Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 Khu Đô thị mới Đông Nam Á Long An, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.22 KB, 31 trang )

b. TCVN 6772:2000:
Tiêu chuẩn này áp dụng đối với nước thải của các loại cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và
chung cư như nêu trong bảng 2 (sau đây gọi là nước thải sinh hoạt) khi thải vào các vùng
nước quy định.
Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho nước thải sinh hoạt tại các khu vực chưa có hệ thống thu
gom, xử lý nước thải tập trung.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho nước thải công nghiệp như quy định trong TCVN
5945.
Bảng 2 của 6772 qui định áp dụng cho (1) khách sạn, (2) nhà trọ/nhà khách, (3) bệnh viện
nhỏ/ trạm xá, (4) Bệnh viện đa khoa (không nêu rõ qui mô), (5) Trụ sở cơ quan nhà nước,
doanh nghiệp, cơ quan nước ngoài, ngân hàng, văn phòng, (6) Trường học, viện nghiên
cứu và các cơ sở tương tự, (7) Cửa hàng bách hóa, siêu thị, (8) Chợ thực phẩm tươi sống,
(9) Nhà hàng ăn uống, nhà ăn công cộng, cửa hàng thực phẩm, (10) Chung cư
Phân tích:
- Cái món “kinh doanh, dịch vụ…” và cái dấu …. kia (trong 5945) là chỗ gây ra sự xung
đột, chồng chéo giữa 5945 và 6772, đôi khi là chỗ để “giết” doanh nghiệp
- Phạm vi áp dụng của 5945 không quan tâm đến bản chất nước thải mà chỉ quan tâm đến
cơ sở thải ra nước thải là “các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ…” nên
không đảm bảo phản ánh đúng thực chất. Ví dụ một công ty sản xuất/lắp ráp điện tử mà
trong qui trình sản xuất không hề dùng nước và thải ra nước thải công nghiệp, nước thải
của công ty đó hoàn toàn là nước thải sinh hoạt thải ra từ nhà bếp, căn tin, các khu vệ
sinh từ khối phòng làm việc. Có thể áp dụng theo 6772 không? Nếu áp dụng thì sẽ áp
dụng theo mục (5) hay mục (9) của 6772???
- Mục (6) trong 6772 có nói đến viện nghiên cứu, nhưng rất nhiều viện nghiên cứu có các
phòng thí nghiệm, xưởng sản xuất thực nghiệm thì khi đó có áp dụng 5945 không? Nếu
áp dụng thì lại không đúng với phạm vi đã qui định của 6772??? Hoặc trong siêu thị Big
C, Metro có xưởng làm bánh, chế biến thực phẩm thì có coi là cơ sở sản xuất không???
Vì các mâu thuẫn đó mà thực tế nhiều cơ quan quản lý môi trường khi thẩm định ĐTM
hay bản đăng ký đạt TCMT đã bắt doanh nghiệp áp dụng cả 5945 và 6772. W đã từng
nghe một “quan” quản lý môi trường nói với doanh nghiệp là “ừ thì tiêu chuẩn chưa rõ
ràng nên tôi bắt ông áp dụng tiêu chuẩn nào cũng được”…kinh chưa???? Thế thì còn tiêu


chuẩn hóa làm quái gì nữa :D

Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000
Khu Đô thị mới Đông Nam Á Long An, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An


Theo đề nghị tại tờ trình số 01/2007-TTr ngày 26/12/2007 của Công ty Central Lion International
Limited về việc xin phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Đông Nam
Á Long An, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An; Và văn bản thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết xây
dựng tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Đông Nam Á Long An, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An số
06/TĐ-SXD ngày 29/01/2008 của Sở Xây dựng Long An;

Ngày 05/02/2008, UBND tỉnh ban hành quyết định số 367/QĐ-UBND duyệt đồ án quy hoạch chi
tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Đông Nam Á Long An, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
với nội dung như sau:

* Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại - Xây dựng A.C.M và Công ty VinaCappital Long An
Industry LTD.

* Địa điểm quy hoạch xây dựng: xã Tân Tập, xã Phước Vĩnh Đông, xã Phước Vĩnh Tây và xã
Phước Lại, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.
* Quy mô diện tích: 1.144,969 ha.
* Đơn vị tư vấn lập đồ án quy hoạch: Công ty Cổ phần tư vấn quy hoạch - kiến trúc và hạ tầng
Phương Nam.
A. Nội dung đồ án:
I. Vị trí, giới hạn:
Vị trí khu đô thị mới Đông Nam Á Long An bao gồm toàn bộ khu vực phía tây của dự án phát
triển khu cảng Đông - Nam Á Long An, trung tâm thương mại và khu đô thị huyện Cần Giuộc,
tỉnh Long An, được giới hạn như sau:
- Phía bắc giáp


: đường vành đai 4 và đoạn sông Kênh Hàng;

- Phía nam giáp

: Hương lộ 19.

- Phía đông giáp

: Khu công nghiệp và dịch vụ Bắc Tân Tập (dự kiến).

- Phía tây giáp : là ranh giới của dự án, 1 phần đất thuộc xã Phước Vĩnh Tây.
II. Tính chất Khu quy hoạch:
- Là khu đô thị hiện đại thích hợp cho nhiều đối tượng ở khác nhau.
- Các khu đô thị này gắn với khu công nghiệp, cảng và khu dịch vụ nằm ở phía đông khu đô thị
trong một tổng thể phát triển không gian thống nhất.


- Khu đô thị phía bắc nằm cạnh đường vành đai 4 đi thành phố Hồ Chí Minh sẽ gắn với các khu
đô thị tại khu vực phía nam thành phố Hồ Chí Minh như khu đô thị Nhà Bè, khu đô thị cảng- công
nghiệp Hiệp Phước.
III. Bố cục quy hoạch kiến trúc:
1. Phân khu chức năng khu quy hoạch:
Toàn bộ khu quy hoạch được chia làm 6 khu đô thị, gồm:
a. Khu đô thị số 1:
- Là khu đô thị kết nối trực tiếp với khu công nghiệp và khu cảng Đông - Nam Á, đồng thời kết nối
với khu tái định cư, các khu đô thị và khu công nghiệp khác nằm ở phía nam khu quy hoạch, giáp
Hương lộ 19.
- Là nơi ở của công nhân và chuyên gia làm việc tại khu công nghiệp và khu cảng.
- Là khu ở cho các đối tượng khác tới làm ăn và sinh sống tại địa bàn và khu vực xung quanh.

- Diện tích 314,9577 ha.
- Dân số dự kiến khoảng 18.000 người.
b. Khu đô thị số 2 và số 3:
- Nằm tại khu vực trung tâm của khu quy hoạch và kéo dài trên đường chính trung tâm đô thị là
Hương lộ 19 - Long Hậu.
- Diện tích đất là 413,7375 ha.
+ Khu đô thị số 2: 208,0359 ha.
+ Khu đô thị số 3: 205,7016 ha.
- Quy mô dân số dự kiến khoảng 26.000 người.
+ Khu đô thị số 2: 16.000 người.
+ Khu đô thị số 3: 10.000 người.
- Là trung tâm đô thị với các công trình mang tính chất trung tâm như quảng trường, trung tâm
thương mại dịch vụ, tài chính, ngân hàng; trung tâm giao dịch quốc tế; cao ốc văn phòng; trung
tâm hành chính.
c. Khu đô thị số 4:
- Nằm ở phía tây bắc khu quy hoạch với diện tích là 91,6248ha.
- Quy mô dân số dự kiến khoảng 6.000 người.
- Đây là khu ở bao gồm các khu nhà ở thấp tầng và nhà ở dạng biệt thự cao cấp.
d. Khu đô thị số 5:
- Nằm ở phía bắc khu quy hoạch.
- Diện tích 182,9134 ha.


- Quy mô dân số khoảng 10.000 người.
e. Khu đô thị số 6:
- Nằm ở phía đông khu quy hoạch, giáp với khu công nghiệp Bắc Tân Tập.
- Diện tích 141,7356 ha.
- Quy mô dân số khoảng 13.000 người.
- Là khu đô thị mang tính thấp tầng, chất lượng cao.
- Là khu cung cấp dịch vụ giải trí và nhà ở cao cấp.

2. Quy hoạch sử dụng đất:
a. Khu đô thị số 1:
+ Đất công trình công cộng, thương mại - dịch vụ: 30,1180ha (9,56%).
+ Đất công trình hạ tầng - kỹ thuật

:1,5058 ha

+ Đất cây xanh

: 80,3021ha (25,50%).

+ Mặt nước

: 11,6602ha (3,70%).

+ Đất giao thông

: 86,4306ha (27,44%).

+ Đất ở

(0,48%).

:94,3431ha (29,96%).

+ Đất dự trữ

:10,5979ha (3,36%).
Tổng cộng


:314,9577ha (100%).

b. Khu đô thị số 2:
+ Đất công trình công cộng, thương mại - dịch vụ : 19,7769ha (9,51%).
+ Đất công trình hạ tầng - kỹ thuật
: 7,3086ha (3,51%).
+ Đất cây xanh
: 31,6634ha (15,22%).
+ Mặt nước
: 4,2157ha (2,02%).
+ Đất giao thông
: 80,3334ha (38,62%).
+ Đất ở
: 64,7379ha (31,12%).
Tổng cộng
: 208,0359ha (100%).
c. Khu đô thị số 3:
+ Đất công trình công cộng, thương mại - dịch vụ : 34,0288ha (16,54%).
+ Đất công trình hạ tầng - kỹ thuật
: 4,4771ha (2,18%).
+ Đất cây xanh
: 38,2006ha (18,57%).
+ Mặt nước
: 15,8410ha (7,70%).
+ Đất giao thông
: 60,8272ha (29,57%).
+ Đất ở
: 42,5446ha (20,68%).
+ Đất dự trữ
: 9,2925ha (4,52%).

+ Đất di tích - tôn giáo
: 0,4898ha (0,24%).
Tổng cộng
: 205,7016ha (100%).
d. Khu đô thị số 4:


+ Đất công trình công cộng, thương mại - dịch vụ : 2,8526ha (3,11%).
+ Đất cây xanh
: 21,4526ha (23,41%).
+ Mặt nước
: 17,6747ha (19,29%).
+ Đất giao thông
: 28,1801ha (30,76%).
+ Đất ở
: 20,7262ha (22,62%).
+ Đất dự trữ
: 0,7386ha (0,81%).
Tổng cộng
: 91,6248ha (100%).
e. Khu đô thị số 5:
+ Đất công trình công cộng, thương mại - dịch vụ : 22,7845ha (12,46%).
+ Đất cây xanh

: 33,5331ha (18,33%).

+ Mặt nước

: 7,5295ha (4,12%).


+ Đất giao thông

: 57,0275ha (31,18%).

+ Đất ở

: 59,0787ha (32,30%).

+ Đất dự trữ

: 2,9601ha (1,61%).
Tổng cộng

:182,9134ha (100%).

f. Khu đô thị số 6:
+ Đất công trình công cộng, thương mại - dịch vụ : 11,0805ha (7,82%).
+ Đất cây xanh

: 37,8698 ha (26,72%).

+ Mặt nước

: 2,8674 ha (2,02 %).

+ Đất giao thông

: 41,7578 ha (29,46%).

+ Đất ở


: 48,1601 ha (33,98%).
Tổng cộng

:141,7356ha (100%).

g. Quy hoạch sử dụng đất toàn khu:
+ Đất công trình công cộng, thương mại - dịch vụ : 120,6413 ha (10,54%).
+ Đất công trình hạ tầng kỹ thuật

: 13,2915 ha (1,16%).

+ Đất cây xanh

: 243,0216 ha (21,22%)

+ Đất mặt nước

: 59,7885 ha (5,22%).

+ Đất giao thông

: 354,5566 ha (30,97%).

+ Đất ở

: 329,5906 ha (28,79%).

+ Đất di tích, tôn giáo


:

+ Đất dự trữ

0,4898 ha (0,04%).

: 23,5891 ha (2,06%).
Tổng cộng

: 1.144,969ha (100%).

IV. Quy hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật:
1. Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng:
a. San nền:
- Cao độ thiết kế: Hxd ≥ 2,5m
- Tổng khối lượng đất đắp nền: 18.759.100 m3.
- Tổng khối lượng đất đào

: 81.000 m3.

b. Thoát nước mưa:
- Hướng thoát nước: Khu quy hoạch chia ra nhiều lưu vực thoát nước xuống các kênh rạch và
sông trong khu vực. Nước mưa từ các lưu vực được thu vào hệ thống cống riêng và thoát trực
tiếp xuống kênh, rạch sau đó chảy ra rạch Vòng và sông Đồng An .


- Hệ thống thoát nước: sử dụng cống tròn và cống hộp, đặt dọc theo vỉa hè các trục đường để
thu, thoát nước mưa từ mặt đường, vỉa hè và công trình.
2. Giao thông:
a. Giao thông đối ngoại:

* Đường bộ:
- Hương lộ 19: lộ giới 60m, mặt đường rộng 2x15m, hành lang kỹ thuật 2 bên rộng 2 x 10m, dãy
phân cách ở giữa rộng 10m.
- Đường Tân Tập - Long Hậu ( mặt cắt 1-1 ): lộ giới là 115m, mặt đường mỗi bên rộng 2 x 22,5m,
dãy phân cách ở giữa rộng 10m, đường song hành hai bên rộng 2 x 14m, dãy phân cách ở giữa
rộng 2x 6m và hành lang kỹ thuật 2 bên rộng 2x 10m.
- Đường số 2 ( mặt cắt 2 -2 ): lộ giới 95m, mặt đường mỗi bên rộng 2 x 15m, dãy phân cách ở
giữa rộng 5m, vỉa hè 2 bên rộng 2 x 10m, hành lang kỹ thuật hai bên rộng 2 x 20m.
- Đường vành đai 4: lộ giới 120m.
* Đường thủy:
Đa phần các sông, rạch trong khu quy hoạch chủ yếu phục vụ tàu thuyền du lịch có tải trọng nhỏ
và các tàu ghe của người dân chở hàng hóa buôn bán nhỏ.
b. Giao thông đối nội:
Các đường giao thông đối nội có lộ giới 15,5m; 19,5m; 20,5m; 23,5m; 27,5m; 35m; 40m.
* Đường thủy:
Các sông, rạch hiện hữu được giữ lại để phục vụ các phương tiện giao thông thủy có tải trọng
nhỏ.
3. Cấp nước:
a. Nguồn nước: Trong giai đoạn đầu khi chưa có nguồn nước từ dự án cấp nước của tỉnh, sử
dụng nguồn nước giếng khoan tại chỗ hoặc mua nước từ thành phố Hồ Chí Minh về.
b.Tiêu chuẩn cấp nước :
c. Nhu cầu dùng nước :

120 l/người.ngày (dài hạn 150l/ người. ngày).
3.400 m3/ngày (dài hạn 24.000 m3/ngày).

d. Mạng lưới cấp nước: Thiết kế mạng vòng cấp 1 bao quanh khu quy hoạch với tuyến ống
chính f300 và f200. Mạng vòng này có khả năng nhận nguồn nước từ bên ngoài hoặc từ nhà
máy nước ngầm trong khu vực quy hoạch. Trên cơ sở mạng vòng lớn này, quy hoạch 6 vòng
đường ống cấp nước với các tuyến ống f150 và f100. Từ các mạng vòng cấp 2 này, nước được

đưa tới các khu vực sử dụng bằng các tuyến ống f75, f63 và f50.
- Nhu cầu dùng nước chữa cháy và lưu lượng 20 lít/s trong 3 giờ cho ba đám cháy đồng thời.
4. Cấp điện :


a. Nguồn điện:
- Nguồn điện: Từ trạm biến thế 220/110 kV Nhà Bè xây dựng một tuyến 110kV về trạm biến thế
110/22 kV xây dựng trong khu vực quy hoạch xây dựng.
b. Chỉ tiêu cấp điện:
- Điện năng dân dụng: 700Kw/người.
- Điện công cộng và dịch vụ lấy bằng 35% của điện sinh hoạt.
c. Nhu cầu dùng điện:
- Tổng điện năng ( kể cả tổn hao và dự phòng ): 173,64 triệu Kwh/năm.
- Tổng công suất ( kể cả tổn hao và dự phòng ): 57.882 Kw
d. Mạng lưới:
- Các tuyến 22 KV được đi ngầm
- Các trạm biến áp 22/ 0,4KV là loại trạm giàn hoặc trạm compact, sử dụng sơ đồ bảo vệ FCO
và LA. Các trạm đăt tại trung tâm phụ tải điện.
- Từ trạm hạ thế sẽ có tuyến cáp ngầm 0,4KV đưa đến các công trình tiêu thụ điện.
- Đèn đường là loại đèn cao áp Sodium 220V - 250W ánh sáng vàng cam đặt cách khoảng 30m
dọc theo đường, có độ cao cách mặt đường 7m đến 10m.
- Toàn bộ hệ thống đèn đường được điều khiển đóng mở tự động bằng các rơle thời gian hay
rơle quang điện.
5. Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường :
- Hệ thống thoát nước bẩn tách riêng với hệ thống thoát nước mưa.
a. Lưu lượng nước bẩn:
- Tổng lưu lượng nước bẩn là 19.200m3/ngày ( tính bằng 80% lưu lượng nước cấp ). Đây cũng là
công suất trạm xử lý.
b. Mạng lưới thoát nước bẩn:
- Hệ thống thoát nước bẩn được tách riêng và chia làm 2 phần:

+ Hệ thống xử lý riêng trong từng nhà, công trình thông qua bể tự hoại (loại 2-3 ngăn).
+ Hệ thống thu gom bên ngoài nhà dẫn đến trạm xử lý.
- Mạng lưới thu gom nước thải là cống bê tông cốt thép đặt trên vỉa hè.
- Bố trí các tuyến ống D200 - D800 thu gom nước thải từ các công trình đưa về trạm xử lý nước
bẩn tập trung tại vị trí cạnh sông Tắc Cạn.
c. Xử lý rác:
- Bố trí các thùng rác có nắp đậy đặt tại các góc đường, các bãi xe và trong các khu dịch vụ. Từ
đó, Công ty quản lý công trình công cộng đến thu gom và đưa đến khu xử lý rác của tỉnh.
- Lập đội vệ sinh công cộng thu gom rác từng hộ dân hàng ngày, không để rác ứ đọng làm ảnh
hưởng đến môi trường xung quanh.
6. Cây xanh:
- Trồng cây xanh lấy bóng mát trên vỉa hè các trục đường trong khu quy hoạch, khoảng cách 8 m
÷ 10 m/cây. Trồng các loại cây như: xà cừ, sao, dầu…, tại các giao lộ không trồng cây làm che
khuất tầm nhìn.
- Trong khuôn viên từng công trình phải có ít nhất 20% diện tích đất trồng cây xanh.
7. Thông tin liên lạc:


a. Chỉ tiêu thiết kế:
- Đất công trình công cộng:

20 máy/ha;

- Đất công trình thương mại - dịch vụ:

30 máy/ha;

- Đất công trình đầu mối kỹ thuật:

2 máy/ha;


- Đất ở:
- Đất cây xanh, văn hóa, thể dục thể thao:
- Đất y tế - giáo dục:

50 máy/ha;
1 máy/ha;
30 máy/ha;

b. Mục tiêu và giải pháp thiết kế:
- Đảm bảo về nhu cầu thông tin liên lạc và độ tin cậy của hệ thống thông tin liên lạc.
- Xây dựng tuyến cáp quang chôn ngầm từ bưu điện khu vực đến tổng đài trung tâm khu đô thị.
c. Các tuyến cáp:
- Từ tổng đài trung tâm có các tuyến cáp đồng luồn ống PVC chôn ngầm đi dọc theo hai bên vỉa
hè các tuyến đường trong khu đô thị gồm đường cáp tổng, các cáp nhánh, hộp tập điểm ... đến
các khu vực.
- Lắp đặt các đường cáp, hộp tập điểm có dung lượng lớn hơn nhu cầu thuê bao theo tính toán
để thuận tiện cho nhu cầu phát triển thuê bao sau này.
- Tổng số thuê bao của toàn bộ khu quy hoạch: 22.000 thuê bao.
V. Quy định về quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị:
1. Quy định chung:
- Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc của khu được thể hiện trong tổng thể và trong
kiến trúc từng công trình, đảm bảo sự hài hòa, tiện nghi và hiện đại.
- Yêu cầu về cảnh quan kiến trúc chung của khu ở là tạo sự hài hòa giữa các công trình về
hình dáng, màu sắc không đơn điệu.
- Không được xây dựng các kiến trúc bằng vật liệu thô sơ (tranh, tre, nứa, lá…).
- Trang trí mặt ngoài nhà: mặt ngoài nhà (mặt tiền, mặt bên) không được sơn quét các
màu đen, màu tối sẫm và trang trí các chi tiết phản mỹ thuật.
- Dọc các đường phố chính, ở mặt tiền các ngôi nhà không được bố trí sân phơi quần áo.
2. Kiến trúc công trình công cộng:



- Các công trình công cộng cần thiết kế đẹp, kiến trúc hiện đại phù hợp với một khu đô thị
mới có chất lượng cao.
- Tuân thủ quy định về quy hoạch chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.
- Công trình cần thiết kế thông thoáng đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Các công trình thương mại - dịch vụ được xây dựng 3-5 tầng. Mật độ xây dựng tối đa
45%. Riêng đối với khu vực trung tâm đô thị cho phép xây dựng đến 7 tầng.
- Các công trình văn hóa giáo dục được xây dựng 2-3 tầng. Mật độ xây dựng tối đa 35%.
3. Kiến trúc các loại nhà ở:
a. Nhà biệt thự:
- Tầng cao xây dựng: 2 tầng; Mật độ xây dựng 50%.
- Chiều cao tầng 1: 3,8m; tầng 2: 3,3m. Độ vươn ra tối đa của ban công: 1,4m.
- Chiều cao nền của tầng 1 cao hơn vỉa hè 0,2m.
- Chỉ giới xây dựng lùi vào từ 3-6m so với chỉ giới đường đỏ (tùy thuộc vào lộ giới các trục
đường).
- Khoảng cách thông hành địa dịch tối thiểu là 3m, được phép mở cửa đi và cửa sổ phía
sau.
- Hàng rào xây dựng thông thoáng, cao 2,5m.
- Để đảm bảo thông thoáng và vệ sinh môi trường đô thị, cần chừa diện tích trống để lấy
sáng và thông gió.
- Hình thức kiến trúc mang tính thẩm mỹ cao, có mái ngói.
b. Nhà ở liên kế:
- Tầngcao xây dựng: 3 tầng.
- Mật độ xây dựng tối đa 60%.
- Chiều cao tầng 1: 3,6m; tầng 2, 3 là 3,3m.
- Chiều cao nền của tầng 1 cao hơn vỉa hè 0,2m.
- Độ vươn ra tối đa của ban công là 1,4m.
- Chỉ giới xây dựng lùi tối thiểu 2,5m so với chỉ giới đường đỏ.
- Khoảng cách thông hành địa dịch là 2m, được phép mở cửa đi và cửa sổ phía sau.

- Hàng rào xây dựng thông thoáng, cao 2,5m.
- Để đảm bảo thông thoáng và vệ sinh môi trường đô thị, cần chừa diện tích trống để lấy
sáng và thông gió.
- Chiều cao buồng thang trên sân thượng là 2,8m. Mái trang trí cao 1,5m (nếu có).
c. Nhà ở liên kế phố kết hợp thương mại, dịch vụ:
- Chiều cao áp dụng đối với nhà liên kế là 4 tầng, xây kiên cố.


- Mật độ xây dựng tối đa 85%.
- Chiều cao tầng 1: 3,6m, tầng 2: 3,3m.
- Chiều cao nền của tầng 1 cao hơn vỉa hè 0,2m. Độ vươn ra tối đa của ban công là 1,4m.
- Chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ.
- Để đảm bảo thông thoáng và vệ sinh môi trường đô thị, cần chừa diện tích trống để lấy
sáng và thông gió.
- Chiều cao buồng thang trên sân thượng là 2,8m. Mái trang trí cao 1,5m (nếu có).
- Khi thiết kế cho một dãy nhà phố liên kế và lô phố thương mại, cần tuân thủ các quy định
hiện hành như:
+ Có tầng cao như trong một dãy nhà.
+ Có hình thức kiến trúc hài hòa và mái đồng nhất cho một khu vực.
+ Có màu sắc chung cho một dãy nhà.
+ Thống nhất khoảng lùi và hàng rào cho một dãy nhà.
+ Có hệ thống kỹ thuật hạ tầng thống nhất.
+ Chiều dài dãy nhà phố liên kế không được ≥ 40m và ≤ 80m. Trong một đoạn phố
có thể có nhiều dãy nhà khác nhau.
d. Nhà ở chung cư:
- Chiều cao áp dụng đối với nhà chung cư từ 15-20 tầng, xây kiên cố.
- Mật độ xây dựng tối đa 40%.
- Chiều cao tầng 1: 3,6m; chiều cao các tầng là 3,3m. Độ vươn ra tối đa của ban công là
1,4m.
- Chỉ giới xây dựng lùi vào từ 5-10m (hoặc lớn hơn) so với chỉ giới đường đỏ, (tùy vào lộ

giới các tuyến đường).
- Trong các khu chung cư tổ chức sân vườn, bãi cỏ và sân chơi cho trẻ em…
- Để đảm bảo thông thoáng và vệ sinh môi trường đô thị, cần chừa điện tích trống để lấy
sáng và thông gió.
- Riêng đối với loại hình chung cư kết hợp thương mại dịch vụ, các tầng sử dụng cho mục
đích thương mại dịch vụ không quá 3 tầng. Hình thức xây dựng phù hợp, bố trí phân luồng giao
thông rõ ràng giữa khu vực kinh doanh và khu vực nhà ở, tránh chồng chéo nhằm đảm bảo an
toàn thoát người khi xảy ra sự cố.
Theo đó, Công ty TNHH Thương mại - Xây dựng A.C.M và Công ty VinaCappital Long An
Industry LTD và các ngành có liên quan thực hiện đúng theo các nội dung sau:


- Diện tích và ranh giới quy hoạch chính thức sẽ được xác định căn cứ vào quyết định giao đất
của UBND tỉnh sau khi có biên bản giao mốc của Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Bổ sung các bản vẽ thiết kế xây xanh, hệ thống thông tin liên lạc, thiết kế mẫu nhà ở và công
trình, điều chỉnh bản đồ quy hoạch chỉ giới đường đỏ cho phù hợp trước khi trình phê duyệt quy
định xây dựng trong khu quy hoạch.
- Khi triển khai xây dựng phải tuân theo quy chuẩn và thiết kế kiến trúc được duyệt để đảm bảo
sự hài hòa cho toàn khu đô thị mới Đông Nam Á Long An.
- Cao độ san nền xác định theo cao độ quốc gia, san nền đảm bảo thoát nước tốt cho khu vực
quy hoạch đồng thời đảm bảo không gây ngập úng khu vực xung quanh.
- Khi triển khai dự án phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến các vấn đề như thoát nước, vệ
sinh môi trường, an toàn giao thông… của khu vực, đồng thời lưu ý kết nối hạ tầng kỹ thuật đồng
bộ toàn khu vực.
- Tuyến ống cấp nước có bố trí trụ cứu hỏa bằng gang hoặc HDPE.
- Chủ đầu tư phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết tái định cư và ổn định cuộc sống
cho các hộ dân đang sinh sống trong khu vực quy hoạch đồng thời lưu ý giải quyết tốt vấn đề
chuyển đổi ngành nghề, bố trí việc làm cho người dân trước khi giải tỏa, di dời.
- Nước thải phải xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 6772:2000 (giới hạn mức 1) trước khi xả ra môi
trường tự nhiên.

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày đồ án quy hoạch được phê duyệt, chủ đầu tư phải
phối hợp với Sở Xây dựng, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, UBND huyện Cần Giuộc,
UBND các xã Tân Tập, Phước Vĩnh Đông, Phước Vĩnh Tây, Phước Lại công bố quy hoạch và
tiến độ đầu tư dự án theo quy định.
- Sau khi đồ án quy hoạch được phê duyệt, chủ đầu tư phối hợp với đơn vị tư vấn dự thảo quy
định xây dựng trong khu vực quy hoạch trình UBND huyện Cần Giuộc phê duyệt và ban hành để
làm cơ sở quản lý thực hiện quy hoạch.

- Chủ đầu tư phải báo cáo chi tiết tiến độ thực hiện đầu tư và phối hợp chặt chẽ với các ngành
Xây dựng, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Công nghiệp, Bưu chính Viễn thông,
Ban Quản lý các khu công nghiệp, Điện lực, Công trình đô thị, Công ty TNHH một thành viên Cấp
nước Long An, UBND huyện Cần Giuộc và các ngành chức năng có liên quan để đảm bảo việc
thực hiện công trình hạ tầng kỹ thuật phù hợp và đồng bộ với dự án đầu tư.

Thanh Tuyền


Tư vấn tiêu chuẩn chất lượng nước thải - bạn PhạmTrí
Dũng
21/10/2005
Chào Wedo Tôi đang xây dựng nhà villa ở TpHCM.Trong hệ thống nước thải tôi có xây
dựng bể tự hoại. Wedo có thể tư vấn giúp tôi : Nước thải từ bồn tắm, bồn rửa tay có thể
đưa vào năn đầu của bể tự hoại hay đưa vào ở đâu. ( Tiêu chuẩn nào của việt nam yêu cầu
làm điều đó)
Phạm Trí Dũng

WEDO tư vấn:
Chào bạn Dũng,
Nước thải từ bồn tăm, bồn rửa tay không đưa vào ngăn đầu của bể tự hoại mà được đưa
ra hố ga nước thải chung của toàn nhà sau đó đưa vào hệ thống thoát nước thải chung của

khu vực.
Tiêu chuẩn TCVN 6772:2000 về chất lượng nước thải quy định cho nước thải của các
loại cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư khi thải vào các vùng nước quy định.

Chất lượng nước-Nước thải sinh hoạt -Giới hạn ô nhiễm
cho phép
(TCVN 6772 : 2000)
Water quality - Domestic wastewater standard.
1 Phạm vi áp dụng.
Tiêu chuẩn này áp dụng đối với nước thải của các loại cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và
chung cư như nêu trong bảng 2 ( sau đây gọi là nước thải sinh hoạt ) khi thải vào các
vùng nước quy định.
Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho nước thải sinh hoạt tại các khu vực chưa có hệ thống thu
gom, xử lý nước thải tập trung.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho nước thải công nghiệp như quy định trong TCVN
5945 – 1995.
2 Giới hạn ô nhiễm cho phép.
2.1 Các thông số và nồng độ thành phần ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra các
vùng nước quy định, không được vượt quá giới hạn trong bảng 1.


2.2Các mức giới hạn nêu trong bảng 1 được xác định theo các phương pháp phân tích
quy định
trong các tiêu chuẩn tương ứng hiện hành.
2.3Tuỳ theo loại hình, qui mô và diện tích sử dụng của cơ sở dịch vụ, công cộng và
chung cư,
mức giới hạn các thành phần ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được áp dụng cụ thể theo
bảng 2.

Bảng 1 – Thông số ô nhiễm và giới hạn cho phép

TT

Thông số ô nhiễm

Đơn vị

Giới hạn cho phép
Mức I Mức II Mức III Mức IV Mức V
1
pH
mg/l
5-9
5-9
5-9
5-9
5-9
2
BOD
mg/l
30
30
40
50
200
3
Chất rắn lơ lửng
mg/l
50
50
60

100
100
4 Chất rắn có thể lắng được
mg/l
0,5
0,5
0,5
0,5
KQĐ
5
Tổng chất rắn hoà tan
mg/l
500
500
500
500
KQĐ
6
Sunfua ( theo H2S)
mg/l
1.0
1.0
3.0
4.0
KQĐ
7
Nitrat (NO3 )
mg/l
30
30

40
50
KQĐ
8
Dầu mỡ (thực phẩm)
mg/l
20
20
20
20
100
39
Phosphat (PO4 )
mg/l
6
6
10
10
KQĐ
10
Tổng coliforms
MPN/100 ml 1000
1000
5000
5000
10 000
KQĐ : Không quy định

Bảng 2
TT Loại hình cơ sở Qui mô, diện tích sử dụng Mức áp dụng

Dịch vụ/ Công của cơ sở dịch vụ, công cộng, cho phép theo
cộng/ Chung cư
chung cư
bảng 1
1
Khách sạn
Dưới 60 phòng
Mức III

2

Nhà trọ, nhà
khách

Từ 60 đến 200 phòng

Mức II

Trên 200 phòng
Từ 10 đến 50 phòng

Mức I
Mức IV

Trên 50 đến 250 phòng

Mức III

Trên 250 phòng


Mức II

Ghi chú


3

Bệnh viện nhỏ, Từ 10 đến 30 giường
trạm xá
Trên 30 giường

4 Bệnh viện đa khoa

5

6

7
8

9

Mức II
Mức I
Mức I

Trụ sở cơ quan Từ 5000 m2 đến 10000 m2
nhà nước , doanh
nghiệp, cơ quan Trên 10000 m2 đến 50000 m2
nước ngoài, ngân

hàng, văn phòng Trên 50000 m2
Trường học, viện Từ 5000 m2 đến 25000 m2
nghiên cứu và các Trên 25000 m2
cơ sở tương tự

Mức III

Cửa hàng bách Từ 5000 m2 đến 25000 m2
hóa, siêu thị Trên 25000 m2
Chợ thực phẩm Từ 500 m2 đến 1000 m2
tươi sống
Trên 1000 m2 đến 1500 m2

Mức II
Mức I
Mức IV

Mức II
Mức I
Mức II
Mức I

Các viện nghiên cứu
chuyên ngành đặc thù,
liên quan đến nhiều hoá
chất và sinh học, nước
thải có các thành phần ô
nhiễm ngoài các thông
số nêu trong bảng 1 của
tiêu chuẩn này, thì áp

dụng giới hạn tương
ứng đối với các thông
số đó quy định trong
TCVN 5945-1995

Mức III

Trên 1500 m2 đến 25000 m2

Mức II

Trên 25000 m2
Dưới 100 m2

Mức I
Mức V

Nhà hàng ăn
uống, nhà ăn công
cộng, cửa hàng Từ 100 m2 đến 250 m2
thực phẩm
Trên 250 m2 đến 500 m2

Phải khử trùng nước
thải trước khi thải ra
môi trường
Phải khử trùng nước
thải. Nếu có các thành
phần ô nhiễm ngoài
những thông số nêu

trong bảng 1 của tiêu
chuẩn này, thì áp dụng
giới hạn tương ứng đối
với đối với các thông số
đó quy định trong
TCVN 5945 - 1995
Diện tích tính là khu
vực làm việc

Mức IV
Mức III

Diện tích tính là diện
tích phòng ăn


Trên 500 m2 đến 2500 m2

10

Trên 2500 m2
Khu chung cư Dưới 100 căn hộ

Mức II
Mức I
Mức III

Từ 100 đến 500 căn hộ

Mức II


Trên 500 căn hộ

Mức I

TCVN 51:1984 - Thoát nước.Mạng lưới bên ngoài và công trình. Tiêu chuẩn thiết
kế.

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 51:1984 ban hành năm 1984 về
Thoát nước – Mạng lưới bên ngoài và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế
(Drainage - External networks and facilities - Design standard). Tiêu chuẩn này
quy định các yêu cầu khi thiết kế mới và thiết kế cải tạo mạng lưới thoát nước
bên ngoài và công trình. Tiêu chuẩn này gồm 9 mục và 7 phụ lục. Trong đó Mục
1: Quy định chung; Mục 2: Tiêu chuẩn thải nước và tính toán thuỷ lực mạng
lưới thoát nước; Mục 3: Mạng lưới thoát nước và các công trình trên mạng lưới;
Mục 4: Trạm bơm; Mục 6: Trạm bơm không khí; Mục 7: Các công trình làm
sạch nước thải; Mục 8: Những yêu cầu về các giải pháp xây dựng và kết cấu
công trình; Mục 9: Một số yêu cầu bổ sung đối với hệ thống thoát nước xây
dựng ở các khu vực đặc biệt và Phụ lục I: Nguyên tắc vệ sinh khi xả nước thải
vào sông, hồ; Phụ lục II: Hệ số phân bố mưa rào; Phụ lục III: Khoảng cách từ
đường ống thoát nước đến mạng lưới kỹ thuật ngầm và các công trình; Phụ lục
5: Những công trình phụ của trạm làm sạch nước thải; Phụ lục VI: Xác định giá
trị hệ số K để tính bể lọc sinh học có thông gió nhân tạo (aêrophin); Phụ lục VII:
Tính toán aerôten có ngăn khôi phục bùn.

TIN TỨC SỰ KIỆN

Đoàn Kiểm tra Cục Đo đạc và Bản đồ - Bộ Tài nguyên và Môi trường đến làm việc với
Sở Tài nguyên và Môi trường Long An
Buổi sáng ngày 05 tháng 11 năm 2007, ông Vũ Xuân Cường - Chi cục trưởng Chi cục Đo đạc và

Bản đổ phía Nam làm Trưởng đoàn cùng Đoàn kiểm tra của Cục Đo đạc và Bản đồ - Bộ Tài
nguyên và Môi trường đã đến làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường Long An để kiểm tra kết
quả hoạt động đo đạc bản đồ trên địa bàn tỉnh Long An


Thay mặt Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, ông Cao Văn Lập - Phó Giám đốc Sở
báo cáo Kết quả hoạt động đo đạc bản đồ trên địa bàn tỉnh Long An với các nội dung chính như
sau:
- Công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch dài hạn, hàng năm, các dự án đo đạc bản đồ
ở địa phương;
- Xây dựng trình UBND tỉnh Long An ban hành quy định hướng dẫn về quản lý hoạt
động đo đạc bản đồ tại địa phương;
- Tình hình thực hiện xác nhận đăng ký và thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt
động đo đạc bản đồ theo thẩm quyền được phân cấp;
- Công tác bảo vệ xây dựng các công trình đo đạc theo phân cấp;
- Tình hình quản lý chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ, thực hiện chế độ kiểm tra,
báo cáo trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ đo đạc và bản đồ tại địa phương;
- Công tác quản lý việc bảo mật, cung cấp, khai thác sử dụng thông tin, tư liệu đo đạc
và bản đồ tại địa phương;
- Công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động đo đạc bản đồ tại địa phương;
- Đánh giá kết quả thực hiện, sự phối hợp giữa Sở và các Sở, ban, ngành ở địa phương
trong việc thực hiện Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22/01/2002 của Chính phủ về hoạt động
đo đạc bản đồ và các Nghị định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ có liên quan, chỉ rõ ưu điểm,
khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân làm hạn chế kết quả thi hành, các điểm bất cập và đề xuất
kiến nghị các nội dung cần sửa đổi bổ sung, các biện pháp đẩy mạnh công tác quản lý hoạt động
đo đạc và bản đồ.
Buổi chiều cùng ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Long An đã cùng Đoàn kiểm tra tiếp
tục kiểm tra tình hình hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn huyện Cần Đước.

Quy hoạch huyện Bến Lức, Long An

Đối tượng tìm mua đất ở đây chủ yếu gồm hai loại: mua chờ thời và mua đầu tư xây dựng
khu công nghiệp, khu dân cư. Khuynh hướng chung ở Bến Lức là càng gần TP HCM thì giá
đất càng cao.

Khu vực giá cao nhất là ven đường quốc lộ 1A (trên dưới 1 triệu đồng/m2), và ven hương
lộ 8, đường Mỹ Yên - Tân Bửu (trung bình 700.000- 800.000 đồng/m2).
Đất nông nghiệp trong khu vực gần TP HCM nằm ven đường liên xã khoảng 300.000350.000 đồng/m2. Đất lô 2 giá khoảng 50% mặt tiền. Đất trong thị trấn Gò Đen và thị
trấn Bến Lức hiện nay chưa hình thành khung giá chung mà tùy thuộc nhu cầu mua bán
và khả năng sinh lợi. Riêng trong khu dân cư thị trấn Bến Lức đang xây dựng, giá mặt
tiền đường 830 là 2,5 triệu đồng/m2 và đường nội bộ là 1,8 triệu/m2 mà không đủ bán.
Ông Trần Văn Tưới, Trưởng phòng kinh tế - kế hoạch huyện Bến Lức cho biết: giá đất
thị trường ở đây hiện rất khó xác định vì sau khi bị ảnh hưởng cơn sốt đất của TP HCM,
giá giao dịch từ giữa năm 2002 đến nay đã giảm. Nhưng giảm bao nhiêu còn tùy nhu cầu
và bản lĩnh của người mua.


Huyện Bến Lức đang xây dựng khu dân cư thị trấn, diện tích khoảng 10 ha, trong đó có
khoảng 3,6 ha là đất ở phục vụ cho người tái định cư. Ngoài ra tại mỗi khu công nghiệp
đang được xây dựng đều có quy hoạch khu dân cư phục vụ khu công nghiệp.
Về công nghiệp, huyện được quy hoạch 12 khu, nhiều nhất của tỉnh Long An, tổng diện
tích khoảng 1.540 ha. Chủ đầu tư gồm nhiều đơn vị trong và ngoài nước, trong đó đa số
là các doanh nghiệp của TP HCM.

THÔNG TIN CHUNG
KCN THUẬN ĐẠO - BẾN LỨC
Diện tích :
Địa điểm :

Thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức và xã Long Định,
huyện Cần Đước


Tỉnh/TP. :

Long An

Hiện trạng :

đã sử dụng 114 ha giai đoạn 1, hiện đang xây
dựng giai đoạn 2 trên diện tích 200ha

Chủ đầu tư :

Công ty Cổ phần Đồng Tâm

Giới thiệu :
GIỚI THIỆU CHUNG
*VỊ TRÍ
- Thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức và xã Long Định, huyện Cần Đước, tỉnh Long An
-

Nhà xưởng toạ lạc trên Quốc lộ 1A
Cách TP. Hồ Chí Minh 25km
Cách thị trấn Bến Lức 3km
Cách Chi cục Hải Quan Bến Lức 3km
Cách cảng Bourbon 1km: Thuận lợi về đường thuỷ và đường bộ.

* QUY MÔ
- Diện tích: 314 ha, trong đó 114 ha giai đoạn 1 đã cho thuê hết đất, đang triển khai giai đoạn mở rộng 200
ha.
* HẠ TẦNG KỸ THUẬT

+ Đường nội bộ bê tông nhựa được bố trí cho mỗi khu đất bảo đảm cho các loại xe thuận tiện ra vào khu
công nghiệp và kết nối với các trục đường giao thông chính.
+ Hệ thống điện trung thế thuộc mạng lưới quốc gia dẫn đến hàng rào các xí nghiệp.
+ Cấp nước từ nhà máy nước Bến Lức .
+ Hệ thống thoát nước thải riêng biệt tập trung đến khu xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp.


NGÀNH NGHỀ THU HÚT ĐẦU TƯ
Ngành nghề thu hút đầu tư: Công nghiệp chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, chế tạo lắp ráp cơ khí,
điện tử, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp vật liệu xây dựng.
GIÁ THUÊ ĐẤT VÀ PHÍ SỬ DỤNG HẠ TẦNG
* Giá thuê đất và phí sử dụng hạ tầng :
- Gia thue dat : 44,00 USD /m2 /50 năm (đã bao gồm VAT)
- Phí tiện ích công cộng: 0,03 USD/m2/tháng
- Giá nước cung cấp: theo giá của Công ty cấp nước Long An.
- Phí xử lý nước thải : 0,20 USD/m3
CÔNG TY ĐẦU TƯ
* Công ty cổ phần Đồng Tâm
- Trụ sở chính:
+ 236A Nguyễn Văn Luông., Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
+ Điện thoại: (84.8) 8.756.535 - 8.756.536 - 8.751.879
+ Fax: (84.8) 8.761.405 - 8.750.257
+ E-mail:
LIÊN HỆ
* Công ty cổ phần Đồng Tâm
- Trụ sở chính:
+ 236A Nguyễn Văn Luông., Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
+ Điện thoại: (84.8) 8.756.535 - 8.756.536 - 8.751.879
+ Fax: (84.8) 8.761.405 - 8.750.257
+ E-mail:


Huyện Cần Đước nằm ở phía nam tỉnh Long An. Cần Đước có diện tích tự nhiên là:
205,503 km2. Dân số trong huyện là 160.000 người, mật độ bình quân 775 người/km2.
Huyện gồm 16 xã: Long Hựu Đông, Long Hựu Tây, Phước Đông, Tân Chánh, Tân Ân,
Tân Lân,Mỹ Lệ, Phước Tuy, Long Trạch, Long Hoà,Tân trạch, Long Sơn, Phước Vân,
Long dịnh, Long Cang, Long Khê và thị trấn Cần Đước.

Lịch sử
Cần Đước vốn là tên gọi một làng nhỏ nằm ở mũi đất giao nhau giữa rạch Mương ông
Quỳnh và rạch bến Bà. Phần đất huyện Cần Đước thuộc dinh Phiên Trấn (1698), rồi trấn


Phiên An (1808), năm Minh Mạng thứ 13 (1832), Cần Đước thuộc huyện Phước Lộc,
phủ Tân An, tỉnh Gia Định.
Đến năm 1867 Cần Đước mới là một huyện của phủ Phước Lộc, Năm 1871, phủ Phước
Lộc sáp nhập vào tỉnh Chợ Lớn.
Nằm giữa Gò Công, Cần Giuộc, Sài Gòn lại là vùng giàu có về lúa gạo, Cần Đước được
xem là một trong những địa bàn chủ yếu của nghĩa quân Trương Định. Trong hàng ngũ
nghĩa quân đã xuất hiện những lãnh tụ người Cần Đước, như Thống binh Bùi Quang
Diệu (quản Là), người chỉ huy đánh trận Cần Giuộc nổi tiếng, hay tổng lãnh binh Nguyễn
Văn Tiến, một lãnh tụ nghĩa binh khác hoạt động tại Cần Đước, về sau bị Pháp bắt xử
chém. Cần Đước cũng là nơi bổ sung lực lượng cho cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung
Trực
Đầu thế kỷ 20, phong trào yêu nước của nhân dân Cần Đước lại phát triển sôi nổi. Hoạt
động của tổ chức Thiên Địa Hội, hội kín Nguyễn An Ninh lan ra đều khắp các xã.
Từ đó đến năm 1954, Cần Đước thuộc tỉnh Chợ Lớn. Năm 1956, Tân An và một phần
Chợ Lớn hợp thành tỉnh Long An, và Cần Đước thuộc tỉnh này. Chính quyền Sài Gòn
chia Cần Đước làm hai quận (có thêm một số xã của Cần Giuộc) thành quận Cần Đước
và quận Rạch Kiến.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Cần Đước lấy lại ranh giới cũ. sai hết òi


Địa lý
Con sông Vàm Cỏ Đông làm ranh giới với huyện Tân Trụ, và một đoạn Vàm Cỏ làm
ranh giới với huyện Châu Thành, phía đông giáp sông Soài Rạp, phía đông bắc giáp
huyện Cần Giuộc, phía bắc giáp huyện Bến Lức.
Địa hình khá bằng phẳng hơi nghiêng về phía biển Đông chia ra làm hai vùng thượng - hạ
ranh giới là nơi kinh Xóm Bồ nối với Rạch Đào. Hai vùng này không mang đặc điểm
sinh thái rõ rệt như huyện Cần Giuộc. Tuy nhiên, ở vùng hạ một số khu vực dọc theo
sông Vàm Cỏ khá thấp, đặc biệt là hai xã Long Hựu Đông, Long Hựu Tây được bao bọc
bởi sông lớn nên đất nhiễm mặn. Long Hựu Đông xã cuối cùng của tỉnh Long An, nằm
đối mặt với Biển Đông có đồn Rạch Cát, một pháo đài phòng thủ ven biển kiên cố, kiến
trúc độc đáo, được Pháp xây dựng hồi năm 1910, nay được công nhận là di tích lịch sử
cấp quốc gia đáng được chú ý.
Cần Đước có hệ thống giao thông bộ khá tốt. Đường QL 50 nối liền Chợ Lớn đến thị xã
Gò Công, đường tỉnh 826 nối Bình Chánh qua Rạch Kiến về Tân Lân gặp QL 50, các
huyện lộ 16, 17, 18, 19, 21, 22, 23, 24 sỏi đỏ khang trang, các bến phà Kinh Nước Mặn,
Bà Nhờ, Xã Bảy, Long Sơn được nâng cấp, cầu qua sông đa số bằng BTCT xe cộ đi lại
hai mùa mưa nắng đều thuận tiện.


Văn hóa
Cần Đước là huyện trọng điểm lúa gạo, giống lúa Nàng Thơm được nhiều nơi trong cả
nước trồng. Nhưng thơm ngon nhất là Nàng Thơm Chợ Đào (xã Mỹ Lệ). Cơm gạo Nàng
thơm ăn với cá bống kèo kho tộ là đặc sản địa phương.
Cần Đước cũng được xem là một trong nhừng cái nôi của đờn ca tài tử, hiện ở đình Vạn
Phước có thờ linh vị của ông Nguyễn Quang Đại một nhạc quan triều đình nhà Nguyễn,
trên đường xuôi Nam đã dừng chân tại Cần Đước chỉnh lý, sáng tác các bài bản tổ của
nhạc lễ, nhạc tài tử và truyền dạy cho nhiều thế hệ học trò lưu truyền các đời sau như
nhạc Giai, nhạc Láo nổi tiếng...thành ngữ phổ biến ở lục tỉnh nam kỳ "Đờn nhứt xứ, võ
vô địch" là để xưng tụng người Cần Đước xưa hào hoa và nghĩa hiệp.

Ngoài ra, Cần Đước còn có các nghề thủ công như dệt chiếu ở Long Cang Long Định,
chạm bạc ở Phước Vân, chạm gỗ ở Tân Lân, đóng ghe ở Long hựu, Tân Chánh. Cho đến
ngày nay những nghề thủ công trên vẫn được bảo tồn còn có bước sáng tạo, làm ra nhiều
sản phẩm thủ công xuất khẩu,mới đây, một nhóm thợ đóng ghe Cần Đước được mời sang
Hàn Quốc làm chuyên gia đóng tàu gỗ nhỏ.
Trong thời kỳ xây dựng và phát triển Cần Đước đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang
công nghiệp. Hiện nay nhiều khu công nghiệp mới được các doanh nghiệp trong ngoài
nước đầu tư, cơ cấu vật nuôi cây trồng cũng được chuyễn dịch thành công bước đầu, thu
nhập người dân dần được nâng cao.
Có "Vành đai đánh Mỹ Rạch kiến" được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Cần Đước
Bản đồ Văn hóa Du lịch VietMap
Jump to: navigation, search
Tiêu bản:Pov Tiêu bản:Wikify HUYỆN CẦN ĐƯỚC
Huyện Cần Đước nằm ở phía nam tỉnh Long An. Cần Đước vốn là tên gọi một làng nhỏ
nằm ở mũi đất giao nhau giữa rạch Mương ông Quỳnh và rạch bến Bà.Cái tên gọi bình dị
ấy cho đến nay chưa có ai hiểu thật chính xác là gì và xuất hiện từ bao giờ. Hơn ba trăm
năm trước. Phần đất huyện Cần đước thuộc dinh Phiên Trấn (1698).Rồi trấn Phiên An
(1808),năm minh mạng thứ 13 (1832)Cần đước thuộc huyện Phước Lộc, phủ Tân An,
tỉnh Gia Định. Đến năm 1867 Cần Đước mới là một huyện của phủ Phước Lộc, Năm
1871, phủ Phước Lộc sáp nhập vào tỉnh Chợ Lớn. Từ đó đến năm 1954 Cần Đước thuộc
tỉnh chợ Lớn. Năm 1956, Tân AN và một phần Chợ Lớn hợp thành tỉnh Long An, và Cần


Đước thuộc tỉnh này.Trong giai đoạn chống Mỹ, chính quyền Sài Gòn chia Cần Đước
làm hai quận ( có thêm một số xã của Cần Giuộc) thành quận Cần Đước và quận Rạch
Kiến. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 Cần Đước lấy lại ranh giới cũ, gồm 16 xã: Long
Hựu Đông, Long Hựu Tây, Phước Đông, Tân Chánh, Tân Ân, Tân Lân,Mỹ Lệ, Phước
Tuy, Long Trạch, Long Hoà,Tân trạch, Long Sơn, Phước Vân , Long dịnh, Long Cang,

Long Khê và thị trấn Cần đước. Con sông Vàm cỏ Đông làm ranh giới với huyện Tân
Trụ, và một đoạn Vàm cỏ làm ranh giới với huyện Châu Thành, phía đông giáp sông Soài
Rạp, phía đông bắc giáp huyện Cần Giuộc, phía bắc giáp huyện Bến Lức. Cần Đước có
diện tích tự nhiên là: 205,503 km2 dân số trong huyện là 160.000 người mật độ bình quân
775 người/km2. Địa hình khá bằng phẳng hơi nghiêng về phía biển Đông chia ra làm hai
vùng thượng - hạ ranh giới là nơi kinh Xóm Bồ nối với Rạch Đào. Hai vùng này không
mang đặc điểm sinh thái rỏ rệt như huyện Cần Giuộc. Tuy nhiên, ở vùng hạ một số khu
vực dọc theo sông Vàm Cỏ khá thấp, đặc biệt là hai xã Long Hựu đông, Long hựu Tây
được bao bọc bởi sông lớn nên đất nhiễm mặn. Long hựu Đông xã cuối cùng của tỉnh
Long An, nằm đối mặt với Biển Đông có đồn Rạch cát, một pháo đài phòng thủ ven biển
kiên cố,kiến trúc độc đáo, được Pháp xây dựng hồi năm 1910, nay được công nhận là di
tích lịch sử cấp quốc gia đáng được chú ý. Cần đước có hệ thống giao thông bộ khá tốt.
Đường QL 50 nối liền Chợ Lớn đến thị xã Gò Công, đường tỉnh 826 nối Bình Chánh qua
Rạch Kiến về Tân Lân gặp QL 50, các huyện lộ 16, 17, 18, 19, 21, 22, 23, 24 sỏi đỏ
khang trang, các bến phà Kinh nước mặn, Bà Nhờ, Xã Bảy, Long Sơn được nâng cấp,
cầu qua sông đa số bằng BTCT xe cộ đi lại hai mùa mưa nắng đều thuận tiện. Khi tiếng
súng xâm lược của thực dân Pháp nổ ra, người Cần Đước đã cầm vũ khí tự có đứng lên
chống giặc. nằm giữa Gò Công , Cần Giuộc, Sài Gòn lại là vùng giàu có về lúa gạo, Cần
Đước được xem là một trong những địa bàn chủ yếu của nghĩa quân Trương Định.Trong
hàng ngũ nghĩa quân đã xuất hiện những lãnh tụ người Cần Đước. như Thống binh Bùi
Quang Diệu (quản Là). người chỉ huy đánh trận Cần Giuộc nổi tiếng (Nhà thơ yêu nước
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU đã ca ngợi trận đánh này trong Văn tế Nghĩa sỹ Cần Giuộc).
Đó là tổng lãnh binh Nguyễn Văn Tiến, một lãnh tụ nghĩa binh khác hoạt động tại Cần
Đước, Bình Chánh, Đất Đỏ. về sau bị Pháp bắt , dụ hàng không được, đem xử chém ông
tại Chợ Trạm (xã Mỹ Lệ). Cần Đước cũng là nơi bổ sung lực lượng cho cuộc khởi nghĩa
của người anh hùng dân chài Nguyễn Văn Lịch,(NGUYỄN TRUNG TRỰC), ở Long
Định còn truyền tụng về Bộ Nhượng, một chỉ huy giỏi của ông Lịch. Sau khi đốt tàu
ESPERANTO của Pháp trên vàm Nhựt Tảo, Nguyễn Trung TRực rút về Rạch Giá, Bộ
Nhượng tập hợp nghĩa quân ở lại quê nhà tiếp tục kháng chiến cho đến lúc hi sinh. Ngoài
ra, những tên tuổi như Đinh Đạo, Đinh Đức, lãnh binh Thế, Thống Sô vẫn được nhân dân

nhắc nhở như những tấm gương anh hùng dân tộc bất khuất. Đầu thế kỷ 20, phong trào
yêu nước của nhân dân Cần Đước lại phát triển sôi nổi. hoạt động của tổ chức Thiên Địa
Hội, hội kín Nguyễn An Ninh lan ra đều khắp các xã. Kế tục truyền thóng đó, khi Đảng
của giai cấp công nhân hình thành, các cơ sở Đảng đã ươm mầm từ Phước Vân ngay từ
năm 1930 rồi nhanh chóng lan ra cả huyện. Nhân dân Cần Đước hưởng ứng sôi nổi cao
trào cách mạng 1936-1939 , Nam kỳ khởi nghĩa 1940, phong trào Thanh niên Tiền Phong
1945, góp phần đáng kể trong tổng khởi nghĩa 1945 và giành chính quyền tại Sài Gòn.
Trong kháng chiến ba mươi năm Cần Đước là địa bàn dừng chân của Thành ủy Sài Gòn Chợ Lớn. Do địa bàn năm ở vùng ven Sài Gòn nên bị đánh phá ác liệt, nhưng phong trào
đấu tranh giành độc lập vẫn phát triển mạnh. Sự đóng góp rất lớn về nhân lực và tài chính
to lớn của nhân dân và các hình thức đánh giặc sáng tạo và độc đáo của lực lượng võ


trang địa phương là nét nổi bật của Cần Đước.Nổi bật là "Vành đai đánh Mỹ Rạch kiến"
được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Cần Đước là huyện trọng điểm lúa gạo,
giống lúa Nàng Thơm được nhiều nơi trong cả nước trồng. Nhưng thơm ngon nhất là
Nàng Thơm Chợ Đào (xã Mỹ Lệ)Cơm gạo Nàng thơm ăn với cá bống kèo kho tộ là đặc
sản địa phương. Cần Đước cũng được xem là một trong nhừng cái nôi của đờn ca tài tử,
hiện ở đình Vạn Phước có thờ linh vị của ông Nguyễn Quang Đại một nhạc quan triều
đình nhà Nguyễn, trên đường xuôi Nam đã dừng chân tại Cần Đước chỉnh lý, sáng tác
các bài bản tổ của nhạc lễ, nhạc tài tử và truyền dạy cho nhiều thế hệ học trò lưu truyền
các đời sau như nhạc Giai, nhạc Láo nổi tiếng...thành ngữ phổ biến ở lục tỉnh nam kỳ
"Đờn nhứt xứ, võ vô địch" là để xưng tụng người Cần Đước xưa hào hoa và nghĩa hiệp.
Ngoài ra, Cần Đước còn có các nghề thủ công như dệt chiếu ở Long Cang Long Định,
chạm bạc ở Phước Vân, chạm gỗ ở Tân Lân, đóng ghe ở Long hựu, Tân Chánh. Cho
đến ngày nay những nghề thủ công trên vẫn được bảo tồn còn có bước sáng tạo, làm
ra nhiều sản phẩm thủ công xuất khẩu,mới đây, một nhóm thợ đóng ghe Cần Đước
được mời sang Đại Hàn làm chuyên gia đóng tàu gỗ nhỏ , cho thấy nghề thủ công
Cần Đước kế thừa được nét đẹp truyền thống vừa giàu tính hiện thực, linh hoạt phù
hợp với những phát triển của thời đại. Trong thời kỳ xây dựng và phát triển nhân dân
Cần Đước phát huy ý chí tự lực, tự cường khắc phục khó khăn, chuyển đổi cơ cấu

kinh tế sang công nghiệp. hiện nay nhiều khu công nghiệp mới được các doanh
nghiệp trong ngoài nước đầu tư, cơ cấu vật nuôi cây trồng cũng được chuyễn dịch
thành công bước đầu, thu nhập người dân dần được nâng cao, các hạ tầng kinh tế và
phúc lợi xã hội được nhà nước đàu tư, cho thấy tương lai sẽ xây dựng một quê hương
giàu đẹp và hạnh phúc.
Lấy từ « />%9Bc »

UBND tỉnh chỉ đạo việc thoả thuận địa điểm đầu tư cho các công ty trên
địa bàn tỉnh Long An

Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 143/SKHĐT-XTĐT ngày 02/02/2007 về
việc thoả thuận địa điểm để Công ty TNHH Green Shoes (VN) đầu tư xưởng may mũ giày tại thị
trấn Đông Thành, huyện Đức Huệ; theo Công văn số 151/SKHĐT-XTĐT ngày 05/02/2007 của
Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc đề nghị thoả thuận địa điểm để Công ty TNHH SX-TM Huỳnh
Chín đầu tư tại xã Long Sơn, huyện Cần Đước và theo Công văn số 148/SKHĐT-XTĐT ngày
05/02/2007 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc đề nghị thoả thuận địa điểm để DNTN Nghệ
Phong đầu tư mở rộng dự án Xưởng sản xuất nhựa tại xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long
An, ngày 13/02/2007, UBND tỉnh Long An ban hành Công văn số 791/UBND-KT, số 792/UBNDKT, số 793/UBND-KT cho chủ trương như sau:
1. UBND tỉnh đồng ý thoả thuận địa điểm để Công ty TNHH Green Shoes (VN) đầu tư xưởng
may mũ giày, với diện tích khoảng 9.021m 2 (chưa đo đạc cụ thể) tại thị trấn Đông Thành, huyện
Đức Huệ.
2. UBND tỉnh đồng ý thoả thuận địa điểm để Công ty TNHH SX-TM Huỳnh Chín đầu tư bãi vật
liệu xây dựng, kinh doanh cửa hàng xăng dầu, sửa chữa phương tiện thuỷ, kinh doanh mua bán
chế biến gỗ, kinh doanh I-ốt, với diện tích khoảng 7,3 ha (chưa đo đạc và thẩm định) tại xã Long


Sơn, huyện Cần Đước.
3. UBND tỉnh đồng ý thoả thuận địa điểm để DNTN Nghệ Phong đầu tư mở rộng dự án Xưởng
sản xuất nhựa (đường giao thông, cây xanh), với diện tích khoảng 250m 2 (chưa đo đạc và thẩm
định) tại xã Long Hiệp, huyện Bến Lức.

UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp các ngành chức năng liên quan
hướng dẫn Công ty TNHH Green Shoes, Công ty TNHH SX-TM Huỳnh Chín, DNTN Nghệ Phong
lập đầy đủ thủ tục về đất đai theo quy định của Nhà nước.
Đồng thời, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp các ngành chức năng liên quan và chính
quyền địa phương hướng dẫn Công ty TNHH Green Shoes, Công ty TNHH SX-TM Huỳnh Chín,
DNTN Nghệ Phong lập đầy đủ thủ tục hồ sơ đầu tư theo quy trình, đúng quy định của pháp luật.
Đến 15/8/2007, Công ty TNHH Green Shoes, Công ty TNHH SX-TM Huỳnh Chín, DNTN Nghệ
Phong phải hoàn tất thủ tục đầu tư theo quy định và triển khai thực hiện dự án trên, nếu chưa
thực hiện xong các công việc này thì Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh để thu hồi
chủ trương trên.
Theo đó, định kỳ 03 tháng, Công ty TNHH Green Shoes, Công ty TNHH SX-TM Huỳnh Chín,
DNTN Nghệ Phong phải báo cáo UBND huyện Đức Huệ, huyện Cần Đước, huyện Bến Lức, Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường về tiến độ hoàn thành các thủ tục và triển
khai đầu tư của dự án kể từ ngày UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho đến khi dự án được
đưa vào khai thác sử dụng./.
Ngọc Phạm

Công nghiệp ở Cần Đước: Những kết quả bước đầu

Trong 5 năm trở lại đây, cơ cấu kinh tế huyện Cần Đước đã có sự thay đổi đáng
kể theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra, đó là ưu tiên đầu tư
phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Đây cũng
chính là cơ sở để huyện Cần Đước nhanh chóng đạt được những kết quả cao
trong quy hoạch, đầu tư, xây dựng khu - cụm công nghiệp trên địa bàn.

Sau hơn 5 năm thực hiện, đến nay huyện Cần Đước đã có 2.082 ha đất xây
dựng công nghiệp đã được phê duyệt bao gồm khu công nghiệp Long Định Long Cang 300 ha đã được san lấp mặt bằng, tiếp tục triển khai giai đoạn I dự
án mở rộng khu công nghiệp Thuận Đạo (Bến Lức) 200 ha. Huyện đang tiếp tục
triển khai mở rộng khu công nghiệp Long Định - Long Cang đến Long Sơn - Tân
Trạch 554 ha. Khu công nghiệp Phước Đông mở rộng với diện tích 163 ha đã có

doanh nghiệp đăng ký đầu tư, khu công nghiệp Cầu Tràm (Long Trạch) với diện
tích 87 ha, nhà đầu tư hạ tầng đang chi trả bồi thường và xúc tiến lập khu tái


định cư. Khu công nghiệp Tân Trạch - Phước Tuy 100 ha đã cấp phép cho hạ
tầng 30 ha, hiện có doanh nghiệp đang xin phép tiếp tục đầu tư 70 ha còn lại. Ở
khu vực 2 xã Long Hựu Đông, Long Hựu Tây cũng đã có doanh nghiệp khảo sát
đăng ký 600 ha, khu thương mại nhà vườn ở xã Long Trạch cũng đã có chủ
trương thỏa thuận địa điểm đầu tư và các ngành tỉnh cũng đang tích cực hỗ trợ
địa phương tiếp tục khảo sát quy hoạch công nghiệp trên địa bàn các xã ven
sông Vàm Cỏ và sông Rạch Cát...

Nhìn chung, tiến độ triển khai thực hiện các
dự án đã được cấp phép diễn ra khá nhanh
trên địa bàn. Trong tổng số 29 dự án được
cấp phép có 18 dự án đã được nhà đầu tư
xây dựng nhà xưởng đi vào sản xuất. Theo
báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của UBND
huyện tính đến tháng 9-2007 cùng với ngành
nghề tiểu thủ công nghiệp hiện có trên địa
bàn, việc quy hoạch xây dựng các khu - cụm
Một góc khu công nghiệp Long Cang
công nghiệp ở địa phương đã góp phần giải
quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động, giá trị sản lượng công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp tăng 20% so cùng kỳ năm trước và sẽ có bước tăng đáng kể
trong thời gian tới khi các dự án của các nhà doanh nghiệp đi vào sản xuất. Việc
xây dựng khu - cụm công nghiệp ở huyện không chỉ đạt về mặt tốc độ xây dựng
và sẽ góp phần thay đổi nhanh chóng tình hình kinh tế - xã hội của huyện trong
những năm tới đây.


Chủ trương quy hoạch, xây dựng các khu - cụm công nghiệp trên địa bàn huyện
về cơ bản được người dân đồng tình nhất trí cao. Tuy nhiên, quá trình triển khai
cũng gặp nhiều khó khăn như: Giải tỏa đền bù, tái định cư, việc làm cho người
lao động. Bên cạnh đó, việc xây dựng các khu tái định cư chậm (thậm chí là
không quy hoạch khu tái định cư như khu công nghiệp Long Định trước đây) đã
gây nên tâm lý hoang mang cho người dân vùng quy hoạch công nghiệp. Trước
tình hình trên, huyện đã tổ chức hội nghị đánh giá và có kế hoạch cụ thể về công
tác tuyên truyền vận động nhân dân trong việc chuyển đổi nghề, tạo việc làm, hỗ
trợ học nghề và nhất là chú trọng đến việc xây dựng các khu tái định cư, giải
quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và nhất là thực hiện công khai, dân chủ quá
trình kê biên, đền bù áp giá... từ đó tạo niềm tin trong nhân dân.
Với vị trí thuận lợi, sự năng động của lãnh đạo địa phương cùng với vị thế huyện kinh tế trọng
điểm của tỉnh... Cần Đước chắc chắn sẽ mở rộng diện tích các khu - cụm công nghiệp, thu hút
nhiều nhà đầu tư và là huyện nằm trong vùng trọng điểm về công nghiệp của tỉnh trong tương lai.
Theo Báo Long An


Không chỉ ở Khánh Hòa, tại Long An dự án giải tỏa nhiều nhưng đền bù ít, khu
tái định cư không có bao nhiêu... “Long An là một trong những tỉnh mà tôi nhận
điện thoại của dân nhiều nhất, hầu hết đều phản ảnh việc bồi thường giải phóng
mặt bằng không thỏa đáng, lấy đất làm dự án tràn lan nhưng chỗ ở của dân thì
không quan tâm”, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Đặng Hùng Võ nói
trong buổi làm việc với UBND thị xã Tân An, tỉnh Long An, hôm 17/8.
Quả vậy, trong số trên 150 người dân tiếp xúc với đoàn từ 11h đến hơn 18h,
hơn một nửa là “kêu” về giá bồi thường không thỏa đáng. Trong đó, người dân bị
thu hồi đất ở Khu công nghiệp Xuyên Á (huyện Đức Hòa) bức xúc nhất. Đại diện
các hộ dân này, bà Nguyễn Thị Thu Thảo (xã Mỹ Hạnh Nam) cho biết khu vực
của bà, Nhà nước thu hồi đất với giá bồi thường chỉ 20.000-30.000 đồng/m2,
giao cho doanh nghiệp, có người bị thu hồi hết đất phải che lều bạt ở tạm bợ.
Thế nhưng để mua lại đất ở khu tái định cư thì phải mất 1,2 triệu đồng/m2. Bà

Thảo bị thu hồi trên 23.000 m2, nhưng số tiền đó không đủ mua một miếng đất
cất nhà chứ đừng nói đến ruộng vườn canh tác.
Gần cuối buổi tiếp dân chiều qua (17/8), một cụ già được người dân dìu lại trước
bàn của Thứ trưởng Đặng Hùng Võ. Ông chậm rãi cầm micro lên và đề đạt với
Thứ trưởng ba vấn đề mà ông cho là “nóng” nhất hiện nay ở Long An. Thứ nhất,
các đơn thư khiếu nại của dân phải giải quyết thế nào chứ hiện nay nó cứ đi lòng
vòng từ huyện đến tỉnh, đến trung ương rồi trả lại cho dân và cuối cùng phải vứt
vào sọt rác. Thứ hai, đề nghị đoàn đi kiểm tra ngay trên 30 dự án khu dân cư mà
UBND tỉnh đã ký giao cho các doanh nghiệp, lấy đi trên 1.000 ha đất của nông
dân, làm cho khoảng 5.000 người phải thất nghiệp. Các dự án này thực chất là
lấy đất của dân, phân lô bán nền với giá cao khiến dân bất bình. Thứ ba, việc bồi
hoàn không thỏa đáng cũng là nguyên nhân khiến khiếu kiện kéo dài, làm dân
mất lòng tin.
Báo cáo của UBND thị xã Tân An với đoàn về tình hình triển khai các dự án đầu
tư trên địa bàn thị xã nổi lên một vấn đề: “Hầu hết các dự án của các nhà đầu tư
tư nhân đều không có phương án tái định cư cho dân”. Trong số tám dự án của
nhà đầu tư với diện tích 775,84 ha đã thực hiện xong giai đoạn chi trả bồi


×