Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nguyên lý thống kê Báo cáo kết quả nghiên cứu nhu cầu học ngoại ngữ của sinh viên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 59 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA TÀI CHÍNH
------

Báo cáo nghiên cứu:
“KHẢO SÁT NHU CẦU HỌC NGOẠI NGỮ
CỦA SINH VIÊN”
BỘ MÔN: Thống kê ứng dụng trong
kinh doanh và kinh tế
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Cô Mai Thanh Loan
SINH VIÊN THỰC HIỆN: Trình Đức Phú
Nhóm 21

LỚP FN01– KHOÁ K40

TPHCM 10/2016


LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, lời đầu tiên, em xin gửi đến cô Mai Thanh Loan_giáo
viên bộ môn Thống kê ứng dụng trong kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh, đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu và cũng như tạo điều kiện cho chúng
em có thể áp dụng kiến thức trên vào thực tế.
Trong học kỳ này, nhờ sự giảng dạy của cô mà em được tiếp cận cách chạy dữ liệu
theo phần mềm SPSS, đây là phần mềm xử lý dữ liệu thống kê rất hữu ích, đặc biệt đối
với sinh viên chuyên ngành Tài chính chúng em cũng như tất cả các sinh viên thuộc các
chuyên ngành khác của trường đại học Kinh tế.
Em xin chân thành cảm ơn cô đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học
trên lớp cũng như cung cấp nhiều nguồn tài liệu tham khảo cho chúng em dễ dàng tiếp
cận và thực hành hơn.


Bên cạnh đó, để có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này, đã có không ít những sự
hỗ trợ, giúp đỡ, dù trực tiếp hay gián tiếp từ những người xung quanh. Em xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến các bạn sinh viên, các anh chị khóa trên đã tham gia khảo sát và
cho ý kiến để giúp cuộc nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Bài thu hoạch được thực hiện trong khoảng thời gian 2 tuần. Bước đầu đi vào thực
tế, áp dụng những kiến thức mới nên không tránh khỏi những bỡ ngỡ và thiếu, em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của cô và các bạn học cùng lớp để
kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Bảng tần số theo đối tượng sinh viên tham gia khảo sát............................ - 4 Bảng 2.2. Bảng tần số theo sở thích học ngoại ngữ của sinh viên ............................. - 5 Bảng 2.3. Bảng tần số theo hiện trạng tham gia học ngoại ngữ ................................. - 5 Bảng 2.4. Bảng tần số theo lý do sinh viên không học ngoại ngữ ............................. - 6 Bảng 2.5. Bảng tần số theo mục đích học ngoại ngữ của sinh viên ........................... - 7 Bảng 2.6. Bảng tần số theo số ngoại ngữ mà sinh viên theo học ............................... - 8 Bảng 2.7. Bảng tần số theo ngoại ngữ mà sinh viên đang học ................................... - 8 Bảng 2.8. Bảng tần số theo ngoại ngữ được học phổ biến nhất ................................. - 9 Bảng 2.9. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định lựa chọn 1 ngoại ngữ để
học. ........................................................................................................................... - 10 Bảng 2.10. Bảng tần số về thời gian học ngoại ngữ mỗi ngày ................................. - 12 Bảng 2.11. Phương pháp học ngoại ngữ .................................................................. - 12 Bảng 2.12. Mức độ sử dụng thành thạo các kĩ năng ngoại ngữ. .............................. - 14 Bảng 2.13. Các kĩ năng khó khi học ngoại ngữ........................................................ - 14 Bảng 2.14. Môi trường đào tạo mong muốn khi học ngoại ngữ. ............................. - 15 Bảng 2.15. Tình hình thi chứng chỉ tin học .............................................................. - 16 Bảng 2.16. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định thi chứng chỉ ngoại ngữ..
.................................................................................................................................. - 18 -


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Giới tính của đối tượng tham gia khảo sát .............................................. - 3 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu sinh viên theo nơi đào tạo .......................................................... - 3 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu sinh viên theo năm học .............................................................. - 4 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu theo sở thích học ngoại ngữ ....................................................... - 5 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu tham gia học ngoại ngữ ............................................................. - 5 Biểu đồ 2.6. Lý do sinh viên không học ngoại ngữ .................................................... - 6 Biểu đồ 2.7. Mục đích học ngoại ngữ ........................................................................ - 7 Biểu đồ 2.8. Cơ cấu theo số ngoại ngữ và loại ngoại ngữ sinh viên đang theo học ... - 9 Biểu đồ 2.9. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định lựa chọn 1 ngoại ngữ để
học ............................................................................................................................ - 11 Biểu đồ 2.10. Phương pháp học ngoại ngữ của sinh viên ........................................ - 13 Biểu đồ 2.11. Môi trường học ngoại ngữ mong muốn của sinh viên ....................... - 16 Biểu đồ 2.12. Tình hình thi chứng chỉ và thời gian thi ............................................ - 17 Biểu đồ 2.13 Thời gian học trước khi thi chứng chỉ ................................................ - 17 Biểu đồ 2.14. Thể hiện tỷ lệ sinh viên muốn thi chứng chỉ...................................... - 17 Biểu đồ 2.15. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định thi chứng chỉ ngoại ngữ
.................................................................................................................................. - 18 -


Mục lục

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ NHU CẦU HỌC NGOẠI NGỮ ................ - 1 1. GIỚI THIỆU CUỘC KHẢO SÁT ..................................................................... - 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu .................................................................................... - 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu .................................................. - 2 1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. .................................................................. - 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................... - 3 2. KẾT QUẢ CUỖC KHẢO SÁT ......................................................................... - 3 2.1 Cơ cấu mẫu nghiên cứu............................................................................... - 3 2.2 Kết quả khảo sát. ......................................................................................... - 5 3. KẾT LUẬN ...................................................................................................... - 19 3.1 Kết luận chung từ cuộc khảo sát ............................................................... - 19 3.2 Hạn chế của bài nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ....... - 20 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. - 21 PHỤ LỤC 1_KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH HÌNH THÀNH BẢN HỎI - 22 PHỤ LỤC 2_ PHIẾU KHẢO SÁT .......................................................................... - 41 PHỤ LỤC 3_DANH SÁCH ĐÁP VIÊN ................................................................. - 46 PHỤ LỤC 4_ KẾT QUẢ XỬ LÝ PHIẾU KHẢO SÁT .......................................... - 47 -


BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ NHU CẦU HỌC NGOẠI NGỮ
CỦA SINH VIÊN


1. GIỚI THIỆU CUỘC KHẢO SÁT
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam luôn giữ sự tăng trưởng ổn định,
môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, hội nhập ngày càng mạnh mẽ với nền kinh
tế toàn cầu. Chính vì những lý do trên, Việt Nam trở thành một đia điểm hấp dẫn đối
với giới đầu tư nước ngoài, thu hút các công ty và tập đoàn đa quốc gia đến đây để tìm
kiếm các cơ hội. Trong xu thế đang mở ra đấy, vô hình trung đã mang đến một số lượng
lớn nhu cầu về nhân lực cho những công ty đến đây hoạt động cũng như những thách
thức về trình độ lao động, mà yêu cầu đầu tiên không thể thiếu là trình độ ngoại ngữ.
Theo một cuộc điều tra của Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á
(SEAMEO) thì nhu cầu sử dụng tiếng Anh trong công việc hàng ngày ở các công ty VN,
các tổ chức hành chính sự nghiệp khá cao, từ trung bình đến nhiều, chiếm 69%. Tiếng
Anh, ngoại ngữ đang được sử dụng chính, còn được xem là cơ sở để xét đề bạt hay tăng
lương. Chứng chỉ bằng A, B, C vẫn chiếm 65% yêu cầu, bằng đại học chuyên ngữ là
26%, chứng chỉ khác như TOEFL hay IELTS là 9%. Những số liệu đã cho thấy tiếng
Anh giữ một vai trò quan trọng thế nào đối với người lao động các khối ngành kinh tế
nhất là đối với sinh viên mới ra trường. Bên cạnh đó, không chỉ riêng tiếng Anh, với làn
sóng FDI khổng lồ từ các quốc gia hàng đầu châu Á vào Việt Nam là Hàn Quốc, Nhật
Bản và Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam thì việc biết tiếng Hàn,
tiếng Nhật hay tiếng Trung cũng là lợi thế đối với một sinh viên đang tìm việc.
Trước những thách thức và cơ hội như thế, nhận thức và sự chuẩn bị của sinh viên
là như thế nào để nâng cao năng lực canh trạnh của bản thân, đáp ứng được nhu cầu của
các nhà tuyển dụng trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Trong bối cảnh đó, tôi đã thực
hiện cuộc nghiên cứu “Nhu cầu học ngoại ngữ của sinh viên”

-1-


1.2 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung :
Khảo sát nhu cầu học ngoại ngữ của sinh viên nhằm nêu ra thực trạng về việc học
ngoại ngữ của sinh viên hiện nay. Từ đó, đề xuất các biện pháp để giải quyết những tồn
tại và giúp sinh viên có cái nhìn bao quát hơn cũng như có những sự chuẩn bị tốt hơn
cho việc học ngoại ngữ.
Để đạt mục tiêu trên, bài nghiên cứu phải đạt các mục tiêu cụ thể sau:
Mục tiêu cụ thể:
- Thu thập thông tin thông qua phiếu khảo sát để tìm hiểu về thực trạng việc học
ngoại ngữ của sinh viên
- Dựa vào kết quả điều tra phân tích nhu cầu của sinh viên về các vấn đề liên quan
đến việc học ngoại ngữ.
- Đưa ra cái nhìn bao quát và đề xuất cái biện pháp giải quyết những tồn tại trong
việc học ngoại ngữ, cung cấp các lời khuyên cho việc học.
Câu hỏi nghiên cứu
Từ đó, bài nghiên cứu trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
Sinh viên học ngoại ngữ gì và học vì mục đích gì?
Những tiêu chí nào ngân hàng hưởng đến quyết định lựa chọn ngoại ngữ để học của
sinh viên?
Phương pháp học ngoại ngữ của sinh viên hiện nay như thế nào?
Nhu cầu của sinh viên đối với việc thi chứng chỉ ngoại ngữ?
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thi chứng chỉ ngoại ngữ?

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của cuộc khảo sát là nhu cầu học ngoại ngữ.
Đối tượng khảo sát: Sinh viên các trường đại học, mẫu khảo sát là 50 sinh viên.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Hệ chính quy của các trường đại học/cao đẳng thuộc khu
vực phía Nam như: Đại học Quốc gia Tp.HCM, Đại học Kinh tế Tp.HCM, Đại học Cần

Thơ, Đại học Y dược Cần Thơ, Đại học An Giang.
-2-


Phạm vi thời gian: tháng 10/2016.
Phạm vi nội dung: nhu cầu của sinh viên về việc học ngoại ngữ, thi chứng chỉ
ngoại ngữ và các tiêu chí ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngoại ngữ để học, thi
chứng chỉ. Phương pháp học ngoại ngữ của sinh viên.

1.4 Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính nhằm xây dựng thang đo chính thức. các bước như sau:
- Nghiên cứu lý thuyết và bản hỏi mẫu để hình thành bản hỏi nháp.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia để chỉnh sửa, hình thành bản hỏi sơ bộ.
Khảo sát mẫu 10 phiếu và kiểm định thang đo qua hệ số Cronbach ‘s Alpha, hoàn
thành bản hỏi chính thức.
Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng nhằm thu thập và xử lý dữ liệu từ bản khảo sát.
- Phương pháp khảo sát: điều tra gián tiếp theo bản hỏi.
- Thời gian khảo sát: từ 9/10/2016 đến 13/10/2016
- Thời gian xử lý dữ liệu: từ 14/10/2016 đến 18/10/2016
- Công cụ xử lý dữ liệu: SPSS.24.
- Nội dung xử lý: tính tỉ lệ, thống kê mô tả các tiêu chí khảo sát.

2. KẾT QUẢ CUỖC KHẢO SÁT
2.1 Cơ cấu mẫu nghiên cứu
2.1.1 Cơ cấu SV theo giới tính, theo trường đào tạo.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu sinh viên theo nơi đào tạo


Biểu đồ 2.1 Giới tính của đối tượng tham gia khảo sát

Nguồn: Tính toán của tác giả

Nguồn: Tính toán của tác giả

-3-


Nhận xét:
Trong số 50 người tham gia khảo sát có 30 nữ và 20 nam. Nhận thấy, sinh viên nữ
có tham gia nhiều hơn đến việc học ngoại ngữ một phần nào thể hiện họ có mối quan
tâm lớn hơn đến ngoại ngữ phần nào là do số sinh viên nữ học khối ngành kinh tế nhiều
hơn các sinh viên nam.
Trong số 50 sinh viên tham gia khảo sát, có 26 sinh viên từ Đại học Kinh tế Tp.HCM
(52%), 19 sinh viên từ các trường khác chủ yếu là đại học Sư phạm kỹ thuật Tp.HCM
cho thấy (chiếm 38%) cho thấy sinh viên các ngành kinh tế và kỹ thuật quan tâm nhiều
hơn đến ngoại ngữ, vì 2 ngành này đang có mức độ hội nhập nhanh, nhiều công ty nước
ngoài hoạt động trong 2 lĩnh vực này đang thâm nhập mạnh vào Việt Nam khiến cho
nhu cầu về nhân sự tăng đi cùng với yêu cầu về khả năng ngôn ngữ.
2.1.2 Cơ cấu SV theo năm học

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu sinh viên theo năm học
Nguồn: Tính toán của tác giả
Bảng 2.1. Bảng tần số theo đối tượng sinh viên tham gia khảo sát

Đối tượng sinh viên

Tần số


Sinh viên năm nhất

9

Sinh viên năm hai

11

Sinh viên năm ba

22

Sinh viên năm tư

8

Tổng cộng

50

Nguồn: Tính toán của tác giả

-4-


Nhận xét:
Sinh viên năm ba chiếm tỷ lệ cao nhất (44%), trong khi đó sinh viên các năm 1, năm 2,
năm 3 cũng chiếm tỷ lệ tương đối – xấp xỉ 20%. Điều này cho thấy sinh viên các trường
đại học đã bắt đầu có sự chuẩn bị cho việc học ngoại ngữ khá sớm, điều này thể hiện
bằng mức độ quan tâm thông qua việc tham gia khảo sát của các bạn. Nhiều nhất là sinh

viên năm ba, có lẽ đây là giai đoạn sắp ra trường và chuẩn bị bước vào thời kì nước rút
tốt nghiệp nên các bạn tập trung cho ngoại ngữ ở thời điểm này.

2.2 Kết quả khảo sát.
2.2.1 Về hiện trạng học ngoại ngữ của sinh viên.
Bảng 2.2. Bảng tần số theo sở thích học ngoại ngữ của sinh viên Bảng 2.3. Bảng tần số theo hiện trạng tham gia học ngoại ngữ
của sinh viên.

Thích học ngoại ngữ

Tần số

Đang học ngoại ngữ

Tần số



48



40

Không

2

Không


10

Tổng cộng

50

Tổng cộng

50
Nguồn: Tính toán của tác giả

Nguồn: Tính toán của tác giả

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu theo sở thích học ngoại ngữ

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu tham gia học ngoại ngữ

Nguồn: Tính toán của tác giả

Nguồn: Tính toán của tác giả

Nhận xét
Có 50 phiếu, trong đó số phiếu trả lời không thích học ngoại ngữ chỉ phiếu, cho
thấy ngoại ngữ không chỉ là một yêu cầu bắt buộc mà sinh viên còn học nó vì sở thích.
Đồng thời trong 50 người tham gia khảo sát, thì có đến 40 người (chiếm 80%) là đang

-5-


tham gia một lớp học ngoại ngữ bất kì, cho thấy nhu cầu học ngoại ngữ trong sinh viên

là rất lớn.
Bảng 2.4. Bảng tần số theo lý do sinh viên không học ngoại ngữ

Lý do không theo học ngoại ngữ

Sinh viên không

Sinh viên có theo

theo học ngoại ngữ

học ngoại ngữ

Do không đủ tài chính để tham gia các khóa

3

học và mua tài liệu.
Do không sắp xếp được thời gian.

6

Công việc không yêu cầu ngoại ngữ.

1

Do ngoại ngữ khó, không có động lực học.

-


Do đã học rất tốt một ngoại ngữ nào đó rồi

-

Tổng cộng

40

10

40

Nguồn: Tính toán của tác giả

0 0
1
10%

3
30%

Nhận xét:

Do không đủ tài
chính để tham gia
các khóa học và
mua tài liệu.

Theo như kết quả thu
được từ câu 4, trong số 10 sinh


Do không sắp xếp
được thời gian.

viên không học ngoại ngữ, đến
60% trên tổng số là không sắp

6
60%

Công việc không
yêu cầu ngoại ngữ.

xếp được thời gian, 30% là do
không đủ nguồn lực tài chính, chỉ
có 10% hay 1 người là do công
việc không có yêu cầu về ngoại

Biểu đồ 2.6. Nguồn:
Lý do sinh
học
Tínhviên
toánkhông
của tác
giảngoại ngữ
Nguồn: Tính toán của tác giả

ngữ, không có trường hợp này là cảm

thấy ngoại ngữ khó hay đã rất giỏi một ngoại ngữ rồi. Điều này cho thấy ngoại ngữ là

rất cần thiết cho mọi công việc nhưng lại không hề ghê khó, chỉ là do đó là một dạng
kiến thức mới, khó tiếp cận ban đầu.

-6-


Bảng 2.5. Bảng tần số theo mục đích học ngoại ngữ của sinh viên

Các mục đích theo học ngoại ngữ của sinh viên

Sinh viên có theo

Sinh viên không

học ngoại ngữ

theo học ngoại ngữ

Do yêu cầu của chương trình học ở trường

2

Muốn tìm công việc tốt sau khi ra trường hoặc

17

Do yêu cầu công việc
Nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của

15


bản thân.
Học để có thể giao lưu với bạn bè quốc tế.

0

Học để tiếp cận với nguồn sách báo, tài liệu nước

1

10

ngoài.
Phục vụ cho mục tiêu du học.

2

Sử dụng khi đi du lịch, tìm hiểu văn hóa.

2

Cảm thấy thích thú khi tìm hiểu về ngoại ngữ.

1

Tổng cộng

40

10


Nguồn: Tính toán của tác giả

1
3%

2
2 5%
5%

1
3%

Do yêu cầu của chương trình học ở
trường

2
5%

Muốn tìm công việc tốt sau khi ra
trường hoặc Do yêu cầu công việc
Nâng cao năng lực và khả năng
cạnh tranh của bản thân.

17
42%

Học để có thể giao lưu với bạn bè
quốc tế.
Học để tiếp cận với nguồn sách báo,

tài liệu nước ngoài.

15
37%

Phục vụ cho mục tiêu du học.
Sử dụng khi đi du lịch, tìm hiểu văn
hóa.
Cảm thấy thích thú khi tìm hiểu về
ngoại ngữ.

Biểu đồ 2.7. Mục đích học ngoại ngữ
Nguồn: Tính toán của tác giả

-7-


Nhận xét
Trong số 40 sinh viên đang tham gia học ngoại ngữ, có đến 17 sinh viên (chiếm
42%) học là vì muốn tìm một công việc tốt, 15 sinh viên (chiếm 37%) học vì muốn nâng
cao năng lực bản thân. Từ đó ccho thấy, sinh viên hiện nay nhận thức rất rõ về tầm quan
trọng của ngoại ngữ trong việc canh trạnh trên thị trường lao động cũng như nâng cao
giá trị của bản thân.
2.2.2 Về ngoại ngữ đang được sử dụng phổ biến nhất.
Bảng 2.6. Bảng tần số theo số ngoại ngữ mà sinh viên theo học

Số ngoại ngữ sinh viên
theo học

Sinh viên có theo


Sinh viên không

học ngoại ngữ

theo học ngoại ngữ

Một ngoại ngữ

26

Hai ngoại ngữ

14

Ba ngoại ngữ

0

Bốn ngoại ngữ

0

Tổng cộng

40

10

10


Nguồn: Tính toán của tác giả

Bảng 2.7. Bảng tần số theo ngoại ngữ mà sinh viên đang học

Sinh viên đang học ngoại ngữ
Ngoại ngữ
Tiếng Anh

Sinh viên học 1

Sinh viên học 2

ngoại ngữ

ngoại ngữ

26

14

Tiếng Trung

4

Tiếng Hàn

4

Tiếng Nhật


6

Tông số sinh viên:

26

14

Nguồn: Tính toán của tác giả

-8-

Sinh viên không
học ngoại ngữ
10

10


Tiếng Hàn
11%

Tiếng Anh và 1 ngoại
ngữ khác

Chỉ Tiếng Anh
74%

Tiếng Nhật

4%

26%
Tiếng Trung
11%

Biểu đồ 2.8. Cơ cấu theo số ngoại ngữ và loại ngoại ngữ sinh viên đang theo học
Nguồn: Tính toán của tác giả
Bảng 2.8. Bảng tần số theo ngoại ngữ được học phổ biến nhất

Tiếng

Tiếng

Tiếng

Tiếng

Anh

Trung

Hàn

Nhật

Được học nhiều nhất (1)

40


3

7

0

Được học nhiều thứ hai (2)

0

20

5

25

Được học nhiều thứ ba (3)

1

19

9

21

Được học nhiều thứ tư (4)

9


8

29

4

Tổng cộng

50

50

50

50

Mean

1.58

2.64

3.20

2.58

Nguồn: Tính toán của tác giả

Nhận xét
Qua các biểu đồ 2.8, ta có thể thấy có đến 26% số người đang học ngoại ngữ trả lời

rằng họ học đến 2 ngoại ngữ bất kì, trong đó luôn luôn có Tiếng Anh và 76% còn lại
cho biết họ học 1 loại ngoại ngữ đó là tiếng Anh. Cho thấy tiếng Anh là ngoại ngữ rất
phổ biến. Điều này cũng được thể hiện qua bảng 2.8, trị số trung bình của tiếng anh là
1.58 – ngoại ngữ được học phổ biến nhất theo những người được hỏi.

-9-


Tiếp tục những ngoại ngữ phổ biến tiếp theo là tiếng Nhất (2.58), tiếng Trung (2.64),
và tiếng Hàn (3.20). Tuy nhiên điều này là không đúng đối với trường hợp những người
học 2 ngoại ngữ, ngoại ngữ thứ hai được yếu thích của họ lần lượt là tiếng Trung và
tiếng Hàn (cùng chiếm 11% ) và sau đó mới đến tiếng Nhất (chỉ 4%).
Bảng 2.9. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định lựa chọn 1 ngoại ngữ để học.

Múc độ ảnh hưởng

Tiêu chí

Hoàn
toàn

Ít

Không

Khá

Rất

không


quan

xác

quan

quan

Tổng

quan

trọng

định

trọng

trọng

cộng

trọng

(2)

(3)

(4)


(5)

8.0

16.0

50.0

26.0

100

3.94

4.0

36.0

60.0

100

4.56

Mean

(1)

9.1 Do thích ngoại ngữ, càng tìm

hiểu càng thấy thích thú (%)
9.2 Do yêu cầu về công việc,
phải sử dụng ngoại ngữ đó trong
công việc. (%)
9.3 Do có chút nền tảng về
ngoại ngữ đó, sẽ dễ học hơn (%)

8.0

18.0

18.0

50.0

6.0

100

3.28

4.0

8.0

16.0

48.0

24.0


100

3.80

9.4 Ngoại ngữ có số lượng
người sử dụng nhiều nhất trên
thế giới. (%)

Nguồn: Tính toán của tác giả

- 10 -


70

60

60

50

50

50

48

36


40
26

30

24
18 18

16

20
8

10

8

4

16
6

4

8

0
9.1 Do thích ngoại ngữ,
càng tìm hiểu càng thấy
thích thú (%)


9.2 Do yêu cầu về công 9.3 Do có chút nền tảng về 9.4 Ngoại ngữ có số lượng
việc, phải sử dụng ngoại ngoại ngữ đó, sẽ dễ học người sử dụng nhiều nhất
ngữ đó trong công việc.
hơn (%)
trên thế giới. (%)
(%)

Hoàn toàn không quan trọng

Ít quan trọng

Không xác định

Khá quan trọng

Rất quan trọng

Biểu đồ 2.9. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định lựa chọn 1 ngoại ngữ để học
Nguồn: Tính toán của tác giả

Nhận xét:
26% sinh viên cảm thấy yếu tố yêu thích ngoại ngữ rất quan trọng khi lựa chọn học
1 ngoại ngữ, trong khi đó, 50% cảm thấy nó khá quan trọng, 16% cảm thấy không xác
định được và 8% cảm thấy yếu tố này ít quan trọng. Từ đó cho thấy tình hình chung là
sinh viên khá có hứng thú với việc học ngoại ngữ và đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng
nhiều đến việc lựa chọn một ngoại ngữ để học.
60% cảm thấy yêu cầu của công việc là một yếu tố rất quan trọng trong lựa chọn
một ngoại ngữ để học, 36% thấy yếu tố này khá quá trọng, còn lại 4% cảm thấy không
xác định được. Như đã nói, yêu cầu về ngoại ngữ là một điều rất tất yếu trong tuyển

dụng trên thị trường việc làm ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời số lượng cũng cho thấy
sự nhận thức rất rõ ràng của sinh viên về yếu tố này.
Đến một nửa số người khảo sát thấy nền tảng về ngoại ngữ là điều khá qua trọng
khi học một ngoại ngữ nào đó, 18% thấy yếu tố này không xác định cũng như ít quan
trọng, và chỉ có 8% cho rằng nó không quan trọng gì, 6% thấy nó rất quan trọng. Có thể
nói nền tảng cũng là một yếu tố khá cần thiết khi bắt đầu học một ngoại ngữ nào đó, nó
giúp chúng ta tiết kiệm thời gian hơn. Ngược lại khi bắt đầu học một ngoại ngữ hãy chú

- 11 -


trọng hơn vào xây dựng nền tảng, nó sẽ giúp ta có cơ hội tiếp tục trau dồi thêm ngoại
ngữ đó.
Có gần phân nửa (48%) cho rằng họ học một ngoại ngữ vì nó được nhiều người sử
dụng trên thế giới, 24% cho rằng nó rất quan trọng, 16% thấy khó xác định, 8% cảm
thấy yếu tố nào ít quan trọng và 4% quả quyết nó không quan trọng gì. Tất nhiên nếu
biết một ngoại ngữ nhiều người sử dụng ví dụ như tiếng Anh sẽ là một lợi thế cực lớn,
vì đơn giản nó được nhiều người sử dụng trong đó có cả các công ty và tổ chức mà bạn
sẽ làm việc trong tương lai cho nên hãy lưu ý điều này khi lựa chọn một ngoại ngữ để
học.
2.2.3 Về phương pháp học ngoại ngữ
Bảng 2.10. Bảng tần số về thời gian học ngoại ngữ mỗi ngày

Sinh viên đang
Thời gian học ngoại ngữ

Sinh viên không

học ngoại ngữ


≤ 30 phút

4

30 phút - ≤ 1 giờ

19

1 giờ - ≤ 1 giờ 30 phút

12

> 1 giờ 30 phút

5

Tổng cộng

40

học ngoại ngữ

10

10

Nguồn: Tính toán của tác giả

Bảng 2.11. Phương pháp học ngoại ngữ


Các mục đích theo học ngoại ngữ của sinh

Sinh viên có theo

Sinh viên không

viên

học ngoại ngữ

theo học ngoại ngữ

Mua tài liệu tự học ở nhà.

9

Học tại các trung tâm.

13

Học theo chương trình tại trường.

5

Tham gia các khóa học mở tại nhà của các
giảng viên có kinh nghiệm.
Nguồn: Tính toán của tác giả

- 12 -


5

10


Học online trên các trang học trực tuyến, diễn

8

đàn mạng.
Làm tour guide cho các đoàn khách nước

0

ngoài.
Kết bạn với người nước ngoài và trò chuyện

0

với họ.
Trò chuyện với người nước ngoài tại các khu

0

trung tâm du lịch.
Tổng cộng

14

40


10

13

Số sinh viên

12
10

9

8

8
6

5

5

4
2
0

0

Mua tài liệu Học tại các Học theo
Tham gia Học online
Làm tour

tự học ở
trung tâm. chương trình các khóa học trên các
guide cho
nhà.
tại trường. mở tại nhà trang học
các đoàn
của các
trực tuyến, khách nước
giảng viên có diễn đàn
ngoài.
kinh nghiệm.
mạng.

0

0

Kết bạn với
người nước
ngoài và trò
chuyện với
họ.

Trò chuyện
với người
nước ngoài
tại các khu
trung tâm du
lịch.


Phương pháp học
Biểu đồ 2.10. Phương pháp học ngoại ngữ của sinh viên
Nguồn: Tính toán của tác giả

Nhận xét:
Từ bảng 2.10 cho thấy, có đến gần một nửa – 19 sinh viên được hỏi học ngoại ngữ
từ trên 30 phút đến không quá 1 tiếng mỗi ngày, 16 sinh viên học ngoại ngữ từ trên 1
tiếng đến 1 tiếng 30 phút mỗi ngày. Cho thấy khoảng thời gian học tối ưu được áp dụng
phổ biến cho học ngoại ngữ là từ khoảng trên 30 phút đến không quá 1 giờ 30 phút mỗi
ngày.
Có 13 sinh viên trả lời là đến học tiếng nước ngoài tại các trung tâm ngoại ngữ, 9
sinh viên mua tài liệu học ở nhà, 5 sinh viên học theo chương trình tại trường, 5 học với
- 13 -


các giáo viên dạy tại nhà, 8 học tại các website trực tuyến và không có sinh viên nào áp
dụng các phương pháp còn lại. Dữ liệu nên lên rằng việc học ngoại ngữ chỉ đang tập
trung tại các phương pháp truyền thống trong đó việc đến học tại các trung tâm, tự mua
tài liệu học hay học online đều có vẻ thu hút hơn các phương pháp còn lại.
Bảng 2.12. Mức độ sử dụng thành thạo các kĩ năng ngoại ngữ.

Mức độ

Bình

Khá

thường

tốt


(3)

(4)

34.0

42.0

6.0

24.0

12.3 Đọc (%)

4.0

12.4 Viết (%)

Tệ

Khá tệ

Tốt

Tổng

(1)

(2)


(5)

cộng

12.1 Nghe (%)

12.0

10.0

2.0

100

12.2. Nói (%)

54.0

14.0

2.0

100

10.0

48.0

32.0


6.0

100

10.0

28.0

50.0

12.0

0

100

12.5 Từ vựng (%)

10.0

18.0

46.0

26.0

0

100


12.6 Ngữ pháp (%)

6.0

14.0

34.0

44.0

2.0

100

Kĩ năng

Nguồn: Tính toán của tác giả

Bảng 2.13. Các kĩ năng khó khi học ngoại ngữ

Ngữ

Từ

Phát

pháp

vựng


âm

8

3

2

4

4

6

2

7

9

9

9

11

5

6


6

5

6

17

13

3

3

3

(5)

3

6

7

4

20

7


3

(6)

5

6

6

4

7

11

11

Dễ nhất (7)

1

2

5

4

10


14

14

Tổng cộng

50

50

50

50

50

50

50

Mean

2.44

3.36

4.22

3.54


4.92

4.90

4.62

Nghe

Nói

Đọc

Viết

Khó nhất (1)

26

5

2

(2)

6

16

(3)


4

(4)

Thang đo độ khó

Nguồn: Tính toán của tác giả

- 14 -


Nhận xét:
Từ bảng 2.12, các kĩ năng nghe – nói – đọc – viết và từ vựng của sinh viên đều đạt ở
mức bình thường với trị số xấp xỉ 50% trong khi đó kiến thức ngữ pháp của sinh viên
đạt mức 44% ở thang khá tốt, cho thấy sinh viên Việt Nam được dạy nền tảng ngữ pháp
rất tốt. Tuy nhiên ở mức tốt thì lại hầu như không có ai đạt được, cần phải chú ý trau dồi
hơn những kĩ năng, đặc biệt là những kĩ năng nghe – nói – đọc – viết và từng vựng hơn
là chỉ tập trung ngữ pháp thôi.
Theo kết quả khảo sát bảng 2.13, kĩ năng khó nhất là nghe (2.44), lần lượt rồi đến nói
(3.36), viết (3.54), đọc (4.22), phát âm (4.62), từ vựng (4.9), và cuối cùng là ngữ pháp
(4.92) – kiến thức dễ làm chủ nhất. Điều này khá tương đồng với kết quả bảng 2.12, cần
phải chú ý rèn luyện hơn các kĩ năng khó.
Bảng 2.14. Môi trường đào tạo mong muốn khi học ngoại ngữ.

Số sinh viên

Giá trị % trên

lựa chọn


tổng số khảo sát

Năng động, thoải mái.

40

80

Tiết học sinh động, dễ trao đổi

33

66

Giảng viên tận tâm.

29

58

Học với người cùng sở thích.

12

24

Giao tiếp nhiều.

34


68

Giảng viên là người bản địa.

15

30

Có không gian riêng để tự học.

9

18

Cung cấp nhiều bài lý thuyết và bài tập.

12

24

Thường tổ chức các buổi kiểm tra.

11

22

Có nhiều buổi ngoại khóa, thực tế.

27


54

Các tiêu chí

Nguồn: Tính toán của tác giả

- 15 -


Biểu đồ 2.11. Môi trường học ngoại ngữ mong muốn của sinh viên
Nguồn: Tính toán của tác giả

Nhận xét:
Có 80% số người được hỏi lựa chọn muốn học ngoại ngữ trong một môi trường
năng động, thoải mái, 68% muốn học giao tiếp nhiều, 66% muốn có các tiết học sinh
động hơn lý thuyết nhàm chán, 58% yêu cầu được giáo viên tận tâm chỉ dạy, 54% trông
đợi sẽ có nhiều buổ học ngoại khóa, 30% thích học với giảng viên nước ngoài, 24%
muốn cùng đi học với bạn hay được cung cấp nhiều tài liệu bài tập, 22% mong có các
kì kiểm tra thường xuyên và 18% chọn học trong không gian yên tĩnh.
2.2.4 Về thi chứng chỉ ngoại ngữ

Nguồn: Tính toán của tác giả

Bảng 2.15. Tình hình thi chứng chỉ tin học

Chứng chỉ ngoại ngữ

Đã thi


Chưa thi

Số lượng

17

33

Thời gian thi

Thời gian học/ôn tập

Muốn thi chứng chỉ

Năm nhất đại học

5

Năm hai đại học

5

Năm ba đại học

0

Năm tư đại học

7


≤ 6 tháng

11

6 tháng - ≤ 1 năm

5

1 - ≤ 2 năm

1

>2 năm

0



29

Không

4

- 16 -


Năm ba đại học
0%
Năm hai đại học

10%

Chưa thi
66%

Năm tư đại học
14%

Other
34%

Năm nhất đại học
10%

Chưa thi

Năm nhất đại học

Năm hai đại học

Năm ba đại học

Năm tư đại học

Biểu đồ 2.12. Tình hình thi chứng chỉ và thời gian thi
Nguồn: Tính toán của tác giả
6%
Không
12%
29%


65%

≤ 6 tháng

6 tháng - ≤ 1 năm

1 - ≤ 2 năm

>2 năm


88%



Không

Biểu đồ 2.14. Thể hiện tỷ lệ sinh viên muốn thi chứng chỉ

Biểu đồ 2.13 Thời gian học trước khi thi chứng chỉ
Nguồn: Tính toán của tác giả

Nguồn: Tính toán của tác giả

Nhận xét:
Trong 50 người tham gia khảo sát đã có 17 người thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ (chiếm
34%) trong khi số chưa thi là 33 người (66%), tuy nhiên trong 33 người đó có 29 người
(88%) muốn thi chứng chỉ. Chứng tỏ nhu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ cũng khá lớn
- 17 -



nhưng là nhu cầu muộn. Minh chứng rõ nét là trong số đã dự thi khá ít từ đầu chỉ có
20% là chia đều thi vào năm nhất và năm hai, có đến 14% là thi vào năm tư đại học.
Thời gian ôn tập trước kì thi thường rơi vào ≤ 6 tháng (65%), còn lại là từ 6 tháng ≤1 năm, chỉ có một số ít ôn bài từ 1 - ≤ 2 năm cho thấy khoảng thời gian ôn thi 6 tháng
là khá ổn đối với việc thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ.
Bảng 2.16. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định thi chứng chỉ ngoại ngữ.

Mức độ

Nguồn: Tính toán của tác giả

Chỉ tiêu

Ảnh

Không

Ảnh

Không

Ảnh

ảnh

hưởng

xác


hưởng

hưởng

rất ít

định

nhiều

(1)

(2)

(3)

(4)

10.0

26.0

20.0

30.0

14.0

100


3.12

0

2.0

24.0

46.0

28.0

100

4.00

0

0

6.0

44.0

50.0

100

4.44


hưởng

Tổng

rất

Mean

cộng

nhiều
(5)

19.1 Muốn có chứng
chỉ để khẳng định năng
lực bản thân. (%)
19.2 Nâng cao trình độ.
(%)
19.3. Yêu cầu của nhà
tuyển dụng, của công
việc. (%)

Nguồn: Tính toán của tác giả

19.3. Yêu cầu của nhà tuyển dụng, của công việc. (%)

6

0
0


28
19.2 Nâng cao trình độ. (%)
0

2

14
20
10

Ảnh hưởng rất nhiều

Ảnh hưởng nhiều

46

24

19.1 Muốn có chứng chỉ để khẳng định năng lực bản
thân. (%)

0

10

Không xác định

20


30
26

30

Ảnh hưởng rất ít

40

50

Không ảnh hưởng

Biểu đồ 2.15. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định thi chứng chỉ ngoại ngữ

- 18 -

50

44

60


Nhận xét:
Có 50% cho rằng yêu cầu của nhà tuyển dụng hay của công việc ảnh hưởng rất nhiều
đến quyết định thi chứng chỉ ngoại ngữ. 44% thấy nó ảnh hưởng nhiều và chỉ 6% còn
lại không xác định mức độ ảnh hưởng. Cho thấy đây là yếu tố tiên quyết cho quyết định
lựa chọn thi chứng chỉ ngoại ngữ.
Trong số được hỏi 46% thấy việc thi chứng chỉ giúp nâng cao trình độ, 26% cho

rằng yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều, 24% thấy nó không xác định và chỉ 2% cảm thấy
nó ít ảnh hương. Số liệu cho ta biết thi lấy chứng chỉ không phải là một quyết định dự
bị thúc ép từ nhà tuyển dụng mà nó là một quyết định tự giác, vì sự phát triển của bản
thân sinh viên.
30% cảm thấy việc tự khẳng định bản thân là một yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quyết
định thi chứng chỉ ngoại ngữ, 14% thấy nó ảnh hưởng rất nhiều trong khi 26% cho rằng
nó ít ảnh hưởng, 10% thấy nó không ảnh hưởng gì và tại mức trung dung, không xác
định là 20%. Đây là một yếu tố phụ thuộc rất mạnh vào chủ quan cá nhân mỗi người,
không có sự ngả chiều rõ ràng mà phân bố tương đối đều

3. KẾT LUẬN
3.1 Kết luận chung từ cuộc khảo sát
Hầu hết sinh viên các trường kĩ thuật và kinh tế quan tâm nhiều hơn đến việc học
ngoại ngữ.
Phần lớn sinh viên yêu thích việc học ngoại ngữ, nhận thức rõ nó rất cần thiết và sẵn
sàng tham gia học ngoại ngữ vì muốn tìm kiếm một công việc tốt hơn và nâng cao năng
lực bản thân.
Tất cả sinh viên đều theo học tiếng Anh và rất đông các bạn lựa chọn học thêm một
ngoại ngữ thứ hai để tranh thủ cơ hội nghề nghiệp cho bản thân. Những tiêu chí dùng để
lựa chọn ngoại ngữ thứ hai là: Do yêu cầu công việc, do yêu thích ngoại ngữ đó, ngoại
ngữ được nhiều người sử dụng trên thế giới và cuối cùng là do có nền tảng của ngoại
ngữ đó.
Sinh viên thường học ngoại ngữ từ trên 30 phút đến không quá 1 giờ 30 phút, chủ
yếu sử dụng các phương pháp học truyền thông có sự hướng dẫn của giảng viên hoặc tự
- 19 -


học ở nhà. Tuy nhiên sinh viên mong muốn có một môi trường học tập năng động, mới
mẻ và gợi nhiều hướng thú thực hành hơn.
Sinh viên Việt Nam học khá tốt ngữ pháp nhưng chỉ ổn các kĩ năng còn lại nên phải

có cách học cân bằng hơn các kĩ năng và kiến thức.
Có nhu cầu lớn về thi chứng chỉ tin học nhưng tập trung ở giai đoạn gần tốt nghiệp.
Các yếu tố ảnh hưởng mặt đến quyết định học thi chứng chỉ là: để đáp ứng yêu cầu của
nhà tuyển dụng và công việc và muốn nâng cao trình độ bản thân.

3.2 Hạn chế của bài nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
Bài nghiên cứu chỉ là sản phẩm khoa học đơn gian, nghiên cứu trong thời gian ngắn
với các hạn chế như:
- Tổng mẫu khảo sát chưa đủ lớn (chỉ 50 mẫu).
- Nội dung khảo sát còn khá ít.
Từ đó, xin đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo là mở rộng nội dung khảo sát và tăng
qui mô tổng thể mẫu.

- 20 -


×