
- “Thời đại hoàng kim” đó là thời đại không bị tha hoá, con người mơ
ước quay trở lại quá khứ xa xưa, trở lại thời gian xã hội hoàn toàn bình đẳng,
không có chế độ tư hữu đối với ruộng đất và công cụ lao động, không có
người giàu bóc lột người lao động. tuy buổi bình minh của loài người vô cùng
khổ cực, nhưng nhiều người vẫn tưởng quá khứ xa xưa là “thời đại hoàng
kim”
+ “Thời đại hoàng kim” nhà thơ Cổ Hi Lạp Hê-xi-ốt, một trong những
người ca ngợi thời đại đó, mô tả đó là khi con người không phải lo nghĩ về
điều già cả, lúa tự mọc đầy đồng. Còn nếu như có phải lao động, thì lao động
đó là niềm vui, mọi người đua nhau lao động, đạo đức thời bấy giờ là tự do,
tình hữu nghị và tương trợ. Nếu quay trở lại được “thời đại hoàng kim” thì
hạnh phúc biết bao.
+ Quay trở lại bằng cách nào? những người bị áp bức đã nhiều lần toan
trút bỏ xiềng xích của bọn chủ nô, nhưng không thành công. Tương lai vẫn tối
tăm mù mịt. Rõ ràng, “thời đại hoàng kim” đối với con người chỉ là những
giấc mơ êm đẹp.

2.

Lý thuyết về trạng thái tự nhiên.


12

- Từ những câu chuyên thần thoại về “thời đại hoàng kim” nguyên thuỷ
đã nảy sinh lý thuyết về “trạng thái tự nhiên” tiêu biểu là thuyết của Kiních.
Tư tưởng của phái này là kịch liệt lên án luật lệ và trật tự xã hội đương thời,
lý tưởng hoá trạng thái tự nhiên đầu tiên.
- Thực chất của thuyết này là: họ quan niệm rằng xã hội đầu tiên của con
người là xã hội nguyên thuỷ, đó là giai đoạn phát triển tự nhiên nhất, hợp lý
nhất, xã hội mang tính cộng đồng, còn xã hội nô lệ đã đi chệch ra khỏi sự hợp
lý đó. Theo họ cần phải tìm trạng thái tự nhiên của mình. Nhìn chung các tư
tưởng đó còn mang tính bình quân khổ hạnh, ước muốn về một xã hội công
bàng không lối thoát.
+ Tức là họ cho rằng thời thơ ấu (cộng sản nguyên thuỷ) là xã hội tự
nhiên và hợp lý
+ Xã hội chiếm hữu nô lệ là xã hội không hợp lý và đầy rẫy những thiên
vị, xấu xa và nguyên nhân tao ra xã hội đó là con người đã đi chệch khỏi
trạng thái tự nhiên.
+ Để trở về trạng thái tự nhiên đó, con người phải làm gì? Theo Pla-tôn,
nhà triết học duy tâm cho rằng cần giải quyết 2 nội dung quan trọng:
• Đấu tranh chống giàu có và nghèo nàn, vì theo ông giàu có đẻ ra tệ
ăn bám, lòng ham muốn vật chất quá đáng; còn sự nghèo khó sinh ra sự thấp
hèn, độc ác và cũng sinh ra lòng ham muốn vật chất
• Xã hội phải điều tiết giàu nghèo một cách hợp lý: thực chất là nhằm
xây dựng một xã hội quân bình vừa phải để bảo vệ lợi ích của tầng lớp thống
trị, quý tộc chủ nô. Cho nên ông không hề phê phán tư hữu mà chỉ phê phán

quyền lạm dụng tư hữu một cách quá đáng - tức là người ta vẫn có thể làm
giàu nhưng “không nên làm giàu một cách không chính đáng” và bằng
những thủ đoạn “không cao cả”
Như vậy, lý thuyết về “trạng thái tự nhiên” về đời sống cộng đồng
nguyên thuỷ của Pla-tôn được coi là những mầm mống đầu tiên của lịch sử tư
tưởng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên học thuyết này lại đầy rẫy những mâu
thuẫn. Bởi vì, Ông cho rằng: “sự bình đẳng giữa những người không bình


13

đẳng là tệ xấu của nền dân chủ”, vì vậy, “nhiệm vụ của nhà lập pháp không
phải là tiêu diệt sự nghèo nàn và sự giàu có mà là xác định giới hạn của sự
nghèo nàn và sự giàu có”. Mục đích của nó là bảo vệ giai cấp quý tộc chủ nô
trong chế độ Hi Lạp cổ đại
+ Ngoài ra còn một số đại biểu như Đi-kê-ác (thế kỷ IV TCN) một
nhà sử học, triết học là học trò của Arit-xtốt cho rằng trạng thái nguyên thuỷ
là trạng thái hoà bình, yên ổn trong đó con người công bằng những sản phẩm
do thiên nhiên đem lại nhưng do sự phát triển về kinh tế đã làm mất trạng
thái xã hội ấy. Còn Hê-rô-đốt (490-425 TCN) và Ê-pho (405-330 TCN) cho
rằng lý thuyết về “trạng thái tự nhiên” đối lập với chế độ tư hữu, chiếm hữu
nô lệ và đã trở thành tưe tưởng phổ biến trong giới trí thức của xã hội cổ đại
Hi Lạp và là cơ sở của phái khắc kỷ lúc bấy giờ
3. Lý thuyết về thiên đường trên mặt đất
- Lý thuyết này chủ yếu xuất hiện ở La Mã cổ đại, gắn liền với tôn
giáo; sau này thể hiện chủ yếu ở các phong trào dị giáo (thời trung cổ). Biểu
hiện trong Đạo cơ đốc giáo sơ kỳ
+ Nguyên nhân ra đời Đạo cơ đốc giáo sơ kỳ là do chế độ chuyên chế hà
khắc của đế chế La Mã. Dưới ách áp bức bóc lột, nô lệ và dân nghèo không
ngừng nổi lên đấu tranh lôi cuốn hàng vạn người tham gia như phong trào

của Xpác-ta-quýt nhưng đều thất bại. Vì thất vọng trong cuộc đáu tranh đầy
khổ ải nê người ta đi tìm hạnh phúc trong ảo tưởng của tôn giáo. Nên trong
những tư tưởng của các tôn giáo nguyên sơ chứa đựng những ước vọng của
quần chúng lao khổ mang những mầm mống tư tường xã hội chủ nghĩa.
+ Lúc đầu tôn giáo này xuất hiện trong cộng đồng người Do Thái, vốn là
nơi bị Đế quốc La Mã thống trị. nhiều lần họ đứng lên chống lại áp búc của
đế quốc La Mã nhưng đều thất bại nê họ mơ ước có một vị thần linh có thể
xoá bỏ mọi bất bình đẳng trong xã hội và thiết lập một xã hội mới công bằng
hơn. trải qua nhiều thế kỷ, những mơ ước đó được tập hợp lại thành kinh Cựu


14

ước. Sau nhiều lần thêm bớt kinh cựu ước trở thành quyển kinh thánh của
đạo Do Thái và cũng là bộ phận của kinh Tân ước của đạo Cơ Đốc sau này.
+ Thực hiện theo kinh Cựu ước, người dân Do Thái đã tổ chức phong trào
mang tính chất cộng sản tiêu dùng với khẩu hiệu: “cái gì thuộc về một người
cũng thuộc về mọi người và cái gì mọi người có thì mỗi người đều có”. Có
thể nói tư tưởng của họ chứa đựng những tư tưởng hoà bình, bình đẳng, bác
ái, cộng đồng giữa người với người.
+ Tư tưởng của đạo Do Thái được lan truyền trong nhân dân La Mã cổ
đại, về sau nó biến thành đạo Cơ Đốc giáo sơ kỳ. Ở thời kỳ đầu của tôn giáo
này đã thu hút nhiêu tầng lớp nhân dân lao động, những người lao động
thành những giáo đoàn có khuynh hướng theo chủ nghĩa cộng sản tiêu dùng
theo những mức độ khác nhau qua “kinh Phúc âm” thể hiện sự nghiệp cuỉa
thánh Tông đồ và trong các thuyết “giang sơn ngàn năm của chúa”, “ngày
chúa giáng thế lần thứ 2”, “ngày phán xét cuối cùng” được lưu truyền thành
kinh thánh Cơ Đốc giáo
+ Trong thuyết đó thể hiện thái độ phê phán những kẻ giàu có tàn ác
trong xã hội, họ mơ ước một đấng cứu thế (Đức chúa trời) giúp họ chừng

phạt những kẻ tàn bạo và nhờ phép màu của chúa họ có thể xây dựng một
giang sơn thánh thần không còn đau khổ, bệnh tật, đói nghèo, không có tội
ác, một giang sơn “thánh thiện”, cong ngừi sống bình đẳng, chan hoà và
hạnh phúc...
Tuy đó là ảo tưởng mang tính hoang đường nhưng đó là ước vọng của
quần chúng lao khổ về một xã hội công bằng, tốt đẹp mang tính chất chủ
nghĩa cộng sản tiêu dùng.
+ Việc xuất hiện những truyện cổ tích về thiên đường trên mặt đất mà con
người đã đánh mất vì lý do nào đó. Trong “Kinh mới” của những người theo
đạo thiên chúa tất nhiên là có những đoạn ngây thơ nhưng cũng nói lên sự
nhớ tiếc chế độ cộng sản nguyên thuỷ. Cũng có hy vọng, nhưng không phải


15

bằng sức mình. “Khải huyền”, một cuốn sách rất cổ của nhà thờ, “tiên đoán”
sẽ xuất hiện một vị thánh cứu sinh. Vị thánh này sẽ dẫn con người ra ánh sáng
và thiết lập một xã hội bình đẳng và công bằng hàng nghìn năm trên trái đất.
+ Theo truyền thuyết người sáng lập ra Kitô (Christos - Đấng cứu thế) là
Giêsu Crít (Jésus - Christ) con của đức chúa trời đầu thai vào người con gái
đồng trinh Maria, được sinh ra ở Bétlêem vùng Palextin - một tỉnh của đế
quốc Rôma. Năm 30 tuổi, tự nhận mình là thiên xứ và bắt đầu truyền đạo ở
Giêrudalem. Ông truyền tư tưởng bình đẳng, bác ái của con người trước chúa,
lòng tin nơi thiên đàng và lên án chế độ cai trị hà khắc của Rôma. Những tư
tưởng của Giêsu Crít nhanh chóng đáp ứng những khao khát, hi vọng của
quần chúng lao khổ vốn quá khổ đau lúc đó: sự an ủi vì được bình đẳng trước
chúa, hi vọng được chúa dắt ra khỏi cảnh sống đoạ đày, hi vọng được đến
“vương quốc của chúa”. Ông đã bị giai cấp quý tộc chủ nô kết tội phản loạn,
bị hành hình “đóng đinh râu rút” treo trên cột hình chữ thập lúc đó ông 33
tuổi. do vậy buổi ban đầu “Kitô giáo là tô giáo của những người nô lệ, của

những người tự do, của những người ghèo khổ và những dân tộc bị nô dịch
hay bị Rôma hoá”
+ Kitô giáo là nguồn gốc của kinh cựu ước (viết bằng ngôn ngữ Hêbơ),
và kinh Tân ước (viết bằng ngôn ngũ Hi Lạp) được chuyển sang tiếng Latinh
và chính thức được thừa nhận là quốc giáo của đế quốc Rôma năm 379 SCN
thời Hoàng đế Têođôđiuxơ.
+ Kitô giáo cho rằng có một Đức chúa trời sáng tạo ra muôn loài; Đức
chúa trời gồm 3 ngôi: Đức chúa cha, con và thánh thần. những luật lệ trong
kinh Kitô giáo được tóm tắt trong 10 điều răn của Đúc chúa trời:
• Thờ phụng kính chúa trên hết mọi sự
• Chớ kêu tên Đúc chúa trời vô cớ
• Giữ ngày chúa nhật
• Thảo kính mẹ già


16

• Chớ giết người
• Chớ tà dâm
• Chớ trộm cắp
• Chớ nói dối
• Chớ muốn vợ chồng người
• Chớ tham của người
+ Tôn giáo dần dần đưa xã hội bình đẳng và công bằng trên trời, thiên
đường trở thành phần thưởng truy tặng các tín đồ, còn sự bất bình đẳng trên
trái đất, thế giới nô dịch và bóc lột được coi là thiền định, là sự trừng phạt về
tội lỗi của tổ tiên loài người. Như vậy, người chết đi được lên thiên đường
tiếp tục cuộc sống giống như những kẻ giàu có: không lao động và được
hưởng thụ…
+ Nhưng những người bị áp bức vẫn tiếp tục mơ ước về cuộc sống công

bằng ấm no, tự do, hạnh phúc trên trái đất, được cổ vũ bằng những tư tưởng
trong những đoạn kinh thánh. Họ phê phán chế độ tư hữu và đấu tranh đòi
chia đều ruộng đất, tài sản. Tất nhiên, xã hội công bằng và bình đẳng mà nhân
dân thời xưa mơ ước không hoàn toàn giống chủ nghĩa cộng sản, bởi vì nền
sản xuất phát triển rất thấp, không thể nào bảo đảm ấm no cho mọi người: giỏi
lắm cũng chỉ là bình đẳng những người nghèo. Và mỗi lần người ta định xây
dựng xã hội này (trong phạm vi một xã đạo nhỏ) cuối cùng lại bị tan vỡ.
- Sau công nguyên, đạo Cơ đốc giáo sơ kỳ dần các thế lực thống trị lợi
dụng và các giới chức sẳc trong giáo hội phản bội, làm lũng đoạn và trở thành
công cụ để nô dịch tinh thần con người. tư tưởng Cơ Đốc giáo bị phân thành
những bộ phận khác nhau, một bộ phận muốn đấu tranh thực hiện theo tư
tưởng Cơ Đốc giáo sơ kỳ, còn bộ phận cực hữu trong giới chức sắc muốn lưọi
dụng Cơ Đốc giáo để phục vụ lợi ích chính trị của họ.
Như vậy, Hi Lạp và La Mã cổ đại là nơi điển hình của chế độ chiếm hữu
nô lệ của thế giới, đồng thời cũng là nơi sản sinh ra những mầm mống tư
tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Những mầm mống tư tưởng


17

đó chính là tiếng nói, là khát vọng của quần chúng bị áp bức về một xã hội
mới công bằng, bình đẳng và hoà bình nhưng còn rất sơ khai và ngây thơ,
giản dị. Nội dung củ nó vẫn là sự thi vị hoá chế độ nguyên thuỷ, về tính cộng
đồng, công hữu, tính công bằng và bình đẳng, về sau nó càng mang tư tưởng
tôn giáo thần bí và có tính chất hoang đường.
Tuy vậy, những mầm mống tư tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ
nghĩa thời kỳ Hi Lạp và La Mã cổ đại đã có tác dụng nhất định thôi thúc quần
chúng đấu tranh vì những tiến bộ xã hội Hi Lạp và La Mã cổ đại
Kết luận
Từ ngàn xưa, khi có những mâu thuẫn trong đời sống xã hội: sự phân

hoá giàu nghèo, dẫn đến nô dịch áp bức lẫn nhau, con người đã có ý định
thành lập một đời sống xã hội, trong đó mọi người đề tự do bình đẳng, sống
đầy đủ, hạnh phúc. Thoạt đầu chỉ là những ước mơ, sau những ước mơ đó trở
thành những ý nghĩ không tưởng. Từ những không tưởng đó người ta đi và thí
nghiệm xã hội mới, nhưng kết cục đều chỉ là những ý muốn chủ quan diễn ra
trong đầu óc con người mà thôi và tất yếu đều đi đến thất bại. Tuy nhiên
những mầm mống tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và cộng sản chủ nghĩa hoàn
toàn xuất phát từ lập trường đạo dức, đạo đức hoá và sự trông chờ thuần tuý
và lý trí, tính chất cao đẹp của tư duy con người. Còn động cơ phát triển của
lý trí là gì? Đó là những nhu cầu khách quan của cuộc sống khi mà con người
bị bần cùng hoá, bị đây ra ngoài xã hội và bị coi như những đồ vật.



×